Tử vi

Đại không vong

Trên la bàn phân chia làm 8 hướng mỗi hướng 45 độ tuyến vị nằm ngay vị thế phân chia giữa 2 hướng gọi là đại không vong

Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau:

– Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).

Bạn đang xem: Đại không vong

– Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG).

– Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM).

– Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM).

– Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM).

– Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY).

– Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).

– Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).

Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1,5 độ cũng đều được coi là những tuyến Đại không vong cả.

Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn,

Khi lập tinh bàn cho nhà đại không vong ta lập 2 tinh bàn chồng nên nhau, cho nên khí của 2 quẻ pha tạp tạo nên sự hỗn loạn. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối, bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Nhà đại không vong có nhiều tai hoạ mà dẫn tới chủ nhà phải ra đi biến căn nhà thành nhà hoang.

Tiểu không vong

Mỗi hướng lại có ba sơn (hướng), mỗi sơn chiếm 15 độ vị chi là 24 sơn trên la bàn

Các tuyến tiểu không vong là:

– Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.

– Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.

– Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.

– Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.

– Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.

– Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.

– Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.

– Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG… đó chính là những tuyến Đại không vong.

Nhà ở tuyến vị tiểu không vong thì âm dương lẫn lộn làm cho gia đạo không yên. Nhưng nếu để ý thì ta thấy nếu là Thiên nguyên long và Nhân nguyên long trong mỗi hướng đều cùng một khí Âm hoặc Dương cho nên những tuyến tiểu không vong này thực tế là vô hại. Chỉ khi phạm vào giữa địa nguyên long với hai nguyên long kia thì cần tránh kẻo mang hoạ.

Nhà gặp tuyến không vong nếu 2 tinh bàn chồng lên nhau lại được những cát tinh vào cùng một cung thì vẫn luận là tốt

Sau đây là một thí dụ điển hình trích trong TRẠCH VẬN TÂN ÁN

“VỢ; CHỒNG LỤC ĐỤC CHIA TAY”

Bên ngoài cửa Đại Nam, Thượng Hải, có nhà họ Thẩm, xây dựng ở vận 3, sáng sủa rộng rãi. Chỉ tiếc là có khe hở chạy dài giữa nhà theo hướng NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, phạm Không vong, chẳng thể ở lâu. Nếu ở lâu sẽ chuốc tai tiếng, vợ chồng lục đục dẫn tới bỏ nhau, cốt nhục chia lìa đau khổ.

(Chú ý vì tọa-hướng nhà nằm giữa các sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, nên khi lập trạch vận thì đem những vận tinh tới tọa và hướng nhập trung cung, xong xoay chuyển theo cả 2 chiều thuân-nghịch cho phù hợp âm-dương với 4 sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ. Do đó, tại mổi khu vực sẽ có 2 Sơn tinh và 2 Hướng tinh).

Nhà này trong vận 3, khí khẩu đắc (các) Hướng tinh 8, 6, 1, 4 (nơi ngoại khí khẩu ở khu vực phía TÂY BẮC, và nội khí khẩu ở khu vực phía TÂY NAM), THANH DANH TỐT ĐẸP. Gian bếp (nơi khu vực phía ĐÔNG BẮC) có hướng thủ thiên tinh 1, 4 đến (tức nơi đó có 2 Hướng tinh 1 và 4). Nếu mở cửa sau ở gian này, CÓ THỂ NÓI LÀ ĐẠI CÁT. Tiếc rằng lại không mở, để Sơn tinh 2, 5 hoạt động (nên chủ hại cho nhân đinh). Năm 1926 BÍNH DẦN (lúc đó đã qua vận 4), Ngũ Hoàng chiếu vào bếp (vì năm đó 2 nhập trung cung, nên niên tinh 5 tới ĐÔNG BẮC), chủ vợ, chồng ốm nặng, lục đục, dẫn đến ly hôn. Hướng tuy gặp thoái khí Nhị Hắc phải tiêu nhiều tiền, nhưng có vượng khí Tam bích cùng đến (vì nhà hướng NAM, tại đây có cả 2 Hướng tinh 3, 2 cùng tới). Lại thêm nội khí khẩu Tứ lục là sinh khí cùng tới, nên tiền vào gấp đôi, khá tốt. Bước sang vận 4, cửa trước, cửa sau 2, 3 đều là khí suy thoái (cửa trước nơi phía NAM có 2 Hướng tinh 3, 2; cửa sau nơi phía BẮC có 2 hướng tinh 2, 3). May nhờ nội khí khẩu ở phía cổng Tứ lục (tức khu vực phía TÂY NAM) đến bổ trợ, nhưng vẫn khiến chủ nhà thu không bù chi, luôn lo lắng.

Sang vận 4, thường dùng cửa phía BẮC (nơi có đường xe điện ra vào). Đường dẫn khí tuy nông (vì cửa nằm ngay sát đường), nhưng dẫn khí sinh vượng nên còn được thuận lợi. Ít lâu sau, chủ nhà nằm mơ người vợ đã chết về báo mộng là ông sẽ ốm nặng, phải bỏ việc kinh doanh, khuyên ông nên dời đi nơi khác. Chẳng mấy chốc thấy ngay ứng nghiệm. Trong nhà lại thường thấy có chuột chết, là điềm gở. Năm ĐINH MÃO, sao Bệnh Phù (Nhị Hắc) chiếu tới bếp căn nhà phía TÂY (vì nhà này có 2 bếp, bếp này nằm tại khu vực phía TÂY BẮC của phòng này), nên 2 cha con họ Thẩm ốm nặng từ tháng 5 đến tháng 8. Hiện họ Thẩm đã chuyển đi nơi khác. Tiên sinh Thẩm điệt Dân (con trai của Thẩm trúc Nhưng) nhận xét:”Phàm hướng Không vong hay thấy ma quỷ”.

Ta thấy những vấn đề sau:

_ Nhà tuy phạm đại không vong nhưng vì cửa trong và ngoài đều được cát khí nên vẫn tốt đẹp cả về tài lộc lẫn thanh danh. Chỉ đến khi thất vận mới có tai hoạ mà thôi

_ Nhà này hướng không vong là có hoạ về nhân đinh(như vợ, chồng bỏ nhau, cốt nhục chia lìa…), nhưng chỉ đến lúc thất vận, hoặc bếp tọa tại những khu vực có Sơn tinh là khí suy, tử thì họa về nhân đinh mới có.

_ Ngoài ra nhà phạm Đại không vong nếu được thành môn đắc cách thì vẫn vượng phát một thời. Nhưng khi thành môn hết tác dụng tai họa đến liền kề

_ Nếu cửa chính ra vào nhà bị phạm đại không vong hoặc tiểu không vong cũng là đại kỵ vì mang tạp khí vào nhà.

_ Nếu mộ phần gặp Đại không vong hoặc Tiểu không vong (giữa Thiên và địa nguyên long) thì tai họa thật khủng khiếp cho con cháu đời sau.

 

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Đại không vong

Trên la bàn phân chia làm 8 hướng mỗi hướng 45 độ tuyến vị nằm ngay vị thế phân chia giữa 2 hướng gọi là đại không vong

Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau:

– Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).

– Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG).

– Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM).

– Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM).

– Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM).

– Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY).

– Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).

– Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).

Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1,5 độ cũng đều được coi là những tuyến Đại không vong cả.

Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn,

Khi lập tinh bàn cho nhà đại không vong ta lập 2 tinh bàn chồng nên nhau, cho nên khí của 2 quẻ pha tạp tạo nên sự hỗn loạn. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối, bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Nhà đại không vong có nhiều tai hoạ mà dẫn tới chủ nhà phải ra đi biến căn nhà thành nhà hoang.

Tiểu không vong

Mỗi hướng lại có ba sơn (hướng), mỗi sơn chiếm 15 độ vị chi là 24 sơn trên la bàn

Các tuyến tiểu không vong là:

– Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.

– Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.

– Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.

– Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.

– Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.

– Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.

– Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.

– Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG… đó chính là những tuyến Đại không vong.

Nhà ở tuyến vị tiểu không vong thì âm dương lẫn lộn làm cho gia đạo không yên. Nhưng nếu để ý thì ta thấy nếu là Thiên nguyên long và Nhân nguyên long trong mỗi hướng đều cùng một khí Âm hoặc Dương cho nên những tuyến tiểu không vong này thực tế là vô hại. Chỉ khi phạm vào giữa địa nguyên long với hai nguyên long kia thì cần tránh kẻo mang hoạ.

Nhà gặp tuyến không vong nếu 2 tinh bàn chồng lên nhau lại được những cát tinh vào cùng một cung thì vẫn luận là tốt

Sau đây là một thí dụ điển hình trích trong TRẠCH VẬN TÂN ÁN

“VỢ; CHỒNG LỤC ĐỤC CHIA TAY”

Bên ngoài cửa Đại Nam, Thượng Hải, có nhà họ Thẩm, xây dựng ở vận 3, sáng sủa rộng rãi. Chỉ tiếc là có khe hở chạy dài giữa nhà theo hướng NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, phạm Không vong, chẳng thể ở lâu. Nếu ở lâu sẽ chuốc tai tiếng, vợ chồng lục đục dẫn tới bỏ nhau, cốt nhục chia lìa đau khổ.

(Chú ý vì tọa-hướng nhà nằm giữa các sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, nên khi lập trạch vận thì đem những vận tinh tới tọa và hướng nhập trung cung, xong xoay chuyển theo cả 2 chiều thuân-nghịch cho phù hợp âm-dương với 4 sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ. Do đó, tại mổi khu vực sẽ có 2 Sơn tinh và 2 Hướng tinh).

Nhà này trong vận 3, khí khẩu đắc (các) Hướng tinh 8, 6, 1, 4 (nơi ngoại khí khẩu ở khu vực phía TÂY BẮC, và nội khí khẩu ở khu vực phía TÂY NAM), THANH DANH TỐT ĐẸP. Gian bếp (nơi khu vực phía ĐÔNG BẮC) có hướng thủ thiên tinh 1, 4 đến (tức nơi đó có 2 Hướng tinh 1 và 4). Nếu mở cửa sau ở gian này, CÓ THỂ NÓI LÀ ĐẠI CÁT. Tiếc rằng lại không mở, để Sơn tinh 2, 5 hoạt động (nên chủ hại cho nhân đinh). Năm 1926 BÍNH DẦN (lúc đó đã qua vận 4), Ngũ Hoàng chiếu vào bếp (vì năm đó 2 nhập trung cung, nên niên tinh 5 tới ĐÔNG BẮC), chủ vợ, chồng ốm nặng, lục đục, dẫn đến ly hôn. Hướng tuy gặp thoái khí Nhị Hắc phải tiêu nhiều tiền, nhưng có vượng khí Tam bích cùng đến (vì nhà hướng NAM, tại đây có cả 2 Hướng tinh 3, 2 cùng tới). Lại thêm nội khí khẩu Tứ lục là sinh khí cùng tới, nên tiền vào gấp đôi, khá tốt. Bước sang vận 4, cửa trước, cửa sau 2, 3 đều là khí suy thoái (cửa trước nơi phía NAM có 2 Hướng tinh 3, 2; cửa sau nơi phía BẮC có 2 hướng tinh 2, 3). May nhờ nội khí khẩu ở phía cổng Tứ lục (tức khu vực phía TÂY NAM) đến bổ trợ, nhưng vẫn khiến chủ nhà thu không bù chi, luôn lo lắng.

Sang vận 4, thường dùng cửa phía BẮC (nơi có đường xe điện ra vào). Đường dẫn khí tuy nông (vì cửa nằm ngay sát đường), nhưng dẫn khí sinh vượng nên còn được thuận lợi. Ít lâu sau, chủ nhà nằm mơ người vợ đã chết về báo mộng là ông sẽ ốm nặng, phải bỏ việc kinh doanh, khuyên ông nên dời đi nơi khác. Chẳng mấy chốc thấy ngay ứng nghiệm. Trong nhà lại thường thấy có chuột chết, là điềm gở. Năm ĐINH MÃO, sao Bệnh Phù (Nhị Hắc) chiếu tới bếp căn nhà phía TÂY (vì nhà này có 2 bếp, bếp này nằm tại khu vực phía TÂY BẮC của phòng này), nên 2 cha con họ Thẩm ốm nặng từ tháng 5 đến tháng 8. Hiện họ Thẩm đã chuyển đi nơi khác. Tiên sinh Thẩm điệt Dân (con trai của Thẩm trúc Nhưng) nhận xét:”Phàm hướng Không vong hay thấy ma quỷ”.

Ta thấy những vấn đề sau:

_ Nhà tuy phạm đại không vong nhưng vì cửa trong và ngoài đều được cát khí nên vẫn tốt đẹp cả về tài lộc lẫn thanh danh. Chỉ đến khi thất vận mới có tai hoạ mà thôi

_ Nhà này hướng không vong là có hoạ về nhân đinh(như vợ, chồng bỏ nhau, cốt nhục chia lìa…), nhưng chỉ đến lúc thất vận, hoặc bếp tọa tại những khu vực có Sơn tinh là khí suy, tử thì họa về nhân đinh mới có.

_ Ngoài ra nhà phạm Đại không vong nếu được thành môn đắc cách thì vẫn vượng phát một thời. Nhưng khi thành môn hết tác dụng tai họa đến liền kề

_ Nếu cửa chính ra vào nhà bị phạm đại không vong hoặc tiểu không vong cũng là đại kỵ vì mang tạp khí vào nhà.

_ Nếu mộ phần gặp Đại không vong hoặc Tiểu không vong (giữa Thiên và địa nguyên long) thì tai họa thật khủng khiếp cho con cháu đời sau.

 

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button