Tử vi

Chương 58: Mục Tiêu Cuộc Đời Bạn Là Gì ?

I. Bát Tự

“Bát Tự” có nghĩa là “Tám Chữ”, đó là:

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của năm sinh

Bạn đang xem: Chương 58: Mục Tiêu Cuộc Đời Bạn Là Gì ?

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của tháng sinh

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của ngày sinh

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của giờ sinh

Ví dụ:

Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1995 vào lúc 7h15’ ( Dương Lịch )

Ngày Bính Thân (09), tháng Bính Tuất (09), năm Ất Hợi (1995) , giờ Nhâm Thìn (7h15’)

Bát Tự: “Bính Thân” + “Bính Tuất” + “Ất Hợi” + “Nhâm Thìn”

Ngày Bính Thân: BÍNH là Thiên Can và THÂN là Địa Chi

Tháng Bính Tuất : BÍNH là Thiên Can và TUẤT là Địa Chi

Năm Bính Tuất: ẤT là Thiên Can và HỢI là Địa Chi

Giờ Quý Mùi: NHÂM là Thiên Can và THÌN là Địa Chi

Lưu ý: Việc xác định Bát Tự phải sử dụng “Lịch Tiết Khí” chứ không sử dụng “Thái Âm Lịch” .

II. Bát Tự Hà Lạc

Bên cạnh các phép toán Dự đoán học của phương Đông như Tử Vi, Tứ Trụ, Bốc Phệ, bạn đọc bắt đầu làm quen với Tám chữ Hà Lạc và tìm thấy ở đây một môn toán có khả năng kỳ diệu vạch ra và dự báo những bước đường đời của một con người và chỉ dẫn cho con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra biết chủ động trước những gian truân, những hiểm họa không tránh được trên một quỹ đạo đời người. Một thành tựu của nền văn hóa phương Đông mà nhiều người chúng ta còn chưa biết tới.

Tám chữ Hà Lạc, còn gọi Bát Tự Hà Lạc, là một thuật toán mà đề toán ra chỉ gồm có tám chữ, tính theo lịch Can Chi, của một con người cụ thể (gọi là chủ thể), cuối cùng cho lời giải về toàn bộ quỹ đạo cuộc đời của người đó, ở từng chặng đường đời, cho tới năm, tháng, ngày, giờ.

Thuật toán này dựa trên cơ sở những mã số Hà Lạc và 64 quẻ Kinh Dịch.

Số Hà Lạc là hai hệ thống số học phản ánh những quy luật của Trời và Đất giao hội với quy luật sự sống Con Người.

Hệ thống số Hà, còn gọi Hà Đồ, do được sắp xếp thành biểu đồ và các ký hiệu biểu diễn, tương truyền là của vua Phục Hy (4477-4363 trước Công nguyên) phát minh trong khi nghiên cứu trên sông Hoàng Hà.

Hệ thống số Lạc, còn gọi Lạc Thư, do được truyền lại bằng biểu đồ và các ký hiệu cùng ngôn ngữ cổ, tương truyền là của vua Hạ Vũ (2205-1766 trước Công nguyên) phát minh trong khi trị thủy trên sông Lạc.

Kinh Dịch là học thuyết về sự biến đổi của vũ trụ và cuộc sống con người. (Kinh là “văn sách”. Dịch là “dịch chuyển, biến đổi”). Hệ thống 64 quẻ Kinh Dịch khởi đầu do Phục Hy sáng tạo, 1.000 năm sau được Chu Văn Vương, trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, bổ sung phát triển và hoàn chỉnh, truyền lại cho đến nay. Vì vậy, Kinh Dịch còn được gọi là Chu Dịch. Hệ thống sắp xếp 64 quẻ của Phục Hy phản ánh sự vận động của Trời Đất. Hệ thống của Chu Văn Vương phản ánh sự vận động trên vào sự sống con người, kèm thêm lời bình cho từng quẻ. Con thứ của Chu Văn Vương tên là Chu Công Đán bổ sung thêm lời cho từng hào (hào là một vạch âm, dương trong một quẻ), tổng cộng có 64 quẻ x 6 hào = 384 hào phản ánh 384 tình huống tiêu biểu trong các thời của con người. Ngày nay, người ta gọi những lời quẻ, lời hào ấy là những lời của thánh nhân. Thoạt nghe thấy nó âm u, chất phác, huyền bí, nhưng đào sâu thì tính khái quát bao hàm cả vũ trụ và nhân thế.

Có một sự may mắn cho loài người là toàn bộ di sản nói trên còn nguyên vẹn cho đến nay – thời Tần Thuỷ Hoàng đã đốt toàn bộ sách, chỉ còn để lại bộ Kinh Dịch đó – chỉ vì nó được coi là sách Thánh. Cả nghìn năm sau, hàng trăm pho sách của các học giả đã ra công tìm hiểu, luận giải các hình tượng và chữ nghĩa của thánh nhân để lại. Cho đến nay, đến lượt các học giả phương Tây tiếp tục thay nhau khám phá, càng khám phá càng kinh ngạc về khả năng tiếp cận với bản chất của vũ trụ của người xưa.

Thuật toán Tám chữ Hà Lạc nguyên gốc lấy ở sách Hà Lạc Lý Số của tổ sư Trần Đoàn, tức Trần Hy Di tiên sinh, đời nhà Tống, được nhà nghiên cứu Học Năng ở nước ta lần đầu tiên biên soạn, phát hành tại Sài Gòn năm 1974.

Tôi quan tâm đến thuật toán này, thoạt tiên chỉ là tò mò. Nhưng sau khi làm thử khoảng một trăm bài toán cho bản thân, gia đình và bạn bè, thì tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về khả năng ứng nghiệm kỳ diệu của nó. Sự ứng nghiệm đến mức nó có thể cho ta biết, ví dụ như trong địa hạt văn chương, tại sao nhà văn này lại nhậy cảm và có cảm xúc sâu sắc về các hiện tượng Đất, Nước, Cây rừng; một nhà văn khác lại luôn luôn có liên tưởng về Mây, Sấm, Giông bão… Và từ những tín hiệu đó, chúng ta có thể phác thảo chân dung văn học của một nhà văn chỉ bằng các quẻ Kinh Dịch và cho ta biết thiên mệnh văn chương của nhà văn đó là gì, mối quan hệ giữa đời riêng và sự nghiệp văn chương, thiên hướng văn chương, thời điểm tối ưu trong sáng tạo…

Thuật toán Hà Lạc có khả năng cao siêu, mà sở dĩ không được phổ biến ở nước ta, đơn giản chỉ vì trong nhiều năm qua, Kinh Dịch chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi. 64 quẻ Dịch và các triết lý, các hình thức biểu hiện và cơ chế vận hành của chúng còn là một điều xa lạ với công chúng, mặt khác, còn bị những hình thức mê tín làm cho bị xuyên tạc. Nay trong thời kỳ Đổi mới, nhiều loại sách về khoa học Phương Đông, trong đó rất nhiều sách Kinh Dịch đã được giới thiệu với bạn đọc. Một bộ phận lớn công chúng đã làm quen với các quẻ Dịch và suy ngẫm về nội dung triết học, cũng như khả năng Dự đoán học của chúng.

( Trích một phần từ lời giới thiệu của sách: Khám Phá Một Tia Sáng Văn Hóa Phương Đông – Tác giả: Xuân Cang )

III. Mục Tiêu Cuộc Đời Bạn Là Gì ?

Cái “đặc biệt” của Bát Tự Hà Lạc là cho mỗi người đều có “3 Sự Lựa Chọn” trong một giờ sinh.

===============================================================

Đầu tiên là phân chia ra Mệnh Hợp Cách và Không Hợp Cách.

Mệnh Hợp Cách có thể hiểu là “Mệnh Tốt”, ta có thể ví von như cậu “Nghệ Thuật Đầu Thai”, mệnh này được “Trời Ưu Đãi”, “Xã Hội Ưu Đãi”, “Người Ưu Đãi”…

Mệnh Không Hợp Cách có thể hiểu là “Mệnh Không Tốt”, mệnh này chịu nhiều “Thiệt Thòi” về mọi thứ…

===============================================================

Tiếp đến là tiếp tục phân chia ra làm Quan Chức – Giới Sĩ – Người Thường.

Quan Chức: Thuộc tầng lớp “Chức Vụ Cao” trong “Chính Trị”, “Quân Đội” và “Kinh Doanh”…

Giới Sĩ: Thuộc tầng lớp “Văn Sĩ”, “Thi Sĩ”, “Nghệ Sĩ”, “Tu Sĩ”…

Người Thường: Thuộc tất cả tầng lớp còn lại…

===============================================================

Dựa vào “Tử Vi” ta có thể biết được “Mệnh Cách” của chúng ta sẽ giới hạn ở đâu và cùng một giờ sinh chắc chắn sẽ có người “Cao” và “Thấp”.

Sự “Cao” và “Thấp” ấy đều từ xuất phát từ “Thế Giới Tinh Thần” và “Thế Giới Quan” của mỗi người.

Bát Tự Hà Lạc sẽ giúp cho “Thế Giới Tinh Thần” và “Thế Giới Quan” được rộng mở hơn. Cũng như có khả năng kỳ diệu vạch ra và dự báo những bước đường đời và chỉ dẫn cho chúng ta những cách “Đối Nhân Xử Thế” nhằm dẫn đến mục đích “Thành Công”. Đồng thời giúp cho chúng ta “Chủ Động” về những bước “gian truân”, những “hiểm họa” không thể tránh được trên một quỹ đạo đời người…

Đấy mới thật sự là: “Nghệ Thuật Nhân Sinh”.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chương 58: Mục Tiêu Cuộc Đời Bạn Là Gì ?

I. Bát Tự

“Bát Tự” có nghĩa là “Tám Chữ”, đó là:

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của năm sinh

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của tháng sinh

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của ngày sinh

Thiên Can và Địa Chi ( hai chữ ) của giờ sinh

Ví dụ:

Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1995 vào lúc 7h15’ ( Dương Lịch )

Ngày Bính Thân (09), tháng Bính Tuất (09), năm Ất Hợi (1995) , giờ Nhâm Thìn (7h15’)

Bát Tự: “Bính Thân” + “Bính Tuất” + “Ất Hợi” + “Nhâm Thìn”

Ngày Bính Thân: BÍNH là Thiên Can và THÂN là Địa Chi

Tháng Bính Tuất : BÍNH là Thiên Can và TUẤT là Địa Chi

Năm Bính Tuất: ẤT là Thiên Can và HỢI là Địa Chi

Giờ Quý Mùi: NHÂM là Thiên Can và THÌN là Địa Chi

Lưu ý: Việc xác định Bát Tự phải sử dụng “Lịch Tiết Khí” chứ không sử dụng “Thái Âm Lịch” .

II. Bát Tự Hà Lạc

Bên cạnh các phép toán Dự đoán học của phương Đông như Tử Vi, Tứ Trụ, Bốc Phệ, bạn đọc bắt đầu làm quen với Tám chữ Hà Lạc và tìm thấy ở đây một môn toán có khả năng kỳ diệu vạch ra và dự báo những bước đường đời của một con người và chỉ dẫn cho con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra biết chủ động trước những gian truân, những hiểm họa không tránh được trên một quỹ đạo đời người. Một thành tựu của nền văn hóa phương Đông mà nhiều người chúng ta còn chưa biết tới.

Tám chữ Hà Lạc, còn gọi Bát Tự Hà Lạc, là một thuật toán mà đề toán ra chỉ gồm có tám chữ, tính theo lịch Can Chi, của một con người cụ thể (gọi là chủ thể), cuối cùng cho lời giải về toàn bộ quỹ đạo cuộc đời của người đó, ở từng chặng đường đời, cho tới năm, tháng, ngày, giờ.

Thuật toán này dựa trên cơ sở những mã số Hà Lạc và 64 quẻ Kinh Dịch.

Số Hà Lạc là hai hệ thống số học phản ánh những quy luật của Trời và Đất giao hội với quy luật sự sống Con Người.

Hệ thống số Hà, còn gọi Hà Đồ, do được sắp xếp thành biểu đồ và các ký hiệu biểu diễn, tương truyền là của vua Phục Hy (4477-4363 trước Công nguyên) phát minh trong khi nghiên cứu trên sông Hoàng Hà.

Hệ thống số Lạc, còn gọi Lạc Thư, do được truyền lại bằng biểu đồ và các ký hiệu cùng ngôn ngữ cổ, tương truyền là của vua Hạ Vũ (2205-1766 trước Công nguyên) phát minh trong khi trị thủy trên sông Lạc.

Kinh Dịch là học thuyết về sự biến đổi của vũ trụ và cuộc sống con người. (Kinh là “văn sách”. Dịch là “dịch chuyển, biến đổi”). Hệ thống 64 quẻ Kinh Dịch khởi đầu do Phục Hy sáng tạo, 1.000 năm sau được Chu Văn Vương, trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, bổ sung phát triển và hoàn chỉnh, truyền lại cho đến nay. Vì vậy, Kinh Dịch còn được gọi là Chu Dịch. Hệ thống sắp xếp 64 quẻ của Phục Hy phản ánh sự vận động của Trời Đất. Hệ thống của Chu Văn Vương phản ánh sự vận động trên vào sự sống con người, kèm thêm lời bình cho từng quẻ. Con thứ của Chu Văn Vương tên là Chu Công Đán bổ sung thêm lời cho từng hào (hào là một vạch âm, dương trong một quẻ), tổng cộng có 64 quẻ x 6 hào = 384 hào phản ánh 384 tình huống tiêu biểu trong các thời của con người. Ngày nay, người ta gọi những lời quẻ, lời hào ấy là những lời của thánh nhân. Thoạt nghe thấy nó âm u, chất phác, huyền bí, nhưng đào sâu thì tính khái quát bao hàm cả vũ trụ và nhân thế.

Có một sự may mắn cho loài người là toàn bộ di sản nói trên còn nguyên vẹn cho đến nay – thời Tần Thuỷ Hoàng đã đốt toàn bộ sách, chỉ còn để lại bộ Kinh Dịch đó – chỉ vì nó được coi là sách Thánh. Cả nghìn năm sau, hàng trăm pho sách của các học giả đã ra công tìm hiểu, luận giải các hình tượng và chữ nghĩa của thánh nhân để lại. Cho đến nay, đến lượt các học giả phương Tây tiếp tục thay nhau khám phá, càng khám phá càng kinh ngạc về khả năng tiếp cận với bản chất của vũ trụ của người xưa.

Thuật toán Tám chữ Hà Lạc nguyên gốc lấy ở sách Hà Lạc Lý Số của tổ sư Trần Đoàn, tức Trần Hy Di tiên sinh, đời nhà Tống, được nhà nghiên cứu Học Năng ở nước ta lần đầu tiên biên soạn, phát hành tại Sài Gòn năm 1974.

Tôi quan tâm đến thuật toán này, thoạt tiên chỉ là tò mò. Nhưng sau khi làm thử khoảng một trăm bài toán cho bản thân, gia đình và bạn bè, thì tôi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về khả năng ứng nghiệm kỳ diệu của nó. Sự ứng nghiệm đến mức nó có thể cho ta biết, ví dụ như trong địa hạt văn chương, tại sao nhà văn này lại nhậy cảm và có cảm xúc sâu sắc về các hiện tượng Đất, Nước, Cây rừng; một nhà văn khác lại luôn luôn có liên tưởng về Mây, Sấm, Giông bão… Và từ những tín hiệu đó, chúng ta có thể phác thảo chân dung văn học của một nhà văn chỉ bằng các quẻ Kinh Dịch và cho ta biết thiên mệnh văn chương của nhà văn đó là gì, mối quan hệ giữa đời riêng và sự nghiệp văn chương, thiên hướng văn chương, thời điểm tối ưu trong sáng tạo…

Thuật toán Hà Lạc có khả năng cao siêu, mà sở dĩ không được phổ biến ở nước ta, đơn giản chỉ vì trong nhiều năm qua, Kinh Dịch chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi. 64 quẻ Dịch và các triết lý, các hình thức biểu hiện và cơ chế vận hành của chúng còn là một điều xa lạ với công chúng, mặt khác, còn bị những hình thức mê tín làm cho bị xuyên tạc. Nay trong thời kỳ Đổi mới, nhiều loại sách về khoa học Phương Đông, trong đó rất nhiều sách Kinh Dịch đã được giới thiệu với bạn đọc. Một bộ phận lớn công chúng đã làm quen với các quẻ Dịch và suy ngẫm về nội dung triết học, cũng như khả năng Dự đoán học của chúng.

( Trích một phần từ lời giới thiệu của sách: Khám Phá Một Tia Sáng Văn Hóa Phương Đông – Tác giả: Xuân Cang )

III. Mục Tiêu Cuộc Đời Bạn Là Gì ?

Cái “đặc biệt” của Bát Tự Hà Lạc là cho mỗi người đều có “3 Sự Lựa Chọn” trong một giờ sinh.

===============================================================

Đầu tiên là phân chia ra Mệnh Hợp Cách và Không Hợp Cách.

Mệnh Hợp Cách có thể hiểu là “Mệnh Tốt”, ta có thể ví von như cậu “Nghệ Thuật Đầu Thai”, mệnh này được “Trời Ưu Đãi”, “Xã Hội Ưu Đãi”, “Người Ưu Đãi”…

Mệnh Không Hợp Cách có thể hiểu là “Mệnh Không Tốt”, mệnh này chịu nhiều “Thiệt Thòi” về mọi thứ…

===============================================================

Tiếp đến là tiếp tục phân chia ra làm Quan Chức – Giới Sĩ – Người Thường.

Quan Chức: Thuộc tầng lớp “Chức Vụ Cao” trong “Chính Trị”, “Quân Đội” và “Kinh Doanh”…

Giới Sĩ: Thuộc tầng lớp “Văn Sĩ”, “Thi Sĩ”, “Nghệ Sĩ”, “Tu Sĩ”…

Người Thường: Thuộc tất cả tầng lớp còn lại…

===============================================================

Dựa vào “Tử Vi” ta có thể biết được “Mệnh Cách” của chúng ta sẽ giới hạn ở đâu và cùng một giờ sinh chắc chắn sẽ có người “Cao” và “Thấp”.

Sự “Cao” và “Thấp” ấy đều từ xuất phát từ “Thế Giới Tinh Thần” và “Thế Giới Quan” của mỗi người.

Bát Tự Hà Lạc sẽ giúp cho “Thế Giới Tinh Thần” và “Thế Giới Quan” được rộng mở hơn. Cũng như có khả năng kỳ diệu vạch ra và dự báo những bước đường đời và chỉ dẫn cho chúng ta những cách “Đối Nhân Xử Thế” nhằm dẫn đến mục đích “Thành Công”. Đồng thời giúp cho chúng ta “Chủ Động” về những bước “gian truân”, những “hiểm họa” không thể tránh được trên một quỹ đạo đời người…

Đấy mới thật sự là: “Nghệ Thuật Nhân Sinh”.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button