Tử vi

Sao Thiên Tướng

I. Thiên Tướng tổng luận

Thiên Tướng là sao thứ hai của Nam Đẩu, thuộc dương thủy. Trong Đẩu Số, Thiên Tướng hóa khí thành “ấn”. Người xưa ví nó với vị quan giữ ấn. Theo lệ xưa, quyền lực mà không có ấn thì mệnh lệnh không được thi hành, cho nên Thiên Tướng trở thành tượng trưng của quyền uy. Tử Vi ưa “Phủ Tướng triều viên”; Thiên Phủ cũng cần phải “phùng Phủ khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), Thiên Tướng không tương trợ thì Thiên Phủ mất uy quyền.

Nhưng bản thân Thiên Tướng lại thiếu mất tính chất riêng. Nắm giữ ấn tỉ của người khác, nhưng bản thân không có quyền lực, mà chỉ là tượng trưng của quyền lực mà thôi, nên tính cách của Thiên Tướng hoàn toàn bị hoàn cảnh chi phối. Gặp thiện thì thiện, gặp ác thì ác.

Luận đoán Tử Vi Đẩu Số thông thường rất xem trọng tam phương tứ chính, rồi mới so sánh với hai cung giáp xem có gì quan trọng không. Nhưng khi luận đoán Thiên Tướng thì ngược lại, cần phải xem hai cung giáp trước, quan sát xem các sao có thành cách cục hay không, rồi mới quan sát các sao ở tam phương tứ chính của nó.

Bạn đang xem: Sao Thiên Tướng

Thiên Tướng xem trọng giáp cung, là biểu thị việc nó dễ bị hoàn cảnh chi phối. Là “Hai cung lân cận cùng lấn áp” lưỡng lân tương vũ), hay là “Trái phải gặp nguồn” (tả hữu phùng nguyên), hai tình huống này ảnh hưởng rất mạnh đến tính chất của Thiên Tướng.

Có hai “giáp cục” rất nổi tiếng như sau:

Một là “Tài ấm giáp ấn”. Hai cung lân cận của Thiên Tướng tất sẽ chia ra Cự Môn và Thiên Lương tọa thủ. Thiên Lương là “ấm tinh” (sao che chở), giả dụ như Cự Môn được Hóa Lộc, thì thành chính cách “Tài ấm giáp ấn”.

Nếu Cự Môn không Hóa Lộc, mà các sao đồng độ với Cự Môn như Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Cơ lại Hóa Lộc thì cũng coi là hợp cách, nhưng cách cục kém hơn. Trong số đó lại lấy trường hợp Thái Dương nhập miếu mà Hóa Lộc, và trường hợp Thiên Cơ Hóa Lộc là cách cục tốt hơn. Khi Thiên Cơ Hóa Lộc, Thiên Lương tất nhiên cũng sẽ đồng thời Hóa Quyền, làm tăng sức mạnh của “ấm tính”, cũng trở thành cách cục hữu lực.

Lộc Tồn và Thiên Lương giáp cung thì không thành cách, bởi vì, ắt sẽ đồng thời có Kình Dương và Thiên Tướng đồng độ, đây là phá cách.

Một cách cục khác là “Hình kị giáp ấn”.

Hai cung kế cận Thiên Tướng, một cung có Kình Dương, một cung có Hóa Kị, là thành chính cách. Nhưng gặp trường hợp có tình hình như vậy thì không nhiều. Còn Thiên Tướng ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì không cấu tạo thành cách cục này được.

Nhưng bản thân Thiên Lương còn là sao chủ về “hình pháp”, nên dù không có Kình Dương, chỉ cần có một cung kế cận có Hóa Kị, thì Thiên lương vẫn có thể khới tác dụng của sao “hình”, thành một tổ hợp “Hình kị giáp ấn” kiểu khác. Thiên lương Hóa Lộc thì không thể giải cứu, cung “hình” mà “đắc tài” thì tình huống càng xấu; Thiên Lương Hóa Quyền thì chí làm tăng quyền thế của cung “hình”. Cần phái có Thiên Lương Hóa Khoa, hơn nữa tam phương tứ chính của Thiên Tướng phải không gặp sát tinh, mà còn gặp các sao cát Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, mới có thể lấy sự trong sáng của cung “hình” để hóa giải.

Lúc có Kình Dương và Đà La giáp cung, Lộc Tồn tất sẽ đồng độ với Thiên Tướng. Nếu tam phương tứ chính của Thiên Tướng lại gặp các sao sát, kị, hình, thì cũng có thể thành cách, nhưng tai họa mang đến thì không lớn như hai trường hợp trước.

Phàm cách cục “Tài ấm giáp ấn” thì cần phải xem sao nào Hóa Lộc; còn cách cục “Hình kị giáp ấn” thì cần phải xem sao nào Hóa Kị, mới có thể luận đoán tính chất cụ thể của việc ứng nghiệm cát hung.

Tổ hợp Thiên Tướng ở 12 cung có hai điều cần phải chú ý. Một là luôn luôn bị Cự Môn và Thiên Lương giáp cung, có thể ảnh hưởng đến tính chất của Thiên Tướng, điểm này đã luận ở trên. Hai là tất sẽ đối nhau với Phá Quân, cũng gây ra ảnh hưởng.

Nếu Phá Quân Hóa Lộc, Hóa Quyền, còn Thiên Tướng thì bị các sao hình kị giáp cung, sẽ chủ về gia nghiệp trôi dạt, nên rời khỏi quê hương để tìm hướng phát triển.

Nhưng nếu Phá Quân gặp các sao sát kị ở cung tam hợp, còn Thiên Tư áng thì được các sao “tài ấm” giáp cung, sẽ chủ về nên ở lại quê hương giữ gìn gia nghiệp.

Trên cử hai tình huống cực đoan làm ví dụ, còn lại có thể từ đó mà suy ra.

Thiên Tướng phân bố ở 12 cung, sẽ đồng độ, hoặc sẽ đối nhau với ba sao Liêm Trinh, Vũ Khúc, Tử Vi, cho nên có quan hệ rất lớn với chúng. Nếu gặp lúc Thiên Tướng Hóa Lộc, Hóa Quyền, hay Hóa Khoa, có thể khiến cho cách cục của Thiên Tướng trở nên tốt đẹp. Đặc biệt là lúc có Tử Vi Hóa Khoa đồng độ, Thiên Lương Hóa Quyền đến giáp cung; tuy có Kình Dương đồng độ với “Tử Vi, Thiên Tướng”, nhưng Thiên Cơ Hóa Lộc đến giáp cung, hoặc Hóa Quyền và Hóa Lộc đến giáp cung Hóa Khoa của Tử Vi, vẫn là cục thanh danh hiển hách.

Nhưng nếu Liêm Trinh hoặc Vũ Khúc Hóa Kị, bất kể đồng độ hoặc vây chiếu Thiên Tướng, đều dễ khiến tính chất của Thiên Tướng biến thành xấu, mệnh tạo chỉ thích hợp dựa vào nghề chuyên môn mà mưu sinh. Cổ nhân nói: “Tham Lang, Liêm trinh, Vũ Khúc, Phá Quân Kình Dương, Đà La mà tụ hội, nên dùng tay nghề khéo mà yên thân”; là lí luận này.

Kết cấu tinh hệ của nó như sau:

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối cung là Liêm Trinh, Phá Quân; “Thiên Tướng, Liêm Trinh” đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ; vì vậy ở bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp “Liêm Trinh, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là “Tử Vi, Phá Quân”; khi “Thiên Tướng, Tử Vi” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất; vì vậy ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, là tổ hợp “Tử Vi, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là “Vũ Khúc, Phá Quân”; “Thiên Tướng, Vũ Khúc” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân; vì vậy ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp “Vũ Khúc, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Trong tình hình thông thường, lấy trường hợp Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi là khá an định. Nó ưa Thiên Lương nhập miếu ở cung Tí đến giáp cung, lại được hội hợp với Thiên Phủ nhập miếu ở cung Sửu; hoặc Thiên Lương nhập miếu ở cung Tí đến giáp cung, lại được hội hợp với Thiên Phủ nhập miếu ở cung Mùi, cách cục khá quân bình.

Thiên Tướng không sợ sát tinh, chỉ kị Hỏa Tinh và Linh Tinh. Cổ nhân nói: “Thiên Tướng thủ mệnh, gặp Hỏa Tinh và Linh Tinh xung phá, chủ về tàn tật.” là nói điều này.

Cho nên bị “Hỏa Tham” xung phá, đối với người có Thiên Tướng thủ mệnh mà nói, càng làm manh thêm tính chất “sau khí phát đạt rất nhanh sẽ suy sụp rất nhanh, phú quý không thể lâu bền”.

II. Thiên Tướng biệt luận

1. Tổ hợp tinh hệ Thiên Tướng

Thiên Tướng và Thiên Phủ là “Sao Đôi” trong Đẩu Số, tức là hai sao có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau cực kỳ mật thiết. Cổ nhân nói “Phủ phùng khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), tức khi luận đoán Thiên Phủ thì cần phải đồng thời xem xét ảnh hưởng của Thiên Tướng đối với nó. Lúc quan sát cát hung của Thiên Tướng, đương nhiên cũng phải đồng thời nghiên cứu Thiên Phủ.

Thiên Phủ là “khố tinh”, Thiên Tướng là “ấn tinh”, “phủ” mà không có “ấn” thì không thể vận dụng tài phú trong “kho”, “ấn” mà không có “tài phú” là không có thực quyền, cho nên cần phải xem kèm hai sao, sau đó mới có được cái nhìn tổng thể về tài phú và quyền lực.

Thiên Phủ không có hãm địa, cho nên không có cung độ nào là quá xấu khi tọa thủ. Nhưng Thiên Tướng thì lạc hãm ở hai cung Mão hoặc Dậu. Do đó hễ Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu tương hội với Thiên Phủ, thì sức mạnh của nó cũng giảm bớt.

Tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng có thể chia làm sáu nhóm, như sau:

Ở hai cung Tí hoặc Ngọ, Thiên Tướng đồng độ với Liêm Trinh.

Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thiên Tướng độc tọa, có “Tử Vi, Phá Quân” đối chiếu.

Ở hai cung Dần hoặc Thân, Thiên Tướng đồng độ với Vũ Khúc.

Ở hai cung Mão hoặc Dậu, Thiên Tưóng độc tọa, có “Liêm Trinh Phá Quân” đối chiếu.

Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thiên Tướng đồng độ với Tử Vi.

Ở hai cung Tị hoặc Hợi, Thiên Tướng độc tọa, có “Vũ Khúc Phá Quân” đối chiếu.

Từ các tổ hợp trên có thể biết, các chính diệu có quan hệ đặc biệt với Thiên Tưóng là Tử Vi, Liêm Trinh, Phá Quân và Vũ Khúc.

“Tử Vi Thiên Tướng” đồng cung không bằng đối chiếu. Bởi vì lúc đồng cung sẽ rơi vào hai cung “Thiên La Địa Võng” Thìn hoặc Tuất, sẽ khiến đương số khó phát dương quang đại. Lúc đối nhau thì nhờ lực xung kích của “Tử Vi Phá Quân” nên có thể “kích phát” sức mạnh của Thiên Tướng.

“Thiên Tướng Vũ Khúc” đồng cung cũng không bằng đối chiếu. Bởi vì lúc đồng cung, tuy Thiên Tướng có thể giảm nhẹ tính chất “hình khắc” của Vũ Khúc, nhưng đồng thời cũng giảm bớt sức mạnh của bản thân nó, không bằng đối chiếu với “Vũ Khúc Phá Quân”, sẽ lợi dụng được lực xung kích của tinh hệ này.

Thiên Tướng đồng cung với Liêm Trinh là thích hợp, lúc đồng cung, Thiên Tướng có thể hóa giải tính chất xấu của Liêm Trinh. Nếu Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu đối nhau với “Liêm Trinh Phá Quân”, lực hóa giải hơi kém, vận trình có thể nhiều sóng gió, trắc trở.

2. Bí mật “Phủ phùng khán Tướng”

Trong Đẩu Số, Thiên Tướng là sao khó luận đoán. Cổ thư thường cho rằng Thiên Tướng có lòng chính nghĩa, thích phục vụ người khác, gặp chuyện bất bình thì ra tay tương trợ. Thiên Tướng ở trong mệnh bàn không sợ ác tính và sát tinh xâm phạm, thậm chí còn đánh giá Thiên Tướng ở trong 12 cung đều may mắn tốt lành. Nhưng trên thực tế, luận đoán Thiên Tướng không phải đơn giản như vậy.

Nói một cách nghiêm túc, Thiên Tướng là sao có tính cách không rõ ràng, nó rất dễ uốn nắn. Gặp phải các cát tinh phân bố ở “tam phương tứ chính” thì Thiên Tướng sẽ phát triển theo khuynh hướng tốt đó. Nếu gặp phải các sao xấu phân bố ở “tam phương tứ chính” thì Thiên Tướng cũng sẽ phát triển theo khuynh hướng xấu này.

Cổ nhân nói “Phủ phùng khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), “phùng Tướng khán Phủ” (gặp Thiên Tướng thì phải xem Thiên Phủ)”. Tức là khi nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng trong tinh bàn phải xem kèm Thiên Phủ. Đây là vì hai sao Thiên Phủ, Thiên Tướng luôn luôn tương hội ở tam phương, cho nên mới có phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng thủ mệnh ở cung Mùi, hội hợp với Thiên Phủ ở cung Mão (tức là cung tài bạch), đối cung là “Tử Vi Phá Quân”. Nếu như Thiên Phủ ở cung Mão gặp phải tứ sát Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La. Hoặc gặp các sao hình, kị, ác sát, dù các sao ác này chủ yếu chiếu xạ từ cung Dậu sang cung Mão, vốn không có liên quan đến Thiên Tướng của cung Mùi. Nhưng do tính chất của Thiên Phủ đã biến thành xấu nên cũng sẽ ảnh hưởng đến Thiên Tướng, biến nó thành xấu, thành người tham lam ti tiện, không có chủ kiên, mà còn hay có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Nếu không hiểu rõ điểm này, lúc bản thân Thiên Tướng không gặp ác sát, mà cứ ùn ùn cho rằng cách cục rất tốt, thì rất dễ phạm sai lầm.

Phương pháp luận đoán này là một bí mật nhỏ của phái Trung Châu Vương Đình Chi. Cổ nhân không thích thuyết minh tỉ mỉ các bí quyết, hay giấu lại một chút, nên dùng lời lẽ ngắn gọn, kín đáo. Chỉ nói “Phủ phùng khán Tướng”, rồi nói “phùng Tướng khán Phủ”, mà không chịu nói thẳng ra. Người đời sau nếu chịu nghiên cứu, đương nhiên hiểu được bí quyết, còn người không chịu nghiên cứu thì đành mơ hồ.

Mân phái biết bí mật này, nhưng lại chỉ dùng Thiên Tướng miếu hay hãm để xem xét ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ. Còn câu “Phủ phùng khán Tướng” thì hoàn toàn không giải thích.

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sao Thiên Tướng

I. Thiên Tướng tổng luận

Thiên Tướng là sao thứ hai của Nam Đẩu, thuộc dương thủy. Trong Đẩu Số, Thiên Tướng hóa khí thành “ấn”. Người xưa ví nó với vị quan giữ ấn. Theo lệ xưa, quyền lực mà không có ấn thì mệnh lệnh không được thi hành, cho nên Thiên Tướng trở thành tượng trưng của quyền uy. Tử Vi ưa “Phủ Tướng triều viên”; Thiên Phủ cũng cần phải “phùng Phủ khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), Thiên Tướng không tương trợ thì Thiên Phủ mất uy quyền.

Nhưng bản thân Thiên Tướng lại thiếu mất tính chất riêng. Nắm giữ ấn tỉ của người khác, nhưng bản thân không có quyền lực, mà chỉ là tượng trưng của quyền lực mà thôi, nên tính cách của Thiên Tướng hoàn toàn bị hoàn cảnh chi phối. Gặp thiện thì thiện, gặp ác thì ác.

Luận đoán Tử Vi Đẩu Số thông thường rất xem trọng tam phương tứ chính, rồi mới so sánh với hai cung giáp xem có gì quan trọng không. Nhưng khi luận đoán Thiên Tướng thì ngược lại, cần phải xem hai cung giáp trước, quan sát xem các sao có thành cách cục hay không, rồi mới quan sát các sao ở tam phương tứ chính của nó.

Thiên Tướng xem trọng giáp cung, là biểu thị việc nó dễ bị hoàn cảnh chi phối. Là “Hai cung lân cận cùng lấn áp” lưỡng lân tương vũ), hay là “Trái phải gặp nguồn” (tả hữu phùng nguyên), hai tình huống này ảnh hưởng rất mạnh đến tính chất của Thiên Tướng.

Có hai “giáp cục” rất nổi tiếng như sau:

Một là “Tài ấm giáp ấn”. Hai cung lân cận của Thiên Tướng tất sẽ chia ra Cự Môn và Thiên Lương tọa thủ. Thiên Lương là “ấm tinh” (sao che chở), giả dụ như Cự Môn được Hóa Lộc, thì thành chính cách “Tài ấm giáp ấn”.

Nếu Cự Môn không Hóa Lộc, mà các sao đồng độ với Cự Môn như Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Cơ lại Hóa Lộc thì cũng coi là hợp cách, nhưng cách cục kém hơn. Trong số đó lại lấy trường hợp Thái Dương nhập miếu mà Hóa Lộc, và trường hợp Thiên Cơ Hóa Lộc là cách cục tốt hơn. Khi Thiên Cơ Hóa Lộc, Thiên Lương tất nhiên cũng sẽ đồng thời Hóa Quyền, làm tăng sức mạnh của “ấm tính”, cũng trở thành cách cục hữu lực.

Lộc Tồn và Thiên Lương giáp cung thì không thành cách, bởi vì, ắt sẽ đồng thời có Kình Dương và Thiên Tướng đồng độ, đây là phá cách.

Một cách cục khác là “Hình kị giáp ấn”.

Hai cung kế cận Thiên Tướng, một cung có Kình Dương, một cung có Hóa Kị, là thành chính cách. Nhưng gặp trường hợp có tình hình như vậy thì không nhiều. Còn Thiên Tướng ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì không cấu tạo thành cách cục này được.

Nhưng bản thân Thiên Lương còn là sao chủ về “hình pháp”, nên dù không có Kình Dương, chỉ cần có một cung kế cận có Hóa Kị, thì Thiên lương vẫn có thể khới tác dụng của sao “hình”, thành một tổ hợp “Hình kị giáp ấn” kiểu khác. Thiên lương Hóa Lộc thì không thể giải cứu, cung “hình” mà “đắc tài” thì tình huống càng xấu; Thiên Lương Hóa Quyền thì chí làm tăng quyền thế của cung “hình”. Cần phái có Thiên Lương Hóa Khoa, hơn nữa tam phương tứ chính của Thiên Tướng phải không gặp sát tinh, mà còn gặp các sao cát Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, mới có thể lấy sự trong sáng của cung “hình” để hóa giải.

Lúc có Kình Dương và Đà La giáp cung, Lộc Tồn tất sẽ đồng độ với Thiên Tướng. Nếu tam phương tứ chính của Thiên Tướng lại gặp các sao sát, kị, hình, thì cũng có thể thành cách, nhưng tai họa mang đến thì không lớn như hai trường hợp trước.

Phàm cách cục “Tài ấm giáp ấn” thì cần phải xem sao nào Hóa Lộc; còn cách cục “Hình kị giáp ấn” thì cần phải xem sao nào Hóa Kị, mới có thể luận đoán tính chất cụ thể của việc ứng nghiệm cát hung.

Tổ hợp Thiên Tướng ở 12 cung có hai điều cần phải chú ý. Một là luôn luôn bị Cự Môn và Thiên Lương giáp cung, có thể ảnh hưởng đến tính chất của Thiên Tướng, điểm này đã luận ở trên. Hai là tất sẽ đối nhau với Phá Quân, cũng gây ra ảnh hưởng.

Nếu Phá Quân Hóa Lộc, Hóa Quyền, còn Thiên Tướng thì bị các sao hình kị giáp cung, sẽ chủ về gia nghiệp trôi dạt, nên rời khỏi quê hương để tìm hướng phát triển.

Nhưng nếu Phá Quân gặp các sao sát kị ở cung tam hợp, còn Thiên Tư áng thì được các sao “tài ấm” giáp cung, sẽ chủ về nên ở lại quê hương giữ gìn gia nghiệp.

Trên cử hai tình huống cực đoan làm ví dụ, còn lại có thể từ đó mà suy ra.

Thiên Tướng phân bố ở 12 cung, sẽ đồng độ, hoặc sẽ đối nhau với ba sao Liêm Trinh, Vũ Khúc, Tử Vi, cho nên có quan hệ rất lớn với chúng. Nếu gặp lúc Thiên Tướng Hóa Lộc, Hóa Quyền, hay Hóa Khoa, có thể khiến cho cách cục của Thiên Tướng trở nên tốt đẹp. Đặc biệt là lúc có Tử Vi Hóa Khoa đồng độ, Thiên Lương Hóa Quyền đến giáp cung; tuy có Kình Dương đồng độ với “Tử Vi, Thiên Tướng”, nhưng Thiên Cơ Hóa Lộc đến giáp cung, hoặc Hóa Quyền và Hóa Lộc đến giáp cung Hóa Khoa của Tử Vi, vẫn là cục thanh danh hiển hách.

Nhưng nếu Liêm Trinh hoặc Vũ Khúc Hóa Kị, bất kể đồng độ hoặc vây chiếu Thiên Tướng, đều dễ khiến tính chất của Thiên Tướng biến thành xấu, mệnh tạo chỉ thích hợp dựa vào nghề chuyên môn mà mưu sinh. Cổ nhân nói: “Tham Lang, Liêm trinh, Vũ Khúc, Phá Quân Kình Dương, Đà La mà tụ hội, nên dùng tay nghề khéo mà yên thân”; là lí luận này.

Kết cấu tinh hệ của nó như sau:

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối cung là Liêm Trinh, Phá Quân; “Thiên Tướng, Liêm Trinh” đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ; vì vậy ở bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp “Liêm Trinh, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là “Tử Vi, Phá Quân”; khi “Thiên Tướng, Tử Vi” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất; vì vậy ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, là tổ hợp “Tử Vi, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là “Vũ Khúc, Phá Quân”; “Thiên Tướng, Vũ Khúc” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân; vì vậy ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp “Vũ Khúc, Phá Quân, Thiên Tướng”.

Trong tình hình thông thường, lấy trường hợp Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi là khá an định. Nó ưa Thiên Lương nhập miếu ở cung Tí đến giáp cung, lại được hội hợp với Thiên Phủ nhập miếu ở cung Sửu; hoặc Thiên Lương nhập miếu ở cung Tí đến giáp cung, lại được hội hợp với Thiên Phủ nhập miếu ở cung Mùi, cách cục khá quân bình.

Thiên Tướng không sợ sát tinh, chỉ kị Hỏa Tinh và Linh Tinh. Cổ nhân nói: “Thiên Tướng thủ mệnh, gặp Hỏa Tinh và Linh Tinh xung phá, chủ về tàn tật.” là nói điều này.

Cho nên bị “Hỏa Tham” xung phá, đối với người có Thiên Tướng thủ mệnh mà nói, càng làm manh thêm tính chất “sau khí phát đạt rất nhanh sẽ suy sụp rất nhanh, phú quý không thể lâu bền”.

II. Thiên Tướng biệt luận

1. Tổ hợp tinh hệ Thiên Tướng

Thiên Tướng và Thiên Phủ là “Sao Đôi” trong Đẩu Số, tức là hai sao có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau cực kỳ mật thiết. Cổ nhân nói “Phủ phùng khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), tức khi luận đoán Thiên Phủ thì cần phải đồng thời xem xét ảnh hưởng của Thiên Tướng đối với nó. Lúc quan sát cát hung của Thiên Tướng, đương nhiên cũng phải đồng thời nghiên cứu Thiên Phủ.

Thiên Phủ là “khố tinh”, Thiên Tướng là “ấn tinh”, “phủ” mà không có “ấn” thì không thể vận dụng tài phú trong “kho”, “ấn” mà không có “tài phú” là không có thực quyền, cho nên cần phải xem kèm hai sao, sau đó mới có được cái nhìn tổng thể về tài phú và quyền lực.

Thiên Phủ không có hãm địa, cho nên không có cung độ nào là quá xấu khi tọa thủ. Nhưng Thiên Tướng thì lạc hãm ở hai cung Mão hoặc Dậu. Do đó hễ Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu tương hội với Thiên Phủ, thì sức mạnh của nó cũng giảm bớt.

Tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng có thể chia làm sáu nhóm, như sau:

Ở hai cung Tí hoặc Ngọ, Thiên Tướng đồng độ với Liêm Trinh.

Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thiên Tướng độc tọa, có “Tử Vi, Phá Quân” đối chiếu.

Ở hai cung Dần hoặc Thân, Thiên Tướng đồng độ với Vũ Khúc.

Ở hai cung Mão hoặc Dậu, Thiên Tưóng độc tọa, có “Liêm Trinh Phá Quân” đối chiếu.

Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thiên Tướng đồng độ với Tử Vi.

Ở hai cung Tị hoặc Hợi, Thiên Tướng độc tọa, có “Vũ Khúc Phá Quân” đối chiếu.

Từ các tổ hợp trên có thể biết, các chính diệu có quan hệ đặc biệt với Thiên Tưóng là Tử Vi, Liêm Trinh, Phá Quân và Vũ Khúc.

“Tử Vi Thiên Tướng” đồng cung không bằng đối chiếu. Bởi vì lúc đồng cung sẽ rơi vào hai cung “Thiên La Địa Võng” Thìn hoặc Tuất, sẽ khiến đương số khó phát dương quang đại. Lúc đối nhau thì nhờ lực xung kích của “Tử Vi Phá Quân” nên có thể “kích phát” sức mạnh của Thiên Tướng.

“Thiên Tướng Vũ Khúc” đồng cung cũng không bằng đối chiếu. Bởi vì lúc đồng cung, tuy Thiên Tướng có thể giảm nhẹ tính chất “hình khắc” của Vũ Khúc, nhưng đồng thời cũng giảm bớt sức mạnh của bản thân nó, không bằng đối chiếu với “Vũ Khúc Phá Quân”, sẽ lợi dụng được lực xung kích của tinh hệ này.

Thiên Tướng đồng cung với Liêm Trinh là thích hợp, lúc đồng cung, Thiên Tướng có thể hóa giải tính chất xấu của Liêm Trinh. Nếu Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu đối nhau với “Liêm Trinh Phá Quân”, lực hóa giải hơi kém, vận trình có thể nhiều sóng gió, trắc trở.

2. Bí mật “Phủ phùng khán Tướng”

Trong Đẩu Số, Thiên Tướng là sao khó luận đoán. Cổ thư thường cho rằng Thiên Tướng có lòng chính nghĩa, thích phục vụ người khác, gặp chuyện bất bình thì ra tay tương trợ. Thiên Tướng ở trong mệnh bàn không sợ ác tính và sát tinh xâm phạm, thậm chí còn đánh giá Thiên Tướng ở trong 12 cung đều may mắn tốt lành. Nhưng trên thực tế, luận đoán Thiên Tướng không phải đơn giản như vậy.

Nói một cách nghiêm túc, Thiên Tướng là sao có tính cách không rõ ràng, nó rất dễ uốn nắn. Gặp phải các cát tinh phân bố ở “tam phương tứ chính” thì Thiên Tướng sẽ phát triển theo khuynh hướng tốt đó. Nếu gặp phải các sao xấu phân bố ở “tam phương tứ chính” thì Thiên Tướng cũng sẽ phát triển theo khuynh hướng xấu này.

Cổ nhân nói “Phủ phùng khán Tướng” (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), “phùng Tướng khán Phủ” (gặp Thiên Tướng thì phải xem Thiên Phủ)”. Tức là khi nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng trong tinh bàn phải xem kèm Thiên Phủ. Đây là vì hai sao Thiên Phủ, Thiên Tướng luôn luôn tương hội ở tam phương, cho nên mới có phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng thủ mệnh ở cung Mùi, hội hợp với Thiên Phủ ở cung Mão (tức là cung tài bạch), đối cung là “Tử Vi Phá Quân”. Nếu như Thiên Phủ ở cung Mão gặp phải tứ sát Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La. Hoặc gặp các sao hình, kị, ác sát, dù các sao ác này chủ yếu chiếu xạ từ cung Dậu sang cung Mão, vốn không có liên quan đến Thiên Tướng của cung Mùi. Nhưng do tính chất của Thiên Phủ đã biến thành xấu nên cũng sẽ ảnh hưởng đến Thiên Tướng, biến nó thành xấu, thành người tham lam ti tiện, không có chủ kiên, mà còn hay có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Nếu không hiểu rõ điểm này, lúc bản thân Thiên Tướng không gặp ác sát, mà cứ ùn ùn cho rằng cách cục rất tốt, thì rất dễ phạm sai lầm.

Phương pháp luận đoán này là một bí mật nhỏ của phái Trung Châu Vương Đình Chi. Cổ nhân không thích thuyết minh tỉ mỉ các bí quyết, hay giấu lại một chút, nên dùng lời lẽ ngắn gọn, kín đáo. Chỉ nói “Phủ phùng khán Tướng”, rồi nói “phùng Tướng khán Phủ”, mà không chịu nói thẳng ra. Người đời sau nếu chịu nghiên cứu, đương nhiên hiểu được bí quyết, còn người không chịu nghiên cứu thì đành mơ hồ.

Mân phái biết bí mật này, nhưng lại chỉ dùng Thiên Tướng miếu hay hãm để xem xét ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ. Còn câu “Phủ phùng khán Tướng” thì hoàn toàn không giải thích.

(Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button