Nghiên cứu

Nhân Quả là gì? Luật nhân quả báo ứng trong cuộc sống có thật không?

Nghe bản audio trên youtube

Bạn đang xem: Nhân Quả là gì? Luật nhân quả báo ứng trong cuộc sống có thật không?

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Nội dung chính

    Nhân quả là gì?

    Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái mầm và quả là cái hạt do hạt mầm đó phát sinh. Nói cách khác thì nhân là năng lực phát động và quả là sự hình thành của năng lực phát động đó. Nhân và Quả chính là 2 trạng thái nối tiếp nhau mà tạo lên. – HT. Thích Thiện Hoa định nghĩa trong Phật học phổ thông.

    Ngài Mã Thắng (một trong những vị đệ tử đắc a la hán đầu tiên của đức phật) có nói với ngài Xá Lợi Phất:

    “Chư pháp tùng duyên sinh
    Diệc phục tùng duyên diệt
    Ngã Phật Đại Sa Môn
    Thường tác như thị thu”

    Tức là:

    Tất cả các pháp tùy duyên mà sanh

    Tất cả các pháp tùy duyên mà diệt

    Và sau đó thì ngài Xá Lợi Phất đã quy y Phật.

    Những đặc tính của luật nhân quả

    Nhân như thế nào thì quả thế ấy

    • Nhân quả lúc nào cũng sẽ cùng một loại với nhau
    • Nếu nhân thay đổi thì quả cũng sẽ đổi
    • Trồng đậu sẽ được đậu mà trồng cam chắc chắn sẽ ra cam

    Một nhân không thể sinh ra quả

    • Mọi sự vật trong vũ trụ này đều là tổ hợp của nhiều nhân duyên.
    • Không có một nhân nào có thể tự tách thành kết quả được nếu không có sự tác động của nhiều những nhân khác duyên với nhau.

    Trong nhân có quả, trong quả có nhân

    • Nhân ở hiện tại có quả vị lai, trong quả hiện tại có nhân ở quá khứ.
    • Nhân và quả nối tiếp nhau, đắp đổi nhau giống như những vòng trong sợi dây.

    Ví dụ như mình trồng một cây táo thì cây táo đó chính là cái “Nhân”, trái táo chính là “Quả” của cái “Nhân” là cây táo và cũng vừa là “Nhân” của cây táo mới vì trong trái táo có hạt táo.

    Sự phát triển nhanh và chậm từ nhân đến quả

    • Có những nhân và quả xảy ra kế tiếp nhau luôn. Ví dụ như khi mình đánh trống thì tiếng trống phát ra luôn.
    • Có những nhân và quả phải đợi một thời gian ngắn.
    • Có những nhân và quả cách nhau đến hàng trăm năm, ngàn năm,…

    Phân tích hành tướng của nhân quả trong thực tế

    Luật nhân quả chi phối tất cả các pháp trong vũ trụ, từ tự nhiên, con người, động vật, thực vật đều chịu luật nhân quả chi phối.

    • Đối với những vật vô tri vô giác: Ví dụ như nước bị lửa đốt nóng thì nước sẽ bay hơi, gió thổi nước thì thành sóng, nước gặp nhiệt độ lạnh quá sẽ đông lại.
    • Đối với các loài thực vật: Hạt cam thì sanh ra cây cam, cây cam sinh ra trái cam. Hạt ớt sinh ra cây ớt, cây ớt sinh ra trái ớt. Nói một cách tổng quát, giống ngọt sẽ sinh ra trái ngọt, giống chua sẽ sinh ra trái chua, giống nào sẽ sanh ra quả đó.
    • Đối với động vật: Con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở thành con gà sau đó con gà lại sinh ra quả trứng.
    • Đối với con người: Về thể chất thì thân thể chúng ta là do bẩm thụ huyết của cha mẹ sinh ra và hoàn cảnh, quá trình nuôi dưỡng tạo thành. Như vậy cha mẹ và quá trình nuôi dưỡng là nhân và người con hiện tại là quả. Về phương diện tinh thần thì những ý nghĩ, tư tưởng và hành động trong quá khứ là nhân tạo nên tính cách tốt xấu và nếp sống ở hiện tại chính là quả.

    Nhân quả về phương diện tinh thần của con người

    Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt

    • Tham Sân Si
    • Kiêu mạn
    • Nghi – ác kiến

    Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt

    Ngược lại với không tốt. Nói một cách tổng quát thì về phương diện tinh thần cũng như vật chất, ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Mình ở hiện tại chính là con đẻ cộng nghiệp của mình trong quá khứ.

    Lợi ích của sự hiểu biết và áp dụng luật nhân quả

    • Tránh những mê tín dị đoan, tin sai vào thần quyền. Không có đối tượng thần linh nào tự nhiên ban phước hay giáng họa được cho mình.
    • Đem lại lòng tin vào chính con người mình.
    • Giúp cho chúng ta không trách móc, không chán nản.

    Giải đáp một số thắc mắc về luật nhân quả

    Tại sao có người cả đời hiền lành mà gặp toàn tai nạn, khổ sở hay những người hung ác tại sao vẫn được an bình?

    Đáp: Như đoạn trên đã nói, thời gian tiến triển từ nhân tới quả có khi nhanh có khi chậm chứ không phải lúc nào cũng đồng như nhau. Có những cái nhân từ đời này mà tới đời sau mới hình thành quả.

    Cổ nhân có câu:

    “Thiện ác báo đầu chung hưu báo
    Chỉ danh lao tảo dữ lai trì”

    Tức là:

    Việc lành hay việc dữ thì đều có quả báo chỉ khác nhau là nó đến sớm hay muộn mà thôi.

    Theo luật nhân quả thì ai làm người đó chịu: Cha làm tội, con không thể chịu thay thế được; Con làm tội, cha không thể chịu thay được. Tại sao có những việc cha làm con cũng phải chịu liên can hay con làm cha cũng phải chịu ảnh hưởng?

    Kinh phật có dạy trong nhân quả nghiệp báo có “biệt nghiệp” và “cộng nghiệp”.

    • Biệt nghiệp là nghiệp báo riêng của từng chúng sinh.
    • Cộng nghiệp là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh cùng ở trong một hoàn cảnh.

    Vì vậy nên đã sinh ra trong chung một gia đình, dân tộc, quốc gia, xứ sở thì sẽ có những cái nghiệp quả là chịu chung hoặc có liên quan tới nhau.

    Theo sư cô Giác Lệ Hiếu giảng trong giáo trình Phật học phổ thông của HT. Thích Thiện Hoa

    Xem ngay trên Youtube

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Nhân Quả là gì? Luật nhân quả báo ứng trong cuộc sống có thật không?

    Nghe bản audio trên youtube

    **Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

    Nội dung chính

      Nhân quả là gì?

      Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái mầm và quả là cái hạt do hạt mầm đó phát sinh. Nói cách khác thì nhân là năng lực phát động và quả là sự hình thành của năng lực phát động đó. Nhân và Quả chính là 2 trạng thái nối tiếp nhau mà tạo lên. – HT. Thích Thiện Hoa định nghĩa trong Phật học phổ thông.

      Ngài Mã Thắng (một trong những vị đệ tử đắc a la hán đầu tiên của đức phật) có nói với ngài Xá Lợi Phất:

      “Chư pháp tùng duyên sinh
      Diệc phục tùng duyên diệt
      Ngã Phật Đại Sa Môn
      Thường tác như thị thu”

      Tức là:

      Tất cả các pháp tùy duyên mà sanh

      Tất cả các pháp tùy duyên mà diệt

      Và sau đó thì ngài Xá Lợi Phất đã quy y Phật.

      Những đặc tính của luật nhân quả

      Nhân như thế nào thì quả thế ấy

      • Nhân quả lúc nào cũng sẽ cùng một loại với nhau
      • Nếu nhân thay đổi thì quả cũng sẽ đổi
      • Trồng đậu sẽ được đậu mà trồng cam chắc chắn sẽ ra cam

      Một nhân không thể sinh ra quả

      • Mọi sự vật trong vũ trụ này đều là tổ hợp của nhiều nhân duyên.
      • Không có một nhân nào có thể tự tách thành kết quả được nếu không có sự tác động của nhiều những nhân khác duyên với nhau.

      Trong nhân có quả, trong quả có nhân

      • Nhân ở hiện tại có quả vị lai, trong quả hiện tại có nhân ở quá khứ.
      • Nhân và quả nối tiếp nhau, đắp đổi nhau giống như những vòng trong sợi dây.

      Ví dụ như mình trồng một cây táo thì cây táo đó chính là cái “Nhân”, trái táo chính là “Quả” của cái “Nhân” là cây táo và cũng vừa là “Nhân” của cây táo mới vì trong trái táo có hạt táo.

      Sự phát triển nhanh và chậm từ nhân đến quả

      • Có những nhân và quả xảy ra kế tiếp nhau luôn. Ví dụ như khi mình đánh trống thì tiếng trống phát ra luôn.
      • Có những nhân và quả phải đợi một thời gian ngắn.
      • Có những nhân và quả cách nhau đến hàng trăm năm, ngàn năm,…

      Phân tích hành tướng của nhân quả trong thực tế

      Luật nhân quả chi phối tất cả các pháp trong vũ trụ, từ tự nhiên, con người, động vật, thực vật đều chịu luật nhân quả chi phối.

      • Đối với những vật vô tri vô giác: Ví dụ như nước bị lửa đốt nóng thì nước sẽ bay hơi, gió thổi nước thì thành sóng, nước gặp nhiệt độ lạnh quá sẽ đông lại.
      • Đối với các loài thực vật: Hạt cam thì sanh ra cây cam, cây cam sinh ra trái cam. Hạt ớt sinh ra cây ớt, cây ớt sinh ra trái ớt. Nói một cách tổng quát, giống ngọt sẽ sinh ra trái ngọt, giống chua sẽ sinh ra trái chua, giống nào sẽ sanh ra quả đó.
      • Đối với động vật: Con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở thành con gà sau đó con gà lại sinh ra quả trứng.
      • Đối với con người: Về thể chất thì thân thể chúng ta là do bẩm thụ huyết của cha mẹ sinh ra và hoàn cảnh, quá trình nuôi dưỡng tạo thành. Như vậy cha mẹ và quá trình nuôi dưỡng là nhân và người con hiện tại là quả. Về phương diện tinh thần thì những ý nghĩ, tư tưởng và hành động trong quá khứ là nhân tạo nên tính cách tốt xấu và nếp sống ở hiện tại chính là quả.

      Nhân quả về phương diện tinh thần của con người

      Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt

      • Tham Sân Si
      • Kiêu mạn
      • Nghi – ác kiến

      Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt

      Ngược lại với không tốt. Nói một cách tổng quát thì về phương diện tinh thần cũng như vật chất, ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Mình ở hiện tại chính là con đẻ cộng nghiệp của mình trong quá khứ.

      Lợi ích của sự hiểu biết và áp dụng luật nhân quả

      • Tránh những mê tín dị đoan, tin sai vào thần quyền. Không có đối tượng thần linh nào tự nhiên ban phước hay giáng họa được cho mình.
      • Đem lại lòng tin vào chính con người mình.
      • Giúp cho chúng ta không trách móc, không chán nản.

      Giải đáp một số thắc mắc về luật nhân quả

      Tại sao có người cả đời hiền lành mà gặp toàn tai nạn, khổ sở hay những người hung ác tại sao vẫn được an bình?

      Đáp: Như đoạn trên đã nói, thời gian tiến triển từ nhân tới quả có khi nhanh có khi chậm chứ không phải lúc nào cũng đồng như nhau. Có những cái nhân từ đời này mà tới đời sau mới hình thành quả.

      Cổ nhân có câu:

      “Thiện ác báo đầu chung hưu báo
      Chỉ danh lao tảo dữ lai trì”

      Tức là:

      Việc lành hay việc dữ thì đều có quả báo chỉ khác nhau là nó đến sớm hay muộn mà thôi.

      Theo luật nhân quả thì ai làm người đó chịu: Cha làm tội, con không thể chịu thay thế được; Con làm tội, cha không thể chịu thay được. Tại sao có những việc cha làm con cũng phải chịu liên can hay con làm cha cũng phải chịu ảnh hưởng?

      Kinh phật có dạy trong nhân quả nghiệp báo có “biệt nghiệp” và “cộng nghiệp”.

      • Biệt nghiệp là nghiệp báo riêng của từng chúng sinh.
      • Cộng nghiệp là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh cùng ở trong một hoàn cảnh.

      Vì vậy nên đã sinh ra trong chung một gia đình, dân tộc, quốc gia, xứ sở thì sẽ có những cái nghiệp quả là chịu chung hoặc có liên quan tới nhau.

      Theo sư cô Giác Lệ Hiếu giảng trong giáo trình Phật học phổ thông của HT. Thích Thiện Hoa

      Xem ngay trên Youtube

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button