Tử vi

Cự môn nhàn đàm (Phần 3)

Cự Môn tương phối Lục Cát – Lục Sát

Như đã phân tích ở các phần trước về tính lý của Cự môn. Đành rằng là có các cách cục khác nhau, nhưng sâu hơn chút nữa, thì ta có thể thấy rằng các cách của Cự môn đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của các tá diệu. Cho nên, xem xét việc Cự môn tương phối với các tá diệu cũng là một kỹ thuật cơ bản để luận đoán các cách cục của Cự Môn.

Cũng theo nguyên tắc thông thường của Tử vi, các cách cục của Cự Môn tập trung tính chất ở hai đặc điểm chính : sự Miếu Hãm của chính tinh và Hội hợp của tá tinh – hóa diệu.

Bạn đang xem: Cự môn nhàn đàm (Phần 3)

Việc miếu hãm thì chắc không phải bàn nữa, bởi nó đã thể hiện trong cách cục của Cự Môn rồi. Còn sự hội hợp của tá tinh, hóa diệu thì cũng theo một nguyên tắc chung là “phùng cát dã cát, phùng hung dã hung”. Gặp được sao tốt thì là tốt, mà gặp được sao hung thì là hung. Có thể phân tích các trường hợp cụ thể như sau :

Hóa diệu : Hóa diệu là Lộc-Quyền-Khoa-Kỵ, Cự môn rất cần Lộc Quyền Khoa hội hợp để thành cách. Nhưng lại rất ngại Hóa Kỵ che ám (trừ một vài trường hợp đặc biệt được gọi là Phản vi kỳ cách).

Chẳng thế mà các câu phú đều tập trung vào việc xem xét sự hội hợp của Hóa diệu với Cự Môn, điển hình như“Cự môn Thìn Tuất vi hãm địa, Tân nhân hóa cát lộc tranh vanh” – tức là Cự Môn ở Thìn-Tuất vốn là đất hãm sẽ không tốt, nhưng người tuổi Tân thì gặp được Cát Hóa, tài lộc sẽ rất khá.

Như đã dẫn, ngay như cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, khi Cự phối với các tá diệu, hóa diệu thì :

– Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách

– Gặp Lộc tồn là Thứ cách

– Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Các sao, các hóa đặc biệt thích hợp với Cự môn là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn. Cổ thư viết :“Nhược đắc lộc tồn đồng độ, tắc phúc hậu lộc trọng, đãn tính tình kiệm phác nhi cẩn thận, chủ phú. Như hóa quyền, hóa lộc, tắc phách lực cực đại, thiện sang nghiệp, chủ quý” nghĩa là : Nếu được Lộc tồn đồng độ, thì phúc dày lộc trọng, nhưng tính tình thì cần kiệm cẩn thận, chủ về giầu sang. Còn như Hóa Quyền, Hóa Lộc, thì tính quyết đoán rất lớn, dễ gây dựng thành cơ nghiệp.

Đặc biệt là cách Cự Môn Tý Ngọ rất cần Quyền, Lộc. Chẳng thế mà Ngọc Thiềm tiên sinh đã nói“Cự môn Tý Ngọ nhị cung phùng, cục trung đắc ngộ dĩ vi vinh, tam hợp hóa cát khoa quyền lộc, quan cao cực phẩm y tử bào.”Nghĩa là Gặp Cự môn ở hai cung Tý-Ngọ, được cục này là vinh hiển, nếu lại được Hóa Cát trong tam hợp hội về, thì có thể làm quan rất cao, mặc áo tía trong triều đình.

Cự Môn với Lục Cát (Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt) :

Với lục cát tinh, đương nhiên là nhóm của những sao phò trợ rất đắc lực để hỗ trợ thành cách. Nhưng trong đó, Cự môn đặc biệt thích hợp với Tả Hữu hơn. Cự được tả hữu hội hợp, dễ làm nên cơ nghiệp. Tả hữu trợ giúp cho Cự môn đắc dụng nhất là khi phối hợp được với Lộc tồn, người tuổi Quý được cách này sẽ phần nhiều là quý hiển.

Còn đối với Khôi Việt, ngoài ý nghĩa của Quý Nhân ra, thì Khôi Việt không có sự phụ giúp nào đặc biệt cho Cự Môn cả. Bởi lẽ, Cự môn dù sao cũng có tính tài khí mạnh, mà Khôi Việt thì chủ quý nhiều hơn, nên tác dụng không rõ rệt lắm. Khôi Việt trợ giúp đắc lực nhất cho Cự Môn khi Cự đóng ở cung Mão-Dậu. Trong trường hợp này thì vì có Thiên Cơ đi cung với Cự, nên rất thích hợp với Khôi Việt, chủ về Quý, dễ thành đạt trong quan trường.

Đối với Văn Xương, Văn Khúc, thì gần như là không hợp với Cự, bởi lẽ Cự vốn là hung tinh, chủ về thị phi, không hợp với văn tinh. Nếu lại gia thêm Hóa Kỵ nữa thì càng không hợp. Duy chỉ có một trường hợp Cự Môn cư Thìn, nếu gặp Xương Khúc, Hóa Quyền hoặc Hóa Lộc thì lại là Kỳ cách! Phản hung vi cát.

Cách này vốn dĩ nếu xét theo cách bình thường thì không có gì tốt đẹp cả. Cổ nhân đã nói “Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn” – Hai cung Thìn-Tuất ngại nhất là gặp Cự Môn hãm! Tại vị trí này Cự Môn là đất hãm, đối cung là Thiên đồng cũng Hãm. Xét Tam phương hội hợp thì có 2 trường hợp : Cự môn cư Thìn thì sẽ có Thái Dương hãm hội chiếu, Cự Môn cư Tuất thì sẽ có Thái Dương miếu hội chiếu. Mấu chốt vấn đề chính ở chỗ này.

Đối với Cự Môn cư Tuất, Vương Đình Chi viết : “Cự môn tại Tuất cung, Hóa quyền hoặc Hóa lộc giả, nãi kỳ cách, nhân vi Thái dương tại Ngọ cung, thị Nhật lệ trung thiên, hội chiếu Cự môn, tắc âm ám chi khí tiêu tẫn hĩ.” – Khi Cự môn đóng ở Tuất gặp Hóa Quyền, Hóa Lộc thì là Kỳ cách, nguyên do Thái dương đóng ở Ngọ, nhập miếu là“Nhật lệ trung thiên” sẽ làm tiêu tan cái ám khí của Cự.

Đối với Cự Môn tại Thìn cung, Vương viết : “Tại Thìn cung, hữu nhất cá trọng yếu cách cục: cự môn dữ Văn xương đồng độ, Tân niên sinh nhân chủ phú quý vô luân. (phường bản chích ngôn cự môn tại thần tuất, “Tân sinh nhân mệnh ngộ phản vi kỳ” , thiểu liễu Văn xương đồng độ giá cá điều kiện) tại Tuất cung kiến cát Hóa diệc vi kỳ cách.” – Tại cung Thìn có một cách cục trọng yếu của Cự Môn, đó là Cự Môn Văn Xương đồng độ, người tuổi Tân chủ phú quý không kể hết (phường bản* chỉ nói Cự Môn tại Thìn Tuất “Người tuổi Tân mà mệnh gặp được thì lại lại là kỳ cách”, mà thiếu mất điều kiện Văn xương đồng độ). Tại cung Tuất mà gặp Hóa Cát cũng là kỳ cách.

* Sách ngày trước chia làm 2 loại, Kinh bản và Phường bản. Kinh bản là sách chính gốc, còn Phường bản là các sách bản sao của các địa phương khác nhau.

Như vậy, tổng kết lại sẽ có các trường hợp gọi là “kỳ cách” như sau :

– Cự Môn cư Thìn, có Văn xương đồng độ, người tuổi Tân thì đắc cách

– Cự môn cư Tuất, có Quyền Lộc hội hợp, người tuổi Tân hợp cách.

Chú ý rằng, điều kiện để có được kỳ cách phải rất chặt chẽ, không được sơ hở, ngoài những điều kiện kể trên, thì bản cung phải sáng sủa, tránh xa Tuần triệt, sát tinh, tam phương tứ chính cần phải có văn tinh, quý tinh trợ thủ thì mới thành cách xác đáng được.

Ngoài ra, như trên đã viết rõ, Cự môn cũng rất cần Lộc tồn để hóa giải mà thành cách, Đẩu số toàn thư viết“Phùng lộc tồn tắc giải kì ách” – Gặp Lộc tồn thì có thể hóa giải tai ách cho Cự môn. Nhưng đặc biệt chú ý, trường hợp Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp thì sẽ bị Kình Dương đồng cung, lại là hung cách. (phần phân tích lục sát xem ở phần sau).

Cự môn phối với Lục Sát (Không Kiếp Kình Đà Hỏa Linh).

Ngay từ đầu đã nói rằng Cự Môn là Hung tinh, chủ thị phi-ám muội “minh tranh ám đấu”. Bởi vậy, khi phối với Hung-Sát tinh thì đương nhiên là KHÍ CÁCH, tức là sẽ bị phá cách nặng mà cổ nhân phê rằng “Hủ mộc nan điêu” – như khúc gỗ đã mục nát, không thể đẽo gọt được thành cái gì cả. Kể cả khi Cự miếu vượng mà hội hung sát tinh thì cũng sẽ bị phá cách, không còn tốt đẹp nữa. Nhưng tùy theo mỗi nhóm Hung-Sát tinh mà sẽ có nhưng tác dụng khác nhau đến Cự Môn. Ta hãy thử tìm xem xưa nay người ta luận như thế nào về Cự gặp Hung-Sát tinh.

Đối với Không Kiếp : Địa Không-Địa Kiếp là một cặp sao Sát tinh đáng ngại nhất của Tử vi, thậm chí có người còn cho rằng “đóng đâu chết đó”. Vậy khi kết hợp với Cự Môn, thì đương nhiên sẽ làm tăng tính Hung của Cự Môn. Về cơ chế, thì lúc ấy cái “tính hung” của Cự sẽ phối với “tính hung” của Không Kiếp mà tác họa. Tính Hung của Cự Môn là Thị Phi, Ám Muội.. mà tính Hung của Không Kiếp là “giáng thương nhân, hình pháp, thất tài, cô đơn chi họa” tức là giáng họa về thương tích, hình pháp, mất tiền, cô đơn. Cả hai “tính hung” này mà phối hợp với nhau thì khó lòng tránh được tại họa, ít nhiều thì cũng phải gặp phiền toái.

Đẩu số toàn thư có viết : “Thử tinh hóa ám bất nghi phùng, canh hội sát tinh dũ tứ hung, thần xỉ hữu thương kiêm tính mãnh, nhược nhiên nhập miếu khả hòa bình.” – Nghĩa là, Cự môn hóa Ám tinh chẳng nên gặp làm gì, nếu lại hội sát tinh thì càng hung, môi răng dễ bị thương tích lại thêm cái tính mạnh bạo, làm việc gì cũng “nóng giận mất khôn” mà để lại hậu quả, nếu như Cự mà nhập miếu, thì may ra có thể được hòa bình.

Như vậy, Cự gặp Không kiếp thì nên chú ý, ngoài việc mang thương tích vào môi-răng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tính Thị Phi-Ám Muội của Cự bị kích động lên, cho nên thường tai họa sinh ra do hành xử nóng giận, vội vã, không kiềm chế được bản thân mình.

Đối với Kình Đà : Kình – Đà là hai sát tinh cũng rất nặng nề của Tử vi, tác dụng của nó tuy có khác nhau, nhưng cổ nhân nhóm với Hỏa Linh và quy nó về Tứ Hung. Đối với Cự Môn, thì tác dụng của Kình – Đà có phần nặng nề hơn Không Kiếp. Trong cổ thư có viết về Cự-Kình-Đà một câu “Cự môn Tứ sát – hãm nhi hung” – tức là Cự Môn gặp tứ sát thì không những bị vây hãm, mà còn Hung. Khi Cự gặp Dương-Đà-Hỏa-Linh thì coi như bị phá cách nặng, không những không thể phát huy được (hãm), mà còn đem tai họa đến (hung).

Trần Đoàn lão tổ có nhận xét rằng “Tham Hao đồng hành, nhân hảo đồ phối. Ngộ đế tọa tắc chế kì cường. Phùng lộc tồn tắc giải kì ách, trị dương đà nam đạo nữ xướng” – Nghĩa là, Cự môn mà gặp Tham-Hao đồng hành, thì như gặp người bạn tốt, gặp Tử vi thì có thể chế được tính cường ngạnh, gặp Lộc tồn có thể giải được ách, gặp Dương-Đà thì trai dễ trộm cắp, mà nữ dễ làm kỹ nữ.

(có nhiều thắc mắc trong câu này của Trần Đoàn lão tổ là Tại sao Cự lại có thể gặp được Tham hoặc Tử vi, về mặt an sao thì không thể, và cho rằng câu này là man ngôn. Nhưng về mặt phối hợp với nhau để luận đoán, thì trên lá số không hẳn chỉ có một sự phối hợp khi an sao, mà còn nhiều sự phối hợp khác nữa, vấn đề này cần suy ngẫm thêm).

Bình luận về Cự-Dương-Đà, Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng : “Cự môn dương đà vu thân mệnh tật ách luy hoàng khốn nhược đạo nhi xướng” – Nghĩa là, Cự môn Dương-Đà mà đóng vào Thân-Mệnh hoặc Tật Ách thì gày còm, vàng vọt, ốm yếu, dễ sinh trộm cắp hoặc kỹ nữ.

“Cự môn thủ mệnh kiến Dương Đà, nam nữ tà dâm” – Người Cự môn thủ mênh, nếu trong tam phương tứ chính mà hội Kình Đà, thì thường mang lòng tà dâm.

Với Kình Dương, phê rằng “Cự Hỏa Kình dương, chung thân ải tử” – tức là Cự mà gặp Hỏa linh, Kình dương, thì cuối đời cái chết không được bình thường (ải tử – là thắt cổ tự tử, nhưng dịch cho thoáng nghĩa thì nói như trên).

Với Đà la, Phú nói rằng “Cự môn Đà la đồng cư Thân Mệnh hoặc Tật Ách cung, chủ bần khốn, thể nhược tàn tật, tổ nghiệp phiêu đãng, bôn ba lao lục” – Cự môn Đà la cùng đóng ở Thân, Mệnh hoặc Tật ách cung, thì chủ về nghèo khốn, thân thể yếu đuối, tàn tật, bỏ tổ nghiệp mà trôi nổi, bôn ba vất vả.

Ngoài ra, trong Toàn thư còn thêm một câu về hình tướng “Cự Môn, Đà La tất sinh dị chí” – Tức là Mệnh thân mà có Cự Môn, Đà La thì ắt là sẽ có nhưng nốt ruồi khác lạ (câu này bản phường chỉ nói rằng : Đà la tất sinh dị chí, mà không có Cự môn – cần chiêm nghiệm)

Đối với Hỏa – Linh : Hỏa Linh là hai Hung tinh cùng hàng với Không Kiếp Kình Đà. Phối với Cự Môn, thì cũng giống như những hung sát tinh trên, làm cho hung tính của Cự tăng lên mà tác họa. Tính của Hỏa Linh đặc trưng là yểu chiết, cho nên trong Tử vi còn gọi là Đoản thọ sát tinh. Chính vì vậy, mà khi gặp Hung tinh Cự Môn thì trong các cách cục đều phảng phất ý nghĩa này.

Như câu “Cự Hỏa Kình dương chung thân ải tử”, hoặc “Cự môn Hỏa Linh phùng ác hạn, tử vu ngoại đạo” – Cự môn mà gặp Hỏa Linh, nếu vào hạn ác thì có thể chết ngoài đường.

Đối với cách này, thì rất cần phải có Lộc tồn để hóa giải (như trên đã dẫn), và khi nhập hạn thì rất cần Tử vi để áp chế thì có thể hóa giải được cái sự hung hiểm của trường hợp này. Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng “Cự môn Hỏa Linh, vô Lộc tồn Tử vi áp chế, quyết phối thiên lý, tao hung” – Nghĩa là, Cự-Hỏa-Linh mà không có Lộc-Tử hóa giải, áp chế thì phải quyết là sẽ lấy chồng lấy vợ rất xa (thiên lý), mà sẽ gặp hung họa. Nhưng như bài trước đã viện dẫn, khi Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp sẽ gặp Kình dương đồng cung, sẽ là hung cách chứ không hy vọng hóa giải được.

Và cuối cùng, có lẽ cũng căn cứ theo tính chất của Hỏa-Linh, thì xưa còn nhận xét rằng “Cự môn thủ mệnh, tam hợp sát thấu, tất tao hỏa ách” – Cự môn nhập mệnh, nếu trong tam hợp có Hỏa Linh hội về, ắt sẽ gặp hỏa ách.

(câu này vẫn còn đang trong vòng nghi ngờ và tranh cãi, cho rằng nó được suy diễn ra từ tính chất của Hỏa tinh. Bởi lẽ Cự Môn thuộc Thủy, gặp Hỏa không có lẽ nào lại kích động hỏa tính của Hỏa tinh được – cần chiêm nghiệm thêm).

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Cự môn nhàn đàm (Phần 3)

Cự Môn tương phối Lục Cát – Lục Sát

Như đã phân tích ở các phần trước về tính lý của Cự môn. Đành rằng là có các cách cục khác nhau, nhưng sâu hơn chút nữa, thì ta có thể thấy rằng các cách của Cự môn đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của các tá diệu. Cho nên, xem xét việc Cự môn tương phối với các tá diệu cũng là một kỹ thuật cơ bản để luận đoán các cách cục của Cự Môn.

Cũng theo nguyên tắc thông thường của Tử vi, các cách cục của Cự Môn tập trung tính chất ở hai đặc điểm chính : sự Miếu Hãm của chính tinh và Hội hợp của tá tinh – hóa diệu.

Việc miếu hãm thì chắc không phải bàn nữa, bởi nó đã thể hiện trong cách cục của Cự Môn rồi. Còn sự hội hợp của tá tinh, hóa diệu thì cũng theo một nguyên tắc chung là “phùng cát dã cát, phùng hung dã hung”. Gặp được sao tốt thì là tốt, mà gặp được sao hung thì là hung. Có thể phân tích các trường hợp cụ thể như sau :

Hóa diệu : Hóa diệu là Lộc-Quyền-Khoa-Kỵ, Cự môn rất cần Lộc Quyền Khoa hội hợp để thành cách. Nhưng lại rất ngại Hóa Kỵ che ám (trừ một vài trường hợp đặc biệt được gọi là Phản vi kỳ cách).

Chẳng thế mà các câu phú đều tập trung vào việc xem xét sự hội hợp của Hóa diệu với Cự Môn, điển hình như“Cự môn Thìn Tuất vi hãm địa, Tân nhân hóa cát lộc tranh vanh” – tức là Cự Môn ở Thìn-Tuất vốn là đất hãm sẽ không tốt, nhưng người tuổi Tân thì gặp được Cát Hóa, tài lộc sẽ rất khá.

Như đã dẫn, ngay như cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, khi Cự phối với các tá diệu, hóa diệu thì :

– Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách

– Gặp Lộc tồn là Thứ cách

– Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Các sao, các hóa đặc biệt thích hợp với Cự môn là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn. Cổ thư viết :“Nhược đắc lộc tồn đồng độ, tắc phúc hậu lộc trọng, đãn tính tình kiệm phác nhi cẩn thận, chủ phú. Như hóa quyền, hóa lộc, tắc phách lực cực đại, thiện sang nghiệp, chủ quý” nghĩa là : Nếu được Lộc tồn đồng độ, thì phúc dày lộc trọng, nhưng tính tình thì cần kiệm cẩn thận, chủ về giầu sang. Còn như Hóa Quyền, Hóa Lộc, thì tính quyết đoán rất lớn, dễ gây dựng thành cơ nghiệp.

Đặc biệt là cách Cự Môn Tý Ngọ rất cần Quyền, Lộc. Chẳng thế mà Ngọc Thiềm tiên sinh đã nói“Cự môn Tý Ngọ nhị cung phùng, cục trung đắc ngộ dĩ vi vinh, tam hợp hóa cát khoa quyền lộc, quan cao cực phẩm y tử bào.”Nghĩa là Gặp Cự môn ở hai cung Tý-Ngọ, được cục này là vinh hiển, nếu lại được Hóa Cát trong tam hợp hội về, thì có thể làm quan rất cao, mặc áo tía trong triều đình.

Cự Môn với Lục Cát (Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt) :

Với lục cát tinh, đương nhiên là nhóm của những sao phò trợ rất đắc lực để hỗ trợ thành cách. Nhưng trong đó, Cự môn đặc biệt thích hợp với Tả Hữu hơn. Cự được tả hữu hội hợp, dễ làm nên cơ nghiệp. Tả hữu trợ giúp cho Cự môn đắc dụng nhất là khi phối hợp được với Lộc tồn, người tuổi Quý được cách này sẽ phần nhiều là quý hiển.

Còn đối với Khôi Việt, ngoài ý nghĩa của Quý Nhân ra, thì Khôi Việt không có sự phụ giúp nào đặc biệt cho Cự Môn cả. Bởi lẽ, Cự môn dù sao cũng có tính tài khí mạnh, mà Khôi Việt thì chủ quý nhiều hơn, nên tác dụng không rõ rệt lắm. Khôi Việt trợ giúp đắc lực nhất cho Cự Môn khi Cự đóng ở cung Mão-Dậu. Trong trường hợp này thì vì có Thiên Cơ đi cung với Cự, nên rất thích hợp với Khôi Việt, chủ về Quý, dễ thành đạt trong quan trường.

Đối với Văn Xương, Văn Khúc, thì gần như là không hợp với Cự, bởi lẽ Cự vốn là hung tinh, chủ về thị phi, không hợp với văn tinh. Nếu lại gia thêm Hóa Kỵ nữa thì càng không hợp. Duy chỉ có một trường hợp Cự Môn cư Thìn, nếu gặp Xương Khúc, Hóa Quyền hoặc Hóa Lộc thì lại là Kỳ cách! Phản hung vi cát.

Cách này vốn dĩ nếu xét theo cách bình thường thì không có gì tốt đẹp cả. Cổ nhân đã nói “Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn” – Hai cung Thìn-Tuất ngại nhất là gặp Cự Môn hãm! Tại vị trí này Cự Môn là đất hãm, đối cung là Thiên đồng cũng Hãm. Xét Tam phương hội hợp thì có 2 trường hợp : Cự môn cư Thìn thì sẽ có Thái Dương hãm hội chiếu, Cự Môn cư Tuất thì sẽ có Thái Dương miếu hội chiếu. Mấu chốt vấn đề chính ở chỗ này.

Đối với Cự Môn cư Tuất, Vương Đình Chi viết : “Cự môn tại Tuất cung, Hóa quyền hoặc Hóa lộc giả, nãi kỳ cách, nhân vi Thái dương tại Ngọ cung, thị Nhật lệ trung thiên, hội chiếu Cự môn, tắc âm ám chi khí tiêu tẫn hĩ.” – Khi Cự môn đóng ở Tuất gặp Hóa Quyền, Hóa Lộc thì là Kỳ cách, nguyên do Thái dương đóng ở Ngọ, nhập miếu là“Nhật lệ trung thiên” sẽ làm tiêu tan cái ám khí của Cự.

Đối với Cự Môn tại Thìn cung, Vương viết : “Tại Thìn cung, hữu nhất cá trọng yếu cách cục: cự môn dữ Văn xương đồng độ, Tân niên sinh nhân chủ phú quý vô luân. (phường bản chích ngôn cự môn tại thần tuất, “Tân sinh nhân mệnh ngộ phản vi kỳ” , thiểu liễu Văn xương đồng độ giá cá điều kiện) tại Tuất cung kiến cát Hóa diệc vi kỳ cách.” – Tại cung Thìn có một cách cục trọng yếu của Cự Môn, đó là Cự Môn Văn Xương đồng độ, người tuổi Tân chủ phú quý không kể hết (phường bản* chỉ nói Cự Môn tại Thìn Tuất “Người tuổi Tân mà mệnh gặp được thì lại lại là kỳ cách”, mà thiếu mất điều kiện Văn xương đồng độ). Tại cung Tuất mà gặp Hóa Cát cũng là kỳ cách.

* Sách ngày trước chia làm 2 loại, Kinh bản và Phường bản. Kinh bản là sách chính gốc, còn Phường bản là các sách bản sao của các địa phương khác nhau.

Như vậy, tổng kết lại sẽ có các trường hợp gọi là “kỳ cách” như sau :

– Cự Môn cư Thìn, có Văn xương đồng độ, người tuổi Tân thì đắc cách

– Cự môn cư Tuất, có Quyền Lộc hội hợp, người tuổi Tân hợp cách.

Chú ý rằng, điều kiện để có được kỳ cách phải rất chặt chẽ, không được sơ hở, ngoài những điều kiện kể trên, thì bản cung phải sáng sủa, tránh xa Tuần triệt, sát tinh, tam phương tứ chính cần phải có văn tinh, quý tinh trợ thủ thì mới thành cách xác đáng được.

Ngoài ra, như trên đã viết rõ, Cự môn cũng rất cần Lộc tồn để hóa giải mà thành cách, Đẩu số toàn thư viết“Phùng lộc tồn tắc giải kì ách” – Gặp Lộc tồn thì có thể hóa giải tai ách cho Cự môn. Nhưng đặc biệt chú ý, trường hợp Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp thì sẽ bị Kình Dương đồng cung, lại là hung cách. (phần phân tích lục sát xem ở phần sau).

Cự môn phối với Lục Sát (Không Kiếp Kình Đà Hỏa Linh).

Ngay từ đầu đã nói rằng Cự Môn là Hung tinh, chủ thị phi-ám muội “minh tranh ám đấu”. Bởi vậy, khi phối với Hung-Sát tinh thì đương nhiên là KHÍ CÁCH, tức là sẽ bị phá cách nặng mà cổ nhân phê rằng “Hủ mộc nan điêu” – như khúc gỗ đã mục nát, không thể đẽo gọt được thành cái gì cả. Kể cả khi Cự miếu vượng mà hội hung sát tinh thì cũng sẽ bị phá cách, không còn tốt đẹp nữa. Nhưng tùy theo mỗi nhóm Hung-Sát tinh mà sẽ có nhưng tác dụng khác nhau đến Cự Môn. Ta hãy thử tìm xem xưa nay người ta luận như thế nào về Cự gặp Hung-Sát tinh.

Đối với Không Kiếp : Địa Không-Địa Kiếp là một cặp sao Sát tinh đáng ngại nhất của Tử vi, thậm chí có người còn cho rằng “đóng đâu chết đó”. Vậy khi kết hợp với Cự Môn, thì đương nhiên sẽ làm tăng tính Hung của Cự Môn. Về cơ chế, thì lúc ấy cái “tính hung” của Cự sẽ phối với “tính hung” của Không Kiếp mà tác họa. Tính Hung của Cự Môn là Thị Phi, Ám Muội.. mà tính Hung của Không Kiếp là “giáng thương nhân, hình pháp, thất tài, cô đơn chi họa” tức là giáng họa về thương tích, hình pháp, mất tiền, cô đơn. Cả hai “tính hung” này mà phối hợp với nhau thì khó lòng tránh được tại họa, ít nhiều thì cũng phải gặp phiền toái.

Đẩu số toàn thư có viết : “Thử tinh hóa ám bất nghi phùng, canh hội sát tinh dũ tứ hung, thần xỉ hữu thương kiêm tính mãnh, nhược nhiên nhập miếu khả hòa bình.” – Nghĩa là, Cự môn hóa Ám tinh chẳng nên gặp làm gì, nếu lại hội sát tinh thì càng hung, môi răng dễ bị thương tích lại thêm cái tính mạnh bạo, làm việc gì cũng “nóng giận mất khôn” mà để lại hậu quả, nếu như Cự mà nhập miếu, thì may ra có thể được hòa bình.

Như vậy, Cự gặp Không kiếp thì nên chú ý, ngoài việc mang thương tích vào môi-răng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tính Thị Phi-Ám Muội của Cự bị kích động lên, cho nên thường tai họa sinh ra do hành xử nóng giận, vội vã, không kiềm chế được bản thân mình.

Đối với Kình Đà : Kình – Đà là hai sát tinh cũng rất nặng nề của Tử vi, tác dụng của nó tuy có khác nhau, nhưng cổ nhân nhóm với Hỏa Linh và quy nó về Tứ Hung. Đối với Cự Môn, thì tác dụng của Kình – Đà có phần nặng nề hơn Không Kiếp. Trong cổ thư có viết về Cự-Kình-Đà một câu “Cự môn Tứ sát – hãm nhi hung” – tức là Cự Môn gặp tứ sát thì không những bị vây hãm, mà còn Hung. Khi Cự gặp Dương-Đà-Hỏa-Linh thì coi như bị phá cách nặng, không những không thể phát huy được (hãm), mà còn đem tai họa đến (hung).

Trần Đoàn lão tổ có nhận xét rằng “Tham Hao đồng hành, nhân hảo đồ phối. Ngộ đế tọa tắc chế kì cường. Phùng lộc tồn tắc giải kì ách, trị dương đà nam đạo nữ xướng” – Nghĩa là, Cự môn mà gặp Tham-Hao đồng hành, thì như gặp người bạn tốt, gặp Tử vi thì có thể chế được tính cường ngạnh, gặp Lộc tồn có thể giải được ách, gặp Dương-Đà thì trai dễ trộm cắp, mà nữ dễ làm kỹ nữ.

(có nhiều thắc mắc trong câu này của Trần Đoàn lão tổ là Tại sao Cự lại có thể gặp được Tham hoặc Tử vi, về mặt an sao thì không thể, và cho rằng câu này là man ngôn. Nhưng về mặt phối hợp với nhau để luận đoán, thì trên lá số không hẳn chỉ có một sự phối hợp khi an sao, mà còn nhiều sự phối hợp khác nữa, vấn đề này cần suy ngẫm thêm).

Bình luận về Cự-Dương-Đà, Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng : “Cự môn dương đà vu thân mệnh tật ách luy hoàng khốn nhược đạo nhi xướng” – Nghĩa là, Cự môn Dương-Đà mà đóng vào Thân-Mệnh hoặc Tật Ách thì gày còm, vàng vọt, ốm yếu, dễ sinh trộm cắp hoặc kỹ nữ.

“Cự môn thủ mệnh kiến Dương Đà, nam nữ tà dâm” – Người Cự môn thủ mênh, nếu trong tam phương tứ chính mà hội Kình Đà, thì thường mang lòng tà dâm.

Với Kình Dương, phê rằng “Cự Hỏa Kình dương, chung thân ải tử” – tức là Cự mà gặp Hỏa linh, Kình dương, thì cuối đời cái chết không được bình thường (ải tử – là thắt cổ tự tử, nhưng dịch cho thoáng nghĩa thì nói như trên).

Với Đà la, Phú nói rằng “Cự môn Đà la đồng cư Thân Mệnh hoặc Tật Ách cung, chủ bần khốn, thể nhược tàn tật, tổ nghiệp phiêu đãng, bôn ba lao lục” – Cự môn Đà la cùng đóng ở Thân, Mệnh hoặc Tật ách cung, thì chủ về nghèo khốn, thân thể yếu đuối, tàn tật, bỏ tổ nghiệp mà trôi nổi, bôn ba vất vả.

Ngoài ra, trong Toàn thư còn thêm một câu về hình tướng “Cự Môn, Đà La tất sinh dị chí” – Tức là Mệnh thân mà có Cự Môn, Đà La thì ắt là sẽ có nhưng nốt ruồi khác lạ (câu này bản phường chỉ nói rằng : Đà la tất sinh dị chí, mà không có Cự môn – cần chiêm nghiệm)

Đối với Hỏa – Linh : Hỏa Linh là hai Hung tinh cùng hàng với Không Kiếp Kình Đà. Phối với Cự Môn, thì cũng giống như những hung sát tinh trên, làm cho hung tính của Cự tăng lên mà tác họa. Tính của Hỏa Linh đặc trưng là yểu chiết, cho nên trong Tử vi còn gọi là Đoản thọ sát tinh. Chính vì vậy, mà khi gặp Hung tinh Cự Môn thì trong các cách cục đều phảng phất ý nghĩa này.

Như câu “Cự Hỏa Kình dương chung thân ải tử”, hoặc “Cự môn Hỏa Linh phùng ác hạn, tử vu ngoại đạo” – Cự môn mà gặp Hỏa Linh, nếu vào hạn ác thì có thể chết ngoài đường.

Đối với cách này, thì rất cần phải có Lộc tồn để hóa giải (như trên đã dẫn), và khi nhập hạn thì rất cần Tử vi để áp chế thì có thể hóa giải được cái sự hung hiểm của trường hợp này. Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng “Cự môn Hỏa Linh, vô Lộc tồn Tử vi áp chế, quyết phối thiên lý, tao hung” – Nghĩa là, Cự-Hỏa-Linh mà không có Lộc-Tử hóa giải, áp chế thì phải quyết là sẽ lấy chồng lấy vợ rất xa (thiên lý), mà sẽ gặp hung họa. Nhưng như bài trước đã viện dẫn, khi Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp sẽ gặp Kình dương đồng cung, sẽ là hung cách chứ không hy vọng hóa giải được.

Và cuối cùng, có lẽ cũng căn cứ theo tính chất của Hỏa-Linh, thì xưa còn nhận xét rằng “Cự môn thủ mệnh, tam hợp sát thấu, tất tao hỏa ách” – Cự môn nhập mệnh, nếu trong tam hợp có Hỏa Linh hội về, ắt sẽ gặp hỏa ách.

(câu này vẫn còn đang trong vòng nghi ngờ và tranh cãi, cho rằng nó được suy diễn ra từ tính chất của Hỏa tinh. Bởi lẽ Cự Môn thuộc Thủy, gặp Hỏa không có lẽ nào lại kích động hỏa tính của Hỏa tinh được – cần chiêm nghiệm thêm).

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button