Tử vi

Đàn ông sợ vợ gặp những cách nào trong Tử Vi?

Bài viết của tác giả Phong Nguyên

Trong cuộc sống hàng ngày có thể nói vấn đề “sợ vợ” thường được đề cập tới, bất luận đối với giới nào. Vì vậy, trong lĩnh vực tử-vi, tôi cũng muốn nêu vấn đề này ra và mong sẽ ”mua vui” được cho quý bạn trong dịp tất niên, đồng thời tôi cũng xin cáo lỗi trước với bạn nào tình cờ nằm trong trường hợp điển hình mà tôi nêu ra dưới đây, vì sự trùng hợp rất dễ xảy ra trên phương diện lý thuyết tử-vi.

Tôi còn nhớ hồi mới học Tử-Vi, mỗi khi ông này, ông nọ hỏi tôi xem lá số có biết nổi thế nào là người chồng sợ vợ hay không?, thì tôi chỉ cần vài giây đồng hồ là khẳng định liền, một cách rất ư là tự tin, vì tôi cho rằng khía cạnh đó dễ ợt, cứ việc xem cung Thê có Hóa Quyền hoặc Tướng Ấn hay không hoặc “Thân” có cư Thê và có Thái âm tọa thủ hay không.v.v.v. Thật là đơn giản và rõ rệt như hai với hai là bốn. Và khổ một nỗi là rất nhiều lần trúng, nên tôi càng hãnh diện về sự hiểu biết tử-vi của mình, nhưng đôi ba lần bị sai trật hẳn mặc dầu giờ sinh trúng thì đâm ra ấm ức chẳng biết giải thích làm sao. Về sau tôi có gặp được vài vị cao thâm tử-vi chỉ dẫn khá kỹ càng về khía cạnh đoán “sợ vợ”, khiến cho tôi như bừng tình giấc mơ và cảm thấy hổ thẹn về khả năng tử-vi của mình. Bây giờ tôi xin cố gắng tổng hợp lại những điều đã học được cùng những kinh nghiệm riêng của tôi, để giúp quý bạn có một ý niệm chính xác hơn về vấn đề nêu trên, và tôi tạm chia bài này làm hai phần:

Bạn đang xem: Đàn ông sợ vợ gặp những cách nào trong Tử Vi?

1- CUNG MỆNH VÀ CUNG THÊ TƯƠNG ĐỒNG

Trước hết tôi cần phải nói rằng, bao giờ ta cũng phải so sánh thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ hai cung Mệnh và Thê, chứ không thể xét đơn thuần một cung Thê để xem có sự chênh lệch hay tương đồng. Trong mục này tôi bàn riêng về hai cung tương đồng, phần hai dành cho trường hợp hai cung chênh lệch.

Chắc quý bạn thắc mắc không biết làm sao phân biệt được tương đồng hay không vì các yếu tố tử-vi rất uyển chuyển chứ đâu có rõ rệt và cố định. Thực ra điểm này rất tương đối, nghĩa là quý bạn cứ tạm cho các sao cùng một nhóm đều tương đương với nhau hoặc nhóm này tương đương với nhóm khác. Tỷ dụ như Nhóm Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cùng có một “năng lực” như nhau hoặc nhóm Cự Nhật có thể sánh với Phủ Tướng.v.v.. Trường hợp cung Mệnh và cung Thê cùng Vô chính diệu thì các trung tinh và bàng tinh sẽ đóng vai trò chủ yếu mặc dầu chính tinh của cung xung chiếu vẫn gây ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp. Tỷ dụ như một cung có Khôi Việt, còn cung kia có Hóa Khoa, Thai Tọa thì tạm coi là tương đồng.

Khi nhận định được yếu tố tương đồng rồi ắt là ta có khái niệm về “cán cân lực lượng” của đôi bên nhưng đừng vội cho như thế là hai vợ chồng chẳng ai bắt nạt được ai vì còn cần xét thêm như sau:

– Nếu “hành” bản mạng (của chồng) tương hòa với chính tinh tại cung Thê thì không có sự lấn át với nhau, nhưng nếu khắc chính tinh hoặc được “hành” của chính tinh sinh thì người chồng trội hơn vợ. Còn trường hợp sinh chính tinh thì chồng phải “o bế” vợ khiến cho vợ làm tàng, nhưng không thua thiệt bằng trường hợp chính tinh khắc bản mạng.

– Sau khi xét đến “hành” sinh khắc phải để ý xem cung nào (Mệnh hoặc Thê) có nhiều sao phú và quyền quý hơn, nhất là khi các cung này vô chính diệu. Tỷ dụ như Mệnh có Tử-Sát hội Hóa Khoa trong khi cung Thê có Phủ Tướng (tức là tương đương với Tử-Sát) mà lại thêm Song Lộc, Long Phượng, Thai, Tọa thì người vợ cao sang, giàu có hơn chồng, hoặc xuất thân từ một gia đình quyền qúy hơn gia đình nhà chồng, như thế là có yếu tố lấn áp chồng. Đấy là tôi chưa kể đến sao Hóa Quyền là sao biểu lộ rõ rệt sự đàn áp (thuộc phần 2 bàn về sự chênh lệch mạnh mẽ mà tôi sẽ nói sau).

– Sau nữa phải lưu ý đến các sao tháo vát, thông minh, lanh lẹ dồn vào cung nào. Tỷ dụ như Khôi Việt, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hồng, Hỷ đều hội chiếu vào cung Thê thì cung Mệnh phải chịu lép, dù cho chính tinh của hai cung tương đồng.

– Sau hết ta còn phải phối hợp với Đại hạn. Sở dĩ không xét đến Tiểu hạn là vì một năm chưa đủ để thay đổi phong độ của một người, chẳng lẽ năm trước ta đang sợ vợ mà năm sau lại dám bắt nạt vợ hay sao? Còn Đại hạn 10 năm là một giai đoạn có thể làm đảo lộn từ thể chất tinh thần một người. Do đó ta mới cần kết hợp với Đại hạn thật tốt và thật phù hợp với Mệnh tức là đời người đó “lên hương” mạnh khiến cho vợ phải kiêng nể, kính mến, nhưng nếu Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với mệnh lại “ăn khớp” với cung Thê thì đó là môi trường thuận lợi cho vợ lên mặt.

Ví dụ: Mệnh có Cự Nhật và cung Thê có Đồng âm mà gặp Đại hạn có Cơ Lương (Thìn-Tuất) hội Quyền Lộc thì chỉ lợi cho Thê vì Cơ Lương ưa nhóm Đồng âm hơn Cự Nhật và kéo theo cả Quyền Lộc. Do đó Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với Mệnh, thành ra vợ có cơ hội trội hơn chồng.

Qua những điểm phân tích trên đây, quý bạn hẳn nhận thấy rằng có nhiều người chẳng thấy gì là sợ vợ qua lá số của họ mà trên thực tế họ đúng là hạng “râu quặp”, đó chẳng qua là quý bạn không cân nhắc kỹ lưỡng mà thôi. Và ngay cả khi quý bạn kết hợp tỷ mỉ nhưng máy móc quá; cũng vấn có thể sai lầm. Ví dụ như khi thấy cung Thê có chính tinh tương đồng với cung Mệnh mà lại hội nhiều sao quyền quý, nếu bạn kết luận ngay là chồng sợ vợ cũng có trường hợp chẳng đúng; vì nếu có thêm các sao hiền thục như Tràng Sinh, Đế Vượng, Quan Phúc thì chừng đó người vợ tuy cao sang, quyền quý nhưng nhất mực phục tòng chồng, chẳng khi nào dám khinh khi chồng. Cái khó khăn là ở chỗ thêm bớt, kết hợp cho tinh vi và uyển chuyển.

Tuy nhiên, nói chung khi trúng vào mục 1 này, qúy bạn có thể nắm được yếu tố tiên khởi là không có sự lấn áp mạnh mẽ giữa hai bên. Do đó, sau khi “gia giảm” theo các tiêu chí mà tôi đã nêu ra ở trên, qúy bạn có thể kết luận là khía cạnh “sợ vợ” ngược lại chỉ là “nể nang” mà thôi nếu có thêm yếu tố chứng minh liên hệ.

2- CUNG MỆNH VÀ CUNG THÊ CHÊNH LỆCH

Phần này mới đích thực là phần quan trọng vì vấn đề sợ vợ hay không? sẽ nổi bật trong lá số, nhưng chính cũng vì thế mới dễ lầm và khó đoán. Tôi không muốn nói là luôn luôn phải đoán trái ngược lại, nhưng ta phải cận thận vì có trường hợp không ứng nghiệm chút nào. Về phần nguyên tắc cũng tương tự như phần 1, nhưng về phần thực hành khó hơn nhiều. Do đó tôi thấy cần đưa ra nhiều ví dụ điển hình để quý bạn giải đoán linh động và uyển chuyển hơn.

– Nếu bình thường Mệnh có Thiên Phủ gặp Tuần Triệt án ngữ mà cung Thê có Liêm Phá chẳng hạn thì phải nói rằng sự chênh lệch qúa rõ ràng, vì Thiên Phủ hiền lành bao nhiêu thì Liêm Phá dữ dằn bấy nhiêu. Do đó khi không có yếu tố gì khác chế hóa ta có thể kết luận là chồng sợ vợ tuyệt đối, chẳng cần có Hóa Quyền hay Tướng Ấn cư Thê. Nhưng nếu trong trường hợp này, Mệnh không bị Tuần Triệt án ngữ và lại có thêm Hóa Khoa, Xương Khúc, Tả, Hữu, Thai, Tọa, Song Lộc, Đào Hồng thì đừng vội kết tội người chồng sợ vợ, vì khi ấy người chồng hội đủ mọi “phương tiện” để bắt vợ vào khuôn phép một cách rất tinh vi, khoa học và tế nhị. Người vợ khi đó trái lại chỉ hùng hục làm việc tay chân cả ngày để phục vụ chồng vì Liêm-Phá đã chuyển hướng từ miệng la hét qua làm lụng bằng chân tay. Trường hợp này nếu cung Thê có thêm Tướng Ấn cũng chẳng sao, có khi còn tăng thêm hiệu lực quán xuyến nội trợ, để cho chồng được hưởng thụ mà thôi. Vì dù sao Thiên phủ cũng chủ về bề thế, thanh nhàn và hưởng thụ.

– Nếu Mệnh vô chính diệu (thường bị coi là yếu mềm nhu nhươc) và cung Thê có Tử-Sát chẳng hạn, lại hội thêm Tướng-Ấn, Hóa Khoa, Long Phượng, Hổ, Cái, Quang, Qúy, Lộc, Mã ai thấy mà chẳng đoán là vợ nắm quyền hoàn toàn, thế mà vẫn có trường hợp không ứng nghiệm; là vì khi cung Mệnh có Tang Hổ, Tả Hữu, Thai Tọa, Thanh Long, Mộc Dục chẳng hạn, thì cung Thê khi đó gần như bị vô hiệu hóa về khía cạnh bắt nạt chồng. Tại sao vậy?. Vì các sao Tang Hổ tuy chỉ là sao ưu tư phiền muộn theo nghĩa bình thường nhưng thực ra cũng chủ về uy lực tiềm tàng hoặc gián tiếp, chủ về óc cách mạng (canh tân, đổi mới …), quật cường, như thế đâu có chịu nhục nhã, kiềm chế. Thêm vào đó có bộ Thai Tọa còn chủ về tư cách, bề thế, chững chạc đâu có để cho tự ái bị va chạm mạnh mẽ. Ngoài ra, Thai Tọa còn chủ về thích an nhàn nên thường cho vợ quán xuyến mọi việc (ứng vào Tướng-Ấn) để mình lo việc khác có tính cách “đàn ông” hơn. Còn Thanh-Long hội Tả Hữu chủ về ăn nói khéo léo, lý luận vững vàng tháo vát xoay xở thì làm gì mà không thuyết phục nổi vợ khi vợ muốn lấn áp, nhất là khi có sao Mộc Dục hội với sao Thanh Long là cách “thừa vạn phái dĩ thanh quang” (nghĩa là có tiếng thơm) chứng tỏ được người đời thán phục, hàng xóm làng giềng khen ngợi, như thế không có lẽ lại “râu quặp” để mang tai mang tiếng nhục nhã?. Do đó bao nhiêu cái trội ở cung Thê chỉ là để phục vụ đắc lực cho chồng hưởng thụ thanh nhàn; nếu đôi khi những sao “hách” muốn hoạt động thì chừng đó người vợ chỉ lộ ra với người khác mà thôi.

– Thường thường ai cũng ngán cung Thê có Hóa Quyền, Tướng Ấn, Kình hoặc Đà vì như thế dễ bị vợ sai khiến, áp đảo dễ dàng, nhưng yếu tố này này cũng chưa hẳn tuyệt đối nếu cung Mệnh có những yếu tố chi phối nổi các sao đó, tỷ dụ như có Liêm Sát hội Khôi Việt, Tả Hữu, Thanh Long, Song Lộc thì những sao trên sẽ phục tùng hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp này còn phải dựa thêm vào Đại hạn tốt cho cung Mệnh (như đã bàn ở phần 1) thì mới chắc ăn vì cung Thê có “lực lượng” quá hùng hậu không dễ gì áp đảo được mạnh mẽ.

– Trong một vài sách Tử-Vi có nêu ra trường hợp “Thân” cư Thê có Thái âm tọa thủ là sợ vợ. Nếu cứ áp dụng như thế rất dễ bị sai lầm vì tôi có xem nhiều lá số có trường hợp đó mà chẳng hề sợ vợ chút nào, trái lại còn được vợ chiều chuộng hết mình. Sở dĩ “công thức” trên không ứng nghiệm vì có những yếu tố khác chế hóa mạnh mẽ: Bình thường “Thân” cư Thê tức là phải nương nhờ vợ, nhất là khi có Thái âm tọa thủ (vì sao này chủ về vợ mà đóng đúng tại cung Thê thì không khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây tha hồ thao túng, hoạt động), nhưng khi cung Thê có Quan, Phúc, Tràng Sinh, Đế Vượng, bộ Tứ Đức, Long Phượng, Quang Quý … thì người vợ khi đó nai lưng ra mà phục vụ chồng, yêu thương chồng, còn người chồng chỉ vui chơi suốt ngày, chẳng phải quan tâm đến chuyện sinh kế hằng ngày, nhất là khi cung Mệnh có những sao thành nhàn bề thế (như Thai Tọa, Hỷ Thần, Phong Cáo, Thai Phụ …) và cung Phúc Đức tốt có yếu tố thụ hưởng (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thanh Long … ). Rất có thể trước nhãn quan của thiên hạ người chồng trong trường hợp này bị coi là nhu nhược, hèn hạ vì ăn bám vợ nhưng thực sự thì không có vấn đề “sợ vợ”. Lẽ dĩ nhiên nếu cung Mệnh và Phúc đều xấu và cung Thê lại thêm Hóa Quyền, Kình, Đà chẳng hạn thì khi đó người chồng thực là bất hạnh vì hoàn toàn nô lệ vợ, có khi bị vợ coi như kẻ ăn người ở ….

– Những thí dụ trên đây cho thấy có yếu tố sợ vợ mà vẫn không ứng nghiệm vì đó là yếu tố “nổi” đã bị yếu tố “chìm” làm mất hiệu lực. Ngược lại cũng vậy, nhiều khi thấy cung Mệnh mạnh hơn cung Thê gấp bội mà vẫn chịu thua vợ. Tỷ dụ như Mệnh có Liêm-Tham (Tị hoặc Hợi) hội Hóa Quyền mà cung Thê có Thiên Phủ gặp Tuần thì đúng là chồng bắt nạt vợ tuyệt đối, nhưng khi cung Thê không bị Tuần án ngữ thì Thiên Phủ lấy lại được năng lực bình thường của một chính tinh “đầu đàn” đủ sức làm cho Liêm-Tham nể vì, nhất là khi có thêm Tả, Hữu, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hình, Hổ, Song Lộc thì người chồng khó lòng mặt được, nếu có tức khí la hét được vài tiếng thì cũng chùn bước trước cách cư xử và thái độ khéo léo, tế nhị nhưng đầy uy nghi của người vợ. Thực tế, nếu quý bạn xét kỹ lưỡng các sao phụ trên thì thấy nguyên Song Lộc (cách của Lã Hậu) (Lã Hậu sinh năm Giáp Dần ngày 7 tháng 3 giờ Dần) cũng đủ quyền hành áp đảo người chồng, huống chi lại có thêm Tả Hữu, Xương Khúc, Quang Qúy là các sao khôn khéo, bặt thiệp cộng thêm Hình Hổ là các sao tăng cường hiệu lực của lời nói cũng như hành động, trong khi đó Liêm-Tham của của chồng chủ về “hữu dõng vô mưu” đâu có đủ sâu sắc mà đương đầu lại nổi.

Về phần hai này, nói chung phải luôn chấp nhận rằng ít khi có trường hợp ứng nghiệm trái ngược. Do đó qúy bạn cần hiểu là những thí dụ tôi nêu ra trên đây đều là ngoại lệ, và tôi mong qúy bạn không có người nào gặp trường hợp cung Thê hoặc cung Phu qúa trội để khỏi phải mất công tìm kiếm những yếu tố khác chế hóa đi.

Tôi ước mong bài trên đây có thể giúp được quý bạn phái nam nhận ra được phần nào năng lực của mình đối với người bạn đời để liệu cách “đối phó” hoặc điều chỉnh cách sống làm sao cho gia đình được êm ấm thuận hòa. Còn đối với quý bạn phái nữ, tôi chắc quý bạn sẽ sáng suốt hơn khi nhận định về người chồng của mình và sẽ không tìm cách bắt nạt hoặc lấn quyền một cách bừa bãi và mù quáng để hạnh phúc lứa đôi khỏi bị xáo trộn./.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Đàn ông sợ vợ gặp những cách nào trong Tử Vi?

Bài viết của tác giả Phong Nguyên

Trong cuộc sống hàng ngày có thể nói vấn đề “sợ vợ” thường được đề cập tới, bất luận đối với giới nào. Vì vậy, trong lĩnh vực tử-vi, tôi cũng muốn nêu vấn đề này ra và mong sẽ ”mua vui” được cho quý bạn trong dịp tất niên, đồng thời tôi cũng xin cáo lỗi trước với bạn nào tình cờ nằm trong trường hợp điển hình mà tôi nêu ra dưới đây, vì sự trùng hợp rất dễ xảy ra trên phương diện lý thuyết tử-vi.

Tôi còn nhớ hồi mới học Tử-Vi, mỗi khi ông này, ông nọ hỏi tôi xem lá số có biết nổi thế nào là người chồng sợ vợ hay không?, thì tôi chỉ cần vài giây đồng hồ là khẳng định liền, một cách rất ư là tự tin, vì tôi cho rằng khía cạnh đó dễ ợt, cứ việc xem cung Thê có Hóa Quyền hoặc Tướng Ấn hay không hoặc “Thân” có cư Thê và có Thái âm tọa thủ hay không.v.v.v. Thật là đơn giản và rõ rệt như hai với hai là bốn. Và khổ một nỗi là rất nhiều lần trúng, nên tôi càng hãnh diện về sự hiểu biết tử-vi của mình, nhưng đôi ba lần bị sai trật hẳn mặc dầu giờ sinh trúng thì đâm ra ấm ức chẳng biết giải thích làm sao. Về sau tôi có gặp được vài vị cao thâm tử-vi chỉ dẫn khá kỹ càng về khía cạnh đoán “sợ vợ”, khiến cho tôi như bừng tình giấc mơ và cảm thấy hổ thẹn về khả năng tử-vi của mình. Bây giờ tôi xin cố gắng tổng hợp lại những điều đã học được cùng những kinh nghiệm riêng của tôi, để giúp quý bạn có một ý niệm chính xác hơn về vấn đề nêu trên, và tôi tạm chia bài này làm hai phần:

1- CUNG MỆNH VÀ CUNG THÊ TƯƠNG ĐỒNG

Trước hết tôi cần phải nói rằng, bao giờ ta cũng phải so sánh thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ hai cung Mệnh và Thê, chứ không thể xét đơn thuần một cung Thê để xem có sự chênh lệch hay tương đồng. Trong mục này tôi bàn riêng về hai cung tương đồng, phần hai dành cho trường hợp hai cung chênh lệch.

Chắc quý bạn thắc mắc không biết làm sao phân biệt được tương đồng hay không vì các yếu tố tử-vi rất uyển chuyển chứ đâu có rõ rệt và cố định. Thực ra điểm này rất tương đối, nghĩa là quý bạn cứ tạm cho các sao cùng một nhóm đều tương đương với nhau hoặc nhóm này tương đương với nhóm khác. Tỷ dụ như Nhóm Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cùng có một “năng lực” như nhau hoặc nhóm Cự Nhật có thể sánh với Phủ Tướng.v.v.. Trường hợp cung Mệnh và cung Thê cùng Vô chính diệu thì các trung tinh và bàng tinh sẽ đóng vai trò chủ yếu mặc dầu chính tinh của cung xung chiếu vẫn gây ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp. Tỷ dụ như một cung có Khôi Việt, còn cung kia có Hóa Khoa, Thai Tọa thì tạm coi là tương đồng.

Khi nhận định được yếu tố tương đồng rồi ắt là ta có khái niệm về “cán cân lực lượng” của đôi bên nhưng đừng vội cho như thế là hai vợ chồng chẳng ai bắt nạt được ai vì còn cần xét thêm như sau:

– Nếu “hành” bản mạng (của chồng) tương hòa với chính tinh tại cung Thê thì không có sự lấn át với nhau, nhưng nếu khắc chính tinh hoặc được “hành” của chính tinh sinh thì người chồng trội hơn vợ. Còn trường hợp sinh chính tinh thì chồng phải “o bế” vợ khiến cho vợ làm tàng, nhưng không thua thiệt bằng trường hợp chính tinh khắc bản mạng.

– Sau khi xét đến “hành” sinh khắc phải để ý xem cung nào (Mệnh hoặc Thê) có nhiều sao phú và quyền quý hơn, nhất là khi các cung này vô chính diệu. Tỷ dụ như Mệnh có Tử-Sát hội Hóa Khoa trong khi cung Thê có Phủ Tướng (tức là tương đương với Tử-Sát) mà lại thêm Song Lộc, Long Phượng, Thai, Tọa thì người vợ cao sang, giàu có hơn chồng, hoặc xuất thân từ một gia đình quyền qúy hơn gia đình nhà chồng, như thế là có yếu tố lấn áp chồng. Đấy là tôi chưa kể đến sao Hóa Quyền là sao biểu lộ rõ rệt sự đàn áp (thuộc phần 2 bàn về sự chênh lệch mạnh mẽ mà tôi sẽ nói sau).

– Sau nữa phải lưu ý đến các sao tháo vát, thông minh, lanh lẹ dồn vào cung nào. Tỷ dụ như Khôi Việt, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hồng, Hỷ đều hội chiếu vào cung Thê thì cung Mệnh phải chịu lép, dù cho chính tinh của hai cung tương đồng.

– Sau hết ta còn phải phối hợp với Đại hạn. Sở dĩ không xét đến Tiểu hạn là vì một năm chưa đủ để thay đổi phong độ của một người, chẳng lẽ năm trước ta đang sợ vợ mà năm sau lại dám bắt nạt vợ hay sao? Còn Đại hạn 10 năm là một giai đoạn có thể làm đảo lộn từ thể chất tinh thần một người. Do đó ta mới cần kết hợp với Đại hạn thật tốt và thật phù hợp với Mệnh tức là đời người đó “lên hương” mạnh khiến cho vợ phải kiêng nể, kính mến, nhưng nếu Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với mệnh lại “ăn khớp” với cung Thê thì đó là môi trường thuận lợi cho vợ lên mặt.

Ví dụ: Mệnh có Cự Nhật và cung Thê có Đồng âm mà gặp Đại hạn có Cơ Lương (Thìn-Tuất) hội Quyền Lộc thì chỉ lợi cho Thê vì Cơ Lương ưa nhóm Đồng âm hơn Cự Nhật và kéo theo cả Quyền Lộc. Do đó Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với Mệnh, thành ra vợ có cơ hội trội hơn chồng.

Qua những điểm phân tích trên đây, quý bạn hẳn nhận thấy rằng có nhiều người chẳng thấy gì là sợ vợ qua lá số của họ mà trên thực tế họ đúng là hạng “râu quặp”, đó chẳng qua là quý bạn không cân nhắc kỹ lưỡng mà thôi. Và ngay cả khi quý bạn kết hợp tỷ mỉ nhưng máy móc quá; cũng vấn có thể sai lầm. Ví dụ như khi thấy cung Thê có chính tinh tương đồng với cung Mệnh mà lại hội nhiều sao quyền quý, nếu bạn kết luận ngay là chồng sợ vợ cũng có trường hợp chẳng đúng; vì nếu có thêm các sao hiền thục như Tràng Sinh, Đế Vượng, Quan Phúc thì chừng đó người vợ tuy cao sang, quyền quý nhưng nhất mực phục tòng chồng, chẳng khi nào dám khinh khi chồng. Cái khó khăn là ở chỗ thêm bớt, kết hợp cho tinh vi và uyển chuyển.

Tuy nhiên, nói chung khi trúng vào mục 1 này, qúy bạn có thể nắm được yếu tố tiên khởi là không có sự lấn áp mạnh mẽ giữa hai bên. Do đó, sau khi “gia giảm” theo các tiêu chí mà tôi đã nêu ra ở trên, qúy bạn có thể kết luận là khía cạnh “sợ vợ” ngược lại chỉ là “nể nang” mà thôi nếu có thêm yếu tố chứng minh liên hệ.

2- CUNG MỆNH VÀ CUNG THÊ CHÊNH LỆCH

Phần này mới đích thực là phần quan trọng vì vấn đề sợ vợ hay không? sẽ nổi bật trong lá số, nhưng chính cũng vì thế mới dễ lầm và khó đoán. Tôi không muốn nói là luôn luôn phải đoán trái ngược lại, nhưng ta phải cận thận vì có trường hợp không ứng nghiệm chút nào. Về phần nguyên tắc cũng tương tự như phần 1, nhưng về phần thực hành khó hơn nhiều. Do đó tôi thấy cần đưa ra nhiều ví dụ điển hình để quý bạn giải đoán linh động và uyển chuyển hơn.

– Nếu bình thường Mệnh có Thiên Phủ gặp Tuần Triệt án ngữ mà cung Thê có Liêm Phá chẳng hạn thì phải nói rằng sự chênh lệch qúa rõ ràng, vì Thiên Phủ hiền lành bao nhiêu thì Liêm Phá dữ dằn bấy nhiêu. Do đó khi không có yếu tố gì khác chế hóa ta có thể kết luận là chồng sợ vợ tuyệt đối, chẳng cần có Hóa Quyền hay Tướng Ấn cư Thê. Nhưng nếu trong trường hợp này, Mệnh không bị Tuần Triệt án ngữ và lại có thêm Hóa Khoa, Xương Khúc, Tả, Hữu, Thai, Tọa, Song Lộc, Đào Hồng thì đừng vội kết tội người chồng sợ vợ, vì khi ấy người chồng hội đủ mọi “phương tiện” để bắt vợ vào khuôn phép một cách rất tinh vi, khoa học và tế nhị. Người vợ khi đó trái lại chỉ hùng hục làm việc tay chân cả ngày để phục vụ chồng vì Liêm-Phá đã chuyển hướng từ miệng la hét qua làm lụng bằng chân tay. Trường hợp này nếu cung Thê có thêm Tướng Ấn cũng chẳng sao, có khi còn tăng thêm hiệu lực quán xuyến nội trợ, để cho chồng được hưởng thụ mà thôi. Vì dù sao Thiên phủ cũng chủ về bề thế, thanh nhàn và hưởng thụ.

– Nếu Mệnh vô chính diệu (thường bị coi là yếu mềm nhu nhươc) và cung Thê có Tử-Sát chẳng hạn, lại hội thêm Tướng-Ấn, Hóa Khoa, Long Phượng, Hổ, Cái, Quang, Qúy, Lộc, Mã ai thấy mà chẳng đoán là vợ nắm quyền hoàn toàn, thế mà vẫn có trường hợp không ứng nghiệm; là vì khi cung Mệnh có Tang Hổ, Tả Hữu, Thai Tọa, Thanh Long, Mộc Dục chẳng hạn, thì cung Thê khi đó gần như bị vô hiệu hóa về khía cạnh bắt nạt chồng. Tại sao vậy?. Vì các sao Tang Hổ tuy chỉ là sao ưu tư phiền muộn theo nghĩa bình thường nhưng thực ra cũng chủ về uy lực tiềm tàng hoặc gián tiếp, chủ về óc cách mạng (canh tân, đổi mới …), quật cường, như thế đâu có chịu nhục nhã, kiềm chế. Thêm vào đó có bộ Thai Tọa còn chủ về tư cách, bề thế, chững chạc đâu có để cho tự ái bị va chạm mạnh mẽ. Ngoài ra, Thai Tọa còn chủ về thích an nhàn nên thường cho vợ quán xuyến mọi việc (ứng vào Tướng-Ấn) để mình lo việc khác có tính cách “đàn ông” hơn. Còn Thanh-Long hội Tả Hữu chủ về ăn nói khéo léo, lý luận vững vàng tháo vát xoay xở thì làm gì mà không thuyết phục nổi vợ khi vợ muốn lấn áp, nhất là khi có sao Mộc Dục hội với sao Thanh Long là cách “thừa vạn phái dĩ thanh quang” (nghĩa là có tiếng thơm) chứng tỏ được người đời thán phục, hàng xóm làng giềng khen ngợi, như thế không có lẽ lại “râu quặp” để mang tai mang tiếng nhục nhã?. Do đó bao nhiêu cái trội ở cung Thê chỉ là để phục vụ đắc lực cho chồng hưởng thụ thanh nhàn; nếu đôi khi những sao “hách” muốn hoạt động thì chừng đó người vợ chỉ lộ ra với người khác mà thôi.

– Thường thường ai cũng ngán cung Thê có Hóa Quyền, Tướng Ấn, Kình hoặc Đà vì như thế dễ bị vợ sai khiến, áp đảo dễ dàng, nhưng yếu tố này này cũng chưa hẳn tuyệt đối nếu cung Mệnh có những yếu tố chi phối nổi các sao đó, tỷ dụ như có Liêm Sát hội Khôi Việt, Tả Hữu, Thanh Long, Song Lộc thì những sao trên sẽ phục tùng hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp này còn phải dựa thêm vào Đại hạn tốt cho cung Mệnh (như đã bàn ở phần 1) thì mới chắc ăn vì cung Thê có “lực lượng” quá hùng hậu không dễ gì áp đảo được mạnh mẽ.

– Trong một vài sách Tử-Vi có nêu ra trường hợp “Thân” cư Thê có Thái âm tọa thủ là sợ vợ. Nếu cứ áp dụng như thế rất dễ bị sai lầm vì tôi có xem nhiều lá số có trường hợp đó mà chẳng hề sợ vợ chút nào, trái lại còn được vợ chiều chuộng hết mình. Sở dĩ “công thức” trên không ứng nghiệm vì có những yếu tố khác chế hóa mạnh mẽ: Bình thường “Thân” cư Thê tức là phải nương nhờ vợ, nhất là khi có Thái âm tọa thủ (vì sao này chủ về vợ mà đóng đúng tại cung Thê thì không khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây tha hồ thao túng, hoạt động), nhưng khi cung Thê có Quan, Phúc, Tràng Sinh, Đế Vượng, bộ Tứ Đức, Long Phượng, Quang Quý … thì người vợ khi đó nai lưng ra mà phục vụ chồng, yêu thương chồng, còn người chồng chỉ vui chơi suốt ngày, chẳng phải quan tâm đến chuyện sinh kế hằng ngày, nhất là khi cung Mệnh có những sao thành nhàn bề thế (như Thai Tọa, Hỷ Thần, Phong Cáo, Thai Phụ …) và cung Phúc Đức tốt có yếu tố thụ hưởng (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thanh Long … ). Rất có thể trước nhãn quan của thiên hạ người chồng trong trường hợp này bị coi là nhu nhược, hèn hạ vì ăn bám vợ nhưng thực sự thì không có vấn đề “sợ vợ”. Lẽ dĩ nhiên nếu cung Mệnh và Phúc đều xấu và cung Thê lại thêm Hóa Quyền, Kình, Đà chẳng hạn thì khi đó người chồng thực là bất hạnh vì hoàn toàn nô lệ vợ, có khi bị vợ coi như kẻ ăn người ở ….

– Những thí dụ trên đây cho thấy có yếu tố sợ vợ mà vẫn không ứng nghiệm vì đó là yếu tố “nổi” đã bị yếu tố “chìm” làm mất hiệu lực. Ngược lại cũng vậy, nhiều khi thấy cung Mệnh mạnh hơn cung Thê gấp bội mà vẫn chịu thua vợ. Tỷ dụ như Mệnh có Liêm-Tham (Tị hoặc Hợi) hội Hóa Quyền mà cung Thê có Thiên Phủ gặp Tuần thì đúng là chồng bắt nạt vợ tuyệt đối, nhưng khi cung Thê không bị Tuần án ngữ thì Thiên Phủ lấy lại được năng lực bình thường của một chính tinh “đầu đàn” đủ sức làm cho Liêm-Tham nể vì, nhất là khi có thêm Tả, Hữu, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hình, Hổ, Song Lộc thì người chồng khó lòng mặt được, nếu có tức khí la hét được vài tiếng thì cũng chùn bước trước cách cư xử và thái độ khéo léo, tế nhị nhưng đầy uy nghi của người vợ. Thực tế, nếu quý bạn xét kỹ lưỡng các sao phụ trên thì thấy nguyên Song Lộc (cách của Lã Hậu) (Lã Hậu sinh năm Giáp Dần ngày 7 tháng 3 giờ Dần) cũng đủ quyền hành áp đảo người chồng, huống chi lại có thêm Tả Hữu, Xương Khúc, Quang Qúy là các sao khôn khéo, bặt thiệp cộng thêm Hình Hổ là các sao tăng cường hiệu lực của lời nói cũng như hành động, trong khi đó Liêm-Tham của của chồng chủ về “hữu dõng vô mưu” đâu có đủ sâu sắc mà đương đầu lại nổi.

Về phần hai này, nói chung phải luôn chấp nhận rằng ít khi có trường hợp ứng nghiệm trái ngược. Do đó qúy bạn cần hiểu là những thí dụ tôi nêu ra trên đây đều là ngoại lệ, và tôi mong qúy bạn không có người nào gặp trường hợp cung Thê hoặc cung Phu qúa trội để khỏi phải mất công tìm kiếm những yếu tố khác chế hóa đi.

Tôi ước mong bài trên đây có thể giúp được quý bạn phái nam nhận ra được phần nào năng lực của mình đối với người bạn đời để liệu cách “đối phó” hoặc điều chỉnh cách sống làm sao cho gia đình được êm ấm thuận hòa. Còn đối với quý bạn phái nữ, tôi chắc quý bạn sẽ sáng suốt hơn khi nhận định về người chồng của mình và sẽ không tìm cách bắt nạt hoặc lấn quyền một cách bừa bãi và mù quáng để hạnh phúc lứa đôi khỏi bị xáo trộn./.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button