Tử vi

SAO LƯU HÀ TRONG TỬ VI

Sao Lưu Hà trong tử vi là một tiểu tinh cấp thấp, thường người xem tử vi ít khi ngó đến nó, chỉ khi thấy nó xuất hiện trong một vài cách cục thì nói vài câu cho thêm phần sinh động, chứ tuyệt đối không phải là đối tượng được người ta chú trọng. Trên thực tế, sự nhìn nhận về sao Lưu hà trong Tử vi có nhiều điều chưa minh bạch.

Trước hết, về tên sao Lưu Hà, tiếng Hán là 流霞, trong đó 流 = chảy, trôi nổi. 霞 = ráng chiều (diễn tả cái đám mây hắt ánh sáng đỏ thẫm lúc hoàng hôn). Chữ LƯU HÀ mang hàm nghĩa là Máu Chảy

Trong các tài liệu tử vi tiếng Việt bị nhầm chữ Hà này thành chữ 河 = dòng sông. Cho nên mới dịch nghĩa Lưu hà thành “Dòng sông chảy”. Và cũng vì thế mà một số nhà Tử vi đã gán cho cái cách “Thanh Long – Lưu Hà” là rồng xanh vẫy vùng trên sông – ý chỉ về cái cảnh quan vận hanh thông, thỏa chí vẫy vùng. Nhưng thực sự thì Thanh Long và Lưu Hà chẳng có gì ăn nhập với nhau cả.

Trong hệ thống Thần sát của các môn huyền học, thì Lưu Hà còn có tên là HUYẾT SÁT HUNG THẦN, là một hung tinh, chủ về thương tích chảy máu. Vì như đã dẫn ở trên: Hai chữ LƯU HÀ là hàm ý diễn tả sự chảy máu.

Trong Tử vi, nếu gặp Lưu Hà ở Mệnh – Thân hoặc Tật ách mà không có Cát tinh mạnh mẽ hóa giải, thì trong cuộc đời ắt sẽ khó tránh khỏi cái sự tai nạn dẫn đến thương tích đổ máu, có chăng chỉ là nặng nhẹ mà thôi. Nếu Lưu Hà nhập vào Hạn thì rất dễ tác họa, cần phải xem xét cho đúng, vì Lưu Hà là một Hung tinh, cho dù thế nào nó cũng không thể mang lại sự hanh thông theo kiểu suy diễn “Thanh long Lưu Hà = rồng xanh vẫy vùng trêm sông” được.

Sao Lưu Hà rất nhạy bén khi gặp các Hung tinh có tính sát cao như Kình-Đà, Không-Kiếp, Hỏa-Linh, Kiếp Sát…. Khi đó, sát khí sẽ cộng hưởng mà tăng lên gấp bội. Nếu nhẹ thì cũng thương tích đổ máu, mà nặng thì có khi vong mạng.

Nam nhân có Lưu Hà nhập Mệnh, thì tiềm ẩn tính hung, dễ gây sự tranh chấp với người mà mang họa, nếu có Kình Dương lưu ở Mệnh hoặc gặp ở Hạn thì khó tránh khỏi cái họa đao kiếm.

Nữ Nhân có Lưu Hà ở Mệnh thì tối kỵ, vì sợ sẽ gặp Sản ách, Huyết quang. Lúc mang thai, khi sinh nở dễ băng huyết, sa xẩy. Nếu không được các Cát tinh hóa giải thì phải hết sức đề phòng.

Vì thế mà khi luận về LƯU HÀ, cổ nhân có câu:

Nam đới lưu hà đao hạ quỷ,

Nữ đới lưu hà sản trung vong

(Nam mà có Lưu hà dễ chết vì đao kiếm, Nữ có lưu hà dễ vong mạng khi sinh nở).

Về cách An sao Lưu Hà thì dựa và hàng CAN của niên sinh để tìm cung vị ĐỊA CHI có Lưu Hà. Tuy nhiên, đa phần các tài liệu Tử vi được viết và dịch thì đều có sự nhầm lẫn ở 2 tuổi ĐINH và tuổi CANH.

Như công thức an Lưu Hà hiện nay thì:

Tuổi Giáp Lưu Hà an tại Dậu

Ất —————– Tuất

Bính —————– Mùi

Đinh —————– Thìn

Mậu —————– Tỵ

Kỷ —————– Ngọ

Canh —————– Thân

Tân —————– Mão

Nhâm —————– Hợi

Quý —————– Dần

Trong các tài liệu về thần sát, thì cách an Lưu Hà theo khẩu quyết:

GIÁP – KÊ, ẤT – KHUYỂN, BÍNH – DƯƠNG gia

ĐINH thị HẦU hương, MẬU kiến XÀ

KỶ – MÃ, CANH – LONG, TÂN trục THỎ

NHÂM – TRƯ, QUÝ – HỔ thị LƯU HÀ

So sánh thì thấy 2 tuổi Đinh và Canh có sự nhầm, Tuổi ĐINH thì Lưu Hà ở THÂN mà không ở THÌN như cách an hiện nay, tuổi CANH thì Lưu Hà ở THÌN mà không phải ở THÂN. Chỗ này cũng cần phải hiệu chỉnh lại cho đúng.

(Tác giả: Nguyễn Trọng Tuệ)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Bạn đang xem: SAO LƯU HÀ TRONG TỬ VI

Xem thêm SAO LƯU HÀ TRONG TỬ VI

Sao Lưu Hà trong tử vi là một tiểu tinh cấp thấp, thường người xem tử vi ít khi ngó đến nó, chỉ khi thấy nó xuất hiện trong một vài cách cục thì nói vài câu cho thêm phần sinh động, chứ tuyệt đối không phải là đối tượng được người ta chú trọng. Trên thực tế, sự nhìn nhận về sao Lưu hà trong Tử vi có nhiều điều chưa minh bạch.

Trước hết, về tên sao Lưu Hà, tiếng Hán là 流霞, trong đó 流 = chảy, trôi nổi. 霞 = ráng chiều (diễn tả cái đám mây hắt ánh sáng đỏ thẫm lúc hoàng hôn). Chữ LƯU HÀ mang hàm nghĩa là Máu Chảy

Trong các tài liệu tử vi tiếng Việt bị nhầm chữ Hà này thành chữ 河 = dòng sông. Cho nên mới dịch nghĩa Lưu hà thành “Dòng sông chảy”. Và cũng vì thế mà một số nhà Tử vi đã gán cho cái cách “Thanh Long – Lưu Hà” là rồng xanh vẫy vùng trên sông – ý chỉ về cái cảnh quan vận hanh thông, thỏa chí vẫy vùng. Nhưng thực sự thì Thanh Long và Lưu Hà chẳng có gì ăn nhập với nhau cả.

Trong hệ thống Thần sát của các môn huyền học, thì Lưu Hà còn có tên là HUYẾT SÁT HUNG THẦN, là một hung tinh, chủ về thương tích chảy máu. Vì như đã dẫn ở trên: Hai chữ LƯU HÀ là hàm ý diễn tả sự chảy máu.

Trong Tử vi, nếu gặp Lưu Hà ở Mệnh – Thân hoặc Tật ách mà không có Cát tinh mạnh mẽ hóa giải, thì trong cuộc đời ắt sẽ khó tránh khỏi cái sự tai nạn dẫn đến thương tích đổ máu, có chăng chỉ là nặng nhẹ mà thôi. Nếu Lưu Hà nhập vào Hạn thì rất dễ tác họa, cần phải xem xét cho đúng, vì Lưu Hà là một Hung tinh, cho dù thế nào nó cũng không thể mang lại sự hanh thông theo kiểu suy diễn “Thanh long Lưu Hà = rồng xanh vẫy vùng trêm sông” được.

Sao Lưu Hà rất nhạy bén khi gặp các Hung tinh có tính sát cao như Kình-Đà, Không-Kiếp, Hỏa-Linh, Kiếp Sát…. Khi đó, sát khí sẽ cộng hưởng mà tăng lên gấp bội. Nếu nhẹ thì cũng thương tích đổ máu, mà nặng thì có khi vong mạng.

Nam nhân có Lưu Hà nhập Mệnh, thì tiềm ẩn tính hung, dễ gây sự tranh chấp với người mà mang họa, nếu có Kình Dương lưu ở Mệnh hoặc gặp ở Hạn thì khó tránh khỏi cái họa đao kiếm.

Nữ Nhân có Lưu Hà ở Mệnh thì tối kỵ, vì sợ sẽ gặp Sản ách, Huyết quang. Lúc mang thai, khi sinh nở dễ băng huyết, sa xẩy. Nếu không được các Cát tinh hóa giải thì phải hết sức đề phòng.

Vì thế mà khi luận về LƯU HÀ, cổ nhân có câu:

Nam đới lưu hà đao hạ quỷ,

Nữ đới lưu hà sản trung vong

(Nam mà có Lưu hà dễ chết vì đao kiếm, Nữ có lưu hà dễ vong mạng khi sinh nở).

Về cách An sao Lưu Hà thì dựa và hàng CAN của niên sinh để tìm cung vị ĐỊA CHI có Lưu Hà. Tuy nhiên, đa phần các tài liệu Tử vi được viết và dịch thì đều có sự nhầm lẫn ở 2 tuổi ĐINH và tuổi CANH.

Như công thức an Lưu Hà hiện nay thì:

Tuổi Giáp Lưu Hà an tại Dậu

Ất —————– Tuất

Bính —————– Mùi

Đinh —————– Thìn

Mậu —————– Tỵ

Kỷ —————– Ngọ

Canh —————– Thân

Tân —————– Mão

Nhâm —————– Hợi

Quý —————– Dần

Trong các tài liệu về thần sát, thì cách an Lưu Hà theo khẩu quyết:

GIÁP – KÊ, ẤT – KHUYỂN, BÍNH – DƯƠNG gia

ĐINH thị HẦU hương, MẬU kiến XÀ

KỶ – MÃ, CANH – LONG, TÂN trục THỎ

NHÂM – TRƯ, QUÝ – HỔ thị LƯU HÀ

So sánh thì thấy 2 tuổi Đinh và Canh có sự nhầm, Tuổi ĐINH thì Lưu Hà ở THÂN mà không ở THÌN như cách an hiện nay, tuổi CANH thì Lưu Hà ở THÌN mà không phải ở THÂN. Chỗ này cũng cần phải hiệu chỉnh lại cho đúng.

(Tác giả: Nguyễn Trọng Tuệ)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button