Tử vi

Những người sanh cùng giờ thì có số mạng giống nhau không?

Bài viết trả lời thắc mắc đọc giả của cụ Hoàng Hạc

LTS – Hai vấn đề:

1- Hai người sanh cùng giờ thì số mạng thế nào?
2- Sự xung và hạp trong quan niệm của khoa Tử vi.

Bạn đang xem: Những người sanh cùng giờ thì có số mạng giống nhau không?

Vì là những vấn đề thật phức tạp và tế nhị, chúng tôi có xin cụ Hoàng Hạc nêu lên hai vấn đề đó. Ngoài ra cũng được nghe cụ giảng nhiều về sự xung khắc và hạp. Cụ Hoàng Hạc đã viết ít điều sau đây. Sau bài của cụ, chúng tôi xin trình bày ít điều về sự xung khắc và hạp giữa các tuổi trong vợ chồng, trong họ hàng.

Vấn đề trẻ sinh đôi

Có một vấn đề (sinh đôi) đã được nêu lên với tôi.

– Như trẻ sinh đôi thì số mạng ra sao?

Ý người đặt vấn đề là sinh đôi cùng giờ thì số mạng có giống nhau không? Vấn đề mở rộng ra, là những người sanh cùng giờ, có cha mẹ khác nhau, thì số mạng có giống nhau không, một khi lá số Tử vi y như nhau?

Tôi xin trả lời như sau:

– Đó lầ một vấn đề hết sức khó khăn. Nếu sinh đôi thì cùng đẻ một giờ, nhưng cũng phải có chỗ đại đồng tiểu dị chứ. Sinh đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ, lại là phần quan trọng mà xưa nay ít ai để ý. Người đoán số phải hỗn hợp số con cái với bà mẹ ông cha như:

1/ Nếu là con trai thì lấy Âm Dương của giờ sinh của đứa trẻ phối hợp với Âm Dương của giờ sinh bà mẹ mà đoán.

2/ Nếu là con gái, thì lấy Âm Dương của giờ sinh đứa tre mà phối hợp với Âm Dương giờ sinh của ông cha mà đoán.

Tuy nhiên, các trẻ sinh đôi thường giống nhau về số mạng, có một sự cảm thông lạ lùng giữa chúng.

Nói chung là khi có vấn đề hai người ở chung một nhà mà cùng đẻ con trai hay con gái trong một lúc, thì đều phải lấy tuổi của cha mẹ chúng mà xem, để phối hợp với nhau.

Một thí dụ, có đề cập cả vấn đề xung khắc.

Tôi xin thí dụ. Một ông bạn tôi có hai cô con gái cùng sinh một giờ. Hễ mỗi khi đứa này đau thì đứa kia cũng đau. Và sau ba năm, thì một đứa chết và ít lâu sau, đứa kia cũng chết.
Có điều lạ, là hai đứa cùng đẹp như tiên, và lá số đều tuyệt tốt, tôi bảo:

– Tôi sợ chúng không sống lâu.

Hai ông bà bạn hỏi:

– Tại sao?

– Là vì chúng rất khắc với số hai ông bà, nhất là với ông.

– Tại sao ông lại nói chúng nó khắc tôi?

– Khắc cả ông lẫn bà, vì chúng nó thuộc về Âm mà ông bà cũng thuộc về Âm. Âm với Âm thì làm sao hạp? Nhất là tháng sinh của chúng là tháng 8, tức tháng Dậu, mà tháng sinh của ông bà là tháng hai, tức tháng Mẹo, lại cũng là Âm cả.

Ông đó mới nói:

– Tôi bị nó khắc thì có sao? Bất quá tôi làm ăn không khá vậy thôi. Chừng nào tôi khắc nó thì mới đáng lo.

– Không phải vậy đâu ông ạ, Tôi nói “khắc“ đây là nói “xung nhau“, mà “xung nhau“ là “khắc nhau“, chứ không phải như Kim khắc Mộc đâu.

Tôi đã phân tích như sau:

– Cái này hơi tế nhị một chút. Chỉ có Âm Kim mới khắc Dương Mộc được. Thí dụ như Dậu khắc Dần, vì Dậu là Âm Kim, còn Dần là Dương Mộc. Còn Âm và Âm thì không khắc nhau kiểu đó, bởi không bao giờ Âm khắc Âm, mà hai cái xung nhau, nghĩa là đố kỵ nhau, không bao giờ hợp nhau được. Tuy vậy, Thiên Can rất quan trọng Âm Dương hơn. Ở đây, cả Thiên Can và Địa chi đều xung nhau ghê lắm. Xung thì không ở cùng nhau được. Khắc thì không sao, nếu lại đủ Âm Dương tương khắc thì lại rất hay, vì “khắc là đoạt“, không khắc thì không “đoạt“.

– Tôi không hiểu rõ ý ông nói,

– Thì ông cứ xem ở từ khí học luồng điện ÂM gặp luồng điện ÂM thì không thể bắt điện được, không nhang được ánh sáng. Sự sanh thành trong trời đất đều nhờ Sinh và khắc nhất là khắc, vì sự thật có khắc mới có sinh thành. Nếu nó khắc ông được thì nó đoạt cái sinh khí của ông để nó sống. Cái này nó chẳng những không đoạt được khí ông để nó sống, mà lại gặp ông là Âm, Âm với Âm tránh nhau, cho nên tôi mới nói có sự khắc mạnh và chung quy chúng nó khó sống lâu. Tôi khuyên ông nên cho chúng nó đi.

Không thể cho con, nhưng ……

Ông ấy mới nói:

– Cho ai! Con mình, mà lại hai đứa nữa. Ai mà lãnh? Mà có người lãnh thì lòng mình chịu sao nổi?

– Ông phải cương quyết cho dứt chúng nó.

Ông bà ấy bảo nhau sao không biết, bèn bồng hai đứa bé lên chùa cho quy y và xin phép hộ thân, gá nó làm con nuôi của phật. Nhưng rồi chúng vẫn chết. Bấy giờ, hai ông bà mới bảo tôi:

– Tôi tức quá, phải chi nghe ông thì đâu phải bỏ hai đứa.

Tôi cãi lại:

– Nói như ông lại cũng sai. Số hai đứa này tốt quá, chúng phải là con bậc vua chúa, mà mạng số ông bà đâu có phúc đại phú, đại quý thì ông bà làm cha mẹ chúng sao được? Bởi vậy chúng sẽ bỏ ông bà mà đi. Có lẽ đây chúng là người của cõi trên, nhưngvif có chút nợ chi với ông bà, nên chúng đã đến đem đau khổ cho hai ông bà và như thế, biết đâu chẳng phải là cơ hội hay cho ông bà trút một cái nợ tiền kiếp oan khiên. Yên trí như thế đi.

– Ông nói thế, có phải là để an ủi chúng tôi, hay sự thật là như vậy?

– Cả hai. Có thể đó là sự thật, mà cũng có lẽ là không, và cứ tin như thế đi để tự an ủi, có hơn không?

Tòa soạn viết thêm.

Chúng tôi sẽ có dịp trình bày kỹ về sự khắc hạp giữa hai vợ chồng. Chúng tôi có hỏi cụ Hoàng Hạc thì được cụ cho biết rằng sự khắc hạp giữa tuổi Nam và tuổi Nữ (hai tuổi vợ chồng), không bao giờ trầm trọng đến độ làm cho vợ chồng phải lìa bỏ nhau, hoặc sinh ly, hoặc tử biệt. Như vây tức là một số sách nêu lên sự sanh ly, tử biệt giữa tuổi xung khắc nào đó là không đúng. Mà trong thực tế cũng hẳn nhiên như vậy, vì không lẽ nào sự khắc, hạp của đôi tuổi có thể làm đổi được cả số mạng. Không lẽ nào một người sống lâu, vì sự khắc với tuổi người hôn phối, lại thành chết non, cũng vậy, không lẽ nào một người có số yểu vong, vì hạp với tuổi người hôn phối lại thành ra sống lâu.

Xem về sự khắc hạp giữa đôi tuổi nam nữ, không nên sợ sự khắc và cũng không hẳn nên thích sự hạp. Có khi hạp mà hóa ra thiếu hay, thí dụ như khi một người được hạp với người khác, mà lại thành ra tang thương vì người khác (như cảnh người vợ quá hạp với chồng, thành ra làm nô lệ cho chồng chọn đời) Cũng có những cảnh khắc mà thật là hay, vì cũng cõ những cái khắc làm cho vợ chồng hết sức khăng khít, không thể nào rời bỏ nhau, dù là mắng chửi nhau, đánh nhau lại càng khăng khít chứ không rời bỏ nhau.

Có nhiều yếu tố để xét về sự khắc hợp giữa đôi tuổi vợ chồng:

1/ Xét sự khắc hợp theo năm sinh (tức là những năm sinh khắc hay hạp)
2/ Xét sự khắc hạp theo tháng sinh (tức là những tháng sinh của tuổi nam nữ khắc hay hạp)
3/ Xét về sự khắc hạp theo Mạng (tức là xem Nam là Mang gì, nữ là mạng gì, và xem hai mạng đó khắc hạp với nhau thế nào)
4/ Xét hai lá số của Nam hay Nữ xem có những nét trùng hợp với nhau, hoặc có thể bù trừ cho nhau, và không trái ngược đến độ hại nhau.

Theo Tử Vi và khoa Bát Tự, chỉ xét như vậy là đủ. Sách ngũ hành nạp âm có nói rõ về các yếu tố khắc hạp ấy. Khi xem, phải hòa hợp các yếu tố với nhau. Nên nhớ rằng sự khắc hợp chỉ có ý nghĩa là làm cho hai bên ăn ở có hòa vui hay kém hòa vui, sự làm ăn có thịnh vượng hay kém đi, vợ chồng có hay cãi nhau hay là hòa hợp, và con cái có phần được khá giả như trong số hay là bị giảm kém đi, và cuộc đời có những may hay những rủi ro nho nhỏ. Tuyệt đối, sự khắc hạp không làm cho một người này thay vì sống lâu sanh ra yểu triết, hay là một người kia thay vì yểu triết được sống lâu, hoặc là xấu thì làm cho hai vợ chồng phải bỏ nhau, không có chuyện như vậy.

Trở về vấn đề những người sanh cùng giờ.

Sanh cùng giờ, có lá số giống hệt nhau, nhưng số mạng vẫn có thể khác đó là ngoài những sao giống nhau, còn những yếu tố khác để cân nhắc thêm về lá số:

1/ Yếu tố sanh ở miền nào. Ở một thành thị, thì sanh ở Đông, Tây, Nam hay Bắc, hay Trung Ương của thành phố đó cũng là một yếu tố đáng kể rồi, huống chi là sanh đẻ ở Trung, Nam hay Bắc của một quốc gia.

2/ Sự kiện đầu giờ hay cuối giờ cũng là một yếu tố làm thay đổi lá số.

3/ Sự kiện về cha mẹ. Lẽ rất nhiên, tuy sanh cùng giờ, nhưng một trẻ sanh trong một gia đình phúc đức vẫn có những cái tốt hơn là sanh trong một gia đình ác độc. Cụ Hoàng HẠC đã kể chuyện hai đứa trẻ có lá số quá tốt,nhưng khắc với cha mẹ,và số cha mẹ lại không xứng có những đứa con quá tốt, cho nên hai trẻ đó yểu vong.

4/ Sự kiện về người hôn phối, hai số của vợ chồng nhập nhau trong những lãnh vực có thể bù trừ nhau được (như về tài bạch, điền trạch, tử tức).

5/ Sự kiện con cái. Có những đứa con số thích hợp (hợp với tuổi cha mẹ) khi ra đời làm cho cha mẹ thịnh vượng lên, hoặc không hợp, khi ra đời, làm cho cha mẹ kém đi.

6/ Sự kiện tu đức, đức năng thắng số, và qua nhiều câu chuyện của cụ Hoàng Hạc, các bạn đọc đã thấy rằng người ta có thể cải được lá số bằng hành động (đó chính là cái hay của lá số Tử Vi), nó giúp cho ta biết được chiều hướng cuộc đời và vạch cho ta con đường tu đức để cải số) Những người có chí khí lớn, có sức mạnh tâm hồn, mới thật là lợi dụng đắc lợi lá số Tử Vi.

Có nhiều yếu tố thay đổi lá số Tử Vi như vậy, cho nên hai người tuy cùng giờ mà không có số mạng hoàn toàn đúng với nhau. Tuy nhiên, về những nét đại cương, thời gian những vận may, vận rủi, thì vẫn có những sự ăn khớp.

Đó là chúng tôi chưa nói đến nét tướng. theo ông tổ Tử Vi là cụ trần Đoàn, thì trước khi đoán một lá số nên coi tướng. Chúng tôi ghi nhận điều này qua ông Đông Nam Á và cũng sẽ xin triình giải yếu tố này rõ ràng. Đại cương là theo cụ Trần Đoàn thì một người nào có những sao nào tại Mạng là phải có một nét tướng đặc biệt nào đó. Nhưng nếu người đó không có nét tướng đó thì sao? thì tất nhiên là số phải giảm đi. Nghĩa là có những sao tốt nào đó tại Mạng, nhưng cũng phải có những nét tướng thích hợp, thì mới thật là đúng số và được hưởng tất cả ảnh hưởng tốt của lời phú đoán. Còn như có những cách tốt tại Mạng mà lại không có những nét tướng thích hợp, thì tất nhiên là phải giảm kém.

Cho hay Tử Vi thật là một môn khó. Cầm lấy lá số, người giải đoán chỉ có thể đoán đúng một phần nào đó. Nhưng nếu có đủ các yếu tố trong tay, hướng sanh, giờ sanh, đầu giờ hay cuối, số của cha mẹ, số của người hôn phối, sốc ảu con cái, hành động tu đức, nét tướng,v.v… thì những người giỏi Tử vi và kiêm cả tướng sẽ đoán rất đúng.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Những người sanh cùng giờ thì có số mạng giống nhau không?

Bài viết trả lời thắc mắc đọc giả của cụ Hoàng Hạc

LTS – Hai vấn đề:

1- Hai người sanh cùng giờ thì số mạng thế nào?
2- Sự xung và hạp trong quan niệm của khoa Tử vi.

Vì là những vấn đề thật phức tạp và tế nhị, chúng tôi có xin cụ Hoàng Hạc nêu lên hai vấn đề đó. Ngoài ra cũng được nghe cụ giảng nhiều về sự xung khắc và hạp. Cụ Hoàng Hạc đã viết ít điều sau đây. Sau bài của cụ, chúng tôi xin trình bày ít điều về sự xung khắc và hạp giữa các tuổi trong vợ chồng, trong họ hàng.

Vấn đề trẻ sinh đôi

Có một vấn đề (sinh đôi) đã được nêu lên với tôi.

– Như trẻ sinh đôi thì số mạng ra sao?

Ý người đặt vấn đề là sinh đôi cùng giờ thì số mạng có giống nhau không? Vấn đề mở rộng ra, là những người sanh cùng giờ, có cha mẹ khác nhau, thì số mạng có giống nhau không, một khi lá số Tử vi y như nhau?

Tôi xin trả lời như sau:

– Đó lầ một vấn đề hết sức khó khăn. Nếu sinh đôi thì cùng đẻ một giờ, nhưng cũng phải có chỗ đại đồng tiểu dị chứ. Sinh đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ, lại là phần quan trọng mà xưa nay ít ai để ý. Người đoán số phải hỗn hợp số con cái với bà mẹ ông cha như:

1/ Nếu là con trai thì lấy Âm Dương của giờ sinh của đứa trẻ phối hợp với Âm Dương của giờ sinh bà mẹ mà đoán.

2/ Nếu là con gái, thì lấy Âm Dương của giờ sinh đứa tre mà phối hợp với Âm Dương giờ sinh của ông cha mà đoán.

Tuy nhiên, các trẻ sinh đôi thường giống nhau về số mạng, có một sự cảm thông lạ lùng giữa chúng.

Nói chung là khi có vấn đề hai người ở chung một nhà mà cùng đẻ con trai hay con gái trong một lúc, thì đều phải lấy tuổi của cha mẹ chúng mà xem, để phối hợp với nhau.

Một thí dụ, có đề cập cả vấn đề xung khắc.

Tôi xin thí dụ. Một ông bạn tôi có hai cô con gái cùng sinh một giờ. Hễ mỗi khi đứa này đau thì đứa kia cũng đau. Và sau ba năm, thì một đứa chết và ít lâu sau, đứa kia cũng chết.
Có điều lạ, là hai đứa cùng đẹp như tiên, và lá số đều tuyệt tốt, tôi bảo:

– Tôi sợ chúng không sống lâu.

Hai ông bà bạn hỏi:

– Tại sao?

– Là vì chúng rất khắc với số hai ông bà, nhất là với ông.

– Tại sao ông lại nói chúng nó khắc tôi?

– Khắc cả ông lẫn bà, vì chúng nó thuộc về Âm mà ông bà cũng thuộc về Âm. Âm với Âm thì làm sao hạp? Nhất là tháng sinh của chúng là tháng 8, tức tháng Dậu, mà tháng sinh của ông bà là tháng hai, tức tháng Mẹo, lại cũng là Âm cả.

Ông đó mới nói:

– Tôi bị nó khắc thì có sao? Bất quá tôi làm ăn không khá vậy thôi. Chừng nào tôi khắc nó thì mới đáng lo.

– Không phải vậy đâu ông ạ, Tôi nói “khắc“ đây là nói “xung nhau“, mà “xung nhau“ là “khắc nhau“, chứ không phải như Kim khắc Mộc đâu.

Tôi đã phân tích như sau:

– Cái này hơi tế nhị một chút. Chỉ có Âm Kim mới khắc Dương Mộc được. Thí dụ như Dậu khắc Dần, vì Dậu là Âm Kim, còn Dần là Dương Mộc. Còn Âm và Âm thì không khắc nhau kiểu đó, bởi không bao giờ Âm khắc Âm, mà hai cái xung nhau, nghĩa là đố kỵ nhau, không bao giờ hợp nhau được. Tuy vậy, Thiên Can rất quan trọng Âm Dương hơn. Ở đây, cả Thiên Can và Địa chi đều xung nhau ghê lắm. Xung thì không ở cùng nhau được. Khắc thì không sao, nếu lại đủ Âm Dương tương khắc thì lại rất hay, vì “khắc là đoạt“, không khắc thì không “đoạt“.

– Tôi không hiểu rõ ý ông nói,

– Thì ông cứ xem ở từ khí học luồng điện ÂM gặp luồng điện ÂM thì không thể bắt điện được, không nhang được ánh sáng. Sự sanh thành trong trời đất đều nhờ Sinh và khắc nhất là khắc, vì sự thật có khắc mới có sinh thành. Nếu nó khắc ông được thì nó đoạt cái sinh khí của ông để nó sống. Cái này nó chẳng những không đoạt được khí ông để nó sống, mà lại gặp ông là Âm, Âm với Âm tránh nhau, cho nên tôi mới nói có sự khắc mạnh và chung quy chúng nó khó sống lâu. Tôi khuyên ông nên cho chúng nó đi.

Không thể cho con, nhưng ……

Ông ấy mới nói:

– Cho ai! Con mình, mà lại hai đứa nữa. Ai mà lãnh? Mà có người lãnh thì lòng mình chịu sao nổi?

– Ông phải cương quyết cho dứt chúng nó.

Ông bà ấy bảo nhau sao không biết, bèn bồng hai đứa bé lên chùa cho quy y và xin phép hộ thân, gá nó làm con nuôi của phật. Nhưng rồi chúng vẫn chết. Bấy giờ, hai ông bà mới bảo tôi:

– Tôi tức quá, phải chi nghe ông thì đâu phải bỏ hai đứa.

Tôi cãi lại:

– Nói như ông lại cũng sai. Số hai đứa này tốt quá, chúng phải là con bậc vua chúa, mà mạng số ông bà đâu có phúc đại phú, đại quý thì ông bà làm cha mẹ chúng sao được? Bởi vậy chúng sẽ bỏ ông bà mà đi. Có lẽ đây chúng là người của cõi trên, nhưngvif có chút nợ chi với ông bà, nên chúng đã đến đem đau khổ cho hai ông bà và như thế, biết đâu chẳng phải là cơ hội hay cho ông bà trút một cái nợ tiền kiếp oan khiên. Yên trí như thế đi.

– Ông nói thế, có phải là để an ủi chúng tôi, hay sự thật là như vậy?

– Cả hai. Có thể đó là sự thật, mà cũng có lẽ là không, và cứ tin như thế đi để tự an ủi, có hơn không?

Tòa soạn viết thêm.

Chúng tôi sẽ có dịp trình bày kỹ về sự khắc hạp giữa hai vợ chồng. Chúng tôi có hỏi cụ Hoàng Hạc thì được cụ cho biết rằng sự khắc hạp giữa tuổi Nam và tuổi Nữ (hai tuổi vợ chồng), không bao giờ trầm trọng đến độ làm cho vợ chồng phải lìa bỏ nhau, hoặc sinh ly, hoặc tử biệt. Như vây tức là một số sách nêu lên sự sanh ly, tử biệt giữa tuổi xung khắc nào đó là không đúng. Mà trong thực tế cũng hẳn nhiên như vậy, vì không lẽ nào sự khắc, hạp của đôi tuổi có thể làm đổi được cả số mạng. Không lẽ nào một người sống lâu, vì sự khắc với tuổi người hôn phối, lại thành chết non, cũng vậy, không lẽ nào một người có số yểu vong, vì hạp với tuổi người hôn phối lại thành ra sống lâu.

Xem về sự khắc hạp giữa đôi tuổi nam nữ, không nên sợ sự khắc và cũng không hẳn nên thích sự hạp. Có khi hạp mà hóa ra thiếu hay, thí dụ như khi một người được hạp với người khác, mà lại thành ra tang thương vì người khác (như cảnh người vợ quá hạp với chồng, thành ra làm nô lệ cho chồng chọn đời) Cũng có những cảnh khắc mà thật là hay, vì cũng cõ những cái khắc làm cho vợ chồng hết sức khăng khít, không thể nào rời bỏ nhau, dù là mắng chửi nhau, đánh nhau lại càng khăng khít chứ không rời bỏ nhau.

Có nhiều yếu tố để xét về sự khắc hợp giữa đôi tuổi vợ chồng:

1/ Xét sự khắc hợp theo năm sinh (tức là những năm sinh khắc hay hạp)
2/ Xét sự khắc hạp theo tháng sinh (tức là những tháng sinh của tuổi nam nữ khắc hay hạp)
3/ Xét về sự khắc hạp theo Mạng (tức là xem Nam là Mang gì, nữ là mạng gì, và xem hai mạng đó khắc hạp với nhau thế nào)
4/ Xét hai lá số của Nam hay Nữ xem có những nét trùng hợp với nhau, hoặc có thể bù trừ cho nhau, và không trái ngược đến độ hại nhau.

Theo Tử Vi và khoa Bát Tự, chỉ xét như vậy là đủ. Sách ngũ hành nạp âm có nói rõ về các yếu tố khắc hạp ấy. Khi xem, phải hòa hợp các yếu tố với nhau. Nên nhớ rằng sự khắc hợp chỉ có ý nghĩa là làm cho hai bên ăn ở có hòa vui hay kém hòa vui, sự làm ăn có thịnh vượng hay kém đi, vợ chồng có hay cãi nhau hay là hòa hợp, và con cái có phần được khá giả như trong số hay là bị giảm kém đi, và cuộc đời có những may hay những rủi ro nho nhỏ. Tuyệt đối, sự khắc hạp không làm cho một người này thay vì sống lâu sanh ra yểu triết, hay là một người kia thay vì yểu triết được sống lâu, hoặc là xấu thì làm cho hai vợ chồng phải bỏ nhau, không có chuyện như vậy.

Trở về vấn đề những người sanh cùng giờ.

Sanh cùng giờ, có lá số giống hệt nhau, nhưng số mạng vẫn có thể khác đó là ngoài những sao giống nhau, còn những yếu tố khác để cân nhắc thêm về lá số:

1/ Yếu tố sanh ở miền nào. Ở một thành thị, thì sanh ở Đông, Tây, Nam hay Bắc, hay Trung Ương của thành phố đó cũng là một yếu tố đáng kể rồi, huống chi là sanh đẻ ở Trung, Nam hay Bắc của một quốc gia.

2/ Sự kiện đầu giờ hay cuối giờ cũng là một yếu tố làm thay đổi lá số.

3/ Sự kiện về cha mẹ. Lẽ rất nhiên, tuy sanh cùng giờ, nhưng một trẻ sanh trong một gia đình phúc đức vẫn có những cái tốt hơn là sanh trong một gia đình ác độc. Cụ Hoàng HẠC đã kể chuyện hai đứa trẻ có lá số quá tốt,nhưng khắc với cha mẹ,và số cha mẹ lại không xứng có những đứa con quá tốt, cho nên hai trẻ đó yểu vong.

4/ Sự kiện về người hôn phối, hai số của vợ chồng nhập nhau trong những lãnh vực có thể bù trừ nhau được (như về tài bạch, điền trạch, tử tức).

5/ Sự kiện con cái. Có những đứa con số thích hợp (hợp với tuổi cha mẹ) khi ra đời làm cho cha mẹ thịnh vượng lên, hoặc không hợp, khi ra đời, làm cho cha mẹ kém đi.

6/ Sự kiện tu đức, đức năng thắng số, và qua nhiều câu chuyện của cụ Hoàng Hạc, các bạn đọc đã thấy rằng người ta có thể cải được lá số bằng hành động (đó chính là cái hay của lá số Tử Vi), nó giúp cho ta biết được chiều hướng cuộc đời và vạch cho ta con đường tu đức để cải số) Những người có chí khí lớn, có sức mạnh tâm hồn, mới thật là lợi dụng đắc lợi lá số Tử Vi.

Có nhiều yếu tố thay đổi lá số Tử Vi như vậy, cho nên hai người tuy cùng giờ mà không có số mạng hoàn toàn đúng với nhau. Tuy nhiên, về những nét đại cương, thời gian những vận may, vận rủi, thì vẫn có những sự ăn khớp.

Đó là chúng tôi chưa nói đến nét tướng. theo ông tổ Tử Vi là cụ trần Đoàn, thì trước khi đoán một lá số nên coi tướng. Chúng tôi ghi nhận điều này qua ông Đông Nam Á và cũng sẽ xin triình giải yếu tố này rõ ràng. Đại cương là theo cụ Trần Đoàn thì một người nào có những sao nào tại Mạng là phải có một nét tướng đặc biệt nào đó. Nhưng nếu người đó không có nét tướng đó thì sao? thì tất nhiên là số phải giảm đi. Nghĩa là có những sao tốt nào đó tại Mạng, nhưng cũng phải có những nét tướng thích hợp, thì mới thật là đúng số và được hưởng tất cả ảnh hưởng tốt của lời phú đoán. Còn như có những cách tốt tại Mạng mà lại không có những nét tướng thích hợp, thì tất nhiên là phải giảm kém.

Cho hay Tử Vi thật là một môn khó. Cầm lấy lá số, người giải đoán chỉ có thể đoán đúng một phần nào đó. Nhưng nếu có đủ các yếu tố trong tay, hướng sanh, giờ sanh, đầu giờ hay cuối, số của cha mẹ, số của người hôn phối, sốc ảu con cái, hành động tu đức, nét tướng,v.v… thì những người giỏi Tử vi và kiêm cả tướng sẽ đoán rất đúng.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button