Tử vi

Lời nói đầu cuốn Giáo trình phi tinh Lương Phái

Tử vi tứ hóa là đường thẳng, tử vi phi tinh là đường cong. Nếu như tứ hóa năm sinh là một chiếc xe đang đỗ, thì tứ hóa là chiếc xe đi thẳng còn phi tinh là máy bay. Nếu như tử vi nam phái có cung tý gặp cung ngọ qua tương xung, thì trong tử vi phi tinh các cung gặp nhau bằng phi hóa. Tứ hóa phái vẫn nặng về tương tác của phi hóa với cung, thì phi tinh xét tương tác của phi hóa với phi hóa, tương tác phi hóa với cung chỉ là trường hợp riêng khi chưa cần xét phi hóa của cung đó. Phi hóa như các cánh tay vươn dài của một cung, đại diện cho ảnh hưởng và ý chí của cung đó, và các cung gặp nhau khi phi hóa của chúng gặp nhau ở cùng một cung hoặc gặp nhau ở cùng một trục. Tứ hóa năm sinh thì tĩnh tại là cội nguồn cho mọi tự hóa và phi hóa trên lá số. Tự hóa tuy đã có chuyển động nhưng chuyển động vẫn giới hạn trong một trục. Phi hóa thì đã thoát khỏi sự giới hạn trục và có độ tự do cao nhất. Chính vì phi tinh đã phá vỡ không gian cứng nhắc của địa bàn cho nên luận phi tinh biến ảo khôn lường. Nó giống như hình bóng mối quan hệ nhân quả trong đời người mỗi chúng ta. Có đến, và có đi. Có nhiều và có ít. Có thể nhưng cũng nhiều khi không thể. Phi tinh Lương phái do lão sư Lương Nhược Du học từ lão sư Chu Thanh Hà và phát triển dựa trên nguyên lý Lộc tùy Kỵ tẩu, sử dụng hai đường Chuyển Kỵ làm bảo vật trấn môn. Đường chuyển Kỵ giống như đường ray xe lửa vận chuyển những toa tàu. Đường chuyển Kỵ giống như đường cống ngầm đưa nước sạch cũng như nước thải đi khắp thành phố. Đường chuyển Kỵ kết nối các cung với nhau. Đường chuyển Kỵ tạo ra những nhóm cung tạo ra sự cộng hưởng của các yếu tố tương tự nhau. Người xem tử vi nhìn thấy mối quan hệ thực sự đang nằm dưới vẻ bề ngoài êm đềm của lá số. Nếu chỉ có phi Hóa từ cung A sang cung B thì chưa biết tâm tình phản ứng của cung B ra sao. Và nếu tứ hóa năm sinh tọa cung A thì cũng chưa biết cung A phản ứng với tứ hóa năm sinh này ra sao, cho nên cần phải xét chuyển Kỵ. Chuyển Kỵ là tiếng nói của cung nhận phi hóa. Chuyển Kỵ là tiếng nói của địa bàn. Chuyển Kỵ cho biết xu hướng và khuynh hướng chuyển động. Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ là hai hành trình sướng khổ trong cuộc đời. Nếu đi được một vòng, bạn sẽ quay lại điểm xuất phát ban đầu, nhưng khi đó tầm nhìn của bạn hoàn toàn thay đổi. Cuốn sách này có hai phần: phần đầu như phương pháp nấu ăn, phần hai là thực phẩm nguyên liệu. Hai thứ này cần có thêm bạn để món ăn được hoàn thành.

Kính chúc bạn vui vẻ và giữ vững niềm đam mê lý học trên con đường tiến hóa vĩ đại của nhân loại. Trước giúp được mình, sau giúp được người. Cũng như các cung trong Phi tinh gặp nhau qua phi hóa, chúng ta được gặp nhau qua cuốn sách này. Đó là duyên kỳ ngộ. Cuốn sách này đủ ý, nhưng có thể chưa đủ lời.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Bạn đang xem: Lời nói đầu cuốn Giáo trình phi tinh Lương Phái

Người viết: Alex Alpha

Email: chunhathuy@gmail.com

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Lời nói đầu cuốn Giáo trình phi tinh Lương Phái

Tử vi tứ hóa là đường thẳng, tử vi phi tinh là đường cong. Nếu như tứ hóa năm sinh là một chiếc xe đang đỗ, thì tứ hóa là chiếc xe đi thẳng còn phi tinh là máy bay. Nếu như tử vi nam phái có cung tý gặp cung ngọ qua tương xung, thì trong tử vi phi tinh các cung gặp nhau bằng phi hóa. Tứ hóa phái vẫn nặng về tương tác của phi hóa với cung, thì phi tinh xét tương tác của phi hóa với phi hóa, tương tác phi hóa với cung chỉ là trường hợp riêng khi chưa cần xét phi hóa của cung đó. Phi hóa như các cánh tay vươn dài của một cung, đại diện cho ảnh hưởng và ý chí của cung đó, và các cung gặp nhau khi phi hóa của chúng gặp nhau ở cùng một cung hoặc gặp nhau ở cùng một trục. Tứ hóa năm sinh thì tĩnh tại là cội nguồn cho mọi tự hóa và phi hóa trên lá số. Tự hóa tuy đã có chuyển động nhưng chuyển động vẫn giới hạn trong một trục. Phi hóa thì đã thoát khỏi sự giới hạn trục và có độ tự do cao nhất. Chính vì phi tinh đã phá vỡ không gian cứng nhắc của địa bàn cho nên luận phi tinh biến ảo khôn lường. Nó giống như hình bóng mối quan hệ nhân quả trong đời người mỗi chúng ta. Có đến, và có đi. Có nhiều và có ít. Có thể nhưng cũng nhiều khi không thể. Phi tinh Lương phái do lão sư Lương Nhược Du học từ lão sư Chu Thanh Hà và phát triển dựa trên nguyên lý Lộc tùy Kỵ tẩu, sử dụng hai đường Chuyển Kỵ làm bảo vật trấn môn. Đường chuyển Kỵ giống như đường ray xe lửa vận chuyển những toa tàu. Đường chuyển Kỵ giống như đường cống ngầm đưa nước sạch cũng như nước thải đi khắp thành phố. Đường chuyển Kỵ kết nối các cung với nhau. Đường chuyển Kỵ tạo ra những nhóm cung tạo ra sự cộng hưởng của các yếu tố tương tự nhau. Người xem tử vi nhìn thấy mối quan hệ thực sự đang nằm dưới vẻ bề ngoài êm đềm của lá số. Nếu chỉ có phi Hóa từ cung A sang cung B thì chưa biết tâm tình phản ứng của cung B ra sao. Và nếu tứ hóa năm sinh tọa cung A thì cũng chưa biết cung A phản ứng với tứ hóa năm sinh này ra sao, cho nên cần phải xét chuyển Kỵ. Chuyển Kỵ là tiếng nói của cung nhận phi hóa. Chuyển Kỵ là tiếng nói của địa bàn. Chuyển Kỵ cho biết xu hướng và khuynh hướng chuyển động. Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ là hai hành trình sướng khổ trong cuộc đời. Nếu đi được một vòng, bạn sẽ quay lại điểm xuất phát ban đầu, nhưng khi đó tầm nhìn của bạn hoàn toàn thay đổi. Cuốn sách này có hai phần: phần đầu như phương pháp nấu ăn, phần hai là thực phẩm nguyên liệu. Hai thứ này cần có thêm bạn để món ăn được hoàn thành.

Kính chúc bạn vui vẻ và giữ vững niềm đam mê lý học trên con đường tiến hóa vĩ đại của nhân loại. Trước giúp được mình, sau giúp được người. Cũng như các cung trong Phi tinh gặp nhau qua phi hóa, chúng ta được gặp nhau qua cuốn sách này. Đó là duyên kỳ ngộ. Cuốn sách này đủ ý, nhưng có thể chưa đủ lời.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Người viết: Alex Alpha

Email: chunhathuy@gmail.com

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button