Tử vi

Cự môn nhàn đàm (Phần 2)

Bàn v vn đ “C môn kỳ cách vi đi danh”:

Cổ thư để lại khi viết về Cự Môn có viết “tại mệnh bàn chủ khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương. Dữ thái dương hội chiếu, tắc quang minh lỗi lạc, năng phú năng quý” – nghĩa là : Cự môn tại mệnh, chủ về khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhưng nếu hóa Quyền tinh, thì ắt sẽ là kẻ mô phạm, danh tiếng bay xa. Cùng với Thái Dương hội chiếu thì quang minh lỗi lạc, lại vừa Phú vừa Quý”.

Bạn đang xem: Cự môn nhàn đàm (Phần 2)

Cự môn Hóa thành Quyền tinh khi nào? Xem trong bảng tứ Hóa thì thấy :

Cự hóa Lộc ở tuổi Tân

Cự hóa Quyền ở tuổi Quý

Cự hóa Kỵ ở tuổi Đinh

Cự môn không hóa Khoa!

Đây là Chính thể Hóa cách, đừng nhầm với việc phát biểu Cự Môn – Hóa Quyền. Tức là Cự môn gặp Hóa Quyền hay hội Hóa quyền. Như vậy, câu “nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương” – là nói đến ý rằng, với người tuổi Quý thì chính thể Cự môn sẽ hóa thành Hóa Quyền, là đắc cách. Còn với người tuổi Tân, vì cách an Tứ Hóa “Tân : Cự – Nhật – Văn Khúc – Văn Xương” – vậy, nếu mệnh người tuổi Tân mà đóng ở tại 4 cung Dần-Thân, Tỵ-Hợi thì đắc cách vì sẽ hội được Lộc-Quyền, cũng là một trường hợp xem xét.

Mà như ở phần trước đã nói: Cự Môn chủ về Thị Phi Khẩu Thiệt, tức cũng chủ về danh tiếng, nếu Cự Miếu Vượng là thành đắc dụng, lại hóa Quyền, thì danh tiếng bay xa. Nếu thêm Quế Hoa, Thiên Ất, đặc biệt là Kình dương nhập miếu hội chiếu thì ắt hẳn danh tiếng không phải là nhỏ, vì “kình dương nhập miếu – cái thế văn chương”. Vì thế Phú Trần đoàn mới luận “Cự Kình Hóa Lộc Tuất Thìn Cung – Tân Quý sinh nhân Phú Quý đồng – Đắc vận thanh danh lưu viễn xứ – Chỉ khủng tha hương lão bất hồi” – Cự Kình Hóa Lộc ở tại Tuất-Thìn 2 cung, nếu người tuổi Tân, tuổi Quý thì được phú quý, nếu đắc vận gặp thời thì tiếng tăm lừng lẫy xứ người, nhưng chỉ sợ rằng sẽ rơi vào cảnh tha hương đến già chẳng về được.

Có người hỏi, Cự môn có phải là kẻ học giỏi không? Chúng ta nhìn vào cách Hóa của Cự, thấy Cự không hóa Khoa. Thường cái sự khoa bảng của Cự phần lớn đem lại ở tá tinh. Chứ tuyệt nhiên bản thân Cự không phải là sao học vấn, nếu ai đó cho rằng Cự Môn là sao học vấn thì không đúng. Không nên nhầm danh tiếng với học vấn, có thể nổi danh, nhưng bằng cấp thì lại là câu chuyện khác. Vậy, người Cự môn mà muốn thành danh trong học nghiệp, nhất định không thể rời xa bọn Văn tinh Quý tinh. Nhưng khổ nỗi, khi Cự hội được bọn văn tinh, thì dễ thành nhà mô phạm, lại không có lợi cho tiền tài. Cho nên ở một phương diện nào đó, nếu lưỡng toàn cả hai, thì cần Quý tinh hội hợp và Hình Tướng Ấn, thì có thể làm đắc dụng cái ngôn ngữ của Cự mà ra xã hội tranh giành lấy phú quý công danh.

Ta hãy điểm qua sự vận hành của Cự Môn

Cự môn tại Tý – Ngọ cung:

Đây chính là cách “Thạch Trung ẩn ngọc”! Cái cách mà bị bọn hậu sinh suy diễn nhiều nhất. Nào là phải gặp Tuần Triệt “mới mong sáng rõ”, hoặc “phải có hung tinh mới mong phá đá để lộ ngọc ra ngoài”…đủ trò. Nhưng thực chất về cách này thế nào?

Cổ thư viết “Cự Môn Tý Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”, Cự Môn ở Tý Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc-Khoa-Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách. Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tý Ngọ, vốn là đất vượng của Cự. Nhưng bản chất thì Cự là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.

Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó:

  • Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
  • Gặp Lộc tồn là Thứ cách.
  • Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”, thì cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung. Cổ thư viết về trường hợp này có nói
“Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương”
– Tức là : Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.

Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.

Và cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng : “bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt” – Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.

Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.

Cự Môn tại Mão Dậu cung

Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.

Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.

Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi Tử Vi di chuyển đến Thìn-Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy : Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của Tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được. Cho nên, mẫu người Cự Cơ là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.

Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.

Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.

Phú có nói “Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.

Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.

Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.

Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách” – Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.

Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.

Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.

Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.

Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quý, Xương Khúc Tả Hữu.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Cự môn nhàn đàm (Phần 2)

Bàn v vn đ “C môn kỳ cách vi đi danh”:

Cổ thư để lại khi viết về Cự Môn có viết “tại mệnh bàn chủ khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương. Dữ thái dương hội chiếu, tắc quang minh lỗi lạc, năng phú năng quý” – nghĩa là : Cự môn tại mệnh, chủ về khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhưng nếu hóa Quyền tinh, thì ắt sẽ là kẻ mô phạm, danh tiếng bay xa. Cùng với Thái Dương hội chiếu thì quang minh lỗi lạc, lại vừa Phú vừa Quý”.

Cự môn Hóa thành Quyền tinh khi nào? Xem trong bảng tứ Hóa thì thấy :

Cự hóa Lộc ở tuổi Tân

Cự hóa Quyền ở tuổi Quý

Cự hóa Kỵ ở tuổi Đinh

Cự môn không hóa Khoa!

Đây là Chính thể Hóa cách, đừng nhầm với việc phát biểu Cự Môn – Hóa Quyền. Tức là Cự môn gặp Hóa Quyền hay hội Hóa quyền. Như vậy, câu “nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương” – là nói đến ý rằng, với người tuổi Quý thì chính thể Cự môn sẽ hóa thành Hóa Quyền, là đắc cách. Còn với người tuổi Tân, vì cách an Tứ Hóa “Tân : Cự – Nhật – Văn Khúc – Văn Xương” – vậy, nếu mệnh người tuổi Tân mà đóng ở tại 4 cung Dần-Thân, Tỵ-Hợi thì đắc cách vì sẽ hội được Lộc-Quyền, cũng là một trường hợp xem xét.

Mà như ở phần trước đã nói: Cự Môn chủ về Thị Phi Khẩu Thiệt, tức cũng chủ về danh tiếng, nếu Cự Miếu Vượng là thành đắc dụng, lại hóa Quyền, thì danh tiếng bay xa. Nếu thêm Quế Hoa, Thiên Ất, đặc biệt là Kình dương nhập miếu hội chiếu thì ắt hẳn danh tiếng không phải là nhỏ, vì “kình dương nhập miếu – cái thế văn chương”. Vì thế Phú Trần đoàn mới luận “Cự Kình Hóa Lộc Tuất Thìn Cung – Tân Quý sinh nhân Phú Quý đồng – Đắc vận thanh danh lưu viễn xứ – Chỉ khủng tha hương lão bất hồi” – Cự Kình Hóa Lộc ở tại Tuất-Thìn 2 cung, nếu người tuổi Tân, tuổi Quý thì được phú quý, nếu đắc vận gặp thời thì tiếng tăm lừng lẫy xứ người, nhưng chỉ sợ rằng sẽ rơi vào cảnh tha hương đến già chẳng về được.

Có người hỏi, Cự môn có phải là kẻ học giỏi không? Chúng ta nhìn vào cách Hóa của Cự, thấy Cự không hóa Khoa. Thường cái sự khoa bảng của Cự phần lớn đem lại ở tá tinh. Chứ tuyệt nhiên bản thân Cự không phải là sao học vấn, nếu ai đó cho rằng Cự Môn là sao học vấn thì không đúng. Không nên nhầm danh tiếng với học vấn, có thể nổi danh, nhưng bằng cấp thì lại là câu chuyện khác. Vậy, người Cự môn mà muốn thành danh trong học nghiệp, nhất định không thể rời xa bọn Văn tinh Quý tinh. Nhưng khổ nỗi, khi Cự hội được bọn văn tinh, thì dễ thành nhà mô phạm, lại không có lợi cho tiền tài. Cho nên ở một phương diện nào đó, nếu lưỡng toàn cả hai, thì cần Quý tinh hội hợp và Hình Tướng Ấn, thì có thể làm đắc dụng cái ngôn ngữ của Cự mà ra xã hội tranh giành lấy phú quý công danh.

Ta hãy điểm qua sự vận hành của Cự Môn

Cự môn tại Tý – Ngọ cung:

Đây chính là cách “Thạch Trung ẩn ngọc”! Cái cách mà bị bọn hậu sinh suy diễn nhiều nhất. Nào là phải gặp Tuần Triệt “mới mong sáng rõ”, hoặc “phải có hung tinh mới mong phá đá để lộ ngọc ra ngoài”…đủ trò. Nhưng thực chất về cách này thế nào?

Cổ thư viết “Cự Môn Tý Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”, Cự Môn ở Tý Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc-Khoa-Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách. Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tý Ngọ, vốn là đất vượng của Cự. Nhưng bản chất thì Cự là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.

Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó:

  • Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
  • Gặp Lộc tồn là Thứ cách.
  • Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”, thì cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung. Cổ thư viết về trường hợp này có nói
“Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương”
– Tức là : Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.

Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.

Và cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng : “bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt” – Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.

Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.

Cự Môn tại Mão Dậu cung

Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.

Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.

Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi Tử Vi di chuyển đến Thìn-Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy : Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của Tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được. Cho nên, mẫu người Cự Cơ là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.

Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.

Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.

Phú có nói “Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.

Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.

Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.

Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách” – Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.

Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.

Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.

Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.

Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quý, Xương Khúc Tả Hữu.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button