Nghiên cứu

Ngài Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trở thành đệ tử thần thông của Đức Phật

Mục Kiền Liên là một vị tôn giả vô cùng nổi tiếng với các sự tích và điển tích trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Ngoài ra Ngài còn là đệ tử xuất sắc và thần thông nhất của Đức Phật.

Nội dung chính

    Tôn giả Mục Kiền Liên là ai?

    Mục Kiền Liên là nhân vật có thật trong lịch sử của Phật giáo. Ngài sinh khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Ma Kiệt Đà, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ. Khi còn sinh thời, Ngài là một vị Tỳ kheo đứng trong hàng ngũ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Đức Phật còn tại thế. Bản thân Ngài và Tôn giả Xá Lợi Phật là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Đức Phật, vô cùng thần thông quảng đại.

    Bạn đang xem: Ngài Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trở thành đệ tử thần thông của Đức Phật

    Thân phụ của Tôn giả Mục Kiền Liên tên là Câu Hy La, thân mẫu của Ngài chưa rõ danh tính nhưng cũng thuộc dòng họ Mục, vì thế mà Ngài theo họ mẹ. Trong một vài bộ kinh có chỗ gọi Ngài là Câu Ly Ca hay Câu Luật Đà, thế nhưng hai tên sau không thông dụng bằng Mục Kiền Liên.

    Nhiều vị đệ tử của Đức Phật vô cùng phi thường, quảng đại, thế nhưng riêng Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật khen ngợi là thần thông vào hàng đệ nhất, cho phép Ngài sử dụng thần thông để hóa độ chúng sinh. Sở dĩ Ngài lại có thể đắc Thánh quả một cách nhanh chóng, đó là bởi vì Ngài đã trải qua rất nhiều kiếp tu hành, cho nên đến khi được gặp Đức Phật, căn lành đời trước của Ngài đã viên mãn liền được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

    Hình tượng của Tôn giả Mục Kiền Liên theo các điển tích

    Tôn giả Mục Kiền Liên thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái thường không cầm gì hoặc nếu có cầm thì Ngài thường cầm bình bát, với ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang thọ khổ ở dưới địa ngục. Ngài không bao giờ ngồi mà luôn ở thế đứng, như để sẵn sàng đi xuống cõi âm nhằm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” tỏ lòng hiếu kính đối với mẹ.

    Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

    Bà Thanh Đề được biết đến là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên, lúc còn sống bà là người vô cùng xa hoa, lãng phí. Mỗi bữa ăn của bà thường sẽ nấu rất nhiều món khác nhau, ăn không hết sẽ để vương vãi trên khắp mặt đất. Bên cạnh đó, bà Thanh Đề cũng là người không hề tin vào Tam Bảo, không tin vào Phật pháp. Vì thế mà sau khi mất, bà đã bị đày xuống địa ngục, chịu nhiều đau khổ, dày vò khủng khiếp.

    Sau khi Mục Kiền Liên đạt chứng quả vị A La Hán, Ngài liền đi tìm mẹ khắp các cõi. Ngài tìm mãi thì mới thấy mẹ đang ở nơi địa ngục, chịu nhiều thống khổ, đến cơm cũng không có để ăn. Xót thương cho tình cảnh của mẹ, Ngài đã mang đến một bát cơm cho mẹ ăn. Bà Thanh Đề lúc còn sống do tâm quá nặng nề, cho tận đến khi bị đày xuống địa ngục cũng không thoát khỏi lòng tham. Bà một tay đỡ bát, một tay che bát cơm lại rồi đến chỗ không có ngạ quỷ để ăn. Nhưng vì nghiệp của bà quá nặng nên khi cơm chạm đến miệng bỗng hóa thành lửa đỏ thiêu đốt miệng của bà. 

    Không nỡ nhìn cảnh mẹ mình phải chịu khổ cực, dày vò đến mức đó, Mục Kiền Liên đã cầu cứu tới Đức Phật. Đức Phật phán rằng: “Mẹ ông phỉ báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng không thể chỉ dựa vào sức của ông mà cứu được. Muốn cứu thì vào ngày Rằm tháng Bảy, là lúc mà chư Phật hoan hỷ, hãy thiết lễ Vu Lan Bồn. Trước tiên, ông hãy cúng mười phương Tăng, khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông chưa dùng được. Ông phải cúng Phật, Pháp và Tăng sau mới có thể thọ dụng những vật phẩm dâng cúng”. 

    Chính vì những lời này của Đức Phật mà từ đó về sau này Lễ Vu Lan được ra đời, như một cách bày tỏ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình. Tôn giả Mục Kiền Liên hiện thân như một vị Bồ Tát sống, nhờ thần lực chú nguyện của chư Phật và Thánh tăng mà về sau đã chuyển hóa được lương tâm của bà Thanh Đề. Nhờ bà ăn năn, hối cải, thành tâm chuyển đổi tâm ý mà được thoát khổ, siêu thoát và sinh lên cõi trời để hưởng phước báu an lành.

    Công đức hạnh của Mục Kiền Liên

    Tôn giả Mục Kiền Liên giống như một vị hộ pháp vô cùng cứng rắn. Hình ảnh của Ngài khiến cho những kẻ xấu ác không dám làm càn, những lời dạy răn nhắc nhở của Ngài giúp cho các Tỳ kheo luôn ý thức giữ gìn sự tu hành một cách nghiêm túc. Ngài thường cương trực mà bày tỏ những quan điểm của Phật giáo đối với những giáo phái khác, cũng như thẳng thắn chỉ ra lỗi khi có người mắc sơ suất. 

    Tôn giả Mục Kiền Liên còn bảo vệ chúng Tăng ni khỏi những âm mưu chia rẽ, từ đó xây dựng cho đại chúng một môi trường hòa thuận. Ví dụ như một lần tôn giả Xá Lợi Phất bị nói xấu, Ngài ngay lập tức triệu tập chúng Tăng ni để làm rõ cho tới cùng. Một lần khác, Ngài nghiêm khắc trục xuất nhóm Tỳ kheo bất phục thiện. Thậm chí khi Đề Bà Đạt Đa mâu thuẫn với Đức Phật đã ly khai lôi theo rất nhiều Tỳ kheo phản bội, Mục Kiền Liên cũng là người tới thuyết phục, giảng giải về sự vĩ đại của Đức Thế Tôn là bậc Thánh cao cả nhất trong vũ trụ. Nhờ đó mới có thể mở mắt cho những người đã tin tưởng mù quáng vào cái ác và đưa họ về với chánh Pháp.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Ngài Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trở thành đệ tử thần thông của Đức Phật

    Mục Kiền Liên là một vị tôn giả vô cùng nổi tiếng với các sự tích và điển tích trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Ngoài ra Ngài còn là đệ tử xuất sắc và thần thông nhất của Đức Phật.

    Nội dung chính

      Tôn giả Mục Kiền Liên là ai?

      Mục Kiền Liên là nhân vật có thật trong lịch sử của Phật giáo. Ngài sinh khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Ma Kiệt Đà, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ. Khi còn sinh thời, Ngài là một vị Tỳ kheo đứng trong hàng ngũ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Đức Phật còn tại thế. Bản thân Ngài và Tôn giả Xá Lợi Phật là hai vị đệ tử đứng đầu trong hàng chúng đệ tử của Đức Phật, vô cùng thần thông quảng đại.

      Thân phụ của Tôn giả Mục Kiền Liên tên là Câu Hy La, thân mẫu của Ngài chưa rõ danh tính nhưng cũng thuộc dòng họ Mục, vì thế mà Ngài theo họ mẹ. Trong một vài bộ kinh có chỗ gọi Ngài là Câu Ly Ca hay Câu Luật Đà, thế nhưng hai tên sau không thông dụng bằng Mục Kiền Liên.

      Nhiều vị đệ tử của Đức Phật vô cùng phi thường, quảng đại, thế nhưng riêng Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật khen ngợi là thần thông vào hàng đệ nhất, cho phép Ngài sử dụng thần thông để hóa độ chúng sinh. Sở dĩ Ngài lại có thể đắc Thánh quả một cách nhanh chóng, đó là bởi vì Ngài đã trải qua rất nhiều kiếp tu hành, cho nên đến khi được gặp Đức Phật, căn lành đời trước của Ngài đã viên mãn liền được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

      Hình tượng của Tôn giả Mục Kiền Liên theo các điển tích

      Tôn giả Mục Kiền Liên thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái thường không cầm gì hoặc nếu có cầm thì Ngài thường cầm bình bát, với ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang thọ khổ ở dưới địa ngục. Ngài không bao giờ ngồi mà luôn ở thế đứng, như để sẵn sàng đi xuống cõi âm nhằm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” tỏ lòng hiếu kính đối với mẹ.

      Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

      Bà Thanh Đề được biết đến là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên, lúc còn sống bà là người vô cùng xa hoa, lãng phí. Mỗi bữa ăn của bà thường sẽ nấu rất nhiều món khác nhau, ăn không hết sẽ để vương vãi trên khắp mặt đất. Bên cạnh đó, bà Thanh Đề cũng là người không hề tin vào Tam Bảo, không tin vào Phật pháp. Vì thế mà sau khi mất, bà đã bị đày xuống địa ngục, chịu nhiều đau khổ, dày vò khủng khiếp.

      Sau khi Mục Kiền Liên đạt chứng quả vị A La Hán, Ngài liền đi tìm mẹ khắp các cõi. Ngài tìm mãi thì mới thấy mẹ đang ở nơi địa ngục, chịu nhiều thống khổ, đến cơm cũng không có để ăn. Xót thương cho tình cảnh của mẹ, Ngài đã mang đến một bát cơm cho mẹ ăn. Bà Thanh Đề lúc còn sống do tâm quá nặng nề, cho tận đến khi bị đày xuống địa ngục cũng không thoát khỏi lòng tham. Bà một tay đỡ bát, một tay che bát cơm lại rồi đến chỗ không có ngạ quỷ để ăn. Nhưng vì nghiệp của bà quá nặng nên khi cơm chạm đến miệng bỗng hóa thành lửa đỏ thiêu đốt miệng của bà. 

      Không nỡ nhìn cảnh mẹ mình phải chịu khổ cực, dày vò đến mức đó, Mục Kiền Liên đã cầu cứu tới Đức Phật. Đức Phật phán rằng: “Mẹ ông phỉ báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng không thể chỉ dựa vào sức của ông mà cứu được. Muốn cứu thì vào ngày Rằm tháng Bảy, là lúc mà chư Phật hoan hỷ, hãy thiết lễ Vu Lan Bồn. Trước tiên, ông hãy cúng mười phương Tăng, khi mười phương Tăng chưa thọ dụng những thức ăn này thì ông chưa dùng được. Ông phải cúng Phật, Pháp và Tăng sau mới có thể thọ dụng những vật phẩm dâng cúng”. 

      Chính vì những lời này của Đức Phật mà từ đó về sau này Lễ Vu Lan được ra đời, như một cách bày tỏ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình. Tôn giả Mục Kiền Liên hiện thân như một vị Bồ Tát sống, nhờ thần lực chú nguyện của chư Phật và Thánh tăng mà về sau đã chuyển hóa được lương tâm của bà Thanh Đề. Nhờ bà ăn năn, hối cải, thành tâm chuyển đổi tâm ý mà được thoát khổ, siêu thoát và sinh lên cõi trời để hưởng phước báu an lành.

      Công đức hạnh của Mục Kiền Liên

      Tôn giả Mục Kiền Liên giống như một vị hộ pháp vô cùng cứng rắn. Hình ảnh của Ngài khiến cho những kẻ xấu ác không dám làm càn, những lời dạy răn nhắc nhở của Ngài giúp cho các Tỳ kheo luôn ý thức giữ gìn sự tu hành một cách nghiêm túc. Ngài thường cương trực mà bày tỏ những quan điểm của Phật giáo đối với những giáo phái khác, cũng như thẳng thắn chỉ ra lỗi khi có người mắc sơ suất. 

      Tôn giả Mục Kiền Liên còn bảo vệ chúng Tăng ni khỏi những âm mưu chia rẽ, từ đó xây dựng cho đại chúng một môi trường hòa thuận. Ví dụ như một lần tôn giả Xá Lợi Phất bị nói xấu, Ngài ngay lập tức triệu tập chúng Tăng ni để làm rõ cho tới cùng. Một lần khác, Ngài nghiêm khắc trục xuất nhóm Tỳ kheo bất phục thiện. Thậm chí khi Đề Bà Đạt Đa mâu thuẫn với Đức Phật đã ly khai lôi theo rất nhiều Tỳ kheo phản bội, Mục Kiền Liên cũng là người tới thuyết phục, giảng giải về sự vĩ đại của Đức Thế Tôn là bậc Thánh cao cả nhất trong vũ trụ. Nhờ đó mới có thể mở mắt cho những người đã tin tưởng mù quáng vào cái ác và đưa họ về với chánh Pháp.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button