Tử vi

Ngũ hành chế hóa

Bài viết của tác giả Anh Độ

Theo các vị đã đi sâu vào khoa Tử Vi đẩu số, thì sự Sinh, Khắc, Chế, Hoá trong Ngũ hành rất cần thiết trong khoa Tử Vi và bói toán.

Cụ Nguyễn Văn Uy (Số nhà 72/4 Ngô Tùng Châu), một vị nho học từng nghiên cứu về khoa Tử Vi, trong một buổi nói chuyện với chúng tôi về sự Chế Hoá của Ngũ hành, có nói rằng: Theo sự nghiên cứu của cụ, có khi hai hành khắc nhau, ví dụ như Thuỷ khắc Hoả mà lại tốt như Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (lửa trên trời) với Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ (Nước biển lớn). Lửa trên trời tức là mặt trời chiếu xuống biển cả, thì phát ra muôn ngàn hào quang rực rỡ.

Bạn đang xem: Ngũ hành chế hóa

1.Kim

Trong cát, giáo gươm hai thứ Kim. Nếu nằm trên Chấn ắt tương xâm Kim còn bốn thứ đều sợ Hoả.
Gươm cát bắng Hoả chẳng thành hình.
Ất Mùi là Sa Trung Kim (Kim khí trong cát)
Quý Dậu là Kiếm Phong Kim (kim khí của gương giáo).
Cả hai đều không nên gặp Mộc vì cây không sống được nếu trồng trên dất có chất kim khí và cây mà gặp gươm giáo sẽ bị chặt gẫy. Nhưng hai thứ Kim đó mà gặp Hoả lại tốt, vì có lửa mới rèn thành gươmg giáo, có lửa thì chất Kim vùi trong cát (vàng cốm) mới trở thành nén vàng quý giá. Còn các thứ Kim khác đều sợ Hoả (khắc).

2. Thuỷ

Thuỷ ở sông Ngân cùng biển cả.
Cả hai chẳng sợ Thổ địch cừu.
Ngoài còn mấy thứ đều kỵ Thổ.
Một đời cơm áo thật khó cầu…
Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ (nước sông Ngân Hà) và Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ (nước biển cả) không sợ Thổ vì nước sông Ngân hà trên trời cách xa với mặt đất và đất thì không hút nổi hết nước biển cả.
Còn Thổ khác tất cả các thứ Thuỷ khắc.

3. Mộc

Mộc Tằm dâu, liễu dương, tùng bách
Thạch lựu, rừng sâu đều kị Kim
Duy chỉ cây trồng đồng bằng Mộc
Thiếu Kim sao được mọc lên cao?
Các thứ Mộc như Quý Sửu là Tang Đỗ Mộc (gỗ cây tằm dâu), Quý Mùi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây dương liễu), Tân Mão là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng bách) Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lụa), Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc (gỗ câu ở rừng lớn) đều sợ Kim. Đất mà có chất Kim khí thì cây sẽ chết, nếu gặp rìu bua, cây sẽ bị đốn gãy.
Duy chỉ các cây trồng ở đồng bằng như ngũ cốc, cây có trái, cây canhr thì lại cần phải có đồ Kim khí như cày, cuốc, liềm, kéo để cầy, vun xới, tỉa xén, thì mới mọc tố và cây cảnh mới đẹp được.

4. Hoả

Đèn lồng, lò lửa, cùng đỉnh núi
Thấy Thuỷ, cả ba đều chẳng hay
Lại còn ba thứ chẳng kiêng Thuỷ
No ấm một đời, giàu lại sang.
Ất Tỵ là Phú Đăng Hoả (Lửa đèn lồng), Đinh Mão là Lô Trung Hoả (lửa trong lò) Ất Hợi là Sơn Đầu Hoả (lửa đỉnh núi) ba thứ đó kỵ Thuỷ, gặp Thuỷ là tắt liền.
Nhưng ba thứ khác: Đinh Dậu là Sơn Hạ Hoả (lửa chân núi), Kỷ Sử là Tích Lịch Hoả (Lửa sấm sét), Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (lửa trên trời) gặp Thuỷ, không bị ảnh hưởng gì hại mà còn tốt vì hợp với tình thế.

5. Thổ

Thành luỹ, mái nhà, cùng trên vách
Ba Thổ đều sợ Mộc đâm xoi
Ngoài còn ba thứ chẳng sợ Mộc
Một đời thanh quý, bước lên mây.
Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ (dất trên thành luỹ) Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà), Tân Sửu là Bích Thượng Thổ (đất trên vách nhà). Ba thứ đất này đều sợ Mộc (Mộc khắc Thổ) vì nếu cây mà mọc trên các thứ đất đó, rễ sẽ đâm xuyên làm cho dất lở và nứt ra.

Còn ba thứ Thổ khác mà gặp Mộc lại tốt như:

Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ (bất cạnh đương) cần có cây cối mọc bên đường cho rợp mát.

Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ (đất ở các cung, trạm bay cầu quán) cũng cần có cây mọc để cho trạm hay cầu quán được đẹp mắt.

Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ (đất trong cát) đất trong bãi cát rất tốt cho các việc trồng ngô, hoặc trên bãi sa mạc có cây mọc thì còn gì bằng?

Giai thoại về Sinh Khắc, Chế Hoá của Ngũ Hành.

A. Một trường hợp Kim sinh thuỷ

Để cho ta thấy rõ về Sinh Khắc, Chế Hoá của Ngũ hành, người xưa đã kể lại những giai thoại đã có để chứng minh lẽ huyền bí của Tạo hoá.

Trong thời Chiến Quốc, Thái Trạch người nước Yên, học rộng, tài cao đi du thuyết các nước chư hầu, nhưng không có nước nào dùng. Khi đến các nước Lương, nghe tiếng có Đường Cử là người giỏi về khoa Tướng số liền tìm đến xin vào gặp mặt để hỏi vì sao mà mình cứ lận đận và đến bao giờ mới đát được công danh, phú quý.

Đường Cử ngắm nhìn Thái Trạch rồi nói:

– Tiên Sinh mũi như con rết, vai cao hơn đầu, trán nhăn, mày cau, hai chân khuỳnh khuỳnh. Tôi nghe bậc Thánh nhân mà như vậy cũng không cần xem tướng, huống hồ là Tiên Sinh.

Thái Trạch nghe Đường Cử nói như vậy biết là nhà tướng số nước Lương có ý chê mình diện mạo xấu xa không làm nổi bậc Công, Khanh nhưng Thái Trạch vốn tin mình học rộng, tài cao thế nào cũng có ngày áo bào tung tăng bay trước gió, vinh quy bái tổ về làng. Ông ta nói với Đường Cử:

– Phú quý thì tôi đã có sẵn, học thức thì Trạch này chưa phải thua những bậc lương đồng của các nước. Chỉ xin Tiên sinh cho biết Trạch này còn sống đến bao giờ nữa.

Đường Cử tính một lúc rồi nói:

– Tuổi thọ của Tiên sinh còn dài. Kể từ nay còn 43 năm nữa.

Thái Trạch cười lớn:

– Trạch này vốn ăn ngon, mặc đẹp, đi thì lên xe, xuống nựa, ngọc dắt, vàng đeo, vái nhường trước vị nhân quân. Như vậy thì 43 năm cũng đủ cho Trạch này đương mây rộng bước.

Nói xong, từ biệt ra đi. Sau khi sang nước Hàn, thăm nước Triệu, Thái Trạch vẫn chưa tìm được minh chủ. Khi trở về Nguỵ, không may nửa đường bị cướp, mất sạch của, hành lý.

Đang khi bụng đói không biết xoay sở vào đâu, ngồi nghỉ ở dưới gốc cây bên vệ đường thì gặp Đường Cử đi qua trông thấy. Nhìn Thái Trạch trong tình cảnh vậy. Đường Cử hỏi đùa:

– Sao, Tiên sinh chưa gặp minh chủ à?

Thái Trạch đáp:

– Còn đang tìm kiếm đây.

Đường Cử nghiêm nét mặt nói:

– Tiên Sinh cốt tướng thuộc về Thuỷ, Tiên Sinh đã thừa biết Kim sinh Thuỷ. Tại hướng Tây, thuộc Kim, có nước Tần đang cường thịnh mà vua Tần lại chiêu hiền, đãi sĩ. Phạm Chuy, Thừa tướng nước Tần đang lo sợ chức vụ của mình bị lung lay vì Chuy đã bảo lãnh với vua Tần cho Trịnh An Bình và Vương Kê. Nay hai kẻ đó vừa phạm tội đối với triều đình. Theo luật nước Tần, kẻ bảo lãnh cũng bị tộ như chánh phạm nên Phạm Chuy đang nóng lòng muốn từ chức. Tiên sinh sao chẳng sang nước Tân mà tìm công danh chớ chịu khốn đốn ở đây sao?

Nói xong, Đưởng Cử mời Thái Trạch về nhà ăn ở rồi đưa tặng mấy nén vàng làm lộ phí sang Tần. Quả nhiên, Thái Trạch được vua Tần trọng dụng và thay Thừa tướng Phạm Chuy, phò tác Tần gom thâu thiên hạ.

B. Trường hợp Hoả chế hoá Kim

Cuối thời chiến quốc, sau khi diệt được Tần, Tây Sở Bá Vương Hạng Võ cậy mình sức mạnh, tự cho mình như một vị Hoàng đế, cắt đất, phong hầu cho các bạn đồng minh đã diệt Tần. Các đồng minh của Hạng Võ vì thế yếu phải tự coi như chư hầu của Sở Bá Vương.

Trong các Đồng minh này có Lưu Bang (sau này khai sáng ra nhà Hà) là có thực lựa có thể đối chọi với Hạng Võ, Hạng Võ tìm cách chèn ép, đàn áp Lưu Ba, vì sợ sau này Lưu Bang sẽ cường thịnh trở thành một đối thủ lợi hạn. Nay nhân dịp cắt phong hầu, Hạng Võ cũng biết Lưu Bang là người có công lao nhất trong việc diệt Tần, nhưng nếu cắt mọt nơi ruộng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc mà cho Lưu Bang, thì sau này Lưu Bang sẽ cường thịnh, phong phú, có thể nhân đà ấy quật lại mình thì sao? Do đó, sau khi suy tính kỹ lưỡng, Hạng Võ phong cho Lưu Bac cai trị dất Tây thục là đất xa xôi núi non hiểm trở. Hạng võ yên trí là Lưu Bang sẽ bó tay không làm gì được. Nếu mình sai một tướng tài giỏi trấn thủ nơi hiểm yếu Lưu Bang sẽ bị cô lập, quân đội sẽ tan rã vì bọn lính sẽ bỏ Lưu Bang mà đi vì không ai thích từ bỏ quên hương để đi sốn nơi viễn xứ.

Nhưng Phạm Tăng, một người trí lược, mưu cơ, quân sư của Hạng Võ cho ý định của Hạng Võ là thất sách và nghĩ rằng:

– Lưu Bang dùng toàn mầu đỏ, cờ đỏ, áo đỏ. Như vậy thuộc hành Hoả. Nay được cai trị đất Tây Thục thuộc về hành Kim, Kim gặp Hoả sẽ thành khí nghĩa là các chất Kim khi được gặp lửa thì sẽ chảy ra, rèn đúc được các đồ hữu dụng như cũ khí..v..v..

“Nếu vậy là thả hổ về rừng, trái hẳn với ý nghĩ của Sở Vương, Lưu Bang sẽ trở nên dũng mãnh có thể diệt được Sở”

Quả nhiên đúng như sự phỏng đoán của Phạm Tăng, chỉ vài năm sau, Lưu Bang tiến quân phá tan Tần, bình Tề, Diệt Sở, nhất thống thiên hạ rồi khai sáng ra nhà Hán lưu truyền cơ nghiệp được 400 năm.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Ngũ hành chế hóa

Bài viết của tác giả Anh Độ

Theo các vị đã đi sâu vào khoa Tử Vi đẩu số, thì sự Sinh, Khắc, Chế, Hoá trong Ngũ hành rất cần thiết trong khoa Tử Vi và bói toán.

Cụ Nguyễn Văn Uy (Số nhà 72/4 Ngô Tùng Châu), một vị nho học từng nghiên cứu về khoa Tử Vi, trong một buổi nói chuyện với chúng tôi về sự Chế Hoá của Ngũ hành, có nói rằng: Theo sự nghiên cứu của cụ, có khi hai hành khắc nhau, ví dụ như Thuỷ khắc Hoả mà lại tốt như Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (lửa trên trời) với Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ (Nước biển lớn). Lửa trên trời tức là mặt trời chiếu xuống biển cả, thì phát ra muôn ngàn hào quang rực rỡ.

1.Kim

Trong cát, giáo gươm hai thứ Kim. Nếu nằm trên Chấn ắt tương xâm Kim còn bốn thứ đều sợ Hoả.
Gươm cát bắng Hoả chẳng thành hình.
Ất Mùi là Sa Trung Kim (Kim khí trong cát)
Quý Dậu là Kiếm Phong Kim (kim khí của gương giáo).
Cả hai đều không nên gặp Mộc vì cây không sống được nếu trồng trên dất có chất kim khí và cây mà gặp gươm giáo sẽ bị chặt gẫy. Nhưng hai thứ Kim đó mà gặp Hoả lại tốt, vì có lửa mới rèn thành gươmg giáo, có lửa thì chất Kim vùi trong cát (vàng cốm) mới trở thành nén vàng quý giá. Còn các thứ Kim khác đều sợ Hoả (khắc).

2. Thuỷ

Thuỷ ở sông Ngân cùng biển cả.
Cả hai chẳng sợ Thổ địch cừu.
Ngoài còn mấy thứ đều kỵ Thổ.
Một đời cơm áo thật khó cầu…
Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ (nước sông Ngân Hà) và Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ (nước biển cả) không sợ Thổ vì nước sông Ngân hà trên trời cách xa với mặt đất và đất thì không hút nổi hết nước biển cả.
Còn Thổ khác tất cả các thứ Thuỷ khắc.

3. Mộc

Mộc Tằm dâu, liễu dương, tùng bách
Thạch lựu, rừng sâu đều kị Kim
Duy chỉ cây trồng đồng bằng Mộc
Thiếu Kim sao được mọc lên cao?
Các thứ Mộc như Quý Sửu là Tang Đỗ Mộc (gỗ cây tằm dâu), Quý Mùi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây dương liễu), Tân Mão là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng bách) Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lụa), Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc (gỗ câu ở rừng lớn) đều sợ Kim. Đất mà có chất Kim khí thì cây sẽ chết, nếu gặp rìu bua, cây sẽ bị đốn gãy.
Duy chỉ các cây trồng ở đồng bằng như ngũ cốc, cây có trái, cây canhr thì lại cần phải có đồ Kim khí như cày, cuốc, liềm, kéo để cầy, vun xới, tỉa xén, thì mới mọc tố và cây cảnh mới đẹp được.

4. Hoả

Đèn lồng, lò lửa, cùng đỉnh núi
Thấy Thuỷ, cả ba đều chẳng hay
Lại còn ba thứ chẳng kiêng Thuỷ
No ấm một đời, giàu lại sang.
Ất Tỵ là Phú Đăng Hoả (Lửa đèn lồng), Đinh Mão là Lô Trung Hoả (lửa trong lò) Ất Hợi là Sơn Đầu Hoả (lửa đỉnh núi) ba thứ đó kỵ Thuỷ, gặp Thuỷ là tắt liền.
Nhưng ba thứ khác: Đinh Dậu là Sơn Hạ Hoả (lửa chân núi), Kỷ Sử là Tích Lịch Hoả (Lửa sấm sét), Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (lửa trên trời) gặp Thuỷ, không bị ảnh hưởng gì hại mà còn tốt vì hợp với tình thế.

5. Thổ

Thành luỹ, mái nhà, cùng trên vách
Ba Thổ đều sợ Mộc đâm xoi
Ngoài còn ba thứ chẳng sợ Mộc
Một đời thanh quý, bước lên mây.
Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ (dất trên thành luỹ) Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà), Tân Sửu là Bích Thượng Thổ (đất trên vách nhà). Ba thứ đất này đều sợ Mộc (Mộc khắc Thổ) vì nếu cây mà mọc trên các thứ đất đó, rễ sẽ đâm xuyên làm cho dất lở và nứt ra.

Còn ba thứ Thổ khác mà gặp Mộc lại tốt như:

Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ (bất cạnh đương) cần có cây cối mọc bên đường cho rợp mát.

Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ (đất ở các cung, trạm bay cầu quán) cũng cần có cây mọc để cho trạm hay cầu quán được đẹp mắt.

Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ (đất trong cát) đất trong bãi cát rất tốt cho các việc trồng ngô, hoặc trên bãi sa mạc có cây mọc thì còn gì bằng?

Giai thoại về Sinh Khắc, Chế Hoá của Ngũ Hành.

A. Một trường hợp Kim sinh thuỷ

Để cho ta thấy rõ về Sinh Khắc, Chế Hoá của Ngũ hành, người xưa đã kể lại những giai thoại đã có để chứng minh lẽ huyền bí của Tạo hoá.

Trong thời Chiến Quốc, Thái Trạch người nước Yên, học rộng, tài cao đi du thuyết các nước chư hầu, nhưng không có nước nào dùng. Khi đến các nước Lương, nghe tiếng có Đường Cử là người giỏi về khoa Tướng số liền tìm đến xin vào gặp mặt để hỏi vì sao mà mình cứ lận đận và đến bao giờ mới đát được công danh, phú quý.

Đường Cử ngắm nhìn Thái Trạch rồi nói:

– Tiên Sinh mũi như con rết, vai cao hơn đầu, trán nhăn, mày cau, hai chân khuỳnh khuỳnh. Tôi nghe bậc Thánh nhân mà như vậy cũng không cần xem tướng, huống hồ là Tiên Sinh.

Thái Trạch nghe Đường Cử nói như vậy biết là nhà tướng số nước Lương có ý chê mình diện mạo xấu xa không làm nổi bậc Công, Khanh nhưng Thái Trạch vốn tin mình học rộng, tài cao thế nào cũng có ngày áo bào tung tăng bay trước gió, vinh quy bái tổ về làng. Ông ta nói với Đường Cử:

– Phú quý thì tôi đã có sẵn, học thức thì Trạch này chưa phải thua những bậc lương đồng của các nước. Chỉ xin Tiên sinh cho biết Trạch này còn sống đến bao giờ nữa.

Đường Cử tính một lúc rồi nói:

– Tuổi thọ của Tiên sinh còn dài. Kể từ nay còn 43 năm nữa.

Thái Trạch cười lớn:

– Trạch này vốn ăn ngon, mặc đẹp, đi thì lên xe, xuống nựa, ngọc dắt, vàng đeo, vái nhường trước vị nhân quân. Như vậy thì 43 năm cũng đủ cho Trạch này đương mây rộng bước.

Nói xong, từ biệt ra đi. Sau khi sang nước Hàn, thăm nước Triệu, Thái Trạch vẫn chưa tìm được minh chủ. Khi trở về Nguỵ, không may nửa đường bị cướp, mất sạch của, hành lý.

Đang khi bụng đói không biết xoay sở vào đâu, ngồi nghỉ ở dưới gốc cây bên vệ đường thì gặp Đường Cử đi qua trông thấy. Nhìn Thái Trạch trong tình cảnh vậy. Đường Cử hỏi đùa:

– Sao, Tiên sinh chưa gặp minh chủ à?

Thái Trạch đáp:

– Còn đang tìm kiếm đây.

Đường Cử nghiêm nét mặt nói:

– Tiên Sinh cốt tướng thuộc về Thuỷ, Tiên Sinh đã thừa biết Kim sinh Thuỷ. Tại hướng Tây, thuộc Kim, có nước Tần đang cường thịnh mà vua Tần lại chiêu hiền, đãi sĩ. Phạm Chuy, Thừa tướng nước Tần đang lo sợ chức vụ của mình bị lung lay vì Chuy đã bảo lãnh với vua Tần cho Trịnh An Bình và Vương Kê. Nay hai kẻ đó vừa phạm tội đối với triều đình. Theo luật nước Tần, kẻ bảo lãnh cũng bị tộ như chánh phạm nên Phạm Chuy đang nóng lòng muốn từ chức. Tiên sinh sao chẳng sang nước Tân mà tìm công danh chớ chịu khốn đốn ở đây sao?

Nói xong, Đưởng Cử mời Thái Trạch về nhà ăn ở rồi đưa tặng mấy nén vàng làm lộ phí sang Tần. Quả nhiên, Thái Trạch được vua Tần trọng dụng và thay Thừa tướng Phạm Chuy, phò tác Tần gom thâu thiên hạ.

B. Trường hợp Hoả chế hoá Kim

Cuối thời chiến quốc, sau khi diệt được Tần, Tây Sở Bá Vương Hạng Võ cậy mình sức mạnh, tự cho mình như một vị Hoàng đế, cắt đất, phong hầu cho các bạn đồng minh đã diệt Tần. Các đồng minh của Hạng Võ vì thế yếu phải tự coi như chư hầu của Sở Bá Vương.

Trong các Đồng minh này có Lưu Bang (sau này khai sáng ra nhà Hà) là có thực lựa có thể đối chọi với Hạng Võ, Hạng Võ tìm cách chèn ép, đàn áp Lưu Ba, vì sợ sau này Lưu Bang sẽ cường thịnh trở thành một đối thủ lợi hạn. Nay nhân dịp cắt phong hầu, Hạng Võ cũng biết Lưu Bang là người có công lao nhất trong việc diệt Tần, nhưng nếu cắt mọt nơi ruộng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc mà cho Lưu Bang, thì sau này Lưu Bang sẽ cường thịnh, phong phú, có thể nhân đà ấy quật lại mình thì sao? Do đó, sau khi suy tính kỹ lưỡng, Hạng Võ phong cho Lưu Bac cai trị dất Tây thục là đất xa xôi núi non hiểm trở. Hạng võ yên trí là Lưu Bang sẽ bó tay không làm gì được. Nếu mình sai một tướng tài giỏi trấn thủ nơi hiểm yếu Lưu Bang sẽ bị cô lập, quân đội sẽ tan rã vì bọn lính sẽ bỏ Lưu Bang mà đi vì không ai thích từ bỏ quên hương để đi sốn nơi viễn xứ.

Nhưng Phạm Tăng, một người trí lược, mưu cơ, quân sư của Hạng Võ cho ý định của Hạng Võ là thất sách và nghĩ rằng:

– Lưu Bang dùng toàn mầu đỏ, cờ đỏ, áo đỏ. Như vậy thuộc hành Hoả. Nay được cai trị đất Tây Thục thuộc về hành Kim, Kim gặp Hoả sẽ thành khí nghĩa là các chất Kim khi được gặp lửa thì sẽ chảy ra, rèn đúc được các đồ hữu dụng như cũ khí..v..v..

“Nếu vậy là thả hổ về rừng, trái hẳn với ý nghĩ của Sở Vương, Lưu Bang sẽ trở nên dũng mãnh có thể diệt được Sở”

Quả nhiên đúng như sự phỏng đoán của Phạm Tăng, chỉ vài năm sau, Lưu Bang tiến quân phá tan Tần, bình Tề, Diệt Sở, nhất thống thiên hạ rồi khai sáng ra nhà Hán lưu truyền cơ nghiệp được 400 năm.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button