Tử vi

Sao Thất Sát

I. Thất Sát tổng luận

Thất Sát là sao thứ năm của Nam Đẩu, thuộc âm kim. Thất Sát được coi là “tướng tinh” (sao tướng). Trong Đẩu Số có hai “tướng tinh” là Thất Sát và Phá Quân, hơn nữa, luôn luôn tương hội ở tam phương, hai bên làm mạnh thêm thanh thế của nhau.

Nhưng Thất Sát và Phá Quân lại có đặc tình khác nhau, người xưa ví Phá Quân là tướng tiên phong trong quân, còn Thất Sát là chủ soái trong quân. Cho nên so sánh hai tướng, Thất Sát thì khá lao tâm, Phá Quân thì khá lao lực. Nhưng Thất Sát có thể hành động một mình, còn Phá Quân thì vẫn còn có sự nể nang, cần phái nhận lệnh ở chủ soái.

Nhưng trong tình hình có Tử Vi đồng độ, “Tử Vi, Phá Quân” lại có xung đột quyền lực, bởi vì Tử Vi lấy tư cách tôn quý của đế tọa đế lâm trận, còn Phá Quân thì chịu sự điều khiển của Tử Vi nhưng lại đảm đương trọng trách tiên phong, nhiều lúc khó tránh xuất hiện tình huống công thủ tiến thoái bị mâu thuẫn. Thất Sát thì không như vậy, lúc “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ, Thất Sát nhận lệnh ở quân vương, quyền lực càng lớn, do đó có sự liêm khiết “hóa sát làm quyền”. Bản thân Thất Sát đã là đại tướng, cho nên chẳng xảy ra tình huống trở ngại và xung đột.

Bạn đang xem: Sao Thất Sát

Nhưng Thất Sát có tính cứng rắn và hình khắc, lại còn là sắc thái đặc biệt của nó. Do tính cứng rắn và hình khắc, nên không ưa Văn Xương, Văn Khúc, khí chất hai bên không hợp. Trừ phi là Tả Phụ, Hữu Bật, hoặc Thiên Khôi, Thiên Việt đồng thời hội hợp. Đặc biệt là lúc “Tử Vi, Thất Sát” đồng cung, có các sao phụ, tá cát “triều củng” Tử Vi, thì rất dễ trở thành là đại cách cục.

Cổ nhân nói: “Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng, chủ về có mưu lược. Gặp Tử Vi mà gặp thêm các sao cát, ắt là đại tướng.” (Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng, hữu mưu lược. Kiến Tử Vi gia kiến chư cát, tất vi đại tướng); còn nói: “Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng được Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc vây chiếu, chủ về nắm quyền sinh sát, phú quý hơn người.” (Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng đắc Tả Hữu Xương Khúc củng chiếu, chưởng sinh sát chi quyền, phú quý xuất chúng); tức là lí luận này.

Nếu Thất Sát mà gặp các sao sát, kị, hình, càng làm mạnh thêm tính cứng rắn và hình khắc của nó, do đó cũng làm mạnh thêm cảnh ngộ gian nan của đời người. Cổ nhân nói: “Thất Sát và Phá Quân, chuyên theo tai vạ của Kình Dương Linh Tinh.” (Sát Phá Quân, chuyên y, Dương Linh chi ngược.); “Thất Sát mà gặp tứ sát tinh, chủ về chết ở trận tiền.” (Thất Sát trùng phùng tứ sát, yêu đà hội khúc trận trung vong.)

Thậm chí lúc đại hạn và lưu niên gặp lưu sát tinh, cũng chủ về không cát tường. Cổ nhân nói: “Thất Sát và Lưu Dương gặp Quan Phù, chủ về xa quê hương.”    (Thất Sát Lưu Dương ngộ Quan Phù, li hương tao phối); còn nói: “Thất Sát đến cung thân hay cung mệnh, gặp lưu niên Kình Dương, Đà La, chủ về tai họa tổn thương.” (Thất Sát lâm thân mệnh, lưu niên Dương Đà, chủ tai thương.); còn nói: “Thất Sát gặp Kình Dương và Linh Tinh, có lưu niên Bạch Hổ, chủ về bị tai kiếp ở biên cương.” (Thất Sát Dương Linh, lưu niên Bạch Hổ, hình lục tai biến); kết cấu hung hiểm nhất là “Thất Sát thủ mệnh có Kình Dương của niên hạn chiếu, người sinh năm Ngọ an ở hai cung Mão hoặc Dậu, chủ về hung.” (Thất Sát thủ chiếu tuế hạn Kình Dương, Ngọ sinh nhân an Mão Dậu cung, chủ hung vong). Đây là nói “Kình Dương, Đà La trùng điệp.”

Phàm các thuyết liên quan đến việc gặp sát tinh đều cho rằng Thất Sát không nên gặp thêm tứ sát tinh và Địa Không, Địa Kiếp.

Cách cục Thất Sát nổi tiếng nhất là “Hùng tú kiền nguyên cách”, tức “Liêm Trinh, Thất Sát” đồng độ ở cung Mùi; hoặc Liêm Trinh ở cung Thân, Thất Sát ở cung Ngọ, hai cung chia ra, một là cung mệnh và một là cung thân, Cách cục này đã thuật ở trước.

Lúc Thất Sát độc tọa 6 cung Dần, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”, thì gọi là “Thát Sát ngưỡng đẩu”; nếu Thất Sát độc tọa ở cung Thân, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”, thì gọi là “Thất Sát triều đẩu”; chủ về cuộc đời gặp nhiều cơ hội, còn chủ về năng lực quản lí rất tốt. Nếu gặp cát hóa, và các sao cát, chủ về đại quý; nếu đồng thời gặp sát tinh, thì có thể làm nghề sản xuất, hoặc làm những nghề mà tài năng quản lí được phát huy.

Bất kể nhập cách hay không nhập cách, người có Thất Sát độc tọa thủ mệnh, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở; dù có chính diệu khác đồng độ, ắt cũng sẽ có một thời kì khốn khó. Nếu gặp sát tinh thì sóng gió, trắc trở, khốn khó càng nặng hơn. Cho nên cần phải hành động thiết thực để giữ vững hiện trạng, không nên đầu cơ may rủi.

Nếu gặp Tá Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Lộc Tồn, Hóa Lộc, thì chủ về cuộc đời sẽ được bạn bè trợ lực, có thể nhờ đó mà vượt qua ải khó.

Vì vậy, khi đánh giá tình huống cát hung của trường hợp Thất Sát tọa mệnh, cần phải chú ý tính cứng rắn và hình khắc của nó ở mức độ nào; nhất là nữ mệnh, quá cứng rắn và hình khắc ắt sẽ “hình phu khắc tử”, đời người khó tránh cô tịch.

Thất Sát tối kị Kình Dương, Đà La, cũng không ưa ở Tuyệt địa, hãm địa. Cổ nhân nói “Thất Sát mà đến đất Tuyệt, hội hợp với Kình Dương, Đà La, thì tuổi trời như Nhan Hồi.” (Sát lâm tuyệt địa, hội Dương Đà, thiên niên thiên tự Nhan Hồi); “Tuyệt địa” ở đây tức là vị trí của sao Tuyệt trong “Ngũ hành Trưởng Sinh thập nhị thần”. Thuyết này tuy nói quá nghiêm trọng, nhưng cũng chủ về cuộc đời gặp nhiều lo âu, nạn tai, bệnh tật.

Hơn nữa, kết cấu tinh hệ kiểu này có cách cục không cao, chỉ thích hợp theo ngành công nghệ, khoa học kĩ thuật hoặc những nghề chuyên nghiệp thông thường.

Cổ nhân nói: “Thất Sát hãm địa, chủ về nên dùng tay nghề khéo để mưu sinh.” (Thất Sát hãm địa, xảo nghệ mưu sinh). Lúc này lại nên gặp các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thiên Tài, có thể làm tăng thông minh tài trí trong nghề nghiệp.

Nếu gặp sát tinh, thì nên theo võ nghiệp, hoặc những nghề nghiệp có “sát khí”, tức chọn những nghề dính dáng đến kim loại, công cụ bén nhọn để mưu sinh.

Cổ nhân nói: “Thất Sát có Kình Dương, Đà La hội hợp mệnh cung, là mệnh đồ tể.” (Thất Sát Dương Đà hội sinh hương, đồ tể chi nhân.), là nói lí này.

Nhưng nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì có địa vị cao trong xã hội, có thể theo ngành phẫu thuật ngoại khoa hoặc lập nghiệp trong ngành cơ giới, khoa học kĩ thuật.

“Liêm Trinh, Thất Sát” cùng ở cung mệnh hoặc cung thiên di, gặp Kình Dương, Đà La và Hóa Kị; hơn nữa còn có Lưu Dương, Lưu Đà, Lưu Kị xung khởi; là cách cục nổi tiếng “Sát củng Liêm Trinh cách”, chủ về đi xa có chuyện bất trắc. Cổ nhân nói: “Liêm Trinh và Thất Sát đồng cung, chủ về chôn thây trên đường.” (Liêm Trinh Thất Sát đồng vị, lộ thượng mai thi); gặp Vũ Khúc Hóa Kị và Liêm Trinh Hóa Kị thì càng nghiệm.

Nếu Thất Sát có Phá Quân, Liêm Trinh hội hợp, gặp các sao sát, hình, kị ở cung mệnh hoặc cung thiên di, cũng chủ về tai nạn giao thông.

Tổ hợp Thất Sát ở 12 cung, ắt sẽ đối nhau với Thiên Phủ, tính vững vàng của Thiên Phủ và tính xung kích của Thất Sát sẽ hình thành sự xung đột. Lúc luận đoán cần phải xem xét kĩ sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ sẽ đối củng với “Vũ Khúc, Thiên Phủ”; ở hai cung Mão hoặc Dậu có “Vũ Khúc, Thất Sát” đồng độ; cho nên bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu, là tổ hợp “Vũ Khúc, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất sẽ đối củng với “Liêm Trinh, Thiên Phủ”; ở hai cung Sửu hoặc Mùi có “Liêm Trinh, Thất Sát” đồng độ; cho nên bôn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tổ hợp “Liêm Trinh, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Dần hoặc Thân sẽ đối củng với “Tử Vi, Thiên Phủ”; ở hai cung Tị hoặc Hợi có “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ; cho nên bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp “Tử Vi, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thông thường, Thất Sát ưa độc tọa ở ba cung Thân, Tí, Ngọ; cung Tị có “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ; nhưng vẫn phải xem xét tình huống cát tinh và sát tinh hội hợp để định.

II.    Thất Sát biệt luận

1. Sáu kết cấu Thất Sát thủ mệnh

Các sao có liên quan rất mật thiết với Thất Sát là Phá Quân và Tham Lang. Ba sao này vĩnh viễn hội chiếu ở tam phương, gọi là tổ hợp “Sát Phá Lang”. Thất Sát ở 12 cung, kết cấu cơ bản có thể chia làm sáu tổ như sau;

– Ở cung Tí Ngọ, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Vũ Khúc, Thiên Phủ”.

– Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thất Sát đồng độ với Liêm Trinh.

– Ở hai cung Dần hoặc Thân, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”.

– Ở hai cung Mão hoặc Dậu, Thất Sát đồng độ với Vũ Khúc.

– Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Liêm Trinh, Thiên Phủ”.

– Ở cung hai cung Tị hoặc Hợi, Thất Sát đồng độ với Tử Vi.

Từ các tổ hợp này có thế thấy, các sao có quan hệ với Thất Sát, ngoại trừ Phá Quân, Tham Lang ra, còn phải kể thêm bốn sao Tử Vi, Thiên Phủ, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thất Sát rất ưa gặp Tử Vi, cho nên khi thủ mệnh ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi, phần nhiều dễ thành cách cục tốt lành. Tổ hợp “Tử Vi, Thất Sát” hóa làm “quyền lực”; Thất Sát đối nhau với Tử Vi, cũng có thể làm tăng “sức khai sáng” của mệnh tạo. Nhưng tính chất của Thiên Phủ lại đồng thời có thể khiến mệnh tạo rơi vào hư ảo. Cho nên nhìn từ mặt tích cực, Thất Sát ở hai cung Tị hoặc Hợi sẽ tốt hơn ở hai cung Dần hoặc Thân; nhưng người có Thất Sát thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân lại sống có ý vị triết học, không như người có Thất Sát thú mệnh ở hai cung Tị hoặc Hợi luôn cảm thấy không thỏa mãn dục vọng quyền lực.

Thất Sát đồng độ với Liêm Trinh, tính chất nhu của Liêm Trinh có thể hóa giải tính cương của Thất Sát. Lúc này cần phải xem các sao phụ, tá hội hợp mà định, hung thì thiên nặng về nhục dục; cát thì phẩm cách cương trực trung chính, còn có mấy phần khí chất văn nghệ, phong lưu nho nhã, tuyệt đối không có chút gì hạ lưu. Nhưng Thất Sát đối nhau với “Liêm Trinh, Thiên Phủ”, là thêm mấy phần cảm khái, thường cảm thấy cuộc đời không đẹp như “hoa trong gương” hay “trăng dưới nước”, lúc này sẽ khiến họ giống như một chiến tướng phi ngựa trên đồi cao, xông pha trong làn tên mũi giáo.

“Thất Sát, Vũ Khúc” đồng độ là tổ hợp tinh hệ rất tích cực, mà thiếu tài lãnh đạo; nếu có “Vũ Khúc, Thiên Phủ” hội chiếu, thì tài năng độc lập của Thất Sát lại dễ phát huy, nhưng dễ có biểu hiện độc tài, cho nên có khuyết điểm về mặt năng lực lãnh đạo. Tuy nhiên, trong các tổ hợp tinh hệ Thất Sát, tổ hợp này là ưu, sóng gió ít mà nhỏ; nếu tìm một cuộc sống an định, đương nhiên cách cục này là thích hợp.

2. Thất Sát thủ cung, chủ về hành động thiết thực

Trong Đẩu Số, Thất Sát là sao “cương mãnh”, vì vậy phối hợp “Sát, Phá, Lang” là có thâm ý. Lực phá hoại và tính chất khéo ăn khéo ở của Tham Lang có thể nhuyễn hóa trong vô hình; tính chất phá hoại của Phá Quân toàn bộ không còn dư lực; còn tính chất phá hoại của Thất Sát thường thường ở hành động mưu tính. Cho nên “Sát, Phá, Lang” hội hợp rất có sắc thái “cương nhu tương tề”.

Xin cử một ví dụ, Phá Quân muốn làm một căn nhà mới, không quan tâm gì cả, liền đập phá căn nhà cũ thành bình địa, sau đó xây dựng lại từ đầu, có thể nói chẳng cần tính toán suy xét gì; Tham Lang thì không phải vậy, nó không nhất định sẽ xây nhà mới, mà có thể chỉ là sửa sang và trang trí lại, căn nhà vẫn sáng sủa đẹp đẽ như mới; còn Thất Sát thì phải tháo dỡ, phải sửa sang, rồi phải trang trí, mà không phá bỏ một cách vô vị, cũng không chỉ làm đẹp bề ngoài.

Cho nên người có Thất Sát thủ cung mệnh, có đặc điểm là thiết thực, không nịnh hót, cũng không chần chừ, lần lữa, cẩu thả. Nhưng cũng cần phải phối hợp toàn bộ kết cấu tinh hệ mà định. Nếu Thất Sát hội hợp với các sao quá mạnh mẽ, như gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, thì mệnh tạo sẽ dễ chuốc oán; nếu hội hợp với Địa Không, Địa Kiếp, thì dễ cảm thấy tâm hồn trống rỗng, trong sinh hoạt xã giao cũng ít hợp quần.

Ở thời cổ đại, người có nghề đặc thù mới có cảnh ngộ độn thế mà nhập thế, nếu không, thì là cao nhân ẩn sĩ. Cho nên cổ quyết nói: “Thất Sát hãm địa, nhờ tay nghề khéo mà mưu sinh.”; “Tính thê lương thì số nên làm tăng nhân, đạo sĩ.”.

Thực ra người có Thất Sát thủ mệnh không như cổ thư nói cái gì “một đời tước lộc vinh hoa”, cũng không “thê lương” gì gì đó … Thực ra ở xã hội hiện đại, đây là người có hành động thiết thực. Cổ thư cũng có nói: “Thất Sát nhập cung mệnh và cung thân, gặp cát tinh, ắt sẽ trải qua gian khổ”. Đây là đánh giá thỏa đáng; không như Tham Lang dễ thành khéo léo mưu lợi; cũng không như Phá Quân phá hoại tất cả, một sống hai chết, mà không cần xem xét lại; còn Thất Sát thì đương nhiên nên “trải qua gian khổ” sau mới có thành tựu.

Người có Thất Sát thủ mệnh, phần nhiều sức đề kháng tiên thiên của phổi không đủ. Trước kia y dược lạc hậu, vì vậy cho rằng Thất Sát mà thêm hung tinh thì dễ yểu mạng, nhiều nhất là chết vì bệnh phổi và bệnh suyễn. Ngày nay xã hội văn minh, luận đoán này không còn ứng nghiệm.

3. Nữ mệnh Thất Sát tọa cung phúc đức không phải là xướng kĩ

Do Thất Sát có tính chất hiếu động, trôi nổi, cho nên cổ nhân cho rằng không thích hợp với nữ mệnh. Thậm chí đến ngày nay vẫn có người nệ cổ không thay đổi, cho rằng “nữ mệnh có Thất Sát độc tọa ở cung phúc đức, ắt sẽ thấp hèn”.

Bây giờ chúng ta thử nghiên cứu tình huống “Thất Sát độc tọa cung phúc đức”. Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Tí hoặc Ngọ, cung mệnh ắt sẽ là “Tử Vi, Thiên Tướng”. Cổ nhân cho rằng tinh hệ này có tính chất vô tình vô nghĩa, thêm vào tinh hệ hội hợp với Thất Sát đểu rất hiếu động, trôi nổi, cho nên không thích hợp với nữ mệnh. Ở xã hội hiện đại, chỉ chủ về mệnh tạo không chịu an phận với hoàn cảnh đang sống, mà thường tìm cơ hội thay đổi. Tính cách này có thể phản ánh ở sự nghiệp, không nhất định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân.

Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Dần hoặc Thân, cung mệnh ắt sẽ là “Liêm Trinh, Thiên Tưóng”, cung phu thê là Tham Lang gặp Vũ Khúc.

Các sao đều bất lợi về tình cảm, do đó cổ nhân cho rằng đây là “mệnh xướng kĩ, tì thiếp”. Bởi vì thời cổ đại, “xướng kĩ, tì thiếp” rất dễ thành người hay đùa giỡn tình cảm. Nhưng ở xã hội hiện đại, nữ mệnh chỉ cần đề phòng, tránh vì tình cảm xung động nhất thời mà bàn bạc chuyện kết hôn, suy tính và chọn lựa kĩ càng, vẫn có thể có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Thìn hoặc Tuất, cung mệnh ắt sẽ là “Vũ Khúc, Thiên Tướng”. Cổ nhân cho rằng “Vũ Khúc là sao cô quả”, cho nên bất lợi về hôn nhân. Trên thực tế người có mệnh cục loại này, sở trường mạnh nhất là cơ trí. Ở thời cổ đại, phụ nữ phải lo lắng cho gia đình, luôn ở trong nhà, cơ trí không có đất dụng võ. Cho nên phát triển thành tính “ngầm hại nhau bằng kế mọn”, đương nhiên không thể nói là mệnh tốt được. Ở xã hội hiện đại, chế độ đại gia đình đã sụp đổ, phụ nữ cũng có thể có sự nghiệp của riêng mình; người có mệnh cục này ngoài việc giỏi giang biết chăm lo gia đình ra, còn giỏi giữ tiền và dùng tiền, không chỉ nghĩ đến bản thân, sự nghiệp cũng có phát triển nhất định. Làm sao nói là “mệnh thấp hèn”?

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ dịch)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sao Thất Sát

I. Thất Sát tổng luận

Thất Sát là sao thứ năm của Nam Đẩu, thuộc âm kim. Thất Sát được coi là “tướng tinh” (sao tướng). Trong Đẩu Số có hai “tướng tinh” là Thất Sát và Phá Quân, hơn nữa, luôn luôn tương hội ở tam phương, hai bên làm mạnh thêm thanh thế của nhau.

Nhưng Thất Sát và Phá Quân lại có đặc tình khác nhau, người xưa ví Phá Quân là tướng tiên phong trong quân, còn Thất Sát là chủ soái trong quân. Cho nên so sánh hai tướng, Thất Sát thì khá lao tâm, Phá Quân thì khá lao lực. Nhưng Thất Sát có thể hành động một mình, còn Phá Quân thì vẫn còn có sự nể nang, cần phái nhận lệnh ở chủ soái.

Nhưng trong tình hình có Tử Vi đồng độ, “Tử Vi, Phá Quân” lại có xung đột quyền lực, bởi vì Tử Vi lấy tư cách tôn quý của đế tọa đế lâm trận, còn Phá Quân thì chịu sự điều khiển của Tử Vi nhưng lại đảm đương trọng trách tiên phong, nhiều lúc khó tránh xuất hiện tình huống công thủ tiến thoái bị mâu thuẫn. Thất Sát thì không như vậy, lúc “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ, Thất Sát nhận lệnh ở quân vương, quyền lực càng lớn, do đó có sự liêm khiết “hóa sát làm quyền”. Bản thân Thất Sát đã là đại tướng, cho nên chẳng xảy ra tình huống trở ngại và xung đột.

Nhưng Thất Sát có tính cứng rắn và hình khắc, lại còn là sắc thái đặc biệt của nó. Do tính cứng rắn và hình khắc, nên không ưa Văn Xương, Văn Khúc, khí chất hai bên không hợp. Trừ phi là Tả Phụ, Hữu Bật, hoặc Thiên Khôi, Thiên Việt đồng thời hội hợp. Đặc biệt là lúc “Tử Vi, Thất Sát” đồng cung, có các sao phụ, tá cát “triều củng” Tử Vi, thì rất dễ trở thành là đại cách cục.

Cổ nhân nói: “Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng, chủ về có mưu lược. Gặp Tử Vi mà gặp thêm các sao cát, ắt là đại tướng.” (Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng, hữu mưu lược. Kiến Tử Vi gia kiến chư cát, tất vi đại tướng); còn nói: “Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng được Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc vây chiếu, chủ về nắm quyền sinh sát, phú quý hơn người.” (Thất Sát thủ mệnh, miếu vượng đắc Tả Hữu Xương Khúc củng chiếu, chưởng sinh sát chi quyền, phú quý xuất chúng); tức là lí luận này.

Nếu Thất Sát mà gặp các sao sát, kị, hình, càng làm mạnh thêm tính cứng rắn và hình khắc của nó, do đó cũng làm mạnh thêm cảnh ngộ gian nan của đời người. Cổ nhân nói: “Thất Sát và Phá Quân, chuyên theo tai vạ của Kình Dương Linh Tinh.” (Sát Phá Quân, chuyên y, Dương Linh chi ngược.); “Thất Sát mà gặp tứ sát tinh, chủ về chết ở trận tiền.” (Thất Sát trùng phùng tứ sát, yêu đà hội khúc trận trung vong.)

Thậm chí lúc đại hạn và lưu niên gặp lưu sát tinh, cũng chủ về không cát tường. Cổ nhân nói: “Thất Sát và Lưu Dương gặp Quan Phù, chủ về xa quê hương.”    (Thất Sát Lưu Dương ngộ Quan Phù, li hương tao phối); còn nói: “Thất Sát đến cung thân hay cung mệnh, gặp lưu niên Kình Dương, Đà La, chủ về tai họa tổn thương.” (Thất Sát lâm thân mệnh, lưu niên Dương Đà, chủ tai thương.); còn nói: “Thất Sát gặp Kình Dương và Linh Tinh, có lưu niên Bạch Hổ, chủ về bị tai kiếp ở biên cương.” (Thất Sát Dương Linh, lưu niên Bạch Hổ, hình lục tai biến); kết cấu hung hiểm nhất là “Thất Sát thủ mệnh có Kình Dương của niên hạn chiếu, người sinh năm Ngọ an ở hai cung Mão hoặc Dậu, chủ về hung.” (Thất Sát thủ chiếu tuế hạn Kình Dương, Ngọ sinh nhân an Mão Dậu cung, chủ hung vong). Đây là nói “Kình Dương, Đà La trùng điệp.”

Phàm các thuyết liên quan đến việc gặp sát tinh đều cho rằng Thất Sát không nên gặp thêm tứ sát tinh và Địa Không, Địa Kiếp.

Cách cục Thất Sát nổi tiếng nhất là “Hùng tú kiền nguyên cách”, tức “Liêm Trinh, Thất Sát” đồng độ ở cung Mùi; hoặc Liêm Trinh ở cung Thân, Thất Sát ở cung Ngọ, hai cung chia ra, một là cung mệnh và một là cung thân, Cách cục này đã thuật ở trước.

Lúc Thất Sát độc tọa 6 cung Dần, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”, thì gọi là “Thát Sát ngưỡng đẩu”; nếu Thất Sát độc tọa ở cung Thân, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”, thì gọi là “Thất Sát triều đẩu”; chủ về cuộc đời gặp nhiều cơ hội, còn chủ về năng lực quản lí rất tốt. Nếu gặp cát hóa, và các sao cát, chủ về đại quý; nếu đồng thời gặp sát tinh, thì có thể làm nghề sản xuất, hoặc làm những nghề mà tài năng quản lí được phát huy.

Bất kể nhập cách hay không nhập cách, người có Thất Sát độc tọa thủ mệnh, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở; dù có chính diệu khác đồng độ, ắt cũng sẽ có một thời kì khốn khó. Nếu gặp sát tinh thì sóng gió, trắc trở, khốn khó càng nặng hơn. Cho nên cần phải hành động thiết thực để giữ vững hiện trạng, không nên đầu cơ may rủi.

Nếu gặp Tá Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Lộc Tồn, Hóa Lộc, thì chủ về cuộc đời sẽ được bạn bè trợ lực, có thể nhờ đó mà vượt qua ải khó.

Vì vậy, khi đánh giá tình huống cát hung của trường hợp Thất Sát tọa mệnh, cần phải chú ý tính cứng rắn và hình khắc của nó ở mức độ nào; nhất là nữ mệnh, quá cứng rắn và hình khắc ắt sẽ “hình phu khắc tử”, đời người khó tránh cô tịch.

Thất Sát tối kị Kình Dương, Đà La, cũng không ưa ở Tuyệt địa, hãm địa. Cổ nhân nói “Thất Sát mà đến đất Tuyệt, hội hợp với Kình Dương, Đà La, thì tuổi trời như Nhan Hồi.” (Sát lâm tuyệt địa, hội Dương Đà, thiên niên thiên tự Nhan Hồi); “Tuyệt địa” ở đây tức là vị trí của sao Tuyệt trong “Ngũ hành Trưởng Sinh thập nhị thần”. Thuyết này tuy nói quá nghiêm trọng, nhưng cũng chủ về cuộc đời gặp nhiều lo âu, nạn tai, bệnh tật.

Hơn nữa, kết cấu tinh hệ kiểu này có cách cục không cao, chỉ thích hợp theo ngành công nghệ, khoa học kĩ thuật hoặc những nghề chuyên nghiệp thông thường.

Cổ nhân nói: “Thất Sát hãm địa, chủ về nên dùng tay nghề khéo để mưu sinh.” (Thất Sát hãm địa, xảo nghệ mưu sinh). Lúc này lại nên gặp các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thiên Tài, có thể làm tăng thông minh tài trí trong nghề nghiệp.

Nếu gặp sát tinh, thì nên theo võ nghiệp, hoặc những nghề nghiệp có “sát khí”, tức chọn những nghề dính dáng đến kim loại, công cụ bén nhọn để mưu sinh.

Cổ nhân nói: “Thất Sát có Kình Dương, Đà La hội hợp mệnh cung, là mệnh đồ tể.” (Thất Sát Dương Đà hội sinh hương, đồ tể chi nhân.), là nói lí này.

Nhưng nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì có địa vị cao trong xã hội, có thể theo ngành phẫu thuật ngoại khoa hoặc lập nghiệp trong ngành cơ giới, khoa học kĩ thuật.

“Liêm Trinh, Thất Sát” cùng ở cung mệnh hoặc cung thiên di, gặp Kình Dương, Đà La và Hóa Kị; hơn nữa còn có Lưu Dương, Lưu Đà, Lưu Kị xung khởi; là cách cục nổi tiếng “Sát củng Liêm Trinh cách”, chủ về đi xa có chuyện bất trắc. Cổ nhân nói: “Liêm Trinh và Thất Sát đồng cung, chủ về chôn thây trên đường.” (Liêm Trinh Thất Sát đồng vị, lộ thượng mai thi); gặp Vũ Khúc Hóa Kị và Liêm Trinh Hóa Kị thì càng nghiệm.

Nếu Thất Sát có Phá Quân, Liêm Trinh hội hợp, gặp các sao sát, hình, kị ở cung mệnh hoặc cung thiên di, cũng chủ về tai nạn giao thông.

Tổ hợp Thất Sát ở 12 cung, ắt sẽ đối nhau với Thiên Phủ, tính vững vàng của Thiên Phủ và tính xung kích của Thất Sát sẽ hình thành sự xung đột. Lúc luận đoán cần phải xem xét kĩ sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ sẽ đối củng với “Vũ Khúc, Thiên Phủ”; ở hai cung Mão hoặc Dậu có “Vũ Khúc, Thất Sát” đồng độ; cho nên bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu, là tổ hợp “Vũ Khúc, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất sẽ đối củng với “Liêm Trinh, Thiên Phủ”; ở hai cung Sửu hoặc Mùi có “Liêm Trinh, Thất Sát” đồng độ; cho nên bôn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tổ hợp “Liêm Trinh, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thất Sát độc tọa ở hai cung Dần hoặc Thân sẽ đối củng với “Tử Vi, Thiên Phủ”; ở hai cung Tị hoặc Hợi có “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ; cho nên bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp “Tử Vi, Thất Sát, Thiên Phủ”.

Thông thường, Thất Sát ưa độc tọa ở ba cung Thân, Tí, Ngọ; cung Tị có “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ; nhưng vẫn phải xem xét tình huống cát tinh và sát tinh hội hợp để định.

II.    Thất Sát biệt luận

1. Sáu kết cấu Thất Sát thủ mệnh

Các sao có liên quan rất mật thiết với Thất Sát là Phá Quân và Tham Lang. Ba sao này vĩnh viễn hội chiếu ở tam phương, gọi là tổ hợp “Sát Phá Lang”. Thất Sát ở 12 cung, kết cấu cơ bản có thể chia làm sáu tổ như sau;

– Ở cung Tí Ngọ, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Vũ Khúc, Thiên Phủ”.

– Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thất Sát đồng độ với Liêm Trinh.

– Ở hai cung Dần hoặc Thân, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ”.

– Ở hai cung Mão hoặc Dậu, Thất Sát đồng độ với Vũ Khúc.

– Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thất Sát độc tọa, đối cung là “Liêm Trinh, Thiên Phủ”.

– Ở cung hai cung Tị hoặc Hợi, Thất Sát đồng độ với Tử Vi.

Từ các tổ hợp này có thế thấy, các sao có quan hệ với Thất Sát, ngoại trừ Phá Quân, Tham Lang ra, còn phải kể thêm bốn sao Tử Vi, Thiên Phủ, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thất Sát rất ưa gặp Tử Vi, cho nên khi thủ mệnh ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi, phần nhiều dễ thành cách cục tốt lành. Tổ hợp “Tử Vi, Thất Sát” hóa làm “quyền lực”; Thất Sát đối nhau với Tử Vi, cũng có thể làm tăng “sức khai sáng” của mệnh tạo. Nhưng tính chất của Thiên Phủ lại đồng thời có thể khiến mệnh tạo rơi vào hư ảo. Cho nên nhìn từ mặt tích cực, Thất Sát ở hai cung Tị hoặc Hợi sẽ tốt hơn ở hai cung Dần hoặc Thân; nhưng người có Thất Sát thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân lại sống có ý vị triết học, không như người có Thất Sát thú mệnh ở hai cung Tị hoặc Hợi luôn cảm thấy không thỏa mãn dục vọng quyền lực.

Thất Sát đồng độ với Liêm Trinh, tính chất nhu của Liêm Trinh có thể hóa giải tính cương của Thất Sát. Lúc này cần phải xem các sao phụ, tá hội hợp mà định, hung thì thiên nặng về nhục dục; cát thì phẩm cách cương trực trung chính, còn có mấy phần khí chất văn nghệ, phong lưu nho nhã, tuyệt đối không có chút gì hạ lưu. Nhưng Thất Sát đối nhau với “Liêm Trinh, Thiên Phủ”, là thêm mấy phần cảm khái, thường cảm thấy cuộc đời không đẹp như “hoa trong gương” hay “trăng dưới nước”, lúc này sẽ khiến họ giống như một chiến tướng phi ngựa trên đồi cao, xông pha trong làn tên mũi giáo.

“Thất Sát, Vũ Khúc” đồng độ là tổ hợp tinh hệ rất tích cực, mà thiếu tài lãnh đạo; nếu có “Vũ Khúc, Thiên Phủ” hội chiếu, thì tài năng độc lập của Thất Sát lại dễ phát huy, nhưng dễ có biểu hiện độc tài, cho nên có khuyết điểm về mặt năng lực lãnh đạo. Tuy nhiên, trong các tổ hợp tinh hệ Thất Sát, tổ hợp này là ưu, sóng gió ít mà nhỏ; nếu tìm một cuộc sống an định, đương nhiên cách cục này là thích hợp.

2. Thất Sát thủ cung, chủ về hành động thiết thực

Trong Đẩu Số, Thất Sát là sao “cương mãnh”, vì vậy phối hợp “Sát, Phá, Lang” là có thâm ý. Lực phá hoại và tính chất khéo ăn khéo ở của Tham Lang có thể nhuyễn hóa trong vô hình; tính chất phá hoại của Phá Quân toàn bộ không còn dư lực; còn tính chất phá hoại của Thất Sát thường thường ở hành động mưu tính. Cho nên “Sát, Phá, Lang” hội hợp rất có sắc thái “cương nhu tương tề”.

Xin cử một ví dụ, Phá Quân muốn làm một căn nhà mới, không quan tâm gì cả, liền đập phá căn nhà cũ thành bình địa, sau đó xây dựng lại từ đầu, có thể nói chẳng cần tính toán suy xét gì; Tham Lang thì không phải vậy, nó không nhất định sẽ xây nhà mới, mà có thể chỉ là sửa sang và trang trí lại, căn nhà vẫn sáng sủa đẹp đẽ như mới; còn Thất Sát thì phải tháo dỡ, phải sửa sang, rồi phải trang trí, mà không phá bỏ một cách vô vị, cũng không chỉ làm đẹp bề ngoài.

Cho nên người có Thất Sát thủ cung mệnh, có đặc điểm là thiết thực, không nịnh hót, cũng không chần chừ, lần lữa, cẩu thả. Nhưng cũng cần phải phối hợp toàn bộ kết cấu tinh hệ mà định. Nếu Thất Sát hội hợp với các sao quá mạnh mẽ, như gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, thì mệnh tạo sẽ dễ chuốc oán; nếu hội hợp với Địa Không, Địa Kiếp, thì dễ cảm thấy tâm hồn trống rỗng, trong sinh hoạt xã giao cũng ít hợp quần.

Ở thời cổ đại, người có nghề đặc thù mới có cảnh ngộ độn thế mà nhập thế, nếu không, thì là cao nhân ẩn sĩ. Cho nên cổ quyết nói: “Thất Sát hãm địa, nhờ tay nghề khéo mà mưu sinh.”; “Tính thê lương thì số nên làm tăng nhân, đạo sĩ.”.

Thực ra người có Thất Sát thủ mệnh không như cổ thư nói cái gì “một đời tước lộc vinh hoa”, cũng không “thê lương” gì gì đó … Thực ra ở xã hội hiện đại, đây là người có hành động thiết thực. Cổ thư cũng có nói: “Thất Sát nhập cung mệnh và cung thân, gặp cát tinh, ắt sẽ trải qua gian khổ”. Đây là đánh giá thỏa đáng; không như Tham Lang dễ thành khéo léo mưu lợi; cũng không như Phá Quân phá hoại tất cả, một sống hai chết, mà không cần xem xét lại; còn Thất Sát thì đương nhiên nên “trải qua gian khổ” sau mới có thành tựu.

Người có Thất Sát thủ mệnh, phần nhiều sức đề kháng tiên thiên của phổi không đủ. Trước kia y dược lạc hậu, vì vậy cho rằng Thất Sát mà thêm hung tinh thì dễ yểu mạng, nhiều nhất là chết vì bệnh phổi và bệnh suyễn. Ngày nay xã hội văn minh, luận đoán này không còn ứng nghiệm.

3. Nữ mệnh Thất Sát tọa cung phúc đức không phải là xướng kĩ

Do Thất Sát có tính chất hiếu động, trôi nổi, cho nên cổ nhân cho rằng không thích hợp với nữ mệnh. Thậm chí đến ngày nay vẫn có người nệ cổ không thay đổi, cho rằng “nữ mệnh có Thất Sát độc tọa ở cung phúc đức, ắt sẽ thấp hèn”.

Bây giờ chúng ta thử nghiên cứu tình huống “Thất Sát độc tọa cung phúc đức”. Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Tí hoặc Ngọ, cung mệnh ắt sẽ là “Tử Vi, Thiên Tướng”. Cổ nhân cho rằng tinh hệ này có tính chất vô tình vô nghĩa, thêm vào tinh hệ hội hợp với Thất Sát đểu rất hiếu động, trôi nổi, cho nên không thích hợp với nữ mệnh. Ở xã hội hiện đại, chỉ chủ về mệnh tạo không chịu an phận với hoàn cảnh đang sống, mà thường tìm cơ hội thay đổi. Tính cách này có thể phản ánh ở sự nghiệp, không nhất định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân.

Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Dần hoặc Thân, cung mệnh ắt sẽ là “Liêm Trinh, Thiên Tưóng”, cung phu thê là Tham Lang gặp Vũ Khúc.

Các sao đều bất lợi về tình cảm, do đó cổ nhân cho rằng đây là “mệnh xướng kĩ, tì thiếp”. Bởi vì thời cổ đại, “xướng kĩ, tì thiếp” rất dễ thành người hay đùa giỡn tình cảm. Nhưng ở xã hội hiện đại, nữ mệnh chỉ cần đề phòng, tránh vì tình cảm xung động nhất thời mà bàn bạc chuyện kết hôn, suy tính và chọn lựa kĩ càng, vẫn có thể có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Nếu Thất Sát độc tọa cung phúc đức ở Thìn hoặc Tuất, cung mệnh ắt sẽ là “Vũ Khúc, Thiên Tướng”. Cổ nhân cho rằng “Vũ Khúc là sao cô quả”, cho nên bất lợi về hôn nhân. Trên thực tế người có mệnh cục loại này, sở trường mạnh nhất là cơ trí. Ở thời cổ đại, phụ nữ phải lo lắng cho gia đình, luôn ở trong nhà, cơ trí không có đất dụng võ. Cho nên phát triển thành tính “ngầm hại nhau bằng kế mọn”, đương nhiên không thể nói là mệnh tốt được. Ở xã hội hiện đại, chế độ đại gia đình đã sụp đổ, phụ nữ cũng có thể có sự nghiệp của riêng mình; người có mệnh cục này ngoài việc giỏi giang biết chăm lo gia đình ra, còn giỏi giữ tiền và dùng tiền, không chỉ nghĩ đến bản thân, sự nghiệp cũng có phát triển nhất định. Làm sao nói là “mệnh thấp hèn”?

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ dịch)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button