Tử vi

Bí mật “Phùng Phủ khán Tướng”

Tại Đẩu số, Thiên Tướng xem ra là một tinh diệu rất khó suy đoán, bình thường thuyết pháp cho rằng Thiên Tướng có cảm khái chánh nghĩa, thích làm người phục vụ, thích ôm sự việc chống lại sự bất bình. Tại mệnh bàn không sợ ác sát xâm phạm, thậm chí tại mười hai cung đều đánh giá tốt, phúc rõ ràng, nhưng trên thực tế suy đoán, không đơn giản như thế.

Nghiêm túc mà nói, có thể cho rằng Thiên Tướng là một tinh diệu thiếu một tính cách rõ ràng. Sự mềm dẻo, uyển chuyển của nó quá lớn, gặp được tinh diệu phân bố ở “Tam phương tứ chánh” mà tốt, Thiên Tướng khuynh hướng dễ phát triển thành tốt ở một phương diện nào đó; nhưng nếu gặp tinh diệu phân bố bất hảo, tính chất tốt của Thiên Tướng cũng liền có khuynh hướng phôi pha, hỏng bét. Cổ nhân cho rằng “Phùng Phủ khán Tướng, phùng Tướng khán Phủ”, vào nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng ở tinh bàn thì tất kiêm xem xét nơi Thiên Phủ, cũng chính là bởi vì Phủ Tướng là hai sao vĩnh viễn gặp nhau ở tam phương, cho nên mới đưa ra phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng cư mùi cung thủ mệnh, hội hợp Thiên Phủ ở mão cung (cũng là cung Tài bạch), đối cung là Tử Vi Phá Quân. Ví như ở mão cung Thiên Phủ gặp phải Hỏa Linh Dương Đà (Tứ Sát), hoặc Hình Kỵ ác diệu, cho dù ác diệu này chủ yếu là từ cung dậu bắn phá mão cung từ xa, vốn cùng Thiên Tướng ở cung mùi không quan hệ, nhưng bởi vì tính chất Thiên Phủ đã biến thành xấu (phùng Tứ sát) nên cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến Thiên Tướng, trở thành một người chuộng sự tham lận, vô chủ kiến hơn nữa cũng thành người hành động không nhìn trước nhìn sau, tiến thoái vô căn cứ (tiến thoái thất cứ).

Bạn đang xem: Bí mật “Phùng Phủ khán Tướng”

Giả như không để ý tới điểm lý giải này, vừa thấy Thiên Tướng bản thân không phùng ác sát, liền tùy tiện căn cứ một vài lời của cổ nhân mà cho rằng cách cục đại hảo, rất dễ phạm vào sai lầm, ngộ nhận.

Cách xem này, chính là một bí mật nho nhỏ của “Trung Châu Phái “. Cổ nhân thường không thích thuyết minh bí quyết một cách kỷ càng tỉ mỉ, mọi việc đều thích lưu giữ trong tay một ít, bởi vậy dễ có sự mơ hồ trong từ ngữ lời văn, đó là nói “Phùng Phủ khán Tướng” nhưng ngay cả “Phùng Tướng khán Phủ” cũng không chịu bật mí rõ ràng, người đi sau thực tâm nghiên cứu, tự nhiên có thể khám phá bí quyết, nếu không chịu nghiên cứu một cách đàng hoàng tựu chỉ là người hồ đồ mà không sành việc (hốt luân thôn tảo).

Mân phái biết rõ bí mật này, nhưng lại chỉ sử dụng miếu hãm của Thiên Tướng để xem ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ, tất đối với câu “Phùng Phủ khán Tướng” của cổ nhân, thật sự cũng chưa khám phá một cách hoàn toàn. Vương Đình Chi xét thấy sao Thiên Tướng khó ở chổ bình phán, nên lấy đặc điểm này nói thẳng ra, tin tưởng đối với độc giả sẽ có ích lợi.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Tại Đẩu số, Thiên Tướng xem ra là một tinh diệu rất khó suy đoán, bình thường thuyết pháp cho rằng Thiên Tướng có cảm khái chánh nghĩa, thích làm người phục vụ, thích ôm sự việc chống lại sự bất bình. Tại mệnh bàn không sợ ác sát xâm phạm, thậm chí tại mười hai cung đều đánh giá tốt, phúc rõ ràng, nhưng trên thực tế suy đoán, không đơn giản như thế.

Nghiêm túc mà nói, có thể cho rằng Thiên Tướng là một tinh diệu thiếu một tính cách rõ ràng. Sự mềm dẻo, uyển chuyển của nó quá lớn, gặp được tinh diệu phân bố ở “Tam phương tứ chánh” mà tốt, Thiên Tướng khuynh hướng dễ phát triển thành tốt ở một phương diện nào đó; nhưng nếu gặp tinh diệu phân bố bất hảo, tính chất tốt của Thiên Tướng cũng liền có khuynh hướng phôi pha, hỏng bét. Cổ nhân cho rằng “Phùng Phủ khán Tướng, phùng Tướng khán Phủ”, vào nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng ở tinh bàn thì tất kiêm xem xét nơi Thiên Phủ, cũng chính là bởi vì Phủ Tướng là hai sao vĩnh viễn gặp nhau ở tam phương, cho nên mới đưa ra phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng cư mùi cung thủ mệnh, hội hợp Thiên Phủ ở mão cung (cũng là cung Tài bạch), đối cung là Tử Vi Phá Quân. Ví như ở mão cung Thiên Phủ gặp phải Hỏa Linh Dương Đà (Tứ Sát), hoặc Hình Kỵ ác diệu, cho dù ác diệu này chủ yếu là từ cung dậu bắn phá mão cung từ xa, vốn cùng Thiên Tướng ở cung mùi không quan hệ, nhưng bởi vì tính chất Thiên Phủ đã biến thành xấu (phùng Tứ sát) nên cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến Thiên Tướng, trở thành một người chuộng sự tham lận, vô chủ kiến hơn nữa cũng thành người hành động không nhìn trước nhìn sau, tiến thoái vô căn cứ (tiến thoái thất cứ).

Giả như không để ý tới điểm lý giải này, vừa thấy Thiên Tướng bản thân không phùng ác sát, liền tùy tiện căn cứ một vài lời của cổ nhân mà cho rằng cách cục đại hảo, rất dễ phạm vào sai lầm, ngộ nhận.

Cách xem này, chính là một bí mật nho nhỏ của “Trung Châu Phái “. Cổ nhân thường không thích thuyết minh bí quyết một cách kỷ càng tỉ mỉ, mọi việc đều thích lưu giữ trong tay một ít, bởi vậy dễ có sự mơ hồ trong từ ngữ lời văn, đó là nói “Phùng Phủ khán Tướng” nhưng ngay cả “Phùng Tướng khán Phủ” cũng không chịu bật mí rõ ràng, người đi sau thực tâm nghiên cứu, tự nhiên có thể khám phá bí quyết, nếu không chịu nghiên cứu một cách đàng hoàng tựu chỉ là người hồ đồ mà không sành việc (hốt luân thôn tảo).

Mân phái biết rõ bí mật này, nhưng lại chỉ sử dụng miếu hãm của Thiên Tướng để xem ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ, tất đối với câu “Phùng Phủ khán Tướng” của cổ nhân, thật sự cũng chưa khám phá một cách hoàn toàn. Vương Đình Chi xét thấy sao Thiên Tướng khó ở chổ bình phán, nên lấy đặc điểm này nói thẳng ra, tin tưởng đối với độc giả sẽ có ích lợi.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button