Tử vi

Chương 37: Thiên Tựa Tam Yếu Linh Ứng

Vả chăng! Dịch là bản chất thuộc Tinh lý hoc, bản chất của Tinh lý ấy hoàn toàn do ở Tâm của ta vậy. Cái Tâm ấy là bản chất của một Tâm linh sáng suốt, trong sạch, chẳng bị một tơ hào nào xúc phạm, chẳng có một bụi trần nào làm hoen ố được. Tinh lý đây đủ là Dịch thể hiện hoàn toàn ở Tâm ta, ấy là Dịch, ấy là Tiên Thiên Dịch vậy.

Chí như mối lo tư, tự nhiên bắt đầu bộc phát, ngoại vật gắn liền với tâm, như mây che không trung, như bụi làm lu mờ kiếng, chìm đắm mịt mù không rõ ràng. Mà trong vào Dịch thể hiện nơi Tâm của ta, há để xen lẫn được như thế sao?

Cho nên cái nguyên nhân kỳ diệu của Tam yếu, nó xoay vần ở Nhĩ (tai), Mục (mắt), Tâm (cái tâm tư), ba yếu tố hư linh ấy thể hiện vào sự vật. Tai thì thông, Mắt thì sáng, Tâm thì thật trong sạch sáng suốt. Vì sự căn là do nơi Tâm, mà Tâm thì chủ trị lấy sự căn. Song le sự căn chưa phát động, thì quỷ thần chưa rõ được cái nguyên nhân, cát hung, họa phước không nơi thâm nhập. Cho nên Tiên sư dạy rằng: Tư lự chưa phát động, Quỷ Thần chưa hay, chẳng phải do nơi ta, thì do tại ai?

Bạn đang xem: Chương 37: Thiên Tựa Tam Yếu Linh Ứng

Nếu sự căn mà dấy động ở Tâm ta, ắt là quỷ thần thấu hiểu, sự cát hung hối lận tất phải có số, thì tất nhiên ta đã có sẵn một lẽ gì đó rồi, ắt phải cầu đến Tâm Dịch của ta vậy.

Như vậy im lặng, không tiếng, không động, yên lặng mà lo nghĩ, mà xét đoán cho chân thành, chú ý xem sự thay đổi, ngẫm ngợi xét tìm, quay vần trong Tam yếu, ắt hẳn ta thấy, mà thấy rõ ràng, nghe không rõ, ta nghe rõ ràng, như thấy rõ hình ảnh, như nghe âm thanh báo hiệu, ta xem xét rõ ràng, thì biết Dịch là đạo chiêm bốc, chính Dịch là ở nơi Tâm ta vậy.

Tam yếu chẳng phải là sự hư không, mà sự huyền diệu linh ứng rất cao xa, ấy là đạo vậy.

Xét lý cho chí tình, chí thần, trăm họ hàng ngày thường dùng mà chẳng hay. Làm sao được, để biết cho đầy đủ cái ảo diệu chân tình để luận bàn ấy chỉ có tiên sinh Lưu. Tiên sinh người ở Giang Hạ, hiệu Trạm Nhiên Tử, được Vương Óc Sơn nhân, Cao Xử sĩ Vân Thạch trao truyền.

Bảo Khánh năm thứ 4, sau rằm tháng Trọng hạ, Thanh Linh Tử Chu Hư, bái thủ tự.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chương 37: Thiên Tựa Tam Yếu Linh Ứng

Vả chăng! Dịch là bản chất thuộc Tinh lý hoc, bản chất của Tinh lý ấy hoàn toàn do ở Tâm của ta vậy. Cái Tâm ấy là bản chất của một Tâm linh sáng suốt, trong sạch, chẳng bị một tơ hào nào xúc phạm, chẳng có một bụi trần nào làm hoen ố được. Tinh lý đây đủ là Dịch thể hiện hoàn toàn ở Tâm ta, ấy là Dịch, ấy là Tiên Thiên Dịch vậy.

Chí như mối lo tư, tự nhiên bắt đầu bộc phát, ngoại vật gắn liền với tâm, như mây che không trung, như bụi làm lu mờ kiếng, chìm đắm mịt mù không rõ ràng. Mà trong vào Dịch thể hiện nơi Tâm của ta, há để xen lẫn được như thế sao?

Cho nên cái nguyên nhân kỳ diệu của Tam yếu, nó xoay vần ở Nhĩ (tai), Mục (mắt), Tâm (cái tâm tư), ba yếu tố hư linh ấy thể hiện vào sự vật. Tai thì thông, Mắt thì sáng, Tâm thì thật trong sạch sáng suốt. Vì sự căn là do nơi Tâm, mà Tâm thì chủ trị lấy sự căn. Song le sự căn chưa phát động, thì quỷ thần chưa rõ được cái nguyên nhân, cát hung, họa phước không nơi thâm nhập. Cho nên Tiên sư dạy rằng: Tư lự chưa phát động, Quỷ Thần chưa hay, chẳng phải do nơi ta, thì do tại ai?

Nếu sự căn mà dấy động ở Tâm ta, ắt là quỷ thần thấu hiểu, sự cát hung hối lận tất phải có số, thì tất nhiên ta đã có sẵn một lẽ gì đó rồi, ắt phải cầu đến Tâm Dịch của ta vậy.

Như vậy im lặng, không tiếng, không động, yên lặng mà lo nghĩ, mà xét đoán cho chân thành, chú ý xem sự thay đổi, ngẫm ngợi xét tìm, quay vần trong Tam yếu, ắt hẳn ta thấy, mà thấy rõ ràng, nghe không rõ, ta nghe rõ ràng, như thấy rõ hình ảnh, như nghe âm thanh báo hiệu, ta xem xét rõ ràng, thì biết Dịch là đạo chiêm bốc, chính Dịch là ở nơi Tâm ta vậy.

Tam yếu chẳng phải là sự hư không, mà sự huyền diệu linh ứng rất cao xa, ấy là đạo vậy.

Xét lý cho chí tình, chí thần, trăm họ hàng ngày thường dùng mà chẳng hay. Làm sao được, để biết cho đầy đủ cái ảo diệu chân tình để luận bàn ấy chỉ có tiên sinh Lưu. Tiên sinh người ở Giang Hạ, hiệu Trạm Nhiên Tử, được Vương Óc Sơn nhân, Cao Xử sĩ Vân Thạch trao truyền.

Bảo Khánh năm thứ 4, sau rằm tháng Trọng hạ, Thanh Linh Tử Chu Hư, bái thủ tự.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button