Nghiên cứu

Ai là người hiền lành nhất? Người hiền lành sao vẫn gặp đau khổ?

Nghe bản audio trên youtube

Ai là người hiền lành nhất?

Nhà Phật cho rằng “Lòng không ác, ắt không khổ”, khuyên con người ta hướng đến cái thiện. Nhưng người hiền lành là người như thế nào? ai là người hiền lành nhất? quan niệm của nhà Phật trong vấn đề này là như thế nào?

**Trong bài viết có thể xuất hiện một số quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Do nhân duyên gì một người được gọi là tàn bạo, người kia được gọi là hiền lành?

Người hướng đến cuộc sống lương thiện luôn tâm nguyện làm sao để tránh điều dữ, làm thật nhiều điều lành. Thế nhưng vì bản thân mỗi người vẫn còn mầm mống của tham – sân – si nên để trở thành một người hiền lành thực sự tuyệt nhiên không phải là việc dễ dàng.

Trong “Tương Ưng Bộ IV” có đề cập tới một tích Đức Phật nói về người thiện, người ác. Khi được hỏi do nhân duyên gì mà một người được gọi là tàn bạo trong khi người kia được gọi là hiền lành, Đức Phật đã trả lời rằng nếu một người chưa đoạn tận được tham, sân, si thì dễ bị người khác làm cho phẫn nộ, khi phẫn nộ hiện hành thì người ấy được xem là người tàn bạo. Nếu như một người đoạn tận được tham, sân, si, không bị người khác làm cho phẫn nộ và không khởi phẫn nộ thì người này được xem là hiền lành. Như thế, người hiền lành nhất là người tiêu trừ được ba phiền não căn bản là tham, sân, si để đạt tới sự thanh tịnh tuyệt đối, tiến tới sự kiểm soát thân tâm, thức tỉnh trong mọi suy nghĩ, hành vi và lời nói.

Người làm nhiều điều thiện nhưng chưa chắc đã là người hiền lành nhất vì mầm ác còn tồn tại nghĩa là nó vẫn có thể bùng phát. Đạo Phật nhấn mạnh rằng những biểu hiện của sự hiền lành trong đời sống ta cố gắng thể hiện ra thì cũng chỉ được xem là phần nổi của tảng băng lênh đênh trên đại dương, mầm sống của cái ác được ví như phần chìm của tảng băng, tuy không nhìn thấy ngay nhưng một khi bộc phát thì vô cùng đáng sợ. Do đó, Đức Phật nhấn mạnh rằng bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với tâm ý của mình. Một khi ta chưa đoạn tận được tham, sân, si thì ta vẫn có thể là người ác, nghĩ tới điều ác và làm điều ác. 

Ngoài ra, Đạo Phật cũng nhấn mạnh rằng phiền não, phẫn nộ chính là một trong những mầm sống của cái ác, nó là biểu hiện của cái ác vẫn còn hiện hữu. Đó cũng là nguyên do vì sao nhiều người bình thường vốn rất hiền lành nhưng vẫn có những lúc giận dữ tới mức “mất khôn”. Hay không cần nói sâu xa, chính bản thân ta nhiều khi cũng giận dữ, cũng để cái nóng nảy, những suy nghĩ không thiện chi phối. Muốn hướng tới những điều thiện lành, làm người hiền lành thì trước hết cần nhận thức được đâu là cái xấu, đâu là cái ác, đâu là mầm mống gieo rắc hạt mầm ác để quán thân – tâm, thực tập và duy trì sự tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh, hướng tới sự hoàn thiện tự thân để thực sự trở hành một người hiền lành, lương thiện.

Người hiền lành sao vẫn gặp đau khổ?

Có người Phật tử nọ thắc mắc rằng tại sao mình tốt như vậy mà vẫn thường đau khổ, trong khi những người ác ngoài kia thì vẫn đang sống tốt. Câu trả lời của vị thiền sư lại khiến cho người này phải nghĩ lại về quan niệm người tốt – kẻ ác của mình: “Nếu như một người trong lòng còn cảm thấy khổ thì trong tâm người ấy còn ác tâm. Nhưng nếu trong lòng một người không tồn tại ác tâm thì người đó chẳng thể thấy đau khổ được”. 

Như thế, người cho mình lương thiện nhưng lại thấy mình còn khổ quá thì cái ác vẫn còn. Người này chưa phải người lương thiện thật sự nhưng cũng chưa là kẻ ác. Nếu một người có thể sống vui vẻ thì họ cũng chẳng hoàn toàn là người ác.

Cái ác biểu hiện bởi rất nhiều hình thái, đôi khi ta không nhận ra hoặc cố tình làm ngơ đi cho đó là bình thường. Kỳ thực thì lòng tham, sự đố kỵ, sự kiêu căng, lòng thiếu bao dung, lòng dạ hẹp hòi… cũng đều là biểu hiện của ác tâm. Vậy thì dù bản thân một người chăm làm việc thiện, nghĩ rằng mình đã đủ hiền lành lương thiện nhưng lại vẫn có đủ những biểu hiện trên với người khác thì cũng chưa thể coi là một người hiền lành. Đức Phật dạy, “lòng không ác, ắt sẽ không khổ” quả nhiên không thừa là vì thế.

Người hiền có phải là người có đức?

Có quan niệm cho rằng người khù khờ là người hiền lành nhưng kể ra nghĩ vậy mà không phải vậy. Người khờ là người không biết phản ứng, không biết cư xử với thái độ sao cho đúng ở các tình huống khác nhau, đầu óc không nhanh nhạy, không biết làm gì, luôn lơ mơ, lờ đờ thì chưa phải là người hiền. Những người này nếu gặp chuyện không biết xử lý khéo léo thường dễ nổi nóng, thái độ cục cằn. Trong khi đó, nếu là người hiền lành thật sự lại là người có trí tuệ, biết cư xử mềm mỏng và biết cứng rắn khi cần thiết. Người hiền lành có thể trong cuộc sống không thích cãi vã, thường hay nhường nhịn, hay giúp người khác nhưng một khi thấy chuyện bất bình thì sẽ cương quyết bảo vệ lẽ phải tới tận cùng.

Người có đức là người có lòng yêu thương con người, biết kính người đáng kính, tôn kính thần thánh, biết khiêm nhường và không ngạo mạn. Người có đức làm được nhiều điều thiện đức, khi đã thành chính quả thì đi đâu cũng được mọi người quý trọng, cảm mến, thương yêu.

Như thế, ranh giới giữa một người hiền lành và một người có đức là rất gần nhau nên thường ta hay nói một người hiền đức. Người có đức thì sẽ chắc chắn là người hiền và nếu là người hiền thì dễ thành người có đức.

“Ai là người hiền lành nhất” kỳ thực là một câu hỏi khó có lời giải đáp dễ dàng. Chừng nào ta chưa thể quán thân – tâm khỏi những phiền não, khổ đau và tỉnh thức trong mọi hành động, lời nói thì vẫn chưa thể chủ quan với tâm ý, chưa thể coi mình là người hiền.

Xem ngay trên Youtube

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Ai là người hiền lành nhất? Người hiền lành sao vẫn gặp đau khổ?

Nghe bản audio trên youtube

Nội dung chính

    Ai là người hiền lành nhất?

    Nhà Phật cho rằng “Lòng không ác, ắt không khổ”, khuyên con người ta hướng đến cái thiện. Nhưng người hiền lành là người như thế nào? ai là người hiền lành nhất? quan niệm của nhà Phật trong vấn đề này là như thế nào?

    **Trong bài viết có thể xuất hiện một số quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, tôi rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

    Do nhân duyên gì một người được gọi là tàn bạo, người kia được gọi là hiền lành?

    Người hướng đến cuộc sống lương thiện luôn tâm nguyện làm sao để tránh điều dữ, làm thật nhiều điều lành. Thế nhưng vì bản thân mỗi người vẫn còn mầm mống của tham – sân – si nên để trở thành một người hiền lành thực sự tuyệt nhiên không phải là việc dễ dàng.

    Trong “Tương Ưng Bộ IV” có đề cập tới một tích Đức Phật nói về người thiện, người ác. Khi được hỏi do nhân duyên gì mà một người được gọi là tàn bạo trong khi người kia được gọi là hiền lành, Đức Phật đã trả lời rằng nếu một người chưa đoạn tận được tham, sân, si thì dễ bị người khác làm cho phẫn nộ, khi phẫn nộ hiện hành thì người ấy được xem là người tàn bạo. Nếu như một người đoạn tận được tham, sân, si, không bị người khác làm cho phẫn nộ và không khởi phẫn nộ thì người này được xem là hiền lành. Như thế, người hiền lành nhất là người tiêu trừ được ba phiền não căn bản là tham, sân, si để đạt tới sự thanh tịnh tuyệt đối, tiến tới sự kiểm soát thân tâm, thức tỉnh trong mọi suy nghĩ, hành vi và lời nói.

    Người làm nhiều điều thiện nhưng chưa chắc đã là người hiền lành nhất vì mầm ác còn tồn tại nghĩa là nó vẫn có thể bùng phát. Đạo Phật nhấn mạnh rằng những biểu hiện của sự hiền lành trong đời sống ta cố gắng thể hiện ra thì cũng chỉ được xem là phần nổi của tảng băng lênh đênh trên đại dương, mầm sống của cái ác được ví như phần chìm của tảng băng, tuy không nhìn thấy ngay nhưng một khi bộc phát thì vô cùng đáng sợ. Do đó, Đức Phật nhấn mạnh rằng bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với tâm ý của mình. Một khi ta chưa đoạn tận được tham, sân, si thì ta vẫn có thể là người ác, nghĩ tới điều ác và làm điều ác. 

    Ngoài ra, Đạo Phật cũng nhấn mạnh rằng phiền não, phẫn nộ chính là một trong những mầm sống của cái ác, nó là biểu hiện của cái ác vẫn còn hiện hữu. Đó cũng là nguyên do vì sao nhiều người bình thường vốn rất hiền lành nhưng vẫn có những lúc giận dữ tới mức “mất khôn”. Hay không cần nói sâu xa, chính bản thân ta nhiều khi cũng giận dữ, cũng để cái nóng nảy, những suy nghĩ không thiện chi phối. Muốn hướng tới những điều thiện lành, làm người hiền lành thì trước hết cần nhận thức được đâu là cái xấu, đâu là cái ác, đâu là mầm mống gieo rắc hạt mầm ác để quán thân – tâm, thực tập và duy trì sự tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh, hướng tới sự hoàn thiện tự thân để thực sự trở hành một người hiền lành, lương thiện.

    Người hiền lành sao vẫn gặp đau khổ?

    Có người Phật tử nọ thắc mắc rằng tại sao mình tốt như vậy mà vẫn thường đau khổ, trong khi những người ác ngoài kia thì vẫn đang sống tốt. Câu trả lời của vị thiền sư lại khiến cho người này phải nghĩ lại về quan niệm người tốt – kẻ ác của mình: “Nếu như một người trong lòng còn cảm thấy khổ thì trong tâm người ấy còn ác tâm. Nhưng nếu trong lòng một người không tồn tại ác tâm thì người đó chẳng thể thấy đau khổ được”. 

    Như thế, người cho mình lương thiện nhưng lại thấy mình còn khổ quá thì cái ác vẫn còn. Người này chưa phải người lương thiện thật sự nhưng cũng chưa là kẻ ác. Nếu một người có thể sống vui vẻ thì họ cũng chẳng hoàn toàn là người ác.

    Cái ác biểu hiện bởi rất nhiều hình thái, đôi khi ta không nhận ra hoặc cố tình làm ngơ đi cho đó là bình thường. Kỳ thực thì lòng tham, sự đố kỵ, sự kiêu căng, lòng thiếu bao dung, lòng dạ hẹp hòi… cũng đều là biểu hiện của ác tâm. Vậy thì dù bản thân một người chăm làm việc thiện, nghĩ rằng mình đã đủ hiền lành lương thiện nhưng lại vẫn có đủ những biểu hiện trên với người khác thì cũng chưa thể coi là một người hiền lành. Đức Phật dạy, “lòng không ác, ắt sẽ không khổ” quả nhiên không thừa là vì thế.

    Người hiền có phải là người có đức?

    Có quan niệm cho rằng người khù khờ là người hiền lành nhưng kể ra nghĩ vậy mà không phải vậy. Người khờ là người không biết phản ứng, không biết cư xử với thái độ sao cho đúng ở các tình huống khác nhau, đầu óc không nhanh nhạy, không biết làm gì, luôn lơ mơ, lờ đờ thì chưa phải là người hiền. Những người này nếu gặp chuyện không biết xử lý khéo léo thường dễ nổi nóng, thái độ cục cằn. Trong khi đó, nếu là người hiền lành thật sự lại là người có trí tuệ, biết cư xử mềm mỏng và biết cứng rắn khi cần thiết. Người hiền lành có thể trong cuộc sống không thích cãi vã, thường hay nhường nhịn, hay giúp người khác nhưng một khi thấy chuyện bất bình thì sẽ cương quyết bảo vệ lẽ phải tới tận cùng.

    Người có đức là người có lòng yêu thương con người, biết kính người đáng kính, tôn kính thần thánh, biết khiêm nhường và không ngạo mạn. Người có đức làm được nhiều điều thiện đức, khi đã thành chính quả thì đi đâu cũng được mọi người quý trọng, cảm mến, thương yêu.

    Như thế, ranh giới giữa một người hiền lành và một người có đức là rất gần nhau nên thường ta hay nói một người hiền đức. Người có đức thì sẽ chắc chắn là người hiền và nếu là người hiền thì dễ thành người có đức.

    “Ai là người hiền lành nhất” kỳ thực là một câu hỏi khó có lời giải đáp dễ dàng. Chừng nào ta chưa thể quán thân – tâm khỏi những phiền não, khổ đau và tỉnh thức trong mọi hành động, lời nói thì vẫn chưa thể chủ quan với tâm ý, chưa thể coi mình là người hiền.

    Xem ngay trên Youtube

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button