Tử vi

Chương 47: Luận Về Vòng Thái Tuế

Vòng Thái Tuế cũng có sự khác biệt giữa sách vở Trung Quốc và Việt Nam.

Sách vở Trung Quốc với mười hai sao như sau:

Thái Tuế, Hối Khí, Tang Môn, Quán Sách, Quan Phù, Tiểu Hao, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Thiên Đức, Điếu Khách, Bệnh Phù.

Bạn đang xem: Chương 47: Luận Về Vòng Thái Tuế

Sách vở Việt với mười hai sao:

Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.

Hai sao Thiếu Dương và Thiếu Âm là Hối Khí và Quán Sách. Sao Thiên Đức thành Phúc Đức. Sao Bệnh Phù thành Trực Phù

Không biết Trực Phù của sách Việt xuất xứ ở đâu nhưng hai vòng Tràng Sinh và Thái Tuế của Trung Quốc không hợp lý.

Đến như sao Tiểu Hao của vòng Thái Tuế trong sách vở Trung Quốc trong khi vòng Tràng Sinh đã có Tiểu Hao rồi là điều không hợp lý thứ hai.

Ngược lại sách Việt cũng có hai sao trong vòng Thái Tuế đáng coi là không hợp lý: Thiếu Dương và Thiếu Âm với những lời giải không dứt khoát, trong khi Hối Khí và Quán Sách với lời giải vững và rõ hơn.

Luận về Thái Tuế

Những sao của vòng Thái Tuế chỉ đi theo chiều thuận dù nam hay nữ, âm nam dương nữ hay dương nam âm nữ. Thái Tuế gặp các sao tốt mọi sự êm ả, nếu gặp hung sát tinh hay lưu niên Sát Kị tinh ắt sinh lắm phiền nhiễu.

Thái Tuế rất sợ gặp Thái Dương hãm Hóa Kị và Cự Môn Hóa Kị. Thái Tuế cũng không nên đứng vào cung tiểu hạn đối xung với Mệnh cung sách Trung Quốc gọi bằng “phạm Thái Tuế”. Có những lá số mà Thái Tuế lúc nào cũng đối xung với Mệnh cung thì thường bị những khó khăn trở ngại luôn luôn.

Thái Tuế thuộc dương, lợi cho người sinh năm âm và ngược lại. Như vậy lý luận gọi bằng âm dương điều hòa nếu có gặp Sát Kị thì họa hại cũng giảm.

Thái Tuế bản tính lạnh lùng, xét đoán và lý luận. Có câu phú: “Thân cư Thái Tuế dữ nhân quả hợp” Thái Tuế gặp Xương Khúc Khoa Quyền văn chương đanh thép. Thái Tuế gặp Tấu Thư ăn nói biện thuyết. Mệnh phùng Tuế Tấu nói bằng sấm vang.

Thái Tuế gặp Hóa Kị, Đà La bất lợi cho công danh, dễ bị tai tiếng kiện cáo tranh giành. Thái Tuế đứng với Thất Sát miếu địa là con người vừa trí vừa dũng.

Thái Tuế đứng với Hoa Cái ở Mệnh cung giọng lưỡi kiêu kỳ. Thái Tuế đi với Tham Lang nói không thực, lòng không thành thật:

“Tham lâm Thái Tuế một miền

Trong ngoài cơ trí đảo điên khó lường”

Thái Tuế gặp Quan Phủ là có chuyện kiện tụng:

“Sát Hình cô độc tính ương

Quan Phủ Thái Tuế đến thường công môn”

Thái Tuế gặp Không Kiếp làm ăn suy vi:

“Tuế ngộ Không Kiếp vận suy

Cứu tinh Mệnh có Tử Vi mới lành

Dậu cung Hình Tuế cùng ngồi

Tai bay vạ giá do người gây ra”

Thái Tuế kị gặp sao Bệnh Phù: Bệnh Phù Thái Tuế dở thay

Mệnh Thân Hồng Đào vận hạn đến Thái Tuế Kiếp Sát thì vợ chồng chia ly:

“Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Hạn gặp Tuế Kiếp phụng hoàng rẽ duyên”

Thiên Phủ, Đà La, Thái Tuế thủ. Mệnh cung nơi cung Tỵ là người hay nói càn nói rỡ:

“Phủ Đà Tuế đóng Tỵ cung

Thiềm ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày”

Vận đến sao Thái Âm hãm mà bị Đà La Bạch Hổ, Thái Tuế xung chiếu thì dễ có tang mẹ:

“Nguyệt hãm Đà Hổ Tuế xung

Hãi thay điềm mẹ thoát vòng trần gian”

Cung bào huynh Thái Tuế đi với Xương Khúc có người anh em nổi danh:

“Khúc Xương Thái Tuế cung Bào

Có người anh trưởng thấp cao tung hoành”

Thê cung Đà La Thái Tuế thì vợ chua ngoa:

“Đà Tham tửu sắc la đà

Tuế Đà miệng lưỡi ắt là sai ngoa”

Cung tử tức Thái Tuế đứng với Xương Khúc thêm Long Phượng thì con cái vẻ vang:

“Tử cung Long Phượng sang giàu

Khúc Xương Thái Tuế thập hầu tặng phong”

Nhưng sao Thái Tuế vào cung Tài Bạch lại thường không đắc thế lắm. Hãy đọc những câu phú sau đây:

“Gian tà Kiếp Sát Phục Binh

Khúc Xương Thái Tuế mưu sinh tảo tần

Quan Phủ Thái Tuế đa đoan

Thiên Cơ Thái Tuế gian nan mọi đường”

Luận Về Thiếu Dương

Thiếu Dương thuộc hỏa tượng trưng cho mặt trời thứ hai, tính chất thông minh nhân hậu. Thiếu Dương đứng cùng Thái Dương đắc địa làm tăng sự sáng sủa hưng vượng. Thiếu Dương có khả năng làm giảm nhẹ những tai họa bệnh tật nhỏ.

Cái mặt trời thứ hai cũng như mặt trăng thứ hai là Thiếu Âm có vẻ gượng ép. Trong khi các sách Trung Quốc lại viết đi sau Thái Tuế là sao Hối Khí, tính chất hoàn toàn tương phản với Thiếu Dương.

Hối Khí tượng trưng tình trạng tối ám ngưng trệ. Hối Khí đóng Mệnh cung thì tâm tính ác liệt, có Hình Kị càng khó chơi, vào vận hạn thì gặp tranh đoạt oan khuất.

Hối Khí đóng cung Tài Bạch hay Quan Lộc vì tiền vì chức vị mà tâm tính độc hại hoặc lo phiền. Hối Khí đóng Phúc Đức có thêm Hóa Kị tinh thần gò bó trầm trệ.

Luận về Tang Môn

Tang Môn đứng đối cung với Bạch Hổ. Tang Môn thuộc Mộc. Tang Môn chủ về tang tóc. Khoa Tử Vi Việt nói: Tang Môn đắc địa ở Dần Thân Mão Dậu. Khoa Tử Vi Trung Quốc không thấy đề cập sao này đắc địa ở những cung nào.

Mệnh có Tang Môn tính lầm lì, đàn bà nét mặt phảng phất buồn. Tang Môn vào vận hạn mà gặp Xương Khúc Hóa Kị là có tang chế. Vận gặp Tang Môn Điếu Khách ắt có chuyện buồn thương.

Tang Môn đắc địa nam mạng có tài, ham hoạt động chính trị và đầu óc xét đoán sắc bén. Luận Tang Môn cần đi theo Bạch Hổ vì là hai sao đi cặp.

Luận về Bạch Hổ

Bạch Hổ thuộc Kim, đắc địa Dần Thân Mão Dậu. Bạch Hổ nếu ở đất hãm là triệu chứng hung họa tang tóc. Bạch Hổ đi cùng nhiều sát tinh thì tính tình bạo ngược dễ đưa đến khắc vợ khắc chồng.

Nhiều sách Việt viết Bạch Hổ đứng với Thiên Hình, Kình Dương là người có chí lớn. Sách Trung Quốc lại cho rằng Bạch Hổ gặp Thiên Hình là có cái họa quan tụng mất tiền mất của . Bạch Hổ gặp Tham Lang tại Dần không nên nuôi thú hay ham săn bắn vì dễ bị thú vật cắn.

Cách Bạch Hổ đứng với Tấu Thư được gọi bằng Hổ mang hòm sắt là văn chương lỗi lạc, cách này không đúng. Rồi đến cách Bạch Hổ Phi Liêm gọi bằng hổ mọc cánh công danh bạo phát lại càng sai, bịa đặt. Vì như đã nói Phi này không phải là bay.

Những câu phú về Tang Hổ đáng chú ý như sau:

– Bạch Hổ kiếp Tướng Quân Đào Tiềm qui ẩn

(Mệnh cung có Bạch Hổ đứng kèm sao Tướng Quân thì như Đào Tiềm xưa chẳng nên xông xáo vào công danh hãy qui ẩn mới an toàn, hoặc có tâm ý không màng danh lợi)

– Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự quả ưu

(số đàn bà Bạch Hổ Thiên Riêu trắc trở rắc rối mà không biết lo)

– Tang Môn thậm khổ ư Thiên La, hung thuyên lãnh đạm

(Cung Mệnh tại Thìn thấy Tang Môn tâm chất luôn sầu khổ ngay cả trong chỗ vui)

– Hổ Tang Riêu Bệnh vị chi tứ hung, hạnh ngộ Đồng tinh hóa cát

(Mệnh có bốn sao hung, Hổ Tang Riêu Bệnh nhưng được sao Thiên Đồng lại thành hay)

– Bạch Hổ Tang Môn bất nghi ư Điền Trạch

(Hai sao Tang Hổ không nên đứng vào cung Điền Trạch)

– Khả úy hàm kim chi Bạch Hổ

(Bạch Hổ đóng Dậu thủ Mệnh là người có oai)

– Nữ mệnh ách địa hiềm Thai phùng Bạch Hổ

(cung Tật Ách của nữ mạng rất kị có Thai và Bạch Hổ bị băng huyết)

– Tang Hổ Kiếp Hình cư nhập Tử. Ám Kị lai xâm hữu tật nguyền

(Cung tử tức thấy Tang Hổ Kiếp hình, hay Cự Môn Hóa Kị con cái tật nguyền)

– Riêu phùng Bạch Hổ ác thú tương tàn

(Cung Mệnh hay cung Tật có Thiên Riêu Bạch Hổ hãy đề phòng thú vật)

“Phúc cung ngộ Tang, Đào, Hồng, Tú

Trong họ hàng ắt có quả phu”

– “Hổ Đà Kị Nhật toan tân

Hùm thiêng chó dữ lánh thân mới toàn”

– “Tang Môn, Mã, Nhẫn hội cùng

Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành”

– “Đồng Nguyệt Tí gái hoa dung

Gặp Tang Riêu Khốc khóc chồng có phen”

– “Tham Đà đóng Dần cung hưởng lạc

Hoặc Ngọ Dần có ác tinh vô

Hợi cung Tang Hổ âu lo

Hoặc sét đánh nạn to đợi chờ”

– “Hổ mà gặp Tấu đồng cung

Công danh thi cử nên công dễ dàng

Hổ mà gặp Phi đồng sàng

Ấy hổ mọc cánh mọi đàng hanh thông”

– “Lục Châu thủa lầu hồng phải ách

Bởi Tuế Tang Điếu Khách cùng hòa”‘

– “Dương Linh tọa thủ mệnh ai

Lại gặp Bạch Hổ họa tai đao hình”

– “Hạn phùng Riêu Hổ ưu phiền

Những loài ác thú chớ nên đến gần”

– “Sát phùng Phù Hổ sao nên

Dã Tràng thuở trước ưu phiền ngục trung”

– “Phá Liêm Tang Đẩu củng lò

Từ cao ngã xuống chờ giờ họa tang”

– “Tứ Linh Cái Hổ Phượng Long

Công danh quyền thế lẫy lừng một khi”

– “Tham Vũ đóng đất Võng La

Gặp loài Tang Điếu một nhà cát hung”

(Tham Vũ Tuất Thìn hội Tang Môn Điếu Khách là xấu)

“Hạn hành Vũ Khúc Tham tinh

Tang Khốc Thái Tuế lâm Thìn Tuất cung

Khuất Nguyên xưa phải trầm vong

Tuổi Canh ấy phải đề phòng tử sinh”

– “Hãm cung Tang Tuế Cơ Lương

Ấy người kém phúc vợ con biếng chiều”

– “Khốc Hư Tang Mã chẳng lành

Hại người hại của phận đành tai ương”

“Đào Tang đóng ở Mệnh cung

Lẳng lơ gái ấy phụng loan dứt tình”

– “Tật cung Thai Hổ huyết băng

Tấu Thư Hoa Cái mệnh phùng thanh cao”

– “Tử Tang Tả Hữu cùng ngồi

Có chị em gái duyên ôi chẳng lành”

(Ở cung Bào)

– “Tang Môn Hư Khốc chẳng hay

Tuần Triệt viễn phối họa may mới thành”

– “Phá Quân duyên nợ ít hoàn

Cô Quả Tang Hổ Khốc thường tóc tang”

(Ở cung Phu Thê)

“Hổ Tang Không Kiếp tương gia

Sinh con yểu triết những ba bốn lần”

(Ở cung Tử Tức)

“Tuế, Hổ, Phù hợp Khúc Xương

Có tài hùng biện văn chương anh tài”

(Ở cung Mệnh hay Quan Lộc)

– “Cô Thần nếu giữ Điền cung

Tang Môn Ấn Lộc của mong tổ truyền”

(Ở cung Điền Trạch. Câu này mâu thuẫn với câu Tang Hổ bất nghi ư Điền Trạch, có lẽ nếu thêm Ấn Quang Hóa Lộc cho nên vậy chăng?)

“Hao Không vườn ruộng được bao

Tang Môn Linh Hỏa lâm vào hỏa tai”

– “Tang Môn Bạch Hổ chẳng lành

Cửa nhà đủ chỉ náu mình mà thôi”

(Ở cung Điền Trạch)

“Tang Môn Cô Quả chẳng hay

Quả Phu có kẻ tháng ngày cô đơn”

(Ở cung Phúc Đức)

– “Tang Môn Linh Hỏa chớ bàn

Thường sinh hỏa hoạn trong hàng tộc tôn”

(Ở cung Phúc Đức)

Luận Về Thiếu Âm

Cùng tính chất như Thiếu Dương là mặt trăng thứ hai. Trong khi khoa Tử Vi Trung Quốc thay bằng sao Quán Sách. Sao này được coi là một tạp diệu trọng yếu. Quán Sách làm chuyển biến một số sao mà nó gặp.

Quán Sách gặp Tả Hữu thì người mà mình mong tới giúp lại dùng dằng chậm trễ hoặc bỏ cuộc, hoặc phạm sai lầm mà hỏng việc.

Quán Sách gặp Kình Dương Thiên Hình bị ngăn trở bởi luật pháp, hoặc bệnh tật khiến công việc không tiến. Quán Sách không nên đóng ở Mệnh cung và Tài Bạch sẽ bị người khiên chế bằng quyền lực tiền bạc

Quán Sách vào Quan Lộc dễ bị cách chức, hoặc do chức nghiệp mà bị đẩy vào hình pháp. Như vậy khác hẳn với tính chất tốt đẹp phù trợ của Thiếu Âm. Cũng như Thiếu Dương sự luận đoán tính chất về sao này lờ mờ. Xét ra Quán Sách hợp lý hơn

Luận về Quan Phù

Quan Phù theo nghĩa chữ là một mệnh lệnh cấm chế ngày xưa thuộc quan ty hình pháp. Quan Phù thuộc Hỏa. Quan Phù đứng một mình vô lực. Nó đứng theo thế tam hợp với Thái Tuế Bạch Hổ.

Nếu có thêm Sát Kị đứng với Thái Tuế thì Mệnh vận có Quan Phù mới tác hại. Quan Phù phạm Kị Sát mà gặp luôn cả Hỏa Tinh thì càng phiền dữ cách gọi bằng “Hỏa thôi Quan Phù” hung sự tới dồn dập và bất ngờ.

Quan Phù gặp Xương Khúc Thái Tuế không có Sát Kị tinh thì lại là người biện thuyết giỏi hợp với nghề thầy kiện. Hội với Tuế Đà Kị là rắc rối. Gặp Liêm Tang Hổ tai nạn thị phi.

Luận về Tử Phù

Tử Phù thuộc Hỏa. Tử Phù tính chất u ám buồn thảm gây cản trở cho công việc, phá rối những niềm vui. Luận cứ về sao này không mấy rõ rệt vững vàng.

Luận về Tuế Phá

Tuế Phá là sao đối xung với Thái Tuế. Tỉ dụ Thái Tuế ở Tí thì Tuế Phá ở Ngọ. Nó chống phá Thái Tuế. Tuế Phá không nên đóng ở cung Tài Bạch, đóng đây mà gặp Hỏa Linh Vũ Khúc thì vấn đề tài chánh đột nhiên phát sinh tranh chấp. Tuế Phá cố định không gây hại bằng Tuế Phá lưu niên mà thông thường ta vẫn gọi là năm xung tháng hạn.

Nếu Tuế Phá rơi vào cung Phụ Mẫu mà những sao khác ở cung này cũng xấu thì sẽ có nỗi lo tang chế. Tuế Phá chủ về chống đối phá phách. Tuế Phá thuộc Hỏa.

Luận về Long Đức Phúc Đức

Long Đức Phúc Đức cùng một tính chất giải trừ tai nạn đau ốm, quan tụng. Sách vở Trung Quốc đưa sao Thiên Đức vào vòng Thái Tuế và không có Phúc Đức cho vòng này. Sách vở Việt thì Thiên Nguyệt Đức tính riêng theo năm sinh khởi từ hai cung Tỵ và Dậu.

Long Đức, Phúc Đức gặp được Thiên Thọ khả năng giải trừ đau ốm càng mạnh. Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức hội tụ vào Mệnh cung là cách tứ đức. Có bốn sao này thì tính dâm đãng của Đào Riêu Hồng Kiếp bị chế ngự không rông rỡ nữa. Phúc Đức thuộc Thổ

Luận về Điếu Khách

Điếu Khách tượng trưng cho bộ quần áo tang (hiếu phục). Điếu Khách chỉ ảnh hưởng xấu khi vào vận hạn mà lưu niên Điếu Khách đến cung có Tang Môn cố định hoặc Thiên Hình, Thái Tuế. Điếu Khách đóng mệnh cung thường hay nói khoác, ba hoa.

Khoa Tử Vi Việt có cách Điếu Khách đi cùng Thiên Mã Thiên Khốc gọi tắt bằng Mã, Khốc, Khách. Cách này làm ra hình tương cưỡi ngựa có kẻ hầu có nhạc loa là hình tượng mọi sự tốt đẹp thành tựu.

Mã Khốc Khách vào vận hạn cũng như vào Mệnh hay Thân đều hay.

“Tuấn Mã Khốc Khách hợp bài

Ngựa kia có nhạc anh tài lên yên”

Luận về Trực Phù

Vòng Thái Tuế của Trung Quốc không có hai sao Tử Phù và Trực Phù. Theo các sách Việt thì Tử Phù và Trực Phù đều thuộc Hỏa, tính chất tối tăm buồn bã gây rắc rối cho công việc, gây tang thương cho quan hệ giữa người với người.

Qua kinh nghiệm không thấy được ảnh hưởng rõ rệt của hai sao này. Chúng đáng kể như một nhược điểm của khoa Tử Vi, hoặc vì tam sao thất bản mà thành ra thiếu sót.

(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chương 47: Luận Về Vòng Thái Tuế

Vòng Thái Tuế cũng có sự khác biệt giữa sách vở Trung Quốc và Việt Nam.

Sách vở Trung Quốc với mười hai sao như sau:

Thái Tuế, Hối Khí, Tang Môn, Quán Sách, Quan Phù, Tiểu Hao, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Thiên Đức, Điếu Khách, Bệnh Phù.

Sách vở Việt với mười hai sao:

Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.

Hai sao Thiếu Dương và Thiếu Âm là Hối Khí và Quán Sách. Sao Thiên Đức thành Phúc Đức. Sao Bệnh Phù thành Trực Phù

Không biết Trực Phù của sách Việt xuất xứ ở đâu nhưng hai vòng Tràng Sinh và Thái Tuế của Trung Quốc không hợp lý.

Đến như sao Tiểu Hao của vòng Thái Tuế trong sách vở Trung Quốc trong khi vòng Tràng Sinh đã có Tiểu Hao rồi là điều không hợp lý thứ hai.

Ngược lại sách Việt cũng có hai sao trong vòng Thái Tuế đáng coi là không hợp lý: Thiếu Dương và Thiếu Âm với những lời giải không dứt khoát, trong khi Hối Khí và Quán Sách với lời giải vững và rõ hơn.

Luận về Thái Tuế

Những sao của vòng Thái Tuế chỉ đi theo chiều thuận dù nam hay nữ, âm nam dương nữ hay dương nam âm nữ. Thái Tuế gặp các sao tốt mọi sự êm ả, nếu gặp hung sát tinh hay lưu niên Sát Kị tinh ắt sinh lắm phiền nhiễu.

Thái Tuế rất sợ gặp Thái Dương hãm Hóa Kị và Cự Môn Hóa Kị. Thái Tuế cũng không nên đứng vào cung tiểu hạn đối xung với Mệnh cung sách Trung Quốc gọi bằng “phạm Thái Tuế”. Có những lá số mà Thái Tuế lúc nào cũng đối xung với Mệnh cung thì thường bị những khó khăn trở ngại luôn luôn.

Thái Tuế thuộc dương, lợi cho người sinh năm âm và ngược lại. Như vậy lý luận gọi bằng âm dương điều hòa nếu có gặp Sát Kị thì họa hại cũng giảm.

Thái Tuế bản tính lạnh lùng, xét đoán và lý luận. Có câu phú: “Thân cư Thái Tuế dữ nhân quả hợp” Thái Tuế gặp Xương Khúc Khoa Quyền văn chương đanh thép. Thái Tuế gặp Tấu Thư ăn nói biện thuyết. Mệnh phùng Tuế Tấu nói bằng sấm vang.

Thái Tuế gặp Hóa Kị, Đà La bất lợi cho công danh, dễ bị tai tiếng kiện cáo tranh giành. Thái Tuế đứng với Thất Sát miếu địa là con người vừa trí vừa dũng.

Thái Tuế đứng với Hoa Cái ở Mệnh cung giọng lưỡi kiêu kỳ. Thái Tuế đi với Tham Lang nói không thực, lòng không thành thật:

“Tham lâm Thái Tuế một miền

Trong ngoài cơ trí đảo điên khó lường”

Thái Tuế gặp Quan Phủ là có chuyện kiện tụng:

“Sát Hình cô độc tính ương

Quan Phủ Thái Tuế đến thường công môn”

Thái Tuế gặp Không Kiếp làm ăn suy vi:

“Tuế ngộ Không Kiếp vận suy

Cứu tinh Mệnh có Tử Vi mới lành

Dậu cung Hình Tuế cùng ngồi

Tai bay vạ giá do người gây ra”

Thái Tuế kị gặp sao Bệnh Phù: Bệnh Phù Thái Tuế dở thay

Mệnh Thân Hồng Đào vận hạn đến Thái Tuế Kiếp Sát thì vợ chồng chia ly:

“Mệnh Đào Thân lại Hồng Loan

Hạn gặp Tuế Kiếp phụng hoàng rẽ duyên”

Thiên Phủ, Đà La, Thái Tuế thủ. Mệnh cung nơi cung Tỵ là người hay nói càn nói rỡ:

“Phủ Đà Tuế đóng Tỵ cung

Thiềm ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày”

Vận đến sao Thái Âm hãm mà bị Đà La Bạch Hổ, Thái Tuế xung chiếu thì dễ có tang mẹ:

“Nguyệt hãm Đà Hổ Tuế xung

Hãi thay điềm mẹ thoát vòng trần gian”

Cung bào huynh Thái Tuế đi với Xương Khúc có người anh em nổi danh:

“Khúc Xương Thái Tuế cung Bào

Có người anh trưởng thấp cao tung hoành”

Thê cung Đà La Thái Tuế thì vợ chua ngoa:

“Đà Tham tửu sắc la đà

Tuế Đà miệng lưỡi ắt là sai ngoa”

Cung tử tức Thái Tuế đứng với Xương Khúc thêm Long Phượng thì con cái vẻ vang:

“Tử cung Long Phượng sang giàu

Khúc Xương Thái Tuế thập hầu tặng phong”

Nhưng sao Thái Tuế vào cung Tài Bạch lại thường không đắc thế lắm. Hãy đọc những câu phú sau đây:

“Gian tà Kiếp Sát Phục Binh

Khúc Xương Thái Tuế mưu sinh tảo tần

Quan Phủ Thái Tuế đa đoan

Thiên Cơ Thái Tuế gian nan mọi đường”

Luận Về Thiếu Dương

Thiếu Dương thuộc hỏa tượng trưng cho mặt trời thứ hai, tính chất thông minh nhân hậu. Thiếu Dương đứng cùng Thái Dương đắc địa làm tăng sự sáng sủa hưng vượng. Thiếu Dương có khả năng làm giảm nhẹ những tai họa bệnh tật nhỏ.

Cái mặt trời thứ hai cũng như mặt trăng thứ hai là Thiếu Âm có vẻ gượng ép. Trong khi các sách Trung Quốc lại viết đi sau Thái Tuế là sao Hối Khí, tính chất hoàn toàn tương phản với Thiếu Dương.

Hối Khí tượng trưng tình trạng tối ám ngưng trệ. Hối Khí đóng Mệnh cung thì tâm tính ác liệt, có Hình Kị càng khó chơi, vào vận hạn thì gặp tranh đoạt oan khuất.

Hối Khí đóng cung Tài Bạch hay Quan Lộc vì tiền vì chức vị mà tâm tính độc hại hoặc lo phiền. Hối Khí đóng Phúc Đức có thêm Hóa Kị tinh thần gò bó trầm trệ.

Luận về Tang Môn

Tang Môn đứng đối cung với Bạch Hổ. Tang Môn thuộc Mộc. Tang Môn chủ về tang tóc. Khoa Tử Vi Việt nói: Tang Môn đắc địa ở Dần Thân Mão Dậu. Khoa Tử Vi Trung Quốc không thấy đề cập sao này đắc địa ở những cung nào.

Mệnh có Tang Môn tính lầm lì, đàn bà nét mặt phảng phất buồn. Tang Môn vào vận hạn mà gặp Xương Khúc Hóa Kị là có tang chế. Vận gặp Tang Môn Điếu Khách ắt có chuyện buồn thương.

Tang Môn đắc địa nam mạng có tài, ham hoạt động chính trị và đầu óc xét đoán sắc bén. Luận Tang Môn cần đi theo Bạch Hổ vì là hai sao đi cặp.

Luận về Bạch Hổ

Bạch Hổ thuộc Kim, đắc địa Dần Thân Mão Dậu. Bạch Hổ nếu ở đất hãm là triệu chứng hung họa tang tóc. Bạch Hổ đi cùng nhiều sát tinh thì tính tình bạo ngược dễ đưa đến khắc vợ khắc chồng.

Nhiều sách Việt viết Bạch Hổ đứng với Thiên Hình, Kình Dương là người có chí lớn. Sách Trung Quốc lại cho rằng Bạch Hổ gặp Thiên Hình là có cái họa quan tụng mất tiền mất của . Bạch Hổ gặp Tham Lang tại Dần không nên nuôi thú hay ham săn bắn vì dễ bị thú vật cắn.

Cách Bạch Hổ đứng với Tấu Thư được gọi bằng Hổ mang hòm sắt là văn chương lỗi lạc, cách này không đúng. Rồi đến cách Bạch Hổ Phi Liêm gọi bằng hổ mọc cánh công danh bạo phát lại càng sai, bịa đặt. Vì như đã nói Phi này không phải là bay.

Những câu phú về Tang Hổ đáng chú ý như sau:

– Bạch Hổ kiếp Tướng Quân Đào Tiềm qui ẩn

(Mệnh cung có Bạch Hổ đứng kèm sao Tướng Quân thì như Đào Tiềm xưa chẳng nên xông xáo vào công danh hãy qui ẩn mới an toàn, hoặc có tâm ý không màng danh lợi)

– Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự quả ưu

(số đàn bà Bạch Hổ Thiên Riêu trắc trở rắc rối mà không biết lo)

– Tang Môn thậm khổ ư Thiên La, hung thuyên lãnh đạm

(Cung Mệnh tại Thìn thấy Tang Môn tâm chất luôn sầu khổ ngay cả trong chỗ vui)

– Hổ Tang Riêu Bệnh vị chi tứ hung, hạnh ngộ Đồng tinh hóa cát

(Mệnh có bốn sao hung, Hổ Tang Riêu Bệnh nhưng được sao Thiên Đồng lại thành hay)

– Bạch Hổ Tang Môn bất nghi ư Điền Trạch

(Hai sao Tang Hổ không nên đứng vào cung Điền Trạch)

– Khả úy hàm kim chi Bạch Hổ

(Bạch Hổ đóng Dậu thủ Mệnh là người có oai)

– Nữ mệnh ách địa hiềm Thai phùng Bạch Hổ

(cung Tật Ách của nữ mạng rất kị có Thai và Bạch Hổ bị băng huyết)

– Tang Hổ Kiếp Hình cư nhập Tử. Ám Kị lai xâm hữu tật nguyền

(Cung tử tức thấy Tang Hổ Kiếp hình, hay Cự Môn Hóa Kị con cái tật nguyền)

– Riêu phùng Bạch Hổ ác thú tương tàn

(Cung Mệnh hay cung Tật có Thiên Riêu Bạch Hổ hãy đề phòng thú vật)

“Phúc cung ngộ Tang, Đào, Hồng, Tú

Trong họ hàng ắt có quả phu”

– “Hổ Đà Kị Nhật toan tân

Hùm thiêng chó dữ lánh thân mới toàn”

– “Tang Môn, Mã, Nhẫn hội cùng

Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành”

– “Đồng Nguyệt Tí gái hoa dung

Gặp Tang Riêu Khốc khóc chồng có phen”

– “Tham Đà đóng Dần cung hưởng lạc

Hoặc Ngọ Dần có ác tinh vô

Hợi cung Tang Hổ âu lo

Hoặc sét đánh nạn to đợi chờ”

– “Hổ mà gặp Tấu đồng cung

Công danh thi cử nên công dễ dàng

Hổ mà gặp Phi đồng sàng

Ấy hổ mọc cánh mọi đàng hanh thông”

– “Lục Châu thủa lầu hồng phải ách

Bởi Tuế Tang Điếu Khách cùng hòa”‘

– “Dương Linh tọa thủ mệnh ai

Lại gặp Bạch Hổ họa tai đao hình”

– “Hạn phùng Riêu Hổ ưu phiền

Những loài ác thú chớ nên đến gần”

– “Sát phùng Phù Hổ sao nên

Dã Tràng thuở trước ưu phiền ngục trung”

– “Phá Liêm Tang Đẩu củng lò

Từ cao ngã xuống chờ giờ họa tang”

– “Tứ Linh Cái Hổ Phượng Long

Công danh quyền thế lẫy lừng một khi”

– “Tham Vũ đóng đất Võng La

Gặp loài Tang Điếu một nhà cát hung”

(Tham Vũ Tuất Thìn hội Tang Môn Điếu Khách là xấu)

“Hạn hành Vũ Khúc Tham tinh

Tang Khốc Thái Tuế lâm Thìn Tuất cung

Khuất Nguyên xưa phải trầm vong

Tuổi Canh ấy phải đề phòng tử sinh”

– “Hãm cung Tang Tuế Cơ Lương

Ấy người kém phúc vợ con biếng chiều”

– “Khốc Hư Tang Mã chẳng lành

Hại người hại của phận đành tai ương”

“Đào Tang đóng ở Mệnh cung

Lẳng lơ gái ấy phụng loan dứt tình”

– “Tật cung Thai Hổ huyết băng

Tấu Thư Hoa Cái mệnh phùng thanh cao”

– “Tử Tang Tả Hữu cùng ngồi

Có chị em gái duyên ôi chẳng lành”

(Ở cung Bào)

– “Tang Môn Hư Khốc chẳng hay

Tuần Triệt viễn phối họa may mới thành”

– “Phá Quân duyên nợ ít hoàn

Cô Quả Tang Hổ Khốc thường tóc tang”

(Ở cung Phu Thê)

“Hổ Tang Không Kiếp tương gia

Sinh con yểu triết những ba bốn lần”

(Ở cung Tử Tức)

“Tuế, Hổ, Phù hợp Khúc Xương

Có tài hùng biện văn chương anh tài”

(Ở cung Mệnh hay Quan Lộc)

– “Cô Thần nếu giữ Điền cung

Tang Môn Ấn Lộc của mong tổ truyền”

(Ở cung Điền Trạch. Câu này mâu thuẫn với câu Tang Hổ bất nghi ư Điền Trạch, có lẽ nếu thêm Ấn Quang Hóa Lộc cho nên vậy chăng?)

“Hao Không vườn ruộng được bao

Tang Môn Linh Hỏa lâm vào hỏa tai”

– “Tang Môn Bạch Hổ chẳng lành

Cửa nhà đủ chỉ náu mình mà thôi”

(Ở cung Điền Trạch)

“Tang Môn Cô Quả chẳng hay

Quả Phu có kẻ tháng ngày cô đơn”

(Ở cung Phúc Đức)

– “Tang Môn Linh Hỏa chớ bàn

Thường sinh hỏa hoạn trong hàng tộc tôn”

(Ở cung Phúc Đức)

Luận Về Thiếu Âm

Cùng tính chất như Thiếu Dương là mặt trăng thứ hai. Trong khi khoa Tử Vi Trung Quốc thay bằng sao Quán Sách. Sao này được coi là một tạp diệu trọng yếu. Quán Sách làm chuyển biến một số sao mà nó gặp.

Quán Sách gặp Tả Hữu thì người mà mình mong tới giúp lại dùng dằng chậm trễ hoặc bỏ cuộc, hoặc phạm sai lầm mà hỏng việc.

Quán Sách gặp Kình Dương Thiên Hình bị ngăn trở bởi luật pháp, hoặc bệnh tật khiến công việc không tiến. Quán Sách không nên đóng ở Mệnh cung và Tài Bạch sẽ bị người khiên chế bằng quyền lực tiền bạc

Quán Sách vào Quan Lộc dễ bị cách chức, hoặc do chức nghiệp mà bị đẩy vào hình pháp. Như vậy khác hẳn với tính chất tốt đẹp phù trợ của Thiếu Âm. Cũng như Thiếu Dương sự luận đoán tính chất về sao này lờ mờ. Xét ra Quán Sách hợp lý hơn

Luận về Quan Phù

Quan Phù theo nghĩa chữ là một mệnh lệnh cấm chế ngày xưa thuộc quan ty hình pháp. Quan Phù thuộc Hỏa. Quan Phù đứng một mình vô lực. Nó đứng theo thế tam hợp với Thái Tuế Bạch Hổ.

Nếu có thêm Sát Kị đứng với Thái Tuế thì Mệnh vận có Quan Phù mới tác hại. Quan Phù phạm Kị Sát mà gặp luôn cả Hỏa Tinh thì càng phiền dữ cách gọi bằng “Hỏa thôi Quan Phù” hung sự tới dồn dập và bất ngờ.

Quan Phù gặp Xương Khúc Thái Tuế không có Sát Kị tinh thì lại là người biện thuyết giỏi hợp với nghề thầy kiện. Hội với Tuế Đà Kị là rắc rối. Gặp Liêm Tang Hổ tai nạn thị phi.

Luận về Tử Phù

Tử Phù thuộc Hỏa. Tử Phù tính chất u ám buồn thảm gây cản trở cho công việc, phá rối những niềm vui. Luận cứ về sao này không mấy rõ rệt vững vàng.

Luận về Tuế Phá

Tuế Phá là sao đối xung với Thái Tuế. Tỉ dụ Thái Tuế ở Tí thì Tuế Phá ở Ngọ. Nó chống phá Thái Tuế. Tuế Phá không nên đóng ở cung Tài Bạch, đóng đây mà gặp Hỏa Linh Vũ Khúc thì vấn đề tài chánh đột nhiên phát sinh tranh chấp. Tuế Phá cố định không gây hại bằng Tuế Phá lưu niên mà thông thường ta vẫn gọi là năm xung tháng hạn.

Nếu Tuế Phá rơi vào cung Phụ Mẫu mà những sao khác ở cung này cũng xấu thì sẽ có nỗi lo tang chế. Tuế Phá chủ về chống đối phá phách. Tuế Phá thuộc Hỏa.

Luận về Long Đức Phúc Đức

Long Đức Phúc Đức cùng một tính chất giải trừ tai nạn đau ốm, quan tụng. Sách vở Trung Quốc đưa sao Thiên Đức vào vòng Thái Tuế và không có Phúc Đức cho vòng này. Sách vở Việt thì Thiên Nguyệt Đức tính riêng theo năm sinh khởi từ hai cung Tỵ và Dậu.

Long Đức, Phúc Đức gặp được Thiên Thọ khả năng giải trừ đau ốm càng mạnh. Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức hội tụ vào Mệnh cung là cách tứ đức. Có bốn sao này thì tính dâm đãng của Đào Riêu Hồng Kiếp bị chế ngự không rông rỡ nữa. Phúc Đức thuộc Thổ

Luận về Điếu Khách

Điếu Khách tượng trưng cho bộ quần áo tang (hiếu phục). Điếu Khách chỉ ảnh hưởng xấu khi vào vận hạn mà lưu niên Điếu Khách đến cung có Tang Môn cố định hoặc Thiên Hình, Thái Tuế. Điếu Khách đóng mệnh cung thường hay nói khoác, ba hoa.

Khoa Tử Vi Việt có cách Điếu Khách đi cùng Thiên Mã Thiên Khốc gọi tắt bằng Mã, Khốc, Khách. Cách này làm ra hình tương cưỡi ngựa có kẻ hầu có nhạc loa là hình tượng mọi sự tốt đẹp thành tựu.

Mã Khốc Khách vào vận hạn cũng như vào Mệnh hay Thân đều hay.

“Tuấn Mã Khốc Khách hợp bài

Ngựa kia có nhạc anh tài lên yên”

Luận về Trực Phù

Vòng Thái Tuế của Trung Quốc không có hai sao Tử Phù và Trực Phù. Theo các sách Việt thì Tử Phù và Trực Phù đều thuộc Hỏa, tính chất tối tăm buồn bã gây rắc rối cho công việc, gây tang thương cho quan hệ giữa người với người.

Qua kinh nghiệm không thấy được ảnh hưởng rõ rệt của hai sao này. Chúng đáng kể như một nhược điểm của khoa Tử Vi, hoặc vì tam sao thất bản mà thành ra thiếu sót.

(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button