Nghiên cứu

25+ Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên bạn nên biết

Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả chắc hẳn ai cũng mong cầu có được một đời an yên nhưng lại không biết nên làm gì. Vậy hãy thử lắng nghe lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên để tìm cho mình sự bình yên của thực tại.

Dưới đây, PGVN sẽ gửi đến bạn những lời Phật dạy về an nhiên giúp bạn có thể mạnh mẽ trước sóng gió, nội tâm tĩnh lặng, bình yên.

lời phật dạy về cuộc sống an nhiên

Bạn đang xem: 25+ Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên bạn nên biết

Cuộc sống an nhiên là như thế nào?

An có nghĩa bình an, an tĩnh, không tranh đấu. Nhiên: có thể hiểu là thuận theo tự nhiên, không gượng ép. An nhiên chính là để nói đến trạng thái tâm hồn bình thản, ung dung tự tại, không lo nghĩ, không ưu phiền.

Cuộc sống an yên là trạng thái thư thái, tự do tự tại, không có những ưu phiền, những nghĩ suy tiêu cực. Cuộc sống an yên diễn ra một cách bình lặng, êm đềm không bị gượng ép, không phải cưỡng cầu mà sống.

Sống an nhiên là cả một hành trình những điều tốt đẹp trong tâm hồn, nhìn nhận sâu sắc sự bình yên trong tâm hồn.

sống an nhiên là như thế nào

Tổng hợp những lời phật dạy về cuộc sống an nhiên

Một cuộc sống an nhiên là điều mà con người luôn mong muốn có được. Để có được điều này đòi hỏi bản thân cần có sự rèn luyện tu dưỡng trong thời gian dài. Hãy cùng đọc và suy ngẫm về lời Phật dạy để có được một cuộc sống an yên nhé!

1. Ở đời tranh giành, gian xảo để được gì?

Sống ở đời, có người hơn ắt hẳn phải có người thiệt. Có người giành được chiến thắng thì có người sẽ thất bại. Việc hơn thua đấu đá nhau cuối cùng để được gì. Những lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên tự tại, cần tránh những tranh giành, gian xảo, lừa lọc:

  1. Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham
    Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân
    Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
  2. Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy. Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.
  3. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn thường trực như hình với bóng.
  4. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
  5. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, vì bạn hiểu nó quá ít. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của mình.
  6. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
  7. Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại, kẻ thức giả an trú, vững chãi và thảnh thơi, phải tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ không thể nào mặc cả.
  8. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ tại tâm.
  9. Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người.
  10. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.
  11. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
  12. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
  13. Đến là nhân duyên, đi là nhân duyên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
  14. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
  15. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
  16. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
  17. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

những lời phật dạy an nhiên hay không

2. Đời là cõi tạm, có sao cứ mình làm khổ

Đời người càng muốn có được, lãi càng không có được, càng tranh giành lại càng mất đi. Cuộc sống không nên chỉ nghĩ đến việc tranh đua hơn thua cao thấp. Một số thứ trong đời không phải cứ tranh giành là có được, hay có được rồi sẽ hạnh phúc. Lời phật dạy về cuộc sống an yên, đời người chỉ là cõi tạm, sau cứ làm mình phải khổ. Hãy lắng nghe những lời Phật dạy để tìm được bình an cho cuộc đời:

  1. Vạn vật vốn vô sinh vô ngã
    Nghĩ làm gì khi đã thấy chân như
    Hãy tịnh tâm mà an tỉnh trong thiền
    Khai trí tuệ ta đi tìm bến giác.
  2. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
  3. Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.
    Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.
    Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.
    Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.
    Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.
  4. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tắc vận mệnh sẽ tươi đẹp.
  5. Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại, kẻ thức giả an trú, vững chãi và thảnh thơi, phải tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ không thể nào mặc cả.
  6. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.
  7. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên. 
  8. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi. Xem thêm: Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê cũng chớ vội buồn
  9. Nam mô di lặc tôn phật
    Nguyện cầu cho tất cả
    Đêm yên giấc an lành,
    Trong niềm vui pháp hỷ
    Đạo màu đang bước đi…
    Nam Mô A Di Đà Phật…

Trên đây là những thông tin mà PGVN đã tổng hợp và gửi đến bạn Những lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn cuộc sống, giúp bạn tu dưỡng bản thân tốt hơn, sớm tìm được cho mình sự an yên trong cuộc sống.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button