Tử vi

Đức Giáo Hoàng John Paul Ii: Tiếng Nói Của Lương Tâm

Cả thế giới tiếc thương!

Đúng 9:37 đêm giờ địa phương ngày thứ bảy 2 tháng 4, tức trưa thứ bảy cùng ngày ở Hoa Kỳ, đức giáo hoàng John Paul II (Gioan Phao Lồ đệ nhị) đã trút hơi thở cuối cùng ở Vatican, từ giã chốn phù du gọi là cuộc đời để về bên cạnh Chúa.

Vừa được hung tin, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tức thì hạ lệnh treo cờ rũ ở tòa bạch ốc. Lệnh này sẽ mở rộng đến toàn thể các cơ quan công quyền và quân sự của Hoa Kỳ toàn thế giới vào ngày tang lễ, tức thứ sáu 8 tháng 4. Ngày hôm sau đó, tức chủ nhật 3 tháng 4, tổng thống Bush tuyên bố sẽ cùng phu nhân, hai cựu tổng thống là Bill Clinton, Bush Sr. và tổng trưởng quốc phòng Condoleezza Rice dự lễ mai táng ngài. Thái tử Charles của Anh quốc quyết định dời ngày thành hôn với bà Camilia Parker Bowles vì lý do tương tự. Ở ngay nước Cuba cộng sản vốn chủ trương vô thần, chính phủ đã ban lệnh hai ngày quốc táng. Ngoài việc treo cờ rũ ở các cơ quan công quyền, các hí viện phòng trà đều đóng cửa, các trận cầu quốc gia và quốc tế đều đình lại, và tổng thống Cuba Fidel Castro cũng sẽ đích thân sang Vatican dự tang lễ.

Bạn đang xem: Đức Giáo Hoàng John Paul Ii: Tiếng Nói Của Lương Tâm

Đó là giới chính trị, nay sang địa hạt tôn giáo. Vì đức giáo hoàng là nhà lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa giáo, có hiện tượng lạ lùng là nhiều lãnh tụ của những tôn giáo vốn đã đối nghịch lâu đời với Thiên Chúa giáo như Do Thái giáo, Hồi Giáo, và Chính Thống Giáo, Anh giáo đều đã chính thức ngỏ lời chia buồn với giáo hội Vatican và lên tiếng tuyên dương, ca tụng ngài đã có công hàn gắn những rạn nứt tưởng là sẽ tồn tại muôn đời. Riêng nhà lãnh đạo Anh giáo, tức ông Archbishop of Canterburry Rowan William, đã quyết định làm một việc táo bạo là phá cái tiền lệ của bốn thế kỷ kình chống giữa hai giáo hội, tuyên bố sẽ thân hành Vatican sang dự lễ mai táng ngài.

Thường dân thì khỏi nói. Họ ào ạt đổ về Vatican từ khắp nơi trên thế giới. Đến chiều thứ ba 5 tháng 4, 2005, tức là chưa đầy 48 tiếng sau khi đức John Paul II băng hà, tính ra đã có hơn triệu người bất chấp thời gian xếp hàng chờ đợi đến 7, 8 tiếng đồng hồ để vái lạy trước thánh thể của ngài lần chót. Con số này vượt mọi sự ước lượng trước đó của tòa thánh, của chính phủ Ý, cũng như của giới truyền thông.

Với 26 năm lãnh đạo giáo hội, đức John Paul II là một trong ba giáo hoàng tại vị lâu nhất lịch sử giáo hội. Thời gian lâu dài đó giúp ngài thành một nhân vật quen thuộc của toàn thể thế giới. Lúc sinh thời, ngài được giới truyền thông xưng tụng là một trong những vị giáo hoàng được yêu mến nhất trong lịch sử, thế nhưng có lẽ chẳng ai tưởng tượng được là sự ra đi của ngài lại gây ra nhiều thương tiếc trên toàn thế giới đến mức độ như vậy.

Tử vi có áp dụng được không

Xưa nay, giới nghiên cứu tử vi vẫn trăn trở về một vấn nạn là không hiểu khoa này có áp dụng được cho những người tu hành đắc đạo hay không. Có thuyết cho rằng không được, vì tử vi dựa trên cái lý của âm dương ngũ hành, mà theo định nghĩa thì người đắc đạo đã vượt quá lý ấy. Lại có thuyết cho rằng được, vì người đắc đạo vẫn mang xác phàm, và cái xác phàm của họ vẫn phải bị chi phối bởi âm dương ngũ hành. Riêng người viết cho rằng mặc dù rất khó dùng con mắt trần tục để tiên đoán cuộc đời của những người tu hành đắc đạo bằng khoa tử vi, những tín hiệu về cuộc đời họ vẫn phải được phản ảnh trong lá số. Nghĩa là nếu “hậu xét” thì cuộc đời thật của những người đắc đạo vẫn phải tương ứng với lá số tử vi của họ.

Để kiểm chứng thuyết này, ta sẽ thử phân tích xem lá số tử vi của đức giáo hoàng John Paul II có phản ảnh cuộc đời phi thường của ngài hay không.

Theo các tài liệu chính thức rất đáng tin cậy ngài ra đời ngày 18 tháng 5 năm 1920 ở Wadowice, Ba Lan, thuộc bắc vĩ tuyến 49 độ 53 phút và đông kinh tuyến 19 độ 30 phút. Tính ra âm lịch địa phương là ngày 1 tháng 4 năm Canh Thân. Về giờ sinh, chính miệng ngài nói một lần năm 1996 là “khoảng 5 chiều”, và một lần khác năm 1997 là “giữa 5 và 6 giờ chiều”. Giờ chính thức được đa số chiêm tinh gia tây phương xử dụng là 5:30 giờ chiều, tức giờ trung bình của 5 và 6. Theo dữ liệu thiên văn của sở hải quân Hoa Kỳ, hôm ấy ở Wadowice mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12:38 giờ trưa nên 5:30 giờ chiều điều chỉnh lại thành trước 5 giờ chiều, tức là giờ Thân. Sẽ có người nói rằng giờ đúng cũng có thể là sau 5 giờ, nếu thế phải tính là giờ Dậu. Nhưng người viết vốn cho rằng khi mặt trời ở đỉnh đầu mới bắt đầu giờ Ngọ. Theo cách tính này giờ Thân kéo dài từ 4 đến 6 giờ chiều, nên bất luận trước hoặc sau 5 giờ chiều một chút đều là giờ Thân.

Bài này vì vậy dựa trên lá số giờ Thân ngày 1 tháng 4 năm Canh Thân.

Kiếp ngộ song Không, tu hành đắc đạo!

Tên thật của đức giáo hoàng John Paul II là Karol Jozef Wojtyla. Cha ngài là người Ba Lan, mẹ ngài gốc Lithuania. Là những con chiên Công Giáo ngoan đạo, điểm đặc biệt của gia đình ngài là đi ngược lại khuynh hướng chung của người công giáo Ba Lan thời ấy, thay vì khinh ghét người Do Thái lại thân cận họ. Nhờ vậy những đứa trẻ chơi chung rồi trở thành bạn với ngài ở tuổi ấu thơ có nhiều người Do Thái, trong đó có một cậu bé tên là Jerzy Kluger. Cái lý nhân quả của cuộc đời thật huyền diệu, vì khi thành đức giáo hoàng ngài nảy ra ý muốn hàn gắn với nước Do Thái thì Jerzy Kluger chính là người đóng vai môi giới, dẫn đến kết quả tốt đẹp là Vatican chính thức công nhận nước Do Thái năm 1993 và ngài chính thức viếng thăm thánh địa Jerusalem năm 2000.

Việc tòa thánh Vatican công nhận nước Do Thái là một diễn biến lớn của lịch sử nhân loại, nhưng chỉ là một trong nhiều thí dụ về cái tâm mở rộng hiếm có của đức giáo hoàng John Paul II. Năm 1981 ngài chính thức đến thăm Pakistan là một nước Hồi Giáo, và theo các tài liệu mà người viết được đọc qua thì ngài là đức giáo hoàng đầu tiên chính thức bước vào một đền thờ đạo Hồi. Ngài cũng hết sức nỗ lực hàn gắn với Chính Thống giáo, chỉ tiếc là bên giáo hội Chính Thống vẫn còn e dè mà đến cuối đời ngài vẫn chưa làm được một chuyến viếng thăm Moscow như ý muốn. Về các nhân vật chính trị, ngài từng tiếp lãnh tụ Palestine Yasser Arafat năm 1982 khi ông này còn bị nhiều nước trên thế giới lên án là phường khủng bố. Năm 1996, ngài lại tiếp lãnh tụ Fidel Castro của nước cộng sản Cuba và rồi, đáp lời mời của Castro, ngài chính thức viếng đảo quốc này năm 1998.

Thoạt nhìn, lá số tử vi của ngài có vẻ đi ngược lại cái tâm mở rộng ấy, vì mệnh cư Dậu vốn mang tính hiểm lại là là bại địa của cục, có hai sao lạnh lùng là Vũ Sát thủ, thêm Phá Toái, hóa Quyền và Kình Dương hãm địa đều là biểu tượng của độc đoán, cay nghiệt. Nhưng kỳ diệu làm sao, vì ngài sinh tháng 4 nên mệnh xung Điạ Không, thân xung Địa Kiếp. Cặp Không Kiếp này hãm địa, nói chung rất bất lợi cho những người có đời sống bình thường, nhưng lại ứng hợp hoàn toàn với các bậc tu hành. Mà đã là bậc tu hành thì nhờ cái lý tương phản của dịch, cung Dậu tưởng xấu xa lại biến thành đất tốt.

Thêm một sự kỳ diệu nữa là cung mệnh của ngài ở chính vị Thiên Không. Kết quả là nhờ hai Không một Kiếp cộng hưởng, bộ Tứ Đức thường mai một trong mọi lá số có cơ hội hiếm hoi trỗi dậy hỗ trợ sao Thiếu Dương; giúp ngài phá vỡ tất cả những chấp kiến cực đoan của đời sống, biến cái cay nghiệt của Quyền Vũ Sát Kình Toái thành sự cương quyết ghê người, giúp ngài nhất tâm tu hành đắc đạo.

Cái khó của người tu hành là phải vượt lên khỏi những sắc hương giả dối. Sắc hương đây được biểu hiện qua bộ tam minh Đào Hồng Hỉ. Bộ ba này luôn luôn liên hệ đến cặp Thiên Không-Thiếu Dương là cặp sao đại biểu sự kình chống liên tục của lương tâm và dục vọng. Nay nhờ sự soi sáng của tứ Đức, Thiên Không và Thiếu Dương hòa hợp làm một, và cái tình cảm vốn tầm thường của Đào Hồng Hỉ được Tứ Đức nâng cấp thành lòng bác ác vô biên, thành thử ngài luôn luôn tích cực xiển dương nhân quyền đạo đức, trở thành biểu tượng chói ngời của lương tâm nhân loại!

Sớm gặp nhiều thử thách!

Phải chăng trời đất muốn chuẩn bị đức giáo hoàng John Paul II cho sứ mệnh cao cả sau này mà bắt ngài sớm gặp lắm chuyện đau thương” Chị của ngài chết non trước khi ngài ra đời. Năm lên 10 tuổi ta (tức 9 tuổi tây) ngài mất mẹ, và rồi năm 13 tuổi (12 tuổi tây) người anh duy nhất của ngài qua đời vì bạo bệnh, hưởng dương 27 tuổi. Năm ngài lên 22 tuổi đang khi học đại học lại đến lượt cha ngài ra đi. Bản thân ngài thì năm 25 tuổi bị xe đụng hai lần, lần đầu là xe du lịch, lần thứ nhì là xe vận tải. May mắn thay, ngài an toàn thoát hiểm, chỉ mang tật nhẹ vĩnh viễn ở vai.

Nguyên ủy sâu xa dĩ nhiên là bí mật muôn đời của trời đất, nhưng những dữ kiện trên đây hoàn toàn phù hợp với lá số của ngài. Phụ mẫu Âm Dương hãm địa, lại thêm Khốc Hư Hỏa Linh hội họp cha mẹ thật khó song toàn. Còn may Nhật được hóa Quyền thành cùng tắc biến nên cha ngài mới không đến nỗi phải sớm ra đi. Năm 10 tuổi đại hạn còn ở mệnh, cung phụ mẫu đầy sát khí như đã nói trên, tiểu hạn phụ mẫu thì vào cung Thân gặp Kỵ hội họp tự Kỵ và Hình Riêu chính là đến ứng kỳ mất mẹ. Năm 22 tuổi tiểu hạn phụ mẫu lại vào cung Thân, đại hạn phụ mẫu ở Tý có Cơ tự Kỵ Hình, thảo nào ngài lại phải gạt lệ tiễn cha về nơi vĩnh cửu. Vì cung huynh đệ nguyên thủy của ngài chính là cung Thân, cái bất hạnh mất chị mất anh đã quá rõ ràng thiết tưởng không cần bàn nhiều thêm nữa.

Hai lần ngài bị xe đụng cũng có tín hiệu rõ rệt, đại hạn vô chính diệu có sao nguyệt Mã (khác với Thiên Mã) ứng với đường đi nước bước, lại hội họp Song Hao và Kiếp Không hãm địa, tiểu hạn thì vào Âm Dương hãm địa Khốc Hư Hỏa Linh, muốn bình an vô sự thật là khó lắm. Ngài chỉ bị tật nhẹ ở vai cũng có thể kể là một phép lạ rồi..

Hiến đời cho Chúa!

Phương pháp tiêu chuẩn của Tử Vi để định khuynh hướng tu hành là tra cung phúc đức. Trong trường hợp đức giáo hoàng John Paul II cung này cư Hợi là mã địa bất ổn lại vô chính diệu, đắc cách Phủ Tướng triều viên thì Phủ Tướng bị cặp Kiếp Không hãm địa phá vỡ, Liêm Tham hãm địa xung chiếu không được cát hóa lại gặp cặp sao tối kỵ là Song Hao hãm địa, thêm Cô Quả thủ chiếu thì ngài còn gì để mà luyến tiếc cõi hồng trần” Cung phúc đức xấu theo định nghĩa bình thường, nghịch lại chính là cái hạnh của người ở chốn không môn, nên ngài tu hành đắc đạo thật là phải quá.

Ly kỳ làm sao, cung phúc đức của ngài ứng với đại hạn 22-31, tức thời gian 1941-52, chính là lúc ngài đi quyết định đi tu và trở thành linh mục.

Vừa vào đại hạn, tháng 2 tây năm 1941 cha ngài qua đời. Tương truyền lúc sinh thời, cha ngài có lần nói với ngài rằng “Cha sẽ sống không đủ lâu, nhưng cha muốn được thấy con hiến mình cho Chúa!” Từ đó ta có thể đoán sự ra đi của cha ngài đã trở thành một động lực thúc đẩy ngài tiến bước trên con đường tu tập, nên mặc dù lúc ấy nước Ba Lan nói chung và đạo Thiên Chúa ở Ba Lan nói riêng đang bị đe dọa dưới gót giày thống trị của Đức Quốc Xã, mười tám tháng sau ngài tìm cách nhập một chủng viện bí mật ở Krakow. Từ đó ngài âm thầm học luyện giáo lý, sống đời khắc kỷ của một chủng sinh, trong khi vẫn tiếp tục với các sinh hoạt khác, gồm có làm việc cho một hãng hóa học, đi học triết, ngay cả phát triển sở thích văn nghệ của ngài là diễn kịch.

Giai đoạn tu tập này có một thời gian hồi hộp là năm 1944 khi Đức Quốc Xã bắt dân chúng Ba Lan tụ tập lại để điều tra. Ngài phải trốn trong tư gia của ngài tổng giám mục hạt Krakow, và ẩn mãi ở đó đến khi đệ nhị thế chiến chấm dứt năm 1945.

Năm 1946 ngài được tấn phong linh mục, thật phù hợp vì tiểu hạn vào cung Tý có Binh Hình Tướng Ấn hóa Kỵ Lưu Hà. Vài năm kế tiếp đó công tác duy nhất của ngài là tiếp tục học hành, với thành tích là hai bằng cao học và một bằng tiến sĩ. Đời phục vụ của ngài chính thức bắt đầu năm 1949 với vai trò một linh mục phó xứ của giáo phận Krakow. Cũng tương hợp lạ lùng, vì năm ấy tiểu hạn vào cung Mão, tam hợp với đại hạn, lại hội họp đủ những sao ứng với sự tu hành là Thiên-Địa Không và Địa Kiếp và Cô Thần Quả Tú.

Hạn vào quan lộc, lẫm liệt Hồng Y

Năm 1958, tiểu hạn trở về cung Tý lại thêm đại hạn trùng phùng, ngài tiến một bước xa là được tấn phong lên chức phó tổng giám mục giáo phận Krakow.

Sau đó vài năm thì đại hạn 42-51 bắt đầu. Đại hạn này vào cung quan lộc nguyên thủy cũng chính là cung thân của lá số. Cộng hưởng sao của cung này thật kinh khủng: Tử Sát Phá Liêm Tham Quyền Đào Hồng Hỉ Khôi Việt Tả Hữu Thai Tọa Quang Quý Long Phượng Xương Khúc, không chính thì chiếu, không chiếu thì giáp, đúng là cách “quân thần khánh hội”. Nếu không biết đây là lá số của ngài, người mới học cũng phải dựa vào cung này mà đoán là phi thường cách.

Quả nhiên, đại hạn bắt đầu năm 1961 thì ngay năm sau (1962) đức tổng giám mục giáo phận Krakow qua đời, ngài được phong làm xử lý thường vụ thường vụ chức này, và rồi năm 1963 thì được tòa thánh chính thức tấn phong thành tổng giám mục. Nhìn lại lá số, năm này tiểu hạn vào cung Tỵ gặp Liêm Tham hãm địa song Hao có vẻ kém, nhưng điểm chính yếu là tam hợp với đại hạn, và cung quan của tiểu hạn vào cung mệnh nguyên thủy đắc Quyền Vũ Sát Kình. Năm 1967 thì tiểu hạn trùng vào cung mệnh nguyên thủy, nên cung quan vào cung quan nguyên thủy với những cách kinh khủng ở trên, thảo nào đây chính là năm ngài được tấn phong lên ngôi vị Hồng Y!

Phải chăng ý chúa, thành đức giáo hoàng”

Năm 1978 được gọi là “năm của 3 đức giáo hoàng” đức giáo hoàng John Paul I qua đời tháng 9 năm này sau chỉ 34 ngày tại vị. Thế là các vị Hồng Y lại phải tụ tập ở Vatican để bầu một vị giáo hoàng mới. Lần bầu cử này thật cam go, bảy đợt bầu đã xong mà vẫn chưa ngã ngũ. Sau đợt bầu cử thứ 8, kết quả bất ngờ là Hồng Y Karol Jozef Wojtyla của giáo phận Krakow được chọn làm vị giáo hoàng thứ 264 của giáo hội, tức là đức giáo hoàng John Paul II. Ngài là đức giáo hoàng người gốc Slavic đầu tiên, đức giáo hoàng đầu tiên không phải gốc Ý trong 455 năm, và ở tuổi 59 (tức 58 tuổi tây) ngài cũng là đức giáo hoàng đăng quang trẻ tuổi nhất trong 132 năm.

Tính gay go và bất ngờ của cuộc bầu cử này cũng có tín hiệu khá rõ trong lá số của đức giáo hoàng John Paul II. Đại hạn vô chính diệu vốn thuận lợi cho người Sát Phá Liêm Tham lấy nòng cốt là Không Kiếp, thêm Mã Khốc Khách song Lộc Hỏa Linh Khốc Hư Thanh Long hóa Kỵ Lưu Hà hội họp là dấu hiệu của thành tựu to tát trong cảnh khó khăn.

Nhưng công tâm mà nói thì những dữ kiện trên đây không đủ tính xác quyết, vì cung quan lộc của tiểu hạn ở Tý mặc dù đắc Binh Hình Tướng Ấn Lưu Hà Hoá Kỵ nhưng chính cung ở Thân lại ở vị trí Thái Tuế đầy khích bác đua tranh, nên rốt cục lại ta cũng chỉ có thể tán thán rằng sự kiện ngài được Hồng Y đoàn chọn làm giáo hoàng trong hoàn cảnh đặc biệt của năm 1978 có lẽ là ý Chúa đã định, nghĩa là hoàn toàn nằm ngoài sự tiên liệu hoặc dự ước của những người trần mắt thịt như chúng ta.

Tiếng nói của lương tâm nhân loại

Sau khi lên ngôi, đức giáo hoàng John Paul II nhanh chóng thành một khuôn mặt sống động và quan trọng của chính trường cũng như giáo trường thế giới. Phải chăng vì cung Thiên Di có Phủ hai Không một Kiếp mà ngài đã quyết định đi khắp nơi trên thế giới để thăm giáo dân cũng như để xiển dương quan điểm về nhân quyền và tín ngưỡng mở rộng của ngài. Đã từng viếng hơn trăm quốc gia, hiển nhiên ngài giữ kỷ lục là vị giáo hoàng đi công du nhiều nhất trong lịch sử. Có tài liệu ước lượng rằng số dặm đường mà ngài đã đi qua dài gấp ba lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Đồng hương ở đất mẹ Ba Lan xưng tụng ngài như một anh hùng dân tộc. Họ nói với họ đệ nhị thế chiến không chấm dứt năm 1945 mà chấm dứt với sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1989. Chúng ta đều biết người hùng của cuộc cách mạng Ba Lan năm 1989 là Lech Walesa, lãnh tụ công đoàn Solidarnosc. Nhưng, như mọi sử gia đều đồng ý, sự ủng hộ công khai của đức giáo hoàng đã là chất sống nuôi dưỡng công đoàn này. Nói cách khác, đa số dân Ba Lan tin rằng không có sự ủng hộ của đức giáo hoàng thì cuộc nổi dậy của Solidarnosc không thể nào thành công được. Và dĩ nhiên, như ta đã biết, cuộc nổi dậy của Solidarnosc đã là ngòi nổ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ của các chế độ cộng sản ở Đông Âu.

Người ta xưng tụng ngài là “tiếng nói của lương tâm nhân loại”, và tiếng nói lương tâm ấy đã gây chấn động đến những nơi chốn thật xa xôi. Như trường hợp nước Phi Luật Tân chẳng hạn. Năm 1981, ngài viếng quốc gia này và tuyên bố trong một bài diễn văn được phát hình toàn quốc rằng không một chế độ nào có quyền lấy bất cứ một lý do gì, kể cả khi lý do ấy là “sự sống còn của quốc gia” để đè nén nhân quyền. Cũng trong bài diễn văn này, ngài kêu gọi nhà độc tài Ferdinand Marcos cải cách để cải thiện hoàn cảnh của dân chúng. Nhiều người cho rằng cuộc viếng thăm này của ngài đã là cái nhân dẫn đến phong trào nổi dậy của dân chúng khiến Marcos mất quyền và phải lưu vong cùng với vợ năm 1986 để cho phong trào dân chủ hóa ở Phi Luật Tân bắt đầu.

Bình an về với Chúa

Năm 1981 thế giới bàng hoàng khi nghe tin đức giáo hoàng bị mưu sát. Hung thủ là Mehmet Ali Agca, một thanh niên 23 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ. Rất may, mặc dù trọng thương vì bị một viên đạn xuyên vào bụng (và một viên khác trúng ngón trỏ trái), ngài bình phục sau khi giải phẫu và tiếp tục sinh hoạt như thường. Năm 1983 ngài vào nhà giam chính thức tỏ lời tha thứ kẻ toan giết mình. Theo tin mới nhất khi bài này được viết thì từ trong ngục, khi nghe tin ngài tạ thế Agca khóc thương và nhất định yêu cầu được dự tang lễ của ngài cho bằng được. Có thể đoán là lời yêu cầu của y sẽ bị giới chức từ khước, nhưng câu chuyện có thật này cho thấy ngài đã một lần nữa thành công trong việc thể hiện cái hiệu quả vô biên của lòng bác ái.

Nhìn lại năm ngài bị ám sát, ta thấy tiểu hạn ở Hợi, chính là cung vô chính diệu có Song Hao hãm địa hội họp Kiếp Không hãm địa mà ta đã nói là ứng hợp cho sự tu hành, nhưng đầy bất trắc nếu xét trên lý bình thường của cuộc đời. May mà đại hạn tật ách mặc dù bị cảnh Âm Dương phản bội ở Thìn Tuất, nhưng Nhật được hóa Lộc thành yếu tố cứu giải giúp ngài qua khỏi.

Năm nay 2005 tiểu hạn lại trở về cung Hợi đầy bất trắc ấy, điểm khác là đại hạn tật ách gặp Cơ tự Kỵ Hình lại hợp với Riêu Kỵ, cung chính của đại hạn lại là cách Liêm Tham Song Hao hãm địa Đào Hồng Hỉ đều là những cách tối kỵ cho tuổi già, nên ngài từ giã cuộc đời để về bên Chúa quả là phù hợp với lá số.

Nhìn lại thời gian tại vị của ngài, mặc dù mấy năm sau cùng tòa thánh lúng túng vì cuộc khủng hoảng do một thiểu số linh mục xách nhiễu và tấn công tình dục các trẻ em, nếu so sánh trước và sau thì không ai có thể phủ nhận công lao to lớn của ngài là đã đưa tòa thánh trở lại trung tâm của bàn cờ thế giới và tạo một luồng hy vọng mới cho các con chiên Công giáo ở các nước thuộc thế giới thứ ba.

Thế giới hơn 6 tỷ người, số giáo dân Thiên Chúa giáo trên thế giới cũng trên 1,2 tỷ người; đều là những con số không nhỏ. Những con số không nhỏ người ấy mỗi người một ý nên khi còn sinh tiền mặc dù được nhiều người sùng kính yêu thương, ngài cũng bị lắm kẻ phê bình chỉ trích.

Giờ thì ngài đã ra đi. Người ta bảo muốn xét ảnh hưởng của một người chỉ cần xét những người đến đưa tiễn họ. Từ phản ứng ở các nơi trên giới trong mấy ngày qua, ta phải kết luận rằng phía yêu kính ngài đã biểu dương một lực lượng áp đảo. Suy rộng ra từ tín hiệu đó ta có quyền tin rằng, sau khi bụi thời gian lắng đọng để người ta cân nhắc mọi lời khen chê, ngài sẽ được lịch sử thế giới ghi nhận là một trong vài nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20!

San José 8 tháng 4, 2005

Đằng Sơn

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Đức Giáo Hoàng John Paul Ii: Tiếng Nói Của Lương Tâm

Cả thế giới tiếc thương!

Đúng 9:37 đêm giờ địa phương ngày thứ bảy 2 tháng 4, tức trưa thứ bảy cùng ngày ở Hoa Kỳ, đức giáo hoàng John Paul II (Gioan Phao Lồ đệ nhị) đã trút hơi thở cuối cùng ở Vatican, từ giã chốn phù du gọi là cuộc đời để về bên cạnh Chúa.

Vừa được hung tin, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tức thì hạ lệnh treo cờ rũ ở tòa bạch ốc. Lệnh này sẽ mở rộng đến toàn thể các cơ quan công quyền và quân sự của Hoa Kỳ toàn thế giới vào ngày tang lễ, tức thứ sáu 8 tháng 4. Ngày hôm sau đó, tức chủ nhật 3 tháng 4, tổng thống Bush tuyên bố sẽ cùng phu nhân, hai cựu tổng thống là Bill Clinton, Bush Sr. và tổng trưởng quốc phòng Condoleezza Rice dự lễ mai táng ngài. Thái tử Charles của Anh quốc quyết định dời ngày thành hôn với bà Camilia Parker Bowles vì lý do tương tự. Ở ngay nước Cuba cộng sản vốn chủ trương vô thần, chính phủ đã ban lệnh hai ngày quốc táng. Ngoài việc treo cờ rũ ở các cơ quan công quyền, các hí viện phòng trà đều đóng cửa, các trận cầu quốc gia và quốc tế đều đình lại, và tổng thống Cuba Fidel Castro cũng sẽ đích thân sang Vatican dự tang lễ.

Đó là giới chính trị, nay sang địa hạt tôn giáo. Vì đức giáo hoàng là nhà lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa giáo, có hiện tượng lạ lùng là nhiều lãnh tụ của những tôn giáo vốn đã đối nghịch lâu đời với Thiên Chúa giáo như Do Thái giáo, Hồi Giáo, và Chính Thống Giáo, Anh giáo đều đã chính thức ngỏ lời chia buồn với giáo hội Vatican và lên tiếng tuyên dương, ca tụng ngài đã có công hàn gắn những rạn nứt tưởng là sẽ tồn tại muôn đời. Riêng nhà lãnh đạo Anh giáo, tức ông Archbishop of Canterburry Rowan William, đã quyết định làm một việc táo bạo là phá cái tiền lệ của bốn thế kỷ kình chống giữa hai giáo hội, tuyên bố sẽ thân hành Vatican sang dự lễ mai táng ngài.

Thường dân thì khỏi nói. Họ ào ạt đổ về Vatican từ khắp nơi trên thế giới. Đến chiều thứ ba 5 tháng 4, 2005, tức là chưa đầy 48 tiếng sau khi đức John Paul II băng hà, tính ra đã có hơn triệu người bất chấp thời gian xếp hàng chờ đợi đến 7, 8 tiếng đồng hồ để vái lạy trước thánh thể của ngài lần chót. Con số này vượt mọi sự ước lượng trước đó của tòa thánh, của chính phủ Ý, cũng như của giới truyền thông.

Với 26 năm lãnh đạo giáo hội, đức John Paul II là một trong ba giáo hoàng tại vị lâu nhất lịch sử giáo hội. Thời gian lâu dài đó giúp ngài thành một nhân vật quen thuộc của toàn thể thế giới. Lúc sinh thời, ngài được giới truyền thông xưng tụng là một trong những vị giáo hoàng được yêu mến nhất trong lịch sử, thế nhưng có lẽ chẳng ai tưởng tượng được là sự ra đi của ngài lại gây ra nhiều thương tiếc trên toàn thế giới đến mức độ như vậy.

Tử vi có áp dụng được không

Xưa nay, giới nghiên cứu tử vi vẫn trăn trở về một vấn nạn là không hiểu khoa này có áp dụng được cho những người tu hành đắc đạo hay không. Có thuyết cho rằng không được, vì tử vi dựa trên cái lý của âm dương ngũ hành, mà theo định nghĩa thì người đắc đạo đã vượt quá lý ấy. Lại có thuyết cho rằng được, vì người đắc đạo vẫn mang xác phàm, và cái xác phàm của họ vẫn phải bị chi phối bởi âm dương ngũ hành. Riêng người viết cho rằng mặc dù rất khó dùng con mắt trần tục để tiên đoán cuộc đời của những người tu hành đắc đạo bằng khoa tử vi, những tín hiệu về cuộc đời họ vẫn phải được phản ảnh trong lá số. Nghĩa là nếu “hậu xét” thì cuộc đời thật của những người đắc đạo vẫn phải tương ứng với lá số tử vi của họ.

Để kiểm chứng thuyết này, ta sẽ thử phân tích xem lá số tử vi của đức giáo hoàng John Paul II có phản ảnh cuộc đời phi thường của ngài hay không.

Theo các tài liệu chính thức rất đáng tin cậy ngài ra đời ngày 18 tháng 5 năm 1920 ở Wadowice, Ba Lan, thuộc bắc vĩ tuyến 49 độ 53 phút và đông kinh tuyến 19 độ 30 phút. Tính ra âm lịch địa phương là ngày 1 tháng 4 năm Canh Thân. Về giờ sinh, chính miệng ngài nói một lần năm 1996 là “khoảng 5 chiều”, và một lần khác năm 1997 là “giữa 5 và 6 giờ chiều”. Giờ chính thức được đa số chiêm tinh gia tây phương xử dụng là 5:30 giờ chiều, tức giờ trung bình của 5 và 6. Theo dữ liệu thiên văn của sở hải quân Hoa Kỳ, hôm ấy ở Wadowice mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12:38 giờ trưa nên 5:30 giờ chiều điều chỉnh lại thành trước 5 giờ chiều, tức là giờ Thân. Sẽ có người nói rằng giờ đúng cũng có thể là sau 5 giờ, nếu thế phải tính là giờ Dậu. Nhưng người viết vốn cho rằng khi mặt trời ở đỉnh đầu mới bắt đầu giờ Ngọ. Theo cách tính này giờ Thân kéo dài từ 4 đến 6 giờ chiều, nên bất luận trước hoặc sau 5 giờ chiều một chút đều là giờ Thân.

Bài này vì vậy dựa trên lá số giờ Thân ngày 1 tháng 4 năm Canh Thân.

Kiếp ngộ song Không, tu hành đắc đạo!

Tên thật của đức giáo hoàng John Paul II là Karol Jozef Wojtyla. Cha ngài là người Ba Lan, mẹ ngài gốc Lithuania. Là những con chiên Công Giáo ngoan đạo, điểm đặc biệt của gia đình ngài là đi ngược lại khuynh hướng chung của người công giáo Ba Lan thời ấy, thay vì khinh ghét người Do Thái lại thân cận họ. Nhờ vậy những đứa trẻ chơi chung rồi trở thành bạn với ngài ở tuổi ấu thơ có nhiều người Do Thái, trong đó có một cậu bé tên là Jerzy Kluger. Cái lý nhân quả của cuộc đời thật huyền diệu, vì khi thành đức giáo hoàng ngài nảy ra ý muốn hàn gắn với nước Do Thái thì Jerzy Kluger chính là người đóng vai môi giới, dẫn đến kết quả tốt đẹp là Vatican chính thức công nhận nước Do Thái năm 1993 và ngài chính thức viếng thăm thánh địa Jerusalem năm 2000.

Việc tòa thánh Vatican công nhận nước Do Thái là một diễn biến lớn của lịch sử nhân loại, nhưng chỉ là một trong nhiều thí dụ về cái tâm mở rộng hiếm có của đức giáo hoàng John Paul II. Năm 1981 ngài chính thức đến thăm Pakistan là một nước Hồi Giáo, và theo các tài liệu mà người viết được đọc qua thì ngài là đức giáo hoàng đầu tiên chính thức bước vào một đền thờ đạo Hồi. Ngài cũng hết sức nỗ lực hàn gắn với Chính Thống giáo, chỉ tiếc là bên giáo hội Chính Thống vẫn còn e dè mà đến cuối đời ngài vẫn chưa làm được một chuyến viếng thăm Moscow như ý muốn. Về các nhân vật chính trị, ngài từng tiếp lãnh tụ Palestine Yasser Arafat năm 1982 khi ông này còn bị nhiều nước trên thế giới lên án là phường khủng bố. Năm 1996, ngài lại tiếp lãnh tụ Fidel Castro của nước cộng sản Cuba và rồi, đáp lời mời của Castro, ngài chính thức viếng đảo quốc này năm 1998.

Thoạt nhìn, lá số tử vi của ngài có vẻ đi ngược lại cái tâm mở rộng ấy, vì mệnh cư Dậu vốn mang tính hiểm lại là là bại địa của cục, có hai sao lạnh lùng là Vũ Sát thủ, thêm Phá Toái, hóa Quyền và Kình Dương hãm địa đều là biểu tượng của độc đoán, cay nghiệt. Nhưng kỳ diệu làm sao, vì ngài sinh tháng 4 nên mệnh xung Điạ Không, thân xung Địa Kiếp. Cặp Không Kiếp này hãm địa, nói chung rất bất lợi cho những người có đời sống bình thường, nhưng lại ứng hợp hoàn toàn với các bậc tu hành. Mà đã là bậc tu hành thì nhờ cái lý tương phản của dịch, cung Dậu tưởng xấu xa lại biến thành đất tốt.

Thêm một sự kỳ diệu nữa là cung mệnh của ngài ở chính vị Thiên Không. Kết quả là nhờ hai Không một Kiếp cộng hưởng, bộ Tứ Đức thường mai một trong mọi lá số có cơ hội hiếm hoi trỗi dậy hỗ trợ sao Thiếu Dương; giúp ngài phá vỡ tất cả những chấp kiến cực đoan của đời sống, biến cái cay nghiệt của Quyền Vũ Sát Kình Toái thành sự cương quyết ghê người, giúp ngài nhất tâm tu hành đắc đạo.

Cái khó của người tu hành là phải vượt lên khỏi những sắc hương giả dối. Sắc hương đây được biểu hiện qua bộ tam minh Đào Hồng Hỉ. Bộ ba này luôn luôn liên hệ đến cặp Thiên Không-Thiếu Dương là cặp sao đại biểu sự kình chống liên tục của lương tâm và dục vọng. Nay nhờ sự soi sáng của tứ Đức, Thiên Không và Thiếu Dương hòa hợp làm một, và cái tình cảm vốn tầm thường của Đào Hồng Hỉ được Tứ Đức nâng cấp thành lòng bác ác vô biên, thành thử ngài luôn luôn tích cực xiển dương nhân quyền đạo đức, trở thành biểu tượng chói ngời của lương tâm nhân loại!

Sớm gặp nhiều thử thách!

Phải chăng trời đất muốn chuẩn bị đức giáo hoàng John Paul II cho sứ mệnh cao cả sau này mà bắt ngài sớm gặp lắm chuyện đau thương” Chị của ngài chết non trước khi ngài ra đời. Năm lên 10 tuổi ta (tức 9 tuổi tây) ngài mất mẹ, và rồi năm 13 tuổi (12 tuổi tây) người anh duy nhất của ngài qua đời vì bạo bệnh, hưởng dương 27 tuổi. Năm ngài lên 22 tuổi đang khi học đại học lại đến lượt cha ngài ra đi. Bản thân ngài thì năm 25 tuổi bị xe đụng hai lần, lần đầu là xe du lịch, lần thứ nhì là xe vận tải. May mắn thay, ngài an toàn thoát hiểm, chỉ mang tật nhẹ vĩnh viễn ở vai.

Nguyên ủy sâu xa dĩ nhiên là bí mật muôn đời của trời đất, nhưng những dữ kiện trên đây hoàn toàn phù hợp với lá số của ngài. Phụ mẫu Âm Dương hãm địa, lại thêm Khốc Hư Hỏa Linh hội họp cha mẹ thật khó song toàn. Còn may Nhật được hóa Quyền thành cùng tắc biến nên cha ngài mới không đến nỗi phải sớm ra đi. Năm 10 tuổi đại hạn còn ở mệnh, cung phụ mẫu đầy sát khí như đã nói trên, tiểu hạn phụ mẫu thì vào cung Thân gặp Kỵ hội họp tự Kỵ và Hình Riêu chính là đến ứng kỳ mất mẹ. Năm 22 tuổi tiểu hạn phụ mẫu lại vào cung Thân, đại hạn phụ mẫu ở Tý có Cơ tự Kỵ Hình, thảo nào ngài lại phải gạt lệ tiễn cha về nơi vĩnh cửu. Vì cung huynh đệ nguyên thủy của ngài chính là cung Thân, cái bất hạnh mất chị mất anh đã quá rõ ràng thiết tưởng không cần bàn nhiều thêm nữa.

Hai lần ngài bị xe đụng cũng có tín hiệu rõ rệt, đại hạn vô chính diệu có sao nguyệt Mã (khác với Thiên Mã) ứng với đường đi nước bước, lại hội họp Song Hao và Kiếp Không hãm địa, tiểu hạn thì vào Âm Dương hãm địa Khốc Hư Hỏa Linh, muốn bình an vô sự thật là khó lắm. Ngài chỉ bị tật nhẹ ở vai cũng có thể kể là một phép lạ rồi..

Hiến đời cho Chúa!

Phương pháp tiêu chuẩn của Tử Vi để định khuynh hướng tu hành là tra cung phúc đức. Trong trường hợp đức giáo hoàng John Paul II cung này cư Hợi là mã địa bất ổn lại vô chính diệu, đắc cách Phủ Tướng triều viên thì Phủ Tướng bị cặp Kiếp Không hãm địa phá vỡ, Liêm Tham hãm địa xung chiếu không được cát hóa lại gặp cặp sao tối kỵ là Song Hao hãm địa, thêm Cô Quả thủ chiếu thì ngài còn gì để mà luyến tiếc cõi hồng trần” Cung phúc đức xấu theo định nghĩa bình thường, nghịch lại chính là cái hạnh của người ở chốn không môn, nên ngài tu hành đắc đạo thật là phải quá.

Ly kỳ làm sao, cung phúc đức của ngài ứng với đại hạn 22-31, tức thời gian 1941-52, chính là lúc ngài đi quyết định đi tu và trở thành linh mục.

Vừa vào đại hạn, tháng 2 tây năm 1941 cha ngài qua đời. Tương truyền lúc sinh thời, cha ngài có lần nói với ngài rằng “Cha sẽ sống không đủ lâu, nhưng cha muốn được thấy con hiến mình cho Chúa!” Từ đó ta có thể đoán sự ra đi của cha ngài đã trở thành một động lực thúc đẩy ngài tiến bước trên con đường tu tập, nên mặc dù lúc ấy nước Ba Lan nói chung và đạo Thiên Chúa ở Ba Lan nói riêng đang bị đe dọa dưới gót giày thống trị của Đức Quốc Xã, mười tám tháng sau ngài tìm cách nhập một chủng viện bí mật ở Krakow. Từ đó ngài âm thầm học luyện giáo lý, sống đời khắc kỷ của một chủng sinh, trong khi vẫn tiếp tục với các sinh hoạt khác, gồm có làm việc cho một hãng hóa học, đi học triết, ngay cả phát triển sở thích văn nghệ của ngài là diễn kịch.

Giai đoạn tu tập này có một thời gian hồi hộp là năm 1944 khi Đức Quốc Xã bắt dân chúng Ba Lan tụ tập lại để điều tra. Ngài phải trốn trong tư gia của ngài tổng giám mục hạt Krakow, và ẩn mãi ở đó đến khi đệ nhị thế chiến chấm dứt năm 1945.

Năm 1946 ngài được tấn phong linh mục, thật phù hợp vì tiểu hạn vào cung Tý có Binh Hình Tướng Ấn hóa Kỵ Lưu Hà. Vài năm kế tiếp đó công tác duy nhất của ngài là tiếp tục học hành, với thành tích là hai bằng cao học và một bằng tiến sĩ. Đời phục vụ của ngài chính thức bắt đầu năm 1949 với vai trò một linh mục phó xứ của giáo phận Krakow. Cũng tương hợp lạ lùng, vì năm ấy tiểu hạn vào cung Mão, tam hợp với đại hạn, lại hội họp đủ những sao ứng với sự tu hành là Thiên-Địa Không và Địa Kiếp và Cô Thần Quả Tú.

Hạn vào quan lộc, lẫm liệt Hồng Y

Năm 1958, tiểu hạn trở về cung Tý lại thêm đại hạn trùng phùng, ngài tiến một bước xa là được tấn phong lên chức phó tổng giám mục giáo phận Krakow.

Sau đó vài năm thì đại hạn 42-51 bắt đầu. Đại hạn này vào cung quan lộc nguyên thủy cũng chính là cung thân của lá số. Cộng hưởng sao của cung này thật kinh khủng: Tử Sát Phá Liêm Tham Quyền Đào Hồng Hỉ Khôi Việt Tả Hữu Thai Tọa Quang Quý Long Phượng Xương Khúc, không chính thì chiếu, không chiếu thì giáp, đúng là cách “quân thần khánh hội”. Nếu không biết đây là lá số của ngài, người mới học cũng phải dựa vào cung này mà đoán là phi thường cách.

Quả nhiên, đại hạn bắt đầu năm 1961 thì ngay năm sau (1962) đức tổng giám mục giáo phận Krakow qua đời, ngài được phong làm xử lý thường vụ thường vụ chức này, và rồi năm 1963 thì được tòa thánh chính thức tấn phong thành tổng giám mục. Nhìn lại lá số, năm này tiểu hạn vào cung Tỵ gặp Liêm Tham hãm địa song Hao có vẻ kém, nhưng điểm chính yếu là tam hợp với đại hạn, và cung quan của tiểu hạn vào cung mệnh nguyên thủy đắc Quyền Vũ Sát Kình. Năm 1967 thì tiểu hạn trùng vào cung mệnh nguyên thủy, nên cung quan vào cung quan nguyên thủy với những cách kinh khủng ở trên, thảo nào đây chính là năm ngài được tấn phong lên ngôi vị Hồng Y!

Phải chăng ý chúa, thành đức giáo hoàng”

Năm 1978 được gọi là “năm của 3 đức giáo hoàng” đức giáo hoàng John Paul I qua đời tháng 9 năm này sau chỉ 34 ngày tại vị. Thế là các vị Hồng Y lại phải tụ tập ở Vatican để bầu một vị giáo hoàng mới. Lần bầu cử này thật cam go, bảy đợt bầu đã xong mà vẫn chưa ngã ngũ. Sau đợt bầu cử thứ 8, kết quả bất ngờ là Hồng Y Karol Jozef Wojtyla của giáo phận Krakow được chọn làm vị giáo hoàng thứ 264 của giáo hội, tức là đức giáo hoàng John Paul II. Ngài là đức giáo hoàng người gốc Slavic đầu tiên, đức giáo hoàng đầu tiên không phải gốc Ý trong 455 năm, và ở tuổi 59 (tức 58 tuổi tây) ngài cũng là đức giáo hoàng đăng quang trẻ tuổi nhất trong 132 năm.

Tính gay go và bất ngờ của cuộc bầu cử này cũng có tín hiệu khá rõ trong lá số của đức giáo hoàng John Paul II. Đại hạn vô chính diệu vốn thuận lợi cho người Sát Phá Liêm Tham lấy nòng cốt là Không Kiếp, thêm Mã Khốc Khách song Lộc Hỏa Linh Khốc Hư Thanh Long hóa Kỵ Lưu Hà hội họp là dấu hiệu của thành tựu to tát trong cảnh khó khăn.

Nhưng công tâm mà nói thì những dữ kiện trên đây không đủ tính xác quyết, vì cung quan lộc của tiểu hạn ở Tý mặc dù đắc Binh Hình Tướng Ấn Lưu Hà Hoá Kỵ nhưng chính cung ở Thân lại ở vị trí Thái Tuế đầy khích bác đua tranh, nên rốt cục lại ta cũng chỉ có thể tán thán rằng sự kiện ngài được Hồng Y đoàn chọn làm giáo hoàng trong hoàn cảnh đặc biệt của năm 1978 có lẽ là ý Chúa đã định, nghĩa là hoàn toàn nằm ngoài sự tiên liệu hoặc dự ước của những người trần mắt thịt như chúng ta.

Tiếng nói của lương tâm nhân loại

Sau khi lên ngôi, đức giáo hoàng John Paul II nhanh chóng thành một khuôn mặt sống động và quan trọng của chính trường cũng như giáo trường thế giới. Phải chăng vì cung Thiên Di có Phủ hai Không một Kiếp mà ngài đã quyết định đi khắp nơi trên thế giới để thăm giáo dân cũng như để xiển dương quan điểm về nhân quyền và tín ngưỡng mở rộng của ngài. Đã từng viếng hơn trăm quốc gia, hiển nhiên ngài giữ kỷ lục là vị giáo hoàng đi công du nhiều nhất trong lịch sử. Có tài liệu ước lượng rằng số dặm đường mà ngài đã đi qua dài gấp ba lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Đồng hương ở đất mẹ Ba Lan xưng tụng ngài như một anh hùng dân tộc. Họ nói với họ đệ nhị thế chiến không chấm dứt năm 1945 mà chấm dứt với sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1989. Chúng ta đều biết người hùng của cuộc cách mạng Ba Lan năm 1989 là Lech Walesa, lãnh tụ công đoàn Solidarnosc. Nhưng, như mọi sử gia đều đồng ý, sự ủng hộ công khai của đức giáo hoàng đã là chất sống nuôi dưỡng công đoàn này. Nói cách khác, đa số dân Ba Lan tin rằng không có sự ủng hộ của đức giáo hoàng thì cuộc nổi dậy của Solidarnosc không thể nào thành công được. Và dĩ nhiên, như ta đã biết, cuộc nổi dậy của Solidarnosc đã là ngòi nổ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ của các chế độ cộng sản ở Đông Âu.

Người ta xưng tụng ngài là “tiếng nói của lương tâm nhân loại”, và tiếng nói lương tâm ấy đã gây chấn động đến những nơi chốn thật xa xôi. Như trường hợp nước Phi Luật Tân chẳng hạn. Năm 1981, ngài viếng quốc gia này và tuyên bố trong một bài diễn văn được phát hình toàn quốc rằng không một chế độ nào có quyền lấy bất cứ một lý do gì, kể cả khi lý do ấy là “sự sống còn của quốc gia” để đè nén nhân quyền. Cũng trong bài diễn văn này, ngài kêu gọi nhà độc tài Ferdinand Marcos cải cách để cải thiện hoàn cảnh của dân chúng. Nhiều người cho rằng cuộc viếng thăm này của ngài đã là cái nhân dẫn đến phong trào nổi dậy của dân chúng khiến Marcos mất quyền và phải lưu vong cùng với vợ năm 1986 để cho phong trào dân chủ hóa ở Phi Luật Tân bắt đầu.

Bình an về với Chúa

Năm 1981 thế giới bàng hoàng khi nghe tin đức giáo hoàng bị mưu sát. Hung thủ là Mehmet Ali Agca, một thanh niên 23 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ. Rất may, mặc dù trọng thương vì bị một viên đạn xuyên vào bụng (và một viên khác trúng ngón trỏ trái), ngài bình phục sau khi giải phẫu và tiếp tục sinh hoạt như thường. Năm 1983 ngài vào nhà giam chính thức tỏ lời tha thứ kẻ toan giết mình. Theo tin mới nhất khi bài này được viết thì từ trong ngục, khi nghe tin ngài tạ thế Agca khóc thương và nhất định yêu cầu được dự tang lễ của ngài cho bằng được. Có thể đoán là lời yêu cầu của y sẽ bị giới chức từ khước, nhưng câu chuyện có thật này cho thấy ngài đã một lần nữa thành công trong việc thể hiện cái hiệu quả vô biên của lòng bác ái.

Nhìn lại năm ngài bị ám sát, ta thấy tiểu hạn ở Hợi, chính là cung vô chính diệu có Song Hao hãm địa hội họp Kiếp Không hãm địa mà ta đã nói là ứng hợp cho sự tu hành, nhưng đầy bất trắc nếu xét trên lý bình thường của cuộc đời. May mà đại hạn tật ách mặc dù bị cảnh Âm Dương phản bội ở Thìn Tuất, nhưng Nhật được hóa Lộc thành yếu tố cứu giải giúp ngài qua khỏi.

Năm nay 2005 tiểu hạn lại trở về cung Hợi đầy bất trắc ấy, điểm khác là đại hạn tật ách gặp Cơ tự Kỵ Hình lại hợp với Riêu Kỵ, cung chính của đại hạn lại là cách Liêm Tham Song Hao hãm địa Đào Hồng Hỉ đều là những cách tối kỵ cho tuổi già, nên ngài từ giã cuộc đời để về bên Chúa quả là phù hợp với lá số.

Nhìn lại thời gian tại vị của ngài, mặc dù mấy năm sau cùng tòa thánh lúng túng vì cuộc khủng hoảng do một thiểu số linh mục xách nhiễu và tấn công tình dục các trẻ em, nếu so sánh trước và sau thì không ai có thể phủ nhận công lao to lớn của ngài là đã đưa tòa thánh trở lại trung tâm của bàn cờ thế giới và tạo một luồng hy vọng mới cho các con chiên Công giáo ở các nước thuộc thế giới thứ ba.

Thế giới hơn 6 tỷ người, số giáo dân Thiên Chúa giáo trên thế giới cũng trên 1,2 tỷ người; đều là những con số không nhỏ. Những con số không nhỏ người ấy mỗi người một ý nên khi còn sinh tiền mặc dù được nhiều người sùng kính yêu thương, ngài cũng bị lắm kẻ phê bình chỉ trích.

Giờ thì ngài đã ra đi. Người ta bảo muốn xét ảnh hưởng của một người chỉ cần xét những người đến đưa tiễn họ. Từ phản ứng ở các nơi trên giới trong mấy ngày qua, ta phải kết luận rằng phía yêu kính ngài đã biểu dương một lực lượng áp đảo. Suy rộng ra từ tín hiệu đó ta có quyền tin rằng, sau khi bụi thời gian lắng đọng để người ta cân nhắc mọi lời khen chê, ngài sẽ được lịch sử thế giới ghi nhận là một trong vài nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20!

San José 8 tháng 4, 2005

Đằng Sơn

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button