Nghiên cứu

Chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa linh thiêng ở xứ Cố Đô Huế

Huế là vùng đất có nhiều đền chùa, lăng tẩm lâu đời nên được xem là vùng đất linh thiêng ở Việt Nam. Khi nhắc đến Huế hẳn sẽ không thể bỏ qua chùa Thiên Mụ – ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi đầy huyền bí!

Chùa Thiên Mụ được biết đến như một biểu tượng thiêng liêng của mảnh đất Cố Đô với 400 năm tuổi. Nơi đây mang đến cho khách viếng thăm cảm giác yên bình, thơ mộng với lối kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Nếu bạn có dịp ghé thăm Huế mà chưa từng một lần tham quan ngồi chùa nổi tiếng này thì quả là thiếu sót.

Nguồn gốc của chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một trong những địa điểm khám phá tâm linh được rất nhiều du khách quan tâm khi ghé thăm Huế. Chùa có vị trí đặc biệt khi được xây dựng trên ngọn đồi Hà Khê ngay bên dòng sông Hương đầy thơ mộng.

Bạn đang xem: Chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa linh thiêng ở xứ Cố Đô Huế

Vì sao lại có tên gọi là Thiên Mụ? Theo sự tích được ghi lại trong sử sách, trước đây trên đồi Hà Khê có một ngôi chùa của người Chăm tên là Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu. Hàng đêm hay có một bà lão mặc quần xanh áo đỏ nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.

Tình cờ thay, chúa Nguyễn Hoàng trong lần vi hành xem xét địa hình nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng giang sơn dòng họ Nguyễn sau này. Ông đã nhìn thấy ngọn đồi nhỏ tựa đầu rồng bên dòng sông Hương xanh biếc nên vô cùng thích thú. Vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?

Ngày nay, chùa Thiên Mụ thuộc địa phận An Ninh Thương, phường Kim Long, thành phố Huế. Chùa cách trung tâm thành phố chừng 5km về phía Tây. Chùa hiện đã có gần 400 năm tuổi, trải qua nhiều thập kỷ nhưng với lối kiến trúc đặc biệt, khung cảnh hữu tình cùng với những câu chuyện bí ẩn, nơi đây vẫn luôn là điểm du lịch tâm linh được nhiều tín đồ Phật tử yêu thích.

Hàng năm nơi đây đón hàng nghìn du khách đến thăm viếng, đặc biệt là vào những ngày lễ, ngày rằm của Phật giáo. Bạn sẽ có cảm giác yên bình, trang nghiêm, thư thái ngay từ khi bước chân vào cổng chùa.

Chùa được xây dựng trên nền đất rộng với những khu vực được quy hoạch gọn gàng, khuôn viên chùa có nhiều cây xanh mang đến cảm giác vô cùng thư thái. Đi cùng với sự phát triển của ngôi chùa là nhiều truyền thuyết được người dân xứ Huế truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Chính vì sự kỳ bí đó đã khiến chùa Thiên Mụ càng thêm lôi cuốn các Phật tử và du khách ghé thăm mỗi năm.

Địa chỉ cụ thể của chùa Thiên Mụ là nằm trên đồi Hà Khê (số 140 – 142 đường Nguyễn Phúc Nguyên), bên bờ sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km theo hướng Tây. Từ trung tâm thành phố, du khách có thể thuê taxi, xích lô hay xe đạp, xe máy để đi lên chùa. Nhưng PGVN khuyên bạn nên mua vé thuyền tại bến sông Hương để thả mình vào dòng sông xanh biếc và cảm nhận sự thư thái, yên bình của khung cảnh trên hành trình tham quan chùa Thiên Mụ.

Kiến trúc đặc biệt của chùa Thiên Mụ

Cửa Nghi Môn với các bậc tam cấp dẫn lên khoảng sân chính của chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ được biết đến là ngôi chùa xây dựng từ đời chúa Nguyễn Hoàng (1601) với lối kiến trúc đặc biệt. Nhìn từ xa đặc biệt khi đi thuyền trên dòng sông Hương bạn sẽ thấy hình ảnh ngôi chùa như một con rồng khổng lồ mà trên lưng là một tòa tháp cổ với đầu hướng ra phía dòng sông.

Xung quanh chùa là những hàng thông, ao sen, cây cảnh… Tất cả tạo nên một không gian vữa trữ tình lại trang nghiêm cho du khách cảm giác quen thuộc, yên tĩnh đến lạ thường.

Trải qua quá trình giữ gìn, trùng tu quần thể chùa Thiên Mụ với Tháp Phước Duyên, Điện Đại Hùng, Điện Quan Thế Âm, Cổng Tam Quan… Mỗi khu vực đều được xây dựng bằng những vật liệu cổ xưa với các chi tiết khắc tạc vô cùng tinh vi, thể hiện rõ lịch sử của ngôi chùa.

Khuôn viên chùa được chia làm 2 khu vực chính gồm: Khu vực trước và trong Nghi Môn. Cụ thể như sau:

Khu vực trước cửa Nghi Môn

Nơi đây gồm một quần thể với bến thuyền 24 bậc tam cấp. Một cổng tam quan dẫn vào khuôn viên nhà chùa được xây với kiến trúc 4 trụ biểu vô cùng hùng dũng, kiên cố. Tiếp theo là đình Hương Nguyện, muốn tới nơi đây quý khách sẽ đi qua 15 bậc tam cấp kể từ cổng Tam Quan.

Sau khi ghé thăm đình Hương Nguyện bạn sẽ bắt gặp tháp Phước Duyên được xây dựng cao sừng sững với 7 tầng, mà càng lên cao diện tích càng thu hẹp, mỗi tầng đều có tượng Phật. Phía trên cùng của tháp trước đây còn được dùng thờ tượng Phật bằng vàng.

Xung quanh 2 bên đình Hương Nguyện cũng có kèm các công trình như: hai lầu bìa hình tứ giác và 2 lầu hình lục giác được dùng để bia và chuông. Đây là nơi để tưởng niệm.

Khu vực trong cửa Nghi Môn

Đây là khu vực chính của chùa Thiên Mụ với các điện như Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Thế Âm. Sau các điện sẽ đến dãy nhà Trai tăng, nhà khách, vườn cây đặc biệt phía sau chính là vườn thông.

Những điểm tham quan ở chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là địa điểm tham quan hút khách tại mảnh đất Cố Đô đầy lịch sử. Nếu ghé thăm nơi đây bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc đặc biệt như:

Điện Đại Hùng với lối kiến trúc độc đáo là nơi thờ Phật Di Lặc.

1. Điện Đại Hùng

Đây là điện nằm chính giữa khuôn viên chùa, là nơi thờ Phật Di Lặc. Điện có lối kiến trúc chung như nhiều điện khác với xi măng đặc có sơn màu gỗ mang lại cảm giác trang nghiêm, gần gũi.

Điện không chỉ có tượng Phật Di Lặc mà còn có nhiều đồ có giá trị khác như: bức đại tự, chuông nhật nguyệt, tượng Tam Thế Phật, tượng Văn Thù Bồ Tát. Đặc biệt ghé thăm điện bạn còn có thể viếng thăm mộ Hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị sư trụ trì của chùa Thiên Mụ.

2. Tháp Phước Duyên

Đây là nơi được xem là “tâm hồn” của chùa Thiên Mụ với 7 tầng, mỗi tầng 2 mét. Nơi đây được rất nhiều du khách check – in bởi chúng chính là điểm đặc biệt của ngôi chùa.

3. Điện Địa Tạng

Đây là điện lớn thứ 2 trong chùa Thiên Mụ nằm ngay sau điện Đại Hùng. Nơi đây cho bạn cảm giác vô cùng yên bình với khoảng sân rộng phía trước cùng hồ nước trong xanh, rất thích hợp cho du khách chụp những bức ảnh đẹp cho tập thể hay gia đình.

4. Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan cũng được xem là điểm tham quan không thể bỏ qua tại chùa Thiên Mụ. Cổng với lối thiết kế đặc biệt 2 tầng, 8 mái và có 3 lối đi biểu trưng cho: Nhân – Qủy – Thần. Đây cũng là điểm gợi ý check – in khá lý tưởng cho những bạn đam mê du lịch và chụp ảnh.

Một vài lưu ý khi ghé thăm chùa Thiên Mụ

Mặc dù là một địa điểm tham quan du lịch nhưng vốn dĩ đây là một ngôi chùa Phật giáo với các quy định riêng. Sau đây là một số lưu ý mà các bạn cần biết khi đến viếng thăm chùa Thiên Mụ.

  • Trang phục cần phải chỉnh tề, không mặc đồ ngắn quá đầu gối, không nên mặc váy, trang phục quá hở hang khi viếng chùa.
  • Bạn nên mang nước uống theo vì thời gian ghé thăm khá lâu để vãn cảnh, và trong khuôn viên chùa không có hàng quán.
  • Bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, không nói lời thô tục, không nô đùa khi viếng chùa.
  • Bạn nên thắp hương ở các bát hương lớn bên ngoài, hạn chế thắp hương phía trong dễ gây khói ngạt, hỏa hoạn.
  • Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa, không bẻ hoa, bứt lá trong chùa.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa 400 năm tuổi cổ xưa thiêng liêng của đất Cố Đô. Nơi đây với phong cảnh hữu tình, nên thơ cùng sự linh thiêng sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho những ai ghé thăm xứ Huế mộng mơ.

PGVN

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button