Tử vi

Phú Tử Vi Biệt Cách chú giải (Phần 2)

11. Cơ Lương Quang Quý Hình Lộc danh y

Thiên Cơ và Thiên Lương là hai sao tĩnh, gặp Thiên Hình hết sức nguy hiểm, khó tránh khỏi tai họa. Nhưng Ân Quang và Thiên Quý biến được cái ác của Hình thành hành động quyết liệt mà xây dựng. Hình luôn luôn có Riêu tam hợp. Trong cảnh này Riêu tượng trưng thuốc đắng giã tật, thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (thuận lợi, may mắn) trở thành kỳ cách. Cơ Lương (không nhất thiết đồng cung, nhưng phải hội họp với nhau) bản chất vốn đã thích phục vụ, được cách này theo đuổi ngành y dược rất dễ thành tựu lớn. Nếu Cơ hoặc Lương ở Sửu Mùi, có Tả Hữu giáp hai bên lại càng hoàn mỹ (xem thêm cách 12). Chú ý rằng Sửu Mùi là hãm địa của Thiên Cơ, nhưng trong trường hợp này vì thành cách mà vẫn tốt đẹp như thường.

Các chính tinh khác gặp Hình Riêu Lộc Quang Quý cũng thích hợp ít nhiều với ngành y dược.

Bạn đang xem: Phú Tử Vi Biệt Cách chú giải (Phần 2)

Xác suất càng cao nếu cư Quan Lộc thay vì Mệnh.

12. Thế cục chuyển di Lộc Hình Tử Phá

Tử Phá Sửu Mùi là cách chính tà tranh thắng, lẽ thường rất cần Tả Hữu phù tá Tử Vi để Tử Vi đắc thế, chế ngự bớt tính phá hoại của Phá Quân. Trái lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình thì Hình tất sẽ về cùng phe với Phá Quân, buộc Tử Vi lùi bước. Đây là số người đòi thắng thiên mệnh, gặp cảnh khó khăn dễ thiên về tà hoặc bá đạo hơn là chính đạo. Nhưng nếu có thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (may mắn) lại dễ thành công trong cảnh tranh tối tranh sáng giữa chính và tà. Do đó Phá Quân hóa Lộc hoặc Tử Phá được Lộc Tồn hội họp gặp thêm Thiên Hình là một kỳ cách hết sức tốt đẹp, ví như kẻ anh hùng (hoặc gian hùng, tùy theo cái nhìn của mỗi người) có bản lãnh đổi thay thời cuộc, tạo nên sự nghiệp phi thường trong cảnh trúc chẻ ngói tan.

Lý tưởng nhất là Tử Phá có Tả Hữu giáp hai bên. Gồm có Tử Phá cư Sửu sinh tháng 9 (Hình tam hợp), tháng 11 (Hình xung chiếu); hoặc Tử Phá cư Mùi sinh tháng 3 (Hình tam hợp), tháng 5 (Hình xung chiếu). Bốn cách này Hình hội họp mà không cư cùng Tử Phá nên giảm sát khí, đỡ lo tai họa.

Chú ý: Tử Phá không cùng cung không kể!

13. Tử Vi Quyền Phủ diệu sử Kỵ Hình

Tử Vi ở cung dương luôn luôn tam hợp với Phủ Tướng nên gọi là cách “Tử Phủ Vũ Tướng”, nếu không có Tả hoặc Hữu hội họp là cách “cô quân”, ví như vua không có cận thần, thiếu hẳn hiệu quả. Trong hoàn cảnh này lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình lại càng bất lợi (mặc dù không nguy hiểm, đây Hình ví như kẻ phù tá hung dữ lộng quyền, khiến chủ Tử Vi mang tai tiếng bất nhân).

Nhưng nếu Tử Phủ Vũ Tướng có hóa Quyền hội họp thì uy lực mạnh mẽ, khắc phục biến Hình thành phù tá đắc lực, là một kỳ cách, dễ thành tựu trong cảnh đấu tranh nguy hiểm. Lưu Huyền Đức, vua nước Thục đời Tam Quốc có cách này (“Lưu Huyền Đức đạt thừa Hán nghiệp thi ư Tử Phủ Vũ Tướng Khoa Quyền Hình Ấn Hồng Khôi mệnh thân”).

Cũng cách Tử Phủ Vũ Tướng, gặp cả Hình lẫn Kỵ rất khó thành công. Nhưng nếu có Quyền ở chính cung, hoặc Quyền Kỵ hội chiếu (nghĩa là Kỵ không ở chính cung) thì vẫn dễ thành công hiển hách, nhưng phải bận tâm tính toán nhiều hơn cách không có hóa Kỵ; nên cũng dễ trở thành kẻ gian hùng.

14. Tử Phủ Nhật Kình hùng tâm giảo ngữ

Tử, Phủ, Nhật (Thái Dương) là ba đế tinh mạnh mẽ, có bản lãnh biến Kình Dương (cùng cung) thành của mình, cư mệnh là kẻ có hùng tâm và chịu tính toán. Nếu mệnh cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì đắc cách “Kình Dương nhập miếu” nên bản lãnh cao lại thêm liều lĩnh; Tử, Phủ cùng cung theo đuổi kinh doanh dễ có cơ thành tựu lớn; do đó có cách “Tử Phủ Kình Dương tại cự thương”.

Chú ý 1: Một trong ba đế tinh Tử, Phủ, Nhật cùng cung với Kình thì kiêu ngạo, cảm thấy rất khó chịu khi thua người. Nếu đế tinh ở vị trí tương đối yếu tất sẵn sàng dối trá để bảo vệ vị trí của mình. Các vị trí tương đối yếu gồm có: Tử Vi cư Tý Mão Dậu Thìn Tuất, Phủ cư âm cung, Thái Dương cư Tuất Tý Sửu Mùi (Thái Dương rất yếu ở Hợi nhưng không thể gặp Kình ở đây nên không kể).

Chú ý 2: Thái Âm cũng là đế tinh, nhưng yếu hơn Tử Phủ Nhật, không vận dụng nổi Kình Dương nên chỉ có cách này khi đồng cư với Thái Dương ở Sửu Mùi.

Chú ý 3: Thay vì Kình mà là Đà lý tính vẫn tương tự, nhưng giảm phần liều lĩnh mà tăng phần tính toán; khó thoát khỏi tâm lý “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

15. Tàng hung Tử Phủ Vũ Tướng không vong

Tử Phủ Vũ Tướng (chỉ xảy ra ở cung dương) ứng với cộng hưởng giữa hai nhóm Tử Liêm Vũ và Phủ Tướng nên rất tốt đẹp, nhưng nếu gặp không vong (tức Tuần, Triệt, hoặc Thiên Không, Địa Không đúng vị đóng cùng cung) thì ví như tòa lâu đài xây trên bãi cát, dù có các cách tốt khác hội họp đi nữa cũng gặp nhiều hung hiểm; sự nghiệp dù huy hoàng cũng khó lâu bền.

Tuần Triệt đúng vị không vong khi ở cung cùng lý với năm sinh nên cách Tuần Triệt chỉ ứng với người sinh năm dương. Sinh năm âm ảnh hưởng không đáng kể.

Thiên Không đúng vị không vong ở Dần Thân Tỵ Hợi, nên cách Thiên Không chỉ ứng với hai cung Dần Thân.

Địa Không Địa Kiếp đúng vị không vong ở Thìn Tuất Sửu Mùi Tí Mão nên cách Địa Không, Địa Kiếp chỉ ứng với ba cung Thìn Tuất Tý.

CHÚ Ý: Cách này vẫn có thể thành công to tát, nhưng nếu thế thì phải trả giá cao. Không thành công lại dễ bình ổn hơn. Đây là lẽ bù trừ của thuyết âm dương.

16. Mão Dậu Kiếp Không Tử Tham thoát tục

Ngược lại với cách 15, khi Tử Vi hội họp với Sát Phá Tham thay vì Phủ Tướng thì thành cách Sát Phá Liêm Tham, là cảnh chính tà tranh thắng. Vị trí kém nhất của Tử Vi trong hoàn cảnh này là cư Mão Dậu cùng với sao “chính đào hoa” Tham Lang, ứng với sự sa đọa, dâm đãng; vì vậy sách có câu “Đào Hoa phạm chủ vi chí dâm”. Nhưng nếu Tử Tham cư Mão gặp Địa Kiếp hoặc Địa Không cùng cung lại là vô vi thoát tục; tu hành ắt có thành tựu. Cư Dậu xác xuất thành tựu thấp hơn. Không hoặc Kiêáp chỉ hội họp thay vì cùng cung xác xuất thành tựu cũng thấp hơn.

Chú ý: Nếu mệnh cung nguyên thủy có Tử Tham gặp Tuần Triệt án ngữ hoặc cùng cung Thiên Không không thể nhất luật bàn như trên mà phải xét xem các cường cung (tức mệnh tài quan, quan di thê) có Địa Không, Địa Kiếp hoặc cả hai sao hội họp hay không. Nếu thay vì Không Kiếp mà lại là Xương Khúc hội họp thì tâm muốn tu hành giải thoát nhưng vẫn khó thoát nợ trần.

17. Liêm Trinh vô lực ngộ Hổ nguy nan

Liêm Trinh ứng với quái Li rực rỡ quá độ ví như cô tiểu thư nhà giàu; tốt thì chủ công danh, xấu dễ gặp tai họa. Liêm Trinh cùng cung với Phá Quân hoặc Tham Lang thì lạc hãm nên vô lực. Bạch Hổ (thuộc vòng Thái Tuế) tượng kẻ nhất định dùng quyền lực để bảo vệ quyền lợi của mình. Vô lực mà đòi dùng lực tất gặp nguy hiểm, tai ương; nên Liêm Trinh lạc hãm cùng cung Bạch Hổ khó tránh tai họa.

Liêm Trinh độc thủ Dần Thân được hội họp với Phủ Tướng nhưng lại bị Tham Lang (hãm) xung chiếu, đồng cung Bạch Hổ cũng nguy hiểm nhưng đỡ hơn Liêm Phá, Liêm Tham. Có sao tốt giải cứu thì không đáng lo ngại.

Chú ý: Bạch Hổ có Thanh Long (thuộc vòng Lộc Tồn) cùng cung thì thành cách “Thanh Long Bạch Hổ” hoặc “Long Hổ tương phùng”. Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa, mà hợp tác với Thanh Long để tăng xác xuất thành công.

18. Liêm Phá, Liêm Tham, Khúc Xương đại họa

Liêm Trinh ứng với quái Li, ví như cô tiểu thư đài các, có Khúc Xương càng thêm vẻ kiêu sa. Nhưng Xương Khúc, mặc dù là cận thần của Tử Phủ Âm Dương, bản chất vốn yếu đuối. Liêm Trinh cùng cung Phá Quân hoặc Tham Lang là lạc hãm, ví như cảnh thân gái dặm trường, vẻ đài các kiêu sa của Xương Khúc càng khiến kẻ bất lương nhòm ngó, biến thành tai họa. Phú có câu “Liêm Trinh phùng Văn Quế cánh bôn ba” (Liêm Trinh phùng Văn Khúc càng bôn ba) có lẽ ám chỉ trường hợp này.

Chú ý: Liêm Trinh là sao đào hoa lại chủ quan lộc, hình ngục nên sao phù tá tốt đẹp nhất là Lộc Tồn (may mắn, bảo thủ, cẩn trọng). Có Lộc Tồn cùng cung thì dễ thành đạt và đỡ lo tai họa, nhất là tai họa do Xương Khúc và các sao đào hoa gây ra; hội họp tương tự nhưng không tốt bằng. Ngược lại Liêm Trinh gặp những phản đề của Lộc Tồn như sau đây thì rất đáng lo ngại:

Thiên Phúc cùng cung dễ xui xẻo

Kình hoặc Đà cùng cung dễ gặp tai họa

Đại hoặc Tiểu Hao cùng cung thiếu chí hướng, khó thành tựu

19. Mệnh lâm hiểm tọa Đà Vũ Xương Linh

Đây là một trường hợp mà lý ngũ hành hoàn toàn phù hợp với lý âm dương, và dễ áp dụng hơn.

Vũ Khúc ở cung dương hoặc cùng Tham Lang ở Sửu Mùi hội họp Văn Xương tương đối tốt đẹp, nhưng vì hai sao cùng thuộc kim có tính sát nên hàm chứa nguy hiểm. Đà Linh là hai sao sát có tính âm hàn (Đà là sao âm của cặp Kình Đà, Linh là sao âm của cặp Hỏa Linh). Đà thuộc kim, Linh thuộc hỏa nhưng đới thêm tính kim. Cái đẹp mong manh gặp tính sát âm hàn đã kém đi nhiều; cả bốn sao lại đều mang tính sát của kim nên hội họp trở thành cực xấu, ứng với nguy hiểm hoặc khó khăn to lớn.

Vũ Phá Tỵ Hợi, Vũ Sát Mão Dậu vốn đã không hợp với Xương Khúc nên càng xấu hơn nữa.

Theo lý ngũ hành, kim quá dư tất phải sinh thủy để lấy lại quân bình. Thủy ứng với nước nên phú để lại có câu “Linh Xương Đà Vũ hạn đáo đầu hà” nghĩa là đến hạn Linh Xương Đà Vũ tất gieo mình xuống sông tự tử, ý nói là gặp quá nhiều khó khăn bế tắc, chỉ còn cách chết cho rảnh nợ. Sự thật gặp hạn Linh Xương Đà Vũ không nhất thiết tự tử, nhưng chắc chắn có sự bất xứng ý. Linh Xương Đà Vũ ở phúc đức cũng luận tương tự.

Chú ý: Vũ Khúc bản chất lạnh lẽo, bất cận nhân tình.

20. Vũ Phủ Kiếp Kình ác nhân quý hiển

Vũ Phủ Tí Ngọ là một cộng hưởng vô cùng tốt đẹp vì cả hai sao đều là tài tinh; Phủ lại là đế tinh nên uy lực mạnh mẽ. Kiếp Kình là hai sát tinh ác độc, Phủ bản chất dung hòa nên thu dụng làm tay chân của mình, trở thành cách gian tham nhưng quý hiển.

Có cách này cư mệnh, độc ác thì khá giả, hợp cách gian thương tạo ra tài sản trên máu mủ thiên hạ. Ngược lại quyết giữ thiện tâm thì như chủ tốt gặp đầy tớ bất lương, tất phải chịu một số oan nghiệp rồi mới tốt đẹp được.

Vũ không được đồng cung với Phủ thì uy lực kém hơn. Cũng cách Kiếp Kình, thêm nhiều sao tốt hội họp cũng ác độc hoặc tàn nhẫn, nhưng tương đối khó thành tựu; thêm nhiều sao xấu hội họp tất vì tiền bạc mà mang họa vào thân. Cư mệnh nên đi tu là hơn cả.

(Dẫn theo trang sonchu.vn)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Phú Tử Vi Biệt Cách chú giải (Phần 2)

11. Cơ Lương Quang Quý Hình Lộc danh y

Thiên Cơ và Thiên Lương là hai sao tĩnh, gặp Thiên Hình hết sức nguy hiểm, khó tránh khỏi tai họa. Nhưng Ân Quang và Thiên Quý biến được cái ác của Hình thành hành động quyết liệt mà xây dựng. Hình luôn luôn có Riêu tam hợp. Trong cảnh này Riêu tượng trưng thuốc đắng giã tật, thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (thuận lợi, may mắn) trở thành kỳ cách. Cơ Lương (không nhất thiết đồng cung, nhưng phải hội họp với nhau) bản chất vốn đã thích phục vụ, được cách này theo đuổi ngành y dược rất dễ thành tựu lớn. Nếu Cơ hoặc Lương ở Sửu Mùi, có Tả Hữu giáp hai bên lại càng hoàn mỹ (xem thêm cách 12). Chú ý rằng Sửu Mùi là hãm địa của Thiên Cơ, nhưng trong trường hợp này vì thành cách mà vẫn tốt đẹp như thường.

Các chính tinh khác gặp Hình Riêu Lộc Quang Quý cũng thích hợp ít nhiều với ngành y dược.

Xác suất càng cao nếu cư Quan Lộc thay vì Mệnh.

12. Thế cục chuyển di Lộc Hình Tử Phá

Tử Phá Sửu Mùi là cách chính tà tranh thắng, lẽ thường rất cần Tả Hữu phù tá Tử Vi để Tử Vi đắc thế, chế ngự bớt tính phá hoại của Phá Quân. Trái lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình thì Hình tất sẽ về cùng phe với Phá Quân, buộc Tử Vi lùi bước. Đây là số người đòi thắng thiên mệnh, gặp cảnh khó khăn dễ thiên về tà hoặc bá đạo hơn là chính đạo. Nhưng nếu có thêm Lộc Tồn (bảo thủ, cẩn trọng) hoặc hóa Lộc (may mắn) lại dễ thành công trong cảnh tranh tối tranh sáng giữa chính và tà. Do đó Phá Quân hóa Lộc hoặc Tử Phá được Lộc Tồn hội họp gặp thêm Thiên Hình là một kỳ cách hết sức tốt đẹp, ví như kẻ anh hùng (hoặc gian hùng, tùy theo cái nhìn của mỗi người) có bản lãnh đổi thay thời cuộc, tạo nên sự nghiệp phi thường trong cảnh trúc chẻ ngói tan.

Lý tưởng nhất là Tử Phá có Tả Hữu giáp hai bên. Gồm có Tử Phá cư Sửu sinh tháng 9 (Hình tam hợp), tháng 11 (Hình xung chiếu); hoặc Tử Phá cư Mùi sinh tháng 3 (Hình tam hợp), tháng 5 (Hình xung chiếu). Bốn cách này Hình hội họp mà không cư cùng Tử Phá nên giảm sát khí, đỡ lo tai họa.

Chú ý: Tử Phá không cùng cung không kể!

13. Tử Vi Quyền Phủ diệu sử Kỵ Hình

Tử Vi ở cung dương luôn luôn tam hợp với Phủ Tướng nên gọi là cách “Tử Phủ Vũ Tướng”, nếu không có Tả hoặc Hữu hội họp là cách “cô quân”, ví như vua không có cận thần, thiếu hẳn hiệu quả. Trong hoàn cảnh này lại gặp đối thủ của Tả Hữu là Thiên Hình lại càng bất lợi (mặc dù không nguy hiểm, đây Hình ví như kẻ phù tá hung dữ lộng quyền, khiến chủ Tử Vi mang tai tiếng bất nhân).

Nhưng nếu Tử Phủ Vũ Tướng có hóa Quyền hội họp thì uy lực mạnh mẽ, khắc phục biến Hình thành phù tá đắc lực, là một kỳ cách, dễ thành tựu trong cảnh đấu tranh nguy hiểm. Lưu Huyền Đức, vua nước Thục đời Tam Quốc có cách này (“Lưu Huyền Đức đạt thừa Hán nghiệp thi ư Tử Phủ Vũ Tướng Khoa Quyền Hình Ấn Hồng Khôi mệnh thân”).

Cũng cách Tử Phủ Vũ Tướng, gặp cả Hình lẫn Kỵ rất khó thành công. Nhưng nếu có Quyền ở chính cung, hoặc Quyền Kỵ hội chiếu (nghĩa là Kỵ không ở chính cung) thì vẫn dễ thành công hiển hách, nhưng phải bận tâm tính toán nhiều hơn cách không có hóa Kỵ; nên cũng dễ trở thành kẻ gian hùng.

14. Tử Phủ Nhật Kình hùng tâm giảo ngữ

Tử, Phủ, Nhật (Thái Dương) là ba đế tinh mạnh mẽ, có bản lãnh biến Kình Dương (cùng cung) thành của mình, cư mệnh là kẻ có hùng tâm và chịu tính toán. Nếu mệnh cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì đắc cách “Kình Dương nhập miếu” nên bản lãnh cao lại thêm liều lĩnh; Tử, Phủ cùng cung theo đuổi kinh doanh dễ có cơ thành tựu lớn; do đó có cách “Tử Phủ Kình Dương tại cự thương”.

Chú ý 1: Một trong ba đế tinh Tử, Phủ, Nhật cùng cung với Kình thì kiêu ngạo, cảm thấy rất khó chịu khi thua người. Nếu đế tinh ở vị trí tương đối yếu tất sẵn sàng dối trá để bảo vệ vị trí của mình. Các vị trí tương đối yếu gồm có: Tử Vi cư Tý Mão Dậu Thìn Tuất, Phủ cư âm cung, Thái Dương cư Tuất Tý Sửu Mùi (Thái Dương rất yếu ở Hợi nhưng không thể gặp Kình ở đây nên không kể).

Chú ý 2: Thái Âm cũng là đế tinh, nhưng yếu hơn Tử Phủ Nhật, không vận dụng nổi Kình Dương nên chỉ có cách này khi đồng cư với Thái Dương ở Sửu Mùi.

Chú ý 3: Thay vì Kình mà là Đà lý tính vẫn tương tự, nhưng giảm phần liều lĩnh mà tăng phần tính toán; khó thoát khỏi tâm lý “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

15. Tàng hung Tử Phủ Vũ Tướng không vong

Tử Phủ Vũ Tướng (chỉ xảy ra ở cung dương) ứng với cộng hưởng giữa hai nhóm Tử Liêm Vũ và Phủ Tướng nên rất tốt đẹp, nhưng nếu gặp không vong (tức Tuần, Triệt, hoặc Thiên Không, Địa Không đúng vị đóng cùng cung) thì ví như tòa lâu đài xây trên bãi cát, dù có các cách tốt khác hội họp đi nữa cũng gặp nhiều hung hiểm; sự nghiệp dù huy hoàng cũng khó lâu bền.

Tuần Triệt đúng vị không vong khi ở cung cùng lý với năm sinh nên cách Tuần Triệt chỉ ứng với người sinh năm dương. Sinh năm âm ảnh hưởng không đáng kể.

Thiên Không đúng vị không vong ở Dần Thân Tỵ Hợi, nên cách Thiên Không chỉ ứng với hai cung Dần Thân.

Địa Không Địa Kiếp đúng vị không vong ở Thìn Tuất Sửu Mùi Tí Mão nên cách Địa Không, Địa Kiếp chỉ ứng với ba cung Thìn Tuất Tý.

CHÚ Ý: Cách này vẫn có thể thành công to tát, nhưng nếu thế thì phải trả giá cao. Không thành công lại dễ bình ổn hơn. Đây là lẽ bù trừ của thuyết âm dương.

16. Mão Dậu Kiếp Không Tử Tham thoát tục

Ngược lại với cách 15, khi Tử Vi hội họp với Sát Phá Tham thay vì Phủ Tướng thì thành cách Sát Phá Liêm Tham, là cảnh chính tà tranh thắng. Vị trí kém nhất của Tử Vi trong hoàn cảnh này là cư Mão Dậu cùng với sao “chính đào hoa” Tham Lang, ứng với sự sa đọa, dâm đãng; vì vậy sách có câu “Đào Hoa phạm chủ vi chí dâm”. Nhưng nếu Tử Tham cư Mão gặp Địa Kiếp hoặc Địa Không cùng cung lại là vô vi thoát tục; tu hành ắt có thành tựu. Cư Dậu xác xuất thành tựu thấp hơn. Không hoặc Kiêáp chỉ hội họp thay vì cùng cung xác xuất thành tựu cũng thấp hơn.

Chú ý: Nếu mệnh cung nguyên thủy có Tử Tham gặp Tuần Triệt án ngữ hoặc cùng cung Thiên Không không thể nhất luật bàn như trên mà phải xét xem các cường cung (tức mệnh tài quan, quan di thê) có Địa Không, Địa Kiếp hoặc cả hai sao hội họp hay không. Nếu thay vì Không Kiếp mà lại là Xương Khúc hội họp thì tâm muốn tu hành giải thoát nhưng vẫn khó thoát nợ trần.

17. Liêm Trinh vô lực ngộ Hổ nguy nan

Liêm Trinh ứng với quái Li rực rỡ quá độ ví như cô tiểu thư nhà giàu; tốt thì chủ công danh, xấu dễ gặp tai họa. Liêm Trinh cùng cung với Phá Quân hoặc Tham Lang thì lạc hãm nên vô lực. Bạch Hổ (thuộc vòng Thái Tuế) tượng kẻ nhất định dùng quyền lực để bảo vệ quyền lợi của mình. Vô lực mà đòi dùng lực tất gặp nguy hiểm, tai ương; nên Liêm Trinh lạc hãm cùng cung Bạch Hổ khó tránh tai họa.

Liêm Trinh độc thủ Dần Thân được hội họp với Phủ Tướng nhưng lại bị Tham Lang (hãm) xung chiếu, đồng cung Bạch Hổ cũng nguy hiểm nhưng đỡ hơn Liêm Phá, Liêm Tham. Có sao tốt giải cứu thì không đáng lo ngại.

Chú ý: Bạch Hổ có Thanh Long (thuộc vòng Lộc Tồn) cùng cung thì thành cách “Thanh Long Bạch Hổ” hoặc “Long Hổ tương phùng”. Trong trường hợp này Bạch Hổ không còn tác họa nữa, mà hợp tác với Thanh Long để tăng xác xuất thành công.

18. Liêm Phá, Liêm Tham, Khúc Xương đại họa

Liêm Trinh ứng với quái Li, ví như cô tiểu thư đài các, có Khúc Xương càng thêm vẻ kiêu sa. Nhưng Xương Khúc, mặc dù là cận thần của Tử Phủ Âm Dương, bản chất vốn yếu đuối. Liêm Trinh cùng cung Phá Quân hoặc Tham Lang là lạc hãm, ví như cảnh thân gái dặm trường, vẻ đài các kiêu sa của Xương Khúc càng khiến kẻ bất lương nhòm ngó, biến thành tai họa. Phú có câu “Liêm Trinh phùng Văn Quế cánh bôn ba” (Liêm Trinh phùng Văn Khúc càng bôn ba) có lẽ ám chỉ trường hợp này.

Chú ý: Liêm Trinh là sao đào hoa lại chủ quan lộc, hình ngục nên sao phù tá tốt đẹp nhất là Lộc Tồn (may mắn, bảo thủ, cẩn trọng). Có Lộc Tồn cùng cung thì dễ thành đạt và đỡ lo tai họa, nhất là tai họa do Xương Khúc và các sao đào hoa gây ra; hội họp tương tự nhưng không tốt bằng. Ngược lại Liêm Trinh gặp những phản đề của Lộc Tồn như sau đây thì rất đáng lo ngại:

Thiên Phúc cùng cung dễ xui xẻo

Kình hoặc Đà cùng cung dễ gặp tai họa

Đại hoặc Tiểu Hao cùng cung thiếu chí hướng, khó thành tựu

19. Mệnh lâm hiểm tọa Đà Vũ Xương Linh

Đây là một trường hợp mà lý ngũ hành hoàn toàn phù hợp với lý âm dương, và dễ áp dụng hơn.

Vũ Khúc ở cung dương hoặc cùng Tham Lang ở Sửu Mùi hội họp Văn Xương tương đối tốt đẹp, nhưng vì hai sao cùng thuộc kim có tính sát nên hàm chứa nguy hiểm. Đà Linh là hai sao sát có tính âm hàn (Đà là sao âm của cặp Kình Đà, Linh là sao âm của cặp Hỏa Linh). Đà thuộc kim, Linh thuộc hỏa nhưng đới thêm tính kim. Cái đẹp mong manh gặp tính sát âm hàn đã kém đi nhiều; cả bốn sao lại đều mang tính sát của kim nên hội họp trở thành cực xấu, ứng với nguy hiểm hoặc khó khăn to lớn.

Vũ Phá Tỵ Hợi, Vũ Sát Mão Dậu vốn đã không hợp với Xương Khúc nên càng xấu hơn nữa.

Theo lý ngũ hành, kim quá dư tất phải sinh thủy để lấy lại quân bình. Thủy ứng với nước nên phú để lại có câu “Linh Xương Đà Vũ hạn đáo đầu hà” nghĩa là đến hạn Linh Xương Đà Vũ tất gieo mình xuống sông tự tử, ý nói là gặp quá nhiều khó khăn bế tắc, chỉ còn cách chết cho rảnh nợ. Sự thật gặp hạn Linh Xương Đà Vũ không nhất thiết tự tử, nhưng chắc chắn có sự bất xứng ý. Linh Xương Đà Vũ ở phúc đức cũng luận tương tự.

Chú ý: Vũ Khúc bản chất lạnh lẽo, bất cận nhân tình.

20. Vũ Phủ Kiếp Kình ác nhân quý hiển

Vũ Phủ Tí Ngọ là một cộng hưởng vô cùng tốt đẹp vì cả hai sao đều là tài tinh; Phủ lại là đế tinh nên uy lực mạnh mẽ. Kiếp Kình là hai sát tinh ác độc, Phủ bản chất dung hòa nên thu dụng làm tay chân của mình, trở thành cách gian tham nhưng quý hiển.

Có cách này cư mệnh, độc ác thì khá giả, hợp cách gian thương tạo ra tài sản trên máu mủ thiên hạ. Ngược lại quyết giữ thiện tâm thì như chủ tốt gặp đầy tớ bất lương, tất phải chịu một số oan nghiệp rồi mới tốt đẹp được.

Vũ không được đồng cung với Phủ thì uy lực kém hơn. Cũng cách Kiếp Kình, thêm nhiều sao tốt hội họp cũng ác độc hoặc tàn nhẫn, nhưng tương đối khó thành tựu; thêm nhiều sao xấu hội họp tất vì tiền bạc mà mang họa vào thân. Cư mệnh nên đi tu là hơn cả.

(Dẫn theo trang sonchu.vn)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button