Tử vi

Sao Tham Lang

I. Tham lang tổng luận

Tham lang là sao thứ nhất của Bắc Đẩu, trong ngũ hành thuộc dương Mộc, khí của nó thuộc Thủy. Trong Đẩu Số, Tham lang là sao ham muốn vật chất, đồng thời cũng chủ theo đuổi ham muốn dục tình, do đó hóa khí làm “đào hoa”.

Luận đoán về Tham lang, phải xem cấu tạo tinh hệ của nó thiên nặng về ham muốn vật chất, hay thiên nặng về ham muốn dục tình, để làm sự đánh giá toàn thể, mà không thể gọi chung chung là”đào hoa”.

Hệ “Sát Phá Tham” là then chốt của”biến hóa thay đổi”, nên Tham lang cũng chủ về “biến hóa thay đổi”, động cơ”biến hóa thay đổi” của Tham lang xuất phát từ sự theo đuổi ham muốn vật chất, hay theo đuổi ham muốn dục tình.

Bạn đang xem: Sao Tham Lang

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo không được tốt, thì lòng ham muốn vật chất tăng nặng, có thể dùng câu nói “quá đáng” để hình dung. Mệnh cách thường thường vì tư lợi bản thân mà dễ dàng thay đổi quan hệ giao tế, cho đến thích trang điểm cho mình.

Cổ nhân nói “Tính của nó thì quyền biến, nhiều mưu kế, hay thừa nước đục thả câu, yêu cái ác một cách bất định, gian trá gạt người” (Chủ kỳ tính tắc cơ quan, tất đa kế giảo, tùy ba trục lãng, ái ác vô định, gian trá man nhân). Đây là nói về bản chất động cơ “biến hóa thay đổi” của Tham lang, hoàn toàn khác với sự”biến hóa thay đổi” của Thất sát và Phá quân.

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo tốt, chủ về người “biến hóa thay đổi” một cách tích cực, thậm chí có thể nhìn thấy đó là biểu hiện của tài nghệ. Sự “biến hóa thay đổi” của Tham lang lúc này chẳng phải là “quá đáng”, mà là thủ pháp khéo ăn khéo ở, tác động trong vô hình, khiến có lợi cho bản thân; hoặc đây là sự “biến hóa thay đổi” nhằm phát huy tài nghệ, khiến bản thân được người ta hoan nghênh.

Cấu tạo tinh hệ Tham lang trong tình huống “hội sao”như thế nào thì chủ về ham muốn vật chất? trong tình huống “hội sao” như thế nào thì chủ về ham muốn tình dục?

Tham lang ở bốn cung Vượng, tức bốn cung độ Tý Ngọ Mão Dậu, có cấu tạo tinh hệ ham muốn vật chất rất nặng. Nhưng phải là người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Mệnh ở Ngọ, người sinh năm Thân Tý Thìn có mệnh ở Tý, người sinh năm Hợi Mão Mùi có mệnh ở Mão, người sinh năm Tị Dậu Sửu có mệnh ở Dậu, vậy mới đúng, nếu không, thì lại là cách “đào hoa phạm chủ” là tổ hợp chủ về ham muốn tình dục.

Ở bốn cung vượng này, hoặc Tham lang độc tọa đối nhau với Tử vi, hoặc hợp thành hệ “Tử vi Tham lang” đồng độ. Cổ nhân nói “Tham lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột” (Tham lang cư vượng, chung thân thử thiết),”Tham lang và Tử vi đồng cung, nếu không có kềm chế, là người vô ích” (Tham lang Tử vi đồng cung, như vô chế thị vi vô ích chi nhân), tức là nói ham muốn vật chất quá nặng, nói “chế” là ám chỉ”bách quan triều củng”.

Tham lang và Vũ khúc đồng cung hoặc đối củng, cũng thiên nặng về ham muốn vật chất. Cổ nhân nói”Tham lang và Vũ khúc đồng cung, là người xu nịnh gian tham, tự tư tự lợi” (Tham lang Vũ khúc đồng cung, vi nhân sưu nịnh gian tham, tự tư tự lợi). Nếu có Lộc tồn đồng độ, thì làm mạnh thêm tính tự tư ích kỷ của Tham lang, nếu Tham lang Hóa Lộc thì ham muốn vật chất càng nặng, cần phải có Hỏa tinh hoặc Linh tinh chế hóa, thì tài năng của Tham lang mới hiển lộ được, nếu không, chỉ là chìm đắm trong ham muốn vật chất.

Hệ “Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở Tị hoặc ở Hợi, về cơ bản đây là cấu tạo chủ về ham muốn dục tình, gặp các sao đào hoa hội hợp, từ ham muốn biến thành hành động cụ thể về dục tình, nhu cầu nhục dục rất cao. Cổ nhân nói”Liêm trinh và Tham lang đồng cung, nam thì phóng đãng, nữ thì tham dâm, vì tửu sắc mà chôn thân” (Liêm trinh Tham lang đồng cung, nam lãng đãng, nữ tham dâm, tửu sắc táng thân), “Tham lang và Liêm trinh cùng ở Tị hoặc Hợi, đã không trong sạch mà còn bị hình khắc” (Tham lang Liêm trinh đồng Tị Hợi, bất thuần khiết thả tao hình).

Phàm, Tham lang thủ mệnh, bất kể là độc tọa hay có sao khác đồng độ, mà có Kình dương, Đà la cùng đến, hoặc giao hội ở tam phương, cũng chủ về ham muốn dục tình của nó nặng thêm, trường hợp có Hỏa tinh, Linh tinh cùng đến hoặc giao hội ở tam phương là kế đó. Cổ nhân nói “Tham lang mà thêm sát tinh đồng cung, nữ thì trộm điểm trang còn nam thì trộm như chuột” (Tham lang gia sát đồng hương, nữ thâu hương nhi nam thử thiết), “Kình dương và Đà la giao nhau với nó, ắt làm quỷ phong lưu” (Dương Đà giao tinh, tất tác phong lưu chi quỷ).

Phàm chế hóa Tham lang, phải gặp Thiên hình và sao Không.

Hiểu rõ những phân biệt này, mới biết được trong tình huống nào thì Tham lang ưa gặp các sao Hình Sát, và trong tình huống nào thì Tham lang không ưa gặp các sao Sát Hình; trong tình hình nào thì Tham lang ưa gặp sao Lộc, và trong tình hình nào thì Tham lang không ưa gặp sao Lộc.

Tham lang phân bố trong 12 cung, sẽ đồng độ hoặc đối nhau với ba sao Vũ khúc, Tử vi và Liêm trinh, cho nên ba sao này có mối quan hệ rất sâu sắc với Tham lang.

Ở Tý hoặc ở Ngọ, Tham lang độc tọa, đối củng với Tử vi, ở Mão hoặc ở Dậu thì Tham lang đồng độ với Tử vi. Cho nên ở bốn cung vượng Tý Ngọ Mão Dậu đều cấu tạo thành hệ “Tử vi Tham lang”.

Ở Thìn hoặc ở Tuất, Tham lang độc tọa, đối củng với Vũ khúc, ở Sửu hoặc ở Mùi, thì Tham lang đồng độ với Vũ khúc. Cho nên, ở bốn cung “mộ” Thìn Tuất Sửu Mùi đều cấu tạo thành hệ “Tham lang Vũ khúc”.

Ở Dần hoặc ở Thân, Tham lang độc tọa, đối củng với Liêm trinh, ở Tị hoặc ở Hợi thì Tham lang đồng độ với Liêm trinh. Cho nên, ở bốn cung “sinh” Dần Thân Tị Hợi được cấu tạo thành hệ “Tham lang Liêm trinh”.

Trong Đẩu Số, có hai cách rất nổi tiếng là “Hỏa Tham” và “Linh Tham”, chủ về phát đạt rất nhanh (hoạch phát). Hai cách này thuộc hệ “Tham lang Vũ khúc” là tối cao, còn ở các cung khác là kế đó.

Ngoài ra còn có cách “Đào hoa phạm chủ”, trường hợp “Tham lang Tử vi” đồng độ là chính cách, còn trường hợp “Tham lang Tử vi” đối củng là kế đó.

Các cách này, trừ trường hợp “Tham lang tọa cung Vượng” chủ về ham muốn vật chất, các tình hình khác đều thuộc về ham muốn dục tình, thảy đều phải gặp Thiên hình và sao Không mới là cách “thanh bạch”.

Ngoài những tình huống trên, Tham lang còn có một số cấu tạo đặc thù, như:

– Tham lang ở Ngọ, gọi là “Mộc hỏa sáng thông nhau” (Mộc hỏa thông minh).

– Tham lang ở Thân, gọi là “Mộc bị Kim khống chế” (Mộc phùng Kim chế)

– Tham lang ở Tý có Kình dương đồng độ, hoặc ở Hợi có Đà la đồng độ, gọi là “Phiếm thủy đào hoa” (Phiếm thủy đào hoa).

– Tham lang ở Dần có Đà la đồng độ, hoặc hội với hệ “Thiên hình Kình dương”, gọi là “Cầm gậy phong lưu” (Phong lưu thái trượng).

Nói về tính ưa ghét, Tham lang rất ghét Văn xương, Văn khúc. Bởi vì bản thân Tham lang đã thông minh tài trí, nếu gặp thêm Văn xương Văn khúc, thì biến thành tính không thiết thực, sốc nổi bốc đồng, Tham lang không ưa Hóa Kị cũng vì lý do này, cổ nhân nói “Có Văn xương Văn khúc đồng độ, ắt nhiều giả mà ít thực” (Xương Khúc đồng độ, tất đa hư nhi thiểu thực), thậm chí nói “Văn xương và Tham lang ở mệnh, thân tan xương nát” (Xương Tham cư mệnh, phấn thân toát cốt).

Phàm luận đoán về sao Tham lang thủ mệnh, cần đồng thời xem kèm cung Thân. Tham lang thủ cung Mệnh còn Thất sát thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; hoặc giả Tham lang thủ cung Mệnh còn Phá quân thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; Thảy, đều có cấu tạo không cát tường, chủ về ưa thích riệu chè cờ bạc trai gái, hoặc hiếu sắc, đều là tổ hợp tinh hệ có cấu tạo thiên nặng về ham muốn dục tình lẫn ham muốn vật chất. Nếu không gặp các sao Không, sao Hình, mà lại gặp Văn xương Văn khúc, thì tình hình càng đúng.

II. Tham lang biệt luận

1. Sáu cách cục Tham Lang thủ mệnh

Tham Lang ở 12 cung, có quan hệ rất mật thiết với ba sao Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh. Tình hình phân phối nó như sau:

– Tham Lang ở cung Ngọ là độc tọa, đối nhau với Tử Vi.

– Tham Lang ở hai cung Dần hoặc Thân cũng độc tọa, nhưng đối nhau với Liêm Trinh.

– Tham Lang ở hai cung Thìn hoặc Tuất cũng độc tọa, nhưng đối nhau với Vũ Khúc.

– Tham Lang ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đồng cung với Vũ Khúc.

– Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, đồng cung với Tử Vi.

– Tham Lang ở hai cung Tị hoặc Hợi, đồng cung với Liêm Trinh.

Trong đó, Tham Lang đồng cung với Tử Vi có tính chất rất xấu, không cát tường. Cổ nhân gọi là “Đào hoa phạm chủ”, còn nói “Đào hoa phạm chủ là rất dâm”. Nhung tính chất này phải có một điều kiện tiên quyết, đó là trong đồng cung còn có sao đào hoa khác, như Hồng loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Đại Hao. Nếu không có sao đào hoa, mà gặp sao cát, hoặc được Tả Phụ và Văn Xương, Hữu Bật và Văn Khúc giâp cung kềm chế, thì trái lại, sẽ thành là một cách cục đặc thù, chủ về là người đa tài đa nghệ, giỏi giao tế, có chủ kiến.

Tham Lang ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đồng cung với Vũ Khúc, cổ nhân cho rằng “là người xu nịnh, gian tham”; hoặc “Tham Lang, Vũ Khúc đồng cung, nghèo trước, giàu sau”; đối với kết cấu này cổ nhân cũng không đánh giá cao. Hai sao này, một là sao “tiền tài”, một là sao “phong hoa tuyết nguyệt”, ở xã hội cổ đại người ta không ưa “tiền tài đi chung với đào hoa”, khác với xã hội hiện đại. Theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi, do Tham Lang còn có tính chất đầu cơ, cờ bạc; nên người có “Vũ Khúc, Tham Lang thủ mệnh” thường có thể phát lên một cách nhanh chóng, nhưng sau khi phát lên một cách nhanh chóng cũng dễ suy sụp nhanh chóng, vì vậy sau khi phát lên thì nên lập tức chuyển nghề.

Tham Lang đồng cung với Liêm Trinh, là hai sao đào hoa gặp nhau, cho nên cổ nhân cho rằng “nam thì phóng đãng, nữ thì đa dâm, vì tửu sắc mà mất mạng”. Nhưng ở xã hội hiện đại thì lại khác, chỉ cần không gặp thêm sao đào hoa khác thì trái lại, sẽ chủ về là người có phẩm chất nghệ thuật đặc biệt. Vưong Đình Chi kể, ông đã từng gặp một nhà thiết kế thời trang, và một âm nhạc gia có kết cấu cung mệnh như trên.

Trong ba nhóm sao đối nhau, cách cục Tham Lang đối nhau với Tử Vi là xấu nhất, nhưng mệnh tạo trước sau vẫn có thể nhậm chức cao. Tham Lang đối nhau với Vũ Khúc, có thể là nhân tài về kĩ thuật, bác sĩ khoa phụ sản, thầy thuốc. Tham Lang đối nhau với Liêm Trinh, có thể là nhân tài trong lãnh vực giao tế, quan hệ công cộng, cũng có thể là nhân viên khoa học kĩ thuật; chủ yếu là phải xem các sao hội hợp để định.

2. Nữ mệnh “Tham Lang”

Cổ nhân nói “Thất Sát thú cung thân là yếu mạng, Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ.” Phụ nữ mà đọc đến câu này chắc không khỏi giật mình, đặc biệt là các thiếu nữ có gia cảnh không được tốt, sẽ dễ trụy lạc phong trần vì cho rằng đó là số mạng của mình!

Thực ra, Tử Vi Đẩu Số tuyệt đối không phải là “túc mệnh luận”, mà chỉ là một môn thuật số dự đoán khuynh hướng và xu thế của mệnh vận, nó chỉ có thể căn cứ vào tính chất của tinh hệ để luận đoán tính cách của mệnh tạo và dự đoán có thể sẽ gặp phải những hoàn cảnh nào, chớ không phải là “trời đã định bạn như vậy… như vậy…

Do môn thuật số này đúng là có thể dự đoán một số tiểu tiết khiến người ta phải kinh ngạc. Nhưng liên quan đến cảnh ngộ của đời người là đại sự, nỗ lực hậu thiên của con người có ảnh hưởng rất lớn đến mệnh vận. Cho nên nêu chỉ vì câu nói “Thất Sát thủ cung thân là yểu mạng, Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ.” mà sống buông xuôi, không chịu nỗ lực thì quá mê tín thuật số và quan niệm quá đơn giản về Tử Vi Đầu Số.

Nữ mệnh Tham Lang, đặc điểm lớn nhất là dễ có thị hiếu, mà còn chìm đắm trong đó; những thị hiếu này lại thiên về cầm kì thi tửu, phong hoa tuyết nguyệt. Ngoài ra, nữ mệnh Tham Lang còn rất thích tính thần bí. Dung hợp toàn bộ những tính chất vừa kể thì hoàn toàn giống như “nữ đạo sĩ” đời Tống. “Nữ đạo sĩ” đời Tống là một hình thức xướng kĩ cao cấp, có lẽ Tử Vi Đẩu Số đã phát triển vào đời Tống nên có thuyết “Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ”.

Ngày nay luận đoán Đẩu Số, nếu vẫn khư khư chiếu theo thuyết của hơn một ngàn năm trước thì rõ ràng là có hại cho người ta. Theo Vương Đình Chi, nữ mệnh Tham Lang cũng có thể sống cực kì thanh bạch, có sinh hoạt gia đình bình thường. Ông kể, có một bà hiệu hưởng trường trung học có mệnh cách này, bà rất tín ngưỡng tôn giáo, Vương Đình Chi dựa vào tạp diệu để phối hợp luận đoán, nói bà dã từng thầm yêu một người đàn ông đã có vợ, bà thừa nhận. Nữ mệnh “Tham Lang” chỉ có vậy mà thôi!

3. Tham Lang ở cung vượng, không phải là “đạo tặc”

Vương Đình Chi kể, một người bạn của ông đi xem Tử Vi cho đứa con trai, vị thuật gia nọ căn cứ câu cổ quyết nói “Tham Lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột”, đã luận đoán đứa bé sẽ làm đạo tặc. Lại khéo trùng họp, trước lúc đi đoán mệnh, đứa bé tình cờ nhặt được một cây bút bi mang về nhà, sau khi đoán mệnh xong trở về thì mẹ của đứa bé cứ khư khư coi nó là đứa ăn cắp.

Vương Đình chỉ thấy khó chịu, bèn cố ý lộ chút tài, căn cứ mệnh bàn của đứa bé mà nói ra một hai chuyện nhỏ, như ngày đó… tháng đó… có thể té bị thương, v.v… để lấy lòng tín của mẹ đứa bé trước, sau đó mới giải thích cho bà nghe. Hễ Tham Lang thủ mệnh ở cung vượng, mệnh tạo ắt sẽ rất cố chấp, thích ăn kẹo thì nhất định phải ăn kẹo, dù có đổi tổ yến hay vi cá cũng không được. Cho nên nếu nuôi dạy hậu thiên không tốt, đứa bé lớn lên có thể phát triển dục vọng chiếm hữu thành rất mạnh. Cổ nhân nói “suốt đời trộm cắp như chuột”, là căn cứ vào đây để nói, do đó không thể dựa vào ca quyết của cổ nhân một cách đơn giản rồi lập tức “phán” là đạo tặc!

4. So sánh Tham Lang với Liêm Trinh

Hai chữ Tham Lang (con sói tham lam) khiến cho người ta sợ, thực ra không phải vậy, tên gọi này mục đích chỉ để đối nhau với “Liêm Trinh” (trinh liệt và liêm chính), một “liêm”, một “tham”, thành một cặp “sao đôi” quan trọng trong Đẩu Số.

Tham Lang là sao “đào hoa chính”, Liêm Trinh là sao “đào hoa thứ”, nhưng hai sao này có tính chất rất khác nhau. Về đại thê Liêm Trinh thiên về âm nhu, còn Tham Lang thiên về dương cương. Vì vậy đào hoa của Tham Lang là ham mê tửu sắc, rầm rầm rộ rộ; còn đào hoa của Liêm Trinh là ham mê thanh sắc, âm thầm lặng lẽ.

Cho nên người có Tham Lang thủ mệnh, gặp tai ách thì cũng gặp một cách đường đường chính chính. Cổ nhân nói “Tham Lang ở hai cung Tị hoặc Hợi, là hãm địa, không là đồ tể thì cũng bị hình phạt”; “Tham Lang ở cung Hợi, gặp Kình Dương, Đà La, gọi là Phiếm thủy đào hoa”(chú giải viết rằng: “nam nữ tham hoa mê tửu mà mất mạng.”); “Tham Lang, Vũ Khúc, Phá Quân gặp sao cát, chủ về vì mê luyến tửu sắc mà mất mạng”.

Không giống Liêm Trinh ở cung hãm, gặp sao ác, sẽ bị tai hại dị thường. Cổ nhân nói “Liêm Trinh, Vũ Khúc gặp nhau ở cung hãm, sợ sẽ bị cây đè rắn cắn”; “Liêm Trinh, Hỏa Tinh cùng ở cung lạc hãm, chủ về nhảy sông tự ải”; “Liêm Trinh, Phá Quân gặp Kình Dương ở cung thiên di, chủ về chết ở ngoài đường”.

Nhưng xin bạn đọc chú ý, những luận đoán trên cần có rất nhiều điều kiện.

Thông thường, Tham Lang ưa nhập miếu (bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Cổ nhân nói “Tham Lang nhập miếu có thể học theo chính đạo” (nhưng vẫn phong lưu); “Tham Lang nhập miếu chủ về sống thọ”. Nhưng lại rất ghét ở các cung vượng bình (bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu). Cổ nhân nói: “Tham Lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột”; “Tham Lang thủ mệnh ở các cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu, suốt đời không làm được gì”. Nhưng những thuyết này cũng cần có điều kiện tiên quyết, không thể luận đại khái.

Tham Lang không ưa lạc hãm, nhưng lại ưa gặp sao không, vì sẽ làm giảm bớt tính ham mê tửu sắc của nó; nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, thì có thể thành danh sĩ phong lưu. Đây là chỗ khác nhau giữa Tham Lang với Liêm Trinh. Tuy “Liêm Trinh gặp Văn Xương thì thích lễ nhạc”, nhưng nếu Liêm Trinh gặp sao không thì không thể giảm bớt tinh ham mê thanh sắc.

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sao Tham Lang

I. Tham lang tổng luận

Tham lang là sao thứ nhất của Bắc Đẩu, trong ngũ hành thuộc dương Mộc, khí của nó thuộc Thủy. Trong Đẩu Số, Tham lang là sao ham muốn vật chất, đồng thời cũng chủ theo đuổi ham muốn dục tình, do đó hóa khí làm “đào hoa”.

Luận đoán về Tham lang, phải xem cấu tạo tinh hệ của nó thiên nặng về ham muốn vật chất, hay thiên nặng về ham muốn dục tình, để làm sự đánh giá toàn thể, mà không thể gọi chung chung là”đào hoa”.

Hệ “Sát Phá Tham” là then chốt của”biến hóa thay đổi”, nên Tham lang cũng chủ về “biến hóa thay đổi”, động cơ”biến hóa thay đổi” của Tham lang xuất phát từ sự theo đuổi ham muốn vật chất, hay theo đuổi ham muốn dục tình.

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo không được tốt, thì lòng ham muốn vật chất tăng nặng, có thể dùng câu nói “quá đáng” để hình dung. Mệnh cách thường thường vì tư lợi bản thân mà dễ dàng thay đổi quan hệ giao tế, cho đến thích trang điểm cho mình.

Cổ nhân nói “Tính của nó thì quyền biến, nhiều mưu kế, hay thừa nước đục thả câu, yêu cái ác một cách bất định, gian trá gạt người” (Chủ kỳ tính tắc cơ quan, tất đa kế giảo, tùy ba trục lãng, ái ác vô định, gian trá man nhân). Đây là nói về bản chất động cơ “biến hóa thay đổi” của Tham lang, hoàn toàn khác với sự”biến hóa thay đổi” của Thất sát và Phá quân.

Khi tinh hệ Tham lang có cấu tạo tốt, chủ về người “biến hóa thay đổi” một cách tích cực, thậm chí có thể nhìn thấy đó là biểu hiện của tài nghệ. Sự “biến hóa thay đổi” của Tham lang lúc này chẳng phải là “quá đáng”, mà là thủ pháp khéo ăn khéo ở, tác động trong vô hình, khiến có lợi cho bản thân; hoặc đây là sự “biến hóa thay đổi” nhằm phát huy tài nghệ, khiến bản thân được người ta hoan nghênh.

Cấu tạo tinh hệ Tham lang trong tình huống “hội sao”như thế nào thì chủ về ham muốn vật chất? trong tình huống “hội sao” như thế nào thì chủ về ham muốn tình dục?

Tham lang ở bốn cung Vượng, tức bốn cung độ Tý Ngọ Mão Dậu, có cấu tạo tinh hệ ham muốn vật chất rất nặng. Nhưng phải là người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Mệnh ở Ngọ, người sinh năm Thân Tý Thìn có mệnh ở Tý, người sinh năm Hợi Mão Mùi có mệnh ở Mão, người sinh năm Tị Dậu Sửu có mệnh ở Dậu, vậy mới đúng, nếu không, thì lại là cách “đào hoa phạm chủ” là tổ hợp chủ về ham muốn tình dục.

Ở bốn cung vượng này, hoặc Tham lang độc tọa đối nhau với Tử vi, hoặc hợp thành hệ “Tử vi Tham lang” đồng độ. Cổ nhân nói “Tham lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột” (Tham lang cư vượng, chung thân thử thiết),”Tham lang và Tử vi đồng cung, nếu không có kềm chế, là người vô ích” (Tham lang Tử vi đồng cung, như vô chế thị vi vô ích chi nhân), tức là nói ham muốn vật chất quá nặng, nói “chế” là ám chỉ”bách quan triều củng”.

Tham lang và Vũ khúc đồng cung hoặc đối củng, cũng thiên nặng về ham muốn vật chất. Cổ nhân nói”Tham lang và Vũ khúc đồng cung, là người xu nịnh gian tham, tự tư tự lợi” (Tham lang Vũ khúc đồng cung, vi nhân sưu nịnh gian tham, tự tư tự lợi). Nếu có Lộc tồn đồng độ, thì làm mạnh thêm tính tự tư ích kỷ của Tham lang, nếu Tham lang Hóa Lộc thì ham muốn vật chất càng nặng, cần phải có Hỏa tinh hoặc Linh tinh chế hóa, thì tài năng của Tham lang mới hiển lộ được, nếu không, chỉ là chìm đắm trong ham muốn vật chất.

Hệ “Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở Tị hoặc ở Hợi, về cơ bản đây là cấu tạo chủ về ham muốn dục tình, gặp các sao đào hoa hội hợp, từ ham muốn biến thành hành động cụ thể về dục tình, nhu cầu nhục dục rất cao. Cổ nhân nói”Liêm trinh và Tham lang đồng cung, nam thì phóng đãng, nữ thì tham dâm, vì tửu sắc mà chôn thân” (Liêm trinh Tham lang đồng cung, nam lãng đãng, nữ tham dâm, tửu sắc táng thân), “Tham lang và Liêm trinh cùng ở Tị hoặc Hợi, đã không trong sạch mà còn bị hình khắc” (Tham lang Liêm trinh đồng Tị Hợi, bất thuần khiết thả tao hình).

Phàm, Tham lang thủ mệnh, bất kể là độc tọa hay có sao khác đồng độ, mà có Kình dương, Đà la cùng đến, hoặc giao hội ở tam phương, cũng chủ về ham muốn dục tình của nó nặng thêm, trường hợp có Hỏa tinh, Linh tinh cùng đến hoặc giao hội ở tam phương là kế đó. Cổ nhân nói “Tham lang mà thêm sát tinh đồng cung, nữ thì trộm điểm trang còn nam thì trộm như chuột” (Tham lang gia sát đồng hương, nữ thâu hương nhi nam thử thiết), “Kình dương và Đà la giao nhau với nó, ắt làm quỷ phong lưu” (Dương Đà giao tinh, tất tác phong lưu chi quỷ).

Phàm chế hóa Tham lang, phải gặp Thiên hình và sao Không.

Hiểu rõ những phân biệt này, mới biết được trong tình huống nào thì Tham lang ưa gặp các sao Hình Sát, và trong tình huống nào thì Tham lang không ưa gặp các sao Sát Hình; trong tình hình nào thì Tham lang ưa gặp sao Lộc, và trong tình hình nào thì Tham lang không ưa gặp sao Lộc.

Tham lang phân bố trong 12 cung, sẽ đồng độ hoặc đối nhau với ba sao Vũ khúc, Tử vi và Liêm trinh, cho nên ba sao này có mối quan hệ rất sâu sắc với Tham lang.

Ở Tý hoặc ở Ngọ, Tham lang độc tọa, đối củng với Tử vi, ở Mão hoặc ở Dậu thì Tham lang đồng độ với Tử vi. Cho nên ở bốn cung vượng Tý Ngọ Mão Dậu đều cấu tạo thành hệ “Tử vi Tham lang”.

Ở Thìn hoặc ở Tuất, Tham lang độc tọa, đối củng với Vũ khúc, ở Sửu hoặc ở Mùi, thì Tham lang đồng độ với Vũ khúc. Cho nên, ở bốn cung “mộ” Thìn Tuất Sửu Mùi đều cấu tạo thành hệ “Tham lang Vũ khúc”.

Ở Dần hoặc ở Thân, Tham lang độc tọa, đối củng với Liêm trinh, ở Tị hoặc ở Hợi thì Tham lang đồng độ với Liêm trinh. Cho nên, ở bốn cung “sinh” Dần Thân Tị Hợi được cấu tạo thành hệ “Tham lang Liêm trinh”.

Trong Đẩu Số, có hai cách rất nổi tiếng là “Hỏa Tham” và “Linh Tham”, chủ về phát đạt rất nhanh (hoạch phát). Hai cách này thuộc hệ “Tham lang Vũ khúc” là tối cao, còn ở các cung khác là kế đó.

Ngoài ra còn có cách “Đào hoa phạm chủ”, trường hợp “Tham lang Tử vi” đồng độ là chính cách, còn trường hợp “Tham lang Tử vi” đối củng là kế đó.

Các cách này, trừ trường hợp “Tham lang tọa cung Vượng” chủ về ham muốn vật chất, các tình hình khác đều thuộc về ham muốn dục tình, thảy đều phải gặp Thiên hình và sao Không mới là cách “thanh bạch”.

Ngoài những tình huống trên, Tham lang còn có một số cấu tạo đặc thù, như:

– Tham lang ở Ngọ, gọi là “Mộc hỏa sáng thông nhau” (Mộc hỏa thông minh).

– Tham lang ở Thân, gọi là “Mộc bị Kim khống chế” (Mộc phùng Kim chế)

– Tham lang ở Tý có Kình dương đồng độ, hoặc ở Hợi có Đà la đồng độ, gọi là “Phiếm thủy đào hoa” (Phiếm thủy đào hoa).

– Tham lang ở Dần có Đà la đồng độ, hoặc hội với hệ “Thiên hình Kình dương”, gọi là “Cầm gậy phong lưu” (Phong lưu thái trượng).

Nói về tính ưa ghét, Tham lang rất ghét Văn xương, Văn khúc. Bởi vì bản thân Tham lang đã thông minh tài trí, nếu gặp thêm Văn xương Văn khúc, thì biến thành tính không thiết thực, sốc nổi bốc đồng, Tham lang không ưa Hóa Kị cũng vì lý do này, cổ nhân nói “Có Văn xương Văn khúc đồng độ, ắt nhiều giả mà ít thực” (Xương Khúc đồng độ, tất đa hư nhi thiểu thực), thậm chí nói “Văn xương và Tham lang ở mệnh, thân tan xương nát” (Xương Tham cư mệnh, phấn thân toát cốt).

Phàm luận đoán về sao Tham lang thủ mệnh, cần đồng thời xem kèm cung Thân. Tham lang thủ cung Mệnh còn Thất sát thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; hoặc giả Tham lang thủ cung Mệnh còn Phá quân thủ cung Thân, đồng thời hội Sát tinh; Thảy, đều có cấu tạo không cát tường, chủ về ưa thích riệu chè cờ bạc trai gái, hoặc hiếu sắc, đều là tổ hợp tinh hệ có cấu tạo thiên nặng về ham muốn dục tình lẫn ham muốn vật chất. Nếu không gặp các sao Không, sao Hình, mà lại gặp Văn xương Văn khúc, thì tình hình càng đúng.

II. Tham lang biệt luận

1. Sáu cách cục Tham Lang thủ mệnh

Tham Lang ở 12 cung, có quan hệ rất mật thiết với ba sao Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh. Tình hình phân phối nó như sau:

– Tham Lang ở cung Ngọ là độc tọa, đối nhau với Tử Vi.

– Tham Lang ở hai cung Dần hoặc Thân cũng độc tọa, nhưng đối nhau với Liêm Trinh.

– Tham Lang ở hai cung Thìn hoặc Tuất cũng độc tọa, nhưng đối nhau với Vũ Khúc.

– Tham Lang ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đồng cung với Vũ Khúc.

– Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, đồng cung với Tử Vi.

– Tham Lang ở hai cung Tị hoặc Hợi, đồng cung với Liêm Trinh.

Trong đó, Tham Lang đồng cung với Tử Vi có tính chất rất xấu, không cát tường. Cổ nhân gọi là “Đào hoa phạm chủ”, còn nói “Đào hoa phạm chủ là rất dâm”. Nhung tính chất này phải có một điều kiện tiên quyết, đó là trong đồng cung còn có sao đào hoa khác, như Hồng loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Đại Hao. Nếu không có sao đào hoa, mà gặp sao cát, hoặc được Tả Phụ và Văn Xương, Hữu Bật và Văn Khúc giâp cung kềm chế, thì trái lại, sẽ thành là một cách cục đặc thù, chủ về là người đa tài đa nghệ, giỏi giao tế, có chủ kiến.

Tham Lang ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đồng cung với Vũ Khúc, cổ nhân cho rằng “là người xu nịnh, gian tham”; hoặc “Tham Lang, Vũ Khúc đồng cung, nghèo trước, giàu sau”; đối với kết cấu này cổ nhân cũng không đánh giá cao. Hai sao này, một là sao “tiền tài”, một là sao “phong hoa tuyết nguyệt”, ở xã hội cổ đại người ta không ưa “tiền tài đi chung với đào hoa”, khác với xã hội hiện đại. Theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi, do Tham Lang còn có tính chất đầu cơ, cờ bạc; nên người có “Vũ Khúc, Tham Lang thủ mệnh” thường có thể phát lên một cách nhanh chóng, nhưng sau khi phát lên một cách nhanh chóng cũng dễ suy sụp nhanh chóng, vì vậy sau khi phát lên thì nên lập tức chuyển nghề.

Tham Lang đồng cung với Liêm Trinh, là hai sao đào hoa gặp nhau, cho nên cổ nhân cho rằng “nam thì phóng đãng, nữ thì đa dâm, vì tửu sắc mà mất mạng”. Nhưng ở xã hội hiện đại thì lại khác, chỉ cần không gặp thêm sao đào hoa khác thì trái lại, sẽ chủ về là người có phẩm chất nghệ thuật đặc biệt. Vưong Đình Chi kể, ông đã từng gặp một nhà thiết kế thời trang, và một âm nhạc gia có kết cấu cung mệnh như trên.

Trong ba nhóm sao đối nhau, cách cục Tham Lang đối nhau với Tử Vi là xấu nhất, nhưng mệnh tạo trước sau vẫn có thể nhậm chức cao. Tham Lang đối nhau với Vũ Khúc, có thể là nhân tài về kĩ thuật, bác sĩ khoa phụ sản, thầy thuốc. Tham Lang đối nhau với Liêm Trinh, có thể là nhân tài trong lãnh vực giao tế, quan hệ công cộng, cũng có thể là nhân viên khoa học kĩ thuật; chủ yếu là phải xem các sao hội hợp để định.

2. Nữ mệnh “Tham Lang”

Cổ nhân nói “Thất Sát thú cung thân là yếu mạng, Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ.” Phụ nữ mà đọc đến câu này chắc không khỏi giật mình, đặc biệt là các thiếu nữ có gia cảnh không được tốt, sẽ dễ trụy lạc phong trần vì cho rằng đó là số mạng của mình!

Thực ra, Tử Vi Đẩu Số tuyệt đối không phải là “túc mệnh luận”, mà chỉ là một môn thuật số dự đoán khuynh hướng và xu thế của mệnh vận, nó chỉ có thể căn cứ vào tính chất của tinh hệ để luận đoán tính cách của mệnh tạo và dự đoán có thể sẽ gặp phải những hoàn cảnh nào, chớ không phải là “trời đã định bạn như vậy… như vậy…

Do môn thuật số này đúng là có thể dự đoán một số tiểu tiết khiến người ta phải kinh ngạc. Nhưng liên quan đến cảnh ngộ của đời người là đại sự, nỗ lực hậu thiên của con người có ảnh hưởng rất lớn đến mệnh vận. Cho nên nêu chỉ vì câu nói “Thất Sát thủ cung thân là yểu mạng, Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ.” mà sống buông xuôi, không chịu nỗ lực thì quá mê tín thuật số và quan niệm quá đơn giản về Tử Vi Đầu Số.

Nữ mệnh Tham Lang, đặc điểm lớn nhất là dễ có thị hiếu, mà còn chìm đắm trong đó; những thị hiếu này lại thiên về cầm kì thi tửu, phong hoa tuyết nguyệt. Ngoài ra, nữ mệnh Tham Lang còn rất thích tính thần bí. Dung hợp toàn bộ những tính chất vừa kể thì hoàn toàn giống như “nữ đạo sĩ” đời Tống. “Nữ đạo sĩ” đời Tống là một hình thức xướng kĩ cao cấp, có lẽ Tử Vi Đẩu Số đã phát triển vào đời Tống nên có thuyết “Tham Lang nhập mệnh ắt sẽ là xướng kĩ”.

Ngày nay luận đoán Đẩu Số, nếu vẫn khư khư chiếu theo thuyết của hơn một ngàn năm trước thì rõ ràng là có hại cho người ta. Theo Vương Đình Chi, nữ mệnh Tham Lang cũng có thể sống cực kì thanh bạch, có sinh hoạt gia đình bình thường. Ông kể, có một bà hiệu hưởng trường trung học có mệnh cách này, bà rất tín ngưỡng tôn giáo, Vương Đình Chi dựa vào tạp diệu để phối hợp luận đoán, nói bà dã từng thầm yêu một người đàn ông đã có vợ, bà thừa nhận. Nữ mệnh “Tham Lang” chỉ có vậy mà thôi!

3. Tham Lang ở cung vượng, không phải là “đạo tặc”

Vương Đình Chi kể, một người bạn của ông đi xem Tử Vi cho đứa con trai, vị thuật gia nọ căn cứ câu cổ quyết nói “Tham Lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột”, đã luận đoán đứa bé sẽ làm đạo tặc. Lại khéo trùng họp, trước lúc đi đoán mệnh, đứa bé tình cờ nhặt được một cây bút bi mang về nhà, sau khi đoán mệnh xong trở về thì mẹ của đứa bé cứ khư khư coi nó là đứa ăn cắp.

Vương Đình chỉ thấy khó chịu, bèn cố ý lộ chút tài, căn cứ mệnh bàn của đứa bé mà nói ra một hai chuyện nhỏ, như ngày đó… tháng đó… có thể té bị thương, v.v… để lấy lòng tín của mẹ đứa bé trước, sau đó mới giải thích cho bà nghe. Hễ Tham Lang thủ mệnh ở cung vượng, mệnh tạo ắt sẽ rất cố chấp, thích ăn kẹo thì nhất định phải ăn kẹo, dù có đổi tổ yến hay vi cá cũng không được. Cho nên nếu nuôi dạy hậu thiên không tốt, đứa bé lớn lên có thể phát triển dục vọng chiếm hữu thành rất mạnh. Cổ nhân nói “suốt đời trộm cắp như chuột”, là căn cứ vào đây để nói, do đó không thể dựa vào ca quyết của cổ nhân một cách đơn giản rồi lập tức “phán” là đạo tặc!

4. So sánh Tham Lang với Liêm Trinh

Hai chữ Tham Lang (con sói tham lam) khiến cho người ta sợ, thực ra không phải vậy, tên gọi này mục đích chỉ để đối nhau với “Liêm Trinh” (trinh liệt và liêm chính), một “liêm”, một “tham”, thành một cặp “sao đôi” quan trọng trong Đẩu Số.

Tham Lang là sao “đào hoa chính”, Liêm Trinh là sao “đào hoa thứ”, nhưng hai sao này có tính chất rất khác nhau. Về đại thê Liêm Trinh thiên về âm nhu, còn Tham Lang thiên về dương cương. Vì vậy đào hoa của Tham Lang là ham mê tửu sắc, rầm rầm rộ rộ; còn đào hoa của Liêm Trinh là ham mê thanh sắc, âm thầm lặng lẽ.

Cho nên người có Tham Lang thủ mệnh, gặp tai ách thì cũng gặp một cách đường đường chính chính. Cổ nhân nói “Tham Lang ở hai cung Tị hoặc Hợi, là hãm địa, không là đồ tể thì cũng bị hình phạt”; “Tham Lang ở cung Hợi, gặp Kình Dương, Đà La, gọi là Phiếm thủy đào hoa”(chú giải viết rằng: “nam nữ tham hoa mê tửu mà mất mạng.”); “Tham Lang, Vũ Khúc, Phá Quân gặp sao cát, chủ về vì mê luyến tửu sắc mà mất mạng”.

Không giống Liêm Trinh ở cung hãm, gặp sao ác, sẽ bị tai hại dị thường. Cổ nhân nói “Liêm Trinh, Vũ Khúc gặp nhau ở cung hãm, sợ sẽ bị cây đè rắn cắn”; “Liêm Trinh, Hỏa Tinh cùng ở cung lạc hãm, chủ về nhảy sông tự ải”; “Liêm Trinh, Phá Quân gặp Kình Dương ở cung thiên di, chủ về chết ở ngoài đường”.

Nhưng xin bạn đọc chú ý, những luận đoán trên cần có rất nhiều điều kiện.

Thông thường, Tham Lang ưa nhập miếu (bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Cổ nhân nói “Tham Lang nhập miếu có thể học theo chính đạo” (nhưng vẫn phong lưu); “Tham Lang nhập miếu chủ về sống thọ”. Nhưng lại rất ghét ở các cung vượng bình (bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu). Cổ nhân nói: “Tham Lang ở cung vượng, suốt đời trộm cắp như chuột”; “Tham Lang thủ mệnh ở các cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu, suốt đời không làm được gì”. Nhưng những thuyết này cũng cần có điều kiện tiên quyết, không thể luận đại khái.

Tham Lang không ưa lạc hãm, nhưng lại ưa gặp sao không, vì sẽ làm giảm bớt tính ham mê tửu sắc của nó; nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, thì có thể thành danh sĩ phong lưu. Đây là chỗ khác nhau giữa Tham Lang với Liêm Trinh. Tuy “Liêm Trinh gặp Văn Xương thì thích lễ nhạc”, nhưng nếu Liêm Trinh gặp sao không thì không thể giảm bớt tinh ham mê thanh sắc.

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button