Tử vi

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Ngũ hành

Nguyệt Đức, Thiên Đức hành Hỏa

Phúc Đức hành Thổ

Bạn đang xem: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Long Đức hành Thủy

Đặc tính về cách an sao

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức thì thuộc tam hợp Dương Tử Phúc của vòng Thái Tuế trong đó Nguyệt Đức đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức đồng cung với Thiên Đức. Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp với sự xuất hiện của Đào Hoa, Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp

Nguyệt Đức thì sẽ đồng cung với Đào, Hồng, Hỉ hay Kiếp Sát. Nguyệt Đức đồng cung với Hồng hay Hỉ đều có Quả Tú xung chiếu, với Đào Hoa thì có cả bộ Cô Quả tam hợp và với Kiếp Sát thì không bao giờ gặp Cô Quả

Nguyệt Đức bao giờ cũng gặp ít nhất là hai sao của bộ tam minh

Thiên Phúc Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh và không bao giờ gặp Cô Quả. Nếu không đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ thì sẽ có ít nhất hai sao của bộ tam minh và ít nhất một sao Cô Quả: nếu có hai sao Đào Hồng hay Đào Hỉ tam hợp thì sẽ có Quả Tú thủ, Cô Thần Hồng Loan (hay Hỉ) đồng cung tam chiếu, nếu có Đào Hỉ tam chiếu thì đồng cung với Kiếp Sát và có Cô Thần xung chiếu

Long Đức nằm trong bộ Âm Long Trực, không khi nào có Đào Hoa đồng cung, luôn nhị hợp với Thiên Khốc và luôn luôn có Thiếu Dương, Thiên Không xung chiếu và không bao giờ có đủ bộ tam minh. Luôn có ít nhất một hoặc hai sao của bộ tam minh: khi gặp một sao thì là Hồng hay Hỉ tam chiếu nhưng không gặp Cô Quả Kiếp Sát, nếu gặp hai sao trong đó có Đào Hoa (khi có Đào Hoa thì Đào tại vị trí xung chiếu) thì có đủ bộ Cô Quả, có Hồng hay Hỉ tam chiếu (Bộ Không Đào xung chiếu, Cô Quả, Hồng hay Hỉ tam hợp) còn nếu có Hồng Hỉ thì có Cô Thần, Kiếp Sát xung chiếu, Hồng hay Hỉ thủ (bộ Cô Thần, Kiếp Sát, Hồng, Hỉ)

Khi đồng cung với Hỉ hoặc Hồng thì Long Đức mới bị Kiếp Sát xung chiếu

Long Đức đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan đều có Hồng Hỉ với Cô Thần, Thiên Không, Kiếp Sát xung chiếu

Song Long cách (Long Đức Thanh Long đồng cung)

Chỉ có các tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có cách Song Long, chủ về may mắn. Các cung Thủy và Hỏa (Hợi, Tí, Tỵ, Ngọ) không bao giờ có Song Long đồng cung và các tuổi Thìn, Tuất, Tỵ, Ngọ không bao giờ có

Dương Nam, Âm Nữ:

Tuổi Bính Tí cung Mùi (có Lưu Hà đồng cung), Đinh Sửu cung Thân (có Lưu Hà đồng cung), Mậu Tí cung Mùi, Kỷ Sửu cung Thân, Nhâm Ngọ cung Sửu, Quí Mùi cung Dần (có Lưu Hà đồng cung)

Âm Nam, Dương Nữ:

Bính Thân cung Mão (có Lưu Hà tam hợp), Đinh Dậu cung Mão (có Quan Phúc đồng cung), Mậu Thân cung Mùi, Kỷ Dậu cung Thìn (có Khôi Việt chiếu), Nhâm Dần cung Dậu (có Khôi Việt chiếu), Quí Mão cung Tuất (có Lưu Hà tam hợp)

Theo kinh nghiệm thì cách Song Long xung chiếu, tam hợp cũng rất đẹp

Ý nghĩa

Bốn sao này là phúc thiện tinh

Chủ đức độ, khoan hòa, đoan chính, nhân hậu, từ tâm

Chế được tính dâm đãng của Đào Hồng (hoặc các sao dâm tinh khác) vì bản chất đoan chính

Giải được bệnh tật nhỏ, giảm trừ được phần nào tai họa, tật bệnh, hung nguy. Là cứu tinh, chuyên giải hung nguy nhưng cần căn cứ vào hung tinh loại nào để quyết đoán phú quí, bần tiện, thọ yểu. Hội với hung sát tinh thì không nhập đảng tác hại, hội với cát tinh thì gia tăng sự tốt đẹp. Theo kinh nghiệm thì Tứ Đức không có khả năng đương đầu với Không Kiếp (tối kỵ gặp), Hỏa Linh hãm

Mệnh có Thiên Đức Nguyệt Đức (còn được gọi là bộ lưỡng Đức) thủ khi đồng cung với Đào, Hồng thì tuy còn tính dâm nhưng là chính dâm chứ không ngoại tình, tại nữ Mệnh thì là người duyên dáng, xinh tươi, có tài cư xử lịch thiệp

Theo VVT thì Lưỡng Đức hội với Long Đức, Phúc Đức cư chiếu Mệnh Thân thì phù trì đắc lực, dù có lâm hạn đổ vỡ cũng không bị tuyệt địa nên người có sao Đức Mệnh Thân dú sao cũng được hưởng ân huệ, giữ được cái cốt cách của người phong lưu, không quá khốn cùng, cửa nhà bán sạch tra chân vào cùm

Long Đức tại cung Thìn nhiều người cho rằng là cách may mắn (gọi là Long cư Long vị) vì cung Thìn có nghĩa là Long, là rồng. Trong trường hợp này chỉ có Thiên Hỉ tại Tí chiếu

Theo kinh nghiệm thì người có Long Đức thủ Mệnh thì là người rất hiền lương, lương thiện, không làm việc xấu, không có tính ranh ma, không lấn người, không hay tranh đấu hơn thua với đời, cho dù có Không Kiếp xâm phạm cũng không làm việc mờ ám, tọa thủ tại cung nào cũng đem đến sự êm đềm cho cung đó, tại Phụ, Huynh, Phu Thê, Tử, Nô đều chủ sự hiền lành lương thiện

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng, Cùng là Quan Phúc một làng (đoàn) trừ hung (NMB, VVT, 19)

Thiên Nguyệt Đức có Giải Thần, Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (QXT)

Thiên Nguyệt Đức tọa chiếu phương, Cùng là Quan, Phúc trừ hung cứu người (AB340)

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Quan, Giải Thần, Thiên Phúc một làng trừ hung (B103)

Mệnh hay Phu Thê có Thiên Đức hay Nguyệt Đức thủ gặp Đào Hoa hay Hồng Loan thì thì là người xinh đẹp, lấy được vợ hiền chồng sang. TVT ghi Đào Hoa hay Tham Lang miếu vượng vì Tham Lang cũng là Đào Hoa tinh:

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang (VVT)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai xinh gái đẹp vợ lành chồng sang (15)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai lấy vợ đẹp, gái lành chồng sang

Thiên Nguyệt Đức ngộ Hồng thực nghiệm, Được chồng sang vợ đẹp hòa đôi (B112)

Thiên Nguyệt Đức Đào Hồng cung Phối, Gái chồng sang, trai hội giai nhân

Nguyệt Đức có khả năng giải được Liêm Phá hãm tại Mão Dậu, là người nhân từ, hạn nếu gặp cũng không lo ngại điều xấu xảy ra:

Phá Liêm hãm địa cư Mão Dậu băng Nguyệt Ðức (gặp Nguyệt Ðức) dĩ từ nhân (10)

Phá tại Mão Dậu khá kinh, Gặp sao Nguyệt Đức phúc lành lại qua

Phá phùng Mão Dậu khá phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (QXT)

TVT và Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng hạn đến cung Mão Dậu có Kiếp Đà tất nhiều ưu phiền lo lắng nhưng nếu gặp sao Nguyệt Đức (hoặc Thiên Giải) thì tai qua nạn khỏi:

Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu khả yên,

Vận phùng Mão Dậu khả phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (B35)

Vận phùng Mão Dậu khá phiền, gặp sao Nguyệt Đức nạn liền tai qua (25)

Thái Âm Thiên Mã Đức Ân hội họp thì nhờ vợ mà giàu có. Theo Nguyễn Mạnh Bao thì Đức là Thiên Đức. Chỉ có vị trí Dần Thân (tuổi Tỵ Hợi) thì Thiên Đức mới có Mã nhị hợp:

Thái Âm Thiên Mã Đức (Thiên Đức) Ân, Cửa nhà hào phú của nhân vợ giầu (B111)

Thai Phụ, Phong Cáo

Thai Phụ, Phong Cáo

Ngũ Hành

Thai Phụ thuộc Kim đới Thổ (VVT cho rằng hành Thổ)

Phong Cáo thuộc Thổ đới Thủy (VVT cho rằng hành Thổ)

Đặc điểm về vị trí và cách an sao

Hai sao này luôn luôn tam hợp chiếu với nhau nên luôn luôn có đủ bộ ngoại trừ có Thai Phụ hay Phong Cáo xung chiếu thì mới có một sao. Thai Cáo không bao giờ tam hợp xung chiếu hay tọa thủ đồng cung với Không Kiếp hay Văn Khúc. Tại hai tam hợp Dương là Thân Tí Thìn và Dần Ngọ Tuất thì luôn luôn có mặt của Văn Xương (bộ Thai Cáo Văn Xương)

Một cung khi có Thai Phụ, Phong Cáo thủ chiếu thì không bao giờ bị Không Kiếp xâm phạm, và nếu có Thai Phụ, Phong Cáo thủ thì dễ gặp Văn Xương thủ chiếu và không bao giờ gặp Văn Khúc (Văn Xương thủ tại Dương cung luôn luôn có bộ Thai Cáo trong khi Văn Khúc không bao giờ gặp Thai Cáo thủ chiếu). Như vậy chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của bộ Thai Cáo tại bất cứ cung nào cũng làm cho các cung tam hợp xung chiếu xa lánh được hai hung tinh hạng nặng là Không Kiếp. Chính vì vậy Thai Cáo xuất hiện ở đâu cũng có lợi gián tiếp. Như vậy có thể nói Thai Cáo hầu như cần cho tất cả các cách

Ý nghĩa

Là cát tinh, chủ bằng sắc, ấn tín (theo Việt Viêm Tử thì thêm các nha sở, thư viện, văn tịch, các nơi lưu trú tài liệu) nên rất có lợi cho việc thi cử, cầu công danh, phù trợ cho công danh, gia tăng sự phú quí, hiển đạt, ví như được phong tặng bằng cấp, huy chương, ấn tín, bằng khen. Cần chú ý rằng Thai Cáo đủ bộ mới mạnh, một sao xung chiếu thì yếu đì và do ý nghĩa của nó nên ở Mệnh, Thân hay Quan thì tốt nhất và vì là trợ tinh nên cần phối hợp với các sao khác thì ảnh hưởng mới mạnh mẽ, nếu không thì chủ yếu chỉ cuộc sống được bình yên, ít tai họa mà thôi. Ảnh hưởng phụ trợ của Thai Cáo so với các sao đôi như Khôi Việt, Xương Khúc, Thai Tọa, Tả Hữu, Quang Quí thì kém hơn nhiều

Cung Mệnh

Cần cù, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cẩn thận

Rất sạch sẽ, ngăn nắp, nhất là thủ tại Nữ Mệnh

Không có tính liều lĩnh, tham lam

Ăn ở cư xử phúc hậu

Hơi tự đắc, cần đi với các sao chủ quyền hành như Hóa Quyền thì đặc tính này mới rõ

Được hưởng phúc đức, công đức của tổ phụ, tổ tiên truyền lại, do đó giảm thiểu cảnh thăng trầm trong cuộc sống:

Phong Cáo, Thai Tọa hiển ấm thừa quang (B62, 2)

Phong Cáo Thai Phụ giao hoan, Ấy người hưởng ấm thừa quang cõi trần

Âm công đời trước giỏi truyền,

Thai Phụ Phong Cáo ở miền thủ xung (B115)

Đấng vàng là hội Phong Thai (Thai Phụ, Phong Cáo)

Long Trì, Phượng Các ấy ai dịu dàng

Vinh hiển khi kết hợp với nhiều quyền tinh hay quí tinh hay văn tinh, đặc biệt với Lộc Tồn Quốc Ấn

Nhiều tác giả cho rằng Thai Cáo thì khoe khoang, hiếu danh, ưa hình thức bề ngoài nhưng trên thực tế thì không thấy rõ ràng đặc điểm này

Các bộ sao kết hợp

Thai Cáo rất hợp với cách Sát Phá Tham, hội với Binh Hình Tướng Ấn thì rất hợp cách, chủ chấp chưởng binh quyền, vinh hiển:

Ấn mang vị liệt công hầu

Sao lành Tướng Cáo đóng vào Mệnh viên (AB587)

Thai Cáo đi với văn tinh như Khoa hoặc với cát tinh cũng rất có lợi cho công danh, công danh thuận lợi nhưng ảnh hưởng gia tăng quí hiển không được mạnh lắm:

Thai Phụ, Phong Cáo, Khoa tinh ngộ,

Bước công danh rộng mở đường mây

Cát tinh hội với Cáo, Thai (Thai Phụ),

Công danh thẳng tiến, lâu dài nghênh ngang (AB339)

Thai Phụ, Khoa thủ Mệnh viên,

Ở cung lục hợp (nhị hợp) thấy Thiên Lộc (Lộc Tồn) vào

Bộ Thai Xương kết hợp với Bát Tọa thì chủ về được phong tặng:

Thai Phụ, Xương, Tọa vinh phong (vinh hiển, được phong tặng)

Danh lừng phiên trấn (nổi tiếng) Mộ phùng Hỏa Tham (B156)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn hay Tướng Ấn (chú ý Lộc Tồn, Tướng Quân, Quốc Ấn tam hợp nhau): rất tốt đẹp, tại cung điền thì có điền sản, tại Mệnh, Quan Lộc thì quí hiển, được trọng dụng, được huy chương, bằng khen, là người mang ấn, làm đến Công Hầu, ý nói quyền cao chức trọng, phú quí:

Ấn mang, vị liệt Công Hầu,

Sao lành Tướng, Cáo hội vào Mệnh cung (4, NMB)

Ngôi Hầu Bá uy nghiêm chức tước,

Đầu Mệnh viên Cáo Tướng chiếu xung (B105)

Thai Phụ, Phong Cáo rất cần gặp Ấn, Tướng, rất kỵ gặp Cự Đồng, nếu được Khôi Xương hội họp đi thi thì đỗ đầu:

Phụ Cáo ái giao Ấn, Tướng, ố kị Cự Đồng, nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến (29)

Thai Cáo, Tướng thêm Khoa, Quyền hay Quang Quí: phát lớn

Thai Cáo, Xương, Khoa, Quyền: vinh hiển tột bực (chú ý một số người ghi thêm Khúc không đúng vì Thai Cáo không hội với Khúc)

Thai Cáo gặp Nhật, Nguyệt: quí cách

Theo Việt Viêm Tử thì Tướng Cáo thủ Mệnh hội cùng Hồng Loan Hoa Cái thì thiếu niên toại chí, sớm thành đạt, có uy quyền võ nghiệp, giữ quyền chức chánh vị, về văn thì là người quản đốc nha sở, về lưu trữ thư tịch, hay những ngành chuyên về thăng thưởng phong tặng huân công (AB236)

Phong Cáo đi với Lộc Tồn, Quốc Ấn và Quang Quí thì làm càng tốt đẹp, đi với Quan Phúc hoặc Âm Dương cũng tốt

Thai Cáo tại các cung: phải luận trong mối tương quan hội họp với các sao khác thì ý nghĩa mới rõ ràng được

Phụ Mẫu

Cha mẹ có chức vị

Cung Phúc

Phong Cáo: đại thọ (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: vinh hiển

Cung Điền

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn: có điền sản, được ban cấp điền sản

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Tử, Phủ: giàu điền sản

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Phượng Các: giàu nhà cửa (LQT)

Cung Quan

Thai Cáo: vinh hiển (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: hiển dạt

Khoa, Cáo, Xương, Khúc giáp Quan,

Khoa, Quyền tại Mệnh mình càng tiếng vang (có danh tiếng) (B114)

Cung Nô

Thai Phụ hay Phong Cáo: có người giúp đỡ (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Thiên Quan hay Thiên Phúc: có quí nhân giúp đỡ làm nên

Cung Tử

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Tướng: con hiển đạt

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: con hiển đạt

Thai Phụ gặp Thai: sinh con quí tử (LQT)

Cung Phối

Vợ hay chồng có học vị

Huynh Đệ

Anh chị em có học vấn

Hạn

Thuận lợi cho công danh, thi cử

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Long Trì: thăng quan (LQT)

Các câu phú cần kiểm tra lại:

Dương (Thái Dương), Âm (Thái Âm) Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung (Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn) nhược vô minh (không có ánh sáng), Không diệu tu cần, song đắc giao huy (nhưng nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau) nhi phùng Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai (Thai Phụ), Cáo (Phong Cáo) Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục (15, TTL)

Giải: Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn thì không có ánh sáng nên cần sao Không (là Tuần và Triệt, TTL còn ghi là Thiên Không) thì mới giàu sang và sống lâu. Nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau, nếu gặp Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai Phụ, Phong Cáo, Tả Hữu thì chỉ một lần đã công thành danh toại được mọi người tôn phục. Chú ý rằng khi Nhật tại Thìn thì chỉ có một trường hợp gặp cả Hóa Lộc Hóa Quyền là tuối Tân có Hóa Quyền thủ đồng cung với Thái Dương nhưng bị Triệt án ngữ, có Hóa Lộc Kình Đà đắc cùng Hao, LNVT chiếu, còn nếu cho rằng Lộc là Lộc Tồn thì tuổi Quí có Lộc Tồn Hóa Quyền đồng cung với Cự Môn bị Triệt và Hóa Khoa Thiên Trù chiếu. Câu phú này cần phải xét lại

Quản Xuân Thịnh ghi rằng:

Mão, Thìn ngộ dã dành ông Táo,

Ly (cung Ngọ), Tốn (Tỵ) phùng phải Cáo, ôn binh (QXT)

Nhưng theo Nguyễn Mạnh Bảo thì như sau:

Mão Thìn ngộ Triệt táo đường,

Tỵ Ngọ phùng Tuyệt cung thường ôn binh (B40)

(Triệt cư ở Mão Thìn thì thường có sự lôi thôi trong bếp. Cung Tỵ Ngọ gặp Tuyệt thì thường bị ôn binh đến quấy nhiễu) (B40)

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Ngũ hành

Nguyệt Đức, Thiên Đức hành Hỏa

Phúc Đức hành Thổ

Long Đức hành Thủy

Đặc tính về cách an sao

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức thì thuộc tam hợp Dương Tử Phúc của vòng Thái Tuế trong đó Nguyệt Đức đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức đồng cung với Thiên Đức. Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp với sự xuất hiện của Đào Hoa, Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp

Nguyệt Đức thì sẽ đồng cung với Đào, Hồng, Hỉ hay Kiếp Sát. Nguyệt Đức đồng cung với Hồng hay Hỉ đều có Quả Tú xung chiếu, với Đào Hoa thì có cả bộ Cô Quả tam hợp và với Kiếp Sát thì không bao giờ gặp Cô Quả

Nguyệt Đức bao giờ cũng gặp ít nhất là hai sao của bộ tam minh

Thiên Phúc Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh và không bao giờ gặp Cô Quả. Nếu không đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ thì sẽ có ít nhất hai sao của bộ tam minh và ít nhất một sao Cô Quả: nếu có hai sao Đào Hồng hay Đào Hỉ tam hợp thì sẽ có Quả Tú thủ, Cô Thần Hồng Loan (hay Hỉ) đồng cung tam chiếu, nếu có Đào Hỉ tam chiếu thì đồng cung với Kiếp Sát và có Cô Thần xung chiếu

Long Đức nằm trong bộ Âm Long Trực, không khi nào có Đào Hoa đồng cung, luôn nhị hợp với Thiên Khốc và luôn luôn có Thiếu Dương, Thiên Không xung chiếu và không bao giờ có đủ bộ tam minh. Luôn có ít nhất một hoặc hai sao của bộ tam minh: khi gặp một sao thì là Hồng hay Hỉ tam chiếu nhưng không gặp Cô Quả Kiếp Sát, nếu gặp hai sao trong đó có Đào Hoa (khi có Đào Hoa thì Đào tại vị trí xung chiếu) thì có đủ bộ Cô Quả, có Hồng hay Hỉ tam chiếu (Bộ Không Đào xung chiếu, Cô Quả, Hồng hay Hỉ tam hợp) còn nếu có Hồng Hỉ thì có Cô Thần, Kiếp Sát xung chiếu, Hồng hay Hỉ thủ (bộ Cô Thần, Kiếp Sát, Hồng, Hỉ)

Khi đồng cung với Hỉ hoặc Hồng thì Long Đức mới bị Kiếp Sát xung chiếu

Long Đức đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan đều có Hồng Hỉ với Cô Thần, Thiên Không, Kiếp Sát xung chiếu

Song Long cách (Long Đức Thanh Long đồng cung)

Chỉ có các tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có cách Song Long, chủ về may mắn. Các cung Thủy và Hỏa (Hợi, Tí, Tỵ, Ngọ) không bao giờ có Song Long đồng cung và các tuổi Thìn, Tuất, Tỵ, Ngọ không bao giờ có

Dương Nam, Âm Nữ:

Tuổi Bính Tí cung Mùi (có Lưu Hà đồng cung), Đinh Sửu cung Thân (có Lưu Hà đồng cung), Mậu Tí cung Mùi, Kỷ Sửu cung Thân, Nhâm Ngọ cung Sửu, Quí Mùi cung Dần (có Lưu Hà đồng cung)

Âm Nam, Dương Nữ:

Bính Thân cung Mão (có Lưu Hà tam hợp), Đinh Dậu cung Mão (có Quan Phúc đồng cung), Mậu Thân cung Mùi, Kỷ Dậu cung Thìn (có Khôi Việt chiếu), Nhâm Dần cung Dậu (có Khôi Việt chiếu), Quí Mão cung Tuất (có Lưu Hà tam hợp)

Theo kinh nghiệm thì cách Song Long xung chiếu, tam hợp cũng rất đẹp

Ý nghĩa

Bốn sao này là phúc thiện tinh

Chủ đức độ, khoan hòa, đoan chính, nhân hậu, từ tâm

Chế được tính dâm đãng của Đào Hồng (hoặc các sao dâm tinh khác) vì bản chất đoan chính

Giải được bệnh tật nhỏ, giảm trừ được phần nào tai họa, tật bệnh, hung nguy. Là cứu tinh, chuyên giải hung nguy nhưng cần căn cứ vào hung tinh loại nào để quyết đoán phú quí, bần tiện, thọ yểu. Hội với hung sát tinh thì không nhập đảng tác hại, hội với cát tinh thì gia tăng sự tốt đẹp. Theo kinh nghiệm thì Tứ Đức không có khả năng đương đầu với Không Kiếp (tối kỵ gặp), Hỏa Linh hãm

Mệnh có Thiên Đức Nguyệt Đức (còn được gọi là bộ lưỡng Đức) thủ khi đồng cung với Đào, Hồng thì tuy còn tính dâm nhưng là chính dâm chứ không ngoại tình, tại nữ Mệnh thì là người duyên dáng, xinh tươi, có tài cư xử lịch thiệp

Theo VVT thì Lưỡng Đức hội với Long Đức, Phúc Đức cư chiếu Mệnh Thân thì phù trì đắc lực, dù có lâm hạn đổ vỡ cũng không bị tuyệt địa nên người có sao Đức Mệnh Thân dú sao cũng được hưởng ân huệ, giữ được cái cốt cách của người phong lưu, không quá khốn cùng, cửa nhà bán sạch tra chân vào cùm

Long Đức tại cung Thìn nhiều người cho rằng là cách may mắn (gọi là Long cư Long vị) vì cung Thìn có nghĩa là Long, là rồng. Trong trường hợp này chỉ có Thiên Hỉ tại Tí chiếu

Theo kinh nghiệm thì người có Long Đức thủ Mệnh thì là người rất hiền lương, lương thiện, không làm việc xấu, không có tính ranh ma, không lấn người, không hay tranh đấu hơn thua với đời, cho dù có Không Kiếp xâm phạm cũng không làm việc mờ ám, tọa thủ tại cung nào cũng đem đến sự êm đềm cho cung đó, tại Phụ, Huynh, Phu Thê, Tử, Nô đều chủ sự hiền lành lương thiện

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng, Cùng là Quan Phúc một làng (đoàn) trừ hung (NMB, VVT, 19)

Thiên Nguyệt Đức có Giải Thần, Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (QXT)

Thiên Nguyệt Đức tọa chiếu phương, Cùng là Quan, Phúc trừ hung cứu người (AB340)

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Quan, Giải Thần, Thiên Phúc một làng trừ hung (B103)

Mệnh hay Phu Thê có Thiên Đức hay Nguyệt Đức thủ gặp Đào Hoa hay Hồng Loan thì thì là người xinh đẹp, lấy được vợ hiền chồng sang. TVT ghi Đào Hoa hay Tham Lang miếu vượng vì Tham Lang cũng là Đào Hoa tinh:

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang (VVT)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai xinh gái đẹp vợ lành chồng sang (15)

Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai lấy vợ đẹp, gái lành chồng sang

Thiên Nguyệt Đức ngộ Hồng thực nghiệm, Được chồng sang vợ đẹp hòa đôi (B112)

Thiên Nguyệt Đức Đào Hồng cung Phối, Gái chồng sang, trai hội giai nhân

Nguyệt Đức có khả năng giải được Liêm Phá hãm tại Mão Dậu, là người nhân từ, hạn nếu gặp cũng không lo ngại điều xấu xảy ra:

Phá Liêm hãm địa cư Mão Dậu băng Nguyệt Ðức (gặp Nguyệt Ðức) dĩ từ nhân (10)

Phá tại Mão Dậu khá kinh, Gặp sao Nguyệt Đức phúc lành lại qua

Phá phùng Mão Dậu khá phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (QXT)

TVT và Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng hạn đến cung Mão Dậu có Kiếp Đà tất nhiều ưu phiền lo lắng nhưng nếu gặp sao Nguyệt Đức (hoặc Thiên Giải) thì tai qua nạn khỏi:

Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu khả yên,

Vận phùng Mão Dậu khả phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (B35)

Vận phùng Mão Dậu khá phiền, gặp sao Nguyệt Đức nạn liền tai qua (25)

Thái Âm Thiên Mã Đức Ân hội họp thì nhờ vợ mà giàu có. Theo Nguyễn Mạnh Bao thì Đức là Thiên Đức. Chỉ có vị trí Dần Thân (tuổi Tỵ Hợi) thì Thiên Đức mới có Mã nhị hợp:

Thái Âm Thiên Mã Đức (Thiên Đức) Ân, Cửa nhà hào phú của nhân vợ giầu (B111)

Thai Phụ, Phong Cáo

Thai Phụ, Phong Cáo

Ngũ Hành

Thai Phụ thuộc Kim đới Thổ (VVT cho rằng hành Thổ)

Phong Cáo thuộc Thổ đới Thủy (VVT cho rằng hành Thổ)

Đặc điểm về vị trí và cách an sao

Hai sao này luôn luôn tam hợp chiếu với nhau nên luôn luôn có đủ bộ ngoại trừ có Thai Phụ hay Phong Cáo xung chiếu thì mới có một sao. Thai Cáo không bao giờ tam hợp xung chiếu hay tọa thủ đồng cung với Không Kiếp hay Văn Khúc. Tại hai tam hợp Dương là Thân Tí Thìn và Dần Ngọ Tuất thì luôn luôn có mặt của Văn Xương (bộ Thai Cáo Văn Xương)

Một cung khi có Thai Phụ, Phong Cáo thủ chiếu thì không bao giờ bị Không Kiếp xâm phạm, và nếu có Thai Phụ, Phong Cáo thủ thì dễ gặp Văn Xương thủ chiếu và không bao giờ gặp Văn Khúc (Văn Xương thủ tại Dương cung luôn luôn có bộ Thai Cáo trong khi Văn Khúc không bao giờ gặp Thai Cáo thủ chiếu). Như vậy chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của bộ Thai Cáo tại bất cứ cung nào cũng làm cho các cung tam hợp xung chiếu xa lánh được hai hung tinh hạng nặng là Không Kiếp. Chính vì vậy Thai Cáo xuất hiện ở đâu cũng có lợi gián tiếp. Như vậy có thể nói Thai Cáo hầu như cần cho tất cả các cách

Ý nghĩa

Là cát tinh, chủ bằng sắc, ấn tín (theo Việt Viêm Tử thì thêm các nha sở, thư viện, văn tịch, các nơi lưu trú tài liệu) nên rất có lợi cho việc thi cử, cầu công danh, phù trợ cho công danh, gia tăng sự phú quí, hiển đạt, ví như được phong tặng bằng cấp, huy chương, ấn tín, bằng khen. Cần chú ý rằng Thai Cáo đủ bộ mới mạnh, một sao xung chiếu thì yếu đì và do ý nghĩa của nó nên ở Mệnh, Thân hay Quan thì tốt nhất và vì là trợ tinh nên cần phối hợp với các sao khác thì ảnh hưởng mới mạnh mẽ, nếu không thì chủ yếu chỉ cuộc sống được bình yên, ít tai họa mà thôi. Ảnh hưởng phụ trợ của Thai Cáo so với các sao đôi như Khôi Việt, Xương Khúc, Thai Tọa, Tả Hữu, Quang Quí thì kém hơn nhiều

Cung Mệnh

Cần cù, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cẩn thận

Rất sạch sẽ, ngăn nắp, nhất là thủ tại Nữ Mệnh

Không có tính liều lĩnh, tham lam

Ăn ở cư xử phúc hậu

Hơi tự đắc, cần đi với các sao chủ quyền hành như Hóa Quyền thì đặc tính này mới rõ

Được hưởng phúc đức, công đức của tổ phụ, tổ tiên truyền lại, do đó giảm thiểu cảnh thăng trầm trong cuộc sống:

Phong Cáo, Thai Tọa hiển ấm thừa quang (B62, 2)

Phong Cáo Thai Phụ giao hoan, Ấy người hưởng ấm thừa quang cõi trần

Âm công đời trước giỏi truyền,

Thai Phụ Phong Cáo ở miền thủ xung (B115)

Đấng vàng là hội Phong Thai (Thai Phụ, Phong Cáo)

Long Trì, Phượng Các ấy ai dịu dàng

Vinh hiển khi kết hợp với nhiều quyền tinh hay quí tinh hay văn tinh, đặc biệt với Lộc Tồn Quốc Ấn

Nhiều tác giả cho rằng Thai Cáo thì khoe khoang, hiếu danh, ưa hình thức bề ngoài nhưng trên thực tế thì không thấy rõ ràng đặc điểm này

Các bộ sao kết hợp

Thai Cáo rất hợp với cách Sát Phá Tham, hội với Binh Hình Tướng Ấn thì rất hợp cách, chủ chấp chưởng binh quyền, vinh hiển:

Ấn mang vị liệt công hầu

Sao lành Tướng Cáo đóng vào Mệnh viên (AB587)

Thai Cáo đi với văn tinh như Khoa hoặc với cát tinh cũng rất có lợi cho công danh, công danh thuận lợi nhưng ảnh hưởng gia tăng quí hiển không được mạnh lắm:

Thai Phụ, Phong Cáo, Khoa tinh ngộ,

Bước công danh rộng mở đường mây

Cát tinh hội với Cáo, Thai (Thai Phụ),

Công danh thẳng tiến, lâu dài nghênh ngang (AB339)

Thai Phụ, Khoa thủ Mệnh viên,

Ở cung lục hợp (nhị hợp) thấy Thiên Lộc (Lộc Tồn) vào

Bộ Thai Xương kết hợp với Bát Tọa thì chủ về được phong tặng:

Thai Phụ, Xương, Tọa vinh phong (vinh hiển, được phong tặng)

Danh lừng phiên trấn (nổi tiếng) Mộ phùng Hỏa Tham (B156)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn hay Tướng Ấn (chú ý Lộc Tồn, Tướng Quân, Quốc Ấn tam hợp nhau): rất tốt đẹp, tại cung điền thì có điền sản, tại Mệnh, Quan Lộc thì quí hiển, được trọng dụng, được huy chương, bằng khen, là người mang ấn, làm đến Công Hầu, ý nói quyền cao chức trọng, phú quí:

Ấn mang, vị liệt Công Hầu,

Sao lành Tướng, Cáo hội vào Mệnh cung (4, NMB)

Ngôi Hầu Bá uy nghiêm chức tước,

Đầu Mệnh viên Cáo Tướng chiếu xung (B105)

Thai Phụ, Phong Cáo rất cần gặp Ấn, Tướng, rất kỵ gặp Cự Đồng, nếu được Khôi Xương hội họp đi thi thì đỗ đầu:

Phụ Cáo ái giao Ấn, Tướng, ố kị Cự Đồng, nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến (29)

Thai Cáo, Tướng thêm Khoa, Quyền hay Quang Quí: phát lớn

Thai Cáo, Xương, Khoa, Quyền: vinh hiển tột bực (chú ý một số người ghi thêm Khúc không đúng vì Thai Cáo không hội với Khúc)

Thai Cáo gặp Nhật, Nguyệt: quí cách

Theo Việt Viêm Tử thì Tướng Cáo thủ Mệnh hội cùng Hồng Loan Hoa Cái thì thiếu niên toại chí, sớm thành đạt, có uy quyền võ nghiệp, giữ quyền chức chánh vị, về văn thì là người quản đốc nha sở, về lưu trữ thư tịch, hay những ngành chuyên về thăng thưởng phong tặng huân công (AB236)

Phong Cáo đi với Lộc Tồn, Quốc Ấn và Quang Quí thì làm càng tốt đẹp, đi với Quan Phúc hoặc Âm Dương cũng tốt

Thai Cáo tại các cung: phải luận trong mối tương quan hội họp với các sao khác thì ý nghĩa mới rõ ràng được

Phụ Mẫu

Cha mẹ có chức vị

Cung Phúc

Phong Cáo: đại thọ (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: vinh hiển

Cung Điền

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn: có điền sản, được ban cấp điền sản

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Tử, Phủ: giàu điền sản

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Phượng Các: giàu nhà cửa (LQT)

Cung Quan

Thai Cáo: vinh hiển (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: hiển dạt

Khoa, Cáo, Xương, Khúc giáp Quan,

Khoa, Quyền tại Mệnh mình càng tiếng vang (có danh tiếng) (B114)

Cung Nô

Thai Phụ hay Phong Cáo: có người giúp đỡ (LQT)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Thiên Quan hay Thiên Phúc: có quí nhân giúp đỡ làm nên

Cung Tử

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Tướng: con hiển đạt

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: con hiển đạt

Thai Phụ gặp Thai: sinh con quí tử (LQT)

Cung Phối

Vợ hay chồng có học vị

Huynh Đệ

Anh chị em có học vấn

Hạn

Thuận lợi cho công danh, thi cử

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Long Trì: thăng quan (LQT)

Các câu phú cần kiểm tra lại:

Dương (Thái Dương), Âm (Thái Âm) Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung (Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn) nhược vô minh (không có ánh sáng), Không diệu tu cần, song đắc giao huy (nhưng nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau) nhi phùng Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai (Thai Phụ), Cáo (Phong Cáo) Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục (15, TTL)

Giải: Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn thì không có ánh sáng nên cần sao Không (là Tuần và Triệt, TTL còn ghi là Thiên Không) thì mới giàu sang và sống lâu. Nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau, nếu gặp Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai Phụ, Phong Cáo, Tả Hữu thì chỉ một lần đã công thành danh toại được mọi người tôn phục. Chú ý rằng khi Nhật tại Thìn thì chỉ có một trường hợp gặp cả Hóa Lộc Hóa Quyền là tuối Tân có Hóa Quyền thủ đồng cung với Thái Dương nhưng bị Triệt án ngữ, có Hóa Lộc Kình Đà đắc cùng Hao, LNVT chiếu, còn nếu cho rằng Lộc là Lộc Tồn thì tuổi Quí có Lộc Tồn Hóa Quyền đồng cung với Cự Môn bị Triệt và Hóa Khoa Thiên Trù chiếu. Câu phú này cần phải xét lại

Quản Xuân Thịnh ghi rằng:

Mão, Thìn ngộ dã dành ông Táo,

Ly (cung Ngọ), Tốn (Tỵ) phùng phải Cáo, ôn binh (QXT)

Nhưng theo Nguyễn Mạnh Bảo thì như sau:

Mão Thìn ngộ Triệt táo đường,

Tỵ Ngọ phùng Tuyệt cung thường ôn binh (B40)

(Triệt cư ở Mão Thìn thì thường có sự lôi thôi trong bếp. Cung Tỵ Ngọ gặp Tuyệt thì thường bị ôn binh đến quấy nhiễu) (B40)

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button