Nghiên cứu

Đại Bi Thập Chú – Hữu Cầu Tất Ứng

Thần chú Phật giáo là lời nói bí mật của chư Phật (Mật ngôn hay Phật ngôn), những lời nói đặc biệt này chỉ có các đức Phật trong mười phương mới có thể nghe và hiểu được, nó không phải là thứ ngôn ngữ bình thường của chúng sanh trong ba cõi sử dụng, cho nên những ngôn ngữ này người phàm không thể nào hiểu rõ. Những ai muốn chư Phật, Bồ Tát trong mười phương gia hộ những khổ đau của cuộc đời chỉ cần hành trì thần chú được chỉ dẫn sẽ được linh ứng theo sở cầu. Sau đây là Đại Bi Thập Chú, 10 thần chú phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa.

Chú Đại Bi

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Bạn đang xem: Đại Bi Thập Chú – Hữu Cầu Tất Ứng

Nam mô hắt ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, Bà lô yết dế thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da. Án, Tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả.

Nam mô tất kiết lặc đỏa y mông a rị da, Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, Hê rị ma ha bàn đa sa mế, Tát bà a tha đậu du bằng, A thệ dựng, Tát bà tát đa “Na ma bà tát đa”, Na ma bà già, Ma phạt đặc đậu, Đát điệt tha. Án a bà lô hê, Lô ca đế, Ca ra đế, Di hê rị, Ma ha bồ đề Tát-đỏa, Tát bà tát bà, Ma ra ma ra, Ma hê ma hê rị đà dựng, Cu lô cu lô yết mông, Độ lô độ lô phạt xà da đế, Ma ha phạt xà da đế, Đà ra đà ra, Địa rị ni, Thất Phật ra da, Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, Mục đế lệ, Y hê di hê, Thất na thất na, A ra sâm Phật ra xá lợi, Phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da.

Hô lô hô lô ma ra, Hô lô hô lô hê rị, Ta ra ta ra, Tất rị tất rị, Tô rô tô rô, Bồ đề dạ bồ đề dạ, Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị dạ, Na ra cẩn trì, Địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na, Ta bà ha. Tất dà dạ, Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, Ta bà ha. Tất đà dủ nghệ, Thất bàn ra dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì, Ta bà ha. Ma ra na ra, Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, Ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, Ta-bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra dạ, Ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, Ta bà ha.

Nam mô hắt ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, Bà lô kiết đế, Thước bàn ra dạ, Ta bà ha.

Án, Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, Ta-bà ha.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đức Quán Thế Âm sau khi thuyết thần Chú Đại Bi này, thì tự nhiên trên trời (thiên không) mưa hoa quý xuống, vũ trụ vang động, bởi pháp lực của thần chú chuyển động, giống như: Sức mạnh của hỏa sơn phun lửa, trái đất lay chuyển, gây nên những tiếng nổ như sức mạnh của điện âm dương gây ra lôi chấn.

Chư Phật đều hoan hỷ, ma vương kinh sợ. Tất cả chúng sinh đều được chứng quả thánh và phát Bồ-đề tâm.

Trong bản “Đại Bi Sám Hiện Tướng“, cả 84 câu của Chú Đại Bi, với mỗi câu, Tổ xưa đều họa tượng trưng ra mỗi thần biến: hoặc hình Phật, hình Bồ Tát, hình các Thánh Nhị thừa, hoặc hình của các vị trời: Phạm Vương, Đế Thích hoặc hình của các thần, tướng Kim Cang…Tất cả đều từ nơi Thánh trí; lòng đại bi của đức Quán Thế Âm Bồ Tát hóa hiện ra bằng cách đại tự tại, để phổ độ cho chúng sinh. Ai cũng sẽ được chứng nghiệm và gia hộ nếu chí tâm trì tụng.

Như Ý Bửu Luân Đà La Ni

Nam mô Phật đà da, nam mô Ðạt ma da, nam mô Tăng dà da. Nam mô quán tự tại Bồ Tát Ma Ha Tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát điệt tha. Án, chước yết ra phạt để, Chấn đa mạc ni, Ma ha bát đắng mế. Rô rô rô rô, Để sắc tra thước ra a yết lỵ, sa dạ hồng, phấn tóa ha. Án, bát đạt ma, Chấn đa mạc ni, Thước ra hồng. Án, bát lật đà. Bát đẳng mê hồng.

Sau khi Bồ Tát thuyết thần chú, vũ trụ vang động, cung điện của các vị thần, ma vương đều phực lửa, chúng rất kinh sợ. Những chúng sinh độc ác té ngã. Các loài bị phổ đồng được siêu lên cõi trời.

Giữa thiên không mưa tuôn xuống những hoa báu, và các vật quý xinh đẹp; các thiên thần tấu trổi nhạc, dâng đủ món lên cúng.

Ðức Như Lai ngợi khen cho Bồ Tát, và giới thiệu với chúng hội rằng: cầu phước báo hiện tiền, hoặc phương khấn tai tinh ác ương, hoặc sám hối ngũ nghịch trọng tội, hoặc cầu đảo các bệnh nước lửa gió mưa, nạn vua, trộm cướp, oan hồn, ác mộng, giặc giả, thú dữ và các tai nạn, chỉ chuyên nhất tâm thụ trì thần chú này, thì bao tai ương kia đều tiêu diệt hết; đến lúc lâm chung, người trì chú này liền được thấy Phật A Di Ðà, Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí, đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ.

Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú

Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta phạ hạ.

Người mà trì tụng thần chú này, tâm phải đủ ba phép Quán: lấy phép Không quán để tiêu tai; dùng phép Giả Quán để hội sự cát tường mà không hay. Giả gì cũng đều chỉ là một niệm vì tai thì tiêu, cát thì đến, gọi là pháp giới tánh, đây tức là Trung Quán. Hễ tâm Mê thì cát tức là tai, còn tâm Ngộ thì tai tức là cát. Nghĩa là tâm còn hôn mê thì điều cát tường cũng thành ra tai hại! Tâm đã giác ngộ rồi, vì dầu tai hại cũng hóa thành cát tường!

Với lẽ Tam quán, đem tâm so xét đã như thế, thì với Tứ giáo. Lục tức cũng có thể đem tâm so xét được cả, nếu để ý nghĩ rộng thì sẽ thấy.

Công Đức Bửu Sơn Thần Chú

Nam mô Phật đà da, Nam mô Đạt ma da, Nam mô Tăng già da. Án, Tất đế hộ đô rô, Tất đô rô chỉ lỵ ba, Kiết lỵ bà, Tất đạt rị, Bố rô rị ta phạ ha.

Thần chú tên là “Công Đức Bửu Sơn” xin giải thích thế này: người hay chuyên việc là công, công có thật nghiệm là Ðức. Người mà chí tâm tụng chú đây, thì về công là đủ Tam quán về Quả là rỡ ba Ðức. Tỷ như Ma Ni bửu châu: thể nó tròn sạch, đó là đức của pháp thân; nó sáng suốt trong ngoài, đó là đức của Bát nhã, dường núi sản sinh vật liệu đó là đức của giải thoát. Ngay nơi chú tức là tâm, vì đều là ba đức. Sơn: là núi và nó hay kết tinh sinh ra các mỏ châu báu; còn tâm thì cũng hay bày ra nơi cảnh vật, núi pháp tính nó cũng phát sinh đủ cả công đức, nên chi, người thụ trì thần chú này với tài vật quý báu của tự tánh tùy ý nguyện cầu thụ dụng được cả.

Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú

Khể thủ quy y Tô tất đế

Đầu diện đảnh lễ thất Câu chi

Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ

Nam mô tát đa nẫm, Tam miệu tam bồ đà, Cu chi nẫm đát điệt tha. Án, Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.

Phật dạy rằng: người trì tụng thần chú này đủ chín chục muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, tứ trọng và ngũ nghịch. Nhẫn đến với nhà thế tục nào bất luận là tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm tụng thần chú này, liền được tiêu trừ tai nạn bịnh hoạn, và tăng nhiều phước thọ. Tụng đủ 49 ngày, liền được đức Bồ Tát sai hai vị Thánh giả để thường phò hộ người ấy trong những lúc đi đứng nằm ngồi.

Những người; hoặc cầu cho đặng trí huệ, hoặc cầu tiêu chướng nạn, hoặc cầu cho được phép thần thông, hoặc cầu quả vô thượng bồ đề….chỉ y theo pháp thiết đàn tràng, tụng đủ một trăm muôn biến, thì những người ấy liền đặng ở nơi tịnh độ của chư Phật, khắp hầu hạ chư Phật, khắp nghe cả pháp mầu trọn chứng quả Bồ Đề.

Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni

Án, Nại mo bo cót ngỏa đế, a ba na mật đạp, A ưu rị a nạp, Tô tất nễ, Thiệt chấp đạp, Điệp tả ra tể giả, Đát tháp cả đạt giả, A ra ha đế, Tam dược tam bất đạt giả, Đát nễ giả tháp. Án, Tát rị ba, Tang tư cót rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, Ta ba ngỏa tỳ thuật đế, Mã hắt nại giả, Bát rị ngỏa rị tóa hắt.

Nhân vì thương xót hết thảy chúng sinh tuổi sống ngăn ngủi trong đời vị lai, muốn cho chúng sinh được tăng trưởng tuổi thọ mạng và lợi ích lớn, nên đức Thế Tôn đã bảo với ông Ðại Trí Huệ Diệu Cát Tường Bồ Tát để dạy phép rằng: giữa châu Diêm phù đề (thế giới này), hiện nay (thời giảm kết 9) sinh mạng của loài người, chỉ còn sống có trăm tuổi; với giữa con số đó, phần nhiều người gây làm ác nghiệp, nên lại bị tổn đức giảm kỷ mà phải thác yếu chết non, thành thử kẻ sống trăm tuổi chỉ còn phần ít! Tuy thế, nếu người có phước duyên là gặp được thần chú này đem lòng thành kính hoặc biên chép, hoặc cúng dường, hoặc đọc tụng thụ trì thì được thọ mạng tăng lên sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Phật.

Dược Sư Quán Đỉnh Chân Ngôn

Nam mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, Lũ rô thích lưu ly, Bát lật bà, Hắt ra xà dã, Đát tha yết đa da, A ra hát đế, Tam miệu tam bột đà da, Đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ. Bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Nếu ai có bệnh chi, chỉ chuyên nhất tâm đọc thần chú nầy 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống, thì các bịnh đều dứt liền. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì sẽ không đau ốm, sống lâu, đến lúc lâm chung, được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Ðông Phương.

Quán đỉnh Có hai nghĩa:

  • Vì thần chú này do từ trên đỉnh đầu của Phật phóng hào quang, trong hào quang nói ra.
  • Nếu người có thân khẩu ý thanh tịnh tương đương nhau, chuyên tâm trì tụng thần chú này liền được hào quang của Phật chiếu đến như rót nước ngay vào đỉnh môn của người nên gọi là quán đỉnh.

Quan Âm Linh Cảm Chân Ngôn

Án, Ma ni bát di hồng. Ma hạc nghê nha Nạp, tích đô đặc ba dạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, náp bốc rị, thưu chắt ban nạp nại ma lô kiết. Thuyết ra da tóa ha.

Ðức Quan Thế Âm có lòng từ bi rất thiết tha, đức độ sinh lan khắp; nếu người thành tâm tụng chú, sẽ được lòng đại bi của Bồ Tát theo niệm đến cảm cho, chớ nghi mà hỏng!

Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế. Ni ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha già đế, Chân lăn càn đế, Ta bà ha.

Với những tội tứ trọng ngũ nghịch, nếu phi sám hối bằng pháp vô sinh, thì không thể dứt tội được!

Thần chú này chính là do cả bảy đức Phật đều đã thuyết ra đúng chân tính; người tu tụng lấy mỗi niệm cũng đúng với chân tính, thì tất chứng được lý vô sinh; như thế, sự diệt tội tỷ như nước sôi tan giá tuyết.

Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Thần chú này cũng có tên là “Bạt nhất thế nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ Ðà La Ni”. Truyện chép rằng: Ðời Lưu Tống, năm rốt niên hiệu Ngươn gia, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cần na Bạt Ðà La từ nước Thiên Trúc qua nước Trung Hoa dịch ra.

Nhắc lại chỗ đã nghe, thì sách Minh Tăng Tông Bản Tịnh độ Hành pháp nói: Với thần chú này phải đọc 21 biến, mới hợp thức theo ý Kinh. Truyện bất tư nghị thần lực chép rằng: Với cái phép trì chú, người tu thân và miệng phải thường và súc cho sạch, dâng hương, đốt trước tượng Phật, quỳ gối, chấp tay ngày đem 6 thời, mỗi thời tụng 21 biến, liền diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng chánh pháp. Nếu người thường tụng chú này, được đức A Di Ðà thường ở trên đỉnh đầu, để hộ trì cho, chẳng cho kẻ thù tiện bề phá khuấy, hiện đời vẫn đặng yên ổn, đến hơi thở cuối cùng, được tùy ý vãng sinh. Hoặc tụng đến đủ số 20 vạn biến, liền cảm đặng tâm bồ đề nảy mộng. Hoặc tụng đến 3 chục muôn biến, liền trước mặt tự thấy Phật.

Thiện Thiên Nữ Chú

Nam mô Phật đà, Nam mô đạt ma, Nam mô tăng già. Nam mô thất rị, Ma ha đế tỷ da, Đát nễ dã tha, Ba rị phú lầu na, Giá rị tam mạn đà, Đạt xá ni, Ma ha tỳ ha ra già đế, Tam mạn đà, tTỳ ni già đế, Ma ha ca rị giả, Ba nễ, Ba ra, Ba nễ, Tát rị phạ lật tha, Tam mạn đà, Tu bát lê đế, Phú lệ na, A rị na, Đạt ma đế, Ma ha tỳ cổ tất đế, Ma ha Di Lặc đế, Lâu phả tăng kỳ đế, Hê đế tỷ, Tăng kỳ hê đế, Tam mạn đà, A tha, A nậu Đà La Ni.

Trong Kinh Kim Quang Minh có viết: Ðối với thần chú này, những người tụng, người nghe, những ai dâng hương cúng hoa, phàm muốn cần dùng điều chi, như vàng bạc, châu, báu, trâu, dê, ngũ cốc tất cả vật dụng, thì đều được đủ cả.

Theo daibaothapmandalataythien.org

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button