Tử vi

Giây liên lạc Bào với Nô

Thánh nhân đặt Mệnh và Thân nằm theo năm tháng ngày giờ sanh tính cặn kẻ từ liên hệ trong gia đình cho đến tình nghĩa đối đáp bên ngoài với xã hội. Người học số lại thường phân chia lấy cung này quan hệ cho là cung cường, cung kia không cần thiết gì cho lắm cho là nhược, nghĩa là không gây ảnh hưởng mạnh cho đời sống của người có số.

Vậy đâu là cường và đâu là nhược? Có người đã khẳn định ngoài Mệnh ra chỉ có Phúc, Quan, Tài là cường, còn lại là nhược hết. Thiết tưởng cường nhược gì, nếu được một cung nào đẹp, người có số hẳn cũng thấy hạnh phúc về phương diện đó, như cung Tật Ách tốt, hẳn người đó được một đời sống đầy đủ sức khỏe, ít ốm đau, tai nạn để tránh, tưởng cũng là rất quí.

Đứng cao trên hết là Phúc Đức, không hình bóng dáng, chỉ huy thêm bớt tất cả liên lạc dự thảo các cung còn lại khiến mỗi người có 1 cuộc sống khác nhau, mặt dầu số giống nhau như in, từ hoàn cảnh gia đình có cha mẹ, vợ con, sản nghiệp nhưng về phương diện xã hội hẳn là người cùng mình ganh đua (Di) và bạn hữu (Nô).

Bạn đang xem: Giây liên lạc Bào với Nô

Đời sống mỗi cá nhân có con đường liên lạc tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì vấn đề anh em đứng đòn cân với bạn hữu là thế rất hay và thiết yếu. Vậy Bào Nô không thể coi thường nhất là trên trường chính trị, người tin cậy không ai khác là anh em và bạn hữu trung tín mới mong đắc lực. Phải chăng vì thế Bào và Nô mới đứng song hàng để kiềm giữ liên lạc với nhau.

Biết rằng đã đứng riêng một đòn cân thì hẳn là cùng chung một phái trong thế lưỡng nghi. Như Mệnh có Cơ Nguyệt Đồng Lương thì Phụ, Bào và Nô đều là Tử Phủ, Sát Phá Tham. Bào và Nô vốn là vấn đề nhân sự khác hẳn Tử và Điền, Phụ và Ách, rất tế nhị giữa người với người, dễ có những sự biến đổi sớm đầu tối đánh vui cười đó mà thâm tâm lại khác, nếu sự đối sử không khéo léo cũng như không trúng lúc thì sự phân tách cũng không thể sơ sài và cần cân nhắc mọi khía cạnh như số đã sắp xếp. Bào đứng sát sau lưng Mệnh để liên lạc ganh đua với Nô, cũng như Phụ đứng sát trên Mệnh, để đối phó với Ách.

Tử và Điền chỉ cần cân nhắc bên nào nặng nhẹ, cung nào khắc cung nào, và bộ sao nào đắc cách cho phía nào.

Phụ và Ách là vấn đề phiền phức dễ gây ra do bộ Sát Phá Tham và Cự Môn, Vũ Khúc, người hiếu tử không thể không ái náy, chính mình phải hy sinh thay cho cha mẹ hơn là thấy cảnh gay cấn bất an của bậc đã cho ta đời sống.

Còn Bào và Nô là cả một sự khó khăn, con đường giao tế tiếp xúc từ gia đình đến xã hội cũng như Mệnh phải đối phó với Di. Biết rằng Mệnh và Di là cả một cuộc vật lộn tranh đấu, người có số phải chính mình thu tập đủ các điều kiện để thắng đối phương. Điều kiện tiên quyết là mình phải tạo giành cho được chính nghĩa (vị trí tam hợp Thái Tuế) rồi mới tính đến sao là những yếu tố hậu thuẫn (âm dương, ngũ hành, vượng hay hãm địa) có khác gì một vị Thái Tổ dựng nên nghiệp vương cho một thế hệ. Từ lúc xuất thân ra khỏi lều cỏ đến lúc bước chân hảnh diện vào điện Thái Hòa phải đủ bao nhiêu điều kiện khó khăn.

Vậy Bào và Nô tuy là đứng sau Mệnh và Di, nhưng không thể không có điều kiện thiết yếu hơn là các đòn cân khác, có chăng chỉ là thứ yếu, dưới Mệnh. Đã nói là vấn đề nhân sự, không thể khi thường, phải tự xét mình và biết người. Ở đây Mệnh phải hoàn toàn là cột trụ để điều khiển cả Bào lẫn Nô như :

  1. Mệnh ở Ngọ có Tử Vi, Bào ở Tỵ có Thiên Cơ (đắc địa) sinh nhập cho Phúc. Nô ở Hợi có Thái Âm (đắc địa) sinh xuất cho Tài, có nghĩa là Nô trung thành đắc lực hơn Bào mà vẫn bị Bào lấn át.
  2. Mệnh ở Tỵ có Tử Sát, Bào ở Thìn có Cơ Lương, được Quan sinh nhập. Nô ở Tuất vô chính diệu đắc Cự Nhật ở Dần (tam hợp), được thế sinh xuất, tức là Bào và Nô đều đắc lực. Nô vẩn bị kém thế hơn, được nội tướng đối xử ngầm phủ dụ an ủi.
  3. Mệnh ở Thìn có Tử Tướng, Bào ở Mão có Cự Cơ, sinh xuất cho Di, dễ bất bình với Mệnh đi lầm đường lạc lối. Nô ở Dậu vô chính diệu được Nhật Nguyệt ở Sửu (tam hợp) và Cự Cơ ở Bào (xung chiếu), sinh nhập cho Mệnh, lấn Bào, triệt để trung thành với Mệnh.
  4. Mệnh ở Mão có Tử Tham, Bào ở Dần có Cơ Âm (hãm) được cung Tài sinh nhập (một gánh nặng cho Mệnh). Nô ở Thân vô chính diệu có Cự Nhật hãm (tam hợp), Cơ Âm ở Dần xung không ích gì hơn Bào.
  5. Mệnh ở Dần có Tử Phủ, Bào ở Sửu có Thiên Cơ, sinh xuất cho Thê. Nô ở Mùi có Thiên Lương sinh xuất cho Quan. Bào và Nô đều thành thực giúp ích cho Mệnh, nhưng Bào điều khiển Nô.
  6. Mệnh ở Sửu có Tử Phá, Bào có Thiên Cơ ở Tí (bình) được Mệnh sinh xuất. Nô ở Ngọ có Cự Môn được Di sinh xuất, bị Bào khắc chế, coi chừng Nô này dám làm nội tướng cho kẻ địch.
  7. Mệnh ở Tí có Tử Vi. Bào ở Hợi có Thiên Cơ (hãm) sinh xuất cho Phúc Đức. Nô ở Tỵ có Thái Âm (hãm) sinh nhập cho Tài. Cả Bào và Nô đều là kẻ vô tài, hay nản lòng trách móc và ly tán.
  8. Mệnh ở Hợi có Tử Sát. Bào ở Tuất có Cơ Lương được Quan sinh nhập. Nô ở Thìn vô chính diệu có Cự Nhật ở Thân hãm (tam hợp) khắc xuất Bào ở Tuất, lại được Thê ở Dậu sinh nhập, tức là Nô vô tài, dối trên lừa dưới.
  9. Mệnh ở Tuất có Tử Tướng. Bào ở Dậu có Cự Cơ sinh xuất cho Di, ôm hận ngấm ngầm để phản bội. Nô ở Mão được Nhật Nguyệt ở Mùi chiếu (tam hợp) bị Bào khống chế để triệt để trung thành với Mệnh.
  10. Mệnh ở Dậu có Tử Tham. Bào và Nô đều là chân tay đắc dụng.
  11. Mệnh ở Thân có Tử Phủ. Bào ở Mùi Thiên Cơ (đắc địa) sinh xuất cho Thê. Nô có Thiên Lương ở Sửu sinh xuất cho Quan. Cả Bào và Nô đếu là tôi lương đống. Nhưng nô bất phục bào.
  12. Mệnh ở Mùi có Tử Phá. Bào có Cơ ở Ngọ (bình) được Mệnh sinh xuất.Nô ở Tí có Cự Môn (đắc địa) được Di sinh xuất coi thường Bào, mặc dầu được kẻ nghịch mua chuộc nhưng không thay lòng đổi dạ (được Thái Dương đắc địa ở Thìn chiếu).

Mười hai trường hợp ở trên không trường hợp nào giống trường hợp nào, mặc dầu bộ sao có giống nhau, nhưng vị trí khác (cung sinh khắc phải khác) ngôi vị đắc địa hay hãm địa cũng khác mà điều cần nhất là Mệnh luôn luôn làm chủ tình thế. Nếu sao thủ Mệnh đắc địa dễ điều khiển được Bào và Nô ví như một vị minh quân đức hạnh, trái lại hãm địa là người vô tài nhu nhược, chóng chày gì cũng có những biến chuyển đưa đến bất lợi.

Tóm lại có thể đặt một ít chi tiết mong rằng được coi như nguyên tắc cần thiết để nhận định:

  1. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật đắc địa dể điều khiển được Bào và Nô (dĩ nhiên là Tử Phủ hay Sát Phá Tham) cũng đắc địa, mọi sự thành công nhưng hay bất hòa với Bào, còn Nô trung thành.
  2. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật đắc địa mà Bào và Nô hãm địa, đám quân thần kể như xác xơ lại hay oán trách.
  3. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lưong, Cự Nhật hãm địa khó mà điều động được Bào và Nô ( Tử Phủ và Sát Phá Tham) đắc địa, dầu có được việc nhưng hay lấn quyền.
  4. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật hãm. Bào và Nô (Tử Phủ, Sát Phá Tham) cũng hãm, việc thành công kể như vô vọng, người chân tay phân tán phản bội.
  5. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham đắc địa được Bào và Nô (dĩ nhiên là Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật) đắc địa. Tôi trung thành vẫn có những thành quả chủ nhân không mấy hài lòng, vì Cơ Nguyệt Đồng Lương không mấy khi đắc lực bằng Sát Phá Tham.
  6. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham đắc địa gặp Bào và Nô hãm, tức là bầy tôi bất lực ăn bám.
  7. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham hãm được Bào và Nô đắc địa, công việc tiến hành vẫn được việc.
  8. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham hãm gặp Bào và Nô cũng hãm, ôi thôi bạn bè phần đông vô tài và phân tán.

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Giây liên lạc Bào với Nô

Thánh nhân đặt Mệnh và Thân nằm theo năm tháng ngày giờ sanh tính cặn kẻ từ liên hệ trong gia đình cho đến tình nghĩa đối đáp bên ngoài với xã hội. Người học số lại thường phân chia lấy cung này quan hệ cho là cung cường, cung kia không cần thiết gì cho lắm cho là nhược, nghĩa là không gây ảnh hưởng mạnh cho đời sống của người có số.

Vậy đâu là cường và đâu là nhược? Có người đã khẳn định ngoài Mệnh ra chỉ có Phúc, Quan, Tài là cường, còn lại là nhược hết. Thiết tưởng cường nhược gì, nếu được một cung nào đẹp, người có số hẳn cũng thấy hạnh phúc về phương diện đó, như cung Tật Ách tốt, hẳn người đó được một đời sống đầy đủ sức khỏe, ít ốm đau, tai nạn để tránh, tưởng cũng là rất quí.

Đứng cao trên hết là Phúc Đức, không hình bóng dáng, chỉ huy thêm bớt tất cả liên lạc dự thảo các cung còn lại khiến mỗi người có 1 cuộc sống khác nhau, mặt dầu số giống nhau như in, từ hoàn cảnh gia đình có cha mẹ, vợ con, sản nghiệp nhưng về phương diện xã hội hẳn là người cùng mình ganh đua (Di) và bạn hữu (Nô).

Đời sống mỗi cá nhân có con đường liên lạc tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì vấn đề anh em đứng đòn cân với bạn hữu là thế rất hay và thiết yếu. Vậy Bào Nô không thể coi thường nhất là trên trường chính trị, người tin cậy không ai khác là anh em và bạn hữu trung tín mới mong đắc lực. Phải chăng vì thế Bào và Nô mới đứng song hàng để kiềm giữ liên lạc với nhau.

Biết rằng đã đứng riêng một đòn cân thì hẳn là cùng chung một phái trong thế lưỡng nghi. Như Mệnh có Cơ Nguyệt Đồng Lương thì Phụ, Bào và Nô đều là Tử Phủ, Sát Phá Tham. Bào và Nô vốn là vấn đề nhân sự khác hẳn Tử và Điền, Phụ và Ách, rất tế nhị giữa người với người, dễ có những sự biến đổi sớm đầu tối đánh vui cười đó mà thâm tâm lại khác, nếu sự đối sử không khéo léo cũng như không trúng lúc thì sự phân tách cũng không thể sơ sài và cần cân nhắc mọi khía cạnh như số đã sắp xếp. Bào đứng sát sau lưng Mệnh để liên lạc ganh đua với Nô, cũng như Phụ đứng sát trên Mệnh, để đối phó với Ách.

Tử và Điền chỉ cần cân nhắc bên nào nặng nhẹ, cung nào khắc cung nào, và bộ sao nào đắc cách cho phía nào.

Phụ và Ách là vấn đề phiền phức dễ gây ra do bộ Sát Phá Tham và Cự Môn, Vũ Khúc, người hiếu tử không thể không ái náy, chính mình phải hy sinh thay cho cha mẹ hơn là thấy cảnh gay cấn bất an của bậc đã cho ta đời sống.

Còn Bào và Nô là cả một sự khó khăn, con đường giao tế tiếp xúc từ gia đình đến xã hội cũng như Mệnh phải đối phó với Di. Biết rằng Mệnh và Di là cả một cuộc vật lộn tranh đấu, người có số phải chính mình thu tập đủ các điều kiện để thắng đối phương. Điều kiện tiên quyết là mình phải tạo giành cho được chính nghĩa (vị trí tam hợp Thái Tuế) rồi mới tính đến sao là những yếu tố hậu thuẫn (âm dương, ngũ hành, vượng hay hãm địa) có khác gì một vị Thái Tổ dựng nên nghiệp vương cho một thế hệ. Từ lúc xuất thân ra khỏi lều cỏ đến lúc bước chân hảnh diện vào điện Thái Hòa phải đủ bao nhiêu điều kiện khó khăn.

Vậy Bào và Nô tuy là đứng sau Mệnh và Di, nhưng không thể không có điều kiện thiết yếu hơn là các đòn cân khác, có chăng chỉ là thứ yếu, dưới Mệnh. Đã nói là vấn đề nhân sự, không thể khi thường, phải tự xét mình và biết người. Ở đây Mệnh phải hoàn toàn là cột trụ để điều khiển cả Bào lẫn Nô như :

  1. Mệnh ở Ngọ có Tử Vi, Bào ở Tỵ có Thiên Cơ (đắc địa) sinh nhập cho Phúc. Nô ở Hợi có Thái Âm (đắc địa) sinh xuất cho Tài, có nghĩa là Nô trung thành đắc lực hơn Bào mà vẫn bị Bào lấn át.
  2. Mệnh ở Tỵ có Tử Sát, Bào ở Thìn có Cơ Lương, được Quan sinh nhập. Nô ở Tuất vô chính diệu đắc Cự Nhật ở Dần (tam hợp), được thế sinh xuất, tức là Bào và Nô đều đắc lực. Nô vẩn bị kém thế hơn, được nội tướng đối xử ngầm phủ dụ an ủi.
  3. Mệnh ở Thìn có Tử Tướng, Bào ở Mão có Cự Cơ, sinh xuất cho Di, dễ bất bình với Mệnh đi lầm đường lạc lối. Nô ở Dậu vô chính diệu được Nhật Nguyệt ở Sửu (tam hợp) và Cự Cơ ở Bào (xung chiếu), sinh nhập cho Mệnh, lấn Bào, triệt để trung thành với Mệnh.
  4. Mệnh ở Mão có Tử Tham, Bào ở Dần có Cơ Âm (hãm) được cung Tài sinh nhập (một gánh nặng cho Mệnh). Nô ở Thân vô chính diệu có Cự Nhật hãm (tam hợp), Cơ Âm ở Dần xung không ích gì hơn Bào.
  5. Mệnh ở Dần có Tử Phủ, Bào ở Sửu có Thiên Cơ, sinh xuất cho Thê. Nô ở Mùi có Thiên Lương sinh xuất cho Quan. Bào và Nô đều thành thực giúp ích cho Mệnh, nhưng Bào điều khiển Nô.
  6. Mệnh ở Sửu có Tử Phá, Bào có Thiên Cơ ở Tí (bình) được Mệnh sinh xuất. Nô ở Ngọ có Cự Môn được Di sinh xuất, bị Bào khắc chế, coi chừng Nô này dám làm nội tướng cho kẻ địch.
  7. Mệnh ở Tí có Tử Vi. Bào ở Hợi có Thiên Cơ (hãm) sinh xuất cho Phúc Đức. Nô ở Tỵ có Thái Âm (hãm) sinh nhập cho Tài. Cả Bào và Nô đều là kẻ vô tài, hay nản lòng trách móc và ly tán.
  8. Mệnh ở Hợi có Tử Sát. Bào ở Tuất có Cơ Lương được Quan sinh nhập. Nô ở Thìn vô chính diệu có Cự Nhật ở Thân hãm (tam hợp) khắc xuất Bào ở Tuất, lại được Thê ở Dậu sinh nhập, tức là Nô vô tài, dối trên lừa dưới.
  9. Mệnh ở Tuất có Tử Tướng. Bào ở Dậu có Cự Cơ sinh xuất cho Di, ôm hận ngấm ngầm để phản bội. Nô ở Mão được Nhật Nguyệt ở Mùi chiếu (tam hợp) bị Bào khống chế để triệt để trung thành với Mệnh.
  10. Mệnh ở Dậu có Tử Tham. Bào và Nô đều là chân tay đắc dụng.
  11. Mệnh ở Thân có Tử Phủ. Bào ở Mùi Thiên Cơ (đắc địa) sinh xuất cho Thê. Nô có Thiên Lương ở Sửu sinh xuất cho Quan. Cả Bào và Nô đếu là tôi lương đống. Nhưng nô bất phục bào.
  12. Mệnh ở Mùi có Tử Phá. Bào có Cơ ở Ngọ (bình) được Mệnh sinh xuất.Nô ở Tí có Cự Môn (đắc địa) được Di sinh xuất coi thường Bào, mặc dầu được kẻ nghịch mua chuộc nhưng không thay lòng đổi dạ (được Thái Dương đắc địa ở Thìn chiếu).

Mười hai trường hợp ở trên không trường hợp nào giống trường hợp nào, mặc dầu bộ sao có giống nhau, nhưng vị trí khác (cung sinh khắc phải khác) ngôi vị đắc địa hay hãm địa cũng khác mà điều cần nhất là Mệnh luôn luôn làm chủ tình thế. Nếu sao thủ Mệnh đắc địa dễ điều khiển được Bào và Nô ví như một vị minh quân đức hạnh, trái lại hãm địa là người vô tài nhu nhược, chóng chày gì cũng có những biến chuyển đưa đến bất lợi.

Tóm lại có thể đặt một ít chi tiết mong rằng được coi như nguyên tắc cần thiết để nhận định:

  1. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật đắc địa dể điều khiển được Bào và Nô (dĩ nhiên là Tử Phủ hay Sát Phá Tham) cũng đắc địa, mọi sự thành công nhưng hay bất hòa với Bào, còn Nô trung thành.
  2. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật đắc địa mà Bào và Nô hãm địa, đám quân thần kể như xác xơ lại hay oán trách.
  3. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lưong, Cự Nhật hãm địa khó mà điều động được Bào và Nô ( Tử Phủ và Sát Phá Tham) đắc địa, dầu có được việc nhưng hay lấn quyền.
  4. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật hãm. Bào và Nô (Tử Phủ, Sát Phá Tham) cũng hãm, việc thành công kể như vô vọng, người chân tay phân tán phản bội.
  5. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham đắc địa được Bào và Nô (dĩ nhiên là Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật) đắc địa. Tôi trung thành vẫn có những thành quả chủ nhân không mấy hài lòng, vì Cơ Nguyệt Đồng Lương không mấy khi đắc lực bằng Sát Phá Tham.
  6. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham đắc địa gặp Bào và Nô hãm, tức là bầy tôi bất lực ăn bám.
  7. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham hãm được Bào và Nô đắc địa, công việc tiến hành vẫn được việc.
  8. Mệnh Tử Phủ, Sát Phá Tham hãm gặp Bào và Nô cũng hãm, ôi thôi bạn bè phần đông vô tài và phân tán.

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button