Nghiên cứu

Định mệnh là gì và nó có thật không?

Trong cuộc sống hằng ngày chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ ‘định mệnh’, ‘số phận’ hay ‘vận mạng’. Có người xem nó như là chính cuộc sống của mình, nó báo hiệu sự tồn tại, phát triển và ý nghĩa của bạn khi có mặt trên cõi đời này. Tuy nhiên cũng có nhiều người không tin vào điều này.

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn đi giải nghĩa cụm từ này một cách chi tiết, khoa học nhất. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều bất ngờ.

Định mệnh là gì?

Chúng ta vẫn thường hay nghe; “định mệnh đã sắp đặt bạn như vậy rồi”, “bạn là định mệnh của cuộc đời tôi”, “chúng ta gặp nhau là do định mệnh”. Nói chung từ định mệnh được nói đến khá nhiều trong cuộc sống mỗi ngày. Vậy định mệnh là gì?

Bạn đang xem: Định mệnh là gì và nó có thật không?

Định mệnh (tiếng Anh: fate) có nguồn gốc từ tiếng Latin – từ fatum có nghĩa là điều đã được nói từ trước, nó liên kết với mọi điều trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng được sắp đặt dựa trên một trật tự tự nhiên có trong vũ trụ mà dù có cố gắng bao nhiêu cũng khó lòng thay đổi. Ví dụ như một tai nạn tự nhiên đến với bạn, thảm họa hay thiên tai ập đến một ngôi làng… Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã người ta đã nhắc đến 3 Nữ thần xác định con đường sống của con người là Clotho, Lachesis và Atropos.

Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có một từ đồng nghĩa khác với ‘fate’ là ‘destiny’, cũng có nghĩa là định mệnh hay số phận nhưng mang ý nghĩa lạc quan hơn. Định mệnh trong từ ‘destiny’ có thể bị tác động bởi yếu tố con người, có thể thay đổi tuỳ thuộc vào quyết định của con người.

Định mệnh có thật không?

Tôi thừa nhận rằng tôi là một người tin vào rất nhiều thứ. May mắn, xui xẻo (ở một mức độ nào đó), thế giới bên kia, hồn ma, linh hồn, một vị thần, nghiệp chướng, và quan trọng nhất là số phận. Vì vậy, suốt cuộc đời tôi kể từ khi 8 tuổi đến 30 tuổi, tôi luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “định mệnh” này là có thật.

Nhưng gần đây khi tôi nghĩ rằng tôi chưa bao giờ thực sự nghiên cứu cũng tìm kiếm chính xác tất cả những thông tin liên quan đến ‘số phận’. Trong quá trình tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng khoa học không có câu trả lời chính xác cho mọi thứ. Trong trường hợp này, câu hỏi này rất rõ ràng.

Trong một bài viết về khoa học nói rằng, số phận nằm trong tiềm thức của chúng ta, điều này liên quan đến quá trình hình thành các nhiệm vụ. Nó liên quan đến “Sự không chắc chắn lượng tử”. Nguyên lý bất định nói rằng không thể biết chính xác vị trí của một hạt và chuyển động của nó cùng một lúc. Sự can thiệp hoặc quan sát nhỏ nhất có thể khiến các hạt lượng tử thay đổi hoạt động. Điều này có thể liên quan đến những lựa chọn của chúng ta và cách chúng có thể thay đổi kết quả rất dễ dàng.

Tôi tiếp tục tìm kiếm và tìm thấy ý kiến ​​của nhiều người về số phận và lý do tại sao họ nghĩ như vậy. Một người nói rằng khái niệm số phận là kết quả tất yếu của tự nhiên từ nhân quả. Một người khác nói rằng hành động của chúng ta là của chúng ta nhưng số phận đưa đẩy chúng ta.

Tác giả của bài viết trên chia sẻ: “Tất cả các sự kiện, ngay cả các sự kiện cấp lượng tử, đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Nhưng có sự không chắc chắn về những gì xảy ra ở giữa.” Sự linh hoạt ở giữa được tạo ra bởi vật lý lượng tử mà từ đó người ta có thể có cơ hội kiểm soát các khía cạnh của cuộc sống của họ nhưng ở một mức độ nhất định. Nhà khoa học đã chia sẻ những gì họ tin tưởng và tôi cảm thấy như họ để lại cho mọi người nhiều câu hỏi hơn những gì họ bắt đầu.

Trước khi biết về Phật giáo, tôi luôn đặt câu hỏi tại sao trái đất lại quay quanh mặt trời với khoảng cách chuẩn như thế để nhận ánh sáng mà không bị thiêu đốt? Đôi khi một số tình huống trong cuộc sống xảy ra với bạn trông có vẻ kỳ lạ như ‘sự trùng hợp’. Một điều mà nghiên cứu này đã làm là khiến tôi tự hỏi ý kiến ​​của bạn như: bạn có tin vào số phận không? Hay đó chỉ là “may mắn” hoặc “trùng hợp”?

Định mệnh dưới góc nhìn tôn giáo

Định mệnh có một khái niệm khoa học rõ ràng, tuy nhiên tin tưởng về khái niệm cũng như những ảnh hưởng của nó thì không phải ai cũng hoàn toàn đặt niềm tin. Mỗi người đều có một quan niệm cũng như cách lý giải riêng của mình để bảo vệ quan điểm đó. Đồng thời bên cạnh đó, khái niệm về định mệnh ở mỗi tôn giáo lại có sự khác biệt hoàn toàn.

Chiêm tinh học

Chiêm tinh học (tiếng Anh: Astrology) xem định mệnh gắn liền với những diễn biến của quả địa cầu và những ngôi sao trên trời. Những diễn biến, thăng trầm của cuộc đời con người đều được định sẵn dưới tác động của quả địa cầu và vị trí mỗi ngôi sao trên trời.

Mỗi ngôi sao sẽ tượng trưng cho giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của bạn. Tính cách, đặc điểm nhận diện cũng như những diễn biến trong cuộc đời bạn sẽ mang đậm dấu ấn của ngôi sao đó, định mệnh của bạn đã được an bài, bạn không thể nào thoát ra được.

Ví dụ cuộc đời của người tuổi Dần cuộc sống sẽ trải qua rất nhiều đau khổ, khó khăn khi còn nhỏ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ có một giai đoạn trong độ tuổi trưởng thành sẽ thuận lợi hơn. Nó cũng giống như những ngôi sao trên trời, lúc hiện hữu rõ nét nhưng cũng có lúc bị lu mờ, không thấy.

Kito giáo

Với quan điểm của những người theo Kitô giáo thì định mệnh của họ gắn liền với Chúa. Chúa sinh ra họ và đến một độ tuổi nào đó họ sẽ về phụ giúp chúa, trần gian là một cõi tạm dừng chân của con nhà Chúa.

Mặc dù vậy, Chúa “không tiền định” cho ai giàu hay nghèo, điều đó đến với con người rất thường tình, bàn tay có ngón vắn ngón dài, vậy xã hội con người cũng thế! Được gọi là “con Chúa” (hay Kitô hữu) không phải vì giàu hay nghèo, mà là những ai TIN vào THIÊN CHÚA và biết sống yêu thương, bác ái, làm lành lánh dữ như lời Chúa dạy.

Người Kitô giáo quan điểm định mệnh là không thay đổi được, không được cãi lời Chúa và họ chính là những con chiên của Chúa. Họ đến với cõi trần gian để làm cho Chúa yên lòng, xóa bỏ mọi tội lỗi làm phật lòng Chúa.

Phật giáo

Vậy Phật giáo họ quan niệm định mệnh như thế nào? Phật tử xem định mệnh chính là nghiệp mà kiếp trước họ đã gây nên. Họ đến với cõi trần trong một diện mạo mới, một cuộc đời mới không phải để hưởng mà để trả nợ tiền kiếp đã gây ra. Không có ai mà không phải trả nghiệp.

Trong thời gian trả nghiệp, Phật tử chịu nhiều đau khổ, sau khi trả nghiệp xong họ sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Muốn cho kiếp sau sống hạnh phúc thì kiếp này cần phải tu tâm, tích đức. Trong đạo Phật, số phận có thể thay đổi được thông qua các hành động tích cực. Đó chính là lý do rất nhiều người khuyên nên làm việc thiện hay hành động theo luật nhân quả.

Như vậy có thể thấy rằng quan niệm định mệnh được hiểu với nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng người nào quá tin tưởng vào định mệnh thì họ sẽ rất sợ làm những điều mới, điều giúp họ thay đổi vận mạng. Cho nên đa số họ sẽ đứng yên, cắn răng chịu đựng, luôn âu lo, phiền muộn về cuộc sống.

Việc bạn sùng bái hay tin tưởng hoàn toàn vào định mệnh không phải là điều hoàn toàn xấu, tuy nhiên nếu xét về góc độ khoa họ thì nó lại mang nhiều ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ khi bạn gặp khó khăn, chán chường trong cuộc sống thì nếu bạn bảo đó là số mệnh của bạn, bạn không động não để tìm cách khắc phục mà cứ để vậy mà chịu.

Chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội thay đổi cuộc đời của mình mà không thể nào chủ động kết nối với nghị lực, với tâm hồn còn đang mong muốn vượt qua. Khi bạn giao hoàn toàn cuộc đời của mình cho định mệnh tức là bạn giao quyền kiểm soát cho người khác.

Như vậy, PGVN đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng nhất khi bạn tìm hiểu về cụm danh từ định mệnh. Nó gắn liền với cuộc sống của con người qua mọi thời đại, bên cạnh những tác động tiêu cực thì đôi khi định mệnh giúp bạn có cái nhìn lạc quan, yêu đời từ đó thúc đẩy sự cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.

PGVN – Image: BobbyAlbert

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button