Tử vi

Bàn về bộ tứ đức: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức – phúc thiện tinh đoan chính trung hậu

Cùng luận bàn về bộ sao tứ đức: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức trong lá số tử vi để luận thành bại, cát hung.

Tứ Đức (Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức)

Ngũ hành

Bạn đang xem: Bàn về bộ tứ đức: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức – phúc thiện tinh đoan chính trung hậu

Nguyệt Đức, Thiên Đức hành Hỏa

Phúc Đức hành Thổ

Long Đức hành Thủy

Đặc tính về cách an sao

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức thì thuộc tam hợp Dương Tử Phúc của vòng Thái Tuế trong đó Nguyệt Đức đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức đồng cung với Thiên Đức. Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp với sự xuất hiện của Đào Hoa, Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp

Nguyệt Đức thì sẽ đồng cung với Đào, Hồng, Hỉ hay Kiếp Sát. Nguyệt Đức đồng cung với Hồng hay Hỉ đều có Quả Tú xung chiếu, với Đào Hoa thì có cả bộ Cô Quả tam hợp và với Kiếp Sát thì không bao giờ gặp Cô Quả

Nguyệt Đức bao giờ cũng gặp ít nhất là hai sao của bộ tam minh.

Thiên Phúc Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh và không bao giờ gặp Cô Quả. Nếu không đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ thì sẽ có ít nhất hai sao của bộ tam minh và ít nhất một sao Cô Quả: nếu có hai sao Đào Hồng hay Đào Hỉ tam hợp thì sẽ có Quả Tú thủ, Cô Thần Hồng Loan (hay Hỉ) đồng cung tam chiếu, nếu có Đào Hỉ tam chiếu thì đồng cung với Kiếp Sát và có Cô Thần xung chiếu.

Long Đức nằm trong bộ Âm Long Trực, không khi nào có Đào Hoa đồng cung, luôn nhị hợp với Thiên Khốc và luôn luôn có Thiếu Dương, Thiên Không xung chiếu và không bao giờ có đủ bộ tam minh. Luôn có ít nhất một hoặc hai sao của bộ tam minh: khi gặp một sao thì là Hồng hay Hỉ tam chiếu nhưng không gặp Cô Quả Kiếp Sát, nếu gặp hai sao trong đó có Đào Hoa (khi có Đào Hoa thì Đào tại vị trí xung chiếu) thì có đủ bộ Cô Quả, có Hồng hay Hỉ tam chiếu (Bộ Không Đào xung chiếu, Cô Quả, Hồng hay Hỉ tam hợp) còn nếu có Hồng Hỉ thì có Cô Thần, Kiếp Sát xung chiếu, Hồng hay Hỉ thủ (bộ Cô Thần, Kiếp Sát, Hồng, Hỉ)

Khi đồng cung với Hỉ hoặc Hồng thì Long Đức mới bị Kiếp Sát xung chiếu

Long Đức đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan đều có Hồng Hỉ với Cô Thần, Thiên Không, Kiếp Sát xung chiếu.

Song Long cách (Long Đức Thanh Long đồng cung)

Chỉ có các tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có cách Song Long, chủ về may mắn. Các cung Thủy và Hỏa (Hợi, Tí, Tỵ, Ngọ) không bao giờ có Song Long đồng cung và các tuổi Thìn, Tuất, Tỵ, Ngọ không bao giờ có

Dương Nam, Âm Nữ:

Tuổi Bính Tí cung Mùi (có Lưu Hà đồng cung), Đinh Sửu cung Thân (có Lưu Hà đồng cung), Mậu Tí cung Mùi, Kỷ Sửu cung Thân, Nhâm Ngọ cung Sửu, Quí Mùi cung Dần (có Lưu Hà đồng cung)

Âm Nam, Dương Nữ:

Bính Thân cung Mão (có Lưu Hà tam hợp), Đinh Dậu cung Mão (có Quan Phúc đồng cung), Mậu Thân cung Mùi, Kỷ Dậu cung Thìn (có Khôi Việt chiếu), Nhâm Dần cung Dậu (có Khôi Việt chiếu), Quí Mão cung Tuất (có Lưu Hà tam hợp)

Theo kinh nghiệm thì cách Song Long xung chiếu, tam hợp cũng rất đẹp.

Ý nghĩa

Bốn sao này là phúc thiện tinh

Chủ đức độ, khoan hòa, đoan chính, nhân hậu, từ tâm

Chế được tính dâm đãng của Đào Hồng (hoặc các sao dâm tinh khác) vì bản chất đoan chính

Giải được bệnh tật nhỏ, giảm trừ được phần nào tai họa, tật bệnh, hung nguy. Là cứu tinh, chuyên giải hung nguy nhưng cần căn cứ vào hung tinh loại nào để quyết đoán phú quí, bần tiện, thọ yểu. Hội với hung sát tinh thì không nhập đảng tác hại, hội với cát tinh thì gia tăng sự tốt đẹp. Theo kinh nghiệm thì Tứ Đức không có khả năng đương đầu với Không Kiếp (tối kỵ gặp), Hỏa Linh hãm.

Mệnh có Thiên Đức Nguyệt Đức (còn được gọi là bộ lưỡng Đức) thủ khi đồng cung với Đào, Hồng thì tuy còn tính dâm nhưng là chính dâm chứ không ngoại tình, tại nữ Mệnh thì là người duyên dáng, xinh tươi, có tài cư xử lịch thiệp.

Theo VVT thì Lưỡng Đức hội với Long Đức, Phúc Đức cư chiếu Mệnh Thân thì phù trì đắc lực, dù có lâm hạn đổ vỡ cũng không bị tuyệt địa nên người có sao Đức Mệnh Thân dú sao cũng được hưởng ân huệ, giữ được cái cốt cách của người phong lưu, không quá khốn cùng, cửa nhà bán sạch tra chân vào cùm.

Long Đức tại cung Thìn nhiều người cho rằng là cách may mắn (gọi là Long cư Long vị) vì cung Thìn có nghĩa là Long, là rồng. Trong trường hợp này chỉ có Thiên Hỉ tại Tí chiếu.

Theo kinh nghiệm thì người có Long Đức thủ Mệnh thì là người rất hiền lương, lương thiện, không làm việc xấu, không có tính ranh ma, không lấn người, không hay tranh đấu hơn thua với đời, cho dù có Không Kiếp xâm phạm cũng không làm việc mờ ám, tọa thủ tại cung nào cũng đem đến sự êm đềm cho cung đó, tại Phụ, Huynh, Phu Thê, Tử, Nô đều chủ sự hiền lành lương thiện.

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng, Cùng là Quan Phúc một làng (đoàn) trừ hung (NMB, VVT, 19)

Thiên Nguyệt Đức có Giải Thần, Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (QXT)

Thiên Nguyệt Đức tọa chiếu phương, Cùng là Quan, Phúc trừ hung cứu người (AB340)

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Quan, Giải Thần, Thiên Phúc một làng trừ hung (B103)

Mệnh hay Phu Thê có Thiên Đức hay Nguyệt Đức thủ gặp Đào Hoa hay Hồng Loan thì thì là người xinh đẹp, lấy được vợ hiền chồng sang. TVT ghi Đào Hoa hay Tham Lang miếu vượng vì Tham Lang cũng là Đào Hoa tinh:

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang (VVT)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai xinh gái đẹp vợ lành chồng sang (15)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai lấy vợ đẹp, gái lành chồng sang

Thiên Nguyệt Đức ngộ Hồng thực nghiệm, Được chồng sang vợ đẹp hòa đôi (B112)

Thiên Nguyệt Đức Đào Hồng cung Phối, Gái chồng sang, trai hội giai nhân

Nguyệt Đức có khả năng giải được Liêm Phá hãm tại Mão Dậu, là người nhân từ, hạn nếu gặp cũng không lo ngại điều xấu xảy ra:

Phá Liêm hãm địa cư Mão Dậu băng Nguyệt Ðức (gặp Nguyệt Ðức) dĩ từ nhân (10)

Phá tại Mão Dậu khá kinh, Gặp sao Nguyệt Đức phúc lành lại qua

Phá phùng Mão Dậu khá phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (QXT)

TVT và Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng hạn đến cung Mão Dậu có Kiếp Đà tất nhiều ưu phiền lo lắng nhưng nếu gặp sao Nguyệt Đức (hoặc Thiên Giải) thì tai qua nạn khỏi:

Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu khả yên,

Vận phùng Mão Dậu khả phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (B35)

Vận phùng Mão Dậu khá phiền, gặp sao Nguyệt Đức nạn liền tai qua (25)

Thái Âm Thiên Mã Đức Ân hội họp thì nhờ vợ mà giàu có. Theo Nguyễn Mạnh Bao thì Đức là Thiên Đức. Chỉ có vị trí Dần Thân (tuổi Tỵ Hợi) thì Thiên Đức mới có Mã nhị hợp:

Thái Âm Thiên Mã Đức (Thiên Đức) Ân, Cửa nhà hào phú của nhân vợ giầu.

Sưu tầm

(Dẫn theo trang tuvitoantap.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Bàn về bộ tứ đức: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức - phúc thiện tinh đoan chính trung hậu

Cùng luận bàn về bộ sao tứ đức: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức trong lá số tử vi để luận thành bại, cát hung.

Tứ Đức (Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức)

Ngũ hành

Nguyệt Đức, Thiên Đức hành Hỏa

Phúc Đức hành Thổ

Long Đức hành Thủy

Đặc tính về cách an sao

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức thì thuộc tam hợp Dương Tử Phúc của vòng Thái Tuế trong đó Nguyệt Đức đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức đồng cung với Thiên Đức. Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp với sự xuất hiện của Đào Hoa, Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp

Nguyệt Đức thì sẽ đồng cung với Đào, Hồng, Hỉ hay Kiếp Sát. Nguyệt Đức đồng cung với Hồng hay Hỉ đều có Quả Tú xung chiếu, với Đào Hoa thì có cả bộ Cô Quả tam hợp và với Kiếp Sát thì không bao giờ gặp Cô Quả

Nguyệt Đức bao giờ cũng gặp ít nhất là hai sao của bộ tam minh.

Thiên Phúc Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh và không bao giờ gặp Cô Quả. Nếu không đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ thì sẽ có ít nhất hai sao của bộ tam minh và ít nhất một sao Cô Quả: nếu có hai sao Đào Hồng hay Đào Hỉ tam hợp thì sẽ có Quả Tú thủ, Cô Thần Hồng Loan (hay Hỉ) đồng cung tam chiếu, nếu có Đào Hỉ tam chiếu thì đồng cung với Kiếp Sát và có Cô Thần xung chiếu.

Long Đức nằm trong bộ Âm Long Trực, không khi nào có Đào Hoa đồng cung, luôn nhị hợp với Thiên Khốc và luôn luôn có Thiếu Dương, Thiên Không xung chiếu và không bao giờ có đủ bộ tam minh. Luôn có ít nhất một hoặc hai sao của bộ tam minh: khi gặp một sao thì là Hồng hay Hỉ tam chiếu nhưng không gặp Cô Quả Kiếp Sát, nếu gặp hai sao trong đó có Đào Hoa (khi có Đào Hoa thì Đào tại vị trí xung chiếu) thì có đủ bộ Cô Quả, có Hồng hay Hỉ tam chiếu (Bộ Không Đào xung chiếu, Cô Quả, Hồng hay Hỉ tam hợp) còn nếu có Hồng Hỉ thì có Cô Thần, Kiếp Sát xung chiếu, Hồng hay Hỉ thủ (bộ Cô Thần, Kiếp Sát, Hồng, Hỉ)

Khi đồng cung với Hỉ hoặc Hồng thì Long Đức mới bị Kiếp Sát xung chiếu

Long Đức đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan đều có Hồng Hỉ với Cô Thần, Thiên Không, Kiếp Sát xung chiếu.

Song Long cách (Long Đức Thanh Long đồng cung)

Chỉ có các tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có cách Song Long, chủ về may mắn. Các cung Thủy và Hỏa (Hợi, Tí, Tỵ, Ngọ) không bao giờ có Song Long đồng cung và các tuổi Thìn, Tuất, Tỵ, Ngọ không bao giờ có

Dương Nam, Âm Nữ:

Tuổi Bính Tí cung Mùi (có Lưu Hà đồng cung), Đinh Sửu cung Thân (có Lưu Hà đồng cung), Mậu Tí cung Mùi, Kỷ Sửu cung Thân, Nhâm Ngọ cung Sửu, Quí Mùi cung Dần (có Lưu Hà đồng cung)

Âm Nam, Dương Nữ:

Bính Thân cung Mão (có Lưu Hà tam hợp), Đinh Dậu cung Mão (có Quan Phúc đồng cung), Mậu Thân cung Mùi, Kỷ Dậu cung Thìn (có Khôi Việt chiếu), Nhâm Dần cung Dậu (có Khôi Việt chiếu), Quí Mão cung Tuất (có Lưu Hà tam hợp)

Theo kinh nghiệm thì cách Song Long xung chiếu, tam hợp cũng rất đẹp.

Ý nghĩa

Bốn sao này là phúc thiện tinh

Chủ đức độ, khoan hòa, đoan chính, nhân hậu, từ tâm

Chế được tính dâm đãng của Đào Hồng (hoặc các sao dâm tinh khác) vì bản chất đoan chính

Giải được bệnh tật nhỏ, giảm trừ được phần nào tai họa, tật bệnh, hung nguy. Là cứu tinh, chuyên giải hung nguy nhưng cần căn cứ vào hung tinh loại nào để quyết đoán phú quí, bần tiện, thọ yểu. Hội với hung sát tinh thì không nhập đảng tác hại, hội với cát tinh thì gia tăng sự tốt đẹp. Theo kinh nghiệm thì Tứ Đức không có khả năng đương đầu với Không Kiếp (tối kỵ gặp), Hỏa Linh hãm.

Mệnh có Thiên Đức Nguyệt Đức (còn được gọi là bộ lưỡng Đức) thủ khi đồng cung với Đào, Hồng thì tuy còn tính dâm nhưng là chính dâm chứ không ngoại tình, tại nữ Mệnh thì là người duyên dáng, xinh tươi, có tài cư xử lịch thiệp.

Theo VVT thì Lưỡng Đức hội với Long Đức, Phúc Đức cư chiếu Mệnh Thân thì phù trì đắc lực, dù có lâm hạn đổ vỡ cũng không bị tuyệt địa nên người có sao Đức Mệnh Thân dú sao cũng được hưởng ân huệ, giữ được cái cốt cách của người phong lưu, không quá khốn cùng, cửa nhà bán sạch tra chân vào cùm.

Long Đức tại cung Thìn nhiều người cho rằng là cách may mắn (gọi là Long cư Long vị) vì cung Thìn có nghĩa là Long, là rồng. Trong trường hợp này chỉ có Thiên Hỉ tại Tí chiếu.

Theo kinh nghiệm thì người có Long Đức thủ Mệnh thì là người rất hiền lương, lương thiện, không làm việc xấu, không có tính ranh ma, không lấn người, không hay tranh đấu hơn thua với đời, cho dù có Không Kiếp xâm phạm cũng không làm việc mờ ám, tọa thủ tại cung nào cũng đem đến sự êm đềm cho cung đó, tại Phụ, Huynh, Phu Thê, Tử, Nô đều chủ sự hiền lành lương thiện.

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng, Cùng là Quan Phúc một làng (đoàn) trừ hung (NMB, VVT, 19)

Thiên Nguyệt Đức có Giải Thần, Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (QXT)

Thiên Nguyệt Đức tọa chiếu phương, Cùng là Quan, Phúc trừ hung cứu người (AB340)

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Quan, Giải Thần, Thiên Phúc một làng trừ hung (B103)

Mệnh hay Phu Thê có Thiên Đức hay Nguyệt Đức thủ gặp Đào Hoa hay Hồng Loan thì thì là người xinh đẹp, lấy được vợ hiền chồng sang. TVT ghi Đào Hoa hay Tham Lang miếu vượng vì Tham Lang cũng là Đào Hoa tinh:

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang (VVT)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai xinh gái đẹp vợ lành chồng sang (15)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai lấy vợ đẹp, gái lành chồng sang

Thiên Nguyệt Đức ngộ Hồng thực nghiệm, Được chồng sang vợ đẹp hòa đôi (B112)

Thiên Nguyệt Đức Đào Hồng cung Phối, Gái chồng sang, trai hội giai nhân

Nguyệt Đức có khả năng giải được Liêm Phá hãm tại Mão Dậu, là người nhân từ, hạn nếu gặp cũng không lo ngại điều xấu xảy ra:

Phá Liêm hãm địa cư Mão Dậu băng Nguyệt Ðức (gặp Nguyệt Ðức) dĩ từ nhân (10)

Phá tại Mão Dậu khá kinh, Gặp sao Nguyệt Đức phúc lành lại qua

Phá phùng Mão Dậu khá phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (QXT)

TVT và Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng hạn đến cung Mão Dậu có Kiếp Đà tất nhiều ưu phiền lo lắng nhưng nếu gặp sao Nguyệt Đức (hoặc Thiên Giải) thì tai qua nạn khỏi:

Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu khả yên,

Vận phùng Mão Dậu khả phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (B35)

Vận phùng Mão Dậu khá phiền, gặp sao Nguyệt Đức nạn liền tai qua (25)

Thái Âm Thiên Mã Đức Ân hội họp thì nhờ vợ mà giàu có. Theo Nguyễn Mạnh Bao thì Đức là Thiên Đức. Chỉ có vị trí Dần Thân (tuổi Tỵ Hợi) thì Thiên Đức mới có Mã nhị hợp:

Thái Âm Thiên Mã Đức (Thiên Đức) Ân, Cửa nhà hào phú của nhân vợ giầu.

Sưu tầm

(Dẫn theo trang tuvitoantap.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button