Tử vi

Nhâm Thìn

1. Chu kỳ 1 – Nhâm Thìn – Thuần Càn, hào 3

– “Cửu Tam, quân tử trung nhật càn càn, tịch thích nhược, lệ vô cựu.”

– “Chín Ba, người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn cảnh giác thận trọng, như vậy dù gặp nguy hiểm cũng không bị cữu hại.”

Bạn đang xem: Nhâm Thìn

2. Chu kỳ 2 – Nhâm Thìn – Thiên Phong Cấu, hào 3

– “Cửu Tam, đôn vu phu, kỳ hành tư thư ; lệ, vô đại cữu.”

– “Chín Ba, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; có nguy hiểm, nhưng không có cữu hại lớn.”

– Tượng “Kỳ hành tư thư, hành vi khiên dã” – “Đi lại khó tiến”, hình tượng nói hào Chín Ba chưa từng khống chế được kẻ khác (vì vậy tuy không gặp được ai mà không bị hại về kẻ âm tà).

3. Chu kỳ 3 – Nhâm Thìn – Thiên Sơn Độn, hào 3

– “Cửu Tam, hệ độn, hữu tật lệ ; súc thần thiếp, cát.”

– “Chín Ba, trong lòng chựu sự ràng buộc, lưu luyến, không thể trốn lánh, sẽ bị tật bệnh, nguy hiểm ; nếu nuôi đầy tớ, nàng hầu thì được tốt lành.”

– Tượng “Hệ độn, chi lệ, hữu tật bị dã ; ‘súc thần thiếp cát’, bất khả đại sự dã” – “Sự ràng buộc trong lòng dẫn đến nguy hiểm”, ý nói hào Chín Ba sẽ gặp tật bệnh, cực kỳ gầy yếu ; “nuôi đầy tớ nàng hầu thì tốt”, hình ảnh nói lên hào Chín Ba không thể làm việc lớn như việc trị nước.

4. Chu kỳ 4 – Nhâm Thìn – Thiên Địa Bĩ, hào 3

– “Lục Tam, bao tu.”

– “Sáu Ba, được che chở nên làn điều phi đạo lý, cuối cùng đi đến sự hổ nhục.”

– Tượng viết: “Bao tu, vị bất đáng dã” – “Được che chở nên làm điều phi đạo lý”, ý nói hào Sáu Ba ngôi vị không chính đáng.

5. Chu kỳ 5 – Nhâm Thìn – Phong Địa Quán, hào 3

– “Lục Tam, quán ngã sinh, tiến thoái.”

– “Sáu Ba, ngẩng trông đức đẹp của dương cứng rồi đối chiếu, tự xét hành vi của mình mà cẩn thận lựa chọn sự tiến lui.”

– Tượng “Quán ngã sinh tiến thoái, vị thất đạo dã.” – “Ngẩng trông rồi đối chiếu tự xét hành vi của mình”, hình ảnh nói lên hào Sáu Ba không để mất sự chính xác của đạo “ngẩng trông”.

6. Chu kỳ 6 – Nhâm Thìn – Sơn Địa Bác, hào 3

– “Lục Tam, bác, vô cữu.”

– “Sáu Ba, tuy ở thời “bác lạc” nhưng không họa hại.”

– Tượng “Bác chi vô cữu, thất thượng dã.” – “Tuy ở thời Bác, nhưng tất không họa hại”, nói lên ý hào Sáu Ba rời xa bầy âm ở trên và ở dưới, riêng ứng với dương cứng.

7. Chu kỳ 7 – Nhâm Thìn – Hỏa Địa Tấn, hào 3

– “Lục Tam, chúng doãn, hối vong.”

– “Sáu Ba, được mọi người tin cẩn thì hối hận sẽ mất hết.”

– Tượng “Chúng doãn chi chí, thượng hành dã.” – Ý nói chí hướng được mọi người tin theo của hào Sáu Ba là vì đi lên. Có đặt nền móng vững vàng thì mới có thể toại chí đi lên và được vua tin. Tin là tin ở kẻ dưới, đây lại tin ở kẻ trên, cho nên, không tin ở bạn thì cũng không được trên.

8. Chu kỳ 8 – Nhâm Thìn – Hỏa Thiên Đại hữu, hào 3

– “Cửu Tam, công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.”

– “Chín Ba, bậc vương công dâng lễ cho thiên tử để tỏ lòng tôn kính, kẻ tiểu nhân không thể đảm đương được việc lớn như vậy.”

– Tượng “Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân hại dã” – Ý nói bậc vương công hiến lễ, kẻ tiểu nhân làm nhiệm vụ lớn này, thì tất sẽ có họa hại. Thời “đại hữu” vật phú dân phong, đối với kẻ dưới, thì đâu dám tự chuyên cái “có” của mình. Đất giầu dân nhiều đều là cái “có” của bậc vương giả.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Nhâm Thìn

1. Chu kỳ 1 – Nhâm Thìn – Thuần Càn, hào 3

– “Cửu Tam, quân tử trung nhật càn càn, tịch thích nhược, lệ vô cựu.”

– “Chín Ba, người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn cảnh giác thận trọng, như vậy dù gặp nguy hiểm cũng không bị cữu hại.”

2. Chu kỳ 2 – Nhâm Thìn – Thiên Phong Cấu, hào 3

– “Cửu Tam, đôn vu phu, kỳ hành tư thư ; lệ, vô đại cữu.”

– “Chín Ba, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; có nguy hiểm, nhưng không có cữu hại lớn.”

– Tượng “Kỳ hành tư thư, hành vi khiên dã” – “Đi lại khó tiến”, hình tượng nói hào Chín Ba chưa từng khống chế được kẻ khác (vì vậy tuy không gặp được ai mà không bị hại về kẻ âm tà).

3. Chu kỳ 3 – Nhâm Thìn – Thiên Sơn Độn, hào 3

– “Cửu Tam, hệ độn, hữu tật lệ ; súc thần thiếp, cát.”

– “Chín Ba, trong lòng chựu sự ràng buộc, lưu luyến, không thể trốn lánh, sẽ bị tật bệnh, nguy hiểm ; nếu nuôi đầy tớ, nàng hầu thì được tốt lành.”

– Tượng “Hệ độn, chi lệ, hữu tật bị dã ; ‘súc thần thiếp cát’, bất khả đại sự dã” – “Sự ràng buộc trong lòng dẫn đến nguy hiểm”, ý nói hào Chín Ba sẽ gặp tật bệnh, cực kỳ gầy yếu ; “nuôi đầy tớ nàng hầu thì tốt”, hình ảnh nói lên hào Chín Ba không thể làm việc lớn như việc trị nước.

4. Chu kỳ 4 – Nhâm Thìn – Thiên Địa Bĩ, hào 3

– “Lục Tam, bao tu.”

– “Sáu Ba, được che chở nên làn điều phi đạo lý, cuối cùng đi đến sự hổ nhục.”

– Tượng viết: “Bao tu, vị bất đáng dã” – “Được che chở nên làm điều phi đạo lý”, ý nói hào Sáu Ba ngôi vị không chính đáng.

5. Chu kỳ 5 – Nhâm Thìn – Phong Địa Quán, hào 3

– “Lục Tam, quán ngã sinh, tiến thoái.”

– “Sáu Ba, ngẩng trông đức đẹp của dương cứng rồi đối chiếu, tự xét hành vi của mình mà cẩn thận lựa chọn sự tiến lui.”

– Tượng “Quán ngã sinh tiến thoái, vị thất đạo dã.” – “Ngẩng trông rồi đối chiếu tự xét hành vi của mình”, hình ảnh nói lên hào Sáu Ba không để mất sự chính xác của đạo “ngẩng trông”.

6. Chu kỳ 6 – Nhâm Thìn – Sơn Địa Bác, hào 3

– “Lục Tam, bác, vô cữu.”

– “Sáu Ba, tuy ở thời “bác lạc” nhưng không họa hại.”

– Tượng “Bác chi vô cữu, thất thượng dã.” – “Tuy ở thời Bác, nhưng tất không họa hại”, nói lên ý hào Sáu Ba rời xa bầy âm ở trên và ở dưới, riêng ứng với dương cứng.

7. Chu kỳ 7 – Nhâm Thìn – Hỏa Địa Tấn, hào 3

– “Lục Tam, chúng doãn, hối vong.”

– “Sáu Ba, được mọi người tin cẩn thì hối hận sẽ mất hết.”

– Tượng “Chúng doãn chi chí, thượng hành dã.” – Ý nói chí hướng được mọi người tin theo của hào Sáu Ba là vì đi lên. Có đặt nền móng vững vàng thì mới có thể toại chí đi lên và được vua tin. Tin là tin ở kẻ dưới, đây lại tin ở kẻ trên, cho nên, không tin ở bạn thì cũng không được trên.

8. Chu kỳ 8 – Nhâm Thìn – Hỏa Thiên Đại hữu, hào 3

– “Cửu Tam, công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.”

– “Chín Ba, bậc vương công dâng lễ cho thiên tử để tỏ lòng tôn kính, kẻ tiểu nhân không thể đảm đương được việc lớn như vậy.”

– Tượng “Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân hại dã” – Ý nói bậc vương công hiến lễ, kẻ tiểu nhân làm nhiệm vụ lớn này, thì tất sẽ có họa hại. Thời “đại hữu” vật phú dân phong, đối với kẻ dưới, thì đâu dám tự chuyên cái “có” của mình. Đất giầu dân nhiều đều là cái “có” của bậc vương giả.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button