Tử vi

Chân ý nghĩa của Tử Vi Đẩu Số

Bài viết ghi lại từ phần giới thiệu cuốn Tử Vi Đại Toàn của tác giả Thái Đình Nguyên

Xem qua phần trên này, thì ai cũng dễ có 1 nhận xét về những ngày gần đây là những khám phá trên địa hạt Sinh Vật Học, Hóa Lý Học, về các chủng tử, thuộc di truyền tính, nhiễm sắc thể quang đại hợp tử (helredite, genes, chromosomes, macromolecules) đều đem lại 1 kết quả bất ngờ. Người ta đem Khoa Học để hạ bệ lý số, khoa học đã phản pháo mà trình bày: Quả thực có số kiếp, 1 thứ số kiếp nó hết mực độc tài, hơn cả các nền chuyên chế, nó trói buộc thuộc dân của nó 1 cách chặt chẽ, nó theo đuổi người ta ròng rã suốt 1 đời người, từng giờ, từng ngày, từ cái lúc hung tinh gặp noãn châu, rinh thần liên minh với thê chất lúc mà noãn châu mới thành trứng, chưa có tên là Thai

Quay về phía tín ngưỡng về một Tôn giáo mà có một vị Giáo Chủ được tôn xưng là Đại Giác, Đại Trí Tuệ, thì Giáo Lý thuộc bộ môn duy thức lại ăn ý với bộ môn Khoa học về môn chùng tử di truyền, về những sợi dây truyền kiếp nhiễm sắc thể. Những chủng tử vô kiến, vô đối nơi ALaiDa thức cùng với những chùng tử hữu kiến hữu đối nơi các sợi nhiễm sắc thể chiomosomes lại chi như hai bóng 1 hình, hai mặt ẩn hiện của một chân lý. Cái chân lý của dòng đời sinh tử mang các chủng tử xuyên qua Thời, Không, khiến cho có người, có vật, có cây có, và rau lại sinh rau, đậu lại nở đậu, và…. bò lại đẻ ra bò

Bạn đang xem: Chân ý nghĩa của Tử Vi Đẩu Số

Thì ra quan niệm về nghiệp, kiếp, tín ngưỡng và nhân quả, ý tường và lý số nó vẫn bao trùm nhân loại, bàng bạc trong Thời, Không. Duy chỉ có điều là làm thế nào đọc được sô mệnh. Ta hãy gác qua một bên các môn hà Lạc, Tử Bình mà chi muốn khiêm tốn đụng chạm riêng có một mình môn Từ Vi Đẩu số

Tìm ra nguồn gốc Đẩu số thì được biết là phần đông chủ trương là do một vị Tiên Trần Đoàn, chẳng rõ có phải là khai sơn Tổ Sư của bộ môn lý học này hay không? Chi nghe nói Trần Đoàn tên tự là Hi Di, một ẩn giả ở núi Hoa Sơn hồi đại loạn ở TQ chia thành 4,5 mảnh đất đai thuộc các lãnh chúa cai quản, dân chúng loạn lạc nháo nhào chạy từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc lại từ Bắc xuống Nam, loanh quanh như kiến bò miệng chén, thì ông bỗng nhìn thấy bà cụ gánh đôi quang thúng, mỗi bên một cậu bé ngồi, bà cụ hớt hãi chạy loạn như ai. Tiên Sinh tủm tìm cười, về đạo quán uổng một chén rượu và ngủ một giấc dài. Khi tỉnh dậy thì thiên hạ đã thái bình. Sau này, cái thiên hạ thái bình ấy mới hiểu nổi cái nụ cười của Tiên Sinh, vì ông đã biết trước hai chú nhỏ kia sẽ là hai vị Thái Bình Thiên Tử, một người là vua Thái Tổ nhà Đại Tống Triệu Khuông Dẫn, còn một người là vua Thái Tôn Triệu Khuông Nghĩa

Thì ra cải Nhân thái bỉnh nó đã chực sẵn trong cái Duyên tao loạn. Xung quanh có thái bình, có ai biết, ai hay? Ngay cái người sinh ra nó, gồng gánh nó, cũng chẳng rõ nốt. Bà cụ đã đeo cái thái bình trên cổ mà vẫn còn chạy rối lên đi tìm cái thái bình. Vì thế Tiên Sinh đã lưu lại cho hậu thế một phương pháp giản dị để đọc trước được số mệnh từng người

Chắc chắn về phần Tiên Sinh thì tiên sinh đã nắm vững những lý tắc về số mệnh, nếu lại đem diễn tả ra bằng Dịch Lý, huyền học thì thành ra môn Tử Vi Đẩu số sẽ thành ra của riêng lý số gia, không phổ biến, không phổ cập quần chúng. Cho nên Trần Đoàn tiên sinh đã dùng phương tiện cụ thể hóa những quan niệm trừu tượng đưa lý vào sự, đưa các định tắc u huyền vào các công thức để áp dụng

Đại để ta thấy; Hi Di tiên sinh đã:

1. Đặt ra một số tổng tụ ý niệm, rồi mượn danh các đẩu tinh làm ký hiệu để đưa vào bàn toán

2. Chiếu quy ước dịch lý đế phân vi và bổ liệt các ký hiệu ấy

Ta đã rõ, một khi cụ thể hóa một ký hiệu khiến chữ nó sinh ra nghĩa, thành sự, thành vật là sự ấy, vật ấy lọt vào suy tư của thế gian. Lọt vào suy tư của thế gian là có hình bóng trong tâm tư của cá nhân, trong công tâm của cộng đồng nhân loại và đương nhiên phải chịu làm thuộc dân của các quy luật chi phối thế gian sự vật

a.    Luật tiến hóa: đó là ký hiệu liên quan đến các sao Vòng Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan (tức là Lộc Thần, là lớn lên, làm ra tiền của), rồi Suy, Bệnh, Tử Mộ, Tuyệt (tức là ốm đau, già, chết, tan biến)

b.    Luật Cung Cầu: tức là các sao vòng Quý Nhân, mình thiếu môn gì thì đối với mình mong cầu là của quý, người giúp đỡ mình là quý nhân

c.    Luật Hỗ Tương Ảnh Hưởng: theo phương vị nhìn nhau thì có Hình, Xung, Phá, hợp, và Hại. Đứng ở Tí thì xung với Ngọ Nhưng Tí lại hợp với Sửu. Sửu lại xung với Mùi. Tí xung Ngọ thì phải phá lại Mùi, vì Mùi nó là đồng minh của Ngọ, là kẻ thù của mình. Cứ chiếu bộ vị đứng ngồi mà hiểu việc đời. Ngang với nhau thì tìm cách liên kết gọi là hợp lực, như Mão hợp Tuất, Thìn hợp Dậu. Chéo cẳng nhìn xéo nhau thì xung đột Dần, Thân, đứng che mặt nhau thì tìm cách phá nhau, phải hạ bệ cái món kỳ đà cản mũi ấy đi, tức Dần phá Tỵ, Hợi phá Thân….

d.    Luật Ngũ hành xung khác, theo tình thế mà luận như anh Kim thì khắc anh Mộc. Theo thời tiết mà luận thì anh Kim từ về mùa Hạ, khỏe về mùa Thu, ứng dụng về mùa Đông và khó chịu với anh mùa Xuân vì nó thuộc hành Mộc

e.    Luật Ngũ hành Vượng, Tướng: theo Sinh, Vượng, Bại địa….

f.    Luật thăng hoa, phản tỉnh: như Địa Không, Địa Kiếp là hai sao khốc hại, nhưng đến chỗ tuyệt địa của nó là nó tắt hết lửa thì nó bật nên tốt đặc biệt, vì lẽ tuyệt xứ phùng sinh nên các cụ ta dẫn câu: Không Kiếp ư hiềm Tị hợi

g.    Luật biển tướng, hóa nghĩa: sao Hồng Loan là cỗ kiệu, là xe. Đào hoa là các loài hoa. Nhưng về già gặp chúng nó hóa ra thành đòn đảm ma và nhà tang Đại khái như thế, mỗi vì sao là một ký hiệu, một tổng tụ ý nghĩa, để nói lên một sự, một vật, một bộ phận trên cơ thể con người, tùy vật mà lệ thuộc những hình ảnh, những luận điệu tin tưởng, những công năng hiệu lực hoặc các úy, kỵ, khắc tính của sự vật ấy

Đó là đơn độc từng sao, rồi lại đến bộ sao tập hợp với nhau, như Thiên mã ngộ Đà La là ngựa vướng dây, tức là phải vấp ngã. Đào Hồng ngộ Thái Dương ờ Mão là mùa xuân, Đào Hồng hướng dương, trai sớm nhân duyên, gái đắt chồng bằng các quy lệ trên đây, một khi người ta tìm thấy phương pháp để đạt những dữ kiện vào trong tọa độ đích danh của chúng để biết rõ mặt mũi, tâm sự, thực lực, hiệu năng của mọi sự vật thì việc áp dụng các định luật Dịch lý để rút tỉa ra từng mớ suy tư về các hiện tượng tương lai, căn cứ vào các tông tụ ý nghĩa mà con toán hô danh không còn là chuyện không thể làm được.

Trong cái pháp giới trùng trùng chuyên khởi mà cả Khoa học lẫn Tôn Giáo đã ý niệm được, thì cả vũ trụ mênh mông chỗ nào cũng chi là một góc bàn cờ, mỗi phép, mỗi sự, tức như mỗi người, mỗi vật đều thành từng con cờ có vị trí, có thực lực, có hoàn cảnh, chịu quy tắc sinh hoạt có luật lệ để đi đứng, nằm ngồi, hò hét nhảy múa….

Vậy cho nên, một khi biết được con cờ thuộc loại nào ở chỗ nào, trên bao la phương vị của bàn cờ, là chúng ta có tọa độ để lược giải cá nhân chúng nó

Nhưng hiền thánh khai thị ra lý số là những siêu nhân có sự hiểu biết phi phàm, đã nắm vững công thức ngõ hâu đặt ra mọi loại tọa độ, đê khám phá số mạng của người, của sự vật

Biết Thái Ất thì tỏ việc 500 năm về trước, 500 năm về sau

Biết Lục Nhâm thì chiếu theo giây phút mình động tâm mà rõ sự gì đến sẽ đến

Biết Tử Vi thì có thể theo dõi việc nhãn tiền xảy ra cho 1 kiếp nhân sinh

Trong thâm tâm chúng ta, đều luôn luôn giao động theo dịch lý. Ngoại cánh luôn biến chuyển. Vũ trụ của Sát na trước không phải là vũ trụ của sát na sau. Thâm tâm chúng ta luôn chịu sự chi phối của nghiệp lực mà biến chuyển theo dịch lý, kể từ giây phút mà quả trứng mới thành hình cho đến lúc có mày râu hiện tại…. để luôn luôn trong ngoài hòa hợp

Trong cái vũ trụ của Hoa Nghiêm Pháp Giới, như trên đây đã được trình bày:

Nhất pháp biển ư nhất thiết pháp Nhất thiết pháp nhập ư nhất pháp

Thì lúc nào thánh nhân cũng có thể biết rõ rang tất cả mọi sự, mọi việc từ trước đến sau, từ quá khứ đến tương lai

Nhưng chúng ta chi là người có nghiệp báo. Các cảm giác của chúng ta bị ngũ quan vật chất nó hạn chế, suy tư ta lọt vào vòng hạn lượng của tỷ số và bị giam giữ trong một mô thức Thời Không

Cho nên từ chính đáng hay không chính đáng, dù ước muốn hay không ước muốn, chúng ta không có cách gì TẬN CÙNG HIỂU BIẾT VỀ TA, và chúng ta phải rõ, không phải số không đúng, mà chính yếu là ở chỗ: CHUNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN ĐUỢC BIỂT HẾT

Đó là một công lệ

Tài giỏi như bao nhiêu bác học đã lĩnh giải Nobel cũng thấm thía về cái môn tạo hóa đành hanh. Họ nghiên cứu, tìm tòi về sắc trần (particules) trên môi trường cực vi của chúng, mà tất cả đều phải khóc, vì không có cách gì biết đầy đủ về thân thế của một sắc trần. Khi ông thấy Tướng của nó, thì ông không thấy được Tính của nó. Khi ông tìm ra Tính, thì nó đã lại mất hết Tướng Khi thấy đất nó đứng, thì không biết nó làm gì, khi nhận được lý lịch của nó, thì không biết chỗ nó trú ngụ. Định tác về phạm vi hiểu biết này mang tên là Principe d’incertitude d’Heisenberg”:

DP x DQ > H

(DP là tính; DQ là Tướng)

Theo công thức này thì biết môn nọ, phải bỏ môn kia, muốn được cả hai thì không bao giờ toàn bộ. Bao giờ cũng còn sót lại một phần lơ mơ ước lượng bằng một thái nhất H, gọi là hằng số Plank

Định tắc này là 1 trong những cột trụ của Kiến trúc khoa học nguyên tử hiện tại. Như vậy, cái khoa học tiến triển hiện tại nó cũng không hơn gì khoa huyền học của Đông Phương, nếu có chịu thua trời đất, cũng chi đến mức ấy mà thôi. Vì chủng ta chỉ là con người, mà đã là con người thì bị cái nghiệp người nó hạn chế, nó che đậy và nó đánh lừa…

Vậy làm thế nào để tranh đạt với nó?

Thành ra giá trị của Lý số chính danh lại chuyển bộ sang đất Chân Giá Trị của người đoán số. Chân giá trị của người đoán số là đem áp dụng các quy luật đã nói trên đây (mới có một phần nhò được trình bày) cho các tổng tụ ý nghĩa để tia rút ra những biệt nghĩa cho mọi trường hợp

Ví dụ thứ nhất: Xét về sao Bạch Hổ, vốn là sao Kim có hai nơi vượng địa là Thân, Dậu (Kim cung) là thể tinh vượng, và Dần Mão là núi non, là đất dụng võ. Từ Hợi đến Thân là ban đêm đi kiếm ăn được là hay, nhập Ngọ bị tiêu đốt là bất lực. Hổ mà gặp Hóa Kỵ ở Vượng cung là hét ra khói. Hổ ở cung Tuất là con chó, ngộ Riêu Y là chó dại (???); hổ gặp Thai là hổ cắn cơ quan sinh dục, đàn bà gặp nguy lúc có thai, mãn nguyệt…. Lại cần xét nếu nó khỏe thì lợi cho ai, nó yếu thì có ích cho mình hơn là nó khỏe không?

Ví dụ thứ 2: Sách Ma Thị dạy rằng “mệnh VCD đắc tam không nhi phủ quý khả kỳ”. Như thế một câu mà có 2 nghĩa. Khả kỳ là giàu sang được cũng là lạ? hoặc giàu sang đến mức kỳ lạ?

Phần đông mới học tử vi thì chỉ hiểu được là: giàu có đến mức kỳ lạ, nên sai tuốt luốt. Thực ra, món gì không bị đè nén thì bốc: Lửa. Món gì không bị che đậy thì sang chói: Kim Khí. Thế cho nên cách này chỉ đẹp với người tuổi Hỏa, hỏa cục và người mệnh Kim, Kim cục

Ngoài ra, nước mà không đáy thì nước tung tóe, và ướt hết sạch. Thổ (Đất) không được hứng đỡ thì rơi mất tăm. Mệnh Thủy mệnh Thổ mà đắc tam Không là cách chết non, nghèo khổ, có lẽ nào mà phú quý được? Thì chữ Khả Kỳ có nghĩa là đâu có chuyện ấy?

Thói thường, các cụ đầu sách viết một câu, cuối sách viết một câu, rồi lại dấu một ít nghĩa vào giữa sách hoặc cắt đầu xén đuôi chữ nghĩa.

Tại sao các cụ lại làm như thế?

Chữ nghĩa chỉ đãi người có thiện chí, không thể khinh suất trao tay cho cả nhà để họ bàn suông làm giảm giá trị của bộ môn học thuật. Sau nữa để cho giảm thiểu cái loạn vọng của người đời, làm cho xã hội bị tai bay vạ gió vê sau

Phú giải rằng một Phá quân Tí Ngọ. Lại ghi Xương Khúc Sửu Mùi, văn chương linh thịnh. Tức là văn chương mà được Xương Khúc cư cung Sửu hay Mùi là hay tuyệt, mà võ tướng được cách Phá Quân cư Tí, cư Ngọ thì lừng lẫy anh hung

Khốn nồi biết bao anh Phá Quân Tí Ngọ mà chi lừng lẫy ở chồ giết heo, mổ bò, còn biết bao bậc Xương Khúc Sửu Mùi mà đọc không nổi mấy chữ trong gia phả. Thì ra các cụ bắt con cháu kéo cái Phá Quân ấy đến giữa sách, mà đòi hỏi lá sổ ấy phải là người “Trương chiêu lưu thủy”, theo câu “Phá Quân Tí Ngọ, Trường chiêu lưu thủy”, nghĩa là phải hợp với mệnh Thủy thì mới thành công. Cũng như người Xương Khúc Sửu Mùi thì phải là mệnh Kim hay cục Kim mới được hưởng lộc. Nên câu phú giải giữa quyển: “Xương Khúc Sửu Mùi, văn chương linh thịnh”, lại cần được đối chiểu với câu phú, Kim hợp cục Sửu, Mùi Khúc Xương nó ở trang sách gần bìa

Nếu khách không phải cục Kim, mệnh Kim thì chớ mang cái Sửu Mùi Khủc Xương của khách ra mà phân bua với làng, lá số sai nhiều quá

Qua vài ví dụ trên, chúng ta cũng tạm ý niệm, được tầm quan trọng của phép đoán số. Số chỉ hay ở chỗ có người biết đoán. Muốn đoán đúng, phải biết đọc sách, mà sách cổ thì khó xem như thế đó.

Sách cổ khó xem, người đoán phải lạc. Cái lạc ấy nó sẽ đi xa, làm cho tàn lụi cái tinh hoa cổ của Đông phương. Thế thì tương lai khoa Tử Vi sẽ đi về đâu?

Căn cứ vào tài liệu biên khảo, tôi nhận thấy rằng ông bạn Thái Đình ghét chuyện bùn lầy nước đọng, có ý kiến canh tân. Gộp hai nền văn hóa Đông Tây, ông muốn phá vỡ cái màn huyền bí về khoa Tử Vi, qua sự chiêm nghiệm lâu năm của chính bản thân mình để cho khoa này được bồi bổ và biến ra thành thực dụng, hữu ích cho sự tu dưỡng tâm linh và sự hòa đồng xã hội, đưa từ vị kỷ lên thành vị tha tốt đẹp

Những suy tư của ông thật mới lạ, nhưng rất hợp lý bởi đường hướng văn minh của con người phải là sự thăng hoa năm trong Duy Thức mà khoa tử vi là một khoa học của Duy Thức và Thực Dụng.

Ông nghĩ đến chuyện giúp độc giả tự mình lập được lá số cho mình, chong than và đoán được nữa. Đi xa hơn, ông muốn cải bổ số mệnh, uốn nắn số mệnh để gạt bỏ bớt cái xấu, chiêu thêm cái tốt… Vừa bàng sự tu dưỡng nội tâm, tạo cái nghiệp tốt đẹp cho số mệnh, vừa bằng hình thức cụ thể, đem ngũ hành sinh khắc chể hóa cho nhau, lấy màu sắc, phương hướng, thời tiết để tăng cựờng cho mệnh, như kiểu tạo cái thắng để hãm, cái mộc để che, chẳng phải là đê đánh lừa sô mệnh, mà chính là để sửa chữa lại số mệnh theo đúng độ ăn nhập của nó, đúng cân, đúng lạng và kích thước để làm cho chệch đi, dù chi là một ly ông cụ, bé nhỏ li ti….

Cái tin tưởng mãnh liệt của ông đã thể hiện qua suốt hơn 50 trang về ý niệm mới mở về Tử Vi, làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Ít nhất cũng cho thấy sự nắm vừng Tử Vi của ông về mặt Khoa học Thực Dụng, nên cuốn Tử Vi Đại Toàn trong phần nguyên tắc đã được trình bày khúc chiết có hệ thống, làm cho dễ tra cứu, dễ hiểu và dề đoán. Đó là một chuyện đáng mừng ở chỗ bên thiện chí là người có đủ tư cách, sách là một tài liệu đứng đắn, không phụ bút hiệu TRÚC SỸ của ông.

Còn lại vấn đề lãnh hội và thực hành thì tất nhiên là phải trông đợi ở quý.

Biết đâu may mắn, sau khi đọc sách của Thái Đình, lại có nhiều vị tránh được tai nạn nhờ phương pháp kê bằng nghiệp lực, thăng hoa linh hồn, tìm được những điều lợi ích hữu lý của sách để hành động, cũng như biết đâu có vài độc giả sáng suốt có thêm ý niệm cần thiết để bổ túc cho sách Thái Đình, làm khoa Tử Vi được rạng rỡ như tác giả mong muốn

Đó là điều tâm niệm của tôi, và chắc cũng là điều tâm niệm của bạn Thái Đình vậy

PORTLAND, ngày 15 tháng 9 năm 1979

NGUYÊN VĂN THƯ

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chân ý nghĩa của Tử Vi Đẩu Số

Bài viết ghi lại từ phần giới thiệu cuốn Tử Vi Đại Toàn của tác giả Thái Đình Nguyên

Xem qua phần trên này, thì ai cũng dễ có 1 nhận xét về những ngày gần đây là những khám phá trên địa hạt Sinh Vật Học, Hóa Lý Học, về các chủng tử, thuộc di truyền tính, nhiễm sắc thể quang đại hợp tử (helredite, genes, chromosomes, macromolecules) đều đem lại 1 kết quả bất ngờ. Người ta đem Khoa Học để hạ bệ lý số, khoa học đã phản pháo mà trình bày: Quả thực có số kiếp, 1 thứ số kiếp nó hết mực độc tài, hơn cả các nền chuyên chế, nó trói buộc thuộc dân của nó 1 cách chặt chẽ, nó theo đuổi người ta ròng rã suốt 1 đời người, từng giờ, từng ngày, từ cái lúc hung tinh gặp noãn châu, rinh thần liên minh với thê chất lúc mà noãn châu mới thành trứng, chưa có tên là Thai

Quay về phía tín ngưỡng về một Tôn giáo mà có một vị Giáo Chủ được tôn xưng là Đại Giác, Đại Trí Tuệ, thì Giáo Lý thuộc bộ môn duy thức lại ăn ý với bộ môn Khoa học về môn chùng tử di truyền, về những sợi dây truyền kiếp nhiễm sắc thể. Những chủng tử vô kiến, vô đối nơi ALaiDa thức cùng với những chùng tử hữu kiến hữu đối nơi các sợi nhiễm sắc thể chiomosomes lại chi như hai bóng 1 hình, hai mặt ẩn hiện của một chân lý. Cái chân lý của dòng đời sinh tử mang các chủng tử xuyên qua Thời, Không, khiến cho có người, có vật, có cây có, và rau lại sinh rau, đậu lại nở đậu, và…. bò lại đẻ ra bò

Thì ra quan niệm về nghiệp, kiếp, tín ngưỡng và nhân quả, ý tường và lý số nó vẫn bao trùm nhân loại, bàng bạc trong Thời, Không. Duy chỉ có điều là làm thế nào đọc được sô mệnh. Ta hãy gác qua một bên các môn hà Lạc, Tử Bình mà chi muốn khiêm tốn đụng chạm riêng có một mình môn Từ Vi Đẩu số

Tìm ra nguồn gốc Đẩu số thì được biết là phần đông chủ trương là do một vị Tiên Trần Đoàn, chẳng rõ có phải là khai sơn Tổ Sư của bộ môn lý học này hay không? Chi nghe nói Trần Đoàn tên tự là Hi Di, một ẩn giả ở núi Hoa Sơn hồi đại loạn ở TQ chia thành 4,5 mảnh đất đai thuộc các lãnh chúa cai quản, dân chúng loạn lạc nháo nhào chạy từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc lại từ Bắc xuống Nam, loanh quanh như kiến bò miệng chén, thì ông bỗng nhìn thấy bà cụ gánh đôi quang thúng, mỗi bên một cậu bé ngồi, bà cụ hớt hãi chạy loạn như ai. Tiên Sinh tủm tìm cười, về đạo quán uổng một chén rượu và ngủ một giấc dài. Khi tỉnh dậy thì thiên hạ đã thái bình. Sau này, cái thiên hạ thái bình ấy mới hiểu nổi cái nụ cười của Tiên Sinh, vì ông đã biết trước hai chú nhỏ kia sẽ là hai vị Thái Bình Thiên Tử, một người là vua Thái Tổ nhà Đại Tống Triệu Khuông Dẫn, còn một người là vua Thái Tôn Triệu Khuông Nghĩa

Thì ra cải Nhân thái bỉnh nó đã chực sẵn trong cái Duyên tao loạn. Xung quanh có thái bình, có ai biết, ai hay? Ngay cái người sinh ra nó, gồng gánh nó, cũng chẳng rõ nốt. Bà cụ đã đeo cái thái bình trên cổ mà vẫn còn chạy rối lên đi tìm cái thái bình. Vì thế Tiên Sinh đã lưu lại cho hậu thế một phương pháp giản dị để đọc trước được số mệnh từng người

Chắc chắn về phần Tiên Sinh thì tiên sinh đã nắm vững những lý tắc về số mệnh, nếu lại đem diễn tả ra bằng Dịch Lý, huyền học thì thành ra môn Tử Vi Đẩu số sẽ thành ra của riêng lý số gia, không phổ biến, không phổ cập quần chúng. Cho nên Trần Đoàn tiên sinh đã dùng phương tiện cụ thể hóa những quan niệm trừu tượng đưa lý vào sự, đưa các định tắc u huyền vào các công thức để áp dụng

Đại để ta thấy; Hi Di tiên sinh đã:

1. Đặt ra một số tổng tụ ý niệm, rồi mượn danh các đẩu tinh làm ký hiệu để đưa vào bàn toán

2. Chiếu quy ước dịch lý đế phân vi và bổ liệt các ký hiệu ấy

Ta đã rõ, một khi cụ thể hóa một ký hiệu khiến chữ nó sinh ra nghĩa, thành sự, thành vật là sự ấy, vật ấy lọt vào suy tư của thế gian. Lọt vào suy tư của thế gian là có hình bóng trong tâm tư của cá nhân, trong công tâm của cộng đồng nhân loại và đương nhiên phải chịu làm thuộc dân của các quy luật chi phối thế gian sự vật

a.    Luật tiến hóa: đó là ký hiệu liên quan đến các sao Vòng Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan (tức là Lộc Thần, là lớn lên, làm ra tiền của), rồi Suy, Bệnh, Tử Mộ, Tuyệt (tức là ốm đau, già, chết, tan biến)

b.    Luật Cung Cầu: tức là các sao vòng Quý Nhân, mình thiếu môn gì thì đối với mình mong cầu là của quý, người giúp đỡ mình là quý nhân

c.    Luật Hỗ Tương Ảnh Hưởng: theo phương vị nhìn nhau thì có Hình, Xung, Phá, hợp, và Hại. Đứng ở Tí thì xung với Ngọ Nhưng Tí lại hợp với Sửu. Sửu lại xung với Mùi. Tí xung Ngọ thì phải phá lại Mùi, vì Mùi nó là đồng minh của Ngọ, là kẻ thù của mình. Cứ chiếu bộ vị đứng ngồi mà hiểu việc đời. Ngang với nhau thì tìm cách liên kết gọi là hợp lực, như Mão hợp Tuất, Thìn hợp Dậu. Chéo cẳng nhìn xéo nhau thì xung đột Dần, Thân, đứng che mặt nhau thì tìm cách phá nhau, phải hạ bệ cái món kỳ đà cản mũi ấy đi, tức Dần phá Tỵ, Hợi phá Thân….

d.    Luật Ngũ hành xung khác, theo tình thế mà luận như anh Kim thì khắc anh Mộc. Theo thời tiết mà luận thì anh Kim từ về mùa Hạ, khỏe về mùa Thu, ứng dụng về mùa Đông và khó chịu với anh mùa Xuân vì nó thuộc hành Mộc

e.    Luật Ngũ hành Vượng, Tướng: theo Sinh, Vượng, Bại địa….

f.    Luật thăng hoa, phản tỉnh: như Địa Không, Địa Kiếp là hai sao khốc hại, nhưng đến chỗ tuyệt địa của nó là nó tắt hết lửa thì nó bật nên tốt đặc biệt, vì lẽ tuyệt xứ phùng sinh nên các cụ ta dẫn câu: Không Kiếp ư hiềm Tị hợi

g.    Luật biển tướng, hóa nghĩa: sao Hồng Loan là cỗ kiệu, là xe. Đào hoa là các loài hoa. Nhưng về già gặp chúng nó hóa ra thành đòn đảm ma và nhà tang Đại khái như thế, mỗi vì sao là một ký hiệu, một tổng tụ ý nghĩa, để nói lên một sự, một vật, một bộ phận trên cơ thể con người, tùy vật mà lệ thuộc những hình ảnh, những luận điệu tin tưởng, những công năng hiệu lực hoặc các úy, kỵ, khắc tính của sự vật ấy

Đó là đơn độc từng sao, rồi lại đến bộ sao tập hợp với nhau, như Thiên mã ngộ Đà La là ngựa vướng dây, tức là phải vấp ngã. Đào Hồng ngộ Thái Dương ờ Mão là mùa xuân, Đào Hồng hướng dương, trai sớm nhân duyên, gái đắt chồng bằng các quy lệ trên đây, một khi người ta tìm thấy phương pháp để đạt những dữ kiện vào trong tọa độ đích danh của chúng để biết rõ mặt mũi, tâm sự, thực lực, hiệu năng của mọi sự vật thì việc áp dụng các định luật Dịch lý để rút tỉa ra từng mớ suy tư về các hiện tượng tương lai, căn cứ vào các tông tụ ý nghĩa mà con toán hô danh không còn là chuyện không thể làm được.

Trong cái pháp giới trùng trùng chuyên khởi mà cả Khoa học lẫn Tôn Giáo đã ý niệm được, thì cả vũ trụ mênh mông chỗ nào cũng chi là một góc bàn cờ, mỗi phép, mỗi sự, tức như mỗi người, mỗi vật đều thành từng con cờ có vị trí, có thực lực, có hoàn cảnh, chịu quy tắc sinh hoạt có luật lệ để đi đứng, nằm ngồi, hò hét nhảy múa….

Vậy cho nên, một khi biết được con cờ thuộc loại nào ở chỗ nào, trên bao la phương vị của bàn cờ, là chúng ta có tọa độ để lược giải cá nhân chúng nó

Nhưng hiền thánh khai thị ra lý số là những siêu nhân có sự hiểu biết phi phàm, đã nắm vững công thức ngõ hâu đặt ra mọi loại tọa độ, đê khám phá số mạng của người, của sự vật

Biết Thái Ất thì tỏ việc 500 năm về trước, 500 năm về sau

Biết Lục Nhâm thì chiếu theo giây phút mình động tâm mà rõ sự gì đến sẽ đến

Biết Tử Vi thì có thể theo dõi việc nhãn tiền xảy ra cho 1 kiếp nhân sinh

Trong thâm tâm chúng ta, đều luôn luôn giao động theo dịch lý. Ngoại cánh luôn biến chuyển. Vũ trụ của Sát na trước không phải là vũ trụ của sát na sau. Thâm tâm chúng ta luôn chịu sự chi phối của nghiệp lực mà biến chuyển theo dịch lý, kể từ giây phút mà quả trứng mới thành hình cho đến lúc có mày râu hiện tại…. để luôn luôn trong ngoài hòa hợp

Trong cái vũ trụ của Hoa Nghiêm Pháp Giới, như trên đây đã được trình bày:

Nhất pháp biển ư nhất thiết pháp Nhất thiết pháp nhập ư nhất pháp

Thì lúc nào thánh nhân cũng có thể biết rõ rang tất cả mọi sự, mọi việc từ trước đến sau, từ quá khứ đến tương lai

Nhưng chúng ta chi là người có nghiệp báo. Các cảm giác của chúng ta bị ngũ quan vật chất nó hạn chế, suy tư ta lọt vào vòng hạn lượng của tỷ số và bị giam giữ trong một mô thức Thời Không

Cho nên từ chính đáng hay không chính đáng, dù ước muốn hay không ước muốn, chúng ta không có cách gì TẬN CÙNG HIỂU BIẾT VỀ TA, và chúng ta phải rõ, không phải số không đúng, mà chính yếu là ở chỗ: CHUNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN ĐUỢC BIỂT HẾT

Đó là một công lệ

Tài giỏi như bao nhiêu bác học đã lĩnh giải Nobel cũng thấm thía về cái môn tạo hóa đành hanh. Họ nghiên cứu, tìm tòi về sắc trần (particules) trên môi trường cực vi của chúng, mà tất cả đều phải khóc, vì không có cách gì biết đầy đủ về thân thế của một sắc trần. Khi ông thấy Tướng của nó, thì ông không thấy được Tính của nó. Khi ông tìm ra Tính, thì nó đã lại mất hết Tướng Khi thấy đất nó đứng, thì không biết nó làm gì, khi nhận được lý lịch của nó, thì không biết chỗ nó trú ngụ. Định tác về phạm vi hiểu biết này mang tên là Principe d’incertitude d’Heisenberg”:

DP x DQ > H

(DP là tính; DQ là Tướng)

Theo công thức này thì biết môn nọ, phải bỏ môn kia, muốn được cả hai thì không bao giờ toàn bộ. Bao giờ cũng còn sót lại một phần lơ mơ ước lượng bằng một thái nhất H, gọi là hằng số Plank

Định tắc này là 1 trong những cột trụ của Kiến trúc khoa học nguyên tử hiện tại. Như vậy, cái khoa học tiến triển hiện tại nó cũng không hơn gì khoa huyền học của Đông Phương, nếu có chịu thua trời đất, cũng chi đến mức ấy mà thôi. Vì chủng ta chỉ là con người, mà đã là con người thì bị cái nghiệp người nó hạn chế, nó che đậy và nó đánh lừa…

Vậy làm thế nào để tranh đạt với nó?

Thành ra giá trị của Lý số chính danh lại chuyển bộ sang đất Chân Giá Trị của người đoán số. Chân giá trị của người đoán số là đem áp dụng các quy luật đã nói trên đây (mới có một phần nhò được trình bày) cho các tổng tụ ý nghĩa để tia rút ra những biệt nghĩa cho mọi trường hợp

Ví dụ thứ nhất: Xét về sao Bạch Hổ, vốn là sao Kim có hai nơi vượng địa là Thân, Dậu (Kim cung) là thể tinh vượng, và Dần Mão là núi non, là đất dụng võ. Từ Hợi đến Thân là ban đêm đi kiếm ăn được là hay, nhập Ngọ bị tiêu đốt là bất lực. Hổ mà gặp Hóa Kỵ ở Vượng cung là hét ra khói. Hổ ở cung Tuất là con chó, ngộ Riêu Y là chó dại (???); hổ gặp Thai là hổ cắn cơ quan sinh dục, đàn bà gặp nguy lúc có thai, mãn nguyệt…. Lại cần xét nếu nó khỏe thì lợi cho ai, nó yếu thì có ích cho mình hơn là nó khỏe không?

Ví dụ thứ 2: Sách Ma Thị dạy rằng “mệnh VCD đắc tam không nhi phủ quý khả kỳ”. Như thế một câu mà có 2 nghĩa. Khả kỳ là giàu sang được cũng là lạ? hoặc giàu sang đến mức kỳ lạ?

Phần đông mới học tử vi thì chỉ hiểu được là: giàu có đến mức kỳ lạ, nên sai tuốt luốt. Thực ra, món gì không bị đè nén thì bốc: Lửa. Món gì không bị che đậy thì sang chói: Kim Khí. Thế cho nên cách này chỉ đẹp với người tuổi Hỏa, hỏa cục và người mệnh Kim, Kim cục

Ngoài ra, nước mà không đáy thì nước tung tóe, và ướt hết sạch. Thổ (Đất) không được hứng đỡ thì rơi mất tăm. Mệnh Thủy mệnh Thổ mà đắc tam Không là cách chết non, nghèo khổ, có lẽ nào mà phú quý được? Thì chữ Khả Kỳ có nghĩa là đâu có chuyện ấy?

Thói thường, các cụ đầu sách viết một câu, cuối sách viết một câu, rồi lại dấu một ít nghĩa vào giữa sách hoặc cắt đầu xén đuôi chữ nghĩa.

Tại sao các cụ lại làm như thế?

Chữ nghĩa chỉ đãi người có thiện chí, không thể khinh suất trao tay cho cả nhà để họ bàn suông làm giảm giá trị của bộ môn học thuật. Sau nữa để cho giảm thiểu cái loạn vọng của người đời, làm cho xã hội bị tai bay vạ gió vê sau

Phú giải rằng một Phá quân Tí Ngọ. Lại ghi Xương Khúc Sửu Mùi, văn chương linh thịnh. Tức là văn chương mà được Xương Khúc cư cung Sửu hay Mùi là hay tuyệt, mà võ tướng được cách Phá Quân cư Tí, cư Ngọ thì lừng lẫy anh hung

Khốn nồi biết bao anh Phá Quân Tí Ngọ mà chi lừng lẫy ở chồ giết heo, mổ bò, còn biết bao bậc Xương Khúc Sửu Mùi mà đọc không nổi mấy chữ trong gia phả. Thì ra các cụ bắt con cháu kéo cái Phá Quân ấy đến giữa sách, mà đòi hỏi lá sổ ấy phải là người “Trương chiêu lưu thủy”, theo câu “Phá Quân Tí Ngọ, Trường chiêu lưu thủy”, nghĩa là phải hợp với mệnh Thủy thì mới thành công. Cũng như người Xương Khúc Sửu Mùi thì phải là mệnh Kim hay cục Kim mới được hưởng lộc. Nên câu phú giải giữa quyển: “Xương Khúc Sửu Mùi, văn chương linh thịnh”, lại cần được đối chiểu với câu phú, Kim hợp cục Sửu, Mùi Khúc Xương nó ở trang sách gần bìa

Nếu khách không phải cục Kim, mệnh Kim thì chớ mang cái Sửu Mùi Khủc Xương của khách ra mà phân bua với làng, lá số sai nhiều quá

Qua vài ví dụ trên, chúng ta cũng tạm ý niệm, được tầm quan trọng của phép đoán số. Số chỉ hay ở chỗ có người biết đoán. Muốn đoán đúng, phải biết đọc sách, mà sách cổ thì khó xem như thế đó.

Sách cổ khó xem, người đoán phải lạc. Cái lạc ấy nó sẽ đi xa, làm cho tàn lụi cái tinh hoa cổ của Đông phương. Thế thì tương lai khoa Tử Vi sẽ đi về đâu?

Căn cứ vào tài liệu biên khảo, tôi nhận thấy rằng ông bạn Thái Đình ghét chuyện bùn lầy nước đọng, có ý kiến canh tân. Gộp hai nền văn hóa Đông Tây, ông muốn phá vỡ cái màn huyền bí về khoa Tử Vi, qua sự chiêm nghiệm lâu năm của chính bản thân mình để cho khoa này được bồi bổ và biến ra thành thực dụng, hữu ích cho sự tu dưỡng tâm linh và sự hòa đồng xã hội, đưa từ vị kỷ lên thành vị tha tốt đẹp

Những suy tư của ông thật mới lạ, nhưng rất hợp lý bởi đường hướng văn minh của con người phải là sự thăng hoa năm trong Duy Thức mà khoa tử vi là một khoa học của Duy Thức và Thực Dụng.

Ông nghĩ đến chuyện giúp độc giả tự mình lập được lá số cho mình, chong than và đoán được nữa. Đi xa hơn, ông muốn cải bổ số mệnh, uốn nắn số mệnh để gạt bỏ bớt cái xấu, chiêu thêm cái tốt… Vừa bàng sự tu dưỡng nội tâm, tạo cái nghiệp tốt đẹp cho số mệnh, vừa bằng hình thức cụ thể, đem ngũ hành sinh khắc chể hóa cho nhau, lấy màu sắc, phương hướng, thời tiết để tăng cựờng cho mệnh, như kiểu tạo cái thắng để hãm, cái mộc để che, chẳng phải là đê đánh lừa sô mệnh, mà chính là để sửa chữa lại số mệnh theo đúng độ ăn nhập của nó, đúng cân, đúng lạng và kích thước để làm cho chệch đi, dù chi là một ly ông cụ, bé nhỏ li ti….

Cái tin tưởng mãnh liệt của ông đã thể hiện qua suốt hơn 50 trang về ý niệm mới mở về Tử Vi, làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Ít nhất cũng cho thấy sự nắm vừng Tử Vi của ông về mặt Khoa học Thực Dụng, nên cuốn Tử Vi Đại Toàn trong phần nguyên tắc đã được trình bày khúc chiết có hệ thống, làm cho dễ tra cứu, dễ hiểu và dề đoán. Đó là một chuyện đáng mừng ở chỗ bên thiện chí là người có đủ tư cách, sách là một tài liệu đứng đắn, không phụ bút hiệu TRÚC SỸ của ông.

Còn lại vấn đề lãnh hội và thực hành thì tất nhiên là phải trông đợi ở quý.

Biết đâu may mắn, sau khi đọc sách của Thái Đình, lại có nhiều vị tránh được tai nạn nhờ phương pháp kê bằng nghiệp lực, thăng hoa linh hồn, tìm được những điều lợi ích hữu lý của sách để hành động, cũng như biết đâu có vài độc giả sáng suốt có thêm ý niệm cần thiết để bổ túc cho sách Thái Đình, làm khoa Tử Vi được rạng rỡ như tác giả mong muốn

Đó là điều tâm niệm của tôi, và chắc cũng là điều tâm niệm của bạn Thái Đình vậy

PORTLAND, ngày 15 tháng 9 năm 1979

NGUYÊN VĂN THƯ

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button