Tử vi

KÌNH ĐÀ

Kình Dương, Đà La

Ngũ hành

Kình là Bắc Đẩu tinh Âm Kim đới Hỏa

Bạn đang xem: KÌNH ĐÀ

Đà La là Bắc Đẩu Tinh thuộc Kim đới Hỏa (TTL), Kim đới Thủy (VVT)

Đắc hãm

Kình Dương đắc địa tại Tứ Mộ cung (Thìn Tuất Sửu Mùi), hãm tại Tứ chính (Tí Ngọ Mão Dậu) (theo VVT miếu địa ở Thìn Tuất, vượng địa ở Sửu Mùi)

Đà La đắc địa tại Tứ Mộ cung (Thìn Tuất Sửu Mùi), hãm tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) (NMB, TVT). Người viết cũng cho là như vậy

Phú có câu:

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương,

Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160)

Đà La Tỵ Hợi Dần Thân phi yểu triết nhi hình thương (33)

Nhưng có quan điểm cho là Đà La đắc tại Dần Thân Tỵ Hợi (TTL, VVT)

Đà La bản tính chẳng lành,

Dần, Thân, Tỵ, Hợi đồng hành vượng cung

Đà La hãm địa tối hung,

Cuộc đời cơ cực, bềnh bồng độ thân (AB332)

Các quan điểm khác nhau về cách an sao Kình Đà

Cách thứ nhất căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn, ta an Kình Dương tại cung đứng trước Lộc Tồn và Đà La tại cung đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Đà). Ví dụ Lộc Tồn tại Mão thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần (theo chiều kim đồng hồ thì Đà La, Lộc Tồn, Kình Dương)

Cách thứ hai là cách an cụ Thiên Lương đề ra căn cứ vào Âm Dương: Dương Nam Âm Nữ thì Kình trước Lộc Tồn, Đà sau Lộc Tồn, Âm Nam Dương Nữ thì Đà an trước Lộc Tồn, Kình an sau Lộc Tồn, nghĩa là có khác biệt với cách thứ nhất trong trường hợp Âm Nam Dương Nữ. Theo cách an này thì Kình Dương có thêm vị trí là Dần Thân Tỵ Hợi

Cách thứ ba một số người an Kình Đà theo âm dương tuổi, tuổi Dương thì Kình trước Đà, tuổi Âm thì Đà trước Kình. Cách an này cho rằng Lộc Tồn là vị trí Lâm Quan của vòng Trường Sinh của Thiên Can, Đà La là vị trí Quan Đới và Kình Dương là vị trí Đế Vượng (Dương Nhận). Thiên Can Dương thì Trường Sinh đi thuận, Âm thì Trường Sinh đi nghịch. Ví dụ Giáp dương Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Hợi, thuận khởi, Quan Đới tại Sửu, Lâm Quan tại Dần, Đế Vượng tại Mão nên Kình an tại Mão, Đà tại Sửu. Ât âm Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Ngọ, nghịch khởi, Quan Đới tại Thìn, Lâm Quan tại Mão, Đế Vượng tại Dần nên Kình an tại Dần, Đà tại Thìn. Với cách an này thì cũng có sự khác biệt so với cách thứ nhất nếu là tuổi Âm thì Kình an tại Dần Thân Tỵ Hợi và Đà an tại Thìn Tuất Sửu Mùi. Cách an này của các người nghiên cứu Tử Bình sáng tạo ra, hoàn toàn không có trong sách vở Tử Vi truyền dạy. Về vị trí Lộc Tồn thì người viết cũng cho là vị trí Lâm Quan của vòng Tràng Sinh an theo Thiên Can, nhưng Kình Đà trong Tử Vi có phải là vị trí của Quan Đới hoặc Đế Vượng của Thiên Can Năm hay không thì chưa chắc vì thực tế trong Tử Bình có sử dụng một số tên gọi giống như sao của Tử Vi nhưng ý nghĩa hoặc cách sử dụng thì không hoàn toàn giống hẳn

Nhận định

Theo cách an sao Kình Ðà của cụ Thiên Lương thì Kình Dương và Lực Sĩ (Lực Sĩ thuộc vòng Bác Sĩ, không phải thuộc vòng Lộc Tồn như nhiều người ngộ nhận) phải cư đồng cung. An cách nầy hoàn toàn không có cơ sở vững chắc vì sách vở dạy an Kình Dương đứng trước Lộc Tồn, Ðà La đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Ðà). Thật ra địa bàn nếu ta vẽ đúng đắn thì phải dùng vòng tròn, chứ không phải dùng hình chữ nhật, và như vậy thì hiểu vị trí trước sau căn cứ theo chiều một chiều duy nhất có ý nghĩa hơn (giống như trường hợp Thái Tuế luôn luôn an theo chiều thuận, không phân biệt âm dương). Chú ý rằng Kình Ðà không phải là bộ sao của Lộc Tồn, mà là bộ sao được an theo vị trí tương đối đối với Lộc Tồn. Nếu quả thật Kình Dương và Lực Sĩ luôn luôn đồng cung thì phải được sách vở ghi lại để dễ nhớ và kiểm tra cách an sao, giống như trường hợp Bác Sĩ và Lộc Tồn luôn luôn đồng cung, hoặc Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung đã được các sách vở ngày xưa ghi nhận. Hơn nữa đọc phú ta không bao giờ thấy Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và cũng chẳng thấy đề cập đến đắc hãm của Kình tại vị trí này. Nếu quả thật Kình an tại đây thì phải đề cập đến đắc hãm, hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của nó, vì hai sao này là hung tinh, sự khác biệt về đắc hãm đưa đến lời giải khác nhau hoàn toàn. Nếu không phân biệt đắc hãm thì làm sao giải chính xác được. Có câu phú nói lên đắc hãm hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của Kình như:

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

hoặc:

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Phú đã nêu được hai trường hợp khác biệt nhau hoàn toàn thì làm sao thiếu sót không có câu phú nào đề cập đến vị trí Dần Thân Tỵ Hợi được

Thật ra rải rác có vài câu phú phải giải thích theo lối an thứ hai hoặc ba mới hợp lý như:

Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,

Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)

Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)

(Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La)

Thật ra khi nghiên cứu về phú thì có câu phú sai sót, trật lất thành ra theo quan điểm người viết trong trường hợp này không khả tin, trừ khi là được đề cập đến nhiều trong nhiều sách vở

Bộ Kình Ðà rất quan trọng, an không đúng thì giải nhiều trường hợp sẽ sai. Quan điểm của người viết là Kình luôn đi trước Đà, theo lời của tiền nhân để lại: tiền Kình hậu Ðà

Đặc điểm về cách an sao

Kình Đà đứng cách nhau một cung thành ra không có tư thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu với nhau. Nếu có đủ bộ thì là vị trí chiếu, và nên nhớ Đường Phù luôn luôn bị Kình Đà chiếu

Kình Dương không cư tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi, còn Đà La không an ở Tứ Chính là Tí Ngọ Mão Dậu. Do đó Mã gặp Đà đồng cung hoặc xung chiếu chỉ xảy ra tại hai cung Tỵ Hợi cho tuổi Đinh Kỷ Quí, còn Mã gặp Kình thì chỉ tại vị trí tam hợp

Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt

Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Thái Tuế

Các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương nghịch với âm dương của tuổi như tuổi Dương thì Kình Đà an tại cung Âm và như vậy Kình Đà sẽ thuộc tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát hay tam hợp Âm Long Trực của vòng Thái Tuế. Tuổi Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Nhâm Quí thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương cùng với âm dương của tuổi nên Kình Đà thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái hay tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã của vòng Thái Tuế (chú ý các bộ hay gặp như Tuế Đà, Tuế Kình, Đà Hoa Cái, Mã Đà, Mã Kình tuổi nào mới có khả năng có)(xin coi thêm vòng Thái Tuế)

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Lộc Tồn

Kình Đà chỉ thuộc vào hai tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)hay Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao (Phủ Hỉ Tiểu Hao) của vòng Bác Sĩ

Đà La luôn luôn có Hao, LNVT, Đường Phù (Đà La và Đường Phù xung chiếu, Đà la và Hao, LNVT tam hợp, Hao và LNVT đồng cung)

Đường Phù thì luôn đồng cung với Tấu Thư (Dương Nam Âm Nữ) hoặc Hỉ Thần (Âm Nam Dương Nữ)

Kình Dương và Đà La thì đồng cung với Lực Sĩ hay Quan Phủ. Dương Nam Âm Nữ thì Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung. Âm Nam Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung

Tấu Thư và Hỉ Thần có đủ bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu

LNVT thì đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Dương Nam Âm Nữ thì Tiểu Hao, LNVT đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Đại Hao, LNVT đồng cung

Dương Nam Âm Nữ

Kình đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (có bộ Kình Lực đồng cung) gọi tắt là bộ Kình Lực – Tấu, Đường Phù – Đại Hao, có Hỉ Thần xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà La xung) – Đại Hao (Tiểu Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Tiểu Hao – Hỉ Thần, gọi tắt là bộ Đà Phủ – Tiểu Hao, LNVT – Hỉ, có Tấu Thư, Đường Phù xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung) – Tiểu Hao, LNVT (Đại Hao xung) – Hỉ Thần (Kình Lực xung)

Âm Nam Dương Nữ

Kình đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao, gọi tắt là bộ Kình Phủ – Hỉ Đường Phù – Tiểu Hao, có Tấu Thư xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Kình Dương, Quan Phủ (Tấu Thư xung) – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Tiểu Hao (Đại Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Đại Hao – Tấu Thư (có bộ Đà Lực đồng cung), gọi tắt là bộ Đà Lực – Đại Hao, LNVT – Tấu, có Đường Phù Hỉ Thần xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Đà La Lực Sĩ (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Đại Hao, LNVT (Tiểu Hao xung) – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình Dương xung)

Tóm lại

Dương Nam, Âm Nữ thì Đường Phù Tấu Thư đồng cung, Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung, Tiểu Hao, LNVT đồng cung

Âm Nam Dương Nữ thì Đường Phù, Hỉ Thần đồng cung, Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung, Đại Hao, LNVT đồng cung

Mệnh có Kình hay Đà thủ thì sẽ có Tiểu Hao hoặc Đại Hao tại Quan hoặc Tài. Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về bộ Song Hao:

Nhiều người cho rằng Song Hao đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu nhưng VVT thì cho rằng miếu tại Mão Dậu, vượng tại Tí Ngọ (tuổi Ất, Tân) và Quản Xuân Thịnh cho rằng đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu, Tí Ngọ. Theo kinh nghiệm thì Song Hao Mão Dậu là vị trí tốt nhất của Song Hao

Ý nghĩa

Đây là bộ sao hao bại tinh, chủ sự hao tán, tiêu tan, gây ra sự ly tán, xa cách, hoang hủy, hao hụt tài lộc. Tiểu hao thì ít hao hơn Đại Hao. Chính vì nghĩa hao tán mà Song Hao cũng chỉ sự thay đổi (hao tán là quá trình thay đổi). Tại Tài thì hao tán tiền tài do ăn xài phung phí, gặp dịp phải tiêu xài luôn, khó mà cầm của hoặc để dành, từ đó không thể giàu đươc. Ở Quan thì hao tán nghề nghiệp nghĩa là hay thay đổi nghề nghiệp, quan trường không bền vững, không ổn định, hoặc trong nghề nghiệp phải hay thay đổi đi lại luôn, làm việc có tính chất lưu động. Hao đi với tài tinh (Hóa Lộc, Vũ Phủ, Lưu Lộc Tồn) thì hao tài, đi với quyền tinh (như Hóa Quyền) thì làm hao tán quyền hành, giảm thiểu uy quyền, đi với văn tinh thì làm giảm khoa bảng, đi với hao tinh (như Phá Quân) thì tăng thêm sự hao tán, đi với phúc tinh thì giảm phúc, đi với hung sát tinh thì tăng thêm tính hung hãn chủ sự hao tài tốn của vì bệnh tật, tai họa, hình thương, bị cướp giật hoặc cô đơn, bần hàn, nghèo… Trừ khi đắc địa thì giảm thiểu tác động xấu xa của nó, tuy vẫn hao tán nhưng cũng mang kết quả khá tốt, đặc biệt về tài lộc thì có vào có ra chứ không túng thiếu, nếu miếu địa tại Mão Dậu thì rất tốt, tại vị trí này thì thủ tại Quan Lộc tốt hơn tại Mệnh Thân rất nhiều. Song Hao chỉ đẹp và đắc dụng khi đồng cung với Cự Môn tại Tý Ngọ và đồng cung với Cự Cơ tại Mão Dậu. Song Hao hãm địa rất kỵ ở cung Tài (Điền, Phúc) vì bản chất của nó là hao tán, đóng ở đâu thì giảm cái tốt ở cung đó. Một số người cho rằng Song Hao có khả năng làm giảm tác họa của Thiên Không và Tuần Triệt thì làm nghịch đảo nghĩa của Đại Tiểu Hao, ví dụ Đại Hao gặp Tuần Triệt thì vào nhiều hơn ra

Song Hao là hao tinh, chỉ đồng cung với Cự Cơ Mão Dậu và Cự Môn Tí Ngọ là tốt đẹp nhất, chủ sự giàu có, hoặc đóng tại cung Tật thì bệnh tật mau khỏi, còn kỳ dư kết hợp với bất cứ sao nào cũng bất lợi. Đi với Phá Quân, Hao gia tăng tính chất hao tán của sao này

Cự, Cơ ở Tí Ngọ Mão Dậu gặp Song Hao thì có quyền uy rất lớn. Cự Cơ Mão Dậu gặp Song Hao là cách phú hữu lâu dài. (Chú ý với cách an sao thì chỉ có tuổi Đinh, Kỷ và Quí mới có Song Hao Mão Dậu). Cự hay Cơ Tí Ngọ gặp Song Hao đồng cung cũng là cách phú

Song Hao tại Mão Dậu thì như các dòng nước chảy về phương Ðông, rất sợ gặp Hóa Lộc đồng cung (đây là trường hợp Thái Âm đồng cung với Hao Hóa Lộc) chủ tán tài, hao tán tiền bạc (P) và rất thích gặp Cự Cơ đồng cung. Tuổi Đinh, Kỷ, Quí mới có Song Hao Mão Dậu

Song Hao gặp Sát tinh thì hay mắc tai nạn về dao súng (TTL)

Song Hao Hỏa, Linh thì bị ghiền, ví dụ ghiền á phiện (TTL)

Hao Kiếp thì cô đơn, bần hàn, Mệnh có quí tinh thì làm nên nhưng không bền

Song Hao, Hình, Kiếp thì hay mất trộm hoặc bị thương

Song Hao ngộ Hình hay Kiếp, Sát thì hạn gặp thì hao tài, ốm đau (ĐL)

Hao, Quyền Kiếp Không hội họp thì không được thượng cấp sử dụng vì bị người gièm pha nói xấu

Hao Kỵ thì vất vả, túng thiếu (NPL, P)

Song Hao, Hóa Kỵ, Mộc Dục thì phải mổ (HC)

Song Hao gặp Lộc, Vũ hay Phủ thì hao tài (ĐL)

Song Hao Phá Quân thì túng thiếu

Song Hao gặp Mã Riêu thì tình như đáy giếng, hoang tàn, rong chơi phá tán tổ nghiệp (VVT)

Song Hao Đào Hồng thì tốn tiền vì nhân tình, vì gái, ở cung Tài càng rõ (NPL)

Hao Tham đồng cung hay xung chiếu: TTL cho rằng Mệnh Hao thủ gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu thì hiếu sắc, dâm dật nhưng kín đáo, ví như chôn dấu dâm tình ở đáy giếng

Tử Vi tại cung Ngọ thì kỵ gặp Đại Hao, Tiểu Hao và sát tinh (như Không Kiếp, Kình Đà, Hình Kỵ) và rất tốt khi gặp Khôi Khoa thì có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế

Đế tọa Ly cung (Tử Vi tại cung Ngọ) kỵ phùng Hao, sát (sát tinh), hạnh ngộ Khôi Khoa (mừng gặp Khôi Khoa) hữu tài phụ chính (có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế) (9)

Thiên Lương tại cung Tỵ gặp Song Hao và sát tinh thì đề phòng tai nạn về đao thương súng đạn (13, TTL)

Mệnh có Phá Quân hay Thất Sát rất sợ gặp Hao, Việt, Hỏa Tinh, Hình hội họp, về già khó tránh được tai nạn khủng khiếp (25, TTL)

Song Hao Tỵ Hợi gặp Cự Môn đồng cung thêm Sát, Hình: đàn bà thì bần yểu (P)

Nữ Lương thủ Mệnh phúc dầy,

Hao, Hình, Kiếp, Sát một bầy tai ương (AB)

Tài hay Quan Lộc có Song Hao và Hóa Kỵ hội họp thì phú quí không bền vững (B168)

Quan Lộc

Hao, Quyền thì người dưới khinh ghét, công danh kém hèn (ĐL)

Quan Lộc có Phá hãm địa gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin (22)

Quan (hay Mệnh) có Song Hao, Hóa Quyền gặp Cự Môn hay Vũ Khúc thì làm quan trấn thủ biên cương (5, P). NMB thì ghi Song Hao Mão Dậu gặp Cự Môn hay Vũ Khúc có Hóa Quyền tại Quan Mệnh thì được phong trấn thủ ở phương xa) (B37) (Tuổi Giáp Canh Vũ Phá Tỵ Hợi, tuổi Đinh Cự Cơ Mão Dậu, tuổi Kỷ Vũ Sát Mão Dậu, tuổi Tân Cự Môn Tí Ngọ và tuổi Nhâm Vũ Tướng Dần Thân thì có Song Hao gặp Hóa Quyền)

Cung Tài

Song Hao tối kỵ cư Tài, Điền thì tán nhiều tụ ít, khó giàu có

Song Hao Không Kiếp thì vô điền sản (ĐL)

Tài (hay Phúc Đức) có Hao gặp Kiếp thì cô độc và nghèo hèn

Song Hao, Hỏa Linh thì mắc nghiện, nếu không cũng say mê cờ bạc phá tán rất nhiều tiền của (TTL)

Song Hao, Đào, Hồng thì tốn tiền vì chuyện trai gái. Thường hay bị bồ bịch nhân tình bòn của, lợi dụng để kiếm tiền (TTL)

Hao Phá Quân hay Hao Tuyệt thì phá sản

Các trường hợp cần kiểm tra về Song Hao

NMB, TVT có câu phú như sau:

Đại Hao lâm Quan Phủ Lưu Nghị tôn thất (thuộc giòng họ vua) chi du hồ (hu hồ) (3, B86)

Nghĩa là Đại Hao gặp Quan Phủ thì như Lưu Nghi có họ với vua cũng bị hình phạt roi vọt. Thực chất Đại Hao và Quan Phủ không hội họp (tam hợp, xung chiếu) với nhau. Chỉ có vị trí Tấu Thư luôn có Quan Phủ xung chiếu và Đại Hao tam hợp và vị trí Tiểu Hao luôn có Đại Hao xung và Quan Phủ tam hợp thì mới có bộ Quan Phủ Đại Hao. Câu phú này đáng ngờ về tính chính xác vì qua kiểm nghiệm vị trí Tấu Thư và Tiểu Hao không có xấu như vậy

TVT có câu phú cho rằng tuổi Ất Tân hạn gặp Hao, Kiếp Sát, Đào Hồng thì phải đề phòng người làm phản, nếu gặp Khoa hay Thiên Phủ thì không sao (6)

Hai câu phú được giải dưới đây cho rằng Hao gặp Phục Binh (của vòng Bác sĩ), điều này chẳng bao giờ xảy ra:

Song Hao, Lộc, Quyền, Kiếp, Hỏa Tinh tại Tài mà Thân cư Tài thì buôn bán kinh doanh thành công, gặp thêm Phục Binh (???), Kình Dương thì đề phòng hỏa hoạn (P)

Thân cư Tài gặp Song Hao Lộc Quyền hội họp thì buôn bán mà trở nên giàu có nhưng nếu bị Kình Phục (???) xâm phạm thì phải đề phòng hỏa hoạn không nên buôn bán hoa quả hay thóc gạo(10)

Phân tích phối hợp của Kình Đà với các sao an theo Can năm sinh (tuổi Canh an Khôi Việt tại Ngọ Dần, Lưu Hà tại Thân)

(Chú ý các bộ sao trên được viết theo qui ước sao đồng cung cách nhau bằng dấu phẩy, các cung tam hợp cách nhau bởi dấu gạch ngang, thứ tự theo chiều kim đồng hồ,)

Kình, Đường Phù và Hao (không đồng cung với LNVT) tam hợp với nhau

Kình tại Thìn (tuổi Ất) có Kình, Thiên Quan – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Khôi – Lưu Hà xung (bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà)

Kình tại Tuất (tuổi Tân) có Kình – Việt, Đường Phù – Khôi, Thiên Trù, Hao (bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù)

Kình tại Sửu (tuổi Quí) có Kình Triệt – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao (bộ Kình Triệt, Việt, Phúc)

Kình tại Mùi tuổi Đinh có Kình – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Triệt (bộ Kình, Khôi, Phúc)

Kình tại Mùi tuổi Kỷ có Kình – Đường Phù – Hao

Căn cứ trên thì Kình tại Thìn tốt nhất, kế đến tại Tuất, Mùi rồi Sửu

Ngoại trừ Kình tại Mùi, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí (tuổi Nhâm) có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc xung (bộ Kình Phúc)

Kình tại Ngọ tuổi Bính có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Thiên Trù xung (bộ Kình, Phúc, Thiên Trù)

Kình tại Ngọ tuổi Mậu có Kình, Thiên Trù – Đường Phù – Hao – Triệt xung (bộ Kình, Thiên Trù)

Kình tại Mão (tuổi Giáp) có Kình – Thiên Quan, Thiên Việt, Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt xung (Bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà)

Kình tại Dậu (tuổi Canh) có Kình – Đường Phù – Hao

Chú ý tại bất cứ vị trí của Kình thì chỉ có Kình tại Thìn đồng cung với Thiên Quan, còn lại thì Quan Phúc Khôi Việt chỉ ở vị trí chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ, Tuất mới có Thiên Trù, chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà La tại Dần (tuổi Ất) có Đà – Thiên Trù, Hao, LNVT, Triệt – Lưu Hà – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà)

Đà tại Thân (tuổi Tân) có Đà – Hao, LNVT – Việt, Đường Phù xung (bộ Đà Việt)

Đà tại Tỵ tuổi Đinh có Đà, Thiên Trù – Việt, Hao, LNVT – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc, Thiên Trù)

Đà tại Tỵ tuổi Kỷ có Đà – Thiên Quan, Hao, LNVT, Triệt – Đường Phù xung (bộ Đà, Thiên Quan gặp Triệt)

Đà tại Hợi (tuổi Quí) có Đà – Khôi, Hao, LNVT – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc)

Đà tại Thìn tuổi Bính có Đà, Triệt – Hao, LNVT – Thiên Phúc, Thiên Trù – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù)

Đà tại Thìn tuổi Mậu có Đà – Hao, LNVT – Đường Phù xung

Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan – Hao, LNVT, Triệt – Thiên Phúc – Đường Phù xung (bộ Đà, Quan Phúc)

Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi – Thiên Trù, Hao, LNVT – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt – Thiên Quan, Việt, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt)

Đà cư Mùi (tuổi Canh) có Đà Triệt – Thiên Quan, Hao, LNVT – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Thiên Quan)

Tại bất cứ vị trí của Đà, chỉ có Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan đồng cung và Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi đồng cung, còn lại Đà không dồng cung với Quan Phúc Khôi Việt

So sánh vị trí xấu tốt của Kình Đà trong mối tương quan với các sao an theo Can năm sinh

Kình tại Thìn Tuất Sửu Mùi

Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt

Kình tại Thìn tốt nhất (có bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà), kế đến tại Tuất (có bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù), Mùi tuổi Đinh (có bộ Kình, Khôi, Phúc), Kình tại Mùi tuổi Kỷ, rồi Sửu (có bộ Kình Triệt, Việt, Phúc) (VVT ghi là tuy nói Thìn Tuất Sửu Mùi thì Kình Dương hùng, nhưng chỉ có hợp cách cho người tuổi Ất Kình ở cung Thìn là miếu địa, và tuổi Tân Kình ở cung Tuất là hưởng trọn cách Kình Dương)

Ngoại trừ Kình tại Mùi tuổi Kỷ, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí Ngọ Mão Dậu

Kình cư Dậu xấu nhất, kế đến cư Ngọ tuổi Mậu (có bộ Kình, Thiên Trù), kế đến Kình cư Tí (có bộ Kình Phúc) và Kình tại Ngọ tuổi Bính (có bộ Kình, Phúc, Thiên Trù). Kình tại Mão (có bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà) đỡ xấu nhất

Kình tại Ngọ tuổi Mậu và Kình tại Dậu không có sao Khôi Việt Quan Phúc, tại các vị trí khác hoặc tuổi khác thì sẽ có Thiên Phúc chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ tuổi Bính, Kình tại Tuất mới có Thiên Trù. Chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà tại Dần Thân Tỵ Hợi

Đà tại Tỵ tuổi Đinh và Đà tại Hợi tốt nhất. Đà tại Dần tốt hơn tại Thân

Đà tại Dần (có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (có bộ Đà Việt), Tỵ (có bộ Đà, có Thiên Quan gặp Triệt), Hợi (có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc) luôn luôn có ít nhất một trong bốn sao Khôi, Việt, Quan, Phúc

Đà La tại Thìn Tuất Sửu Mùi

Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đà tại Sửu (có bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt) tốt nhất, kế đó tại Tuất (có bộ Đà, Quan Phúc), Đà tại Thìn tuổi Bính (có bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù), Mùi (có bộ Đà Triệt, Thiên Quan), Đà tại Thìn tuổi Mậu

Ngoại trừ Đà tại Thìn tuổi Mậu, Đà La tại Thìn Tuất, Sửu, Mùi luôn luôn có ít nhất một trong hai sao Quan, Phúc

Kình Đà dễ có sự xuất hiện của các sao Quan Phúc (Thiên Quan, Thiên Phúc) Khôi Việt, do dó thiết tưởng chung ta cũng nên bàn qua đặc tính của bốn sao trên, nhất là trên phương diện giải họa

Quan Phúc

Quan Phúc là hai phúc thiện tinh, chủ cứu khổn phò nguy, chủ gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật tai họa, hung nguy, đi với ác sát tinh không có hại, cư tại cung nào cũng chế khắc giải trừ bớt tai nạn họa hại, hội với sao nào cũng tốt cả. Hai sao này đóng đâu thì đem lại sự lành, sự thiện, là cứu khổ cứu nạn ở đó, gặp hạn xấu thì có thánh thần hoặc ân nhân giúp đỡ, tọa thủ tại Mệnh, Thân, Phúc, Thiên Di, Tật Ách rất hợp. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng (có Giải Thần),

Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung

hoặc

Quí nhân bất nhập Quí hương nan giải hung tinh chi hoạch nhiễu (17)

(Mệnh Thân có hung tinh quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc quí nhân hội họp tất không giải trừ được tai ương họa hại)

Khả năng giải họa của Quan Phúc:

Khả năng giải họa sẽ mạnh nếu thủ đồng cung, trường hợp chiếu thì giảm đi nhiều

Không giải nổi Địa Không Đà La hãm địa đồng cung cho dù là có đủ bộ Quan Phúc, nhưng nếu có thêm Thiên Giải thì giải được

Đủ bộ và nhất là khi kết hợp với Thiên Giải có khả năng giải được Địa Không, Linh Tinh hãm địa

Hai sao Quan Phúc đồng cung thì giải rất mạnh bộ Hình Riêu Không Kiếp, một sao thì không giải hết được

Giải mạnh một sao Địa Không hoặc Địa Kiếp nếu tọa thủ đồng cung

Không giải hết bộ Hỏa Linh hãm địa hội họp

Giải rất mạnh bộ Hình Riêu, nhưng không giải nổi Hình Riêu Cô Quả hội họp

Không giải nổi Thiên Không, nhất là Thiên Không tại Tứ Mộ

Không giải được sự thị phi đố kỵ do Cự Kỵ gây ra, giảm được xấu xa do Hóa Kỵ gây ra

Không giải được Thiên Tướng hay Tướng Quân gặp Tuần hay Triệt

Giải được hình khắc, hiếm muộn, cô đơn, hiếm hoi do Cô Quả gây ra, giải được cách hiếm muộn do Lộc Tồn gây ra, nhất là đi với Tả Hữu

Không giải được sự cô đơn do Đào Hồng Cô Quả gây ra

Không giải nổi cách đa phu do Đào Hồng gây ra, không giải nổi cách đa phu do Thiên Không Hóa Kỵ Hồng Loan gây ra, cho dù có đủ bộ

Không giải nổi tật về mắt (cận thị) do Thái Âm Hóa Kỵ Đà La gây ra

Khôi Việt

Khôi Việt là phụ tinh chủ về phúc thọ, gặp Tả Hữu thì càng tăng phúc thọ, sống lâu). Mệnh có Khôi Việt gặp hạn xấu thì được người giúp đỡ, thông thường là người có chức có quyền nên Khôi Việt giải hạn xấu cũng mạnh.

Khôi Việt phụ tinh vi phúc thọ (18, TTL)

Tả, Hữu hội Khôi, Việt ư phúc thọ (15, TTL, VTL)

Mệnh Thân có Quan Phúc đi với Khôi Việt thì rất có lợi cho công danh thi cử, nếu đi thi đỗ cao. Phú có câu:

Sao Quan, Phúc cùng Khôi Tinh,

Lâm chung Thân Mệnh đề danh bảng rồng (10)

Thiên Khôi tượng ở thân thể là đầu, gặp Hình là đầu thường có tì vết hay có sẹo.

Thiên Việt là bả vai, gặp Hình thì bị so vai hoặc vai cao vai thấp (AB133, AB586)

Mệnh hay hạn có nhiều sao xấu hội họp thì bộ Thiên Khôi Thiên Hình (tượng là dao, kiếm) đồng cung chỉ việc đầu bị gươm dao chém phải, đầu thường có tì vết hoặc có sẹo. Nếu Mệnh có Thiên Việt Song Hao đồng cung hay Thiên Hình đồng cung thì dễ bị lệch vai, so vai

Khôi Việt gặp sát tinh thì có nhiều bệnh tật đem đến lo lắng (TTL)

Khôi Việt trùng phùng sát, cố tật ưu đa (17, TTL)

Khôi Việt rất kỵ gặp Tuần Triệt, kỵ gặp sát tinh Không Kiếp Thiên Không, ám tinh Hóa Kỵ (TTL)

Khôi Việt gặp Tuần Triệt án ngữ hay gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội họp, nhất là sát tinh, Kỵ, Hình hãm địa thì suốt đời chẳng mấy khi được xứng ý toại lòng, công danh trắc trở, nếu hưởng giàu sang thì cũng không lâu bền, thường có tật ở đầu, lại hay mắc tai họa khủng khiếp, nhất là về đao thương súng đạn, và không thể sống lâu (TTL)

Khôi Việt tại Hợi Tí Sửu thì hãm địa, tối kị ngộ Hỏa Linh Hình thì sẽ bị tai nạn kinh khủng như sét đánh, điện giật, hỏa tai. Hãm địa lai rất cần gặp Triệt Tuần khắc chế mới học thành và thi cử đỗ đạt được (AB133, AB586)

Chú ý có một số vị trí của Kình Đà liên quan đến công danh hoặc học vấn, một phần là do ảnh hưởng của Khôi Việt gây ra. Riêng Đà còn có LNVT

Kình Đà và Tam Hóa

Kình cư Mão, Đà cư Mùi (tuổi Giáp) thì tốt đẹp cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc

Kình cư Thìn Đà cư Dần (tuổi Ất) thì khá tốt đẹp cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền, Kỵ

Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Bính) thì tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền

Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Đinh) thì khá tốt cho bộ Cơ Đồng Cự tại Âm cung vì có Khoa Kỵ Quyền

Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Mậu) thì tạm tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Kỵ Quyền

Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Kỷ) thì khá tốt cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có Quyền Lộc

Kình cư Dậu, Đà cư Mùi (tuổi Canh) thì khá tốt cho Nhật Nguyệt Sửu Mùi (có Khoa Lộc), Vũ Tham cư Sửu (có Tam Hóa), Âm Dương Lương tại Dương cung (có Khoa Lộc)

Kình cư Tuất, Đà cư Thân (tuổi Tân) thì tốt cho cách Cự Dương tại Dương cung (có Quyền Lộc)

Kình cư Tí, Đà cư Tuất (tuổi Nhâm) được phân Hóa Lộc cho Lương, Quyền cho Tử Vi và Kỵ cho Vũ Khúc

Kình cư Sửu, Đà cư Hợi (tuổi Quí) thì cách Sát Phá Tham hoặc Sát Phá Liêm Tham đều có bộ Hóa Lộc, Hóa Kỵ

Tóm lại chúng ta thấy rằng bộ Tử Phủ Vũ Tướng khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì khó có được một sao Khoa, Quyền, Lộc. Bộ Sát Phá Liêm Tham khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì chỉ có tuổi Giáp là tốt đẹp, tuổi Kỷ khá tốt và tuổi Quí thì tạm được, còn lại cũng hiếm gặp một sao của tam hóa

Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì có thể nói dễ gặp các sao Hóa, đặc biệt các tuổi Ất, Bính, Mậu trong đó Bính Mậu đẹp hơn Ất vì không bị Kỵ xâm nhập

Nhìn chung thì Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham gặp Kình, Đà trong tam hợp thì khó gặp một sao tam hóa trong khi Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì dễ gặp hơn, đặc biệt là Cơ Nguyệt Đồng Lương

Sự tốt đẹp gia tăng khi các chính tinh sáng sủa và nhất là tránh được Hóa Kỵ xâm nhập. Hóa Quyền có thể giải một phần xấu của Hóa Kỵ. Nhận định bên trên chưa xét đến đắc hãm của chính tinh. Nói chung đã có Kình Đà xâm nhập (tam hợp xung chiếu) thì thiếu hẳn Lộc Tồn, nếu gặp được Lộc, Quyền, Khoa thì tốt đẹp hơn là không gặp nhiều

Biểu tượng

Kình Dương: dương vật

Đà La: mực

Kình Dương: cái đục, cái đẽo, cái búa

Có người cho rằng Kình Dương là cái bút, là gọng kìm, Đà La là thơ văn (AH)

Hình dáng, bệnh tật

Mệnh có Kình Dương đơn thủ thì thân hình cao và thô, mặt choắt, yết hầu lộ, mắt lồi (TTL), hình mạo phá tướng, dáng dấp lệch lạc (AB593)

Kình tai Mão Dậu thì chân tay có thương tích, mắt rất kém (TTL)

Mệnh có Đà La đơn thủ thì thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, lông tóc rậm rạp, khuôn mặt thô, răng xấu, mắt kém (TTL159)

Mệnh có Đà La thì thân hung, hình thô, phá tướng (AB332)

Kinh gặp Tả Hữu, Xương Khúc hội họp thì trong mình có nhiều nốt ruồi kín hay có nhiều vết thẹo(TTL156)

Một số câu phú về hình dáng, bệnh tật:

Kình Dương tai kém mình gầy,

Đà La mắt lớn, chân tay thì dài

Kình Dương lăm cháy bẩn ghê,

Thanh Long Mộc Dục cũng y một dòng (B182)

Đà La hắc tử điểm to (mụt ruồi to),

Cự Môn Hóa Kỵ âu lo hão huyền

Râu đỏ ấy, Kỵ Đà ắt hẳn,

Nói rằng là Dương Nhận phải chăng (NMB)

Đà La đinh cái chẳng hầu,

Khốc Hư thiên giỗ trên đầu ăn ra (B182)

Việt, Đà tiếng nói khoan thai,

Đồng, Không, Hư, Nhận (Kình Dương) lắm lời thị phi

Kìa người Dương Nhận, Đà La,

Hình thô (thân hình thô kệch) tính trá (gian trá) kể là càng dơ (B151)

Kỵ Hình gặp Kình Đà thì là người tàn tật hoặc thân thể bị thương tích:

Đào Hồng mặt mũi xinh tươi,

Kỵ, Hình, Đà, Nhận là người tật thương

Mệnh có Dương Đà Không Kiếp hội họp thì bị điếc tai, hoặc tai hơi điếc (theo kinh nghiệm thì trên 40 mới bị)

Lỗ tai điếc lác âu sầu,

Dương Đà Không Kiếp một miền Mệnh cung (13)

Mệnh gặp Thái Tuế, Cái, Đà, Riêu thì nói ngọng, cà lăm:

Miệng ngập, ngập miệng không thông thái (nói cà lăm, nói lắp),

Vì Tuế Đà Riêu Cái Mệnh viên

Miệng ấp úng nói không ra tiếng,

Vì Tuế, Đà, Riêu, Cái Mệnh viên (cung) (QXT, AB)

Cung Tật Ách có Kình Đà thì có tật về mắt, mù mắt, thong manh

Tật Ách kiêm Đà Nhận (Kình Đà) phản mục tật sầu (28, B60)

Phá Quân Nô Bộc hèn ngu,

Kỵ Đà Tật Ách phải phòng mắt đau (B114)

Cự Ðà đồng cung thì có nốt ruồi kín

Cự Môn Ðà La tất sinh dị chí (41, TTL)

Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình hay Đà thì có nhiều nốt ruồi kín và có nhiều tướng lạ:

Xương Khúc Tả Hữu hội Dương (Kình Dương) Đà đương sinh dị chí (34, TTL)

Thái Vân Trình ghi là Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình Đà thì loạn trí ngơ ngẩn, cần xét lại:

Tả Hữu Xương Khúc phùng Dương Đà đương sinh ám trí (14)

Nhật Nguyệt hãm địa gặp Đà La, Linh Tinh, Hóa Kỵ thì bị mù mắt, mắt mờ

Nhật Nguyệt ngộ Đà Linh chốn hãm,

Hóa Kỵ gia mục ám thông manh (49)

Cung Mệnh hay Tật Ách có Nhật Nguyệt hãm địa gặp Riêu, Kỵ, Kiếp, Kình thì hai mắt bị mù lòa

Nhật Nguyệt vô minh (hãm địa) nhi phùng Riêu, Kỵ, Kiếp, Kình ư Mệnh, Giải (tại cung Mệnh hay Tật Ách) tật nguyền lưỡng mục (bị mù lòa) (55, TTL)

Mệnh có Kình, Đà, Linh, Hỏa thì có tật tại lưng hay bị gù lưng, nếu các sao trên lại hãm địa thì suốt đời cùng khổ cô đơn, hoặc bị chết một cách thê thảm:

Kình, Đà, Linh, Hỏa thủ Thân Mệnh, yêu đà bối khúc chi nhân (17, TTL)

Mệnh có Linh Mã gặp Kình hay Đà thì chân tay bị tàn tật. Theo TTL thì Linh Mã cần đồng cung

Linh phùng Mã, nhi ngộ Kình Đà, hữu tật tứ chi (TTL)

Dương Đà thì thân thể hao mòn gầy yếu vì bệnh, Tuế Đà thì bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới

Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,

Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn

Nhưng có người cho rằng Kình Riêu hội họp thì bị ghẻ lở:

Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn

Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nạn

Tật Ách có Tham Đà Linh, Riêu thì bị bệnh lãnh cảm nên hiếm con

Tham Đà giải ách nhi ngộ Linh Riêu lãnh hoàn chi bệnh (52)

Đà La tại Tật Ách thì bị đau dạ dày, gặp Thai thì đau dạ dày nặng (AH)

Ý nghĩa

Là sát tinh, chủ sát phạt (TTL), táo bạo cô đơn (VVT)

Kình Dương (Dương Nhận) là hình tinh. Kình hóa khí gọi là Hình

Đà La là Kỵ tinh. Đà hóa khí gọi là Kỵ

Kình Đà đắc địa tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi): can đảm, dũng mãnh, quả quyết, thích nhanh chóng, sỗ sàng

Kình Đà hãm địa tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) liều lĩnh, hung bao, độc ác, hay chết chóc, phá họai, gây tai họa, bệnh tật (TTL58)

Kình Đà nhập miếu thì văn tài lỗi lạc, phú quí thanh dương (AB239, AB593)

Kình Đà miếu địa ở cung VCD là cách Kinh hay Đà độc thủ nhập miếu là anh hùng uy áp biên cương (AB238)

Kình Dương chủ hung bạo, thường dĩ oán báo oán, lấy thân làm sơ nhưng có hùng tính, không quá gian hiểm như Hóa Kỵ (AB593)

Kình Dương nhập miếu được tôn là thần bút, là Đệ Nhất Văn tinh, văn chương quán thế (đẹp nhất tại vị trí Thìn Tuất), là thần kiếm vì Kình hóa khí là Hình, chủ về hoạch đạt công danh, ưa chuyên soán đoạt quyền hành (AB331, 593)

Kình Dương nhập miếu tại Thìn Tuất Sửu Mùi và Tây Bắc sinh nhân được hưởng phúc (AB331)

Kinh cư Thìn Tuất Sửu Mùi

Tam phương cát chiếu một đời giầu sang

Mệnh viên Ngọ tọa Kình Dương

Mã đầu đới kiếm biên cương trị vì (AB331)

Đà La là nghiên mực, đồng cung với Thiên Hình ở Thìn Tuất Sửu Mùi hội với Văn tinh là cách văn chương thi phú hiển đạt, hội với phú tinh là người rất giàu có, vàng chôn, ngọc cất, giàu có (AB238, AB593)

Kình Dương thủ Mệnh

Cương cường, cứng cỏi, hành động táo bạo (tính cương)

Hay chống đối, hay chỉ trích phê bình người khác, do đó dễ hành nghề báo chí, viết về phê bình nghị luận thì thích hợp

Bất khuất, không chịu quì lụy

Đắc địa thì

Can đảm, dũng mãnh, sát phạt, có oai phong, có anh hùng tính, cương mãnh nhưng không sâu độc

Quả quyết

Kình Dương tính chất thô bạo, cương cường quả quyết hay tranh hơn với người. là người có lang tâm, cơ sảo, kiêu trá, đơn độc bạo hành, thuờng lấy thân làm sơ, lấy nhân làm oán (AB331)

Nam Mệnh

Kình đắc địa thủ Mệnh nên chuyên về quân sự, sau có uy quyền hiển hách

Nữ Mệnh

Kình đắc địa thủ Mệnh thì rất giàu có và vượng phu ích tử (TTL156)

Kình Dương tọa thủ Thân Mệnh tại miếu vượng cung thì tuy chủ sự quyền quí nhưng không tránh được sự hình khắc(AB466)

Kinh hãm địa thì hạ tiện, dâm dật, khắc hại chồng con (TTL156)

Kình Dương Nam Mệnh ca

Lộc tiền nhất vị an Kình Dương,

Thượng tướng phùng chi, phúc lộc gia

Cánh đắc quí nhân tương thủ chiếu

Binh quyền vạn lý tráng hoàng gia (QXT)

Kình Dương thủ Mệnh, tính cương cường

Tứ Mộ sinh nhân, phúc thọ trường

Nhược đắc Tử, Phủ lai tương hội

Tu trì tài cốc (ngũ cốc), phú xương xương (QXT) (tiền tài thóc gạo đầy kho, VTL)

Kình Dương nhất diệu lạc nhàn cung (Tí Ngọ Mão Dậu)

Đà, Hỏa xung hề, tiện, thị hung

Cánh nhược Thân, Mệnh đồng Kiếp Sát

Định nhiên yểu tuyệt tại đồ chung (chết đường) (QXT)

Kình Dương Nữ Mệnh ca

Bắc Đẩu phù tinh (sao Kình Dương) nữ mệnh phùng

Hỏa (Hỏa Tinh) Cơ, Cự, Kỵ tất thường dung (là người tầm thường, nghèo hèn)

Tam phương hung sát kiêm lai tấu,

Bất yểu chung tu lãng cổn thọ (nếu không chết sớm thì cũng chờ đợi dòng nước bạc là mồ chôn hồng nhan) (AB466) (lãng cổn đào, chìm nổi ba đào, VTL)

Kình Dương thủ mệnh tế thôi tường (dù có gặp may thì cũng chi là đại khái thôi)

Tứ Mộ sinh nhân miễn họa ương (người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì không bị ảnh hưởng tác hại của Kình Dương)

Nhược ngộ (nếu gặp) Tử Vi, Xương, Phủ (Thiên Phủ) hội

Tài quan hiển đạt, phúc du trường (AB467)

Đà La thủ Mệnh

Lãng mạn, ướt át, ủy mị, âu sầu (nhất là phái nữ càng thêm rõ nét), làm nhà văn viết thơ vă tình cảm ướt át thì thích hợp (tính nhu, ngấm ngầm)

Bướng bỉnh, lì lợm, không chịu bị người khuất phục

Vô tình, quật cường. Tính hạnh kiêu trá, thế thái cao ngạo, hay làm chuyện bất chính và phóng đãng bất định (AB332)

Đà La thủ Mệnh không giữ gìn được tổ nghiệp, không cư ngu nhất định ở nơi nào, hành sự phản bội, hữu thủy vô chung, hoạch thành hoạch phá (AB332)

Đà La Nữ Mệnh

Đà La tọa thủ tại Thân Mệnh thì tuy ngoài mặt bình thường nhưng tâm hồn hiểm độc, bởi vậy chồng nhiều mà hiếm con (AB468)

Dù có được cát tinh củng chiếu thì cũng có tính dâm đãng (AB468)

Cùng sao Cự Môn thủ Mệnh nhất định phải vượng nghiệp xướng tỳ (AB468)

Đắc địa thì

Can đảm, dũng mãnh (TTL159)

Thâm trầm, có cơ mưu thủ đoạn (TTL159)

Đà La Nam Mệnh ca

Đà La Mệnh nội tọa trung tồn (Mệnh Đà Thân Kình gọi là Bá Lộc cách)

Cánh hỷ nhân sinh Tứ Mộ chung

Tái đắc Tử Vi, Xương, Phủ hợp, (hội, VTL)

Tài lộc phong doanh viễn bá (phan, VTL) danh (QXT)

Đà La tại hãm bất kham văn (khó nghe, khó chịu)

Khẩu thiệt, quan phi nhất thể xâm

Tài tán, nhân ly, nhập cô độc

Sở vi, sở tác bất như tâm (bất toại ý) (QXT)

Đà La Nữ Mệnh ca

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương

Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương (nhiều đau thương trong cuộc đời)

Thien Lộc bất phùng sinh vượng địa (nếu không có Hóa Lộc tại miếu vượng hóa giải)

Hình phu, khắc tử, bất vi luong (AB469)

Đà La nhất diệu nữ nhân phùng

Ngộ cát gia lâm, dâm đãng dung (khuôn mặt dâm đãng)

Hung sát tam phương xung (tương, QXT, VTL) chiếu phá

Tu phòng tương biệt chủ nhân ông (đề phòng chồng chết sớm, AB, VTL. QXT giải là bỏ chồng) (AB468)

Kình Đà đắc địa thủ Mệnh thì

Kình đắc địa thì tính cương cường, quả quyết, dũng mãnh, lắm cơ mưu, thích mạo hiểm nhưng hay kiêu căng tự đắc (TTL156)

Có cơ mưu

Chủ về quyền quí

Kình Đà hãm địa thi

Liều lĩnh, hành động táo bạo, thích nhanh chóng sỗ sàng

Hung bạo, độc ác

Gian trá, cô đơn, lấy thân làm sơ, lấy ân làm oán (B110)

Hay chết chóc, phá hoại, gây tai họa, bệnh tật (TTL)

Kinh hãm địa thì tính khí hung bạo, liều lĩnh, bướng bỉnh, ngang ngạnh, gian trá

(TTL156)

Đà La hãm địa thì hung bạo, gian hiểm, độc ác, và dâm dật, trong mình thường có tì vết hay có thẹo (TTL159)

Người sinh Tứ Mộ (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không kỵ sao Kình Đà. Khó có thể giải thích được tại sao nhưng điểm đặc biệt là các tuổi trên thuộc hành Thổ, còn Kình Đà hành Kim đới Hỏa thành ra có sự tương sinh với Thổ làm trung gian (Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim)

Luận giải sơ lược về Kình Đà

Kình Đà đắc địa thì tốt cho công danh tài lộc, nhưng hãm địa thì chủ về tai nguy. Đây là tai nguy tiềm ẩn. Tác động của Kình Đà là gia tăng tính chất xấu của sao xấu phối hợp với nó, giảm tính chất tốt đẹp của các sao tốt phối hợp với nó, nghĩa là một lá số có Kinh Đà hãm địa thủ Mệnh thì giảm tốt, tăng xấu nhưng chưa chắc là mắc tai họa. Kình Đà hãm chỉ tác họa khi hội hợp với các hung sát tinh hãm địa như Không Kiếp, Hỏa Linh, Hình Riêu hãm địa, Hóa Kỵ… hoặc gặp đại hạn xấu. Bản thân Kình Đà cho dù là hãm cũng không tự thể hiện sự tác họa, ngoại trừ phối hợp với các sao khác Riêng Kình Đà hợp chiếu thì không có gì đáng lo ngại (một đắc, một hãm chiếu). Mệnh giáp Kình Đà (có Lộc Tồn thủ) chỉ xấu khi cung đó xấu, nếu cung đó tốt đẹp thì không hề gì

Chỉ có tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì hợp với Kình Đà, nếu gặp Kình Đà đắc thì gia tăng điều tốt, nếu gặp Kình Đà hãm cũng không sợ tai nguy

Nhìn chung bộ Kình Đà không hợp với tam hợp Tang Tuế Điếu (có Mã) và tam hợp Tuế Phù Hổ (có Hoa Cái), đặc biệt tam hợp Tuế Phù Hổ Cái lại có Hóa Kỵ thì càng xấu. Có rất nhiều bộ có liên quan như bộ Mã Kình, Đà, bộ Mã Linh Kình, Đà, bộ Tuế Kình, Đà, bộ Quan Phủ, Kình Đà, bộ Tuế Đà Kỵ, bộ Tuế Cái Đà Riêu, bộ Hoa Cái Kình Đà, bộ Hổ Hình Kỵ

Kình Dương hãm địa thì xấu hơn Đà La hãm địa

Kình Đà gặp thêm sát tinh hãm địa (Không Kiếp, Hỏa Linh hãm địa) thì mới hung. Hình, Riêu, Hóa Kỵ gia tăng thêm sự xấu xa của Kình Đà, đặc biệt chú ý là Hóa Kỵ hoàn toàn không thích hợp với Kình Đà (Đà gặp Kỵ xấu hơn Kình gặp Kỵ vì Đà hóa khí là Kỵ, gặp thêm Hóa Kỵ). Đương nhiên Không Kiếp, Hỏa Linh thì gia tăng tính hung của Kình, Đà. Chú ý là Kình Đà luôn luôn có Hao tam hợp (Mệnh Kình hay Đà thì Hao tại Tài hay Quan), mà Hao hãm địa tối kỵ ở Tài (tán nhiều tụ ít, khó giàu có), Hao gặp sát tinh (Không Kiếp, Hỏa Linh hãm địa) hoặc Thiên Hình thì xấu, chủ về cô đơn, bần hàn, tai nạn, thương tích, gặp Kỵ tại Tài Quan thì phú quí không bền, gặp Không Kiếp hoặc Phá Quân hãm địa tại Tài thì vô sản, gặp Hỏa Linh tại Tài thì phá tán tiền của.

Kinh Đà hãm địa không gặp Tuần Triệt hay nhiều sao sáng sủa hội họp cứu giải thì khó tránh tai họa, tuổi thọ bị chiết giảm. Kình Đà hãm địa, hội ác sát mờ ám nhất là Hỏa Linh Không Kiếp Kỵ Hinh Kiếp Sát thì bôn ba hình khắc, khó tránh được hình thương hung họa, cả đời cùng khổn, cô đơn, phải lang thang phiêu bạt, thường mắc kiện cáo, tù tội, mắc những tai nạn khủng khiếp, nếu chân tay không bị thương tật và nếu mắt không có tật thì không thể sống lâu được. Đà La gặp Không Vong Hỏa Linh thì khó tránh chân tay tàn tật, thường hay mắc tai nạn xe cộ

Kình Dương hóa khí là hình, gặp thêm Thiên Hình hãm thì càng xấu, chủ về hình thương tai nạn. Nếu Kình đắc địa gặp thêm Hình đắc thì càng tốt, chủ về võ nghiệp, pháp lý

Kình Dương nhất là khi đắc địa kết hợp với Hữu Bật thì lại tốt, chủ hiển đạt về võ nghiệp

Đà La hóa khí là Kỵ, gặp thêm Hóa Kỵ hãm thì càng xấu (bộ Đà Kỵ), chủ về thị phi, miệng tiếng, tranh chấp, bất hòa, kiện cáo, bệnh tật, tại Tử Tức thì chủ sự hiếm con, chậm có con. Nếu gặp thêm Cự Môn hãm địa hoặc Thái Tuế thì đồng tính chất nên càng xấu hơn (bộ Tuế Đà Kỵ, bộ Cự Kỵ Đà, bộ Tuế Đà Cự Kỵ, bộ Tuế Phủ Đà Kỵ), chủ về gian nan vất vả, tai nạn, ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc, chủ thị phi, kiện cáo, tranh chấp, giam cầm, bệnh tật, tang thương. Cự gặp Kỵ thì xấu nên đương nhiên bộ Tuế Đà Kỵ Cự thì càng xấu

Riêu (có Hình trong tam hợp) gặp thêm Đà Kỵ gọi là tam Ám (Riêu Đà Kỵ), che lấp ánh sáng của Nhật Nguyệt. Tam ám đi liền ba cung thì cũng xấu

Đà La Thìn Tuất hội với Tuế Kỵ Hình Riêu ở thì ngôn ngữ đanh thép, người người nể phục (AB238)

Kình Đà kỵ gặp Địa Kiếp hơn Địa Không, kết hợp với Địa Kiếp hãm địa thì gia tăng tính hung rất nhiều, chủ về tai nạn, chết chóc. Kình Dương hãm gặp Địa Kiếp thì xấu hơn Đà La hãm gặp Địa Kiếp. Đà La Địa Kiếp hãm địa hội họp gặp Thiên Giải thì giải được

Kình Dương kết hợp với Hỏa tinh thì ảnh hưởng gia tăng mạnh mẽ hơn là với Linh Tinh. Nếu cả hai sao đều hãm thì rất xấu, chủ về tai nạn, bần cùng, công danh trắc trở. Nếu cả hai sao đều đắc thì lại rất tốt, chủ về uy quyền tài lộc. Bộ Kình Dương Hỏa Tinh đồng cung tại Tứ Mộ thì lại tốt, chủ về uy quyền, nghĩa là Kình đắc đồng cung với Hỏa Tinh thì hợp. Nữ Mệnh nếu Kình hãm địa và gặp Hỏa Linh Kỵ hãm thì là người dâm dật, hạ tiện, và hình khắc

Đà La kết hợp với Linh Tinh thì xấu hơn kết hợp với Hỏa Tinh (bộ Đà Linh), gặp thêm Cự Môn hãm địa thì càng xấu, chủ tai họa bât ngờ.

Đà La thủ Mệnh là những nhà danh tài tư pháp, chỉ sợ lạc Không Vong, Linh Hỏa thì không tránh được chân tay tàn tật, thường hay mắc tai nạn xe cộ hình thương (AB238)

Khi có sự xâm nhập của các hung sát tinh Không Kiếp, Hóa Linh hoặc Thiên Hình, Thiên Riêu, Thái Tuế… thì tùy theo ý nghĩa của các sao phối hợp mà sự xấu nghiêng về mặt đó.. Sự xấu thì có thể liên quan đến tay chân hoặc đi lại, thay đổi công việc, té ngã (Thiên Mã), đến pháp luật hoặc thị phi cãi vã, buồn thương (Thái Tuế, Hóa Kỵ), tang chế (Hư, Tuế Phá, Điếu Khách) tai nạn sông nước (Cự Kỵ, Lưu Hà), hình thương, đánh nhau, bệnh tật (Hình, Riêu), tai họa về mọi khía cạnh như tài lộc điền sản bị phá tán, công danh, tuổi thọ, nhân ly như gia đạo gặp trục trặc như hình phu khắc tử, hoặc cuộc đời khổ sở, nghèo hèn, chết thảm, mọi việc đều không vừa ý (Không Kiếp Hỏa Linh)

Kình Dương dù đắc hay hãm gặp Hóa Lộc đồng cung hoặc Hóa Quyền đồng cung thì tốt (bộ Kình Lộc, Kình Quyền), chủ về tài lộc, uy quyền. Nếu chỉ gặp Quyền chiếu thì giảm tốt nhiều, nhưng không đáng lo ngại nếu Kình hãm địa. Kình Đà hội Hóa Lộc là nhà kinh thương, buôn bán phát đạt trở nên giàu có

Kình Đà đủ bộ chiếu nếu có Hóa Lộc thủ, Quyền chiếu thì không sợ ảnh hưởng của Kình Đà

Kình Dương tại Ngọ gặp Hóa Lộc hay Hóa Quyền đồng cung thì trở nên tốt đẹp, chủ tài lộc, uy quyền. Trường hợp Hóa Quyền thì gặp Kỵ cũng không sao. Nếu gặp thêm Đồng Âm đồng cung thì càng tốt đẹp

Khoa Đà đồng cung tại Hợi thì vẫn tốt cho công danh, nhất là có Thái Âm thủ

Tam Hóa hội họp không sợ ảnh hưởng xấu của Kình Đà, nhất là khi Kình Đà thủ đồng cung. Khoa, Quyền hoặc Lộc thủ tại cung thì không lo sợ Kình Đà đồng chiếu về

Hóa Khoa giải được tính hung của Kình Đà, nhất là khi đồng cung. Khoa đồng cung với Kình Đà thì không phải lo ngại tác họa của Kình Đà nếu hãm. Khoa Đà đồng cung cũng tốt đẹp

Hai trong ba sao Khoa Quyền Lộc hội họp cũng giải được họa của Kình Đà hãm. Kình Đà đủ bộ chiếu thì không đáng lo ngại vì một đắc một hãm. Các chính tinh lạc hãm nếu gặp hai sao Khoa Quyền hoặc Lộc hoặc có thì không e ngại tác họa của Kình Đà hãm địa, gặp một sao thì phải tọa thủ đồng cung mới giải được

Quyền Lộc thủ đồng cung thì không lo Kình Đà đủ bộ chiếu

Tử Phủ Vũ Tướng sáng sủa tốt đẹp không e ngại Kình Đà, chỉ bớt tốt thôi, thiên về phú hơn quí

Tử Phủ sáng sủa thì giải được tác hại của Kình Đà hãm, nhưng giảm tốt, ví như cách hoa bị gió vùi dập, sẽ giảm tính chất quí hiển là chính. Kình đắc địa gặp Tử Phủ cùng đắc địa đồng cung thì buôn bán lớn mà trở nên giàu có. Tử Vi nếu bình hòa (Tử Tham Mão Dậu và Tử Vi tại Tí) thì khả năng cứu giải yếu, Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp thì tuổi thọ bị chiết giảm. Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gặp Kình Đà thì như ngọc đẹp nhưng có tì vết, hậu vận không tốt

Tử Vi Quyền Lộc nếu gặp Kình Đà thì vẫn còn đẹp tốt nhưng là người vô đạo và bất chính. Trong trường hợp này Kình Đà không gây ảnh hưởng xấu đến phú quí nhiều nhưng ảnh hưởng đến tính cách là chính

Tử Vi, Vũ Khúc hay Phá Quân gặp Kình Đà thì sẽ gặp lận đận trên quan trường, chỉ nên buôn bán mà khá giả.

Nhật Nguyệt dù đắc hay hãm cũng kỵ gặp Kình hay Đà hãm thủ đồng cung (Thái Âm thì kỵ gặp Kình Đà hơn Thái Dương), dễ khắc cha hay mẹ, vợ hay chồng (Nhật tượng cha, chồng, Nguyệt tượng mẹ, vợ), bản thân hay bị bệnh, tai nạn, nếu gặp thêm Hóa Kỵ thì càng xấu, cha mẹ chết sớm, bất toàn, vợ chồng li dị, xa nhau hay có người chết sớm, bản thân dễ mang ác tật, khó lòng tránh thoát hình thương. Thái Âm thì kỵ gặp Kình Đà hơn Thái Dương. Mệnh có Thái Âm miếu vượng đắc gặp Kình Đà hội hợp tất phải ly tổ, tiền tài hay bị hao tán. Nếu Thái Âm hãm lại gặp Kình Đà thì suốt đời cùng khó, phải lang thang phiêu bạt và rất nghèo túng. Ngoại lệ là Đồng Âm cư Tí Ngọ không kỵ gặp Kình đồng cung, gặp Kình trong trường hợp này lại tốt về công danh tài lộc, nhất là tại Ngọ gặp thêm Phượng Các. Nữ Mệnh có Thái Âm Đà La đồng cung thì rất dâm đãng. Nhật Nguyệt Thìn Tuất kỵ gặp Kình lại thêm Không Kiếp hội họp, chủ hung nguy tai nạn, nhất là tại hạn. Hóa Kỵ Đà Riêu kết hợp thành bộ tam Ám (Riêu Đà Kỵ), thường che ánh sáng của Nhật Nguyệt

Kình Đà hãm địa thì không tác hoại lắm đối với Sát Phá Tham, chỉ gia tăng tính hung hãn của Sát Phá Tham là chính. Sự tác hoại chỉ có khi Kình Đà kết hợp với các hung tinh lạc hãm hoặc các bộ sao phá cách

Sát Phá Tham sáng sủa (như Thất Sát Dần Thân, Phá Quân hay Thất Sát Tí Ngọ, Tử Phá hay Liêm Sát hay Vũ Tham Sửu Mùi, Tham Lang hay Phá Quân Thìn Tuất) cũng không e ngại Kình Đà hội chiếu hoặc hãm thủ đồng cung, ngoại trừ có sự tham gia của các hung tinh lạc hãm khác như Không Kiếp, Hỏa Linh… Nếu gặp Kình Đà đắc thì lại tốt đẹp về tài lộc. Riêng Hỏa Linh thì lại hợp với Tham Lang đồng cung, chủ về phú quí hoặc Tham Lang miếu vượng gặp Hóa Kỵ cũng tốt, chủ về buôn bán xuôi ngược mà giàu có. Sát hoặc Phá gặp Kình hay Đà đắc thì cũng tốt đẹp. Sát Phá Tham lạc hãm (như Tham Tí Ngọ, Tử Tham, Vũ Sát hay Liêm Phá Mão Dậu, Phá Quân Dần Thân, Liêm Tham hay Vũ Phá Tỵ Hợi, Thất Sát Thìn Tuất) thì có phần e ngại một chút khi có Kình Đà hãm địa thủ đồng cung. Vị trí cần để ý là Liêm Tham Tỵ Hợi và Tham Lang Tí Ngọ.

Thất Sát và Phá Quân khi gặp Kình, nếu gặp cát tinh thì gia tăng tốt, nếu gặp hung tinh lạc hãm thì gia tăng xấu. Riêng Thất Sát hãm (Thất Sát Thìn Tuất) gặp Kình hay Đà đắc đồng cung thì cũng tốt

Thất Sát tại Ngọ có Kình hãm đồng cung, thiếu Quan Phúc Khôi Việt nên độc, nếu gặp thêm hung sát tinh hãm địa như Không Kiếp Thiên Hình thì hay mắc tai nạn tai họa khủng khiếp, khó lòng thoát khỏi chết một cách thê thảm.

Thất Sát hãm địa gặp Hỏa tinh và Kình hãm hội họp thì là người nghèo hèn

Thất Sát gặp Kình Ðà Hỏa Linh thì hoặc có tật ở lưng như bị gù lưng, hoặc hay bị chết trận

Mệnh an tại Tuyệt địa có Thất Sát tọa thủ gặp Kình Đà hội hợp thì dễ chết yểu

Phá Quân tại Tí Ngọ thì cô độc, nghĩa là sớm xa cách cha mẹ anh em, nếu không cũng khắc chồng hay hiếm con, nhưng nếu gặp Hữu Bật Kình Dương thì có tài và làm nên danh giá

Liêm Phá Mão Dậu hãm địa gặp Kiếp Kình hãm địa thì đề phòng tù tội, nếu chỉ gặp Kình Dương thì chưa có gì phải lo lắng

Liêm Phá Kình đồng cung tại Mão Dậu gặp Tả Hữu thì khởi loạn chống lại chính quyền, làm loạn thiên hạ.

Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương đồng cung, Liêm Tham tại Hợi gặp Đà La đồng cung như hoa đào trôi nổi trên nước, đam mê tửu sắc, chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi.Tham Lang Hợi Tí cho dù có gặp Kình hoặc Kình Đà đủ bộ nhưng nếu có Quyền Lộc thì vẫn giàu sang

Tham Lang gặp sát tinh (như Kình Đà Không Kiếp) đồng cung, nữ thì buôn son bán phấn, làm điếm còn nam thì trộm cắp gian xảo, bất lương

Tham Lang sáng sủa có Quyền Lộc hội họp (phải có một sao đồng cung) thì tốt đẹp, có gặp Kình Đà cũng không sao, nếu có thêm Linh Tinh thủ đồng cung thì rất tốt đẹp về công danh tài lộc. Riêng Tham Ðà thì đam mê tửu sắc

Tham Lang hãm địa gặp Kình hãm địa cũng xấu, gặp Đà xấu hơn gặp Kình

Cơ, Đồng, Lương sáng sủa gặp Kình Đà thì không e ngại, nếu hãm địa và không đồng cung với Nhật, Nguyệt, Cự thì cũng không đáng lo. Ngoại lệ là Đồng Âm hãm tại Ngọ có Kình đồng cung, Phượng hội họp thì lại tốt đẹp

Đồng hãm tại Thìn Tuất gặp Kình đắc thủ hoặc Kình Đà đủ bộ chiếu gặp Kỵ Lưu Hà thì khó tránh chết đuối

Cự Môn kỵ gặp Đà hơn Kình vì Đà hóa khí là Kỵ.

Cự Môn sáng sủa không kỵ gặp Kình. Cự Môn tại Tí Ngọ như đá có ngọc bên trong nên tốt đẹp nhưng rất cần Tuần Triệt, hoặc Kình Hình (Kình phải thủ đồng cung), hoặc gặp Song Hao đồng cung thì tốt đẹp, giàu có. Cự Môn hãm địa gặp Kình đắc địa thì tốt hơn là không gặp

Cự gặp Đà La thì xấu, lại gặp thêm Hóa Kỵ hội họp thì tối hung, rất xấu, đem đến tai nạn, nhất là các sao trên hãm địa

Cự hãm địa (Cự Thìn Tuất, Tỵ Hợi, Cự Đồng Sửu Mùi) gặp Kình hay Ðà đồng cung thì hay bị bệnh tật, nếu không thì ăn chơi đàng điếm, hạng bất lương

Cự Môn Thìn Tuất thì hãm, tuổi Tân thì lại trở nên tốt, giàu sang vinh hiển. Tuổi Tân Mệnh tại Thìn có Hóa Lộc đồng cung gặp Triệt, Hóa Quyền Hao LNVT và Kình Đà chiếu, Mệnh tại Tuất thì có Hóa Lộc Kình đắc tọa thủ, Quyền Khôi Việt Thiên Trù Đường Phù Hao chiếu

Cự Môn gặp Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) thì hung, cuộc đời vất vả, dễ mắc ác tật hoặc phải bị tai nạn

Cự Hỏa Kình Dương hội họp thì hung nguy tiềm ẩn, có thể tự tử khi gặp hạn xấu

Cự Môn Hỏa Kình Ðà hội họp gặp thêm ác tinh thì tự tử như gieo mình xuống sông tự tử hoặc thắt cổ

Kình gặp Liêm, Cự, Ky đồng cung thì có ám tật, nếu Liêm, Cự, Kỵ lại hãm địa thì chân tay bị thương tích, hay mắc kiện tụng, hình tù, về già lại càng khốn khổ, đáng lo ngại nhất là tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi có cách này (TTL156)

Các câu phú về Kình Đà

Mệnh có Kình hoặc Đà hãm địa thủ hay Kình Đà chiếu là người ăn nói không cẩn thận, bị tai họa do ăn nói mà ra:

Dương Đà xâm nhiễu Mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết, kẻo phòng khẩu tai

Dương Đà xâm chiếm Mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết, những phường điêu ngoa (AB)

Dương Đà trùng lâm mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết những phiền cùng lo (VT)

Mệnh viên dù có Dương Đà,

Nói năng cuồng loạn, những là khẩu tai (B104)

Kình Dương nhập miếu tại Tứ Mộ thì giàu có, danh tiếng, tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi càng thêm quí hiển

Kình Dương nhập miếu, phú quí thanh dương (1, TTL)

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Mệnh có Kình Đà miếu vượng thì ngoài 50 tuổi mói gọi là được hưởng phúc:

Hình xú Dương Đà hưởng phúc ư ngũ tuần chi hậu (10, B80)

Kình hãm địa (tại Tí Ngọ Mão Dậu) thì là kẻ trộm cướp, miếu vượng thì là anh hùng danh tiếng:

Dương nhận hãm tu bị thiết, miếu vượng cư nhi hào kiệt dương danh (4, B74)

Kình Dương hãm địa tại Tí Ngọ Mão Dậu thì chết non, hoặc bị tai nạn tàn tật. Theo TVT Kình ở Mệnh tại các vị trí trên nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì hình thương, nếu gặp nhiều sao xấu thì tác hại khủng khiếp

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

Nay những số yểu hình rất xấu,

Vì Ngọ cung, Mão, Dậu gặp Dương (Kình Dương) (B160)

Kình Dương tại Dậu thì gặp nguy hiểm. TVT giải rằng cung Thiên Di an tại Dậu có Kình tọa thủ thì ra ngoài hay gặp nguy khốn

Thốn Kim khuyết Kình Dương phản hiềm tao khổn (27, B79)

TTL cho rằng Kình Dương tại Ngọ (không có sao Khôi Việt Quan Phúc) ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. Cần xa lánh sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình và được sao sáng sủa tốt đẹp như Lộc Mã Khoa Quyền Lộc tất phát về võ nghiệp, có uy quyền lớn. Tuổi Bính Tuất có cách này thì thật là tài quan song mỹ (tuổi Bính Tuất thì có Phượng Các Giải Thần xung chiếu và Kình đồng cung với Bạch Hổ, có Tuần tại Ngọ Mùi). Các tuổi khác có cách này thì cũng quí hiển nhưng sự nghiệp chẳng lâu bền và hay mắc tai họa khủng khiếp.

Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương (7, TTL)

Mệnh viên Ngọ, tọa Kình Dương,

Mã đầu đới kiếm, biên cương trị vì (AB332)

Mã đầu đới kiếm cách kỳ,

Làm quan trấn thủ biên thùy nổi danh,

Ấy là Bính, Mậu sinh nhân,

Lộc Tồn Tỵ thủ (Lộc Tồn cư Tỵ) Ngọ danh Mã đầu (B179)

Ngọ cung Tam Hóa hợp Kình,

Người sinh Bính Mậu biên đình nổi danh (HC 160)

Mệnh tại Ngọ có Kình thủ (không có sao Khôi Việt Quan Phúc) ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. nếu gặp sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình hội họp thì hoặc chết yểu, hoặc bị tai nạn, tàn tật. Theo TVT thì gặp Thất Sát Thiên Hình

Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, phi yểu chiết nhi hình thương (5, TTL)

Mã đầu đới kiếm lạ dường,

Nếu chẳng yểu triết thì thường hình thương

Ngọ cung thủ Mệnh Kình Dương,

Thứ thời tại Mão, Kình Dương lạc ngàn

Kình Dương tại Mão Dậu, tuổi Mậu và Giáp thì phúc khó toàn vẹn. Chú ý tuổi Giáp Kình tại Mão và tuổi Mậu Kình tại Ngọ. Cần coi lại câu phú này

Dương cư Đoài (Mão) Chấn (Dậu) Lục Mậu Lục Giáp phúc nan toàn (3, B75)

Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Giải: TVT giả rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này

Đà La hãm tại Tỵ Hợi Dần Thân thì cuộc đời cơ cực hoặc không chết non thì cũng mang tật hay có thương tích trong người. Nếu chấp nhận câu phú này thì Đà La hãm địa tại Tỵ Hợi Dần Thân:

Đà La Tỵ Hợi Dần Thân phi yểu triết nhi hình thương (33)

Dần Thân Tỵ Hợi bốn nơi,

Đà La tọa thủ, đoán bàn thương thân

Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương,

Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160)

Đà La hãm địa tối hung,

Cuộc đời cơ cực, bềnh bồng độ thân (AB332)

Mệnh có Lộc Tồn thủ thì sẽ giáp Kình giáp Đà, nếu cung Mệnh xấu xa thì là ăn mày, cuộc đời cùng khổ, lang thang phiêu bạt, hoặc chết yểu, nếu có Hóa Kỵ đồng cung (bộ Lộc Tồn Hóa Kỵ đồng cung) thì xấu, nghèo túng, khổ sở và hay mắc tai họa, chỉ sóm xa gia đình thì may ra mới được com no áo ấm:

Giáp Kình giáp Đà vi khất cái (40, TTL)

Dương Đà giáp Ky vi bại cục (39, TTL)

Kình Đà giáp với Mệnh viên,

Hoặc là Không, Kiếp bần hàn yểu vong

Mệnh có Kình Đà giáp, nếu cung Mệnh xấu xa thì số đàn bà phá tán cơ nghiệp nhà chồng. TVT giải rằng cung Phu xấu xa mờ ám lại giáp Kình Đà thì phá tán cơ nghiệp của chồng

Kình Đà tương giáp mệnh phá điền trạch ư phu quân (46, B80)

Kình Dương Lực Sĩ đồng cung (người Dương Nam, Âm Nữ mới có bộ Kình Lực, Tấu, Đại Hao) thì như Lý Quảng là người khoẻ mạnh địch được muôn người, tài giỏi lập nên công trạng nhưng không được phong thưởng xứng đáng:

Kình Dương phùng Lực Sĩ,

Lý Quảng nan phong hầu (9, TTL)

Lý Quảng sức địch vạn chúng thị hữu Kình Dương Lực Sĩ (8, TTL)

Lý Quảng công chẳng được phong,

Kình Dương Lực Sĩ tương phùng Mệnh Thân

Lý Quảng chẳng được hầu phong,

Bởi vì Lực Sĩ Kình Dương tương phùng (B170)

Mệnh Dương (Kình Dương) phùng Lực (Lực Sĩ) bình thường,

Yêu thi Văn Khúc ngộ Thương (Thiên Thương) khá hiềm (Văn Khúc ngộ Thiên thương thì không tốt) (B158)

Kình hãm địa gặp Thiên Hư, Tuế Phá, Điếu Khách (Kình hãm nằm trong tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã) thì cuộc đời có nhiều tang tóc liên miên, suốt đời đề phòng có tang, trai sát vợ, gái sát chồng, nếu không cũng phải sớm xa cách cha mẹ anh em.

Kình Hư Tuế Khách gia lâm, mãn thế đa phòng tang sự (44, TTL)

Hư (Thiên Hư) Kình, Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách) gia lâm, mãn thế đa phùng tang sự (3, TTL)

Mệnh gặp Kỵ Đà thì hay gây gỗ kiếm chuyện đối với người khác, bất hòa. QXT cho rằng anh em xung khắc. Mệnh có Thiên Hình hãm địa thì là người hung bạo, hay gây sự, đánh lộn:

Sao Thiên Hình thủ, tính người hung hãn,

Kỵ Đà lâm lòng vốn khiếm hòa (B43)

Sao Hình thủ, cùng người đánh lộn,

Kỵ sinh lâm lòng vốn bất hòa (QXT)

Thiên Hình thủ, hôn lại chi nhân,

Kỵ Đà lâm bất nhất khiếm hòa (6)

Kình Đà với Thiên Mã

Mã gặp Kình hay Đà thì là số nhà binh phải đánh Đông dẹp Bắc mãi không thôi

Hay gì Mã gặp Đà Dương (Kình Dương),

Nhọc nhằn những áng sa trường đôi khi (B112)

Có câu phú của TVT

Dương Đà phùng Mã trực xung (Mã xung chiếu),

Những là đánh Bắc, dẹp Đông chẳng rồi (14)

Kình hay Đà thủ gặp Mã xung chiếu thì là số nhà binh phải đánh Đông dẹp Bắc mãi không thôi.Thật ra tại Dần cung mới có bộ Mã Đà đồng cung hay xung chiếu, còn Mã và Kình chỉ tam hợp mà thôi

Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,

Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)

Trong câu này đã lẫn lộn Nhận (Kình) thành Nhật

Mã gặp Đà đồng cung thì gọi là ngựa què, Mã gặp Tuần Triệt gọi là ngựa chết, Mã Đà đồng cung tại Thiên Di thì hay đi ngao du, đi đây đi đó:

Chiết Túc: Đà Mã sum vầy,

Tử Mã: Tuần Triệt đêm ngày khảm kha

Chơi bời du thủy du sơn,

Thiên Di Thiên Mã hợp chàng Đà La

Đà La với Mã xum vầy,

Dây gai vương vít Mã này gẫy chân

Kình Đà với Hỏa Linh

Mệnh có Kình Đà Hỏa Linh hội họp nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì có tài lộc, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa thì cùng khổ, hoặc mắc tai họa mà chết thảm thương:

Kình Đà Hỏa Linh hội họp phùng cát phát tài, hung tắc kỵ (18, TTL)

Mệnh an tại Tứ Mộ có Kình Dương Hỏa Tinh tọa thủ đồng cung thì có uy quyền hiển hách, nếu lại gặp thêm Tham, Vũ đồng cung thì danh tiếng lừng lẫy khiến quân giặc ở biên cương phải khiếp sợ. Theo NMB thì Kình gặp Hỏa miếu vượng

Kình Dương Hỏa Tinh uy quyền xuất chúng, đồng hành Tham Vũ uy yểm (uy áp) biên di (42, TTL, B75)

TVT cho rằng Mệnh có Kình Dương Hỏa Tinh tọa thủ đồng cung thì có uy quyền khiến mọi người nể sợ, tuổi Thìn Tuất là thuợng cách, tuổi Sửu Mùi là thứ cách

Dương (Kình Dương) Hỏa đồng cung, oai quyền áp chúng (16)

Mệnh có Kình, Đà, Linh, Hỏa thì có tật tại lưng hay bị gù lưng, nếu các sao trên lại hãm địa thì suốt đời cùng khổ cô đơn, hoặc bị chết một cách thê thảm

Kình, Đà, Linh, Hỏa thủ Thân Mệnh, yêu đà bối khúc chi nhân (17, TTL)

Mệnh có Kình Dương Hỏa Linh hãm địa hội họp thì hạ cách, rất xấu, công danh trắc trở, tiền bạc thiếu thốn và hay mắc tai nạn. TVT giải rằng Mệnh mờ ám xấu xa lại gặp Kình Linh tọa thủ thì cuộc đời khổ sở, nghèo khổ, không thể quí hiển, nhất là nữ giới tối kỵ cách này

Kình Dương Hỏa Linh vi hạ cách (24)

Hỏa Linh Kình Dương vi hạ cách (TTL)

Kình Đà với Không Kiếp

Mệnh có Kình hay Đà gặp Địa Kiếp thì giảm thọ. TVT cho rằng Kiếp là Địa Kiếp hay Kiếp Sát. Trong tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát dễ có Đào Hồng thành ra chính Đào Hồng kết hợp với Địa Kiếp thì giảm thọ

Mệnh Kình, Đà gia Kiếp giảm thọ (43, TTL)

Đà La Địa Kiếp hãm hội họp mà còn gặp Linh Tinh thi rất xấu:

Đà La Địa Kiếp (hãm) chiếu phương,

Linh Tinh lại gặp bất tường chẳng sai (12)

Có Đà La Địa Kiếp mà gặp Thiên Giải thì giải được, cũng được yên:

Đà Kiếp trùng lâm hạnh Thiên Giải nhi khả cứu (36)

Kiếp Đà hai gã khả ưu,

Gặp sao Thiên Giải đảo cầu lại yên

QXT thì lại ghi như sau:

Kiếp Không nhị vị khả ưu,

Gặp sao Thiên Giải nhẽ cầu lại yên (QXT)

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu thì chết non:

Nhan Hồi yểu tử do hũu Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ Mệnh (19)

Nhan Hồi yểu tử do hữu Kiếp Không Đào Hồng Đà Linh thủ Mệnh (8, TTL)

Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng có Kình Dương hãm địa lại gặp Sát Phá nữa thì sự hung càng mạnh:

Sát Phá hỉ trợ Kình Dương (B72)

Mệnh Kiếp Thân không gặp Hồng Loan và Kình Dương, nếu Mệnh có chính tinh thì tiền vận vất vả, nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp thì suốt đời được hưởng phúc giàu sang hơn người

Mệnh Kiếp Thân không nhi giao Hồng Nhận (gặp Hồng Loan và Kình Dương) ư tuế Mệnh lạc chính tinh tiền đồ đa khổ (tiền vận vất vả) nhi hữu Âm Dương Đế diệu Mệnh Thân (nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp), chung niên phúc hoạnh sinh tài (20)

Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp

Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10)

Thật ra thì Phục Binh không tam hợp xung chiếu với Kình vì Phục Binh nằm trong tam hợp Long Phi Phục của vòng Bác Sĩ

Kình, Đà với bộ Thái Tuế, Hóa Kỵ

(tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình hay Đà)

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ

Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Kình hay Đà hãm gặp Quan Phù (chú ý Quan Phù, Thái Tuế tam hợp) thì ăn nói hồ đồ, lung tung, không đâu vào đâu

Dương Đà Quan Phù ư hãm địa, loạn thuyết chi nhân (11)

Thái Tuế gặp Kình Đà dễ bị mang tiếng thị phi khẩu thiệt, bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới. Đà La gặp Thái Âm thì dâm loạn:

Thái Tuế ngộ Dương Đà đa chiêu khẩu thiệt (28)

Dương Đà Tuế lâm vào khẩu thiệt,

Còn Đà La ngộ Nguyệt loạn dâm (HC 173)

Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,

Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn

Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn

Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nàn

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ

Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Mệnh có Xương Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế Kình Dương hội họp thì có tài lý luận, ngụy biện, thường là luật sư. Tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình Dương hội họp:

Xương Khúc học lực, phùng Tuế Dương thiên tác tụng sư (17, B67)

Mệnh an tại Dần Thân có Tuế Đà tọa thủ đồng cung (tại Dần có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (tại Thân có bộ Đà Việt) thì hay bị tai tiếng và thưa kiện, hình ngục

Tuế Đà thiết kỵ ư Dần Thân (27)

Thân có Thái Tuế thủ gặp Kỵ Đà (bộ Tuế Đà Kỵ) thì gian nan vất vả hoặc gặp tai nạn khó tránh khỏi hoặc khó lòng ở chốn phồn hoa, đô thị. Có người cho rằng hạn gặp thì có nghĩa như vậy. Nguyễn Mạnh Bảo, TVT thì cho là kẻ quê mùa ngu độn:

Kỵ Đà Thái Tuế Thân cung,

Khỏi nạn nào được thung dung mấy người (43)

Kỵ Đà Tuế cung Thân gia hội,

Dễ mấy người được khỏi gian nan

Kỵ Đà Thái Tuế hợp bài,

Cảnh đời nào được mấy ai thanh nhàn

Thân nội Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (B69, 25)

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì nghèo túng, bôn ba kiếm sống cũng chẳng đủ ăn lại phải đề phòng về tai nạn sông nước

Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,

Qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Vận gặp Tuế Đà Kỵ Sát Hao thì phải đề phòng sóng to gió lớn

Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,

Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (B110)

Kỵ Đà Riêu đi liền ba cung thì gặp nhiều tai nạn hoặc gặp tai họa bất thường, còn Khoa Quyền Lộc đi liền ba cung thì phúc đến dồn dập:

Liên châu Tam Hóa phước lai,

Kỵ Đà Riêu kế (đi liền với nhau) họa tai bất thường

Khoa Quyền Lộc liên châu nhiều phúc,

Kỵ Đà Riêu thấy cũng nhiều tai (B114)

Hóa Kỵ tại hai cung Hợi Tí được một số người cho là miếu địa, nhưng nếu gặp Kình Dương thì lại hóa thành xấu:

Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,

Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)

Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

Kình Đà tại các cung

Phụ Mẫu

Cung Phụ Mẫu có Đà La thì nếu không mồ côi thì cũng có chuyện buồn phiền, TVT ghi rằng buồn phiền về cha mẹ

Đà La lâm Phụ vị (cung Phụ Mẫu) bất tu quả tú diệc tăng bi (30, B85)

Phúc

Cung Phúc tại Tí, Hợi có Tử Vi tọa thủ gặp Kiếp Kình Suy Triệt thì là người gian ác, con du đãng, cả đời khó tránh tai họa

Phúc tại Thủy cung Đế (Tử Vi) cư, Kiếp Kình Suy Triệt giá lâm, ác nhân, đãng tử, mãn kiếp nan toàn (82)

Phúc tại cung Mão có Tử Vi Tham Lang hoặc Tướng Thiên Phủ nếu gặp cát tinh, Tam Hóa thì hưởng phúc bền bỉ, nhưng nếu gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà thì gặp tai nạn về gươm giáo, mộ của đàn ông bị thất lạc

Phúc thọ Chấn cung, Đế (Tử Vi) Tham Tướng Phủ hạnh phùng cát tú, Tam Hóa giá lâm (mừng gặp Cát tinh, Tam Hóa) phúc tăng bất tuyệt (hưởng phúc bền bỉ), hựu kiến Triệt Tuần, Tứ Sát (sợ gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà) Mộ tinh (sao Mộ), tất hữu đao thương chi ách (thì gặp tai nạn về gươm giáo), dương mộ lạc di (mộ của đàn ông bị thất lạc) (84)

Phúc tọa Thiên La (tại Thìn) ưu kiến Sát, Đà, Kình, Phá, Hỏa, Tang, Tử, Kiếp (Địa Kiếp) thị nhược suy cốt tán tài hao (hài cốt của tổ tiên bị thất lạc, tiền tài hao hụt), xuất ngoại vô âm, tử lộ (ly hương không có tin tức, chết nơi xứ người), hạnh lai (mừng gặp) Nhật Nguyệt Cơ Lương Xương Tuế Hồng Bật danh ba đinh tử quí quyền, bất đắc chuyển di (45)

Giải: Phúc tại cung Thìn thì sợ gặp Thất Sát Đà, Kình, Phá, Hỏa, Tang, Tử, Địa Kiếp thì hài cốt của tổ tiên bị thất lạc, tiền tài hao hụt, ly hương không có tin tức, chết nơi xứ người. Phúc tại Thìn mừng gặp Nhật Nguyệt Cơ Lương Xương Tuế Hồng Bật thì con cái làm nên, phát đạt, vinh hiển đời đờI

Phúc tọa Thiên La (ở cung Thìn) ưu kiến (sợ gặp) Sát Ðà Kình; Phá (Phá Quân) Hỏa Tang Tử Kiếp thị nhược suy (chủ suy yếu) cốt tan (xương cốt bị tiêu tan) tài hao (tiền bạc hao tán) xuất ngoại vô âm (không tin tức) tử lộ (chết ở xứ người) hạnh lai (mừng gặp) Nhật, Nguyệt, Cơ, Lương, Xương, Tuế hoạnh đạt danh ba (tiếng tăm) đinh tử (con cháu) quí quyền bất đắc chuyển di (quyền quí không có gì lay chuyển được) (35)

Giải: cung Phúc tại Thìn gặp Thất Sát, Đà, Kình, Phá Quân, Hỏa Tinh, Tang Môn, Tử Vi, Địa Kiếp thì không tốt, chủ suy yếu, mộ phần có xương cốt bị tiêu tan nên tiền bạc hao tán, ly hương không tin tức, chết ở xứ người. Cung Phúc tại Thìn nếu gặp Nhật, Nguyệt, Cơ, Lương, Xương, Tuế thì lại tốt, có tiếng tăm, con cháu nhiều, có quyền quí không có gì lay chuyển được

Phúc tại cung Mùi có Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) Mộ, lại là tuổi Kỷ mạng Thổ, lại gặp

sát tinh cư chiếu, Hóa Kỵ, Lưu Hà thì chết vì sông nước nhưng nếu gặp Sinh Vượng, Long Khoa thì là người đánh cá có tài, gặp Quyền Hình thì là quan tòa coi về phát luật

Phúc tọa Đỉnh Sơn (cung Mùi) Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) đồng cư Mộ diệu (sao Mộ), lai Kỷ nhân sinh Mộ (lại là tuổi Kỷ mạng Thổ), đa cư triều sát diệu (gặp sát tinh cư chiếu), Kỵ (Hóa Kỵ), Lưu (Lưu Hà) giang đồ ngộ sát (chết vì sông nước), hạnh kiêm Sinh Vượng, Long Khoa hiển tài ngư phủ (là người đánh cá có tài) Quyền Hình tọa củng thừa hành án pháp (quan tòa coi về phát luật) (88)

Thân ư Phúc Cư (Thân cư Phúc) mạc kiến (nếu gặp) Tham Xương Tướng Hỏa Khôi Hình lai xâm Đà Sát Kiếp Không yếm thế ưu thời (có tài nhưng không gặp thời), kỵ tử khôn toàn (lúc chết cũng không được yên) hạnh gia Long Phượng Khoa Quyền chung thân bất đắc chí hình mạc vô khiêm đạt khả an ninh (gặp Long Phượng Khoa Quyền thì tuy cả đời bất đắc chí nhưng bẳng lòng chịu thiếu thốn thì được yên ổn) (54)

Giải: Thân cư Phúc nếu gặp Tham Xương Tướng Hỏa Khôi Hình Đà Sát Kiếp Không thì có tài nhưng không gặp thời, lúc chết cũng không được yên nhưng nếu gặp Long Phượng Khoa Quyền thì tuy cả đời bất đắc chí nhưng bẳng lòng chịu thiếu thốn thì được yên ổn

Điền hay Tài

Điền hay Tài Bạch có Đà Không thì là người nghèo hèn (TVT ghi rằng Không là Thiên Không hay Địa không và còn ghi nhưng gặp Tuần Triệt thì lại giàu sang. Lời giải này không hợp lý

Đà (Đà La) Không lâm thủ Điền Tài,

Luận rằng số ấy sinh lai nghèo hèn (35)

Tật Ách

Cung Tật Ách có Kình Đà thì có tật về mắt, mù mắt, thong manh

Tật Ách kiêm Đà Nhận (Kình Đà) phản mục tật sầu (28, B60)

Dương Đà bệnh ấy phong môn,

Tuế Đà vạ miệng, xuất ngôn chiêu nạn (32)

Giải: Tật Ách có Kình Đà thì bị bệnh gầy yếu, có Thái Tuế Đà La thì bị tai họa về miệng tiếng thị phi

Cự Môn Đà Kỵ hội họp thì mắt có tật hoặc bị đau. Kình Kỵ hội họp thì mắt mờ, mù lòa

Đà Cự Môn Kỵ chẳng lành con mắt (đau mắt),

Kỵ phùng Dương (Kình Dương) mục tật thong manh (33)

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu thì sinh con nhiều nhưng nuôi ít

Giải xứ (Cung Tật Ách) mạc ngộ Cự Ðồng kiêm phùng Tang Hổ Ðà Riêu hữu sinh nan dưỡng (47)

Tử

Kình gặp Tuyệt Linh thì khó nuôi con hoặc con chết non

Dương Nhận phùng Tuyệt, Linh chốn hãm,

Công cù lao bú mớm như không (35)

Số muộn màng gái trái ôm ẵm,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung

Số muộn màng con trai chưa có,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (QXT)

Số muộn màng gái trái ít ỏi,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (VT)

(Hóa Kỵ Đà La tại cung tử tức thì muộn có con)

Đường con cái gái trai còn muộn,

Vì Kỵ Đà hãm chốn Tử cung (Hóa Kỵ Đà La hãm địa ở cung Tử thì muộn có con) (B104)

Phu

Cung Phu có Dương Hình Riêu gặp Thất Sát lại có Linh Hỏa hội họp thì hung dữ, ghen tuông có thể giết chồng. TVT cũng giải thích Sát là Thất Sát

Dương Hình Riêu Sát cung Phu, lại gia (lại gặp) Linh Hỏa vợ lo giết chồng (TVT giải thích Sát là Thất Sát, cần phải xét lại) (31)

Đà Kỵ Nhận (Kình Dương) thủ cư Phu vị,

Hại chồng rình chước quỉ ghê thay

Kỵ Đà Nhận thủ ư Phu vị,

Gái hại chồng những kẻ ghê thay (VT)

Sao Kỵ Đà hội Phu cung,

Hại chồng chước quỉ, tính đường ranh ma

(là người quỉ quyệt hại chồng)

Kình Đà với các chính tinh

Tử Vi rất cần gặp Khoa, Quyền, Lộc, không nên gặp Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) ví như cách hoa bị gió vùi dập, ý nói trở nên xấu xa

Tử Vi tu cần Tam Hóa, nhược phùng Tứ Sát (nếu gặp Không Kiếp Kình Đà) phong bãi hà hoa (21, TTL)

Tử Vi Quyền Lộc nếu gặp Kình Đà thì vẫn còn đẹp tốt nhưng là người vô đạo và bất chính.

Tử Vi Quyền Lộc (Hóa Lộc) ngộ Dương Đà tuy mỹ cát nhi vô đạo, tâm thuật bất chính (22, TTL)

Tử Vi, Vũ Khúc hay Phá Quân gặp Kình Đà thì không màng đến công danh vì sẽ gặp lận đận trên quan trường, chỉ nên bàn luận đến buôn bán, nhờ buôn bán mà khá giả.

Tử Vi, Vũ Khúc, Phá Quân hội Dương Đà (Kình Đà) khi công danh, chỉ nghị kinh thương (71, TTL)

Tử Phủ Vũ Tướng, Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Ấn (Quốc Ấn) quân thần khánh hội chi cách, gia Kiếp Kình loạn thế nan thành đại sự (72, TTL)

Giải: Tử Phủ Vũ Tướng gặp được Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Quốc Ấn thì là cách vua gặp bày tôi hiền, ý nói phú quí cực độ, nhưng nếu gặp Kiếp Kình khó lòng thành sự nghiệp lớn trong thời loạn. Điều này cho thấy sự phối hợp của Kiếp Kình là phá cách lớn của cách Tử Phủ Vũ Tướng. Vì không đề cập đến Địa Không nên chỉ tại vị trí Dần Thân mới gặp Địa Kiếp tại Ngọ Tí Thìn Tuất mà không gặp Địa Không và Lộc ở đây phải là Hóa Lộc vì nếu có Lộc Tồn thì không gặp Kình được. Sự xuất hiện của Quốc Ấn khiến cho câu phú trên trở nên vô nghĩa không thể có sự phối hợp được. Câu phú này cần xét lại.

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào

Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Dần Mộc, Phủ Vi (Tử Phủ tại Dần) hữu hội Tam Kỳ (Khoa Quyền Lộc), Kình Bật cư lai Thân Mệnh xuất võ đồ văn, quyền hành cư phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô (chú ý TVT cho rằng cư lai Thiên Mệnh có lẽ ghi sai) (47, TTL)

Giải: Thân, Mệnh có Tử Phủ tại Dần gặp Khoa Quyền Lộc, Kình Bật thì là người có văn chức nhưng do thời thế kiêm cả võ nghiệp, có quyền hành khiến người nể phục, nhưng nếu gặp Không, Kiếp thì trở thành không, sẽ không kể đến nữa, nghĩa là xấu. TTL còn cho rằng gặp Tuần Triệt cũng vậy. Tuy nhiên trường hợp gặp Kình thì ta thấy không có tuổi nào có Khoa Quyền hay Lộc cả nên câu phú này cần nghiên cứu lại

Tử Vi cư Mão Dậu gặp Kiếp Không Kình Đà Hỏa Linh thì đa số là người tu hành, hoặc người có tâm tu hành thoát tục. TVT ghi thêm Tứ Sát nhưng thực ra Tử Tham gặp Hỏa Linh thì lại tốt thành ra cần xét lại câu phú này

Tử Vi cư Mão Dậu gia Kiếp Không Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), đa vi thoát tục chi tăng (3)

Tử Vi cư Ngọ không có Thiên Hình Hóa Kỵ hay Kình Đà (Kình hóa khí là Hình, Đà hóa khí là Kỵ), người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ thì chức vụ đia vị làm tới công khanh, ý nói phú quí, quí hiển

Tử Vi cư Ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh (5,TTL, VTL)

Tham, Tử Thủy cung (cung Tí Hợi) giáp biên Tứ Sát bần khổ chung thân (70)

Giải: Tham Lang hoặc Tử Vi tại cung Tí Hợi mà giáp Tứ Sát (giáp Không Kiếp, Kình Đà) thì bần khổ chung thân. Cần chú ý câu này của TVT chưa đúng hẳn cần nghiên cứu lại vì giáp Kình Đà thì có Lộc Tồn thủ

Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gặp Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) thì như ngọc đẹp nhưng có tì vết, hậu vận không tốt

Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gia Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) mỹ ngọc hà điểm, nhật hậu bất mỹ (12)

Tử Vi tại cung Hợi, Tí thì khó giải tai họa, nếu hạn gặp sát tinh La Võng thì khó tránh tù tội, Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp thì tuổi thọ bị chiết giảm, ý nói chết sớm

Đế Tinh tại Thủy (Tử Vi tại cung Hợi, Tí) nan giải tai ương (khó giải tai họa), hạn hữu Sát tinh La Võng (hạn gặp sát tinh La Võng) hình lao khôn vị thoát (khó tránh tù tội), Mệnh nãi Dương Đà gia Kiếp (Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp) vi thành thọ giảm (tuổi thọ bị chiết giảm, ý nói chết sớm) (8)

Yến Anh phùng (gặp) Ngọc Nữ giai do Cơ (Thiên Cơ) ngộ Kình Dương (B81)

Giải: Thiên Cơ gặp Kình Dương thì như Yến Anh gặp Ngọc Nữ

Dương Đà Hỏa Linh vị chi Tứ Sát, đơn phùng Cơ tú (sao Thiên Cơ) nhi hữu duyên (gặp Thiên Cơ đơn thủ thì là người có duyên) (B83)

Giải: Dương Đà Hỏa Linh là bốn sát tinh, gặp Thiên Cơ đơn thủ thì là người có duyên

Cơ Lương (đồng cung) Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), Tướng Quân xung (gặp Tướng Quân xung chiếu), vũ khách tăng lưu Mệnh sở phùng (21, TTL)

Giải: Mệnh Cơ Lương đồng cung gặp Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), có Tướng Quân xung chiếu thì là võ sĩ giang hồ hay thầy tu khất thực. Câu này cần xét lại vì Tướng Quân tam hợp với Lộc Tồn, mà Kình Đà thì giáp Lộc Tồn thành ra khi có Tướng Quân xung thì làm sao gặp được Kình hay Đả?

Dương Đà Ky (Hóa Kỵ) ngộ Âm Dương (Nhật Nguyệt), ắt sinh đới tật hình thương nan phòng (15)

Giải: Nhật Nguyệt gặp Dương Đà Hóa Kỵ thì mang ác tật, khó lòng tránh thoát hình thương

Dương Nhận (Kình Dương) phùng (gặp) Nhật Nguyệt, bệnh tật triền miên (ở cung Tật cũng vậy) (26, B71)

Giải: Nhật Nguyệt gặp Kình Dương thì bệnh tật triền miên

Xét xem đến chổ Thủy cung,

Kỵ tinh (Hóa Kỵ) yếm Nhật úy đồng Kình Dương

Giải: TVT giải rằng Mệnh Thân an tại Hợi, Tí có Thái Dương Hóa Kỵ thì kỵ gặp Kình Dương đồng cung thì sẽ bị mù lòa hay đau mắt nặng. Chú ý khi Thái Dương cư Hợi thì chỉ có tuổi Giáp thì có Hóa Kỵ đồng cung với Thái Dương tại Hợi và có Kình cư Mão chiếu. Khi Thái Dương cư Tí thì tuổi Giáp có Kỵ đồng cung với Thái Dương, tuổi Đinh thì có Hóa Kỵ đồng cung với Cự Môn tam hợp chiếu, tuối Mậu có Kình Đà chiếu nhưng Triệt tại Thái Dương, tuối Kỷ nếu có Văn Khúc thì có Hóa Kỵ nhưng lại không có Kình Đà, tuổi Nhâm thì có Kình thủ. Tóm lại không có trường hợp nào có thể xảy ra như lời giải. Cần xét lại câu phú hoặc Thủy cung tại đây chỉ áp dụng cho cung Hợi

Nhật Nguyệt gặp Dương Đà thì khắc cha mẹ vì Nhật tượng cha, Nguyệt tượng mẹ:

Nhật Nguyệt Dương Đà, đa khắc thân (53)

Vũ Khúc Kiếp Sát hội Kình Dương, sát nhân bất biến nhãn (TTL)

Giải: Vũ Khúc Kiếp Sát đồng cung gặp Kình Dương chiếu thì là người giết người mà mặt không thay đổi, mắt không chớp, ý nói giết người không gớm tay. Chú ý vì Kiếp Sát chỉ ở Dần Thân Tỵ Hợi nên câu này ám chỉ Vũ Phá tại Tỵ Hợi. Chú ý tuổi Đinh tại Hợi có Khôi Thiên Phúc thủ, Kình Đà đắc chiếu, tuổi Kỷ có Hóa Lộc, Quyền Hao Đường Phù Kình Đà đắc, tuổi Canh Vũ Phá tại Tỵ có Quyền Hao thủ và Kình hãm tại Dậu tam hợp, tuổi Quí Vũ Phá tại Tỵ có Việt Thiên Phúc Đường Phù Hóa Lộc thủ, Hao Kỵ Kình chiếu và Kình tại Sửu bị Triệt. Như vậy xét ra tuổi Canh với Vũ Phá tại Tỵ có thể ứng cho câu này nhưng thiết tưởng cần kiểm tra lại câu phú này với thực tế

Vũ Khúc Kiếp Sát đồng cung gặp Kình Dương thì là người giết người không gớm tay

Vũ Khúc Kiếp Sát hội Kình Dương, nhân trì đao (20)

Vũ Khúc gặp Kình Đà Hỏa Tinh thì chết vì tiền bạc. Vũ cần hãm địa mới có khả năng này, nghĩa là Vũ Phá Tỵ Hợi. TVT giải rằng chết vì cướp của không hợp lý

Vũ Khúc Dương Đà kiêm Hỏa tú (Hỏa Tinh), táng mệnh nhân tài (21)

Vũ Khúc Dương Đà kiêm Quả Tú, vị tiền nhi nguy (vì tiền mà nguy khốn đến thân) (TTL)

Giải: Vũ Khúc hãm địa nghĩa là Vũ Phá Tỵ Hợi gặp Kình Đà Quả Tú thì chết vì tiền bạc. Hai câu phú này cần xem lại

Thiên Đồng gặp Không Kiếp thì xấu, Cự Môn gặp Đà Kỵ thì rất hung

Thiên Đồng ngộ Kiếp Không bất cát,

Cự Môn phùng Đà Kỵ tối hung (B67)

Cung Phu Thê có Âm Dương lạc hãm gặp Hình, Kỵ thì vợ chồng li dị, xa nhau hay có người chết sớm

Âm Dương lạc hãm gia Hình Kỵ, Phu Thê ly biệt (19)

Nữ Mệnh có Thái Âm Đà La đồng cung thì tối kỵ, rất dâm đãng. Thái Âm là tượng người nữ, trong khi Thái Dương tượng người Nam

Nữ Mệnh kỵ Nguyệt ngộ Đà (4)

Mệnh có Thái Âm miếu vượng đắc gặp Kình Đà hội hợp tất phải ly tổ, tiền tài hay bị hao tán. Nếu Thái Âm hãm lại gặp Kình Đà thì suốt đời cùng khó, phải lang thang phiêu bạt và rất nghèo túng

Thái Âm Dương (Kình), Đà chủ nhân ly, tài tán (12, TTL)

Âm tăng (Thái Âm miếu vượng đắc) Hồng (Hồng Loan) Nhận (Kình Dương) Kỵ (Hóa Kỵ) Riêu (Thiên Riêu) tán liên hàm tiếu (hoa sen hé mở, rất quyến rũ) tiểu hạn phùng Xương Vũ dâm tự xuân tình liên xuất phát (động lòng xuân, tưởng đến chuyện trăng hoa nên rất dễ xa ngã) (15)

Giải: Thái Âm miếu vượng đắc gặp Hồng Loan, Kình Dương, Hóa Kỵ, Thiên Riêu thì ví như hoa sen hé mở, rất quyến rũ, tiểu hạn gặp Xương, Vũ thì động lòng xuân, tưởng đến chuyện trăng hoa nên rất dễ xa ngã (cần coi lại câu này)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết

Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp

Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Tuổi Bính hay Mậu có Thiên Đồng ở cung Ngọ gặp Kình Dương đồng cung nên là võ tướng trấn tại biên giới. Chú ý tuổi Bính thì có Đồng Âm tại Ngọ đồng cung với Kình Dương Hóa Lộc, có Quyền Thiên Phúc Đường Phù Hao chiếu, còn tuổi Mậu có Kình Thiên Trù Hóa Quyền thủ và Đường Phù Hóa Kỵ Hao chiếu, Hóa Lộc Thiên Việt nhị hợp. Tại sao lại tốt đẹp, cần xét lại trên thực tế

Đồng Nguyệt Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương (8, TTL)

Thiên Đồng Ngọ vị (ở cung Ngọ) hỷ Dương Nhận (Kình Dương đồng cung) uy trấn biên cương (6)

TVT thì ghi là tuổi Bính Thìn có Đồng Âm hoặc Tham Lang tại Ngọ đồng cung với Kình thì là võ tướng trấn ngự biên cương. Cần kiểm tra câu phú này trên thực tế

Thiên Đồng, Tham, Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Thìn (tuổi Bính Thìn) trấn ngự biên cương (9)

TVT ghi là Đồng Âm tại Ngọ tuổi Ất hay Bính thì được hưởng phúc, tiền bạc tăng tiến nhưng nếu gặp Long Trì thì đề phòng bệnh tật về mắt. Người tuổi Mậu Quí cả đời nghèo khó cô đơn. Chú ý tuổi Ất thì đồng cung với Hóa Kỵ Hao LNVT gặp Triệt, có Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khôi, Đà đắc địa chiếu. Tuổi Bính thì đã đề cập. Tuổi Mậu thì lại cho là xấu trái ngược với các câu phú trên, còn tuổi Quí thì đồng cung với Hóa Khoa Thiên Phúc, có Thiên Trù Lưu Hà tam chiếu, Lộc Tồn gặp Triệt xung. Như vậy câu phú này đáng nghi ngờ là không chính xác

Đồng Âm Ngọ địa (cung Ngọ) Bính Ất tuế (tuổi Bính Ất) cư phúc tăng tài hoạch, gia hãm Long Trì tu phòng mục tật, Mậu Quí nhân chung thân bần quả (11)

Đồng Âm ở cung Ngọ có Kình Dương đồng cung (tuổi Dương là Bính và Mậu) thì làm tướng trấn nhậm ở biên cương (Quan Lộc tại Tuất có Cơ Lương miếu). Chú ý tuổi Bính thì có Đồng Âm tại Ngọ đồng cung với Kình Dương Hóa Lộc (Đồng hóa thành Lộc), có Quyền Thiên Phúc Đường Phù Hao chiếu, còn tuổi Mậu có Kình Thiên Trù Hóa Quyền thủ (Thái Âm hóa thành Quyền) và Đường Phù Hóa Kỵ Hao chiếu (Cơ hóa thành Kỵ), Hóa Lộc Thiên Việt nhị hợp. Dương Nam thì Kình Lực đồng cung và thuộc tam hợp Lực Sĩ Tấu Thư Đại Hao, Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung và thuộc tam hợp Quan Phủ Hỉ Thần Tiểu Hao. Tuổi Thân Tí Thìn thì Kình thuộc tam hợp Tang Tuế Điếu Mã và luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp, tuổi Dần Ngọ Tuất thì Kình thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái và chỉ có tuổi Tuất mới có Phượng Cát Giải Thần xung chiếu. Cần đặt vấn đề Đồng Âm tại Tí gặp Kình đồng cung (tuổi Nhâm) tốt xấu thế nào vì có Hóa Lộc đồng cung với Cơ Lương và có Thiên Phúc xung chiếu:

Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kình,

Một phương hùng cứ, tiếng tăm anh hùng (QXT)

Thái Âm Kình ở Ngọ cung,

Mệnh viên tại đó uy hùng tướng quân

Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kinh,

Một phương chấn thủ uy linh anh hùng

Đồng Nguyệt cùng ở Ngọ cung,

Sát tinh hội họp, ky công mấy nghề,

Nếu gặp được Kình Dương kia,

Mà tuổi Bính Mậu biên thùy tướng công (HC)

Thiên Đồng Ngọ vị hỷ Dương Nhận (Kình Dương đồng cung) uy trấn biên cương (6)

Đồng Nguyệt Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương (8, TTL)

Kình cư Ngọ có Đồng Âm đồng cung, Phượng Các Giải Thần hội họp thì uy quyền lừng lẫy, tiếng tăm, hiển đạt về võ nghiệp như số vua Hán Quang Vũ. TVT ghi rằng Kình cư Tí cũng tốt nhưng kém cư Ngọ. Chú ý tuổi Bính có Kình Lộc đồng cung, Quyền Đường Phù Hao chiếu và tuổi Mậu có Kình Dương Hóa Quyền Thiên Trù thủ, Hóa Kỵ Đường Phù Hao tam hợp. Để có Phượng Các Giải Thần thì phải là tuổi Thân Tí Thìn Tuất. Như vậy các tuổi có cách này phải là Bính hoặc Mậu Thân Tí Thìn Tuất

Kình Dương Đồng Âm đồng cung nhi phùng Phượng Cát Giải Thần nhất thế uy danh (6, TTL)

Quan Vũ (Quan Văn Trường) nhất thế uy danh (uy danh lừng lẫy) do ư Đồng Nguyệt Giải (Giải Thần) Kình (7)

Liêm Trinh Mão Dậu gặp Kiếp Kình thì đề phòng tù tội. Chú ý tuổi Giáp Liêm Phá tại Mão có Kình Hóa Lộc, Quyền đồng cung gặp Khoa Quan Phúc Việt Đường Phù Hao chiếu, tại Dậu thì có Quyền Lộc Thiên Phúc Lưu Hà gặp Triệt, có Kình Đà hãm Khôi Khoa Hao LNVT thành ra không có gì đáng ngại nếu có Không Kiếp. Tuổi Canh Liêm Phá tại Dậu thì đồng cung với Kình hãm với Quyền Đường Phù Hao chiếu nên đây là trường họp đáng lo ngại khi gặp Không Kiếp,còn Liêm Phá tuổi Mão chỉ bị Kình chiếu đỡ lo ngại hơn. Các tuổi khác không gặp Kình

Liêm Trinh Mão Dậu mạc ngộ Kiếp Kình, tu phòng hình ngục (7, TTL)

Các sao Tham Lang, Liêm Trinh, Phá Quân là ác tinh, các sao Thất Sát, Kình Dương, Đà La thì rất hung

Tham Lang, Liêm Trinh, Phá Quân ác,

Thất Sát, Kình Dương, Đà La hung (6)

Liêm Trinh tại Quan gặp Kình Dương cùng sát tinh thì khó tránh tù tội

Liêm Trinh Dương (Kình Dương) sát (sát tinh) cư Quan, già tỏa nan đào (khó tránh tù tội) (13)

Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)

Giải: Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La

Tham Lang Đà La tại Dần cung vì ăn chơi mà bị đánh đập, mang hoạ vào thân

Tham Lang Đà La tại Dần cung, phong lưu thái trượng) (20)

Tham Lang Đà La tại Dần cung nếu đi ca hát thì được phong lưu

Tham Lang Đà La tại Dần cung, hựu viết phong lưu thái kỷ (21)

Tham Lang gặp Đà La thì hay ăn chơi, nhậu nhẹt, rượu chè trai gái

Tham Ðà tửu sắc chơi bời (51)

Cự Ðồng nhập Mộ (cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi) nhi hội (gặp) Kỵ, Kình nan phòng thủy nạn (32, TTL)

Giải: TTL giải rằng Cự Đồng tại Sửu Mùi hay Cự, Đồng đơn thủ tại Thìn Tuất thì bị hãm địa, nếu gặp Kình, Kỵ hội hợp thì khó tránh chết đuối, nhưng tuổi Tân và Bính thì chẳng lo ngại. TVT thêm tuổi Ðinh. Thật ra tuổi Bính, Đinh, Tân thì không gặp Kình và Kỵ hội họp. Chỉ có tuổi Ất có Đồng Thìn Tuất thì gặp Lưu Hà, Kình đắc, Hóa Kỵ là trường hợp duy nhất có cả hai sao Kình Kỵ hội hợp. Chú ý tuổi Đinh bao giờ Cự và Kỵ luôn luôn đồng cung

Cự Môn Hỏa Tinh Kình Ðà hội họp gặp thêm ác tinh thì tự tử như gieo mình xuống sông tự tử hoặc thắt cổ

Cự Hỏa (Hỏa Tinh) Dương Ðà phùng ác diệu, ải tử đầu hà (36, TTL)

Cự Hỏa Kình Dương hội họp thì tự tử như thắt cổ mà chết khi gặp hạn xấu

Cự Hỏa Kình Dương, chung thân ải tử (39)

Cự hãm địa gặp Kình hay Ðà đồng cung thì hay bị bệnh tật, nếu khỏe mạnh thì ăn chơi đàng điếm, hạng bất lương

Cự Môn Dương Ðà ư Thân Mệnh loa hoàng khốn nhược, đạo nhi phá đãng (42, TTL)

Cự gặp Đà La Hóa Kỵ hội họp thì rất xấu, đem đến tai nạn

Cự Môn phùng Ðà Kỵ tối hung (33)

Thiên Tướng Liêm Trinh (như vậy thì ở cung Tí Ngọ), Kình Dương giáp, đa chiêu hình trượng nan đào (7, TTL)

Giải: TTL giải Mệnh có Liêm Tướng thủ tại Tí Ngọ gặp Kình Dương giáp thì khó tránh được bị đánh đập, tù tội. Chú ý như vậy thì phải có Lộc Tồn đồng cung. Tuổi Đinh thì Liêm Tướng cư Ngọ có Lộc Tồn Thiên Trù thủ, Thiên Quan Quốc Ấn bị Triệt chiếu, tuổi Kỷ thì Liêm Tướng cư Ngọ gặp Lộc Tồn Lưu Hà đồng cung, Hóa Lộc Thiên Phúc Quốc Ấn chiếu, còn tuổi Quí thì Liêm Tướng tại Tí có Lộc Tồn thủ đồng cung bị Triệt, có Hóa Lộc, Thiên Quan Quốc Ấn chiếu nên khả năng chỉ có thể xảy ra cho tuổi Quí mà thôi. Câu phú này cần xem lại

Hàn Tín có Mệnh Liêm Tướng tại Ngọ, hạn gặp La Võng Ðà La Tham Linh nên chết vì bị xử chém

Mệnh đắc Tướng Liêm Hạn phùng (hạn gặp) La Võng Ðà La Tham Linh, Hàn Tín thọ tử đao hình (chết vì bị chém) (19)

Tuổi Bính hay Mậu Mệnh tại Ngọ có Thất Sát Kình đồng cung gặp thêm sát tinh thì hay mắc tai họa khủng khiếp, khó lòng thoát khỏi chết một cách thê thảm. Theo TVT nếu gặp Phượng Cát, Giải Thần thì không đáng lo ngại

Sát Kình tại Ngọ, Mã đầu đới kiếm (kiếm kê đầu ngựa), tương giao sát diệu (gặp sát tinh) Bính Mậu nhân Mệnh vị nan toàn (32, TTL)

Thất Sát gặp Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) thì hoặc có tật ở lưng như bị gù lưng, hoặc hay bị chết trận

Thất Sát trùng phùng Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) yêu đà bối khúc (bị gù lưng), trận trung vong (24, TTL)

Thất Sát gặp Hỏa tinh và Kình hội họp thì là người nghèo hèn, thường làm nghề đồ tể hay bán thịt. TTL cho rằng Thất Sát hãm địa và điều này cùng hợp lý

Thất Sát Hỏa Dương (Kình) bần thả tiện, đồ tể chi nhân (25, TTL)

TTL giải rằng Mệnh an tại Tuyệt địa có Thất Sát tọa thủ gặp Kình Đà hội hợp thì như Nhan Hồi bị chết sớm

Sát (Thất Sát) lâm (ở tại) Tuyệt Ðịa hội Dương Ðà, Nhan Hồi yểu triết (TTL)

Dương Ðà Thất Sát tương tập, ngu kiến tác thương (gặp Kình Ðà hãm địa thì gặp tai nạn thương tích)(44)

Thất Sát Lưu (Lưu Hà) Dương (Kình Dương) nhị Quan Phủ, ly hương tảo phối (27)

Giải: TVT giải rằng Thất Sát Lưu Hà Kình Dương hội họp mà nhị hợp có Quan Phủ thì lập gia đình nơi xa quê hương. Cần xét lại câu phú này

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục

Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết

Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Giải: Thân có Sát Phá Liêm Tham, hạn tại cung Tuất có Hình, Khôi, sát tinh, Kỵ Ðà xâm nhập thì như Trương Phi bị ám sát trong trướng

Phá Quân tại Tí Ngọ thì cô độc, nghĩa là sớm xa cách cha mẹ anh em, nếu không cũng khắc chồng hay hiếm con, nhưng nếu gặp Hữu Bật Kình Dương thì có tài và làm nên danh giá

Phá tọa Khảm Ly cô thân độc ảnh, Bật Kình tọa cung du thử danh gia (5)

Phá Quân tại cung Ngọ thì ngôn ngữ thô bạo, gặp Hóa Lộc, Kình Dương thì ăn nói ngông ngênh ngang tàng. TVT ghi rằng vui tính, hay nô giỡn. TTL ghi rằng Dương là Thiếu Dương không hợp lý. Chú ý tuổi Mậu Phá Quân tại Ngọ có Kình Dương Thiên Trù thủ, Hóa Lộc Đường Phù chiếu. Lộc đây không thể là Lộc Tồn vì có Kình thì không thể có Lộc Tồn

Phá tọa Li (cung Ngọ) ngôn ngữ thô bạo, phùng Lộc Dương (Kình Dương) năng giải xướng cuồng (TTL)

Phá tọa Li cẩu thâu vi miễn, phùng Lộc Dương năng giải xướng cuồng (6)

Phá Kình đồng cung tại Mão Dậu gặp Tả Hữu thì khởi loạn chống lại chính quyền, làm loạn thiên hạ. Chú ý tuổi Giáp có Liêm Phá tại Mão đồng cung với Kình Lộc Quyền và có Khoa Việt, Thiên Quan, Thiên Phúc Đường Phù Lưu Hà Hao chiếu trong đó Thiên Phúc Lưu Hà đồng cung với Thiên Tướng bị Triệt. Tuổi Canh Liêm Phá cư Dậu đồng cung với Kình Dương có Quyền Đường Phù Hao chiếu

Phá Kình Mão Dậu nhi phùng Phụ Bật khởi ngụy Hoàng Sào (6, TTL)

Liêm Phá tại Mão Dậu gặp Địa Kiếp Kình Dương hội họp thì phải đề phòng bị tù tội

Phá Liêm Mão Dậu mạc ngộ Kiếp Kình tu phòng hình ngục (11)

Phá Quân Thìn Tuất gặp Kình, Đà, Hỏa Linh thì là kẻ gian phi trộm cắp

Phá Quân ngộ Hỏa Linh Ðà Nhận (Kình Dương),

Lâm Tuất Thìn nết hẳn gian phi (18)

Quan Lộc có Phá gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin. TVT ghi Phá hãm địa cũng hợp lý

Phá (hãm địa) Hao Dương (Kình Dương) Linh, Quan Lộc (cư cung Quan) vi đạo xứ khất cầu (22)

Huynh Đệ có Phá Quân gặp Hình, Kỵ thì anh em bất hòa, tranh chấp

Phá phùng Hình Kỵ huynh hương (cung Huynh Ðệ),

Anh em bất thuận, những đường tụng tranh (26)

Kình Đà tại hạn

Kình Dương tại hạn

Kình Dương thủ hạn tế suy tường

Tứ Mộ sinh nhân, miễn họa ương

Nhược ngộ Tử Vi, Xương, Phủ hội

Tài cung hiển đạt, phúc du trường

Thiên La, Địa Võng ngộ Kình Dương

Nhị hạn xung hề họa hoạn nhung (tai họa nhiều như giặc)

Nhược thị Mệnh chung chủ tinh nhược (chính diệu tại cung Mệnh xấu, VTL)

Định giao nhất tật mộng hoàng lương (phú quí không bền) (VTL bị bạo bệnh chết)

Kình Dương gia sát, tối vi hung

Nhị hạn lưu giao lạc hãm cùng

Khắc tử, hình phu, mãi điền ốc

Đồ lưu (tù tội) phiếm phối khứ tòng nhung (bỏ chồng) (QXT)

Đà La nhập hạn ca

Hạn ngộ Đà La, sự diệc đa,

Tất nhiên nhẫn nại yếu khiêm hòa (mọi sự phải ôn hòa)

Nhược vô cát chiếu đồng tương hội (VTL, cát diệu lai tương hội)

Tu giao nhất mộng nhập nam kha (hạn chết) (QXT)

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương (Kình),

Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương, (bị xụp đổ VTL)

Thiên Lộc bất phùng sinh vượng địa (rơi vào hãm địa VTL)

Hình thê, khắc tử, bất vi lương (vất vả vợ con) (QXT)

Hạn gặp Không Kiếp, Hình Kỵ, Kình Đà thì bị bệnh tật hoặc có nhiều lo lắng hoặc gian nan

Không Kiếp, Hình Kỵ, Dương Đà,

Gian nan bịnh tật, mọi đường lo âu (23)

Hạn gặp Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà thì đề phòng bị bệnh đậu mùa hoặc bị rổ mặt

Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà,

Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng (37)

Hạn gặp Kình Đà Hoa Cái thì đề phòng bị bệnh đậu mùa

Kình Dương Hoa Cái ngộ Đà,

Vận phùng năm ấy, đậu hoa phải phòng (QXT)

Kình Dương, Hoa Cái ngộ Đà,

Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng

Đào Hồng Hoa Cái ngộ Đà,

Hạn hành năm ấy đậu ma phải phòng (VT)

(bị lên đậu)

TVT cho rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này

Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Mệnh có Kình Linh mà hạn gặp Lưu Bạch Hổ thì tai nạn tang thương rất xấu

Dương (Kình Dương) Linh (Linh Tinh) tọa Mệnh, lưu niên Bạch Hổ tai thương (19)

Kình Dương đới thủ tại Dậu cung,

Tuế tấu Dương Đà Canh Mệnh hung (21)

Giải: TVT giải rằng Mệnh tại Dậu có Kình tọa thủ, tuổi Canh, Lưu Kình Dương lại gặp Kình Đà cố định thì tối hung, rất xấu.

Dương Đà lưu niên Linh (Linh Tinh) Phá (Phá Quân) điền tu ban lãng nhật Kình Hỏa vi hạ cách (21)

Giải: TVT giải rằng Mệnh có Kình Hỏa đồng cung hạn gặp Linh Phá Kình lưu niên thì phải sa sút nghèo hèn hoặc bị cách chức hay giáng chức. Cần xét lại câu phú

Hạn có Kình hãm địa gặp Lưu Kình hãm địa thì phải tự tử mà chết.

Kình Dương trùng phùng Lưu Dương (Lưu Kình) Tây Thi hạn quyên thân (22)

Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ thì đề phòng thú dữ cắn:

Hổ, Đà, Kỵ, Nhận toan tân,

Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn (QXT)

Hổ Đà Dương Kỵ tân toan,

Ngựa đá, chó cắn lại khôn tránh nào (VT)

Vận bởi gặp Nhận, Hình, Đà, Hổ,

Phải ngừa loài hùm chó mới yên (B111)

Câu phú dưới đây ghi là Nhật vì lầm lẫn Dương là Thái Dương thay vì Dương là Kình Dương:

Hổ Đà Kỵ Nhật toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì thì nghèo túng ba đào không yên, có người cho là phải đề phòng về tai nạn sông nước

Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,

Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên

Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,

Qua sông vượt bể ba đào chẳng yên

Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,

qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu,

Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi (VT)

Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,

Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (đề phòng sóng to gió lớn) (B110)

Kỵ, Đà, Sát, Ách liền theo (tại cung Tật Ách),

Qua sông vượt bể ba đào chớ đi (QXT)

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,

Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)

Giải: Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Hạn có Cự Môn gặp sát tinh, Đà La, Linh Tinh hội họp thì bị rất xấu, Mệnh yếu thì dễ chết

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào:

Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết

Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp

Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục

Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết

Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Vũ, Tham Thìn, Tuất, Mậu Canh Dương nữ vô hạnh hữu tài, Kiếp Không hung kiến hữu phùng Hà (Lưu Hà) Nhận (Kình Dương) vận lâm, Mệnh vị nan toàn (10)

Giải: Nữ nhân tuổi Mậu hay Canh có Vũ hoặc Tham Lang tại Thìn, Tuất thì khá giả có tiền bạc nhưng thiếu đức hạnh, hạn gặp Kiếp, Không, Lưu Hà, Kình Dương thì khó thoát chết.

Tuổi Mậu thì Tham Lang tại Thìn có Hóa Lộc Đà La đồng cung, có Hao LNVT tam hợp chiếu, Tham Lang tại Tuất Hóa Lộc, Đường Phù đồng cung, Thiên Trù Hao, Kình Đà hãm chiếu. Vũ Khúc tại Thìn có Đà đồng cung, Hóa Lộc Đường Phù Hao LNVT chiếu và Vũ Khúc tại Tuất có Hóa Lộc, Thiên Trù Kình Đà hãm chiếu.

Tuổi Canh Tham Lang tại Thìn đồng cung với Quốc Ấn Lưu Hà, có Lộc Tồn Hóa Quyền chiếu, Tham tại Tuất có Hóa Quyền Lưu Hà Quốc Ấn Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù chiếu, Vũ Khúc tại Thìn có Quyền, Quốc Ấn Lưu Hà, Lộc Tồn tam chiếu, Vũ Khúc tại Tuất có Quyền đồng cung, Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù Quốc Ấn Thiên Trù Lưu Hà chiếu

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi thì đề phòng súc vật bị dịch chết

Tang Môn Mã Nhận (Kình Dương) Hợi cung,

Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành (7)

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm KÌNH ĐÀ

Kình Dương, Đà La

Ngũ hành

Kình là Bắc Đẩu tinh Âm Kim đới Hỏa

Đà La là Bắc Đẩu Tinh thuộc Kim đới Hỏa (TTL), Kim đới Thủy (VVT)

Đắc hãm

Kình Dương đắc địa tại Tứ Mộ cung (Thìn Tuất Sửu Mùi), hãm tại Tứ chính (Tí Ngọ Mão Dậu) (theo VVT miếu địa ở Thìn Tuất, vượng địa ở Sửu Mùi)

Đà La đắc địa tại Tứ Mộ cung (Thìn Tuất Sửu Mùi), hãm tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) (NMB, TVT). Người viết cũng cho là như vậy

Phú có câu:

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương,

Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160)

Đà La Tỵ Hợi Dần Thân phi yểu triết nhi hình thương (33)

Nhưng có quan điểm cho là Đà La đắc tại Dần Thân Tỵ Hợi (TTL, VVT)

Đà La bản tính chẳng lành,

Dần, Thân, Tỵ, Hợi đồng hành vượng cung

Đà La hãm địa tối hung,

Cuộc đời cơ cực, bềnh bồng độ thân (AB332)

Các quan điểm khác nhau về cách an sao Kình Đà

Cách thứ nhất căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn, ta an Kình Dương tại cung đứng trước Lộc Tồn và Đà La tại cung đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Đà). Ví dụ Lộc Tồn tại Mão thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần (theo chiều kim đồng hồ thì Đà La, Lộc Tồn, Kình Dương)

Cách thứ hai là cách an cụ Thiên Lương đề ra căn cứ vào Âm Dương: Dương Nam Âm Nữ thì Kình trước Lộc Tồn, Đà sau Lộc Tồn, Âm Nam Dương Nữ thì Đà an trước Lộc Tồn, Kình an sau Lộc Tồn, nghĩa là có khác biệt với cách thứ nhất trong trường hợp Âm Nam Dương Nữ. Theo cách an này thì Kình Dương có thêm vị trí là Dần Thân Tỵ Hợi

Cách thứ ba một số người an Kình Đà theo âm dương tuổi, tuổi Dương thì Kình trước Đà, tuổi Âm thì Đà trước Kình. Cách an này cho rằng Lộc Tồn là vị trí Lâm Quan của vòng Trường Sinh của Thiên Can, Đà La là vị trí Quan Đới và Kình Dương là vị trí Đế Vượng (Dương Nhận). Thiên Can Dương thì Trường Sinh đi thuận, Âm thì Trường Sinh đi nghịch. Ví dụ Giáp dương Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Hợi, thuận khởi, Quan Đới tại Sửu, Lâm Quan tại Dần, Đế Vượng tại Mão nên Kình an tại Mão, Đà tại Sửu. Ât âm Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Ngọ, nghịch khởi, Quan Đới tại Thìn, Lâm Quan tại Mão, Đế Vượng tại Dần nên Kình an tại Dần, Đà tại Thìn. Với cách an này thì cũng có sự khác biệt so với cách thứ nhất nếu là tuổi Âm thì Kình an tại Dần Thân Tỵ Hợi và Đà an tại Thìn Tuất Sửu Mùi. Cách an này của các người nghiên cứu Tử Bình sáng tạo ra, hoàn toàn không có trong sách vở Tử Vi truyền dạy. Về vị trí Lộc Tồn thì người viết cũng cho là vị trí Lâm Quan của vòng Tràng Sinh an theo Thiên Can, nhưng Kình Đà trong Tử Vi có phải là vị trí của Quan Đới hoặc Đế Vượng của Thiên Can Năm hay không thì chưa chắc vì thực tế trong Tử Bình có sử dụng một số tên gọi giống như sao của Tử Vi nhưng ý nghĩa hoặc cách sử dụng thì không hoàn toàn giống hẳn

Nhận định

Theo cách an sao Kình Ðà của cụ Thiên Lương thì Kình Dương và Lực Sĩ (Lực Sĩ thuộc vòng Bác Sĩ, không phải thuộc vòng Lộc Tồn như nhiều người ngộ nhận) phải cư đồng cung. An cách nầy hoàn toàn không có cơ sở vững chắc vì sách vở dạy an Kình Dương đứng trước Lộc Tồn, Ðà La đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Ðà). Thật ra địa bàn nếu ta vẽ đúng đắn thì phải dùng vòng tròn, chứ không phải dùng hình chữ nhật, và như vậy thì hiểu vị trí trước sau căn cứ theo chiều một chiều duy nhất có ý nghĩa hơn (giống như trường hợp Thái Tuế luôn luôn an theo chiều thuận, không phân biệt âm dương). Chú ý rằng Kình Ðà không phải là bộ sao của Lộc Tồn, mà là bộ sao được an theo vị trí tương đối đối với Lộc Tồn. Nếu quả thật Kình Dương và Lực Sĩ luôn luôn đồng cung thì phải được sách vở ghi lại để dễ nhớ và kiểm tra cách an sao, giống như trường hợp Bác Sĩ và Lộc Tồn luôn luôn đồng cung, hoặc Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung đã được các sách vở ngày xưa ghi nhận. Hơn nữa đọc phú ta không bao giờ thấy Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và cũng chẳng thấy đề cập đến đắc hãm của Kình tại vị trí này. Nếu quả thật Kình an tại đây thì phải đề cập đến đắc hãm, hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của nó, vì hai sao này là hung tinh, sự khác biệt về đắc hãm đưa đến lời giải khác nhau hoàn toàn. Nếu không phân biệt đắc hãm thì làm sao giải chính xác được. Có câu phú nói lên đắc hãm hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của Kình như:

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

hoặc:

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Phú đã nêu được hai trường hợp khác biệt nhau hoàn toàn thì làm sao thiếu sót không có câu phú nào đề cập đến vị trí Dần Thân Tỵ Hợi được

Thật ra rải rác có vài câu phú phải giải thích theo lối an thứ hai hoặc ba mới hợp lý như:

Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,

Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)

Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)

(Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La)

Thật ra khi nghiên cứu về phú thì có câu phú sai sót, trật lất thành ra theo quan điểm người viết trong trường hợp này không khả tin, trừ khi là được đề cập đến nhiều trong nhiều sách vở

Bộ Kình Ðà rất quan trọng, an không đúng thì giải nhiều trường hợp sẽ sai. Quan điểm của người viết là Kình luôn đi trước Đà, theo lời của tiền nhân để lại: tiền Kình hậu Ðà

Đặc điểm về cách an sao

Kình Đà đứng cách nhau một cung thành ra không có tư thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu với nhau. Nếu có đủ bộ thì là vị trí chiếu, và nên nhớ Đường Phù luôn luôn bị Kình Đà chiếu

Kình Dương không cư tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi, còn Đà La không an ở Tứ Chính là Tí Ngọ Mão Dậu. Do đó Mã gặp Đà đồng cung hoặc xung chiếu chỉ xảy ra tại hai cung Tỵ Hợi cho tuổi Đinh Kỷ Quí, còn Mã gặp Kình thì chỉ tại vị trí tam hợp

Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt

Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Thái Tuế

Các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương nghịch với âm dương của tuổi như tuổi Dương thì Kình Đà an tại cung Âm và như vậy Kình Đà sẽ thuộc tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát hay tam hợp Âm Long Trực của vòng Thái Tuế. Tuổi Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Nhâm Quí thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương cùng với âm dương của tuổi nên Kình Đà thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái hay tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã của vòng Thái Tuế (chú ý các bộ hay gặp như Tuế Đà, Tuế Kình, Đà Hoa Cái, Mã Đà, Mã Kình tuổi nào mới có khả năng có)(xin coi thêm vòng Thái Tuế)

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Lộc Tồn

Kình Đà chỉ thuộc vào hai tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)hay Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao (Phủ Hỉ Tiểu Hao) của vòng Bác Sĩ

Đà La luôn luôn có Hao, LNVT, Đường Phù (Đà La và Đường Phù xung chiếu, Đà la và Hao, LNVT tam hợp, Hao và LNVT đồng cung)

Đường Phù thì luôn đồng cung với Tấu Thư (Dương Nam Âm Nữ) hoặc Hỉ Thần (Âm Nam Dương Nữ)

Kình Dương và Đà La thì đồng cung với Lực Sĩ hay Quan Phủ. Dương Nam Âm Nữ thì Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung. Âm Nam Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung

Tấu Thư và Hỉ Thần có đủ bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu

LNVT thì đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Dương Nam Âm Nữ thì Tiểu Hao, LNVT đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Đại Hao, LNVT đồng cung

Dương Nam Âm Nữ

Kình đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (có bộ Kình Lực đồng cung) gọi tắt là bộ Kình Lực – Tấu, Đường Phù – Đại Hao, có Hỉ Thần xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà La xung) – Đại Hao (Tiểu Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Tiểu Hao – Hỉ Thần, gọi tắt là bộ Đà Phủ – Tiểu Hao, LNVT – Hỉ, có Tấu Thư, Đường Phù xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung) – Tiểu Hao, LNVT (Đại Hao xung) – Hỉ Thần (Kình Lực xung)

Âm Nam Dương Nữ

Kình đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao, gọi tắt là bộ Kình Phủ – Hỉ Đường Phù – Tiểu Hao, có Tấu Thư xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Kình Dương, Quan Phủ (Tấu Thư xung) – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Tiểu Hao (Đại Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Đại Hao – Tấu Thư (có bộ Đà Lực đồng cung), gọi tắt là bộ Đà Lực – Đại Hao, LNVT – Tấu, có Đường Phù Hỉ Thần xung

Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):

Đà La Lực Sĩ (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Đại Hao, LNVT (Tiểu Hao xung) – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình Dương xung)

Tóm lại

Dương Nam, Âm Nữ thì Đường Phù Tấu Thư đồng cung, Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung, Tiểu Hao, LNVT đồng cung

Âm Nam Dương Nữ thì Đường Phù, Hỉ Thần đồng cung, Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung, Đại Hao, LNVT đồng cung

Mệnh có Kình hay Đà thủ thì sẽ có Tiểu Hao hoặc Đại Hao tại Quan hoặc Tài. Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về bộ Song Hao:

Nhiều người cho rằng Song Hao đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu nhưng VVT thì cho rằng miếu tại Mão Dậu, vượng tại Tí Ngọ (tuổi Ất, Tân) và Quản Xuân Thịnh cho rằng đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu, Tí Ngọ. Theo kinh nghiệm thì Song Hao Mão Dậu là vị trí tốt nhất của Song Hao

Ý nghĩa

Đây là bộ sao hao bại tinh, chủ sự hao tán, tiêu tan, gây ra sự ly tán, xa cách, hoang hủy, hao hụt tài lộc. Tiểu hao thì ít hao hơn Đại Hao. Chính vì nghĩa hao tán mà Song Hao cũng chỉ sự thay đổi (hao tán là quá trình thay đổi). Tại Tài thì hao tán tiền tài do ăn xài phung phí, gặp dịp phải tiêu xài luôn, khó mà cầm của hoặc để dành, từ đó không thể giàu đươc. Ở Quan thì hao tán nghề nghiệp nghĩa là hay thay đổi nghề nghiệp, quan trường không bền vững, không ổn định, hoặc trong nghề nghiệp phải hay thay đổi đi lại luôn, làm việc có tính chất lưu động. Hao đi với tài tinh (Hóa Lộc, Vũ Phủ, Lưu Lộc Tồn) thì hao tài, đi với quyền tinh (như Hóa Quyền) thì làm hao tán quyền hành, giảm thiểu uy quyền, đi với văn tinh thì làm giảm khoa bảng, đi với hao tinh (như Phá Quân) thì tăng thêm sự hao tán, đi với phúc tinh thì giảm phúc, đi với hung sát tinh thì tăng thêm tính hung hãn chủ sự hao tài tốn của vì bệnh tật, tai họa, hình thương, bị cướp giật hoặc cô đơn, bần hàn, nghèo… Trừ khi đắc địa thì giảm thiểu tác động xấu xa của nó, tuy vẫn hao tán nhưng cũng mang kết quả khá tốt, đặc biệt về tài lộc thì có vào có ra chứ không túng thiếu, nếu miếu địa tại Mão Dậu thì rất tốt, tại vị trí này thì thủ tại Quan Lộc tốt hơn tại Mệnh Thân rất nhiều. Song Hao chỉ đẹp và đắc dụng khi đồng cung với Cự Môn tại Tý Ngọ và đồng cung với Cự Cơ tại Mão Dậu. Song Hao hãm địa rất kỵ ở cung Tài (Điền, Phúc) vì bản chất của nó là hao tán, đóng ở đâu thì giảm cái tốt ở cung đó. Một số người cho rằng Song Hao có khả năng làm giảm tác họa của Thiên Không và Tuần Triệt thì làm nghịch đảo nghĩa của Đại Tiểu Hao, ví dụ Đại Hao gặp Tuần Triệt thì vào nhiều hơn ra

Song Hao là hao tinh, chỉ đồng cung với Cự Cơ Mão Dậu và Cự Môn Tí Ngọ là tốt đẹp nhất, chủ sự giàu có, hoặc đóng tại cung Tật thì bệnh tật mau khỏi, còn kỳ dư kết hợp với bất cứ sao nào cũng bất lợi. Đi với Phá Quân, Hao gia tăng tính chất hao tán của sao này

Cự, Cơ ở Tí Ngọ Mão Dậu gặp Song Hao thì có quyền uy rất lớn. Cự Cơ Mão Dậu gặp Song Hao là cách phú hữu lâu dài. (Chú ý với cách an sao thì chỉ có tuổi Đinh, Kỷ và Quí mới có Song Hao Mão Dậu). Cự hay Cơ Tí Ngọ gặp Song Hao đồng cung cũng là cách phú

Song Hao tại Mão Dậu thì như các dòng nước chảy về phương Ðông, rất sợ gặp Hóa Lộc đồng cung (đây là trường hợp Thái Âm đồng cung với Hao Hóa Lộc) chủ tán tài, hao tán tiền bạc (P) và rất thích gặp Cự Cơ đồng cung. Tuổi Đinh, Kỷ, Quí mới có Song Hao Mão Dậu

Song Hao gặp Sát tinh thì hay mắc tai nạn về dao súng (TTL)

Song Hao Hỏa, Linh thì bị ghiền, ví dụ ghiền á phiện (TTL)

Hao Kiếp thì cô đơn, bần hàn, Mệnh có quí tinh thì làm nên nhưng không bền

Song Hao, Hình, Kiếp thì hay mất trộm hoặc bị thương

Song Hao ngộ Hình hay Kiếp, Sát thì hạn gặp thì hao tài, ốm đau (ĐL)

Hao, Quyền Kiếp Không hội họp thì không được thượng cấp sử dụng vì bị người gièm pha nói xấu

Hao Kỵ thì vất vả, túng thiếu (NPL, P)

Song Hao, Hóa Kỵ, Mộc Dục thì phải mổ (HC)

Song Hao gặp Lộc, Vũ hay Phủ thì hao tài (ĐL)

Song Hao Phá Quân thì túng thiếu

Song Hao gặp Mã Riêu thì tình như đáy giếng, hoang tàn, rong chơi phá tán tổ nghiệp (VVT)

Song Hao Đào Hồng thì tốn tiền vì nhân tình, vì gái, ở cung Tài càng rõ (NPL)

Hao Tham đồng cung hay xung chiếu: TTL cho rằng Mệnh Hao thủ gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu thì hiếu sắc, dâm dật nhưng kín đáo, ví như chôn dấu dâm tình ở đáy giếng

Tử Vi tại cung Ngọ thì kỵ gặp Đại Hao, Tiểu Hao và sát tinh (như Không Kiếp, Kình Đà, Hình Kỵ) và rất tốt khi gặp Khôi Khoa thì có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế

Đế tọa Ly cung (Tử Vi tại cung Ngọ) kỵ phùng Hao, sát (sát tinh), hạnh ngộ Khôi Khoa (mừng gặp Khôi Khoa) hữu tài phụ chính (có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế) (9)

Thiên Lương tại cung Tỵ gặp Song Hao và sát tinh thì đề phòng tai nạn về đao thương súng đạn (13, TTL)

Mệnh có Phá Quân hay Thất Sát rất sợ gặp Hao, Việt, Hỏa Tinh, Hình hội họp, về già khó tránh được tai nạn khủng khiếp (25, TTL)

Song Hao Tỵ Hợi gặp Cự Môn đồng cung thêm Sát, Hình: đàn bà thì bần yểu (P)

Nữ Lương thủ Mệnh phúc dầy,

Hao, Hình, Kiếp, Sát một bầy tai ương (AB)

Tài hay Quan Lộc có Song Hao và Hóa Kỵ hội họp thì phú quí không bền vững (B168)

Quan Lộc

Hao, Quyền thì người dưới khinh ghét, công danh kém hèn (ĐL)

Quan Lộc có Phá hãm địa gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin (22)

Quan (hay Mệnh) có Song Hao, Hóa Quyền gặp Cự Môn hay Vũ Khúc thì làm quan trấn thủ biên cương (5, P). NMB thì ghi Song Hao Mão Dậu gặp Cự Môn hay Vũ Khúc có Hóa Quyền tại Quan Mệnh thì được phong trấn thủ ở phương xa) (B37) (Tuổi Giáp Canh Vũ Phá Tỵ Hợi, tuổi Đinh Cự Cơ Mão Dậu, tuổi Kỷ Vũ Sát Mão Dậu, tuổi Tân Cự Môn Tí Ngọ và tuổi Nhâm Vũ Tướng Dần Thân thì có Song Hao gặp Hóa Quyền)

Cung Tài

Song Hao tối kỵ cư Tài, Điền thì tán nhiều tụ ít, khó giàu có

Song Hao Không Kiếp thì vô điền sản (ĐL)

Tài (hay Phúc Đức) có Hao gặp Kiếp thì cô độc và nghèo hèn

Song Hao, Hỏa Linh thì mắc nghiện, nếu không cũng say mê cờ bạc phá tán rất nhiều tiền của (TTL)

Song Hao, Đào, Hồng thì tốn tiền vì chuyện trai gái. Thường hay bị bồ bịch nhân tình bòn của, lợi dụng để kiếm tiền (TTL)

Hao Phá Quân hay Hao Tuyệt thì phá sản

Các trường hợp cần kiểm tra về Song Hao

NMB, TVT có câu phú như sau:

Đại Hao lâm Quan Phủ Lưu Nghị tôn thất (thuộc giòng họ vua) chi du hồ (hu hồ) (3, B86)

Nghĩa là Đại Hao gặp Quan Phủ thì như Lưu Nghi có họ với vua cũng bị hình phạt roi vọt. Thực chất Đại Hao và Quan Phủ không hội họp (tam hợp, xung chiếu) với nhau. Chỉ có vị trí Tấu Thư luôn có Quan Phủ xung chiếu và Đại Hao tam hợp và vị trí Tiểu Hao luôn có Đại Hao xung và Quan Phủ tam hợp thì mới có bộ Quan Phủ Đại Hao. Câu phú này đáng ngờ về tính chính xác vì qua kiểm nghiệm vị trí Tấu Thư và Tiểu Hao không có xấu như vậy

TVT có câu phú cho rằng tuổi Ất Tân hạn gặp Hao, Kiếp Sát, Đào Hồng thì phải đề phòng người làm phản, nếu gặp Khoa hay Thiên Phủ thì không sao (6)

Hai câu phú được giải dưới đây cho rằng Hao gặp Phục Binh (của vòng Bác sĩ), điều này chẳng bao giờ xảy ra:

Song Hao, Lộc, Quyền, Kiếp, Hỏa Tinh tại Tài mà Thân cư Tài thì buôn bán kinh doanh thành công, gặp thêm Phục Binh (???), Kình Dương thì đề phòng hỏa hoạn (P)

Thân cư Tài gặp Song Hao Lộc Quyền hội họp thì buôn bán mà trở nên giàu có nhưng nếu bị Kình Phục (???) xâm phạm thì phải đề phòng hỏa hoạn không nên buôn bán hoa quả hay thóc gạo(10)

Phân tích phối hợp của Kình Đà với các sao an theo Can năm sinh (tuổi Canh an Khôi Việt tại Ngọ Dần, Lưu Hà tại Thân)

(Chú ý các bộ sao trên được viết theo qui ước sao đồng cung cách nhau bằng dấu phẩy, các cung tam hợp cách nhau bởi dấu gạch ngang, thứ tự theo chiều kim đồng hồ,)

Kình, Đường Phù và Hao (không đồng cung với LNVT) tam hợp với nhau

Kình tại Thìn (tuổi Ất) có Kình, Thiên Quan – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Khôi – Lưu Hà xung (bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà)

Kình tại Tuất (tuổi Tân) có Kình – Việt, Đường Phù – Khôi, Thiên Trù, Hao (bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù)

Kình tại Sửu (tuổi Quí) có Kình Triệt – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao (bộ Kình Triệt, Việt, Phúc)

Kình tại Mùi tuổi Đinh có Kình – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Triệt (bộ Kình, Khôi, Phúc)

Kình tại Mùi tuổi Kỷ có Kình – Đường Phù – Hao

Căn cứ trên thì Kình tại Thìn tốt nhất, kế đến tại Tuất, Mùi rồi Sửu

Ngoại trừ Kình tại Mùi, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí (tuổi Nhâm) có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc xung (bộ Kình Phúc)

Kình tại Ngọ tuổi Bính có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Thiên Trù xung (bộ Kình, Phúc, Thiên Trù)

Kình tại Ngọ tuổi Mậu có Kình, Thiên Trù – Đường Phù – Hao – Triệt xung (bộ Kình, Thiên Trù)

Kình tại Mão (tuổi Giáp) có Kình – Thiên Quan, Thiên Việt, Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt xung (Bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà)

Kình tại Dậu (tuổi Canh) có Kình – Đường Phù – Hao

Chú ý tại bất cứ vị trí của Kình thì chỉ có Kình tại Thìn đồng cung với Thiên Quan, còn lại thì Quan Phúc Khôi Việt chỉ ở vị trí chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ, Tuất mới có Thiên Trù, chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà La tại Dần (tuổi Ất) có Đà – Thiên Trù, Hao, LNVT, Triệt – Lưu Hà – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà)

Đà tại Thân (tuổi Tân) có Đà – Hao, LNVT – Việt, Đường Phù xung (bộ Đà Việt)

Đà tại Tỵ tuổi Đinh có Đà, Thiên Trù – Việt, Hao, LNVT – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc, Thiên Trù)

Đà tại Tỵ tuổi Kỷ có Đà – Thiên Quan, Hao, LNVT, Triệt – Đường Phù xung (bộ Đà, Thiên Quan gặp Triệt)

Đà tại Hợi (tuổi Quí) có Đà – Khôi, Hao, LNVT – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc)

Đà tại Thìn tuổi Bính có Đà, Triệt – Hao, LNVT – Thiên Phúc, Thiên Trù – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù)

Đà tại Thìn tuổi Mậu có Đà – Hao, LNVT – Đường Phù xung

Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan – Hao, LNVT, Triệt – Thiên Phúc – Đường Phù xung (bộ Đà, Quan Phúc)

Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi – Thiên Trù, Hao, LNVT – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt – Thiên Quan, Việt, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt)

Đà cư Mùi (tuổi Canh) có Đà Triệt – Thiên Quan, Hao, LNVT – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Thiên Quan)

Tại bất cứ vị trí của Đà, chỉ có Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan đồng cung và Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi đồng cung, còn lại Đà không dồng cung với Quan Phúc Khôi Việt

So sánh vị trí xấu tốt của Kình Đà trong mối tương quan với các sao an theo Can năm sinh

Kình tại Thìn Tuất Sửu Mùi

Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt

Kình tại Thìn tốt nhất (có bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà), kế đến tại Tuất (có bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù), Mùi tuổi Đinh (có bộ Kình, Khôi, Phúc), Kình tại Mùi tuổi Kỷ, rồi Sửu (có bộ Kình Triệt, Việt, Phúc) (VVT ghi là tuy nói Thìn Tuất Sửu Mùi thì Kình Dương hùng, nhưng chỉ có hợp cách cho người tuổi Ất Kình ở cung Thìn là miếu địa, và tuổi Tân Kình ở cung Tuất là hưởng trọn cách Kình Dương)

Ngoại trừ Kình tại Mùi tuổi Kỷ, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí Ngọ Mão Dậu

Kình cư Dậu xấu nhất, kế đến cư Ngọ tuổi Mậu (có bộ Kình, Thiên Trù), kế đến Kình cư Tí (có bộ Kình Phúc) và Kình tại Ngọ tuổi Bính (có bộ Kình, Phúc, Thiên Trù). Kình tại Mão (có bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà) đỡ xấu nhất

Kình tại Ngọ tuổi Mậu và Kình tại Dậu không có sao Khôi Việt Quan Phúc, tại các vị trí khác hoặc tuổi khác thì sẽ có Thiên Phúc chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ tuổi Bính, Kình tại Tuất mới có Thiên Trù. Chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà tại Dần Thân Tỵ Hợi

Đà tại Tỵ tuổi Đinh và Đà tại Hợi tốt nhất. Đà tại Dần tốt hơn tại Thân

Đà tại Dần (có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (có bộ Đà Việt), Tỵ (có bộ Đà, có Thiên Quan gặp Triệt), Hợi (có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc) luôn luôn có ít nhất một trong bốn sao Khôi, Việt, Quan, Phúc

Đà La tại Thìn Tuất Sửu Mùi

Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đà tại Sửu (có bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt) tốt nhất, kế đó tại Tuất (có bộ Đà, Quan Phúc), Đà tại Thìn tuổi Bính (có bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù), Mùi (có bộ Đà Triệt, Thiên Quan), Đà tại Thìn tuổi Mậu

Ngoại trừ Đà tại Thìn tuổi Mậu, Đà La tại Thìn Tuất, Sửu, Mùi luôn luôn có ít nhất một trong hai sao Quan, Phúc

Kình Đà dễ có sự xuất hiện của các sao Quan Phúc (Thiên Quan, Thiên Phúc) Khôi Việt, do dó thiết tưởng chung ta cũng nên bàn qua đặc tính của bốn sao trên, nhất là trên phương diện giải họa

Quan Phúc

Quan Phúc là hai phúc thiện tinh, chủ cứu khổn phò nguy, chủ gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật tai họa, hung nguy, đi với ác sát tinh không có hại, cư tại cung nào cũng chế khắc giải trừ bớt tai nạn họa hại, hội với sao nào cũng tốt cả. Hai sao này đóng đâu thì đem lại sự lành, sự thiện, là cứu khổ cứu nạn ở đó, gặp hạn xấu thì có thánh thần hoặc ân nhân giúp đỡ, tọa thủ tại Mệnh, Thân, Phúc, Thiên Di, Tật Ách rất hợp. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng (có Giải Thần),

Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung

hoặc

Quí nhân bất nhập Quí hương nan giải hung tinh chi hoạch nhiễu (17)

(Mệnh Thân có hung tinh quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc quí nhân hội họp tất không giải trừ được tai ương họa hại)

Khả năng giải họa của Quan Phúc:

Khả năng giải họa sẽ mạnh nếu thủ đồng cung, trường hợp chiếu thì giảm đi nhiều

Không giải nổi Địa Không Đà La hãm địa đồng cung cho dù là có đủ bộ Quan Phúc, nhưng nếu có thêm Thiên Giải thì giải được

Đủ bộ và nhất là khi kết hợp với Thiên Giải có khả năng giải được Địa Không, Linh Tinh hãm địa

Hai sao Quan Phúc đồng cung thì giải rất mạnh bộ Hình Riêu Không Kiếp, một sao thì không giải hết được

Giải mạnh một sao Địa Không hoặc Địa Kiếp nếu tọa thủ đồng cung

Không giải hết bộ Hỏa Linh hãm địa hội họp

Giải rất mạnh bộ Hình Riêu, nhưng không giải nổi Hình Riêu Cô Quả hội họp

Không giải nổi Thiên Không, nhất là Thiên Không tại Tứ Mộ

Không giải được sự thị phi đố kỵ do Cự Kỵ gây ra, giảm được xấu xa do Hóa Kỵ gây ra

Không giải được Thiên Tướng hay Tướng Quân gặp Tuần hay Triệt

Giải được hình khắc, hiếm muộn, cô đơn, hiếm hoi do Cô Quả gây ra, giải được cách hiếm muộn do Lộc Tồn gây ra, nhất là đi với Tả Hữu

Không giải được sự cô đơn do Đào Hồng Cô Quả gây ra

Không giải nổi cách đa phu do Đào Hồng gây ra, không giải nổi cách đa phu do Thiên Không Hóa Kỵ Hồng Loan gây ra, cho dù có đủ bộ

Không giải nổi tật về mắt (cận thị) do Thái Âm Hóa Kỵ Đà La gây ra

Khôi Việt

Khôi Việt là phụ tinh chủ về phúc thọ, gặp Tả Hữu thì càng tăng phúc thọ, sống lâu). Mệnh có Khôi Việt gặp hạn xấu thì được người giúp đỡ, thông thường là người có chức có quyền nên Khôi Việt giải hạn xấu cũng mạnh.

Khôi Việt phụ tinh vi phúc thọ (18, TTL)

Tả, Hữu hội Khôi, Việt ư phúc thọ (15, TTL, VTL)

Mệnh Thân có Quan Phúc đi với Khôi Việt thì rất có lợi cho công danh thi cử, nếu đi thi đỗ cao. Phú có câu:

Sao Quan, Phúc cùng Khôi Tinh,

Lâm chung Thân Mệnh đề danh bảng rồng (10)

Thiên Khôi tượng ở thân thể là đầu, gặp Hình là đầu thường có tì vết hay có sẹo.

Thiên Việt là bả vai, gặp Hình thì bị so vai hoặc vai cao vai thấp (AB133, AB586)

Mệnh hay hạn có nhiều sao xấu hội họp thì bộ Thiên Khôi Thiên Hình (tượng là dao, kiếm) đồng cung chỉ việc đầu bị gươm dao chém phải, đầu thường có tì vết hoặc có sẹo. Nếu Mệnh có Thiên Việt Song Hao đồng cung hay Thiên Hình đồng cung thì dễ bị lệch vai, so vai

Khôi Việt gặp sát tinh thì có nhiều bệnh tật đem đến lo lắng (TTL)

Khôi Việt trùng phùng sát, cố tật ưu đa (17, TTL)

Khôi Việt rất kỵ gặp Tuần Triệt, kỵ gặp sát tinh Không Kiếp Thiên Không, ám tinh Hóa Kỵ (TTL)

Khôi Việt gặp Tuần Triệt án ngữ hay gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội họp, nhất là sát tinh, Kỵ, Hình hãm địa thì suốt đời chẳng mấy khi được xứng ý toại lòng, công danh trắc trở, nếu hưởng giàu sang thì cũng không lâu bền, thường có tật ở đầu, lại hay mắc tai họa khủng khiếp, nhất là về đao thương súng đạn, và không thể sống lâu (TTL)

Khôi Việt tại Hợi Tí Sửu thì hãm địa, tối kị ngộ Hỏa Linh Hình thì sẽ bị tai nạn kinh khủng như sét đánh, điện giật, hỏa tai. Hãm địa lai rất cần gặp Triệt Tuần khắc chế mới học thành và thi cử đỗ đạt được (AB133, AB586)

Chú ý có một số vị trí của Kình Đà liên quan đến công danh hoặc học vấn, một phần là do ảnh hưởng của Khôi Việt gây ra. Riêng Đà còn có LNVT

Kình Đà và Tam Hóa

Kình cư Mão, Đà cư Mùi (tuổi Giáp) thì tốt đẹp cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc

Kình cư Thìn Đà cư Dần (tuổi Ất) thì khá tốt đẹp cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền, Kỵ

Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Bính) thì tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền

Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Đinh) thì khá tốt cho bộ Cơ Đồng Cự tại Âm cung vì có Khoa Kỵ Quyền

Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Mậu) thì tạm tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Kỵ Quyền

Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Kỷ) thì khá tốt cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có Quyền Lộc

Kình cư Dậu, Đà cư Mùi (tuổi Canh) thì khá tốt cho Nhật Nguyệt Sửu Mùi (có Khoa Lộc), Vũ Tham cư Sửu (có Tam Hóa), Âm Dương Lương tại Dương cung (có Khoa Lộc)

Kình cư Tuất, Đà cư Thân (tuổi Tân) thì tốt cho cách Cự Dương tại Dương cung (có Quyền Lộc)

Kình cư Tí, Đà cư Tuất (tuổi Nhâm) được phân Hóa Lộc cho Lương, Quyền cho Tử Vi và Kỵ cho Vũ Khúc

Kình cư Sửu, Đà cư Hợi (tuổi Quí) thì cách Sát Phá Tham hoặc Sát Phá Liêm Tham đều có bộ Hóa Lộc, Hóa Kỵ

Tóm lại chúng ta thấy rằng bộ Tử Phủ Vũ Tướng khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì khó có được một sao Khoa, Quyền, Lộc. Bộ Sát Phá Liêm Tham khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì chỉ có tuổi Giáp là tốt đẹp, tuổi Kỷ khá tốt và tuổi Quí thì tạm được, còn lại cũng hiếm gặp một sao của tam hóa

Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì có thể nói dễ gặp các sao Hóa, đặc biệt các tuổi Ất, Bính, Mậu trong đó Bính Mậu đẹp hơn Ất vì không bị Kỵ xâm nhập

Nhìn chung thì Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham gặp Kình, Đà trong tam hợp thì khó gặp một sao tam hóa trong khi Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì dễ gặp hơn, đặc biệt là Cơ Nguyệt Đồng Lương

Sự tốt đẹp gia tăng khi các chính tinh sáng sủa và nhất là tránh được Hóa Kỵ xâm nhập. Hóa Quyền có thể giải một phần xấu của Hóa Kỵ. Nhận định bên trên chưa xét đến đắc hãm của chính tinh. Nói chung đã có Kình Đà xâm nhập (tam hợp xung chiếu) thì thiếu hẳn Lộc Tồn, nếu gặp được Lộc, Quyền, Khoa thì tốt đẹp hơn là không gặp nhiều

Biểu tượng

Kình Dương: dương vật

Đà La: mực

Kình Dương: cái đục, cái đẽo, cái búa

Có người cho rằng Kình Dương là cái bút, là gọng kìm, Đà La là thơ văn (AH)

Hình dáng, bệnh tật

Mệnh có Kình Dương đơn thủ thì thân hình cao và thô, mặt choắt, yết hầu lộ, mắt lồi (TTL), hình mạo phá tướng, dáng dấp lệch lạc (AB593)

Kình tai Mão Dậu thì chân tay có thương tích, mắt rất kém (TTL)

Mệnh có Đà La đơn thủ thì thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, lông tóc rậm rạp, khuôn mặt thô, răng xấu, mắt kém (TTL159)

Mệnh có Đà La thì thân hung, hình thô, phá tướng (AB332)

Kinh gặp Tả Hữu, Xương Khúc hội họp thì trong mình có nhiều nốt ruồi kín hay có nhiều vết thẹo(TTL156)

Một số câu phú về hình dáng, bệnh tật:

Kình Dương tai kém mình gầy,

Đà La mắt lớn, chân tay thì dài

Kình Dương lăm cháy bẩn ghê,

Thanh Long Mộc Dục cũng y một dòng (B182)

Đà La hắc tử điểm to (mụt ruồi to),

Cự Môn Hóa Kỵ âu lo hão huyền

Râu đỏ ấy, Kỵ Đà ắt hẳn,

Nói rằng là Dương Nhận phải chăng (NMB)

Đà La đinh cái chẳng hầu,

Khốc Hư thiên giỗ trên đầu ăn ra (B182)

Việt, Đà tiếng nói khoan thai,

Đồng, Không, Hư, Nhận (Kình Dương) lắm lời thị phi

Kìa người Dương Nhận, Đà La,

Hình thô (thân hình thô kệch) tính trá (gian trá) kể là càng dơ (B151)

Kỵ Hình gặp Kình Đà thì là người tàn tật hoặc thân thể bị thương tích:

Đào Hồng mặt mũi xinh tươi,

Kỵ, Hình, Đà, Nhận là người tật thương

Mệnh có Dương Đà Không Kiếp hội họp thì bị điếc tai, hoặc tai hơi điếc (theo kinh nghiệm thì trên 40 mới bị)

Lỗ tai điếc lác âu sầu,

Dương Đà Không Kiếp một miền Mệnh cung (13)

Mệnh gặp Thái Tuế, Cái, Đà, Riêu thì nói ngọng, cà lăm:

Miệng ngập, ngập miệng không thông thái (nói cà lăm, nói lắp),

Vì Tuế Đà Riêu Cái Mệnh viên

Miệng ấp úng nói không ra tiếng,

Vì Tuế, Đà, Riêu, Cái Mệnh viên (cung) (QXT, AB)

Cung Tật Ách có Kình Đà thì có tật về mắt, mù mắt, thong manh

Tật Ách kiêm Đà Nhận (Kình Đà) phản mục tật sầu (28, B60)

Phá Quân Nô Bộc hèn ngu,

Kỵ Đà Tật Ách phải phòng mắt đau (B114)

Cự Ðà đồng cung thì có nốt ruồi kín

Cự Môn Ðà La tất sinh dị chí (41, TTL)

Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình hay Đà thì có nhiều nốt ruồi kín và có nhiều tướng lạ:

Xương Khúc Tả Hữu hội Dương (Kình Dương) Đà đương sinh dị chí (34, TTL)

Thái Vân Trình ghi là Xương Khúc Tả Hữu gặp Kình Đà thì loạn trí ngơ ngẩn, cần xét lại:

Tả Hữu Xương Khúc phùng Dương Đà đương sinh ám trí (14)

Nhật Nguyệt hãm địa gặp Đà La, Linh Tinh, Hóa Kỵ thì bị mù mắt, mắt mờ

Nhật Nguyệt ngộ Đà Linh chốn hãm,

Hóa Kỵ gia mục ám thông manh (49)

Cung Mệnh hay Tật Ách có Nhật Nguyệt hãm địa gặp Riêu, Kỵ, Kiếp, Kình thì hai mắt bị mù lòa

Nhật Nguyệt vô minh (hãm địa) nhi phùng Riêu, Kỵ, Kiếp, Kình ư Mệnh, Giải (tại cung Mệnh hay Tật Ách) tật nguyền lưỡng mục (bị mù lòa) (55, TTL)

Mệnh có Kình, Đà, Linh, Hỏa thì có tật tại lưng hay bị gù lưng, nếu các sao trên lại hãm địa thì suốt đời cùng khổ cô đơn, hoặc bị chết một cách thê thảm:

Kình, Đà, Linh, Hỏa thủ Thân Mệnh, yêu đà bối khúc chi nhân (17, TTL)

Mệnh có Linh Mã gặp Kình hay Đà thì chân tay bị tàn tật. Theo TTL thì Linh Mã cần đồng cung

Linh phùng Mã, nhi ngộ Kình Đà, hữu tật tứ chi (TTL)

Dương Đà thì thân thể hao mòn gầy yếu vì bệnh, Tuế Đà thì bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới

Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,

Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn

Nhưng có người cho rằng Kình Riêu hội họp thì bị ghẻ lở:

Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn

Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nạn

Tật Ách có Tham Đà Linh, Riêu thì bị bệnh lãnh cảm nên hiếm con

Tham Đà giải ách nhi ngộ Linh Riêu lãnh hoàn chi bệnh (52)

Đà La tại Tật Ách thì bị đau dạ dày, gặp Thai thì đau dạ dày nặng (AH)

Ý nghĩa

Là sát tinh, chủ sát phạt (TTL), táo bạo cô đơn (VVT)

Kình Dương (Dương Nhận) là hình tinh. Kình hóa khí gọi là Hình

Đà La là Kỵ tinh. Đà hóa khí gọi là Kỵ

Kình Đà đắc địa tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi): can đảm, dũng mãnh, quả quyết, thích nhanh chóng, sỗ sàng

Kình Đà hãm địa tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) liều lĩnh, hung bao, độc ác, hay chết chóc, phá họai, gây tai họa, bệnh tật (TTL58)

Kình Đà nhập miếu thì văn tài lỗi lạc, phú quí thanh dương (AB239, AB593)

Kình Đà miếu địa ở cung VCD là cách Kinh hay Đà độc thủ nhập miếu là anh hùng uy áp biên cương (AB238)

Kình Dương chủ hung bạo, thường dĩ oán báo oán, lấy thân làm sơ nhưng có hùng tính, không quá gian hiểm như Hóa Kỵ (AB593)

Kình Dương nhập miếu được tôn là thần bút, là Đệ Nhất Văn tinh, văn chương quán thế (đẹp nhất tại vị trí Thìn Tuất), là thần kiếm vì Kình hóa khí là Hình, chủ về hoạch đạt công danh, ưa chuyên soán đoạt quyền hành (AB331, 593)

Kình Dương nhập miếu tại Thìn Tuất Sửu Mùi và Tây Bắc sinh nhân được hưởng phúc (AB331)

Kinh cư Thìn Tuất Sửu Mùi

Tam phương cát chiếu một đời giầu sang

Mệnh viên Ngọ tọa Kình Dương

Mã đầu đới kiếm biên cương trị vì (AB331)

Đà La là nghiên mực, đồng cung với Thiên Hình ở Thìn Tuất Sửu Mùi hội với Văn tinh là cách văn chương thi phú hiển đạt, hội với phú tinh là người rất giàu có, vàng chôn, ngọc cất, giàu có (AB238, AB593)

Kình Dương thủ Mệnh

Cương cường, cứng cỏi, hành động táo bạo (tính cương)

Hay chống đối, hay chỉ trích phê bình người khác, do đó dễ hành nghề báo chí, viết về phê bình nghị luận thì thích hợp

Bất khuất, không chịu quì lụy

Đắc địa thì

Can đảm, dũng mãnh, sát phạt, có oai phong, có anh hùng tính, cương mãnh nhưng không sâu độc

Quả quyết

Kình Dương tính chất thô bạo, cương cường quả quyết hay tranh hơn với người. là người có lang tâm, cơ sảo, kiêu trá, đơn độc bạo hành, thuờng lấy thân làm sơ, lấy nhân làm oán (AB331)

Nam Mệnh

Kình đắc địa thủ Mệnh nên chuyên về quân sự, sau có uy quyền hiển hách

Nữ Mệnh

Kình đắc địa thủ Mệnh thì rất giàu có và vượng phu ích tử (TTL156)

Kình Dương tọa thủ Thân Mệnh tại miếu vượng cung thì tuy chủ sự quyền quí nhưng không tránh được sự hình khắc(AB466)

Kinh hãm địa thì hạ tiện, dâm dật, khắc hại chồng con (TTL156)

Kình Dương Nam Mệnh ca

Lộc tiền nhất vị an Kình Dương,

Thượng tướng phùng chi, phúc lộc gia

Cánh đắc quí nhân tương thủ chiếu

Binh quyền vạn lý tráng hoàng gia (QXT)

Kình Dương thủ Mệnh, tính cương cường

Tứ Mộ sinh nhân, phúc thọ trường

Nhược đắc Tử, Phủ lai tương hội

Tu trì tài cốc (ngũ cốc), phú xương xương (QXT) (tiền tài thóc gạo đầy kho, VTL)

Kình Dương nhất diệu lạc nhàn cung (Tí Ngọ Mão Dậu)

Đà, Hỏa xung hề, tiện, thị hung

Cánh nhược Thân, Mệnh đồng Kiếp Sát

Định nhiên yểu tuyệt tại đồ chung (chết đường) (QXT)

Kình Dương Nữ Mệnh ca

Bắc Đẩu phù tinh (sao Kình Dương) nữ mệnh phùng

Hỏa (Hỏa Tinh) Cơ, Cự, Kỵ tất thường dung (là người tầm thường, nghèo hèn)

Tam phương hung sát kiêm lai tấu,

Bất yểu chung tu lãng cổn thọ (nếu không chết sớm thì cũng chờ đợi dòng nước bạc là mồ chôn hồng nhan) (AB466) (lãng cổn đào, chìm nổi ba đào, VTL)

Kình Dương thủ mệnh tế thôi tường (dù có gặp may thì cũng chi là đại khái thôi)

Tứ Mộ sinh nhân miễn họa ương (người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì không bị ảnh hưởng tác hại của Kình Dương)

Nhược ngộ (nếu gặp) Tử Vi, Xương, Phủ (Thiên Phủ) hội

Tài quan hiển đạt, phúc du trường (AB467)

Đà La thủ Mệnh

Lãng mạn, ướt át, ủy mị, âu sầu (nhất là phái nữ càng thêm rõ nét), làm nhà văn viết thơ vă tình cảm ướt át thì thích hợp (tính nhu, ngấm ngầm)

Bướng bỉnh, lì lợm, không chịu bị người khuất phục

Vô tình, quật cường. Tính hạnh kiêu trá, thế thái cao ngạo, hay làm chuyện bất chính và phóng đãng bất định (AB332)

Đà La thủ Mệnh không giữ gìn được tổ nghiệp, không cư ngu nhất định ở nơi nào, hành sự phản bội, hữu thủy vô chung, hoạch thành hoạch phá (AB332)

Đà La Nữ Mệnh

Đà La tọa thủ tại Thân Mệnh thì tuy ngoài mặt bình thường nhưng tâm hồn hiểm độc, bởi vậy chồng nhiều mà hiếm con (AB468)

Dù có được cát tinh củng chiếu thì cũng có tính dâm đãng (AB468)

Cùng sao Cự Môn thủ Mệnh nhất định phải vượng nghiệp xướng tỳ (AB468)

Đắc địa thì

Can đảm, dũng mãnh (TTL159)

Thâm trầm, có cơ mưu thủ đoạn (TTL159)

Đà La Nam Mệnh ca

Đà La Mệnh nội tọa trung tồn (Mệnh Đà Thân Kình gọi là Bá Lộc cách)

Cánh hỷ nhân sinh Tứ Mộ chung

Tái đắc Tử Vi, Xương, Phủ hợp, (hội, VTL)

Tài lộc phong doanh viễn bá (phan, VTL) danh (QXT)

Đà La tại hãm bất kham văn (khó nghe, khó chịu)

Khẩu thiệt, quan phi nhất thể xâm

Tài tán, nhân ly, nhập cô độc

Sở vi, sở tác bất như tâm (bất toại ý) (QXT)

Đà La Nữ Mệnh ca

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương

Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương (nhiều đau thương trong cuộc đời)

Thien Lộc bất phùng sinh vượng địa (nếu không có Hóa Lộc tại miếu vượng hóa giải)

Hình phu, khắc tử, bất vi luong (AB469)

Đà La nhất diệu nữ nhân phùng

Ngộ cát gia lâm, dâm đãng dung (khuôn mặt dâm đãng)

Hung sát tam phương xung (tương, QXT, VTL) chiếu phá

Tu phòng tương biệt chủ nhân ông (đề phòng chồng chết sớm, AB, VTL. QXT giải là bỏ chồng) (AB468)

Kình Đà đắc địa thủ Mệnh thì

Kình đắc địa thì tính cương cường, quả quyết, dũng mãnh, lắm cơ mưu, thích mạo hiểm nhưng hay kiêu căng tự đắc (TTL156)

Có cơ mưu

Chủ về quyền quí

Kình Đà hãm địa thi

Liều lĩnh, hành động táo bạo, thích nhanh chóng sỗ sàng

Hung bạo, độc ác

Gian trá, cô đơn, lấy thân làm sơ, lấy ân làm oán (B110)

Hay chết chóc, phá hoại, gây tai họa, bệnh tật (TTL)

Kinh hãm địa thì tính khí hung bạo, liều lĩnh, bướng bỉnh, ngang ngạnh, gian trá

(TTL156)

Đà La hãm địa thì hung bạo, gian hiểm, độc ác, và dâm dật, trong mình thường có tì vết hay có thẹo (TTL159)

Người sinh Tứ Mộ (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không kỵ sao Kình Đà. Khó có thể giải thích được tại sao nhưng điểm đặc biệt là các tuổi trên thuộc hành Thổ, còn Kình Đà hành Kim đới Hỏa thành ra có sự tương sinh với Thổ làm trung gian (Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim)

Luận giải sơ lược về Kình Đà

Kình Đà đắc địa thì tốt cho công danh tài lộc, nhưng hãm địa thì chủ về tai nguy. Đây là tai nguy tiềm ẩn. Tác động của Kình Đà là gia tăng tính chất xấu của sao xấu phối hợp với nó, giảm tính chất tốt đẹp của các sao tốt phối hợp với nó, nghĩa là một lá số có Kinh Đà hãm địa thủ Mệnh thì giảm tốt, tăng xấu nhưng chưa chắc là mắc tai họa. Kình Đà hãm chỉ tác họa khi hội hợp với các hung sát tinh hãm địa như Không Kiếp, Hỏa Linh, Hình Riêu hãm địa, Hóa Kỵ… hoặc gặp đại hạn xấu. Bản thân Kình Đà cho dù là hãm cũng không tự thể hiện sự tác họa, ngoại trừ phối hợp với các sao khác Riêng Kình Đà hợp chiếu thì không có gì đáng lo ngại (một đắc, một hãm chiếu). Mệnh giáp Kình Đà (có Lộc Tồn thủ) chỉ xấu khi cung đó xấu, nếu cung đó tốt đẹp thì không hề gì

Chỉ có tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì hợp với Kình Đà, nếu gặp Kình Đà đắc thì gia tăng điều tốt, nếu gặp Kình Đà hãm cũng không sợ tai nguy

Nhìn chung bộ Kình Đà không hợp với tam hợp Tang Tuế Điếu (có Mã) và tam hợp Tuế Phù Hổ (có Hoa Cái), đặc biệt tam hợp Tuế Phù Hổ Cái lại có Hóa Kỵ thì càng xấu. Có rất nhiều bộ có liên quan như bộ Mã Kình, Đà, bộ Mã Linh Kình, Đà, bộ Tuế Kình, Đà, bộ Quan Phủ, Kình Đà, bộ Tuế Đà Kỵ, bộ Tuế Cái Đà Riêu, bộ Hoa Cái Kình Đà, bộ Hổ Hình Kỵ

Kình Dương hãm địa thì xấu hơn Đà La hãm địa

Kình Đà gặp thêm sát tinh hãm địa (Không Kiếp, Hỏa Linh hãm địa) thì mới hung. Hình, Riêu, Hóa Kỵ gia tăng thêm sự xấu xa của Kình Đà, đặc biệt chú ý là Hóa Kỵ hoàn toàn không thích hợp với Kình Đà (Đà gặp Kỵ xấu hơn Kình gặp Kỵ vì Đà hóa khí là Kỵ, gặp thêm Hóa Kỵ). Đương nhiên Không Kiếp, Hỏa Linh thì gia tăng tính hung của Kình, Đà. Chú ý là Kình Đà luôn luôn có Hao tam hợp (Mệnh Kình hay Đà thì Hao tại Tài hay Quan), mà Hao hãm địa tối kỵ ở Tài (tán nhiều tụ ít, khó giàu có), Hao gặp sát tinh (Không Kiếp, Hỏa Linh hãm địa) hoặc Thiên Hình thì xấu, chủ về cô đơn, bần hàn, tai nạn, thương tích, gặp Kỵ tại Tài Quan thì phú quí không bền, gặp Không Kiếp hoặc Phá Quân hãm địa tại Tài thì vô sản, gặp Hỏa Linh tại Tài thì phá tán tiền của.

Kinh Đà hãm địa không gặp Tuần Triệt hay nhiều sao sáng sủa hội họp cứu giải thì khó tránh tai họa, tuổi thọ bị chiết giảm. Kình Đà hãm địa, hội ác sát mờ ám nhất là Hỏa Linh Không Kiếp Kỵ Hinh Kiếp Sát thì bôn ba hình khắc, khó tránh được hình thương hung họa, cả đời cùng khổn, cô đơn, phải lang thang phiêu bạt, thường mắc kiện cáo, tù tội, mắc những tai nạn khủng khiếp, nếu chân tay không bị thương tật và nếu mắt không có tật thì không thể sống lâu được. Đà La gặp Không Vong Hỏa Linh thì khó tránh chân tay tàn tật, thường hay mắc tai nạn xe cộ

Kình Dương hóa khí là hình, gặp thêm Thiên Hình hãm thì càng xấu, chủ về hình thương tai nạn. Nếu Kình đắc địa gặp thêm Hình đắc thì càng tốt, chủ về võ nghiệp, pháp lý

Kình Dương nhất là khi đắc địa kết hợp với Hữu Bật thì lại tốt, chủ hiển đạt về võ nghiệp

Đà La hóa khí là Kỵ, gặp thêm Hóa Kỵ hãm thì càng xấu (bộ Đà Kỵ), chủ về thị phi, miệng tiếng, tranh chấp, bất hòa, kiện cáo, bệnh tật, tại Tử Tức thì chủ sự hiếm con, chậm có con. Nếu gặp thêm Cự Môn hãm địa hoặc Thái Tuế thì đồng tính chất nên càng xấu hơn (bộ Tuế Đà Kỵ, bộ Cự Kỵ Đà, bộ Tuế Đà Cự Kỵ, bộ Tuế Phủ Đà Kỵ), chủ về gian nan vất vả, tai nạn, ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc, chủ thị phi, kiện cáo, tranh chấp, giam cầm, bệnh tật, tang thương. Cự gặp Kỵ thì xấu nên đương nhiên bộ Tuế Đà Kỵ Cự thì càng xấu

Riêu (có Hình trong tam hợp) gặp thêm Đà Kỵ gọi là tam Ám (Riêu Đà Kỵ), che lấp ánh sáng của Nhật Nguyệt. Tam ám đi liền ba cung thì cũng xấu

Đà La Thìn Tuất hội với Tuế Kỵ Hình Riêu ở thì ngôn ngữ đanh thép, người người nể phục (AB238)

Kình Đà kỵ gặp Địa Kiếp hơn Địa Không, kết hợp với Địa Kiếp hãm địa thì gia tăng tính hung rất nhiều, chủ về tai nạn, chết chóc. Kình Dương hãm gặp Địa Kiếp thì xấu hơn Đà La hãm gặp Địa Kiếp. Đà La Địa Kiếp hãm địa hội họp gặp Thiên Giải thì giải được

Kình Dương kết hợp với Hỏa tinh thì ảnh hưởng gia tăng mạnh mẽ hơn là với Linh Tinh. Nếu cả hai sao đều hãm thì rất xấu, chủ về tai nạn, bần cùng, công danh trắc trở. Nếu cả hai sao đều đắc thì lại rất tốt, chủ về uy quyền tài lộc. Bộ Kình Dương Hỏa Tinh đồng cung tại Tứ Mộ thì lại tốt, chủ về uy quyền, nghĩa là Kình đắc đồng cung với Hỏa Tinh thì hợp. Nữ Mệnh nếu Kình hãm địa và gặp Hỏa Linh Kỵ hãm thì là người dâm dật, hạ tiện, và hình khắc

Đà La kết hợp với Linh Tinh thì xấu hơn kết hợp với Hỏa Tinh (bộ Đà Linh), gặp thêm Cự Môn hãm địa thì càng xấu, chủ tai họa bât ngờ.

Đà La thủ Mệnh là những nhà danh tài tư pháp, chỉ sợ lạc Không Vong, Linh Hỏa thì không tránh được chân tay tàn tật, thường hay mắc tai nạn xe cộ hình thương (AB238)

Khi có sự xâm nhập của các hung sát tinh Không Kiếp, Hóa Linh hoặc Thiên Hình, Thiên Riêu, Thái Tuế… thì tùy theo ý nghĩa của các sao phối hợp mà sự xấu nghiêng về mặt đó.. Sự xấu thì có thể liên quan đến tay chân hoặc đi lại, thay đổi công việc, té ngã (Thiên Mã), đến pháp luật hoặc thị phi cãi vã, buồn thương (Thái Tuế, Hóa Kỵ), tang chế (Hư, Tuế Phá, Điếu Khách) tai nạn sông nước (Cự Kỵ, Lưu Hà), hình thương, đánh nhau, bệnh tật (Hình, Riêu), tai họa về mọi khía cạnh như tài lộc điền sản bị phá tán, công danh, tuổi thọ, nhân ly như gia đạo gặp trục trặc như hình phu khắc tử, hoặc cuộc đời khổ sở, nghèo hèn, chết thảm, mọi việc đều không vừa ý (Không Kiếp Hỏa Linh)

Kình Dương dù đắc hay hãm gặp Hóa Lộc đồng cung hoặc Hóa Quyền đồng cung thì tốt (bộ Kình Lộc, Kình Quyền), chủ về tài lộc, uy quyền. Nếu chỉ gặp Quyền chiếu thì giảm tốt nhiều, nhưng không đáng lo ngại nếu Kình hãm địa. Kình Đà hội Hóa Lộc là nhà kinh thương, buôn bán phát đạt trở nên giàu có

Kình Đà đủ bộ chiếu nếu có Hóa Lộc thủ, Quyền chiếu thì không sợ ảnh hưởng của Kình Đà

Kình Dương tại Ngọ gặp Hóa Lộc hay Hóa Quyền đồng cung thì trở nên tốt đẹp, chủ tài lộc, uy quyền. Trường hợp Hóa Quyền thì gặp Kỵ cũng không sao. Nếu gặp thêm Đồng Âm đồng cung thì càng tốt đẹp

Khoa Đà đồng cung tại Hợi thì vẫn tốt cho công danh, nhất là có Thái Âm thủ

Tam Hóa hội họp không sợ ảnh hưởng xấu của Kình Đà, nhất là khi Kình Đà thủ đồng cung. Khoa, Quyền hoặc Lộc thủ tại cung thì không lo sợ Kình Đà đồng chiếu về

Hóa Khoa giải được tính hung của Kình Đà, nhất là khi đồng cung. Khoa đồng cung với Kình Đà thì không phải lo ngại tác họa của Kình Đà nếu hãm. Khoa Đà đồng cung cũng tốt đẹp

Hai trong ba sao Khoa Quyền Lộc hội họp cũng giải được họa của Kình Đà hãm. Kình Đà đủ bộ chiếu thì không đáng lo ngại vì một đắc một hãm. Các chính tinh lạc hãm nếu gặp hai sao Khoa Quyền hoặc Lộc hoặc có thì không e ngại tác họa của Kình Đà hãm địa, gặp một sao thì phải tọa thủ đồng cung mới giải được

Quyền Lộc thủ đồng cung thì không lo Kình Đà đủ bộ chiếu

Tử Phủ Vũ Tướng sáng sủa tốt đẹp không e ngại Kình Đà, chỉ bớt tốt thôi, thiên về phú hơn quí

Tử Phủ sáng sủa thì giải được tác hại của Kình Đà hãm, nhưng giảm tốt, ví như cách hoa bị gió vùi dập, sẽ giảm tính chất quí hiển là chính. Kình đắc địa gặp Tử Phủ cùng đắc địa đồng cung thì buôn bán lớn mà trở nên giàu có. Tử Vi nếu bình hòa (Tử Tham Mão Dậu và Tử Vi tại Tí) thì khả năng cứu giải yếu, Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp thì tuổi thọ bị chiết giảm. Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gặp Kình Đà thì như ngọc đẹp nhưng có tì vết, hậu vận không tốt

Tử Vi Quyền Lộc nếu gặp Kình Đà thì vẫn còn đẹp tốt nhưng là người vô đạo và bất chính. Trong trường hợp này Kình Đà không gây ảnh hưởng xấu đến phú quí nhiều nhưng ảnh hưởng đến tính cách là chính

Tử Vi, Vũ Khúc hay Phá Quân gặp Kình Đà thì sẽ gặp lận đận trên quan trường, chỉ nên buôn bán mà khá giả.

Nhật Nguyệt dù đắc hay hãm cũng kỵ gặp Kình hay Đà hãm thủ đồng cung (Thái Âm thì kỵ gặp Kình Đà hơn Thái Dương), dễ khắc cha hay mẹ, vợ hay chồng (Nhật tượng cha, chồng, Nguyệt tượng mẹ, vợ), bản thân hay bị bệnh, tai nạn, nếu gặp thêm Hóa Kỵ thì càng xấu, cha mẹ chết sớm, bất toàn, vợ chồng li dị, xa nhau hay có người chết sớm, bản thân dễ mang ác tật, khó lòng tránh thoát hình thương. Thái Âm thì kỵ gặp Kình Đà hơn Thái Dương. Mệnh có Thái Âm miếu vượng đắc gặp Kình Đà hội hợp tất phải ly tổ, tiền tài hay bị hao tán. Nếu Thái Âm hãm lại gặp Kình Đà thì suốt đời cùng khó, phải lang thang phiêu bạt và rất nghèo túng. Ngoại lệ là Đồng Âm cư Tí Ngọ không kỵ gặp Kình đồng cung, gặp Kình trong trường hợp này lại tốt về công danh tài lộc, nhất là tại Ngọ gặp thêm Phượng Các. Nữ Mệnh có Thái Âm Đà La đồng cung thì rất dâm đãng. Nhật Nguyệt Thìn Tuất kỵ gặp Kình lại thêm Không Kiếp hội họp, chủ hung nguy tai nạn, nhất là tại hạn. Hóa Kỵ Đà Riêu kết hợp thành bộ tam Ám (Riêu Đà Kỵ), thường che ánh sáng của Nhật Nguyệt

Kình Đà hãm địa thì không tác hoại lắm đối với Sát Phá Tham, chỉ gia tăng tính hung hãn của Sát Phá Tham là chính. Sự tác hoại chỉ có khi Kình Đà kết hợp với các hung tinh lạc hãm hoặc các bộ sao phá cách

Sát Phá Tham sáng sủa (như Thất Sát Dần Thân, Phá Quân hay Thất Sát Tí Ngọ, Tử Phá hay Liêm Sát hay Vũ Tham Sửu Mùi, Tham Lang hay Phá Quân Thìn Tuất) cũng không e ngại Kình Đà hội chiếu hoặc hãm thủ đồng cung, ngoại trừ có sự tham gia của các hung tinh lạc hãm khác như Không Kiếp, Hỏa Linh… Nếu gặp Kình Đà đắc thì lại tốt đẹp về tài lộc. Riêng Hỏa Linh thì lại hợp với Tham Lang đồng cung, chủ về phú quí hoặc Tham Lang miếu vượng gặp Hóa Kỵ cũng tốt, chủ về buôn bán xuôi ngược mà giàu có. Sát hoặc Phá gặp Kình hay Đà đắc thì cũng tốt đẹp. Sát Phá Tham lạc hãm (như Tham Tí Ngọ, Tử Tham, Vũ Sát hay Liêm Phá Mão Dậu, Phá Quân Dần Thân, Liêm Tham hay Vũ Phá Tỵ Hợi, Thất Sát Thìn Tuất) thì có phần e ngại một chút khi có Kình Đà hãm địa thủ đồng cung. Vị trí cần để ý là Liêm Tham Tỵ Hợi và Tham Lang Tí Ngọ.

Thất Sát và Phá Quân khi gặp Kình, nếu gặp cát tinh thì gia tăng tốt, nếu gặp hung tinh lạc hãm thì gia tăng xấu. Riêng Thất Sát hãm (Thất Sát Thìn Tuất) gặp Kình hay Đà đắc đồng cung thì cũng tốt

Thất Sát tại Ngọ có Kình hãm đồng cung, thiếu Quan Phúc Khôi Việt nên độc, nếu gặp thêm hung sát tinh hãm địa như Không Kiếp Thiên Hình thì hay mắc tai nạn tai họa khủng khiếp, khó lòng thoát khỏi chết một cách thê thảm.

Thất Sát hãm địa gặp Hỏa tinh và Kình hãm hội họp thì là người nghèo hèn

Thất Sát gặp Kình Ðà Hỏa Linh thì hoặc có tật ở lưng như bị gù lưng, hoặc hay bị chết trận

Mệnh an tại Tuyệt địa có Thất Sát tọa thủ gặp Kình Đà hội hợp thì dễ chết yểu

Phá Quân tại Tí Ngọ thì cô độc, nghĩa là sớm xa cách cha mẹ anh em, nếu không cũng khắc chồng hay hiếm con, nhưng nếu gặp Hữu Bật Kình Dương thì có tài và làm nên danh giá

Liêm Phá Mão Dậu hãm địa gặp Kiếp Kình hãm địa thì đề phòng tù tội, nếu chỉ gặp Kình Dương thì chưa có gì phải lo lắng

Liêm Phá Kình đồng cung tại Mão Dậu gặp Tả Hữu thì khởi loạn chống lại chính quyền, làm loạn thiên hạ.

Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương đồng cung, Liêm Tham tại Hợi gặp Đà La đồng cung như hoa đào trôi nổi trên nước, đam mê tửu sắc, chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi.Tham Lang Hợi Tí cho dù có gặp Kình hoặc Kình Đà đủ bộ nhưng nếu có Quyền Lộc thì vẫn giàu sang

Tham Lang gặp sát tinh (như Kình Đà Không Kiếp) đồng cung, nữ thì buôn son bán phấn, làm điếm còn nam thì trộm cắp gian xảo, bất lương

Tham Lang sáng sủa có Quyền Lộc hội họp (phải có một sao đồng cung) thì tốt đẹp, có gặp Kình Đà cũng không sao, nếu có thêm Linh Tinh thủ đồng cung thì rất tốt đẹp về công danh tài lộc. Riêng Tham Ðà thì đam mê tửu sắc

Tham Lang hãm địa gặp Kình hãm địa cũng xấu, gặp Đà xấu hơn gặp Kình

Cơ, Đồng, Lương sáng sủa gặp Kình Đà thì không e ngại, nếu hãm địa và không đồng cung với Nhật, Nguyệt, Cự thì cũng không đáng lo. Ngoại lệ là Đồng Âm hãm tại Ngọ có Kình đồng cung, Phượng hội họp thì lại tốt đẹp

Đồng hãm tại Thìn Tuất gặp Kình đắc thủ hoặc Kình Đà đủ bộ chiếu gặp Kỵ Lưu Hà thì khó tránh chết đuối

Cự Môn kỵ gặp Đà hơn Kình vì Đà hóa khí là Kỵ.

Cự Môn sáng sủa không kỵ gặp Kình. Cự Môn tại Tí Ngọ như đá có ngọc bên trong nên tốt đẹp nhưng rất cần Tuần Triệt, hoặc Kình Hình (Kình phải thủ đồng cung), hoặc gặp Song Hao đồng cung thì tốt đẹp, giàu có. Cự Môn hãm địa gặp Kình đắc địa thì tốt hơn là không gặp

Cự gặp Đà La thì xấu, lại gặp thêm Hóa Kỵ hội họp thì tối hung, rất xấu, đem đến tai nạn, nhất là các sao trên hãm địa

Cự hãm địa (Cự Thìn Tuất, Tỵ Hợi, Cự Đồng Sửu Mùi) gặp Kình hay Ðà đồng cung thì hay bị bệnh tật, nếu không thì ăn chơi đàng điếm, hạng bất lương

Cự Môn Thìn Tuất thì hãm, tuổi Tân thì lại trở nên tốt, giàu sang vinh hiển. Tuổi Tân Mệnh tại Thìn có Hóa Lộc đồng cung gặp Triệt, Hóa Quyền Hao LNVT và Kình Đà chiếu, Mệnh tại Tuất thì có Hóa Lộc Kình đắc tọa thủ, Quyền Khôi Việt Thiên Trù Đường Phù Hao chiếu

Cự Môn gặp Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) thì hung, cuộc đời vất vả, dễ mắc ác tật hoặc phải bị tai nạn

Cự Hỏa Kình Dương hội họp thì hung nguy tiềm ẩn, có thể tự tử khi gặp hạn xấu

Cự Môn Hỏa Kình Ðà hội họp gặp thêm ác tinh thì tự tử như gieo mình xuống sông tự tử hoặc thắt cổ

Kình gặp Liêm, Cự, Ky đồng cung thì có ám tật, nếu Liêm, Cự, Kỵ lại hãm địa thì chân tay bị thương tích, hay mắc kiện tụng, hình tù, về già lại càng khốn khổ, đáng lo ngại nhất là tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi có cách này (TTL156)

Các câu phú về Kình Đà

Mệnh có Kình hoặc Đà hãm địa thủ hay Kình Đà chiếu là người ăn nói không cẩn thận, bị tai họa do ăn nói mà ra:

Dương Đà xâm nhiễu Mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết, kẻo phòng khẩu tai

Dương Đà xâm chiếm Mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết, những phường điêu ngoa (AB)

Dương Đà trùng lâm mệnh viên,

Nói năng loạn thuyết những phiền cùng lo (VT)

Mệnh viên dù có Dương Đà,

Nói năng cuồng loạn, những là khẩu tai (B104)

Kình Dương nhập miếu tại Tứ Mộ thì giàu có, danh tiếng, tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi càng thêm quí hiển

Kình Dương nhập miếu, phú quí thanh dương (1, TTL)

Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,

Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)

Mệnh có Kình Đà miếu vượng thì ngoài 50 tuổi mói gọi là được hưởng phúc:

Hình xú Dương Đà hưởng phúc ư ngũ tuần chi hậu (10, B80)

Kình hãm địa (tại Tí Ngọ Mão Dậu) thì là kẻ trộm cướp, miếu vượng thì là anh hùng danh tiếng:

Dương nhận hãm tu bị thiết, miếu vượng cư nhi hào kiệt dương danh (4, B74)

Kình Dương hãm địa tại Tí Ngọ Mão Dậu thì chết non, hoặc bị tai nạn tàn tật. Theo TVT Kình ở Mệnh tại các vị trí trên nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì hình thương, nếu gặp nhiều sao xấu thì tác hại khủng khiếp

Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)

Nay những số yểu hình rất xấu,

Vì Ngọ cung, Mão, Dậu gặp Dương (Kình Dương) (B160)

Kình Dương tại Dậu thì gặp nguy hiểm. TVT giải rằng cung Thiên Di an tại Dậu có Kình tọa thủ thì ra ngoài hay gặp nguy khốn

Thốn Kim khuyết Kình Dương phản hiềm tao khổn (27, B79)

TTL cho rằng Kình Dương tại Ngọ (không có sao Khôi Việt Quan Phúc) ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. Cần xa lánh sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình và được sao sáng sủa tốt đẹp như Lộc Mã Khoa Quyền Lộc tất phát về võ nghiệp, có uy quyền lớn. Tuổi Bính Tuất có cách này thì thật là tài quan song mỹ (tuổi Bính Tuất thì có Phượng Các Giải Thần xung chiếu và Kình đồng cung với Bạch Hổ, có Tuần tại Ngọ Mùi). Các tuổi khác có cách này thì cũng quí hiển nhưng sự nghiệp chẳng lâu bền và hay mắc tai họa khủng khiếp.

Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương (7, TTL)

Mệnh viên Ngọ, tọa Kình Dương,

Mã đầu đới kiếm, biên cương trị vì (AB332)

Mã đầu đới kiếm cách kỳ,

Làm quan trấn thủ biên thùy nổi danh,

Ấy là Bính, Mậu sinh nhân,

Lộc Tồn Tỵ thủ (Lộc Tồn cư Tỵ) Ngọ danh Mã đầu (B179)

Ngọ cung Tam Hóa hợp Kình,

Người sinh Bính Mậu biên đình nổi danh (HC 160)

Mệnh tại Ngọ có Kình thủ (không có sao Khôi Việt Quan Phúc) ví như kiếm kề cổ ngựa, rất đáng lo ngại. nếu gặp sát tinh hay sát tinh và Thiên Hình hội họp thì hoặc chết yểu, hoặc bị tai nạn, tàn tật. Theo TVT thì gặp Thất Sát Thiên Hình

Kình Dương cư Ngọ, Mã đầu đới kiếm, phi yểu chiết nhi hình thương (5, TTL)

Mã đầu đới kiếm lạ dường,

Nếu chẳng yểu triết thì thường hình thương

Ngọ cung thủ Mệnh Kình Dương,

Thứ thời tại Mão, Kình Dương lạc ngàn

Kình Dương tại Mão Dậu, tuổi Mậu và Giáp thì phúc khó toàn vẹn. Chú ý tuổi Giáp Kình tại Mão và tuổi Mậu Kình tại Ngọ. Cần coi lại câu phú này

Dương cư Đoài (Mão) Chấn (Dậu) Lục Mậu Lục Giáp phúc nan toàn (3, B75)

Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Giải: TVT giả rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này

Đà La hãm tại Tỵ Hợi Dần Thân thì cuộc đời cơ cực hoặc không chết non thì cũng mang tật hay có thương tích trong người. Nếu chấp nhận câu phú này thì Đà La hãm địa tại Tỵ Hợi Dần Thân:

Đà La Tỵ Hợi Dần Thân phi yểu triết nhi hình thương (33)

Dần Thân Tỵ Hợi bốn nơi,

Đà La tọa thủ, đoán bàn thương thân

Dần Thân Tỵ Hợi bốn phương,

Đà La hãm xấu, ngộ Dương Nhận kìa (B160)

Đà La hãm địa tối hung,

Cuộc đời cơ cực, bềnh bồng độ thân (AB332)

Mệnh có Lộc Tồn thủ thì sẽ giáp Kình giáp Đà, nếu cung Mệnh xấu xa thì là ăn mày, cuộc đời cùng khổ, lang thang phiêu bạt, hoặc chết yểu, nếu có Hóa Kỵ đồng cung (bộ Lộc Tồn Hóa Kỵ đồng cung) thì xấu, nghèo túng, khổ sở và hay mắc tai họa, chỉ sóm xa gia đình thì may ra mới được com no áo ấm:

Giáp Kình giáp Đà vi khất cái (40, TTL)

Dương Đà giáp Ky vi bại cục (39, TTL)

Kình Đà giáp với Mệnh viên,

Hoặc là Không, Kiếp bần hàn yểu vong

Mệnh có Kình Đà giáp, nếu cung Mệnh xấu xa thì số đàn bà phá tán cơ nghiệp nhà chồng. TVT giải rằng cung Phu xấu xa mờ ám lại giáp Kình Đà thì phá tán cơ nghiệp của chồng

Kình Đà tương giáp mệnh phá điền trạch ư phu quân (46, B80)

Kình Dương Lực Sĩ đồng cung (người Dương Nam, Âm Nữ mới có bộ Kình Lực, Tấu, Đại Hao) thì như Lý Quảng là người khoẻ mạnh địch được muôn người, tài giỏi lập nên công trạng nhưng không được phong thưởng xứng đáng:

Kình Dương phùng Lực Sĩ,

Lý Quảng nan phong hầu (9, TTL)

Lý Quảng sức địch vạn chúng thị hữu Kình Dương Lực Sĩ (8, TTL)

Lý Quảng công chẳng được phong,

Kình Dương Lực Sĩ tương phùng Mệnh Thân

Lý Quảng chẳng được hầu phong,

Bởi vì Lực Sĩ Kình Dương tương phùng (B170)

Mệnh Dương (Kình Dương) phùng Lực (Lực Sĩ) bình thường,

Yêu thi Văn Khúc ngộ Thương (Thiên Thương) khá hiềm (Văn Khúc ngộ Thiên thương thì không tốt) (B158)

Kình hãm địa gặp Thiên Hư, Tuế Phá, Điếu Khách (Kình hãm nằm trong tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã) thì cuộc đời có nhiều tang tóc liên miên, suốt đời đề phòng có tang, trai sát vợ, gái sát chồng, nếu không cũng phải sớm xa cách cha mẹ anh em.

Kình Hư Tuế Khách gia lâm, mãn thế đa phòng tang sự (44, TTL)

Hư (Thiên Hư) Kình, Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách) gia lâm, mãn thế đa phùng tang sự (3, TTL)

Mệnh gặp Kỵ Đà thì hay gây gỗ kiếm chuyện đối với người khác, bất hòa. QXT cho rằng anh em xung khắc. Mệnh có Thiên Hình hãm địa thì là người hung bạo, hay gây sự, đánh lộn:

Sao Thiên Hình thủ, tính người hung hãn,

Kỵ Đà lâm lòng vốn khiếm hòa (B43)

Sao Hình thủ, cùng người đánh lộn,

Kỵ sinh lâm lòng vốn bất hòa (QXT)

Thiên Hình thủ, hôn lại chi nhân,

Kỵ Đà lâm bất nhất khiếm hòa (6)

Kình Đà với Thiên Mã

Mã gặp Kình hay Đà thì là số nhà binh phải đánh Đông dẹp Bắc mãi không thôi

Hay gì Mã gặp Đà Dương (Kình Dương),

Nhọc nhằn những áng sa trường đôi khi (B112)

Có câu phú của TVT

Dương Đà phùng Mã trực xung (Mã xung chiếu),

Những là đánh Bắc, dẹp Đông chẳng rồi (14)

Kình hay Đà thủ gặp Mã xung chiếu thì là số nhà binh phải đánh Đông dẹp Bắc mãi không thôi.Thật ra tại Dần cung mới có bộ Mã Đà đồng cung hay xung chiếu, còn Mã và Kình chỉ tam hợp mà thôi

Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,

Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)

Trong câu này đã lẫn lộn Nhận (Kình) thành Nhật

Mã gặp Đà đồng cung thì gọi là ngựa què, Mã gặp Tuần Triệt gọi là ngựa chết, Mã Đà đồng cung tại Thiên Di thì hay đi ngao du, đi đây đi đó:

Chiết Túc: Đà Mã sum vầy,

Tử Mã: Tuần Triệt đêm ngày khảm kha

Chơi bời du thủy du sơn,

Thiên Di Thiên Mã hợp chàng Đà La

Đà La với Mã xum vầy,

Dây gai vương vít Mã này gẫy chân

Kình Đà với Hỏa Linh

Mệnh có Kình Đà Hỏa Linh hội họp nếu gặp nhiều sao sáng sủa thì có tài lộc, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa thì cùng khổ, hoặc mắc tai họa mà chết thảm thương:

Kình Đà Hỏa Linh hội họp phùng cát phát tài, hung tắc kỵ (18, TTL)

Mệnh an tại Tứ Mộ có Kình Dương Hỏa Tinh tọa thủ đồng cung thì có uy quyền hiển hách, nếu lại gặp thêm Tham, Vũ đồng cung thì danh tiếng lừng lẫy khiến quân giặc ở biên cương phải khiếp sợ. Theo NMB thì Kình gặp Hỏa miếu vượng

Kình Dương Hỏa Tinh uy quyền xuất chúng, đồng hành Tham Vũ uy yểm (uy áp) biên di (42, TTL, B75)

TVT cho rằng Mệnh có Kình Dương Hỏa Tinh tọa thủ đồng cung thì có uy quyền khiến mọi người nể sợ, tuổi Thìn Tuất là thuợng cách, tuổi Sửu Mùi là thứ cách

Dương (Kình Dương) Hỏa đồng cung, oai quyền áp chúng (16)

Mệnh có Kình, Đà, Linh, Hỏa thì có tật tại lưng hay bị gù lưng, nếu các sao trên lại hãm địa thì suốt đời cùng khổ cô đơn, hoặc bị chết một cách thê thảm

Kình, Đà, Linh, Hỏa thủ Thân Mệnh, yêu đà bối khúc chi nhân (17, TTL)

Mệnh có Kình Dương Hỏa Linh hãm địa hội họp thì hạ cách, rất xấu, công danh trắc trở, tiền bạc thiếu thốn và hay mắc tai nạn. TVT giải rằng Mệnh mờ ám xấu xa lại gặp Kình Linh tọa thủ thì cuộc đời khổ sở, nghèo khổ, không thể quí hiển, nhất là nữ giới tối kỵ cách này

Kình Dương Hỏa Linh vi hạ cách (24)

Hỏa Linh Kình Dương vi hạ cách (TTL)

Kình Đà với Không Kiếp

Mệnh có Kình hay Đà gặp Địa Kiếp thì giảm thọ. TVT cho rằng Kiếp là Địa Kiếp hay Kiếp Sát. Trong tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát dễ có Đào Hồng thành ra chính Đào Hồng kết hợp với Địa Kiếp thì giảm thọ

Mệnh Kình, Đà gia Kiếp giảm thọ (43, TTL)

Đà La Địa Kiếp hãm hội họp mà còn gặp Linh Tinh thi rất xấu:

Đà La Địa Kiếp (hãm) chiếu phương,

Linh Tinh lại gặp bất tường chẳng sai (12)

Có Đà La Địa Kiếp mà gặp Thiên Giải thì giải được, cũng được yên:

Đà Kiếp trùng lâm hạnh Thiên Giải nhi khả cứu (36)

Kiếp Đà hai gã khả ưu,

Gặp sao Thiên Giải đảo cầu lại yên

QXT thì lại ghi như sau:

Kiếp Không nhị vị khả ưu,

Gặp sao Thiên Giải nhẽ cầu lại yên (QXT)

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu thì chết non:

Nhan Hồi yểu tử do hũu Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ Mệnh (19)

Nhan Hồi yểu tử do hữu Kiếp Không Đào Hồng Đà Linh thủ Mệnh (8, TTL)

Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng có Kình Dương hãm địa lại gặp Sát Phá nữa thì sự hung càng mạnh:

Sát Phá hỉ trợ Kình Dương (B72)

Mệnh Kiếp Thân không gặp Hồng Loan và Kình Dương, nếu Mệnh có chính tinh thì tiền vận vất vả, nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp thì suốt đời được hưởng phúc giàu sang hơn người

Mệnh Kiếp Thân không nhi giao Hồng Nhận (gặp Hồng Loan và Kình Dương) ư tuế Mệnh lạc chính tinh tiền đồ đa khổ (tiền vận vất vả) nhi hữu Âm Dương Đế diệu Mệnh Thân (nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp), chung niên phúc hoạnh sinh tài (20)

Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp

Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10)

Thật ra thì Phục Binh không tam hợp xung chiếu với Kình vì Phục Binh nằm trong tam hợp Long Phi Phục của vòng Bác Sĩ

Kình, Đà với bộ Thái Tuế, Hóa Kỵ

(tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình hay Đà)

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ

Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Kình hay Đà hãm gặp Quan Phù (chú ý Quan Phù, Thái Tuế tam hợp) thì ăn nói hồ đồ, lung tung, không đâu vào đâu

Dương Đà Quan Phù ư hãm địa, loạn thuyết chi nhân (11)

Thái Tuế gặp Kình Đà dễ bị mang tiếng thị phi khẩu thiệt, bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới. Đà La gặp Thái Âm thì dâm loạn:

Thái Tuế ngộ Dương Đà đa chiêu khẩu thiệt (28)

Dương Đà Tuế lâm vào khẩu thiệt,

Còn Đà La ngộ Nguyệt loạn dâm (HC 173)

Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,

Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn

Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn

Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nàn

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ

Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Mệnh có Xương Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế Kình Dương hội họp thì có tài lý luận, ngụy biện, thường là luật sư. Tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình Dương hội họp:

Xương Khúc học lực, phùng Tuế Dương thiên tác tụng sư (17, B67)

Mệnh an tại Dần Thân có Tuế Đà tọa thủ đồng cung (tại Dần có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (tại Thân có bộ Đà Việt) thì hay bị tai tiếng và thưa kiện, hình ngục

Tuế Đà thiết kỵ ư Dần Thân (27)

Thân có Thái Tuế thủ gặp Kỵ Đà (bộ Tuế Đà Kỵ) thì gian nan vất vả hoặc gặp tai nạn khó tránh khỏi hoặc khó lòng ở chốn phồn hoa, đô thị. Có người cho rằng hạn gặp thì có nghĩa như vậy. Nguyễn Mạnh Bảo, TVT thì cho là kẻ quê mùa ngu độn:

Kỵ Đà Thái Tuế Thân cung,

Khỏi nạn nào được thung dung mấy người (43)

Kỵ Đà Tuế cung Thân gia hội,

Dễ mấy người được khỏi gian nan

Kỵ Đà Thái Tuế hợp bài,

Cảnh đời nào được mấy ai thanh nhàn

Thân nội Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (B69, 25)

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì nghèo túng, bôn ba kiếm sống cũng chẳng đủ ăn lại phải đề phòng về tai nạn sông nước

Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,

Qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Vận gặp Tuế Đà Kỵ Sát Hao thì phải đề phòng sóng to gió lớn

Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,

Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (B110)

Kỵ Đà Riêu đi liền ba cung thì gặp nhiều tai nạn hoặc gặp tai họa bất thường, còn Khoa Quyền Lộc đi liền ba cung thì phúc đến dồn dập:

Liên châu Tam Hóa phước lai,

Kỵ Đà Riêu kế (đi liền với nhau) họa tai bất thường

Khoa Quyền Lộc liên châu nhiều phúc,

Kỵ Đà Riêu thấy cũng nhiều tai (B114)

Hóa Kỵ tại hai cung Hợi Tí được một số người cho là miếu địa, nhưng nếu gặp Kình Dương thì lại hóa thành xấu:

Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,

Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)

Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

Kình Đà tại các cung

Phụ Mẫu

Cung Phụ Mẫu có Đà La thì nếu không mồ côi thì cũng có chuyện buồn phiền, TVT ghi rằng buồn phiền về cha mẹ

Đà La lâm Phụ vị (cung Phụ Mẫu) bất tu quả tú diệc tăng bi (30, B85)

Phúc

Cung Phúc tại Tí, Hợi có Tử Vi tọa thủ gặp Kiếp Kình Suy Triệt thì là người gian ác, con du đãng, cả đời khó tránh tai họa

Phúc tại Thủy cung Đế (Tử Vi) cư, Kiếp Kình Suy Triệt giá lâm, ác nhân, đãng tử, mãn kiếp nan toàn (82)

Phúc tại cung Mão có Tử Vi Tham Lang hoặc Tướng Thiên Phủ nếu gặp cát tinh, Tam Hóa thì hưởng phúc bền bỉ, nhưng nếu gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà thì gặp tai nạn về gươm giáo, mộ của đàn ông bị thất lạc

Phúc thọ Chấn cung, Đế (Tử Vi) Tham Tướng Phủ hạnh phùng cát tú, Tam Hóa giá lâm (mừng gặp Cát tinh, Tam Hóa) phúc tăng bất tuyệt (hưởng phúc bền bỉ), hựu kiến Triệt Tuần, Tứ Sát (sợ gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà) Mộ tinh (sao Mộ), tất hữu đao thương chi ách (thì gặp tai nạn về gươm giáo), dương mộ lạc di (mộ của đàn ông bị thất lạc) (84)

Phúc tọa Thiên La (tại Thìn) ưu kiến Sát, Đà, Kình, Phá, Hỏa, Tang, Tử, Kiếp (Địa Kiếp) thị nhược suy cốt tán tài hao (hài cốt của tổ tiên bị thất lạc, tiền tài hao hụt), xuất ngoại vô âm, tử lộ (ly hương không có tin tức, chết nơi xứ người), hạnh lai (mừng gặp) Nhật Nguyệt Cơ Lương Xương Tuế Hồng Bật danh ba đinh tử quí quyền, bất đắc chuyển di (45)

Giải: Phúc tại cung Thìn thì sợ gặp Thất Sát Đà, Kình, Phá, Hỏa, Tang, Tử, Địa Kiếp thì hài cốt của tổ tiên bị thất lạc, tiền tài hao hụt, ly hương không có tin tức, chết nơi xứ người. Phúc tại Thìn mừng gặp Nhật Nguyệt Cơ Lương Xương Tuế Hồng Bật thì con cái làm nên, phát đạt, vinh hiển đời đờI

Phúc tọa Thiên La (ở cung Thìn) ưu kiến (sợ gặp) Sát Ðà Kình; Phá (Phá Quân) Hỏa Tang Tử Kiếp thị nhược suy (chủ suy yếu) cốt tan (xương cốt bị tiêu tan) tài hao (tiền bạc hao tán) xuất ngoại vô âm (không tin tức) tử lộ (chết ở xứ người) hạnh lai (mừng gặp) Nhật, Nguyệt, Cơ, Lương, Xương, Tuế hoạnh đạt danh ba (tiếng tăm) đinh tử (con cháu) quí quyền bất đắc chuyển di (quyền quí không có gì lay chuyển được) (35)

Giải: cung Phúc tại Thìn gặp Thất Sát, Đà, Kình, Phá Quân, Hỏa Tinh, Tang Môn, Tử Vi, Địa Kiếp thì không tốt, chủ suy yếu, mộ phần có xương cốt bị tiêu tan nên tiền bạc hao tán, ly hương không tin tức, chết ở xứ người. Cung Phúc tại Thìn nếu gặp Nhật, Nguyệt, Cơ, Lương, Xương, Tuế thì lại tốt, có tiếng tăm, con cháu nhiều, có quyền quí không có gì lay chuyển được

Phúc tại cung Mùi có Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) Mộ, lại là tuổi Kỷ mạng Thổ, lại gặp

sát tinh cư chiếu, Hóa Kỵ, Lưu Hà thì chết vì sông nước nhưng nếu gặp Sinh Vượng, Long Khoa thì là người đánh cá có tài, gặp Quyền Hình thì là quan tòa coi về phát luật

Phúc tọa Đỉnh Sơn (cung Mùi) Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) đồng cư Mộ diệu (sao Mộ), lai Kỷ nhân sinh Mộ (lại là tuổi Kỷ mạng Thổ), đa cư triều sát diệu (gặp sát tinh cư chiếu), Kỵ (Hóa Kỵ), Lưu (Lưu Hà) giang đồ ngộ sát (chết vì sông nước), hạnh kiêm Sinh Vượng, Long Khoa hiển tài ngư phủ (là người đánh cá có tài) Quyền Hình tọa củng thừa hành án pháp (quan tòa coi về phát luật) (88)

Thân ư Phúc Cư (Thân cư Phúc) mạc kiến (nếu gặp) Tham Xương Tướng Hỏa Khôi Hình lai xâm Đà Sát Kiếp Không yếm thế ưu thời (có tài nhưng không gặp thời), kỵ tử khôn toàn (lúc chết cũng không được yên) hạnh gia Long Phượng Khoa Quyền chung thân bất đắc chí hình mạc vô khiêm đạt khả an ninh (gặp Long Phượng Khoa Quyền thì tuy cả đời bất đắc chí nhưng bẳng lòng chịu thiếu thốn thì được yên ổn) (54)

Giải: Thân cư Phúc nếu gặp Tham Xương Tướng Hỏa Khôi Hình Đà Sát Kiếp Không thì có tài nhưng không gặp thời, lúc chết cũng không được yên nhưng nếu gặp Long Phượng Khoa Quyền thì tuy cả đời bất đắc chí nhưng bẳng lòng chịu thiếu thốn thì được yên ổn

Điền hay Tài

Điền hay Tài Bạch có Đà Không thì là người nghèo hèn (TVT ghi rằng Không là Thiên Không hay Địa không và còn ghi nhưng gặp Tuần Triệt thì lại giàu sang. Lời giải này không hợp lý

Đà (Đà La) Không lâm thủ Điền Tài,

Luận rằng số ấy sinh lai nghèo hèn (35)

Tật Ách

Cung Tật Ách có Kình Đà thì có tật về mắt, mù mắt, thong manh

Tật Ách kiêm Đà Nhận (Kình Đà) phản mục tật sầu (28, B60)

Dương Đà bệnh ấy phong môn,

Tuế Đà vạ miệng, xuất ngôn chiêu nạn (32)

Giải: Tật Ách có Kình Đà thì bị bệnh gầy yếu, có Thái Tuế Đà La thì bị tai họa về miệng tiếng thị phi

Cự Môn Đà Kỵ hội họp thì mắt có tật hoặc bị đau. Kình Kỵ hội họp thì mắt mờ, mù lòa

Đà Cự Môn Kỵ chẳng lành con mắt (đau mắt),

Kỵ phùng Dương (Kình Dương) mục tật thong manh (33)

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu thì sinh con nhiều nhưng nuôi ít

Giải xứ (Cung Tật Ách) mạc ngộ Cự Ðồng kiêm phùng Tang Hổ Ðà Riêu hữu sinh nan dưỡng (47)

Tử

Kình gặp Tuyệt Linh thì khó nuôi con hoặc con chết non

Dương Nhận phùng Tuyệt, Linh chốn hãm,

Công cù lao bú mớm như không (35)

Số muộn màng gái trái ôm ẵm,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung

Số muộn màng con trai chưa có,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (QXT)

Số muộn màng gái trái ít ỏi,

Vì Kỵ Đà len lỏi tử cung (VT)

(Hóa Kỵ Đà La tại cung tử tức thì muộn có con)

Đường con cái gái trai còn muộn,

Vì Kỵ Đà hãm chốn Tử cung (Hóa Kỵ Đà La hãm địa ở cung Tử thì muộn có con) (B104)

Phu

Cung Phu có Dương Hình Riêu gặp Thất Sát lại có Linh Hỏa hội họp thì hung dữ, ghen tuông có thể giết chồng. TVT cũng giải thích Sát là Thất Sát

Dương Hình Riêu Sát cung Phu, lại gia (lại gặp) Linh Hỏa vợ lo giết chồng (TVT giải thích Sát là Thất Sát, cần phải xét lại) (31)

Đà Kỵ Nhận (Kình Dương) thủ cư Phu vị,

Hại chồng rình chước quỉ ghê thay

Kỵ Đà Nhận thủ ư Phu vị,

Gái hại chồng những kẻ ghê thay (VT)

Sao Kỵ Đà hội Phu cung,

Hại chồng chước quỉ, tính đường ranh ma

(là người quỉ quyệt hại chồng)

Kình Đà với các chính tinh

Tử Vi rất cần gặp Khoa, Quyền, Lộc, không nên gặp Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) ví như cách hoa bị gió vùi dập, ý nói trở nên xấu xa

Tử Vi tu cần Tam Hóa, nhược phùng Tứ Sát (nếu gặp Không Kiếp Kình Đà) phong bãi hà hoa (21, TTL)

Tử Vi Quyền Lộc nếu gặp Kình Đà thì vẫn còn đẹp tốt nhưng là người vô đạo và bất chính.

Tử Vi Quyền Lộc (Hóa Lộc) ngộ Dương Đà tuy mỹ cát nhi vô đạo, tâm thuật bất chính (22, TTL)

Tử Vi, Vũ Khúc hay Phá Quân gặp Kình Đà thì không màng đến công danh vì sẽ gặp lận đận trên quan trường, chỉ nên bàn luận đến buôn bán, nhờ buôn bán mà khá giả.

Tử Vi, Vũ Khúc, Phá Quân hội Dương Đà (Kình Đà) khi công danh, chỉ nghị kinh thương (71, TTL)

Tử Phủ Vũ Tướng, Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Ấn (Quốc Ấn) quân thần khánh hội chi cách, gia Kiếp Kình loạn thế nan thành đại sự (72, TTL)

Giải: Tử Phủ Vũ Tướng gặp được Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Quốc Ấn thì là cách vua gặp bày tôi hiền, ý nói phú quí cực độ, nhưng nếu gặp Kiếp Kình khó lòng thành sự nghiệp lớn trong thời loạn. Điều này cho thấy sự phối hợp của Kiếp Kình là phá cách lớn của cách Tử Phủ Vũ Tướng. Vì không đề cập đến Địa Không nên chỉ tại vị trí Dần Thân mới gặp Địa Kiếp tại Ngọ Tí Thìn Tuất mà không gặp Địa Không và Lộc ở đây phải là Hóa Lộc vì nếu có Lộc Tồn thì không gặp Kình được. Sự xuất hiện của Quốc Ấn khiến cho câu phú trên trở nên vô nghĩa không thể có sự phối hợp được. Câu phú này cần xét lại.

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào

Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Dần Mộc, Phủ Vi (Tử Phủ tại Dần) hữu hội Tam Kỳ (Khoa Quyền Lộc), Kình Bật cư lai Thân Mệnh xuất võ đồ văn, quyền hành cư phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô (chú ý TVT cho rằng cư lai Thiên Mệnh có lẽ ghi sai) (47, TTL)

Giải: Thân, Mệnh có Tử Phủ tại Dần gặp Khoa Quyền Lộc, Kình Bật thì là người có văn chức nhưng do thời thế kiêm cả võ nghiệp, có quyền hành khiến người nể phục, nhưng nếu gặp Không, Kiếp thì trở thành không, sẽ không kể đến nữa, nghĩa là xấu. TTL còn cho rằng gặp Tuần Triệt cũng vậy. Tuy nhiên trường hợp gặp Kình thì ta thấy không có tuổi nào có Khoa Quyền hay Lộc cả nên câu phú này cần nghiên cứu lại

Tử Vi cư Mão Dậu gặp Kiếp Không Kình Đà Hỏa Linh thì đa số là người tu hành, hoặc người có tâm tu hành thoát tục. TVT ghi thêm Tứ Sát nhưng thực ra Tử Tham gặp Hỏa Linh thì lại tốt thành ra cần xét lại câu phú này

Tử Vi cư Mão Dậu gia Kiếp Không Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), đa vi thoát tục chi tăng (3)

Tử Vi cư Ngọ không có Thiên Hình Hóa Kỵ hay Kình Đà (Kình hóa khí là Hình, Đà hóa khí là Kỵ), người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ thì chức vụ đia vị làm tới công khanh, ý nói phú quí, quí hiển

Tử Vi cư Ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí công khanh (5,TTL, VTL)

Tham, Tử Thủy cung (cung Tí Hợi) giáp biên Tứ Sát bần khổ chung thân (70)

Giải: Tham Lang hoặc Tử Vi tại cung Tí Hợi mà giáp Tứ Sát (giáp Không Kiếp, Kình Đà) thì bần khổ chung thân. Cần chú ý câu này của TVT chưa đúng hẳn cần nghiên cứu lại vì giáp Kình Đà thì có Lộc Tồn thủ

Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gặp Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) thì như ngọc đẹp nhưng có tì vết, hậu vận không tốt

Nữ Mệnh Tử Vi cư Tí Dậu Tỵ Hợi gia Tứ Sát (Không Kiếp Kình Đà) mỹ ngọc hà điểm, nhật hậu bất mỹ (12)

Tử Vi tại cung Hợi, Tí thì khó giải tai họa, nếu hạn gặp sát tinh La Võng thì khó tránh tù tội, Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp thì tuổi thọ bị chiết giảm, ý nói chết sớm

Đế Tinh tại Thủy (Tử Vi tại cung Hợi, Tí) nan giải tai ương (khó giải tai họa), hạn hữu Sát tinh La Võng (hạn gặp sát tinh La Võng) hình lao khôn vị thoát (khó tránh tù tội), Mệnh nãi Dương Đà gia Kiếp (Mệnh lại có thêm Kình Đà gặp Địa Kiếp) vi thành thọ giảm (tuổi thọ bị chiết giảm, ý nói chết sớm) (8)

Yến Anh phùng (gặp) Ngọc Nữ giai do Cơ (Thiên Cơ) ngộ Kình Dương (B81)

Giải: Thiên Cơ gặp Kình Dương thì như Yến Anh gặp Ngọc Nữ

Dương Đà Hỏa Linh vị chi Tứ Sát, đơn phùng Cơ tú (sao Thiên Cơ) nhi hữu duyên (gặp Thiên Cơ đơn thủ thì là người có duyên) (B83)

Giải: Dương Đà Hỏa Linh là bốn sát tinh, gặp Thiên Cơ đơn thủ thì là người có duyên

Cơ Lương (đồng cung) Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), Tướng Quân xung (gặp Tướng Quân xung chiếu), vũ khách tăng lưu Mệnh sở phùng (21, TTL)

Giải: Mệnh Cơ Lương đồng cung gặp Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh), có Tướng Quân xung chiếu thì là võ sĩ giang hồ hay thầy tu khất thực. Câu này cần xét lại vì Tướng Quân tam hợp với Lộc Tồn, mà Kình Đà thì giáp Lộc Tồn thành ra khi có Tướng Quân xung thì làm sao gặp được Kình hay Đả?

Dương Đà Ky (Hóa Kỵ) ngộ Âm Dương (Nhật Nguyệt), ắt sinh đới tật hình thương nan phòng (15)

Giải: Nhật Nguyệt gặp Dương Đà Hóa Kỵ thì mang ác tật, khó lòng tránh thoát hình thương

Dương Nhận (Kình Dương) phùng (gặp) Nhật Nguyệt, bệnh tật triền miên (ở cung Tật cũng vậy) (26, B71)

Giải: Nhật Nguyệt gặp Kình Dương thì bệnh tật triền miên

Xét xem đến chổ Thủy cung,

Kỵ tinh (Hóa Kỵ) yếm Nhật úy đồng Kình Dương

Giải: TVT giải rằng Mệnh Thân an tại Hợi, Tí có Thái Dương Hóa Kỵ thì kỵ gặp Kình Dương đồng cung thì sẽ bị mù lòa hay đau mắt nặng. Chú ý khi Thái Dương cư Hợi thì chỉ có tuổi Giáp thì có Hóa Kỵ đồng cung với Thái Dương tại Hợi và có Kình cư Mão chiếu. Khi Thái Dương cư Tí thì tuổi Giáp có Kỵ đồng cung với Thái Dương, tuổi Đinh thì có Hóa Kỵ đồng cung với Cự Môn tam hợp chiếu, tuối Mậu có Kình Đà chiếu nhưng Triệt tại Thái Dương, tuối Kỷ nếu có Văn Khúc thì có Hóa Kỵ nhưng lại không có Kình Đà, tuổi Nhâm thì có Kình thủ. Tóm lại không có trường hợp nào có thể xảy ra như lời giải. Cần xét lại câu phú hoặc Thủy cung tại đây chỉ áp dụng cho cung Hợi

Nhật Nguyệt gặp Dương Đà thì khắc cha mẹ vì Nhật tượng cha, Nguyệt tượng mẹ:

Nhật Nguyệt Dương Đà, đa khắc thân (53)

Vũ Khúc Kiếp Sát hội Kình Dương, sát nhân bất biến nhãn (TTL)

Giải: Vũ Khúc Kiếp Sát đồng cung gặp Kình Dương chiếu thì là người giết người mà mặt không thay đổi, mắt không chớp, ý nói giết người không gớm tay. Chú ý vì Kiếp Sát chỉ ở Dần Thân Tỵ Hợi nên câu này ám chỉ Vũ Phá tại Tỵ Hợi. Chú ý tuổi Đinh tại Hợi có Khôi Thiên Phúc thủ, Kình Đà đắc chiếu, tuổi Kỷ có Hóa Lộc, Quyền Hao Đường Phù Kình Đà đắc, tuổi Canh Vũ Phá tại Tỵ có Quyền Hao thủ và Kình hãm tại Dậu tam hợp, tuổi Quí Vũ Phá tại Tỵ có Việt Thiên Phúc Đường Phù Hóa Lộc thủ, Hao Kỵ Kình chiếu và Kình tại Sửu bị Triệt. Như vậy xét ra tuổi Canh với Vũ Phá tại Tỵ có thể ứng cho câu này nhưng thiết tưởng cần kiểm tra lại câu phú này với thực tế

Vũ Khúc Kiếp Sát đồng cung gặp Kình Dương thì là người giết người không gớm tay

Vũ Khúc Kiếp Sát hội Kình Dương, nhân trì đao (20)

Vũ Khúc gặp Kình Đà Hỏa Tinh thì chết vì tiền bạc. Vũ cần hãm địa mới có khả năng này, nghĩa là Vũ Phá Tỵ Hợi. TVT giải rằng chết vì cướp của không hợp lý

Vũ Khúc Dương Đà kiêm Hỏa tú (Hỏa Tinh), táng mệnh nhân tài (21)

Vũ Khúc Dương Đà kiêm Quả Tú, vị tiền nhi nguy (vì tiền mà nguy khốn đến thân) (TTL)

Giải: Vũ Khúc hãm địa nghĩa là Vũ Phá Tỵ Hợi gặp Kình Đà Quả Tú thì chết vì tiền bạc. Hai câu phú này cần xem lại

Thiên Đồng gặp Không Kiếp thì xấu, Cự Môn gặp Đà Kỵ thì rất hung

Thiên Đồng ngộ Kiếp Không bất cát,

Cự Môn phùng Đà Kỵ tối hung (B67)

Cung Phu Thê có Âm Dương lạc hãm gặp Hình, Kỵ thì vợ chồng li dị, xa nhau hay có người chết sớm

Âm Dương lạc hãm gia Hình Kỵ, Phu Thê ly biệt (19)

Nữ Mệnh có Thái Âm Đà La đồng cung thì tối kỵ, rất dâm đãng. Thái Âm là tượng người nữ, trong khi Thái Dương tượng người Nam

Nữ Mệnh kỵ Nguyệt ngộ Đà (4)

Mệnh có Thái Âm miếu vượng đắc gặp Kình Đà hội hợp tất phải ly tổ, tiền tài hay bị hao tán. Nếu Thái Âm hãm lại gặp Kình Đà thì suốt đời cùng khó, phải lang thang phiêu bạt và rất nghèo túng

Thái Âm Dương (Kình), Đà chủ nhân ly, tài tán (12, TTL)

Âm tăng (Thái Âm miếu vượng đắc) Hồng (Hồng Loan) Nhận (Kình Dương) Kỵ (Hóa Kỵ) Riêu (Thiên Riêu) tán liên hàm tiếu (hoa sen hé mở, rất quyến rũ) tiểu hạn phùng Xương Vũ dâm tự xuân tình liên xuất phát (động lòng xuân, tưởng đến chuyện trăng hoa nên rất dễ xa ngã) (15)

Giải: Thái Âm miếu vượng đắc gặp Hồng Loan, Kình Dương, Hóa Kỵ, Thiên Riêu thì ví như hoa sen hé mở, rất quyến rũ, tiểu hạn gặp Xương, Vũ thì động lòng xuân, tưởng đến chuyện trăng hoa nên rất dễ xa ngã (cần coi lại câu này)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết

Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp

Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Tuổi Bính hay Mậu có Thiên Đồng ở cung Ngọ gặp Kình Dương đồng cung nên là võ tướng trấn tại biên giới. Chú ý tuổi Bính thì có Đồng Âm tại Ngọ đồng cung với Kình Dương Hóa Lộc, có Quyền Thiên Phúc Đường Phù Hao chiếu, còn tuổi Mậu có Kình Thiên Trù Hóa Quyền thủ và Đường Phù Hóa Kỵ Hao chiếu, Hóa Lộc Thiên Việt nhị hợp. Tại sao lại tốt đẹp, cần xét lại trên thực tế

Đồng Nguyệt Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương (8, TTL)

Thiên Đồng Ngọ vị (ở cung Ngọ) hỷ Dương Nhận (Kình Dương đồng cung) uy trấn biên cương (6)

TVT thì ghi là tuổi Bính Thìn có Đồng Âm hoặc Tham Lang tại Ngọ đồng cung với Kình thì là võ tướng trấn ngự biên cương. Cần kiểm tra câu phú này trên thực tế

Thiên Đồng, Tham, Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Thìn (tuổi Bính Thìn) trấn ngự biên cương (9)

TVT ghi là Đồng Âm tại Ngọ tuổi Ất hay Bính thì được hưởng phúc, tiền bạc tăng tiến nhưng nếu gặp Long Trì thì đề phòng bệnh tật về mắt. Người tuổi Mậu Quí cả đời nghèo khó cô đơn. Chú ý tuổi Ất thì đồng cung với Hóa Kỵ Hao LNVT gặp Triệt, có Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khôi, Đà đắc địa chiếu. Tuổi Bính thì đã đề cập. Tuổi Mậu thì lại cho là xấu trái ngược với các câu phú trên, còn tuổi Quí thì đồng cung với Hóa Khoa Thiên Phúc, có Thiên Trù Lưu Hà tam chiếu, Lộc Tồn gặp Triệt xung. Như vậy câu phú này đáng nghi ngờ là không chính xác

Đồng Âm Ngọ địa (cung Ngọ) Bính Ất tuế (tuổi Bính Ất) cư phúc tăng tài hoạch, gia hãm Long Trì tu phòng mục tật, Mậu Quí nhân chung thân bần quả (11)

Đồng Âm ở cung Ngọ có Kình Dương đồng cung (tuổi Dương là Bính và Mậu) thì làm tướng trấn nhậm ở biên cương (Quan Lộc tại Tuất có Cơ Lương miếu). Chú ý tuổi Bính thì có Đồng Âm tại Ngọ đồng cung với Kình Dương Hóa Lộc (Đồng hóa thành Lộc), có Quyền Thiên Phúc Đường Phù Hao chiếu, còn tuổi Mậu có Kình Thiên Trù Hóa Quyền thủ (Thái Âm hóa thành Quyền) và Đường Phù Hóa Kỵ Hao chiếu (Cơ hóa thành Kỵ), Hóa Lộc Thiên Việt nhị hợp. Dương Nam thì Kình Lực đồng cung và thuộc tam hợp Lực Sĩ Tấu Thư Đại Hao, Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung và thuộc tam hợp Quan Phủ Hỉ Thần Tiểu Hao. Tuổi Thân Tí Thìn thì Kình thuộc tam hợp Tang Tuế Điếu Mã và luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp, tuổi Dần Ngọ Tuất thì Kình thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái và chỉ có tuổi Tuất mới có Phượng Cát Giải Thần xung chiếu. Cần đặt vấn đề Đồng Âm tại Tí gặp Kình đồng cung (tuổi Nhâm) tốt xấu thế nào vì có Hóa Lộc đồng cung với Cơ Lương và có Thiên Phúc xung chiếu:

Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kình,

Một phương hùng cứ, tiếng tăm anh hùng (QXT)

Thái Âm Kình ở Ngọ cung,

Mệnh viên tại đó uy hùng tướng quân

Thiên Đồng cư Ngọ ngộ Kinh,

Một phương chấn thủ uy linh anh hùng

Đồng Nguyệt cùng ở Ngọ cung,

Sát tinh hội họp, ky công mấy nghề,

Nếu gặp được Kình Dương kia,

Mà tuổi Bính Mậu biên thùy tướng công (HC)

Thiên Đồng Ngọ vị hỷ Dương Nhận (Kình Dương đồng cung) uy trấn biên cương (6)

Đồng Nguyệt Dương (Kình Dương) cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương (8, TTL)

Kình cư Ngọ có Đồng Âm đồng cung, Phượng Các Giải Thần hội họp thì uy quyền lừng lẫy, tiếng tăm, hiển đạt về võ nghiệp như số vua Hán Quang Vũ. TVT ghi rằng Kình cư Tí cũng tốt nhưng kém cư Ngọ. Chú ý tuổi Bính có Kình Lộc đồng cung, Quyền Đường Phù Hao chiếu và tuổi Mậu có Kình Dương Hóa Quyền Thiên Trù thủ, Hóa Kỵ Đường Phù Hao tam hợp. Để có Phượng Các Giải Thần thì phải là tuổi Thân Tí Thìn Tuất. Như vậy các tuổi có cách này phải là Bính hoặc Mậu Thân Tí Thìn Tuất

Kình Dương Đồng Âm đồng cung nhi phùng Phượng Cát Giải Thần nhất thế uy danh (6, TTL)

Quan Vũ (Quan Văn Trường) nhất thế uy danh (uy danh lừng lẫy) do ư Đồng Nguyệt Giải (Giải Thần) Kình (7)

Liêm Trinh Mão Dậu gặp Kiếp Kình thì đề phòng tù tội. Chú ý tuổi Giáp Liêm Phá tại Mão có Kình Hóa Lộc, Quyền đồng cung gặp Khoa Quan Phúc Việt Đường Phù Hao chiếu, tại Dậu thì có Quyền Lộc Thiên Phúc Lưu Hà gặp Triệt, có Kình Đà hãm Khôi Khoa Hao LNVT thành ra không có gì đáng ngại nếu có Không Kiếp. Tuổi Canh Liêm Phá tại Dậu thì đồng cung với Kình hãm với Quyền Đường Phù Hao chiếu nên đây là trường họp đáng lo ngại khi gặp Không Kiếp,còn Liêm Phá tuổi Mão chỉ bị Kình chiếu đỡ lo ngại hơn. Các tuổi khác không gặp Kình

Liêm Trinh Mão Dậu mạc ngộ Kiếp Kình, tu phòng hình ngục (7, TTL)

Các sao Tham Lang, Liêm Trinh, Phá Quân là ác tinh, các sao Thất Sát, Kình Dương, Đà La thì rất hung

Tham Lang, Liêm Trinh, Phá Quân ác,

Thất Sát, Kình Dương, Đà La hung (6)

Liêm Trinh tại Quan gặp Kình Dương cùng sát tinh thì khó tránh tù tội

Liêm Trinh Dương (Kình Dương) sát (sát tinh) cư Quan, già tỏa nan đào (khó tránh tù tội) (13)

Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)

Giải: Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La

Tham Lang Đà La tại Dần cung vì ăn chơi mà bị đánh đập, mang hoạ vào thân

Tham Lang Đà La tại Dần cung, phong lưu thái trượng) (20)

Tham Lang Đà La tại Dần cung nếu đi ca hát thì được phong lưu

Tham Lang Đà La tại Dần cung, hựu viết phong lưu thái kỷ (21)

Tham Lang gặp Đà La thì hay ăn chơi, nhậu nhẹt, rượu chè trai gái

Tham Ðà tửu sắc chơi bời (51)

Cự Ðồng nhập Mộ (cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi) nhi hội (gặp) Kỵ, Kình nan phòng thủy nạn (32, TTL)

Giải: TTL giải rằng Cự Đồng tại Sửu Mùi hay Cự, Đồng đơn thủ tại Thìn Tuất thì bị hãm địa, nếu gặp Kình, Kỵ hội hợp thì khó tránh chết đuối, nhưng tuổi Tân và Bính thì chẳng lo ngại. TVT thêm tuổi Ðinh. Thật ra tuổi Bính, Đinh, Tân thì không gặp Kình và Kỵ hội họp. Chỉ có tuổi Ất có Đồng Thìn Tuất thì gặp Lưu Hà, Kình đắc, Hóa Kỵ là trường hợp duy nhất có cả hai sao Kình Kỵ hội hợp. Chú ý tuổi Đinh bao giờ Cự và Kỵ luôn luôn đồng cung

Cự Môn Hỏa Tinh Kình Ðà hội họp gặp thêm ác tinh thì tự tử như gieo mình xuống sông tự tử hoặc thắt cổ

Cự Hỏa (Hỏa Tinh) Dương Ðà phùng ác diệu, ải tử đầu hà (36, TTL)

Cự Hỏa Kình Dương hội họp thì tự tử như thắt cổ mà chết khi gặp hạn xấu

Cự Hỏa Kình Dương, chung thân ải tử (39)

Cự hãm địa gặp Kình hay Ðà đồng cung thì hay bị bệnh tật, nếu khỏe mạnh thì ăn chơi đàng điếm, hạng bất lương

Cự Môn Dương Ðà ư Thân Mệnh loa hoàng khốn nhược, đạo nhi phá đãng (42, TTL)

Cự gặp Đà La Hóa Kỵ hội họp thì rất xấu, đem đến tai nạn

Cự Môn phùng Ðà Kỵ tối hung (33)

Thiên Tướng Liêm Trinh (như vậy thì ở cung Tí Ngọ), Kình Dương giáp, đa chiêu hình trượng nan đào (7, TTL)

Giải: TTL giải Mệnh có Liêm Tướng thủ tại Tí Ngọ gặp Kình Dương giáp thì khó tránh được bị đánh đập, tù tội. Chú ý như vậy thì phải có Lộc Tồn đồng cung. Tuổi Đinh thì Liêm Tướng cư Ngọ có Lộc Tồn Thiên Trù thủ, Thiên Quan Quốc Ấn bị Triệt chiếu, tuổi Kỷ thì Liêm Tướng cư Ngọ gặp Lộc Tồn Lưu Hà đồng cung, Hóa Lộc Thiên Phúc Quốc Ấn chiếu, còn tuổi Quí thì Liêm Tướng tại Tí có Lộc Tồn thủ đồng cung bị Triệt, có Hóa Lộc, Thiên Quan Quốc Ấn chiếu nên khả năng chỉ có thể xảy ra cho tuổi Quí mà thôi. Câu phú này cần xem lại

Hàn Tín có Mệnh Liêm Tướng tại Ngọ, hạn gặp La Võng Ðà La Tham Linh nên chết vì bị xử chém

Mệnh đắc Tướng Liêm Hạn phùng (hạn gặp) La Võng Ðà La Tham Linh, Hàn Tín thọ tử đao hình (chết vì bị chém) (19)

Tuổi Bính hay Mậu Mệnh tại Ngọ có Thất Sát Kình đồng cung gặp thêm sát tinh thì hay mắc tai họa khủng khiếp, khó lòng thoát khỏi chết một cách thê thảm. Theo TVT nếu gặp Phượng Cát, Giải Thần thì không đáng lo ngại

Sát Kình tại Ngọ, Mã đầu đới kiếm (kiếm kê đầu ngựa), tương giao sát diệu (gặp sát tinh) Bính Mậu nhân Mệnh vị nan toàn (32, TTL)

Thất Sát gặp Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) thì hoặc có tật ở lưng như bị gù lưng, hoặc hay bị chết trận

Thất Sát trùng phùng Tứ Sát (Kình Ðà Hỏa Linh) yêu đà bối khúc (bị gù lưng), trận trung vong (24, TTL)

Thất Sát gặp Hỏa tinh và Kình hội họp thì là người nghèo hèn, thường làm nghề đồ tể hay bán thịt. TTL cho rằng Thất Sát hãm địa và điều này cùng hợp lý

Thất Sát Hỏa Dương (Kình) bần thả tiện, đồ tể chi nhân (25, TTL)

TTL giải rằng Mệnh an tại Tuyệt địa có Thất Sát tọa thủ gặp Kình Đà hội hợp thì như Nhan Hồi bị chết sớm

Sát (Thất Sát) lâm (ở tại) Tuyệt Ðịa hội Dương Ðà, Nhan Hồi yểu triết (TTL)

Dương Ðà Thất Sát tương tập, ngu kiến tác thương (gặp Kình Ðà hãm địa thì gặp tai nạn thương tích)(44)

Thất Sát Lưu (Lưu Hà) Dương (Kình Dương) nhị Quan Phủ, ly hương tảo phối (27)

Giải: TVT giải rằng Thất Sát Lưu Hà Kình Dương hội họp mà nhị hợp có Quan Phủ thì lập gia đình nơi xa quê hương. Cần xét lại câu phú này

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục

Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết

Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Giải: Thân có Sát Phá Liêm Tham, hạn tại cung Tuất có Hình, Khôi, sát tinh, Kỵ Ðà xâm nhập thì như Trương Phi bị ám sát trong trướng

Phá Quân tại Tí Ngọ thì cô độc, nghĩa là sớm xa cách cha mẹ anh em, nếu không cũng khắc chồng hay hiếm con, nhưng nếu gặp Hữu Bật Kình Dương thì có tài và làm nên danh giá

Phá tọa Khảm Ly cô thân độc ảnh, Bật Kình tọa cung du thử danh gia (5)

Phá Quân tại cung Ngọ thì ngôn ngữ thô bạo, gặp Hóa Lộc, Kình Dương thì ăn nói ngông ngênh ngang tàng. TVT ghi rằng vui tính, hay nô giỡn. TTL ghi rằng Dương là Thiếu Dương không hợp lý. Chú ý tuổi Mậu Phá Quân tại Ngọ có Kình Dương Thiên Trù thủ, Hóa Lộc Đường Phù chiếu. Lộc đây không thể là Lộc Tồn vì có Kình thì không thể có Lộc Tồn

Phá tọa Li (cung Ngọ) ngôn ngữ thô bạo, phùng Lộc Dương (Kình Dương) năng giải xướng cuồng (TTL)

Phá tọa Li cẩu thâu vi miễn, phùng Lộc Dương năng giải xướng cuồng (6)

Phá Kình đồng cung tại Mão Dậu gặp Tả Hữu thì khởi loạn chống lại chính quyền, làm loạn thiên hạ. Chú ý tuổi Giáp có Liêm Phá tại Mão đồng cung với Kình Lộc Quyền và có Khoa Việt, Thiên Quan, Thiên Phúc Đường Phù Lưu Hà Hao chiếu trong đó Thiên Phúc Lưu Hà đồng cung với Thiên Tướng bị Triệt. Tuổi Canh Liêm Phá cư Dậu đồng cung với Kình Dương có Quyền Đường Phù Hao chiếu

Phá Kình Mão Dậu nhi phùng Phụ Bật khởi ngụy Hoàng Sào (6, TTL)

Liêm Phá tại Mão Dậu gặp Địa Kiếp Kình Dương hội họp thì phải đề phòng bị tù tội

Phá Liêm Mão Dậu mạc ngộ Kiếp Kình tu phòng hình ngục (11)

Phá Quân Thìn Tuất gặp Kình, Đà, Hỏa Linh thì là kẻ gian phi trộm cắp

Phá Quân ngộ Hỏa Linh Ðà Nhận (Kình Dương),

Lâm Tuất Thìn nết hẳn gian phi (18)

Quan Lộc có Phá gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin. TVT ghi Phá hãm địa cũng hợp lý

Phá (hãm địa) Hao Dương (Kình Dương) Linh, Quan Lộc (cư cung Quan) vi đạo xứ khất cầu (22)

Huynh Đệ có Phá Quân gặp Hình, Kỵ thì anh em bất hòa, tranh chấp

Phá phùng Hình Kỵ huynh hương (cung Huynh Ðệ),

Anh em bất thuận, những đường tụng tranh (26)

Kình Đà tại hạn

Kình Dương tại hạn

Kình Dương thủ hạn tế suy tường

Tứ Mộ sinh nhân, miễn họa ương

Nhược ngộ Tử Vi, Xương, Phủ hội

Tài cung hiển đạt, phúc du trường

Thiên La, Địa Võng ngộ Kình Dương

Nhị hạn xung hề họa hoạn nhung (tai họa nhiều như giặc)

Nhược thị Mệnh chung chủ tinh nhược (chính diệu tại cung Mệnh xấu, VTL)

Định giao nhất tật mộng hoàng lương (phú quí không bền) (VTL bị bạo bệnh chết)

Kình Dương gia sát, tối vi hung

Nhị hạn lưu giao lạc hãm cùng

Khắc tử, hình phu, mãi điền ốc

Đồ lưu (tù tội) phiếm phối khứ tòng nhung (bỏ chồng) (QXT)

Đà La nhập hạn ca

Hạn ngộ Đà La, sự diệc đa,

Tất nhiên nhẫn nại yếu khiêm hòa (mọi sự phải ôn hòa)

Nhược vô cát chiếu đồng tương hội (VTL, cát diệu lai tương hội)

Tu giao nhất mộng nhập nam kha (hạn chết) (QXT)

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương (Kình),

Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương, (bị xụp đổ VTL)

Thiên Lộc bất phùng sinh vượng địa (rơi vào hãm địa VTL)

Hình thê, khắc tử, bất vi lương (vất vả vợ con) (QXT)

Hạn gặp Không Kiếp, Hình Kỵ, Kình Đà thì bị bệnh tật hoặc có nhiều lo lắng hoặc gian nan

Không Kiếp, Hình Kỵ, Dương Đà,

Gian nan bịnh tật, mọi đường lo âu (23)

Hạn gặp Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà thì đề phòng bị bệnh đậu mùa hoặc bị rổ mặt

Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà,

Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng (37)

Hạn gặp Kình Đà Hoa Cái thì đề phòng bị bệnh đậu mùa

Kình Dương Hoa Cái ngộ Đà,

Vận phùng năm ấy, đậu hoa phải phòng (QXT)

Kình Dương, Hoa Cái ngộ Đà,

Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng

Đào Hồng Hoa Cái ngộ Đà,

Hạn hành năm ấy đậu ma phải phòng (VT)

(bị lên đậu)

TVT cho rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này

Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Mệnh có Kình Linh mà hạn gặp Lưu Bạch Hổ thì tai nạn tang thương rất xấu

Dương (Kình Dương) Linh (Linh Tinh) tọa Mệnh, lưu niên Bạch Hổ tai thương (19)

Kình Dương đới thủ tại Dậu cung,

Tuế tấu Dương Đà Canh Mệnh hung (21)

Giải: TVT giải rằng Mệnh tại Dậu có Kình tọa thủ, tuổi Canh, Lưu Kình Dương lại gặp Kình Đà cố định thì tối hung, rất xấu.

Dương Đà lưu niên Linh (Linh Tinh) Phá (Phá Quân) điền tu ban lãng nhật Kình Hỏa vi hạ cách (21)

Giải: TVT giải rằng Mệnh có Kình Hỏa đồng cung hạn gặp Linh Phá Kình lưu niên thì phải sa sút nghèo hèn hoặc bị cách chức hay giáng chức. Cần xét lại câu phú

Hạn có Kình hãm địa gặp Lưu Kình hãm địa thì phải tự tử mà chết.

Kình Dương trùng phùng Lưu Dương (Lưu Kình) Tây Thi hạn quyên thân (22)

Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ thì đề phòng thú dữ cắn:

Hổ, Đà, Kỵ, Nhận toan tân,

Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn (QXT)

Hổ Đà Dương Kỵ tân toan,

Ngựa đá, chó cắn lại khôn tránh nào (VT)

Vận bởi gặp Nhận, Hình, Đà, Hổ,

Phải ngừa loài hùm chó mới yên (B111)

Câu phú dưới đây ghi là Nhật vì lầm lẫn Dương là Thái Dương thay vì Dương là Kình Dương:

Hổ Đà Kỵ Nhật toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì thì nghèo túng ba đào không yên, có người cho là phải đề phòng về tai nạn sông nước

Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,

Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên

Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,

Qua sông vượt bể ba đào chẳng yên

Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,

qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu,

Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi (VT)

Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,

Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (đề phòng sóng to gió lớn) (B110)

Kỵ, Đà, Sát, Ách liền theo (tại cung Tật Ách),

Qua sông vượt bể ba đào chớ đi (QXT)

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,

Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)

Giải: Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Hạn có Cự Môn gặp sát tinh, Đà La, Linh Tinh hội họp thì bị rất xấu, Mệnh yếu thì dễ chết

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào:

Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết

Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp

Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục

Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết

Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Vũ, Tham Thìn, Tuất, Mậu Canh Dương nữ vô hạnh hữu tài, Kiếp Không hung kiến hữu phùng Hà (Lưu Hà) Nhận (Kình Dương) vận lâm, Mệnh vị nan toàn (10)

Giải: Nữ nhân tuổi Mậu hay Canh có Vũ hoặc Tham Lang tại Thìn, Tuất thì khá giả có tiền bạc nhưng thiếu đức hạnh, hạn gặp Kiếp, Không, Lưu Hà, Kình Dương thì khó thoát chết.

Tuổi Mậu thì Tham Lang tại Thìn có Hóa Lộc Đà La đồng cung, có Hao LNVT tam hợp chiếu, Tham Lang tại Tuất Hóa Lộc, Đường Phù đồng cung, Thiên Trù Hao, Kình Đà hãm chiếu. Vũ Khúc tại Thìn có Đà đồng cung, Hóa Lộc Đường Phù Hao LNVT chiếu và Vũ Khúc tại Tuất có Hóa Lộc, Thiên Trù Kình Đà hãm chiếu.

Tuổi Canh Tham Lang tại Thìn đồng cung với Quốc Ấn Lưu Hà, có Lộc Tồn Hóa Quyền chiếu, Tham tại Tuất có Hóa Quyền Lưu Hà Quốc Ấn Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù chiếu, Vũ Khúc tại Thìn có Quyền, Quốc Ấn Lưu Hà, Lộc Tồn tam chiếu, Vũ Khúc tại Tuất có Quyền đồng cung, Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù Quốc Ấn Thiên Trù Lưu Hà chiếu

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi thì đề phòng súc vật bị dịch chết

Tang Môn Mã Nhận (Kình Dương) Hợi cung,

Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành (7)

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button