Nghiên cứu

Phật Di Lặc là ai? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách thờ cúng tại gia

Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Phật giáo là vị Phật tương lai trong cõi Ta Bà, hiện nay là một vị Bồ tát đang trú ngụ tại thiên đường Tusita. Ngài sẽ xuống thế giới của chúng ta để giảng pháp khi những lời dạy của Đức Phật Thích Ca đã bị phai mờ.

Phật Di Lặc được tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận và là vị Bồ tát duy nhất được tôn kính trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.

Đức Phật Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya, tiếng Pali: Metteyya) là một vị Bồ tát xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy pháp cho chúng sinh khi những giáo pháp Phật giáo bị lãng quên. Trong một số kinh điển Phật giáo, chẳng hạn như Kinh A Di Đà và Kinh Pháp Hoa, Ngài còn được gọi là Bồ tát A Dật Đa (Ajita).

Bạn đang xem: Phật Di Lặc là ai? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách thờ cúng tại gia

Phật Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của niềm vui và hạnh phúc. Do đó, nhiều Phật tử gọi Ngài là “Phật cười”. Nụ cười của Ngài lan tỏa giúp hóa giải mọi hận thù, phiền não hay áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Trong phong thủy, người ta tin rằng Phật Di Lặc ở đâu thì hạnh phúc sẽ xuất hiện ở đó. Đảnh lễ hoặc xoa bụng Ngài cũng được cho là mang lại may mắn và bình an.

Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được tìm thấy trong kinh điển của tất cả các trường phái Phật giáo và được hầu hết các Phật tử chấp nhận như là một tuyên bố về một sự kiện thực sự sẽ diễn ra trong tương lai.

Kinh có đoạn: “Bấy giờ Phật nói với Bồ-tát Di-lặc: Này Di-lặc, nay ta đem Pháp giác ngộ vô thượng chính đẳng chính giác đã tập thành trong vô lượng kiếp phó chúc cho ông. Vào thời mạt thế, sau khi Phật diệt độ, ông nên dùng khả năng thần thông để giảng truyền rộng rãi những kinh như vậy nơi cõi Diêm-phù-đề, chớ để bị đoạn tuyệt.”

Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được đề cập trong văn bản Phạn ngữ, Maitreyavyākaraṇa (Tiên tri Maitreya). Kinh điển viết rằng, các vị thần, con người, và những sinh vật khác sẽ thực hành theo giáo pháp của Đức Phật Di Lặc:

Sự nghi ngờ của họ sẽ biến mất, các ảo tưởng sẽ bị cắt đứt, loại bỏ mọi nguyên nhân gây ra đau khổ để vượt qua đại dương. Họ hướng đến cuộc sống thánh thiện, sung túc và hạnh phúc thông qua lời dạy của Phật Di Lặc.

Vào thế kỷ thứ 10, một nhà sư Trung Quốc có tên là Bố Đại Hòa Thượng (tiếng Hoa: Budai, tiếng Nhật: Hotei) được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Mặc dù một số người đã tự tuyên bố mình là Phật Di Lặc trong những năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, nhưng không có ai được chính thức thừa nhận bởi Tăng đoàn và Phật tử.

Một điều khó khăn cho những ai tự nhận mình là hiện thân của Bồ tát Di Lặc phải đối mặt là một số dự đoán khá cụ thể của Phật Thích Ca về các sự kiện xảy ra trước khi Phật Di Lặc xuất hiện trên trái đất.

Tranh vẽ Phật Di Lặc ngồi trên ngai vàng chờ đến ngày hoằng pháp chúng sinh trong cõi Ta Bà.
Tranh vẽ Phật Di Lặc ngồi trên ngai vàng chờ đến ngày hoằng pháp chúng sinh trong cõi Ta Bà.

Nguồn gốc Phật Di Lặc

Di Lặc có tên khác là Từ Thị (Maitreya) bắt nguồn từ chữ maitri (tiếng Phạn) hoặc metta (Pāli) có nghĩa là “tình yêu thương” hay “sự thân thiện”. Lời đề cập sớm nhất về Phật Di lặc là trong Cakavatti sutta, Digha Nikaya 26 của kinh Tạng Pali.

Tuy nhiên, Ngài không được đề cập trong các văn bản Pali khác, và điều này làm dấy lên sự nghi ngờ về tính xác thực của vị Phật này. Hầu hết các bài thuyết pháp của đức Phật Thích Ca đều được trình bày ở dạng hỏi đáp, hoặc trong một số ngữ cảnh thích hợp khác.

Nhưng kinh này có một khởi đầu và kết thúc, trong đó Đức Phật đang nói chuyện với các nhà sư về một điều hoàn toàn khác. Điều này khiến các học giả kết luận rằng, một trong hai kinh điển là giả mạo!

Phật Di Lặc đôi khi ngồi trên ngai vàng kiểu phương Tây, và được tôn kính trong cả hai trường phái Phật giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy. Một số người cho rằng, nguồn cảm hứng về Phật Di Lặc có thể đến từ vị thần của Ấn Độ-Iran, tên là Mithra.

Theo một cuốn sách mang tựa đề “Tôn giáo của các dân tộc Iran” có đoạn:

Không một ai nghiên cứu Zoroastrian (Hỏa giáo Ba Tư) và các Saoshyants (những vị thần được phái xuống trái đất để thiết lập lại trật tự loài người) mà không nhìn thấy sự giống nhau của họ đối với Phật Di Lặc trong tương lai.

Paul Williams tuyên bố rằng, một số ý tưởng của Zoroastrian như Saoshyant đã ảnh hưởng đến việc thờ cúng Đức Phật Di Lặc, như kỳ vọng vào một người giúp đỡ thiên thượng, sự cần thiết phải lựa chọn cho sự công bình tích cực, thiên niên kỷ tương lai, và sự cứu rỗi phổ quát.

Có thể phản đối rằng, những đặc điểm này không phải là yếu tố duy nhất của niềm tin vào Phật Di Lặc. Cũng có thể, Đức Phật Di Lặc có nguồn gốc từ Hindu Kalki, và những điểm tương đồng với Mithra của Hỏa giáo liên quan đến nguồn gốc Ấn Độ-Iran của họ.

Trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara, trong những năm đầu thế kỷ ở miền bắc Ấn Độ, Phật Di Lặc là nhân vật phổ biến nhất cùng với Đức Phật Thích Ca. Ở Trung Quốc, từ thế kỷ thứ 4 đến thứ 6, các nghệ nhân Phật giáo sử dụng tên Phật Thích Ca và Phật Di Lặc thay cho nhau.

Điều đó cho thấy sự phân biệt giữa hai người vẫn chưa được rõ ràng và các biểu tượng tương ứng của họ vẫn chưa được định hình vững chắc. Một ví dụ cụ thể là tác phẩm điêu khắc Phật Thích Ca bằng đá được tìm thấy trong bảo tàng dành cho Phật Di Lặc năm 529 SCN (hiện tại là Bảo tàng Thanh Châu, Sơn Đông).

Biểu tượng

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trong Phật giáo thời kỳ đầu.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trong Phật giáo thời kỳ đầu.

Trong Phật giáo thời kỳ đầu, Phật Di Lặc thường ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân trên mặt đất hoặc vắt một chân lên ghế chờ đợi đến thời khắc quan trọng. Ngài mặc quần áo của một Tỳ Khưu hay một người trong hoàng gia Ấn Độ. Là một vị Bồ tát, Ngài thường đeo nhiều trang sức.

Thường thì Ngài mang theo một cái tháp nhỏ trong cái mũ của mình, tượng trưng cho ngôi chùa chứa các pho tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giúp Ngài xác định nó khi kế vị, và Ngài cũng giữ một bánh xe pháp (dharmachakra) được đặt trên hoa sen.

Trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara, Hy Lạp, Phật Di Lặc được biểu hiện như một nhà quý tộc Trung Á hay Bắc Ấn. Tại Trung Quốc, Bồ tát Di Lặc được biểu hiện dưới dạng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng, đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, được cho là hóa thân của Di Lặc ở thế kỉ thứ 10.

Ý nghĩa các hình tượng khác nhau của Phật Di Lặc

– Phật Di Lặc nằm vui đùa với trẻ em: Hình tượng này tượng trưng cho sự sung túc, niềm vui, may mắn và năng lượng tích cực.

– Phật Di Lặc cầm cái bát trên tay: Hình tượng này tượng trưng cho sự “buông bỏ”, tự do và thong dong tự tại vậy mà vui trước mọi biến đổi của vô thường.

– Phật Di Lặc cầm cái quạt trên tay: Hình tượng này tượng trưng cho sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Người ta nói rằng khi Ngài phất quạt sẽ đẩy lùi mọi điều xui xẻo trong cuộc sống.

– Phật Di Lặc cầm theo cái bao hoặc túi: Đối với nhiều người, hình tượng Phật Di Lặc xách theo cái túi tượng trưng cho may mắn, tài lộc hay sự giàu có mà Ngài sẽ ban phát cho chúng sinh. Tuy nhiên, một số người lại giải thích cái túi của Phật Di Lặc được dùng để thu gom những phiền não và đau khổ của chúng sinh.

– Phật Di Lặc cầm viên ngọc: Hình tượng này tượng trưng cho trí tuệ, sự giàu có và thịnh vượng được xây dựng từ trí tuệ sẽ mãi vững bền. Một số người khác thì cho rằng viên ngọc mà Phật Di Lặc cầm là ngọc Mani, cầu gì được nấy.

Cách thờ cúng Phật Di Lặc tại gia

Như mọi người đã biết, những tên gọi gắn liền với Phật Di Lặc là “Phật cười”, “Thần Tài” hay “Ông Phệnh”… Tất cả đều đại diện cho niềm vui, may mắn, tài lộc và sức khỏe. Vì vậy, tượng Phật Di Lặc không thể thiếu trong các gia đình Phật tử thuần thành.

Mọi người thường bảo nhau rằng trước khi thỉnh tượng Phật về thì phải rước sư thầy về cúng lễ khai quang điểm nhãn. Tuy nhiên, nhà Phật dạy rằng Phật và Bồ tát ở khắp mười phương, sẵn lòng phù hộ độ trì cho những ai tỏ lòng thành kính nên lễ khai quang là không cần thiết lắm.

Mặc dù vậy, nếu gia chủ muốn an tâm hơn thì có thể mời sư thầy kinh nghiệm về làm lễ khai quang. Trước khi thỉnh tượng Phật Di Lặc về thờ tại gia, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ như bàn thờ và các vật phẩm cúng như hương, hoa và trái cây tươi. Chọn vị trí đặt tượng hướng ra cửa chính để đón tài lộc và may mắn, chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ an vị Phật.

Theo phong thủy, vị trí đẹp nhất để đặt tượng Phật Di Lặc là đối diện cửa chính và cách mặt đất khoảng 1 mét. Và tránh đặt tượng ở nơi u ám, tối tăm và bụi bẩn nếu không muốn gặp tai họa. Ngoài ra, gia chủ có thể kết hợp đặt thêm tượng Phật A Di Đà và Phật Thích Ca để đủ bộ tượng Tam Thế Phật.

Nhiều người nhắn tin hỏi PGVN là Phật Di Lặc hợp với tuổi nào? Tôi không biết quan niệm này xuất phát từ đâu nhưng đã là Phật rồi mà còn chọn tuổi hợp để phù hộ nữa sao!? Do vậy, thờ phượng Phật hay Bồ tát quan trọng là ở cái tâm hướng thiện, tránh ác làm lành thì mọi sự đều hanh thông.

Cõi trời Tusita của Phật Di Lặc

Theo kinh điển, Phật Di Lặc hiện đang sống tại cõi trời Tuṣita, và đó cũng là nơi mà đức Phật Thích Ca đã sống trước khi Ngài tái sinh xuống trái đất để giảng dạy pháp. Một số người tin rằng, các vị giác ngộ trở thành Bồ tát sẽ sống ở cõi trời Tuṣita trước khi họ xuống vương quốc của con người để trở thành chư Phật.

Mặc dù tất cả Bồ tát đều được định để trở thành chư Phật, nhưng khái niệm về Bồ tát có sự khác biệt giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, một vị Bồ tát đơn giản chỉ là một người giác ngộ, trong khi đó, Phật giáo Đại Thừa coi Bồ tát là những người đã đạt giác ngộ cao cấp nhưng nguyện không nhập Niết bàn để có thể giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ.

Khi Bồ tát Di Lặc trở thành một vị Phật, Ngài sẽ cai quản cõi Tịnh Độ Ketumati, cõi trời đôi khi được kết hợp với thành phố Varanasi của Ấn Độ (còn gọi là Benares) ở Uttar Pradesh. Trong vũ trụ học Phật giáo, tất cả các vị Phật đều cai quản một vùng đất thuần khiết, như Đức Phật A Di Đà chủ trì cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati).

Sự xuất hiện của Phật Di Lặc trong tương lai

Sự xuất hiện của Phật Di Lặc xảy ra sau khi những lời dạy của Đức Phật Thích Ca không còn tồn tại trên trái đất. Ngài được dự đoán là sẽ đạt được giác ngộ sau 7 ngày, nhờ đức hạnh của nhiều kiếp chuẩn bị.

Khi Phật Di Lặc xuất hiện sẽ kèm theo một số hiện tượng kỳ bí, các đại dương sẽ giảm kích thước, cho phép Ngài đi qua chúng một cách tự do. Đó là cũng dấu hiện nhận biết thời điểm Phật Di Lặc đích thực xuất hiện và đó cũng đồng nghĩa với sự kết thúc chu kỳ “Thành Trụ Hoại Không” của hành tinh này, để xây dựng một thế giới mới.

Nhiều người tự xưng là Phật Di lặc

Những người sau đây được liệt kê chỉ là một phần nhỏ trong số những người tuyên bố mình là Phật Di Lặc. Nhiều người đã hoặc đang sử dụng việc hóa thân của Bồ tát Di Lặc để thành lập một trường phái Phật giáo mới hoặc sử dụng tên của Ngài như một phương tiện để hình thành một phong trào tôn giáo mới.

Gung Ye, một lãnh chúa Hàn Quốc trong thế kỷ thứ 10, đã tuyên bố mình là hóa thân sống của Phật Di Lặc và ra lệnh cho các thần dân thờ phượng mình. Lời tuyên bố của ông đã bị đa số các nhà sư Phật giáo khước từ và sau đó, ông bị truất quyền hành và bị giết bởi các đầy tớ.

Năm 613, nhà sư Xiang Haiming tự xưng là Bồ tát Di Lặc để khởi xướng cuộc nổi dậy. Năm 690, Hoàng hậu Ngô đã thành lập triều đại Chu thứ hai, tuyên bố mình là hóa thân của Đức Phật tương lai, và đặt tên Lạc Dương là “thủ đô thánh thiện”.

Lu Zhong Yi, tổ phụ thứ 17 của I-Kuan Tao, tuyên bố là hóa thân của Phật Di Lặc. L. Ron Hubbard, người sáng lập Dianetics and Scientology, đã đề nghị ông là “Metteya” trong bài thơ Hymn vào năm 1955.

Claude Vorilhon, người lãnh đạo phong trào Rael đã tuyên bố với những người tham dự hội thảo Hội Á Châu Raëlian, rằng một người sinh ra ở Pháp, một đất nước có biểu tượng là con gà trống, nằm ở phía tây, đáp ứng các tiêu chí của Phật Di Lặc.

Một số hình ảnh đẹp của Phật Di Lặc

PGVN – Tham khảo: tamqui.com

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button