Tử vi

Mệnh phả của các danh nhân xưa và nay

Thời xưa, có nhà đoán mệnh để chứng minh sự chuẩn xác của phương thuật đã chuyên môn đoán mệnh cho một số danh nhân. Như các sách “Cổ kim danh nhân mệnh giám” và “Mệnh phả” đều thuộc loại sách này.

Chúng tôi chọn mấy mệnh phả để các bạn đọc tham khảo :

1. Mệnh phả của Gia cát Lượng

Trong các sách trên có một thiên là đoán mệnh cho Gia Cát Lượng, nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thời Tam quốc.

Bạn đang xem: Mệnh phả của các danh nhân xưa và nay

Gia Cát Lượng sinh vào năm thứ tư Quang Hòa Linh đế, thời Hậu Hán, tháng 7 ngày 23, giờ Tị. Theo sự sắp xếp “bát tự” năm tháng ngày giờ sinh của các nhà đoán mệnh :

Tân Dậu (năm) Bính Thân (tháng) Quý Sửu (ngày) Đinh Tị (giờ)

Căn cứ 10 Thiên can để tính hiện tượng ngũ hành sinh khắc, các nhà đoán mệnh rút ra kết luận như sau :

Nhật nguyên là Quý Thủy, sinh sau tiết Lập thu, Bạch đế nắm quyền, Kim đương lệnh, Thủy được Kim sinh, chính khí đầy đủ, lại gặp được can năm là Tân Kim, chi năm là Dậu Kim, gặp chi tháng Thân ẩn tàng Canh Kim, lại ẩn tàng Nhâm Thủy, chi ngày là Sửu ẩn tàng Tân Kim, lại ẩn tàng Quý Thủy, chồng chất lên sinh nó và trợ nó, đó là “Kim bạch Thủy thanh” hiển nhiên dễ gặp. Ngược lại, dựa vào can tháng Bính Hỏa đơn độc, chẳng những không thể kiềm chế Kim, mà cũng còn dùng để giúp thêm Thủy, hơn nữa Bính hợp với Tân, đồng hòa thành Thủy, thành phần của Hỏa lại hồi phục khi có khi không, không có giờ sinh là Đinh Tị, là hai Hỏa thì không thể kiềm chế được Kim đang vượng, cứu Thủy có dư. Nay được những cái đó là dụng thần chính thức, nó như là khi gặp mưa, nếu trời đất thuận thành thì sẽ biết… Đáng tiếc Đại vận Kim Thủy liên hoàn đi ngược đường với dụng thần Hỏa, tuy rằng làm việc hết sức hết mình, nhưng cũng chỉ đạt làm nhiều công nhỏ… Năm Đinh Hợi, 27 tuổi Lưu Chiếu Liệt đóng quân Tân Dã, Từ Thứ tiến cử. Chiếu Liệt ba lần đến cầu mới gặp. Năm Mậu Tí 28 tuổi, Võ hầu thuyết Tôn Quyền ở Sài Tang, Tôn Quyền vui lớn, lại điều khiển 3 vạn Thủy quân của Chu Du, Trình Phổ, Lỗ Túc, cừng tuần Kinh Châu với Chiêu Liệt, các quận Giang Nam xin hàng, tâu biểu cử Lưu Kì làm Thứ sử Kinh Châu, phong Võ hầu làm Quân sư, Trung lang tướng… Hai năm này là mấu chốt về danh nghiệp một đời của Võ hầu. Cái diệu kì là năm gặp Đinh Mậu, hạn phùng Bính Ất không có hiệu lực của vận Quý Thủy… Đến năm Nhâm Thìn, 32 tuổi, tiểu hạn Tân Dậu, 33 tuổi là năm Qưý Tị, tiểu hạn Canh Tân, Võ hầu đều ở Kinh Châu. Năm năm này dù là danh nghiệp bước đầu của ông, nhưng quan hệ rất to lớn. Nếu như không có thành tích đặc biệt của mấy năm này, Lưu Chương cố nhiên không sai sứ đến đón Chiếu Liệt, còn Tôn Quyền cũng không thể đứng trước giường lại để kẻ khác ngủ say được, cho nên tất nhiên làm theo vận của Kỉ, Bính Hỏa ẩn tàng trong đó, cùng với Kỉ của giờ sinh cố nhiên là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, mà lại còn cùng hợp tác với can tháng là Bính Hỏa, can giờ là Đinh Hỏa là “đắc đạo đa trợ” hóa khó khăn thành tốt đẹp… Năm 40 tuổi, Quý Mão, … trong 5 năm này Thánh đế, Hoàn hầu lần lượt tạ thế, mà Chiếu Liệt đế lại chết. Gặp Thần vận là Thủy mộ, tuế hạn gặp Kim Thủy, cho nên dồn dập gặp trắc trở lớn, nên Mệnh chỉ dựa vào rủi may. Tuy là người có chí, nhưng cũng không biết làm sao… Năm Canh Thân 48 tuổi, tiểu hạn Kỉ Dậu. Mùa Xuân, Hầu thay Ngụy… tiến quân mã Tốc vi phạm tiết độ, bị đánh bại ở Nhai Đình… Trong 5 năm này lấy Canh Thân là tồi tệ nhất. Bao trùm cả đại vận là Canh, mà năm lại là Canh Thân. Kim nhiều sinh Thủy là để tràn đầy. Tuổi 48, năm gặp Mộc Hỏa cho nên có thể ung dung không phí sức. Đinh Mùi sinh con, cũng là minh chứng của Hỏa có thể giúp Thủy… Năm Giáp Dần, 54 tuổi… tháng 8 Quý Dậu, ngày 28 là Canh Thìn, Võ hầu bị ốm và mất trong quân. Việc này là cái hại của chi năm là Dần xung với Thân và hình với Tị, đương nhiên nếu như không có tháng Quý Dậu, ngày Canh Thìn càng làm tăng thêm những việc ngang trái, chứ không đưa đến những việc mãnh liệt như đã xảy ra.

2. Mệnh phả của Thiệu Ung

Người triều Tống, tên là Ung, tự Nghiêu Thiên, người Phạm Dương. Tạ thế vào năm thứ 10 Hi Ninh Thần Tông đời Tống, tháng 7, ngày mồng 5, giờ Sửu

Trong “Bát’tự” của Khang Tiết tiên sinh có : Giáp Mộc hai dãy, Tân Kim cũng 2 dãy. Hình thức chỉnh tề, cách tạo thành hai can không lẫn lộn. Xét bề ngoài là người phú quý. Sinh ra sau tiết Đại hàn, tuyết đọng nước đông, Cành trơ là rụng. Tuy Giáp Mộc hai hàng, cũng không thắng nổi khắc chế của hai Kim Tân. Huống chi Hợi Tí Sửu có thể là Thủy của khí phương này, lại có điều chê là thấp Mộc (làm ướt Mộc). Có cái may là chi của giờ sinh thuộc Tuất, trong ẩn tàng Đinh Hỏa, Mệnh cung gặp Tị, trong ẩn tàng Bính Hỏa, mượn hai Hỏa này để kiềm chế Kim. Mượn hai Hỏa này để đánh động Mộc, nhất cử lưỡng tiện. Mà sức sống của Giáp Mộc vẫn có thể hàm súc vô cùng, lại thêm lấy ngày thuộc Thiên xá, tháng thì có quý nhân cho nên có thể học hành chăm chỉ (khắc khổ), lập danh hàm phẩm tước thanh khiết, một mình có thể suy đoán được vận hóa của Trời Đất, thăm dò sự tăng giảm của âm dương. Xem vận ban đầu Canh Tí Kỉ Hợi, một phái Thủy Kim, gặp biết bao trục trặc. Rét không lò sưởi, nóng không quạt, không vào đúng chỗ mất mấy năm.

Từ 38 tuổi người vào vận Đinh. Mới đầu chọn nời ở tại Lạc Dương giàu có. Các hiền tài như Tư Mã Quang, Lã Công Trước, thôi làm quan về ỏ Lạc Duơng, cũng thường cùng giao du, vẫn là ở chốn “thị viên” (vườn trong thành phố). Ông quanh năm ngày tháng trồng trọt chỉ đủ tự cấp ăn mặc. Nơi ở của ông gọi là ổ An Lạc, do đó ông cũng được gọi là An Lạc tiên sinh. Năm 45 tuổi, năm Ất Mùi, sinh con trưởng là Bá Ôn. Năm 47 tuổi năm Đinh Dậu, sinh con thứ là Trọng Lương, là năm có chiếu tiến cử nên thôi ẩn cư. Lưu thủ Vương Củng Thần khuyên ông nên tiếp nhận chiếu. Mới đầu giao cho chức Giám chủ bạ. Năm 58 tuổi thuộc vận Ất, năm đầu của Hi Ninh, lại xin cho nghỉ ngơi. Phụ tá Ngự sử Lã Công Hải, Long đồ các học sĩ Tố công Vô Trạch và Thừa tướng Ngô Công Sung lại có lời khuyên ông một lần nữa. Lại đề cử làm quan chuyên luyện Dĩnh Châu, đều một mực từ chối, không đi làm quan. Phàm tất cả mọi việc này, đủ chứng tỏ Bính Hỏa, Đinh Hỏa và Ất Mộc đều là Hỉ thần của nhật nguyên Giáp Mộc. Mặc dù kinh qua ba vận Dậu, Thân đều được Bính, Đinh che đầu. Dù Kim bị Hỏa kiềm chế cũng không bị hại. Năm 67 tuổi thuộc vận Mùi, Tuế trực Đinh Tị, tiểu hạn Đinh Hợi, vừa gặp Sửu Tuất là Tam hình lại gặp Tị Hợi là Lục hàm, vì thế ông đã mất do già lão. Ông đã tặng trước tác của mình cho Sở lưu giữ “sách bí mật“. Được gia tặng bổng lộc, lương thực và vải lụa. Khi ông mắc bệnh, Tư Mả Quang, Trương Tải, Trình Hạo đã sớm tối túc trực bên ông. Sau khi chôn cất xong, Trình Hạo đã làm bài minh khắc trên mộ chí. Xưng đạo của Tiên sinh là thuần khiết không hỗn tạp, từ đó có thể gọi là vững vàng mà thành công. Hàn Hiến Túc thủ trấn Lạc Dương lại vì việc đó xin triều đình ban tặng tên thụy. Đã xuống chiếu ban tặng thụy là Khang Tiết. Đại thể từ triều đó trở đi, tên tuổi này đã có trong thiên hạ khoảng 400 năm. Với danh nghĩa “ẩn dật cư sĩ”, nhưng danh tiếng và việc làm của ông trước sau vẫn đều hoàn hảo, không hề bị bôi nhọ. Còn triều đình thì ra mệnh lệnh để khen thưởng và chi phí tiền tang tuất. Việc tặng tên thuỵ cho ông không hề có một nghi ngờ gì, càng thời gian lâu dài về sau, tên tuổi ông càng vẻ vang. Việc đó chỉ có một mình ông mà thôi.

3. Mệnh phả của Tôn Trung Sơn

Quốc phụ Tôn Trung Sơn sinh giờ Dần ngày 6 tháng 10 âm lịch tức vào Thời Thanh Đồng Trị năm thứ tư (tức ngày 12 tháng 11 năm 1865). Bát tự của ông : Ất Sửu (năm), Đinh Hợi (tháng), Đinh Dậu (ngày), Nhâm Dần (giờ).

Tôn Trung Sơn không chỉ là người đầu tiên lật đổ thể chế chính trị quân chủ chuyên chế hơn 4000 năm của dân tộc Trung hoa, mà còn là người xây dựng nên nước Cộng hòa dân chủ đầu tiên ở châu Á. Vốn mang theo tư tưởng cao cả, kế hoạch lớn dựng xây đất nước, dám xông vào nguy nan hiểm trở, phục vụ tận tụy, không tiếc mang hết tinh lực suốt đời, toại lòng ra tay cứu vớt. Tạ thế đến nay đã hơn 30 năm, song bát tự của con người vĩ đại có tính thời đại này quả thật có giá trị nghiên cứu. Bây giờ suy luận như sau :

Mệnh lí của ông là lập mệnh Quý mão, thai nguyên Mậu Dần. Sách “Tam mệnh thông hội” gọi là cục Tam kì, gọi mệnh phả này là “Gió lộng tung bay”. Nhật (ngày) quý lại gặp Nguyệt (tháng, quý, vận mệnh từ xưa đến nay chỉ thấy có ở đây. Điều đáng tiếc là Mệnh cung Quý Mão với nhật nguyên Đinh Dậu lại bị Thiên khắc Địa xung, cho nên sự nghiệp của đời người phải trải qua nhiều gian nan hiểm trở, nhưng về sau thành công. Ất Sửu là người thực sự trong kho Võ, cho nên có thể lấy tư cách của Văn nhân mà nhiều lần đã chấn động bằng quân sự. Dịch Mã quý nhân tọa tại Thiên Môn, một đời bôn ba lao lực mới lập nên. Năm 47 tuổi gặp vận Nhâm. Hai Nhâm hai Đinh, sự tương hợp do thiên tạo, năm Tân Hợi quân quý đã lên Thiên môn nên đảm nhận chức Tổng thống đầu tiên. Năm Dân quốc thứ hai tức Quý Sửu, để tiêu diệt bọn hỗn quan, hai lần cách mạng đều thất bại, vì Quý xung với Đinh, phá hoại sự hợp nhất của Đinh Nhâm, cũng là một nguyên nhân của thất bại. Năm 53 tuổi, gặp vận “Lộc nguyên chi hương” lại khởi nghĩa ở Sơn Đông, xưng là Đại Nguyên soái và Đại Tổng thống. Năm cuối đời, hành đại vận Tân Tị, năm Ất Sửu 61 tuổi, Tị Dậu Sửu hội Kim cục, ấn tinh bị tổn thất mắc bệnh ung thư gan không chữa được. Gan thuộc Mộc nên không chịu nổi Kim cục, song sau khi Quốc phụ tạ thế hành Mộc vận phương Đông Dần Mão Thìn, Bắc phạt và cuộc kháng chiến đều thành công, người tuy đã mất nhưng tinh thần không chết, thanh thế to lớn vẫn trường tồn.

Người anh hùng tạo thời thế, không thể phạm Ngũ hành, song việc thành bại thì phải theo mệnh vậy. Tân Kim mà sinh vào tiết Tiểu dương Xuân, dương thăng dương giáng, được Bính Hỏa và Nhâm Thủy gọi là”Kim bạch thủy thanh”, Bính thấu lộ, ẩn tàng Nhâm thì chỉ có danh vọng mà không có chức vị, sang quý mà không giàu có, Địa chi Kim Dần Hợi Mão, Mộc khí kết ngưng, Mộc Hỏa Thổ Kim tuần hoàn tương sinh, thanh danh được lưu truyền dài lâu, rất là quý. Phàm là những người vì sự nghiệp lớn, từng người phần nhiều đều như thế, như đã lập mệnh phả cho Tăng phụ Chính, đều trong thành công có thất bại, trong bại có cứu giúp, càng phải được năm và giờ Thái Ất cùng chiếu, thì mọi việc dù gặp xấu cũng đều được hóa giải, đáng tiếc là trên giờ không thấu lộ Nhâm Quý, nguồn xa nhưng chảy không được dài (tức lưu truyền không được dài lâu) bị ngừng lại cùng với thân thể, cho nên mang hận xuất binh đánh Tề không thắng, ở trên là bàn một cách đại thể, tháng 10 Nhâm Thủy nắm lệnh, Bính Tân hóa hợp, Ân, Kiếp vô hận, Địa chi Kim Dần Mão Hợi là Mộc cục, thì khí vượng Thủy Mộc đều sáng sửa, hành vận cần phải thuận theo thế vượng của nó, gọi là “tòng khí” (theo vận khí). Tôn Trung Sơn vốn xuất thân từ một người bình dân tập hợp được hàng triệu người, còn với tư cách là lãnh tụ đã gặp 10 lần thất bại, nhưng vẫn không ngừng cố gắng. Nếu như không phải là vận cực vượng thì chắc chắn là một lần ngã không thể gượng được, không thể lại có được thời cơ mở mày mờ mặt nhìn thấy ánh Mặt trời. Ví như thuyền buồm vượt trùng dương làm sao tránh được nguy hiểm của sóng dồn gió dập ? Năm Tân Hợi là Mão vận, Hợi Mão hợp cục, từ hải ngoại trở về, được bầu làm Tổng thống, trong vận Giáp mở phủ Tổng thống ở Quảng Đông, năm Nhâm Tuất là vận Thìn, Thổ khô khan xung Thìn, ngược với thế vượng của nó, sự biến phát sinh ngay sát nách, năm Ất Sửu vận Ất Tị, Ất Canh hóa Kim, Tị Sửu ngầm hội nhập Kim cục, vận năm đều ngược lại, cùng chí cùng lòng không còn nữa.

4. Mệnh phả của Hoàng Hưng

Ông Hoàng Hưng sinh vào thời Thanh Đồng Trị năm thứ 13 (năm 1874) tức giờ Tuất ngày 15 tháng chín năm Giáp Tuất. Bát tự của ông là : Giáp Tuất (năm), Giáp Tuất (tháng), Giáp Dần (ngày), Giáp Tuất (giờ).

Trong những năm Thanh Quang Tư, ông đã lãnh đạo người Hán lật đổ Hoàng triều nhà Mãn Thanh, giúp ông Tôn Trung Sơn tổ chức Hội Hưng Trung, sau đó lại cùng với Tống Giáo Nhân tổ chức Hội Hoa hưng mới đầu hai phái mỗi người đi theo một ngả, mạnh ai nấy làm.

Quang Tự năm thứ 31, tức năm Ất Tị, hai ông Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng gặp nhau ở Tôkyô Nhật Bản, hai phái hợp lại, cải tổ thành Đồng Minh hội, thanh thế từ đó mạnh mẽ hơn. Không lâu, đã có nhiều lần khởi nghĩa, phần nhiều đều do Hoàng Hưng chủ trì. Ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi, trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương bị thương, bị đứt hai ngón tay, trốn về Quảng Châu, có thể còn may mắn, được sự chăm sóc của bà Từ Tông Hán, đáp tàu Thủy Ha-đơ-an đến Hồng Kông vào bệnh viện Mari để điều trị. Để tiến hành phẩu thuật, theo thường lệ phải có người nhà kí giấy, lúc đó bà Từ Tông Hán đành phải mạo xưng là vợ của Hoàng Hưng để thực hiện thủ tục kí tên. Không bao lâu bệnh khỏi ra viện bèn làm giả mà thành sự thật, Hoàng Hưng và Từ Tông Hán kết hôn với nhau, có thể nói thật quả là tình cảm chân thành đã kết thành trong cách mạng. Thời kì đầu của Tân Hợi quang phục ở trong và ngoài nước thường thường là Tôn và Hoàng cùng đặt ngang nhau. Thân phận của Hoàng Hưng trên thực tế là đặt ở trên Hồ, Uông và Trần Kì Mĩ, ông đã từng đảm nhận các chức vụ : Tổng trưởng bộ Lục quân, bộ phận đóng giữ Nam Kinh, Đốc biện đường sắt Xuyên – Áo – Hán.

Bát tự của ông, lập mệnh tại cung Thân, thai nguyên Ất Sửu. Ngày lập tự ngồi hưởng lộc, Thiên can có 4 chữ Giáp, Thiên nguyên cùng một khí thế, lại được sức của thuần dương, cho nên có thể từ một phần tử trí thức trở thành anh hào của thế gian, đi theo con đường cách mạng dân tộc. Sự từng trải của ông đã cho người ta nhiều điều gợi ý. Giáp là cây (Mộc) cao ngất trời, tuy gặp mùa Thu cũng có thể chịu đựng được sự quét sạch thê thảm của nó, trong thế giới cảnh vật muôn màu muôn vẻ tung hoành dọc ngang. Hành vận Mậu “thân vượng nhiệm tài”, cho nên bỗng chốc nổi danh, cũng củng cố được vị trí thích hợp của mình. Thời đầu của vận Mậu đang thuộc năm Kỉ Dậu, Canh Tuất, Kim vượng tổn lộc, nửa năm đầu Tân Hợi cũng như thế, vì vậy mới có cái sợ nguy hiểm. Nửa năm cuối Tân Hợi, Dần Hợi hợp lộc, bỗng nhiên trở nên hưng thịnh. Năm Dân quốc đầu tiên tức năm Nhâm Tí, Lộc Hỉ gặp Ấn thụ cho nên vinh dự được ban thưởng công đầu. Năm Dân quốc thứ hai, tức nửa năm cuối Đinh Sửu, Sửu Tuất hình xuất Thất sát, vì thế hai lần suýt mất mạng. Năm Dân quốc thứ 5, tức năm Bính Thìn, nằm trong vận Dần, “Chúng hóa tranh lộc”, ba Tuất xung Thìn, đánh dẹp Viên Thế Khải tuy thành công, nhưng kết thúc bằng việc cùng lòng cùng chí với nhau cũng hết, năm 43 tuổi nhiệm vụ thực thi chưa làm tròn. Cách chuyên lộc vượng khí tụ sợ nhất là Quan sát, lại “hóa kiên tranh lộc”, cả hai đều gặp thì ắt sẽ không may.

Từ đó ta có thể thấy : nhà đoán mệnh đem mọi cảnh ngộ của một đời người đều quy về thời gian sinh ra của người đó. Giống như Gia Cát Lượng có thể phát huy tác dụng trong trận đại chiến Xích Bích, một sự kiện lớn như thế cũng là do Gia Cát Lượng “Tuế phùng Đinh Mậu” (Tuế tinh gặp Đinh Mậu).

Đoán mệnh cần phải có hệ thống lí thuyết tự giải thích cho lí lẽ kín kẽ, song nó lại là phản khoa học. Cho đến hiện nay, nó vẫn không thể mượn khoa học hiện đại để làm sáng tỏ tính hợp lí tự thân của nó. Vì vậy vẫn đặt vào loại mê tín như xưa. Nó đúng hay không đúng cần thiết còn phải bàn cãi nhiều. Chúng tôi sở dĩ nêu ra mệnh phả của một số danh nhân xưa và nay là để thuyết minh Thiên thời với ý nghĩa của cá nhân, nó là từ đồng nghĩa với vận mệnh.

Nhưng thuật đoán mệnh là một phương pháp dự đoán đã được người ta lưu truyền hàng ngàn năm nay, đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, không thể không nói đến nguyên nhân tồn tại có tính hợp lí của nó, phủ định một cách đơn giản nó cũng không phải là thái độ khoa học.

Về thuật đoán mệnh vốn là một đề mục rất khó. Có một số học giả để bóc di áo khoác “mê tín” của thuật đoán mệnh, gượng gạo đem nó nhuộm thành màu sắc “duy vật”. Nhưng làm như thế chỉ là trò quyền biến, khó thành việc lớn. Đối với việc phủ định của thuật đoán mệnh mới là nhu cầu sứ mệnh thời đại.

Các bậc đế vương khanh tướng trước đây cần loại học thuật thần bí này, còn như chúng ta ngày nay lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin làm tín ngưỡng, thì không cần. Họ không tin Thiên mệnh, điều tin tưởng chỉ là chân lí.

Những người hòng lật án cho đoán mệnh, nếu như thật sự hiểu được mệnh số thì sẽ lại không in trộm một số sách nhỏ mơ hồ, giả vờ làm chống cự qua loa xong chuyện. Làm như thế, chỉ có thể là làm tăng số lượng của sâu mọt, mà không thể mang lại biến đối về thực chất.

(Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, biên soạn bởi Bạch Huyết)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Mệnh phả của các danh nhân xưa và nay

Thời xưa, có nhà đoán mệnh để chứng minh sự chuẩn xác của phương thuật đã chuyên môn đoán mệnh cho một số danh nhân. Như các sách “Cổ kim danh nhân mệnh giám” và “Mệnh phả” đều thuộc loại sách này.

Chúng tôi chọn mấy mệnh phả để các bạn đọc tham khảo :

1. Mệnh phả của Gia cát Lượng

Trong các sách trên có một thiên là đoán mệnh cho Gia Cát Lượng, nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thời Tam quốc.

Gia Cát Lượng sinh vào năm thứ tư Quang Hòa Linh đế, thời Hậu Hán, tháng 7 ngày 23, giờ Tị. Theo sự sắp xếp “bát tự” năm tháng ngày giờ sinh của các nhà đoán mệnh :

Tân Dậu (năm) Bính Thân (tháng) Quý Sửu (ngày) Đinh Tị (giờ)

Căn cứ 10 Thiên can để tính hiện tượng ngũ hành sinh khắc, các nhà đoán mệnh rút ra kết luận như sau :

Nhật nguyên là Quý Thủy, sinh sau tiết Lập thu, Bạch đế nắm quyền, Kim đương lệnh, Thủy được Kim sinh, chính khí đầy đủ, lại gặp được can năm là Tân Kim, chi năm là Dậu Kim, gặp chi tháng Thân ẩn tàng Canh Kim, lại ẩn tàng Nhâm Thủy, chi ngày là Sửu ẩn tàng Tân Kim, lại ẩn tàng Quý Thủy, chồng chất lên sinh nó và trợ nó, đó là “Kim bạch Thủy thanh” hiển nhiên dễ gặp. Ngược lại, dựa vào can tháng Bính Hỏa đơn độc, chẳng những không thể kiềm chế Kim, mà cũng còn dùng để giúp thêm Thủy, hơn nữa Bính hợp với Tân, đồng hòa thành Thủy, thành phần của Hỏa lại hồi phục khi có khi không, không có giờ sinh là Đinh Tị, là hai Hỏa thì không thể kiềm chế được Kim đang vượng, cứu Thủy có dư. Nay được những cái đó là dụng thần chính thức, nó như là khi gặp mưa, nếu trời đất thuận thành thì sẽ biết… Đáng tiếc Đại vận Kim Thủy liên hoàn đi ngược đường với dụng thần Hỏa, tuy rằng làm việc hết sức hết mình, nhưng cũng chỉ đạt làm nhiều công nhỏ… Năm Đinh Hợi, 27 tuổi Lưu Chiếu Liệt đóng quân Tân Dã, Từ Thứ tiến cử. Chiếu Liệt ba lần đến cầu mới gặp. Năm Mậu Tí 28 tuổi, Võ hầu thuyết Tôn Quyền ở Sài Tang, Tôn Quyền vui lớn, lại điều khiển 3 vạn Thủy quân của Chu Du, Trình Phổ, Lỗ Túc, cừng tuần Kinh Châu với Chiêu Liệt, các quận Giang Nam xin hàng, tâu biểu cử Lưu Kì làm Thứ sử Kinh Châu, phong Võ hầu làm Quân sư, Trung lang tướng… Hai năm này là mấu chốt về danh nghiệp một đời của Võ hầu. Cái diệu kì là năm gặp Đinh Mậu, hạn phùng Bính Ất không có hiệu lực của vận Quý Thủy… Đến năm Nhâm Thìn, 32 tuổi, tiểu hạn Tân Dậu, 33 tuổi là năm Qưý Tị, tiểu hạn Canh Tân, Võ hầu đều ở Kinh Châu. Năm năm này dù là danh nghiệp bước đầu của ông, nhưng quan hệ rất to lớn. Nếu như không có thành tích đặc biệt của mấy năm này, Lưu Chương cố nhiên không sai sứ đến đón Chiếu Liệt, còn Tôn Quyền cũng không thể đứng trước giường lại để kẻ khác ngủ say được, cho nên tất nhiên làm theo vận của Kỉ, Bính Hỏa ẩn tàng trong đó, cùng với Kỉ của giờ sinh cố nhiên là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, mà lại còn cùng hợp tác với can tháng là Bính Hỏa, can giờ là Đinh Hỏa là “đắc đạo đa trợ” hóa khó khăn thành tốt đẹp… Năm 40 tuổi, Quý Mão, … trong 5 năm này Thánh đế, Hoàn hầu lần lượt tạ thế, mà Chiếu Liệt đế lại chết. Gặp Thần vận là Thủy mộ, tuế hạn gặp Kim Thủy, cho nên dồn dập gặp trắc trở lớn, nên Mệnh chỉ dựa vào rủi may. Tuy là người có chí, nhưng cũng không biết làm sao… Năm Canh Thân 48 tuổi, tiểu hạn Kỉ Dậu. Mùa Xuân, Hầu thay Ngụy… tiến quân mã Tốc vi phạm tiết độ, bị đánh bại ở Nhai Đình… Trong 5 năm này lấy Canh Thân là tồi tệ nhất. Bao trùm cả đại vận là Canh, mà năm lại là Canh Thân. Kim nhiều sinh Thủy là để tràn đầy. Tuổi 48, năm gặp Mộc Hỏa cho nên có thể ung dung không phí sức. Đinh Mùi sinh con, cũng là minh chứng của Hỏa có thể giúp Thủy… Năm Giáp Dần, 54 tuổi… tháng 8 Quý Dậu, ngày 28 là Canh Thìn, Võ hầu bị ốm và mất trong quân. Việc này là cái hại của chi năm là Dần xung với Thân và hình với Tị, đương nhiên nếu như không có tháng Quý Dậu, ngày Canh Thìn càng làm tăng thêm những việc ngang trái, chứ không đưa đến những việc mãnh liệt như đã xảy ra.

2. Mệnh phả của Thiệu Ung

Người triều Tống, tên là Ung, tự Nghiêu Thiên, người Phạm Dương. Tạ thế vào năm thứ 10 Hi Ninh Thần Tông đời Tống, tháng 7, ngày mồng 5, giờ Sửu

Trong “Bát’tự” của Khang Tiết tiên sinh có : Giáp Mộc hai dãy, Tân Kim cũng 2 dãy. Hình thức chỉnh tề, cách tạo thành hai can không lẫn lộn. Xét bề ngoài là người phú quý. Sinh ra sau tiết Đại hàn, tuyết đọng nước đông, Cành trơ là rụng. Tuy Giáp Mộc hai hàng, cũng không thắng nổi khắc chế của hai Kim Tân. Huống chi Hợi Tí Sửu có thể là Thủy của khí phương này, lại có điều chê là thấp Mộc (làm ướt Mộc). Có cái may là chi của giờ sinh thuộc Tuất, trong ẩn tàng Đinh Hỏa, Mệnh cung gặp Tị, trong ẩn tàng Bính Hỏa, mượn hai Hỏa này để kiềm chế Kim. Mượn hai Hỏa này để đánh động Mộc, nhất cử lưỡng tiện. Mà sức sống của Giáp Mộc vẫn có thể hàm súc vô cùng, lại thêm lấy ngày thuộc Thiên xá, tháng thì có quý nhân cho nên có thể học hành chăm chỉ (khắc khổ), lập danh hàm phẩm tước thanh khiết, một mình có thể suy đoán được vận hóa của Trời Đất, thăm dò sự tăng giảm của âm dương. Xem vận ban đầu Canh Tí Kỉ Hợi, một phái Thủy Kim, gặp biết bao trục trặc. Rét không lò sưởi, nóng không quạt, không vào đúng chỗ mất mấy năm.

Từ 38 tuổi người vào vận Đinh. Mới đầu chọn nời ở tại Lạc Dương giàu có. Các hiền tài như Tư Mã Quang, Lã Công Trước, thôi làm quan về ỏ Lạc Duơng, cũng thường cùng giao du, vẫn là ở chốn “thị viên” (vườn trong thành phố). Ông quanh năm ngày tháng trồng trọt chỉ đủ tự cấp ăn mặc. Nơi ở của ông gọi là ổ An Lạc, do đó ông cũng được gọi là An Lạc tiên sinh. Năm 45 tuổi, năm Ất Mùi, sinh con trưởng là Bá Ôn. Năm 47 tuổi năm Đinh Dậu, sinh con thứ là Trọng Lương, là năm có chiếu tiến cử nên thôi ẩn cư. Lưu thủ Vương Củng Thần khuyên ông nên tiếp nhận chiếu. Mới đầu giao cho chức Giám chủ bạ. Năm 58 tuổi thuộc vận Ất, năm đầu của Hi Ninh, lại xin cho nghỉ ngơi. Phụ tá Ngự sử Lã Công Hải, Long đồ các học sĩ Tố công Vô Trạch và Thừa tướng Ngô Công Sung lại có lời khuyên ông một lần nữa. Lại đề cử làm quan chuyên luyện Dĩnh Châu, đều một mực từ chối, không đi làm quan. Phàm tất cả mọi việc này, đủ chứng tỏ Bính Hỏa, Đinh Hỏa và Ất Mộc đều là Hỉ thần của nhật nguyên Giáp Mộc. Mặc dù kinh qua ba vận Dậu, Thân đều được Bính, Đinh che đầu. Dù Kim bị Hỏa kiềm chế cũng không bị hại. Năm 67 tuổi thuộc vận Mùi, Tuế trực Đinh Tị, tiểu hạn Đinh Hợi, vừa gặp Sửu Tuất là Tam hình lại gặp Tị Hợi là Lục hàm, vì thế ông đã mất do già lão. Ông đã tặng trước tác của mình cho Sở lưu giữ “sách bí mật“. Được gia tặng bổng lộc, lương thực và vải lụa. Khi ông mắc bệnh, Tư Mả Quang, Trương Tải, Trình Hạo đã sớm tối túc trực bên ông. Sau khi chôn cất xong, Trình Hạo đã làm bài minh khắc trên mộ chí. Xưng đạo của Tiên sinh là thuần khiết không hỗn tạp, từ đó có thể gọi là vững vàng mà thành công. Hàn Hiến Túc thủ trấn Lạc Dương lại vì việc đó xin triều đình ban tặng tên thụy. Đã xuống chiếu ban tặng thụy là Khang Tiết. Đại thể từ triều đó trở đi, tên tuổi này đã có trong thiên hạ khoảng 400 năm. Với danh nghĩa “ẩn dật cư sĩ”, nhưng danh tiếng và việc làm của ông trước sau vẫn đều hoàn hảo, không hề bị bôi nhọ. Còn triều đình thì ra mệnh lệnh để khen thưởng và chi phí tiền tang tuất. Việc tặng tên thuỵ cho ông không hề có một nghi ngờ gì, càng thời gian lâu dài về sau, tên tuổi ông càng vẻ vang. Việc đó chỉ có một mình ông mà thôi.

3. Mệnh phả của Tôn Trung Sơn

Quốc phụ Tôn Trung Sơn sinh giờ Dần ngày 6 tháng 10 âm lịch tức vào Thời Thanh Đồng Trị năm thứ tư (tức ngày 12 tháng 11 năm 1865). Bát tự của ông : Ất Sửu (năm), Đinh Hợi (tháng), Đinh Dậu (ngày), Nhâm Dần (giờ).

Tôn Trung Sơn không chỉ là người đầu tiên lật đổ thể chế chính trị quân chủ chuyên chế hơn 4000 năm của dân tộc Trung hoa, mà còn là người xây dựng nên nước Cộng hòa dân chủ đầu tiên ở châu Á. Vốn mang theo tư tưởng cao cả, kế hoạch lớn dựng xây đất nước, dám xông vào nguy nan hiểm trở, phục vụ tận tụy, không tiếc mang hết tinh lực suốt đời, toại lòng ra tay cứu vớt. Tạ thế đến nay đã hơn 30 năm, song bát tự của con người vĩ đại có tính thời đại này quả thật có giá trị nghiên cứu. Bây giờ suy luận như sau :

Mệnh lí của ông là lập mệnh Quý mão, thai nguyên Mậu Dần. Sách “Tam mệnh thông hội” gọi là cục Tam kì, gọi mệnh phả này là “Gió lộng tung bay”. Nhật (ngày) quý lại gặp Nguyệt (tháng, quý, vận mệnh từ xưa đến nay chỉ thấy có ở đây. Điều đáng tiếc là Mệnh cung Quý Mão với nhật nguyên Đinh Dậu lại bị Thiên khắc Địa xung, cho nên sự nghiệp của đời người phải trải qua nhiều gian nan hiểm trở, nhưng về sau thành công. Ất Sửu là người thực sự trong kho Võ, cho nên có thể lấy tư cách của Văn nhân mà nhiều lần đã chấn động bằng quân sự. Dịch Mã quý nhân tọa tại Thiên Môn, một đời bôn ba lao lực mới lập nên. Năm 47 tuổi gặp vận Nhâm. Hai Nhâm hai Đinh, sự tương hợp do thiên tạo, năm Tân Hợi quân quý đã lên Thiên môn nên đảm nhận chức Tổng thống đầu tiên. Năm Dân quốc thứ hai tức Quý Sửu, để tiêu diệt bọn hỗn quan, hai lần cách mạng đều thất bại, vì Quý xung với Đinh, phá hoại sự hợp nhất của Đinh Nhâm, cũng là một nguyên nhân của thất bại. Năm 53 tuổi, gặp vận “Lộc nguyên chi hương” lại khởi nghĩa ở Sơn Đông, xưng là Đại Nguyên soái và Đại Tổng thống. Năm cuối đời, hành đại vận Tân Tị, năm Ất Sửu 61 tuổi, Tị Dậu Sửu hội Kim cục, ấn tinh bị tổn thất mắc bệnh ung thư gan không chữa được. Gan thuộc Mộc nên không chịu nổi Kim cục, song sau khi Quốc phụ tạ thế hành Mộc vận phương Đông Dần Mão Thìn, Bắc phạt và cuộc kháng chiến đều thành công, người tuy đã mất nhưng tinh thần không chết, thanh thế to lớn vẫn trường tồn.

Người anh hùng tạo thời thế, không thể phạm Ngũ hành, song việc thành bại thì phải theo mệnh vậy. Tân Kim mà sinh vào tiết Tiểu dương Xuân, dương thăng dương giáng, được Bính Hỏa và Nhâm Thủy gọi là”Kim bạch thủy thanh”, Bính thấu lộ, ẩn tàng Nhâm thì chỉ có danh vọng mà không có chức vị, sang quý mà không giàu có, Địa chi Kim Dần Hợi Mão, Mộc khí kết ngưng, Mộc Hỏa Thổ Kim tuần hoàn tương sinh, thanh danh được lưu truyền dài lâu, rất là quý. Phàm là những người vì sự nghiệp lớn, từng người phần nhiều đều như thế, như đã lập mệnh phả cho Tăng phụ Chính, đều trong thành công có thất bại, trong bại có cứu giúp, càng phải được năm và giờ Thái Ất cùng chiếu, thì mọi việc dù gặp xấu cũng đều được hóa giải, đáng tiếc là trên giờ không thấu lộ Nhâm Quý, nguồn xa nhưng chảy không được dài (tức lưu truyền không được dài lâu) bị ngừng lại cùng với thân thể, cho nên mang hận xuất binh đánh Tề không thắng, ở trên là bàn một cách đại thể, tháng 10 Nhâm Thủy nắm lệnh, Bính Tân hóa hợp, Ân, Kiếp vô hận, Địa chi Kim Dần Mão Hợi là Mộc cục, thì khí vượng Thủy Mộc đều sáng sửa, hành vận cần phải thuận theo thế vượng của nó, gọi là “tòng khí” (theo vận khí). Tôn Trung Sơn vốn xuất thân từ một người bình dân tập hợp được hàng triệu người, còn với tư cách là lãnh tụ đã gặp 10 lần thất bại, nhưng vẫn không ngừng cố gắng. Nếu như không phải là vận cực vượng thì chắc chắn là một lần ngã không thể gượng được, không thể lại có được thời cơ mở mày mờ mặt nhìn thấy ánh Mặt trời. Ví như thuyền buồm vượt trùng dương làm sao tránh được nguy hiểm của sóng dồn gió dập ? Năm Tân Hợi là Mão vận, Hợi Mão hợp cục, từ hải ngoại trở về, được bầu làm Tổng thống, trong vận Giáp mở phủ Tổng thống ở Quảng Đông, năm Nhâm Tuất là vận Thìn, Thổ khô khan xung Thìn, ngược với thế vượng của nó, sự biến phát sinh ngay sát nách, năm Ất Sửu vận Ất Tị, Ất Canh hóa Kim, Tị Sửu ngầm hội nhập Kim cục, vận năm đều ngược lại, cùng chí cùng lòng không còn nữa.

4. Mệnh phả của Hoàng Hưng

Ông Hoàng Hưng sinh vào thời Thanh Đồng Trị năm thứ 13 (năm 1874) tức giờ Tuất ngày 15 tháng chín năm Giáp Tuất. Bát tự của ông là : Giáp Tuất (năm), Giáp Tuất (tháng), Giáp Dần (ngày), Giáp Tuất (giờ).

Trong những năm Thanh Quang Tư, ông đã lãnh đạo người Hán lật đổ Hoàng triều nhà Mãn Thanh, giúp ông Tôn Trung Sơn tổ chức Hội Hưng Trung, sau đó lại cùng với Tống Giáo Nhân tổ chức Hội Hoa hưng mới đầu hai phái mỗi người đi theo một ngả, mạnh ai nấy làm.

Quang Tự năm thứ 31, tức năm Ất Tị, hai ông Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng gặp nhau ở Tôkyô Nhật Bản, hai phái hợp lại, cải tổ thành Đồng Minh hội, thanh thế từ đó mạnh mẽ hơn. Không lâu, đã có nhiều lần khởi nghĩa, phần nhiều đều do Hoàng Hưng chủ trì. Ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi, trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương bị thương, bị đứt hai ngón tay, trốn về Quảng Châu, có thể còn may mắn, được sự chăm sóc của bà Từ Tông Hán, đáp tàu Thủy Ha-đơ-an đến Hồng Kông vào bệnh viện Mari để điều trị. Để tiến hành phẩu thuật, theo thường lệ phải có người nhà kí giấy, lúc đó bà Từ Tông Hán đành phải mạo xưng là vợ của Hoàng Hưng để thực hiện thủ tục kí tên. Không bao lâu bệnh khỏi ra viện bèn làm giả mà thành sự thật, Hoàng Hưng và Từ Tông Hán kết hôn với nhau, có thể nói thật quả là tình cảm chân thành đã kết thành trong cách mạng. Thời kì đầu của Tân Hợi quang phục ở trong và ngoài nước thường thường là Tôn và Hoàng cùng đặt ngang nhau. Thân phận của Hoàng Hưng trên thực tế là đặt ở trên Hồ, Uông và Trần Kì Mĩ, ông đã từng đảm nhận các chức vụ : Tổng trưởng bộ Lục quân, bộ phận đóng giữ Nam Kinh, Đốc biện đường sắt Xuyên – Áo – Hán.

Bát tự của ông, lập mệnh tại cung Thân, thai nguyên Ất Sửu. Ngày lập tự ngồi hưởng lộc, Thiên can có 4 chữ Giáp, Thiên nguyên cùng một khí thế, lại được sức của thuần dương, cho nên có thể từ một phần tử trí thức trở thành anh hào của thế gian, đi theo con đường cách mạng dân tộc. Sự từng trải của ông đã cho người ta nhiều điều gợi ý. Giáp là cây (Mộc) cao ngất trời, tuy gặp mùa Thu cũng có thể chịu đựng được sự quét sạch thê thảm của nó, trong thế giới cảnh vật muôn màu muôn vẻ tung hoành dọc ngang. Hành vận Mậu “thân vượng nhiệm tài”, cho nên bỗng chốc nổi danh, cũng củng cố được vị trí thích hợp của mình. Thời đầu của vận Mậu đang thuộc năm Kỉ Dậu, Canh Tuất, Kim vượng tổn lộc, nửa năm đầu Tân Hợi cũng như thế, vì vậy mới có cái sợ nguy hiểm. Nửa năm cuối Tân Hợi, Dần Hợi hợp lộc, bỗng nhiên trở nên hưng thịnh. Năm Dân quốc đầu tiên tức năm Nhâm Tí, Lộc Hỉ gặp Ấn thụ cho nên vinh dự được ban thưởng công đầu. Năm Dân quốc thứ hai, tức nửa năm cuối Đinh Sửu, Sửu Tuất hình xuất Thất sát, vì thế hai lần suýt mất mạng. Năm Dân quốc thứ 5, tức năm Bính Thìn, nằm trong vận Dần, “Chúng hóa tranh lộc”, ba Tuất xung Thìn, đánh dẹp Viên Thế Khải tuy thành công, nhưng kết thúc bằng việc cùng lòng cùng chí với nhau cũng hết, năm 43 tuổi nhiệm vụ thực thi chưa làm tròn. Cách chuyên lộc vượng khí tụ sợ nhất là Quan sát, lại “hóa kiên tranh lộc”, cả hai đều gặp thì ắt sẽ không may.

Từ đó ta có thể thấy : nhà đoán mệnh đem mọi cảnh ngộ của một đời người đều quy về thời gian sinh ra của người đó. Giống như Gia Cát Lượng có thể phát huy tác dụng trong trận đại chiến Xích Bích, một sự kiện lớn như thế cũng là do Gia Cát Lượng “Tuế phùng Đinh Mậu” (Tuế tinh gặp Đinh Mậu).

Đoán mệnh cần phải có hệ thống lí thuyết tự giải thích cho lí lẽ kín kẽ, song nó lại là phản khoa học. Cho đến hiện nay, nó vẫn không thể mượn khoa học hiện đại để làm sáng tỏ tính hợp lí tự thân của nó. Vì vậy vẫn đặt vào loại mê tín như xưa. Nó đúng hay không đúng cần thiết còn phải bàn cãi nhiều. Chúng tôi sở dĩ nêu ra mệnh phả của một số danh nhân xưa và nay là để thuyết minh Thiên thời với ý nghĩa của cá nhân, nó là từ đồng nghĩa với vận mệnh.

Nhưng thuật đoán mệnh là một phương pháp dự đoán đã được người ta lưu truyền hàng ngàn năm nay, đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, không thể không nói đến nguyên nhân tồn tại có tính hợp lí của nó, phủ định một cách đơn giản nó cũng không phải là thái độ khoa học.

Về thuật đoán mệnh vốn là một đề mục rất khó. Có một số học giả để bóc di áo khoác “mê tín” của thuật đoán mệnh, gượng gạo đem nó nhuộm thành màu sắc “duy vật”. Nhưng làm như thế chỉ là trò quyền biến, khó thành việc lớn. Đối với việc phủ định của thuật đoán mệnh mới là nhu cầu sứ mệnh thời đại.

Các bậc đế vương khanh tướng trước đây cần loại học thuật thần bí này, còn như chúng ta ngày nay lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin làm tín ngưỡng, thì không cần. Họ không tin Thiên mệnh, điều tin tưởng chỉ là chân lí.

Những người hòng lật án cho đoán mệnh, nếu như thật sự hiểu được mệnh số thì sẽ lại không in trộm một số sách nhỏ mơ hồ, giả vờ làm chống cự qua loa xong chuyện. Làm như thế, chỉ có thể là làm tăng số lượng của sâu mọt, mà không thể mang lại biến đối về thực chất.

(Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, biên soạn bởi Bạch Huyết)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button