Tử vi

Cụ Học Năng nhận định về các môn Lý Số

Xem mấy đoạn lược phê lời giản mẫu Bát Tự Hà Lạc, dù là của Thánh Hiền xưa nhưng thấy sơ sai quá, cũng tất có độc giả không được thỏa mãn bằng xem 12 cung tử vi, nên đã có người hỏi: Tử vi và Hà lạc cái nào đúng hơn? Thật là khó trả lời, khác nào nghe hỏi “Bác sỹ và Kỹ sư ai tài giỏi hơn ai?”. Thiết tưởng, tài là ở người chứ không ở môn học. Tuy nhiên ở đây, thấy cũng cần đưa ra một vài nhận xét về mấy môn mệnh lý học để ta biết qua tác dụng của mỗi môn, thì mới tránh khỏi cái lầm là đi tìm hiểu ngoài phạm vi, giống như người đòi rau ăn ở hoa lan hoặc đòi hương thơm của bắp cải.

Có 2 môn Mệnh Học chính là: Tử vi đẩu số, Hà lạc lý số và Mệnh Lý Học (2 môn sau xuất thân do bát tự) cứ đọc danh từ lên, cũng đã thấy sự khác biệt rồi: Đẩu số là Thuần Số, Mệnh Lý là thuần Lý, còn Lý Số là dung hòa cả đôi.

I. ĐẨU SỐ TỬ VI

Nói về số, có câu “Vạn sự bất cầu nhân kế giảo, nhất sinh đô thị mệnh an bài: muôn sự chẳng cần người đời phải tính toán so sánh, cuộc sống đều do số mệnh an bài hết”.

Bạn đang xem: Cụ Học Năng nhận định về các môn Lý Số

Vậy thì người chỉ là một con số do ảnh hưởng kết tụ của nhiều vì sao (tinh đẩu) sinh ra. Người không thể cãi được Mệnh, cứ việc an nhiên tuần tự (cư dị dĩ sĩ mệnh) mà thụ động chốn phim huyền bí của đời mình do Thầy Tử Vi là chuyên về: phụ đề giải thích những ký hiệu (tên sao). Có thể nói TỬ Vi là môn học có Duy Nhiên Tính (Hệ thống) thích hợp với Trạng Thái Siêu Hình trên tiến trình tư tưởng nhân loại tức là trạng thái thứ 1 mà A, Comte mãi tới thế kỷ 18 mới bàn đến.

II. HÀ LẠC LÝ SỐ

Tiến lên một bước, Hà lạc đã mở cho con người cánh cửa Lý Trí, đặt con người trước sự suy nghĩ lựa chọn giữa đa dạng thức của cuộc sống, để cư xử, tiến thoái, hành chỉ, sao cho thích hợp với nghĩa chữ Tùy, tức là với một Đạo Sống mà ý thức hệ Kinh Dịch đã hướng dẫn. Có thể nói: Hà Lạc là một môn học có Duy Đạo Tính bao hàm một nghệ thuật nhân sinh.

III. MỆNH LÝ

Còn như Mệnh lý, nó mang một dấu hiệu tích cực hơn có ý chí tạo tác hơn Hà lạc, nó phân tích giữa những nguyên liệu vật lý (ngũ hành và thời tiết) mà con người được bẩm sinh, để xem thứ nào thừa, thứ nào thiếu, ưa, ghét (hỉ kỵ) thành, hoại ra sao, rồi làm gì? Để có đường lối (Dụng thần) điều động diệu dụng những nguyên liệu ấy, mà tự tạo lại cách cục của mình cho được hoàn hảo hơn thiên nhiên, cho phát triển được hết khả năng tiềm lực bẩm sinh đề đạt được mức tối đa thực hiện. Có thể nói: Mệnh lý là môn học cấp tiến nhất trong 3 môn, nó thích hợp với sáng tạo tính của loài người, bao hàm một kỹ thuật nhân sinh mới vậy.

Tóm lại, Tử vi nói chữ HẲN, Hà lạc nói chữ NẾU và Mệnh lý nói chữ NÊN.

Xem như trên, thì trong 3 môn Mệnh Học mỗi môn mở cho ta một cánh cửa vào KHOA HỌC HUYỀN BÍ (theo danh từ thường dùng). Nếu tổng hợp được cả 3 môn ấy, để có cả 3 cánh cửa mở, thì ắt là phải nhìn được rõ hơn, đầu đủ hơn vào MỆNH VẬN con người.

Giải thích thêm về Lý Số:

SỐ và LÝ là cái gì? Ta thử xét xem. Ai cũng biết, SỐ do trời sinh ra bằng Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh bất di bất dịch, số là vật bất biến, TRỜI nắm quyền số (NAM TÀO BẮC ĐẨU). Vậy còn LÝ về ai, nếu không về tay người. LÝ sáng tạo ra hết, cả về vật chất lẫn tinh thần LÝ biến DỊCH vô cùng qua thời gian, không gian và qua cả tư tưởng thời đại của con người nữa; nền Văn Minh của nhân loại từ thủa HỒNG HOANG cho tới thời kỳ toàn thể thành PHẬT, thành TIÊN sau này đều cũng bởi người làm ra cả. Vậy thì LÝ còn nặng đồng cân hơn SỐ, SỐ mà không LÝ thì thật là vô lý. Nếu chỉ có SỐ không thôi, thì chim muông vạn vật đều có số cả, vì đều có ngày sinh tháng đẻ, đâu kém chi người. Sở dĩ chúng không có óc sáng tạo như người nên chỉ có SỐ mà không có LÝ. THIỆU UNG tiên sinh rất coi trọng LÝ nên nói rằng: (phải sáng cái LÝ trước khi khởi cái SỐ. Vì lấy SỐ mà không suy LÝ là không được vậy. Khởi SỐ tất tiên minh LÝ. Cái số bất suy LÝ thì bất đắc giã, MAI HOA DỊCH SỐ). Sách TỬ BÌNH cũng ca tụng (đo được cái LÝ thì có thể biết được đến chỗ tuyệt diệu của U VI, ĐỘ LÝ khả tri U VI chi diệu).

Phạm vi loại sách thực hành như quyển Hà Lạc này không cho phép bàn rộng về thuyết của chữ Lý nên có nhiều điều nhận xét sau đây: Nếu người cũng tin LÝ như SỐ thì có thể đi tới kết quả là: NGười cũng có thể cải tạo được phần nào Số mình. Nói một cách khác, người sẽ tự tạo lấy cho mình, một ĐỊNH MỆNH mới, nó uy không thỏa mãn được hoàn toàn ý mình, nhưng cũng không quá lệ thuộc vào ý trời nữa.

Đó thiết tưởng là cái thâm ý trong tinh thần LÝ SỐ HÀ LẠC như soạn giả đã tìm hiểu. Để xác định, xin dùng phương trình thức sau đây:

SỐ + LÝ = ĐỊNH MỆNH

Số có thể ví với HẰNG SỐ (như số Pi không thay đổi).

Lý có thể ví với BIẾN SỐ (thay đổi).’

ĐỊNH MÊNH tức như HÀM SỐ vậy.

Đặt phương trình thức như trên là có ý muốn trình bày rằng: người có lý phải chịu trách nhiệm của mình, chứ đừng cái gì cũng nhất định đổ tại trời. Nhân loại hưng suy, dân tộc tồn vong, cá nhân thành bại, đều do tự mình một phần lớn, hà rằng cứ oán trời, kêu đất, trách người khác hay sao.

(Bát tự hà lạc lược khảo – Học Năng)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Cụ Học Năng nhận định về các môn Lý Số

Xem mấy đoạn lược phê lời giản mẫu Bát Tự Hà Lạc, dù là của Thánh Hiền xưa nhưng thấy sơ sai quá, cũng tất có độc giả không được thỏa mãn bằng xem 12 cung tử vi, nên đã có người hỏi: Tử vi và Hà lạc cái nào đúng hơn? Thật là khó trả lời, khác nào nghe hỏi “Bác sỹ và Kỹ sư ai tài giỏi hơn ai?”. Thiết tưởng, tài là ở người chứ không ở môn học. Tuy nhiên ở đây, thấy cũng cần đưa ra một vài nhận xét về mấy môn mệnh lý học để ta biết qua tác dụng của mỗi môn, thì mới tránh khỏi cái lầm là đi tìm hiểu ngoài phạm vi, giống như người đòi rau ăn ở hoa lan hoặc đòi hương thơm của bắp cải.

Có 2 môn Mệnh Học chính là: Tử vi đẩu số, Hà lạc lý số và Mệnh Lý Học (2 môn sau xuất thân do bát tự) cứ đọc danh từ lên, cũng đã thấy sự khác biệt rồi: Đẩu số là Thuần Số, Mệnh Lý là thuần Lý, còn Lý Số là dung hòa cả đôi.

I. ĐẨU SỐ TỬ VI

Nói về số, có câu “Vạn sự bất cầu nhân kế giảo, nhất sinh đô thị mệnh an bài: muôn sự chẳng cần người đời phải tính toán so sánh, cuộc sống đều do số mệnh an bài hết”.

Vậy thì người chỉ là một con số do ảnh hưởng kết tụ của nhiều vì sao (tinh đẩu) sinh ra. Người không thể cãi được Mệnh, cứ việc an nhiên tuần tự (cư dị dĩ sĩ mệnh) mà thụ động chốn phim huyền bí của đời mình do Thầy Tử Vi là chuyên về: phụ đề giải thích những ký hiệu (tên sao). Có thể nói TỬ Vi là môn học có Duy Nhiên Tính (Hệ thống) thích hợp với Trạng Thái Siêu Hình trên tiến trình tư tưởng nhân loại tức là trạng thái thứ 1 mà A, Comte mãi tới thế kỷ 18 mới bàn đến.

II. HÀ LẠC LÝ SỐ

Tiến lên một bước, Hà lạc đã mở cho con người cánh cửa Lý Trí, đặt con người trước sự suy nghĩ lựa chọn giữa đa dạng thức của cuộc sống, để cư xử, tiến thoái, hành chỉ, sao cho thích hợp với nghĩa chữ Tùy, tức là với một Đạo Sống mà ý thức hệ Kinh Dịch đã hướng dẫn. Có thể nói: Hà Lạc là một môn học có Duy Đạo Tính bao hàm một nghệ thuật nhân sinh.

III. MỆNH LÝ

Còn như Mệnh lý, nó mang một dấu hiệu tích cực hơn có ý chí tạo tác hơn Hà lạc, nó phân tích giữa những nguyên liệu vật lý (ngũ hành và thời tiết) mà con người được bẩm sinh, để xem thứ nào thừa, thứ nào thiếu, ưa, ghét (hỉ kỵ) thành, hoại ra sao, rồi làm gì? Để có đường lối (Dụng thần) điều động diệu dụng những nguyên liệu ấy, mà tự tạo lại cách cục của mình cho được hoàn hảo hơn thiên nhiên, cho phát triển được hết khả năng tiềm lực bẩm sinh đề đạt được mức tối đa thực hiện. Có thể nói: Mệnh lý là môn học cấp tiến nhất trong 3 môn, nó thích hợp với sáng tạo tính của loài người, bao hàm một kỹ thuật nhân sinh mới vậy.

Tóm lại, Tử vi nói chữ HẲN, Hà lạc nói chữ NẾU và Mệnh lý nói chữ NÊN.

Xem như trên, thì trong 3 môn Mệnh Học mỗi môn mở cho ta một cánh cửa vào KHOA HỌC HUYỀN BÍ (theo danh từ thường dùng). Nếu tổng hợp được cả 3 môn ấy, để có cả 3 cánh cửa mở, thì ắt là phải nhìn được rõ hơn, đầu đủ hơn vào MỆNH VẬN con người.

Giải thích thêm về Lý Số:

SỐ và LÝ là cái gì? Ta thử xét xem. Ai cũng biết, SỐ do trời sinh ra bằng Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh bất di bất dịch, số là vật bất biến, TRỜI nắm quyền số (NAM TÀO BẮC ĐẨU). Vậy còn LÝ về ai, nếu không về tay người. LÝ sáng tạo ra hết, cả về vật chất lẫn tinh thần LÝ biến DỊCH vô cùng qua thời gian, không gian và qua cả tư tưởng thời đại của con người nữa; nền Văn Minh của nhân loại từ thủa HỒNG HOANG cho tới thời kỳ toàn thể thành PHẬT, thành TIÊN sau này đều cũng bởi người làm ra cả. Vậy thì LÝ còn nặng đồng cân hơn SỐ, SỐ mà không LÝ thì thật là vô lý. Nếu chỉ có SỐ không thôi, thì chim muông vạn vật đều có số cả, vì đều có ngày sinh tháng đẻ, đâu kém chi người. Sở dĩ chúng không có óc sáng tạo như người nên chỉ có SỐ mà không có LÝ. THIỆU UNG tiên sinh rất coi trọng LÝ nên nói rằng: (phải sáng cái LÝ trước khi khởi cái SỐ. Vì lấy SỐ mà không suy LÝ là không được vậy. Khởi SỐ tất tiên minh LÝ. Cái số bất suy LÝ thì bất đắc giã, MAI HOA DỊCH SỐ). Sách TỬ BÌNH cũng ca tụng (đo được cái LÝ thì có thể biết được đến chỗ tuyệt diệu của U VI, ĐỘ LÝ khả tri U VI chi diệu).

Phạm vi loại sách thực hành như quyển Hà Lạc này không cho phép bàn rộng về thuyết của chữ Lý nên có nhiều điều nhận xét sau đây: Nếu người cũng tin LÝ như SỐ thì có thể đi tới kết quả là: NGười cũng có thể cải tạo được phần nào Số mình. Nói một cách khác, người sẽ tự tạo lấy cho mình, một ĐỊNH MỆNH mới, nó uy không thỏa mãn được hoàn toàn ý mình, nhưng cũng không quá lệ thuộc vào ý trời nữa.

Đó thiết tưởng là cái thâm ý trong tinh thần LÝ SỐ HÀ LẠC như soạn giả đã tìm hiểu. Để xác định, xin dùng phương trình thức sau đây:

SỐ + LÝ = ĐỊNH MỆNH

Số có thể ví với HẰNG SỐ (như số Pi không thay đổi).

Lý có thể ví với BIẾN SỐ (thay đổi).’

ĐỊNH MÊNH tức như HÀM SỐ vậy.

Đặt phương trình thức như trên là có ý muốn trình bày rằng: người có lý phải chịu trách nhiệm của mình, chứ đừng cái gì cũng nhất định đổ tại trời. Nhân loại hưng suy, dân tộc tồn vong, cá nhân thành bại, đều do tự mình một phần lớn, hà rằng cứ oán trời, kêu đất, trách người khác hay sao.

(Bát tự hà lạc lược khảo – Học Năng)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button