Tử vi

ĐỊNH NGHĨA VỀ 12 CUNG TRONG TỬ VI

Tinh bàn của Đẩu Số tổng cộng có 12 cung, đối với tính chất của 12 cung, định nghĩa của phái Trung Châu hơi khác với các phái, như sau:

Cung mệnh: Luận đoán về tính cách chủ yếu của mệnh tạo, có khuynh hướng thích hợp với nghề nghiệp, duyên phận với người thân thế nào, định cách cục của người này cao hay thấp, và xu hướng chung của mệnh, vận.

Cung huynh đệ: Luận đoán tình cảm giữa anh em, có được trợ lực hay không, đồng thời cũng có thể luận đoán mối quan hệ vơi đồng sự trong nghề nghiệp.

Bạn đang xem: ĐỊNH NGHĨA VỀ 12 CUNG TRONG TỬ VI

Cung phu thê: Luận đoán nên kết hôn sớm hay muộn, khái quát về tướng mạo và tính cách đặc trưng của người phối ngẫu, tình cảm và quan hệ hôn nhân.

Cung từ nữ: Luận đoán con cái nhiều hay ít, tình cảm giữa mệnh tạo với con cái, sinh con cái có thuận lợi hay không, tương lai của con cái đại khái như thế nào, trong quá trình trưởng thành có hiện tượng hung hiểm gì hay không.

Cung tài bạch: Luận đoán khuynh hướng chủ yếu của hình thức có tiền bạc, như thu nhập cố định (chính tài), thu nhập bất ngờ (thiên tài), tiền của do kinh doanh làm ăn mà có, đồng thời có thể luận đoán vận thế tài lộc của đời người, xem có dồi dào hay không.

Cung tật ách: Luận đoán về sức khỏe, như dễ mắc bệnh gì, cơ quan nào trong người yếu nhất, và có bị tai nạn bất ngờ hay không, có gặp chuyện gì nguy hiểm hay không.

Cung thiên di: Luận đoán về năng lực thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, bao gồm thay đổi hoàn cảnh sống và hoàn cảnh công tác, xem có tốt hay không; thậm chí có thể luận đoán về những tao ngộ trong lúc đi xa.

Cung giao hữu: Xưa gọi là “cung nô bộc”, luận đoán về mối quan hệ giữa mệnh tạo vơi đổng sự ngang vai và người dưới quyền, xem có đắc lực hay không, có bị đồng sự hay ngươi dưới quyền bán đứng không.

Cung sự nghiệp: Xưa gọi là “cung quan lộc”, luận đoán khuynh hướng phát triển của sự nghiệp, nên phát triển theo hướng nào. Ví dụ như mệnh tạo nên sáng lập sự nghiệp hay là đi làm công ăn lương, thích hợp lao tâm hay thích hợp lao lực.

Cung điền trạch: Luận đoán vận thế mua nhà cửa đất đai, có thừa kế di sản hay không, hoàn cảnh cư trú tốt hay xấu.

Cung phúc đức: Luận đoán tình hình hưởng thụ tính thần và hoạt động tư tưởng của mệnh tạo, do đó có thể biết được sở thích, nhân phẩm cao hay thấp, cũng có thể luận đoán mệnh tạo thuộc mẫu người hiếu động hay hiếu tĩnh, hay thuộc mẫu người bề ngoài thì ưa náo nhiệt nhưng nội tâm lại ưa yên tĩnh, v.v…

Cung phụ mẫu: Xưa gọi là “cung tướng mạo” luận đoán về tương mạo của mệnh tạo; vì cơ địa tiên thiên của một người là thụ hưởng từ cha mẹ (trong đó có cả tương mạo), nên về sau cổ nhân đổi thành “cung phụ mẫu”, dùng để luận đoán tình cảm giữa mệnh tạo với cha mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, hoàn cảnh của cha mẹ lúc mệnh tạo còn bé; có được cha mẹ giáo dục, che chở hay không.

Thời cổ đại, phụ nữ không có “quan lộc”, nên cung quan lộc gọi là “cung y lộc”.Đối với người xuất gia làm tăng nhân hay đạo sĩ, người xưa cũng đặt tên gọi 12 cung khác với người bình thường, như sau: Cung mệnh, cung huynh đệ, cung đạo tình, cung đồ đệ, cung tài bạch, cung tật ách, cung thiên di, cung nô bộc, cung sư hiệu, cung điền trạch, cung phúc đức, cung tương mạo (hay phụ mẫu).

Trên là 12 cung, chưa nói đến cung thân, bởi thân phải ký thác vào một trong sáu cung sau: phúc đức, phu thê, sự nghiệp, tài bạch, thiên di, và cung mệnh. Tính chất của cung thân, thông thường được xem là khuynh hướng nỗ lực hậu thiên, tức mệnh tạo có thể làm được gì, có xoay chuyển xu thế của mệnh vận được không. Đồng thời cũng có thể xem mệnh tạo đôi với dục vọng và sự hưởng thụ vật chất như thế nào, khác với cung phúc đức chủ yếu chỉ hiển thị về phương hướng xu thế tinh thần của mệnh tạo, tương phản với tính vật chất của cung thân.

Cung mệnh tốt mà cung thân không tốt mệnh tạo hưởng thụ vật chất chưa chắc được dồi dào; cung thân tốt mà cung mệnh không tốt mệnh tạo khó phát triển được toàn lực.

Cách bày bố 12 cung của Tử Vi Đẩu Số, mỗi cung đều có “tam phương tứ chính” của nó, do đó 12 cung là có 12 tổ hợp quan hệ như sau:

– Cung mệnh: thiên di, tài bạch, quan lộc.

– Cung huynh đệ: nô bộc, điền trạch, tật ách.

– Cung phu thê: quan lộc, thiên di, phúc đức.

– Cung tử nữ: điền trạch, nô bộc, phụ mẫu.

– Cung tài bạch: phúc đức, quan lộc, cung mệnh.

– Cung tật ách: phụ mẫu, điền trạch, huynh đệ.

– Cung thiên di: cung mệnh, phúc đức, phu thê.

– Cung giao hữu (nô bộc): huynh đệ, tử nữ, phụ mẫu.

– Cung sự nghiệp (quan lộc): phu thê, mệnh, tài bạch.

– Cung điền trạch : tử nữ, huynh đệ, tật ách.

– Cung phúc đức: tài bạch, phu thê, thiên di.

– Cung phụ mẫu: tật ách, tử nữ, nô bộc.

Cung giao hữu còn xem kiêm những người mệnh tạo giao du và những người đồng bối, nó có quan hệ mật thiết với cung huynh đệ.

Bệnh tật có thể di truyền, cho nên cần xem kiêm cung phụ mẫu, cung huynh đệ và cung điền trạch (cung điền trạch cũng được dùng để xem vận gia trạch).

Trong xã hội thời cổ đại nô bộc nhiều hay ít, có trung thành hay không, điều này có quan hệ rất lớn với mệnh vận của gia tộc, do đó cùng với ba cung phụ mẫu, huynh đệ, tử nữ thành một tổ hợp.

Đời sống vợ chồng (cung phu thê) có quan hệ rất mật thiết với sự nghiệp (cung quan lộc), hoàn cảnh đi lại, nơi sinh sống (thiên di) và tinh thần của mệnh tạo (cung phúc đức).

Nói chung, đều là những tổ hợp cung có tính lôgic rất mạnh.

(Dẫn theo trang bocdich.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm ĐỊNH NGHĨA VỀ 12 CUNG TRONG TỬ VI

Tinh bàn của Đẩu Số tổng cộng có 12 cung, đối với tính chất của 12 cung, định nghĩa của phái Trung Châu hơi khác với các phái, như sau:

Cung mệnh: Luận đoán về tính cách chủ yếu của mệnh tạo, có khuynh hướng thích hợp với nghề nghiệp, duyên phận với người thân thế nào, định cách cục của người này cao hay thấp, và xu hướng chung của mệnh, vận.

Cung huynh đệ: Luận đoán tình cảm giữa anh em, có được trợ lực hay không, đồng thời cũng có thể luận đoán mối quan hệ vơi đồng sự trong nghề nghiệp.

Cung phu thê: Luận đoán nên kết hôn sớm hay muộn, khái quát về tướng mạo và tính cách đặc trưng của người phối ngẫu, tình cảm và quan hệ hôn nhân.

Cung từ nữ: Luận đoán con cái nhiều hay ít, tình cảm giữa mệnh tạo với con cái, sinh con cái có thuận lợi hay không, tương lai của con cái đại khái như thế nào, trong quá trình trưởng thành có hiện tượng hung hiểm gì hay không.

Cung tài bạch: Luận đoán khuynh hướng chủ yếu của hình thức có tiền bạc, như thu nhập cố định (chính tài), thu nhập bất ngờ (thiên tài), tiền của do kinh doanh làm ăn mà có, đồng thời có thể luận đoán vận thế tài lộc của đời người, xem có dồi dào hay không.

Cung tật ách: Luận đoán về sức khỏe, như dễ mắc bệnh gì, cơ quan nào trong người yếu nhất, và có bị tai nạn bất ngờ hay không, có gặp chuyện gì nguy hiểm hay không.

Cung thiên di: Luận đoán về năng lực thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh, bao gồm thay đổi hoàn cảnh sống và hoàn cảnh công tác, xem có tốt hay không; thậm chí có thể luận đoán về những tao ngộ trong lúc đi xa.

Cung giao hữu: Xưa gọi là “cung nô bộc”, luận đoán về mối quan hệ giữa mệnh tạo vơi đổng sự ngang vai và người dưới quyền, xem có đắc lực hay không, có bị đồng sự hay ngươi dưới quyền bán đứng không.

Cung sự nghiệp: Xưa gọi là “cung quan lộc”, luận đoán khuynh hướng phát triển của sự nghiệp, nên phát triển theo hướng nào. Ví dụ như mệnh tạo nên sáng lập sự nghiệp hay là đi làm công ăn lương, thích hợp lao tâm hay thích hợp lao lực.

Cung điền trạch: Luận đoán vận thế mua nhà cửa đất đai, có thừa kế di sản hay không, hoàn cảnh cư trú tốt hay xấu.

Cung phúc đức: Luận đoán tình hình hưởng thụ tính thần và hoạt động tư tưởng của mệnh tạo, do đó có thể biết được sở thích, nhân phẩm cao hay thấp, cũng có thể luận đoán mệnh tạo thuộc mẫu người hiếu động hay hiếu tĩnh, hay thuộc mẫu người bề ngoài thì ưa náo nhiệt nhưng nội tâm lại ưa yên tĩnh, v.v…

Cung phụ mẫu: Xưa gọi là “cung tướng mạo” luận đoán về tương mạo của mệnh tạo; vì cơ địa tiên thiên của một người là thụ hưởng từ cha mẹ (trong đó có cả tương mạo), nên về sau cổ nhân đổi thành “cung phụ mẫu”, dùng để luận đoán tình cảm giữa mệnh tạo với cha mẹ, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, hoàn cảnh của cha mẹ lúc mệnh tạo còn bé; có được cha mẹ giáo dục, che chở hay không.

Thời cổ đại, phụ nữ không có “quan lộc”, nên cung quan lộc gọi là “cung y lộc”.Đối với người xuất gia làm tăng nhân hay đạo sĩ, người xưa cũng đặt tên gọi 12 cung khác với người bình thường, như sau: Cung mệnh, cung huynh đệ, cung đạo tình, cung đồ đệ, cung tài bạch, cung tật ách, cung thiên di, cung nô bộc, cung sư hiệu, cung điền trạch, cung phúc đức, cung tương mạo (hay phụ mẫu).

Trên là 12 cung, chưa nói đến cung thân, bởi thân phải ký thác vào một trong sáu cung sau: phúc đức, phu thê, sự nghiệp, tài bạch, thiên di, và cung mệnh. Tính chất của cung thân, thông thường được xem là khuynh hướng nỗ lực hậu thiên, tức mệnh tạo có thể làm được gì, có xoay chuyển xu thế của mệnh vận được không. Đồng thời cũng có thể xem mệnh tạo đôi với dục vọng và sự hưởng thụ vật chất như thế nào, khác với cung phúc đức chủ yếu chỉ hiển thị về phương hướng xu thế tinh thần của mệnh tạo, tương phản với tính vật chất của cung thân.

Cung mệnh tốt mà cung thân không tốt mệnh tạo hưởng thụ vật chất chưa chắc được dồi dào; cung thân tốt mà cung mệnh không tốt mệnh tạo khó phát triển được toàn lực.

Cách bày bố 12 cung của Tử Vi Đẩu Số, mỗi cung đều có “tam phương tứ chính” của nó, do đó 12 cung là có 12 tổ hợp quan hệ như sau:

– Cung mệnh: thiên di, tài bạch, quan lộc.

– Cung huynh đệ: nô bộc, điền trạch, tật ách.

– Cung phu thê: quan lộc, thiên di, phúc đức.

– Cung tử nữ: điền trạch, nô bộc, phụ mẫu.

– Cung tài bạch: phúc đức, quan lộc, cung mệnh.

– Cung tật ách: phụ mẫu, điền trạch, huynh đệ.

– Cung thiên di: cung mệnh, phúc đức, phu thê.

– Cung giao hữu (nô bộc): huynh đệ, tử nữ, phụ mẫu.

– Cung sự nghiệp (quan lộc): phu thê, mệnh, tài bạch.

– Cung điền trạch : tử nữ, huynh đệ, tật ách.

– Cung phúc đức: tài bạch, phu thê, thiên di.

– Cung phụ mẫu: tật ách, tử nữ, nô bộc.

Cung giao hữu còn xem kiêm những người mệnh tạo giao du và những người đồng bối, nó có quan hệ mật thiết với cung huynh đệ.

Bệnh tật có thể di truyền, cho nên cần xem kiêm cung phụ mẫu, cung huynh đệ và cung điền trạch (cung điền trạch cũng được dùng để xem vận gia trạch).

Trong xã hội thời cổ đại nô bộc nhiều hay ít, có trung thành hay không, điều này có quan hệ rất lớn với mệnh vận của gia tộc, do đó cùng với ba cung phụ mẫu, huynh đệ, tử nữ thành một tổ hợp.

Đời sống vợ chồng (cung phu thê) có quan hệ rất mật thiết với sự nghiệp (cung quan lộc), hoàn cảnh đi lại, nơi sinh sống (thiên di) và tinh thần của mệnh tạo (cung phúc đức).

Nói chung, đều là những tổ hợp cung có tính lôgic rất mạnh.

(Dẫn theo trang bocdich.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button