Tử vi

Dịch và Tử Vi

Chương Ba: Những điểm cần nắm trong 12 cung số

Ở đây ta đi từ cung Dần thuận theo chiều kim đồng hồ đến cung Sửu.

Bạn đang xem: Dịch và Tử Vi

Ở đây ta đi từ cung Dần thuận theo chiều kim đồng hồ đến cung Sửu.

1. CUNG DẦN:

Trong Kinh Dịch, cung Dần là quẻ Cấn, tượng là núi, địa lí là nơi ở trên rừng, gần núi non, lưng gò, là phương Đông Bắc.

– Nhân vật con người là con trai út, đàn ông trẻ.

– Thân thể là: ngón tay, xương, mũi, lưng.

– Tính cách: cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái do dự, mặt sau, ngừng lại, không thấy.

– Màu: vàng. Ngũ hành là Dương Thổ

– Là đất Đế Vượng của Âm Mộc, là đất Lâm quan của Dương Mộc (Giáp), là đất Tràng Sinh của Dương Hỏa – Thổ.

– Thiên can: Giáp – Dương Mộc. Địa chi: Dần – Dương Mộc.

– Thời gian: tháng Giêng, mùa xuân, giữa đông sang xuân.

– Số của Thiên – Địa – Nhân là 3, 8, 7 (số này dùng trong các phép như cầu Thiên thì số 3, cầu Địa thì số 8 và cầu Nhân thì số 7, và cũng dùng các số đó trong dự đoán của Tử Vi như: 3 năm, 3 tháng, 3 ngày; 8 mẫu, 8 sào; 7 người, 7 tuổi…)

2. CUNG MÃO:

Là quẻ Chấn, tượng là Sấm Sét, kinh động, ồn ào, nỗi lo sợ.

– Địa lý là nơi gần đường, là chợ búa, là cửa Quan, cửa Trời (cửa Lôi môn) công đường, là nơi nhiều cây cối. Là phương Đông

– Nhân vật là trưởng nam, là quan lớn,

– Tượng là chân, gan, tóc.

– Ngũ hành thuộc Mộc, là đất Đế Vượng của Dương Mộc.

– Giữ Thiên can Ất – Âm Mộc, Địa chi Mão – Âm Mộc. 

– Thời gian là tháng 02, mùa xuân.

– Số là: 4, 3, 4.

3. CUNG THÌN:

Là quẻ Phong Lôi ích, làm lợi cho người và người làm lợi cho mình (lời Kinh), là giao thời của mùa xuân sang hạ, Ngũ hành thuộc Dương Thổ;

– Là lưới Thiên La, là Mộ, kho của Dương Thủy,

– Hướng là Đông Nam thiên Đông. Chỉ giữ Địa chi Thìn – Dương Thổ. 

– Thời gian là tháng 03;

– Số là 13, 7, 9;

4. CUNG TỴ:

Thuộc quẻ Tốn, tượng là Gió, là đình chùa, miếu mạo.

– Về con người: là trưởng nữ, là tu sĩ, quả phụ, tăng đạo, mang tính cách nhu hòa không quả quyết.

– Tượng thân thể là cánh tay, đùi, là khí, phong tật.

– Ngũ hành thuộc hành Mộc, là đất Tràng Sinh của hành Kim, là đất Lâm quan của Dương Hỏa – Thổ, là đất Đế Vượng của Âm Hỏa – Thổ, hướng là Đông Nam,

– Số là 9, 4, 5; 

– Giữ Thiên can Bính, Mậu (Dương Hỏa – Dương Thổ) giữ Địa chi Tỵ – Âm Hỏa;

– Thời gian là giữa hạ, tháng tư.

5. CUNG NGỌ:

Thuộc quẻ Li, tượng là Lửa, nóng, văn minh, trí tuệ, ban ngày, điện, nơi văn hoá, khiêm tốn trong giao tiếp, việc sách vở, mỹ lệ.

– Là nơi gò đất cao, khô, nóng, hướng chính Nam. Là cửa Ngọ môn, là cung đình.

– Người là trung nữ.

– Tượng thân thể là mắt, tim, thượng tiêu.

– Ngũ hành thuộc hành Hỏa, là đất Đế Vượng của Dương Hỏa – Thổ, là đất Tràng Sinh của Âm Mộc.

– Giữ Thiên can Đinh – Kỷ (âm Hỏa và âm Thổ), giữ Địa chi Ngọ – Dương Hỏa. 

– Thời gian là tháng 05, cuối Hạ, khí Dương hết, khí Âm sinh.

– Số là 2, 9, 3.

6. CUNG MÙI:

Thuộc quẻ Địa Hỏa Minh Di, thời đi lánh nạn, nên giấu bớt sự sáng suốt của mình đi (lời Kinh);

– Là Mộ địa của hành Mộc, hướng thuộc Tây Nam – thiên Nam.

– Giữ Địa chi Mùi – Âm Thổ. Thời gian là tháng 06.

– Số là 9, 11, 11

7. CUNG THÂN:

Là quẻ Khôn trong Bát Quái, tượng là đất bằng, bình địa.

– Người là bà già, mẹ già, mẹ kế, người nông thôn, đám đông người, tiểu nhân. 

– Tượng thân thể là bụng, lá lách, thịt, dạ dày.

– Tính cách nhu mì, nhu thuận, biển lận.

– Hướng là Tây Nam, Ngũ hành là Âm Thổ, là đất Tràng Sinh Dương Thủy;

– Giữ Thiên can Canh – Dương Kim, giữ Địa chi Thân – Dương Kim.

– Thời gian là tháng 07.

– Số là: 7, 2, 8.

8. CUNG DẬU:

Là quẻ Đoài, tượng là ao đầm, mép nước, ao nhỏ, giếng bỏ đi.

– Nhân vật là thiếu nữ, là con gái út, là thầy bói, diễn viên, phiên dịch.

– Tính cách chỉ sự vui vẻ, cãi vã, miệng tiếng. Tượng thân thể là lưỡi, miệng.

– Ngũ hành là âm Kim, là đất Đế Vượng của Dương Kim. 

– Hướng là chính Tây.

– Giữ Thiên can Tân – Âm Kim, giữ Địa chi Dậu – Âm Kim. 

– Thời gian là tháng 08;

– Số là: 6, 7, 2.

9. CUNG TUẤT:

Là quẻ Thiên Trạch Lý, là có đi có lại (lời Kinh), tượng là cái giầy.

– Ngũ hành thuộc Dương Thổ, hướng là Tây Nam thiên Tây, là cửa Địa Võng, là đất mộ địa của Dương Hỏa – Thổ.

– Giữ Địa chi Tuất. 

– Thời gian là tháng 09.

– Số là: 7, 13, 3.

10. CUNG HỢI:

Là quẻ Càn, tượng là Trời, là Cha, đại nhân, trưởng giả, người già, danh nhân, quan.

– Địa lí là kinh đô, quận lớn, địa hình hiểm yếu.

– Tượng thân thể là đầu, xương, phổi. Là vàng bạc, kim ngân, vật tròn.

– Tính cách cứng rắn, quả quyết, hoạt động.

– Ngũ hành thuộc Dương Kim, hướng Tây Bắc, là đất Tràng Sinh của Dương Mộc, giữ Thiên can Nhâm – Dương Thủy, giữ Địa chi Hợi – Âm Thủy;

– Số là 1, 6, 1. Thời gian là tháng 10.

11.CUNG TÍ:

Là quẻ Khảm, tượng là nước, là sông hồ.

– Người là trung nam, là giang hồ, trộm cướp. 

– Tượng thân thể là tai, máu, thận, bụng.

– Tính cách là hiểm độc, là nguy, nhiều mưu lược;

– Ngũ hành thuộc Thủy, hướng là Chính Bắc, là đất Đế Vượng của Dương Thủy.

– Giữ Thiên can Quý – Âm Thủy, giữ Địa chi Tí – Dương Thủy.

– Số là 8, 1, 6.

– Thời gian là tháng 11.

12. CUNG SỬU:

Là quẻ Sơn Thủy Mông, thời mù mờ (lời Kinh). Ngũ hành thuộc Âm thổ, hướng là Đông Bắc thiên Bắc, là Mộ Địa của Dương Kim, giữ Địa chi Sửu – Âm Thổ.

– Số là 11, 9, 13. Thời gian là tháng 12 (tháng chạp)

Khi ứng dụng vào môn Tử Vi, người luận giải rất cần thuộc và hiểu rõ tính lý các cung số nói trên. Bởi vì cuộc sống của mỗi cá nhân được ví như một vòng xoáy, có các vòng ngoài, các vòng trong… cuối cùng đều dẫn về một điểm. Vòng ngoài có các sao trong Tử Vi, còn vòng trong tàng ẩn tính lý của các cung, ví như Đất, như Nhà của các sao tại cung đó. Có thấu hiểu như vậy, mới tránh được duy lý, mới có thể luận lý một cách lô-gích và mềm dẻo, đưa ra những dự đoán sát với thực tế.

Có thể nêu một ví dụ: trong cuộc sống khi ta làm nhà cửa, cưới vợ gả chồng cho con cái… hay đi hỏi thày, và hay gặp câu: năm nay gặp hạn Kim Lâu. Đây là một môn bói trong Hoàng Lịch của các thuật sĩ Trung Quốc được truyền sang bên ta vào đời Tống. Các thày nói các tuổi 1, 3, 6, 8 (sau khi đã trừ đi bội số 9) đều phạm Kim Lâu. Như vậy tất cả các tuổi có số lẻ như trên đều không nên làm nhà, hoặc lấy vợ gả chồng. Vì sao như vậy? Thiết nghĩ vì ngày xưa cổ nhân chỉ để lại có câu đó mà không diễn giải, nên người đời sau tuân thủ máy móc và với dân số hiện nay thì nhiều người muốn làm nhà đều phạm cả! Nếu ta hiểu được các cung số của Địa Bàn sẽ thấy:

Ø Tháng Giêng kiến Dần, thuộc quẻ Cấn, thuộc hành Thổ, quẻ này nói nên Tĩnh, không nên Động, chỉ nên đi chơi vui vẻ thôi (Tiết khí Lập xuân thuộc quẻ Địa Thiên Thái) vì vậy không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 03 thuộc tiết Thanh Minh, chỉ nên đi tảo mộ, sửa sang mộ phần cho người đã khuất, tiết khí thuộc quẻ Trạch Thiên Quải nói về sự nứt vỡ (5 quân tử quyết trừ một tiểu nhân). Lý tất nhiên cũng không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 06 thuộc quẻ Địa Hỏa Minh Di, tiết khí vào thời Thiên Sơn Độn, làm nhà tất cũng bỏ mà đi, vì vậy cũng không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 08 thuộc quẻ Đoái là tượng cái Đầm, tiết khí thuộc quẻ Phong Địa Quán là ý nên móng không vững, có việc cần xem xét, như vậy dễ gặp chuyện pháp luật, cũng không nên làm nhà. Do vậy 1 – 3 – 6 – 8 là những tháng trong năm không nên động thổ làm nhà.

Như vậy trường hợp do tuổi của mỗi người mà phạm Kim Lâu thì nên hiểu rằng chỉ có thể phạm nếu làm nhà vào các tháng như trên.

Ví dụ cụ thể hơn: một người mạng Hỏa làm nhà vào:

Ø Tháng 06 nếu là Quý Mùi thuộc Mộc, do vậy ngôi của người có tuổi mạng Hỏa gặp ngôi Phụ mẫu của nguyệt lệnh (mộc sinh hỏa), sẽ bị Kim Lâu Phụ, hại cho cha mẹ, hoặc hao tổn vì Cha mẹ.

Ø Tháng 06 nếu là Kỷ Mùi thuộc Hỏa, như vậy ngôi của người có tuổi mạng Hỏa gặp ngôi Huynh đệ của nguyệt lệnh, do vậy sẽ phạm Kim Lâu Mệnh, bản thân làm ăn không nên phải bỏ nhà cửa mà đi.

Ø Tháng 06 nếu là Ất Mùi thuộc Kim, gặp ngôi Thê tài của nguyệt lệnh, phạm Kim Lâu Thê, bị hại về đường vợ, hoặc tiền bạc.

Và như vậy ta thấy: rất cần phải thông tỏ các cung của Địa bàn, hiểu về Kinh Dịch, nhất là những người theo học Kinh Dịch lại càng phải thận trọng khi hành động, khi sử dụng vào thực tế

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Dịch và Tử Vi

Chương Ba: Những điểm cần nắm trong 12 cung số

Ở đây ta đi từ cung Dần thuận theo chiều kim đồng hồ đến cung Sửu.

Ở đây ta đi từ cung Dần thuận theo chiều kim đồng hồ đến cung Sửu.

1. CUNG DẦN:

Trong Kinh Dịch, cung Dần là quẻ Cấn, tượng là núi, địa lí là nơi ở trên rừng, gần núi non, lưng gò, là phương Đông Bắc.

– Nhân vật con người là con trai út, đàn ông trẻ.

– Thân thể là: ngón tay, xương, mũi, lưng.

– Tính cách: cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái do dự, mặt sau, ngừng lại, không thấy.

– Màu: vàng. Ngũ hành là Dương Thổ

– Là đất Đế Vượng của Âm Mộc, là đất Lâm quan của Dương Mộc (Giáp), là đất Tràng Sinh của Dương Hỏa – Thổ.

– Thiên can: Giáp – Dương Mộc. Địa chi: Dần – Dương Mộc.

– Thời gian: tháng Giêng, mùa xuân, giữa đông sang xuân.

– Số của Thiên – Địa – Nhân là 3, 8, 7 (số này dùng trong các phép như cầu Thiên thì số 3, cầu Địa thì số 8 và cầu Nhân thì số 7, và cũng dùng các số đó trong dự đoán của Tử Vi như: 3 năm, 3 tháng, 3 ngày; 8 mẫu, 8 sào; 7 người, 7 tuổi…)

2. CUNG MÃO:

Là quẻ Chấn, tượng là Sấm Sét, kinh động, ồn ào, nỗi lo sợ.

– Địa lý là nơi gần đường, là chợ búa, là cửa Quan, cửa Trời (cửa Lôi môn) công đường, là nơi nhiều cây cối. Là phương Đông

– Nhân vật là trưởng nam, là quan lớn,

– Tượng là chân, gan, tóc.

– Ngũ hành thuộc Mộc, là đất Đế Vượng của Dương Mộc.

– Giữ Thiên can Ất – Âm Mộc, Địa chi Mão – Âm Mộc. 

– Thời gian là tháng 02, mùa xuân.

– Số là: 4, 3, 4.

3. CUNG THÌN:

Là quẻ Phong Lôi ích, làm lợi cho người và người làm lợi cho mình (lời Kinh), là giao thời của mùa xuân sang hạ, Ngũ hành thuộc Dương Thổ;

– Là lưới Thiên La, là Mộ, kho của Dương Thủy,

– Hướng là Đông Nam thiên Đông. Chỉ giữ Địa chi Thìn – Dương Thổ. 

– Thời gian là tháng 03;

– Số là 13, 7, 9;

4. CUNG TỴ:

Thuộc quẻ Tốn, tượng là Gió, là đình chùa, miếu mạo.

– Về con người: là trưởng nữ, là tu sĩ, quả phụ, tăng đạo, mang tính cách nhu hòa không quả quyết.

– Tượng thân thể là cánh tay, đùi, là khí, phong tật.

– Ngũ hành thuộc hành Mộc, là đất Tràng Sinh của hành Kim, là đất Lâm quan của Dương Hỏa – Thổ, là đất Đế Vượng của Âm Hỏa – Thổ, hướng là Đông Nam,

– Số là 9, 4, 5; 

– Giữ Thiên can Bính, Mậu (Dương Hỏa – Dương Thổ) giữ Địa chi Tỵ – Âm Hỏa;

– Thời gian là giữa hạ, tháng tư.

5. CUNG NGỌ:

Thuộc quẻ Li, tượng là Lửa, nóng, văn minh, trí tuệ, ban ngày, điện, nơi văn hoá, khiêm tốn trong giao tiếp, việc sách vở, mỹ lệ.

– Là nơi gò đất cao, khô, nóng, hướng chính Nam. Là cửa Ngọ môn, là cung đình.

– Người là trung nữ.

– Tượng thân thể là mắt, tim, thượng tiêu.

– Ngũ hành thuộc hành Hỏa, là đất Đế Vượng của Dương Hỏa – Thổ, là đất Tràng Sinh của Âm Mộc.

– Giữ Thiên can Đinh – Kỷ (âm Hỏa và âm Thổ), giữ Địa chi Ngọ – Dương Hỏa. 

– Thời gian là tháng 05, cuối Hạ, khí Dương hết, khí Âm sinh.

– Số là 2, 9, 3.

6. CUNG MÙI:

Thuộc quẻ Địa Hỏa Minh Di, thời đi lánh nạn, nên giấu bớt sự sáng suốt của mình đi (lời Kinh);

– Là Mộ địa của hành Mộc, hướng thuộc Tây Nam – thiên Nam.

– Giữ Địa chi Mùi – Âm Thổ. Thời gian là tháng 06.

– Số là 9, 11, 11

7. CUNG THÂN:

Là quẻ Khôn trong Bát Quái, tượng là đất bằng, bình địa.

– Người là bà già, mẹ già, mẹ kế, người nông thôn, đám đông người, tiểu nhân. 

– Tượng thân thể là bụng, lá lách, thịt, dạ dày.

– Tính cách nhu mì, nhu thuận, biển lận.

– Hướng là Tây Nam, Ngũ hành là Âm Thổ, là đất Tràng Sinh Dương Thủy;

– Giữ Thiên can Canh – Dương Kim, giữ Địa chi Thân – Dương Kim.

– Thời gian là tháng 07.

– Số là: 7, 2, 8.

8. CUNG DẬU:

Là quẻ Đoài, tượng là ao đầm, mép nước, ao nhỏ, giếng bỏ đi.

– Nhân vật là thiếu nữ, là con gái út, là thầy bói, diễn viên, phiên dịch.

– Tính cách chỉ sự vui vẻ, cãi vã, miệng tiếng. Tượng thân thể là lưỡi, miệng.

– Ngũ hành là âm Kim, là đất Đế Vượng của Dương Kim. 

– Hướng là chính Tây.

– Giữ Thiên can Tân – Âm Kim, giữ Địa chi Dậu – Âm Kim. 

– Thời gian là tháng 08;

– Số là: 6, 7, 2.

9. CUNG TUẤT:

Là quẻ Thiên Trạch Lý, là có đi có lại (lời Kinh), tượng là cái giầy.

– Ngũ hành thuộc Dương Thổ, hướng là Tây Nam thiên Tây, là cửa Địa Võng, là đất mộ địa của Dương Hỏa – Thổ.

– Giữ Địa chi Tuất. 

– Thời gian là tháng 09.

– Số là: 7, 13, 3.

10. CUNG HỢI:

Là quẻ Càn, tượng là Trời, là Cha, đại nhân, trưởng giả, người già, danh nhân, quan.

– Địa lí là kinh đô, quận lớn, địa hình hiểm yếu.

– Tượng thân thể là đầu, xương, phổi. Là vàng bạc, kim ngân, vật tròn.

– Tính cách cứng rắn, quả quyết, hoạt động.

– Ngũ hành thuộc Dương Kim, hướng Tây Bắc, là đất Tràng Sinh của Dương Mộc, giữ Thiên can Nhâm – Dương Thủy, giữ Địa chi Hợi – Âm Thủy;

– Số là 1, 6, 1. Thời gian là tháng 10.

11.CUNG TÍ:

Là quẻ Khảm, tượng là nước, là sông hồ.

– Người là trung nam, là giang hồ, trộm cướp. 

– Tượng thân thể là tai, máu, thận, bụng.

– Tính cách là hiểm độc, là nguy, nhiều mưu lược;

– Ngũ hành thuộc Thủy, hướng là Chính Bắc, là đất Đế Vượng của Dương Thủy.

– Giữ Thiên can Quý – Âm Thủy, giữ Địa chi Tí – Dương Thủy.

– Số là 8, 1, 6.

– Thời gian là tháng 11.

12. CUNG SỬU:

Là quẻ Sơn Thủy Mông, thời mù mờ (lời Kinh). Ngũ hành thuộc Âm thổ, hướng là Đông Bắc thiên Bắc, là Mộ Địa của Dương Kim, giữ Địa chi Sửu – Âm Thổ.

– Số là 11, 9, 13. Thời gian là tháng 12 (tháng chạp)

Khi ứng dụng vào môn Tử Vi, người luận giải rất cần thuộc và hiểu rõ tính lý các cung số nói trên. Bởi vì cuộc sống của mỗi cá nhân được ví như một vòng xoáy, có các vòng ngoài, các vòng trong… cuối cùng đều dẫn về một điểm. Vòng ngoài có các sao trong Tử Vi, còn vòng trong tàng ẩn tính lý của các cung, ví như Đất, như Nhà của các sao tại cung đó. Có thấu hiểu như vậy, mới tránh được duy lý, mới có thể luận lý một cách lô-gích và mềm dẻo, đưa ra những dự đoán sát với thực tế.

Có thể nêu một ví dụ: trong cuộc sống khi ta làm nhà cửa, cưới vợ gả chồng cho con cái… hay đi hỏi thày, và hay gặp câu: năm nay gặp hạn Kim Lâu. Đây là một môn bói trong Hoàng Lịch của các thuật sĩ Trung Quốc được truyền sang bên ta vào đời Tống. Các thày nói các tuổi 1, 3, 6, 8 (sau khi đã trừ đi bội số 9) đều phạm Kim Lâu. Như vậy tất cả các tuổi có số lẻ như trên đều không nên làm nhà, hoặc lấy vợ gả chồng. Vì sao như vậy? Thiết nghĩ vì ngày xưa cổ nhân chỉ để lại có câu đó mà không diễn giải, nên người đời sau tuân thủ máy móc và với dân số hiện nay thì nhiều người muốn làm nhà đều phạm cả! Nếu ta hiểu được các cung số của Địa Bàn sẽ thấy:

Ø Tháng Giêng kiến Dần, thuộc quẻ Cấn, thuộc hành Thổ, quẻ này nói nên Tĩnh, không nên Động, chỉ nên đi chơi vui vẻ thôi (Tiết khí Lập xuân thuộc quẻ Địa Thiên Thái) vì vậy không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 03 thuộc tiết Thanh Minh, chỉ nên đi tảo mộ, sửa sang mộ phần cho người đã khuất, tiết khí thuộc quẻ Trạch Thiên Quải nói về sự nứt vỡ (5 quân tử quyết trừ một tiểu nhân). Lý tất nhiên cũng không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 06 thuộc quẻ Địa Hỏa Minh Di, tiết khí vào thời Thiên Sơn Độn, làm nhà tất cũng bỏ mà đi, vì vậy cũng không nên động thổ làm nhà.

Ø Tháng 08 thuộc quẻ Đoái là tượng cái Đầm, tiết khí thuộc quẻ Phong Địa Quán là ý nên móng không vững, có việc cần xem xét, như vậy dễ gặp chuyện pháp luật, cũng không nên làm nhà. Do vậy 1 – 3 – 6 – 8 là những tháng trong năm không nên động thổ làm nhà.

Như vậy trường hợp do tuổi của mỗi người mà phạm Kim Lâu thì nên hiểu rằng chỉ có thể phạm nếu làm nhà vào các tháng như trên.

Ví dụ cụ thể hơn: một người mạng Hỏa làm nhà vào:

Ø Tháng 06 nếu là Quý Mùi thuộc Mộc, do vậy ngôi của người có tuổi mạng Hỏa gặp ngôi Phụ mẫu của nguyệt lệnh (mộc sinh hỏa), sẽ bị Kim Lâu Phụ, hại cho cha mẹ, hoặc hao tổn vì Cha mẹ.

Ø Tháng 06 nếu là Kỷ Mùi thuộc Hỏa, như vậy ngôi của người có tuổi mạng Hỏa gặp ngôi Huynh đệ của nguyệt lệnh, do vậy sẽ phạm Kim Lâu Mệnh, bản thân làm ăn không nên phải bỏ nhà cửa mà đi.

Ø Tháng 06 nếu là Ất Mùi thuộc Kim, gặp ngôi Thê tài của nguyệt lệnh, phạm Kim Lâu Thê, bị hại về đường vợ, hoặc tiền bạc.

Và như vậy ta thấy: rất cần phải thông tỏ các cung của Địa bàn, hiểu về Kinh Dịch, nhất là những người theo học Kinh Dịch lại càng phải thận trọng khi hành động, khi sử dụng vào thực tế

(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button