Tử vi

Kháng – Hối

Lời có xuất xứ từ hào Thượng Cửu quẻ Càn: “Kháng long hữu hối”. Chỉ hành vi quá cứng rắn, quá khích, dẫn đến tác hại, phải hối hận.

Thân giám – Tuân Duyệt đời Đông Hán có câu:

Dương cực tắc kháng,

Bạn đang xem: Kháng – Hối

Âm cực tắc ngưng.

Kháng tắc hữu hối,

Ngưng tắc hữu hung.

CÁI NÔI TƯ DUY SUY LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG

Phục Hy chỉ nêu lên cái đại phàm, lấy 1 mà suy ra 3. Tư duy hình tượng là giai đoạn đầu của tư duy, những nét vẽ bát quái của Phục Hy đánh dấu sự bắt đầu tư duy trừu tượng của người phương Đông, mà khởi nguồn là tư duy hình tượng. Dịch chỉ rõ tư duy Thái cực là tư duy căn bản của Dịch, là mô hình tư duy đối lập trong một thể thống nhất. Cho nên tư duyThái cực cấu thành nên đặc trưng tư duy có tính hệ thống phương Đông.

Dịch kinh và Dịch truyện đã đưa lý luận âm dương bát quái thành ba nguyên lý chính:

– Nguyên lý âm dương – trời.

– Nguyên lý cương nhu – đất.

– Nguyên lý động tĩnh – người.

Dịch thành sách, đạo trời việc người. Dùng Tượng để vận động Số, trong 64 quẻ Dịch, thì 32 quẻ đầu phản ánh quy luật thịnh suy của trời đất, 32 quẻ sau thể hiện sự vận động thay đổi của việc đời việc người. Trời đất với Người thống nhất hợp lại, dùng quan điểm tổng quan để tìm hiểu quy luật trời đất, việc người trong vũ trụ nhân sinh, đây là ưu thế của tư duy hệ thống trong Dịch.

Nội tượng là cái cực của Lý.

Ngoại tượng là cái cùng của Vật.

“Hệ từ – Hạ truyện” viết: “Dịch chi hưng dã kỳ vu trung cổ hồ ? Tác dịch giả kỳ hữu ưu hoạn hồ” (Sự hưng thịnh của Dịch, vào thời Trung cổ chăng? Vì có ưu lo hoạn nạn mà làm Dịch chăng ?)

“Chu dịch chính nghĩa” – Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “Tượng của Hào và Quẻ của Dịch do Phục Hy đời Thượng cổ làm ra, trình độ tư duy lúc đó còn chất phác, thánh đạo vừa mới được mở mang, do vậy chỉ cần trực quan ở Tượng cũng đủ để giáo hóa. Nhưng đến đời Trung cổ lại khác, Lý và Sự phong phú và sâu sắc hơn nhiều, chỉ dùng Tượng thôi thì không đủ nói hết, mà phải cần đến văn từ, để chỉ ra sự biến động cát hung, do vậy Hào từ xuất hiện”.

Ông lại nói “Nếu không có ưu tư hoạn nạn, thì làm gì có suy nghĩ trăn trở? thì chẳng cần làm Dịch. Nay đã làm ra Dịch, đủ biết là có ưu lo hoạn nạn. Bản thân mình đã mắc vào ưu lo hoạn nạn, nên đặt ra cách thức dạy cho người sau phòng tránh chuyện ưu lo hoạn nạn, do vậy nhờ vào văn từ để nói rõ sự được – mất, xấu – tốt vậy”.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Kháng - Hối

Lời có xuất xứ từ hào Thượng Cửu quẻ Càn: “Kháng long hữu hối”. Chỉ hành vi quá cứng rắn, quá khích, dẫn đến tác hại, phải hối hận.

Thân giám – Tuân Duyệt đời Đông Hán có câu:

Dương cực tắc kháng,

Âm cực tắc ngưng.

Kháng tắc hữu hối,

Ngưng tắc hữu hung.

CÁI NÔI TƯ DUY SUY LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG

Phục Hy chỉ nêu lên cái đại phàm, lấy 1 mà suy ra 3. Tư duy hình tượng là giai đoạn đầu của tư duy, những nét vẽ bát quái của Phục Hy đánh dấu sự bắt đầu tư duy trừu tượng của người phương Đông, mà khởi nguồn là tư duy hình tượng. Dịch chỉ rõ tư duy Thái cực là tư duy căn bản của Dịch, là mô hình tư duy đối lập trong một thể thống nhất. Cho nên tư duyThái cực cấu thành nên đặc trưng tư duy có tính hệ thống phương Đông.

Dịch kinh và Dịch truyện đã đưa lý luận âm dương bát quái thành ba nguyên lý chính:

– Nguyên lý âm dương – trời.

– Nguyên lý cương nhu – đất.

– Nguyên lý động tĩnh – người.

Dịch thành sách, đạo trời việc người. Dùng Tượng để vận động Số, trong 64 quẻ Dịch, thì 32 quẻ đầu phản ánh quy luật thịnh suy của trời đất, 32 quẻ sau thể hiện sự vận động thay đổi của việc đời việc người. Trời đất với Người thống nhất hợp lại, dùng quan điểm tổng quan để tìm hiểu quy luật trời đất, việc người trong vũ trụ nhân sinh, đây là ưu thế của tư duy hệ thống trong Dịch.

Nội tượng là cái cực của Lý.

Ngoại tượng là cái cùng của Vật.

“Hệ từ – Hạ truyện” viết: “Dịch chi hưng dã kỳ vu trung cổ hồ ? Tác dịch giả kỳ hữu ưu hoạn hồ” (Sự hưng thịnh của Dịch, vào thời Trung cổ chăng? Vì có ưu lo hoạn nạn mà làm Dịch chăng ?)

“Chu dịch chính nghĩa” – Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “Tượng của Hào và Quẻ của Dịch do Phục Hy đời Thượng cổ làm ra, trình độ tư duy lúc đó còn chất phác, thánh đạo vừa mới được mở mang, do vậy chỉ cần trực quan ở Tượng cũng đủ để giáo hóa. Nhưng đến đời Trung cổ lại khác, Lý và Sự phong phú và sâu sắc hơn nhiều, chỉ dùng Tượng thôi thì không đủ nói hết, mà phải cần đến văn từ, để chỉ ra sự biến động cát hung, do vậy Hào từ xuất hiện”.

Ông lại nói “Nếu không có ưu tư hoạn nạn, thì làm gì có suy nghĩ trăn trở? thì chẳng cần làm Dịch. Nay đã làm ra Dịch, đủ biết là có ưu lo hoạn nạn. Bản thân mình đã mắc vào ưu lo hoạn nạn, nên đặt ra cách thức dạy cho người sau phòng tránh chuyện ưu lo hoạn nạn, do vậy nhờ vào văn từ để nói rõ sự được – mất, xấu – tốt vậy”.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button