Nghiên cứu

Quái vật hồ Loch Ness là con gì và nó có thật không?

Quái vật hồ Loch Ness là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại, một con khủng long vẫn còn sống trong thời hiện đại đã đánh thức trí tò mò của rất nhiều người trên toàn thế giới. Bất chấp mọi nỗ lực tìm kiếm, cho đến nay vẫn chưa có tuyên bố nào khẳng định quái vật hồ Lech Ness thật sự tồn tại!

Quái vật hồ Loch Ness là con gì?

Quái vật hồ Loch Ness được đặt tên là Nessie, một loài động vật thần thoại được cho là sống ở hồ Loch Ness, một hồ nước ngọt gần thị trấn Inverness, Scotland. Loch Ness có chiều dài khoảng 37km và điểm sâu nhất là 230m, đây một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở Anh.

Một bức ảnh nổi tiếng được chụp vào năm 1934 dường như cho thấy một sinh vật với cái cổ dài đang nổi lên từ vùng biển âm u dẫn đến một số người suy đoán rằng, “Nessie” có thể là một cá thể khủng long plesiosaurs (thằn lằn đầu rắn) đã tuyệt chủng cách đây hơn 65 triệu năm.

Bạn đang xem: Quái vật hồ Loch Ness là con gì và nó có thật không?

bức ảnh nổi tiếng nhất của quái vật hồ loch ness
Bức ảnh nổi tiếng nhất của quái vật hồ Loch Ness.

Mặc dù có rất nhiều người đã “nhìn thấy” và nhiều cuộc tìm kiếm quy mô lớn được thực hiện, nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.

Một số người tin rằng, Nessie chỉ là một huyền thoại được thêu dệt vì mục đích thương mại, quái vật hồ Loch Ness không có thật. Tuy nhiên, điều đó đã không làm giảm đi sự nhiệt tình của công chúng đối với bất kỳ tin tức nào về “Nessie”.

Nguồn gốc câu chuyện

Nessie lần đầu tiên được phát hiện vào năm 565, trong cuốn nhật ký của linh mục Ailen Saint Columba đề cập đến một “con thú nước” khổng lồ đang nhấn chìm một người đàn ông tại hồ Loch Ness.

Tài liệu tham khảo sớm nhất bằng văn bản về con quái vật trong hồ Loch Ness là một tiểu sử của Saint Columba, nhà truyền giáo Ailen, người giới thiệu Kitô giáo đến Scotland.

Vào năm 565 SCN, St Columba đang trên đường đến thăm vua của vùng Picts phía bắc gần Inverness, ông dừng lại ở Loch Ness để đối đầu với một con thú đang giết người trong hồ.

Khi thấy một con quái vật lớn tấn công một người đàn ông, St Columba đã can thiệp, gọi tên Thiên Chúa và xua đuổi nó. Con quái vật rút lui, lặn sâu xuống đáy hồ và không bao giờ làm hại người khác.

Tuy nhiên, sự quan tâm về con quái vật chỉ thực sự bùng nổ vào năm 1933 sau khi một con đường được xây dựng dọc theo hồ. Trong vòng vài tháng, nhiều người tuyên bố là đã nhìn thấy một con thú khổng lồ ẩn nấp dưới mặt nước.

Vào ngày 2 tháng 5 năm 1933, tờ báo Inverness Courier đăng tin, một cặp vợ chồng địa phương đã nhìn thấy “một con vật khổng lồ di chuyển trên mặt đất rồi lao xuống nước.”

Câu chuyện về Quái vật hồ Loch Ness đã trở thành hiện tượng truyền thông nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ. Rất nhiều tờ báo London đã gửi phóng viên tới Scotland, và một rạp xiếc treo thưởng 20.000 bảng Anh để bắt con thú.

hồ loch ness nơi được cho là có khủng long đầu rắn trú ẩn
Hồ Loch Ness nơi được cho là có khủng long đầu rắn trú ẩn.

Tờ Daily Mail của London thậm chí còn thuê một thợ săn kỳ cựu là Marmaduke Wetherell để truy tìm Nessie. Sau một tuần tìm kiếm, Wetherell báo cáo việc tìm thấy dấu chân của một con vật bốn chân to lớn. Đáp lại, Daily Mail đã đăng dòng tiêu đề đầy kịch tính: “Quái Vật Hồ Loch Ness Không Phải Là Một Câu Chuyện Huyền Thoại Mà Là Sự Thật!”

Một năm sau đó, bức ảnh của bác sĩ phẫu thuật chụp vào 1934 đã tràn ngập trên các mặt báo nước Anh. Đây là bức ảnh nổi tiếng nhất của sinh vật này. Tuy nhiên, vào năm 1975, bức ảnh “quái vật hồ Loch Ness 1934” đã bị phơi bày như một trò lừa bịp, nó được chế tạo bằng một chiếc tàu ngầm đồ chơi có gắn đầu con quái vật được chạm khắc.

Hiện đã có hơn 1.000 lần nhìn thấy và khi truyền thuyết thu hút sự quan tâm của công chúng, Nessie đã trở thành chủ đề của một loạt bộ phim tài liệu và phim truyện. Năm 2017, câu chuyện về quái vật hồ Loch Ness đứng đầu danh sách những cuộc thăm dò bí ẩn nhất của nước Anh.

Một số hình ảnh được cho là quái vật hồ Loch Ness

Chưa ai chứng minh được quái vật hồ Loch Ness là có thật, nhưng điều đó chắc chắn không thể ngăn cản mọi người cố gắng. Nhiều hình ảnh chụp Nessie được cho là giả mạo, một số trường hợp khác được cho là nhận dạng sai lầm.

Bức ảnh của quái vật hồ Loch Ness được bác sĩ Robert Wilson chụp vào năm 1934, có lẽ là cảnh tượng nổi tiếng nhất của Nessie. Sau đó nó bị phơi bày là trò lừa bịp.

Ảnh chụp của Wilson đã kích thích sự tò mò xung quanh quái vật hồ Loch Ness và dẫn đến một loạt “sự nhìn thấy”, chẳng hạn như bức ảnh chụp từ Pháo đài Augustus trên mũi phía nam của hồ.

ảnh chụp quái vật hồ loch ness nhìn từ pháo đài augustus
Ảnh chụp quái vật hồ Loch Ness nhìn từ pháo đài Augustus.

George Edwards đã chụp bức hình tuyệt đẹp này vào năm 2012, và tuyên bố rằng cuối cùng ông đã tìm thấy bằng chứng dứt khoát về sự tồn tại của sinh vật khổng lồ.

Một năm sau, Edwards thừa nhận bức ảnh của ông là giả mạo. Hình ảnh được tạo ra với một mô hình sợi thủy tinh giả của Nessie được lấy từ một bộ phim tài liệu của National Geographic, và Edwards thậm chí còn điều khiển mô hình di chuyển xung quanh hồ để trêu đùa du khách.

Trong năm 2014, một bức ảnh vệ tinh trên ứng dụng Apple Maps cho thấy một sinh vật lạ có chiều dài khoảng 30m trong lòng hồ.

ảnh chụp quái vật hồ loch ness từ vệ tinh của apple
Ảnh chụp quái vật hồ Loch Ness từ vệ tinh của Apple.

Bức ảnh bí ẩn này gây ra mối quan tâm mới về Nessie sau một thời gian buồn tẻ của nhiều năm. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nó chỉ đơn thuần là một chiếc thuyền bắt đầu di chuyển với các vệt sóng được tạo ra.

Vào tháng 9/2017, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Ian Bremner chụp bức ảnh này từ bờ hồ. Bạn bè của ông nói rằng, đó chỉ là 3 con hải cẩu đang chơi đùa với nhau, nhưng một số người khác cho rằng nó “có thể là Nessie”.

rái cá hay là quái vật hồ loch ness
Rái cá hay là quái vật hồ Loch Ness?

Rất nhiều hình ảnh và video về quái vật hồ Loch Ness được ghi nhận, nhưng nổi tiếng nhất cho đến nay vẫn là đoạn phim quay vào tháng 4/1960 của kỹ sư hàng không Timothy Dinsdale, cho thấy có một con vật đang bơi tạo một vệt sóng dài trên mặt hồ.

Đoạn phim đã được gửi đến Trung tâm Phân tích hình ảnh JARIC của Tình báo Không quân Anh để phân tích. JARIC kết luận đoạn phim là thật, có một vật đang di chuyển với vận tốc khoảng 16km/h, phần nổi trên mặt nước rộng khoảng 2-3m, cao khoảng 1,5m.

Năm 1993, hãng truyền thông Discovery Communications (Mỹ) làm một bộ phim tài liệu khoa học với tựa đề Khám phá Loch Ness, họ lấy bản phim gốc rồi tăng độ phân giải bằng kỹ thuật số.

Một người trong nhóm kỹ thuật viên xử lý phim gốc phát hiện có một cái bóng mà trước đây người ta không chú ý, khi phóng to và tăng thêm độ phân giải thì thấy đó là phần sau của một con vật khuất dưới nước.

Các giả thuyết về quái vật hồ Loch Ness

Nhiều trong số các giả thuyết sau đây có thể là câu trả lời cho những gì mà người dân tin rằng đó là “quái vật hồ Loch Ness”. Một số người do mong muốn mãnh liệt nhìn thấy Nessie nên đã nhầm lẫn với các sinh vật khác, ảo giác, những gợn sóng hoặc thân cây mục…

1. Cá tầm hồ

Nhiều nhân chứng của Nessie đã đề cập đến những cái vây lưng như cá sấu (những đĩa cứng) ở trên cột sống của sinh vật được đề cập. Ít nhất một con cá bản địa phù hợp với mô tả đó một cách hoàn hảo: Cá tầm có thể nặng hơn 100kg với nhiều vây lưng lồi khiến chúng trông gần như bò sát.

2. Cá chình

Một số loài cá chình sống gần quần đảo Anh. Ví dụ, có loài lươn châu Âu, một loài có nguy cơ tuyệt chủng xuất hiện sau khi di chuyển đến vùng biển Caribbean.

Cá chình có thể dài hơn 3 mét và những vết cắn khủng khiếp. Mặc dù chúng là những sinh vật nước mặn, nhưng 2 mẫu vật cá chình đã được tìm thấy nằm trên bờ hồ Loch Ness vào năm 2001. Tuy nhiên, những con vật này có thể đã được đặt ở đó để tạo ra mối quan tâm liên quan đến quái vật.

3. Các loài động vật trong khu vực

Khi bạn nhìn vào một vật thể nổi ở một khoảng cách xa, xác định kích thước của nó không phải là dễ dàng. Những con rái cá, hải cẩu ngụp lặn dưới hồ với một khoảng cách xa cộng chí tò mò có thể gây nhầm lẫn.

4. Cá mập

Những người cho rằng đã nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness thường loại bỏ những giả thuyết như cá chình, cá da trơn, rái cá hoặc hươu bơi trong hồ.

Vào năm 2013, người dẫn chương trình truyền hình Jeremy Wade đã thực hiện một phiên bản đặc biệt của River Monsters dành cho huyền thoại này. Ông đã so sánh các đặc điểm của Nessie với cá mập Greenland có chiều dài tới 6 mét và sống sót trong vùng nước ngọt của hồ.

5. Con voi

Đầu của Nessie có thể trông giống một cái vòi voi, phải không? Mặc dù có trọng lượng lớn, voi là loài vật có khả năng bơi lội tuyệt vời.

Theo nhà sinh vật học Neil Clark, hành vi dùng vòi hút nước của voi có thể giúp giải thích một số lần nhìn thấy đầu của quái vật Loch Ness trong những năm 1930.

Tại thời điểm đó, các rạp xiếc du hành khắp nơi là một cảnh tượng phổ biến của miền bắc Scotland. Giữa các buổi biểu diễn, những người huấn luyện thỉnh thoảng để những con voi của họ chơi đùa quanh các hồ gần đó.

Có lẽ, Clark lập luận, một vài người dân địa phương đã vô tình lầm tưởng những con voi khổng lồ đang ngập lặn dưới hồ với cái vòi thò lên là thủy quái.

6. Thân cây mục

Khi một cây thông Scotland hùng mạnh chết và rơi xuống hồ, các hóa chất thực vật bắt đầu tạo ra nhiều bong bóng nhỏ. Áp lực nước bắt đầu giãn nở làm thay đổi hình dạng bề mặt hồ tạo các gợn sóng ùn ục như thể một con vật to lớn vừa trồi lên ngụp xuống.

7. Hoạt động địa chấn

Một đường đứt gãy nằm ngay bên dưới hồ Loch Ness tạo ra những chấn động nhỏ phát ra các cột bong bóng khổng lồ ùn ục một cách kỳ lạ. Đó cũng có thể là dấu hiệu gây ngộ nhận về một con thủy quái đang di chuyển.

8. Hiệu ứng quang học

Vào những ngày nhiều sương mù, hồ thường xuyên bóp méo sự phản xạ của các vật thể xung quanh (đồi, cây cối…) trên bề mặt của chúng. Nessie có thể là một ảnh phản chiếu của các vật thể trong điều kiện thời tiết này.

Công cuộc tìm kiếm quái vật hồ Loch Ness

Hồ Loch Ness thu hút rất nhiều thợ săn quái vật. Trong nhiều năm qua, một số cuộc thám hiểm sử dụng sonar (sống âm phản xạ – định vị thủy âm) đã được thực hiện để xác định vị trí quái vật, nhưng không ai thành công.

Ngoài ra, nhiều bức ảnh chụp quái vật hồ Loch Ness nhưng hầu hết đều bị giả mạo hoặc mô tả các loài động vật hay vật thể khác.

Các nhà điều tra nghiệp dư luôn giữ sự cảnh giác gần như liên tục, và vào những năm 1960, một số trường đại học Anh đã tiến hành các cuộc thám hiểm tới Loch Ness.

Tuy nhiên, không có kết luận nào được tìm thấy nhưng trong mỗi cuộc thám hiểm, các dữ liệu sonar phát hiện các vật thể lớn di chuyển dưới nước mà họ chưa thể giải thích được.

Viện Khoa học Ứng dụng Boston kết hợp sóng sonar và kỹ thuật chụp ảnh dưới nước đã nhiều lần thám hiểm tới Loch Ness. Robert Rines, một khoa học gia từ Học viện Công nghệ MIT dẫn dầu đoàn thám hiểm đến hồ vào các năm 1972, 1975, 2001 và lần cuối là vào năm 2008.

Trong một lần quét, sóng sonar cho thấy có một vật thể (hoặc các vật thể) đang di chuyển có chiều dài từ 6-9m ở độ sâu 11m dưới hồ Loch Ness. Sau một thời gian dài không được nhìn thấy thì vào năm ngoái, ngày 29/9/2017, Diana Turner tuyên bố cô thấy con quái vật bật đầu của nó ra khỏi nước.

Việc chứng minh bức ảnh nổi tiếng của quái vật hồ Loch Ness năm 1934 là trò lừa đảo hầu như không làm giảm sự nhiệt tình của khách du lịch, các nhà điều tra chuyên nghiệp và nghiệp dư về sinh vật bí ẩn này.

Mặc dù thiếu bằng chứng kết luận, quái vật Loch Ness vẫn có một sức hút lớn đối với công chúng. Vào đầu thế kỷ 21, người ta nghĩ rằng nó đã đóng góp khoảng 80 triệu đô la mỗi năm cho nền kinh tế của Scotland.

PGVN – Theo: thesun.co.uk – mentalfloss.com

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button