Tử vi

Giới thiệu về Tử Vi

1. TỬ VI ĐẨU SỐ LÀ GÌ?

Từ “Tử vi” ở đây hiểu đầy đủ là nhóm sao trong thiên văn cổ phương đông, thuộc khu vực Tử vi viên, phân bố xung quanh cực bắc và nhóm sao Bắc đẩu.

“Đẩu” ở đây là sao, “số” là số mệnh.

Như vậy “Tử vi đẩu số” là bộ môn căn cứ vào sự bài bố hệ thống sao Tử vi trong thiên văn cổ đại phương đông để tiên đoán số mệnh con người.

2. NGUỒN GỐC MÔN TỬ VI?

Vào Đời Gia Tĩnh (tức đời vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.

Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn thuật số này là Trần Đoàn (tức Hi Di Lão Tổ) sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.

Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận 1 cách nghiêm túc, bộ môn tử vi là môn học hình thành dần dần, từng bước, từng yếu tố, và dần hoàn thiện trước thời Tống rất nhiều năm.

Về nhân sinh quan, trong hệ thống thần tiên của đạo giáo thì có 2 cái ty, 1 ty nam tào và 1 ty bắc đẩu. Ty Nam tào trông coi sự tử, ty bắc đẩu trông coi sự sinh. cổ nhân quan niêm toàn bộ hệ thống trung thiên bắc cực ảnh hưởng đến sô mệnh con người, tại 1 thời điểm nhất định sẽ có bản đồ sao nhất định ứng với cá nhân sinh ra vào thời điểm đó. Vì vậy mà khi quan sát chòm bắc đẩu thì biết được họa phúc của nhân gian, người ta an vào chòm bắc đẩu vào lá số để biết được họa phúc sang hèn. Khổng minh lúc biết mình sắp chết lập đàn thất tinh (chòm bắc đẩu) cầu được sống thêm là vì vậy.

3. CÁC TRƯỜNG PHÁI TỬ VI ĐẨU SỐ

Trong suốt lịch sử phát triển bên trung quốc, bộ môn tử vi đẩu số trong phần lớn thời gian là bị triều đình cấm đoán không cho học, có những thời kỳ còn cực đoan gay gắt đến mức ai lén lút học sẽ bỏ tù thậm trí mất mạng. Tại sao như vậy? Vì triều đình không muốn bộ môn nghiên cứu được số mệnh chính xác lại có thể lưu truyền trong dân gian, như vậy nó có thể thành công cụ chống lại sự cầm quyền của nhà vua. Nội bộ triều đình có xây dựng cơ cấu nhưng cơ quan chuyên nghiên cứu nhưng bộ môn mệnh lý, thì tử vi rất được chú trọng nghiên cứu vì vậy từ đó tử vi được chia làm 2 nhóm tử vi bí truyền trong triều đình và tử vi lưu truyền trong dân gian.

Phái bí truyền có điều kiện nghiên cứu, có sự kế thừa, nên có nguồn tài liệu, hệ thông kiến thức đồ sộ và thâm sâu.

Phái dân gian thì bị hạn chế rất nhiều, ít có điều kiện nghiên cứu, ít có sự kế thừa, ít nguồn tài liệu, do thời xưa hầu hết dân chúng không biết chữ nên nguồn tài liệu lưu truyền sẽ bị tam sao thất bản nhiều, có nhiều tính chất, cách cục đã bị làm sai lệch, hệ thống kiến thức không được thâm sâu

Tử vi truyền bá đến VN thì phân chia vẫn theo như vậy. Tức là triều đình VN vẫn có cơ quan nghiên cứu riêng còn dòng phái dân gian Việt Nam cũng yếu. Kiến thức chủ yếu vẫn ở phái bí truyền.

Các bạn có thể tìm kiếm trên google cơ quan Khâm Thiên Giám cuối cùng của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn, và cũng là công trình Khâm Thiên Giám duy nhất còn lại dấu tích. Trước đó, ở Kinh đô Thăng Long (Hà Nội), đã có một đài thiên văn và cơ quan Khâm Thiên Giám nhưng đã mất hoàn toàn dấu vết, chỉ còn để lại một tên phố “Khâm Thiên” (nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).

Khâm thiên giám (欽天監, Directorate of Imperial Observatory) là cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy

Sự bí truyền này vẫn tiếp tục đến ngày nay, hầu hết các môn phái ngày nay đều có nguồn gốc từ phái bí truyền trong triều đình. Một vài phái có nguồn gốc dân gian nhưng cũng chỉ là số nhỏ thôi.

(Tác giả: Tống Nguyên Trung)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Bạn đang xem: Giới thiệu về Tử Vi

Xem thêm Giới thiệu về Tử Vi

1. TỬ VI ĐẨU SỐ LÀ GÌ?

Từ “Tử vi” ở đây hiểu đầy đủ là nhóm sao trong thiên văn cổ phương đông, thuộc khu vực Tử vi viên, phân bố xung quanh cực bắc và nhóm sao Bắc đẩu.

“Đẩu” ở đây là sao, “số” là số mệnh.

Như vậy “Tử vi đẩu số” là bộ môn căn cứ vào sự bài bố hệ thống sao Tử vi trong thiên văn cổ đại phương đông để tiên đoán số mệnh con người.

2. NGUỒN GỐC MÔN TỬ VI?

Vào Đời Gia Tĩnh (tức đời vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.

Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn thuật số này là Trần Đoàn (tức Hi Di Lão Tổ) sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.

Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận 1 cách nghiêm túc, bộ môn tử vi là môn học hình thành dần dần, từng bước, từng yếu tố, và dần hoàn thiện trước thời Tống rất nhiều năm.

Về nhân sinh quan, trong hệ thống thần tiên của đạo giáo thì có 2 cái ty, 1 ty nam tào và 1 ty bắc đẩu. Ty Nam tào trông coi sự tử, ty bắc đẩu trông coi sự sinh. cổ nhân quan niêm toàn bộ hệ thống trung thiên bắc cực ảnh hưởng đến sô mệnh con người, tại 1 thời điểm nhất định sẽ có bản đồ sao nhất định ứng với cá nhân sinh ra vào thời điểm đó. Vì vậy mà khi quan sát chòm bắc đẩu thì biết được họa phúc của nhân gian, người ta an vào chòm bắc đẩu vào lá số để biết được họa phúc sang hèn. Khổng minh lúc biết mình sắp chết lập đàn thất tinh (chòm bắc đẩu) cầu được sống thêm là vì vậy.

3. CÁC TRƯỜNG PHÁI TỬ VI ĐẨU SỐ

Trong suốt lịch sử phát triển bên trung quốc, bộ môn tử vi đẩu số trong phần lớn thời gian là bị triều đình cấm đoán không cho học, có những thời kỳ còn cực đoan gay gắt đến mức ai lén lút học sẽ bỏ tù thậm trí mất mạng. Tại sao như vậy? Vì triều đình không muốn bộ môn nghiên cứu được số mệnh chính xác lại có thể lưu truyền trong dân gian, như vậy nó có thể thành công cụ chống lại sự cầm quyền của nhà vua. Nội bộ triều đình có xây dựng cơ cấu nhưng cơ quan chuyên nghiên cứu nhưng bộ môn mệnh lý, thì tử vi rất được chú trọng nghiên cứu vì vậy từ đó tử vi được chia làm 2 nhóm tử vi bí truyền trong triều đình và tử vi lưu truyền trong dân gian.

Phái bí truyền có điều kiện nghiên cứu, có sự kế thừa, nên có nguồn tài liệu, hệ thông kiến thức đồ sộ và thâm sâu.

Phái dân gian thì bị hạn chế rất nhiều, ít có điều kiện nghiên cứu, ít có sự kế thừa, ít nguồn tài liệu, do thời xưa hầu hết dân chúng không biết chữ nên nguồn tài liệu lưu truyền sẽ bị tam sao thất bản nhiều, có nhiều tính chất, cách cục đã bị làm sai lệch, hệ thống kiến thức không được thâm sâu

Tử vi truyền bá đến VN thì phân chia vẫn theo như vậy. Tức là triều đình VN vẫn có cơ quan nghiên cứu riêng còn dòng phái dân gian Việt Nam cũng yếu. Kiến thức chủ yếu vẫn ở phái bí truyền.

Các bạn có thể tìm kiếm trên google cơ quan Khâm Thiên Giám cuối cùng của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn, và cũng là công trình Khâm Thiên Giám duy nhất còn lại dấu tích. Trước đó, ở Kinh đô Thăng Long (Hà Nội), đã có một đài thiên văn và cơ quan Khâm Thiên Giám nhưng đã mất hoàn toàn dấu vết, chỉ còn để lại một tên phố “Khâm Thiên” (nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).

Khâm thiên giám (欽天監, Directorate of Imperial Observatory) là cơ quan quan sát và chiêm nghiệm âm dương bói toán, các hiện tượng thiên văn, thời tiết, làm lịch, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, và giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề địa lý và phong thủy

Sự bí truyền này vẫn tiếp tục đến ngày nay, hầu hết các môn phái ngày nay đều có nguồn gốc từ phái bí truyền trong triều đình. Một vài phái có nguồn gốc dân gian nhưng cũng chỉ là số nhỏ thôi.

(Tác giả: Tống Nguyên Trung)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button