Tử vi

Ghi chép các comment từ blog Tử Vi Tinh Quyết

Quan Phúc có thể giải Hỏa Linh nhưng đầu hàng Không Kiếp.

Quang Quý có thể giải Không Kiếp nhưng lại chết khiếp Hỏa Linh.

Khôi Việt thiện dụng Không Kiếp và Khôi Việt cũng chết khiếp Hỏa Linh.

Bạn đang xem: Ghi chép các comment từ blog Tử Vi Tinh Quyết

Sao Bạch Hổ tối kỵ Hỏa Linh, cho nên Thiên Phúc mới có thể hóa giải Bạch Hổ.

————————

Hào Sơ là quan trọng nhất. Còn, mất, cát, hung ; ắt sẽ biết được ngay.

Sơ, đại yếu. Tồn vong cát hung, tắc tương khả tri hĩ.
初, 大 要。 存 亡 吉 凶, 則 居 可 知 矣。

+ “Hán thư – Kinh Phòng truyện” viết:

“Tiêu quái gọi là Thái âm. Tức quái gọi là Thái dương”.

+ Nhan Sư Cổ chú: “Tiêu quái gồm Cấu, Độn, Bĩ,Quán, Bác, Khôn. Tức quái gồm Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn”.

+ Chu Hy chép ở đầu sách Chu dịch bản nghĩa có nói: “Thái dương sinh hai quẻ Càn Đoài. Thái âm sinh hai quẻ Cấn Khôn”.

Sở Tử Huy viết lời bạt cho sách Khải mông tiểu truyện, đã làm rõ nghĩa của Chu Hy còn thiếu, lập luận của Ông có căn cứ, lý lẽ có hệ thống chặt chẽ. Đã làm rõ nghĩa “Càn Khôn nạp Giáp”,

– Quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm,
– Quẻ Khôn từ Ất đến Quý,

Số của nó đều là 9.

Tuy nhiên Ông ngờ thuyết cho rằng, số 9 của quẻ Càn có khả năng kiêm cả số 6 của quẻ Khôn. Nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương. Tử Huy cho rằng, trong số 6, có số 1, 3, 5 (là các số dương), như vậy thì số 9 dương cũng có thể chứa trong số 6 âm. Thực ra học thuyết về số không ngoài chẵn – lẻ, chỉ có một nghĩa đó mà rất nhiều thuyết bàn tới, càng suy luận càng nẩy sinh những luận lý mới, thuyết nào cũng đúng cả.

Xét, một quẻ sinh 3 con, 3 con sinh 9 cháu. Phép Bát phong của họ Kinh, mỗi quẻ có 3 hào là “sinh”, có 3 hào ngoài là “hành”. Một quẻ sinh 3 cho nên 8 quẻ “biệt sinh” ra 24 “tử tức” (con cháu), 8 quẻ còn “hoà sinh” 24 “tử tức” nữa. Ngoại quái đều có 1 người hành ở một hào. 3 người “hành” vào trong (nội quái) làm khách, cho nên nói: “có ba người khách từ từ đến”. Nhân lấy phép một hào biến của Tả Thị, mỗi quẻ có 6 biến hào làm thành một quẻ, lại hợp 6 lần biến thành 36 quẻ.

Nạp Giáp

Điều lệ Dịch học do các nhà Dịch học Hán Nguỵ đề xướng. Cách làm là lấy Bát quái phối hợp với số 10 thiên can. Thiên can bắt đầu từ Giáp, do đó gọi là “Nạp Giáp”.

“Chu Dịch quái đồ thuyết”, Chu Chấn viết:

– “Nạp Giáp là gì vậy? Xin thưa, nêu Giáp để khái quát 10 ngày. Càn nạp Giáp Nhâm; Khôn nạp Ất Quý; Chấn Tốn nạp Canh Tân; Khảm Ly nạp Mậu Kỷ; Cấn Đoài nạp Bính Đinh, tất cả đều tự dưới mà sinh”.

Thuyết này bắt đầu từ Kinh Phòng thời Tây Hán. “Kinh Thị Dịch truyện – Quyển hạ” viết:

– “Chia trời đất thành tượng quẻ Càn, quẻ Khôn, bổ xung bằng Giáp Ất Nhâm Quý (Lục Tích chú: Hai quẻ Càn Khôn là gốc của Trời Đất, âm dương, cho nên chia Giáp Ất Nhâm Quý là đầu cuối của Âm dương).
– Tượng của Chấn Tốn phối với Canh Tân (Lục Tích chú: Canh dương nhập vào Chấn, Tân âm nhập vào Tốn).
– Tượng Khảm Ly phối với Mậu Kỷ (Lục Tích chú: Mậu dương nhập vào Khảm, Kỷ âm nhập vào Ly).
– Tượng của Cấn Đoài phối với Bính Đinh (Lục Tích chú: Bính dương nhập vào Cấn, Đinh âm nhập vào Đoài).

Bát quái chia âm dương, Lục vị phối Ngũ hành, quang minh tứ thông, biến dịch lập tiết”.

Phép Nạp Giáp của Kinh Phòng được dùng để sáng lập hệ thống Bát quái – Lục vị, kết hợp với Quái khí, dùng vào việc chiêm nghiệm tai dị (Phép bói ghi trong Hoả Châu Lâm của đời sau, tất cả đều hợp với thuyết Kinh Phòng).

Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt.

Bởi vậy Dịch viết: “dịch chi số do nghịch như thành hĩ” (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là ‘Dịch’ lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ

Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết chủ yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư.

Trong “Long đồ tự – Long đồ tam biến”, Trần Đoàn đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của Hà đồ – Lạc thư, tức là ông đã dung hòa và kết hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là đệ nhị biến, đem số của “ngôi vị” hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch, đúng như trong “Tống văn giám – Long đồ tự – Đồ tam biến” đã nói:

“Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương”. (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả”.

Gọi là luật chính phản, có nghĩa là chỉ hướng chính và hướng phụ của sự vật.

Bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt chính phản (phải trái), tức có chính hướng tất có phản hướng, bao gồm hư thực u ẩn, khai hợp (khép mở), minh ám (sáng tối), trú dạ (ngày đêm), tử sinh, … Hào dương và hào âm của Dịch kinh, có hắc ngư và bạch ngư trong Thái cực đồ, rồi tới hắc điểm và bạch điểm của Hà đồ Lạc thư, tất cả đều tàng ẩn chứa đựng nguyên lý thư thực chính phản, mà còn đều lấy Kỳ làm chính hướng làm thực, lấy Ngẫu làm phản hướng làm hư; đối với Hà Lạc cũng vậy: Kỳ số là chính là thực, Ngẫu số là phản là hư.

Luật chính phản là luật đặc hữu của Dịch, là sự phát triển đặc thù của quy luật mâu thuận của Dịch, mà chủ yếu chỉ tính chất hư thực, u hiện (kín lộ), khai hợp (đóng mở), để làm sáng tỏ quy luật chính phản của sự vật. Cụ thể như hào âm của bát quái là hư số, còn Hào là thực số vậy. Cũng như số ẩn (độn số) của Kỳ Môn Độn Giáp, các hào trong Kỳ môn gồm: Độn – Giả – Mộ – Tỵ (tránh) – Huyệt – Phục thì đều thuộc ẩn thuộc hư, còn các hào Kỳ – Môn – Tiến – Du – Phi – Sư thì đều là các hào hiển lộ rõ ràng, là thực. Sau đó Kỳ môn dựa vào đó suy diễn hư thực, chiêm đoán cát hung, đạt đến mục đích tránh được họa, được hưởng phúc.

Số Đại diễn là điển phạm lấy Số mà nghiên cứu Tượng, tuy là số chiêm toán, nhưng lại có mối tương quan mật thiết với vũ trụ sinh thành luận, lý luận này bắt nguồn từ ở Thái Nhất (Bắc Thìn) ở trong bất động, là bối cảnh thiên văn vũ trụ xoay chuyển của 49 ngôi sao bắc đẩu tinh tọa, Mã Dung người thời Hán viết:

“Hợp thái cực, lưỡng nghi, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ khí vi ngũ thập, nhi giảm khứ bắc thìn chi nhất vi dụng tứ thập cửu. Dịch hữu thái cực vị bắc thìn dã. Thái cực phân lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thấp tứ khí. Bắc thìn cư vị bất động. Kỳ dư tứ thập cửu, chuyển vận nhi dụng dã”.

Khi Phục Hy họa vẽ bát quái, hào âm “- -” (2 số) và hào dương “-” (1 số), số tổng của hai số (3 số) đã trở thành tổ của vạn số.

Số Đại diễn ngoài hàm chứa tính thiên văn ra, thì cũng hàm chứa cả số âm dương, cụ thể là số “dư” từ số Đại diễn sau khi kinh qua tam biến của chiêm phệ, lấy đó trừ đi 4 thì được 9 là lão dương số, được 6 là lão âm số, được 7 là thiếu dương số, được 8 là thiếu âm số, bốn số này cũng tức là âm dương tứ tượng. Ngoài ra, số lão dương và số lão âm được lấy làm tiêu chí của hào dương và hào âm trong Dịch.

Số Hà Lạc là sự hợp nhất của số thiên địa, số đại diễn và số sinh thành. Tổng số của Hà đồ là “ngũ thập hữu ngũ” (năm mươi dư năm), đây là số tổng hòa trong Dịch, mà Lạc thư tổng số là “tứ thập hữu ngũ” (bốn mươi dư năm).

Hai số 55 và 45 đại diện cho chính – phản, trái phải của số Đại diễn.

“Tam thống lịch” đời Ngụy, Mạnh Khang viết: “Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất”, là nói về Thổ khí là nguyên cớ của vạn vật, được gọi là số ‘sinh’ gồm các số 1, 2, 3, 4, 5, cũng là số để nối tiếp, có trước tất có sau (tương liên).

Thần để biết việc sau, trí để nhớ việc trước (Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng vãng)

Vì vậy, phải phân biệt rõ số chỉ NGƯỜI và số chỉ VẬT, số chỉ Người buộc phải HỢP với số THẦN, khi toán số cho VẬT thì không cần phối với số Thần.

Phân ra năm thanh 聲, trong đó gồm cung, thương, giốc, chủy, vũ 宮, 商, 角, 徵, 羽. Thanh âm theo mẫu mực phân làm bốn “bình”, “thượng”, “khứ”, “nhập” (平 , 上 , 去 , 入)

Lấy bề ngoài quan sát Thiên thì nói: Càn nên kiện, tự nhiên cao như thế. Lấy số mà quan sát Thiên thì nói: tác dụng của Thiên có 49, Thiên quả là hữu hình nhưng không thoát khỏi Số, làm ra hình tượng để làm cái vỏ, người xưa nói “Thần tạo vật phi không ngôn” (nói Thần tạo ra vật không phải là lời nói trống rỗng)

Dùng cái vỏ Càn Khôn, phối Số của mười kỳ, tập trung chỗ thần diệu vận dụng đường hướng, trên cảm với mọi tầng lớp chồng chất. Xem tích tụ của huyền hoàng, không đầu mối mà có thường hằng, hiểu biết cặn kẽ, riêng dùng Thần hội Thể, Số bắt đầu từ hào dương thứ nhất quẻ Phục, thanh âm khởi sinh từ Cung hợp số 81 tích tụ mà ẩn tàng. 36 thể và 72 quẻ để điều-hoà tứ-khí. Tức “hỉ khí” hay khí ấm cuả muà Xuân, “nộ khí” hay khí trong sát phạt cuả muà Thu, “lạc khí” cuả mặt trời lúc đương mùa Hạ và “ai khí” cuả mặt trăng lúc mùa đông. Đây chính là để chỉnh bát-tế, biết hàn-thử, ngõ hầu tuyên-dương sáng chiều, mà thích nghi với tam sự (quốc sự, gia sự, nhân sự) vậy.

Dương Hùng “Thái Huyền Kinh” nói rằng:

“Số 9 của Tí Ngọ, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Mão Dậu 6, Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi 4, vì vậy Luật 42, Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”. Lại nói rằng: “Số 9 của Giáp Kỷ, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quý 5. Thanh sinh ở nhật, luật sinh ở thời. Thanh lấy tính chất, luật lấy hòa thanh, thanh luật hợp với nhau mà bát âm sinh”.

Lại nói: “Dương sinh ở Tí, từ Giáp Tí lấy đến Quý Tỵ. Âm sinh ở Ngọ, từ Giáp Ngọ lấy đến Quý Hợi. Vì vậy 30 mới quay lại lấy Cung khởi Cung là quân. Thương là thần, Giác là dân, đều nhập vào đạo (đường) vậy. Vì thế đều có thể lấy làm đầu. Chuỷ là việc, Vũ là vật, đều nhập vào chỗ dùng vì vậy không thể lấy làm đầu. Ấy là lấy hết ba Giáp mà quay lại bắt đầu ở Cung. Can là thiên, Chi là Địa, âm (nạp âm Ngũ Hành) là người Ngũ Hành của tam tài đủ vậy”.

Chu Hi nói rằng: “Thanh nhạc là Thổ sinh Kim Mộc Hỏa Thuỷ”

————————

同 聲 相 應, 同 氣 相 求
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Cùng tiếng thì ứng hợp với nhau, cùng khí chất thì dẫn đến nhau.

————————

Các sao có tính chất khá vi tế trong Tử Vi Đẩu Số là Tạp diệu. Về tên gọi, thực ra đó chưa phải là danh sách toàn bộ Tạp diệu. Khi cần thiết, các Nhà đẩu số vẫn có thể đưa vào một số Tạp diệu khác không thấy có trong hệ thống Tử Vi Đẩu Số, thí dụ như Hồng diễm, Huyết nhận, .v.v…

Có một số Danh gia đẩu số âm thầm vận dụng những Tạp diệu này, họ luận đoán rất cụ thể, giống như có thần linh mách bảo, thực ra những Tạp diệu này không phải trong hệ thống Tử Vi Đẩu Số, họ lấy tài liệu từ phép Thần sát luận mệnh, tức thuộc hệ thốn luận số khác, ngay cả khoa mệnh lý Tử Bình cũng không thể tỉnh lược thần sát. Đọc Tử Vi Đẩu Số toàn thư, chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều tên của Thần sát tạp diệu, chỉ có điều không biết vận dụng như thế nào? Cũng không biết cách an nhập vào tinh bàn như thế nào?

————————

0-1: Sao Thiên Tướng không có bản chất riêng, nên nói “có thể thiện có thể ác”, tính thiện hay ác phải coi người cầm Ấn là thiện hay là ác mà định. Thiên Tướng đồng độ với Chính diệu nào, hoặc Chính diệu nào vậy chiếu, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với Thiên Tướng.

0-2: Tính chất của tinh hệ giáp cung lại quan trong hơn so với tinh hệ của tam phương tứ chính, đó là đặc điểm của Thiên Tướng.

0-3: Sao Thiên Tướng được Hóa Lộc và Thiên Lương giáp cung gọi là cách “Tài ấm giáp ấn”, Sao Lộc là tiền tài, sao Thiên Lương hóa khí là “Ấm” có tính chất “che trở”, cho nên gọi là cách “Tài ấm giáp ấn”. Đây là cách Cát rất nổi danh của Thiên Tướng. Bởi vì Thiên Lương luôn ở trước Thiên Tướng một cung, còn Cự Môn sẽ ở sau Thiên Tướng một cung. Cự Môn Hóa Lộc là chính tông nhất, khi đó Hóa Lộc ở sau Thiên Tướng và Thiên Lương ở trước Thiên Tướng.

Về tính chất cụ thể, do chính diệu Hóa Lộc khác nhau, nên tình huống cũng có khác biệt. Ví như:

– Thiên Cơ Hóa Lộc và Thiên Lương Hóa Quyền giáp Thiên Tướng, cũng là đại cát. Trường hợp này không chỉ là “tài giáp ấn”, mà còn là “Lộc Quyền giáp”.

– Thái Dương Hóa Lộc cung Thiên Lương giáp cung, cũng tốt.

– Kế đến nữa là, Thiên Đồng Hóa Lộc và Thiên Lương giáp cung, tài khí yếu hơn, trợ lực cũng có phần kém hơn.

Cách “Tài ấm giáp ấn” phải xem xuất hiện ở cung viên nào trong12 cung mà định. Ở cung Mệnh, chủ về “phú quý vinh hoa”, song cần phải có thêm cát diệu khác tương hội mới đúng cách, nếu chỉ có “tài ấm giáp” thì chủ về dư dật. Cách “Tài âm giáp ân” ở cung Tài bạch, chủ về tiền tài sung túc, được người giúp đỡ. Cách “Tài ấm giáp ấn” ở cung Sự nghiệp, chủ về nguồn tiền tài không gián đoạn. Cách này ở cung Thiên di, lợi ra ngoài mưu sinh. Cách này ở cung Phúc đức, chủ về “hưởng thụ vui vẻ”, nhất là không phải lo nghĩ về kinh tế mà được cảm giác an toàn. Cách này ở cung Điền trạch, chủ về sản nghiệp to lớn, hoặc có thể được thừa kế tài sản lớn của tổ tiên.

Lộc Tồn và Thiên Lương giáp cung, tuy cũng có tính chất “tài ấm giáp”, song do vì sẽ có Kình Dương đồng độ, mà Kình Dương hóa khí là HÌNH (hình phạt), cho nên, bất lợi đối với Thiên Tướng, vì vậy đây là phá cách.

0-4: Sao Thiên Tướng bị Hóa Kị và Kình Dương giáp cung, gọi là cách “Hình kị giáp ấn”. Hóa Kị đương nhiên là Kị, còn Kình dương thì mang “hình khí”, hóa khí làm “hình”, có tính chất “hình thương khắc hại”, tai ách, phá tán thất bại.

Cùng một dạng với cách “Hình kị giáp ấn”, thì chính cách là Cự Môn Hóa Kị và Kình dương giáp cung với sao Thiên Tướng. Còn các sao Hóa Kị khác như Thiên Cơ Hóa Kị, Thái Dương Hóa Kị, Thiên Đồng Hóa Kị, cũng đều nhập cách “Hình kị giáp ấn”. Sao Văn Xương Hóa Kị, và Văn Khúc Hóa Kị cũng có thể phối hợp với cách “Hình kị giáp ấn”.

Sao Hóa Kị khác nhau, cũng vì Chính diệu khác nhau, cho nên tính chất cũng có chỗ khác biệt.

Hóa Kị và Kình Dương giáp cung Thiên Tướng, thì Lộc tồn sẽ đồng độ với Thiên Tướng, nhưng giữa cái “lợi” và cái “hại”, thì sự “hại” sẽ lớn hơn. Cho nên, Thiên Tướng gặp Lộc tồn cũng không thể luận là Cát.

Sao Thiên Lương cũng có thể hóa khí làm HÌNH, có sát khí của sao “Hình”, cho nên Hóa Kị và Thiên Lương giáp Thiên Tướng, cũng được coi là nhập cách, do sát khí của Thiên Lương không thể bằng Kình dương, nên hung họa có nhẹ hơn.

Khi Hóa Kị và Kình Dương, đồng cung với Thiên Tướng, tuy không phải là giáp cung, nhưng thực ra sát khí tại cung rất lớn, cũng có thể luận giống như cách “Hình kị giáp ấn”. Thí dụ, Liêm Trinh Thiên tướng đồng độ ở Ngọ, người sinh năm Bính thì Kình dương ở Ngọ sẽ đồng độ với Liêm Trinh Hóa Kị, và đồng độ với Thiên Tướng. Đây chính là ví dụ điển hình của tình huống này.

…..

5.1: Thiên tướng thấy những Cát tinh ở cung Tài Bạch, đều lấy trường hợp có gặp sao Lộc làm cơ sở cho Cát và Lợi. Tổ hợp như sauL

– Thiên Tướng thấy Tả phụ, Hữu bật, chủ về nguồn tiền tài “ổn định”, nhưng không chủ về dồi dào.
– Thiên Tướng thấy Thiên khôi, Thiên việt, chủ về nhiều “cơ hội” kiếm tiền, nhưng cũng chỉ chủ về sung túc.
– Thiên Tướng thấy Văn xương, Văn khúc, chủ về vận dụng văn tài để mưu sinh, hoặc nhờ danh tiếng mà có tiền.

5.2: Thiên Tướng độc tọa ở Tị hoặc Hợi, có Vũ khúc và Phá quân vây chiếu, đây là cách tệ hại nhất của Thiên tướng trấn thủ cung Tài Bạch, tính chất cơ bản sẽ là “lúc được lúc mất”, nguồn tiền tài phần nhiều lên xuống trồi sụt bất định. Có thiên mã đồng độ hoặc vậy chiếu thì càng ứng như vậy. Nếu thấy thêm Không Kiếp và Đại hao, chủ về “giờ Dần ăn giờ Mão đong”, tức tiền chưa tới đã tiêu hết, ăn trước trả sau, hoặc phải vay nợ để độ nhật. Thấy Sát, thì vì tiền tài mà tranh chấp, nếu Sát Hình Kị mà nặng, thì vì tiền tài mà chết hoặc phạm pháp

5.3: Khi Thiên Tướng đồng độ cùng Tử vi ở cung Tài bạch, trở thành tinh hệ mang tính “đột phá”, không thấy sao Lộc cũng mang tính “đột phá”, còn thấy sao Lộc thì mức độ “đột phá” lớn hơn. Nhưng, lại thấy có thêm các sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la vây chiếu, chủ về sau khi “đột phá” phát lên sẽ dễ bị phá bại, trở lại như ban đầu, bởi vì tính cách thủ đoạn quá kịch liệt, lại thêm “bất cận nhân tình”

….

Cách “Hình kị giáp ấn”

– Ở cung Mệnh viên, chủ về bản thân bị hình khắc tổn thương, cơ thể hư nhược nhiều bệnh, sự nghiệp nhiều trắc trở, kinh tế sinh hoạt thường rơi vào tình trạng túng thiếu, hoặc không có lợi về các mối quan hệ với những người ở gần, chủ về nửa đời cô độc.

– Ở cung Tài Bạch, chủ về “tài vận” mất định hướng, nguồn tiền tài thiếu hụt.

– Ở cung Thiên Di, chủ về ra ngoài xảy ra tai họa.

– Ở cung Sự nghiệp, chủ về gặp nhiều áp lực, hoặc nghề nghiệp không ổn định, kế hoạch công việc đột nhiên bị hoàn cảnh khách quan chi phối thay đổi.

– Ở cung Lục thân, chủ về người thân xâm phạm, chiếm đoạt, cũng chủ về hình khắc người thân.

– Ở cung Phụ mẫu, chủ về mất đi sự che chở.

– Ở cung Điền trạch, chủ về gia trạch không yên, nếu mua nhà cửa đất đai, thì sẽ xảy ra họa tai, hoặc đầu tư bất động sản sẽ bị phá tài.

– Ở cung Phúc đức, chủ về nảy sinh nhiều lo nghĩ, sinh hoạt vật chất thiếu hụt mà ảnh hưởng sang sinh hoạt tinh thần.

Gặp cách “Hình kị giáp ấn”, nếu lại thêm hội chiếu với các sao Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, Thiên hình, Đại hao, thường chủ về “tai họa lao ngục”.

————————

0.1: Cự Môn là ám diệu, nó thích che ánh sáng của sao khác, khiến cho mờ tối, mất ánh sáng. Do đó, cần phải thấy Thái Dương nhập miếu, vượng, thì mới cát lợi. Thái Dương lạc hãm thì vô phương hóa giải được tính chất u ám của sao Cự Môn.

0.2: Tính chất của sao Cự Môn ở 12 cung “tranh chấp ra mặt hay ngấm ngầm đấu nhau”, “lời qua tiếng lại thị phi”, nên Cự Môn rất ghét thấy Hóa Kị, Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh. Khi vận dụng được lời nói vào công việc thì có thể giảm bớt sự bất lợi về “lời qua tiếng lại thị phi”.

0.3: Cự Môn Hóa Quyền thì sức thuyết phục của lời nói rất có trọng lượng (năm Quý).

0.4: Cự Môn hội chiếu, đồng độ, hoặc đối diện với Thái Dương nhập miếu vượng, là cấu tạo tốt nhất trong tinh hệ Cự Môn. Thái Dương ở Dần hay Tị là miếu, vượng. Cho nên Cự Môn ở Dần hoặc Hợi là tốt nhất, chủ về “quang minh lỗi lạc”, nếu thấy Xương Khúc Khôi Việt Tả Hữu hội chiếu, thì chủ về được quý. Thấy Hóa Lộc, Lộc tồn, Thiên mã, chủ về được quý.

0.5: Cự Môn thủ Mệnh ở Tý hoặc Ngọ, là cách “Thạch trung ẩn ngọc”, cách này tất có cái đẹp bên trong, nhưng không phải một sớm một chiều thấy ngay được, trải qua quá trinh mới phát huy được ưu điểm ở trong đó, giống như bảo ngọc ẩn trong đá, cần phải có thời gian loại bỏ hết tạp chất đi, thì mới thấy được cái đẹp. Những Ưu điểm tính cách và tài năng trải qua một thời gian mới bộc lộ ra.

Lục Bân Triệu nêu ra nguyên tắc “hợp cục nhập cách”, đồng thời chỉ ra tính đặc thù “khi ở địa vị lãnh đạo tối cao”, nhất định sẽ bị chèn ép, đả kích, làm bia cho người ta bắn, nên ở địa vị Phó mà tay nắm thực quyền, còn chức danh lãnh đạo chủ chốt thì nên nhường cho người.

0.6 Thái Dương được cát hóa chủ về danh tiếng lớn. Cự Môn được cát hóa chủ về tiền tài nhiều. Cự Nhật là tinh hệ chủ về người ngoại quốc và nước ngoài. Do đó, cũng có lợi thành danh trong vòng ảnh hưởng của người ngoại quốc. Đó là thuyết “thanh danh lừng lãnh ở tha hương”. Song phải là Thái Dương thừa vượng nhập miếu thì mới đúng.

0.7: Cự Mộ Hóa Lộc thì lợi về TÀI VẬN, khi Hóa Quyền thì lời nói có uy quyền, thảy đều là tinh tượng có “khí phách” và “giỏi sáng lập sự nghiệp”. Cự Môn được cát hóa ở Hợi, nhưng do ánh sáng Thái Dương quá mạnh, nên chủ về khuyết điểm “tài năng quá lộ”, “chí cao khí ngạo”.

1.1: Tướng mạo của người Cự Môn tọa thủ cung Mệnh, được Thái Dương vây chiếu, chủ về lông khá dài, đối với nữ mệnh càng rõ rệt.

– Cự Môn tương hội Xương Khúc Khoa chủ về “khéo ăn khéo nói”

– Cự Môn thấy Tả Hữu Khôi Việt chủ về “có lòng chính nghĩa, tính tình trung hậu”

– Cự Môn gặp Long trì, Phượng các, Thiên tài, Hóa Khoa chủ về “có nghề chuyên môn”

– Cự Môn đồng độ cùng với Thiên cơ chủ về “học nhiều mà ít tinh”.

– Hỏa Linh hội chiếu Cự Môn chủ về “không có việc gì mà lại bận rộn tất bật”.

– Cự Môn Hóa Quyền gặp Xương Khúc, thích hợp làm “Thầy của mọi người”, tức công tác giáo dục.

– Cự Môn Hóa Kị, lại thấy hội tụ cả lục Cát tinh và lục Sát tinh, thì chủ về “Lãnh đạo bang hội”, phất lên làm giầu trong bàng môn tà đạo.

————————

TỨ CHÍNH HOÀNG ĐẠO

Hỏa của mặt Trời là tinh hoa của Dương. Thủy của mặt Trăng là cực điểm của Âm. Mặt Trời chuyển động xoay tròn quanh một trục cố định, hướng từ bên trái sang bên phải, một năm xoay hết một vòng. Mặt Trăng chuyển động từ tối đến sáng, 3 tuần hết một vòng, một tuần tương đương với 10 ngày.
Tý là Thiên chính, ghi năm bắt đầu từ Tý.
Dần là Địa thường, ghi tháng bắt đầu từ Dần.
Tứ chính là Tý – Ngọ – Mão – Dậu, là 4 điểm chính trên hoàng đạo, lấy bên trái bên phải làm cửa, tức là lấy một Thìn trước một Thìn sau làm cửa bên trái bên phải. Hai cửa bên trái và bên phải luôn luôn mở rộng, cửa khuyết (mão) tức là Cô chính, gặp phải xung thì càng nghiêm trọng hơn.
Âm Dương cùng chuyển vận, tương ứng với quy luật mọc, lặn, tròn, khuyết của mặt trăng và mặt trời.
Nhật chi Hỏa dã dương chi hình.
Nguyệt chi thủy dã âm chi cực.
Nhật tự tả nhi bôn hữu, tuế hành nhất chu.
Nguyệt tự âm nhi hoàn dương, tam tuần nhất vãng.
Tý vị Thiên chính, Dần vị Địa thường
Tứ chính vi thượng, dĩ tả hữu vi môn.
Vận âm dương thi chuyển chi cơ,
Ứng thiên địa khuy doanh nhi loại
Lục thập tái chi can đồng nhật
Thần đầu hậu hữu hiển duyệt.

Mười hai thiên can và mười địa chi thuộc Trung cung bát quái.

————

– Mộc sinh ở Chấn (phương Đông), nếu đến vị trí của Ly – Đoài (phương Nam – phương Tây), sẽ gặp nhiều tai ương.

– Hỏa sinh ở Đông (Nam), đến Thiên Môn (Tây Bắc), thì không được Lộc.

– Kim sinh ở cung Càn (Tây Bắc) và cung Chấn (phương Đông), nếu gặp vận Thổ tất bại tài, phá lộc. Thủy nhiều thì Hỏa suy yếu (Quan suy yếu), nếu gặp được Mộc vượng và Hỏa vượng thì Quý. Vận hành vận Càn thì Quan tiềm ẩn, thoái vị. Sửu thổ dễ bị suy bại.

– Thổ không CHÍNH VỊ, mà phân bố ở 4 phương lệch, sự suy bại tùy theo từng vận cụ thể:

+ Thổ của Giáp Kỷ bại tại Dậu.
+ Kim của Ất Canh bại tại Ngọ.
+ Thủy của Bính Tân bại tại Dậu.
+ Mộc của Đinh Nhâm bại tại Tý.
+ Hỏa của Mậu Quý bại tại Mão.

Dựa vào thiên khắc của Thiên can mà vận dụng cho phù hợp. (Các dĩ thập can dĩ phối tiêu tức nhi thủ dụng chi).

————–

Xem Mệnh, cần phải lấy Nhật can dùng làm Thiên nguyên, có nghĩa là lấy thiên can làm Lộc. Đồng thời lấy Nhật chi và Nguyệt chi để làm Địa nguyên, tức là lấy Địa chi làm Mệnh.

Xem vận, lấy tháng sinh của đương số để làm Vận nguyên. Rất kị Đại vận và Tuế đến xung Nguyệt lệnh.

Xem Lưu niên Thái Tuế thì chỉ dùng Thiên nguyên.

Khi xem hành vận, mặc dù chú trọng Địa chi, nhưng vẫn cần phải xem đại vận Thiên nguyên nhập Mệnh.

Mệnh cát Vận hung, giống như ngồi trên xe quý mà đi trên đường núi gập ghềnh, mặc dù cuộc sống vẫn tốt, nhưng mọi chuyện tiến triển không thuận.

Mệnh hung Vận cát, thì giống như ngồi xe tồi tàn mà đi trên đường cao tốc, mặc dù cuộc sống không thật sự thoải mái, nhưng mọi chuyện đều tiến triển bình ổn.

Ngũ hành trong Mệnh mà trên sinh trợ cho dưới, thì gọi là Đạo khí, nghĩa là cả đời người đó sẽ mang phúc khí cho người khác.

Ngũ hành trong mệnh mà dưới sinh trợ cho trên, thì gọi là Trợ khí, nghĩa là cả đời người đó sẽ được hưởng phúc của mình.

Ngũ hành trong mệnh, nếu là trên khắc dưới, thì gọi là thuận, nghĩa là đương số có uy thế, có thể lãnh đạo và chỉ huy người khác.

Ngũ hành trong mệnh, nếu là dưới khắc trên, thì gọi là nghịch, nghĩa là cả đời đương số thường trì trệ, khó có thể trở nên giầu sang, nếu ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vượng thì có phát Tài cũng tương đối chậm.

Trong Tứ trụ, nạp âm Quỷ nhiều, thì đương số cả đời trong trạng thái hiện tại, gọi là “Quan tinh thừa vượng”.

Trong Tứ trụ, nạp âm Tài nhiều, thì tự thân không có Khí, gọi là “Tài đa hại thân”.

Ngũ hành, thì Thủy và Thổ không kị Tử Tuyệt, bởi vì tràn đầy giữa trời đất là Thủy Thổ, cũng không cần phân biệt tứ Thời, không có lý gì là Tử Tuyệt – Nhưng cần phân biệt nặng nhẹ. Một giọt nước, rơi vào đống nhiều đất, thì bị hút khô. Dùng 1 nắm đất, để ngăn chặn rất nhiều nước, thì sẽ bị nước cuốn mất. Vì vậy, cần phải xem Thủy Thổ nhiều hay ít, phân ra mức độ nặng hay nhẹ. Thủy Thổ trong ngũ hành đều cần phải có chỗ dựa đặc biệt là mệnh Mộc Kim Hỏa.

Kim không có Thổ thì không sinh ra được. Mộc không có Thủy thì không sinh trưởng được. Vì vậy, muốn Kim Mộc sinh vượng, thì cần phải tránh Tử Tuyệt, nếu Kim tử thì bị vùi lấp, Mộc tử thì biến thành tro, có khác với Thủy Thổ là như vậy.

Hỏa ẩn tàng ở trong Mộc, ở trong Thổ, chính vì vậy mà Hỏa không tham cầu vượng, khi Hỏa vượng thì Mộc sẽ bị đốt, cũng không muốn Hỏa tử, vì Tử thì Hỏa sẽ bị tắt, chỉ có để cho Hỏa trong tình trạng được cân bằng thì tốt.

———–

NGŨ HÀNH THỦ TƯỢNG

– Kim Thủy tạo thành tượng, thì thuần khiết, thanh cao. Kị Thổ
– Kim Thổ hợp thành tượng, thì thường khoan dung đôn hậu, bởi quan hệ tương sinh. Kị Mộc khắc Thổ thì không thể sinh Kim.
– Kim Hỏa hợp thành tượng, thì thường cương trực, cố chấp. Kị Thủy vì Hỏa bị dập tắt, Kim vì thế mà bị chìm nghỉm.
– Kim Mộc hợp thành tượng, thì thường chính trực trong sáng, vì quan hệ tương khắc. Kị Hỏa vì Mộc sẽ khó tồn tại, không duy trì được lợi thế cân bằng Kim Mộc để có lợi.

– Hỏa Thổ hợp tượng, thì thường độc ác.
– Hỏa Mộc hợp tượng, thì thường sáng suốt, thông minh.
– Hỏa Thủy hợp tượng, thì thường u ám.
– Hỏa Kim hợp tượng, thì thường nghiêm khắc, khuân mẫu gò bó.

– Mộc Hỏa hợp tượng, thì có tài phát văn chương.
– Mộc Thủy hợp tượng, biểu thị thanh cao đẹp lạ thường
– Mộc Kim hợp tượng, thì biểu thị sự chính trực
– Mộc Thổ hợp tượng, thì biểu thị sự độc hại

– Thủy Hỏa hợp tượng, biểu thị cho trí tuệ (tương tế: cùng hỗ trợ bù đắp cho nhau).
– Thủy Mộc hợp tượng, biểu thị cho trí nhân
– Thủy Kim hợp tượng, biểu thị thanh tú, đẹp đẽ.
– Thủy Thổ hợp tượng, biểu thị cho sự đục ngầu nghiêm trọng.

MỆNH KỊ ĐỒNG LOẠI TƯƠNG PHÁ
Nơi chỗ tứ xung, đếm ngược lại cách 2 vị trí theo trật tự xuôi, xác định được nạp âm cùng loại. Trong mệnh, kị nhất là đồng loại xung phá lẫn nhau.
Ví như
– Kỷ Mùi gặp Giáp Thìn
– Giáp thìn gặp Kỷ Sửu
– Kỷ Sửu gặp Giáp Tuất
– Giáp Tuất gặp Kỷ Mùi.

Dần Thân Tị Hợi và Tý Ngọ Mão Dậu cũng lấy theo phương pháp này. Đương số gặp phải, thì cuộc sống không thể giầu có, phần lớn không phải là người tài giỏi.

Đạo Kinh nói: “Tỉnh Lan (giếng nước và lan can) công phá lẫn nhau, thì không có thuốc nào chữa được, gặp Không vong cũng như vậy. Tuế vận cũng kị xung phá cùng loại như vậy”.

—————

CAN CHI KHÔNG XÂM PHẠM LẪN NHAU

Ví như:
– Giáp lấy chi Dần làm Lộc, cần phải xem Can nào đang giao hợp với chi Dần?

– Giáp lấy Tân làm Quan, thì phải xem chi nào đang giao hợp với can Tân?

– Nếu Can không xâm phạm Chi, thì trời chính là tôn quý.

– Nếu Chi không phạm Can, thì đất chính là thấp hèn.

Nếu tứ mạnh Dần Thân Tị Hợi không hại lẫn nhau, thì ngựa có thể phi nhanh.

Nếu Can xâm phạm Chi, hoặc Chi xâm phạm Can, ngũ hành xâm hại lẫn nhau, Lý Thuần Phong (đời Đường) nói: “Ngũ hành sinh vượng, có thể thấy được phúc khí trở lại. Ngũ hành Tử Tuyệt, thì cần sự trợ giúp của cát thần. Nhật can của ngũ hành vượng đắc địa, nạp âm tương sinh, thì cho dù không có cát thần tương trợ cũng sẽ được tôn vinh. Ngũ hành không có khí, nạp âm gây trở ngại lẫn nhau, thì cho dù có cát thần, thì vẫn là mệnh bần tiện”.

————–

XEM MỆNH

+ Lấy Nhật can làm căn cứ quan trọng để xem Mệnh. Lấy “vật” thuộc tháng sinh ra để làm Mệnh, ví dụ như Nguyệt lệnh lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để dùng, như Nguyệt lệnh là Kim thì dùng Kim, Nguyệt lệnh là Hỏa thì dùng Hỏa, … phải lấy Nguyệt lệnh làm Dụng thần. Nhưng cẫn cần phải dựa vào tiết – khí trước sau, mạng nhẹ, nông sâu, thành cục, phá xung của nó để phân tích tỉ mỉ. Dựa vào 6 phương pháp là Quan Ấn Tài Sát Thực Thương để khảo cứu. Trong đó:

– Có Quan phải xem Tài: quan tước thời cổ đại theo kiểu “cha truyền con nối”, phú quý song hành, thế lực tiền tài là sự trợ giúp tốt để quan vận hanh thông.

– Gặp Sát thì phải xem Ấn: Sát có tai kiếp, Ấn là quyền uy, Ấn có thể hóa giải quyền lực và tà khí của Sát.

– Gặp Ấn thì phải xem Quan: quyền uy của Ấn dựa vào Quan, có Ấn mà không có Quan, thì danh cao, nhưng thực tế thì không có ích lợi gì.

Trong 18 mệnh cách, thì dùng 6 mệnh cách làm trọng điểm, dùng nguyên lý tương sinh Ngũ hành để làm cách cục, hợp cục thì dùng niên chi, nhật chi, thời chi để tính mức độ nặng nhẹ, nông sâu. Ví như: gặp Quan dùng Ấn thì không kị Sát, bởi vì Sát cục Ấn, Ấn cục Thân.

Trong trụ gặp Tài, thì phải gặp vận Tài vượng, thì mới có thể phát phúc.

Thông thường, khi nhận định về cách cục trong Mệnh, thì phải dựa vào Sát là chính.

———-

CAN CHI VÀ NẠP ÂM XEM MỆNH

Dùng can chi và nạp âm cung loại ngũ hành để phán định

Ví như:

– Nhâm Tý Nhâm Ngọ là chân Mộc (nạp âm)
– Kỷ Dậu Kỷ Mão là chân Thổ
– Bính Tý Bính Ngọ là chân Thủy
– Mậu Tý Mậu Ngọ là chân Hỏa
– Ất Sửu Ất Mùi Canh Thìn Canh Tuất là chân Kim.

Lại xét:

– Ngày Ất Dậu giờ Canh Thìn là tinh Kim
– Ngày Đinh Tị giờ Bính Ngọ là tinh Hỏa
– Ngày Quý Hợi giờ Nhâm Tý là tinh Thủy
– Ngày Kỷ Sửu giờ Mậu Thìn là tinh Thổ
– Ngày Giáp Dần giờ Đinh Mão là tinh Mộc

Mệnh gặp bất kỳ một trong các tổ hợp này là phú quý.

Xét:

– Mệnh Hỏa sinh giờ Tân ngày Bính hoặc giờ Bính ngày Tân

– Mệnh Mộc sinh giờ Kỷ ngày Giáp hoặc giờ Giáp ngày Kỷ

– Mệnh Thổ sinh giờ Quý ngày Mậu hoặc giờ Mậu ngày Quý

– Mệnh Thủy sinh giờ Đinh ngày Nhâm hoặc giờ Nhâm ngày Đinh

– Mệnh Kim sinh giờ Ất ngày Canh hoặc giờ canh ngày Ất

Đây, đều là chân quý của ngũ hành, nhưng vì đều trùng phạm, vì vậy Phúc khí trong mệnh lại bị giảm thiểu đi.

———-

NGUYÊN LÝ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN KHÍ

NGŨ VẬN THIÊN viết: “Lấy Giáp Bính Mậu Canh Nhâm hợp với 5 can Âm là thái quá. Lấy Ất Đinh Kỷ Tân Quý hợp với 5 can Dương là bất cập. Giữa bất cập và thái quá có sự biến thông”.

THIÊN NGUYÊN BIẾN HÓA THƯ

Phân định theo ngày và đêm. Ví dụ:

– Người Lục Giáp sinh vào ban ngày thì dùng Mộc, sinh vào ban đêm thì hóa thành Thổ. Vì vậy, mà người lục Mậu mà được Giáp, nếu sinh ban ngày là Quỷ, sinh vào ban đêm là Quan.

– Người lục ẤT, sinh vào ban ngày dùng Kim, sinh vào ban đêm dùng Mộc. Vì vậy, mà người lục Kỷ gặp nó, nếu sinh vào ban ngày là Quan, sinh vào ban đêm là Quỷ.

Trong đó có lục Kỷ và lục Canh không biến đổi, vì vậy mới nói rằng, 5 can dương sinh ban ngày là phần chủ chốt, còn sinh vào ban đêm thì dựa vào sự biến hóa để xem. Năm can Âm sinh vào ban đêm là chủ chốt, sinh ban ngày thì dựa vào sự biến hóa để quyết định.

Nam mệnh 6 loại dương, thì gặp Lộc quỷ đảo Thực, tất phải sinh vào ban đêm để chuyển Hung thành Cát, hô Quỷ thành Quan. Đảo Thực là HỶ THẦN đến, để tăng thêm luận định, nhưng vẫn cần phải lấy sinh ra vào ban ngày để làm thuận.

Nam mệnh 6 loại âm, thì phải Lộc quỷ đảo Thực, tất phải sinh van ngày để chuyển hung thành cát, còn lại thì luận giống như trên., nhưng vẫn cần phải sinh vào ban đêm để làm thuận.

Nếu là nữ mệnh, thì đều lấy phương pháp ngược lại với nam mệnh để cầu cát, tránh hung họa.

Khí tượng ngày và đêm như vậy, là biểu hiện cụ thể của Âm và Dương phối hợp với nhau, cương nhu tác động lẫn nhau.

———–

TIẾN KHÍ VÀ THOÁI KHÍ

+ Xuân vượng Hỏa nhiều, sinh mùa Xuân gặp Hỏa cục, thì nên hành vận về nơi Tây kim hay Bắc Thủy, đây chính là phép tính thời điểm quay lại của nó khi ở Mộ khố.

+ Hạ vượng Kim nhiều, sinh mùa Hạ gặp Kim cục, thì có lợi khi hành vận chỗ Quỷ Đông mộc Nam Hỏa.

+ Năm Tháng Ngày Giờ trùng tứ Kình, gặp Đại vận Chính tài, chủ về tính mạng gặp nguy khó. Kình dương gặp phải nơi sinh địa, thường gặp sự tổn hao tính mệnh.

+ Sắp tới thì sẽ tới rất nhanh. Đã tới thì sẽ dẫn đầu. Thương quan gặp Quan tinh thì mệnh chủ đoản mệnh. Thất sát gặp Tài tinh, thì chủ về mệnh gặp nguy khó, nếu có 2 Tài phá Ấn là hung họa. Thực thần gặp Kiêu thì khó tránh khỏi họa lao ngục. Kiếp nhiều gặp Tài tử, thì Sát vượng kéo theo gốc hưu. Vong thần và Thất sát tương xung hoặc tương hình, cho dù không bị đi đày, thì cũng nguy khó chốn lao ngục. Thương quan ngộ Kình thì khó tránh nạn binh đao. Tài gặp Kình thì tiền tài phân tán, tính mạng khó bảo toàn. Thất sát gặp tam hợp thì thái quá mà bị nghiêng lệch.

+ Mệnh cách Thương quan hành vận Mộ, thì cũng có nghĩa là tử vong. Cách cục cuối đời cần đặc biệt lưu ý.

———————-

Nguồn Tam Mệnh Thông Hội:
Lục thập Giáp Tí tánh chất cát hung:

• Giáp tí Kim là thực vật thích Kim Thủy vượng địa, tấn thần hỷ phúc tinh, bình đầu huyền ngoại phá tự.
• Ất sửu Kim là khoáng vật thích Hỏa và Nam phương nhựt thời, phúc tinh Hoa cái chánh ấn.
• Bính dần Hỏa là Lư khôi thích Đông và Mộc, phúc tinh lộc hình, bính đầu lung á.
• Đinh mảo Hỏa là Lư yên thích Tốn và Thu đông, bính đầu triệt lộ huyền châm.
• Mậu thin Mộc là sơn lâm sơn dã, mộc bất tài, thích thủy lộc khố hoa cái, thủy lộc mã khố, bổng trương phục thần bình đầu.
• Kỷ Tỵ Mộc là hoa quả trên núi, thích Xuân và Thu, Lộc khố nhập chuyên.
• Canh Ngọ Thổ là đất mỏng bên đường, thích Thủy và Xuân, phúc tịnh quan quý, triệt lộ bổng trượng huyền châm.
• Tân Mùi Thổ, thích Thu với Hỏa, hoa cái huyền châm phá tự.
• Nhâm Thân Kim là kích chiến, thích Tí Ngọ Mảo Dậu, bình đầu đại bại, phường hại lung á phá tự huyền châm.
• Quý Dậu Kim là Kim thôi tạc, thích Mộc và Dần Mảo, phục thần phá tự lung á.
• Giáp Tuất Hỏa thích Xuân và Hạ, chánh ấn hoa cái, bình đầu huyền châm phá tự bổng trượng.
• Ất Hợi Hỏa, Hỏa khí nóng thích Thổ và Hạ, Thiên đức khúc cước.
• Bính Tí Thủy sông hồ, thích Mộc và Thổ, phúc tinh quan quý, bình đầu lung á, giao thần phi nhận.
• Đinh sửu Thủy, thủy bất lưu thanh, triệt cứ, thích kim và hạ, hoa cái thối thần, bình đầu phi nhận.
• Mậu Dần Thổ, đề tinh thành quách, thích Mộc và Hỏa, phục thần bổng trượng lung á.
• Kỷ Mão Thổ, phá đê bại thành, thích Thân Dậu và Hỏa, tấn thần đoản thiên cửu xá, khúc cước huyền châm.
• Canh Thìn Kim Tích lạp, thích Thu và triệt Mộc, hoa cái đại bại, bổng trượng bình đầu.
• Tân Tỵ Kim ; Kim sanh thì sa thạch tạp, thích Hỏa và Thu, Thiên đức phúc tinh quan quý, triệt lộ đại bại huyền châm khúc cước.
• Nhâm Ngọ Mộc: dương liểu cán tiết, thích Xuân Hạ, thích quan quý, cửu xú phi nhận bình đầu lung á huyền châm.
• Qúy Mùi Mộc: Dương liểu căn, thích Đông với thủy và chánh ấn ở Xuân, hoa cái đoản thiên phục thần phi nhận phá tự.
• Giáp Thân Thủy: Cam tỉnh thích Xuân và Hạ, phá lộc mã triệt lộ bình đầu.
• Ất Dậu Thủy: âm Thủy thích Đông và Nam phương , phá lộc đoản thiên cửu xú khúc cước phá tự lung á
• Bính Tuất Thổ: gò đồi, thích Xuân Hạ và Thủy, thiên đức hoa cái, bình đầu lung á.
• Đinh Hợi Thổ: Bình nguyên, thích Hỏa và Mộc, thiên đức phúc tinh quan quý đức hợp bình đầu.
• Mậu Tí Hỏa: Sét vậy, thích Thủy và Xuân Hạ, đắc thượng thần thiên, phục thần đoản thiên cửu xú trượng hình phi nhận.
• Kỷ Sửu Thổ: điện vậy, thích thủy và Xuân Hạ, đắc địa mà tối, hoa cái đại bại phi nhận khúc cước.
• Canh Dần Mộc: Thân cây tùng bách, thích Thu Đông, phá lộc mã tướng hình trượng hình lung á.
• Tân Mão mộc: Rễ cây Tùng, thích Thủy Thổ và Xuân, phá lôc giao thần cửu xú huyền châm.
• Nhâm Thìn Thủy: Long Thủy, thích Lôi điện và Xuân Hạ, chánh giáp thiên đức thủy lộc mã tất thối thần bình đầu lung á.
• Quý Tỵ Thủy: Không nghĩ khi chảy về biển, thích Hợi Tí mà biến hóa thiên ất quan quý đức hợp, phục mã phá tự khúc cước.

———————–

• Giáp Ngọ Kim: Bách luyện tinh Kim, thích Mộc Thủy Thổ, thối thần đức hợp, bình đầu phá tự huyền châm.
• Ất Mùi Kim: Lư khôi dư Kim, thích dại hỏa và thổ, hoa cái triệt lộ khúc cước phá tự.
• Bính Thân Hỏa: Bạch nha dã thiêu, thích Thu Đông và Mộc, bình đầu lung á đại bại phá tự huyền châm.
• Đinh Dậu Hỏa: Quỷ thần thừa hưởng Hỏa vô hình, thích Thìn Tuất Sửu Mùi, thiên ất hỷ thần bình đầu phá tự lung á đại bại.
• Mậu Tuất Mộc: Thứ cỏ ngải khô, thích Hỏa và Xuân Hạ, hoa cái đại bại nhập chuyên trượng hình triệt lộ .
• Kỷ Hợi Mộc: mầm cỏ ngải, thích Hỏa và Xuân Hạ, khúc cước .
• Canh Tí Thổ: Thổ giữa không, là ốc vũ, thích Mộc và Kim Mộc, đức hợp trượng hình .
• Tân Sửu Thổ: Mộ, thích Mộc và Hỏa với Xuân, hoa cái huyền châm.
• Nhâm Dần Kim: Kim hoa sức, thích Mộc Hỏa, triệt lộ bình đầu lung á.
• Quý Mão Kim: Dây ngọc, thích Hỏa mạnh và Thu, quý nhân phá tự huyền châm.
.Giáp Thìn Hỏa: Đèn vậy, thích đêm và Thủy, Hoa cái đại bại bình đầu phá tự huyền châm.
• Ất Tỵ Hỏa: Ánh đèn vậy, thích Thân Dậu và Thu, chánh Lộc mã, đại bại khúc cước.
• Bính Ngọ Thủy: Nguyệt luân, thích đêm và Thu thủy, hỷ thần dương nhận, giao thần bính đầu lung á huyền châm .
• Đinh Mùi Thủy: Hỏa quang đồng thươn, hoa cái dương nhận thối thần nhập chuyên bình đầu phá tự.
• Mậu Thân Thổ: Điền địa, thích Thân Dậu và Hỏa, phúc tinh phục mã phục hình phá tự huyền châm .
• Kỷ Dậu Thổ: thích Thân Dậu và Đông, tấn thần triệt lộ cửu xú, khúc cước phá tự lung á.
• Canh Tuất Kim: thích dùng Hỏa và Mộc, hoa cái trượng hình.
• Tân Hơi Kim: chung đỉnh bảo vật, thích Mộc Hỏa và Thổ, chánh lộc mã huyền châm.
• Nhâm Tí Mộc: thương Thủy Mộc, thích Hỏa Thổ và Hạ,dương nhận cửu xú bình đầu lung á.
• Quý Sửu Mộc: thương Thủy Mộc, thích Kim Thủy và Thu, hoa cái phúc tinh nhập chuyên, phá tự dương nhận .
• Giáp Dần Thủy: Mưa vậy, thích Hạ và Hỏa chánh lộc mã phúc thần nhập chuyên bình đầu phá tự huyền châm lung á.
• Ất Mão Thủy: Lộ vậy, thích Thủy và Hỏa, kiến lộc, nhập chuyên cửu xú khúc cước huyền châm.
• Bính Thìn Thổ: Đê ngạn, thích Kim và Mộc , lộc khố chánh ấn, hoa cái triệt lộ bình đầu lung á .
• Đinh Tỵ Thổ: Thích Hỏa và Tây Bắc, lộc khố bình đầu khúc cước.
• Mậu Ngọ Hỏa: Nhựt về Hạ thì nhân úy, qua Đông thì nhân ái, kỵ Mậu tí Kỷ sửu Giáp dần Ất mão, phục thần dương nhận cửu xú bỗng trượng huyền châm.
• Kỷ Mùi Hỏa: Ngày kỵ đêm, phúc tinh hoa cái dương nhận khúc cước phá tự.
• Canh Thân Mộc: Lựu hoa, Hạ bất nghi, Thu Đông kiến lộc mã, nhập chuyên trương hình phá tự huyền châm.
• Tân Dậu Mộc Lựu nhỏ, thích Thu và Hạ kiến lộc giao thần cửu xú nhập chuyên huyền châm lung á.
• Nhâm Tuất Thủy: Biển vậy thích Xuân Hạ và Mộc, hoa cái thối thần bình đầu lung á trượng hình.
• Quý Hợi Thủy: Bách xuyên thích Kim trên Hỏa, phục mã đại bại phá tự triệt lộ .

——————–

Lục thập Giáp Tí thịnh lớn thì kỵ biến nhỏ yếu, nếu bị nhỏ yếu thì muốn thành lớn mạnh, giống như trước bần tiện mà về sau phú quý vinh hoa, trước phú quý mà sau bần tiện nhỏ mọn ; không nên dùng phú quý trước mà không luận bần tiện, cũng không thể thấy bần tiện trước mà không luận phú quý.
Niên sanh thuộc Mộc, ví dụ như Canh Dần Tân Mão tức Mộc lớn mạnh, nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc thì lấy Tòng bá Mộc mà luận ; vạn nhứt mà gặp Dương liểu hoặc Thạch lựu tức bỏ đại mà về tiểu, không lấy Tòng bá mà luận vậy.
Còn như sanh nhân là Nhâm Ngọ Quý Mùi thì Mộc nhỏ yếu nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc khác thì lấy Dương liểu mà luận, vạn nhứt nếu gặp Tùng bách hoặc Đại lâm Mộc tức bỏ nhỏ mà luận lớn, không nên luận như Dương liểu vậy.
Cho nên Thiên thượng Hỏa, Kiếm phong Kim , Đại hải Thủy Đại trạch Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp các vị nạp âm đều nhỏ yếu ; hay như Phúc đăng Hỏa, Kim bạc Kim, Tỉnh tuyền Thủy, Sa trung Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp vị khác thì nạp âm đều lớn mạnh, hoặc đem phàm nhập thánh, hoặc trước trọng mà sau khinh, đều theo sự biến mà luận chứ không thể chấp ở một mặt.
– Giáp tí là Kim tùng cách nên khí tán, nếu được Mậu Thân Thổ, Quý Tỵ Thủy tương hợp thì tốt, Mậu Thân là đất Lâm quan Kim, Thổ thì vượng ở Tí nên được sanh thành vậy, Quý tỵ thuộc hệ Kim sanh ở Tỵ, Thủy sanh ở Tí, nạp âm tat cả đều quy lại là triều nguyên lộc, kỵ Đinh Mão Đinh Dậu Mậu Ngọ Hỏa . Diêm đông Sưu nói: Giáp Tí Kim là tấn thần bẩm cái đức trầm tiệm hư vô nên tứ thời đều tốt, nhập quý cách thừa vượng khí nên tay nghề tinh vi chủ về vinh hoa hiễn đạt.
– Ất sửu là Kim phủ khô, Hỏa không thể khắc bởi Kim đã ân núp nên không bị hình hại xung phá lại là hiễn vinh , chỉ kỵ Kỷ Sửu Kỷ Mùi Hỏa. Diêm đông Sửu nói: Ất sửu là chánh ấn, là đại phúc đức, Thu Đông được phú quý thọ khảo, Xuân Hạ thì tốt , trong đó tự nhập cách thì kiến công hưởng phước. Ngọc Tiêu bửu Giám nói: Giáp Tí Ất Sửu chưa thành khí, Kim gặp Hỏa thì thành, gặp nhiều thì tốt.
– Bính Dần là Hỏa hách hy, Thủy không chế được nên cái Hỏa thiêu đốt dữ dội, Thủy không qua được, chỉ thích một mình Giáp Dần Thủy, đồng vị với nhau lại gọi là triều nguyên Lộc. Yếu luận nói: trong Dần Hỏa chứa khí linh minh, tứ thời sanh đức, nhập quý cách thì văn chương phát khoa giáp.
– Đinh Mão là Hỏa phục minh, khí yếu nên cần Mộc sanh, gặp Thủy thì hung, nếu gặp Ất mão Ất dậu thủy thì rất độc. Ngũ hành Yếu Luận nói: Đinh mão là Hỏa mộc dục, khí hàm lôi đông phong, thủy tề khí đạt, thổ tải thì mộ hậu, lấy mộc mà cho thì văn chương, lấy kim mà hợp lại gặp hạ thì hung bạo. Quỷ Cốc nói: Bính dần Đinh mão thu đông cần phải bảo trì. Chú rằng: hỏa không vượng tây đến thu đong thì thế sợ không bền.
– Mậu thin là lưỡng thổ hạ mộc, các kim không thể khắc bởi là thổ sanh kim tức cái đạo mẫu tử, được thủy sanh là tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Mậu thìn Canh dần Quý sửu 3 thần này tánh mộc tráng kiện, sanh ở Xuân Hạ có chất độc lập, tùy biến hóa mà thành công, thừa được vượng khí thì chí tận mây xanh, chỉ kỵ sanh ở Thu, tuy bị hoại tiết chí bị khuất phục nhưng chẳng theo vậy.

—————-

– Kỷ tị là mộc cận hỏa, kim sanh ở đây, ở ta mà không sát, kỵ gặp hỏa sanh vượng. Diêm Đông nói: Kỷ tỵ tại Tốn là Mộc bị phong đông, rễ dể bị bạt, hòa với Kim, Thổ vận ở Đông nam mà thành vật dụng, tuy ngoài dương trong âm mà chẳng phụ trợ nên khí hư tán, lại thêm Kim quỹ khắc nên thành Mộc bất tài dung vậy. Lạc lộc Tử nói: Kỷ tỵ Mậu thìn qua Càn cung mà thoát ách. Chú rằng: Kỷ tỵ Mậu thìn là loại cử mộc, kim quỹ vượng ở phương Tây, nạp âm mà Mộc thì đến đây phải tuyệt vậy. Như bị hạn ách nếu đến Càn Hợi cung thì Mộc đắc Thủy thành trường sanh mới khỏi ách.

– Canh ngọ Tân mùi Thổ, Mộc không dến khắc, chỉ kỵ nhiều Thủy thì bị thương khí, còn Mộc nhiều thì nhủ quy về, bởi Mộc quy Mùi vậy. Diêm Đong nói: Canh ngọ Tân mùi Mậu thân Kỷ dậu đều có đức hậu, Thổ bao hàm trấn tịnh, dung hợp hòa khí, nhân cách phước lộc.

– Nhâm thân là Kim lâm quan, thích gặp Thủy Thổ, nếu gặp Hỏa Bính thân Bính dần Mậu ngọ thì tác hại . Diêm D(ông nói: Nhâm thân Kim là cái uy của thiên tướng cho khí lâm quan, Thu Đong chủ quyền bị sát, Xuân Hạ thì tốt ít xấu nhiều, nhân cách lấy công danh mà phấn chấn, đế sát dùng để khắc bạc.

– Quý dậu là Kim cứng mạnh, Hỏa tử ở Dậu nên gặp Hỏa chẳng hề gì, chỉ kỵ Hỏa Đinh dậu cùng vị nên khắc vậy. Diêm Đông nói: Quý dậu là tự vượng Kim, cái khí chất thuần túy, Xuân Hạ thì tánh anh minh, Thu Đong rất quý nhân cách nên công danh sự nghiệp tiết tháo hơn người, đới sát thì niên thiếu ngang ngạnh đến sau 40 thì dần thuận tánh. Vương tiêu Bửu Giám nói: Nhâm thân Quý dậu là vị vượng Kim, không nên vượng lại vì vượng thì sát vật, không nên gặp Hỏa vì gặp Hỏa thì bị thương.

– Giáp tuất là tự khô Hỏa, không sợ các thủy chỉ sợ Nhâm tuất, đó là cái họa mộ trung thọ khắc, khó tránh được. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp tuất Hỏa là Ấn là khố, gồm cho đến khí dương tạng mật, gặp được qúy cách thì phú quý quang đại, chỉ kỵ sanh Hạ thì trong cát có hung.

– Ất hợi là Hỏa phục minh nên khí uất ức mà không phát tịch được, Kỷ hợi, Tân mão Kỷ tỵ Nhâm ngọ Quý mùi là Mộc sanh cho nên tinh thần vượng tướng, có Quý hợi Bính ngọ Thủy thì không tốt. Diêm Đông nói: ẤT hợi là Hỏa tự tuyệt, khí hàm minh mẫn mà tự tịnh, thuộc hệ ám quang tịch nhiên vô hình, nếu được đắc số thì cao nhân diệu đạo, quân tử tốt đức.

– Bính tí là Thủy lưu hành, không sợ các Thổ, chỉ hiềm Canh tí bởi trong vượng gặp quỷ chẳng được tốt lành. Ngũ hành yếu Luận nói: Bính tí tự vượng Thủy, dương thượng âm hạ, tinh thần hoàn hảo, bẩm chất thiên tư khoáng đạt, tri thức uyên thâm, Xuân Hạ thì khí tề vật, công năng kiện lợi.

———————

– Đinh sửu là phước tụ Thủy, rất thích Kim sanh, sợ bị Tân mùi Bính thìn Bính tuất tương hình phá vậy.Ngũ hành yếu luận nói “ Đinh sửu Ất dậu tại số là thủy tam yếu, có bẩm chất âm thạnh dương yếu, tuy trong sáng nhiều huệ mà thiếu phước, dùng Thủy Mộc vượng khí thì quân bình được âm dương mà phát quý đạt hiển sĩ “.

– Mâu Dần là Thổ thọ thương, chẳng có chút lực, cần được Hỏa sanh vượng để giúp khí, kỵ Kỷ hợi Canh dần Tân mão Mộc khắc, chủ bị đoãn triết đại hung. Ngũ hành yếu luận nói: Mậu dần, Bính tuất hai vị này thừa khí Thổ, một mặt sanh Hỏa, một mặt giữ Hỏa, tức là linh dương theo trong được phước khánh, đắc quý cách, đạo đức hơn đời, đến tận thân vương công tử, nhiều nơi chỗ nhựt sanh thường được dắc cách, cũng đếu phước thọ dài lâu, trước sau đều an dật.

– Kỷ mão là Thổ tư tử, bị ức chế nhiều, quý nhờ ở cái HỎa Đinh mão Giáp tuất Đinh hợi Kỷ mùi mà có phước. Ngũ hành yếu luận nói: Kỷ mão tự tử Thổ, mạnh ở nơi chánh vị, gió nỗi sét động, tán mà hòa khí, bẫm loại đạo hàn, tùy biến mà thích ứng, phức thọ tự tại, chỉ không lợi nơi tử tuyệt tức là cửu giả vật quý chi đồ. Tam mệnh soán cục nói: Mậu dần Kỷ mão Thổ thọ thương không sợ lấy Mộc lâm tổn vì Thổ không còn lực. Vương tiêu bửu giám nói: Mậu dần Kỷ Mão Thổ không nên gặp Thủy, gặp Thủy thì tổn tài, không sợ Mộc, gặp Mộc thì thành chắc. Mậu dấn thừa Thổ đức vượng khí mà hàm sanh Hỏa, đắc thì chỉ phước thọ dài lâu, Kỷ mão không nên gặp lại tử tuyệt, gặp thì hung.

– Canh thìn là Kim tụ khí, không dùng Hỏa chế thì khí vật tự thành, Hỏa mạnh thì thành tổn thương khí vật, gặp Hỏa bệnh tuyệt thì vô hại, nếu gặp Giáp thìn Ất tỵ thì xấu ác rất nhiều, cũng không thể khắc các Mộc được. Diêm Đông nói: Canh thìn Kim có được sự cương kiện trầm hậu, lại có tánh thông minh lanh lợi, Xuân Hạ họa phước cũng có, nhập cách thì tài kiêm văn võ, đới sát thì hảo lộng binh quyền.

– Tân tỵ là bạch kim, tinh thần đầy đủ, khí thế hoàn bị, có bị thiêu đốt cũng không tiêu vong, kỵ Bính thìn Ất tỵ Mậu ngọ các Hỏa, bởi Kim bạch ở tỵ mà không thường sanh, bại ở ngọ tuyệt ở dần, khí tán mà lại gặp Hỏa sanh vượng thì khó mà đương nổi. Ngũ hành yếu luận nói: Tân tỵ Kim là tự sanh học đường, đủ anh minh khối kỳ, Thu Đong sức lực đầy đủ, Xuân Hạ bảy phần xấu ba phần tốt, nhập quý cách thì chủ học hành thông minh, thân được thanh quý, có lòng thương vật. Vương tiêu bửu giám nói: Canh thìn Tân tỵ chưa thành Kim khí nên cần gặp Hoa. Tân tỵ là tự sanh, tỵ thì đắc Hỏa nên quang huy nhựt tân.

———————-

– Nhâm ngọ là Mộc nhu hòa , thân rễ đều nhỏ yếu, mộc năng sanh hỏa nên kỵ gặp nhiều hỏa, gặp thì thiêu hết vậy, tuy là kim sanh vương nhưng cũng không làm cho thương tổn được bởi kim đến đây thì bại, được kim trở thành quý, thủy thổ thạnh thì cũng quý, chỉ sợ kim Giáp ngọ làm thương tổn thôi. Ngũ hành yếu luận nói: Nhâm ngọ mộc tự tử, mộc tử tuyệt thì hồn đi mà thần khí linh tú, bẩm được cái đức tịnh minh, có dõng lực mà phá tịnh lập công, diên niên ích thọ.

– Quý Mùi mộc tự khố, sanh vượng thì tốt, tuy ẤT sửu kim không thể xung phá cũng đều phải quy về gốc mới không tương phạm, kỵ Canh tuất Ất mùi kim. Ngũ hành yếu luận nói: Quý mùi là chánh ấn , có tánh văn minh tài đức, muốn đươc phước thanh hoa. Ngọc tiêu bửu giám nói: Nhâm ngọ Quý mùi là Dương liễu mộc, mộc đến ngọ thì tử, đến mùi thì mộ, cho nên thịnh mùa Hạ lá nhiều, được thời thì phú thọ, chẳng đựơc thời thì bần yểu.

– Giáp thân thủy tự sanh, khí lưu hành nên có nơi quy cũng mượn kim sanh, không sợ các Thổ khác chỉ sợ Mậu thân Canh tí thổ. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp thân thủy bạch sanh có thiên chân học đường mà đắc nhập cuộc thì trí thức thông tuệ diệu dụng vô cùng.

– Ất dậu tự bại thủy, cần các kim tương trợ, bởi khí tự đã yếu, muốn được mẹ dưỡng, kỵ Kỷ dậu Kỷ mão Mâu thân Canh tí Tân sửu các Thổ, nếu gặp thì yểu triết cùng tiện.

– Bính tuất phước tráng lộc hậu thổ, mộc không thể khắc được, sợ gặp Kim sanh vượng, nếu gặp được Hỏa thạnh thì quý không nói hết.

– Đinh hợi Lâm quan thổ, Mộc không thể khắc, chỉ hiềm nhiều Kim thì tiết, cần có Hỏa sanh để cứu thì tốt , kỵ Kỷ hợi Tân mão Mộc. Ngũ hành yếu luận nói: Đinh hợi Canh tí hai thổ có chứa kim , trong cương ngoài hòa, có được đinh lực, dùng Thủy Hỏa vượng khí thì kiến công lập nghiệp vậy.

– Mậu tí Kỷ sửu hỏa ở trong thủy, lại gọi là thần long hỏa, gặp thủy thì quý là ma lục khí vậy. Ngũ hành yếu luận nói: Mậu tí chứa tinh thần quang huy toàn thật, khí cả 4 thời, bảo sanh cái phước, nhập quý cách tức là quý nhân quân tử khí chất gồm lớn phú quý hết đời.

– Kỷ sửu là hỏa Thiên tướng, lại là nhà Thiên Ất, hàm chứa khí oai phúc quang hậu, phát rất dũng mãnh , là tướng đức là khôi danh. Kinh nói: Hỏa được thai dưỡng thì khí dần mạnh, nếu được Bính Dần Mậu ngọ Hỏa trợ thêm thì trở thành có công tế vật .

– Canh dần Tân mão tuế hàn Mộc, sương tuyết không thể làm mất tiết tháo hướng chi là kim, như gặp thổ Canh dần Tân mão chẳng muốn chế trị, tự nhiên thành rừng. Diêm dông nói: Tân mão Mộc, tự vượng Xuân Hạ thì khí tiết xuất chúng, kiến công lập nghiệp, sanh ở Thu thì bị ngông cuồng hẹp hòi tỏa triết, khí vượng khí nhuần.

– Nhâm thìn là tự khố thủy, nếu là đất ao hồ tích thủy thì kỵ kim đến quyết phá, nếu gặp lại Nhâm thìn tức là tự hình, gặp nhiều Thủy Thổ thì thích, chỉ sợ gặp Nhâm tuất Quý hợi Bính tí Thủy, được sanh vượng thái quá trở thành tràn lan hỗn tạp. Ngũ hành yếu luận nói: Nhâm thìn là chánh ấn thủy, chứa cái đức thanh minh huần ốc, có tánh bao dung quãng đại, tâm thức như gương, được mùa Xuân Hạ thì đại phước tuệ, Thu Đông thì thuộc loại gian trá bạc đức.

– Quý tỵ là tự tuyệt thủy, tên gọi là hạc lưu (chảy cạn), nếu gặp Bính tuất Đinh hợi Canh tí thổ hùng hậu thì còn giữ cạn, nếu gặp kim tam hợp sanh vượng thì thành nguyên lưu dồi dào khoa danh tấn đạt vậy. Ngũ hành yếu luận nói: Quý tỵ Ất mão là Thủy tự tuyệt tự tử , bèn đến âm lui ẩn, chân tình sắc dưỡng ngưng thành khí quý trở nên quý cuộc, loại nầy thuộc diệu đạo quân tử hiễn công cập vật.

———————

– Giáp ngọ là tự bại kim cũng gọi là cường hãn (dữ mạnh) kim gặp hỏa sanh vượng thì khí vật thạnh, gặp Đinh mão Đinh dậu Mậu tí hỏa đại hung. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp ngọ kim là tấn thần khí tốt có, có đủ đức cang minh, Thu Đông thì tốt Xuân Hạ thì xấu, nhập quý cách thì khoa trương xuất chúng, nếu chẳng gặp thời mà đới sát thì bạo liệt vô ơn thiếu nghĩa. Chúc thần kinh nói: Giáp ngọ kim dương dữ mạnh, nếu ức chế thì trầm. Chú viết: Sa thạch kim cứng thích sát, muốn ức thì lấy hỏa mà dùng vậy. Quỷ Cốc di văn rằng: giáp ngọ thích quan quỷ. Lý hư trung nói: Giáp ngọ kim tổn dữ mạnh, Nhâm tí mộc hết nhu, hoặc Nhâm tí gặp Giáp ngọ hoặc Giáp ngọ gặp Nhâm tí, âm dương giành vị không còn sáng tỏ.

– Ất mùi kim thiên khố (không chánh khố), cũng là hỏa khắc mà thổ sanh thì phước mạnh khí tụ, kỵ Kỷ mùi Bính thân Đinh dậu các hỏa. Ngũ hành yếu luận nói: Ất mùi kim ở số là mộc khố lại là thiên tướng có đủ các đức thuần nhân hậu nghĩa, được quý cách thì anh kiệt xuất chúng khôi trấn tứ luân, nếu được cách thường mà đới sát xung phạm cũng được quân tử bình thường.

– Bính thân hỏa tự bịnh, Đinh dậu hỏa tự tử, khí nhỏ yếu, cần mộc tương trợ thì khí mới sanh, kỵ Giáp thân Ất dậu Giáp dần Ất mão các thủy, Diêm Đông nói: Bính thân hỏa bịnh hư, gặp Mộc đức văn minh , thủy khoáng đạt thì được phước tuệ, chỉ có kim là bạo hại, nếu dù có tốt thì cũng đổi thành cái khí bất hòa. Ngũ hành yếu luận nói: Bính thân Đinh dậu hỏa tư tử, hàm khí dấu kín yên tịnh, ngoài hòa trong cương, quý cách ở đó, thuộc loại có đạo quân tử, đức hạnh tự nhiên.

– Mậu tuất mộc trong thổ kỵ gặp lại thổ, nếu nạp âm gặp nhiều thổ thì một đời truân chuyên, kim không thể khắc bởi kim đến tuất thì bại, gặp kim có khi lại được phước, thích gặp nhiều thủy, thịnh mộc sẽ thành quý cách. Diêm Đông nói: Mậu tuất mộc cô thân độc vị, hòa với thủy hỏa vượng khí thì được cái đức chân thật anh minh, nhập cách thì văn chương tấn đạt, phước lộc thủy chung, nhưng vì thừa khí thiên tướng nên trãi nhiều gian hiểm song tiết tháo không đổi thì mới được phước về sau.

——————–

– Kỷ Hợi mộc tự sanh, căn bản phồn thịnh không sợ các kim khác chỉ sợ Tân hợi Tân tỵ Quý dậu kim, nếu gặp Ất mão Quý mùi Đinh mùi mộc chưa hẳn là không đại quý. Ngũ hành Yếu luận nói: Kỷ hợi mộc tự sanh, anh minh tài trí, như đắc được nơi thì thanh quý. Diêm Đông nói: Kỷ hợi mộc được thời thì thanh quý, chẳng gặp thời thì tân khổ.

– Canh tí thổ hậu đức, hay khắc các thủy và không kỵ các mộc, bởi mộc đến tí thì vô khí, nếu gặp được Nhâm thân kim thì là được Lộc vị tức quý vậy.

– Tân sửu thổ phước tụ, bởi lộc không thể khắc và Sửu là Kim khố, trong Sửu có Kim nên không sợ gặp Mộc. Ngọc tiêu Bửu giám nói: Canh tí Tân sửu thổ thích Mộc mà ghét Thủy, gặp Mộc là quan, gặp Thủy thì không tương nghi. Diêm Đông nói: Tân sửu Kỷ dậu Thổ trong có chứa ít Kim, đức hậu tánh cứng hòa mà bất đồng, trên dưới tề nhau dùng Thủy Hỏa vượng khí thì công lớn danh oai vậy.

– Nhâm dần tự tuyệt kim, Quý mão là kim tám khí, nếu gặp các Hỏa thì phải tiêu khí, chỉ tốt khi được Thủy Thổ triều. Ngũ hành yếu Luận nói: Nhâm dần Quý mão là Kim hư hoại bạc nhược nhưng cũng có đức nghĩa nhu cương, Thu Đông khang kiện không xấu, xấu lại là điềm tốt, Xuan Hạ thì nội hung ngoại cát, tốt thì bị xấu trước, nhập quý cách thì tiết chí anh minh, đới sát thì hung bạo không cùng vậy.Tam mệnh soán cuộc nói: Quý mão là Kim tự thai, nếu gặp Bính dần Đinh mão Lư trung Hỏa thì không sợ, vì thai Kim nên ở trong lư thì thì khí vật được thành vậy.

– Giáp thìn là Hỏa thiên khố (không chánh khố), có nhiều Hỏa trợ thì tốt, đó là đồng khí tương trợ, nếu gặp được Mậu thìn Mậu tuất Mộc sanh cho thì đắc quý cách, kỵ Nhâm thìn Nhâm tuất Bính ngọ Đinh mùi Thủy rất độc. Ngũ hành yếu Luận nói: Giáp thìn là Thiên tướng Hỏa, tánh khí nóng mạnh nhanh nhẹn, nhập quý cách thi văn khôi đặc biệt, lợi ở Thu Đông mà không lợi ở Hạ.

– Ất tỵ lâm quan Hỏa, Thủy không thể khắc bởi Thủy tuyệt ở Tỵ, được Thủy tương tề thì là thuần túy, nếu có hai ba Hỏa tương trợ thì cũng tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Ất tỵ chứa thuần dương, phát khí ở Tốn nên quang huy sung mãn, Xuân Đông theo tốt, Thu Hạ theo xấu.

——————–

– Bính ngọ Đinh mùi Thiên hà Thủy thổ không thể khắc Thủy ở trên trời nên đất Kim không sanh được, như sanh vượng thai quá thì phát dục nơi vạn vật, nếu tử tuyệt thái quá thì lại không thể sanh vạn vật . Ngũ hành yếu Luận nói: Bính ngọ là thủy chí cao, khí thể ôn hậu ở phương Nam tánh loại có đạo khí hư thì biến thành xuất sắc.

– Đinh Mùi thì đủ cả tam tài, toàn số được xung chánh khí bẩm được tinh thần toàn khí, căn tánh cao diệu, biến hóa vô cùng.

– Mậu thân trọng phụ thổ, mộc không thể khắc vì mộc tuyệt ở thân, nếu được kim thủy trợ nhiều thì chủ phú quý tôn vinh vậy.

– Kỷ dậu là tự bại thổ, khí không đầy đủ, cần lấy hỏa tương trợ, gặp được Đinh mão Đinh dậu hỏa thì tốt, kỵ nhất là tử tuyệt, nếu gặp Tân Mão Tân dậu mộc thì tai ương yểu triết

– Canh tuất Tân hợi là kiên thành kim không nên gặp hỏa dễ bị thương tổn, nếu được thủy thổ tương giúp thì quý. Diêm Đông nói: Canh tuất kim mộ ở hỏa, kim cương liệt trở thành hung bạo, Thu Đong ít nhiều trầm hậu, Xuan HẠ động sanh hối tiếc, quân tử nắm binh quyền, tiểu nhân thì tánh hung ác. Tân hợi kim mạnh ở Càn, có khí thuần minh trung chánh, Xuan Thu Đông đều tốt, Hạ thì 7 tốt 3 xấu, lấy nhân mà hành nghĩa, nếu có hình sát thì hung bạo bần tiện..

– Nhâm tí mộc chuyên vị, Quý sửu là mộc thiên khô, gặp tử tuyệt thì phú quý, gặp sanh vượng thì bần tiện, nhiều mộc thì yểu triết, kim thổ nhiều và thịnh thì tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Nhâm tí là mộc âm u, dương yếu mà âm mạnh, nhu mà không lập, gặp Bính ngọ thủy thì đức tánh thuần túy thuộc loại thần tiên dị sĩ tánh cách phi thường. Chúc thần Kinh nói: Nhâm tí mộc mắc ở chỗ nhu mềm, hoặc phát dương nhân thì cao minh. Chú rằng: Nhâm tí mộc ở nơi vượng thủy, tí được ít dương khí mà sanh, nhu thoát dễ triết tức là mộc tự bại, nếu phát lên được thì khí hỏa thượng tăng ích mà khiến cho phồn vinh nên cao minh nhân nghĩa.
– Bản gốc thiếu Quý sửu .

——————–

– Giáp Dần: Tự bịnh Thủy ; Ất Mão Tự tử Thủy: Tuy là tử bịnh Thủy nhưng Thổ không thể khắc được bởi vì can chi 2 Mộc có thể chế được Thổ, nếu gặp Nhâm dần Quý mão Kim thì rất tốt. Ngũ hành Yếu Luận nói: Giáp dần Nhâm tuất hai thủy này là phục nghịch, âm thắng dương chủ gian tà hai vật, chỉ nên dùng hỏa thổ tổn ích thì mới thành đại khí vậy.

– Bính thìn: tự khố thổ, vừa dày lại mạnh, thích Giáp thìn Hỏa mà ghét Mậu thìn mộc, Mộc này ở trên không tổn được vì bởi Bính là Hỏa, Thìn là Thiên khố hỏa, Thổ đã thành khí rồi, chỉ sợ Mậu tuất Kỷ hợi Tân mão Mậu thìn Mộc. Ngũ hành yếu luận nói: Bính thìn là chánh ấn thổ, có đức ngũ phước cát hội thì đều đại hưởng, không quý cũng phú, nếu phạm xung thì phần nhiều làm tăng sĩ.

– Đinh tỵ tự tuyệt Thổ mà lại không bị tuyệt bởi vì một Thổ mà ở với hai Hỏa, tức ở đất của cha mẹ nên không thể tuyệt, Mộc cũng không thể khắc, nhiều Hỏa thì càng tốt. Ngọc tiêu Bửu giám nói: Đinh tỵ là Đông Nam Hỏa đức vượng, đắc thì có nhiều phước thọ.

– Mậu ngọ là Tự vượng Hỏa ; Kỷ mùi là Thiên khô Hỏa, cư ở Ly thì sáng, là đất vượng tướng nên khí rất thịnh, các Thủy đều không hại được chỉ kỵ Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng Thủy. Diêm Đông nói: Mậu ngọ Tự vượng Hỏa có được khí viêm thượng ở Ly, tụ vật vô tình, động khắp các chúng, đắc ở Thu Đông, dùng Thủy Thổ vượng khí khoát đạt cao minh, phước lực mạnh mẽ, Xuân Hạ tốt theo, dùng Kim Mộc thì tuy phát nhanh mà mệnh chẳng thường lâu. Ngũ hành yếu luận nói: Kỷ mùi hỏa suy chứa được dư khí nên tháng Xuân Hạ thì vận được dấu kín nên minh mẫn tuấn đạt, phướng khánh đầy đủ, gặp Hạ thì chẳng hòa khí, gặp Thu thì trước tốt mà sau thì xấu.

– Canh thân, Tân dậu 2 Mộc này có Kim ở trên, do Kim mà thành vật nên kỵ tái gặp Kim sẽ hủy mất khí vật vậy, nếu gặp Giấp thân Ất dậu Thủy thì nhập cách. Ngọc tiêu bửu Giám nói: Canh thân tự tuyệt mộc là hồn du thần biến gặp được ngày mà sanh là loại phi phàm chủ tính cách xuất chúng, gia tộc không kềm chế được, nhập quý cách thì nhân kiệt anh tài. Tân dậu là Mộc thất vị, đối với Quý mão Kim thì cương nhu tương tề suy quần bạt tụy. Chúc thần Kinh nói: Hồn quý ở Thiên du, nên Canh thân mộc không sợ bị tử tuyệt mà quý ở thiên du. QUỷ cốc dị văn nói: Tân dậu kỳ sanh vượng. Chú rằng: Tân dậu mộc khí tuyệt, cần được sanh vượng thì mới vinh đạt.

– Nhâm tuất Thiên khố Thủy ; Quý Hợi Lâm quan Thủy đều gọi là Đại hải Thủy bởi can chi nạp âm đếu là thủy, kỵ gặp các thủy, tuy Nhâm thìn thủy khố cũng không thể gánh nổi, không bị các Thổ khắc, tử tuyệt thì tốt còn sanh vượng thì lại lan tràn không có chỗ quy vậy . Ngọc tiêu bửu giám nói: Hợi Tí là Thủy chánh vị, ở Nhâm tuất khí phục mà khôn thuận, chỉ dùng hỏa thổ để tổn ích thì thành đại khí ; QUý hợi đủ số thuần nhân, thể chất thiên từ thông minh, chí khí rộng lớn, phát triển công nghiệp, chọn nhựt thời tốt, đới sát thì vào loại hung giảo.

——————–

* Lại nói: Bính tuất thổ là phúc hậu, hỏa cũng tụ ở đây vậy, Kỷ mùi Canh thìn Mậu thìn Đinh sửu cũng đồng nghĩa nầy, Kỷ mùi hỏa, trong Mùi có mộc mộ, Canh thìn Kim vậy, trong kim có thổ mộ, Mậu thìn mộc trong thìn có thủy mộ, Đinh sửu thủy trong sửu có kim mộ, đều là khí phụ mẫu nên được dương, năm thứ này phước sâu dày nên dù có quỷ thương cũng không làm hại khí thành vậy. Lý hư Trung nói: Bính tuất rất lạ, lấy Tuất lại là bổn vị của thổ mà rất vượng thạnh.

* Ất tỵ, Mậu ngọ là hỏa nóng mạnh, Thu Đông có đức tốt, Xuân Hạ thì hình hung, nếu trọng Hạ thì phát nóng dữ, hết thảy khô táo, Ất tỵ Lâm quan hỏa có một mộc sanh nên khí thạnh, Mậu ngọ tự vượng hỏa nếu sanh Thu Đông thì khí ấm có đức nuôi vật, như sanh Xuân Hạ thì thì vượng hỏa trở về dương vị nên sanh hung, Hạ thì bạo lệ, thuộc loại hung yểu.

* Ất mão Quý tỵ Đinh dậu Ất hợi thủy hỏa tuy tử tuyệt nhưng lại giai diệu, hỏa tử tuyệt mà trong sáng ngoài tối phản quang hồi chiếu, thủy tử tuyệt mà thanh trọng. Lý trung Hư nói: 4 vị này tuy tử tuyệt không thanh minh mà diệu giai, cứ xem Thiên ất quý nhân thì biết vậy.

* Nhâm dần kim, việc vua không thể nghịch ; Canh thân kim, làm tôi không chống ngũ hành thuộc ngũ âm, cung thổ là vua, thương quan là thần, giác thủy là dân, thương thái quá thì thần mạnh, giác thái quá thì vua yếu, nên trong ngũ hành thường dùng 4 thanh cung để sát thương giác

* CAnh thân là giác mộc tự tuyệt, Nhâm dần là thương kim tự tuyệt, đều khiến được cái đạo trung thuận , nên việc vua không nghịch, là thần không chống, cho nên từ tử vi loan đài phụng các trở lên rất kỵ kim mộc mệnh sanh vượng, như vậy không thể làm, làm thì chẳng được lâu, độc nhất thì có thể được, nếu kim mộc sanh vượng mà khắc phá thì chẳng thể.

Canh thân mộc, Ất tỵ hỏa, thổ kim sanh mà hoàn, không sanh Bính ngọ thủy Quý mão kim, mộc thủy tử mà lại không tử, thổ sanh thân mà lại không sanh nơi Canh thân, thủy sanh thân mà lại không sanh nơi Mậu thân, hỏa sanh dần mà lại không sanh nơi Giáp dần, kim sanh tỵ mà lại không sanh nơi Ất tỵ, mộc sanh hợi mà lại không sanh nơi Tân hợi, bởi nơi sanh mà trở lại phản chế vậy, đắc thì yểu thọ. Mộc tử mão mà lại không tử nơi Quý mão, thổ tử mão mà lại không tử nơi Đinh mão, mộc tử ngọ mà lại không tử nới Bính ngọ, kim tử tí mà lại không tử nơi Canh tí, hỏa tử dậu mà lại không tử nới Tân dậu, bởi nơi tử mà được sanh vậy, đắc thì trường thọ.
Mậu tí can chi vượng ở Bắc phương là thủy vị, nạp âm thuộc hỏa tức hỏa ở trong thủy,không phải thần long thì không có. Bính ngọ can chi vượng ở Nam phương là hỏa vị, nạp âm thuộc thủy tức thủy ở trong hỏa, không phải Thiên hà thì không có. Người Bính tí gặp Bính ngọ hoặc người Bính ngọ gặp Mậu tí thì quý, bởi trong hỏa xuất thủy, trong thủy chứa hỏa tức thủy hỏa ký tế, tinh thần vận động thì thuộc người phi thường vậy. Lý trung Hư nói: Bính ngọ thiên thượng thủy trong 12 thời thiên hậu vậy, đắc được thì cao minh khoáng đạt linh dị bất phàm . Mậu tí hỏa ở trong thủy thì lục khí quân hỏa vậy, đắc được gọi là thần minh. Ngoài ra các khí khác lấy đây mà làm chuẩn. Tân sửu thổ không sợ mộc, Mậu tuất mộc không sợ kim, vì sao nói vậy: kim khố ở trong sửu nên mộc không thể khắc, trong mậu có hỏa kim tới thì bị thương. Như Mậu tuất mộc có hai thổ ở trên một mộc ở dưới, vì chôn dưới 2 thổ nên mộc manh nha mà chưa thấy hình tức là thổ thạnh mà mộc yếu, các loại khác đều xét.

* Canh dần mộc Đinh tỵ thổ không sợ quỷ kim mộc, kim đến cung dần tức là quỷ nhưng kim tuyệt ở dần nên không là quỷ, Mộc đến cung tỵ mà tỵ có kim sanh khắc mộc nên không là quỷ, nếu Canh dần mộc mà gặp Nhâm thân kim tức bị tương xung tương khắc vậy, các vị khác cũng.

* Canh ngọ thổ thừa nơi Nam phương vượng hỏa dưỡng mà thành hình, Mậu thân thổ tự sanh, Canh tí thổ tự doanh nên không sợ mộc quỷ bởi mộc đến ngọ thì tử ,đến thân thì tuyệt, đến tí thì bại, lại là thổ tự dưỡng nên không thể làm thương tổ được. CÁc vị khác cũng tính.

——————-

* Nhâm thân Quý dậu Canh tuất Tân hợi kim khí mạnh nên không sợ quỷ, Mậu tí hỏa không sợ quý thủy bởi Tích lịch hỏa là Thần long, có thủy thì Lôi mới phát, nếu gặp Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng thủy thì có thể kỵ vì bị tương chiến, thường thì khí bổn mạng can chi thọ thương tức lục căn không đủ, có trước không sau ; như Đinh tỵ gặp Quý hợi, Nhâm tí gặp Mâu ngọ. Các vị khác cũng tính vậy.

* Mâu ngọ Canh thân tương hợp, Canh thân Thạch lựu Mộc Hạ vượng nên thích Mậu ngọ, bởi hỏa cung vượng mà Thạch lựu mộc tánh được đắc thời, Mâu ngọ lại là cực vượng hỏa, thích nơi Thân, gặp thiên mã tương cho vậy, là thần đầu lộc tức chuyên vị thập can, Lộc là Am dương chuyên vị, thiên địa thần hội vậy. Bày cái chân nguyên của Bát quái , xếp cái thành bại của Ngũ hành, sự cương nhu tương quyền, có hay không hợp hóa, nên Nhâm tí quý ứng ở Bắc phương Khảm ; Bính ngọ hỏa thuộc Nam cung Ly, cho nên Bính ngọ đắc Nhâm tí không là phá, Đinh tỵ đắc Quý hợi không là xung, đây là Thủy Hỏa tương tế có cái nghĩa Phu Thê phối hợp vậy ; Khảm Ly là Nam Nữ, cái dụng tinh thần, Nhâm tí được Bính ngọ, Quý hợi được Đinh tỵ thì trước sau Thủy Hỏa có tương vị tế, không như Đinh tỵ gặp Nhâm tí, Bính ngọ gặp Quý hợi.

* Canh thân Tân dậu Kim ứng ở Tây phương Đoài, Giáp dần Ất mão Mộc thuộc Đong phương Chấn, sở dĩ Giáp dần gặp Canh thân không là hình, Ất mão gặp Tân dậu không là quỷ, bởi Mộc nữ Kim phu chánh thể vậy, rõ sự thần hóa tả hữu, Mộc chủ hồn mà Kim chủ phách, hai thứ này tả hữu tuong gian không hợp, nếu được toàn hợp tức là thần hóa chẳng còn khoảng cách vậy, nếu Canh thân gặp Ất mão, Tân dậu gặp Giáp dần thì không phải cái dụng biến thông nguyên thần.

* Mậu thìn Mậu tuất Thổ là khôi cương tương hội, hậu đức làm khôn không phải là phản ngâm, không phải là xung bởi Thổ đắc chánh vị, can ở nguyên hội.

* Kỷ sửu Kỷ mùi là quý thần giữ trung trinh, đây là tứ chân Thổ có cái đạo thủy chung của vạn vật, nếu chẳng phải bực đai nhân quân tử thì không có được cái đức nầy, huống chi là thần đầu lộc, chủ của các thần, sự vận động tả hữu ở trong lục hợp, biến hóa thừa thiếu của việc cát hung vậy.

* Kỷ sửu Thổ là Thiên ất quý nhân, là thái thường phúc thần, giải được sự hung ác của các sát, nếu đắc được thì chủ hoạnh tài, Mâu thìn là Câu trần, Mậu tuất là Thiên không, chủ tướng trấn biên phòng nên bất thường vậy, Đinh tỵ là thần Đằng xà, hung láy hung mà dùng, cát lấy cát mà theo, dễ bị mê hoặc, có tánh hoạt kê, Bính ngọ là thần Châu tước thể chất dương minh, văn từ thông tuệ, Giáp dần là thần Thanh long, giúp cho mọi loài, đắc lợi cả 4 phương, Ất mão là thần Lục hợp, phát sanh sự vinh hoa, Nhâm tí là thần Thiên hậu chủ thiên đức âm dương tốt đẹp nhiều quyền, Quý hợi là thần Huyền vũ là cuối cùng âm dương, khí đã tiềm phục, theo dưới mà lưu, tuy có đại trí mà chẳng có sự hiên ngang siêu đạt, thuận thì được an bình, nghịch thì loại cừu gian, Canh thân là thần Bạch hổ, lợi ở võ mà không lợi cho văn , sắc lệ nhu mì, có nhân nghĩa, thích u tịch, Tân dậu là thần thái âm, tính cách thanh bạch, văn chương trôi chảy, tài năng xuất chúng, nhưng phải xét sự hưu vượng thân sơ mà định tánh tình họa phước.

————————

Y nghĩa của 30 tượng trên thế nào?

Sách /Tam Mệnh Thông Hội/ giảng rằng:

1. HẢI TRUNG KIM tượng nạp âm của Giáp Tí và At Sửu là những báu vật dấu dưới Long cung cần phải mượn xung phá để phát hiện, chứ hỏa lực chẳng giúp ích gì cho nó. Lan Đài diệu tuyển phú có câu: /Châu tàng uyên hải / chính là ý nói hải trung kim đã được phát hiện bằng xung phá vậy… Khi nó đã được phát hiện rồi thì bấy giờ mới cần đến một thế cực vượng hỏađể nung luyện

2. KIM BÁ KIM tượng nạp của Nhâm Dần và Quí Mão là thứ kim đã hóa thành chất lỏng để đánh bóng những cột trụ đồ dùng trong cung thất Kim bá kim cần dựa vào Mộc nhất là thứ bình địa mộc, rất sợ lư trung hỏa vì nó thể chất bạc nhược không thể hoàn nguyên, nếu hỏa đốt nó sẽ thành than, nhưng lại ưa hỏa mặt trời làm nó sáng bóng lên chói lọi

3. BẠCH LẠP KIM tượng nạp âm của Canh Thìn. Tân Vị vốn là Côn Sơn phiến ngọc Lạc Phố đi châu (phiến ngọc ở núi Côn Sơn, ngọc quí ở đất Lạc Phố) ngưng tụ nhật nguyệt chi tinh, âm dương chi khí cho nên hình nó sáng thể nó sạch, sắc rất đẹp. Bạch lạp kim cần lư trung hỏa nhưng với điều kiện phải có thủy trợ, nếu chỉ lư
trung hỏa mà thiếu thủy tất nó sẽ yểu tiết bần hàn

4. SA TRUNG KIM lượng nạp âm của Giáp Ngọ At Mùi là chất kim quí dấu dưới cát, cần phải đãi rửa rồi dùng lửa lò nung luyện. Nếu cát khô quá tức là thổ tháo, chất kim không tốt lại nhờ mộc để đất rắn nuôi dưỡng kim chất cho hoàn hảo, rồi tìm thanh thủy mà lọc. Được như thế thì thiếu niên đã vinh qui

5. KIẾM PHONG KIM tượng nạp của Nhâm Thân. Quí Dậu là chất kim cực quí cực rắn chắc đã từng qua bách luyện cho nên hồng quang của nó ánh lên đến ngưu đẩu có thể ngưng đọng ở sương tuyết. Nó cần thủy để nhuận sắc nhưng phải là lọai đại khuê thủy. Nó cần hỏa để tôi luyện nhưng phải là loại tích lịch hỏa lửa sấm sét để tạo linh khí .

6. THOA XUYẾN KIM tượng nạp âm của Canh Tuất. Tân Hợi là bảo vật để điểm trang cho mặt thêm đẹp, thêm xinh, đem hồng quang cho da dẻ. Nó được cất dấu nơi khuê cát nên cần tĩnh thủy nước trong u tích để trau chuốt như loại nước khe suối giếng khơi tốt nhất, nếu bị nước mưa nguồn nước biến sẽ làm nó yểu chiết bần hàn chìm rơi mất tích, bị hỏa liệt sẽ tàn thương.

7. TANG ĐỐ MỘC tượng nạp âm của Nhâm Tí. Quý Sửu là cây dâu nuôi dưỡng loài tằm cho tằm nhả tơ óng chuốt để may quần áo dân gian thánh hiền. Nó cần sa trung thổ mà xanh tốt, ưa thiên hà thuỷ đem mưa ngọt, sương trong thấm nhuần gốc rễ, các loại thổ và thủy khác giảm hiệu lực đi nhiều.

8. TÙNG BÁCH MỘC tượng nạp âm của Canh Dần, Tân Mão. Cây tùng cây bách chịu đựng được tuyết sương giá lạnh, cao vòi vọi cành lá rộng mở che đất, gió thổi nghe rì rào như muôn ngàn ống sáo. Nó ưa đất vùng núi vũ lộ thủy và đại khê thủy. Tùng bách mộc rất sợ lư trung hỏa đốt cháy nó. Thiếu thủy nó sẽ yểu chiết .

9. ĐẠI LÂM MỘC tượng nạp âm của Mậu Thìn Kỷ Tị. Cây lớn trong rừng ngọn lên đến từng mây, lá che cả ánh mặt trời. Nó cần thổ nhiều và ưa kiếm phong kim cưa xẻ, đẽo gọt thành dụng cụ. Nó cần lửa thái dương nuôi nấng. Nó cần thủy nhưng nếu gặp đại khê thủy hay đại hải thủy sẽ bị úng rễ mà chết yểu

10. DƯƠNG LIỄU MỘC tượng nạp âm của Nhâm Ngọ, Quý Mùi là loại cây yếu đuối lả lướt trước gió như cây liễu bên đê. Nó cần sa trung tho, nếu gặp đại dịch thổ thì khó sống mà gặp lộ bàng thổ tất mất vẻ cao sang. Nước nuôi dưỡng nó phải là thứ nước tòan trung thủy, nhẹ nhàng thấm xuống như nước suối

11. THẠCH LỰU MỘC tượng nạp âm của Canh Thân, Tân Đậu, vị nó cay như gừng, hoa đỏ chót, trái đầy những hạt tượng trưng cho đa tử (lắm con). Nó chính là cây thạch lựu, can chi thuần kim mà nạp âm lại thành mộc ấy bởi tại nó là mộc biến ra vậy. Cho nên thạch lựu mộc ưa thổ đã thành khí như thành đầu thổ hay ốc thương thổ

12. BÌNH ĐỊA MỘC tượng nạp âm của Mậu Tuất, Kỷ Hợi là cây non mới đâm cành trổ lá, cần đến công trình của thủy mưa móc, rất sợ tuyết sương tác hại, cần hỏa thái dương làm ấm áp. Nếu đa hỏa vô mộc tất sẽ yểu chiết lại ngại kiếm phong sát phạt. Kim bá kim rất hợp với bình địa mộc vì thứ kim này khiến cho màu lá non thêm sáng đẹp nòn nã

13. BÍCH THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của Canh Tí, Tân Sửu là đất che nắng mưa rét nóng phòng sương ngự tuyết chuyên nhờ cậy vào kèo cột và cưa giả. Bích thượng thổ rất mừng được gặp mộc nhất là đại lâm mộc chắc chắn sợ hỏa thiêu đốt biến nó thành bần tiện, sợ đại hải thủy chan hòa lụt lội gây đổ nát

14. THÀNH ĐẦU THỔ tượng nạp âm của Mậu Dần Kỷ Mão là thiên kinh ngọc lũy của vua của tướng với cái hình rồng nằm dài thiên lý, hổ ngồi theo thế tứ duy. Nó đã xong rồi thì cần lộ bàng thổ bao quanh phù trợ cho địa thế rộng lớn mà không cần hỏa nữa, nhưng nếu không có lộ bàng thổ tất phải cần hỏa để khai phá. Sơn và thủy làm cho thành đầu thổ mang vẻ oai nghiêm

15. SA TRUNG THỔ tượng nạp âm của Bính Thìn, Đinh Tị là đất bồi do song biển, do chiều nước, do lớp lớp sóng dội (Lãng hồi sở tích, ba chử nhi thành), chỗ trù ngụ của Long sà, nơi biến thiên của hang hốc. Sa trung thổ tinh chất thanh tú cần tất cả các loại kim nuôi dưỡng cho nó thành đất tốt. Nó cần thiên thượng hỏa chiếu xuống thêm màu thêm mỡ và thủy làm cho nó quyện dẻo

16. LỘ BÀNG THỔ tượng nạp âm của Canh Ngọ Tân Mùi rộng rãi bao la bình điền vạn khoảnh, đại địa liên đồ. Giống ngũ cốc sống nhờ trên đó thảo mộc nhờ nó mà xanh tươi nơi có lửa trời sưởi ấm, chất đất ôn hòa để nuôi dưỡng vạn vật. Lộ bàng thổ cần nhất là nước, nước phải có nguồn tưới đều đều rồi đến nước trời vũ lộ (thiên hà thủy) nhưng không ưa đại hải thủy vì đại hải thủy không có khả năng tưới thấm mà chỉ phá phách kéo trôi đi tất cả màu mỡ.

17. ĐẠI DỊCH THỔ tượng nạp âm của Mậu Thân, Kỷ Dậu là đường đường đại đạo, đất bằng phẳng nối liền chín châu, giao thông vạn quốc. Nó cần lộ bàng thổ phù trì, cần thủysong nước bao quanh và núi cao để tạo quí

18. ỐC THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của bính Tuất Đinh Hợi là thứ thổ gạch ngói nhờ hỏa nung mộc đốt để thành tác dụng che tuyết che sương ngăn mưa ngăn gió. Oc thượng thổ tối hỉ mộc vì nếu không có mộc làm cái giá chống thì gạch ngói đứng đâu? Cần bình địa mộc cho nhà thêm vẻ phong phú, trang nhã

19. GIẢN HẠ THỦY tượng nạp âm của Bính Tí, Đinh Sửu là nước nguồn chảy thành thác vòng ngàn ngọn núi, băng vạn dặm rừng. Nước thác rất trong sạch tinh khiết, cần kim dưỡng như sa trung kim tốt nhất, cần đất làm thành thác nhưng chỉ đất sa trung mới hay, chứ đất lộ bàng và đại dịch sẽ làm cho nó bị đục

20. ĐẠI KHÊ THỦY tượng nạp âm của Giáp Dần At Mão, nước dòng song lớn cuồn cuộn, sóng cả nhấp nhô, quang ánh vạn lý tối hỉ hữu qui (có nơi để nó chảy về) hữu dưỡng có nguồn nuôi dưỡng, sợ sự xung động khiến nó thành phiêu lãng kỵ sấm sét, bão phong.

21. TRƯỜNG LƯU THỦY tượng nạp âm của NhâmThìn Quí Tị nước chảy thao thao vô cùng bất tận suôi về biển đông. Nó cần kim nuôi nguồn, cần thổ dựng đê thành lòng song.

22. THIÊN HÀ THỦY tượng nạp âm của Bính Ngọ, Đinh Mùi là nước trên trời thành mưa đổ xuống chan hòa khắp nơi tưới cho vạn vật tốt tươi, thổ không khắc được nó nên thiên hà thủy không sợ thổ, thiên thượng thổ chẳng làm cho địa kim sinh cho nên gặp kim vô ích. Thiên hà thủy thường đi với tích lịch hỏa để mà hóa ra vân vũ

23. TOÀN TRUNG THỦY tượng nạp âm của Giáp Thân At Dậu là nước suối nước mạch mát lạnh trong vắt, trăm vạn nhà đào giếng múc nước suối mà uống. Thứ nước này do kim tiết và nhờ mộc phát xuất nên hỉ gặp kim mộc. Tuy nhiên kim chất phải ôn hòa chớ sát phạt như kiếm phong kim nó cần gặp bình địa mộc chứ tang đổ mộc hay thạch lựu mộc vô ích

24. ĐẠI HẢI THỦY tượng nạp âm của Nhâm Tuất Quí Hợi là biển rộng mênh mong dung nạp tất cả nước song ngòi đổ xuống, cần thiên thượng hỏa ánh chiêu dương chiếu xuống làm thành cách thủy bổ dương quang
25. TÍCH LỊCH HỎA tượng nạp âm của Mậu Tí Kỷ Sửu đó là lửa hiệu lệnh của chín tầng trời chớp nhoáng như con kim sà nhanh như ngựa sắt phi bôn. Tích lịch hỏa là sấm sét cho nên cần thiên hà thủy. Tích lịch hỏa có khả năng dưỡng mộc (theo khoa học bây giờ sấm sét làm chất cho azote thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ, nhờ vậy cao mới đủ chất bổ dưỡng)

26. LƯ TRUNG HỎA tượng nạp âm của Bính Dần Đinh Mão. Sách có câu trời đất là cái lò, âm dương là than. Lư trung hỏa để nung nấu càn khôn rất ưa mộc sinh hỏa và lấy kim làm chỗ ứng dụng, có kim thì hỏa mới tỏ uy quyền, nhưng nếu vô mộc mà gặp kim đa tất hỏa lao khổ

27. PHÚ ĐĂNG HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn At Tị là ánh lửa đèn đựng trong kim khí để tỏa chiếu ngọc quang vào những nơi mà nhật nguyệt không soi vào, để làm sáng lúc trời đất chưa sáng. Thường gọi là nhân gian dạ minh chi hỏa, lấy mộc làm tâm, lấy thủy làm dầu gặp âm thì tốt, gặp dương bất lợi, rất sợ xung phá vì xung phá là gió táp thổi tắt ngọn đèn. Thủy của phú đăng hỏa là thứ thủy đào lên chứ chẳng phải đại khê hay đại hải thủy hoặc thiên hà thủy .

28. THIÊN THƯỢNG HỎA tượng nạp âm của Mậu Ngọ Kỷ Mùi là thứ hỏa ấm áp khiến song núi sáng sủa bởi dương đức lệ thiên chiếu xuống và âm đức xuất hải sáng ra. Thiên thượng hỏa cầu phong và mộc nhất là đại lâm mộc.

29. SƠN ĐẦU HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn Tuất At Hợi là thứ lửa khai hoang hay lửa rừng đốt cháy thành biển lửa thiêu rụi cỏ cây một vùng. Tại sao gọi là sơn đầu hỏa? Vì sắc của nó đỏ rực chan hòa như lúc mặt trời lặn, còn đang lấp ló đầu ngọn núi. Thiêu xong sơn đầu hỏa cần thủy để đất khỏi khô, hỏa này phải nhờ mộc đa mới cháy nếu chỉ có thổ không thì sơn đầu hỏa thành vô dụng

30. SƠN HẠ HỎA tượng nạp âm của Bính Thân Đinh Dậu là thứ hỏa lập lòe của đom đóm cho nên /Lan đài diện tuyển/ có đưa ra cách gọi là hùynh hỏa chiếu mộc, gặp mùa thu càng quí. Sơn hạ hỏa hỉ thủy để nhớ thủy phản chiếu hào quang, nhưng rất sợ gặp tích lịch hỏa làm tiêu diệt ánh sáng của nó

Bây giờ chúng ta bàn đến Ngũ Hành và các sao Tử Vi đẩu số toàn thư ghi ở cuối chương chỉ cách an sao mấy dòng chữ sau đây:

/Luận tinh thần sinh khắc chế hòa/

Xem tinh diệu trước hết phải biết rõ cái cơ của sự sinh khắc chế hóa: thứ đến an vị tại cung nào tỉ như Liêm Trinh thuộc hỏa mà an tại cung Dần, cung Dần là Mộc vậy Mộc có thể sinh ra Hỏa của Liêm Trinh nếu có Vũ Khúc đồng cung với Liêm Trinh, Vũ Khúc thuộc Kim, Mộc với Kim khắc tài tinh Vũ Khúc thành vô dụng. Các sao khác cũng cứ thế mà đoán. Kim nhập hỏa hương Hỏa nhập thủy hương Thủy nhập thổ hương Thổ nhập mộc hương Câu vi thụ chế. Tiếp đến là bảng kê tổng quát các sao thuộc hành gì, như:

Tử Vi thuộc Thổ
Lộc Tồn thuộc Thổ
Thiên Đồng thuộc Thủy Kim
Vũ Khúc thuộc Kim
Thái Âm thuộc Thủy
Cự Môn thuộc Thủy
Văn Khúc thuộc Kim
Thiên Lương thuộc Thổ
Phá Quân thuộc Thủy
Tả Phụ thuộc Thổ
Thiên Cơ thuộc Mộc
Thái Dương thuộc Hỏa
Liêm Trinh thuộc Hỏa T
hiên Phủ thuộc Thổ
Tham Lang thuộc Thủy Mộc
Thiên Tướng thuộc Thủy
Phụ Bật thuộc Thổ
Thất Sát thuộc Hỏa
Văn Xương thuộc Kim.

Ơ trên là 18 ngôi sao chính diệu, các sao khác không kể làm chính diệu như:

Khôi Việt thuộc Hỏa
Đà La thuộc Kim
Linh Tinh thuộc Hỏa
Thương Sứ thuộc Thủy
Hóa Quyền thuộc Mộc
Hóa Kị thuộc Thủy
Thái Tuế thuộc Hỏa
Lực Sĩ thuộc Hỏa
Đại Tiểu Hao thuộc Hỏa
Tấu thư thuộc Kim
Hỉ Thần thuộc Hỏa
Tang Môn thuộc Mộc
Quan Phú thuộc Hỏa
Thiên Mã thuộc Hỏa
Kình Dương thuộc Kim
Hỏa Tinh thuộc Hỏa
Không Kiếp thuộc Hỏa
Hóa Lộc thuộc Thổ
Hóa Khoa thuộc Thủy
Hồng Loan Thiên Hỉ Thủy
Bác Sĩ thuộc Thủy
Thanh Long thuộc Thủy
Tướng Quân thuộc Mộc
Phi Liêm thuộc Hỏa
Phục Bình thuộc Hỏa
Bạch Hổ thuộc Kim
Điếu Khách thuộc Hỏa
Riêu Y thuộc thủy.

Ngoài ra, còn một số sao khác không thấy ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư, nhưng các sách Tử Vi của người Việt đều có như:

Long Trì thuộc Thủy
Tam Thai thuộc Thổ
Am Quang thuộc Hỏa
Thai Phu thuộc Thổ
Thiên Quan quí nhân hỏa
Đào Hoa thuộc Mộc
Thiên Hư thuộc thủy
Phượng Các thuộc Mộc Kim
Bát Tọa thuộc Thổ
Thiên Quí thuộc thổ
Phong Cao thuộc Thổ
Thiên Phúc quí nhân Thổ
Thiên Khốc thuộc Kim
Cô Quả thuộc Hỏa.

Rồi đến vòng sao Tràng Sinh cũng có phân định Ngũ Hành cho mỗi đoạn trong vòng như:

Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan Đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Tuyệt thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Mộc
Suy thuộc Kim
Tử thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.

Chúng ta hãy gạt ra ngoài vấn đề có nhiều sách chép khác nhau về hành của mỗi sao, sách này bảo sao X thuộc thủy, sách khác bảo sao đó thuộc mộc v.v… Chúng ta cứ kể là vấn đề /hành/ của các sao đã được hòan toàn thống nhất, sự khác biệt chẳng qua là do chép sai của tác giả nào đó mà thôi. Ơ đây chỉ bàn thuần túy vấn đề tác dụng ngũ hành của các sao như thế nào?

Thứ nhất là nguyên tắc thụ chế mà Tử Vi đẩu số toàn thư nêu trên:
Kim nhập Hỏa hương

Hỏa nhập Thủy hương …
Vậy tại sao Cự Cơ Mão Dậu lại tốt? Đành rằng sao Cự Môn thuộc Thủy vào cung Mão tạm được vì nó chỉ tiết khí chứ không thụ chế, vào cung Dậu thì được Kim sinh nó. Nhưng sao Thiên Cơ thuộc Mộc đóng Dậu cung rõ ràng Mộc nhập Kim hương thụ chế mà không vô dụng. Rồi hai sao Liêm Tham Tị Hợi cũng ở trường hợp tương tự. Liêm thuộc Hỏa cư Tị là Hỏa Địa, vẫn bị vào Hãm Địa, Tham Lang thuộc Thủy Mộc cư Hợi là thủy địa vẫn bị vào hãm địa. Hỏi rằng hãm với miếu còn căn cứ trên nguyên tắc thụ chế hay không, hay là căn cứ trên một nguyên tắc nào khác nữa? Chúng ta sẽ giảng ra sao câu sau đây:
Liêm Trinh Thất Sát đồng viên
Ơ cung Tị Hợi chiếu miền Thiên Thương
Đặng Thông đói suốt năm trường
Hạn hành phải sợ tai ương đến mình.
Cả Liêm Trinh Thất Sát đều là Hỏa, lại lâm nguy tại cung Tị là Hỏa hương?

Thứ hai, mỗi cung trong tất cả 12 cung của lá số cung nào cũng có đủ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ kể chung chính diệu với phụ tinh. Theo thói thường chỉ thấy căn cứ vào tính chết hung cát của các vị sao đồng thời căn cứ vào sự kết hợp thành từng bộ để giảng đóan chứ không thấy căn cứ vào cái lý vận động của ngũ hành. Đôi khi cũng có các vị vẻ suy tư nói sang chuyện ngũ hành thì cũng chỉ nói sơ sài, nếu không muốn bảo là gượng, là ngụy biện.
Thứ ba là ngũ hành nếu theo Tử Vi đẩu số toàn thư chỉ thấy nói đến mặt thụ chế mà không lưu ý đến toàn bộ vận động biện chứng sinh khắc chế hóa biến ảo vô cùng sau đây:
Kim vượng được Hỏa mới thành khí cụ ; Hỏa vượng được Thủy thành sức mạnh của hơi nước tức là Thủy Hỏa tương tế, Thủy giúp Hỏa ; Thủy vượng được Thổ mới thành ao hồ, Thổ vượng được Mộc mới sơ thông thổ không bị bí ; Mộc vượng được Kim mới ra kèo cột chống đỡ.

Kim nhờ Thổ sinh nhưng Thổ đa thì Kim bị chôn vùi ; Thổ nhờ Hỏa sinh nhưng Hỏa nhiều Thổ cháy. Hỏa do Mộc sinh nhưng Mộc nhiều Hỏa bị ngạt ; Mộc nhờ Thủy sinh nhưng Thủy trận thì Mộc trôi ; Thủy nhờ Kim sinh nhưng Kim đa Thủy trọc (đục dơ bẩn).

Kim có thể sinh Thủy nhưng Thủy đa tất Kim chìm. Thủy có thể sinh Mộc nhưng Mộc đa thì Thủy kiệt. Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều Mộc cháy tiêu. Hỏa có thể sinh Thổ nhưng Thổ đa làm Hỏa ngạt. Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim đa thổ biến.

Kim khả dĩ khắc Mộc nếu Mộc cứng Kim sẽ sứt mẻ. Mộc khả dĩ khắc Thổ, nếu Thổ chắc rắn Mộc gầy. Thổ khả dĩ khắc Thủy nếu Thủy nhiều quá Thổ sẽ trôi. Thủy khả dĩ khắc Hỏa nếu Hỏa nhiều sẽ làm sôi Thủy. Hỏa khả dĩ khắc Kim nếu Kim nhiều Hỏa tắt.

Kim suy gặp Hỏa bị cháy tan. Hỏa nhược gặp Thủy Hỏa tất diệt. Thủy yếu gặp Thổ, Thủy ứ tắc. Thổ suy gặp Mộc Thổ bị nát vụn. Mộc nhược gặp Kim, Mộc bị sát phạt.

Cường Kim được Thủy mới tiết bớt sức mạnh Cường Thủy được Mộc mới tiết bớt thế mạnh Cường Mộc được Hỏa mới bớt ngang ngạnh Cường Hỏa được Thổ mới ngừng hoành hành Cường Thổ được Kim mới chế được hại.

Mộc sinh Hỏa tuy nhiên Hỏa cũng có thể sinh Mộc, Thủy sinh Mộc la tưới cho đất bớt khô, còn Hỏa sinh Mộc là làm cho trời nóng ấm cây khỏi cóng rét.

Hỏa sinh Thổ tuy nhiên Thổ cũng có thể sinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa nhờ cái khô của cây vào mùa đông, còn Thổ sinh Hỏa là do đất nóng trong tháng hạ.

Thổ sinh Kim tuy nhiên Kim cũng có thể sinh Thổ, Hỏa sinh Thổ bằng cách đốt bớt chất ẩm, còn Kim sinh Thổ bằng cách làm chắc đất lại.

Kim sinh Thủy tuy nhiên Thủy cũng có thể sinh Kim, Thổ sinh Kim bằng sự thấm bớt nước còn Thủy sinh Kim bằng sự chế ngự tính khốc liệt của Hỏa.

Thủy sinh Mộc tuy nhiên Mộc cũng có thể sinh Thủy, Kim sinh Thủy bằng cách ngăn chặn sự tiết lậu còn Mộc sinh Thủy bằng cách khơi thông ứ tắc …

——————-

Xin nhắc lại:

Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Kim
Suy thuộc Thủy
Tử thuộc Thủy
Tuyệt thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.

Đầu hết chúng ta hãy đi tìm hiểu quan niệm của khoa âm dương học về vòng tràng sinh ra sao đã. Sách nào cũng đều nói vòng tràng sinh là những giai đoạn (thập nhị vận) thành trưởng, vượng thịnh, suy yếu và hủy diệt.Số Tử Bình giảng thập nhị vận ấy như sau:

– Trường Sinh là đất sống của ngũ hành, gặp tràng sinh là người nhiều tài cán, sớm thành công, hạnh phúc vô cùng.

– Mộc Dục là giai đoạn của sự tắm rửa, đứa trẻ vào đất sống đang được tắm ở chuồng còn non nớt yếu đuối cho nên gặp Mộc Dục số đàn ông cô độc khắc cha mẹ, con cái ;số đàn bà phá bại nhà mình cũng như nhà chồng, đẻ con khó nuôi.

– Quan Đới là giai đoạn biết đội nón chít khăn để hưng gia lập nghiệp. Ban đầu bần hàn càng về sau càng qúi hiển, nếu lại ở ngôi bản vị qúi nhân thì tuổi trẻ đã đắc lộ thanh vân.

– Lâm Quan – Đế Vương là giai đoạn ví như con người vào tuổi bốn năm mươi,công đã thành danh đã toại đang hưởng vinh hoa. Mệnh được gặp Lâm Quan Dế Vương thì gia nghiệp hưng Long, dục vọng công danh thoả chí. Dù cho có thất vị thì danh cũng đã nhiều người biết đến.

– Suy – Bệnh – Tử là giai đoạn già nua suy yếu của ngũ hành. Lực không còn theo tâm nữa , cần phải có sự phù giúp mới có thể hanh thông.

– Mộ là giai đoạn đem chôn vùi, đòi hỏi một sự xung phá thì uất kết của chôn vùi mới vỡ bung ra để chuyển thành một sự nghiệp mới.

– Tuyệt là giai đoạn đi sau mộ, nếu không có sự xung phá kia để phục hồi thì sẽ diệt hẳn.

– Thai là giai đoạn trứng nước nảy nở, lúc này còn ở tình trạng ngu si dễ bị bóp chết.

– Dưỡng là giai đoạn đã thành hình bây giờ phải dựng dục nuôi nấng. Giai đoạn này hung cát thường đi đôi.

Mỗi hành kim mộc thuỷ hoả thổ đều phải có một cuộc đời trải qua 12 giai đoạn kể trên theo nguyên tắc sinh diệt mà thành một vòng tròn bất tận gọi là Vòng Tràng Sinh.Nó được phân định như sau:

– Giáp can: Tràng sinh tại Hợi, Mộc Dục Tí, lâm quan Sửu, Lâm quan Dần, Đế Vượng Mão, Suy Thìn, Bệnh Tị, Tử Ngọ, Mộ Mùi, Tuyệt Thân, Thai Dậu.

– Ất can: Tràng sinh tại Ngọ, Mộc Dục Tị, Quan đới Thìn, Lâm quan Mão, Đế vượng Dần, Suy Sửu, Bệnh Tí, Tử Hợi, Mộ Tuất, Tuyệt Dậu, Thai Thân, Dưỡng Mùi.

– Bính Mậu can: Tràng sinh tại Dần, Mộc dục Mão, Quan đới Thìn, Lâm quan Tị, Đế vượng Ngọ, Suy Mùi, Bệnh Thân, Tử Dậu, Mộ Tuất, Tuyệt Hợi, Thai Tí, Dưỡng Sửu.

– Đinh Kỷ can: Tràng sinh tại Dậu, Mộc dục Thân, Quan đới Mùi, Lâm quan Ngọ, Đế vượng Ngọ, Suy Thìn, Bệnh Mão, Tử Dần, Mộ Sửu, Tuyệt Tí, Thai Hợi, Dưỡng Tuất.

– Canh can: Tràng sinh tại Tị, Mộc Dục Ngọ, Quan đới Mùi, Lâm quan Thân, Đế vượng Dậu, Suy Tuất, Bệnh Hợi, Tử Tí, Mộ Sửu, Tuyệt Dần, Thai Mão, Dưỡng Thìn.

– Tân can: Tràng sinh tại Tí, Mộc dục Hợi, Quan đới Tuất, Lâm quan Dậu, Đế vượng Thân, Suy Mùi, Bệnh Ngọ, Tử Tị, Mộ Thìn, Tuyệt Mão, Thai Dần, Dưỡng Sửu.

– Nhâm can: Tràng sinh tại Thân, mộc dục Dậu, Quan đới Tuất, Lâm quan Hợi, Đế vượng Tí, Suy Sửu, Bệnh Dần, Tử Mão, Mộ Thìn, Tuyệt Tị, Thai Ngọ, Dưỡng Mùi.

– Qúi can: Tràng sinh tại Mão, Mộc dục Dần, Quan đới Sửu, Lâm quan Tí, Đế vượng Hợi, Suy Tuất, Bệnh Dậu, Tử Thân, Mộ Mùi, Tuyệt Ngọ, Thai Tị, Dưỡng Thìn.

Như vậy trừ Bính Dậu đi cùng một vòng và Đinh Kỷ đi cùng vòng thành ra có tám vòng bốn dương can và bốn âm can. Dương đi thuận âm đi nghịch.

————————

Thiên Phủ vi lộc khố,
Nhập mệnh chung thị phú
Vạn khoảnh trí điền chủ,
Gia tư vô luận số

Nữ mệnh tọa hương khuê
Nam mệnh thực thiên lộc
Thử thị phú cát tinh
Tứ xứ vô bất túc

==============

Thiên Phủ là kho của
Nhập mệnh chủ giầu sang
Ruộng vườn rộng muôn mẫu
Gia sản đến muôn ngàn

Mệnh nữ là khuê các
Mệnh nam ăn lộc vàng
Là cát tinh giầu phúc
Giầu có khắp muôn phương

————————

Nói Thiên Phủ là “là phủ là kho của tiền tài”, đây là nói Thiên Phủ có bản chất chứa tiền tài. Do đó dẫn đến hàm nghĩa Thiên Phủ có bản chất là bảo thủ, ổn định. Bởi vì muốn chứa giữ tài phú, thì nhất định phải có hoàn cảnh ổn định, mà chứa giữ tức là không làm hao tổn, cho nên mới nói là bảo thủ. Nhưng, khi tương hội với các sao có tính chất không lành, thì sẽ hình thành tính ích kỷ, keo kiệt, có nghĩa là chỉ biết lợi về phần mình !

———-

Lục Bân Triệu đánh giá cao khi Tử vi và Thiên Phủ đồng độ.

Nhưng, Tử Vi và Thiên Phủ lại có tính chất mâu thuẫn nhau, một chủ về tiến công, một chủ về bảo thủ, cho nên tuy khí lực có dư thừa nhưng tính quyết đoán thì không đủ, không thể là người gánh vác trách nhiệm đưa ra quyết định tối cao.

Loại mệnh cách này khá thích hợp làm công chức, có thể thống lãnh một bộ môn.

——–

Nhận định của Lục Tại Điền trái ngược với Lục Bân Triệu, ông nhận định Thiên Phủ không phải là sao Nghệ thuật.

Thiên Phủ tính chất bảo thủ, không có tính sáng tạo, khó có kiến giải đặc thù, lại không thể có phát minh hơn người.

Nếu thấy Long Trì, Phượng Các, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa, thì cũng là người tài giỏi, nhưng chỉ làm một chuyên gia, mà không phải là nghệ thuật gia, có thể làm công trình sư nhưng không thể là một TỔNG công trình sư bao quát toàn bộ phương diện mỹ cảm nghệ thật.

————-

Thiên Phủ độc tọa tại Tị hoặc Hợi, xung cung là Tử Vi + Thất Sát

Lục Bân Triệu nói “chủ về đại thọ”, nói như vậy chỉ sát hợp với thực tiễn cho người tuổi Tý có sao Thiên Thọ đồng cung tại Tị hoặc Hợi.

————————

Sao Vũ Khúc là chủ Tài bạch, sao Thiên Phủ cũng là chủ Tài bạch, sao Thái âm cũng là chủ Tài bạch. Khi luận đoán tính lý của sao Vũ Khúc, tất không thể bỏ qua ý nghĩa này. Tính lý Tài bạch của 3 sao này có chỗ khác nhau:

– Vũ Khúc là sao kiếm tiền, có động lực, tích cực phấn đấu.

– Thiên Phủ là sao tích lũy tiền bạc, không chủ về kiếm tiền.

– Thái Âm là sao chủ về suy tính chọn giải pháp, lên kế hoạch về tiền bạc kinh tài.

————————

Tử vi vốn thuộc thổ
Quan lộc làm chủ tinh
Được giúp thì hữu dụng
Vua côi đứng một mình

Mọi cung đều tạo phúc
Gặp hung phúc tự sinh
Văn xương lợi khoa giáp
Văn khúc nhận ơn trên

Tăng, đạo tu thành tựu
Vui vẻ qua nhân sinh
Các sao đều chầu đến
Làm quan rất công bình

Người nữ gặp Đế tọa
Gặp chuyện tốt, quý nhân
Cùng đào hoa gặp gỡ
Phiêu bạt chốn phong trần

Gặp Kình dương Linh Hỏa
Phường trộm cắp bất nhân
Ba phương cát tinh chiếu
Mới coi là quý nhân

Nếu không gặp Phụ Bật
Bị kẻ ác khinh nhờn
Vua thành phường vô đạo
Nên xét rõ nguyên nhân.

———

ĐỘ SÁNG SAO TỬ VI – CHỮ SỐ TRONG BẢNG BIỂU THỊ ĐỘ SÁNG CỦA SAO

MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG NHƯ SAU

= + 4 = MIẾU
= + 3 = VƯỢNG
= + 2 = ĐỊA
= + 1 = LỢI
= 0 = BÌNH HÒA
= – 1 = KHÔNG ĐẮC ĐỊA
= – 2 = HÃM ĐỊA

————————

– Phép mượn cung: Phép này khá thông dụng ở Đài Loan, được nhiều người xử dụng từ lâu. Thí dụ: Ông X đang ở cung Tí thì cung thê của Tí (tức cung Tuất) ứng với vợ hoặc tình nhân của ông X. Giả như ông X ngoại tình với một người đã có chồng là bà Y trong hạn này thì bà Y ứng cung thê của hạn nên ứng cung Tuất (thê của Tí). Lại nữa, vì bà X ứng cung Tuất nên chồng bà X ứng cung Thân (là cung phu của Tuất).

– Phép “Thái Tuế nhập quái”: Phép này nhờ ông Tử Vân mà trở thành hết sức phổ biến ở Đài Loan, dù chỉ mới nổi lên trong vòng hơn hai mươi năm nay. Như trường hợp ông X ngoại tình với bà Y như ở trên nếu dùng lá số của ông X để xem diễn biến ra sao thì coi cung có địa chi của bà Y ứng với bà Y, lại thêm các sao hóa theo Thiên can năm sinh của bà Y vào; rồi phối hợp dữ liệu mà đoán tốt xấu. Nói chung chung thì, nhiều lộc tụ tập thì tốt, bị kị sát tụ tập thì xấu nhưng đi vào thực tế thì có thể hết sức phức tạp.

Định nghĩa vài thuật ngữ:
Tiên thiên (ứng toàn bộ): Tiên thiên mệnh là cung mệnh, tiên thiên phu là cung phu v.v…

Hậu thiên, hạn (ứng đại hạn 10 năm): Hậu thiên mệnh hoặc hạn mệnh là cung đại hạn. Từ cung đại hạn lùi lại 2 cung thì được hậu thiên phu hoặc hạn phu. Thí dụ đại hạn ở cung Hợi thì gọi Hợi là hậu thiên mệnh hoặc hạn mệnh, gọi Dậu là hậu thiên phu hoặc hạn phu.

Lưu (ứng một năm): Lưu mệnh là cung chứa lưu Thái Tuế. Từ lưu mệnh lùi lại hai cung được lưu phu. Như năm xem hạn là năm Tí thì Tí là lưu mệnh, Tuất là lưu phu.

Chú ý về cách xem nhân duyên của ông Trần Thế Hưng:

Chỉ xem chính tinh tứ hóa Lộc Tồn lục cát lục sát Khốc Hư Hình Riêu Đào Hồng Hỉ. Các sao còn lại bất luận lớn (như Tuần Triệt song Hao) hoặc nhỏ (như Giải Thần, Âm Sát) đều không xem.
An Hỏa Linh thuận theo giờ cả, không phân nam nữ âm dương như VN.

Trích sách “Hôn ngoại tình thiên” (dịch nghĩa “Các lá số ngoại tình”), 1994, nxb Tiêm Đoan, Đài Bắc.

————————

Mệnh nạp âm

LỤC ÂM THUỘC KIM [ 1 – 2 – 9 – 10 – 7 – 8 ]1- Giáp Tý – Ất Sửu = Hải trung Kim = vàng trong biển = Thủy vượng Kim tàng.
Do khí âm dương còn tiềm ẩn không lộ ra, chỉ nghe thấy danh mà không thấy hình. Tượng như con người còn đang ở trong bụng mẹ.
2- Nhâm Dần – Quý Mão = Kim bạc Kim = kim dát vàng = Mộc thịnh Kim tuyệt
Do khi âm dương vẫn còn yếu, hình và thể vẫn còn mỏng manh.
3- Canh Thìn – Tân Tị = Bạch lạp Kim = kim sáp ong = Kim dưỡng sắc minh
Thời điểm khí âm dương được sinh ra, nhưng vẫn còn ở trong mỏ dưới lòng đất, đang dần dần chuyển mầu thành sắc trắng của phương Tây.
4- Giáp Ngọ – Ất Mùi = Sa trung Kim = vàng trong cát = Thổ mộ bất hậu
Khí âm dương đã được sinh ra thành vật chất bắt đầu cứng cáp, kim trong cát mà không phải là cát vì còn đang nung trong lửa.
5- Nhâm Thân – Quý Dậu = Kiếm phong Kim = sắt mũi kiếm = Nhâm Thân kim vượng
Khí âm dương cường thịnh, đây là khời khắc ngọn cỏ nhú đầu ra, Thân Dậu là chính vị của Kim lại gặp thiên là can Nhâm Quý, chính là thời điểm cây cỏ nhú đầu ra – Mộc khởi đầu xuất hiện mầm mống.
6- Canh Tuất – Tân Hợi = Thoa xuyến Kim = vàng trang sức = Canh Tân suy Mộc
Đến thời hình thể của Kim bị phá hủy, không còn tác dụng gì, Kim khí bắt đầu ẩn dấu, chỉ có thể dùng làm đồ trang sức, cất giữ trong khuê các.

– Thiên = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ (thủy thổ tương khắc)
– Địa = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, Dần Mão tương khác Thân Dậu
– Nhân = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = Thìn Tị trong bát quái ứng với Tốn, Tuất Hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả hai có sự khác nhau - nhân và nghĩa.

– Tứ sinh = Nhâm Dần – Tân Tị – Nhâm Thân – Tân Hợi => Nhâm + Tân
– Tứ vượng = Giáp Tý – Giáp Ngọ – Quý Mão – Quý Dậu => Giáp + Quý
– Tứ mộ = Ất Sửu – Canh Thìn – Ất Mùi – Canh Tuất => Ất + Canh  
 
LỤC ÂM THUỘC MỘC [ 9 – 10 – 7 – 8 – 5 – 6 ]

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc = gỗ cây dâu = Nhất dương Thủy động
Thể của Mộc khí đang trong tình trạng quanh co, hình thành nên đường gấp khúc, duỗi thẳng ra ở cuối, lại mọc ở chỗ có nước (còn gọi là Phù tang mộc)
2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc =  cây tùng bách = Canh Tân Lâm quan
Mộc khí chịu ảnh hưởng nhiều từ dương khí nên khỏe mạnh, hơn nữa lại ở dưới Kim nên manh tính chất kiên cường.
3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc = Cây rừng lớn = Thổ mộ Mộc thịnh
Mộc khí tuy không thịnh nhưng đang được đúng thời, nên cây lá rậm rạp sum suê
4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc = Cây dương liễu = Mộc đương Mậu thịnh
Mộc khí đến Ngọ thì sẽ tử vong, đến Mùi thì sẽ tiến vào phần Mộ, dương liễu vào mùa Hạ thì tàn tạ, can chi suy yếu, tính chất yếu mềm.
5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc = Cây thạch lựu = Thu vượng Mộc tuyệt
Trong Ngũ hành thuộc Kim, nhưng nạp âm lại thuộc Thủy, khí âm dương của Thân Dậu suy yếu, sự vật đã trưởng thành, Mộc tại Kim vị có mùi tanh, tính chất có vị đắng, thì chỉ có cây Thạch lựu là ứng.
6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc = cây đồng bằng = Mậu Kỷ mộc dưỡng
Đến thời kỳ Mộc khí đã ẩn dấu, Mộc khí đã quay về gốc (cây) giấu trong đất, âm dương tích tụ.

– Nhâm Tý Quý Sửu >< Nhâm Ngọ Quý Mùi = một cong, một mềm yếu, hình thể và tính chất khác nhau.
– Canh Dần Tân Mão >< Canh Thân Tân Dậu = một kiên cường, một có vị cay, tính chất và mùi vị khác nhau.
– Mậu Thìn Kỷ Tị >< Mậu Tuất Kỷ Hợi = một phồn thịnh, một suy bại, vị trí trong bát quái nôi liền nhau.     

– Tứ sinh = Canh Dần – Kỷ Tị – Canh Thân – Kỷ Hợi => Canh + Kỷ
– Tứ vượng = Nhâm Tý – Tân Mão – Nhâm Ngọ – Tân Dậu => Nhâm + Tân
– Tứ mộ = Quý Sửu – Mậu Thìn – Quý Sửu – Mậu Tuất => Quý + Mậu     
LỤC ÂM THUỘC THỦY [ 3 – 4 – 1 – 2 – 9 – 10 ]

1- Bính Tý – Đinh Sửu = Giản hạ thủy = nước khe suối = Thủy trung hữu nguồn
Khí của Thủy chưa hình thành, nước chảy ra ở nơi chỗ thấp hóa ẩm
2- Giáp Dần – Ất Mão = Đại khê thủy = nước suối lớn = Ất Mão trường sinh
Mộc khí chứa dương khí, thế nước ở phía Đông rất lớn, nước từ đầu nguồn chảy ra, phun ra rất lớn.
3- Nhâm Thìn – Quý Tị = Trường lưu thủy = nước chảy dài = Mộ Thai đông quy
Thủy khí chuyên nhất chỉ cần tinh của cung Ly. Thế nước xa Đông Nam, thế nước mạnh, chảy xa, không bao giờ cạn.
4- Bính Ngọ – Đinh Mùi = Thiên hà thủy = nước trên trời = Thủy Lâm kỳ thượng
Thủy khí tăng lên đến Hỏa vị, nước nhiều thành mưa, rơi xuống nước ở Hỏa vị, loại nước này chỉ có ở trên trời.
5- Giáp Thân – Ất Dậu = Tỉnh tuyền thủy = nước dưới giếng = Thu Kim sinh Thủy
Thủy khí bắt đầu tĩnh lặng, vị trí Thân Dậu tiếp nối, nước chảy không ngừngảy không ngừng.
6- Nhâm Tuất – Quý Hợi = Đại hải thủy = nước biển lớn = Nhâm Quý đới vượng
Tuất Hợi ở vị trí cuối của Địa chi, Thủy khí đã tích tụ, thế nước dần dần tĩnh lặng nhưng không bao giờ hết, thêm nước vào cũng không bao giờ bị tràn, nước chảy có thể đi đến khắp mọi nơi.

– Bính Tý Đinh Sửu >< Bính Ngọ Đinh Mùi = một nhiều thủy, một ít thủy, một trên một dưới.
– Giáp Dần Ất Mão >< Giáp Thân Ất Dậu = một nuôi dưỡng cây (dần mão thuộc thủy), một cần Kim để khai phá (thân dậu thuộc kim)
– Nhâm Thìn Quý Tị >< Nhâm Tuất Quý Hợi = một động một tĩnh, một có thủy khí phát ra, một có thủy khí bế tắc.    

– Tứ sinh = Giáp Dần – Quý Tị – Giáp Thân – Quý Hợi => Giáp + Quý
– Tứ vượng = Bính Tý – Ất Mão – Bính Ngọ – Ất Dậu => Bính + Ất
– Tứ mộ = Đinh Sửu – Nhâm Thìn – Đinh Mùi – Nhâm Tuất =. Đinh + Nhâm   
LỤC ÂM THUỘC HỎA [ 5 – 6 – 3 – 4 – 1 – 2 ]

1- Mậu Tý – Kỷ Sửu = Tích lịch hỏa = lửa sấm chớp = Âm nội hàm dương.
Hỏa khí chứa dương khí mà lại ở Thủy vị, trong Thủy có Hỏa thì chỉ có Long thần mới làm được – thần rồng.
2- Bính Dần – Đinh Mão = Lô trung hỏa = lửa trong lò = Mộc vương Hỏa sinh
Hỏa khí dần dần thăng lên, nếu có thêm chỉ một ít củi thì Hỏa khí lại càng thêm vượng, đồng thời dựa thêm vào sự trợ giúp của phương đông thuộc dương, thì Thiên Địa chính là lò lửa.
3- Giáp Thìn – Ất Tị = Phúc đăng hỏa = lửa trong đèn = Thổ chi yểm phục
Hỏa khí vượng thịnh, thế và lực của Hỏa mạnh, vị trí của Thìn Tị được tiếp nối nhau, nên nguồn lửa không bị ngắt đoạn, liên tục không ngớt.
4- Mậu Ngọ – Kỷ Mùi = Thiên thượng hỏa = lửa trên trời = Hỏa vượng thượng viêm
Hỏa khí qua dương cung, thế của Hỏa càng thêm thịnh vượng, lực của Hỏa được tập trung thêm mạnh ở phía trên.
5- Bính Thân – Đinh Dậu = Sơn hạ hỏa = lửa dưới núi = Bính Đinh hỏa bệnh
Đến thời kỳ Hỏa khí ẩn dấu, thế của Hỏa bình lặng, lực của Hỏa tiêu tan.
6- Giáp Tuất – ẤT Hợi  = Sơn đầu hỏa = lửa đầu núi = Giáp Mậu hỏa thấu
Núi có thể dấu hình thể nhưng đỉnh thì lại lộ ra ánh sáng, ánh sáng này “trong sáng ngoài tối”, ẩn dấu vào trong mà không lộ ra ngoài.

– Mậu Tý Kỷ Sửu >< Mậu Ngọ Kỷ Mùi = đều có khí lớn, huy hoàng to lớn
– Bính Dần Đinh Mão >< Bính Thân Đinh Dậu = một có Mộc tương trợ, một có Kim ngăn trở
– Giáp Thìn Ất Tị >< Giáp Tuất Ất Hợi = cả hai đều có ánh lửa suy yếu, rất kị có gió thổi  

– Tứ sinh = Bính Dần – Ất Tị – Bính Thân – Ất Hợi => Bính + Ất
– Tứ vượng = Mậu Tý – Đinh Mão – Mậu Ngọ – Đinh Dậu => Mậu + Đinh
– Tứ mộ = Kỷ Sửu – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Giáp Tuất => Giáp + Kỷ      
LỤC ÂM THUỘC THỔ [ 7 – 8 – 5 – 6 – 3 – 4 ]

1- Canh Tý – Tân Sửu = Bích thượng thổ = đất trên trời = Thủy Thổ tương tu
Thổ khí vẫn bị tắc chưa thông, sự vật vẫn bị dấu đi chưa được lộ ra, hình thể bị che lấp, trong ngoài không tiếp xúc được với nhau.
2- Mậu Dần – Kỷ Mão = Thành đầu thổ = đất trên thành = Thủy thượng sinh bệnh
Thổ khí đã bắt đầu hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật cho đến khi rễ ăn sâu, cành rập rạp.
3- Bính Thìn – Đinh Tị = Sa trung thổ = đất trong cát = Thổ mộ bất hậu
Thổ khí chứa dương khí, tạo cơ sở vững chắc cho vạn vật sinh trưởng
4- Canh Ngọ – Tân Mùi = Lộ bàng thổ = đất ven đường = Canh Ngọ thổ Thai
Thổ khí vượng thịnh, có thể trở đỡ vạn vật, trên Thổ có thể nhìn thấy các loại sự vật.
5- Mậu Thân – Kỷ Dậu = Đại dịch thổ = đất dịch chuyển = Mậu Kỷ thổ bệnh
Thổ khí bắt đầu thu dấu, vạn vật điêu tàn, Thổ đã không còn tác dụng
6- Bính Tuất – Đinh Hợi = Ốc thượng thổ = đất mái nhà = Mộ Thai thổ thao
Thổ khí che dấu vạn vật, thông qua hình thể âm dương của Thổ thì tác dụng của Thổ đã phát huy hết.

– Canh Tý Tân Sửu >< Canh Ngọ Tân Mùi = một tán một tụ, một tử một sinh
– Mậu Dần Kỷ Mão >< Mậu Thân Kỷ Dậu = Kim Mộc tương khắc
– Bính Thìn Đinh Tị >< Bính Tuất Đinh Hợi = một khô một ẩm  

– Tứ sinh = Mậu Dần – Đinh Tị – Mậu Thân – Đinh Hợi => Mậu + Đinh
– Tứ vượng = Canh Tý – Kỷ Mão – Canh Ngọ – Kỷ Dậu => Canh + Kỷ
– Tứ mộ = Tân Sửu – Bính Thìn – Tân Mùi – Bính Tuất = Tân + Bính  

————————

Địa không Địa kiếp đều là Sát diệu, tính chất hai sao này tương tự nhau, song nghiêm khắc mà nói, thì Địa không chủ về trở ngại gãy đổ mạnh một lần, còn Địa kiếp thì sóng gió và áp lực trở đi trở lại nhiều lần. Nhưng khi luận đoán thực tế thì lại rất khó phân chia nghiêm khắc như vậy.

Ngoài ra, Địa không Địa kiếp còn chủ về tiền tài trống rỗng, mất sạch, cũng chủ về không tưởng, ảo tưởng.

– Ở cung Mệnh: ngoại trừ chủ về trắc trở, thất lợi, còn chủ về có khí chất nghệ thuật, có sáng kiến sáng tạo.

– Ở cung Tài: chủ về sự nghiệp suy thoái, cục diện nhỏ hẹp, hoặc có mối lo về phá tán thất bại, thất nghiệp. Cũng chủ về theo nghề công nghiệp, nghệ thuật.

– Ở cung Di: chủ về ra ngoài bị thiệt thòi, tổn thất.

– Ở cung Phúc: chủ về sức tưởng tượng phong phú, hoặc nhiều tưởng không thực tế.

– Ở Phu thê: chủ về lụy người phối ngẫu mà bị phá tài, hoặc sinh hoạt tình cảm trống rỗng.

– Ở cung Phụ mẫu, Huynh đệ, Tử nữ: hoặc chủ về người thân bị hình khắc tai tật, hoặc chủ về thiếu duyên phận, hay vì người thân mà bị liên lụy phá tài.

– Ở cung Nô: chủ về bị bằng hữu, thuộc hạ làm liên lụy mà tổn thất, phá tán thất bại.

– Ở cung Điền: chủ về khó mua nhà cửa điền sản, hoặc đầu tư địa ốc bị thua lỗ, hoặc phá tán điền sản gia sản của tổ tiên.

– Ở cung Tật ách: Địa kiếp thuộc dương hỏa chủ về bệnh đau Dạ dày. Địa không là âm hỏa chủ về huyết hư.

————————

Lưu Xương và Lưu Khúc trong các Lưu diệu, tức là Văn xương và Văn khúc trong mệnh bàn.

Phương pháp an Lưu Xương và Lưu Khúc dựa vào thiên can mà lập, y theo cung can của cung mệnh Đại hạn và thiên can của Lưu niên. Không dựa vào Giờ sinh để lập Xương Khúc như mệnh bàn nguyên cục.

– Phép an Lưu Xương: lấy cung Tị làm khởi điểm, không vào 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Can Giáp ở Tị, can Ất ở Ngọ, can Bính Mậu ở Thân, can Đinh Kỷ ở Dậu, can Canh ở Hợi, can Tân ở Tý, can Nhâm ở Dần, can Quý ở Mão ==> Đây là đếm thuận.

– Phép an Lưu Khúc: lấy cung Dậu làm khởi điểm, không vào 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Can Giáp ở Dậu, can Ất ở Thân, can Bính Mậu ở Ngọ, can Đinh Kỷ ở Tị, can Canh ở Mão, can Tân ở Dần, can Nhâm ở Tý, can Quý ở Hợi ==> Đây là đếm ngược.

————————

KHẨU QUYẾT AN THIÊN KHÔI – THIÊN VIỆT

Giáp Mậu Canh ngưu dương
Ất Kỷ thử hầu hương
Bính Đinh chư kê vị
Nhâm Quý thố xà tàng
Lục Tân phùng mã hổ
Khôi Việt quý nhân phương

Trong mỗi câu khẩu quyết, con vật thứ nhất là cung độ để an sao Thiên Khôi, con vật thứ hai là cung độ để an sao Thiên Việt.

Thiên khôi – Thiên việt là quý nhân, tính chất cơ bản là: chủ về được dìu dắt, hoặc vì sự biến hóa của hoàn cảnh, tình thế mà gặp cơ hội tốt.

– Ở cung Mệnh: chủ về cuộc đời có gặp nhiều cơ hội. Càng mừng nếu gặp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc.

– Ở cung Tài bạch: chủ về có cơ hội kiếm tiền, hoặc được quý nhân đề bạt mà kiếm tiền. Càng mừng nếu gặp Hóa Lộc, Lộc tòn.

– Ở cung Sự nghiệp: chủ về sự nghiệp gặp nhiều cơ hội hoặc trong sự nghiệp được đề bạt.

– Ở cung Thiên di: chủ về ra ngoài gặp quý nhân.

– Ở cung Phu thê: chủ về nam được vợ quý, nữ được chồng sang. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hoặc Thiên việt là có thể chủ về ngoại tình hoặc song hôn, hoặc có người thứ ba xen vào.

– Ở cung Huynh đệ: chủ về anh em đề huề, được anh em giúp dỡ. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hoặc Thiên việt, là có thể chủ về có anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha.

– Ở cung Giao hữu: chủ về được thuộc hạ trợ lực, hoặc được bạn hữu nâng đỡ.

– Ở cung Tử nữ: chủ về có con cái thành đạt.

– Ở cung Phụ mẫu: chủ về được cha mẹ dìu dắt. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hay Thiên việt, thì quan hệ hôn nhân, tình cảm của cha mẹ hơi phức tạp.

– Ở cung Điền trạch: chủ về có thể lập nên sản nghiệp.

– Ở cung Tật ách: Thiên khôi thuộc dương hỏa chủ về bệnh đau mắt – Thiên việt thuộc âm hỏa chủ về đàm hỏa.

——-

Lưu Khôi và Lưu Việt trong các lưu diệu cũng tức là Thiên khôi và Thiên việt trong mệnh bàn.

Cách an Lưu Khôi và Lưu Việt là dựa vào cung can của cung Mệnh đại hạn và thiên can của Lưu niên mà khởi.

————————

BÌNH CHÚ: Tử Vi cư Mệnh có thể chia lầm 5 phần, thuật về tính chất Tử vi ở cung Mệnh.

– Một là liên quan đến ngoại hình khi Tử vi tọa mệnh.
– Hai là tác dụng của Tử vi khi tương hội với Thất sát. Hỏa tinh, Linh tinh.
– Ba là tình huống Tử vi được bá quan đứng chầu
– Bốn là Tử vi được Lộc Mã giao trì
– Năm là vị vua trở thành cô độc

——-

1)- Tử vi ở cung mệnh, nguyên văn đã chỉ ra là sắc mặt của mệnh tạo có mầu đỏ tía hoặc vàng trắng.

Trên thực tế, Tử vi đồng độ với Phá quân, hoặc đồng độ với Thất sát mới là sắc mặt vàng trắng, còn ngoài ra thì không phải vậy.

———–

2)- Thất sát vốn có sát khí rất nặng, người có Thất sát độc tọa ở cung mệnh thì rất cô đơn, hơn nữa còn nhiều nạn đa tai.

Như khi Tử vi và Thất sát đồng độ thì biến sát thành quyền, trở thành có uy quyền, sẽ không luận là cô độc và nhiều tai nạn nữa.

Lục Bân Triệu nói sao Tử Vi có thể biến khí chất bất tường của Hỏa tinh và Linh tinh, nhưng theo Lục Tại Điền, thực ra đó chỉ là nói ngược lại cho đẹp lời mà thôi.

Khi kiểm thực tế, thì nhận thấy Hỏa tinh và Linh tinh làm tăng khí bất tường cho Tử vi, làm tăng thêm gian truân cho cuộc đời mệnh tạo.

———

3)- Trong nguyên văn có đề cập tới các sao như Thiên phủ, Thiên tướng, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa. Ở đây có thể chia làm 3 loại:

– Thứ nhất: Tử vi được Thiên phủ và Thiên tướng hội chiếu, đây gọi là cách “Phủ Tướng triều viên”. Cách cục này lấy Tử vi ở Tí địa và Ngọ địa làm chính tông nhất, Thiên phủ và Thiên tướng phân bố ở Tam phương.

Còn tình huống Tử vi gặp Thiên phủ Thiên tướng khác, thì tính là bậc thứ. Phàm Tử vi được “Phủ Tường triều viên”, bất luận là như thế nào cũng không thành hạ cách.

– Thứ hai: Tả Hữu Xương Khúc Lộc Mã chỉ là cách thuật đơn giản của Lục Bân Triệu. Trên thực tế vẫn chỉ là trường hợp được bá quan đứng chầu, được bá quan thì sự nghiệp thành tựu kiệt xuất, được danh được lợi, như Lục Bân Triệu đã nói là phú quý song toàn, dù không nhập miếu vẫn đại cát.

– Thứ ba: Lộc Quyền Khoa tam hóa này làm cho tốt lên, nghiêm túc mà nói thì chúng không phải là bá quan, song có thể cải thiện vận thế của Tử vi. Hóa Lộc thì lấy tiền tài cải thiện vận thế, Hóa quyền thì lấy quyền bính và địa vị cải thiện vận thế, Hóa Khoa thì lấy tài học và danh tiếng để cải thiện vận thế. Nhưng Tử vi chỉ có Hóa quyền và Hóa Khoa, mà không có Hóa Lộc.

———

4)- Lộc Mã giao trì cách, chẳng phải là loại Lộc Mã thông thường, mà là Lộc tồn và Thiên mã đồng độ ở bản cung, hoặc đồng độ ở xung cung, hoặc một ở bản cung một ở xung cung. Các trường hợp này có tác dụng to lớn hơn nhiều, khi so với trường hợp Tam phương Tứ chính được Lộc Mã.

Do Thiên mã chỉ ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi, cho nên “Lộc Mã giao trì cách” chỉ xuất hiện ở trường hợp Tử vi Thiên phủ đồng độ ở Dần địa hay Thân địa, hoặc Tử vi Thất sát đồng cung ở Tị địa hay Hợi địa.

Nhưng, Tử vi Thiên phủ chẳng phải là cách phú quý song toàn, còn khí thế của Tử vi Thất sát tì rất lớn. Vì thế, Lộc Mã giao trì lấy tác dụng ở Tử vi Thất sát đồng cung làm đại cách.

Song, nếu thấy Không Kiếp, thì đó là tượng tiền tài đến nhiều rồi lại đi. Trường hợp này không bằng trường hợp không gặp Lộc Mã mà chỉ gặp Không Kiếp, trái lại đương số có nhiều kiến giải độc đáo.

———

5)- Tử vi không thấy các Cát diệu, nếu không bị Sát diệu ảnh hưởng quá độ, hoặc cũng không thấy sát diệu, đó chính là hình ảnh vị vua cô độc nơi thôn dã. Như Lục Bân Triệu đã nói: “Tính tình cô độc, tư tưởng siêu thoát”, nhưng đó không nhất định “xuất thế làm tăng”, hoặc thành “đạo sỹ cầu chân lý”.

Thông thường, Tử vi mà thấy Địa không, Địa kiếp, Thiên không, Hoa cái, thì mới là người xuất thế, nhưng nếu chỉ nói về mặt tinh thần thì cũng không nhất định là phải xuất gia làm tăng. Trong xã hội ngày nay, cũng có thể họ là học giả nghiên cứu tinh thần về tôn giáo hay triết học, hoặc là một vị đạo sư tinh thông ngũ thuật.

(Chép từ blog Tử vi tinh quyết của nhóm cụ Hà Uyên)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Ghi chép các comment từ blog Tử Vi Tinh Quyết

Quan Phúc có thể giải Hỏa Linh nhưng đầu hàng Không Kiếp.

Quang Quý có thể giải Không Kiếp nhưng lại chết khiếp Hỏa Linh.

Khôi Việt thiện dụng Không Kiếp và Khôi Việt cũng chết khiếp Hỏa Linh.

Sao Bạch Hổ tối kỵ Hỏa Linh, cho nên Thiên Phúc mới có thể hóa giải Bạch Hổ.

————————

Hào Sơ là quan trọng nhất. Còn, mất, cát, hung ; ắt sẽ biết được ngay.

Sơ, đại yếu. Tồn vong cát hung, tắc tương khả tri hĩ.
初, 大 要。 存 亡 吉 凶, 則 居 可 知 矣。

+ “Hán thư – Kinh Phòng truyện” viết:

“Tiêu quái gọi là Thái âm. Tức quái gọi là Thái dương”.

+ Nhan Sư Cổ chú: “Tiêu quái gồm Cấu, Độn, Bĩ,Quán, Bác, Khôn. Tức quái gồm Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn”.

+ Chu Hy chép ở đầu sách Chu dịch bản nghĩa có nói: “Thái dương sinh hai quẻ Càn Đoài. Thái âm sinh hai quẻ Cấn Khôn”.

Sở Tử Huy viết lời bạt cho sách Khải mông tiểu truyện, đã làm rõ nghĩa của Chu Hy còn thiếu, lập luận của Ông có căn cứ, lý lẽ có hệ thống chặt chẽ. Đã làm rõ nghĩa “Càn Khôn nạp Giáp”,

– Quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm,
– Quẻ Khôn từ Ất đến Quý,

Số của nó đều là 9.

Tuy nhiên Ông ngờ thuyết cho rằng, số 9 của quẻ Càn có khả năng kiêm cả số 6 của quẻ Khôn. Nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương. Tử Huy cho rằng, trong số 6, có số 1, 3, 5 (là các số dương), như vậy thì số 9 dương cũng có thể chứa trong số 6 âm. Thực ra học thuyết về số không ngoài chẵn – lẻ, chỉ có một nghĩa đó mà rất nhiều thuyết bàn tới, càng suy luận càng nẩy sinh những luận lý mới, thuyết nào cũng đúng cả.

Xét, một quẻ sinh 3 con, 3 con sinh 9 cháu. Phép Bát phong của họ Kinh, mỗi quẻ có 3 hào là “sinh”, có 3 hào ngoài là “hành”. Một quẻ sinh 3 cho nên 8 quẻ “biệt sinh” ra 24 “tử tức” (con cháu), 8 quẻ còn “hoà sinh” 24 “tử tức” nữa. Ngoại quái đều có 1 người hành ở một hào. 3 người “hành” vào trong (nội quái) làm khách, cho nên nói: “có ba người khách từ từ đến”. Nhân lấy phép một hào biến của Tả Thị, mỗi quẻ có 6 biến hào làm thành một quẻ, lại hợp 6 lần biến thành 36 quẻ.

Nạp Giáp

Điều lệ Dịch học do các nhà Dịch học Hán Nguỵ đề xướng. Cách làm là lấy Bát quái phối hợp với số 10 thiên can. Thiên can bắt đầu từ Giáp, do đó gọi là “Nạp Giáp”.

“Chu Dịch quái đồ thuyết”, Chu Chấn viết:

– “Nạp Giáp là gì vậy? Xin thưa, nêu Giáp để khái quát 10 ngày. Càn nạp Giáp Nhâm; Khôn nạp Ất Quý; Chấn Tốn nạp Canh Tân; Khảm Ly nạp Mậu Kỷ; Cấn Đoài nạp Bính Đinh, tất cả đều tự dưới mà sinh”.

Thuyết này bắt đầu từ Kinh Phòng thời Tây Hán. “Kinh Thị Dịch truyện – Quyển hạ” viết:

– “Chia trời đất thành tượng quẻ Càn, quẻ Khôn, bổ xung bằng Giáp Ất Nhâm Quý (Lục Tích chú: Hai quẻ Càn Khôn là gốc của Trời Đất, âm dương, cho nên chia Giáp Ất Nhâm Quý là đầu cuối của Âm dương).
– Tượng của Chấn Tốn phối với Canh Tân (Lục Tích chú: Canh dương nhập vào Chấn, Tân âm nhập vào Tốn).
– Tượng Khảm Ly phối với Mậu Kỷ (Lục Tích chú: Mậu dương nhập vào Khảm, Kỷ âm nhập vào Ly).
– Tượng của Cấn Đoài phối với Bính Đinh (Lục Tích chú: Bính dương nhập vào Cấn, Đinh âm nhập vào Đoài).

Bát quái chia âm dương, Lục vị phối Ngũ hành, quang minh tứ thông, biến dịch lập tiết”.

Phép Nạp Giáp của Kinh Phòng được dùng để sáng lập hệ thống Bát quái – Lục vị, kết hợp với Quái khí, dùng vào việc chiêm nghiệm tai dị (Phép bói ghi trong Hoả Châu Lâm của đời sau, tất cả đều hợp với thuyết Kinh Phòng).

Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt.

Bởi vậy Dịch viết: “dịch chi số do nghịch như thành hĩ” (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là ‘Dịch’ lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ

Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết chủ yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư.

Trong “Long đồ tự – Long đồ tam biến”, Trần Đoàn đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của Hà đồ – Lạc thư, tức là ông đã dung hòa và kết hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là đệ nhị biến, đem số của “ngôi vị” hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch, đúng như trong “Tống văn giám – Long đồ tự – Đồ tam biến” đã nói:

“Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương”. (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả”.

Gọi là luật chính phản, có nghĩa là chỉ hướng chính và hướng phụ của sự vật.

Bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt chính phản (phải trái), tức có chính hướng tất có phản hướng, bao gồm hư thực u ẩn, khai hợp (khép mở), minh ám (sáng tối), trú dạ (ngày đêm), tử sinh, … Hào dương và hào âm của Dịch kinh, có hắc ngư và bạch ngư trong Thái cực đồ, rồi tới hắc điểm và bạch điểm của Hà đồ Lạc thư, tất cả đều tàng ẩn chứa đựng nguyên lý thư thực chính phản, mà còn đều lấy Kỳ làm chính hướng làm thực, lấy Ngẫu làm phản hướng làm hư; đối với Hà Lạc cũng vậy: Kỳ số là chính là thực, Ngẫu số là phản là hư.

Luật chính phản là luật đặc hữu của Dịch, là sự phát triển đặc thù của quy luật mâu thuận của Dịch, mà chủ yếu chỉ tính chất hư thực, u hiện (kín lộ), khai hợp (đóng mở), để làm sáng tỏ quy luật chính phản của sự vật. Cụ thể như hào âm của bát quái là hư số, còn Hào là thực số vậy. Cũng như số ẩn (độn số) của Kỳ Môn Độn Giáp, các hào trong Kỳ môn gồm: Độn – Giả – Mộ – Tỵ (tránh) – Huyệt – Phục thì đều thuộc ẩn thuộc hư, còn các hào Kỳ – Môn – Tiến – Du – Phi – Sư thì đều là các hào hiển lộ rõ ràng, là thực. Sau đó Kỳ môn dựa vào đó suy diễn hư thực, chiêm đoán cát hung, đạt đến mục đích tránh được họa, được hưởng phúc.

Số Đại diễn là điển phạm lấy Số mà nghiên cứu Tượng, tuy là số chiêm toán, nhưng lại có mối tương quan mật thiết với vũ trụ sinh thành luận, lý luận này bắt nguồn từ ở Thái Nhất (Bắc Thìn) ở trong bất động, là bối cảnh thiên văn vũ trụ xoay chuyển của 49 ngôi sao bắc đẩu tinh tọa, Mã Dung người thời Hán viết:

“Hợp thái cực, lưỡng nghi, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ khí vi ngũ thập, nhi giảm khứ bắc thìn chi nhất vi dụng tứ thập cửu. Dịch hữu thái cực vị bắc thìn dã. Thái cực phân lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thấp tứ khí. Bắc thìn cư vị bất động. Kỳ dư tứ thập cửu, chuyển vận nhi dụng dã”.

Khi Phục Hy họa vẽ bát quái, hào âm “- -” (2 số) và hào dương “-” (1 số), số tổng của hai số (3 số) đã trở thành tổ của vạn số.

Số Đại diễn ngoài hàm chứa tính thiên văn ra, thì cũng hàm chứa cả số âm dương, cụ thể là số “dư” từ số Đại diễn sau khi kinh qua tam biến của chiêm phệ, lấy đó trừ đi 4 thì được 9 là lão dương số, được 6 là lão âm số, được 7 là thiếu dương số, được 8 là thiếu âm số, bốn số này cũng tức là âm dương tứ tượng. Ngoài ra, số lão dương và số lão âm được lấy làm tiêu chí của hào dương và hào âm trong Dịch.

Số Hà Lạc là sự hợp nhất của số thiên địa, số đại diễn và số sinh thành. Tổng số của Hà đồ là “ngũ thập hữu ngũ” (năm mươi dư năm), đây là số tổng hòa trong Dịch, mà Lạc thư tổng số là “tứ thập hữu ngũ” (bốn mươi dư năm).

Hai số 55 và 45 đại diện cho chính – phản, trái phải của số Đại diễn.

“Tam thống lịch” đời Ngụy, Mạnh Khang viết: “Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất”, là nói về Thổ khí là nguyên cớ của vạn vật, được gọi là số ‘sinh’ gồm các số 1, 2, 3, 4, 5, cũng là số để nối tiếp, có trước tất có sau (tương liên).

Thần để biết việc sau, trí để nhớ việc trước (Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng vãng)

Vì vậy, phải phân biệt rõ số chỉ NGƯỜI và số chỉ VẬT, số chỉ Người buộc phải HỢP với số THẦN, khi toán số cho VẬT thì không cần phối với số Thần.

Phân ra năm thanh 聲, trong đó gồm cung, thương, giốc, chủy, vũ 宮, 商, 角, 徵, 羽. Thanh âm theo mẫu mực phân làm bốn “bình”, “thượng”, “khứ”, “nhập” (平 , 上 , 去 , 入)

Lấy bề ngoài quan sát Thiên thì nói: Càn nên kiện, tự nhiên cao như thế. Lấy số mà quan sát Thiên thì nói: tác dụng của Thiên có 49, Thiên quả là hữu hình nhưng không thoát khỏi Số, làm ra hình tượng để làm cái vỏ, người xưa nói “Thần tạo vật phi không ngôn” (nói Thần tạo ra vật không phải là lời nói trống rỗng)

Dùng cái vỏ Càn Khôn, phối Số của mười kỳ, tập trung chỗ thần diệu vận dụng đường hướng, trên cảm với mọi tầng lớp chồng chất. Xem tích tụ của huyền hoàng, không đầu mối mà có thường hằng, hiểu biết cặn kẽ, riêng dùng Thần hội Thể, Số bắt đầu từ hào dương thứ nhất quẻ Phục, thanh âm khởi sinh từ Cung hợp số 81 tích tụ mà ẩn tàng. 36 thể và 72 quẻ để điều-hoà tứ-khí. Tức “hỉ khí” hay khí ấm cuả muà Xuân, “nộ khí” hay khí trong sát phạt cuả muà Thu, “lạc khí” cuả mặt trời lúc đương mùa Hạ và “ai khí” cuả mặt trăng lúc mùa đông. Đây chính là để chỉnh bát-tế, biết hàn-thử, ngõ hầu tuyên-dương sáng chiều, mà thích nghi với tam sự (quốc sự, gia sự, nhân sự) vậy.

Dương Hùng “Thái Huyền Kinh” nói rằng:

“Số 9 của Tí Ngọ, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Mão Dậu 6, Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi 4, vì vậy Luật 42, Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”. Lại nói rằng: “Số 9 của Giáp Kỷ, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quý 5. Thanh sinh ở nhật, luật sinh ở thời. Thanh lấy tính chất, luật lấy hòa thanh, thanh luật hợp với nhau mà bát âm sinh”.

Lại nói: “Dương sinh ở Tí, từ Giáp Tí lấy đến Quý Tỵ. Âm sinh ở Ngọ, từ Giáp Ngọ lấy đến Quý Hợi. Vì vậy 30 mới quay lại lấy Cung khởi Cung là quân. Thương là thần, Giác là dân, đều nhập vào đạo (đường) vậy. Vì thế đều có thể lấy làm đầu. Chuỷ là việc, Vũ là vật, đều nhập vào chỗ dùng vì vậy không thể lấy làm đầu. Ấy là lấy hết ba Giáp mà quay lại bắt đầu ở Cung. Can là thiên, Chi là Địa, âm (nạp âm Ngũ Hành) là người Ngũ Hành của tam tài đủ vậy”.

Chu Hi nói rằng: “Thanh nhạc là Thổ sinh Kim Mộc Hỏa Thuỷ”

————————

同 聲 相 應, 同 氣 相 求
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Cùng tiếng thì ứng hợp với nhau, cùng khí chất thì dẫn đến nhau.

————————

Các sao có tính chất khá vi tế trong Tử Vi Đẩu Số là Tạp diệu. Về tên gọi, thực ra đó chưa phải là danh sách toàn bộ Tạp diệu. Khi cần thiết, các Nhà đẩu số vẫn có thể đưa vào một số Tạp diệu khác không thấy có trong hệ thống Tử Vi Đẩu Số, thí dụ như Hồng diễm, Huyết nhận, .v.v…

Có một số Danh gia đẩu số âm thầm vận dụng những Tạp diệu này, họ luận đoán rất cụ thể, giống như có thần linh mách bảo, thực ra những Tạp diệu này không phải trong hệ thống Tử Vi Đẩu Số, họ lấy tài liệu từ phép Thần sát luận mệnh, tức thuộc hệ thốn luận số khác, ngay cả khoa mệnh lý Tử Bình cũng không thể tỉnh lược thần sát. Đọc Tử Vi Đẩu Số toàn thư, chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều tên của Thần sát tạp diệu, chỉ có điều không biết vận dụng như thế nào? Cũng không biết cách an nhập vào tinh bàn như thế nào?

————————

0-1: Sao Thiên Tướng không có bản chất riêng, nên nói “có thể thiện có thể ác”, tính thiện hay ác phải coi người cầm Ấn là thiện hay là ác mà định. Thiên Tướng đồng độ với Chính diệu nào, hoặc Chính diệu nào vậy chiếu, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với Thiên Tướng.

0-2: Tính chất của tinh hệ giáp cung lại quan trong hơn so với tinh hệ của tam phương tứ chính, đó là đặc điểm của Thiên Tướng.

0-3: Sao Thiên Tướng được Hóa Lộc và Thiên Lương giáp cung gọi là cách “Tài ấm giáp ấn”, Sao Lộc là tiền tài, sao Thiên Lương hóa khí là “Ấm” có tính chất “che trở”, cho nên gọi là cách “Tài ấm giáp ấn”. Đây là cách Cát rất nổi danh của Thiên Tướng. Bởi vì Thiên Lương luôn ở trước Thiên Tướng một cung, còn Cự Môn sẽ ở sau Thiên Tướng một cung. Cự Môn Hóa Lộc là chính tông nhất, khi đó Hóa Lộc ở sau Thiên Tướng và Thiên Lương ở trước Thiên Tướng.

Về tính chất cụ thể, do chính diệu Hóa Lộc khác nhau, nên tình huống cũng có khác biệt. Ví như:

– Thiên Cơ Hóa Lộc và Thiên Lương Hóa Quyền giáp Thiên Tướng, cũng là đại cát. Trường hợp này không chỉ là “tài giáp ấn”, mà còn là “Lộc Quyền giáp”.

– Thái Dương Hóa Lộc cung Thiên Lương giáp cung, cũng tốt.

– Kế đến nữa là, Thiên Đồng Hóa Lộc và Thiên Lương giáp cung, tài khí yếu hơn, trợ lực cũng có phần kém hơn.

Cách “Tài ấm giáp ấn” phải xem xuất hiện ở cung viên nào trong12 cung mà định. Ở cung Mệnh, chủ về “phú quý vinh hoa”, song cần phải có thêm cát diệu khác tương hội mới đúng cách, nếu chỉ có “tài ấm giáp” thì chủ về dư dật. Cách “Tài âm giáp ân” ở cung Tài bạch, chủ về tiền tài sung túc, được người giúp đỡ. Cách “Tài ấm giáp ấn” ở cung Sự nghiệp, chủ về nguồn tiền tài không gián đoạn. Cách này ở cung Thiên di, lợi ra ngoài mưu sinh. Cách này ở cung Phúc đức, chủ về “hưởng thụ vui vẻ”, nhất là không phải lo nghĩ về kinh tế mà được cảm giác an toàn. Cách này ở cung Điền trạch, chủ về sản nghiệp to lớn, hoặc có thể được thừa kế tài sản lớn của tổ tiên.

Lộc Tồn và Thiên Lương giáp cung, tuy cũng có tính chất “tài ấm giáp”, song do vì sẽ có Kình Dương đồng độ, mà Kình Dương hóa khí là HÌNH (hình phạt), cho nên, bất lợi đối với Thiên Tướng, vì vậy đây là phá cách.

0-4: Sao Thiên Tướng bị Hóa Kị và Kình Dương giáp cung, gọi là cách “Hình kị giáp ấn”. Hóa Kị đương nhiên là Kị, còn Kình dương thì mang “hình khí”, hóa khí làm “hình”, có tính chất “hình thương khắc hại”, tai ách, phá tán thất bại.

Cùng một dạng với cách “Hình kị giáp ấn”, thì chính cách là Cự Môn Hóa Kị và Kình dương giáp cung với sao Thiên Tướng. Còn các sao Hóa Kị khác như Thiên Cơ Hóa Kị, Thái Dương Hóa Kị, Thiên Đồng Hóa Kị, cũng đều nhập cách “Hình kị giáp ấn”. Sao Văn Xương Hóa Kị, và Văn Khúc Hóa Kị cũng có thể phối hợp với cách “Hình kị giáp ấn”.

Sao Hóa Kị khác nhau, cũng vì Chính diệu khác nhau, cho nên tính chất cũng có chỗ khác biệt.

Hóa Kị và Kình Dương giáp cung Thiên Tướng, thì Lộc tồn sẽ đồng độ với Thiên Tướng, nhưng giữa cái “lợi” và cái “hại”, thì sự “hại” sẽ lớn hơn. Cho nên, Thiên Tướng gặp Lộc tồn cũng không thể luận là Cát.

Sao Thiên Lương cũng có thể hóa khí làm HÌNH, có sát khí của sao “Hình”, cho nên Hóa Kị và Thiên Lương giáp Thiên Tướng, cũng được coi là nhập cách, do sát khí của Thiên Lương không thể bằng Kình dương, nên hung họa có nhẹ hơn.

Khi Hóa Kị và Kình Dương, đồng cung với Thiên Tướng, tuy không phải là giáp cung, nhưng thực ra sát khí tại cung rất lớn, cũng có thể luận giống như cách “Hình kị giáp ấn”. Thí dụ, Liêm Trinh Thiên tướng đồng độ ở Ngọ, người sinh năm Bính thì Kình dương ở Ngọ sẽ đồng độ với Liêm Trinh Hóa Kị, và đồng độ với Thiên Tướng. Đây chính là ví dụ điển hình của tình huống này.

…..

5.1: Thiên tướng thấy những Cát tinh ở cung Tài Bạch, đều lấy trường hợp có gặp sao Lộc làm cơ sở cho Cát và Lợi. Tổ hợp như sauL

– Thiên Tướng thấy Tả phụ, Hữu bật, chủ về nguồn tiền tài “ổn định”, nhưng không chủ về dồi dào.
– Thiên Tướng thấy Thiên khôi, Thiên việt, chủ về nhiều “cơ hội” kiếm tiền, nhưng cũng chỉ chủ về sung túc.
– Thiên Tướng thấy Văn xương, Văn khúc, chủ về vận dụng văn tài để mưu sinh, hoặc nhờ danh tiếng mà có tiền.

5.2: Thiên Tướng độc tọa ở Tị hoặc Hợi, có Vũ khúc và Phá quân vây chiếu, đây là cách tệ hại nhất của Thiên tướng trấn thủ cung Tài Bạch, tính chất cơ bản sẽ là “lúc được lúc mất”, nguồn tiền tài phần nhiều lên xuống trồi sụt bất định. Có thiên mã đồng độ hoặc vậy chiếu thì càng ứng như vậy. Nếu thấy thêm Không Kiếp và Đại hao, chủ về “giờ Dần ăn giờ Mão đong”, tức tiền chưa tới đã tiêu hết, ăn trước trả sau, hoặc phải vay nợ để độ nhật. Thấy Sát, thì vì tiền tài mà tranh chấp, nếu Sát Hình Kị mà nặng, thì vì tiền tài mà chết hoặc phạm pháp

5.3: Khi Thiên Tướng đồng độ cùng Tử vi ở cung Tài bạch, trở thành tinh hệ mang tính “đột phá”, không thấy sao Lộc cũng mang tính “đột phá”, còn thấy sao Lộc thì mức độ “đột phá” lớn hơn. Nhưng, lại thấy có thêm các sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la vây chiếu, chủ về sau khi “đột phá” phát lên sẽ dễ bị phá bại, trở lại như ban đầu, bởi vì tính cách thủ đoạn quá kịch liệt, lại thêm “bất cận nhân tình”

….

Cách “Hình kị giáp ấn”

– Ở cung Mệnh viên, chủ về bản thân bị hình khắc tổn thương, cơ thể hư nhược nhiều bệnh, sự nghiệp nhiều trắc trở, kinh tế sinh hoạt thường rơi vào tình trạng túng thiếu, hoặc không có lợi về các mối quan hệ với những người ở gần, chủ về nửa đời cô độc.

– Ở cung Tài Bạch, chủ về “tài vận” mất định hướng, nguồn tiền tài thiếu hụt.

– Ở cung Thiên Di, chủ về ra ngoài xảy ra tai họa.

– Ở cung Sự nghiệp, chủ về gặp nhiều áp lực, hoặc nghề nghiệp không ổn định, kế hoạch công việc đột nhiên bị hoàn cảnh khách quan chi phối thay đổi.

– Ở cung Lục thân, chủ về người thân xâm phạm, chiếm đoạt, cũng chủ về hình khắc người thân.

– Ở cung Phụ mẫu, chủ về mất đi sự che chở.

– Ở cung Điền trạch, chủ về gia trạch không yên, nếu mua nhà cửa đất đai, thì sẽ xảy ra họa tai, hoặc đầu tư bất động sản sẽ bị phá tài.

– Ở cung Phúc đức, chủ về nảy sinh nhiều lo nghĩ, sinh hoạt vật chất thiếu hụt mà ảnh hưởng sang sinh hoạt tinh thần.

Gặp cách “Hình kị giáp ấn”, nếu lại thêm hội chiếu với các sao Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, Thiên hình, Đại hao, thường chủ về “tai họa lao ngục”.

————————

0.1: Cự Môn là ám diệu, nó thích che ánh sáng của sao khác, khiến cho mờ tối, mất ánh sáng. Do đó, cần phải thấy Thái Dương nhập miếu, vượng, thì mới cát lợi. Thái Dương lạc hãm thì vô phương hóa giải được tính chất u ám của sao Cự Môn.

0.2: Tính chất của sao Cự Môn ở 12 cung “tranh chấp ra mặt hay ngấm ngầm đấu nhau”, “lời qua tiếng lại thị phi”, nên Cự Môn rất ghét thấy Hóa Kị, Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh. Khi vận dụng được lời nói vào công việc thì có thể giảm bớt sự bất lợi về “lời qua tiếng lại thị phi”.

0.3: Cự Môn Hóa Quyền thì sức thuyết phục của lời nói rất có trọng lượng (năm Quý).

0.4: Cự Môn hội chiếu, đồng độ, hoặc đối diện với Thái Dương nhập miếu vượng, là cấu tạo tốt nhất trong tinh hệ Cự Môn. Thái Dương ở Dần hay Tị là miếu, vượng. Cho nên Cự Môn ở Dần hoặc Hợi là tốt nhất, chủ về “quang minh lỗi lạc”, nếu thấy Xương Khúc Khôi Việt Tả Hữu hội chiếu, thì chủ về được quý. Thấy Hóa Lộc, Lộc tồn, Thiên mã, chủ về được quý.

0.5: Cự Môn thủ Mệnh ở Tý hoặc Ngọ, là cách “Thạch trung ẩn ngọc”, cách này tất có cái đẹp bên trong, nhưng không phải một sớm một chiều thấy ngay được, trải qua quá trinh mới phát huy được ưu điểm ở trong đó, giống như bảo ngọc ẩn trong đá, cần phải có thời gian loại bỏ hết tạp chất đi, thì mới thấy được cái đẹp. Những Ưu điểm tính cách và tài năng trải qua một thời gian mới bộc lộ ra.

Lục Bân Triệu nêu ra nguyên tắc “hợp cục nhập cách”, đồng thời chỉ ra tính đặc thù “khi ở địa vị lãnh đạo tối cao”, nhất định sẽ bị chèn ép, đả kích, làm bia cho người ta bắn, nên ở địa vị Phó mà tay nắm thực quyền, còn chức danh lãnh đạo chủ chốt thì nên nhường cho người.

0.6 Thái Dương được cát hóa chủ về danh tiếng lớn. Cự Môn được cát hóa chủ về tiền tài nhiều. Cự Nhật là tinh hệ chủ về người ngoại quốc và nước ngoài. Do đó, cũng có lợi thành danh trong vòng ảnh hưởng của người ngoại quốc. Đó là thuyết “thanh danh lừng lãnh ở tha hương”. Song phải là Thái Dương thừa vượng nhập miếu thì mới đúng.

0.7: Cự Mộ Hóa Lộc thì lợi về TÀI VẬN, khi Hóa Quyền thì lời nói có uy quyền, thảy đều là tinh tượng có “khí phách” và “giỏi sáng lập sự nghiệp”. Cự Môn được cát hóa ở Hợi, nhưng do ánh sáng Thái Dương quá mạnh, nên chủ về khuyết điểm “tài năng quá lộ”, “chí cao khí ngạo”.

1.1: Tướng mạo của người Cự Môn tọa thủ cung Mệnh, được Thái Dương vây chiếu, chủ về lông khá dài, đối với nữ mệnh càng rõ rệt.

– Cự Môn tương hội Xương Khúc Khoa chủ về “khéo ăn khéo nói”

– Cự Môn thấy Tả Hữu Khôi Việt chủ về “có lòng chính nghĩa, tính tình trung hậu”

– Cự Môn gặp Long trì, Phượng các, Thiên tài, Hóa Khoa chủ về “có nghề chuyên môn”

– Cự Môn đồng độ cùng với Thiên cơ chủ về “học nhiều mà ít tinh”.

– Hỏa Linh hội chiếu Cự Môn chủ về “không có việc gì mà lại bận rộn tất bật”.

– Cự Môn Hóa Quyền gặp Xương Khúc, thích hợp làm “Thầy của mọi người”, tức công tác giáo dục.

– Cự Môn Hóa Kị, lại thấy hội tụ cả lục Cát tinh và lục Sát tinh, thì chủ về “Lãnh đạo bang hội”, phất lên làm giầu trong bàng môn tà đạo.

————————

TỨ CHÍNH HOÀNG ĐẠO

Hỏa của mặt Trời là tinh hoa của Dương. Thủy của mặt Trăng là cực điểm của Âm. Mặt Trời chuyển động xoay tròn quanh một trục cố định, hướng từ bên trái sang bên phải, một năm xoay hết một vòng. Mặt Trăng chuyển động từ tối đến sáng, 3 tuần hết một vòng, một tuần tương đương với 10 ngày.
Tý là Thiên chính, ghi năm bắt đầu từ Tý.
Dần là Địa thường, ghi tháng bắt đầu từ Dần.
Tứ chính là Tý – Ngọ – Mão – Dậu, là 4 điểm chính trên hoàng đạo, lấy bên trái bên phải làm cửa, tức là lấy một Thìn trước một Thìn sau làm cửa bên trái bên phải. Hai cửa bên trái và bên phải luôn luôn mở rộng, cửa khuyết (mão) tức là Cô chính, gặp phải xung thì càng nghiêm trọng hơn.
Âm Dương cùng chuyển vận, tương ứng với quy luật mọc, lặn, tròn, khuyết của mặt trăng và mặt trời.
Nhật chi Hỏa dã dương chi hình.
Nguyệt chi thủy dã âm chi cực.
Nhật tự tả nhi bôn hữu, tuế hành nhất chu.
Nguyệt tự âm nhi hoàn dương, tam tuần nhất vãng.
Tý vị Thiên chính, Dần vị Địa thường
Tứ chính vi thượng, dĩ tả hữu vi môn.
Vận âm dương thi chuyển chi cơ,
Ứng thiên địa khuy doanh nhi loại
Lục thập tái chi can đồng nhật
Thần đầu hậu hữu hiển duyệt.

Mười hai thiên can và mười địa chi thuộc Trung cung bát quái.

————

– Mộc sinh ở Chấn (phương Đông), nếu đến vị trí của Ly – Đoài (phương Nam – phương Tây), sẽ gặp nhiều tai ương.

– Hỏa sinh ở Đông (Nam), đến Thiên Môn (Tây Bắc), thì không được Lộc.

– Kim sinh ở cung Càn (Tây Bắc) và cung Chấn (phương Đông), nếu gặp vận Thổ tất bại tài, phá lộc. Thủy nhiều thì Hỏa suy yếu (Quan suy yếu), nếu gặp được Mộc vượng và Hỏa vượng thì Quý. Vận hành vận Càn thì Quan tiềm ẩn, thoái vị. Sửu thổ dễ bị suy bại.

– Thổ không CHÍNH VỊ, mà phân bố ở 4 phương lệch, sự suy bại tùy theo từng vận cụ thể:

+ Thổ của Giáp Kỷ bại tại Dậu.
+ Kim của Ất Canh bại tại Ngọ.
+ Thủy của Bính Tân bại tại Dậu.
+ Mộc của Đinh Nhâm bại tại Tý.
+ Hỏa của Mậu Quý bại tại Mão.

Dựa vào thiên khắc của Thiên can mà vận dụng cho phù hợp. (Các dĩ thập can dĩ phối tiêu tức nhi thủ dụng chi).

————–

Xem Mệnh, cần phải lấy Nhật can dùng làm Thiên nguyên, có nghĩa là lấy thiên can làm Lộc. Đồng thời lấy Nhật chi và Nguyệt chi để làm Địa nguyên, tức là lấy Địa chi làm Mệnh.

Xem vận, lấy tháng sinh của đương số để làm Vận nguyên. Rất kị Đại vận và Tuế đến xung Nguyệt lệnh.

Xem Lưu niên Thái Tuế thì chỉ dùng Thiên nguyên.

Khi xem hành vận, mặc dù chú trọng Địa chi, nhưng vẫn cần phải xem đại vận Thiên nguyên nhập Mệnh.

Mệnh cát Vận hung, giống như ngồi trên xe quý mà đi trên đường núi gập ghềnh, mặc dù cuộc sống vẫn tốt, nhưng mọi chuyện tiến triển không thuận.

Mệnh hung Vận cát, thì giống như ngồi xe tồi tàn mà đi trên đường cao tốc, mặc dù cuộc sống không thật sự thoải mái, nhưng mọi chuyện đều tiến triển bình ổn.

Ngũ hành trong Mệnh mà trên sinh trợ cho dưới, thì gọi là Đạo khí, nghĩa là cả đời người đó sẽ mang phúc khí cho người khác.

Ngũ hành trong mệnh mà dưới sinh trợ cho trên, thì gọi là Trợ khí, nghĩa là cả đời người đó sẽ được hưởng phúc của mình.

Ngũ hành trong mệnh, nếu là trên khắc dưới, thì gọi là thuận, nghĩa là đương số có uy thế, có thể lãnh đạo và chỉ huy người khác.

Ngũ hành trong mệnh, nếu là dưới khắc trên, thì gọi là nghịch, nghĩa là cả đời đương số thường trì trệ, khó có thể trở nên giầu sang, nếu ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vượng thì có phát Tài cũng tương đối chậm.

Trong Tứ trụ, nạp âm Quỷ nhiều, thì đương số cả đời trong trạng thái hiện tại, gọi là “Quan tinh thừa vượng”.

Trong Tứ trụ, nạp âm Tài nhiều, thì tự thân không có Khí, gọi là “Tài đa hại thân”.

Ngũ hành, thì Thủy và Thổ không kị Tử Tuyệt, bởi vì tràn đầy giữa trời đất là Thủy Thổ, cũng không cần phân biệt tứ Thời, không có lý gì là Tử Tuyệt – Nhưng cần phân biệt nặng nhẹ. Một giọt nước, rơi vào đống nhiều đất, thì bị hút khô. Dùng 1 nắm đất, để ngăn chặn rất nhiều nước, thì sẽ bị nước cuốn mất. Vì vậy, cần phải xem Thủy Thổ nhiều hay ít, phân ra mức độ nặng hay nhẹ. Thủy Thổ trong ngũ hành đều cần phải có chỗ dựa đặc biệt là mệnh Mộc Kim Hỏa.

Kim không có Thổ thì không sinh ra được. Mộc không có Thủy thì không sinh trưởng được. Vì vậy, muốn Kim Mộc sinh vượng, thì cần phải tránh Tử Tuyệt, nếu Kim tử thì bị vùi lấp, Mộc tử thì biến thành tro, có khác với Thủy Thổ là như vậy.

Hỏa ẩn tàng ở trong Mộc, ở trong Thổ, chính vì vậy mà Hỏa không tham cầu vượng, khi Hỏa vượng thì Mộc sẽ bị đốt, cũng không muốn Hỏa tử, vì Tử thì Hỏa sẽ bị tắt, chỉ có để cho Hỏa trong tình trạng được cân bằng thì tốt.

———–

NGŨ HÀNH THỦ TƯỢNG

– Kim Thủy tạo thành tượng, thì thuần khiết, thanh cao. Kị Thổ
– Kim Thổ hợp thành tượng, thì thường khoan dung đôn hậu, bởi quan hệ tương sinh. Kị Mộc khắc Thổ thì không thể sinh Kim.
– Kim Hỏa hợp thành tượng, thì thường cương trực, cố chấp. Kị Thủy vì Hỏa bị dập tắt, Kim vì thế mà bị chìm nghỉm.
– Kim Mộc hợp thành tượng, thì thường chính trực trong sáng, vì quan hệ tương khắc. Kị Hỏa vì Mộc sẽ khó tồn tại, không duy trì được lợi thế cân bằng Kim Mộc để có lợi.

– Hỏa Thổ hợp tượng, thì thường độc ác.
– Hỏa Mộc hợp tượng, thì thường sáng suốt, thông minh.
– Hỏa Thủy hợp tượng, thì thường u ám.
– Hỏa Kim hợp tượng, thì thường nghiêm khắc, khuân mẫu gò bó.

– Mộc Hỏa hợp tượng, thì có tài phát văn chương.
– Mộc Thủy hợp tượng, biểu thị thanh cao đẹp lạ thường
– Mộc Kim hợp tượng, thì biểu thị sự chính trực
– Mộc Thổ hợp tượng, thì biểu thị sự độc hại

– Thủy Hỏa hợp tượng, biểu thị cho trí tuệ (tương tế: cùng hỗ trợ bù đắp cho nhau).
– Thủy Mộc hợp tượng, biểu thị cho trí nhân
– Thủy Kim hợp tượng, biểu thị thanh tú, đẹp đẽ.
– Thủy Thổ hợp tượng, biểu thị cho sự đục ngầu nghiêm trọng.

MỆNH KỊ ĐỒNG LOẠI TƯƠNG PHÁ
Nơi chỗ tứ xung, đếm ngược lại cách 2 vị trí theo trật tự xuôi, xác định được nạp âm cùng loại. Trong mệnh, kị nhất là đồng loại xung phá lẫn nhau.
Ví như
– Kỷ Mùi gặp Giáp Thìn
– Giáp thìn gặp Kỷ Sửu
– Kỷ Sửu gặp Giáp Tuất
– Giáp Tuất gặp Kỷ Mùi.

Dần Thân Tị Hợi và Tý Ngọ Mão Dậu cũng lấy theo phương pháp này. Đương số gặp phải, thì cuộc sống không thể giầu có, phần lớn không phải là người tài giỏi.

Đạo Kinh nói: “Tỉnh Lan (giếng nước và lan can) công phá lẫn nhau, thì không có thuốc nào chữa được, gặp Không vong cũng như vậy. Tuế vận cũng kị xung phá cùng loại như vậy”.

—————

CAN CHI KHÔNG XÂM PHẠM LẪN NHAU

Ví như:
– Giáp lấy chi Dần làm Lộc, cần phải xem Can nào đang giao hợp với chi Dần?

– Giáp lấy Tân làm Quan, thì phải xem chi nào đang giao hợp với can Tân?

– Nếu Can không xâm phạm Chi, thì trời chính là tôn quý.

– Nếu Chi không phạm Can, thì đất chính là thấp hèn.

Nếu tứ mạnh Dần Thân Tị Hợi không hại lẫn nhau, thì ngựa có thể phi nhanh.

Nếu Can xâm phạm Chi, hoặc Chi xâm phạm Can, ngũ hành xâm hại lẫn nhau, Lý Thuần Phong (đời Đường) nói: “Ngũ hành sinh vượng, có thể thấy được phúc khí trở lại. Ngũ hành Tử Tuyệt, thì cần sự trợ giúp của cát thần. Nhật can của ngũ hành vượng đắc địa, nạp âm tương sinh, thì cho dù không có cát thần tương trợ cũng sẽ được tôn vinh. Ngũ hành không có khí, nạp âm gây trở ngại lẫn nhau, thì cho dù có cát thần, thì vẫn là mệnh bần tiện”.

————–

XEM MỆNH

+ Lấy Nhật can làm căn cứ quan trọng để xem Mệnh. Lấy “vật” thuộc tháng sinh ra để làm Mệnh, ví dụ như Nguyệt lệnh lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để dùng, như Nguyệt lệnh là Kim thì dùng Kim, Nguyệt lệnh là Hỏa thì dùng Hỏa, … phải lấy Nguyệt lệnh làm Dụng thần. Nhưng cẫn cần phải dựa vào tiết – khí trước sau, mạng nhẹ, nông sâu, thành cục, phá xung của nó để phân tích tỉ mỉ. Dựa vào 6 phương pháp là Quan Ấn Tài Sát Thực Thương để khảo cứu. Trong đó:

– Có Quan phải xem Tài: quan tước thời cổ đại theo kiểu “cha truyền con nối”, phú quý song hành, thế lực tiền tài là sự trợ giúp tốt để quan vận hanh thông.

– Gặp Sát thì phải xem Ấn: Sát có tai kiếp, Ấn là quyền uy, Ấn có thể hóa giải quyền lực và tà khí của Sát.

– Gặp Ấn thì phải xem Quan: quyền uy của Ấn dựa vào Quan, có Ấn mà không có Quan, thì danh cao, nhưng thực tế thì không có ích lợi gì.

Trong 18 mệnh cách, thì dùng 6 mệnh cách làm trọng điểm, dùng nguyên lý tương sinh Ngũ hành để làm cách cục, hợp cục thì dùng niên chi, nhật chi, thời chi để tính mức độ nặng nhẹ, nông sâu. Ví như: gặp Quan dùng Ấn thì không kị Sát, bởi vì Sát cục Ấn, Ấn cục Thân.

Trong trụ gặp Tài, thì phải gặp vận Tài vượng, thì mới có thể phát phúc.

Thông thường, khi nhận định về cách cục trong Mệnh, thì phải dựa vào Sát là chính.

———-

CAN CHI VÀ NẠP ÂM XEM MỆNH

Dùng can chi và nạp âm cung loại ngũ hành để phán định

Ví như:

– Nhâm Tý Nhâm Ngọ là chân Mộc (nạp âm)
– Kỷ Dậu Kỷ Mão là chân Thổ
– Bính Tý Bính Ngọ là chân Thủy
– Mậu Tý Mậu Ngọ là chân Hỏa
– Ất Sửu Ất Mùi Canh Thìn Canh Tuất là chân Kim.

Lại xét:

– Ngày Ất Dậu giờ Canh Thìn là tinh Kim
– Ngày Đinh Tị giờ Bính Ngọ là tinh Hỏa
– Ngày Quý Hợi giờ Nhâm Tý là tinh Thủy
– Ngày Kỷ Sửu giờ Mậu Thìn là tinh Thổ
– Ngày Giáp Dần giờ Đinh Mão là tinh Mộc

Mệnh gặp bất kỳ một trong các tổ hợp này là phú quý.

Xét:

– Mệnh Hỏa sinh giờ Tân ngày Bính hoặc giờ Bính ngày Tân

– Mệnh Mộc sinh giờ Kỷ ngày Giáp hoặc giờ Giáp ngày Kỷ

– Mệnh Thổ sinh giờ Quý ngày Mậu hoặc giờ Mậu ngày Quý

– Mệnh Thủy sinh giờ Đinh ngày Nhâm hoặc giờ Nhâm ngày Đinh

– Mệnh Kim sinh giờ Ất ngày Canh hoặc giờ canh ngày Ất

Đây, đều là chân quý của ngũ hành, nhưng vì đều trùng phạm, vì vậy Phúc khí trong mệnh lại bị giảm thiểu đi.

———-

NGUYÊN LÝ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN KHÍ

NGŨ VẬN THIÊN viết: “Lấy Giáp Bính Mậu Canh Nhâm hợp với 5 can Âm là thái quá. Lấy Ất Đinh Kỷ Tân Quý hợp với 5 can Dương là bất cập. Giữa bất cập và thái quá có sự biến thông”.

THIÊN NGUYÊN BIẾN HÓA THƯ

Phân định theo ngày và đêm. Ví dụ:

– Người Lục Giáp sinh vào ban ngày thì dùng Mộc, sinh vào ban đêm thì hóa thành Thổ. Vì vậy, mà người lục Mậu mà được Giáp, nếu sinh ban ngày là Quỷ, sinh vào ban đêm là Quan.

– Người lục ẤT, sinh vào ban ngày dùng Kim, sinh vào ban đêm dùng Mộc. Vì vậy, mà người lục Kỷ gặp nó, nếu sinh vào ban ngày là Quan, sinh vào ban đêm là Quỷ.

Trong đó có lục Kỷ và lục Canh không biến đổi, vì vậy mới nói rằng, 5 can dương sinh ban ngày là phần chủ chốt, còn sinh vào ban đêm thì dựa vào sự biến hóa để xem. Năm can Âm sinh vào ban đêm là chủ chốt, sinh ban ngày thì dựa vào sự biến hóa để quyết định.

Nam mệnh 6 loại dương, thì gặp Lộc quỷ đảo Thực, tất phải sinh vào ban đêm để chuyển Hung thành Cát, hô Quỷ thành Quan. Đảo Thực là HỶ THẦN đến, để tăng thêm luận định, nhưng vẫn cần phải lấy sinh ra vào ban ngày để làm thuận.

Nam mệnh 6 loại âm, thì phải Lộc quỷ đảo Thực, tất phải sinh van ngày để chuyển hung thành cát, còn lại thì luận giống như trên., nhưng vẫn cần phải sinh vào ban đêm để làm thuận.

Nếu là nữ mệnh, thì đều lấy phương pháp ngược lại với nam mệnh để cầu cát, tránh hung họa.

Khí tượng ngày và đêm như vậy, là biểu hiện cụ thể của Âm và Dương phối hợp với nhau, cương nhu tác động lẫn nhau.

———–

TIẾN KHÍ VÀ THOÁI KHÍ

+ Xuân vượng Hỏa nhiều, sinh mùa Xuân gặp Hỏa cục, thì nên hành vận về nơi Tây kim hay Bắc Thủy, đây chính là phép tính thời điểm quay lại của nó khi ở Mộ khố.

+ Hạ vượng Kim nhiều, sinh mùa Hạ gặp Kim cục, thì có lợi khi hành vận chỗ Quỷ Đông mộc Nam Hỏa.

+ Năm Tháng Ngày Giờ trùng tứ Kình, gặp Đại vận Chính tài, chủ về tính mạng gặp nguy khó. Kình dương gặp phải nơi sinh địa, thường gặp sự tổn hao tính mệnh.

+ Sắp tới thì sẽ tới rất nhanh. Đã tới thì sẽ dẫn đầu. Thương quan gặp Quan tinh thì mệnh chủ đoản mệnh. Thất sát gặp Tài tinh, thì chủ về mệnh gặp nguy khó, nếu có 2 Tài phá Ấn là hung họa. Thực thần gặp Kiêu thì khó tránh khỏi họa lao ngục. Kiếp nhiều gặp Tài tử, thì Sát vượng kéo theo gốc hưu. Vong thần và Thất sát tương xung hoặc tương hình, cho dù không bị đi đày, thì cũng nguy khó chốn lao ngục. Thương quan ngộ Kình thì khó tránh nạn binh đao. Tài gặp Kình thì tiền tài phân tán, tính mạng khó bảo toàn. Thất sát gặp tam hợp thì thái quá mà bị nghiêng lệch.

+ Mệnh cách Thương quan hành vận Mộ, thì cũng có nghĩa là tử vong. Cách cục cuối đời cần đặc biệt lưu ý.

———————-

Nguồn Tam Mệnh Thông Hội:
Lục thập Giáp Tí tánh chất cát hung:

• Giáp tí Kim là thực vật thích Kim Thủy vượng địa, tấn thần hỷ phúc tinh, bình đầu huyền ngoại phá tự.
• Ất sửu Kim là khoáng vật thích Hỏa và Nam phương nhựt thời, phúc tinh Hoa cái chánh ấn.
• Bính dần Hỏa là Lư khôi thích Đông và Mộc, phúc tinh lộc hình, bính đầu lung á.
• Đinh mảo Hỏa là Lư yên thích Tốn và Thu đông, bính đầu triệt lộ huyền châm.
• Mậu thin Mộc là sơn lâm sơn dã, mộc bất tài, thích thủy lộc khố hoa cái, thủy lộc mã khố, bổng trương phục thần bình đầu.
• Kỷ Tỵ Mộc là hoa quả trên núi, thích Xuân và Thu, Lộc khố nhập chuyên.
• Canh Ngọ Thổ là đất mỏng bên đường, thích Thủy và Xuân, phúc tịnh quan quý, triệt lộ bổng trượng huyền châm.
• Tân Mùi Thổ, thích Thu với Hỏa, hoa cái huyền châm phá tự.
• Nhâm Thân Kim là kích chiến, thích Tí Ngọ Mảo Dậu, bình đầu đại bại, phường hại lung á phá tự huyền châm.
• Quý Dậu Kim là Kim thôi tạc, thích Mộc và Dần Mảo, phục thần phá tự lung á.
• Giáp Tuất Hỏa thích Xuân và Hạ, chánh ấn hoa cái, bình đầu huyền châm phá tự bổng trượng.
• Ất Hợi Hỏa, Hỏa khí nóng thích Thổ và Hạ, Thiên đức khúc cước.
• Bính Tí Thủy sông hồ, thích Mộc và Thổ, phúc tinh quan quý, bình đầu lung á, giao thần phi nhận.
• Đinh sửu Thủy, thủy bất lưu thanh, triệt cứ, thích kim và hạ, hoa cái thối thần, bình đầu phi nhận.
• Mậu Dần Thổ, đề tinh thành quách, thích Mộc và Hỏa, phục thần bổng trượng lung á.
• Kỷ Mão Thổ, phá đê bại thành, thích Thân Dậu và Hỏa, tấn thần đoản thiên cửu xá, khúc cước huyền châm.
• Canh Thìn Kim Tích lạp, thích Thu và triệt Mộc, hoa cái đại bại, bổng trượng bình đầu.
• Tân Tỵ Kim ; Kim sanh thì sa thạch tạp, thích Hỏa và Thu, Thiên đức phúc tinh quan quý, triệt lộ đại bại huyền châm khúc cước.
• Nhâm Ngọ Mộc: dương liểu cán tiết, thích Xuân Hạ, thích quan quý, cửu xú phi nhận bình đầu lung á huyền châm.
• Qúy Mùi Mộc: Dương liểu căn, thích Đông với thủy và chánh ấn ở Xuân, hoa cái đoản thiên phục thần phi nhận phá tự.
• Giáp Thân Thủy: Cam tỉnh thích Xuân và Hạ, phá lộc mã triệt lộ bình đầu.
• Ất Dậu Thủy: âm Thủy thích Đông và Nam phương , phá lộc đoản thiên cửu xú khúc cước phá tự lung á
• Bính Tuất Thổ: gò đồi, thích Xuân Hạ và Thủy, thiên đức hoa cái, bình đầu lung á.
• Đinh Hợi Thổ: Bình nguyên, thích Hỏa và Mộc, thiên đức phúc tinh quan quý đức hợp bình đầu.
• Mậu Tí Hỏa: Sét vậy, thích Thủy và Xuân Hạ, đắc thượng thần thiên, phục thần đoản thiên cửu xú trượng hình phi nhận.
• Kỷ Sửu Thổ: điện vậy, thích thủy và Xuân Hạ, đắc địa mà tối, hoa cái đại bại phi nhận khúc cước.
• Canh Dần Mộc: Thân cây tùng bách, thích Thu Đông, phá lộc mã tướng hình trượng hình lung á.
• Tân Mão mộc: Rễ cây Tùng, thích Thủy Thổ và Xuân, phá lôc giao thần cửu xú huyền châm.
• Nhâm Thìn Thủy: Long Thủy, thích Lôi điện và Xuân Hạ, chánh giáp thiên đức thủy lộc mã tất thối thần bình đầu lung á.
• Quý Tỵ Thủy: Không nghĩ khi chảy về biển, thích Hợi Tí mà biến hóa thiên ất quan quý đức hợp, phục mã phá tự khúc cước.

———————–

• Giáp Ngọ Kim: Bách luyện tinh Kim, thích Mộc Thủy Thổ, thối thần đức hợp, bình đầu phá tự huyền châm.
• Ất Mùi Kim: Lư khôi dư Kim, thích dại hỏa và thổ, hoa cái triệt lộ khúc cước phá tự.
• Bính Thân Hỏa: Bạch nha dã thiêu, thích Thu Đông và Mộc, bình đầu lung á đại bại phá tự huyền châm.
• Đinh Dậu Hỏa: Quỷ thần thừa hưởng Hỏa vô hình, thích Thìn Tuất Sửu Mùi, thiên ất hỷ thần bình đầu phá tự lung á đại bại.
• Mậu Tuất Mộc: Thứ cỏ ngải khô, thích Hỏa và Xuân Hạ, hoa cái đại bại nhập chuyên trượng hình triệt lộ .
• Kỷ Hợi Mộc: mầm cỏ ngải, thích Hỏa và Xuân Hạ, khúc cước .
• Canh Tí Thổ: Thổ giữa không, là ốc vũ, thích Mộc và Kim Mộc, đức hợp trượng hình .
• Tân Sửu Thổ: Mộ, thích Mộc và Hỏa với Xuân, hoa cái huyền châm.
• Nhâm Dần Kim: Kim hoa sức, thích Mộc Hỏa, triệt lộ bình đầu lung á.
• Quý Mão Kim: Dây ngọc, thích Hỏa mạnh và Thu, quý nhân phá tự huyền châm.
.Giáp Thìn Hỏa: Đèn vậy, thích đêm và Thủy, Hoa cái đại bại bình đầu phá tự huyền châm.
• Ất Tỵ Hỏa: Ánh đèn vậy, thích Thân Dậu và Thu, chánh Lộc mã, đại bại khúc cước.
• Bính Ngọ Thủy: Nguyệt luân, thích đêm và Thu thủy, hỷ thần dương nhận, giao thần bính đầu lung á huyền châm .
• Đinh Mùi Thủy: Hỏa quang đồng thươn, hoa cái dương nhận thối thần nhập chuyên bình đầu phá tự.
• Mậu Thân Thổ: Điền địa, thích Thân Dậu và Hỏa, phúc tinh phục mã phục hình phá tự huyền châm .
• Kỷ Dậu Thổ: thích Thân Dậu và Đông, tấn thần triệt lộ cửu xú, khúc cước phá tự lung á.
• Canh Tuất Kim: thích dùng Hỏa và Mộc, hoa cái trượng hình.
• Tân Hơi Kim: chung đỉnh bảo vật, thích Mộc Hỏa và Thổ, chánh lộc mã huyền châm.
• Nhâm Tí Mộc: thương Thủy Mộc, thích Hỏa Thổ và Hạ,dương nhận cửu xú bình đầu lung á.
• Quý Sửu Mộc: thương Thủy Mộc, thích Kim Thủy và Thu, hoa cái phúc tinh nhập chuyên, phá tự dương nhận .
• Giáp Dần Thủy: Mưa vậy, thích Hạ và Hỏa chánh lộc mã phúc thần nhập chuyên bình đầu phá tự huyền châm lung á.
• Ất Mão Thủy: Lộ vậy, thích Thủy và Hỏa, kiến lộc, nhập chuyên cửu xú khúc cước huyền châm.
• Bính Thìn Thổ: Đê ngạn, thích Kim và Mộc , lộc khố chánh ấn, hoa cái triệt lộ bình đầu lung á .
• Đinh Tỵ Thổ: Thích Hỏa và Tây Bắc, lộc khố bình đầu khúc cước.
• Mậu Ngọ Hỏa: Nhựt về Hạ thì nhân úy, qua Đông thì nhân ái, kỵ Mậu tí Kỷ sửu Giáp dần Ất mão, phục thần dương nhận cửu xú bỗng trượng huyền châm.
• Kỷ Mùi Hỏa: Ngày kỵ đêm, phúc tinh hoa cái dương nhận khúc cước phá tự.
• Canh Thân Mộc: Lựu hoa, Hạ bất nghi, Thu Đông kiến lộc mã, nhập chuyên trương hình phá tự huyền châm.
• Tân Dậu Mộc Lựu nhỏ, thích Thu và Hạ kiến lộc giao thần cửu xú nhập chuyên huyền châm lung á.
• Nhâm Tuất Thủy: Biển vậy thích Xuân Hạ và Mộc, hoa cái thối thần bình đầu lung á trượng hình.
• Quý Hợi Thủy: Bách xuyên thích Kim trên Hỏa, phục mã đại bại phá tự triệt lộ .

——————–

Lục thập Giáp Tí thịnh lớn thì kỵ biến nhỏ yếu, nếu bị nhỏ yếu thì muốn thành lớn mạnh, giống như trước bần tiện mà về sau phú quý vinh hoa, trước phú quý mà sau bần tiện nhỏ mọn ; không nên dùng phú quý trước mà không luận bần tiện, cũng không thể thấy bần tiện trước mà không luận phú quý.
Niên sanh thuộc Mộc, ví dụ như Canh Dần Tân Mão tức Mộc lớn mạnh, nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc thì lấy Tòng bá Mộc mà luận ; vạn nhứt mà gặp Dương liểu hoặc Thạch lựu tức bỏ đại mà về tiểu, không lấy Tòng bá mà luận vậy.
Còn như sanh nhân là Nhâm Ngọ Quý Mùi thì Mộc nhỏ yếu nếu nhựt nguyệt thời không gặp các Mộc khác thì lấy Dương liểu mà luận, vạn nhứt nếu gặp Tùng bách hoặc Đại lâm Mộc tức bỏ nhỏ mà luận lớn, không nên luận như Dương liểu vậy.
Cho nên Thiên thượng Hỏa, Kiếm phong Kim , Đại hải Thủy Đại trạch Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp các vị nạp âm đều nhỏ yếu ; hay như Phúc đăng Hỏa, Kim bạc Kim, Tỉnh tuyền Thủy, Sa trung Thổ sanh nhân mà nhựt nguyệt thời không gặp vị khác thì nạp âm đều lớn mạnh, hoặc đem phàm nhập thánh, hoặc trước trọng mà sau khinh, đều theo sự biến mà luận chứ không thể chấp ở một mặt.
– Giáp tí là Kim tùng cách nên khí tán, nếu được Mậu Thân Thổ, Quý Tỵ Thủy tương hợp thì tốt, Mậu Thân là đất Lâm quan Kim, Thổ thì vượng ở Tí nên được sanh thành vậy, Quý tỵ thuộc hệ Kim sanh ở Tỵ, Thủy sanh ở Tí, nạp âm tat cả đều quy lại là triều nguyên lộc, kỵ Đinh Mão Đinh Dậu Mậu Ngọ Hỏa . Diêm đông Sưu nói: Giáp Tí Kim là tấn thần bẩm cái đức trầm tiệm hư vô nên tứ thời đều tốt, nhập quý cách thừa vượng khí nên tay nghề tinh vi chủ về vinh hoa hiễn đạt.
– Ất sửu là Kim phủ khô, Hỏa không thể khắc bởi Kim đã ân núp nên không bị hình hại xung phá lại là hiễn vinh , chỉ kỵ Kỷ Sửu Kỷ Mùi Hỏa. Diêm đông Sửu nói: Ất sửu là chánh ấn, là đại phúc đức, Thu Đông được phú quý thọ khảo, Xuân Hạ thì tốt , trong đó tự nhập cách thì kiến công hưởng phước. Ngọc Tiêu bửu Giám nói: Giáp Tí Ất Sửu chưa thành khí, Kim gặp Hỏa thì thành, gặp nhiều thì tốt.
– Bính Dần là Hỏa hách hy, Thủy không chế được nên cái Hỏa thiêu đốt dữ dội, Thủy không qua được, chỉ thích một mình Giáp Dần Thủy, đồng vị với nhau lại gọi là triều nguyên Lộc. Yếu luận nói: trong Dần Hỏa chứa khí linh minh, tứ thời sanh đức, nhập quý cách thì văn chương phát khoa giáp.
– Đinh Mão là Hỏa phục minh, khí yếu nên cần Mộc sanh, gặp Thủy thì hung, nếu gặp Ất mão Ất dậu thủy thì rất độc. Ngũ hành Yếu Luận nói: Đinh mão là Hỏa mộc dục, khí hàm lôi đông phong, thủy tề khí đạt, thổ tải thì mộ hậu, lấy mộc mà cho thì văn chương, lấy kim mà hợp lại gặp hạ thì hung bạo. Quỷ Cốc nói: Bính dần Đinh mão thu đông cần phải bảo trì. Chú rằng: hỏa không vượng tây đến thu đong thì thế sợ không bền.
– Mậu thin là lưỡng thổ hạ mộc, các kim không thể khắc bởi là thổ sanh kim tức cái đạo mẫu tử, được thủy sanh là tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Mậu thìn Canh dần Quý sửu 3 thần này tánh mộc tráng kiện, sanh ở Xuân Hạ có chất độc lập, tùy biến hóa mà thành công, thừa được vượng khí thì chí tận mây xanh, chỉ kỵ sanh ở Thu, tuy bị hoại tiết chí bị khuất phục nhưng chẳng theo vậy.

—————-

– Kỷ tị là mộc cận hỏa, kim sanh ở đây, ở ta mà không sát, kỵ gặp hỏa sanh vượng. Diêm Đông nói: Kỷ tỵ tại Tốn là Mộc bị phong đông, rễ dể bị bạt, hòa với Kim, Thổ vận ở Đông nam mà thành vật dụng, tuy ngoài dương trong âm mà chẳng phụ trợ nên khí hư tán, lại thêm Kim quỹ khắc nên thành Mộc bất tài dung vậy. Lạc lộc Tử nói: Kỷ tỵ Mậu thìn qua Càn cung mà thoát ách. Chú rằng: Kỷ tỵ Mậu thìn là loại cử mộc, kim quỹ vượng ở phương Tây, nạp âm mà Mộc thì đến đây phải tuyệt vậy. Như bị hạn ách nếu đến Càn Hợi cung thì Mộc đắc Thủy thành trường sanh mới khỏi ách.

– Canh ngọ Tân mùi Thổ, Mộc không dến khắc, chỉ kỵ nhiều Thủy thì bị thương khí, còn Mộc nhiều thì nhủ quy về, bởi Mộc quy Mùi vậy. Diêm Đong nói: Canh ngọ Tân mùi Mậu thân Kỷ dậu đều có đức hậu, Thổ bao hàm trấn tịnh, dung hợp hòa khí, nhân cách phước lộc.

– Nhâm thân là Kim lâm quan, thích gặp Thủy Thổ, nếu gặp Hỏa Bính thân Bính dần Mậu ngọ thì tác hại . Diêm D(ông nói: Nhâm thân Kim là cái uy của thiên tướng cho khí lâm quan, Thu Đong chủ quyền bị sát, Xuân Hạ thì tốt ít xấu nhiều, nhân cách lấy công danh mà phấn chấn, đế sát dùng để khắc bạc.

– Quý dậu là Kim cứng mạnh, Hỏa tử ở Dậu nên gặp Hỏa chẳng hề gì, chỉ kỵ Hỏa Đinh dậu cùng vị nên khắc vậy. Diêm Đông nói: Quý dậu là tự vượng Kim, cái khí chất thuần túy, Xuân Hạ thì tánh anh minh, Thu Đong rất quý nhân cách nên công danh sự nghiệp tiết tháo hơn người, đới sát thì niên thiếu ngang ngạnh đến sau 40 thì dần thuận tánh. Vương tiêu Bửu Giám nói: Nhâm thân Quý dậu là vị vượng Kim, không nên vượng lại vì vượng thì sát vật, không nên gặp Hỏa vì gặp Hỏa thì bị thương.

– Giáp tuất là tự khô Hỏa, không sợ các thủy chỉ sợ Nhâm tuất, đó là cái họa mộ trung thọ khắc, khó tránh được. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp tuất Hỏa là Ấn là khố, gồm cho đến khí dương tạng mật, gặp được qúy cách thì phú quý quang đại, chỉ kỵ sanh Hạ thì trong cát có hung.

– Ất hợi là Hỏa phục minh nên khí uất ức mà không phát tịch được, Kỷ hợi, Tân mão Kỷ tỵ Nhâm ngọ Quý mùi là Mộc sanh cho nên tinh thần vượng tướng, có Quý hợi Bính ngọ Thủy thì không tốt. Diêm Đông nói: ẤT hợi là Hỏa tự tuyệt, khí hàm minh mẫn mà tự tịnh, thuộc hệ ám quang tịch nhiên vô hình, nếu được đắc số thì cao nhân diệu đạo, quân tử tốt đức.

– Bính tí là Thủy lưu hành, không sợ các Thổ, chỉ hiềm Canh tí bởi trong vượng gặp quỷ chẳng được tốt lành. Ngũ hành yếu Luận nói: Bính tí tự vượng Thủy, dương thượng âm hạ, tinh thần hoàn hảo, bẩm chất thiên tư khoáng đạt, tri thức uyên thâm, Xuân Hạ thì khí tề vật, công năng kiện lợi.

———————

– Đinh sửu là phước tụ Thủy, rất thích Kim sanh, sợ bị Tân mùi Bính thìn Bính tuất tương hình phá vậy.Ngũ hành yếu luận nói “ Đinh sửu Ất dậu tại số là thủy tam yếu, có bẩm chất âm thạnh dương yếu, tuy trong sáng nhiều huệ mà thiếu phước, dùng Thủy Mộc vượng khí thì quân bình được âm dương mà phát quý đạt hiển sĩ “.

– Mâu Dần là Thổ thọ thương, chẳng có chút lực, cần được Hỏa sanh vượng để giúp khí, kỵ Kỷ hợi Canh dần Tân mão Mộc khắc, chủ bị đoãn triết đại hung. Ngũ hành yếu luận nói: Mậu dần, Bính tuất hai vị này thừa khí Thổ, một mặt sanh Hỏa, một mặt giữ Hỏa, tức là linh dương theo trong được phước khánh, đắc quý cách, đạo đức hơn đời, đến tận thân vương công tử, nhiều nơi chỗ nhựt sanh thường được dắc cách, cũng đếu phước thọ dài lâu, trước sau đều an dật.

– Kỷ mão là Thổ tư tử, bị ức chế nhiều, quý nhờ ở cái HỎa Đinh mão Giáp tuất Đinh hợi Kỷ mùi mà có phước. Ngũ hành yếu luận nói: Kỷ mão tự tử Thổ, mạnh ở nơi chánh vị, gió nỗi sét động, tán mà hòa khí, bẫm loại đạo hàn, tùy biến mà thích ứng, phức thọ tự tại, chỉ không lợi nơi tử tuyệt tức là cửu giả vật quý chi đồ. Tam mệnh soán cục nói: Mậu dần Kỷ mão Thổ thọ thương không sợ lấy Mộc lâm tổn vì Thổ không còn lực. Vương tiêu bửu giám nói: Mậu dần Kỷ Mão Thổ không nên gặp Thủy, gặp Thủy thì tổn tài, không sợ Mộc, gặp Mộc thì thành chắc. Mậu dấn thừa Thổ đức vượng khí mà hàm sanh Hỏa, đắc thì chỉ phước thọ dài lâu, Kỷ mão không nên gặp lại tử tuyệt, gặp thì hung.

– Canh thìn là Kim tụ khí, không dùng Hỏa chế thì khí vật tự thành, Hỏa mạnh thì thành tổn thương khí vật, gặp Hỏa bệnh tuyệt thì vô hại, nếu gặp Giáp thìn Ất tỵ thì xấu ác rất nhiều, cũng không thể khắc các Mộc được. Diêm Đông nói: Canh thìn Kim có được sự cương kiện trầm hậu, lại có tánh thông minh lanh lợi, Xuân Hạ họa phước cũng có, nhập cách thì tài kiêm văn võ, đới sát thì hảo lộng binh quyền.

– Tân tỵ là bạch kim, tinh thần đầy đủ, khí thế hoàn bị, có bị thiêu đốt cũng không tiêu vong, kỵ Bính thìn Ất tỵ Mậu ngọ các Hỏa, bởi Kim bạch ở tỵ mà không thường sanh, bại ở ngọ tuyệt ở dần, khí tán mà lại gặp Hỏa sanh vượng thì khó mà đương nổi. Ngũ hành yếu luận nói: Tân tỵ Kim là tự sanh học đường, đủ anh minh khối kỳ, Thu Đong sức lực đầy đủ, Xuân Hạ bảy phần xấu ba phần tốt, nhập quý cách thì chủ học hành thông minh, thân được thanh quý, có lòng thương vật. Vương tiêu bửu giám nói: Canh thìn Tân tỵ chưa thành Kim khí nên cần gặp Hoa. Tân tỵ là tự sanh, tỵ thì đắc Hỏa nên quang huy nhựt tân.

———————-

– Nhâm ngọ là Mộc nhu hòa , thân rễ đều nhỏ yếu, mộc năng sanh hỏa nên kỵ gặp nhiều hỏa, gặp thì thiêu hết vậy, tuy là kim sanh vương nhưng cũng không làm cho thương tổn được bởi kim đến đây thì bại, được kim trở thành quý, thủy thổ thạnh thì cũng quý, chỉ sợ kim Giáp ngọ làm thương tổn thôi. Ngũ hành yếu luận nói: Nhâm ngọ mộc tự tử, mộc tử tuyệt thì hồn đi mà thần khí linh tú, bẩm được cái đức tịnh minh, có dõng lực mà phá tịnh lập công, diên niên ích thọ.

– Quý Mùi mộc tự khố, sanh vượng thì tốt, tuy ẤT sửu kim không thể xung phá cũng đều phải quy về gốc mới không tương phạm, kỵ Canh tuất Ất mùi kim. Ngũ hành yếu luận nói: Quý mùi là chánh ấn , có tánh văn minh tài đức, muốn đươc phước thanh hoa. Ngọc tiêu bửu giám nói: Nhâm ngọ Quý mùi là Dương liễu mộc, mộc đến ngọ thì tử, đến mùi thì mộ, cho nên thịnh mùa Hạ lá nhiều, được thời thì phú thọ, chẳng đựơc thời thì bần yểu.

– Giáp thân thủy tự sanh, khí lưu hành nên có nơi quy cũng mượn kim sanh, không sợ các Thổ khác chỉ sợ Mậu thân Canh tí thổ. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp thân thủy bạch sanh có thiên chân học đường mà đắc nhập cuộc thì trí thức thông tuệ diệu dụng vô cùng.

– Ất dậu tự bại thủy, cần các kim tương trợ, bởi khí tự đã yếu, muốn được mẹ dưỡng, kỵ Kỷ dậu Kỷ mão Mâu thân Canh tí Tân sửu các Thổ, nếu gặp thì yểu triết cùng tiện.

– Bính tuất phước tráng lộc hậu thổ, mộc không thể khắc được, sợ gặp Kim sanh vượng, nếu gặp được Hỏa thạnh thì quý không nói hết.

– Đinh hợi Lâm quan thổ, Mộc không thể khắc, chỉ hiềm nhiều Kim thì tiết, cần có Hỏa sanh để cứu thì tốt , kỵ Kỷ hợi Tân mão Mộc. Ngũ hành yếu luận nói: Đinh hợi Canh tí hai thổ có chứa kim , trong cương ngoài hòa, có được đinh lực, dùng Thủy Hỏa vượng khí thì kiến công lập nghiệp vậy.

– Mậu tí Kỷ sửu hỏa ở trong thủy, lại gọi là thần long hỏa, gặp thủy thì quý là ma lục khí vậy. Ngũ hành yếu luận nói: Mậu tí chứa tinh thần quang huy toàn thật, khí cả 4 thời, bảo sanh cái phước, nhập quý cách tức là quý nhân quân tử khí chất gồm lớn phú quý hết đời.

– Kỷ sửu là hỏa Thiên tướng, lại là nhà Thiên Ất, hàm chứa khí oai phúc quang hậu, phát rất dũng mãnh , là tướng đức là khôi danh. Kinh nói: Hỏa được thai dưỡng thì khí dần mạnh, nếu được Bính Dần Mậu ngọ Hỏa trợ thêm thì trở thành có công tế vật .

– Canh dần Tân mão tuế hàn Mộc, sương tuyết không thể làm mất tiết tháo hướng chi là kim, như gặp thổ Canh dần Tân mão chẳng muốn chế trị, tự nhiên thành rừng. Diêm dông nói: Tân mão Mộc, tự vượng Xuân Hạ thì khí tiết xuất chúng, kiến công lập nghiệp, sanh ở Thu thì bị ngông cuồng hẹp hòi tỏa triết, khí vượng khí nhuần.

– Nhâm thìn là tự khố thủy, nếu là đất ao hồ tích thủy thì kỵ kim đến quyết phá, nếu gặp lại Nhâm thìn tức là tự hình, gặp nhiều Thủy Thổ thì thích, chỉ sợ gặp Nhâm tuất Quý hợi Bính tí Thủy, được sanh vượng thái quá trở thành tràn lan hỗn tạp. Ngũ hành yếu luận nói: Nhâm thìn là chánh ấn thủy, chứa cái đức thanh minh huần ốc, có tánh bao dung quãng đại, tâm thức như gương, được mùa Xuân Hạ thì đại phước tuệ, Thu Đông thì thuộc loại gian trá bạc đức.

– Quý tỵ là tự tuyệt thủy, tên gọi là hạc lưu (chảy cạn), nếu gặp Bính tuất Đinh hợi Canh tí thổ hùng hậu thì còn giữ cạn, nếu gặp kim tam hợp sanh vượng thì thành nguyên lưu dồi dào khoa danh tấn đạt vậy. Ngũ hành yếu luận nói: Quý tỵ Ất mão là Thủy tự tuyệt tự tử , bèn đến âm lui ẩn, chân tình sắc dưỡng ngưng thành khí quý trở nên quý cuộc, loại nầy thuộc diệu đạo quân tử hiễn công cập vật.

———————

– Giáp ngọ là tự bại kim cũng gọi là cường hãn (dữ mạnh) kim gặp hỏa sanh vượng thì khí vật thạnh, gặp Đinh mão Đinh dậu Mậu tí hỏa đại hung. Ngũ hành yếu luận nói: Giáp ngọ kim là tấn thần khí tốt có, có đủ đức cang minh, Thu Đông thì tốt Xuân Hạ thì xấu, nhập quý cách thì khoa trương xuất chúng, nếu chẳng gặp thời mà đới sát thì bạo liệt vô ơn thiếu nghĩa. Chúc thần kinh nói: Giáp ngọ kim dương dữ mạnh, nếu ức chế thì trầm. Chú viết: Sa thạch kim cứng thích sát, muốn ức thì lấy hỏa mà dùng vậy. Quỷ Cốc di văn rằng: giáp ngọ thích quan quỷ. Lý hư trung nói: Giáp ngọ kim tổn dữ mạnh, Nhâm tí mộc hết nhu, hoặc Nhâm tí gặp Giáp ngọ hoặc Giáp ngọ gặp Nhâm tí, âm dương giành vị không còn sáng tỏ.

– Ất mùi kim thiên khố (không chánh khố), cũng là hỏa khắc mà thổ sanh thì phước mạnh khí tụ, kỵ Kỷ mùi Bính thân Đinh dậu các hỏa. Ngũ hành yếu luận nói: Ất mùi kim ở số là mộc khố lại là thiên tướng có đủ các đức thuần nhân hậu nghĩa, được quý cách thì anh kiệt xuất chúng khôi trấn tứ luân, nếu được cách thường mà đới sát xung phạm cũng được quân tử bình thường.

– Bính thân hỏa tự bịnh, Đinh dậu hỏa tự tử, khí nhỏ yếu, cần mộc tương trợ thì khí mới sanh, kỵ Giáp thân Ất dậu Giáp dần Ất mão các thủy, Diêm Đông nói: Bính thân hỏa bịnh hư, gặp Mộc đức văn minh , thủy khoáng đạt thì được phước tuệ, chỉ có kim là bạo hại, nếu dù có tốt thì cũng đổi thành cái khí bất hòa. Ngũ hành yếu luận nói: Bính thân Đinh dậu hỏa tư tử, hàm khí dấu kín yên tịnh, ngoài hòa trong cương, quý cách ở đó, thuộc loại có đạo quân tử, đức hạnh tự nhiên.

– Mậu tuất mộc trong thổ kỵ gặp lại thổ, nếu nạp âm gặp nhiều thổ thì một đời truân chuyên, kim không thể khắc bởi kim đến tuất thì bại, gặp kim có khi lại được phước, thích gặp nhiều thủy, thịnh mộc sẽ thành quý cách. Diêm Đông nói: Mậu tuất mộc cô thân độc vị, hòa với thủy hỏa vượng khí thì được cái đức chân thật anh minh, nhập cách thì văn chương tấn đạt, phước lộc thủy chung, nhưng vì thừa khí thiên tướng nên trãi nhiều gian hiểm song tiết tháo không đổi thì mới được phước về sau.

——————–

– Kỷ Hợi mộc tự sanh, căn bản phồn thịnh không sợ các kim khác chỉ sợ Tân hợi Tân tỵ Quý dậu kim, nếu gặp Ất mão Quý mùi Đinh mùi mộc chưa hẳn là không đại quý. Ngũ hành Yếu luận nói: Kỷ hợi mộc tự sanh, anh minh tài trí, như đắc được nơi thì thanh quý. Diêm Đông nói: Kỷ hợi mộc được thời thì thanh quý, chẳng gặp thời thì tân khổ.

– Canh tí thổ hậu đức, hay khắc các thủy và không kỵ các mộc, bởi mộc đến tí thì vô khí, nếu gặp được Nhâm thân kim thì là được Lộc vị tức quý vậy.

– Tân sửu thổ phước tụ, bởi lộc không thể khắc và Sửu là Kim khố, trong Sửu có Kim nên không sợ gặp Mộc. Ngọc tiêu Bửu giám nói: Canh tí Tân sửu thổ thích Mộc mà ghét Thủy, gặp Mộc là quan, gặp Thủy thì không tương nghi. Diêm Đông nói: Tân sửu Kỷ dậu Thổ trong có chứa ít Kim, đức hậu tánh cứng hòa mà bất đồng, trên dưới tề nhau dùng Thủy Hỏa vượng khí thì công lớn danh oai vậy.

– Nhâm dần tự tuyệt kim, Quý mão là kim tám khí, nếu gặp các Hỏa thì phải tiêu khí, chỉ tốt khi được Thủy Thổ triều. Ngũ hành yếu Luận nói: Nhâm dần Quý mão là Kim hư hoại bạc nhược nhưng cũng có đức nghĩa nhu cương, Thu Đông khang kiện không xấu, xấu lại là điềm tốt, Xuan Hạ thì nội hung ngoại cát, tốt thì bị xấu trước, nhập quý cách thì tiết chí anh minh, đới sát thì hung bạo không cùng vậy.Tam mệnh soán cuộc nói: Quý mão là Kim tự thai, nếu gặp Bính dần Đinh mão Lư trung Hỏa thì không sợ, vì thai Kim nên ở trong lư thì thì khí vật được thành vậy.

– Giáp thìn là Hỏa thiên khố (không chánh khố), có nhiều Hỏa trợ thì tốt, đó là đồng khí tương trợ, nếu gặp được Mậu thìn Mậu tuất Mộc sanh cho thì đắc quý cách, kỵ Nhâm thìn Nhâm tuất Bính ngọ Đinh mùi Thủy rất độc. Ngũ hành yếu Luận nói: Giáp thìn là Thiên tướng Hỏa, tánh khí nóng mạnh nhanh nhẹn, nhập quý cách thi văn khôi đặc biệt, lợi ở Thu Đông mà không lợi ở Hạ.

– Ất tỵ lâm quan Hỏa, Thủy không thể khắc bởi Thủy tuyệt ở Tỵ, được Thủy tương tề thì là thuần túy, nếu có hai ba Hỏa tương trợ thì cũng tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Ất tỵ chứa thuần dương, phát khí ở Tốn nên quang huy sung mãn, Xuân Đông theo tốt, Thu Hạ theo xấu.

——————–

– Bính ngọ Đinh mùi Thiên hà Thủy thổ không thể khắc Thủy ở trên trời nên đất Kim không sanh được, như sanh vượng thai quá thì phát dục nơi vạn vật, nếu tử tuyệt thái quá thì lại không thể sanh vạn vật . Ngũ hành yếu Luận nói: Bính ngọ là thủy chí cao, khí thể ôn hậu ở phương Nam tánh loại có đạo khí hư thì biến thành xuất sắc.

– Đinh Mùi thì đủ cả tam tài, toàn số được xung chánh khí bẩm được tinh thần toàn khí, căn tánh cao diệu, biến hóa vô cùng.

– Mậu thân trọng phụ thổ, mộc không thể khắc vì mộc tuyệt ở thân, nếu được kim thủy trợ nhiều thì chủ phú quý tôn vinh vậy.

– Kỷ dậu là tự bại thổ, khí không đầy đủ, cần lấy hỏa tương trợ, gặp được Đinh mão Đinh dậu hỏa thì tốt, kỵ nhất là tử tuyệt, nếu gặp Tân Mão Tân dậu mộc thì tai ương yểu triết

– Canh tuất Tân hợi là kiên thành kim không nên gặp hỏa dễ bị thương tổn, nếu được thủy thổ tương giúp thì quý. Diêm Đông nói: Canh tuất kim mộ ở hỏa, kim cương liệt trở thành hung bạo, Thu Đong ít nhiều trầm hậu, Xuan HẠ động sanh hối tiếc, quân tử nắm binh quyền, tiểu nhân thì tánh hung ác. Tân hợi kim mạnh ở Càn, có khí thuần minh trung chánh, Xuan Thu Đông đều tốt, Hạ thì 7 tốt 3 xấu, lấy nhân mà hành nghĩa, nếu có hình sát thì hung bạo bần tiện..

– Nhâm tí mộc chuyên vị, Quý sửu là mộc thiên khô, gặp tử tuyệt thì phú quý, gặp sanh vượng thì bần tiện, nhiều mộc thì yểu triết, kim thổ nhiều và thịnh thì tốt. Ngũ hành yếu Luận nói: Nhâm tí là mộc âm u, dương yếu mà âm mạnh, nhu mà không lập, gặp Bính ngọ thủy thì đức tánh thuần túy thuộc loại thần tiên dị sĩ tánh cách phi thường. Chúc thần Kinh nói: Nhâm tí mộc mắc ở chỗ nhu mềm, hoặc phát dương nhân thì cao minh. Chú rằng: Nhâm tí mộc ở nơi vượng thủy, tí được ít dương khí mà sanh, nhu thoát dễ triết tức là mộc tự bại, nếu phát lên được thì khí hỏa thượng tăng ích mà khiến cho phồn vinh nên cao minh nhân nghĩa.
– Bản gốc thiếu Quý sửu .

——————–

– Giáp Dần: Tự bịnh Thủy ; Ất Mão Tự tử Thủy: Tuy là tử bịnh Thủy nhưng Thổ không thể khắc được bởi vì can chi 2 Mộc có thể chế được Thổ, nếu gặp Nhâm dần Quý mão Kim thì rất tốt. Ngũ hành Yếu Luận nói: Giáp dần Nhâm tuất hai thủy này là phục nghịch, âm thắng dương chủ gian tà hai vật, chỉ nên dùng hỏa thổ tổn ích thì mới thành đại khí vậy.

– Bính thìn: tự khố thổ, vừa dày lại mạnh, thích Giáp thìn Hỏa mà ghét Mậu thìn mộc, Mộc này ở trên không tổn được vì bởi Bính là Hỏa, Thìn là Thiên khố hỏa, Thổ đã thành khí rồi, chỉ sợ Mậu tuất Kỷ hợi Tân mão Mậu thìn Mộc. Ngũ hành yếu luận nói: Bính thìn là chánh ấn thổ, có đức ngũ phước cát hội thì đều đại hưởng, không quý cũng phú, nếu phạm xung thì phần nhiều làm tăng sĩ.

– Đinh tỵ tự tuyệt Thổ mà lại không bị tuyệt bởi vì một Thổ mà ở với hai Hỏa, tức ở đất của cha mẹ nên không thể tuyệt, Mộc cũng không thể khắc, nhiều Hỏa thì càng tốt. Ngọc tiêu Bửu giám nói: Đinh tỵ là Đông Nam Hỏa đức vượng, đắc thì có nhiều phước thọ.

– Mậu ngọ là Tự vượng Hỏa ; Kỷ mùi là Thiên khô Hỏa, cư ở Ly thì sáng, là đất vượng tướng nên khí rất thịnh, các Thủy đều không hại được chỉ kỵ Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng Thủy. Diêm Đông nói: Mậu ngọ Tự vượng Hỏa có được khí viêm thượng ở Ly, tụ vật vô tình, động khắp các chúng, đắc ở Thu Đông, dùng Thủy Thổ vượng khí khoát đạt cao minh, phước lực mạnh mẽ, Xuân Hạ tốt theo, dùng Kim Mộc thì tuy phát nhanh mà mệnh chẳng thường lâu. Ngũ hành yếu luận nói: Kỷ mùi hỏa suy chứa được dư khí nên tháng Xuân Hạ thì vận được dấu kín nên minh mẫn tuấn đạt, phướng khánh đầy đủ, gặp Hạ thì chẳng hòa khí, gặp Thu thì trước tốt mà sau thì xấu.

– Canh thân, Tân dậu 2 Mộc này có Kim ở trên, do Kim mà thành vật nên kỵ tái gặp Kim sẽ hủy mất khí vật vậy, nếu gặp Giấp thân Ất dậu Thủy thì nhập cách. Ngọc tiêu bửu Giám nói: Canh thân tự tuyệt mộc là hồn du thần biến gặp được ngày mà sanh là loại phi phàm chủ tính cách xuất chúng, gia tộc không kềm chế được, nhập quý cách thì nhân kiệt anh tài. Tân dậu là Mộc thất vị, đối với Quý mão Kim thì cương nhu tương tề suy quần bạt tụy. Chúc thần Kinh nói: Hồn quý ở Thiên du, nên Canh thân mộc không sợ bị tử tuyệt mà quý ở thiên du. QUỷ cốc dị văn nói: Tân dậu kỳ sanh vượng. Chú rằng: Tân dậu mộc khí tuyệt, cần được sanh vượng thì mới vinh đạt.

– Nhâm tuất Thiên khố Thủy ; Quý Hợi Lâm quan Thủy đều gọi là Đại hải Thủy bởi can chi nạp âm đếu là thủy, kỵ gặp các thủy, tuy Nhâm thìn thủy khố cũng không thể gánh nổi, không bị các Thổ khắc, tử tuyệt thì tốt còn sanh vượng thì lại lan tràn không có chỗ quy vậy . Ngọc tiêu bửu giám nói: Hợi Tí là Thủy chánh vị, ở Nhâm tuất khí phục mà khôn thuận, chỉ dùng hỏa thổ để tổn ích thì thành đại khí ; QUý hợi đủ số thuần nhân, thể chất thiên từ thông minh, chí khí rộng lớn, phát triển công nghiệp, chọn nhựt thời tốt, đới sát thì vào loại hung giảo.

——————–

* Lại nói: Bính tuất thổ là phúc hậu, hỏa cũng tụ ở đây vậy, Kỷ mùi Canh thìn Mậu thìn Đinh sửu cũng đồng nghĩa nầy, Kỷ mùi hỏa, trong Mùi có mộc mộ, Canh thìn Kim vậy, trong kim có thổ mộ, Mậu thìn mộc trong thìn có thủy mộ, Đinh sửu thủy trong sửu có kim mộ, đều là khí phụ mẫu nên được dương, năm thứ này phước sâu dày nên dù có quỷ thương cũng không làm hại khí thành vậy. Lý hư Trung nói: Bính tuất rất lạ, lấy Tuất lại là bổn vị của thổ mà rất vượng thạnh.

* Ất tỵ, Mậu ngọ là hỏa nóng mạnh, Thu Đông có đức tốt, Xuân Hạ thì hình hung, nếu trọng Hạ thì phát nóng dữ, hết thảy khô táo, Ất tỵ Lâm quan hỏa có một mộc sanh nên khí thạnh, Mậu ngọ tự vượng hỏa nếu sanh Thu Đông thì khí ấm có đức nuôi vật, như sanh Xuân Hạ thì thì vượng hỏa trở về dương vị nên sanh hung, Hạ thì bạo lệ, thuộc loại hung yểu.

* Ất mão Quý tỵ Đinh dậu Ất hợi thủy hỏa tuy tử tuyệt nhưng lại giai diệu, hỏa tử tuyệt mà trong sáng ngoài tối phản quang hồi chiếu, thủy tử tuyệt mà thanh trọng. Lý trung Hư nói: 4 vị này tuy tử tuyệt không thanh minh mà diệu giai, cứ xem Thiên ất quý nhân thì biết vậy.

* Nhâm dần kim, việc vua không thể nghịch ; Canh thân kim, làm tôi không chống ngũ hành thuộc ngũ âm, cung thổ là vua, thương quan là thần, giác thủy là dân, thương thái quá thì thần mạnh, giác thái quá thì vua yếu, nên trong ngũ hành thường dùng 4 thanh cung để sát thương giác

* CAnh thân là giác mộc tự tuyệt, Nhâm dần là thương kim tự tuyệt, đều khiến được cái đạo trung thuận , nên việc vua không nghịch, là thần không chống, cho nên từ tử vi loan đài phụng các trở lên rất kỵ kim mộc mệnh sanh vượng, như vậy không thể làm, làm thì chẳng được lâu, độc nhất thì có thể được, nếu kim mộc sanh vượng mà khắc phá thì chẳng thể.

Canh thân mộc, Ất tỵ hỏa, thổ kim sanh mà hoàn, không sanh Bính ngọ thủy Quý mão kim, mộc thủy tử mà lại không tử, thổ sanh thân mà lại không sanh nơi Canh thân, thủy sanh thân mà lại không sanh nơi Mậu thân, hỏa sanh dần mà lại không sanh nơi Giáp dần, kim sanh tỵ mà lại không sanh nơi Ất tỵ, mộc sanh hợi mà lại không sanh nơi Tân hợi, bởi nơi sanh mà trở lại phản chế vậy, đắc thì yểu thọ. Mộc tử mão mà lại không tử nơi Quý mão, thổ tử mão mà lại không tử nơi Đinh mão, mộc tử ngọ mà lại không tử nới Bính ngọ, kim tử tí mà lại không tử nơi Canh tí, hỏa tử dậu mà lại không tử nới Tân dậu, bởi nơi tử mà được sanh vậy, đắc thì trường thọ.
Mậu tí can chi vượng ở Bắc phương là thủy vị, nạp âm thuộc hỏa tức hỏa ở trong thủy,không phải thần long thì không có. Bính ngọ can chi vượng ở Nam phương là hỏa vị, nạp âm thuộc thủy tức thủy ở trong hỏa, không phải Thiên hà thì không có. Người Bính tí gặp Bính ngọ hoặc người Bính ngọ gặp Mậu tí thì quý, bởi trong hỏa xuất thủy, trong thủy chứa hỏa tức thủy hỏa ký tế, tinh thần vận động thì thuộc người phi thường vậy. Lý trung Hư nói: Bính ngọ thiên thượng thủy trong 12 thời thiên hậu vậy, đắc được thì cao minh khoáng đạt linh dị bất phàm . Mậu tí hỏa ở trong thủy thì lục khí quân hỏa vậy, đắc được gọi là thần minh. Ngoài ra các khí khác lấy đây mà làm chuẩn. Tân sửu thổ không sợ mộc, Mậu tuất mộc không sợ kim, vì sao nói vậy: kim khố ở trong sửu nên mộc không thể khắc, trong mậu có hỏa kim tới thì bị thương. Như Mậu tuất mộc có hai thổ ở trên một mộc ở dưới, vì chôn dưới 2 thổ nên mộc manh nha mà chưa thấy hình tức là thổ thạnh mà mộc yếu, các loại khác đều xét.

* Canh dần mộc Đinh tỵ thổ không sợ quỷ kim mộc, kim đến cung dần tức là quỷ nhưng kim tuyệt ở dần nên không là quỷ, Mộc đến cung tỵ mà tỵ có kim sanh khắc mộc nên không là quỷ, nếu Canh dần mộc mà gặp Nhâm thân kim tức bị tương xung tương khắc vậy, các vị khác cũng.

* Canh ngọ thổ thừa nơi Nam phương vượng hỏa dưỡng mà thành hình, Mậu thân thổ tự sanh, Canh tí thổ tự doanh nên không sợ mộc quỷ bởi mộc đến ngọ thì tử ,đến thân thì tuyệt, đến tí thì bại, lại là thổ tự dưỡng nên không thể làm thương tổ được. CÁc vị khác cũng tính.

——————-

* Nhâm thân Quý dậu Canh tuất Tân hợi kim khí mạnh nên không sợ quỷ, Mậu tí hỏa không sợ quý thủy bởi Tích lịch hỏa là Thần long, có thủy thì Lôi mới phát, nếu gặp Bính ngọ Đinh mùi Thiên thượng thủy thì có thể kỵ vì bị tương chiến, thường thì khí bổn mạng can chi thọ thương tức lục căn không đủ, có trước không sau ; như Đinh tỵ gặp Quý hợi, Nhâm tí gặp Mâu ngọ. Các vị khác cũng tính vậy.

* Mâu ngọ Canh thân tương hợp, Canh thân Thạch lựu Mộc Hạ vượng nên thích Mậu ngọ, bởi hỏa cung vượng mà Thạch lựu mộc tánh được đắc thời, Mâu ngọ lại là cực vượng hỏa, thích nơi Thân, gặp thiên mã tương cho vậy, là thần đầu lộc tức chuyên vị thập can, Lộc là Am dương chuyên vị, thiên địa thần hội vậy. Bày cái chân nguyên của Bát quái , xếp cái thành bại của Ngũ hành, sự cương nhu tương quyền, có hay không hợp hóa, nên Nhâm tí quý ứng ở Bắc phương Khảm ; Bính ngọ hỏa thuộc Nam cung Ly, cho nên Bính ngọ đắc Nhâm tí không là phá, Đinh tỵ đắc Quý hợi không là xung, đây là Thủy Hỏa tương tế có cái nghĩa Phu Thê phối hợp vậy ; Khảm Ly là Nam Nữ, cái dụng tinh thần, Nhâm tí được Bính ngọ, Quý hợi được Đinh tỵ thì trước sau Thủy Hỏa có tương vị tế, không như Đinh tỵ gặp Nhâm tí, Bính ngọ gặp Quý hợi.

* Canh thân Tân dậu Kim ứng ở Tây phương Đoài, Giáp dần Ất mão Mộc thuộc Đong phương Chấn, sở dĩ Giáp dần gặp Canh thân không là hình, Ất mão gặp Tân dậu không là quỷ, bởi Mộc nữ Kim phu chánh thể vậy, rõ sự thần hóa tả hữu, Mộc chủ hồn mà Kim chủ phách, hai thứ này tả hữu tuong gian không hợp, nếu được toàn hợp tức là thần hóa chẳng còn khoảng cách vậy, nếu Canh thân gặp Ất mão, Tân dậu gặp Giáp dần thì không phải cái dụng biến thông nguyên thần.

* Mậu thìn Mậu tuất Thổ là khôi cương tương hội, hậu đức làm khôn không phải là phản ngâm, không phải là xung bởi Thổ đắc chánh vị, can ở nguyên hội.

* Kỷ sửu Kỷ mùi là quý thần giữ trung trinh, đây là tứ chân Thổ có cái đạo thủy chung của vạn vật, nếu chẳng phải bực đai nhân quân tử thì không có được cái đức nầy, huống chi là thần đầu lộc, chủ của các thần, sự vận động tả hữu ở trong lục hợp, biến hóa thừa thiếu của việc cát hung vậy.

* Kỷ sửu Thổ là Thiên ất quý nhân, là thái thường phúc thần, giải được sự hung ác của các sát, nếu đắc được thì chủ hoạnh tài, Mâu thìn là Câu trần, Mậu tuất là Thiên không, chủ tướng trấn biên phòng nên bất thường vậy, Đinh tỵ là thần Đằng xà, hung láy hung mà dùng, cát lấy cát mà theo, dễ bị mê hoặc, có tánh hoạt kê, Bính ngọ là thần Châu tước thể chất dương minh, văn từ thông tuệ, Giáp dần là thần Thanh long, giúp cho mọi loài, đắc lợi cả 4 phương, Ất mão là thần Lục hợp, phát sanh sự vinh hoa, Nhâm tí là thần Thiên hậu chủ thiên đức âm dương tốt đẹp nhiều quyền, Quý hợi là thần Huyền vũ là cuối cùng âm dương, khí đã tiềm phục, theo dưới mà lưu, tuy có đại trí mà chẳng có sự hiên ngang siêu đạt, thuận thì được an bình, nghịch thì loại cừu gian, Canh thân là thần Bạch hổ, lợi ở võ mà không lợi cho văn , sắc lệ nhu mì, có nhân nghĩa, thích u tịch, Tân dậu là thần thái âm, tính cách thanh bạch, văn chương trôi chảy, tài năng xuất chúng, nhưng phải xét sự hưu vượng thân sơ mà định tánh tình họa phước.

————————

Y nghĩa của 30 tượng trên thế nào?

Sách /Tam Mệnh Thông Hội/ giảng rằng:

1. HẢI TRUNG KIM tượng nạp âm của Giáp Tí và At Sửu là những báu vật dấu dưới Long cung cần phải mượn xung phá để phát hiện, chứ hỏa lực chẳng giúp ích gì cho nó. Lan Đài diệu tuyển phú có câu: /Châu tàng uyên hải / chính là ý nói hải trung kim đã được phát hiện bằng xung phá vậy… Khi nó đã được phát hiện rồi thì bấy giờ mới cần đến một thế cực vượng hỏađể nung luyện

2. KIM BÁ KIM tượng nạp của Nhâm Dần và Quí Mão là thứ kim đã hóa thành chất lỏng để đánh bóng những cột trụ đồ dùng trong cung thất Kim bá kim cần dựa vào Mộc nhất là thứ bình địa mộc, rất sợ lư trung hỏa vì nó thể chất bạc nhược không thể hoàn nguyên, nếu hỏa đốt nó sẽ thành than, nhưng lại ưa hỏa mặt trời làm nó sáng bóng lên chói lọi

3. BẠCH LẠP KIM tượng nạp âm của Canh Thìn. Tân Vị vốn là Côn Sơn phiến ngọc Lạc Phố đi châu (phiến ngọc ở núi Côn Sơn, ngọc quí ở đất Lạc Phố) ngưng tụ nhật nguyệt chi tinh, âm dương chi khí cho nên hình nó sáng thể nó sạch, sắc rất đẹp. Bạch lạp kim cần lư trung hỏa nhưng với điều kiện phải có thủy trợ, nếu chỉ lư
trung hỏa mà thiếu thủy tất nó sẽ yểu tiết bần hàn

4. SA TRUNG KIM lượng nạp âm của Giáp Ngọ At Mùi là chất kim quí dấu dưới cát, cần phải đãi rửa rồi dùng lửa lò nung luyện. Nếu cát khô quá tức là thổ tháo, chất kim không tốt lại nhờ mộc để đất rắn nuôi dưỡng kim chất cho hoàn hảo, rồi tìm thanh thủy mà lọc. Được như thế thì thiếu niên đã vinh qui

5. KIẾM PHONG KIM tượng nạp của Nhâm Thân. Quí Dậu là chất kim cực quí cực rắn chắc đã từng qua bách luyện cho nên hồng quang của nó ánh lên đến ngưu đẩu có thể ngưng đọng ở sương tuyết. Nó cần thủy để nhuận sắc nhưng phải là lọai đại khuê thủy. Nó cần hỏa để tôi luyện nhưng phải là loại tích lịch hỏa lửa sấm sét để tạo linh khí .

6. THOA XUYẾN KIM tượng nạp âm của Canh Tuất. Tân Hợi là bảo vật để điểm trang cho mặt thêm đẹp, thêm xinh, đem hồng quang cho da dẻ. Nó được cất dấu nơi khuê cát nên cần tĩnh thủy nước trong u tích để trau chuốt như loại nước khe suối giếng khơi tốt nhất, nếu bị nước mưa nguồn nước biến sẽ làm nó yểu chiết bần hàn chìm rơi mất tích, bị hỏa liệt sẽ tàn thương.

7. TANG ĐỐ MỘC tượng nạp âm của Nhâm Tí. Quý Sửu là cây dâu nuôi dưỡng loài tằm cho tằm nhả tơ óng chuốt để may quần áo dân gian thánh hiền. Nó cần sa trung thổ mà xanh tốt, ưa thiên hà thuỷ đem mưa ngọt, sương trong thấm nhuần gốc rễ, các loại thổ và thủy khác giảm hiệu lực đi nhiều.

8. TÙNG BÁCH MỘC tượng nạp âm của Canh Dần, Tân Mão. Cây tùng cây bách chịu đựng được tuyết sương giá lạnh, cao vòi vọi cành lá rộng mở che đất, gió thổi nghe rì rào như muôn ngàn ống sáo. Nó ưa đất vùng núi vũ lộ thủy và đại khê thủy. Tùng bách mộc rất sợ lư trung hỏa đốt cháy nó. Thiếu thủy nó sẽ yểu chiết .

9. ĐẠI LÂM MỘC tượng nạp âm của Mậu Thìn Kỷ Tị. Cây lớn trong rừng ngọn lên đến từng mây, lá che cả ánh mặt trời. Nó cần thổ nhiều và ưa kiếm phong kim cưa xẻ, đẽo gọt thành dụng cụ. Nó cần lửa thái dương nuôi nấng. Nó cần thủy nhưng nếu gặp đại khê thủy hay đại hải thủy sẽ bị úng rễ mà chết yểu

10. DƯƠNG LIỄU MỘC tượng nạp âm của Nhâm Ngọ, Quý Mùi là loại cây yếu đuối lả lướt trước gió như cây liễu bên đê. Nó cần sa trung tho, nếu gặp đại dịch thổ thì khó sống mà gặp lộ bàng thổ tất mất vẻ cao sang. Nước nuôi dưỡng nó phải là thứ nước tòan trung thủy, nhẹ nhàng thấm xuống như nước suối

11. THẠCH LỰU MỘC tượng nạp âm của Canh Thân, Tân Đậu, vị nó cay như gừng, hoa đỏ chót, trái đầy những hạt tượng trưng cho đa tử (lắm con). Nó chính là cây thạch lựu, can chi thuần kim mà nạp âm lại thành mộc ấy bởi tại nó là mộc biến ra vậy. Cho nên thạch lựu mộc ưa thổ đã thành khí như thành đầu thổ hay ốc thương thổ

12. BÌNH ĐỊA MỘC tượng nạp âm của Mậu Tuất, Kỷ Hợi là cây non mới đâm cành trổ lá, cần đến công trình của thủy mưa móc, rất sợ tuyết sương tác hại, cần hỏa thái dương làm ấm áp. Nếu đa hỏa vô mộc tất sẽ yểu chiết lại ngại kiếm phong sát phạt. Kim bá kim rất hợp với bình địa mộc vì thứ kim này khiến cho màu lá non thêm sáng đẹp nòn nã

13. BÍCH THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của Canh Tí, Tân Sửu là đất che nắng mưa rét nóng phòng sương ngự tuyết chuyên nhờ cậy vào kèo cột và cưa giả. Bích thượng thổ rất mừng được gặp mộc nhất là đại lâm mộc chắc chắn sợ hỏa thiêu đốt biến nó thành bần tiện, sợ đại hải thủy chan hòa lụt lội gây đổ nát

14. THÀNH ĐẦU THỔ tượng nạp âm của Mậu Dần Kỷ Mão là thiên kinh ngọc lũy của vua của tướng với cái hình rồng nằm dài thiên lý, hổ ngồi theo thế tứ duy. Nó đã xong rồi thì cần lộ bàng thổ bao quanh phù trợ cho địa thế rộng lớn mà không cần hỏa nữa, nhưng nếu không có lộ bàng thổ tất phải cần hỏa để khai phá. Sơn và thủy làm cho thành đầu thổ mang vẻ oai nghiêm

15. SA TRUNG THỔ tượng nạp âm của Bính Thìn, Đinh Tị là đất bồi do song biển, do chiều nước, do lớp lớp sóng dội (Lãng hồi sở tích, ba chử nhi thành), chỗ trù ngụ của Long sà, nơi biến thiên của hang hốc. Sa trung thổ tinh chất thanh tú cần tất cả các loại kim nuôi dưỡng cho nó thành đất tốt. Nó cần thiên thượng hỏa chiếu xuống thêm màu thêm mỡ và thủy làm cho nó quyện dẻo

16. LỘ BÀNG THỔ tượng nạp âm của Canh Ngọ Tân Mùi rộng rãi bao la bình điền vạn khoảnh, đại địa liên đồ. Giống ngũ cốc sống nhờ trên đó thảo mộc nhờ nó mà xanh tươi nơi có lửa trời sưởi ấm, chất đất ôn hòa để nuôi dưỡng vạn vật. Lộ bàng thổ cần nhất là nước, nước phải có nguồn tưới đều đều rồi đến nước trời vũ lộ (thiên hà thủy) nhưng không ưa đại hải thủy vì đại hải thủy không có khả năng tưới thấm mà chỉ phá phách kéo trôi đi tất cả màu mỡ.

17. ĐẠI DỊCH THỔ tượng nạp âm của Mậu Thân, Kỷ Dậu là đường đường đại đạo, đất bằng phẳng nối liền chín châu, giao thông vạn quốc. Nó cần lộ bàng thổ phù trì, cần thủysong nước bao quanh và núi cao để tạo quí

18. ỐC THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của bính Tuất Đinh Hợi là thứ thổ gạch ngói nhờ hỏa nung mộc đốt để thành tác dụng che tuyết che sương ngăn mưa ngăn gió. Oc thượng thổ tối hỉ mộc vì nếu không có mộc làm cái giá chống thì gạch ngói đứng đâu? Cần bình địa mộc cho nhà thêm vẻ phong phú, trang nhã

19. GIẢN HẠ THỦY tượng nạp âm của Bính Tí, Đinh Sửu là nước nguồn chảy thành thác vòng ngàn ngọn núi, băng vạn dặm rừng. Nước thác rất trong sạch tinh khiết, cần kim dưỡng như sa trung kim tốt nhất, cần đất làm thành thác nhưng chỉ đất sa trung mới hay, chứ đất lộ bàng và đại dịch sẽ làm cho nó bị đục

20. ĐẠI KHÊ THỦY tượng nạp âm của Giáp Dần At Mão, nước dòng song lớn cuồn cuộn, sóng cả nhấp nhô, quang ánh vạn lý tối hỉ hữu qui (có nơi để nó chảy về) hữu dưỡng có nguồn nuôi dưỡng, sợ sự xung động khiến nó thành phiêu lãng kỵ sấm sét, bão phong.

21. TRƯỜNG LƯU THỦY tượng nạp âm của NhâmThìn Quí Tị nước chảy thao thao vô cùng bất tận suôi về biển đông. Nó cần kim nuôi nguồn, cần thổ dựng đê thành lòng song.

22. THIÊN HÀ THỦY tượng nạp âm của Bính Ngọ, Đinh Mùi là nước trên trời thành mưa đổ xuống chan hòa khắp nơi tưới cho vạn vật tốt tươi, thổ không khắc được nó nên thiên hà thủy không sợ thổ, thiên thượng thổ chẳng làm cho địa kim sinh cho nên gặp kim vô ích. Thiên hà thủy thường đi với tích lịch hỏa để mà hóa ra vân vũ

23. TOÀN TRUNG THỦY tượng nạp âm của Giáp Thân At Dậu là nước suối nước mạch mát lạnh trong vắt, trăm vạn nhà đào giếng múc nước suối mà uống. Thứ nước này do kim tiết và nhờ mộc phát xuất nên hỉ gặp kim mộc. Tuy nhiên kim chất phải ôn hòa chớ sát phạt như kiếm phong kim nó cần gặp bình địa mộc chứ tang đổ mộc hay thạch lựu mộc vô ích

24. ĐẠI HẢI THỦY tượng nạp âm của Nhâm Tuất Quí Hợi là biển rộng mênh mong dung nạp tất cả nước song ngòi đổ xuống, cần thiên thượng hỏa ánh chiêu dương chiếu xuống làm thành cách thủy bổ dương quang
25. TÍCH LỊCH HỎA tượng nạp âm của Mậu Tí Kỷ Sửu đó là lửa hiệu lệnh của chín tầng trời chớp nhoáng như con kim sà nhanh như ngựa sắt phi bôn. Tích lịch hỏa là sấm sét cho nên cần thiên hà thủy. Tích lịch hỏa có khả năng dưỡng mộc (theo khoa học bây giờ sấm sét làm chất cho azote thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ, nhờ vậy cao mới đủ chất bổ dưỡng)

26. LƯ TRUNG HỎA tượng nạp âm của Bính Dần Đinh Mão. Sách có câu trời đất là cái lò, âm dương là than. Lư trung hỏa để nung nấu càn khôn rất ưa mộc sinh hỏa và lấy kim làm chỗ ứng dụng, có kim thì hỏa mới tỏ uy quyền, nhưng nếu vô mộc mà gặp kim đa tất hỏa lao khổ

27. PHÚ ĐĂNG HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn At Tị là ánh lửa đèn đựng trong kim khí để tỏa chiếu ngọc quang vào những nơi mà nhật nguyệt không soi vào, để làm sáng lúc trời đất chưa sáng. Thường gọi là nhân gian dạ minh chi hỏa, lấy mộc làm tâm, lấy thủy làm dầu gặp âm thì tốt, gặp dương bất lợi, rất sợ xung phá vì xung phá là gió táp thổi tắt ngọn đèn. Thủy của phú đăng hỏa là thứ thủy đào lên chứ chẳng phải đại khê hay đại hải thủy hoặc thiên hà thủy .

28. THIÊN THƯỢNG HỎA tượng nạp âm của Mậu Ngọ Kỷ Mùi là thứ hỏa ấm áp khiến song núi sáng sủa bởi dương đức lệ thiên chiếu xuống và âm đức xuất hải sáng ra. Thiên thượng hỏa cầu phong và mộc nhất là đại lâm mộc.

29. SƠN ĐẦU HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn Tuất At Hợi là thứ lửa khai hoang hay lửa rừng đốt cháy thành biển lửa thiêu rụi cỏ cây một vùng. Tại sao gọi là sơn đầu hỏa? Vì sắc của nó đỏ rực chan hòa như lúc mặt trời lặn, còn đang lấp ló đầu ngọn núi. Thiêu xong sơn đầu hỏa cần thủy để đất khỏi khô, hỏa này phải nhờ mộc đa mới cháy nếu chỉ có thổ không thì sơn đầu hỏa thành vô dụng

30. SƠN HẠ HỎA tượng nạp âm của Bính Thân Đinh Dậu là thứ hỏa lập lòe của đom đóm cho nên /Lan đài diện tuyển/ có đưa ra cách gọi là hùynh hỏa chiếu mộc, gặp mùa thu càng quí. Sơn hạ hỏa hỉ thủy để nhớ thủy phản chiếu hào quang, nhưng rất sợ gặp tích lịch hỏa làm tiêu diệt ánh sáng của nó

Bây giờ chúng ta bàn đến Ngũ Hành và các sao Tử Vi đẩu số toàn thư ghi ở cuối chương chỉ cách an sao mấy dòng chữ sau đây:

/Luận tinh thần sinh khắc chế hòa/

Xem tinh diệu trước hết phải biết rõ cái cơ của sự sinh khắc chế hóa: thứ đến an vị tại cung nào tỉ như Liêm Trinh thuộc hỏa mà an tại cung Dần, cung Dần là Mộc vậy Mộc có thể sinh ra Hỏa của Liêm Trinh nếu có Vũ Khúc đồng cung với Liêm Trinh, Vũ Khúc thuộc Kim, Mộc với Kim khắc tài tinh Vũ Khúc thành vô dụng. Các sao khác cũng cứ thế mà đoán. Kim nhập hỏa hương Hỏa nhập thủy hương Thủy nhập thổ hương Thổ nhập mộc hương Câu vi thụ chế. Tiếp đến là bảng kê tổng quát các sao thuộc hành gì, như:

Tử Vi thuộc Thổ
Lộc Tồn thuộc Thổ
Thiên Đồng thuộc Thủy Kim
Vũ Khúc thuộc Kim
Thái Âm thuộc Thủy
Cự Môn thuộc Thủy
Văn Khúc thuộc Kim
Thiên Lương thuộc Thổ
Phá Quân thuộc Thủy
Tả Phụ thuộc Thổ
Thiên Cơ thuộc Mộc
Thái Dương thuộc Hỏa
Liêm Trinh thuộc Hỏa T
hiên Phủ thuộc Thổ
Tham Lang thuộc Thủy Mộc
Thiên Tướng thuộc Thủy
Phụ Bật thuộc Thổ
Thất Sát thuộc Hỏa
Văn Xương thuộc Kim.

Ơ trên là 18 ngôi sao chính diệu, các sao khác không kể làm chính diệu như:

Khôi Việt thuộc Hỏa
Đà La thuộc Kim
Linh Tinh thuộc Hỏa
Thương Sứ thuộc Thủy
Hóa Quyền thuộc Mộc
Hóa Kị thuộc Thủy
Thái Tuế thuộc Hỏa
Lực Sĩ thuộc Hỏa
Đại Tiểu Hao thuộc Hỏa
Tấu thư thuộc Kim
Hỉ Thần thuộc Hỏa
Tang Môn thuộc Mộc
Quan Phú thuộc Hỏa
Thiên Mã thuộc Hỏa
Kình Dương thuộc Kim
Hỏa Tinh thuộc Hỏa
Không Kiếp thuộc Hỏa
Hóa Lộc thuộc Thổ
Hóa Khoa thuộc Thủy
Hồng Loan Thiên Hỉ Thủy
Bác Sĩ thuộc Thủy
Thanh Long thuộc Thủy
Tướng Quân thuộc Mộc
Phi Liêm thuộc Hỏa
Phục Bình thuộc Hỏa
Bạch Hổ thuộc Kim
Điếu Khách thuộc Hỏa
Riêu Y thuộc thủy.

Ngoài ra, còn một số sao khác không thấy ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư, nhưng các sách Tử Vi của người Việt đều có như:

Long Trì thuộc Thủy
Tam Thai thuộc Thổ
Am Quang thuộc Hỏa
Thai Phu thuộc Thổ
Thiên Quan quí nhân hỏa
Đào Hoa thuộc Mộc
Thiên Hư thuộc thủy
Phượng Các thuộc Mộc Kim
Bát Tọa thuộc Thổ
Thiên Quí thuộc thổ
Phong Cao thuộc Thổ
Thiên Phúc quí nhân Thổ
Thiên Khốc thuộc Kim
Cô Quả thuộc Hỏa.

Rồi đến vòng sao Tràng Sinh cũng có phân định Ngũ Hành cho mỗi đoạn trong vòng như:

Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan Đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Tuyệt thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Mộc
Suy thuộc Kim
Tử thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.

Chúng ta hãy gạt ra ngoài vấn đề có nhiều sách chép khác nhau về hành của mỗi sao, sách này bảo sao X thuộc thủy, sách khác bảo sao đó thuộc mộc v.v… Chúng ta cứ kể là vấn đề /hành/ của các sao đã được hòan toàn thống nhất, sự khác biệt chẳng qua là do chép sai của tác giả nào đó mà thôi. Ơ đây chỉ bàn thuần túy vấn đề tác dụng ngũ hành của các sao như thế nào?

Thứ nhất là nguyên tắc thụ chế mà Tử Vi đẩu số toàn thư nêu trên:
Kim nhập Hỏa hương

Hỏa nhập Thủy hương …
Vậy tại sao Cự Cơ Mão Dậu lại tốt? Đành rằng sao Cự Môn thuộc Thủy vào cung Mão tạm được vì nó chỉ tiết khí chứ không thụ chế, vào cung Dậu thì được Kim sinh nó. Nhưng sao Thiên Cơ thuộc Mộc đóng Dậu cung rõ ràng Mộc nhập Kim hương thụ chế mà không vô dụng. Rồi hai sao Liêm Tham Tị Hợi cũng ở trường hợp tương tự. Liêm thuộc Hỏa cư Tị là Hỏa Địa, vẫn bị vào Hãm Địa, Tham Lang thuộc Thủy Mộc cư Hợi là thủy địa vẫn bị vào hãm địa. Hỏi rằng hãm với miếu còn căn cứ trên nguyên tắc thụ chế hay không, hay là căn cứ trên một nguyên tắc nào khác nữa? Chúng ta sẽ giảng ra sao câu sau đây:
Liêm Trinh Thất Sát đồng viên
Ơ cung Tị Hợi chiếu miền Thiên Thương
Đặng Thông đói suốt năm trường
Hạn hành phải sợ tai ương đến mình.
Cả Liêm Trinh Thất Sát đều là Hỏa, lại lâm nguy tại cung Tị là Hỏa hương?

Thứ hai, mỗi cung trong tất cả 12 cung của lá số cung nào cũng có đủ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ kể chung chính diệu với phụ tinh. Theo thói thường chỉ thấy căn cứ vào tính chết hung cát của các vị sao đồng thời căn cứ vào sự kết hợp thành từng bộ để giảng đóan chứ không thấy căn cứ vào cái lý vận động của ngũ hành. Đôi khi cũng có các vị vẻ suy tư nói sang chuyện ngũ hành thì cũng chỉ nói sơ sài, nếu không muốn bảo là gượng, là ngụy biện.
Thứ ba là ngũ hành nếu theo Tử Vi đẩu số toàn thư chỉ thấy nói đến mặt thụ chế mà không lưu ý đến toàn bộ vận động biện chứng sinh khắc chế hóa biến ảo vô cùng sau đây:
Kim vượng được Hỏa mới thành khí cụ ; Hỏa vượng được Thủy thành sức mạnh của hơi nước tức là Thủy Hỏa tương tế, Thủy giúp Hỏa ; Thủy vượng được Thổ mới thành ao hồ, Thổ vượng được Mộc mới sơ thông thổ không bị bí ; Mộc vượng được Kim mới ra kèo cột chống đỡ.

Kim nhờ Thổ sinh nhưng Thổ đa thì Kim bị chôn vùi ; Thổ nhờ Hỏa sinh nhưng Hỏa nhiều Thổ cháy. Hỏa do Mộc sinh nhưng Mộc nhiều Hỏa bị ngạt ; Mộc nhờ Thủy sinh nhưng Thủy trận thì Mộc trôi ; Thủy nhờ Kim sinh nhưng Kim đa Thủy trọc (đục dơ bẩn).

Kim có thể sinh Thủy nhưng Thủy đa tất Kim chìm. Thủy có thể sinh Mộc nhưng Mộc đa thì Thủy kiệt. Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều Mộc cháy tiêu. Hỏa có thể sinh Thổ nhưng Thổ đa làm Hỏa ngạt. Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim đa thổ biến.

Kim khả dĩ khắc Mộc nếu Mộc cứng Kim sẽ sứt mẻ. Mộc khả dĩ khắc Thổ, nếu Thổ chắc rắn Mộc gầy. Thổ khả dĩ khắc Thủy nếu Thủy nhiều quá Thổ sẽ trôi. Thủy khả dĩ khắc Hỏa nếu Hỏa nhiều sẽ làm sôi Thủy. Hỏa khả dĩ khắc Kim nếu Kim nhiều Hỏa tắt.

Kim suy gặp Hỏa bị cháy tan. Hỏa nhược gặp Thủy Hỏa tất diệt. Thủy yếu gặp Thổ, Thủy ứ tắc. Thổ suy gặp Mộc Thổ bị nát vụn. Mộc nhược gặp Kim, Mộc bị sát phạt.

Cường Kim được Thủy mới tiết bớt sức mạnh Cường Thủy được Mộc mới tiết bớt thế mạnh Cường Mộc được Hỏa mới bớt ngang ngạnh Cường Hỏa được Thổ mới ngừng hoành hành Cường Thổ được Kim mới chế được hại.

Mộc sinh Hỏa tuy nhiên Hỏa cũng có thể sinh Mộc, Thủy sinh Mộc la tưới cho đất bớt khô, còn Hỏa sinh Mộc là làm cho trời nóng ấm cây khỏi cóng rét.

Hỏa sinh Thổ tuy nhiên Thổ cũng có thể sinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa nhờ cái khô của cây vào mùa đông, còn Thổ sinh Hỏa là do đất nóng trong tháng hạ.

Thổ sinh Kim tuy nhiên Kim cũng có thể sinh Thổ, Hỏa sinh Thổ bằng cách đốt bớt chất ẩm, còn Kim sinh Thổ bằng cách làm chắc đất lại.

Kim sinh Thủy tuy nhiên Thủy cũng có thể sinh Kim, Thổ sinh Kim bằng sự thấm bớt nước còn Thủy sinh Kim bằng sự chế ngự tính khốc liệt của Hỏa.

Thủy sinh Mộc tuy nhiên Mộc cũng có thể sinh Thủy, Kim sinh Thủy bằng cách ngăn chặn sự tiết lậu còn Mộc sinh Thủy bằng cách khơi thông ứ tắc …

——————-

Xin nhắc lại:

Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Kim
Suy thuộc Thủy
Tử thuộc Thủy
Tuyệt thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.

Đầu hết chúng ta hãy đi tìm hiểu quan niệm của khoa âm dương học về vòng tràng sinh ra sao đã. Sách nào cũng đều nói vòng tràng sinh là những giai đoạn (thập nhị vận) thành trưởng, vượng thịnh, suy yếu và hủy diệt.Số Tử Bình giảng thập nhị vận ấy như sau:

– Trường Sinh là đất sống của ngũ hành, gặp tràng sinh là người nhiều tài cán, sớm thành công, hạnh phúc vô cùng.

– Mộc Dục là giai đoạn của sự tắm rửa, đứa trẻ vào đất sống đang được tắm ở chuồng còn non nớt yếu đuối cho nên gặp Mộc Dục số đàn ông cô độc khắc cha mẹ, con cái ;số đàn bà phá bại nhà mình cũng như nhà chồng, đẻ con khó nuôi.

– Quan Đới là giai đoạn biết đội nón chít khăn để hưng gia lập nghiệp. Ban đầu bần hàn càng về sau càng qúi hiển, nếu lại ở ngôi bản vị qúi nhân thì tuổi trẻ đã đắc lộ thanh vân.

– Lâm Quan – Đế Vương là giai đoạn ví như con người vào tuổi bốn năm mươi,công đã thành danh đã toại đang hưởng vinh hoa. Mệnh được gặp Lâm Quan Dế Vương thì gia nghiệp hưng Long, dục vọng công danh thoả chí. Dù cho có thất vị thì danh cũng đã nhiều người biết đến.

– Suy – Bệnh – Tử là giai đoạn già nua suy yếu của ngũ hành. Lực không còn theo tâm nữa , cần phải có sự phù giúp mới có thể hanh thông.

– Mộ là giai đoạn đem chôn vùi, đòi hỏi một sự xung phá thì uất kết của chôn vùi mới vỡ bung ra để chuyển thành một sự nghiệp mới.

– Tuyệt là giai đoạn đi sau mộ, nếu không có sự xung phá kia để phục hồi thì sẽ diệt hẳn.

– Thai là giai đoạn trứng nước nảy nở, lúc này còn ở tình trạng ngu si dễ bị bóp chết.

– Dưỡng là giai đoạn đã thành hình bây giờ phải dựng dục nuôi nấng. Giai đoạn này hung cát thường đi đôi.

Mỗi hành kim mộc thuỷ hoả thổ đều phải có một cuộc đời trải qua 12 giai đoạn kể trên theo nguyên tắc sinh diệt mà thành một vòng tròn bất tận gọi là Vòng Tràng Sinh.Nó được phân định như sau:

– Giáp can: Tràng sinh tại Hợi, Mộc Dục Tí, lâm quan Sửu, Lâm quan Dần, Đế Vượng Mão, Suy Thìn, Bệnh Tị, Tử Ngọ, Mộ Mùi, Tuyệt Thân, Thai Dậu.

– Ất can: Tràng sinh tại Ngọ, Mộc Dục Tị, Quan đới Thìn, Lâm quan Mão, Đế vượng Dần, Suy Sửu, Bệnh Tí, Tử Hợi, Mộ Tuất, Tuyệt Dậu, Thai Thân, Dưỡng Mùi.

– Bính Mậu can: Tràng sinh tại Dần, Mộc dục Mão, Quan đới Thìn, Lâm quan Tị, Đế vượng Ngọ, Suy Mùi, Bệnh Thân, Tử Dậu, Mộ Tuất, Tuyệt Hợi, Thai Tí, Dưỡng Sửu.

– Đinh Kỷ can: Tràng sinh tại Dậu, Mộc dục Thân, Quan đới Mùi, Lâm quan Ngọ, Đế vượng Ngọ, Suy Thìn, Bệnh Mão, Tử Dần, Mộ Sửu, Tuyệt Tí, Thai Hợi, Dưỡng Tuất.

– Canh can: Tràng sinh tại Tị, Mộc Dục Ngọ, Quan đới Mùi, Lâm quan Thân, Đế vượng Dậu, Suy Tuất, Bệnh Hợi, Tử Tí, Mộ Sửu, Tuyệt Dần, Thai Mão, Dưỡng Thìn.

– Tân can: Tràng sinh tại Tí, Mộc dục Hợi, Quan đới Tuất, Lâm quan Dậu, Đế vượng Thân, Suy Mùi, Bệnh Ngọ, Tử Tị, Mộ Thìn, Tuyệt Mão, Thai Dần, Dưỡng Sửu.

– Nhâm can: Tràng sinh tại Thân, mộc dục Dậu, Quan đới Tuất, Lâm quan Hợi, Đế vượng Tí, Suy Sửu, Bệnh Dần, Tử Mão, Mộ Thìn, Tuyệt Tị, Thai Ngọ, Dưỡng Mùi.

– Qúi can: Tràng sinh tại Mão, Mộc dục Dần, Quan đới Sửu, Lâm quan Tí, Đế vượng Hợi, Suy Tuất, Bệnh Dậu, Tử Thân, Mộ Mùi, Tuyệt Ngọ, Thai Tị, Dưỡng Thìn.

Như vậy trừ Bính Dậu đi cùng một vòng và Đinh Kỷ đi cùng vòng thành ra có tám vòng bốn dương can và bốn âm can. Dương đi thuận âm đi nghịch.

————————

Thiên Phủ vi lộc khố,
Nhập mệnh chung thị phú
Vạn khoảnh trí điền chủ,
Gia tư vô luận số

Nữ mệnh tọa hương khuê
Nam mệnh thực thiên lộc
Thử thị phú cát tinh
Tứ xứ vô bất túc

==============

Thiên Phủ là kho của
Nhập mệnh chủ giầu sang
Ruộng vườn rộng muôn mẫu
Gia sản đến muôn ngàn

Mệnh nữ là khuê các
Mệnh nam ăn lộc vàng
Là cát tinh giầu phúc
Giầu có khắp muôn phương

————————

Nói Thiên Phủ là “là phủ là kho của tiền tài”, đây là nói Thiên Phủ có bản chất chứa tiền tài. Do đó dẫn đến hàm nghĩa Thiên Phủ có bản chất là bảo thủ, ổn định. Bởi vì muốn chứa giữ tài phú, thì nhất định phải có hoàn cảnh ổn định, mà chứa giữ tức là không làm hao tổn, cho nên mới nói là bảo thủ. Nhưng, khi tương hội với các sao có tính chất không lành, thì sẽ hình thành tính ích kỷ, keo kiệt, có nghĩa là chỉ biết lợi về phần mình !

———-

Lục Bân Triệu đánh giá cao khi Tử vi và Thiên Phủ đồng độ.

Nhưng, Tử Vi và Thiên Phủ lại có tính chất mâu thuẫn nhau, một chủ về tiến công, một chủ về bảo thủ, cho nên tuy khí lực có dư thừa nhưng tính quyết đoán thì không đủ, không thể là người gánh vác trách nhiệm đưa ra quyết định tối cao.

Loại mệnh cách này khá thích hợp làm công chức, có thể thống lãnh một bộ môn.

——–

Nhận định của Lục Tại Điền trái ngược với Lục Bân Triệu, ông nhận định Thiên Phủ không phải là sao Nghệ thuật.

Thiên Phủ tính chất bảo thủ, không có tính sáng tạo, khó có kiến giải đặc thù, lại không thể có phát minh hơn người.

Nếu thấy Long Trì, Phượng Các, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa, thì cũng là người tài giỏi, nhưng chỉ làm một chuyên gia, mà không phải là nghệ thuật gia, có thể làm công trình sư nhưng không thể là một TỔNG công trình sư bao quát toàn bộ phương diện mỹ cảm nghệ thật.

————-

Thiên Phủ độc tọa tại Tị hoặc Hợi, xung cung là Tử Vi + Thất Sát

Lục Bân Triệu nói “chủ về đại thọ”, nói như vậy chỉ sát hợp với thực tiễn cho người tuổi Tý có sao Thiên Thọ đồng cung tại Tị hoặc Hợi.

————————

Sao Vũ Khúc là chủ Tài bạch, sao Thiên Phủ cũng là chủ Tài bạch, sao Thái âm cũng là chủ Tài bạch. Khi luận đoán tính lý của sao Vũ Khúc, tất không thể bỏ qua ý nghĩa này. Tính lý Tài bạch của 3 sao này có chỗ khác nhau:

– Vũ Khúc là sao kiếm tiền, có động lực, tích cực phấn đấu.

– Thiên Phủ là sao tích lũy tiền bạc, không chủ về kiếm tiền.

– Thái Âm là sao chủ về suy tính chọn giải pháp, lên kế hoạch về tiền bạc kinh tài.

————————

Tử vi vốn thuộc thổ
Quan lộc làm chủ tinh
Được giúp thì hữu dụng
Vua côi đứng một mình

Mọi cung đều tạo phúc
Gặp hung phúc tự sinh
Văn xương lợi khoa giáp
Văn khúc nhận ơn trên

Tăng, đạo tu thành tựu
Vui vẻ qua nhân sinh
Các sao đều chầu đến
Làm quan rất công bình

Người nữ gặp Đế tọa
Gặp chuyện tốt, quý nhân
Cùng đào hoa gặp gỡ
Phiêu bạt chốn phong trần

Gặp Kình dương Linh Hỏa
Phường trộm cắp bất nhân
Ba phương cát tinh chiếu
Mới coi là quý nhân

Nếu không gặp Phụ Bật
Bị kẻ ác khinh nhờn
Vua thành phường vô đạo
Nên xét rõ nguyên nhân.

———

ĐỘ SÁNG SAO TỬ VI – CHỮ SỐ TRONG BẢNG BIỂU THỊ ĐỘ SÁNG CỦA SAO

MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG NHƯ SAU

= + 4 = MIẾU
= + 3 = VƯỢNG
= + 2 = ĐỊA
= + 1 = LỢI
= 0 = BÌNH HÒA
= – 1 = KHÔNG ĐẮC ĐỊA
= – 2 = HÃM ĐỊA

————————

– Phép mượn cung: Phép này khá thông dụng ở Đài Loan, được nhiều người xử dụng từ lâu. Thí dụ: Ông X đang ở cung Tí thì cung thê của Tí (tức cung Tuất) ứng với vợ hoặc tình nhân của ông X. Giả như ông X ngoại tình với một người đã có chồng là bà Y trong hạn này thì bà Y ứng cung thê của hạn nên ứng cung Tuất (thê của Tí). Lại nữa, vì bà X ứng cung Tuất nên chồng bà X ứng cung Thân (là cung phu của Tuất).

– Phép “Thái Tuế nhập quái”: Phép này nhờ ông Tử Vân mà trở thành hết sức phổ biến ở Đài Loan, dù chỉ mới nổi lên trong vòng hơn hai mươi năm nay. Như trường hợp ông X ngoại tình với bà Y như ở trên nếu dùng lá số của ông X để xem diễn biến ra sao thì coi cung có địa chi của bà Y ứng với bà Y, lại thêm các sao hóa theo Thiên can năm sinh của bà Y vào; rồi phối hợp dữ liệu mà đoán tốt xấu. Nói chung chung thì, nhiều lộc tụ tập thì tốt, bị kị sát tụ tập thì xấu nhưng đi vào thực tế thì có thể hết sức phức tạp.

Định nghĩa vài thuật ngữ:
Tiên thiên (ứng toàn bộ): Tiên thiên mệnh là cung mệnh, tiên thiên phu là cung phu v.v…

Hậu thiên, hạn (ứng đại hạn 10 năm): Hậu thiên mệnh hoặc hạn mệnh là cung đại hạn. Từ cung đại hạn lùi lại 2 cung thì được hậu thiên phu hoặc hạn phu. Thí dụ đại hạn ở cung Hợi thì gọi Hợi là hậu thiên mệnh hoặc hạn mệnh, gọi Dậu là hậu thiên phu hoặc hạn phu.

Lưu (ứng một năm): Lưu mệnh là cung chứa lưu Thái Tuế. Từ lưu mệnh lùi lại hai cung được lưu phu. Như năm xem hạn là năm Tí thì Tí là lưu mệnh, Tuất là lưu phu.

Chú ý về cách xem nhân duyên của ông Trần Thế Hưng:

Chỉ xem chính tinh tứ hóa Lộc Tồn lục cát lục sát Khốc Hư Hình Riêu Đào Hồng Hỉ. Các sao còn lại bất luận lớn (như Tuần Triệt song Hao) hoặc nhỏ (như Giải Thần, Âm Sát) đều không xem.
An Hỏa Linh thuận theo giờ cả, không phân nam nữ âm dương như VN.

Trích sách “Hôn ngoại tình thiên” (dịch nghĩa “Các lá số ngoại tình”), 1994, nxb Tiêm Đoan, Đài Bắc.

————————

Mệnh nạp âm

LỤC ÂM THUỘC KIM [ 1 – 2 – 9 – 10 – 7 – 8 ]1- Giáp Tý – Ất Sửu = Hải trung Kim = vàng trong biển = Thủy vượng Kim tàng.
Do khí âm dương còn tiềm ẩn không lộ ra, chỉ nghe thấy danh mà không thấy hình. Tượng như con người còn đang ở trong bụng mẹ.
2- Nhâm Dần – Quý Mão = Kim bạc Kim = kim dát vàng = Mộc thịnh Kim tuyệt
Do khi âm dương vẫn còn yếu, hình và thể vẫn còn mỏng manh.
3- Canh Thìn – Tân Tị = Bạch lạp Kim = kim sáp ong = Kim dưỡng sắc minh
Thời điểm khí âm dương được sinh ra, nhưng vẫn còn ở trong mỏ dưới lòng đất, đang dần dần chuyển mầu thành sắc trắng của phương Tây.
4- Giáp Ngọ – Ất Mùi = Sa trung Kim = vàng trong cát = Thổ mộ bất hậu
Khí âm dương đã được sinh ra thành vật chất bắt đầu cứng cáp, kim trong cát mà không phải là cát vì còn đang nung trong lửa.
5- Nhâm Thân – Quý Dậu = Kiếm phong Kim = sắt mũi kiếm = Nhâm Thân kim vượng
Khí âm dương cường thịnh, đây là khời khắc ngọn cỏ nhú đầu ra, Thân Dậu là chính vị của Kim lại gặp thiên là can Nhâm Quý, chính là thời điểm cây cỏ nhú đầu ra – Mộc khởi đầu xuất hiện mầm mống.
6- Canh Tuất – Tân Hợi = Thoa xuyến Kim = vàng trang sức = Canh Tân suy Mộc
Đến thời hình thể của Kim bị phá hủy, không còn tác dụng gì, Kim khí bắt đầu ẩn dấu, chỉ có thể dùng làm đồ trang sức, cất giữ trong khuê các.

– Thiên = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ (thủy thổ tương khắc)
– Địa = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, Dần Mão tương khác Thân Dậu
– Nhân = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = Thìn Tị trong bát quái ứng với Tốn, Tuất Hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả hai có sự khác nhau - nhân và nghĩa.

– Tứ sinh = Nhâm Dần – Tân Tị – Nhâm Thân – Tân Hợi => Nhâm + Tân
– Tứ vượng = Giáp Tý – Giáp Ngọ – Quý Mão – Quý Dậu => Giáp + Quý
– Tứ mộ = Ất Sửu – Canh Thìn – Ất Mùi – Canh Tuất => Ất + Canh  
 
LỤC ÂM THUỘC MỘC [ 9 – 10 – 7 – 8 – 5 – 6 ]

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc = gỗ cây dâu = Nhất dương Thủy động
Thể của Mộc khí đang trong tình trạng quanh co, hình thành nên đường gấp khúc, duỗi thẳng ra ở cuối, lại mọc ở chỗ có nước (còn gọi là Phù tang mộc)
2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc =  cây tùng bách = Canh Tân Lâm quan
Mộc khí chịu ảnh hưởng nhiều từ dương khí nên khỏe mạnh, hơn nữa lại ở dưới Kim nên manh tính chất kiên cường.
3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc = Cây rừng lớn = Thổ mộ Mộc thịnh
Mộc khí tuy không thịnh nhưng đang được đúng thời, nên cây lá rậm rạp sum suê
4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc = Cây dương liễu = Mộc đương Mậu thịnh
Mộc khí đến Ngọ thì sẽ tử vong, đến Mùi thì sẽ tiến vào phần Mộ, dương liễu vào mùa Hạ thì tàn tạ, can chi suy yếu, tính chất yếu mềm.
5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc = Cây thạch lựu = Thu vượng Mộc tuyệt
Trong Ngũ hành thuộc Kim, nhưng nạp âm lại thuộc Thủy, khí âm dương của Thân Dậu suy yếu, sự vật đã trưởng thành, Mộc tại Kim vị có mùi tanh, tính chất có vị đắng, thì chỉ có cây Thạch lựu là ứng.
6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc = cây đồng bằng = Mậu Kỷ mộc dưỡng
Đến thời kỳ Mộc khí đã ẩn dấu, Mộc khí đã quay về gốc (cây) giấu trong đất, âm dương tích tụ.

– Nhâm Tý Quý Sửu >< Nhâm Ngọ Quý Mùi = một cong, một mềm yếu, hình thể và tính chất khác nhau.
– Canh Dần Tân Mão >< Canh Thân Tân Dậu = một kiên cường, một có vị cay, tính chất và mùi vị khác nhau.
– Mậu Thìn Kỷ Tị >< Mậu Tuất Kỷ Hợi = một phồn thịnh, một suy bại, vị trí trong bát quái nôi liền nhau.     

– Tứ sinh = Canh Dần – Kỷ Tị – Canh Thân – Kỷ Hợi => Canh + Kỷ
– Tứ vượng = Nhâm Tý – Tân Mão – Nhâm Ngọ – Tân Dậu => Nhâm + Tân
– Tứ mộ = Quý Sửu – Mậu Thìn – Quý Sửu – Mậu Tuất => Quý + Mậu     
LỤC ÂM THUỘC THỦY [ 3 – 4 – 1 – 2 – 9 – 10 ]

1- Bính Tý – Đinh Sửu = Giản hạ thủy = nước khe suối = Thủy trung hữu nguồn
Khí của Thủy chưa hình thành, nước chảy ra ở nơi chỗ thấp hóa ẩm
2- Giáp Dần – Ất Mão = Đại khê thủy = nước suối lớn = Ất Mão trường sinh
Mộc khí chứa dương khí, thế nước ở phía Đông rất lớn, nước từ đầu nguồn chảy ra, phun ra rất lớn.
3- Nhâm Thìn – Quý Tị = Trường lưu thủy = nước chảy dài = Mộ Thai đông quy
Thủy khí chuyên nhất chỉ cần tinh của cung Ly. Thế nước xa Đông Nam, thế nước mạnh, chảy xa, không bao giờ cạn.
4- Bính Ngọ – Đinh Mùi = Thiên hà thủy = nước trên trời = Thủy Lâm kỳ thượng
Thủy khí tăng lên đến Hỏa vị, nước nhiều thành mưa, rơi xuống nước ở Hỏa vị, loại nước này chỉ có ở trên trời.
5- Giáp Thân – Ất Dậu = Tỉnh tuyền thủy = nước dưới giếng = Thu Kim sinh Thủy
Thủy khí bắt đầu tĩnh lặng, vị trí Thân Dậu tiếp nối, nước chảy không ngừngảy không ngừng.
6- Nhâm Tuất – Quý Hợi = Đại hải thủy = nước biển lớn = Nhâm Quý đới vượng
Tuất Hợi ở vị trí cuối của Địa chi, Thủy khí đã tích tụ, thế nước dần dần tĩnh lặng nhưng không bao giờ hết, thêm nước vào cũng không bao giờ bị tràn, nước chảy có thể đi đến khắp mọi nơi.

– Bính Tý Đinh Sửu >< Bính Ngọ Đinh Mùi = một nhiều thủy, một ít thủy, một trên một dưới.
– Giáp Dần Ất Mão >< Giáp Thân Ất Dậu = một nuôi dưỡng cây (dần mão thuộc thủy), một cần Kim để khai phá (thân dậu thuộc kim)
– Nhâm Thìn Quý Tị >< Nhâm Tuất Quý Hợi = một động một tĩnh, một có thủy khí phát ra, một có thủy khí bế tắc.    

– Tứ sinh = Giáp Dần – Quý Tị – Giáp Thân – Quý Hợi => Giáp + Quý
– Tứ vượng = Bính Tý – Ất Mão – Bính Ngọ – Ất Dậu => Bính + Ất
– Tứ mộ = Đinh Sửu – Nhâm Thìn – Đinh Mùi – Nhâm Tuất =. Đinh + Nhâm   
LỤC ÂM THUỘC HỎA [ 5 – 6 – 3 – 4 – 1 – 2 ]

1- Mậu Tý – Kỷ Sửu = Tích lịch hỏa = lửa sấm chớp = Âm nội hàm dương.
Hỏa khí chứa dương khí mà lại ở Thủy vị, trong Thủy có Hỏa thì chỉ có Long thần mới làm được – thần rồng.
2- Bính Dần – Đinh Mão = Lô trung hỏa = lửa trong lò = Mộc vương Hỏa sinh
Hỏa khí dần dần thăng lên, nếu có thêm chỉ một ít củi thì Hỏa khí lại càng thêm vượng, đồng thời dựa thêm vào sự trợ giúp của phương đông thuộc dương, thì Thiên Địa chính là lò lửa.
3- Giáp Thìn – Ất Tị = Phúc đăng hỏa = lửa trong đèn = Thổ chi yểm phục
Hỏa khí vượng thịnh, thế và lực của Hỏa mạnh, vị trí của Thìn Tị được tiếp nối nhau, nên nguồn lửa không bị ngắt đoạn, liên tục không ngớt.
4- Mậu Ngọ – Kỷ Mùi = Thiên thượng hỏa = lửa trên trời = Hỏa vượng thượng viêm
Hỏa khí qua dương cung, thế của Hỏa càng thêm thịnh vượng, lực của Hỏa được tập trung thêm mạnh ở phía trên.
5- Bính Thân – Đinh Dậu = Sơn hạ hỏa = lửa dưới núi = Bính Đinh hỏa bệnh
Đến thời kỳ Hỏa khí ẩn dấu, thế của Hỏa bình lặng, lực của Hỏa tiêu tan.
6- Giáp Tuất – ẤT Hợi  = Sơn đầu hỏa = lửa đầu núi = Giáp Mậu hỏa thấu
Núi có thể dấu hình thể nhưng đỉnh thì lại lộ ra ánh sáng, ánh sáng này “trong sáng ngoài tối”, ẩn dấu vào trong mà không lộ ra ngoài.

– Mậu Tý Kỷ Sửu >< Mậu Ngọ Kỷ Mùi = đều có khí lớn, huy hoàng to lớn
– Bính Dần Đinh Mão >< Bính Thân Đinh Dậu = một có Mộc tương trợ, một có Kim ngăn trở
– Giáp Thìn Ất Tị >< Giáp Tuất Ất Hợi = cả hai đều có ánh lửa suy yếu, rất kị có gió thổi  

– Tứ sinh = Bính Dần – Ất Tị – Bính Thân – Ất Hợi => Bính + Ất
– Tứ vượng = Mậu Tý – Đinh Mão – Mậu Ngọ – Đinh Dậu => Mậu + Đinh
– Tứ mộ = Kỷ Sửu – Giáp Thìn – Kỷ Mùi – Giáp Tuất => Giáp + Kỷ      
LỤC ÂM THUỘC THỔ [ 7 – 8 – 5 – 6 – 3 – 4 ]

1- Canh Tý – Tân Sửu = Bích thượng thổ = đất trên trời = Thủy Thổ tương tu
Thổ khí vẫn bị tắc chưa thông, sự vật vẫn bị dấu đi chưa được lộ ra, hình thể bị che lấp, trong ngoài không tiếp xúc được với nhau.
2- Mậu Dần – Kỷ Mão = Thành đầu thổ = đất trên thành = Thủy thượng sinh bệnh
Thổ khí đã bắt đầu hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật cho đến khi rễ ăn sâu, cành rập rạp.
3- Bính Thìn – Đinh Tị = Sa trung thổ = đất trong cát = Thổ mộ bất hậu
Thổ khí chứa dương khí, tạo cơ sở vững chắc cho vạn vật sinh trưởng
4- Canh Ngọ – Tân Mùi = Lộ bàng thổ = đất ven đường = Canh Ngọ thổ Thai
Thổ khí vượng thịnh, có thể trở đỡ vạn vật, trên Thổ có thể nhìn thấy các loại sự vật.
5- Mậu Thân – Kỷ Dậu = Đại dịch thổ = đất dịch chuyển = Mậu Kỷ thổ bệnh
Thổ khí bắt đầu thu dấu, vạn vật điêu tàn, Thổ đã không còn tác dụng
6- Bính Tuất – Đinh Hợi = Ốc thượng thổ = đất mái nhà = Mộ Thai thổ thao
Thổ khí che dấu vạn vật, thông qua hình thể âm dương của Thổ thì tác dụng của Thổ đã phát huy hết.

– Canh Tý Tân Sửu >< Canh Ngọ Tân Mùi = một tán một tụ, một tử một sinh
– Mậu Dần Kỷ Mão >< Mậu Thân Kỷ Dậu = Kim Mộc tương khắc
– Bính Thìn Đinh Tị >< Bính Tuất Đinh Hợi = một khô một ẩm  

– Tứ sinh = Mậu Dần – Đinh Tị – Mậu Thân – Đinh Hợi => Mậu + Đinh
– Tứ vượng = Canh Tý – Kỷ Mão – Canh Ngọ – Kỷ Dậu => Canh + Kỷ
– Tứ mộ = Tân Sửu – Bính Thìn – Tân Mùi – Bính Tuất = Tân + Bính  

————————

Địa không Địa kiếp đều là Sát diệu, tính chất hai sao này tương tự nhau, song nghiêm khắc mà nói, thì Địa không chủ về trở ngại gãy đổ mạnh một lần, còn Địa kiếp thì sóng gió và áp lực trở đi trở lại nhiều lần. Nhưng khi luận đoán thực tế thì lại rất khó phân chia nghiêm khắc như vậy.

Ngoài ra, Địa không Địa kiếp còn chủ về tiền tài trống rỗng, mất sạch, cũng chủ về không tưởng, ảo tưởng.

– Ở cung Mệnh: ngoại trừ chủ về trắc trở, thất lợi, còn chủ về có khí chất nghệ thuật, có sáng kiến sáng tạo.

– Ở cung Tài: chủ về sự nghiệp suy thoái, cục diện nhỏ hẹp, hoặc có mối lo về phá tán thất bại, thất nghiệp. Cũng chủ về theo nghề công nghiệp, nghệ thuật.

– Ở cung Di: chủ về ra ngoài bị thiệt thòi, tổn thất.

– Ở cung Phúc: chủ về sức tưởng tượng phong phú, hoặc nhiều tưởng không thực tế.

– Ở Phu thê: chủ về lụy người phối ngẫu mà bị phá tài, hoặc sinh hoạt tình cảm trống rỗng.

– Ở cung Phụ mẫu, Huynh đệ, Tử nữ: hoặc chủ về người thân bị hình khắc tai tật, hoặc chủ về thiếu duyên phận, hay vì người thân mà bị liên lụy phá tài.

– Ở cung Nô: chủ về bị bằng hữu, thuộc hạ làm liên lụy mà tổn thất, phá tán thất bại.

– Ở cung Điền: chủ về khó mua nhà cửa điền sản, hoặc đầu tư địa ốc bị thua lỗ, hoặc phá tán điền sản gia sản của tổ tiên.

– Ở cung Tật ách: Địa kiếp thuộc dương hỏa chủ về bệnh đau Dạ dày. Địa không là âm hỏa chủ về huyết hư.

————————

Lưu Xương và Lưu Khúc trong các Lưu diệu, tức là Văn xương và Văn khúc trong mệnh bàn.

Phương pháp an Lưu Xương và Lưu Khúc dựa vào thiên can mà lập, y theo cung can của cung mệnh Đại hạn và thiên can của Lưu niên. Không dựa vào Giờ sinh để lập Xương Khúc như mệnh bàn nguyên cục.

– Phép an Lưu Xương: lấy cung Tị làm khởi điểm, không vào 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Can Giáp ở Tị, can Ất ở Ngọ, can Bính Mậu ở Thân, can Đinh Kỷ ở Dậu, can Canh ở Hợi, can Tân ở Tý, can Nhâm ở Dần, can Quý ở Mão ==> Đây là đếm thuận.

– Phép an Lưu Khúc: lấy cung Dậu làm khởi điểm, không vào 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Can Giáp ở Dậu, can Ất ở Thân, can Bính Mậu ở Ngọ, can Đinh Kỷ ở Tị, can Canh ở Mão, can Tân ở Dần, can Nhâm ở Tý, can Quý ở Hợi ==> Đây là đếm ngược.

————————

KHẨU QUYẾT AN THIÊN KHÔI – THIÊN VIỆT

Giáp Mậu Canh ngưu dương
Ất Kỷ thử hầu hương
Bính Đinh chư kê vị
Nhâm Quý thố xà tàng
Lục Tân phùng mã hổ
Khôi Việt quý nhân phương

Trong mỗi câu khẩu quyết, con vật thứ nhất là cung độ để an sao Thiên Khôi, con vật thứ hai là cung độ để an sao Thiên Việt.

Thiên khôi – Thiên việt là quý nhân, tính chất cơ bản là: chủ về được dìu dắt, hoặc vì sự biến hóa của hoàn cảnh, tình thế mà gặp cơ hội tốt.

– Ở cung Mệnh: chủ về cuộc đời có gặp nhiều cơ hội. Càng mừng nếu gặp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc.

– Ở cung Tài bạch: chủ về có cơ hội kiếm tiền, hoặc được quý nhân đề bạt mà kiếm tiền. Càng mừng nếu gặp Hóa Lộc, Lộc tòn.

– Ở cung Sự nghiệp: chủ về sự nghiệp gặp nhiều cơ hội hoặc trong sự nghiệp được đề bạt.

– Ở cung Thiên di: chủ về ra ngoài gặp quý nhân.

– Ở cung Phu thê: chủ về nam được vợ quý, nữ được chồng sang. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hoặc Thiên việt là có thể chủ về ngoại tình hoặc song hôn, hoặc có người thứ ba xen vào.

– Ở cung Huynh đệ: chủ về anh em đề huề, được anh em giúp dỡ. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hoặc Thiên việt, là có thể chủ về có anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha.

– Ở cung Giao hữu: chủ về được thuộc hạ trợ lực, hoặc được bạn hữu nâng đỡ.

– Ở cung Tử nữ: chủ về có con cái thành đạt.

– Ở cung Phụ mẫu: chủ về được cha mẹ dìu dắt. Nếu chỉ thấy một trong hai sao Thiên khôi hay Thiên việt, thì quan hệ hôn nhân, tình cảm của cha mẹ hơi phức tạp.

– Ở cung Điền trạch: chủ về có thể lập nên sản nghiệp.

– Ở cung Tật ách: Thiên khôi thuộc dương hỏa chủ về bệnh đau mắt – Thiên việt thuộc âm hỏa chủ về đàm hỏa.

——-

Lưu Khôi và Lưu Việt trong các lưu diệu cũng tức là Thiên khôi và Thiên việt trong mệnh bàn.

Cách an Lưu Khôi và Lưu Việt là dựa vào cung can của cung Mệnh đại hạn và thiên can của Lưu niên mà khởi.

————————

BÌNH CHÚ: Tử Vi cư Mệnh có thể chia lầm 5 phần, thuật về tính chất Tử vi ở cung Mệnh.

– Một là liên quan đến ngoại hình khi Tử vi tọa mệnh.
– Hai là tác dụng của Tử vi khi tương hội với Thất sát. Hỏa tinh, Linh tinh.
– Ba là tình huống Tử vi được bá quan đứng chầu
– Bốn là Tử vi được Lộc Mã giao trì
– Năm là vị vua trở thành cô độc

——-

1)- Tử vi ở cung mệnh, nguyên văn đã chỉ ra là sắc mặt của mệnh tạo có mầu đỏ tía hoặc vàng trắng.

Trên thực tế, Tử vi đồng độ với Phá quân, hoặc đồng độ với Thất sát mới là sắc mặt vàng trắng, còn ngoài ra thì không phải vậy.

———–

2)- Thất sát vốn có sát khí rất nặng, người có Thất sát độc tọa ở cung mệnh thì rất cô đơn, hơn nữa còn nhiều nạn đa tai.

Như khi Tử vi và Thất sát đồng độ thì biến sát thành quyền, trở thành có uy quyền, sẽ không luận là cô độc và nhiều tai nạn nữa.

Lục Bân Triệu nói sao Tử Vi có thể biến khí chất bất tường của Hỏa tinh và Linh tinh, nhưng theo Lục Tại Điền, thực ra đó chỉ là nói ngược lại cho đẹp lời mà thôi.

Khi kiểm thực tế, thì nhận thấy Hỏa tinh và Linh tinh làm tăng khí bất tường cho Tử vi, làm tăng thêm gian truân cho cuộc đời mệnh tạo.

———

3)- Trong nguyên văn có đề cập tới các sao như Thiên phủ, Thiên tướng, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa. Ở đây có thể chia làm 3 loại:

– Thứ nhất: Tử vi được Thiên phủ và Thiên tướng hội chiếu, đây gọi là cách “Phủ Tướng triều viên”. Cách cục này lấy Tử vi ở Tí địa và Ngọ địa làm chính tông nhất, Thiên phủ và Thiên tướng phân bố ở Tam phương.

Còn tình huống Tử vi gặp Thiên phủ Thiên tướng khác, thì tính là bậc thứ. Phàm Tử vi được “Phủ Tường triều viên”, bất luận là như thế nào cũng không thành hạ cách.

– Thứ hai: Tả Hữu Xương Khúc Lộc Mã chỉ là cách thuật đơn giản của Lục Bân Triệu. Trên thực tế vẫn chỉ là trường hợp được bá quan đứng chầu, được bá quan thì sự nghiệp thành tựu kiệt xuất, được danh được lợi, như Lục Bân Triệu đã nói là phú quý song toàn, dù không nhập miếu vẫn đại cát.

– Thứ ba: Lộc Quyền Khoa tam hóa này làm cho tốt lên, nghiêm túc mà nói thì chúng không phải là bá quan, song có thể cải thiện vận thế của Tử vi. Hóa Lộc thì lấy tiền tài cải thiện vận thế, Hóa quyền thì lấy quyền bính và địa vị cải thiện vận thế, Hóa Khoa thì lấy tài học và danh tiếng để cải thiện vận thế. Nhưng Tử vi chỉ có Hóa quyền và Hóa Khoa, mà không có Hóa Lộc.

———

4)- Lộc Mã giao trì cách, chẳng phải là loại Lộc Mã thông thường, mà là Lộc tồn và Thiên mã đồng độ ở bản cung, hoặc đồng độ ở xung cung, hoặc một ở bản cung một ở xung cung. Các trường hợp này có tác dụng to lớn hơn nhiều, khi so với trường hợp Tam phương Tứ chính được Lộc Mã.

Do Thiên mã chỉ ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi, cho nên “Lộc Mã giao trì cách” chỉ xuất hiện ở trường hợp Tử vi Thiên phủ đồng độ ở Dần địa hay Thân địa, hoặc Tử vi Thất sát đồng cung ở Tị địa hay Hợi địa.

Nhưng, Tử vi Thiên phủ chẳng phải là cách phú quý song toàn, còn khí thế của Tử vi Thất sát tì rất lớn. Vì thế, Lộc Mã giao trì lấy tác dụng ở Tử vi Thất sát đồng cung làm đại cách.

Song, nếu thấy Không Kiếp, thì đó là tượng tiền tài đến nhiều rồi lại đi. Trường hợp này không bằng trường hợp không gặp Lộc Mã mà chỉ gặp Không Kiếp, trái lại đương số có nhiều kiến giải độc đáo.

———

5)- Tử vi không thấy các Cát diệu, nếu không bị Sát diệu ảnh hưởng quá độ, hoặc cũng không thấy sát diệu, đó chính là hình ảnh vị vua cô độc nơi thôn dã. Như Lục Bân Triệu đã nói: “Tính tình cô độc, tư tưởng siêu thoát”, nhưng đó không nhất định “xuất thế làm tăng”, hoặc thành “đạo sỹ cầu chân lý”.

Thông thường, Tử vi mà thấy Địa không, Địa kiếp, Thiên không, Hoa cái, thì mới là người xuất thế, nhưng nếu chỉ nói về mặt tinh thần thì cũng không nhất định là phải xuất gia làm tăng. Trong xã hội ngày nay, cũng có thể họ là học giả nghiên cứu tinh thần về tôn giáo hay triết học, hoặc là một vị đạo sư tinh thông ngũ thuật.

(Chép từ blog Tử vi tinh quyết của nhóm cụ Hà Uyên)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button