Tử vi

Chương 40: Luận Thập Ứng

Thập ứng lấy Thể quái làm chủ, các quẻ Dụng làm dụng. Mỗi một lấy Nội quái phân ra ngoại Thể, Dụng quái theo ta mà bàn luận cho tinh vi.

Nội quái không tốt mà ngoại quái lại tốt thì có thể giải được sự không tốt.

Nội quái tốt mà ngoại quái không tốt thì nó lại phá hỏng sự tốt.

Bạn đang xem: Chương 40: Luận Thập Ứng

Nếu nội ngoại toàn quái tốt tất nhiên tốt, toàn xấu tất xấu.

Nếu nội tốt, ngoại xấu. Nội xấu ngoại tốt phải suy rõ cái lý mới đoán cát hung, không nên đè chặt phím đàn (hay câu nệ, không biết biến thông) vậy.

Mục Ngoại quái Thập ứng gồm cả Thiên thời, địa lý chia ra làm 10 loại đều lấy Thể quái làm chủ, rồi tùy sở ứng mà áp dụng.

I.- Mục Thiên Thời Ứng

a.- Như trời không mây mù che, sáng lạng trong trẻo ấy là thuộc Càn thời.

  • Nếu Càn Đoài là Thể quái tức tỵ hòa thì tốt. Nếu Khảm là Thể quái, ấy là phùng sinh rất tốt.
  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái, thì gọi là tiết khí (lộ khí ra ngoài).
  • Nếu Chấn Tốn là Thể quái là khắc, tức là xấu.

b.- Trời tạnh ráo giữa ngày, ấy gọi Ly thời.

  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái thì tốt.

c.- Trời đang lúc mưa, hoặc có sương tuyết gọi là Khảm thời.

  • Nếu Chấn Tốn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Ly thì xấu.

d.- Trời đang lúc có sấm gió, gọi là Chấn Tốn thời.

  • Nếu Thể quái là Ly thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Khôn Cấn thì xấu.

II.- Xét Rõ Địa Lý Ứng

a.- Chỗ đất mà loài cây tre mộc tươi tốt xum xuê, gọi là Chấn địa.

  • Nếu Ly cùng Chấn Tốn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái thì xấu.

b.- Chỗ đất thuộc về sông, ngòi, ao đầm, khe, suối, mương, rãnh gọi là Khảm địa.

  • Nếu Chấn Tốn cùng Khảm là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Ly thì xấu.

c.- Chỗ đất về lò bếp gọi là Ly địa.

  • Nếu Khôn Cấn cùng Ly là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Càn Đoài thì lại xấu.

d.- Chỗ đất về hang núi (đá đất) gọi là Cấn địa.

  • Nếu Càn Đoài cùng Cấn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Khảm là Thể quái thì xấu.

III.- Cần Xét Rõ Thời Lệnh Ứng

Về thời lệnh chẳng cần luận đến quái tượng, chỉ cần biết ngày tháng gặp phải thôi, xét khí xuy vượng của Ngũ Hành.

  • Khí vượng là ngày tháng Dần Mẹo là Mộc vượng.
  • Ngày tháng là Tỵ Ngọ là Hỏa vượng.
  • Ngày tháng là Thân Dậu là Kim vượng.
  • Ngày tháng là Hợi Tý thì Thủy vượng.
  • Ngày tháng là Thìn, Tuất, Sữu, Mùi thì Thổ vượng.

Nếu khí mà suy thì như: Mộc vượng thì Thổ suy; Thổ vượng thì Thủy suy; Thủy vượng thì Hỏa suy; Hỏa vượng thì Kim suy; Kim vượng thì Mộc suy.

Cho nên, quái khí của quái sinh Thể, phải gặp thời khí vượng, chẳng nên gặp thời khí suy.

Còn như khí quái của quái khắc Thể, thì cần phải khí suy.

IV.- Xét Rõ Nhân Sự Ứng

Nhân sự thì luận quái tượng theo ngũ hành, mà cũng có lúc không luận theo ngũ hành.

Luận theo quái tượng như:

  • Lão nhân thuộc Càn.
  • Lão phụ thuộc Khôn.
  • Cấn là thiếu nam.
  • Đoài là thiếu nữ.

Lý của ngũ hành sinh khắc tỵ hòa thì cứ đoán theo như mục Thiên Thời Luận và mục Địa lý luận nói trên.

Còn như không luận theo quái tượng và ngũ hành, là vì nhân sự tạp loạn, rối rít, rộn ràng… thấy nhiều cách tốt có xấu có, hiện ra thì nó phải tùy theo cái triệu ứng vào sự việc tốt hay xấu.

Lại nữa, xét đoán việc của người, cũng tùy theo cái sự ứng của người ấy nữa.

V.- Xét Hướng Quái Ứng

Tức là phần phương hướng quái như:

  • Ly là Nam, Khảm là Bắc, Chấn là Đông, Đoài là Tây.
  • Tốn là Đông Nam, Càn là Tây Bắc.
  • Cấn là Đông Bắc, Khôn là Tây Nam.

Luận cát hung, thì xem người tới xem quẻ từ hướng nào tới, thuộc vào quái vị nào, phải dùng Dụng quái mà luận.

Thí dụ: Khảm là Dụng quái thì phương vị nên Khảm cùng Chấn Tốn; còn phương vị Ly là xấu.

Nếu Ly là Dụng quái thì phương vị nên Ly và Khôn Cấn thì tốt, còn hai phương vị Càn Đoài thì xấu.

Vả chăng, tốt hơn là phương vị của bổn quái, phải chịu Dụng quái sinh mới tốt, chớ không nên chịu Dụng quái khắc.

Ví bằng xét khí ở quái, còn phương sở tại thì cần phải xét như:

– Nếu Thủy từ Khảm tới, thì quái Khảm là khí vượng., nếu thủy từ Khôn Cấn mà tới, thì quái Khảm là khí suy.

– Nếu Hỏa từ Nam tới, thì quái Ly là khí vượng, nếu từ Bắc tới thì quái ly là khí suy.

Đại khái, phương của bổn quái, chịu sinh là vượng mà chịu khắc là suy, nên lấy Thể quái mà tham cứu.

  • Quái khí của quái sinh Thể nên ở phương vượng.
  • Quái khí của quái khắc Thể, nên ở phương khắc.
  • Lại nữa Cấn Tốn phương, khỏi bàn đến Khôn Cấn.
  • Khôn cấn phương, khỏi bàn đến Khảm.
  • Khảm phương, khỏi bàn đến Ly.
  • Ly phương khỏi bàn đến Càn. Càn Đoài phương, khỏi bàn đến Chấn Tốn.

Tất cả các quái đều chịu khắc của phương quái hết thảy.

VI.- Xét Động Vật Ứng

Động vật thì luận theo quái tượng như: Càn tượng trưng cho ngựa; Khôn cho trâu bò; Chấn cho rồng; Tốn cho gà; Khảm cho heo; Ly cho chim trĩ; Cấn cho chó; Đoài cho Dê. Còn ngao, sò, trai, ốc, rùa, ba ba cho là tượng Ly; loài cá cho là Khảm, ấy là động vật quái thì dùng Thể quái mà luận.

Còn động vật không luận theo quái tượng, ngũ hành như: chim quạ đen báo hung tai; chim khách báo hỷ tín; chim hồng, chim nhạn báo tin thơ. Loài rắn, loài trùng phong có độc hại, gà gáy cón tin lành, ngựa hý tất có động ý.

VII.- Xét Tịnh Vật Ứng

Các loài khí vật phải luận theo quái tượng như:

Loài Thủy thuộc Khảm, loài Ly thuộc Hỏa, loài Mộc thuộc ChấnTốn, loài Kim thuộc Càn Đoài, loài Thổ thuộc Khôn Cấn, lấy Thể quái mà luận.

Còn loài khí vật mà không luận theo quái tượng, nhưng phải xem cái triệu của khí vật như: Khí vật hình tròn, biểu hiệu cho sự thành; khí vật sứt mẻ, hao mòn, biểu hiệu cho sự bại.

Lại nhận xét xem khí vật thuộc về loại nào như: bút nghiên thì chủ về văn thơ; bào hốt (áo bào và cái hốt) chủ về quan tước; chén, mâm, khay, quả là chủ về yến tập; kìm kẹp, xích xiềng phòng quan tai.

Trăm mối bất nhất, xét từng vật khí.

VIII.- Xét Về Ngôn Ngữ Ứng

Nghe người nói chuyện thì không luận theo quái tượng mà chỉ nghe lời người nói về việc gì để xem cách ứng như: nghe lời nói lành tốt thì tốt; nghe lời nói dữ thì xấu; nhược bằng nghe lời nói huyên náo, rộn ràng, ồn ào thì khó đoán. Nếu có thể nghe mà liệu được nói chuyện gì và hiểu rỏ ý lời nói, tâm thì nhận thức, để hội với cái ý cho hợp lý như: bàn về việc triều chính là ứng vào cầu danh; nói về việc giang, hồ, châu, quận là chủ xuất hành; nói về việc tranh tụng là chủ quan tư; nói chuyện vui mừng lợi về sự hôn nhân.

Mỗi câu chuyện chẳng giống nhau, nên tùy theo sự nghe mà đoán.

IX.- Xét Về Âm Thanh Ứng

Tai để nghe âm thanh mà luận quái tượng, như: Lôi thanh là Chân – Phong thanh là (gió) là Tốn – Vũ thanh là Khảm – Thủy thanh cũng là Khảm.

Tiếng phách, tiếng sanh, tiếng nứt của gỗ, tiếng thuộc về loại Mộc đều thuộc về Chấn Tốn.

Tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng kiểng, tiếng thanh la, tiếng thuộc về loại Kim đều thuộc về Càn Đoài; ấy là thanh âm luận theo quái tượng, dùng Thể quái mà suy luận.

Nghe âm thanh hòa với tiếng vui cười, chủ sự vui mừng, nghe tiếng sầu bi thì ắt có hoạn; tiếng ca, tiếng hát chủ sự khoái lạc; nghe tiếng giận, tiếng hờn, tiếng la chủ sự lộn xộn, tranh dành. Chí như tiếng vật kêu, tiếng quạ tất báo tai ương; tiếng chim khách kêu báo hỷ; chim nhạn, chim hồng kêu báo tin xa tới; tiếng gà, tiếng chim le le đều tốt.

X.- Cần Xét Xem Màu Sắc Ứng

Năm sắc không dùng đến quái tượng luận, chỉ nhận thấy sắc gì thì cứ theo ngũ hành mà luận như: xanh, biếc,lục thuộc Mộc; hồng đỏ thuộc Hỏa; trắng thuộc Kim; đen thuộc Thủy; vàng thuộc Thổ.

Ngũ hành, ngoại ứng xét rõ Thể Dụng của Nội quái, sinh khắc tỵ hòa, cát hung sẽ thấy.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chương 40: Luận Thập Ứng

Thập ứng lấy Thể quái làm chủ, các quẻ Dụng làm dụng. Mỗi một lấy Nội quái phân ra ngoại Thể, Dụng quái theo ta mà bàn luận cho tinh vi.

Nội quái không tốt mà ngoại quái lại tốt thì có thể giải được sự không tốt.

Nội quái tốt mà ngoại quái không tốt thì nó lại phá hỏng sự tốt.

Nếu nội ngoại toàn quái tốt tất nhiên tốt, toàn xấu tất xấu.

Nếu nội tốt, ngoại xấu. Nội xấu ngoại tốt phải suy rõ cái lý mới đoán cát hung, không nên đè chặt phím đàn (hay câu nệ, không biết biến thông) vậy.

Mục Ngoại quái Thập ứng gồm cả Thiên thời, địa lý chia ra làm 10 loại đều lấy Thể quái làm chủ, rồi tùy sở ứng mà áp dụng.

I.- Mục Thiên Thời Ứng

a.- Như trời không mây mù che, sáng lạng trong trẻo ấy là thuộc Càn thời.

  • Nếu Càn Đoài là Thể quái tức tỵ hòa thì tốt. Nếu Khảm là Thể quái, ấy là phùng sinh rất tốt.
  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái, thì gọi là tiết khí (lộ khí ra ngoài).
  • Nếu Chấn Tốn là Thể quái là khắc, tức là xấu.

b.- Trời tạnh ráo giữa ngày, ấy gọi Ly thời.

  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái thì tốt.

c.- Trời đang lúc mưa, hoặc có sương tuyết gọi là Khảm thời.

  • Nếu Chấn Tốn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Ly thì xấu.

d.- Trời đang lúc có sấm gió, gọi là Chấn Tốn thời.

  • Nếu Thể quái là Ly thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Khôn Cấn thì xấu.

II.- Xét Rõ Địa Lý Ứng

a.- Chỗ đất mà loài cây tre mộc tươi tốt xum xuê, gọi là Chấn địa.

  • Nếu Ly cùng Chấn Tốn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Khôn Cấn là Thể quái thì xấu.

b.- Chỗ đất thuộc về sông, ngòi, ao đầm, khe, suối, mương, rãnh gọi là Khảm địa.

  • Nếu Chấn Tốn cùng Khảm là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Ly thì xấu.

c.- Chỗ đất về lò bếp gọi là Ly địa.

  • Nếu Khôn Cấn cùng Ly là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Thể quái là Càn Đoài thì lại xấu.

d.- Chỗ đất về hang núi (đá đất) gọi là Cấn địa.

  • Nếu Càn Đoài cùng Cấn là Thể quái thì tốt.
  • Nếu Khảm là Thể quái thì xấu.

III.- Cần Xét Rõ Thời Lệnh Ứng

Về thời lệnh chẳng cần luận đến quái tượng, chỉ cần biết ngày tháng gặp phải thôi, xét khí xuy vượng của Ngũ Hành.

  • Khí vượng là ngày tháng Dần Mẹo là Mộc vượng.
  • Ngày tháng là Tỵ Ngọ là Hỏa vượng.
  • Ngày tháng là Thân Dậu là Kim vượng.
  • Ngày tháng là Hợi Tý thì Thủy vượng.
  • Ngày tháng là Thìn, Tuất, Sữu, Mùi thì Thổ vượng.

Nếu khí mà suy thì như: Mộc vượng thì Thổ suy; Thổ vượng thì Thủy suy; Thủy vượng thì Hỏa suy; Hỏa vượng thì Kim suy; Kim vượng thì Mộc suy.

Cho nên, quái khí của quái sinh Thể, phải gặp thời khí vượng, chẳng nên gặp thời khí suy.

Còn như khí quái của quái khắc Thể, thì cần phải khí suy.

IV.- Xét Rõ Nhân Sự Ứng

Nhân sự thì luận quái tượng theo ngũ hành, mà cũng có lúc không luận theo ngũ hành.

Luận theo quái tượng như:

  • Lão nhân thuộc Càn.
  • Lão phụ thuộc Khôn.
  • Cấn là thiếu nam.
  • Đoài là thiếu nữ.

Lý của ngũ hành sinh khắc tỵ hòa thì cứ đoán theo như mục Thiên Thời Luận và mục Địa lý luận nói trên.

Còn như không luận theo quái tượng và ngũ hành, là vì nhân sự tạp loạn, rối rít, rộn ràng… thấy nhiều cách tốt có xấu có, hiện ra thì nó phải tùy theo cái triệu ứng vào sự việc tốt hay xấu.

Lại nữa, xét đoán việc của người, cũng tùy theo cái sự ứng của người ấy nữa.

V.- Xét Hướng Quái Ứng

Tức là phần phương hướng quái như:

  • Ly là Nam, Khảm là Bắc, Chấn là Đông, Đoài là Tây.
  • Tốn là Đông Nam, Càn là Tây Bắc.
  • Cấn là Đông Bắc, Khôn là Tây Nam.

Luận cát hung, thì xem người tới xem quẻ từ hướng nào tới, thuộc vào quái vị nào, phải dùng Dụng quái mà luận.

Thí dụ: Khảm là Dụng quái thì phương vị nên Khảm cùng Chấn Tốn; còn phương vị Ly là xấu.

Nếu Ly là Dụng quái thì phương vị nên Ly và Khôn Cấn thì tốt, còn hai phương vị Càn Đoài thì xấu.

Vả chăng, tốt hơn là phương vị của bổn quái, phải chịu Dụng quái sinh mới tốt, chớ không nên chịu Dụng quái khắc.

Ví bằng xét khí ở quái, còn phương sở tại thì cần phải xét như:

– Nếu Thủy từ Khảm tới, thì quái Khảm là khí vượng., nếu thủy từ Khôn Cấn mà tới, thì quái Khảm là khí suy.

– Nếu Hỏa từ Nam tới, thì quái Ly là khí vượng, nếu từ Bắc tới thì quái ly là khí suy.

Đại khái, phương của bổn quái, chịu sinh là vượng mà chịu khắc là suy, nên lấy Thể quái mà tham cứu.

  • Quái khí của quái sinh Thể nên ở phương vượng.
  • Quái khí của quái khắc Thể, nên ở phương khắc.
  • Lại nữa Cấn Tốn phương, khỏi bàn đến Khôn Cấn.
  • Khôn cấn phương, khỏi bàn đến Khảm.
  • Khảm phương, khỏi bàn đến Ly.
  • Ly phương khỏi bàn đến Càn. Càn Đoài phương, khỏi bàn đến Chấn Tốn.

Tất cả các quái đều chịu khắc của phương quái hết thảy.

VI.- Xét Động Vật Ứng

Động vật thì luận theo quái tượng như: Càn tượng trưng cho ngựa; Khôn cho trâu bò; Chấn cho rồng; Tốn cho gà; Khảm cho heo; Ly cho chim trĩ; Cấn cho chó; Đoài cho Dê. Còn ngao, sò, trai, ốc, rùa, ba ba cho là tượng Ly; loài cá cho là Khảm, ấy là động vật quái thì dùng Thể quái mà luận.

Còn động vật không luận theo quái tượng, ngũ hành như: chim quạ đen báo hung tai; chim khách báo hỷ tín; chim hồng, chim nhạn báo tin thơ. Loài rắn, loài trùng phong có độc hại, gà gáy cón tin lành, ngựa hý tất có động ý.

VII.- Xét Tịnh Vật Ứng

Các loài khí vật phải luận theo quái tượng như:

Loài Thủy thuộc Khảm, loài Ly thuộc Hỏa, loài Mộc thuộc ChấnTốn, loài Kim thuộc Càn Đoài, loài Thổ thuộc Khôn Cấn, lấy Thể quái mà luận.

Còn loài khí vật mà không luận theo quái tượng, nhưng phải xem cái triệu của khí vật như: Khí vật hình tròn, biểu hiệu cho sự thành; khí vật sứt mẻ, hao mòn, biểu hiệu cho sự bại.

Lại nhận xét xem khí vật thuộc về loại nào như: bút nghiên thì chủ về văn thơ; bào hốt (áo bào và cái hốt) chủ về quan tước; chén, mâm, khay, quả là chủ về yến tập; kìm kẹp, xích xiềng phòng quan tai.

Trăm mối bất nhất, xét từng vật khí.

VIII.- Xét Về Ngôn Ngữ Ứng

Nghe người nói chuyện thì không luận theo quái tượng mà chỉ nghe lời người nói về việc gì để xem cách ứng như: nghe lời nói lành tốt thì tốt; nghe lời nói dữ thì xấu; nhược bằng nghe lời nói huyên náo, rộn ràng, ồn ào thì khó đoán. Nếu có thể nghe mà liệu được nói chuyện gì và hiểu rỏ ý lời nói, tâm thì nhận thức, để hội với cái ý cho hợp lý như: bàn về việc triều chính là ứng vào cầu danh; nói về việc giang, hồ, châu, quận là chủ xuất hành; nói về việc tranh tụng là chủ quan tư; nói chuyện vui mừng lợi về sự hôn nhân.

Mỗi câu chuyện chẳng giống nhau, nên tùy theo sự nghe mà đoán.

IX.- Xét Về Âm Thanh Ứng

Tai để nghe âm thanh mà luận quái tượng, như: Lôi thanh là Chân – Phong thanh là (gió) là Tốn – Vũ thanh là Khảm – Thủy thanh cũng là Khảm.

Tiếng phách, tiếng sanh, tiếng nứt của gỗ, tiếng thuộc về loại Mộc đều thuộc về Chấn Tốn.

Tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng kiểng, tiếng thanh la, tiếng thuộc về loại Kim đều thuộc về Càn Đoài; ấy là thanh âm luận theo quái tượng, dùng Thể quái mà suy luận.

Nghe âm thanh hòa với tiếng vui cười, chủ sự vui mừng, nghe tiếng sầu bi thì ắt có hoạn; tiếng ca, tiếng hát chủ sự khoái lạc; nghe tiếng giận, tiếng hờn, tiếng la chủ sự lộn xộn, tranh dành. Chí như tiếng vật kêu, tiếng quạ tất báo tai ương; tiếng chim khách kêu báo hỷ; chim nhạn, chim hồng kêu báo tin xa tới; tiếng gà, tiếng chim le le đều tốt.

X.- Cần Xét Xem Màu Sắc Ứng

Năm sắc không dùng đến quái tượng luận, chỉ nhận thấy sắc gì thì cứ theo ngũ hành mà luận như: xanh, biếc,lục thuộc Mộc; hồng đỏ thuộc Hỏa; trắng thuộc Kim; đen thuộc Thủy; vàng thuộc Thổ.

Ngũ hành, ngoại ứng xét rõ Thể Dụng của Nội quái, sinh khắc tỵ hòa, cát hung sẽ thấy.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button