Tin tức

Hoằng Pháp là gì? Hoằng Pháp lợi sinh là gì?

Cùng PGVN tìm hiểu Hoằng Pháp là gì? Hoằng Pháp lợi sinh là gì? trong bài viết dưới đây.

Hoằng Pháp là gì?

Hoằng Pháp là đem giáo lý của Phật lưu truyền khắp nhân gian, để giúp cho chúng sanh nơi nơi được thức tỉnh hồi đầu. Chúng ta, ai cũng hiểu chư Tăng, Ni phải có trách nhiệm hoằng dương chánh pháp, còn Phật tử tại gia thì phải có trách nhiệm hộ trì để giúp Tam bảo được tồn tại lâu dài. Xưa kia, trong thời Chánh pháp và Tượng pháp, trách nhiệm hoằng pháp là của chư Tăng, Ni.

Nhưng thời nay là thời Mạt pháp, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn hay phân chia trách nhiệm, mà tất cả đệ tử Phật, dù xuất gia hay tại gia đều phải có trách nhiệm hoằng dương chánh pháp, vì đây là trách nhiệm của bốn chúng đệ tử Phật. Bốn chúng, nghĩa là hai hàng đệ tử xuất gia là Tăng  Ni; hai hàng đệ tử tại gia là  sĩ nam  Cư sĩ nữ.

Bạn đang xem: Hoằng Pháp là gì? Hoằng Pháp lợi sinh là gì?

Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm nhuần chính pháp, giác ngộ giáo lý của Chư Phật.
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm nhuần chính pháp, giác ngộ giáo lý của Chư Phật.

Xưa kia, trong thời Chánh pháp và Tượng pháp, Phật tử tại gia không có đủ khả năng để hoằng pháp, vì vấn đề ấn loát, phiên dịch Kinh điển rất là khó khăn, nên việc hoằng pháp chỉ còn nương vào chư Tăng, Ni. Nhưng thời nay thì hoàn toàn khác hẳn vì khoa học và kỹ thuật tân tiến. Thêm vào, Kinh sách phiên dịch đầy đủ, in, thâu băng đĩa dễ dàng và phương tiện di chuyển cũng rất nhanh chóng, nên tất cả Phật tử tại gia dù già hay trẻ, trí hay độn, giàu hay nghèo đều có khả năng hoằng dương chánh pháp. Chỉ cần mỗi ngày chúng ta bớt xài phung phí, tiết kiệm tiền bạc và thời gian để phụ giúp hay in Kinh sách, thâu băng đĩa để lưu thông khắp nơi là có thể hoằng pháp độ tha. Nhưng trước khi muốn hoằng pháp độ sanh, thì chúng ta phải cần có trí tuệ, phải biết lưu thông Kinh sách nào là cứu cánh, để giúp cho chúng sanh dễ tu, dễ thành tựu và vãng sanh ngay trong một đời. Chúng ta không nên ấn tống những Kinh sách hay băng đĩa… không có lợi ích cho việc vãng sanh thành Phật của chúng sanh.

Nếu chúng ta không có đủ trí tuệ để chọn lựa Kinh sách, thì nên thỉnh ý kiến của chư Tăng, Ni và chư Cư sĩ chân tu mà chúng ta cảm thấy tin tưởng và tôn kính. Còn nếu chúng ta không có đủ trí tuệ, không có duyên gặp được chư Tăng, Ni và chư cư sĩ, thì chúng ta chỉ in Kinh sách của chư Phật, chư Tổ hoặc lưu thông những câu chuyện bằng chứng niệm Phật vãng sanh hay là những câu chuyện Phật pháp nhiệm mầu. Làm như vậy thì sự hoằng pháp của ta không bị nhầm lẫn, vì quý chư Tổ đều là chư Phật và chư Bồ tát thị hiện tái lai, nên những lời dạy của quý Ngài đều là đúng chánh pháp. (Chư Tổ mà chúng tôi đang nói ở đây, là những vị đã chứng đạo và đã được ghi vào lịch sử của Phật giáo từ xưa đến nay). Ngoài việc thỉnh ý với những vị chân tu ra, chúng ta còn có một cách dùng tâm của mình để nhận định. Nếu chúng ta đọc một cuốn sách hay nghe một băng đĩa nào đó mà liền được giác ngộ, khai thông trí tuệ, bỏ ác hành thiện và tinh tấn tu hành, thì Kinh sách và băng đĩa đó sẽ có lợi ích cho mình và cho chúng sanh.

Sau khi hiểu rõ Kinh sách và băng đĩa nào là độ được chúng sanh cứu cánh, thì chúng ta hãy phát tâm từ bi lưu thông khắp nơi: Từ non cao đến thung lũng, từ thị thành đến thôn quê, từ hang cùng đến ngõ hẹp, từ lao tù cho đến những trại tình thương. Tóm lại, chúng ta không nên phân biệt như: Chủng tộc, tôn giáo, giàu nghèo, tin hay không tin, có căn cơ hay không có căn cơ, có duyên hay không có duyên. Trách nhiệm của chúng ta là phải đem Phật pháp lưu thông khắp mọi nơi. Điều quan trọng là luôn tự hỏi lòng mình có làm hết sức để độ sanh chưa? Nếu quý bạn đã làm hết sức của mình rồi, thì không nên lo về những vấn đề như: Khen chê, chửi trách, tin nghi,… của người đời vì tất cả những hành động và lời nói đó không liên quan gì đến chúng ta. Nếu quý bạn hoằng pháp mà tâm cứ lo đầu này hay sợ đầu kia, chưa độ người mà đã sợ người không tin hay phỉ báng thì quý bạn làm sao cứu được chúng sanh? Xin quý bạn hãy nhớ một điều: Lúc Phật Thích Ca còn tại thế, những lời kim khẩu của Ngài mà còn có kẻ chê, người ghét, kẻ tin, người nghi thì huống hồ gì là lời nói của chúng ta. Thời nay là thời Mạt pháp, tâm địa và đạo đức của chúng sanh rất là nghèo nàn, do đó họ chỉ thích chạy theo tham, sân, si và khó chấp nhận những điều cao thượng và đạo đức. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta chán nản và bỏ cuộc. Chúng sanh càng si mê, điên đảo bao nhiêu, thì chúng ta lại càng tu hành tinh tấn bấy nhiêu. Còn nói về thiện căn, phước đức và nhân duyên của chúng sanh thì không có hình tướng, mà cho dù có hình tướng thì chúng ta cũng không có đủ trí tuệ để phân biệt được. Chỉ có chư Phật, chư Bồ tát mới thấy được căn duyên của chúng sanh mà thôi, vì vậy chúng ta không nên khởi tâm phân biệt.

Kính thưa quý bạn! Chư Phật và chư Bồ tát lúc nào cũng thị hiện đến thế giới Ta bà này để cứu chúng sanh không ngừng nghỉ. Nhất là vào thời kỳ Mạt pháp này, chúng sanh càng si mê, điên đảo bao nhiêu thì chư Phật và chư Bồ tát càng thị hiện đến đây đông hơn bấy nhiêu. Mỗi Ngài đều có hạnh nguyện và hình tướng độ tha khác nhau, phàm phu như chúng ta không thể nào quán xét được hình tướng của quý Ngài. Bây giờ, chúng ta tìm hiểu vào ba cách hoằng pháp căn bản, đó là: Trí tuệ hoằng pháp, tịnh tài hoằng pháp và công phu hoằng pháp.

Việc hoằng pháp của Phật cũng như những vị tiền bối bằng thân giáo, khẩu giáo của quý Ngài là giúp cho chúng sinh hiểu được thiện ác. Nhằm phát huy điều thiện, xa lìa điều ác, vì mục tiêu của đạo Phật là “Không làm điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời chư Phật dạy”.
Việc hoằng pháp của Phật cũng như những vị tiền bối bằng thân giáo, khẩu giáo của quý Ngài là giúp cho chúng sinh hiểu được thiện ác. Nhằm phát huy điều thiện, xa lìa điều ác, vì mục tiêu của đạo Phật là “Không làm điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời chư Phật dạy”.

I. Trí tuệ hoằng pháp

Là nói những người có trí tuệ và thượng căn tiếp nhận được đạo nghiệp của Như lai, để giáo hóa chúng sanh hữu tình giác ngộ, lìa mê. (Cách hoằng pháp này chư Tăng, Ni và chư Cư sĩ có đủ khả năng hơn).

II. Tịnh tài hoằng pháp

Là nói về những người không có đủ trí tuệ, nhưng cố gắng làm việc cực khổ ngày đêm để dành dụm tiền bạc và thời gian để phụ giúp hoặc in Kinh sách lưu truyền rộng ra, giúp cho chúng sanh giác ngộ, lìa mê. (Cách hoằng pháp này Phật tử tại gia có khả năng hơn).

III. Công phu hoằng pháp

Là nói đến công phu tu hành của mỗi người con Phật. Về mặt công phu hoằng pháp thì không phân biệt xuất gia hay tại gia, vì tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Nói về công phu hoằng pháp thì chúng ta không cần phải có trí tuệ, thượng căn hay là tiền bạc, mà chúng ta chỉ cần lão thật niệm A Mi Đà Phật là đủ. Lão thật niệm Phật, nghĩa là chúng ta một lòng tin sâu tu niệm Phật và không thắc mắc hay nghi ngờ. Công phu tu niệm Phật là nhân, nhân sẽ sanh ra công đức, công đức sẽ tạo thành quả, khi quả chín muồi thì ta thành Phật. Khi thành Phật rồi thì ta sẽ độ được vô số chúng sanh, nên công phu hoằng pháp ai ai cũng làm được. Chỉ cần chúng ta được vãng sanh về cõi Phật A Mi Đà và để lại bằng chứng hùng hồn cho hậu thế, thì bằng chứng vãng sanh của ta sẽ là bài pháp không lời cao siêu, dù ta không thuyết một lời nào. (Cách hoằng pháp này người xuất gia và tại gia đều có khả năng).

Kính thưa quý bạn! Ba cách hoằng pháp ở trên, tuy mỗi người mang trách nhiệm hoằng pháp khác nhau, nhưng về mặt thành tựu công đức và phước đức thì đồng nhau không hơn, không kém và đều thâu nhiếp được cả ba căn bản bố thí, đó là: Pháp bố thí, tài bố thí và vô úy bố thí. Người tu hành muốn thành tựu đạo nghiệp, thì phải có đầy đủ ba hạnh bố thí này, vì đây là hành trang để giúp chúng ta vãng sanh thành Phật.

  1. Pháp bố thí: Nghĩa là chúng ta phải đem lời dạy của Phật để truyền lại cho tất cả chúng sanh.
  2. Tài bố thí: Nghĩa là chúng ta đem tiền của mà mình có được hay là dùng sức lực của mình để giúp đỡ người. Tài bố thí gồm có hai phần, đó là: Nội tài và ngoại tài. Cúng dường tiền hay phẩm vật thì thuộc về ngoại tài bố thí, còn cống hiến sức lực của mình thì thuộc về nội tài bố thí.
  3. Vô úy bố thí: Nghĩa là đem sự an vui và bình yên đến cho mọi người.

Bây giờ, chúng ta tìm hiểu vào sự thành tựu công đức và phước đức của ba cách hoằng pháp này.

I. Trí tuệ hoằng pháp

Là nói những người tu hành cực khổ và trau dồi Kinh sách ngày đêm để đi thuyết pháp cứu chúng sanh. Công sức, là thuộc về nội tài bố thí. Sau khi thành tài, người này đem kinh nghiệm tu hành và sự hiểu biết của mình để khai mở trí tuệ cho chúng sanh, đây thuộc về pháp bố thí. Chúng sanh sau khi nghe được những lời dạy của Phật thì được giác ngộ, lìa mê và đây thuộc về vô úy bố thí.

II. Tịnh tài hoằng pháp

Là nói những người đem tiền bạc của mình để in Kinh sách, băng đĩa, tạo tượng,… lưu truyền rộng ra. Tiền và phẩm vật là thuộc về ngoại tài bố thí. Người không có tiền nhưng biết đem công sức của mình để giúp phân phát Kinh sách, băng đĩa hay làm công quả, đây thuộc về nội tài bố thí. Trong Kinh sách, băng đĩa có lời dạy của Phật, đây thuộc về pháp bố thí. Người đọc Kinh sách, nghe băng đĩa được giác ngộ, lìa mê, hạnh phúc và an lạc, đây thuộc về vô úy bố thí.

III. Công phu hoằng pháp

Là nói những người niệm Phật được vãng sanh thành Phật. Sau khi vãng sanh, người này để lại bằng chứng hùng hồn cho hậu thế hoặc tùy nguyện trở lại để phổ độ chúng sanh. Công phu tu hành là thuộc về nội tài bố thí. Bằng chứng vãng sanh là bài pháp không lời cao siêu, đây thuộc về pháp bố thí. Chúng sanh sau khi thấy được bằng chứng thì không còn nghi ngờ và hoan hỷ tin sâu niệm Phật, đây thuộc về vô úy bố thí.

Tuy ba cách hoằng pháp ở trên có chỗ khác nhau, nhưng cùng một mục đích, đó là: Dẫn dắt chúng sanh về gặp Phật A Mi Đà”. Muốn thành tựu đạo nghiệp và trả ơn cho ba đời mười phương chư Phật và Bồ tát thì chúng ta hãy nắm tay và hỗ trợ cho nhau, để cứu chúng sanh thoát khỏi luân hồi và được vãng sanh thành Phật.

IV. Phần nhắc nhở

Kính thưa quý bạn! Khi tìm chư Tăng, Ni hoặc chư Cư sĩ để thỉnh ý về phần in Kinh sách hay băng đĩa, thì chúng ta phải biết tìm đúng Thầy và đúng pháp môn, thì mới mong có kết quả tốt. Nếu chúng ta muốn ấn tống Kinh sách, băng đĩa thuộc về pháp môn Tịnh độ, thì chúng ta nên thỉnh ý chư Tăng, Ni và chư Cư sĩ đang tu về pháp môn Tịnh độ. Nếu chúng ta muốn hỏi về pháp môn Thiền tông hay về Mật tông, thì chúng ta nên hỏi chư Tăng, Ni và chư Cư sĩ đang tu về pháp môn Thiền tông hay Mật tông. Chúng ta không nên đem những Kinh sách thuộc về pháp môn Tịnh độ để đi hỏi những vị tu Thiền hay tu Mật, vì làm như vậy chúng ta sẽ không có được câu trả lời thỏa đáng và thậm chí còn bị phân tâm. Tại sao? Vì người tu Thiền là từ cửa Không đi vào, còn người tu Tịnh độ là từ cửa Diệu tướng đi vào, nên sự hiểu biết và tu hành của hai pháp môn này hoàn toàn khác nhau. Xin quý bạn hãy lưu ý về vấn đề này, nếu không, quý bạn sẽ gặp chướng ngại rất lớn. Cũng như ở ngoài đời: Nếu bạn muốn đầu tư vào hãng A thì bạn phải đi tìm hiểu những gì thuộc về hãng A, làm như vậy thì bạn mới có được câu trả lời thỏa đáng. Bạn không nên đầu tư vào hãng A mà lại đi hỏi ý kiến của hãng B, làm như vậy chỉ hại mình bị đứng ở ngã ba đường mà thôi.

Kính thưa quý bạn! Khi chúng ta có đủ khả năng và tài chánh để ấn tống Kinh sách hay băng đĩa, thì ta nên mở lòng từ bi để giúp đỡ cho những bạn đồng tu không có đủ khả năng về mặt tài chính. Chúng ta hãy giúp đỡ cho mọi người đều có đủ phương tiện để trồng được căn lành và phước đức.

Ví dụ: Có một Phật tử nọ đọc được một cuốn sách hay và muốn ấn tống để cúng dường cho mọi người, nhưng lại không có đủ khả năng để in một số nhiều như đòi hỏi của nhà in. Nếu chúng ta có đủ khả năng và thấy cuốn sách đó có lợi ích, thì ta nên đứng ra ứng tiền trước để in một số nhiều và sau đó chia lại cho bạn đồng tu với giá vốn mà ta đã trả cho nhà in, để họ có cơ hội hoằng pháp. (Nếu chúng ta là chủ nhà in thì dễ làm việc này hơn). Nhưng chúng ta phải xem số người muốn in cuốn sách đó nhiều hay ít. Nếu nhiều thì ta ứng tịnh tài ra trước thì sẽ không bị ảnh hưởng đến tài chính và sinh hoạt của gia đình mình. Tóm lại, chúng ta tùy hoàn cảnh và tùy duyên mà giúp đỡ cho bạn đồng tu, không nên để cho gia đình buồn phiền thì không tốt. Cũng như chị em chúng tôi nhiều năm qua, ở Mỹ và ở Việt Nam đã làm hai công việc Phật sự và từ thiện, đó là: Một, giúp nhận tiền ấn tống của các bạn khắp nơi gởi đến để in Kinh sách, phóng sanh,… Hai, giúp đứng ra in Kinh sách và gửi đến tận nơi cho những Phật tử nào không có đủ khả năng để in ấn. Nếu nói về mặt tiền bạc thì chị em của chúng tôi rất là nghèo. Nghèo đến mức độ, có những lúc đặt nhà in để in Kinh sách, hình Phật,… nhưng lại không có tiền để trả trước cho nhà in. Nhưng nhờ có tín nhiệm mà nhà in họ bằng lòng cho in sách trước và trả tiền sau. Sau khi  in xong và mang sách về nhà, thì chúng tôi phải lo phân phát và gửi sách đến cho các chùa và Phật tử ở khắp nơi. Sau khi phân phát hết Kinh sách, hình Phật,… thì chúng tôi bị rơi vào tình trạng lo lắng vì không có đủ tiền để trả hết cho nhà in. Nhưng quý bạn có tin không? Chư Phật và chư Bồ tát gia hộ rất là nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn. Vì mỗi khi chúng tôi vừa bị rơi vào tình trạng lo lắng, thì tự nhiên ở đâu có những nguồn tịnh tài gửi đến cho chúng tôi để trả hết số nợ đó. Có một điều kỳ diệu là: Những nguồn tịnh tài này gửi đến cho chúng tôi từ những nơi khác nhau, nhưng khi cộng con số tịnh tài này chung lại với nhau thì vừa đủ cho chúng tôi trả nợ, không dư và cũng không thiếu. Có những lúc, chúng tôi cảm thấy xúc động và không cầm được nước mắt. Cũng nhờ có chư Phật và Bồ tát luôn ở bên cạnh gia hộ mà chị em chúng tôi mới có đủ can đảm đứng ra để gánh nợ và làm Phật sự cho đến ngày hôm nay. Qua những năm làm Phật sự, tôi cảm nhận được một điều chân thật, đó là: Buông xả tất cả là có tất cả.

Kính thưa quý bạn! Nếu chúng ta một lòng hoằng pháp độ sanh, thì phải biết đặt Tam bảo và chúng sanh lên hàng đầu. Chúng ta phải làm bằng cái tâm chân thật không được tự tư và tự lợi, thì mới thấy được sự gia hộ nhiệm mầu của chư Phật. Còn nếu chúng ta lạm dụng Phật pháp, lạm dụng tiền bạc của tín chúng, thì sẽ bị mang lông đội sừng để trả nợ đời đời, kiếp kiếp không thể thoát ra. Ngoài việc không được lạm dụng tiền bạc của đại chúng ra, chúng ta còn phải bỏ công sức của mình để phân phát Kinh sách, đóng thùng, khiêng vác,… để gởi đi khắp nơi cho các chùa và Phật tử. Thêm vào, chúng ta còn phải chuẩn bị tinh thần để nhẫn nhịn hết những lời khen chê, chửi trách của người đời. Tại sao? Vì ở đâu có Phật thì ở đó có ma, ở đâu có chánh thì ở đó có tà. Cho dù chúng ta có làm hết sức thì cũng bị người đời chỉ trích, chê khen. Nhưng quý bạn hãy yên tâm, chỉ cần chư Phật và Bồ tát hiểu cho ta là đủ rồi. Còn những chuyện khen chê hay chửi trách của người đời, thì chúng ta không nên bận tâm vì đó là chuyện bình thường của con người ở trong thế giới Ta bà đầy ngũ trược ác thế này. Nếu đó là chuyện bình thường thì chúng ta dại gì để chúng làm nhiễu loạn thân tâm của ta. Muốn làm Phật sự ở trong thời Mạt pháp này, thì chúng ta phải có đầy đủ trí tuệ, nhẫn nhục, can đảm  hy sinh. Nếu thiếu một trong bốn điều này, thì ta sẽ không thành tựu được đạo nghiệp hoằng pháp và hộ pháp.

Hoằng pháp trong Phật giáo từ xưa tới nay

Ngày nay việc hoằng pháp thông qua: Thông tin đại chúng, Website, livetream, Công nghệ kỹ thuật số 4.0 trong Online, Google, Youtube, Facebook, Zalo, Email, Laptop, Phone… Vậy, người hoằng pháp phải am tường thế học, giáo lý, kinh qua các trường lớp Phật học từ: sơ cấp, trung cấp, đại học, và hậu đại học, mới thích ứng được tình hình thời đại.

Từ khi giáo Pháp Đức Phật được thắp sáng ở thế gian, dấu chân hoằng hóa của Ngài hiện hữu trong cuộc đời hơn 45 năm du hóa và truyền dạy. Qua đó, Thánh Tăng đệ tử Phật được tu chứng nhiều quả vị khác nhau, hàng phục được những tư tưởng bất đồng, nhiều quan điểm dị biệt của nhiều hạng người, chúng sanh thấm nhuần hiểu biết giác ngộ từ lời Phật dạy trong việc hoằng pháp của Ngài. Trước khi Thế Tôn vận chuyển bánh xe Pháp, truyền bá giáo lý, hàng đệ tử vân du giáo hóa, Đức Phật nhắn nhủ các thầy “Vì lợi ích cho số đông, vì lợi ích cho chư thiên và loài người. Vì thế, quý thầy giáo hóa chúng sanh, quý vị nên đi mỗi người mỗi ngã không đi hai người một ngả”.

Tăng Ni, người làm công tác hoằng pháp, là trụ cột của Chánh Pháp, người đại diện cho Tăng già, thay Phật làm việc Phật “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài, tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” tức là “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” Nhà Như Lai, chính là tâm từ bi lớn trong tất cả chúng sanh. Y Như Lai chính là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Tòa Như Lai chính là Nhứt thiết pháp không để an trụ nơi bảo sở. Như thế, chúng ta không thể đứng nhìn đạo Phật đi vào quên lãng hay chậm phát triển được. Hãy dõng mãnh dấn thân phụng sự vì Đạo pháp và Dân tộc. Hãy tôn trọng lý tưởng mỗi thành viên đã chọn lúc ban đầu, đem đến kết quả lợi lạc về sau.

Người làm công tác hoằng pháp lấy sự nghiệp phục vụ chúng sanh khắp mọi nơi, làm niềm vui sức sống cho mình. Lấy sứ mạng độ sinh để duy trì mạng mạch Phật Pháp. Lấy lý tưởng giác ngộ thành Phật để nêu cao ngọn đuốc trí tuệ và từ bi. Có như vậy thì công việc hoằng pháp hải ngoại của Phật giáo Việt Nam mới thật sự mạnh mẽ, trẻ trung, vững bước hành đạo trước những nhu cầu của tín đồ trong cũng như nước ngoài, đáp ứng nhu cầu Phật giáo hiện nay.

Công việc hoằng pháp, chúng ta ngày nay hãy dương cao ngọn cờ đạo pháp, dân tộc hơn nữa. Lấy tinh thần dấn thân phục vụ xã hội làm sức mạnh, niềm vui và lý tưởng sống. Đương nhiên, chúng ta nhập thế nhưng không bị hoà tan trong trần thế.

Như đã biết, Đức Phật là một nhà giáo dục, nhà hoằng pháp vĩ đại nhất trong lịch sử từ xưa đến nay. Bằng thân giáo, khẩu giáo của Ngài nên không có bất kỳ sự phân biệt nào đối với tất cả mọi người trong mọi giai tầng xã hội. Đức Phật dạy rằng Ngài đã tìm ra và đi trọn vẹn trên “Con đường cổ xưa, các đức Phật quá khứ đã từng đi qua”. Ngài khẳng định tiếp: Con đường cổ xưa này không bao giờ bị lỗi thời. Nghĩa là: “Quá khứ chư Phật đã dạy như thế, vị lai chư Phật sẽ dạy như thế, và hiện tại Ngài cũng đang dạy như thế.” Rõ ràng, ngày xưa những gì đức Phật hoằng pháp đóng góp cho chúng sanh, ngày nay không khác với những gì Phật giáo đã cống hiến cho nhân loại suốt 25 thế kỷ qua.

Vì vậy, phương pháp, vai trò của giáo dục và hoằng pháp của Ngài đã khá rõ ràng, đầy đủ, thiết nghĩ không cần phải bàn thêm. Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư”. Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm nhuần chính pháp, giác ngộ giáo lý của Chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi Thành đạo, Ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Tăng đoàn để chư Tăng lên đường hoằng dương chính pháp. Ngày nay quốc gia nào có Giáo hội, quốc gia đó chắc chắn có Ban Hoằng pháp. Đôi khi phương tiện hoằng pháp mỗi nơi có khác nhau, nhưng đều hướng đến chúng sinh am tường chính pháp của Ngài.

Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư
Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư”.

Hoằng pháp thời xưa: Việc hoằng pháp của Phật cũng như những vị tiền bối bằng thân giáo, khẩu giáo của quý Ngài là giúp cho chúng sinh hiểu được thiện ác. Nhằm phát huy điều thiện, xa lìa điều ác, vì mục tiêu của đạo Phật là “Không làm điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời chư Phật dạy”. Hoằng pháp ở đây chúng ta hiểu đa diện chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy giáo pháp hay biên soạn giáo lý. Ngày xưa Đức Phật và chư Thanh văn đệ tử của Ngài đi trì bình khất thực vào mỗi buổi sáng cũng là hoằng dương chính pháp. Phương pháp này rất hữu hiệu và thực tiễn trong đời sống hằng ngày. Có rất nhiều người khi thấy Đức Phật trì bình khất thực khởi lòng tín thành và quy y. Đi khất thực là tinh thần nhập thế của đức Phật, trên cầu quả vị giải thoát, dưới hóa độ mọi người, mọi loài, vừa chứng tỏ Ngài hướng đến hoạt động xã hội, tạo duyên cho chúng sinh gieo nhân lành trong chính pháp, cơ hội giảng dạy giáo lý bằng phương pháp lý thuyết và thực hành. Khất thực thể hiện hạnh Từ bi, tinh tiến và nhẫn nại trong giáo lý đạo Phật. Truyền thống ấy, nay chỉ còn giữ lại ở Phật giáo Nam truyền.

Về phương pháp hoằng pháp ngày xưa, Đức Phật dùng hai phương tiện, đó là: đi bộ và thần thông. Trong Tăng Chi bộ kinh, chúng ta thấy đời sống sinh hoạt của đức Phật mỗi ngày:

Buổi sáng vào làng đi trì bình khất thực

Buổi chiều, dưới tán cây xanh thuyết pháp độ chúng sinh

Buổi tối dạy đạo cho chư Tăng

Khuya giải đáp thắc mắc của chư thiên

Rạng đông nhập từ bi quán để tìm chúng sinh hữu duyên tiếp độ.

Người hoằng pháp phải có tư cách đạo đức, thiếu yếu tố này công cuộc hoằng pháp bị hạn chế. Người hoằng pháp, đức Phật không giới hạn cho người xuất gia.
Người hoằng pháp phải có tư cách đạo đức, thiếu yếu tố này công cuộc hoằng pháp bị hạn chế. Người hoằng pháp, đức Phật không giới hạn cho người xuất gia.

Người hoằng pháp phải có tư cách đạo đức, thiếu yếu tố này công cuộc hoằng pháp bị hạn chế. Người hoằng pháp, đức Phật không giới hạn cho người xuất gia. Bậc xuất gia, phải có Tam y và một bình bát, gìn giữ học giới cho trang nghiêm, thanh tịnh. Người cư sĩ, tối thiểu nghiêm trì tốt đẹp năm giới. Vì nền tảng giáo dục căn bản của Phật giáo là: Giới-Định-Tuệ. Ba chi phần này như đảnh ba chân không thể tách rời nhau được, phải liên kết với nhau chặt chẽ như hình với bóng. Giới năng sinh Định, Tuệ, không Giới là không có Định và Tuệ.

Người hoằng pháp thiếu giới luật giảng dạy Phật pháp cho người nghe cũng thiếu tập trung. Thông thường người thầy phải gương mẫu cả thân giáo, ý giáo. Người nghe phải có lòng tin nơi người thuyết giảng, phải hiểu và hành Phật pháp thì mới có kết quả. Thiếu niềm tin là thiếu tất cả. Có tin thì mới có tấn, niệm, định và tuệ.

Thường trong một bài thuyết pháp của Đức Phật, Ngài sử dụng bốn phương pháp để người nghe dễ lãnh hội: Giải thích, thuyết phục, sách tấn, khích lệ. Giải thích giáo lý để người nghe nhận chân được nhân quả rõ ràng để bỏ tà quy chính, lìa bờ mê hướng bến giác, chấm dứt sinh tử luân hồi. Thuyết phục là Ngài chỉ cho người nghe thấy được giá trị của Pháp bảo, không dám xao lãng quên mình. Sách tấn nhằm động viên người nghe nhiệt tâm tinh cần trong chính pháp, gia tăng hạnh tinh tiến và nhẫn nại. Khích lệ là Ngài chỉ cho người nghe thấy được điều lợi ích khi thực hành chính pháp.Trong Tăng Chi bộ kinh, Đức Phật dạy người giảng pháp phải có và thông hiểu năm phận sự của mình:

Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao

Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển

Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích

Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp

Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen mình chê người.

Trí tuệ phát sinh là nhờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng, chiêm nghiệm những gì đọc và nghe Phật pháp, tu tập thiền quán.
Trí tuệ phát sinh là nhờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng, chiêm nghiệm những gì đọc và nghe Phật pháp, tu tập thiền quán.

Người giảng pháp thiếu một trong năm chi phần này xem như là nhiệm vụ người hoằng pháp không hoàn hảo. Thuyết pháp chứ không phải hùng biện như những nhà tâm lý và chính trị. Không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến cá nhân của mình, không nên lấy hiểu biết thế học của mình hay một danh nhân nào đó cho Phật thuyết giảng. Lại càng không nên lấy giáo lý của Đức Phật châm chích, chê bai người này nguời nọ, không nên lấy giáo lý của Đức Phật để làm vũ khí bắn phá những học thuyết khác nhằm để tô điểm bản ngã cá nhân của mình. Người giảng pháp, Đức Phật dạy phải giảng bằng ngôn ngữ từ bi hỷ xả, chí công vô tư, không vì lợi lộc. Chỉ nhằm mục đích duy nhất để người nghe hiểu được lời Phật  dạy, áp dụng tu hành, đoạn trừ tham, sân, si, chấm dứt sinh tử luân hồi. Trong Tăng Chi bộ kinh quyển ba, Đức Phật cũng dạy năm lợi ích của người nghe pháp:

Nghe được pháp chưa từng nghe

Thông suốt pháp đã nghe

Đoạn trừ được nghi hoặc

Giúp tri kiến đúng đắn

Nội tâm trong sáng.

Người tu học trong nhà Phật thời trước đây là hành giả, sống trong chúng, theo tinh thần lục hòa cộng trụ, học trò phải gặp được minh sư.
Người tu học trong nhà Phật thời trước đây là hành giả, sống trong chúng, theo tinh thần lục hòa cộng trụ, học trò phải gặp được minh sư.

Trí tuệ phát sinh là nhờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng, chiêm nghiệm những gì đọc và nghe Phật pháp, tu tập thiền quán. Như vậy nghe Phật pháp là một trong những điều kiện trí tuệ gia tăng. Có nghe mới hiểu, có hiểu mới hành, có hành mới thành được. Đa số Chư thiên và nhân loại giác ngộ và giải thoát nhờ nghe Phật pháp.

Đến thế kỷ thứ III trước Tây lịch, khoảng 300 năm sau Phật nhập Niết Bàn, vua Asoka, người xiển dương Phật Pháp đã đưa con trai, con gái của mình cùng các nhà hoằng pháp: Tăng sĩ Mahendra và Ni giới Mahasamghitta3 sang nước ngoài và đem cây Bồ đề, biểu hiện cho sự giác ngộ, tỉnh thức cũng được trồng tại nước Srilanka, hiện hữu đến ngày nay.

Người tu học trong nhà Phật thời trước đây là hành giả, sống trong chúng, theo tinh thần lục hòa cộng trụ, học trò phải gặp được minh sư. Quan hệ giữa tình thầy trò gắn kết cho nhau, Trò kính thầy, thầy thương trò, mỗi bước đi, cách sống học tập đều có sự cố vấn của thầy. Trò khi thành đạt phải có tinh thần dấn thân, phụng sự, những nơi chúng sanh cần, có tinh thần cộng đồng, đoàn thể và phục vụ cho số đông. Hoằng pháp ngày nay: Ngày nay đa số các chùa Phật tử đến tụng kinh tối, công phu chiều, lạy sám trong những ngày lễ vía, khóa tu rất đông, thậm chí tụng tam tạng kinh điển.

Ngày nay việc hoằng pháp thông qua: Thông tin đại chúng, Website, livetream, Công nghệ kỹ thuật số 4.0 trong Online, Google, Youtube, Facebook, Zalo, Email, Laptop, Phone... Vậy, người hoằng pháp phải am tường thế học, giáo lý, kinh qua các trường lớp Phật học từ: Trường lớp sơ cấp, trung cấp, đại học, và hậu đại học, mới thích ứng được tình hình thời đại.
Ngày nay việc hoằng pháp thông qua: Thông tin đại chúng, Website, livetream, Công nghệ kỹ thuật số 4.0 trong Online, Google, Youtube, Facebook, Zalo, Email, Laptop, Phone… Vậy, người hoằng pháp phải am tường thế học, giáo lý, kinh qua các trường lớp Phật học từ: Trường lớp sơ cấp, trung cấp, đại học, và hậu đại học, mới thích ứng được tình hình thời đại.

Đây là phương thức hơi khác biệt với thời đức Phật còn sinh tiền. Việc làm đó không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhuần chính pháp sau mỗi ngày tụng kinh. Người tụng kinh phải có chính niệm và tỉnh thức thì mới tụng không lầm lẫn. Như vậy tụng kinh, công phu cũng là hình thức gia tăng chính niệm trong đời sống tu tập. Người tổ chức tụng kinh tham thiền học đạo để đem năng lượng của mình truyền đạt cho chúng sanh cũng là người hoằng pháp. Những lễ nghi trong đời sống của người cư sĩ như: đám ma, đám cưới, đám giỗ đều cung thỉnh Chư tăng đến tụng kinh cầu nguyện và ban phúc lành, hình thức lễ nghi như vậy cũng là hoằng pháp. Thường những lễ nghi đó có tổ chức thuyết giảng Phật pháp để thí chủ tròn đủ tài thí, vật thí và pháp thí. Đám ma là một nghi lễ để giảng giải Phật pháp trong tang quyến có hiệu quả thiết thực. Vừa tụng kinh vừa giảng giáo lý vô thường để chỉ cho tang quyến thấy được sự tạm bợ của thế gian, nhằm nhàm chán, hướng dẫn mọi người đến với đạo.

Viết kinh, dịch in sách: Là bộ phận hoằng pháp, có lợi ích lớn, giá trị cao. Xuất bản quyển kinh, tác phẩm thiền là một món quà tinh thần tuyệt vời, có khả năng chuyển đổi đời sống nội tâm cho người Phật tử. Ấn tống, biếu tặng quyển kinh cũng là nghệ thuật hoằng pháp.

Có thể nói phương tiện hoằng pháp ngày nay có phần thuận lợi hơn thời đức Phật. Thuận lợi nhưng chưa dám nói là thành công. Chư Tăng Hoằng pháp từ tỉnh này đến tỉnh khác, quốc gia này sang quốc gia khác, phương tiện di chuyển bằng xe, bằng máy bay hay bằng điện thoại. Có thể trong ngày, sáng chư Tăng thuyết pháp ở quốc gia này, chiều thuyết pháp ở quốc gia khác.

Hoằng pháp xưa và nay tuy phương thức có khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh con người, nhưng mục đích đều hướng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ chính pháp.
Hoằng pháp xưa và nay tuy phương thức có khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh con người, nhưng mục đích đều hướng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ chính pháp.

Có những trường hợp người Phật tử hấp hối trong bệnh viện ở bên kia bán cầu cần nghe lời kinh và đạo từ của sư phụ người đó, bằng phương tiện điện thoại, người hoằng pháp có thể thỏa mãn được tâm nguyện cho người hấp hối.Từ thiện Phật giáo, phát quà cho những người bị thiên tai, đến vùng sâu vùng xa cũng thể hiện tinh thần hoằng pháp lợi sinh. Buổi cơm cho người già, giếng nước thôn bản, mái chùa làng quê, nhà tình thương được xây dựng, những trẻ em lang thang đường phố, trẻ em bất hạnh thiếu cha mẹ được nhà chùa chăm sóc dạy bảo ăn học nên người.

Nghĩa cử đó, tỏ tấm lòng từ thiện, nhưng tính chất hoằng pháp không thể không có. Vì họ phải tự nhủ ai lo cho mình? Đó là câu trả lời của Phật giáo. Ngày nay việc hoằng pháp thông qua: Thông tin đại chúng, Website, livetream, Công nghệ kỹ thuật số 4.0 trong Online, Google, Youtube, Facebook, Zalo, Email, Laptop, Phone… Vậy, người hoằng pháp phải am tường thế học, giáo lý, kinh qua các trường lớp Phật học từ: Trường lớp sơ cấp, trung cấp, đại học, và hậu đại học, mới thích ứng được tình hình thời đại.

Như vậy, hoằng pháp xưa và nay tuy phương thức có khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh con người, nhưng mục đích đều hướng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ chính pháp. Cuộc sống thời xưa rất giản đơn, phương tiện có phần chưa thuận lợi và vất vả nhưng phẩm chất và kết quả vẫn chiếm ưu thế. Ngày nay nền khoa học tiến triển, phương tiện hiểu biết phật pháp rất dễ dàng.

Đức Phật dạy về Tứ đế, Bát chánh đạo, chỉ rõ nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ và an lạc hạnh phúc có được sau khi đoạn tận nguyên nhân của khổ.
Đức Phật dạy về Tứ đế, Bát chánh đạo, chỉ rõ nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ và an lạc hạnh phúc có được sau khi đoạn tận nguyên nhân của khổ.

Có thể ngồi trên máy vi tính chúng ta có thể giải đáp và học được tất cả kinh điển Phật giáo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng thông thường văn minh thuận lợi chừng nào thì con người dẫn đến tình trạng dải đãi và xảy ra nhiều mặt trái của cuộc đời trên mạng thông tin đại chúng, cũng như dẫn đến một số thiếu hiểu biết, phẩm chất đạo đức con người không được thuần túy. Đức Phật đã nói, Ngài chỉ là bậc Đạo sư, vị Thầy chỉ đường, còn đến đích, đạt được mục tiêu hay không, sớm hay muộn là do chúng ta, chúng ta có chịu đi hay không, chúng ta đi mau hay chậm.

Đức Phật dạy về Nhân quả, Nghiệp báo, Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã, chỉ rõ bản chất của đời sống. Đức Phật dạy về Tứ đế, Bát chánh đạo, chỉ rõ nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ và an lạc hạnh phúc có được sau khi đoạn tận nguyên nhân của khổ. Nhưng đôi khi chúng ta không quan tâm, không nhớ những lời dạy của Ngài, không đi theo sự chỉ đường của Ngài để có được những gì mình mong muốn, mà chúng ta lại chạy theo những ảo tưởng mê lầm, niềm tin mù quáng, chúng ta làm theo cảm tính, đến với Ngài bằng niềm tin và những hành động mê lầm gây đau khổ về sau. Để rồi chúng ta xao lãng với bổn hoài trong đời sống tu tập của mình, không hướng đến đời sống giải thoát và giác ngộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button