Tử vi

Bàn luận về cách xem của Lý Cư Minh

thienkhanh

Cách luận của ông Lý Cư Minh theo trường phái tam hợp rất nặng. Tam hợp là 1 trường phái lí luận không chỉ có trong tử bình, mà nó còn rất phổ biến trong tử vi và phong thuỷ.

Trường phái tam hợp trong tử bình được biểu hiện bằng cách luận nhị hợp, tam hợp, minh ám cận dao. Thấu can mà hợp là minh hợp. Ví dụ cùng 1 bát tự mà có thấu Giáp – Kỷ là minh hợp. Thấu Giáp mà không có Kỷ, dùng phương pháp lấy không thành có (vô trung sinh hữu) kết hợp cung vị để luận can Kỷ thì là ám hợp. Thiên địa tự hợp (Đinh Hợi, Giáp Ngọ), thiên địa hợp (Ất Dậu – Bính Thân) đều là ám hợp. Nguyệt trụ Dần gặp thời trụ Hợi là dao hợp. Nguyệt trụ Dần gặp nhật trụ Hợi là cận hợp.

Bạn đang xem: Bàn luận về cách xem của Lý Cư Minh

Đặc điểm rõ nét nhất của trường phái luận này là luận ám hợp.

Tuy nhiên phần hệ thống tam hợp trong Tử Bình này được giấu rất kĩ, hầu như các sách chỉ thấy luận phần ngọn (như sách của ông Lý Cư Minh), mà không thấy giải thích phần gốc; tức là không giải thích nguyên lý vì sao có thể vận dụng luận ám hợp như vậy. Cho nên sách của ông Lý không phải là quyển sách tốt để bắt đầu nghiên cứu Tử Bình. Đọc nghe rất giống gọt chân cho vừa giày.

Ngoài ra cách luận của ông Lý còn chú trọng đặc điểm của từng can chi. Nó không cứng nhắc mà linh động. Ví dụ nói Bính hoả: Bính hoả mãnh liệt, khi sương vũ tuyết. Năng đoàn Canh kim, tùng Tân phản khiếp. Sĩ chúng thành từ, thuỷ xương thấp tiết. Hổ mã khuyển hương, Giáp lai phần diệt.

Phía dưới chỉ giải thích nghĩa của đoạn “năng đoàn Canh kim, tùng Tân phản khiếp”.

Bính hoả thích vượng, nhưng vượng quá hoá dở, sẽ đốt trọi vạn vật. Nếu vượng mà gặp Tân kim thì tốt hơn gặp Canh kim. Gặp Tân thì có thể bớt mãnh liệt, vì Bính – Tân hợp, là vợ chồng hợp, thiên kinh địa nghĩa, thành ra sự khắc nhau không lớn. Bính – Tân hợp lại có xu hướng hoá thuỷ làm dịu sức nóng của Bính. Trong khi đó, nếu Bính vượng lại gặp Canh kim là tổn tài, vì Bính – Canh không hợp nên Canh bị khắc mạnh, thành ra là phá. Tuy nhiên, trong trường hợp Bính hoả vượng, bát tự không thấu Canh kim, hành vận gặp Canh kim mà hữu tình, như là Canh kim được địa tái, hoặc Canh kim gặp thiên khí sinh trợ, thì vẫn luận là cát, đắc Tài.

Ngược lại, nếu Bính nhược, gặp Tân kim lại xấu hơn gặp Canh kim. Gặp Canh kim là gặp Tài, trừ khi thế lực Canh hơn thế lực Bính rất lớn thì kim mới nghịch khắc hoả, còn nếu không thì làm tổn hoả nhưng không nghiêm trọng. Bính nhược gặp Tân kim, hợp hướng thuỷ, chồng theo vợ, nhược lại thêm nhuyễn khiếp, vô tài vô cán.

Lại thêm Bính hoả vô căn, vô khí, vô sinh, vô trợ, tòng Tân hoá thuỷ, tức là gặp Tài mà hoá Quan, thường thì luận danh lợi song thu.

Ngoài ra, ông Lý còn kết hợp thêm nguyên thần, vệ thần để luận cát hung của nguyên cục.

Qua đó có thể thấy luận tính chất thiên can rất phức tạp, rất nhiều lối suy luận khác nhau, cũng không thích hợp cho người nhập môn. Khi bắt đầu nghiên cứu Tứ trụ chỉ cần luận theo ngũ hành, hướng tới mục đích cân bằng ngũ hành, từ đó phác thảo cát hung của mệnh. Làm được điều này đã khá khó rồi. Sau khi cân bằng được ngũ khí, mới bắt đầu tiến hành cân đo tỉ mỉ từng hành khí một. Bắt đầu nghiên cứu Tử Bình bằng việc lập tức cân đo tỉ mỉ hành khí, trừ khi có minh sư hướng dẫn, còn nếu tự học thì chông gai vô cùng.

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Bàn luận về cách xem của Lý Cư Minh

thienkhanh

Cách luận của ông Lý Cư Minh theo trường phái tam hợp rất nặng. Tam hợp là 1 trường phái lí luận không chỉ có trong tử bình, mà nó còn rất phổ biến trong tử vi và phong thuỷ.

Trường phái tam hợp trong tử bình được biểu hiện bằng cách luận nhị hợp, tam hợp, minh ám cận dao. Thấu can mà hợp là minh hợp. Ví dụ cùng 1 bát tự mà có thấu Giáp – Kỷ là minh hợp. Thấu Giáp mà không có Kỷ, dùng phương pháp lấy không thành có (vô trung sinh hữu) kết hợp cung vị để luận can Kỷ thì là ám hợp. Thiên địa tự hợp (Đinh Hợi, Giáp Ngọ), thiên địa hợp (Ất Dậu – Bính Thân) đều là ám hợp. Nguyệt trụ Dần gặp thời trụ Hợi là dao hợp. Nguyệt trụ Dần gặp nhật trụ Hợi là cận hợp.

Đặc điểm rõ nét nhất của trường phái luận này là luận ám hợp.

Tuy nhiên phần hệ thống tam hợp trong Tử Bình này được giấu rất kĩ, hầu như các sách chỉ thấy luận phần ngọn (như sách của ông Lý Cư Minh), mà không thấy giải thích phần gốc; tức là không giải thích nguyên lý vì sao có thể vận dụng luận ám hợp như vậy. Cho nên sách của ông Lý không phải là quyển sách tốt để bắt đầu nghiên cứu Tử Bình. Đọc nghe rất giống gọt chân cho vừa giày.

Ngoài ra cách luận của ông Lý còn chú trọng đặc điểm của từng can chi. Nó không cứng nhắc mà linh động. Ví dụ nói Bính hoả: Bính hoả mãnh liệt, khi sương vũ tuyết. Năng đoàn Canh kim, tùng Tân phản khiếp. Sĩ chúng thành từ, thuỷ xương thấp tiết. Hổ mã khuyển hương, Giáp lai phần diệt.

Phía dưới chỉ giải thích nghĩa của đoạn “năng đoàn Canh kim, tùng Tân phản khiếp”.

Bính hoả thích vượng, nhưng vượng quá hoá dở, sẽ đốt trọi vạn vật. Nếu vượng mà gặp Tân kim thì tốt hơn gặp Canh kim. Gặp Tân thì có thể bớt mãnh liệt, vì Bính – Tân hợp, là vợ chồng hợp, thiên kinh địa nghĩa, thành ra sự khắc nhau không lớn. Bính – Tân hợp lại có xu hướng hoá thuỷ làm dịu sức nóng của Bính. Trong khi đó, nếu Bính vượng lại gặp Canh kim là tổn tài, vì Bính – Canh không hợp nên Canh bị khắc mạnh, thành ra là phá. Tuy nhiên, trong trường hợp Bính hoả vượng, bát tự không thấu Canh kim, hành vận gặp Canh kim mà hữu tình, như là Canh kim được địa tái, hoặc Canh kim gặp thiên khí sinh trợ, thì vẫn luận là cát, đắc Tài.

Ngược lại, nếu Bính nhược, gặp Tân kim lại xấu hơn gặp Canh kim. Gặp Canh kim là gặp Tài, trừ khi thế lực Canh hơn thế lực Bính rất lớn thì kim mới nghịch khắc hoả, còn nếu không thì làm tổn hoả nhưng không nghiêm trọng. Bính nhược gặp Tân kim, hợp hướng thuỷ, chồng theo vợ, nhược lại thêm nhuyễn khiếp, vô tài vô cán.

Lại thêm Bính hoả vô căn, vô khí, vô sinh, vô trợ, tòng Tân hoá thuỷ, tức là gặp Tài mà hoá Quan, thường thì luận danh lợi song thu.

Ngoài ra, ông Lý còn kết hợp thêm nguyên thần, vệ thần để luận cát hung của nguyên cục.

Qua đó có thể thấy luận tính chất thiên can rất phức tạp, rất nhiều lối suy luận khác nhau, cũng không thích hợp cho người nhập môn. Khi bắt đầu nghiên cứu Tứ trụ chỉ cần luận theo ngũ hành, hướng tới mục đích cân bằng ngũ hành, từ đó phác thảo cát hung của mệnh. Làm được điều này đã khá khó rồi. Sau khi cân bằng được ngũ khí, mới bắt đầu tiến hành cân đo tỉ mỉ từng hành khí một. Bắt đầu nghiên cứu Tử Bình bằng việc lập tức cân đo tỉ mỉ hành khí, trừ khi có minh sư hướng dẫn, còn nếu tự học thì chông gai vô cùng.

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button