Tử vi

Chương 14: Phong Giác Điểu Chiêm

PHONG GIÁC ĐIỂU CHIÊM

(Thấy gió thì ta đã tự giác, thấy chim thì chiếm quẻ)

Danh ngôn nói Phong giác Điểu chiêm, thấy gió thì tâm tự giác, còn thấy chim thì bố quẻ xem. Chớ không phải cả hai đều toán quẻ hết, cho nên gọi là Phong giác điểu chiêm.

Bạn đang xem: Chương 14: Phong Giác Điểu Chiêm

Phàm ngụ ý các vật mà ra quẻ, đều nghĩ sai lầm Phong giác Điểu chiêm, cũng như Dịch số, tất cả toàn thư đều gọi chung là Quan Mai Dịch Số, chứ không phải tất cả là Quan-Mai.

Phong giác là thấy gió thì tâm tự giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết, xem đến sắc gió, suy thanh thế gió để biện cát hung. Thí dụ:

Như ta thấy, gió từ phương Nam thổi lại, đó là biết hướng gió, thế là ta có quẻ Gia Nhân rồi, vì phương Nam là Ly thuộc Hỏa, hợp với Tốn là gió, tức đã có sẵn quẻ Phong Hỏa Gia Nhân rồi:

_____

_____

__ __

_____

__ __

_____

Nếu gió từ phương Đông thổi tới, tức là đã có sẵn quẻ Phong Lôi Ích, vì Tốn thuộc Phong là gió, mà Lôi tức Chấn mà Chấn ở phương Đông.

_____

_____

__ __

__ __

__ __

_____

Bây giờ xem đến thời tiết:

– Nếu ta đang ở trong mùa Xuân, tức là trận gió êm dịu mát mẻ, gọi là Hòa sướng chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Hạ, thể gió có khí nuôi dưỡng mình được, gọi là Trường Dưỡng chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Thu, tức là thể gió tàn sát một cách rất nghiêm khắc, gọi là Túc Sát chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Đông, tức là thể gió lạnh ngắt, nghiêm ngặt lắm, gọi là Lẫm Liệt chi phong.

Xem đến sắc gió: Nếu như trong trận gió có bụi, hơi, như khí của mây mù:

– Tự như sắc vàng: gió báo điềm tốt.

– Tự như sắc xanh: gió báo nửa tốt nửa xấu.

– Tự như sắc trắng: gió độc hại.

– Tự như sắc đen tối: ấy là điềm xấu.

– Tự như sắc đỏ: sẽ có tai ương.

– Tự như sắc hồng tía: lại là điềm tốt.

Xem về thanh thế của gió:

– Gió thổi như ngựa lâm trận: chỉ sự tranh đấu.

– Gió thổi như sóng vỗ: sẽ có hiềm kinh.

– Gió thổi như nghẹn ngào, khó thở: chỉ sự lo ưu.

– Gió thổi như tấu nhạc: có sự vui.

– Gió thổi như ngọn lửa nóng bức: tất có hỏa kinh.

– Còn như tiếng gió dịu dàng mà tới, từ từ mà đi, ấy là triệu cát khánh vậy.

Ghi chú:

(1) Phương gió thổi đang lúc đó, ta đã nhận thấy rồi, không cần toán tính gì cho nên gọi là giác (Lời của Dịch giả)

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chương 14: Phong Giác Điểu Chiêm

PHONG GIÁC ĐIỂU CHIÊM

(Thấy gió thì ta đã tự giác, thấy chim thì chiếm quẻ)

Danh ngôn nói Phong giác Điểu chiêm, thấy gió thì tâm tự giác, còn thấy chim thì bố quẻ xem. Chớ không phải cả hai đều toán quẻ hết, cho nên gọi là Phong giác điểu chiêm.

Phàm ngụ ý các vật mà ra quẻ, đều nghĩ sai lầm Phong giác Điểu chiêm, cũng như Dịch số, tất cả toàn thư đều gọi chung là Quan Mai Dịch Số, chứ không phải tất cả là Quan-Mai.

Phong giác là thấy gió thì tâm tự giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết, xem đến sắc gió, suy thanh thế gió để biện cát hung. Thí dụ:

Như ta thấy, gió từ phương Nam thổi lại, đó là biết hướng gió, thế là ta có quẻ Gia Nhân rồi, vì phương Nam là Ly thuộc Hỏa, hợp với Tốn là gió, tức đã có sẵn quẻ Phong Hỏa Gia Nhân rồi:

_____

_____

__ __

_____

__ __

_____

Nếu gió từ phương Đông thổi tới, tức là đã có sẵn quẻ Phong Lôi Ích, vì Tốn thuộc Phong là gió, mà Lôi tức Chấn mà Chấn ở phương Đông.

_____

_____

__ __

__ __

__ __

_____

Bây giờ xem đến thời tiết:

– Nếu ta đang ở trong mùa Xuân, tức là trận gió êm dịu mát mẻ, gọi là Hòa sướng chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Hạ, thể gió có khí nuôi dưỡng mình được, gọi là Trường Dưỡng chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Thu, tức là thể gió tàn sát một cách rất nghiêm khắc, gọi là Túc Sát chi phong.

– Nếu ta ở về mùa Đông, tức là thể gió lạnh ngắt, nghiêm ngặt lắm, gọi là Lẫm Liệt chi phong.

Xem đến sắc gió: Nếu như trong trận gió có bụi, hơi, như khí của mây mù:

– Tự như sắc vàng: gió báo điềm tốt.

– Tự như sắc xanh: gió báo nửa tốt nửa xấu.

– Tự như sắc trắng: gió độc hại.

– Tự như sắc đen tối: ấy là điềm xấu.

– Tự như sắc đỏ: sẽ có tai ương.

– Tự như sắc hồng tía: lại là điềm tốt.

Xem về thanh thế của gió:

– Gió thổi như ngựa lâm trận: chỉ sự tranh đấu.

– Gió thổi như sóng vỗ: sẽ có hiềm kinh.

– Gió thổi như nghẹn ngào, khó thở: chỉ sự lo ưu.

– Gió thổi như tấu nhạc: có sự vui.

– Gió thổi như ngọn lửa nóng bức: tất có hỏa kinh.

– Còn như tiếng gió dịu dàng mà tới, từ từ mà đi, ấy là triệu cát khánh vậy.

Ghi chú:

(1) Phương gió thổi đang lúc đó, ta đã nhận thấy rồi, không cần toán tính gì cho nên gọi là giác (Lời của Dịch giả)

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button