Tử vi

Càn – Văn ngôn truyện – Chương 2

Tiết 1: Tiềm long vật dụng, hạ dã; hiện long tại điền, thời xá dã; hoặc dược tại uyên, tự thí dã; phi long tại thiên, thượng trị dã; kháng long hữu hối, cùng chi tai dã; Càn nguyên dụng cửu, thiên hạ trị dã.

Dịch: Rồng lớn ẩn mìn dưới nước tạm thời chưa thi thố được tài năng, nói lên địa vị thấp hèn. Rồng lớn đã xuất hiện trên cánh đồng, nói lên thời thế bắt đầu mở ra triển vọng. Suốt ngày hăng hái tự cường, nói lên trong thực tiễn đã có thể làm lên sự nghiệp. Hoặc bay vượt lên trước hoặc lui nấp dưới vực, nói lên đang tự đánh giá được mình. Rồng lớn bay cao trên trời, nói lên đã hình thành được một cục diện chính trị tốt nhất. Rồng lớn bay cao đến cùng cực cuối cùng sẽ có sự hối hận, nói lên tai nạn do sự cùng cực đem đến. Trời có đức nguyên thủy mà dùng số chín, nói lên thiên hạ đại trị là thế tất nhiên.

Bạn đang xem: Càn – Văn ngôn truyện – Chương 2

Tiết 2: Tiềm long vật dụng, dương khí tiềm tàng; Hiện long tại điền, thiên hạ văn minh. Chung nhật càn càn, dữ thời giai hành. Hoặc dược tại uyên, Càn đạo nãi cách. Phi long tại thiên, nãi vi hồ thiên đức. Kháng long hữu hối, dữ thời giai cực. Càn nguyên dụng cửu, nãi kiên thiên tắc.

Dịch: Rồng lớn ẩn mình dưới nước tạm thời chưa thi thố được tài năng, nói lên dương khí tiềm tàng chưa xuất hiện. Rồng lớn đã xuất hiện trên cánh đồng, nói lên thiên hạ tưng bừng xán lạn. Suốt ngày hăng hái tự cường, nói lên ý tranh thủ thời gian tiến lên trước. Hoặc bay vượt lên trước hoặc lui nấp dưới vực, nói lên đạo trời chuyển hóa, xuất hiện sự biến cách. Rồng lớn bay cao trên trời, nói lên khí dương vượng thịnh bốc lên tận ngôi trời có đầy đủ đức đẹp của trời. Rồng lớn bay cao đến cùng cực cuối cùng sẽ có sự hối hận, nói lên ý đã ở vào thời vận cùng cực cũng phải cùng cực. Trời có đức nguyên thủy mà dùng số chín, đó là thể hiện phép tắc của thiên nhiên.

Tiết 3: Càn nguyên giả, thủy nhi hanh giả dã. Lợi trinh giả, tính tình dã. Càn thủy năng dĩ mỹ lợi lợi thiên hạ, bất ngôn sở lợi đại hĩ tai. Đại tai Càn hồ ! Cương kiên trung chính, thuần túy tinh dã. Lục hào phát huy, bàng thông tình dã. Thời thăng lục long, dĩ ngự thiên dã. Vân hành vũ thi, thiên hạ bình dã.

Dịch: Quẻ Càn tượng trưng cho trời nguyên thủy, nói lên đức đẹp của trời là ở chỗ khởi đầu sáng tạo ra muôn vật và khiến cho chúng hanh thông. Hài hòa có lợi trinh chính chắc bền, là bản tính và nội tình mà trời hàm chứa trong nó. Trời vừa bắt đầu là đã có thể đưa lợi ích tốt đẹp làm lợi cho thiên hạ và cũng không nói lợi ích và ơn huệ đó là do mình ban, đó là lợi ích và ơn huệ vô cùng lớn ! Trời vĩ đại thay ! Cứng mạnh chắc khỏe, ở ngôi giữa, giữ điều chính, thể chất không tạp, thuần túy đến mức tinh. Sự vận động biến hóa của sáu hào khiến quẻ Càn đã phát triển tình lý đến mức thấm sâu vào muôn vật; cũng như thuận theo thời tiết cưỡi sáu rồng, thúc đảy chúng đi nhanh mà giá ngự thiên nhiên. Mây bay mưa đổ, đem thái bình đến cho thiên hạ.

Tiết 4: Quân tử dĩ thành đức vi hành, nhật khả kiến chi hành dã. Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị kiến, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã.

Dịch: Người quân tử lấy sự thành tựu trong đạo đức làm mục đích của hành động, đó là hành vi mà mỗi ngày đều có thể bộc lộ ra. Chữ tiềm mà Lời hào Sơ nói nghĩa là còn ẩn náu mà chưa lộ diện, hành động còn chưa tỏ rõ. Cho nên người quân tử tạm thời chưa thi thố tài năng.

Tiết 5: Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi. Dịch viết: hiện long tại điền lợi hiện đại nhân, quân đức dã.

Dịch: Bậc quân tử dựa vào việc để tích lũy tri thức, dựa vào việc hỏi để biện biệt, quyết đoán mọi điều nghi nan, lòng dạ rộng rãi để được ngôi vị thích đáng, trong lòng tồn giữ điều nhân ái, từ đó thể hiện ra hành vi. Dịch nói: Rồng lớn đã xuất hiện ở cánh đồng lợi về sự xuất hiên đại nhân, bậc đại nhân như thế là có đầy đủ phẩm đức của vị quốc quân.

Tiết 6: Cửu tam trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, cố càn càn nhân kỳ thời nhi thích, tuy nguy vô cữu hĩ.

Dịch: Hào Cửu tam là do nhiều tầng dương cứng chồng lên mà thành, không được ở chính giữa, trên không với tới trời cao, dưới không chạm tới mặt đất, cho nên phải không ngừng hăng hái tự cường, luôn phải giữ cảnh giác, được như thế thì tuy nguy hiểm mà không gặp phải cữu hại.

Tiết 7: Cửu tứ trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại nhân, cố hoặc chi. Hoặc chi giả, nghi chi dã, cố vô cữu.

Dịch: Hào Cửu tứ là do nhiều lần dương cứng chồng lên mà thành, không được ở chính giữa, ngôi vị không chính trung; trên không với tới trời, dưới không chạm mặt đất, giữa không ở cảnh người, cho nên nhấn mạnh chữ “hoặc”. Ý nghĩa của sự nhấn mạnh chữ “hoặc” là muốn nói lên cần phải có sự nghi hoặc mà suy xét nhiều mặt, như vậy thì không thể gặp điều cữu hại.

Tiết 8: Phu đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thời hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung. Tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thời. Thiên thả phất vi, nhi huống vu nhân hồ ? huống vu quỷ thần hồ ?

Dịch: Bậc đại nhân mà lời hào Ngũ nói có đạo đức giống như trời đất che chở cho muôn vật. Sự sáng suốt như thần thánh của ông chiếu khắp mặt đất như mặt trời mặt trăng. Sự cầm quyền trị nước của ông rành rẽ thứ tự như bốn mùa. Sự thi thố về mặt cát hung của ông vi diệu khó lường như quỷ thần. Ông đi trước trời mà trời đồng tình, ông đi sau trời mà vẫn thuận với quy luật thiên nhiên. Trời còn không trái với ông huống hồ là người ? Huống hồ là quỷ thần ?

Tiết 9: Kháng chi vi ngôn dã, tri tiến nhi bất tri thoái, tri tồn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng. Kỳ duy thánh nhân hồ ! Tri tiến thoái tồn vong, nhi bất thất kỳ chính giả, kỳ duy thánh nhân hồ !

Dịch: Lời hào Thượng nói về ý nghĩa của chữ “kháng”, đó là nói về một số người chỉ biết tiến thủ mà không biết kịp thời thoái lui, chỉ biết sự sinh tồn mà không biết rằng cuối cùng sẽ đến lúc suy vong, chỉ biết có thu lợi mà không biết rằng có được tất có mất. Nói chung chỉ có bậc thánh nhân mới biết rõ những điều này mà thôi ! Hiểu sâu sắc về các lẽ tiến thoái, sinh tồn, diệt vong, hành động theo đường lối chính xác, không thiên lệch, nhìn chung chỉ có bậc thánh nhân mà thôi !

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Càn - Văn ngôn truyện - Chương 2

Tiết 1: Tiềm long vật dụng, hạ dã; hiện long tại điền, thời xá dã; hoặc dược tại uyên, tự thí dã; phi long tại thiên, thượng trị dã; kháng long hữu hối, cùng chi tai dã; Càn nguyên dụng cửu, thiên hạ trị dã.

Dịch: Rồng lớn ẩn mìn dưới nước tạm thời chưa thi thố được tài năng, nói lên địa vị thấp hèn. Rồng lớn đã xuất hiện trên cánh đồng, nói lên thời thế bắt đầu mở ra triển vọng. Suốt ngày hăng hái tự cường, nói lên trong thực tiễn đã có thể làm lên sự nghiệp. Hoặc bay vượt lên trước hoặc lui nấp dưới vực, nói lên đang tự đánh giá được mình. Rồng lớn bay cao trên trời, nói lên đã hình thành được một cục diện chính trị tốt nhất. Rồng lớn bay cao đến cùng cực cuối cùng sẽ có sự hối hận, nói lên tai nạn do sự cùng cực đem đến. Trời có đức nguyên thủy mà dùng số chín, nói lên thiên hạ đại trị là thế tất nhiên.

Tiết 2: Tiềm long vật dụng, dương khí tiềm tàng; Hiện long tại điền, thiên hạ văn minh. Chung nhật càn càn, dữ thời giai hành. Hoặc dược tại uyên, Càn đạo nãi cách. Phi long tại thiên, nãi vi hồ thiên đức. Kháng long hữu hối, dữ thời giai cực. Càn nguyên dụng cửu, nãi kiên thiên tắc.

Dịch: Rồng lớn ẩn mình dưới nước tạm thời chưa thi thố được tài năng, nói lên dương khí tiềm tàng chưa xuất hiện. Rồng lớn đã xuất hiện trên cánh đồng, nói lên thiên hạ tưng bừng xán lạn. Suốt ngày hăng hái tự cường, nói lên ý tranh thủ thời gian tiến lên trước. Hoặc bay vượt lên trước hoặc lui nấp dưới vực, nói lên đạo trời chuyển hóa, xuất hiện sự biến cách. Rồng lớn bay cao trên trời, nói lên khí dương vượng thịnh bốc lên tận ngôi trời có đầy đủ đức đẹp của trời. Rồng lớn bay cao đến cùng cực cuối cùng sẽ có sự hối hận, nói lên ý đã ở vào thời vận cùng cực cũng phải cùng cực. Trời có đức nguyên thủy mà dùng số chín, đó là thể hiện phép tắc của thiên nhiên.

Tiết 3: Càn nguyên giả, thủy nhi hanh giả dã. Lợi trinh giả, tính tình dã. Càn thủy năng dĩ mỹ lợi lợi thiên hạ, bất ngôn sở lợi đại hĩ tai. Đại tai Càn hồ ! Cương kiên trung chính, thuần túy tinh dã. Lục hào phát huy, bàng thông tình dã. Thời thăng lục long, dĩ ngự thiên dã. Vân hành vũ thi, thiên hạ bình dã.

Dịch: Quẻ Càn tượng trưng cho trời nguyên thủy, nói lên đức đẹp của trời là ở chỗ khởi đầu sáng tạo ra muôn vật và khiến cho chúng hanh thông. Hài hòa có lợi trinh chính chắc bền, là bản tính và nội tình mà trời hàm chứa trong nó. Trời vừa bắt đầu là đã có thể đưa lợi ích tốt đẹp làm lợi cho thiên hạ và cũng không nói lợi ích và ơn huệ đó là do mình ban, đó là lợi ích và ơn huệ vô cùng lớn ! Trời vĩ đại thay ! Cứng mạnh chắc khỏe, ở ngôi giữa, giữ điều chính, thể chất không tạp, thuần túy đến mức tinh. Sự vận động biến hóa của sáu hào khiến quẻ Càn đã phát triển tình lý đến mức thấm sâu vào muôn vật; cũng như thuận theo thời tiết cưỡi sáu rồng, thúc đảy chúng đi nhanh mà giá ngự thiên nhiên. Mây bay mưa đổ, đem thái bình đến cho thiên hạ.

Tiết 4: Quân tử dĩ thành đức vi hành, nhật khả kiến chi hành dã. Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị kiến, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã.

Dịch: Người quân tử lấy sự thành tựu trong đạo đức làm mục đích của hành động, đó là hành vi mà mỗi ngày đều có thể bộc lộ ra. Chữ tiềm mà Lời hào Sơ nói nghĩa là còn ẩn náu mà chưa lộ diện, hành động còn chưa tỏ rõ. Cho nên người quân tử tạm thời chưa thi thố tài năng.

Tiết 5: Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi. Dịch viết: hiện long tại điền lợi hiện đại nhân, quân đức dã.

Dịch: Bậc quân tử dựa vào việc để tích lũy tri thức, dựa vào việc hỏi để biện biệt, quyết đoán mọi điều nghi nan, lòng dạ rộng rãi để được ngôi vị thích đáng, trong lòng tồn giữ điều nhân ái, từ đó thể hiện ra hành vi. Dịch nói: Rồng lớn đã xuất hiện ở cánh đồng lợi về sự xuất hiên đại nhân, bậc đại nhân như thế là có đầy đủ phẩm đức của vị quốc quân.

Tiết 6: Cửu tam trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, cố càn càn nhân kỳ thời nhi thích, tuy nguy vô cữu hĩ.

Dịch: Hào Cửu tam là do nhiều tầng dương cứng chồng lên mà thành, không được ở chính giữa, trên không với tới trời cao, dưới không chạm tới mặt đất, cho nên phải không ngừng hăng hái tự cường, luôn phải giữ cảnh giác, được như thế thì tuy nguy hiểm mà không gặp phải cữu hại.

Tiết 7: Cửu tứ trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại nhân, cố hoặc chi. Hoặc chi giả, nghi chi dã, cố vô cữu.

Dịch: Hào Cửu tứ là do nhiều lần dương cứng chồng lên mà thành, không được ở chính giữa, ngôi vị không chính trung; trên không với tới trời, dưới không chạm mặt đất, giữa không ở cảnh người, cho nên nhấn mạnh chữ “hoặc”. Ý nghĩa của sự nhấn mạnh chữ “hoặc” là muốn nói lên cần phải có sự nghi hoặc mà suy xét nhiều mặt, như vậy thì không thể gặp điều cữu hại.

Tiết 8: Phu đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thời hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung. Tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thời. Thiên thả phất vi, nhi huống vu nhân hồ ? huống vu quỷ thần hồ ?

Dịch: Bậc đại nhân mà lời hào Ngũ nói có đạo đức giống như trời đất che chở cho muôn vật. Sự sáng suốt như thần thánh của ông chiếu khắp mặt đất như mặt trời mặt trăng. Sự cầm quyền trị nước của ông rành rẽ thứ tự như bốn mùa. Sự thi thố về mặt cát hung của ông vi diệu khó lường như quỷ thần. Ông đi trước trời mà trời đồng tình, ông đi sau trời mà vẫn thuận với quy luật thiên nhiên. Trời còn không trái với ông huống hồ là người ? Huống hồ là quỷ thần ?

Tiết 9: Kháng chi vi ngôn dã, tri tiến nhi bất tri thoái, tri tồn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng. Kỳ duy thánh nhân hồ ! Tri tiến thoái tồn vong, nhi bất thất kỳ chính giả, kỳ duy thánh nhân hồ !

Dịch: Lời hào Thượng nói về ý nghĩa của chữ “kháng”, đó là nói về một số người chỉ biết tiến thủ mà không biết kịp thời thoái lui, chỉ biết sự sinh tồn mà không biết rằng cuối cùng sẽ đến lúc suy vong, chỉ biết có thu lợi mà không biết rằng có được tất có mất. Nói chung chỉ có bậc thánh nhân mới biết rõ những điều này mà thôi ! Hiểu sâu sắc về các lẽ tiến thoái, sinh tồn, diệt vong, hành động theo đường lối chính xác, không thiên lệch, nhìn chung chỉ có bậc thánh nhân mà thôi !

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button