Tử vi

Agape- Thiên cơ bất khả lộ?

Trong 32 năm qua (1972 – 2004), ở Việt Nam nhờ có máy điện toán (computer) phát triển trong giới tin học thế giới, nhiều thảo trình viên (programmer) người Việt mê Tử Vi Đẩu Số đã viết ra được các thảo trình cách lấy lá số Tử Vi, vừa nhanh, vừa tiện, đỡ công sức viết, kẻ, đếm cung, an sao, đổi giờ, ngày, tháng, năm Âm, Dương lịch ra cho hợp với nguyên tắc lập lá số (xưa gọi là chấm lá số). Rõ ràng đỡ cho người giải đoán khỏi mất thời giờ và bớt được có khi sơ ý an sao lầm lộn. Chỉ cần cho bốn dữ kiện (data): năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh Âm Lịch là đã lập và in ra được một lá số đẹp, dễ xem, vô cùng tiện lợi. Nhất là trong 20 năm nay (1984 – 2004), từ giới Việt Kiều hải ngoại đến các tay thảo chương viên trong nước trau giồi kỹ thuật điện toán nhuần nhuyễn. Họ đã đua nhau viết các thảo trình Tử Vi Đẩu Số Đông Phương khá tiện lợi và dễ “bắt mắt” cho các “Thầy”. Tuy nhiên đa số các thảo trình viên chi giỏi lập trình thảo chương, thường thường biết rất yếu về một vài cách An Sao, nên có một số nhỏ Sao đã lập sai (như bộ Đà La, Kình Dương) chẳng hạn). Đấy là chưa nỏi đến kém chính tả Việt Ngữ, dấu hỏi, dấu ngã, dấu huyền, dấu sắc, chữ d và r viết loạn xà ngầu (Quan Phù, Quan Phủ, tuổi Kỹ Mẹo [Kỷ Mão], Thiên Riêu [Diêu = dâm] là các ví dụ)….

Đó là tuyệt đại đa số các người mê Tử Vi, xem Tử Vi trong 50 năm nay (1954 – 2004) đều mù chữ Hán Nôm nên đọc trật trẹo theo âm ngữ địa phương ở Miền Trung, Miền Nam, và nói trớt giọng của một số làng ở vùng ven biển Thái Bình và Nam Định. Điều này chỉ là tiểu tiết, có thể bỏ lỗi cho qua. Nhưng tên chữ Hán các sao, 80% các “Thầy tân thời” (chỉ học Tử Vi qua các sách quốc ngữ) và tự cao tự đại cho Mình là “Tử Vi đại tài”, nói thánh, nói tướng… Thực chất có nhiều tên sao đã hiểu sai ý nghĩa (sao Thiên Tài chẳng hạn).

Quan trọng nhất trong cách xem lá số Tử Vi ra sao? Đó là điều các bạn trẻ thường đặt câu hỏi những người lớn tuổi, có kinh nghiệm, xem nhiều, hiểu sâu (tất nhiên các Thầy Tử Vi mở tiệm xem công khai, hay các ông già thận trọng, kín đáo, dấu nghề, chẳng mấy ai hơi đâu mà trả lời rõ ràng, đúng đắn cả). Gần đây, có nhiều thanh niên, trung niên nam, nữ trên 35 tuổi, đã có trình độ Đại Học, có óc tìm tòi say mê khoa Tử Vi Đẩu Số một cách khoa học và thành thật nghiên cứu. Đồng thời có niềm tin vào Khoa Học Nhân Văn Đông Phương này, sau khi tìm hiểu khá sâu về Tử Vi và có nghiệm chứng với đời sống hàng Năm, Tháng của bản thân, người nhà, bạn bè…. thấy kỳ diệu và “hay hay”. Nhưng càng đọc nhiều sách Tử Vi của các tác giả ấn hành bằng chữ Quốc Ngữ (soạn trong khoảng từ 1948 – 1974, đa số in ở Miền Nam), mỗi sách viết một cách, tuy Lập Mệnh, An Sao và đa số nguyên tắc sơ đẳng đều giống nhau, nhưng các soạn giả viết chỉ dẫn có nhiều điều mâu thuẫn và ông nọ cóp nhặt của ông kia, rồi “vẽ rắn thêm chân”!

Bạn đang xem: Agape- Thiên cơ bất khả lộ?

Trong hơn 40 năm tìm hiểu về Tử Vi, xem “miễn phí, làm phúc” cho hàng ngàn người nhờ, tôi học được một số nghiệm lý Tử Vi Đẩu Số qua các kinh nghiệm giải đoán của các người cao tuổi, biết nhiều, nhưng khiêm tốn, giỏi chữ Hán cổ (phức thể), đã chỉ giáo cho. Đồng thời, nhờ biết chữ Hán Nôm, nên đọc hiểu các câu phú Tử Vi như “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không, phú quí khả kỳ”. Vậy “Khả Kỳ” là nghĩa gì? Mà trong Hán Tự, có 15 chữ Kỳ viết khác nhau, và nghĩa khác nhau. Nhưng oái ăm ở chữ Quốc Ngữ, đều viết: “Kỳ” hết. Rõ ràng, “mù chữ Hán” là một điều thiếu sót trong việc nghiên cứu cổ học Đông Phương? Dù có đọc bản dịch, đã chắc gì người dịch đúng? Chưa kể các tác giả còn tỏ tài, đưa Toán Học, Triết Học Phật, Lão, Kiến Trúc, Vật Lý Học, Biện Chứng Học…. vào cách giải đoán lá số Tử Vi…. Thật là lố bịch và “dao to búa lớn”, ngông cuồng đáng phê bình?

Trong quá khứ tôi đã từng gặp mấy ông già võ vẽ chữ Hán, chữ Pháp, cũng nghiên cứu Tử Vi qua bàn đèn thuốc phiện. Mấy ông già này đã nói “một tấc lên Trời” rằng: “Mình đã phát hiện được 12 sao nữa đem áp dụng vào khoa Tử Vi, đoán đâu trúng đó! Tử Vi không phải chỉ có 110 sao mà là 122 sao mới đủng (sic). Tôi nghe chỉ tức cười và nhờ xem, càng thấy trật lất.

Gần đây, lại mới gặp mấy cháu ngoài 30 tuổi và vài anh hơn 40 tuổi đã thiếu tính khiêm tốn, tự tâng bốc là có “tuyệt chiêu” và “nhiều bí kiếp”? Họ huyên hoang, “bốc phét” (đôi anh còn lợi dụng xem Tử Vi để đòi tiền thù lao cắt cổ, và lợi dụng các bà, các cô mê tín, cả tin để chỉ dẫn mánh lới làm ăn bất chính (thậm chí còn tán tỉnh tình cảm, dụ dỗ dâm đãng…. phạm vào đạo đức con người). Gần đây tôi có gặp một anh sinh năm 1960, đạo mạo, áo quần bảnh bao, trịnh trọng, là “một Thầy tự hào nhất Sài Gòn”. Lúc trao đổi với tôi, đã bịp bợm nói chữ Nho: “-Chú đã thấy lá số cháu có Tam Mã Đồng Tầu không?” Tôi lắc dầu và nhẹ nhàng giải thích: “- Chỉ có Nhị Mã là chính Mã và lưu Mã, làm gì có Tam Mã? Mà phải nói là đồng tào chứ ai nói “Hán Nôm cọc cạch: ” đồng tầu?” Vì đang ăn trưa và gặp hắn lần đầu, tôi lịch sự không cho một bài học về sự dốt nát: ” xấu khoe tốt, dốt nói chữ “. Tơi lảng chuyện, không xem thêm lá số cho hắn nữa. Cười thầm ra về….

Trong 10 năm qua (1994 – 2004) nhiều cháu thanh niên độ tuổi 25 đến 30 năn nỉ xin học Tử Vi ở tôi. Nhưng tôi từ chối một cách khiêm tốn và khuyên: ” – nên để thì giờ học chuyên môn cao lên và lập chí lập nghiệp, tin ở số mệnh Tử Vi làm gì sớm vậy? Tam Thập Nhi Lập. Đang tuổi lập Thân đừng nên say mê Tử Vi Đẩu Số quá mà nhụt trí tuệ và khát vọng! Con trai lớn của tôi cũng có ý muốn học Tử Vi. Tôi lảng tránh, vì không muốn con tôi đam mê khoa này bạc nghệ, bạc phước lắm? Vì vi phạm đến “Thiên cơ bất khả lậu” chẳng hay gì?

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Agape- Thiên cơ bất khả lộ?

Trong 32 năm qua (1972 – 2004), ở Việt Nam nhờ có máy điện toán (computer) phát triển trong giới tin học thế giới, nhiều thảo trình viên (programmer) người Việt mê Tử Vi Đẩu Số đã viết ra được các thảo trình cách lấy lá số Tử Vi, vừa nhanh, vừa tiện, đỡ công sức viết, kẻ, đếm cung, an sao, đổi giờ, ngày, tháng, năm Âm, Dương lịch ra cho hợp với nguyên tắc lập lá số (xưa gọi là chấm lá số). Rõ ràng đỡ cho người giải đoán khỏi mất thời giờ và bớt được có khi sơ ý an sao lầm lộn. Chỉ cần cho bốn dữ kiện (data): năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh Âm Lịch là đã lập và in ra được một lá số đẹp, dễ xem, vô cùng tiện lợi. Nhất là trong 20 năm nay (1984 – 2004), từ giới Việt Kiều hải ngoại đến các tay thảo chương viên trong nước trau giồi kỹ thuật điện toán nhuần nhuyễn. Họ đã đua nhau viết các thảo trình Tử Vi Đẩu Số Đông Phương khá tiện lợi và dễ “bắt mắt” cho các “Thầy”. Tuy nhiên đa số các thảo trình viên chi giỏi lập trình thảo chương, thường thường biết rất yếu về một vài cách An Sao, nên có một số nhỏ Sao đã lập sai (như bộ Đà La, Kình Dương) chẳng hạn). Đấy là chưa nỏi đến kém chính tả Việt Ngữ, dấu hỏi, dấu ngã, dấu huyền, dấu sắc, chữ d và r viết loạn xà ngầu (Quan Phù, Quan Phủ, tuổi Kỹ Mẹo [Kỷ Mão], Thiên Riêu [Diêu = dâm] là các ví dụ)….

Đó là tuyệt đại đa số các người mê Tử Vi, xem Tử Vi trong 50 năm nay (1954 – 2004) đều mù chữ Hán Nôm nên đọc trật trẹo theo âm ngữ địa phương ở Miền Trung, Miền Nam, và nói trớt giọng của một số làng ở vùng ven biển Thái Bình và Nam Định. Điều này chỉ là tiểu tiết, có thể bỏ lỗi cho qua. Nhưng tên chữ Hán các sao, 80% các “Thầy tân thời” (chỉ học Tử Vi qua các sách quốc ngữ) và tự cao tự đại cho Mình là “Tử Vi đại tài”, nói thánh, nói tướng… Thực chất có nhiều tên sao đã hiểu sai ý nghĩa (sao Thiên Tài chẳng hạn).

Quan trọng nhất trong cách xem lá số Tử Vi ra sao? Đó là điều các bạn trẻ thường đặt câu hỏi những người lớn tuổi, có kinh nghiệm, xem nhiều, hiểu sâu (tất nhiên các Thầy Tử Vi mở tiệm xem công khai, hay các ông già thận trọng, kín đáo, dấu nghề, chẳng mấy ai hơi đâu mà trả lời rõ ràng, đúng đắn cả). Gần đây, có nhiều thanh niên, trung niên nam, nữ trên 35 tuổi, đã có trình độ Đại Học, có óc tìm tòi say mê khoa Tử Vi Đẩu Số một cách khoa học và thành thật nghiên cứu. Đồng thời có niềm tin vào Khoa Học Nhân Văn Đông Phương này, sau khi tìm hiểu khá sâu về Tử Vi và có nghiệm chứng với đời sống hàng Năm, Tháng của bản thân, người nhà, bạn bè…. thấy kỳ diệu và “hay hay”. Nhưng càng đọc nhiều sách Tử Vi của các tác giả ấn hành bằng chữ Quốc Ngữ (soạn trong khoảng từ 1948 – 1974, đa số in ở Miền Nam), mỗi sách viết một cách, tuy Lập Mệnh, An Sao và đa số nguyên tắc sơ đẳng đều giống nhau, nhưng các soạn giả viết chỉ dẫn có nhiều điều mâu thuẫn và ông nọ cóp nhặt của ông kia, rồi “vẽ rắn thêm chân”!

Trong hơn 40 năm tìm hiểu về Tử Vi, xem “miễn phí, làm phúc” cho hàng ngàn người nhờ, tôi học được một số nghiệm lý Tử Vi Đẩu Số qua các kinh nghiệm giải đoán của các người cao tuổi, biết nhiều, nhưng khiêm tốn, giỏi chữ Hán cổ (phức thể), đã chỉ giáo cho. Đồng thời, nhờ biết chữ Hán Nôm, nên đọc hiểu các câu phú Tử Vi như “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không, phú quí khả kỳ”. Vậy “Khả Kỳ” là nghĩa gì? Mà trong Hán Tự, có 15 chữ Kỳ viết khác nhau, và nghĩa khác nhau. Nhưng oái ăm ở chữ Quốc Ngữ, đều viết: “Kỳ” hết. Rõ ràng, “mù chữ Hán” là một điều thiếu sót trong việc nghiên cứu cổ học Đông Phương? Dù có đọc bản dịch, đã chắc gì người dịch đúng? Chưa kể các tác giả còn tỏ tài, đưa Toán Học, Triết Học Phật, Lão, Kiến Trúc, Vật Lý Học, Biện Chứng Học…. vào cách giải đoán lá số Tử Vi…. Thật là lố bịch và “dao to búa lớn”, ngông cuồng đáng phê bình?

Trong quá khứ tôi đã từng gặp mấy ông già võ vẽ chữ Hán, chữ Pháp, cũng nghiên cứu Tử Vi qua bàn đèn thuốc phiện. Mấy ông già này đã nói “một tấc lên Trời” rằng: “Mình đã phát hiện được 12 sao nữa đem áp dụng vào khoa Tử Vi, đoán đâu trúng đó! Tử Vi không phải chỉ có 110 sao mà là 122 sao mới đủng (sic). Tôi nghe chỉ tức cười và nhờ xem, càng thấy trật lất.

Gần đây, lại mới gặp mấy cháu ngoài 30 tuổi và vài anh hơn 40 tuổi đã thiếu tính khiêm tốn, tự tâng bốc là có “tuyệt chiêu” và “nhiều bí kiếp”? Họ huyên hoang, “bốc phét” (đôi anh còn lợi dụng xem Tử Vi để đòi tiền thù lao cắt cổ, và lợi dụng các bà, các cô mê tín, cả tin để chỉ dẫn mánh lới làm ăn bất chính (thậm chí còn tán tỉnh tình cảm, dụ dỗ dâm đãng…. phạm vào đạo đức con người). Gần đây tôi có gặp một anh sinh năm 1960, đạo mạo, áo quần bảnh bao, trịnh trọng, là “một Thầy tự hào nhất Sài Gòn”. Lúc trao đổi với tôi, đã bịp bợm nói chữ Nho: “-Chú đã thấy lá số cháu có Tam Mã Đồng Tầu không?” Tôi lắc dầu và nhẹ nhàng giải thích: “- Chỉ có Nhị Mã là chính Mã và lưu Mã, làm gì có Tam Mã? Mà phải nói là đồng tào chứ ai nói “Hán Nôm cọc cạch: ” đồng tầu?” Vì đang ăn trưa và gặp hắn lần đầu, tôi lịch sự không cho một bài học về sự dốt nát: ” xấu khoe tốt, dốt nói chữ “. Tơi lảng chuyện, không xem thêm lá số cho hắn nữa. Cười thầm ra về….

Trong 10 năm qua (1994 – 2004) nhiều cháu thanh niên độ tuổi 25 đến 30 năn nỉ xin học Tử Vi ở tôi. Nhưng tôi từ chối một cách khiêm tốn và khuyên: ” – nên để thì giờ học chuyên môn cao lên và lập chí lập nghiệp, tin ở số mệnh Tử Vi làm gì sớm vậy? Tam Thập Nhi Lập. Đang tuổi lập Thân đừng nên say mê Tử Vi Đẩu Số quá mà nhụt trí tuệ và khát vọng! Con trai lớn của tôi cũng có ý muốn học Tử Vi. Tôi lảng tránh, vì không muốn con tôi đam mê khoa này bạc nghệ, bạc phước lắm? Vì vi phạm đến “Thiên cơ bất khả lậu” chẳng hay gì?

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button