Tử vi

QUẺ 19 – QUẺ LÂM – ĐỊA TRẠCH LÂM

  1. Cách

“Phát chính thi nhân” (Làm điều nhân nghĩa).

  1. Tượng

-“Quân tử dĩ giáo tư chi tượng” (người quân tử dạy dân, che trở, bao bọc dân).

Bạn đang xem: QUẺ 19 – QUẺ LÂM – ĐỊA TRẠCH LÂM

-“Trạch thượng hữu địa” (Trên đầm có đất).

  1. Hình ảnh
  • Trong đời nhà Thương, vua Trụ bạo ngược, dân tình thống khổ, may nhờ có vua Văn Vương xuất hiện cứu nhân độ thế, phát động chính nghĩa, diệt được Trụ vương, dân chúng từ đó sung sướng.
  • Có công việc rồi mới làm lớn được, nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm là lớn, là bao quản.
  • Trên đầm có đất tức đất tới sát nước. Lâm là tới. Tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân. Lâm là hạ, giá lâm.
  • Hào 1,2 Dương lớn dần, Âm tiêu dần. Lâm là lớn. Người lớn thường bao dung, che chở, nuôi dưỡng bao bọc dạy dỗ trẻ nhỏ như là cha mẹ, thầy giáo, vua quan.
  • Khí Âm còn nhiều (bốn hào) nên Lâm còn phải phòng bị. Lâm là lấn bức. Hai Dương lấn bức bốn Âm ở trên. Hào Dương đã lên tới hào hai, đã thành khối Thái Dương, Dương đã đủ lớn, đã trưởng thành, đã đủ sức lớn dần lên, sáng lên mãi. Hình ảnh chim đã mọc đủ lông, đủ cánh, lớn rồi phải tự sáng suốt. Lâm là soi sáng, đủ sức lớn lên. Đạo sáng ấy đủ sức và thừa sức soi đường dẫn lối hướng dẫn, bao quản được khối Âm, xé tan màn u minh. Hình ảnh kẻ sĩ, hướng dẫn viên, khai quan điểm nhãn, kẻ cả, giáo sĩ, đại ca, kẻ bề trên, thượng tọa, hòa thượng, viện trưởng, cha xứ, hiệu trưởng, ánh sáng gốc, ngọn hải đăng, đạo cả…
  • Hào 2 cương trung, ứng với hào 5 nhu trung; nhân sự có phần vui vẻ, hòa vui mà thuận. Trong đoài vui, ngoài khôn thuận hòa vui mà thuận nên Lâm là hanh thông. Một lời nói ra (Đoài) mà muôn dân bên ngoài nhu thuận (Khôn).
  • Đất trên Đoài dưới, đầm thấp mà đất cao, cao nhìn xuống là Lâm. Lâm là giám sát, quan sát cũng là thống trị. Dùng đức (bao dung của quẻ Khôn) để giám sát người, việc và quan sát thiên hà tất nhiên sẽ được thuận lợi.
  • Quẻ nội là Đoài: tính mềm mại như nước, quẻ ngoại là Khôn đức bao dung độ lượng, Lâm đại diện cho chế độ quân chủ cổ đại, dùng thái độ thân thiện lãnh đạo nhân dân.
  1. Ý nghĩa quẻ Lâm

Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo sứ, nhà sư, kẻ cả, dậy dân, nhà thầu. Đi tới, chú trọng, chiếu cố. giáng lâm, tinh trưởng, chăm chỉ. Lâm là quẻ phảm Dịch của quẻ Quan.

  • Tới, tiến sát tới nơi, xu hướng tiến tới. Sự phát triển chậm chạp(nhưng tốt)..
  • Lớn, lớn lên, phát triển (nhưng sự phát triển chậm chạp, khó khăn do hào Âm là bế tắc có tới bốn hào, chỉ có hai hào Dương thông suốt do đó mất thời gian).
  • Vỗ về, an ủi ( miệng nói là chính, giúp ít). Người quẻ Lâm: nói nhiều, ăn uống sành. Lâm: người con gái trẻ, tươi vui, xem xét nhìn ngó, tò mò (quẻ Lâm là quan sát tò mò, soi mói, là người trên, ở địa vị cao, cấp trên xem xét để đánh giá cấp dưới; vì là quẻ đại Đoài nên mang nữ tính thóc mách. Khác quẻ Quan là quan sát một cách bàng quan, thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm, nhìn rồi đi thẳng).
  • Sự hanh thông hữu hạn, chỉ tốt trong vòng tám tháng, nếu để kéo dài dây dưa quá tám tháng thì biến cát thành hung (Ví dụ: xin việc nếu đã đưa hồ sơ được sáu tháng rồi thì trong vòng hai tháng tới không xong thì hỏng hẳn).
  • Lâm nạn, lâm chung (chết). Vì Lâm cũng là sự bắt đầu sinh trưởng của một quá trình khác, quá trình Âm: Bĩ – Tấn – Độn – Lâm – Thái – Nhu.
  • Tế lễ, cử hành tế lễ.

Đặc điểm quẻ Lâm: Lớn lên, lớn lao, đứng đầu, kẻ cả, bao che, nuôi dưỡng, dạy dỗ, bao trùm, giáng lâm, giáng hạ.

Ví dụ về hình tượng quẻ Lâm: Cái đầu, cái nón, trùm đầu, vỏ bọc, nhà thầu, gà mẹ xòa cánh rộng che chở, bao bọc gà con, dinh thự, giáo dục, vú nuôi,toán đại số, lũy thừa, toán nhân, bờ rào, rừng cây, cuốn gói, trùm màn.

  1. Thoán từ

(Dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

a.Hào 1:Cảm hóa dẫn dắt (kẻ dưới), rất tốt đẹp.

Lâm biến thành Sư. Cát. Duyên phận có từ tiền kiếp, con đường đến hôn nhân bắt đầu. Sự nghiệp: người lãnh đạo không được kiêu ngạo, nên lặng lẽ cống hiến. Quân tử vì cảm ứng mà sát lại gần nhau giúp đời. Cát lợi.

b.Hào 2: Cảm thông mà tới, tốt, không có gì là không lợi

Lâm biến thành Phục. Cát. Lấy đức để cảm người. Đức uy đều có, sự nghiệp sẽ phát triển tốt. Vì cảm nhau mà sát lại, cát.

c.Hào 3: Dùng cách dịu ngọt để giải quyết, thì không có lợi đâu. Nếu biết lo lắng thì không có lỗi.

Lâm biến thành Thái. Bình.  Kẻ tiểu nhân ở địa vị cao, không có tài đức, chỉ ngọt ngào giả tạo ve vãn người khác, a dua tới thì không lợi, thuận trọng sửa thì không lỗi.

d.Hào 4: Chí thành đối xử với người dưới, không có hại.

Lâm biến thành Qui Muội. Bình. Địa vị càng cao càng phải rộng lượng, không vì bản thân có đại vị mà tự mãn, như vậy sẽ được mọi người ủng hộ, sự nghiệp phát triển thuận lợi. Gần nhau thân thiết, vì vị trí đang ở rất thích đáng. Hành xử thành tâm với người ở dưới, không lỗi.

  1. Hào 5: Đến với mọi người bằng sự thông tuệ minh trí, bậc quân vương nên như vậy.

Lâm biến thành Tiết. Cát. Người lãnh đạo cần vận dụng trí tuệ nhìn xa trông rộng. Vì trí tuệ mà gần lại, dùng người thỏa đáng, có lợi. Người lãnh đạo lấy trí tuệ để chỉ đạo người dưới, biết dùng người dưới.

g.Hào 6: Đối xử đôn hậu với mọi người, tốt đẹp, không có lỗi.

Lâm biến thành Tổn. Cát. Người lãnh đạo có đức hạnh, đôn hậu, lòng rộng mở được mọi người ủng hộ.

  1. Thời quẻ Lâm
  • Vận may, hanh thông đang tới. Nên nắm thời cơ. Được nhiều ngưởi ủng hộ. Mưu sự thành công vẻ vang.
  • Phải sống thật, chính đáng, tỏ ra mẫu mực với kẻ dưới.
  • Giám sát thiên hạ, dùng cả ân huệ và uy nghiêm.
  • Mọi việc không nên yêu cầu quá cao, dục tốc bất đạt.
  • Hôn nhân thành công nhưng phải nhẫn nại, chờ đợi, dùng nhu chế cương (Lâm: mồm miệng).
  • Sự nghiệp: thiên thời, địa lợi, nhân hòa đủ cả.
  • Thi cử : tốt, chú ý vận khí hanh thông hữu hạn.

Quẻ đời người là Lâm: Người được quẻ Lâm là gặp thời lớn, thịnh, công danh thành đạt, nhiều việc hanh thông. Tiến tới nhưng phải chính đáng mới lợi. Người quẻ Lâm có lòng chí thành, luôn cảm thông nên phấn đấu thuận lợi. Là người trên biết chăm lo, vun đắp cho người dưới, nên được ủng hộ. Trên dưới đồng lòng, việc khó đến đâu cũng xong. Người Lâm đường đời tốt từ đầu tới cuối, duy chặng đường hào 3 (hoặc chủ mệnh hào 3) lời hào là : Cam lâm (ngọt ngào mà tới) vừa có thuận, vừa có nghịch trong đó. Có khi khéo miệng ngọt ngào lấy lòng người mà tiến tới. Cũng có khi nịnh nọt trên mà tiến tới, hoặc là người trên thì nịnh dân, dối dân mà tới. Quẻ Hỗ là quẻ Phục: là phản phục, là trở lại. Quẻ Phục nhắc người quẻ Lâm trong quá trình tiến tới, thành đạt luôn trở lại với cái tốt lành, cũng nhắc trên đường tiến có phản bội, phục binh rình sẵn.

Sinh con: gái, tính cách ôn hòa đa sầu đa cảm, lễ phép, hiếu thuận.

  1. Thơ quẻ Lâm:

Phát chính thi nhân, vận hanh thông,

Cầu tài, cầu lộc, ý sự thông.

Giao dịch, hôn nhân đều thuận lợi,

Người đi của mất, tất quay về.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm QUẺ 19 – QUẺ LÂM – ĐỊA TRẠCH LÂM

  1. Cách

“Phát chính thi nhân” (Làm điều nhân nghĩa).

  1. Tượng

-“Quân tử dĩ giáo tư chi tượng” (người quân tử dạy dân, che trở, bao bọc dân).

-“Trạch thượng hữu địa” (Trên đầm có đất).

  1. Hình ảnh
  • Trong đời nhà Thương, vua Trụ bạo ngược, dân tình thống khổ, may nhờ có vua Văn Vương xuất hiện cứu nhân độ thế, phát động chính nghĩa, diệt được Trụ vương, dân chúng từ đó sung sướng.
  • Có công việc rồi mới làm lớn được, nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm là lớn, là bao quản.
  • Trên đầm có đất tức đất tới sát nước. Lâm là tới. Tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân. Lâm là hạ, giá lâm.
  • Hào 1,2 Dương lớn dần, Âm tiêu dần. Lâm là lớn. Người lớn thường bao dung, che chở, nuôi dưỡng bao bọc dạy dỗ trẻ nhỏ như là cha mẹ, thầy giáo, vua quan.
  • Khí Âm còn nhiều (bốn hào) nên Lâm còn phải phòng bị. Lâm là lấn bức. Hai Dương lấn bức bốn Âm ở trên. Hào Dương đã lên tới hào hai, đã thành khối Thái Dương, Dương đã đủ lớn, đã trưởng thành, đã đủ sức lớn dần lên, sáng lên mãi. Hình ảnh chim đã mọc đủ lông, đủ cánh, lớn rồi phải tự sáng suốt. Lâm là soi sáng, đủ sức lớn lên. Đạo sáng ấy đủ sức và thừa sức soi đường dẫn lối hướng dẫn, bao quản được khối Âm, xé tan màn u minh. Hình ảnh kẻ sĩ, hướng dẫn viên, khai quan điểm nhãn, kẻ cả, giáo sĩ, đại ca, kẻ bề trên, thượng tọa, hòa thượng, viện trưởng, cha xứ, hiệu trưởng, ánh sáng gốc, ngọn hải đăng, đạo cả…
  • Hào 2 cương trung, ứng với hào 5 nhu trung; nhân sự có phần vui vẻ, hòa vui mà thuận. Trong đoài vui, ngoài khôn thuận hòa vui mà thuận nên Lâm là hanh thông. Một lời nói ra (Đoài) mà muôn dân bên ngoài nhu thuận (Khôn).
  • Đất trên Đoài dưới, đầm thấp mà đất cao, cao nhìn xuống là Lâm. Lâm là giám sát, quan sát cũng là thống trị. Dùng đức (bao dung của quẻ Khôn) để giám sát người, việc và quan sát thiên hà tất nhiên sẽ được thuận lợi.
  • Quẻ nội là Đoài: tính mềm mại như nước, quẻ ngoại là Khôn đức bao dung độ lượng, Lâm đại diện cho chế độ quân chủ cổ đại, dùng thái độ thân thiện lãnh đạo nhân dân.
  1. Ý nghĩa quẻ Lâm

Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo sứ, nhà sư, kẻ cả, dậy dân, nhà thầu. Đi tới, chú trọng, chiếu cố. giáng lâm, tinh trưởng, chăm chỉ. Lâm là quẻ phảm Dịch của quẻ Quan.

  • Tới, tiến sát tới nơi, xu hướng tiến tới. Sự phát triển chậm chạp(nhưng tốt)..
  • Lớn, lớn lên, phát triển (nhưng sự phát triển chậm chạp, khó khăn do hào Âm là bế tắc có tới bốn hào, chỉ có hai hào Dương thông suốt do đó mất thời gian).
  • Vỗ về, an ủi ( miệng nói là chính, giúp ít). Người quẻ Lâm: nói nhiều, ăn uống sành. Lâm: người con gái trẻ, tươi vui, xem xét nhìn ngó, tò mò (quẻ Lâm là quan sát tò mò, soi mói, là người trên, ở địa vị cao, cấp trên xem xét để đánh giá cấp dưới; vì là quẻ đại Đoài nên mang nữ tính thóc mách. Khác quẻ Quan là quan sát một cách bàng quan, thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm, nhìn rồi đi thẳng).
  • Sự hanh thông hữu hạn, chỉ tốt trong vòng tám tháng, nếu để kéo dài dây dưa quá tám tháng thì biến cát thành hung (Ví dụ: xin việc nếu đã đưa hồ sơ được sáu tháng rồi thì trong vòng hai tháng tới không xong thì hỏng hẳn).
  • Lâm nạn, lâm chung (chết). Vì Lâm cũng là sự bắt đầu sinh trưởng của một quá trình khác, quá trình Âm: Bĩ – Tấn – Độn – Lâm – Thái – Nhu.
  • Tế lễ, cử hành tế lễ.

Đặc điểm quẻ Lâm: Lớn lên, lớn lao, đứng đầu, kẻ cả, bao che, nuôi dưỡng, dạy dỗ, bao trùm, giáng lâm, giáng hạ.

Ví dụ về hình tượng quẻ Lâm: Cái đầu, cái nón, trùm đầu, vỏ bọc, nhà thầu, gà mẹ xòa cánh rộng che chở, bao bọc gà con, dinh thự, giáo dục, vú nuôi,toán đại số, lũy thừa, toán nhân, bờ rào, rừng cây, cuốn gói, trùm màn.

  1. Thoán từ

(Dương) lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

a.Hào 1:Cảm hóa dẫn dắt (kẻ dưới), rất tốt đẹp.

Lâm biến thành Sư. Cát. Duyên phận có từ tiền kiếp, con đường đến hôn nhân bắt đầu. Sự nghiệp: người lãnh đạo không được kiêu ngạo, nên lặng lẽ cống hiến. Quân tử vì cảm ứng mà sát lại gần nhau giúp đời. Cát lợi.

b.Hào 2: Cảm thông mà tới, tốt, không có gì là không lợi

Lâm biến thành Phục. Cát. Lấy đức để cảm người. Đức uy đều có, sự nghiệp sẽ phát triển tốt. Vì cảm nhau mà sát lại, cát.

c.Hào 3: Dùng cách dịu ngọt để giải quyết, thì không có lợi đâu. Nếu biết lo lắng thì không có lỗi.

Lâm biến thành Thái. Bình.  Kẻ tiểu nhân ở địa vị cao, không có tài đức, chỉ ngọt ngào giả tạo ve vãn người khác, a dua tới thì không lợi, thuận trọng sửa thì không lỗi.

d.Hào 4: Chí thành đối xử với người dưới, không có hại.

Lâm biến thành Qui Muội. Bình. Địa vị càng cao càng phải rộng lượng, không vì bản thân có đại vị mà tự mãn, như vậy sẽ được mọi người ủng hộ, sự nghiệp phát triển thuận lợi. Gần nhau thân thiết, vì vị trí đang ở rất thích đáng. Hành xử thành tâm với người ở dưới, không lỗi.

  1. Hào 5: Đến với mọi người bằng sự thông tuệ minh trí, bậc quân vương nên như vậy.

Lâm biến thành Tiết. Cát. Người lãnh đạo cần vận dụng trí tuệ nhìn xa trông rộng. Vì trí tuệ mà gần lại, dùng người thỏa đáng, có lợi. Người lãnh đạo lấy trí tuệ để chỉ đạo người dưới, biết dùng người dưới.

g.Hào 6: Đối xử đôn hậu với mọi người, tốt đẹp, không có lỗi.

Lâm biến thành Tổn. Cát. Người lãnh đạo có đức hạnh, đôn hậu, lòng rộng mở được mọi người ủng hộ.

  1. Thời quẻ Lâm
  • Vận may, hanh thông đang tới. Nên nắm thời cơ. Được nhiều ngưởi ủng hộ. Mưu sự thành công vẻ vang.
  • Phải sống thật, chính đáng, tỏ ra mẫu mực với kẻ dưới.
  • Giám sát thiên hạ, dùng cả ân huệ và uy nghiêm.
  • Mọi việc không nên yêu cầu quá cao, dục tốc bất đạt.
  • Hôn nhân thành công nhưng phải nhẫn nại, chờ đợi, dùng nhu chế cương (Lâm: mồm miệng).
  • Sự nghiệp: thiên thời, địa lợi, nhân hòa đủ cả.
  • Thi cử : tốt, chú ý vận khí hanh thông hữu hạn.

Quẻ đời người là Lâm: Người được quẻ Lâm là gặp thời lớn, thịnh, công danh thành đạt, nhiều việc hanh thông. Tiến tới nhưng phải chính đáng mới lợi. Người quẻ Lâm có lòng chí thành, luôn cảm thông nên phấn đấu thuận lợi. Là người trên biết chăm lo, vun đắp cho người dưới, nên được ủng hộ. Trên dưới đồng lòng, việc khó đến đâu cũng xong. Người Lâm đường đời tốt từ đầu tới cuối, duy chặng đường hào 3 (hoặc chủ mệnh hào 3) lời hào là : Cam lâm (ngọt ngào mà tới) vừa có thuận, vừa có nghịch trong đó. Có khi khéo miệng ngọt ngào lấy lòng người mà tiến tới. Cũng có khi nịnh nọt trên mà tiến tới, hoặc là người trên thì nịnh dân, dối dân mà tới. Quẻ Hỗ là quẻ Phục: là phản phục, là trở lại. Quẻ Phục nhắc người quẻ Lâm trong quá trình tiến tới, thành đạt luôn trở lại với cái tốt lành, cũng nhắc trên đường tiến có phản bội, phục binh rình sẵn.

Sinh con: gái, tính cách ôn hòa đa sầu đa cảm, lễ phép, hiếu thuận.

  1. Thơ quẻ Lâm:

Phát chính thi nhân, vận hanh thông,

Cầu tài, cầu lộc, ý sự thông.

Giao dịch, hôn nhân đều thuận lợi,

Người đi của mất, tất quay về.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button