Tử vi

Khu đất phì nhiêu trong 12 cung Địa Bàn

Địa bàn vô chính diệu là bức phóng ảnh thu hẹp bầu trời bao la rộng lớn phân tách minh bạch địa lý đông tây nam bắc và tính toán rõ ràng thiên văn thời tiết xuân hạ thu đông luân chuyển, phù hợp với cuộc diện nhân sinh trên dưới 100 dân số đủ màu da đen đỏ trắng vàng. Mỗi khu đất có biên giới hoạch định phân minh như một lục địa bằng 12 tên địa chi : Tí, Sửu, Dần….Tuất, Hợi.

Có những sắc dân thuỷ thổ ở quãng này ăn nên làm ra, rồi thất cơ lơ vận một khi dời đi nơi khác.

14 chính tinh là 14 lãnh tụ du mục sống trên 12 lục địa tranh giành ảnh hưởng kết hợp thành 2 đoàn (lưỡng nghi: Sát Phá Liêm Tham Tử Phủ Vũ Tướng và Cự Nhật Cơ Nguyệt Đồng Lương). Hai đoàn này cũng có những bất đồng ý kiến lại rời tách làm 4 phái (tứ tượng) kiếm nơi dựng nghiệp, mọi sự khắc chế diễn biến đều từ tây sang đông (kim khắc mộc) từ bắc đến nam (thuỷ khắc hoả).

Bạn đang xem: Khu đất phì nhiêu trong 12 cung Địa Bàn

Tử Phủ Vũ Tướng có Tử vi lãnh đạo hợp thuỷ thổ ở chính nam (Ngọ Hoả) với đám quần thần là sứ trung tín thì phân nhau trấn nhậm các biên khu như liêm Phủ ở Tuất, Vũ Tướng Quân ở Dần thành một thế chân vạc uy nghi trang trọng, tuy rằng vẫn bị quấy rối ở phía bắc (Tí Thuỷ khắc Hoả). Nhưng kẻ đối nghịch Tham Lang quá tầm thường không đáng ngại. Nếu đóng đô ở Tí cũng đủ sức khắc phục thành công (Thổ khắc Thuỷ) nhưng phong thổ cảnh trí nơi đây âm u thuộc Thái âm (từ Thân đến Sửu) không được sáng ngời bằng ở Ngọ là nơi ảnh hưởng thuộc phạm vi Thái Dương (từ Dần đến Mùi), Rời khỏi Ngọ môn Tử vi luôn luôn có người kề cận, một là được hộ giá như Tử Phủ ở Dần Thân, Tử Tướng ở Thìn Tuất, hai là bị uy hiếp như Tử Sát ở Tỵ Hợi, Tử Tham ở Mão Dậu, Tử Phá ở Sửu Mùi. 4 trường hợp hộ giá chỉ có được hãnh diện là Tử Phủ ở Thân, Phá Quân đích thân đến Ngọ Môn điều đình và trường hợp ở Thìn, Tử Tướng chính đoạt kẻ nghịch thần (Phá Quân ở Tuất). Xếp theo thứ tự đất phì nhiêu do bộ Tử phủ Vũ Tướng chiếm ngụ thì 3 vị trí Ngọ Thân Thìn là quí giá nhất.

Sát Phá Liêm Tham là bộ chủ về uy vũ, trong nội bộ không nhất trí vì Liêm Trinh và Thất sát luôn hàng hai với Tử Phủ. Vậy vai chủ động là Phá Quân nên Phá quân nhiều khi đơn thương độc mã xông pha không hề để ý những gì trở lực trước vó ngựa. Phá quân hiên ngang ở Tí là cảnh Tử Vi Thiên Phủ đích thân đến cửa đông (Dần) điều đình trong khi đó Liêm Tướng nơi nội địa (ngọ) sẵn sàng phòng sự bất trắc. Phá Quân ở Thìn là Phá Quân nghênh chiến Tử Tướng, nếu lại là người Thân Tí Thìn thì Tử Tướng hiển nhiên hành động bá đạo. Khu đất thuận lợi cho Sát Phá Tham là 2 trường hợp ở Thìn Thất sát ở Tí, Tham Lang ở Thân.

Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương chủ về tư tưởng tinh thần. Riêng Thái Âm và Thái Dương là biểu tượng cặp mắt, khối óc là đôi đèn rọi chiếu sáng của Tử Vi (đã có bài nói riêng). Thiên cơ trội phần khéo léo ngoại giao. Thiên đồng kém phần quyết định nên hay canh cải nông nổi. Chỉ còn một Thiên Lương đầy đủ khoan hoà trước sự diễn biến hay dở. Thiên Lương Tí Ngọ là vị trí nêu cao danh vọng, sự khác biệt ở Ngọ khiến Thiên Lương mất công mệt sức rất nhiều (mộc sinh hoả) ngọn đèn chiếu sáng Thái Dương ở Tí không thiếu tư cách phải chờ thời gian mới đầy đủ chói sáng. Một vị trí ở Sửu Thiên Lương thành cao nhân đắc ý với trời cao biển rộng. Đứng cặp với Thiên cơ ở Thìn Tuất Thái Dương ở Mão Dậu, Thiên Đồng ở Dần Thân là độ lượng rộng rãi của một thân hữu giúp bạn đắc ý trong khuôn khổ nào mà thôi. Vậy Tí phải là khu đất phì nhiêu rất hạp cho Thiên Lương.

Cự môn thường mang tiếng là sao ám thể khó tính. Những uẩn khúc của Cự môn đã phơi bày ở 2 căn cứ Tí Ngọ được danh hiệu là Thạch Trung ẩn ngọc. Cự Môn ở Ngọ thường tương tự trường hợp Thiên lương ở Ngọ vì ngọn đèn Thái dương phải cần thời gian mới rạng tỏ (Thiên lương ở Ngọ thì Thái Dương ở Tí, Cự Môn ở Ngọ thì Thái Dương ở Tuất) nhưng không kém phần tư cách (Thái Dương ở cung Dương). Cự Môn ở Tí, Thái Dương phải ở cung Thìn mới tỏ rõ nỗi lòng của Cự Môn chứa chấp với những cứu cánh thích hợp vững chắc nhật là Khoa Lộc, thứ đến Thiên Tài Tuần Triệt nếu có sát tinh cứng cổ.

Mười hai địa bàn khu đất phì nhiêu cho các sắc dân phải chăng là khoảng Tí Ngọ Dần Thân (Ngọ = Thái Dương, Tí = Thái âm. Dần = Thiếu dương, Thân = Thiếu âm). Tí Ngọ chứa đựng những cao cách. Tử vi Tí Ngọ, Thiên Lương Tí Ngọ, Phá quân Tí Ngọ, Cự Môn Tí Ngọ.

Dần Thân tô điểm những Tử Phủ Dần Thân, Vũ Tướng Dần Thân, Đồng Lương Dần Thân, Cự Nhật Dần Thân. Hai cung Thìn Tuất là 2 độ đường chuyển dần từ Tí Ngọ Dần Thân đến Sửu Mùi Mão Dậu Tỵ Hợi với những cách trình bày Tử Tướng Liêm Phủ Cơ Lương ở mức tương đối đẹp mắt.

Ngoài 6 cung Tí Ngọ Dần ThânThìn Tuất, 6 cung còn lại chỉ là những diễn trường phức tạp sân khấu Sửu Mùi hết hồi Tham Vũ đến cảnh Tử Phá Đồng Cự, Tỵ Hợi diễn xong Tử Sát nối tiếp Liêm Tham Vũ Phá. Thái Dương Thiên Lương hạ màn ở Mão Dậu thì Tử Tham Liêm Phá nối đuôi.

Tóm lại 6 lục địa dương cung là 6 khu đất phì nhiêu còn 6 âm cung là nơi thường diễn tả những cảnh tang thương bất ổn. Đây chỉ là một khía cạnh đường lối dịch lý là luôn luôn có 2 mặt cho mọi sự việc: có dương phải có âm, có tốt phải có xấu tương phản.

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Khu đất phì nhiêu trong 12 cung Địa Bàn

Địa bàn vô chính diệu là bức phóng ảnh thu hẹp bầu trời bao la rộng lớn phân tách minh bạch địa lý đông tây nam bắc và tính toán rõ ràng thiên văn thời tiết xuân hạ thu đông luân chuyển, phù hợp với cuộc diện nhân sinh trên dưới 100 dân số đủ màu da đen đỏ trắng vàng. Mỗi khu đất có biên giới hoạch định phân minh như một lục địa bằng 12 tên địa chi : Tí, Sửu, Dần….Tuất, Hợi.

Có những sắc dân thuỷ thổ ở quãng này ăn nên làm ra, rồi thất cơ lơ vận một khi dời đi nơi khác.

14 chính tinh là 14 lãnh tụ du mục sống trên 12 lục địa tranh giành ảnh hưởng kết hợp thành 2 đoàn (lưỡng nghi: Sát Phá Liêm Tham Tử Phủ Vũ Tướng và Cự Nhật Cơ Nguyệt Đồng Lương). Hai đoàn này cũng có những bất đồng ý kiến lại rời tách làm 4 phái (tứ tượng) kiếm nơi dựng nghiệp, mọi sự khắc chế diễn biến đều từ tây sang đông (kim khắc mộc) từ bắc đến nam (thuỷ khắc hoả).

Tử Phủ Vũ Tướng có Tử vi lãnh đạo hợp thuỷ thổ ở chính nam (Ngọ Hoả) với đám quần thần là sứ trung tín thì phân nhau trấn nhậm các biên khu như liêm Phủ ở Tuất, Vũ Tướng Quân ở Dần thành một thế chân vạc uy nghi trang trọng, tuy rằng vẫn bị quấy rối ở phía bắc (Tí Thuỷ khắc Hoả). Nhưng kẻ đối nghịch Tham Lang quá tầm thường không đáng ngại. Nếu đóng đô ở Tí cũng đủ sức khắc phục thành công (Thổ khắc Thuỷ) nhưng phong thổ cảnh trí nơi đây âm u thuộc Thái âm (từ Thân đến Sửu) không được sáng ngời bằng ở Ngọ là nơi ảnh hưởng thuộc phạm vi Thái Dương (từ Dần đến Mùi), Rời khỏi Ngọ môn Tử vi luôn luôn có người kề cận, một là được hộ giá như Tử Phủ ở Dần Thân, Tử Tướng ở Thìn Tuất, hai là bị uy hiếp như Tử Sát ở Tỵ Hợi, Tử Tham ở Mão Dậu, Tử Phá ở Sửu Mùi. 4 trường hợp hộ giá chỉ có được hãnh diện là Tử Phủ ở Thân, Phá Quân đích thân đến Ngọ Môn điều đình và trường hợp ở Thìn, Tử Tướng chính đoạt kẻ nghịch thần (Phá Quân ở Tuất). Xếp theo thứ tự đất phì nhiêu do bộ Tử phủ Vũ Tướng chiếm ngụ thì 3 vị trí Ngọ Thân Thìn là quí giá nhất.

Sát Phá Liêm Tham là bộ chủ về uy vũ, trong nội bộ không nhất trí vì Liêm Trinh và Thất sát luôn hàng hai với Tử Phủ. Vậy vai chủ động là Phá Quân nên Phá quân nhiều khi đơn thương độc mã xông pha không hề để ý những gì trở lực trước vó ngựa. Phá quân hiên ngang ở Tí là cảnh Tử Vi Thiên Phủ đích thân đến cửa đông (Dần) điều đình trong khi đó Liêm Tướng nơi nội địa (ngọ) sẵn sàng phòng sự bất trắc. Phá Quân ở Thìn là Phá Quân nghênh chiến Tử Tướng, nếu lại là người Thân Tí Thìn thì Tử Tướng hiển nhiên hành động bá đạo. Khu đất thuận lợi cho Sát Phá Tham là 2 trường hợp ở Thìn Thất sát ở Tí, Tham Lang ở Thân.

Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương chủ về tư tưởng tinh thần. Riêng Thái Âm và Thái Dương là biểu tượng cặp mắt, khối óc là đôi đèn rọi chiếu sáng của Tử Vi (đã có bài nói riêng). Thiên cơ trội phần khéo léo ngoại giao. Thiên đồng kém phần quyết định nên hay canh cải nông nổi. Chỉ còn một Thiên Lương đầy đủ khoan hoà trước sự diễn biến hay dở. Thiên Lương Tí Ngọ là vị trí nêu cao danh vọng, sự khác biệt ở Ngọ khiến Thiên Lương mất công mệt sức rất nhiều (mộc sinh hoả) ngọn đèn chiếu sáng Thái Dương ở Tí không thiếu tư cách phải chờ thời gian mới đầy đủ chói sáng. Một vị trí ở Sửu Thiên Lương thành cao nhân đắc ý với trời cao biển rộng. Đứng cặp với Thiên cơ ở Thìn Tuất Thái Dương ở Mão Dậu, Thiên Đồng ở Dần Thân là độ lượng rộng rãi của một thân hữu giúp bạn đắc ý trong khuôn khổ nào mà thôi. Vậy Tí phải là khu đất phì nhiêu rất hạp cho Thiên Lương.

Cự môn thường mang tiếng là sao ám thể khó tính. Những uẩn khúc của Cự môn đã phơi bày ở 2 căn cứ Tí Ngọ được danh hiệu là Thạch Trung ẩn ngọc. Cự Môn ở Ngọ thường tương tự trường hợp Thiên lương ở Ngọ vì ngọn đèn Thái dương phải cần thời gian mới rạng tỏ (Thiên lương ở Ngọ thì Thái Dương ở Tí, Cự Môn ở Ngọ thì Thái Dương ở Tuất) nhưng không kém phần tư cách (Thái Dương ở cung Dương). Cự Môn ở Tí, Thái Dương phải ở cung Thìn mới tỏ rõ nỗi lòng của Cự Môn chứa chấp với những cứu cánh thích hợp vững chắc nhật là Khoa Lộc, thứ đến Thiên Tài Tuần Triệt nếu có sát tinh cứng cổ.

Mười hai địa bàn khu đất phì nhiêu cho các sắc dân phải chăng là khoảng Tí Ngọ Dần Thân (Ngọ = Thái Dương, Tí = Thái âm. Dần = Thiếu dương, Thân = Thiếu âm). Tí Ngọ chứa đựng những cao cách. Tử vi Tí Ngọ, Thiên Lương Tí Ngọ, Phá quân Tí Ngọ, Cự Môn Tí Ngọ.

Dần Thân tô điểm những Tử Phủ Dần Thân, Vũ Tướng Dần Thân, Đồng Lương Dần Thân, Cự Nhật Dần Thân. Hai cung Thìn Tuất là 2 độ đường chuyển dần từ Tí Ngọ Dần Thân đến Sửu Mùi Mão Dậu Tỵ Hợi với những cách trình bày Tử Tướng Liêm Phủ Cơ Lương ở mức tương đối đẹp mắt.

Ngoài 6 cung Tí Ngọ Dần ThânThìn Tuất, 6 cung còn lại chỉ là những diễn trường phức tạp sân khấu Sửu Mùi hết hồi Tham Vũ đến cảnh Tử Phá Đồng Cự, Tỵ Hợi diễn xong Tử Sát nối tiếp Liêm Tham Vũ Phá. Thái Dương Thiên Lương hạ màn ở Mão Dậu thì Tử Tham Liêm Phá nối đuôi.

Tóm lại 6 lục địa dương cung là 6 khu đất phì nhiêu còn 6 âm cung là nơi thường diễn tả những cảnh tang thương bất ổn. Đây chỉ là một khía cạnh đường lối dịch lý là luôn luôn có 2 mặt cho mọi sự việc: có dương phải có âm, có tốt phải có xấu tương phản.

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button