Tử vi

CÁCH NGHÈO VÀ NHỮNG SAO NGHÈO

CÁCH NGHÈO QUA CÁC CUNG:

1. Cung Phúc đức:

Phúc đức xấu là một yếu tố nghèo. Vì cung phúc ăn thông với 3 cung Tài, Phu, Thê và Di, cho nên Phúc xấu có nghĩa là mình nghèo, tổ tiên, vợ chồng cũng nghèo và hoàn cảnh bên ngoài bất lợi cho việc kiếm ăn. Thuận lý là như thế.

Bạn đang xem: CÁCH NGHÈO VÀ NHỮNG SAO NGHÈO

Trong thực tế, có khi chỉ riêng cung Phúc xấu, còn 3 cung hội chiếu kia có thể tốt hơn. Trường hợp này không bắt buộc có nghĩa là nghèo vì dù sao, ba cung hội chiếu cũng bù chế được bất lợi của cung Phúc. Khoa Tử Vi, vốn hiểu danh từ phúc đức theo nghĩa rộng. Vì vậy, sự bạc phúc có thể liên quan tới nhiều lãnh vực (ví dụ như kém sức khỏe, vợ chồng đổ vỡ, nghịch cảnh xã hội, hiếm con…). Do đó, cung Phúc xấu không nhất thiết có nghĩa nghèo.

Còn nếu sự bạc phúc liên quan đến cái nghèo, thì đây chỉ là cái nghèo tiền kiếp của tổ phụ, họ hàng, chưa hẳn là cái nghèo của chính mình. Duy điều chắc chắn là mình phải tự lực cánh sinh, bước vào đời với hai bàn tay trắng, không có di sản thừa hưởng. Bước đầu như thế là một bất lợi.

2. Cung Phụ mẫu:

Cung Phụ Mẫu tiếp giáp với cung Mệnh. Vì ảnh hưởng của sự tiếp giáp không mạnh nên ta không thể nói cung Phụ Mẫu xấu thì chính mình nghèo. Cung Phụ Mẫu xấu chỉ có nghĩa cha mẹ không giàu.

Luận xa hơn ta thấy rằng, trong cung Phụ Mẫu, còn có nhiều khía cạnh khác phải xem xét, như sự thọ yếu, sự xung khắc của cha mẹ, chứ không phải chỉ có khía cạnh giàu nghèo của cha mẹ mà thôi. Thành thử, ý nghĩa tài sản trong cung Phụ Mẫu khá mơ hồ. Chỉ khi nào cung này có nhiều tài tinh thì cha mẹ mới mới có của cải. Duy, cho dù thiếu tài tinh điều đó không hẳn cha mẹ nghèo.

Cung Phụ Mẫu chỉ ảnh hưởng mạnh đến cung mệnh khi nào ở thế nhị hợp với cung Mệnh: đó là ở Tý, Sửu và Ngọ, Mùi. Lúc bấy giờ, hai cung thông đồng mật thiết, các sao ở hai cung có ảnh hưởng qua lại khăng khít hơn. Ý nghĩa tài sản ở cung Phụ Mẫu được nới rộng đến cung Mệnh của chính mình.

Chỉ trong trường hợp hai cung vừa tiếp giáp, vừa nhị hợp với nhau ta mới dám kết luận mạnh dạn. cái tốt của cung Phụ Mẫu tăng cường cho cung Mệnh hay bù chế một phần cái xấu của cung Mệnh. Ngược lại, sao xấu của cung Phụ Mẫu cũng làm cho Mệnh bớt tốt: đương số có thể gánh lấy bất hạnh của cha mẹ về nhiều phương diện, trong đó có phương diện của cải (ví dụ như trả nợ cho cha mẹ). 

3. Cung Mệnh:

Mệnh là thời niên thiếu, lúc con người chưa có sự nghiệp riêng, phải sống nhờ cha mẹ, anh em. Vì thế, về mặt tài sản, xem cung Mệnh phải liếc qua cung Phụ hay cung Bào để tìm cách đánh giá hạnh phúc của thiếu thời.

Tuy nhiên, cung Mệnh hàm chứa cá tính và khả năng con người, có ảnh hưởng đến sự tạo mãi hay giữ của cải. Một kẻ lười biếng, hoang phí, không lo xa, thiếu ý chí tranh đấu ít khi giàu có, ít khi tạo sự nổi tiếng riêng, hoặc không giữ gìn được di sản tổ tiên hay tài sản của mình. Trái lại, một người tháo vác, lanh lợi, đua chen, có chí phấn đấu thường tự lập mau chóng và duy trì được tài sản lâu dài. Như vậy, tính tình con người trong cung Mệnh có thể tiên đoán tình trạng sinh kế tương lai. Tuy nhiên, vì cung Mệnh chỉ là thời kỳ con người học việc, học nghề, chỉ là sự chuẩn bị cho sinh kế, cho nên không có ý nghĩa sinh kế một cách trực tiếp.

Tình trạng sinh kế này chỉ thể hiện rõ rệt ở cung Thân, cung Tài, cung Điền và các cung Hạn.

4. Cung Thân:

Thân là hậu vận, tức là thời kỳ con người lập thân, có nghề nghiệp riêng, sống tự lập ít nhiều với gia đình. Vì ý nghĩa đó cho nên cung Thân có tương quan mật thiết với cung Tài và cung Điền. Thân có thể đồng cung với Mệnh, Phúc, với Quan, Với Di, với Tài hoặc với Phu Thê.

Nếu chẳng may cung Thân gặp chỗ xấu, sao xấu thì tình trạng sinh kế phải kém sút, khó khăn, chậm chạp, làm nhiều hưởng ít, giữ của không bền. Vì thế, dù cung Tài hay Điền có tốt, cái tốt đẹp đó bị chế giảm. Vì cung Thân lệ thuộc vào 1 trong 6 cung vừa kể, cho nên xem Thân là xem cái tốt, xấu của 1 trong 6 cung đó. Ý nghĩa của hậu vận dù sao hãy còn có tính cách phụ tùy và gián tiếp. 

5. Cung Tài:

Cung Tài xấu thì không thể giàu. Về mặt tài sản, cung Tài biểu lộ cụ thể sự giàu nghèo rõ ràng hơn các cung khác.

Cung Tài xấu, nhất là khi Thân cư Tài, bao giờ cũng nghèo, dưới những hình thái và tiêu chuẩn đã nêu. Duy cái nghèo đó không nhất thiết kéo dài suốt cuộc đời: nó có những giai đoạn thịnh suy. Cung Tài chỉ diễn tả tình trạng sinh kế tổng quát của cuộc đời, chớ không nghèo trong chi tiết, trong từng thời kỳ, người xem số phải đoán các cung hạn.

6. Cung Điền:

Cung Điền dùng để chỉ các bất động sản như nhà của, ruộng vườn, xí nghiệp và cả các động sản liên hệ đến bất động sản như hoa màu, sản phẩm chế biến, đồng thời cũng chỉ xe cộ (dù xe cộ là động sản thuần túy). Thành thử, cung Điền xấu thì con người nghèo về nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, hoa màu, cơ xưởng làm ăn, vật phẩm sản xuất. Cung Điền xấu không có nghĩa là nghèo tiền bạc.

Chỉ khi nào hai cung Điền và Tài đều xấu cả thì mới nghèo tiền và nghèo của. Nếu cung Điền xấu mà cung Tài tốt thì cá nhân có thừa tiền nhưng khhong dư dả để sắm bất động sản. duy cũng nhờ Tài tốt nên cái xấu của Điền không đến nỗi tệ. 

7. Cung Quan:

Khi nói về cung Quan, nếu cung Quan xấu, điều này không có nghĩa là nghèo nói chung, mà chỉ có nghĩa là nghèo danh phận, nghèo quyền tước, cụ thể như làm chức nhỏ, thấp, có nghề nghiệp ít sinh lợi, hoặc hành nghề khó kiếm tiền, hoặc không có óc làm giàu bằng cách lợi dụng quan tước. Vì chữ Quan ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp, cho nên ý nghĩa tài sản của cung Quan rất gián tiếp.

Tuy nhiên, nếu cung Quan có tài tinh thì nhất định tài lộc bắt nguồn từ chức vụ mà có, hoặc là đương số hành nghề kinh tế, tài chánh công hay nghề kinh doanh, buốn bán tư. Bấy giờ liên hệ giữa công danh và tiền bạc mới rõ ràng hơn. Xem thế, khoa Tử Vi rất linh động, không chối bỏ ảnh hưởng nào mà vẫn phân biệt được những ảnh hưởng khác nhau bằng cung, bằng các sao trong mỗi cung.

8. Các cung Hạn:

Nếu cung Tài, Điền chỉ tình trạng giàu nghèo một cách tổng quát, thì cung hạn đánh dấu thịnh suy về tiền bạc. Do đó, nếu Tài và Điền xấu, điều này không có nghĩa là suốt đời phải nghèo. Rơi vào hạn tốt, tiền bạc của cải có thể thịnh vượng hơn. Nhưng, sự thịnh vượng đó bị đóng khung trong bối cạnh nghèo của hai cung Tài và Điền, chứ chưa hẳn phá vỡ cái nghèo cố hữu để trở thành giàu có, trừ phi hai cung Tài, Điền không đến nỗi quá tệ.

Trong trường hợp Tài Điền trung bình mà gặp hạn tốt, có thể có nhiều tài lộc trong năm đó hay trong thập niên đó. Tuy nhiên, nếu hặp hạn xấu thì sa sút nhiều, từ sự hao hụt cho đến sự phá sản. 

CÁCH NGHÈO QUA CÁC SAO:

Các sao nghèo mô tả nhiều cách nghèo, nhiều hình thái và mức độ nghèo túng. Có nhiều dấu hiệu để phỏng đoán cái nghèo nói chung.

Chính tinh ở những cung tài bị hãm địa. Nếu đó là tài tinh thì mức độ nghèo không mấy nặng, vì dù sao, tài tinh hãm địa thì cũng còn ít nhiều ý nghĩa tài lộc, nhất là hợp vị Tài, Điền. Sự hợp vị mà hãm địa vẫn còn đỡ hơn không hợp vị mà hãm địa. Có thể có hai trường hợp hãm địa gần như tương đương nhau: hoặc chính tinh miếu, vượng và đắc địa bị Tuần hay Triệt án ngữ, hoặc chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt án ngữ.

Những cung tài sản thiếu phụ tinh tốt hội chiếu, nhất là thiếu tài tinh. Trường hợp những cung này có tài hãm địa thì vẫn còn đỡ khổ hơn là thiếu cả tài tinh lẫn cát tinh khác.

Những cung tài sản thiếu sao giữ của. Nếu bị thêm sao hao (Đại, Tiểu Hao hãm địa) thì càng kém, nhất là khi hao tinh nằm ở Tài và Điền mà không gặp sao nào chế ngự.

Những cung tài sản thiếu sao trợ tài, sao may mắn, sao hưởng của.

Những cung tài sản bị sát tinh, hung tinh, bại tinh, hao tinh, hình tinh cùng hãm địa. Đây là trường hợp xấu nhất, đặc biệt là khi gặp tinh thứ hạng nặng lại không hợp cách của Mệnh, và cũng không bị sao nào khác chế ngự.

Có đủ 5 trường hợp trên thì mức nghèo sát ván: đó là hoàn cảnh của những người khốn khổ, không có gì để giữ, không có gì để mất. Họ dễ trở thành đạo tặc, trộm cướp.

Vì vây, lá số vô sản và lá số gian phi có nhiều điểm giống nhau.

Dưới đây là những sao điển hình của kiếp nghèo, khi đơn thủ, khi kết thành bộ với những sao khác.

CÁCH NGHÈO VỀ ĐIỀN TRẠCH

Cách nghèo về nhà cửa, điền sản do cung Điền mô tả qua những sao dưới đây:

Phá quân ở Dần, Thân

Thất sát ở Thìn, Tuất

Thiên đồng, Cự môn đồng cung

Cự môn ở Tỵ, Thìn, Tuất

Vũ khúc, Thất sát đồng cung

Thái dương hãm địa

Thái âm hãm địa

Bảy bộ sao kể trên đều có nghĩa là không có tài sản. 

Tử vi, Thất sát đồng cung

Tử vi, Phá quân đồng cung

Liêm trinh ở Dần, Thân

Vũ khúc, Phá quân đồng cung

Cự môn, Thái dương ở Thân

Tham lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ

Thất sát ở Tý, Ngọ

Phá quân ở Thìn Tuất

Liêm trinh, Tham lang đồng cung

Đó là những trường hợp có ít nhiều di sản, nhưng không giữ được, bị phá sản, phải lìa bỏ tổ nghiệp, chỉ có thể tự lập mới có chút ít điền sản nhưng phải hết sức chật vật và chậm lụt, nhiều khi phải tha hương lập nghiệp.

Liêm trinh, Thiên phủ đồng cung

Liêm trinh, Thất sát đông cung

Thái dương, Thiên lương ở Dậu

Những cách kể trên tương đối khá hơn, cụ thể có di sản nhưng bị sa sút về sau (Liêm, phá), về già mới có nhà đât (Dương, Lương).

Dựa vào những bộ trên mà nhận xét, có thể nói rằng:

hầu như đa số sao của bộ Sát, Phá, Liêm, Tham không mấy gì có lợi cho điền sản;

càng không có lợi, nếu những sao đó đồng cung với nhau;

đi với Tử, Phủ hay Vũ, 4 sao nói trên cũng phá tán tài lộc của Tử, phủ, Vũ khá nhiều;

ám tinh như Cự Môn bị hãm địa thì xấu đã đành, mà khi đồng cung với phúc tinh (Thiên Đồng), quyền tinh hãm địa (Thái Dương) cũng không đẹp gì hơn bao nhiêu;

– chính tinh về tài sản như Tử, Phủ, Vũ không hợp với Sát, Phá, Liêm, Tham. Bốn sao này xem ra có hiệu lực phá tán mạnh hơn, và cả ba Tử, Phủ, Vũ cũng không bình quân được bất lợi đó.

PHỤ TINH, NHƯNG SAO CHỈ SỐ NGHÈO:

– Địa không, Địa kiếp hãm địa Đóng hay chiếu cung Điền, Kiếp, Không có nhiều giai tần ý nghĩa:

– Không có của cải, nhà đất, vô sản;

– bị chiếm hữu nhà đất (sang đoạt, truất hữu…);

– bị phá hủy nhà đất (tai nạn chiến tranh);

– bị tai họa lớn vì điền sản (bị đạo tặc cướp của giết người, bị cháy nhà lây…).

Kiêp, không hãm địa báo hiệu một đại họa bất khả kháng, có hậu quả lớn lao và lâu dài cho sở hữu chủ. Họa đó đến một cách hung hãn và bất ngờ (vi kiếp, Không là sao hỏa), không lường trước được, không thể tránh khỏi. Hai sao này là một nghiệp chướng thật sự về mặt điền sản.

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm CÁCH NGHÈO VÀ NHỮNG SAO NGHÈO

CÁCH NGHÈO QUA CÁC CUNG:

1. Cung Phúc đức:

Phúc đức xấu là một yếu tố nghèo. Vì cung phúc ăn thông với 3 cung Tài, Phu, Thê và Di, cho nên Phúc xấu có nghĩa là mình nghèo, tổ tiên, vợ chồng cũng nghèo và hoàn cảnh bên ngoài bất lợi cho việc kiếm ăn. Thuận lý là như thế.

Trong thực tế, có khi chỉ riêng cung Phúc xấu, còn 3 cung hội chiếu kia có thể tốt hơn. Trường hợp này không bắt buộc có nghĩa là nghèo vì dù sao, ba cung hội chiếu cũng bù chế được bất lợi của cung Phúc. Khoa Tử Vi, vốn hiểu danh từ phúc đức theo nghĩa rộng. Vì vậy, sự bạc phúc có thể liên quan tới nhiều lãnh vực (ví dụ như kém sức khỏe, vợ chồng đổ vỡ, nghịch cảnh xã hội, hiếm con…). Do đó, cung Phúc xấu không nhất thiết có nghĩa nghèo.

Còn nếu sự bạc phúc liên quan đến cái nghèo, thì đây chỉ là cái nghèo tiền kiếp của tổ phụ, họ hàng, chưa hẳn là cái nghèo của chính mình. Duy điều chắc chắn là mình phải tự lực cánh sinh, bước vào đời với hai bàn tay trắng, không có di sản thừa hưởng. Bước đầu như thế là một bất lợi.

2. Cung Phụ mẫu:

Cung Phụ Mẫu tiếp giáp với cung Mệnh. Vì ảnh hưởng của sự tiếp giáp không mạnh nên ta không thể nói cung Phụ Mẫu xấu thì chính mình nghèo. Cung Phụ Mẫu xấu chỉ có nghĩa cha mẹ không giàu.

Luận xa hơn ta thấy rằng, trong cung Phụ Mẫu, còn có nhiều khía cạnh khác phải xem xét, như sự thọ yếu, sự xung khắc của cha mẹ, chứ không phải chỉ có khía cạnh giàu nghèo của cha mẹ mà thôi. Thành thử, ý nghĩa tài sản trong cung Phụ Mẫu khá mơ hồ. Chỉ khi nào cung này có nhiều tài tinh thì cha mẹ mới mới có của cải. Duy, cho dù thiếu tài tinh điều đó không hẳn cha mẹ nghèo.

Cung Phụ Mẫu chỉ ảnh hưởng mạnh đến cung mệnh khi nào ở thế nhị hợp với cung Mệnh: đó là ở Tý, Sửu và Ngọ, Mùi. Lúc bấy giờ, hai cung thông đồng mật thiết, các sao ở hai cung có ảnh hưởng qua lại khăng khít hơn. Ý nghĩa tài sản ở cung Phụ Mẫu được nới rộng đến cung Mệnh của chính mình.

Chỉ trong trường hợp hai cung vừa tiếp giáp, vừa nhị hợp với nhau ta mới dám kết luận mạnh dạn. cái tốt của cung Phụ Mẫu tăng cường cho cung Mệnh hay bù chế một phần cái xấu của cung Mệnh. Ngược lại, sao xấu của cung Phụ Mẫu cũng làm cho Mệnh bớt tốt: đương số có thể gánh lấy bất hạnh của cha mẹ về nhiều phương diện, trong đó có phương diện của cải (ví dụ như trả nợ cho cha mẹ). 

3. Cung Mệnh:

Mệnh là thời niên thiếu, lúc con người chưa có sự nghiệp riêng, phải sống nhờ cha mẹ, anh em. Vì thế, về mặt tài sản, xem cung Mệnh phải liếc qua cung Phụ hay cung Bào để tìm cách đánh giá hạnh phúc của thiếu thời.

Tuy nhiên, cung Mệnh hàm chứa cá tính và khả năng con người, có ảnh hưởng đến sự tạo mãi hay giữ của cải. Một kẻ lười biếng, hoang phí, không lo xa, thiếu ý chí tranh đấu ít khi giàu có, ít khi tạo sự nổi tiếng riêng, hoặc không giữ gìn được di sản tổ tiên hay tài sản của mình. Trái lại, một người tháo vác, lanh lợi, đua chen, có chí phấn đấu thường tự lập mau chóng và duy trì được tài sản lâu dài. Như vậy, tính tình con người trong cung Mệnh có thể tiên đoán tình trạng sinh kế tương lai. Tuy nhiên, vì cung Mệnh chỉ là thời kỳ con người học việc, học nghề, chỉ là sự chuẩn bị cho sinh kế, cho nên không có ý nghĩa sinh kế một cách trực tiếp.

Tình trạng sinh kế này chỉ thể hiện rõ rệt ở cung Thân, cung Tài, cung Điền và các cung Hạn.

4. Cung Thân:

Thân là hậu vận, tức là thời kỳ con người lập thân, có nghề nghiệp riêng, sống tự lập ít nhiều với gia đình. Vì ý nghĩa đó cho nên cung Thân có tương quan mật thiết với cung Tài và cung Điền. Thân có thể đồng cung với Mệnh, Phúc, với Quan, Với Di, với Tài hoặc với Phu Thê.

Nếu chẳng may cung Thân gặp chỗ xấu, sao xấu thì tình trạng sinh kế phải kém sút, khó khăn, chậm chạp, làm nhiều hưởng ít, giữ của không bền. Vì thế, dù cung Tài hay Điền có tốt, cái tốt đẹp đó bị chế giảm. Vì cung Thân lệ thuộc vào 1 trong 6 cung vừa kể, cho nên xem Thân là xem cái tốt, xấu của 1 trong 6 cung đó. Ý nghĩa của hậu vận dù sao hãy còn có tính cách phụ tùy và gián tiếp. 

5. Cung Tài:

Cung Tài xấu thì không thể giàu. Về mặt tài sản, cung Tài biểu lộ cụ thể sự giàu nghèo rõ ràng hơn các cung khác.

Cung Tài xấu, nhất là khi Thân cư Tài, bao giờ cũng nghèo, dưới những hình thái và tiêu chuẩn đã nêu. Duy cái nghèo đó không nhất thiết kéo dài suốt cuộc đời: nó có những giai đoạn thịnh suy. Cung Tài chỉ diễn tả tình trạng sinh kế tổng quát của cuộc đời, chớ không nghèo trong chi tiết, trong từng thời kỳ, người xem số phải đoán các cung hạn.

6. Cung Điền:

Cung Điền dùng để chỉ các bất động sản như nhà của, ruộng vườn, xí nghiệp và cả các động sản liên hệ đến bất động sản như hoa màu, sản phẩm chế biến, đồng thời cũng chỉ xe cộ (dù xe cộ là động sản thuần túy). Thành thử, cung Điền xấu thì con người nghèo về nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, hoa màu, cơ xưởng làm ăn, vật phẩm sản xuất. Cung Điền xấu không có nghĩa là nghèo tiền bạc.

Chỉ khi nào hai cung Điền và Tài đều xấu cả thì mới nghèo tiền và nghèo của. Nếu cung Điền xấu mà cung Tài tốt thì cá nhân có thừa tiền nhưng khhong dư dả để sắm bất động sản. duy cũng nhờ Tài tốt nên cái xấu của Điền không đến nỗi tệ. 

7. Cung Quan:

Khi nói về cung Quan, nếu cung Quan xấu, điều này không có nghĩa là nghèo nói chung, mà chỉ có nghĩa là nghèo danh phận, nghèo quyền tước, cụ thể như làm chức nhỏ, thấp, có nghề nghiệp ít sinh lợi, hoặc hành nghề khó kiếm tiền, hoặc không có óc làm giàu bằng cách lợi dụng quan tước. Vì chữ Quan ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp, cho nên ý nghĩa tài sản của cung Quan rất gián tiếp.

Tuy nhiên, nếu cung Quan có tài tinh thì nhất định tài lộc bắt nguồn từ chức vụ mà có, hoặc là đương số hành nghề kinh tế, tài chánh công hay nghề kinh doanh, buốn bán tư. Bấy giờ liên hệ giữa công danh và tiền bạc mới rõ ràng hơn. Xem thế, khoa Tử Vi rất linh động, không chối bỏ ảnh hưởng nào mà vẫn phân biệt được những ảnh hưởng khác nhau bằng cung, bằng các sao trong mỗi cung.

8. Các cung Hạn:

Nếu cung Tài, Điền chỉ tình trạng giàu nghèo một cách tổng quát, thì cung hạn đánh dấu thịnh suy về tiền bạc. Do đó, nếu Tài và Điền xấu, điều này không có nghĩa là suốt đời phải nghèo. Rơi vào hạn tốt, tiền bạc của cải có thể thịnh vượng hơn. Nhưng, sự thịnh vượng đó bị đóng khung trong bối cạnh nghèo của hai cung Tài và Điền, chứ chưa hẳn phá vỡ cái nghèo cố hữu để trở thành giàu có, trừ phi hai cung Tài, Điền không đến nỗi quá tệ.

Trong trường hợp Tài Điền trung bình mà gặp hạn tốt, có thể có nhiều tài lộc trong năm đó hay trong thập niên đó. Tuy nhiên, nếu hặp hạn xấu thì sa sút nhiều, từ sự hao hụt cho đến sự phá sản. 

CÁCH NGHÈO QUA CÁC SAO:

Các sao nghèo mô tả nhiều cách nghèo, nhiều hình thái và mức độ nghèo túng. Có nhiều dấu hiệu để phỏng đoán cái nghèo nói chung.

Chính tinh ở những cung tài bị hãm địa. Nếu đó là tài tinh thì mức độ nghèo không mấy nặng, vì dù sao, tài tinh hãm địa thì cũng còn ít nhiều ý nghĩa tài lộc, nhất là hợp vị Tài, Điền. Sự hợp vị mà hãm địa vẫn còn đỡ hơn không hợp vị mà hãm địa. Có thể có hai trường hợp hãm địa gần như tương đương nhau: hoặc chính tinh miếu, vượng và đắc địa bị Tuần hay Triệt án ngữ, hoặc chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt án ngữ.

Những cung tài sản thiếu phụ tinh tốt hội chiếu, nhất là thiếu tài tinh. Trường hợp những cung này có tài hãm địa thì vẫn còn đỡ khổ hơn là thiếu cả tài tinh lẫn cát tinh khác.

Những cung tài sản thiếu sao giữ của. Nếu bị thêm sao hao (Đại, Tiểu Hao hãm địa) thì càng kém, nhất là khi hao tinh nằm ở Tài và Điền mà không gặp sao nào chế ngự.

Những cung tài sản thiếu sao trợ tài, sao may mắn, sao hưởng của.

Những cung tài sản bị sát tinh, hung tinh, bại tinh, hao tinh, hình tinh cùng hãm địa. Đây là trường hợp xấu nhất, đặc biệt là khi gặp tinh thứ hạng nặng lại không hợp cách của Mệnh, và cũng không bị sao nào khác chế ngự.

Có đủ 5 trường hợp trên thì mức nghèo sát ván: đó là hoàn cảnh của những người khốn khổ, không có gì để giữ, không có gì để mất. Họ dễ trở thành đạo tặc, trộm cướp.

Vì vây, lá số vô sản và lá số gian phi có nhiều điểm giống nhau.

Dưới đây là những sao điển hình của kiếp nghèo, khi đơn thủ, khi kết thành bộ với những sao khác.

CÁCH NGHÈO VỀ ĐIỀN TRẠCH

Cách nghèo về nhà cửa, điền sản do cung Điền mô tả qua những sao dưới đây:

Phá quân ở Dần, Thân

Thất sát ở Thìn, Tuất

Thiên đồng, Cự môn đồng cung

Cự môn ở Tỵ, Thìn, Tuất

Vũ khúc, Thất sát đồng cung

Thái dương hãm địa

Thái âm hãm địa

Bảy bộ sao kể trên đều có nghĩa là không có tài sản. 

Tử vi, Thất sát đồng cung

Tử vi, Phá quân đồng cung

Liêm trinh ở Dần, Thân

Vũ khúc, Phá quân đồng cung

Cự môn, Thái dương ở Thân

Tham lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ

Thất sát ở Tý, Ngọ

Phá quân ở Thìn Tuất

Liêm trinh, Tham lang đồng cung

Đó là những trường hợp có ít nhiều di sản, nhưng không giữ được, bị phá sản, phải lìa bỏ tổ nghiệp, chỉ có thể tự lập mới có chút ít điền sản nhưng phải hết sức chật vật và chậm lụt, nhiều khi phải tha hương lập nghiệp.

Liêm trinh, Thiên phủ đồng cung

Liêm trinh, Thất sát đông cung

Thái dương, Thiên lương ở Dậu

Những cách kể trên tương đối khá hơn, cụ thể có di sản nhưng bị sa sút về sau (Liêm, phá), về già mới có nhà đât (Dương, Lương).

Dựa vào những bộ trên mà nhận xét, có thể nói rằng:

hầu như đa số sao của bộ Sát, Phá, Liêm, Tham không mấy gì có lợi cho điền sản;

càng không có lợi, nếu những sao đó đồng cung với nhau;

đi với Tử, Phủ hay Vũ, 4 sao nói trên cũng phá tán tài lộc của Tử, phủ, Vũ khá nhiều;

ám tinh như Cự Môn bị hãm địa thì xấu đã đành, mà khi đồng cung với phúc tinh (Thiên Đồng), quyền tinh hãm địa (Thái Dương) cũng không đẹp gì hơn bao nhiêu;

– chính tinh về tài sản như Tử, Phủ, Vũ không hợp với Sát, Phá, Liêm, Tham. Bốn sao này xem ra có hiệu lực phá tán mạnh hơn, và cả ba Tử, Phủ, Vũ cũng không bình quân được bất lợi đó.

PHỤ TINH, NHƯNG SAO CHỈ SỐ NGHÈO:

– Địa không, Địa kiếp hãm địa Đóng hay chiếu cung Điền, Kiếp, Không có nhiều giai tần ý nghĩa:

– Không có của cải, nhà đất, vô sản;

– bị chiếm hữu nhà đất (sang đoạt, truất hữu…);

– bị phá hủy nhà đất (tai nạn chiến tranh);

– bị tai họa lớn vì điền sản (bị đạo tặc cướp của giết người, bị cháy nhà lây…).

Kiêp, không hãm địa báo hiệu một đại họa bất khả kháng, có hậu quả lớn lao và lâu dài cho sở hữu chủ. Họa đó đến một cách hung hãn và bất ngờ (vi kiếp, Không là sao hỏa), không lường trước được, không thể tránh khỏi. Hai sao này là một nghiệp chướng thật sự về mặt điền sản.

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button