Tử vi

Sưu tầm các bài viết về Tử vi của cụ Hà Uyên

Bài viết chép lại các bình luận của cụ Hà Uyên và nhóm của cụ về huyền học.

Chào anh HLong

Như ta biết, Anh và Tôi cùng là người yêu thích, dành thời gian tìm hiểu về minh triết phương Đông, trong đó có học thuyết về Tử vi.

Bạn đang xem: Sưu tầm các bài viết về Tử vi của cụ Hà Uyên

Trên diễn đàn, Tôi đọc gần hết những bài Anh viết, cách viết bài của Anh cho Tôi hiểu rằng, Anh không hướng tới phân ngôi cao thấp, Anh không hướng tới cái “danh”, … điều này Tôi cảm nhận được, và thấy thanh thản hòa vui tự nhiên khi giao lưu cùng nhau.

Khi chúng ta chọn lấy giờ Dậu luận giải Tử vi cho đương số, thì một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời của đương số, đó chính là sự xuất hiện cung Tử tức cho lá số được cân bằng. Cháu bé ra đời ! Hóa Khoa trở nên mất tác dụng, phản địa lại Mệnh, xô đẩy đương số buộc phải đi trên con đường khác, …

Theo anh HLong, chúng ta nên nhìn nhận “điểm cận biến hóa” này như thế nào?

Tôi nói: “Hóa Khoa trở nên mất tác dụng, phản lại Địa mệnh”, câu nói này lấy trục Nô bộc + Huynh đệ làm căn cứ, hình thành điểm giao nhau với trục Tử tức + Điền trạch

Nếu, đương số vẫn học tại Học viện KTQS ở Việt Nam mà không phải ở Hung, thì cung Phụ Mẫu – thế “tam phương” sẽ phát huy tác dụng, không để cho cung Tử tức đang từ đối ngẫu với cung Điền trạch chuyển thành đối lập “tứ chính”, điểm giao nhau của hai hệ tọa độ vuông góc này, khó có thể tiến tới “Thái cực”, xô đẩy cuộc đời của đương số chuyển hẳn sang một vận mệnh khác ! Cho nên, mới nói “phản lại Địa mệnh” ! Đây dụ ý luận về Cung trước, sau mới tới Chính tinh.

Anh HLong tham khảo thêm một hướng luận giải số Tử vi cho vui

————-

Ngày 10/09/1959 = ngày Ất Mùi tháng Quý Dậu, năm Kỷ Hợi, là ngày mồng 8 tháng 8 âm lịch. Tháng Tám, tiết Bạch lộ giao vào giờ 16:48 ngày 08/09/1959

Tháng = Quý Dậu ==> Thai nguyên = Giáp Tý

1)- Thai nguyên tượng thứ nhất:

象 曰: 潛 龍 勿 用, 陽 在 下 也。

Tượng viết: Tiềm long vật dụng. Dương tại hạ dã.

2)- Thai nguyên tượng thứ Hai:

象 曰: 豕 孚 踟 躅, 系 于 金, 柔 道 牽 也 。

Tượng viết: thỉ phu trì trục, hệ ư kim, nhu đạo khiên dã 。

3)- Thai nguyên tượng thứ Ba:

象 曰: 遁 尾 之 厲, 不 往 何 災 也。

Tượng viết: Độn vĩ chi lệ, bất vãng hà tai dã.

4)- Thai nguyên tượng thứ Tư:

象 曰: 大 人 否 亨, 不 亂 群 也。

Tượng viết: Đại nhân Bĩ hanh, bất loạn quần dã

5)- Thai nguyên tượng thứ Năm:

象 曰: 初 六 童 觀,小 人 道 也。

Tượng viết: Sơ lục đồng Quan, tiểu nhân đạo dã.

6)- Thai nguyên tượng thứ Sáu:

象 曰: 剝 床 以 足,以 滅 下 也。

Tượng viết: Bác sàng dĩ túc, dĩ diệt hạ dã.

7)- Thai nguyên tượng thứ Bảy:

象曰: 晉 如 摧 如﹔獨 行 正 也。 裕 無 咎﹔未 受 命 也。

Tượng viết: Tấn như tồi như, độc hành chính dã. Dụ vô cữu, vị thụ mệnh dã.

8)- Thai nguyên tượng thứ Tám:

象 曰: 大 有 初 九﹔ 無 交 害 也。

Tượng viết: Đại hữu Sơ cửu, vô giao hại dã.

==========

P/s: bạn Sao Mai tham khảo thêm một phương pháp của ngài Lý Hư Trung được mật truyền trong Tử Cấm Thành !

————-

Atmao75, on 29/08/2012 – 10:44, said:

Nếu theo quan điểm của ngài Tử Vân thì những cung nào do ta quyết định thì phải xem đến những yếu tố “Ta” trong lá số. Cung Điền là một cung “Ta” có thể quyết định khi lớn lên.

Lá số Tử vi chỉ là một phần mà chúng ta quan tâm, nhưng đương số có nhiều tình tiết vận hành trong cuộc sống, theo cách ngược với số TV nói riêng, hay số phận nói chung. Đây là điều chúng ta đáng quan tâm khi tìm hiểu và nghiên cứu về “Huyền học”.

Khi ta ở trong vai diễn, là nhà điều tra dấu vết thì lại gặp đối tượng có hiểu biết sâu về cách thức xóa dấu vết. Khi ta ở vai diễn một nhà phân tích tâm lý tội phạm, thì gặp phải đối tượng khó phân tích cấu trúc hành vi, khó đưa ra tiên lượng, … đây chỉ là một vài cách diễn giải, khi nói đương số vận hành trong cuộc sống, sẽ không sát gần với những lý thuyết mà Tử vi đã định lệ vậy.

————-

Cảm ơn anh Vuivui

Như vậy, tính “thủ lĩnh” của lá số theo giờ Hợi, thông qua cung Nô (giao hữu) có Nhật hóa Kị ngộ Địa Kiếp, mở ra cho người nghiên cứu một câu hỏi về: “ân và oán” trong Đại vận 43 ~ 52?

Đại vận 43 ~ 52 lưu Mệnh tới Dậu gặp Vũ khúc Thất Sát, năm Nhâm thì Vũ hóa Kị, đã cho biết về sự sập đổ, lưu Đà vào cung Nô, thành cách Nhật Kị Kiếp Đà, cho thấy người dưới quyền thực thi âm mưu bội phản theo cách mờ ám. (Đại vận này thì lưu Phụ mẫu tại cung Tuất)Theo cách phân tích của Vietbao1623, khi chúng ta sử dụng thuyết: “Quy luật phản phục của trời đất, Dương khí tự biết quay trở lại”, … mùa Xuân đã quay trở lại, … Nếu, Dương khí không tự biết quay trở lại thì sẽ dẫn tới cái gì đây? Liệu rằng sự sống của vạn vật có còn tồn tại?

Như trong Dịch dùng hình tượng “Vua ngồi tọa Bắc nhìn về hướng Nam mà cai trị”

Như nói “Tử Phủ Vũ Tướng cách”, khi Tử vi độc tọa tại Tý, thì Thiên phủ ngộ Liêm trinh tại Thìn, và Vũ khúc ngộ Thiên tướng tại Thân => có thể hiểu Tử vi dùng Tham lang mà cai trị

Hoặc:

Phá quân độc tọa tại Tý, Tham lang độc tọa tại Thìn, Thất sát độc tọa tại Thân ==> có thể hiểu Phá quân dùng Liêm trinh + Thiên tướng để cai trị, cũng như nói Phá quân biết kết hợp dùng cả Âm lẫn Dương để cai trị, cũng như biết phát huy được sức mạnh của cả Nam và Bắc (Liêm trinh thuộc Bắc đẩu + Thiên tướng thuộc Nam đẩu) – sẽ khác với Tử vi chỉ biết dùng có Tham Lang để cai trị …

Cũng như Cự Môn cư Tý Ngọ được gọi là “Thạch trung ẩn ngọc” vậy ! Tuy ở dưới một người nhưng lại đứng trên vạn người, …

Đây là nói theo thuyết của Dịch: Vua ngồi tọa Bắc nhìn về hướng Nam mà cai trị vậy !

Theo cách Vietbao1623 phân tích, thì đây gọi theo thứ tự Phá Tham Sát, Phá Tham nằm về miền Dương, Ngọ đứng đầu của Âm ứng cho Liêm Tướng, sau đó Sát cũng nằm về miền Âm

Quyền và Lực theo tố chất Thủ lĩnh, nằm trong kết cấu Tuế phá + Bệnh phù, cũng chưa phải là câu trả lời xác đáng đối với quá trình giao tế trực tiếp của đương số ! Từ Bắc vào Nam, cho tới Nga, TQ, Đức … lớn hơn tuổi và người ít tuổi hơn, … quan chức cao cấp cũng như người bình dân, … lực lượng “nổi” cũng như lực lượng “chìm”, … những thực tiễn này, đều cho thấy nguồn tin đáng tin cậy, … vậy, cung Giao hữu (Nô) theo cách Nhật hãm tại La Võng, ở trên nền Tuế phá + Bệnh phù, ngộ Hóa Kị + Địa Kiếp cần phải nhìn nhận, gợi mở thêm về mặt lý thuyết những hàm nghĩa mới !

Bang giao rộng khắp, lại thêm nhân tố: “Lạc mất Tả Hữu, thường Mệnh cô Quân”.

————-

Tôi chọn giờ Thìn – căn cứ theo cách Nhâm kỳ long bối – theo cách này thì đương số gồm tứ Thìn = năm Thìn – tháng Thìn – ngày Thìn – giờ Thìn

Tôi chọn giờ Thìn căn cứ theo thuyết của Lý Hư Trung, niên Can và niên Chi được liệt kê riêng, lấy Thai nguyên – Nguyệt – Nhật – Thời để xem xét sự mạnh – yếu, vượng – suy của Niên mệnh. Theo đó ta có tổ hợp sau:

– Xác định Thai nguyên: Nguyệt can tiến 1, Nguyệt chi tiến 3 => Mậu Thìn ~ Kỷ Mùi

……Thai……….Nguyệt……..Nhật……..Thời

……Kỷ Mùi……..Mậu Thìn……Nhâm Thìn…Giáp Thìn

Án theo cách giải của ngài Lý Hư Trung, thì chi Mùi gặp Thìn biến cách từ: “Nhâm kỳ long bối” thành cách “Nhâm kị long bối”, lại nói Giáp thì Lâm quan tại Dần, Dịch mã của địa chi Thìn tại Dần, cho nên gọi là “Lộc Mã thừa cách”, năm sinh Giáp Thìn là Phúc Đăng Hỏa hội hợp Trường sinh tại Dần, do đó được gọi là “Thủy tráng chi Hỏa”.

Từ “Long kỳ” biến thành “Long kị”, có thể ứng với vận số năm Nhâm Thìn tháng Trưởng hạ. Đây chỉ là một thuật để tham khảo cách thức trọn giờ vậy.

Theo ngài Lý Hư Trung, sinh ngày Nhâm Thìn giờ Giáp Thìn, là cách cục “Nhâm kỳ long bối”, Mệnh chủ về đại quý hiển. Nhưng khi biến thành cách “Nhậm kị long bối” thì:

Nhâm kị long bối toạn Thực thần

Thâu Kỷ tương hình thị họa “thai”

….

Tôi chọn giờ Thìn – căn cứ theo cách Nhâm kỳ long bối – theo cách này thì đương số gồm tứ Thìn = năm Thìn – tháng Thìn – ngày Thìn – giờ Thìn

————-

Tôi nói tại bài #564 rằng: “chắc còn phải kèm theo những nhân tố khác của lá số”, vậy, là những nhân tố nào?

Nhân tố thứ nhất: đó là ngày sinh của đương số

Nhân tố thứ hai: đó là sao chủ Thân và sao chủ Mệnh, ví dụ người sinh ngày 2 tháng 3 âm lịch năm 1964 Giáp Thìn

– Sao chủ Thân thì căn cứ theo niên chi, đương số sinh năm Thìn thì sao chủ Thân là Văn Xương.

– Sao chủ Mệnh thì căn cứ vào cung địa bàn nơi an Mệnh, nếu mệnh an tại Mùi thì sao chủ Mệnh là Vũ Khúc, nếu Mệnh an tại Tý thì sao chủ Mệnh là Tham Lang

Nhân tố thứ ba: đó là xác định mối quan hệ giữa ngũ hành của Cục với Chính diệu:

– Mệnh an tại Mùi là Thổ cục – lấy sao Cự Môn làm chủ cho Hậu thiên

– Mệnh an tại Tý là Thủy cục – lấy sao Phá Quân làm chủ cho Hậu thiên

Nhân tố thứ tư: đó là xác định mối quan hệ giữa Trường sinh tiên thiên với Trường sinh hậu thiên

– Trường sinh tiên thiên căn cứ vào can chi năm sinh – tuổi Giáp Thìn thì Trường sinh tiên thiên thuộc Thủy

– Trường sinh hậu thiên căn cứ vào nơi an Mệnh – nếu, Mệnh an tại Mùi thì Trường sinh hậu thiên thuộc Thổ – nếu, Mệnh an tại Tý thì Trường sinh hậu thiên thuộc Thủy.

————-

Chào Gấu trắng

Chúng ta giả thiết thông tin năm – tháng – ngày có độ tin cậy cao !

Năm Giáp ngày Nhâm, số đủ 1 – 9, Thủy tháng Trọng Quý vốn tràn trề, gặp Thổ nên sinh ra tính đề phòng rất cao, người sinh ban ngày có thể chủ về vừa phú vừa quý, sinh ban đêm phần lớn là lưu lạc

Như vậy, Ta loại bỏ được yếu tố sinh ban đêm !

Thổ hỗn tạp khiến cho Thủy đục, cho nên cái bản năng thực vật bên trong thường bị trì trệ, biểu hiện lâm sàng thường có triệu chứng tê liệt, tạo sinh cái “thần” thường hướng tới “tà dâm”. Nguyên nhân này cho Ta biết rằng, khi gặp Hỏa thì dẫn tới Thủy Hỏa tương hại lẫn nhau, khó mà tránh được kiện tụng, vướng vòng lao lý, trở thành nhân tố mất đi quyền chủ thể, cho nên gọi là tạm giam, cầm tù.

Thìn Tuất là nơi Thiên đạo vận hành, can Mậu là nơi khí dương quy tụ, dương khí động thì âm khí sẽ chìm xuống mà trời đất tự phân tách, can Mậu ngộ chi Thìn hàm ý phân tách tự chia rẽ dẫn tới thường bị rối loạn khó kiểm soát. Theo đó, mà nói tới Cung, thì cung Mậu Thìn hàm chứa Thái tuế + Thanh long và cung Bính Dần hàm Điêu khách “nội củng” Kình dương tại cung Đinh Mão, lại thêm cung Đinh Mão “ngoại củng” có Hóa Kị tác hại Phi Liêm, dẫn tới hậu quả thời gian 10 năm tại cung Đinh Nhâm này (32 ~ 41), cái “tà dâm” phát huy nhưng được ẩn dấu ngụy trang, nay nó đã tới “thời” bộc lộ ra mà phản lại Quang Quý khi “Sao” chuẩn bị đổi ngôi !!!

– Năm phối Càn Khôn

– Tháng phối Chấn Tốn

– Ngày phối Thủy Hỏa

– Giờ phối Cấn Đoài ==> thông khí

Như vậy, Gấu cùng đồng thuận lấy giờ Thìn làm giờ sinh cho đương số ! Chúng ta có thể mở rộng thêm giờ sinh xem sao?

————-

Anh TNT

Vấn đề Anh nêu ra, trong giới hạn hẹp của cá nhân Tôi, thì có thể nhận định đúng như nội dung mà Anh nói.

Nhờ có sự phát triển của khoa học, thế giới Mạng phát triển, nên chúng ta có được tầm nhìn về Tử vi học như hiện nay. Nhưng, Tôi cũng không dám kết luận, từ năm 2002 diễn đàn Tuvilyso thành lập cho tới nay, là đại diện cho một trường phái Tử vi việt nam. Nói vậy là vì, giới nghiên cứu chính thống và những học giả TQ đã bỏ xa chúng ta, khi khảo cứu và khảo luận về Tử vi bắc phái và Tử vi nam phái,… đơn cử ngài Phan Tử Ngư đã bỏ ra cả một đời người, để nghiên cứu, để tra cứu, học qua 3 ~ 4 đời Thầy, … là một minh chứng, có thể nhận xét về ngài Phan Tử Ngư là dân chuyên nghiệp và chuyên sâu. Trong khi đó, trong mỗi người như chúng ta, còn rất nhiều việc phải làm để sống và tồn tại, vợ con, … gia đình, nhà cửa, …. cơ quan, sự nghiệp, … cho nên chúng ta đến với Tử vi chỉ chơi chơi vậy thôi.

Dù là Bắc phái hay Nam phái, thì những nguyên tắc cơ bản (bí bản) mà được ngài Trần Đoàn đặt nền móng xây dựng học thuyết cho Tử vi, thông qua vũ trụ quan của Đạo giáo. Và cho đến ngày nay, thì các nhà Khoa hoc vẫn đang tiếp tục hướng vào Vũ Trụ, để có thêm nhận thức cho loài người. Cho nên mới nói Tử vi là: “Thiên hạ đệ nhất thần số”.

Một trong những nguyên tắc đó là thuyết Tứ Hóa về ngày sinh của đương số, căn cứ vào định lệ: Ngân – Đăng – Giá – Bích – Câu, ví như thuyết Ngân thăng, hay thuyết Đăng hạ, hay thuyết Giá bất dư (Kim không có dư khí) …

Vì đây là chủ đề nói về NĐK, cho nên để dịp khác ở một Topic khác, chúng ta cùng tìm hiểu thêm, về Tử vi bắc phái và Tử vi nam phái sau.

————-

Tôi nói tại bài #564 rằng: “chắc còn phải kèm theo những nhân tố khác của lá số”, vậy, là những nhân tố nào?

Nhân tố thứ nhất: đó là ngày sinh của đương số – thường lệ năm sinh có Tứ Hóa – vậy, ngày sinh có Tứ Hóa hay không? Nếu, ngày sinh có Tứ Hóa dùng để phân biệt lá số “trùng nhau”, hay dùng để xác định tính chất, ngôi vị của Tử vi, hay dùng để xác định mối quan hệ tương quan giữa cá nhân đương số và cộng đồng xã hội, (hay …) … ví dụ một người sinh ngày 2 tháng 3 âm lịch năm 1964, thì tứ Hóa theo niên can vẫn là can Giáp, nhưng sinh ngày mồng 2 – khi sao Tử vi tọa Dần thì ngày sinh Hóa theo can Bính – khi sao Tử vi tọa Hợi thì ngày sinh Hóa theo can Ất, … như vậy, Tứ Hóa theo “ngày sinh” cho ta biết thông tin gì về đương số …

Năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà vua nói quan Khâm Thiên giám chọn ngày cát – hung, để Vua tham khảo mà làm việc, do liên quan đến án hình sự của một người gây ra tội lớn, ảnh hưởng đến an nguy xã tắc, chạy trốn về Phúc Kiến, kẻ phạm tội lại biết rất thâm sâu về thuật “Tử vi Đẩu số”, tại sao lại biết chạy trốn vào ngày mà quan Khâm Thiên giám bẩm tấu lên lại có sự mâu thuẫn. Khi biết tin đối tượng đã chạy trốn, Vua tức giận ra lệnh truy nã, …

Các quan nghị sự, Vua sợ rằng những “bí bản” trong thuật “Tử vi Đẩu số” lưu truyền ra bên ngoài, nếu để những kẻ ác tâm biết được sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của xã tắc. Nhà Vua lệnh cho cận thần, cố ý đem thuật “Tử vi đẩu số”, “Thất chính Tứ dư”, ” Đăng Hạ thuật”, … tiết lộ ra bên ngoài, nhưng phần yếu quyết bị lược bỏ đi, đưa vào đó một số luận thuyết không chính xác, khiến cho người đời bị mang họa vì nhận thức sai lầm …

Đây, nói về nhân tố ngày sinh trong lá số Tử vi, để anh HLong tham khảo thêm, cho vui cửa vui nhà

————-

Tôi cũng hy vọng như anh HLong nói là “phản vi kỳ”, còn khi biện lý chắc phải cân nhắc tới Đế tinh động, tắc liệt tú bôn trì vậy

————-

Về nguyên tắc, thì phải xét về Cung trước, sau đó mới đến Chính tinh

Xét về Cung thì gồm 2 phần: niên Can phối Cung – niên Chi phối Cung. Học thuyết này, hầu như ít được nói tới (Theo Vương Đinh Chi thì vẫn mật truyền), tương tự như vòng tứ Hóa, ví như năm Giáp phối 3 Bắc 1 Nam (tứ Bắc), cũng như tuổi Giáp phối cung Mệnh cư Mùi (Mùi Thân – Tây Nam) sẽ khác với tuổi Giáp phối cung Mệnh cư Tý chính Bắc

– Năm Giáp, khi Tháng thuộc về miền Dương, thì sao Thái dương quy theo Nam

– Năm Giáp, khi Tháng thuộc về miền Âm, thì sao Thái dương quy theo Bắc

Đương số sinh tháng 3 thuộc miền Dương, cho nên nói can Giáp phối tứ Hóa là 3 Bắc 1 Nam

————-

Kính gửi anh VuiVui

Vấn đề Anh nêu ra, Tôi cũng có suy nghĩ, để nêu ra ý kiến của mình khi lòng còn gợn chuyện cũ mà tâm chưa yên, thì sợ rằng chọn từ giải nghĩa không thoát được rõ ý vậy.

Chuyện là, một vài người Bạn cùng thời ở xứ người, vẫn còn quan tâm đến nhau, vẫn hay vào diễn đàn này đọc những bài mà Tôi viết, cũng như những diễn đàn khác. Cho nên, cái danh dự giữa xứ người và xứ ta thì Tôi lấy làm trọng, mà giữa người Việt với người Việt, thì Tôi lại yên tâm không có gì phải gợn lòng.

Một vài lời qua lại, những nhận xét mang tính đại chúng, những quy kết tỏ rõ của nước lớn đối với nước nhỏ “man di” là sự man thư kiến thức trong sách xuất bản lẫn trong đào tạo trước đây và, … sự chê cười rồi kết luận mang tính thế hệ vẫn còn u mê lầm đường, mà không biết đâu là thật đâu là giả.

Nói như vậy, trước hết mong được Anh chia sẻ về thân phận còn tủi lòng, chỉ nói trong giới hạn hẹp thuyết Tử vi hay nói rộng ra là Tam thức cho tới Kinh Dịch, mà Ta vẫn còn nhiều bất cập. Thêm nữa, rồi lại chính chúng ta vấp phải chuyện chữ và nghĩa, ví dụ như sách “Thần Khê định số” được cho là trước tác của ngài Lê Quý Đôn, chữ “Cổ Hán ngữ” đa khó, các Cụ nhà ta để lại di sản chữ Nôm còn khó hơn, khi Ta có một lượng kiến thức đủ về Hán – Nôm và Tử điển chữ Nôm ở bên cạnh, đọc nguyên tác “Thần Khê định số”, thì thấy hàm nghĩa khác hẳn với sách mà ai đó đã dịch thành chữ quốc ngữ, rồi lại gò ép theo thể thơ Lục – Bát, ngày nay Ta đọc lại chỉ thấy buồn mà đành im lặng vậy.

Cho nên, trở lại vấn đề nội dung Anh nêu ra, một câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm nghĩa súc tích, tôi nghĩ mong được Anh diễn giải thì trọn vẹn được hàm nghĩa, để Tôi chú giải thì sợ còn khập khiễng, lại còn tán rộng hàm ý ra, thì thường làm mất đi cái tinh thần vốn súc tích cô đọng của cốt chuyện vậy.

————-

Can Giáp vận hành trên địa bàn:

……Kỷ………Canh……..Tân……….Nhâm

……Mậu……………………………Quý

……Đinh…………………………..Giáp

……Bính…….Đinh……..Bính………Ất

– Kê ngộ Quý

– Mã ngộ Canh

– Trư ngộ Ất

– Long ngộ Mậu

– Ngưu ngộ Đinh

– Hổ ngộ Bính.

– Phúc theo Kê hóa Kị nhập Mệnh.

– Thiên Hình ngộ Ất, ngày mồng 2 theo Ất – Cơ Lương Vi Nguyệt (ngày mồng 11 theo Nhâm, ngày 20 theo Kỷ, ngày 29 theo Canh)

– Thái tuế theo Mậu – Cơ hóa Kị (sinh ngày mồng 2 Cơ hóa Lộc)

– Đinh ngộ Kình Đà

Khí chất ngày sinh: (mồng 2 tháng 3 năm Giáp)

– Thiên Cơ hóa Lộc nơi Điền

– Thiên Lương hóa Quyền nơi chỗ Điền

– Tử vi hóa Khoa nơi Quan

– Thái âm hóa Kị tại Huynh

Bài viết này gửi tặng:

– Anh Ngọc – Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược – Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi đã hơn chục năm: “Nguyên lý ngày sinh trong Tử vi, tại sao Tứ khố toàn thư xóa đi, không cho in vào sách xuất bản”

– Anh Tuấn – Viện trưởng 198 – Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi: “Vì sao không có Nhất cục”

Khi “thuận”, thì Đà La ở Sửu, nơi quý nhân xuất.

Người xưa cho rằng, cung Thiên Di ngộ Đà la, thường không được Quý nhân ưa thích tin tưởng, trọng dụng và giúp đỡ,

Theo Ẩn Long Cư Sỹ, cổ nhân nói như vậy còn phù hợp với “thời” hiện nay không?

————-

 Gloria, on 03/09/2012 – 09:10, said:

Kính thưa cụ

Như vậy, bản chất của cái cụ làm là:

1-Nạp can cho cung.

2-Tìm vị trí an của sao Tử vi, coi nó là điểm gốc của lá số.

3-Dùng thiên can của cung có sao tử vi để đại diện cho yếu tố Nhân, thiên can của cung có Thái Tuế đại diện cho yếu tố địa.

4-Dụng kỹ thuật tuơng tự như Phi Yến Quỳnh Lâm của Phan Tử Ngư (Nhất Diệp Tri Thu Phái) để nghiên cứu tác động của nó lên lá số.

Thú thực, cháu không hiểu tại sao nó lại giải thích cho lý do không có 1 cục trong correspondence của cụ và anh Tuấn. Nguyên lý hình thành số của cục thì cháu hiểu, chứng minh được, nhưng liên hệ trực tiếp của nó với kỹ thuật Phi Yến tính từ gốc của Tài Nhân như cụ sử dụng thì cháu không hiểu.

Mong cụ minh giảng.

“Nguyên lý Tứ tượng trong trong Tử vi”, và “Nguyên lý ngày sinh trong Tử vi” đã được những bộ phận có chức năng chuyên ngành và chuyên sâu ng/c từ lâu, là tài liệu tham khảo cơ bản trong Học viên An ninh, đối với Học viên được chỉ định nghiên cứu. Cho nên, viết một bài dài, để diễn giải cho Gloria nắm bắt được tinh thần, cũng không ổn mà, Gloria cứ bình tĩnh chờ thêm.

Tôi nói như vậy, là vì:

Trong 12 vạn có lá số giống nhau, đều sinh giờ Dậu ngày 2 tháng 3 năm 1964, thì không phải ai cũng như NĐK, …

Nếu, không phải là con của anh Lung chị Nga, … nếu cha mẹ không theo sự nghiệp giáo dục, .,. , nếu NĐK không phải là con trai cả với 2 em gái, … nếu sinh giờ Dậu, thì Thái âm ngộ Hình Kị, người mẹ để thường hay đẻ mổ hay để rơi, … tại sao giáo viên chủ nhiệm của NĐK tại trường PTTT Cao Bá Quát nói: “NĐK nước da đen” vậy thì số ngộ Không Kiếp hay sao?

————-

thienma, on 24/04/2012 – 11:08, said:

Thưa cụ Hà Uyên, nếu phân theo thứ tự quan trọng Thiên > Địa> Nhân thì có thể kết luận là Mệnh > Thân > Phúc được ko ạh

Hiện nay, tại thị trường VN, thường thấy nói nhiều về số Tử Vi thiên mệnh.

Khi ThienMa quan niệm Địa là “không gian” và Nhân là “Thời gian”, phối hợp Kỳ Môn + Tử vi, thì Ta có thể nhận thấy một số tiện ích, mang lại giá trị sử dụng cao.

————-

ChanVuPhong, on 24/04/2012 – 10:29, said:

Năm 2006 cháu có nghĩ đến điều này, nhưng vì do hạn chế không có chỉ bảo, lại lo cho việc học hành tất thành, nên cháu chỉ dừng lại ở đây. Nay được cụ chỉ bảo cho thế hệ trẻ thật may mắn cho chúng cháu, khi chúng cháu cũng đang đi tìm Minh Sư để tầm sư học đạo!

– Vậy khi xét Địa và Nhân mệnh lấy cung Thân và Phúc phối cục + ngày sinh của bất kể lá số nào để tìm Địa và Nhân có phải không cụ? Mong cụ chỉ giáo thêm ạ. Đúng như vậy, khi ChanVuPhong có nhu cầu.

Đối với số Tử Vi của Tôi mệnh an tại Tứ chính, thì Tôi trọng Địa mệnh trước.

Khi Mệnh an tại Tứ mộ và Tứ sinh, thì tùy thuộc theo Chủ của Thiên mệnh là Nam đẩu hay Bắc đẩu để xét.

Khi gặp Thiên mệnh Vô chính diệu, thì xét kỹ về Nhân mệnh.

————-

Cái từ trong Tâm, manh động phát ra, gặp “sát và hình”, lại có thể có năng lực khai sáng, mà tinh thần không bị ậu lo. Nếu chỉ gặp sao “cát”, mà không gặp “sát và hình”, thì trái lại, Nhân mệnh thường dễ chìm đắm trong lạc thú, đây là tình cảnh không có người hiền can gián, dễ bị lời sàm tấu mà biến thành hôn mê. Có thể hiểu đặc tính của Thiên đồng khi phối Nhân mệnh của Minhgiac vậy.

Thân là nơi chỗ hội tụ của sướng và khổ (địa mệnh Vũ Phá), hiểu được họa hoạn do Tâm phát ra (nhân mệnh Thiên đồng), lỗi lầm là do bản thân tạo tác. Hiểu rõ một thứ, tuy vô hình nhưnh để lại tác hại rất lớn (thiên mệnh Cự môn), nhưng cũng phải nhận thức cho rõ, cái tấm thân của Ta tuy là hữu hình, nhưng không thể tự mà vận động được vậy.

Thêm một cách nói, Minhgiac tham khảo !

————-

AnKhoa chưa hiểu cách tính Địa, Nhân mệnh của cụ. Cụ có thể gợi thêm thông tin không ạ?

An Khoa noi theo:

1)- Địa mệnh: từ niên can của đương số, xét tới cung an Thân tìm trị số Cục, ví như số TV của MG, mệnh cư Tị sinh giờ Mão nên Thân cư Di xác định được Mộc cục, MG sinh ngày 26, nên Tử vi an tại Dậu ==> Vũ Phá cư Tị.

2)- Nhân mệnh: từ niên can của đương số, xét tới cung Phúc đức tìm trị số Cục, ví như số TV của MG, mệnh cư Tị cung Phúc tại Mùi gặp Kim cục, sinh ngày 26 nên Tử vi cư Tuất. ==> Thiên đồng cư Tị.

————-

ChanVuPhong, on 24/04/2012 – 11:39, said:

– Vậy tại sao ở tứ chính cụ lại coi trọng Địa mệnh?

Trên bóng mặt Trời:

– giờ Tý Ngọ Mão Dậu nằm trên cùng một đường thẳng (nhất điều tuyến)

– giờ Dần Thân Tị Hợi tạo thành một đường tròn (như kính viên)

– giờ Thìn Tuất Sửu Mùi hình thành giống hạt Táo (táo hạch tiêm)

————-

“Ôm âm cõng dương”, cụm từ này, người đi trước Tôi chú giải là: trước âm – người – sau dương ==> nên Dịch nói “Tiền mê hậu đắc chủ”, theo Địa mệnh của minhgiac, thì Vũ Phá cư Tị tại địa mệnh, cho nên dùng chữ “ôm” (đông thành tây bại), mà không dùng chữ “thủ” (đầu), để phân biệt “tại Thiên thành Tượng, tại Địa thành Hình

————-

Càng lên cao, cái ống bễ hút gió càng nhỏ lại, người ở trong đó muốn vươn lên cao nữa, hòng đạt tới đỉnh, thì ống bễ như bó chặt lấy cái thân khó bề hoạt động, thời gian kéo dài cho tới khi sức cùng lực kiệt chẳng thể cố được nữa. Hình tượng này là của Lão Tử ví von như vậy.

Ai cũng vậy thôi, 14 chủ tinh được gọi là ‘chính”, còn cái “phụ” thì chỉ có 4 (Tả Hữu Khôi Việt), chính và phụ quan hệ, nhưng cái “phụ” lại có chức năng điều chỉnh khi “âm dương bất điều hòa” … đây là kết luận được nhiều sách đã ghi nhận, …

————-

Khi nào giản hóa được mối quan hệ giữa Tháng + Giờ, thì bắt đầu nên sớm quan tâm tới mối quan hệ giữa Năm + Ngày

————-

Cảm ơn anh HLong

Tôi thường xét về Cung thông qua mối quan hệ giữa hai nhóm: Niên can + niên chi <=> chi tháng + chi giờ

Ví dụ:

Tử tức + Điền trạch = Mậu Thìn + Giáp Tuất

– Tử tức = Mậu Thìn = Thái tuế + Thanh long ==> Mậu theo Cơ ngộ Kị

– Điền trạch = Giáp Tuất = Tuế phá + Bệnh phù ==> Giáp theo Nhật ngộ Kị

– Mậu theo Cơ hóa Kị, nay Thiên Cơ lại cư Điền trạch

– Trong Mậu có Quý => theo đó năm 1981 Tân Dậu, tháng 4 là tháng Quý, cho nên tháng 4 năm 1981 thì Hóa Kị nhập vào cung Tị (chọn giờ Dậu, thì cung Tị là cung Phu Thê) => Thê chịu Cô Kiếp Kị.

– Giáp theo Nhật hóa Kị, mà Nhật lại cư Phụ mẫu, tháng 3 năm 1982 là tháng Giáp, cho nên tháng 3 năm 1982 thì Hóa Kị động ở cung Thìn (chọn giờ Dậu, thì cung Thìn là cung Tử tức), trong Giáp có Kỷ, tới tháng 8 năm 1982 thì có biến ở cung Phúc đức (Thê Phúc Di)

Như vậy, chọn giờ Dậu hay chọn giờ Hợi, thì thông tin sẽ phản ánh theo cách khác nhau, khi kết hợp với thuyết Thai nguyên để chọn giờ ưu sinh, thì có thêm sự soát xét thông tin nào sẽ ứng hợp với đương số.

Và như vậy, khi xuất hiện cháu bé ở bên Hung ra đời, cung Tử tức nhập hạn, cũng có thể tiên lượng được tháng + năm …

————-

Câu trích dẫn An Khoa viết thật thú vị !

Hai cách nói:

– Thứ nhất: Đối thủ thực sự trong Tử vi là …

– Thứ hai: Đối thủ thực sự trong Mệnh vận là …

Tại sao chưa hình thành một cách nói khác, đó là: “Mệnh lý Tiên thiên là vậy. Đối thủ thực sự của Mệnh vận tại Hậu thiên là … “

– Thiên Mệnh của MG chứa Cự môn thủ cung Tị

– Địa mệnh của MG thì lại ôm Vũ Phá cư Tị

– Nhân mệnh …

Nói thêm để An Khoa hiểu hàm ý về câu: “tại Thiên nói “thủ”, tại Địa thì nói Mệnh ôm Vũ Phá cư Tị” ==> chữ “ôm” này nói theo hàm nghĩa của Lão Tử “ôm ..cõng …”

————-

Để gợi mở theo ý của An Khoa, thì có một vài cách nói về “điểm” Thái cực.

Cách nói thứ nhất:

TAM MỆNH THÔNG HỘI – quyển 3 – tr 347 có cách nói về Thái đực điểm, nói về mối quan hệ giữa Bát Tự và Cửu cung có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa Hà đồ Lạc thư, khi dùng theo nguyên lý Lạc thư để tiến hành phân tích Mệnh lý. Quan niệm “điểm” Thái cực chính là tham số TRUNG CUNG của bát tự phân bố tại Lạc thư cửu cung.

Ví dụ tìm điểm Thái cực cho số Minhgiac như sau:

………Bính Dần……..Bính Thân………..Đinh Mùi………….Quý Mão

+ Thiên can = Bính + Bính + Đinh + Quý = 3 + 3 + 4 + 10 = 20 ==> Quý

+ Địa chi = Dần + Thân + Mùi + Mão = 3 + 9 + 8 + 4 = 24 /12 ==> Hợi

Như vậy, Thái cực điểm của Minhgiac là Quý Hợi !

Cách nói thứ hai:

Cá nhân Tôi không theo cách nói thứ nhất, mà Tôi theo ĐẠO THƯ được bổ xung thêm Thai nguyên của đương số, sau khi trải nghiệm và đối chứng thực tế, thì thấy ứng đúng, ví như bát tự của Minhgiac, thì Thai nguyên của Minhgiac là Đinh Hợi:

+ Thiên can = Đinh + Bính + Bính + Đinh + Quý = 4 + 3 + 3 + 4 + 10 = 24 ==> can Đinh

+ Địa chi = Hợi + Dần + Thân + Mùi + Mão = 12 + 3 + 9 + 8 + 4 = 36/12 ==> chi Hợi

Vậy, theo ĐẠO THƯ thì Thái cực điểm của Minhgiac là Đinh Hợi.

Nguyên lý sử dụng Thái cực điểm, giá trị và tác dụng như thế nào, tùy theo từng trường phái và từng môn phái, có thể cũng là “mật truyền” theo từng Môn phái vậy.

Đối với Tử vi, thì Thái cực điểm có nguyên lý vận toán khác, lấy cơ sở từ số Cơ và số Ngẫu, số Cơ gồm 1 số, số Ngẫu gồm 2 số ==> hợp số Cơ + Ngẫu = tổ hợp gồm 3 số = 1 âm khí + 1 dương khí + 1 Thiên = 3 (tam), khi số Tam này ứng với tam hội phương: Thân – Tý – Thìn, Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi, Tị – Dậu – Sửu, mỗi một tam hội phương này sẽ hình thành 1 điểm tiểu Thái cực, mỗi tiểu Thái cực là một cặp Can Chi, như vậy sẽ có 4 điểm tiểu Thái cực, 4 điểm tiểu thái cực này sẽ cấu thành một Thái cực điểm, ứng cho một lá số Tử vi vậy.

————-

Các Sao biết Hỷ Kị, luận giải sẽ minh tường !

Ví như:

Hỏa Linh nên ở Hỏa, gặp Thủy cục tại ương

Hóa Kị ưa Tý Sửu, gặp Hỏa cục tai ương

————-

Câu trích dẫn An Khoa viết thật thú vị !

Hai cách nói:

– Thứ nhất: Đối thủ thực sự trong Tử vi là …

– Thứ hai: Đối thủ thực sự trong Mệnh vận là …

Tại sao chưa hình thành một cách nói khác, đó là: “Mệnh lý Tiên thiên là vậy. Đối thủ thực sự của Mệnh vận tại Hậu thiên là … “

– Thiên Mệnh của MG chứa Cự môn thủ cung Tị

– Địa mệnh của MG thì lại ôm Vũ Phá cư Tị

– Nhân mệnh …

————-

Hiểu được tại sao số Tử vi lại có cung Tật Ách?

Ở vào vận hạn nào thì nhận thức của con người tự định hình được cung Tật ách của chính bản thân? Tại sao phải nói là “định” hình?

Như thế nào thì được goi là đối thủ?

Ta tự đánh Ta? Ta tự gây ra Tật Ách?

————-

Thân có 6 cung, phối với Mệnh có 12 cung

6 + 12 = 18 cung ==> 18 Phi tinh (Trần Đoàn)

————-

Dùng đến Năm + Ngày, kiến thức về lý thuyết kết hợp với thời gian trải nghiệm thực tiễn, cần phải thời gian tương đối, Tôi nghĩ như vậy. Vấn đề ở đây là dùng vào việc gì? (Tháng + Giờ = players + scope)

Bởi vậy, nhận thức được nhược điểm của bản thân, đó chính là rules !

————-

Dùng hai chữ “đối thủ” trong môn Tử vi, theo cách nói này thì 12 cung đều có “đối thủ” cả. Không chỉ riêng cung Tật Ách.

Có thể theo cách nói khác, khi nói theo cách “tụ – tán”, có nghĩa là khi nào thì “thái cực tụ”, và khi nào thì “thái cực tán”, và như vậy hai chữ Tụ – Tán có thể được thay bằng hai chữ “đối thủ” (đối đầu)

Khi nói Thái cực tụ hay tán, thì cái gì sẽ nhập vào “thiên trung”? Vậy thì, trước tiên phải tính được điểm “thái cực” cho mỗi một lá số Tử vị, điều này là cần thiết vậy.

————-

Sách Đẩu số Toàn thư và sách Đẩu số toàn tập đều chỉ rõ nguyên tắc an sao Hỏa tinh Linh tinh được căn cứ vào chi năm sinh và Giờ sinh

Giờ sinh là căn cứ để an sao Văn Xương và Văn Khúc.

Mối quan hệ giữa Xương Khúc gặp Hỏa Linh, được cho rằng, đây là mối quan hệ giữa Giờ sinh và chi Năm sinh (cả Bắc phái và Nam phái)

Vậy, mối quan hệ của can Năm sinh và giờ sinh thì như thế nào? Lộc tồn (can năm) gặp Văn khúc (giờ sinh) đồng cung, chủ về được nhiều người biết tiếng. Nếu lại gặp Sát Kị, thì đây là điều tiếng Xấu. Nếu chủ tinh đồng cung có tính dục đào hoa, sẽ chủ về vì sắc mà chuốc họa

————-

Phương pháp dùng bao nhiêu Cung thì tùy mỗi người,

Đọc sách, thường thấy sách viết chữ “thượng”, rất nhiều chữ “thượng” trong phép an sao.

Vú dụ:

– “Tuất thượng khởi Tý an Văn xương, nghịch đáo sinh thời thị quý hương. Văn khúc tinh tòng Thìn thượng khởi, thuận đáo sinh thời thị bản hương”

Hoặc:

– “Hợi thượng khởi Tý thuận an Kiếp. Nghịch khứ tiện thị Địa Không thương”

Cổ nhân để lại sách, thường viết kiệm lời, vậy mà tại sao phải dùng rất nhiều chữ “thượng”, không biết Cổ nhân có hàm ý gì!

————-

– 13 cung Thiên bàn

– 13 cung Địa bàn

– 13 cung Nhân bàn

– cung lưu Đại vận

– cung lưu Tiểu vận

– 12 cung lưu Thái tuế

Sơ qua cũng đã hơn 40 cung, chưa kể tới cung chứa sao chủ Mệnh, chủ Thân, …

————-

Anh Lý Ngư Long Vũ

Chúng ta khi đọc sách, sách thường viết hai chữ “hãm địa”

Tôi tự đặt ra câu hỏi, tại sao sách không viết là “hãm thiên”, hay sách không viết là “hãm nhân”, mà chỉ thấy nói tới hãm địa! trong thâm tâm Tôi cũng định hình được một số ý để trả lời cho câu hỏi mà mình đã tự nêu ra.

Không biết ý của anh Lý Ngư Long Vũ có suy nghĩ gì khi sách viết như vậy

————-

Tiêu chí của topci nói về cung Tật Ách, bởi vậy Tôi dụ ý nói tới mối quan hệ của tính lý và tính dục, khi mỗi người được định hình trong khuôn khổ Hãm thiên – Hãm địa – Hãm nhân, mà sách đã chỉ dẫn cho nguyên tắc như vậy

Cảm ơn anh smartkid009 cùng giao lưu cho vui cửa vui nhà

————-

Nhận định của anh smartkid009 mang đến một định hướng lớn, đó là xu thế chung của xã hội Việt nam, xin nhắc lại Tôi chỉ dám nói định hướng này xét trong phạm vi xã hội Việt nam.

Nhưng, sách Tử vi hướng dẫn rằng

– Nam, thì xét Mệnh và Phúc

– Nữ, thì xét Mệnh và Phu

Tôi nói theo sách như vậy, hy vọng có sự đồng thuận với smartkid009 !

“Sinh quê cha làm ma quê chồng”, rồi “trao Thân gửi phận”, … tục lệ này có trước “hiến pháp” và “luật pháp”…

Ôi, … phụ nữ ! Xét phúc và phận như thế nào đây?

=======

Chữ “Phúc” và chữ “đức”, hai chữ này ghép chữ với nhau, định hướng cho người nhiều hy vọng quá

– Thiên mệnh chi vị Tính

– Địa mệnh chi vị Đức

– Nhân mệnh chi vị Hòa

————-

Nguyên tắc này, người đặt nền móng xây dựng là Hoàng Thạch Công, sau truyền thừa cho Trương Lương, nguyên tắc này lấy 3 làm “kinh” = chủ đạo, và lấy 4 làm “vĩ” = phụ trợ

3 = tam, ở đây phối Thượng – Trung – Hạ thành quái

4 = tứ, ở đây tức là Thái âm, Thiếu âm, Thái dương, Thiếu dương, trong đó Thiếu âm và Thiếu dương là quan hệ ngẫu hợp, còn đối với Thái âm và Thái dương là quan hệ đối địch.

– Hào Thượng phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

– Hào Trung phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

– Hào Hạ phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

Hợp thành 12 cung

Hào Trung luôn luôn phối với nhất thần (mệnh), tam hồn (phúc đức), ngũ ý (quan), thất vía (thiên di)

————-

Chào Minhgiac

Chúng ta bắt đầu với câu: “không có mục đích nào khác là muốn đi sâu hơn vấn đề cốt lõi là tử vi liệu có giá trị không?”

Về hai chữ “cốt lõi”, Tôi còn phân vân trong 5 chữ: “Thần – Hồn – Ý – Vía – Phách”, chưa biết chọn chữ nào để để làm “cốt lõi” ứng cho từng lá số Tử vi?

Năm chữ “Thần – Hồn – Ý – Vía – Phách” được phân bố như sau:

………….Nam

[………] [ Vía ] [……..] ……………………………..[ 2 ] [….] [ 1 ] [ Hồn ]… [ Ý ]… [Phách ]…………………Đông……..[….]…..[….] … Tây

[……..] [ Thần ] […….]……………………………….[ 4 ] […..] [ 3 ]

…………..Bắc

Theo Minhgiac, thì nên trọn chữ nào trong 5 chữ này !

Về số 1 – 2 – 3 – 4 thì được cổ nhân định lệ như sau:

1 = Thiếu dương

2 = Thiếu âm

3 = Thái dương

4 = Thái âm

Ví dụ chỉ phối hợp hai số thuộc Dương, là số 1 ứng Thiếu dương và số 3 ứng Thái dương, đều có hình tượng quẻ Càn gồm ba vạch liền, nhưng khi ba hào quẻ Càn phối với 4 Mùa trong một năm, thì có 7 trường hợp mà hình tượng vẫn không thay đổi, dẫn giải như sau:

1 – 1 – 1 = Tiền đồ sán lạn

1 – 1 – 3 = Giầu có thịnh vượng

1 – 3 – 1 = Thời cơ đã đến

1`- 3 – 3 = Quý nhân tương trợ

3 – 1 – 1 = Tích cực tiến thủ

3 – 1 – 3 = Phú quý trường thọ

3 – 3 – 3 = Nhiều người phò tá

Minhgiac thấy không, nhìn vào hình tượng quẻ Càn đều có 3 vạch liền, nhưng làm sao phân biệt được vạch nào là Thái dương, vạch nào là Thiếu dương, cùng là Cự môn cư Tị nhưng làm sao phân biệt được 7 lần biến hóa của Cự môn là vậy

————-

Minh An tự lập thuyết, lại đi hỏi Tôi số này có ý nghĩa gì? Cũng ví như Tôi lập thuyết mang số 2, đi ra đường hỏi mọi người số 2 này có ý nghĩa gì? Thuyết của Minh An còn mới lạ đối với Tôi.

Tôi dẫn một số tư liệu, để muốn nói rõ rằng, trong những tư liệu này, đều căn cứ vào Cung để lập quẻ, mà không căn cứ vào Sao để lập quẻ.

Chắc là Minh An vẫn còn chủ kiến của mình mà chưa nói ra,

————-

Phương pháp lập quẻ (theo nghĩa tứ Lập) có ảnh hưởng rất nhiều đến Lời bình quẻ và Lời giải quẻ, được định hướng theo thuyết Nghĩa – Lý hay thuyết Tượng – Số.

Từ thời nhà Tống cho tới nay, khi khảo cứu Thiên nguyên lịch thư, hay Bách sát kinh, hay Thiên kinh – Bối cô kích hư, … bàn về Mệnh, đều mang tính thống nhất, được căn cứ vào năm tháng ngày giờ sinh của đương số làm cơ sở, để tương thông với Dịch.

Phương pháp này cũng có nét độc đáo riêng, nhưng chưa biết Lời bình và Lời giải theo thuyết nào !

————-

Những ví dụ được trích dẫn trong Sách, cho ta điểm nhìn từng bước về con người. Vậy mà, một trường Đại học danh tiếng tại Bắc kinh, không phải tại một tỉnh lẻ như Quảng châu, lại có giáo trình Giảng dạy sau 01/10/1949 là: ngài Khổng Minh nói về số Tử vi, có Thiên lương thủ Mệnh cư Ngọ.

Điều này, làm cho những người yêu thích môn Tử vi thật nhiều bâng khuâng !

————-

Cung Thân cư Tài Bạch, thuận 4 cung tới Huynh, nghịch 4 cung tới Nô. Có thể luận rằng:

Sớm tối lo chuyện Đệ Bào

Thời gian chiếm hết bởi vì Nô cung.

————-

Lục can tác Mệnh Mộc

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc

2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc

3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc

4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc

5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc

6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc

Kỹ lưỡng thêm một bước, có thể phân:

– Mộc Thiên mệnh = 1 – 4

– Mộc Địa mệnh = 2 – 5

– Mộc Nhân mệnh = 3 – 6

Nói đến “Lục can tác mệnh”, phải chăng, có mối quan hệ đến Mệnh địa bàn và Kỳ môn, anh AlexPhong chắc đã tìm hiểu khảo cứu,

Chủ đề dùng ba chữ ” về đâu hỡi”, chắc là dụ ý nói về Dương khí, vì chỉ có Khí dương mới biết tự quay trở về… Khí dương tự biết quay trở về, chắc là muốn ám chỉ tới 3 can Nhâm – Canh – Mậu

Ba can Nhâm Canh Mậu “về đâu hỡi” khi Vũ Kị – Đồng Kị – Cơ Kị tán mà không tụ?

Nhưng, Phá Vũ Vi hình thành tam Quyền (Giáp Canh Nhâm), như vậy cần phải có Giáp “vô thực”, can Giáp vô thực có thể nên cân nhắc tới Giáp và Ất (1945) chăng! (Giáp 3 thì “Thần” là Nhâm 3)

Muốn biết “tam Kị” tán mà không tụ như thế nào, có khi phải xét tới Mệnh cực, Mệnh tới cực chỉ ra rằng, luôn tồn tại 2 nguyên nhân về cái hiện tại. Hai nguyên nhân này có phải là Tiểu hạn và Lưu niên không?

Có thể Tôi đoán bị nhầm về Đại ý của chủ đề, nếu đúng vậy AlexPhong bỏ qua cho.

————-

banghuynh, on 24/10/2012 – 10:48, said:

@Cụ Hà Uyên : cháu xin được nêu suy nghĩ về các mệnh có thể “dụng” được Thất Sát là : Kim, Thủy

Kính Cụ!

Có thể sau này, banghuynh sẽ tự mình định hình cho mình một “cơ chế” khi nói về tính “ưu – nhược” của cái “chính”. Tôi nói vậy là vì, trong mỗi người như chúng ta, cùng đọc một quyển sách về Tử vi, nhưng chọn “ngữ” để chuyển hóa thành “thần ngôn” là có khác nhau

Ví dụ với tiêu chí của Topic, khi Tôi đọc sách, thì tự định hình “cơ chế” khi nói về tính “ưu – nhược” của Thất sát như sau:

– Tính “hữu trợ” và “vô trợ” của sao Thất sát (thông qua cung Huynh để xác định)

– Tính “nhanh” hay “chậm”, “sớm” hay “muộn” của sao Thất sát (xác định “tính” này thông qua cung Phu thê)

– Tính “mạnh” hay “yếu” của sao Thất sát (thông qua cung Tật ách)

– Tính thích nghi với hoàn cảnh “đột biến” hay không có khả năng thích nghi (cung Di)

– Tính trật tự và bất trật tự, tính có kế hoạch theo thứ tự hay không theo thứ tự của sao Thất sát (thông qua cung Nô)

– Tính xu hướng phát triển theo trường phái cánh tả hay trường phái cánh hữu của sao Thất sát (Hư – Thực của cung Quan)

– Tính sở trưởng và sở đoản của sao Thất sát (cung Phúc đức)

– Là “tính” hay là “tình”, là “tình” hay là “lý” của sao Thất sát (cung Phụ mẫu)

Đại khái như vậy, khi nói về cái Ưu hay cái Nhược của cái “chính”, banghuynh đọc thêm cho vui

————-

Chủ đề An Khoa muốn bàn đến “ưu – nhược” của chính diệu, đây là vấn đề phải chăng, luôn được điều chỉnh theo “thời” đối với xã hội học

Tôi vẫn chưa bước ra khỏi tầm ảnh hưởng tư tưởng của Đạo giáo trong học thuyết của Tử vi, cho nên dụ ý mà Tôi muốn nói tới, đó là mối quan hệ giữa Thiên bàn và Địa bàn, khi chúng ta xem xét được cả Thiên (bàn) và Địa (bàn), thì có thể Ta không dùng khái niệm “ưu – nhược” để miêu tả, ví dụ như Ta nói:

– Khi Thiên bàn sinh trợ cho Địa bàn, thì được gọi là “Đạo khí”, có nghĩa là đương số thường hành động mang Phúc của mình đem cho người khác, ám chỉ sự giúp đỡ là bổn phận.

– Khi Địa bàn sinh trợ cho Thiên bàn, thì gọi là “trợ khí”, có nghĩa là đương số tự hưởng lấy Phúc phận của mình

– Khi Thiên bàn khắc Địa bàn thì gọi là “thuận”, trên khắc dưới, thì đương số bẩm khí có thiên uy, có thể tự biết phải làm như thế nào để lãnh đạo người khác

– Khi mà Địa bàn khắc Thiên bàn thì gọi là “nghịch”, dưới khắc trên, thì phần nhiều cuộc đời đương số thường trì trệ, khó để trở nên hiển quý, khi ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vương mà có đủ tài lực để phát, thì cũng không thể nhanh

An Khoa tham khảo thêm một hướng nhìn cho vui

————-

Năm Tân Mão – ngũ hành Mệnh thuộc Mộc

Mệnh ngũ hành đã thuộc Mộc, nên chăng, xét quy luật của 6 thiên can Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý, 4 can Giáp Ắt Bính Đinh không phối Mệnh nạp âm cho hành Mộc,

Phải chăng, 4 can vô thực và 6 can tác mệnh, khi phối Tứ hóa thì sức mạnh có khác nhau

Tôi nêu nhận định như vậy, An Khoa xem xét có góp ý kiến thêm cho vui

====================

Lục can tác Mệnh Mộc

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc

2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc

3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc

4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc

5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc

6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc

Kỹ lưỡng thêm một bước, có thể phân:

– Mộc Thiên mệnh = 1 – 4

– Mộc Địa mệnh = 2 – 5

– Mộc Nhân mệnh = 3 – 6

————-

Hôm nay là ngày Tân, khả năng điều hòa khí Âm tại cung Dần, khả năng điều hòa khí Dương tại cung Ngọ, có thể nói âm dương điều hòa tại Hỏa cục, … khi Minh An trả lời Tôi thì vẫn phải lấy dữ kiện “đầu vào” ở người thứ ba (Gloria) và thêm người thứ tư (AlexPhong). Lý do này cho Ta nhận biết thông tin gì vậy? Và “đầu ra” xác định ở hợp cục nào?

Tháng 9, thì phe của cánh Hữu trợ lực thêm cho sự điều hòa của Âm khí tại cung Dần, câu trả lời của Tôi là: Minh An đang ở hạn “tác lại nhân”.

Thông tin “đầu ra” được lưu trú tại cung Hợi và Dậu, Minh An kiểm giúp xem, Tôi ứng dụng công thức là sai hay đúng (Tôi ứng dụng theo sách Tử vi Đẩu số tân biên, kết hợp với lá số của Minh An mà Tôi đã lưu)

————-

Đúng vậy, khác nhau là vì hai chữ chính nguyệt

– Đẩu bính kiến Dần khởi chính nguyệt, …” (Tử Vi Đẩu số toàn thư – phép an Mệnh Thân)

– Chính nguyệt khởi vu Nguy, nhị Khuê, tam Vị, tứ tòng Tất, … (Giáp cát trợ tinh)

————-

Biết được con đường mình đi Quý Tả Hữu Ất cũng có thể được gọi là định mệnh, phải không Gloria?

Nói Quý Tả Hữu Ất, là dụ ý nói về hàm nghĩa “cô quân”, can Quý phù Tả phụ, can Ất phù Hữu bật, ngôi thứ 5 của Nam đẩu theo Tham Hóa Kị, ngôi thứ 7 của Bắc đẩu theo Ất hóa Kị tại Mão, đón can Mậu Hữu bật hóa Khoa. Đây nói theo phép phát huy lợi thế của Địa mệnh vậy !

————-

Dùng can tàng đối với Địa mệnh, có thể truy tìm những thông tin tiềm năng của đương số, khi mà Thiên mệnh bộc lộ chưa rõ, đặc biệt là tính dục của đương số. Thuyết Khí phù hợp với Thiên mệnh nhiều hơn, thiên về tính lý

Như trường hợp Địa mệnh Tham Liêm cư Hợi, lưu Nhân mệnh gặp Hồng loan tại Mão, chủ về tính dục khống chế tính lý, khi tính dục gây áp lực thắng thế tính lý, chủ về bộc lộ cái sâu thẳm từ tâm dục. Tính dục và tâm dục có thể nhìn thấy được, lúc này, tính lý và tâm lý chỉ còn là bề nổi.

————-

Chúng ta hướng vào nội dung chủ đề topic, đó là Ưu – Nhược của cái “chính”, An Khoa có thể nói sơ qua về Thất sát được không?

Nếu có thể phân loại, chúng ta tìm hiểu thêm

– Những loại Mệnh nào, có ngũ hành của Mệnh không “dụng” được Thất sát, mặc dù là Thất sát thủ mệnh?

– Những loại tuổi nào theo can chi Năm phối ngũ hành Cục vô hiệu hóa Thất sát không phát huy được tác dụng, mặc dù Thất sát thủ Mệnh?

– Mối quan hệ của cái “chính” khi nhập cung? Ví dụ như Cự môn nhập cung Nô thì … Cự môn nhập cung Di thì … Cự môn nhập cung Tử tức thì … hay Thất sát cư Phu thê thì … Thất sát cư Tật ách thì …

————-

Cảm ơn anh QuachNgocBoi

Viết bài trả lời anh Vuivui ngày 20/10, thì Tôi chỉ nói tới ngày 23, nhưng ba ngày sau, tức ngày 23/10, Tôi lại viết thêm ngày mồng 8 tương thích với năm Mậu Quý, nói thêm vào như vậy là vì “chính nguyệt” đối với năm Mậu Quý (Đẩu bính kiện Dần chính nguyệt khởi …) có thể phải xem xét kỹ hơn khi gặp “nhuận”, Tôi đưa thêm ngày mồng 8 vẫn còn mang thêm một số hàm ý khác

Nhưng thôi, Ta bàn lại sau, trở lại với tính Ưu – Nhược của cái “chính” trong topic này.

————-

Durobi có tìm hiểu tại sao ngày Thượng huyền và ngày Hạ huyền (ngày 8 và 23) sao Tử vi không an tại Sửu Mùi?

Bất kể là tuổi gì? bất kể là sinh vào tháng nào? cũng như Mệnh cục là Thủy cục, Mộc cục, Kim cục, Thổ cục, Hỏa cục, thì người sinh ngày 8 và ngày 23 không bao giờ sao Tử vi an tại Sửu Mùi. Chắc phải có nguyên nhân và lý do của nó !

Và tại sao Thất chính Tứ dư lại căn cứ vào Ngày sinh để xác định cung Thân? khác với Tử vi “Đẩu bính kiện Dần chính nguyệt khởi, … nghịch hồi an Mệnh thuận an Thân”

————-

Tôi muốn hiểu thêm, trên nguyên tắc nào và nguyên nhân nào, sao Thất sát được cho là “Thất sát vốn là một Tướng tinh” !

Đối với Phi tinh thì ngài Trần Đoàn xếp theo thứ tự đứng thứ 6 của Nam đẩu (1 Phủ, 2 Lương, 3 Cơ, 4 Đồng, 5 Tướng, 6 Sát). Đối với Đẩu số, khi phối thiên can, sao Thất sát phối với can Canh theo thứ tự của thiên can là số 7, … ví như những nguyên tắc này, có thể đủ để kết luận sao Thất sát là Tướng tinh !!! hay vẫn có nguyên nhân nào khác, mà chúng ta chưa đề cập đến

————-

BangHuynh để ý hai chữ “bại Cục”, trong Lục ác tinh gồm có 4 sao

– Đối với Không Kiếp căn cứ vào Giờ sinh: khi dương số sinh giờ Tị Hợi, hình thành “bại Cục” đối với 2 cung Tị Hợi, được định lệ là cung Thân cư Thê.

– Hỏa Tinh và Linh Tinh, căn cứ vào chi Năm sinh và Giờ sinh, khi “hiệp” hai cung nào đó, định lệ đều được luận là “bại Cục”

————-

Bài #842 có viết nhầm một số câu. Để rõ ý, thì ta triển khai cụ thể như sau:

– Người tuổi Giáp Kỷ hóa Thổ, cung Mệnh cần an tại Ngọ Mùi để được hưởng Thổ cục phù trợ

– Người tuổi Ất Canh hóa Kim, cung mệnh cần an tại Thìn Tị để được hưởng Kim cục phù trợ

– Người tuổi Bính Tân hóa Thủy, cung Mệnh cần an tại Thìn Tị để được hưởng Thủy cục phù trợ

– Người tuổi Đinh Nhâm hóa Mộc, cung Mệnh cần an tại Tý Sửu để được hưởng Mộc cục phù trợ

– Người tuổi Mậu Quý hóa Hỏa, cung Mệnh cần an tại Ngọ Mùi để được hưởng Hỏa cục phù trợ

4 Chính tinh trị được Không Kiếp có cần những điều kiện này không?

————-

Đã đến lúc Bạn quy tụ về mối quan hệ “thông thần” của tứ Tượng: phân loại căn cứ vào Ngũ hành của Mùa sinh (tháng):

– Dương ở trong Dương lực chỉ phát đi mà không có chức năng thu về

– Âm ở trong dương lực thu về trước, rồi mới phát đi sau

– Dương ở trong âm phát lực đi trước rồi mới thu về sau

– Âm ở trong Âm chỉ có lực thu về.

Thiên can phối theo nguyên lý trị số Cục sẽ chỉ ra những nguyên tắc này !

Hy vọng Bạn nắm bắt được tinh thần Tôi đề nghị

————-

Theo sách viết, và sự khảo cứu lẫn trải nghiệm của cá nhân Tôi, thì độ số hội phương của Ngũ hành được tính là mạnh hơn độ số Ngũ hành của Tam phương. Ví dụ như khí Ngũ hành hội tụ theo phương Hợi Tý Sửu và khí ngũ hành theo tam phương Thân Tý Thìn, đều là Thủy, thì độ số Khí ngũ hành hội tụ theo phương là mạnh hơn, theo đó mà Cổ nhân mới đặt thành cách “Tam hóa liên châu”, người đi trước cũng truyền giảng lại là Bại cục, mà không phải là Bại cung.

Hàm nghĩa của Bại cục rất sâu rộng, người mà đang phải gánh Bại cục là An Khoa trên diễn đàn này, có thể sẽ tường giải cho chúng ta biết thêm một cách cụ thể, về ý nghĩa và hàm nghĩa khi giao lưu hay giao tiếp (Nô) được luận là Bại Cục.

————-

Để trình bầy với TaeYang, về nguyên lý của Thiên Thương theo trật tự, luôn đứng trước Quan Lộc và sau Thiên Di. Thiên Sứ luôn đứng trước Thiên Di và sau Tài Bạch, cũng như tại sao Thiên Thương được ấn định luôn cư cung Nô, Thiên Sứ được ấn định luôn luôn cư cung Tật Ách, là một chủ đề có nội dung riêng, cũng không thể một vài bài viết trên DĐ mà có thể nói hết được.

Ở một topic khác, khi môi trường thuận, chúng ta sẽ đàm luận lại sau.

Mong Bạn thông cảm.

————-

Sách viết: Không Kiếp đi ngược lại “chính đạo”. Giờ Thìn Tuất, thì Không Kiếp nhập “trục” Sửu Mùi.

Anh MinhGiac có thể chú giải Không Kiếp tượng trưng cho cái gì khi nhập “trục” Sửu Mùi?

Xin cảm ơn.

————-

Cục nào cũng tương đồng giá trị như nhau, không chỉ riêng có ba cục là Thủy cục – Hỏa cục – Thổ cục. Vấn đề ở đây là: theo như Minhgiac có 4 Chính tinh trị được Không Kiếp thì cần những điều kiện gì Cục? Ví dụ:

– Người tuổi Giáp Kỷ, thì cần cung Mệnh an tại cung Ngọ Mùi?

– Người tuổi Ất Canh, điều kiện cần và đủ là cung Mệnh an tại Dần Mão và Tuất Hợi?

– Người tuổi Bính Tân, thì điều kiện kèm theo phải thỏa đó là cung Mệnh an tại Tý Sửu?

– Người tuổi Đinh Nhâm, thì cung Mệnh cần phải an tại Thân Dậu?

– Người tuổi Mậu Quý, thì cung Mệnh phải an tại Thìn Tị?

Phải chăng 4 Chính tinh trị được Không Kiếp mà Minhgiac đã nói, cần phải có những điều kiện như Tôi đã nêu trên??? Có cần phải 4 Phụ tinh Vệ – Vong – Ấn – Quyền phối triều củng hay đối xung chiếu? thì mới đầy đủ khả năng trị được Không Kiếp?

GiangLong nên theo dòng khi Minhgiac lập ngôn: còn 4 chính tinh trị được Không Kiếp, bạn nên tự đặt ra câu hỏi: 4 chính tinh này, cũng như 4 phụ tinh Tướng Quân – Thiên Hình – Quốc Ấn – Bạch Hổ (Vệ – Vong – Ấn – Văn) phải kèm theo những nguyên tắc gì, những điều kiện nào về Cục để thỏa những bộ Sao thành Cách khi nói Cách Cục?

GiangLong không cần phải đoán, mà nên thẳng thắn trao đổi cùng Minhgiac: 4 chính tinh trị được Không Kiếp là những Sao nào? Kèm theo những nguyên tắc gì? Những tuổi nào? Mệnh an tại đâu? Những Sao thành Cách có tương đồng với Cục không?

Tôi nghĩ nên như vậy !

————-

Tôi đã đọc kỹ rồi mà vẫn chưa hiểu rõ về nội dung câu hỏi mà Anh nêu ra.

Trong ba vòng Lộc tồn – Thái tuế – Trường sinh, sự phối hợp thành Cách khi ứng với từng ngôi vị của Cục, có thể cho ta biết được nhóm Sao nào, phản ánh đương số có mức độ am hiểu về thời cuộc là cao hay thấp ! Điều này “có thể” làm căn cứ khởi đầu cho câu hỏi mà anh KhongKhongKhong nêu ra.

Ví như Hỏa cục, thì Tử nhập cung Dậu, người tuổi Thìn thì Tử Phù nhập Dậu cung, nếu là tuổi Canh (thìn) thì hội Kình, như vậy anh KhongKhongKhong có thể thấy, Tử hội Tử Phù phạm Kình Lực thì sẽ cho ta hiểu đương số có mức độ am hiểu thời cuộc của bản thân đương số, khi ta coi cung tuổi sinh là Ám cung đồng luận với Mệnh vậy.

————-

Chào MinhGiac

Tôi cũng biết được dăm ba “chữ”, nhưng “nghĩa” của “chữ” thì có kẻ nhận xét về Tôi rằng: không cơ bản, cũng ví như MinhGiac đang nhập vai diễn của sao Phúc tinh vậy. Tôi chưa hiểu hết được hàm nghĩa của chữ ” tác ” giữa hai vế Tuần Triệt và Âm Dương, mà cũng nhận xét về MinhGiac là không cơ bản, thì thật là tội lỗi.

MinhGiac có thấy không, khi nhập vai Phúc tinh, đặc tính của Phúc tinh là khả năng sáng tạo không cao, khi nhập cung Quan, thì thường trở thành vô dụng, đó là vì hay nản chí mà do sự an hưởng tạo nên. Lại nói, giả như Minhgiac vào vai Phúc tinh nhập cung Tài, gặp người hành vận nghịch, thì thêm ích lợi cho họ, nên nói Phúc tinh lợi thế cho Âm nam Dương nữ, gặp người hành vận thuận, thì vai diễn Phúc tinh chẳng thêm được lợi lộc hay kiến thức gì, cho nên nói Phúc tinh hóa Tù tinh, nên Tù tinh và Tài tinh thù địch nhau vậy.

Phải chăng, Tôi hiểu về hàm nghĩa của chữ ” tác ” có khác với những gì mà Minhgiac được truyền dạy, chính vì vậy mà Tôi có lòng muốn được giao lưu học hỏi với Minhgiac, để hiểu rõ thêm những gì mình còn khiếm khuyết, khi bạn đã lấy tiêu chí và đặt tên topic là Tuần Triệt tác Âm Dương, câu này Bạn chọn đặt tiên cho chủ đề, thật là Quý (quan) mà không thể đòi hỏi Phú (tài) vậy.

MinhGiac nhập vai Trọng Do – Tử Lộ, học trò của Khổng Tử, hãy phát huy tính lý của sao Tướng quân về tính uy dũng, người sinh năm Bính Mậu thì hướng tới cung Dậu, mà lại ngộ hóa khí của Phá Quân, người sinh năm Nhâm hướng tới cung Mão mà lại gặp hóa khí của Cự môn vậy.

Hy vọng Minhgiac có thêm chủ đề mới đóng góp cho diễn đàn, cũng nên bắt đầu từ chữ tác mà bao lâu nay chưa thấy được xuất hiện.

————-

Chữ “chế” thường được dùng trong lối văn viết, khi luận về Ngũ hành.

Ví dụ như sách viết:

Dương hỏa chế Âm kim,

Dương hỏa khắc Dương kim

Ví như nói: Thiên Phủ chế tính ác của Phá Quân

————-

Chào anh MinhGiac

Tôi có một số ý kiến

– Sau khi xác định Mệnh nhập Cung nào trong 12 cung địa bàn, thì xác định được Cục. Trước khi định Đế Tọa, có cần phải thấu triệt về vượng và nhược của 12 cung Địa bàn không? Ví dụ Mệnh nhập cung Ngọ, tuổi Giáp, thì Đế Tọa an theo Thổ cục, theo đó Thai nhập Thổ cục, thu đông thì sương mù dày đặc, xuân hạ thì bụi mù hỗn loạn, đều là tượng hỗn độn mà không thể nhìn rõ được đâu là “chân” của sự việc, … như vậy, để xác định mối quan hệ “trị” và “loạn”, giữa 4 chính tinh và Không kiếp, thì có cần phải xác định vượng và nhược của 12 cung địa bàn (?)

– Từ cung Mệnh, nghịch theo Tháng thuận theo Giờ, sao Đẩu Quân luôn nhập cung Dần để xác định “Đầu Thủ” cho Tháng, theo đó mà biết sự hội phương Thân Dậu Tuất – Hợi Tý Sửu phù theo Bắc Đẩu, hội phương Dần Mão Thìn – Tị Ngọ Mùi phù theo Nam Đẩu. Sao thuộc Bắc Đẩu phù ứng cho người tuổi Thân Dậu Tuất (tây), và Hợi Tý Sửu (bắc). Sao thuộc Nam Đẩu phù ứng cho người tuổi Dần Mão Thìn (đông) và người tuổi Tị Ngọ Mùi (nam). Ví như một người sinh hướng Tây hay Bắc, mà chính tinh thủ Mệnh là Nam Đẩu ( nên là Bắc Đẩu thì thuận), hoặc một người sinh hướng Đông hay Nam, được chính tinh thủ Mệnh là Bắc Đẩu (đáng ra thì nên là Nam Đẩu), theo đó câu hỏi được nêu ra: chính tinh thủ Mệnh đã không được phù củng theo Tiên thiên, thì có đủ “lực” để “trị” được Không Khiếp tại Hậu thiên hay không?

Bàn thêm để rộng nghĩa theo tiêu chí 4 chính tinh “trị” Không Kiếp, mong được anh MinhGiac thanh đàm.

————-

Chúng ta đều là người Phương Đông, đang lấy cái “bên trong” là minh triết phương Đông để thanh đàm. Đôi khi Tôi đọc trước Anh một vài trang sách, mà ứng dụng trải nghiệm có khi không nhiều thời gian như Minhgiac.

Sách viết, và Tôi trải nghiệm, nhận thấy rằng:

– Người tuổi Thân Dậu Tuất (tây phương), và người tuổi Hợi Tý Sửu (bắc phương), khi chính tinh là Bắc Đẩu nhập Mệnh, thì được tăng độ số.

– Người tuổi Dần Mão Thìn (đông phương), và người tuổi Tị Ngọ Mùi (nam phương), khi chính tinh là Nam Đẩu nhập Mệnh, thì được tăng độ số.

– Chính tinh của Bắc Đẩu và Nam Đẩu cùng nhập Mệnh (hai Sao thủ mệnh), thì được giải số theo nguyên tắc riêng biệt, căn cứ theo Lục cát tinh và Lục ác tinh, nhằm mục đích phân định: hình – hao – táng – tụng (thiên) và cô – khắc – hình – sát (địa).

Nhận định này, nhằm đóng góp thêm vào tiêu chí mà anh MinhGiac đã nêu ra.

Cảm ơn MinhGiac

————-

Trong 12 cung, đối với cung Thiên Di, thì trước cung Thiên Di là cung “nhận lệnh” (Thiên sứ), sau cung Thiên Di là cung “truyền lệnh” (Thiên Thương). Từ đặc thù này, nơi giao tiếp để “truyền lệnh” là cung Nô bị “bại Cục”, theo sách viết là giáp Không giáp Kiếp. Trường hợp này ứng với số An Khoa (LoiThuyGiai), sự giao lưu giao tiếp khi “truyền lệnh” bị bại Cục, theo Minh An thì nên luận cung Nô là cát hay là Hung (bất luận chính tinh là đắc hay hãm)

————-

Trường hợp đương số nữ Ất Tị, nói về hoàn cảnh chết, hình như Minhgiac không lưu ý đến sao Lưu Hà nhập Mệnh

Nam ngộ Lưu Hà tha phương cầu thực

Nữ ngộ Lưu Hà nữ sản tắc vong

————-

Tôi rất vui khi cùng anh chị em và Minhgiac, chúng ta lại tiếp tục khai mở rộng đường khảo cứu về Tử Vi.

Nội dung vấn đề Minhgiac nêu ra, Tôi chưa thể đạt tới độ dùng TÂM chiêm đoán, mà vẫn phải lấy THUẬT làm trọng, đã lấy “thuật” làm trọng, thì tiêu chí thông tin ban đầu năm-tháng-ngày-giờ và giới tính cần phải có, nay thông số đầu vào chưa có, mà dùng PHỆ PHÁP thì không đúng với cái Lý mà Minhgiac nêu ra.

Tạm thời, trước tiên Tôi đề xuất giải pháp: căn cứ vào Ngày trong Tháng sinh, xét ngày sinh là trước Rằm hay sau Rằm:

– Khi Ngày sinh trước Rằm và đến ngày Rằm, (từ mồng 1 đến ngày 15), thì Thủy Mộc tác Âm Dương,

– Khi Ngày sinh từ ngày 16 cho đến ngày tận của Tháng, thì Kim – Thổ – Hỏa tác Âm Dương.

Trời Đất đổi dời, bốn Mùa mới thành được

Thủy Mộc Kim Hỏa được Thổ mà thành

Hai năm rõ mười, Địa thập ắt ngũ hư

Dương dĩ tam lập, Âm dĩ bát thông

Tam Ngũ đức tựu, (3 x 5 = 15), ngày Rằm đức thành việc !

Tai qua nạn khỏi, tác họa Tử vận bởi …

Minhgiac tham khảo thêm.

————-

Thanh đàm cùng Minhgiac

(Trích)

Sao trong Đẩu Số, mỗi Sao đều thuộc về một vấn đề nào đó – gọi là “sở thuộc”, như Phá Quân là Hao tinh, sở thuộc về tử tức con cái, Thiên Cơ là Hỷ tinh, sở thuộc về Huynh đệ anh em, Thái Dương chủ về quan chức, nam thì coi Sao này là Cha, nhưng nữ lại coi Sao này là Chồng, Thái Âm là Tài tinh, nam thì coi Sao này là Mẹ là Vợ. Do đó, không kể đương số là sang hay hèn, nếu Thiên Cơ đơn thủ tại Mệnh, phần nhiều là anh em ít. Thái Dương đơn thủ thì khắc Cha, nếu nữ mệnh phần nhiều dễ gần với nam sắc. Thái Âm đơn thủ thì phần nhiều khắc Mẹ, thường hay xa Mẹ, khắc Vợ hay thường xa Vợ. Đó là vì tính cướp đoạt sở thuộc của Sao ở bản thân.

Khảo sát kỹ về Mệnh người ta, lại thấy có rất nhiều người có ác tinh, hoặc chủ tinh lạc hãm, mà hành hạn lại gặp nhiều cát tinh hội hợp, thì phần nhiều lại có thành tựu độc đáo và nổi bật.

Trái lại, nếu cung Thân và cung Mệnh được cát tinh miếu vượng, chắc chắn là xuất thân phú quý (xuất Thân xuất Thế), mà hành hạn bỗng nhiên gặp ắc tinh xung hợp, nên bỗng nhiên gặp thất bại, hoặc tai ách, còn nhiều trường hợp nữa mà trường hợp nào cũng đúng.

Nếu đoán sai trong những trường hợp này, tất cả là do chỉ luận về cung Mệnh, mà không biết bàn về Vận. Nhất là khi gặp phải thời kỳ xã hội rối ren, rất nhiều người Nhật Nguyệt vượng địa, nhưng vẫn trắc trở bất lợi, mà người có cách “Nhật Nguyệt phản bối” tuy có gian lao vất vả, nhưng sẽ đạt thành tựu to lớn khác thường, điều này là do thời loạn và thời trị khác nhau, mà việc luận Mệnh cũng khác nhau.

Đời người, khi ta bắt đầu có thành tựu, thì đồng nghĩa khi Ta đã ở vào tuổi xế chiều. Cuộc đời vốn là một cuộc chiến đấu, đời người đáng quý là ở chỗ giành được chiến thắng và vinh quang trong trận chiến đấu ấy. Sau khi trải qua phấn đấu gian khổ, hương vị của chiến thắng mới thật là ngọt ngào

Thọ hay yểu, cũng phải nắm chắc ngày hôm nay, kiểm điểm lại ngày hôm qua (tiên thiên) và kỳ vọng ở ngày mai (hậu thiên). Như vậy, mỗi ngày sẽ sản sinh ra nguồn hy vọng mới, những cơ hội mới, những sáng tạo mới, góp phần cho cuộc đời thêm phong phú, có mục đích chính đáng khiến cho ta cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng, sau khi đã đổ mồ hôi phấn đấu. Gieo hạt, vun xới để rồi sẽ có được thu hoạch.

Tác “gia” (đình), cung Thân của người Vợ chi phối vận hạn của Chồng như thế nào đây? Theo giờ sinh mà biết an cung Thân, từ cung Thân thuận 4 cung nghịch 4 cung, câu trả lời phải chăng là ở đây?

————-

Sinh hoạt trên diễn đàn, Tôi nghĩ chúng ta dân chủ và bình đẳng, tham gia giao lưu cùng Minhgiac cũng đã tới độ (41 trang), xin nhường lại để anh chị em cùng tham gia, Minhgiac có thể từng bước chú giải những câu hỏi của bạn, anh chị em chắc đợi cũng đã lâu.

Một Cụ xuất gia tu chùa … gần khu vực Minhgiac sinh sống, có khả năng chữa bệnh “điên”, bằng phương pháp “bắt ma, đuổi ma”, rồi các bệnh … nếu Minhgiac là học trò của Cụ, thì câu trích dẫn trên của Bạn, chưa phải thời điểm để trả lời. Tôi đã lưu số ĐT của bạn.

Nếu bạn là học trò của Cụ, trong 41 trang của topic, bạn đã viết 2 câu: 1- Là “Thân trước Mệnh sau”. 2- Là … Hai câu này, đã đánh thức suy nghĩ “lãng” quên của Tôi. Tôi tự biết khi nào sẽ liên lạc với Bạn, ngõ hầu giúp ích một điều nhỏ bé tới Bạn, hy vọng mang lại giá trị thực tiễn vậy.

Thân mến.

HaUyen

————-

Chào Dieu Nhung

Khi đứng trên quan điểm trị số Cục là nơi Vượng của Ngũ hành:

– Mộc có trị số Vượng là 3 của Chấn => Mộc Tam cục

– Kim có trị số Vượng là 7 của Đoài => 7 – 3 = 4 => Kim Tứ cục

– Hỏa có trị số Vượng là 9 của Ly => 9 – 3 = 6 => Hỏa Lục cục

– Thủy có trị số Vượng là 1 của Khảm => 3 – 1 = 2 => Thủy Nhị cục.

– Thổ có trị số Vượng là 8 của Cấn => 8 – 3 = 5 => Thổ Ngũ cục.

Vòng Trường Sinh vận hành thuận theo Thời Gian

Cuối thập kỷ 19 đầu thập kỷ 20, khảo cứu rộng thêm một số sách xuất bản theo môn phái lập thuyết cho rằng, vòng Trường Sinh có thuận nghịch, tính cho đương số là dương nam âm nữ hay âm nam dương nữ.

Tôi theo thuyết vòng Trường Sinh vận hành Thuận theo Thời gian, đối với Dương nam Dương nữ hay Âm nam Âm nữ.

————-

Chào TriThanh

Năm Bính, thì can Quý trấn giữ cung Tị, Cự Môn tự hóa thành Quyền tại bản cung, theo Tam thức thuyết Lục Nhâm, thì cung Tị được gọi là Thái Ất, theo thuyết Thái Ất thì Tốn là hơi thở của Càn trời chứa Thìn Tị, giữ trị số 9 (mà không phải trị số 4).

Thể theo lời TriThanh mà nói, thì Tôi hay bất kỳ ai khác, rất khó để lý giải một cách rõ ràng về mỗi con người nói chung, hay bản thân Minhgiac nói riêng. Trong môi trường Đạo Giáo, tôi cảm nhận về Minhgiac cũng giống như trước đây, Tôi cảm nhận về bạn VinhL, thường sinh hoạt trên các Diễn đàn. Tại thời điểm đó, trên trang web lyhocphuongdong, Tôi có lời bình về VinhL sau 3 năm nữa VinhL sẽ ở một tư thế khác khi nhìn về minh triết Phương Đông. Nhận định này đến nay đã trở thành hiện thực, mặc dù đến nay Tôi chưa biết lá số nào ứng với VinhL, thông quan lối văn viết khi trao đổi học thuật mà có được cảm nhận như vậy.

Gia nhập cư dân Mạng, Tôi đọc nhiều để tự điều chỉnh với mong muốn, làm chậm lại quá trình Lão hóa của con người, khi buộc phải thuận theo Thời gian. Khi gặp Topic của Minhgiac, thông qua cách thức viết bài của Minhgiac nhận thấy, không tuân theo lối mòn, đưa ra hàng loạt câu phú như một cái thư viện, hay viết ra một đống Sao, rồi nhận định về đương số. Đối với Ngày sinh của Minhgiac tương ứng với quẻ Chấn, “đế xuất” với tiếng Sấm đầu tiên: Tuần Triệt tác Âm Dương

Hoài Nam Tử – Địa Hình Huấn viết: “Khí âm và Khí dương bức bách nhau mà sinh ra Sấm”. Theo ý nghĩa này mà luận về hàm nghĩa của Sấm, đó là uy nộ của Trời, áp dụng vào sự và việc của Người là Giáo Lệnh uy nghiêm được ban hành trong thiên hạ. Khi áp dụng vào “tại gia” thì người con trai (trưởng) nên sửa lại mình để có thể tiếp nhận trọng trách chỉ huy quân, giữ việc giám quốc. Sấm nổi lên thì không thể manh động, phát đi chính giáo huy động trăm họ, cảnh giới bên trong mà phòng vệ bên ngoài.

Chu Dịch Tập Giải – Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Trịnh Huyền nói: “Chấn là Sấm. Sấm là Khí của vạn vật khi động”. Đối với Minhgiac, Mệnh theo Nguyên đường ngồi hào Ngũ: “Khi sấm động, bất luận là đến hay đi, đều có thể nguy hiểm. Có thể giữ mãi việc tế tự” ( Chấn, vãng lai, lệ. Ức vô táng hữu sự 震 往 來 厲 . 億 無 喪 . 有 事 )

Lời hào nói rõ hào Lục ngũ, ở vào thời Chấn, âm nhu cư tôn, trên thì gặp âm là gặp ‘địch’, dưới thì cưỡi lên cương là thất thế mà có sự mất mát, nên lui tới đều nguy (lệ). Nhưng Lục ngũ vốn có đức nhu trung, biết lo sợ thận trọng giữ đạo trung, không mạo hiểm đi lại, nên không thất thố gì, giữ mãi được việc tế tự, là nghĩa ‘bất chủy xưởng’ của Lời quẻ, nên nói ‘ức vô táng, hữu sự’. Chu dịch chiết trung nói: “Việc tế tự Xuân Thu đều nói là ‘hữu sự”, nên ở đây, ‘hữu sự’ là nói việc tế tự. Lại nói: “Nhưng Nhị thì nói ‘táng bối’, mà Ngũ thì nói ‘vô táng’, vì Nhị ở dưới, vật sở hữu chỉ có ‘bối’ (tiền của) thôi, Ngũ cư tôn vị, là giữ tông miếu xã tắc. Tiền của có thể mất (bối). Tông miếu xã tắc có thể mất được không? Nên Nhị lấy ‘táng bối’ làm trung, Ngũ lấy ‘vô táng hữu sự’ làm trung. Thượng Bỉnh hòa nói: “Đi gặp địch, về gặp cương, nên đi lại đều nguy hiểm”.

Xét, hào Lục ngũ là âm nhu cư tôn, xử vào thời Chấn. Mỗi hành vi đều biết cảnh giác, lo sợ thận trọng giữ đạo trung, nên ‘vô táng, hữu sự’. Đây là nghĩa “Nguy hành, kỳ sự tại trung” của Tiểu tượng truyện. Chu dịch chiết trung dẫn lời Hùng Lương Phụ nói: “Chấn đi cũng nguy hiểm, về cũng nguy hiểm, đều lo sợ xử trí, nên được ‘vô táng, hữu sự’, là không mất những thứ đã có. Quái từ quẻ này nói ‘Bất táng chủy xưởng’, có thể làm chủ bảo khí mà làm vua thiên hạ chăng?”

Tượng viết: “Sấm động, bất luận là đến hay đi đều có nguy hiểm. Nói rõ người chiêm ứng với hào Lục Ngũ phải biết lo sợ trong lòng mà biết thận trọng khi tiến hay lui”. “Tế tự được lâu dài do biết giữ đạo trung. Chỉ rõ người chiêm ứng với hào Lục Ngũ nếu làm được như vậy thì không bị mất gì” ( Chấn vãng lai lệ. Nguy hành dã. Kỳ hung vô cữu. Úy lân giới dã. 震 往 來 厲 . 危 行 也 . 其 事 在 中 . 大 無 喪 也 )

Chu dịch tập chú – Lai Tri Đức nói: “Nguy hành có nghĩa là đi cũng nguy, mà đến cũng nguy, đi lại đều nguy. ‘Kỳ sự tại trung’ nghĩa là tuy đi có nguy hiểm, nhưng vẫn giữ được tế tự tông miếu, là vì có đức trung. Nhờ có đức trung này mà có thể ‘hữu sự’ nên không mất gì”.

Chẳng mất trung thì chẳng trái với chính, vì vậy lấy trung làm quý. Nhị và Ngũ ở các quẻ khác, thì dẫu chẳng đáng ngôi, phần nhiều lấy trung làm tốt đẹp. Tam và Tứ dẫu có đáng ngôi hoặc lấy bất trung làm quá, là vì trung thường trọng ở chính vậy. Lại nói, đã trung thì không trái với chính, đã chính bất tất phải trung. Cái lẽ trong thiên hạ chẳng gì thiện bằng trung, coi ở Lục nhị Lục ngũ thì thấy. Ngũ muốn động đi lên, nhưng vì là ‘nhu’, nên không thể ở được chỗ ‘cực động’. Ở ngôi tôn quý làm chủ sự động, mà ‘nhu’ làm chủ sự động thì chẳng được ‘hanh’. Nhị thì nói độ chừng mất của, Ngũ thì nói độ chừng chẳng mất ! Do vậy, nên tự giữ đừng để mất đức trung, có nghĩa là, chỉ nên đừng làm mất việc của mình. Chu Hy nói: “Lục ngũ thì sống ở sự lo nghĩ, mà chết ở sự yên vui”.

Nhật chủ phối Chấn, Hào Nhị thế – ứng phối Mệnh Nguyên đường, Ứng vì nguy mà làm mất bảo bối nhưng sau 7 ngày tìm lại được. Thế theo Mệnh, nguyên đường ngồi Hào Ngũ nhu trung “nguy hành” mà biết giữ vững được “tôn vị”.

Đi trên con đường lòng đầy sự sợ hãi (chấn cụ), biết thận trọng cảnh giới thì được hanh thông vậy.

Minhgiac cùng TriThanh đọc cho vui cửa vui nhà !

————-

Tôi hỏi tuổi Cha Mẹ của Minhgiac và Minhgiac là con thứ mấy trong gia đình, vì mấy hôm nay, Tôi suy nghĩ nhiều về sao Mộ, mà Bạn đã nêu ra trong topic này, với lý do: ngài Quách Phác lập thuyết trong Táng Thư ( 郭 璞 – 葬 書 ) có viết: “Chôn cất (mộ) là để giữ lại sinh-khí”, theo đó để chúng ta có thể nhận định rõ thêm về hàm nghĩa của Mộ khi đồng cung với trị số của Cục vậy.

Ví như, lá số Tử Vi ứng với Minhgiac, Thủy cục, Mộ nhập cung Thìn gặp Triệt, theo chu kỳ năm có can Âm là Tân, có khác gì so với năm có can Dương là Bính hay không? Vì năm Bính Tân thì lưu Triệt nhập cung Thìn Tị, chủ tinh của Mộ là Tham Lang, niên chi tuổi Dần, thì Hỏa tinh và Linh tinh tương hiệp cung Thìn …

Câu hỏi được đặt ra là: khi Mộ không có Chủ (tinh), có nghĩa là cung Vô chính diệu, thì tìm về phương Mộ có còn đúng như tinh thần mà Minhgiac đã nêu ra hay không?

Xin cảm ơn.

————-

KHÁN VẬN HẠN, phải chăng Minhgiac được truyền dạy căn cứ vào nguyên tắc phối can Năm sinh + Ngũ hành Cục + Trị số Cục. Nếu đúng như vậy, thì Nguyên tắc KHÁN VẬN HẠN này, chỉ được phép “mật truyền” trong TỬ CẤM THÀNH vậy.

Cảm ơn Minhgiac đã chia sẻ cho Diễn đàn một Topic hữu ích.

HaUyen

————-

Thienco, on 30/06/2011 – 11:55, said:

Cự Môn sửu là cửa đóng then cài?

Sách Tử vi đẩu số toàn thư viết: 巨门属水北斗化暗主是非 (Cự môn thuộc thủy Bắc Đẩu hóa ám thiển thị phi)

Đúng là Cự môn khi đóng cửa lại, thì tối và u ám ! Cũng như ta thường nói “mở mồm” nói, … “mở cửa” đón ánh sáng …

Lại ví như, Tôi cùng Thienco đang như cánh bèo trôi ngược dòng, trở về với ý nghĩa ban đầu của sao Cự môn trong 14 chính tinh, được lập nghĩa là Môn: đóng – mở vậy.

Trong ba vòng Lộc tồn – Trường sinh – Thái tuế, thì ta thấy vòng Thái tuế cũng đã định vị trí thuận tự của Môn (Tang môn).

Như vậy, ta có thể đặt câu hỏi trong 2 vòng Lộc tồn và Trường sinh, có Sao nào mang hàm nghĩa “ẩn” của Môn không?

(Tỷ dụ như Thanh long và Quan đới có được không?)

Chúng ta cứ từng bước từng bước, cắt lát mổ xẻ từng Sao để tìm hiểu, sau đó sẽ tổ hợp lại thì không bị rối, cũng chẳng nên viết ra một nhóm Sao làm gì, do vì ta làm chủ được thời gian vậy.

HaUyen

P/S: Tôi bị bệnh thường hay nhiễm Từ theo Dịch, nên khi Thienco đọc có gì thì bỏ qua. Cũng như ta thường nghe nói: “kháng cáo lên cấp Sơ thẩm”, thì chữ “kháng” này cũng được bắt nguồn từ Lời hào Thượng quẻ Càn: “Kháng long” vậy.

————-

Sao Cự môn đứng tại cung Quan trên lá số của Thienco. Trong môn Tử vi, có hai Sao đều dùng đến chữ “Môn”, đó là Tang môn và Cự môn.

Ta nói sơ qua về bề mặt của chữ “Môn”, Bạch Hổ thông nghĩa giảng: “Môn, có nghĩa là bế tàng, tự mình giam kín trong nhà” (Môn, dĩ bế tàng tự cố dã). Quảng nhã thích hỗ giảng: “Môn, là giữ gìn” (Môn, thủ dã). Hoài Nam Tử – Nguyên đạo viết: “Vạn vật có được cái sinh, nên duy nhất biết được cách giữ cửa” (Vạn vật hữu sở sinh độc tri thủ kỳ môn), Cao Dụ chú giảng là “Cửa là điều quan trọng bí quyết” (Môn, cấm yếu dã). Như vậy “Môn” theo ý nghĩa về “phòng thủ”.

Nay, chúng ta tán thêm ý kiến này, để từng bước tìm hiểu về mối quan hệ giữa “tổ hợp Cục” với Ngày sinh, mà tiêu chí chủ đề đã nêu ra. Thienco có thể dùng hình tượng tỷ dụ, khi Thiên phủ bước lên bậc tam cấp (nhập), hoặc bước xuống (ba cung – xuất) thì sao Thiên phủ ra khỏi “cửa” gặp Thiên tướng.

Theo đó, Tử Phủ đồng cung tại Dần ví như nói thuận, thì sao Tử vi cũng bước 3 bước (3 cung) ra khỏi “cửa” (Cự môn) gặp sao Liêm trinh tại Ngọ. Khi Tử vi cư Ngọ nói nghịch, thì sao Tử vi phải bước tới 5 cung, thì mới tới “cửa” để xuất, nhưng tại ngưỡng cửa cung Sửu thì Môn đang đóng hay là đang mở đây? Với sao Thiên phủ cư Tuất nói thuận, tượng của kho chứa tiến ba cung vẫn là nguyên tắc đặt Môn, để định vị “cửa” đưa tới tác dụng là đóng cửa hay mở cửa.

Tôi tán thêm có thể bị loạn thuyết, xét thấy không cần thiết thì Thienco cho qua.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Cảm ơn Thienco đã dành tình cảm tới Tôi và đặt vấn đề hình thành mối quan hệ “Mông sư”. Ở vào hoàn cảnh sáng nắng chiều mưa, thì tính liên tục thường không được trọn vẹn, có đầu mà chẳng có cuối. Sức khỏe của Tôi có thể là nhân tố phá vỡ mối quan hệ này. Đây là sự cảm thông giữa chúng ta dành cho nhau, khi giao lưu trên cộng đồng mạng vậy.

Tại diễn đàn cũ, topnic: Nghiệm lý số Tử vi của Thiên Cơ, tôi có nói tới bài tập luyện nhằm mục đích ổn định cho sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân khi nói về mối quan hệ Mệnh – Ách, thông qua sự trùng Cục của ngày 23 tại cung Thân, có thể nói là sự hội Cục giữa hai hành Mộc – Thổ. Khi mở rộng thêm mảnh đất nuôi dưỡng và sinh trưởng của Sao, ta thấy xuất hiện mối quan hệ nhanh – chậm (Lộc tồn – Phi liêm), và mối quan hệ Thiên – Địa, tại cung Thân thì Đất gây ra sự hao tổn, tại cung Dần thì Trời để lại sự hao hụt tổn thất, đó là Thiên hao – Địa hao. Cho nên, Tôi có nói nên quan tâm sớm đến sức khỏe của Thienco là vậy. Cung Ách chứa Địa hao, Âm thường chủ sát vậy.

Thienco tham khảo thêm.

HaUyen

————-

ĐamThùy213 để ý những bài viết ở trên, Tôi không đặt cung Nô tới mức thái quá.

Trong Hà đồ, cổ nhân xem trọng cặp số 1 – 6, đối với Tử vi, thì định lệ này được ứng cho cung Mệnh nói thuận nghịch 1 – 6, thì tới cảnh giới của Nô – Ách (Thiên thương – Thiên sứ). Người tuổi Mậu Ngọ, Mệnh cư Dần, Kim tứ cục, cung Quan đã sẵn có tài lực mang đến (Lộc tồn), nhưng Mệnh cung khi sinh, đang ở giai đoạn tình trạng hoàn cảnh bế tắc, đau ốm (Bệnh phù), thì thường dùng giải pháp trị an lòng người, bằng cách ban phát để được lòng, để lấy lòng an dân (Long đức). Phúc – hoạ thường tiềm ẩn từ sự ban phát để được lòng (Mộc dục), khi thái quá thì gặp số 13 được gọi là Thiên đức với ý nghĩa: hạ mình để được việc, rồi dẫn tới hạ mình để xin tha. (!!!)

Cổ nhân để lại những câu Phú đoán thường kiệm lời, ngay cả đối với nhóm Sát tinh, theo tôn ti trên dưới của Lễ, mà vẫn phải dùng chữ tấu (vô sát tấu), để thấy được ý nghĩa tập trung (triều củng) khi bình giải số Tử vi vậy.

Cảm ơn ĐamThuy213.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Điều mà ThienCo đặt vấn đề, thì chúng ta nên phân thành nhiều bước để cùng nhau trao đổi. Khi sự kiện đến, thường lệ chúng ta hình thành ý: Việc gì? Bởi cớ? Thời việc? Nói gì? Ở đâu?

Việc gì? đây nói về nội dung. Bởi cớ? đây nói về nguyên nhân. Nay ta bàn về Thời việc cũng như thời trao đổi công việc, chúng ta đã sơ bộ nói ở bài trước khi nào nên và không nên. Nói gì? đây là sự ứng dụng của ta về ý nghĩa những Sao tương quan cư cung Mệnh và cung Nô. Ở đâu? đây muốn chỉ về không gian địa điểm tạo lợi thế có ích, có thể hiêu rằng khi nào thì “tam nhân hành tắc tổn nhất nhân”, khi nào thì “nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu”, (không gian chứa đựng nhiều hay ít)

Năm tiêu chí nêu ra, thì tiêu chí Nói gì? mang hàm ý nghĩa tính chất của Sao được chú trọng nhiều, như cổ nhân đã nói là “tính” mệnh vậy.

Chúng ta đặt ra câu hỏi: tại sao Tử vi lại định lệ 1 tuổi xét cung Thân (sinh giờ Tý Ngọ), 2 tuổi xét cung Tài (sinh giờ Thìn Tuất), 3 tuổi xét về sự di truyền (Ách), 4 tuổi xét về cung Phu thê (sinh giờ Tị Hợi) …??? Khi câu hỏi có được lời giải, thì chúng ta nhận thức được sự sơ khai định hình tính cách của một người. Tính cách con người được định hình từ thời thơ ấu, có lẽ cổ nhân cũng hàm ý cho chúng ta hiểu được mối quan hệ “trong một có ba” – Bào Mệnh Mẫu – Phúc Mệnh Thê (hình thành gia đình mới) – Tử Mệnh Điền (muốn sinh con thì phải làm tổ) .v.v…

ThienCơ có thể cho biết quan niệm như thế nào với câu hỏi trên không?

HaUyen

————-

Theo tôi tìm hiểu, thì “cổ bản” Tử vi của ngài Trần Đoàn được bảo lưu một cách nghiêm mật. Tiền lệ này có lẽ được bắt nguồn từ thời Hán, được Đổng Trọng Thư đặt nền móng thiết lập phái Quan học, đời sau được Trương Tái viết sớ trình, lập lại phái Quan học xiển dương cho Quan học mà có sự phân biệt giai cấp.

Đến đời Vĩnh Lạc nhà Minh, thì các Sĩ ở trường làng đều không còn biết là có bản khắc cổ, có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân của man thư vậy.

Thienco tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chúng ta nêu ra khung dàn bài một số vấn đề cần trao đổi học thuật trước, mục “tính cách được hình thành từ thời thơ ấu?” chúng ta tạm gác lại bàn sau.

Trước khi an Sao vào lá số, chúng ta tìm hiểu về những nguyên tắc đã được định lệ đối với Cục và Ngày sinh trong môn Tử vi.

Nói về Ngày sinh

Thienco có thể cho biết:

– Đã có sự kiện đặc biệt nào xẩy ra vào ngày 25 đối với bản thân Thienco chưa? (từ trước cho tới nay)

– Đối với cung Nô là ngày mồng 10 hàng tháng, đã có sự kiện đặc biệt nào xảy ra chưa?

– Với Tháng đủ, đã có sự kiện đặc biệt nào xảy ra vào ngày 30 đối với Vợ của Thienco chưa? (từ trước đến nay)

– Ngày 26 đối với cung Tử tức?

– Ngày 24 đối với cung Quan của Thienco? Khi chưa mở Cty, trong quá trình học từ nhỏ cho tới nay, thì ngày 24 có ứng với một nguyện vọng mang tính đặc biệt nào không?

Đây ta chưa bàn về Đại Tiểu hạn phối cách cục với các nhóm Sao, mà chỉ bàn về mối quan hệ của Ngày sinh với Cục. (những Ngày được nêu ra đều là ngày âm lịch)

Nếu chưa có sự kiện mang tính đặc biệt (cát – hung) xảy ra, thì ThienCo cũng cho biết.

HaUyen

————-

Khi ta quan niệm CỤC trong Tử vi là hoàn cảnh môi trường, thì ta có thể thiết lập một trật tự quy luật về mối quan hệ giữa cung MỆNH và cung NÔ.

Ví dụ như số Tử vi của ThienCo, có cung Mệnh cư Sửu, cung Nô cư Ngọ được thiết lập như sau:

……………………………………………..MỆNH…………………………………………………NÔ

– Năm Giáp – Kỷ…………………..Thủy cục…………………………………………….Thổ cục

– Năm Ất – Canh…………………..Hỏa cục……………………………………………..Mộc cục

– Năm Bính – Tân………………..Thổ cục………………………………………………Kim cục

– Năm Đinh – Nhâm…………….Mộc cục……………………………………………..Thủy cục

– Năm Mậu – Quý……………….. Kim cục………………………………………………Hỏa cục

Ví như ThienCo sinh tuổi Giáp – Kỷ, thì hoàn cảnh môi trường của cung Mệnh chựu sự chi phối của cung Nô (thổ khắc thủy). Như vậy, vào những năm Bính – Tân và những năm Đinh – Nhâm, thì cung Mệnh thường được mở rộng với những yếu tố tích cực từ ảnh hưởng của cung Nô. Lại như vào những năm Mậu – Quý thì sự bộc lộ tính cá nhân (quyền lực áp đặt, nhu cầu cá nhân) của cung Mệnh tới cung Nô thường dẫn tới hai tình trạng, đó là thái quá hoặc bất cập, tại thời điểm này ta xét tới hệ thống Sao của hai cung Mệnh và Nô. Đây là vì khi ta quan niệm Cung là môi trường để cho Sao bộc lộ ra Ý – Nghĩa. Sau đó ta căn cứ theo thế đứng của cung Mệnh trong 12 cung của lá số như bài viết của anh MinhMinh ở trên, để tìm hiểu thêm nguyên nhân và xem xét giải pháp ứng xử của mỗi cá nhân.

ThienCo theo với thời gian của quá khứ tự kiểm nghiệm thêm, để có thể tiếp cận thêm một cách thức ứng xử, khi ta ứng dụng số Tử vi vào môi trường sống hằng ngày.

Tôi thường bình xét theo cách thức trên, thời gian cũng đã đủ và thấy ứng nghiệm. Đôi khi, Tôi còn căn cứ vào can Tháng và can Ngày để tự kiểm nghiệm cho cá nhân mình, thì thấy nhiều điều lý thú và rất lạ, chẳng hạn như khi Tôi có nhu cầu nhờ anh em bạn bè giúp một việc cho cá nhân Tôi, thì tôi thường căn cứ vào can Tháng và can Ngày phối hợp với số Tử vi của cá nhân Tôi để nghiệm lý.

ThienCo tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Trước đây, Tôi thường chú ý tới mối quan hệ giữa ngày sinh và Cục, rồi sinh trước Rằm hay sinh sau ngày 15, .v.v.. vì cũng hứng thú với sân trơi này. Nay nêu ra để cùng kiểm nghiệm, bao gồm 15 ngày xảy ra tình trạng trùng cục như sau:

– Ngày mồng 8 thì Kim cục trùng với Mộc cục tại cung Mão => Kim khắc Mộc

– Ngày mồng 10 thì Kim cục trùng với Thủy cục tại cung Ngọ => Kim sinh Thủy (ứng với cung Nô của ThienCo)

– Ngày 15 thì Thổ cục trùng với Kim cục tại cung Thìn => Thổ sinh Kim

– Ngày 16 thì Thủy cục trùng với Mộc cục tại cung Dậu

– Ngày 17 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Mão

– Ngày 18 thì Mộc cục trùng với Thổ cục tại cung Mùi

– Ngày 19 thì Thủy cục trùng với Mộc cục tại cung Tuất

– Ngày 23 thì Mộc cục và Thổ cục trùng tại cung Thân

– Ngày 24 thì Hỏa cục cùng Thổ cục trùng tại cung Tị ==> Hỏa sinh Thổ (ứng với cung Quan của ThienCo)

– Ngày 25 thì Thủy cục trùng với Hỏa cục tại cung Sửu => Thủy khắc Hỏa, (ứng với cung Mệnh của ThienCo)

– Ngày 26 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Tuất ==> Hỏa khắc Kim (ứng với cung Tử tức)

– Ngày 28 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Thân

– Ngày 29 thì Thổ cục và Kim cục trùng tại cung Ngọ (ứng với cung Nô)

– Ngày 30 thì Kim cục trùng với Mộc cục tại cung Hợi ==> Kim khắc Mộc (ứng với cung Thê)

Thời khoảng 06 tháng sau, kể từ thời điểm này, Thienco trong quá trình nghiệm lý những lá số TV khác, thì quan tâm thêm đến trường hợp Tôi nêu ra, rồi chúng ta cùng thống kê, xem có thể rút ra được những ý nghĩa gì có ích không.

HaUyen

————-

ThienCo chú ý tới hai chữ triều củng đối với Đế tinh, ý nghĩa thực sự của triều củng có được bảo lưu, bảo tồn không? Khi ý nghĩa triều củng không còn tác dụng (Tử Tham cư Mão Dậu), thì Ngày sinh có tham gia vào việc hình thành cách để ứng với Cục không?

HaUyen

————-

Chúng ta tham khảo câu: 据斗運樞,順天無憂。(Cứ đấu vận xu, thuận thiên vô ưu). Câu này diễn ý: bảy ngôi sao Bắc Đẩu chuyển động xoay quanh sao Bắc Cực là quy luật của tự nhiên. Vậy thái độ của chúng ta Sống và làm việc theo quy luật tự nhiên chăng !

Thiencơ nên chăng 専一無憂 (chuyên nhất vô ưu – chuyên nhất một nghề, chuyên nhất một việc thì không có gì đáng phải lo), 長受嘉福 (trường thụ gia phúc?). Đang trong tình cảnh dụng tâm bất nhất, lòng không thể chuyên tâm, chuyên nhất, thì làm sao hưởng được phúc lâu dài !

Chính – phụ không thể lẫn, đó là trách nhiệm đối với chính bản thân. Công ty cũng là đứa con mình sinh ra, ngoài lợi ích kinh tế thì còn cả tính danh trong cộng đồng xã hội.

Việc nghiên cứu tìm hiểu Tử vi có chậm thì cũng không ảnh hưởng tới ai !

HaUyen

————-

ThienCo chú ý tới hai chữ triều củng đối với Đế tinh,

论行限分南北斗

Luận hành hạn phân nam Bắc Đẩu

阳男阴女南斗为福. 阴男阳女北斗为福.

Dương nam âm nữ Nam Đẩu vi phúc. Âm nam dương nữ Bắc Đẩu vi phúc.

————-

Chúng ta nhận thấy, các cung Tứ chính Tý – Ngọ – Mão – Dậu luôn chứa Mộc dục.

Khi thế đứng 3 cung Mệnh Tài Quan, cốt yếu là cung an Mệnh ngộ Mộc dục, thì Tôi nhận thấy sự ảnh hưởng không chỉ với Sao, mà còn gây ảnh hưởng đến cả Cung, có nghĩa là ảnh hưởng đến những cung Tứ chính. Như đã nói ở bài viết trước, đã sống gần nhau, rồi cộng tác cùng nhau, làm cùng nhau, suốt mấy trục năm, mà không phải hời hợt nhận xét một con Người, thông qua ý nghĩa của các Sao trong TV. Cho nên, giờ đây Tôi mới cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ của 3 vòng Tuế – Sinh – Lộc, mà đại diện là Thiên không – Mộc dục – Kình Đà. Chúng ta thường quan tâm đến Thiên không và Kình Đà, mà sao nhãng đến Mộc dục, những sao này đều có thế đứng trước một cung như Thiên không đứng trước Thái tuế vậy.

Tôi đã phải thay đổi cách nhìn về một con Người suốt mấy chục năm, gắng lần tới từng dấu vết để hiểu được bản chất, cắt lát đến từng chi tiết, mới minh oan được cho một vài trường hợp. Tất nhiên, Tôi chỉ thông qua Tử vi khi thấy mệnh ngộ Mộc dục mà đối chiếu với cuộc sống hiện hữu vậy.

Ngày hôm nay, thời của Mộc dục thì với nghĩa “cướp ngôi kháng chính” càng bộc lộ rõ hơn, Tôi đề xuất là như vậy, ThienCo xem xét tìm thêm được lời giải về ý nghĩa của Mộc dục thủ mệnh. Khi đứng chặn trước sự khởi đầu, thì Mộc dục có tương đương với Thiên không và Kình Đà không?

ThienCo tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Ý nghĩa và tính đặc trưng của Mộc dục khi phối hợp với thế đứng của cung Mệnh, những cách cục, … Tôi thấy rất lạ, để lại trong tôi nhiều ý tưởng không thống nhất.

ThienCo có ý kiến gì không?

————-

Theo tinh thần bài viết của anh Q33, kiểm lại một số nguồn sách, tham khảo Sao làm chủ Cung:

– Sao Phá Quân làm chủ 03 cung Phu thê, Tử tức, Nô bộc

– Cung Quan lộc thì có 05 sao: Tử vi – Thái Dương – Thiên tướng – Liêm Trinh – Thiên phủ

– Sao làm chủ cung Huynh đệ là Thiên Cơ

– Vũ Khúc làm chủ cung Tài Bạch

– Thiên Đồng làm chủ cung Phúc đức

– Thiên Phủ làm chủ cung Tài bạch – cung Điền trạch – cung Quan lộc

– Thái âm làm chủ cung Tài bạch – cung Điền trạch

– Tham lang làm chủ họa – phúc và dục vọng

– Cự môn làm chủ đúng – sai

– Thiên lương làm chủ cung Phụ mẫu – thọ – quý

– Thất sát làm chủ cho túc sát (âm khí)

————-

Số của Cục phối tứ thời là Xuân Hạ Thu Đông 3 + 6 + 4 + 2 = 15 thì Viên .

Đã Viên, thì thấy được sự tiếp tục, có nghĩa là thấy được tính tuần hoàn liên tục không bị ngừng lại, không bị đứt đoạn chia lìa, rời bỏ, đi mất …. Như vậy, có thể nói: tới số không đủ thì phải mất 6 lần, hay nói là lục nguyệt. Gấp ba lần số không đủ thì mới đạt được số đầy, hay nói là cửu nguyệt. Nói như vậy là nghĩa làm sao?

Nói đạt được số đầy là nói về cái ở trong. Cái ở trong đầy số là 270, số đã đầy thì biến. Biến trong số không đủ là 90 để hoàn MỘT (năm) thì cũng được gọi là Viên.

Số được tính là 384, thì có 192 số lục, và 192 số cửu. (192 hào dương cửu + 192 hào âm lục)

Đủ số thì sinh, hành dụng trong cái không đủ (bất cập) từ 1 cho đến 12 thì hết số thành. Con người ta đủ số thì sinh (cửu nguyệt thập nhật)

Số không đủ là số 90 (6 x 15) tại sao lại được gọi là số thành? Đó là vì số Mạnh Trọng Quý của mùa Xuân là 21 (7 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Hạ là 27 (9 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Thu là 24 (8 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Đông là 18 (6 x 3).

Hợp số: 21 + 27 + 24 + 18 = 90

Hợp số sinh và số thành: 270 + 90 = 360. Có nghĩa là hợp số sinh thành thì Viên.

Cho nên nói, vận hành từ Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, thì được số không đủ, cũng có nghĩa là vận hành trong số thành của MỘT, đó là số 90, cửu cung vậy.

Nói về số sinh thành ứng với số Tử vi để làm gì? Phải chăng chỉ là cái học về RỖNG KHÔNG (hư vô) !!!

————-

Lý do tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?

Chào Thoa

Câu hỏi Thoa nêu ra cũng thấy ít sách vở bàn đến, có thể nói là rất ít. Nhưng, câu hỏi này lại mang trong nó những Nội dung, mà liên quan đến hầu hết những nhận thức của Cổ nhân về thế giới tự nhiên khi lập Thuyết. Có thể nói như vậy! Câu hỏi liên quan đến rất nhiều kiến thức nền tảng.

Để có thể nắm bắt rõ hơn về Câu hỏi, có nghĩa là nội dung của câu hỏi, được xuất phát từ mối quan hệ giữa Mệnh viên – Giải Ách, Huynh đệ – Nô bộc, Điền trạch – Tử tôn, sáu mối quan hệ này được Hình Thượng Học đưa ra khái niệm đồng tâm.

Ta bắt đầu bằng 7 con số, được tượng trưng cho 7 điểm.

Theo tiền lệ, những số 1 – 3 – 5 – 7 được cho là số Cơ, số 2 – 4 – 6 được cho là số Ngẫu.

Tiếp theo, là mối quan hệ giữa Đẩu và Số. Cổ nhân nhìn thấy 7 điểm của Đẩu trên bầu trời, hình dung giống chiếc gáo có tay cầm để múc nước.

Từ hình ảnh này cổ nhân lập thuyết: 1 – 5 – 7 và 2 – 4 – 6 nói rằng: nhất ngũ thất trực như huyền, nhị tứ lục diệc đương nhiên, duy hữu tam tinh cư nhất bộ. (Một năm bảy thẳng như sợi dây đàn, hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế và song song nhau, duy có số 3 đứng một mình – Thông thiên hiểu)

Vậy, quan hệ của Đẩu với 12 cung trên lá số Tử vi như thế nào?

Ta có một điểm ví như cung mệnh kể là 1, thuận tới cung thứ 5 (quan) hay nghịch tới cung thứ 5 (tài), rồi tới cung thứ 7 (di). Cổ nhân nói: “một năm bảy thẳng như sợi dây đàn”. Đó là Mệnh Quan Di thuận hay Mệnh Tài Di nghịch, được tượng trưng bằng số cơ 1 – 5 – 7.

Kể 1 là cung Mệnh tượng trưng cho 1 điểm, thuận thì 2 là cung Phụ Mẫu, hay nghịch thì cung thứ hai là Huynh Đệ. Tiếp theo thuận thì tới cung thứ tư là Điền Trạch, hay nghịch tới cung thứ tư là Tử Tôn. Tiếp theo thuận tới cung thứ sáu là Nô Bộc, hay nghịch tới cung thứ sáu là Giải Ách. Cổ nhân nói: “Hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế”. Theo thuận là Mẫu Điền Nô hay theo nghịch Huynh Tử Ách, được tượng trưng bằng số Ngẫu 2 – 4 – 6

Kể một tại cung Mệnh, thuận tới cung thứ 3 là cung Phúc Đức, hay nghịch tới cung thứ 3 là cung Phu Thê. Cổ nhân nói: “duy hữu tam tinh cư nhất bộ” (Chữ bộ ở đây được hiểu là 60, 875 ngày)

Đây là hình tượng của Đẩu tương quan với 12 cung trong mỗi lá số Tử Vi.

Như vậy, câu hỏi mà Thoa nêu ra, có thể được giải thích từ mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Về mối quan hệ trong ngoài, nội ngoại, trên dưới, trước sau, … thì Dịch đã cho ta biết. Ở đây, chúng ta tạm hiểu để nói về cái “bên trong” là cái đương nhiên như thế, không thế không được, đó là mối quan hệ từ số Ngẫu 2 – 4 – 6, được chứa đựng trong nó những thông tin Phụ Mẫu đối tâm Giải Ách, Huynh Đệ đối tâm với Nô Bộc, và Điền Trạch đối tâm với Tử Tôn.

Sơ qua như vậy, vì câu hỏi mà Bạn nêu ra, chính là hình ảnh của Đẩu trong lá số, từ sự thuận nghịch theo tự nhiên, để thấy được số Cơ Ngẫu tượng trưng cho Bắc Đẩu, và phép dùng số Cơ khi nói Tử Vi Đẩu Số.

Thoa tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Nói rằng: gấp 3 lần số sinh là 5 (Thổ cục), xét thấy cũng chưa được thỏa đáng. Tại sao nói vậy?

Đó là vì được số 20, là trị số hợp cục của 5 chu kỳ. Ví như: xét sự thông khí cục của hai cung Tý – Sửu

– Năm Giáp – Kỷ được trị số là 2

– Năm Ất – Canh được trị số là 6

– Năm Bính – Tân được trị số là 5

– Năm Đinh – Nhâm được trị số là 3

– Năm Mậu – Quý được trị số cục là 4

– Tổng hợp lại: 2 + 6 + 5 + 3 + 4 = 20

————-

Khi xưa, Cổ nhân nhìn bầu trời, nhận thấy, mặt trời khởi đầu mới mọc thì To, tới Ngọ thì Nhỏ. Mặt trăng cũng vậy, lúc mới xuất hiện (mới mọc) thì To, tới Vọng thì Nhỏ.

Chắc là Cổ nhân cũng Học từ tự nhiên, nhận thấy: khởi đầu thì To – tới thịnh thì Nhỏ – khi kết thúc lại To. (ba “thời”)

Mặt trời hiện thì viên (tròn). Mặt trăng tới số 15 thì viên. Sự vận hành hàng tháng, để lại ảnh hưởng hai lần thủy triều Lớn, hai lần thủy triều Nhỏ (bốn “thời”)

Nên cổ nhân nói: hai nửa vòng tròn hợp lại thì được một (tây nam), bốn nửa vòng tròn hợp lại được hai (đông nam), sáu nửa vòng tròn hợp lại được ba (tây bắc), tám nửa vòng tròn hợp lại được bốn (đông bắc)

Vậy mà, Tử vi khi lập thuyết cho Con – Người, thì tại sao lại không được viên? Nói vậy là vì: trị số Cục khi hợp ba thời chẳng đạt được số của viên (15). Ví như năm Giáp Kỷ, Tuất Hợi được trị số cục là 6, Tý Sửu được trị số cục là 2, Sửu Dần lại được trị số cục là 6, hợp lại 6 + 2 + 6 = 14. Trong khi Lạc Thư chỉ rõ số hợp là 6 + 1 + 8 = 15. Chắc là Tôi đang suy luận không đúng với ý của cổ nhân!

Cổ nhân thường kiệm lời, chẳng thấy nói gì về những con số, đây là kiến thức mà sao không thấy Sách nào ghi lại. Thêm nữa, cơ sở lập ý và nghĩa cho những Sao trong Tử vi căn cứ vào đâu, thì cổ nhân cũng im lặng?

Chúng ta nói với nhau tới đây, đành lòng tiếp tục khảo cứu vậy!

Cảm ơn ThienCo đã hồi âm trả lời.

————-

Theo nội dung của cái Lý này, thì có thể suy diễn Tử vi thời kỳ đầu gồm có 24 cung, mỗi cung tương ứng với 1 tú, thiếu 4 cung để tương ứng trọn vẹn với 28 tú,

24 tú phối với 5 tinh kết hợp với 4 tú phối với 5 tinh thật là phiền phức rắc rối, chi bằng hợp 2 tú làm một cung, 24 tú được 12 cung, 4 tú được 2 cung,

– 12 cung phối với 5 tinh thuận 60 ==> nên Tử vi có 12 cung,

– 2 cung phối với 5 tinh …. (?) 2 cung này chi bằng phối với mặt Trăng “Lộ đăng hoàng hắc”, Bạch lộ gặp Hoàng lộ chỉ có 2 điểm ở Năm và Bắc, còn dư thì Bạch đạo biến thành Hắc đạo.

————-

Vấn đề mà Ryan88 nêu ra, có thể tiền nhân chưa kịp bàn đến một cách sâu rộng, chắc tại thời đó thì nghề nghiệp chưa mở rộng, để đáp ứng theo sự phát triển chung của Xã hội. Hơn nữa, chúng ta lại không phải là dân chuyên nghiệp ở góc độ này.

Duy có mối quan hệ giữa Cục và Chính – Phụ tinh, thì có vẻ như chúng ta ít bàn tới, mà thường tập chung lý giải theo cách hội phương của các nhóm sao thì phải. Về vấn đề này, thường nên có nhóm người thực thi công tác thống kê, thì mới có thể đưa ra một cách nhìn gần với thực tiễn. Do vậy, Tôi cũng khó nói về điều Ryan88 đã nêu trên.

Hy vọng, theo thời gian chúng ta có được lời giải này.

HaUyen

————-

Tôi thường dùng cách như sau để nhớ cách lập Cục:

– Giáp – Kỷ: Nhị Lục Tam Ngũ Tứ (2 – 6 – 3 – 5 – 4)

– Ất – Canh: Lục Ngũ Tứ Tam Nhị (6 – 5 – 4 – 3 – 2)

– Bính – Tân: Ngũ Tam Nhị Tứ Lục (5 – 3 – 2 – 4 – 6)

– Đinh – Nhâm: Tam Tứ Lục Nhị Ngũ (3 – 4 – 6 – 2 – 5)

– Mậu – Quý: Tứ Nhị Ngũ Lục Tam (4 – 2 – 5 – 6 – 3)

Theo đó:

– Mỗi số ứng cho hai cung

– Số đầu tiên ứng cho cung Tý – Sửu

– Số thứ hai ứng cho bốn cung Dần Mão và Tuất Hợi

————-

Một số bộ phận đặc biệt của Mỹ rất quan tâm đến 3 cái tên: Bin – Khánh – Kính (Ngoại giao – Quân đội – Công an) nhiệm kỳ 12 năm tại Mỹ.

Ba người đàn ông này mệnh số đều đắc chính cục, thêm nữa Nội cục lại phù Ngoại cục.

————-

NhuThangThai, on 25/02/2012 – 23:18, said:

Kính thưa cụ Hà Uyên

Vậy thì có nghĩa rằng có điều kiện tương thích thì sẽ được gọi là kỳ số cục. Nhưng có cái cháu chưa hiểu, đó là điều kiện kỳ số cục này dựa vào so sánh độ lớn của cục hay dựa vào tương quan của hai cái ngũ hành cục? Bởi vì tương quan của ngũ hành cục và kỳ số cục đưa đến khá nhièu điều thú vị, và địa vị cháu là tác giả thì sẽ phát triển lý thuyết dựa trên điều này, nhưng có vẻ như cái này khác với ý của cụ.

Tiếp theo, cháu muốn hiểu, dựa vào Kỳ Số Cục để an thêm 1 sao Tử Vi nữa, vậy thì từ đó ta có thể nói về vị trí của sao Tử Vi mới này?

Còn cái ngoại cục, chắc cũng gần giống như với trường phái sử dụng tứ hóa của cung Thân, nhưng ở đây là áp dụng với ngũ hành nạp âm để đưa tới các vòng trường sinh. Có một điều cần để ý, theo quan điểm của cháu, phải sử dụng cung Thiên Di để nghiên cứu tương tác, chứ không thể sử dụng cung Thân chỉ trong trường hợp cung thân đóng ở phía bên kia của cung mệnh bởi ranh giới Điền-Tử, vì khó có thể nói ngoại cục mà sử dụng cung Thân mà bỏ qua cái quan trọng nhất là cung Thiên Di.

Kính cụ.

NhuThangThai cần một số thời gian để trả lời câu hỏi: tại sao năm Ất Canh thì trị số Cục tuân thủ theo thứ tự và trật tự 6 – 5 – 4 – 3 – 2

Ngài Trần Đoàn đã khải mở mối quan hệ của Ngày từ Nhất cục

————-

@An Khoa:

– Chính cục được căn cứ vào Can năm + cung mệnh + ngày sinh

Ví dụ:

– Người tuổi can Mậu Quý, sinh ngày 21/6 âm lịch giờ Tuất, Mệnh lập tại Dậu, ứng tam Cục, nhưng sinh ngày 21 thì kỳ số Cục là Ngũ cục, nên chưa được gọi là chính Cục, theo đó thì Tử vi cư Thân

– Khi ta gặp người tuổi can Đinh Nhâm, vẫn sinh ngày 21/6 âm lịch giờ Tuất, Mệnh cư Dậu, ứng ngũ Cục, trường hợp này được gọi là chính Cục, vì căn cứ vào ngày sinh, sinh ngày 21 thỏa được điều kiện kỳ số ngũ Cục, theo đó thì Tử vi cư Tuất.

Không chính cục luôn hướng tới chính cục, mệnh cư Dậu không chính cục có Thái âm, luôn hướng tới mệnh chính cục có Cự Cơ tọa thủ.

————-

NhuThangThai, on 25/02/2012 – 20:16, said:

Thưa cụ Hà Uyên, Nội cục và Ngoại cục ở đây chắc là ngũ hành nạp âm của tháng mà cung mệnh và cung Thiên Di rơi vào để thể hiện chủ khách, còn Kỳ Cục Số là khái niệm khác?

Nội cục là chính cục của Mệnh

Ngoại cục căn cứ vào giờ sinh xác định Thân, người Thân cư Phu Thê + Thân cư Phúc thì không có Ngoại cục, chỉ có những người Thân cư Tài Di Quan thì mới tồn tại Ngoại cục. Đây là nguyên lý tham lưỡng (3 và 2) của Dịch.

————-

Thái úy Lý Thường Kiệt tâu Vua: “Thần xin đề cử 2 quan A và B, sau khi hạ thần xem xét về Mệnh số, quan A giữ chức Cục trưởng cục đối ngoại, quan B giữ chức Cục trưởng cục hậu cần”

Vua nói: “Để trẫm cho người chuyển Mệnh số của hai người này đến mật viện, cho các quan Tuyên úy trong mật viện cho ý kiến, sau đó Trẫm sẽ phê chuẩn”

Sáu cha Tuyên úy trong mật viện, thì 4 cha Tuyên úy phê đồng ý, 2 cha Tuyên úy phê không đồng ý.

Nhận xét của sáu cha Tuyên úy được chuyển đến Vua, đọc xong Vua đồng ý phê chuẩn theo đề nghị của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Một trong hai cha Tuyên úy phê không đồng ý hỏi Vua: “Quan B giữ chức Cục trưởng cục hậu cần, xét cục số không có khả năng đối ngoại đã đành, vì Thân cư Thê, nhưng thế Chủ Khách bị phạm Cô Hư, xin Bệ hạ xem xét”.

Vua nói: “Chiến trường cũng như thị trường, Trẫm cần chính cục chuyên nhất, đạt mục đích có đầu thì có cuối, quân lương được chu đáo, hai người này vận số không có hóa Quyền, nhưng quan trọng hơn cả là đắc chính cục”

Cha Tuyên úy đã hiểu được ý Vua.

————-

NhuThangThai, on 27/02/2012 – 08:45, said:

Cuối cùng, bàn về ngày sinh/kỳ cục số, có người cho rằng Thái Âm đắc cách nếu người đó sinh vào Trung Huyền, tức là tầm giữa của tháng, vào đầu và cuối sáng thì độ số sẽ giảm đi nhiều. Tôi không biết điều này có đúng không, nhưng có cùng lập luận về việc dựa vào kỳ cục số để nghiên cứu.

Nói về kỳ số cục, thì dựa vào sách viết: số đủ thì thuận, số chưa đủ thì nghịch, câu này được hiểu như thế nào?

Đó là nói về mối quan hệ của Ngày trong Tháng – Ngày quyết định vị trí sao Tử vi. Ví như nói ngày 15 giờ Mão, xét tới ngày 14 thì số đủ, giờ Mão là nói số chưa đủ của ngày 15, hiểu đơn giản như thông lệ Tháng thuận Giờ nghịch.

Theo sách viết: “Số đủ thì thuận, số chưa đủ thì nghịch”, thuyết này đã thừa nhận nguyên lý tự nhiên, đó là Giờ chuyển tiết khí trong ngày theo Lịch pháp.

Kỳ số cục, ngoài vấn đề cho ta biết trị số tương ứng với cục, để biết Mệnh số có đắc chính cục hay không, thì còn cho ta biết 5 can tương ứng với 5 ngày kỳ số cục, điều này làm căn cứ để xét Tứ hóa trong 10 can, xác định mức độ ứng cho mỗi vận nhân.

————-

Trong 4 vấn đề mà Nhuthangthai nêu ra, đều là những vấn đề có nội dung rộng, trả lời súc tích cô đọng, hay trả lời cho xong, cũng không thể ngày một ngày hai để rõ được hàm nghĩa.

Lịch sử đã cho ta biết, người đứng đầu một “Ấp” với 300 hộ dân (theo Dịch), tối thiểu cũng phải biết đọc từ 2700 => 3000 chữ, thì mới biết mà hiểu được “chiếu chỉ” từ quan huyện, quan tỉnh, hay cao hơn nữa là Vua, lại thêm theo thời gian chữ viết cũng được thay đổi (7 lần), kèm theo đó là Lịch pháp được vua phê chuẩn theo từng “thời”. Nhưng, cái nôi văn minh vẫn là Đại lục, theo đó ta có thể nhận thấy, sự phát triển xã hội của Đài Loan so với Trung tâm văn minh Đại lục, tùy theo mỗi người mà đưa ra nhận xét của mình. Cá nhân tôi cho rằng, khả năng phát triển của phái Nhất Diệp Tri Thu, khó mà đi trước học thuyết của ngài Trần Đoàn viết sớ tâu Vua. Đây không phải là việc mà chúng ta phải đi xác minh độ tin cậy này làm gì, điều quan trọng mà Ta có thể nhận thấy, mối quan hệ giữa Thiên can và Địa chi đối với 30 ngày trong 1 tháng, để tìm hiểu về Mệnh lý thông qua Mệnh số, nền móng xây dựng học thuyết này, là từ ngài Trần Đoàn.

Sách viết, cũng như những trang mạng có nội dung về Huyền Học, vẫn chỉ đưa ra cách mà không nói cục đi kèm theo, những tinh túy được đúc kết từ thực tiễn, thông qua những câu Phú, cũng không chỉ rõ cục này thì phối với cách nào, … mà thường nói hai chữ chung chung là cách cục vậy. Hay khái niệm Tứ chính thì được hiểu như thế nào? Biện lý đến khi nào thì phải dùng đến số để khẳng định độ chính xác, sau đó lại dùng Lý suy Mệnh, rồi lại phải dùng đến khả năng của Số để dẫn giải …, nên vấn đề cục và số hình như chúng ta đang trong tình trạng còn nhiều hạn chế.

Nói ví như, Cục đường bộ và Cục đường biển thì những Cách nào đáp ứng đạt tới mục đích cuối cùng có hiệu quả và kết quả, hay Cục văn hóa dân gian và Cục trinh sát, hoặc như Cục y tế dự phòng và Cục tình báo, .v.v… vậy nên, khi nói cách cục thông qua thực tiễn cụ thể đối với từng con người trong mối quan hệ xã hội, đó là một phần giá trị Nhân học của Tử vi, mà không thể coi Tử vi như đi mua một cái gương soi, phương pháp sử dụng là soi mệt nghỉ xem Ta là ai, … mà quên mất rằng Ta đang tồn tại trong mối quan hệ tổng hòa đó. Hoặc như khi ta coi Lộc tồn tượng là “cầu”, còn Hóa Lộc tượng là “kích”, kích cầu cũng không thể xa rời quy luật 1/3, mở rộng kích cầu là điểm tựa chiến lược cho sự phát triển vận mệnh của mỗi người, cũng như của một TP hay một đất nước. Tiềm năng lớn nhất của mở rộng kích cầu là ở thành thị mà không phải ở nơi chưa được đô thị hóa, đây cũng chỉ là một quan niệm về lộc khi chúng ta đang tồn tại theo cơ chế thị trường vậy

————-

Trả lời An Khoa một vài bài viết cũng không đủ, Tôi nhớ trước đây, chỉ riêng nhóm 4 sao căn cứ vào địa chi Cô Quả Khốc Hư này, đã phải học 90 tiết, sau đó thực tập 60 tiết, phối nghĩa với cục, sau đó phối nghĩa với cách, tiếp theo là tổ hợp Nội cục + Ngoại cách hay Ngoại cục với Nội cách, sau đó viết tiểu luật về 4 sao này theo hàm nghĩa THƯ HÙNG, khi mình ở cương vị chủ hoặc khi mình ở cương vị Khách, .v.v… để được gọi là đào tạo chuyên nghiệp, rồi tới tào tạo chuyên sâu, cũng tốn nhiều tiền của vậy.

Thanh thản thấy vui, thì viết bài tham gia mà An Khoa !

————-

Cảm ơn Ngoalong về kết kuận của bạn

Tôi đang cùng Nhuthangthai nói về Thủy cục và Thổ cục gặp cách Tử Phủ Vũ Tướng, sự chia sẻ này của Tôi đã sai.

Mong Nhuthangthai thông cảm vì Tôi đã sai cơ bản, cục đường bộ và cục đường biển tuy cùng thuộc một Bộ (cung Thân -trường sinh), nhưng đã quan niệm rằng chức năng và nhiệm vụ của đường biển và đường bộ là giống nhau.

————-

Cảm ơn anh TruMeTin đã đưa ra những luận giải.

Cá nhân tôi nhận thấy 14 chính tinh được phân Âm Dương, tồn tại mối quan hệ trong một Tháng. Đó là những sao được định lệ là sao Dương, thì mức độ ảnh hưởng tăng dần từ ngày 1 => 15, đối với những sao được định lệ là sao Âm, thì mức độ ảnh hưởng được phản ánh từ ngày Vọng tới ngày Sóc. Ví như nói tới ngày 30 thì Âm cực chủ sát, hoặc tới ngày 15 thì Dương cực chủ về thần động. Điều này được phản ánh trong quá trình ứng dụng tương đối rõ nét.

Cũng từ cách đặt vấn đề này, Tôi thường quan tâm thêm tới yếu tố ngày Sinh, đó là sinh trước ngày Rằm hay là sinh sau ngày Rằm, cho ta thêm tiên lượng khi định hình về một lá số Tử vi. Khi sinh trước ngày 15 thì quan tâm đến tính chất của những sao Dương nhiều hơn, khi sinh sau ngày 15 thì quan tâm và chú ý đến mức độ ảnh hưởng của những sao Âm nhiều hơn. Điều này giúp cho cách thức loại trừ hoặc cân nhắc trước sau khi bình giải tổ hợp nhiều cách cục trong một lá số.

Thêm một ý kiến để tham khảo.

Hà Uyên

————-

@ G-R-E-E-N

Theo tôi hiểu, để xét về trục Dần – Thân, trục Tị – Hợi là để định Tứ lập, còn trục Tý – Ngọ và trục Mão – Dậu là để định Tứ Phân. Đều lấy cơ sở từ quái Càn Khôn để khảo chứng khi phối với đồ bàn:

……………………CÀN………………..PHỐI TINH………………KHÔN

………………….Dụng lục……………………………………….Dụng cửu

…..kháng…..Thượng cửu………Hỏa tinh……………..Thượng lục

………………..Cửu ngũ…………….Thổ tinh………………..Lục ngũ

…..hoặc…….Cửu tứ……………….Kim tinh……………….Lục tứ

…………………Cửu tam…………….Mộc tinh……………….Lục tam

…..tại…………Cửu nhị……………..Thủy tinh………………Lục nhị

…..tiềm………Sơ cửu……………….Địa cầu………………..Sơ lục

————-

Hai chữ tri thu cũng ví như lưỡng nghi Cha Mẹ, cùng một mục đích sinh Con, mà kết quả khác nhau, hoặc là con trai, hoặc là con gái. NhuThăngThái dần quy tụ lại trong ngoài (chủ khách) = Nội cục – Ngoại cục – Nội cách – Ngoại cách, thì nhìn nhận ngày càng rõ hơn.

Khi cục đã không chính, thì nghĩa cũng biến hóa theo (紫 微 正 義 = Tử vi chính nghĩa), ngài Trần Đoàn nói với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn như vậy.

Chính cục được hiểu như thế nào? Đó là căn cứ vào ngày sinh để biết ngôi vị của Đế tinh, theo đó kỳ số cục là một nguyên tắc chính yếu

————-

Khi tìm hiểu về trường phái Nhất Diệp Tri Thu, thì LethanhNhi lưu ý:

– Nam đẩu được cho là: chủ về hướng nội, chủ nhu – Ngoại nhu Nội cương.

– Bắc đẩu được cho là: chủ về hướng ngoại, chủ cương – Ngoại cương Nội nhu

Hàm nghĩa tinh yếu này, quyết định chi phối nguyên tắc lập tượng ==> lấy cơ sở của nguyên tắc này làm phương pháp luận xem xét sự vượng nhược của Cung, và xác định những Cung nào bị Sát tinh xung phá để đưa ra lời đoán định.

Có thể xem đây là Nguyên tắc thứ nhất của trường phái Nhất Diệp Tri Thu vậy !

————-

Ví dụ câu:

+ Phu thê hóa kị nhập quan cung

– Lá số lưu theo can Năm, thấy cung Phu thê gặp can Đinh, mà can Đinh có Cự Môn ngộ hóa Kị,

– Sau đó nhìn tới cung Quan thấy có sao Cự Môn cư Quan

– Phái Nhất Diệp Tri Thu cho rằng: can cung Phu thê hóa Kị nhập cung Quan, và đưa ra nhận định cho rằng: tình cảm vợ chồng sao nhãng, cả vợ và chồng đều thích đi ăn vụng

Trường phái này công bố nguyên tắc xem về Cung rất đáng quan tâm

————-

Gloria tham khảo thêm Địa bàn số Tử vi Sihanuk:

………..Cự môn………….Liêm Tướng……………Thiên lương…………..Thất sát

………..Tham lang…………………………………………………………………….Thiên đồng

……….Thái âm…………………………………………………………………………Vũ khúc

………..Tử Phủ…………..Thiên cơ………………….Phá quân…………….Thái dương

– Đại vận 22 ~ 31, Nhân bàn Thiên đồng cư lưu Mệnh gặp tam sát lưu niên Trực Phù, nên chọn Cự Môn làm chủ Kim cục tại cung Quan có Nhật Nguyệt hội Thiên môn

    

————-

Lethanhnhi thông qua Tử vi, đã luận giải đúng, thời trẻ Tôi hút tương đối nhiều thuốc lá

Có lẽ là do thần làm chủ thống suất Địa niên chăng?

………. 6………… 5 …………10 …………….1

………. 9………………………………………… 4

……… 2…………………………………………. 7

……… 3………. 10 …………..5……………. 8

Sách Lục Nhâm và môn Tử vi gọi tháng Dần Ngọ Tuất bằng số là 1 – 5 – 9, đối ứng với Thần làm chủ thống suất Địa niên, xét từ cung Thân tới Tý rồi tới Thìn cũng là số 1 – 5 – 9

Đây có phải là kiến thức “nền” không?

————-

Tigerstock68 căn cứ theo Trung Châu phái !

Như vậy, Trung Châu phái có sách “Tử vi tinh quyết” thông qua Vương Đình Chi đưa ra khái niệm:

– Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nền tảng

– Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, sau đó xét tới Địa bàn.

– Theo “Tử vi tinh quyết” lập Địa bàn thì, cứ theo phương pháp an sao của Mệnh bàn, Mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “Thiên bàn” đổi thành cung Mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy được thêm một bàn khác, gọi là “Địa bàn”.

Tigerstock68 có thể lập Địa bàn cho NĐK, khảo xét thêm về Địa bàn một số ngày, sau đó chúng ta cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau

————-

Tôi và Lethanhnhi đang nhìn nhận khác nhau ở nội dung này

Người sinh sống ở Bắc kinh – thủ đô, thường noi theo một là Thiên hoặc hai là Địa, không xét tới Nhân, …

Người dân tộc Choang, thì khác, thường xét tới Địa kết hợp với Nhân, có thể vì xa Trung ương chăng, …

Đây là thống kê của giới “Học giả” TQ, mà tôi đọc bằng nhiều nguồn, thấy nhiều vấn đề về Xã hội học rất đáng để suy nghĩ vậy!

————-

Có thể,

Nhưng, cơ sở để một đời người tích được “đức”, thì có lẽ phải thông qua Địa niên, nếu Địa đã mất đường, mất đạo, … thì Thiên và Nhân đứng ở ngôi vị nào để tích “đức” !

Khi sự sinh tồn đã không còn, thì tích “đức” chẳng để làm gì ! Cổ nhân nói “Thiên hữu thời, Địa hữu lợi” chắc không sai !

Một người, khi sinh ra, Thiên đã cho “đức” rồi, thì không cần phải tích “đức” chăng ! Cổ nhân đưa ra thuyết giết nhiều người thì giảm thọ, … nhưng có người giết chết hàng mấy vạn người, … mà tuổi thọ vẫn tới bách niên (ví như anh Tư Văn)

Thuyết nào đúng? Thuyết nào sai?

————-

Trước năm 1975, tài liệu nói về phương pháp xem số Tử vi của cụ Thiên Lương, thông qua anh Vũ Mạnh Bảo gửi cho bạn ở ngoài Bắc, là cụ Trần Thanh Loan, … nên Tôi đủ tài liệu và những thống kê sơ bộ, … có thể, tại thời điểm đó, cụ Thiên Lương còn thiếu 03 tập của Tử Vi bắc phái chăng?, …nên, cái dụng của Tử vi hầu như không được nói tới, … vì vậy mà cũng khó cho chúng ta đưa ra một nhận định gì cởi mở

————-

Cụ Trần Thanh Loan ở số 10 Thi Sách

Anh Đỗ Bá Hiệp không phải là học trò của cụ Loan, cụ Loan có hướng dẫn Tử vi cho giáo sư Hoàng Phương, giáo sư Trần Quốc Vượng, giáo sư Vi Huyền Trác, … đó là một vài người Tôi biết

————-

Không có gì kinh động tới Tôi đâu, Thiensa1000ff tự nhiên giao lưu

Nguyên lý 36 sao làm chủ thống suất cho Hỏa cục, Thổ cục, Kim cục, Mộc cục, Nhị cục theo Lưu Thái tuế, được căn cứ vào nguyên tắc Ngân – Đăng – Giá – Bích – Câu, xác định ngôi vị và nơi Đế tọa, thuyết này được chép tại “Bí bản Tử vi Đẩu số mật truyền” – “Ngân thăng thuật” – “Quyển 2” … hy vọng vài năm nữa sách này được dịch ra tiếng Việt để bạn đọc thêm phần tham khảo … nay “Đăng hạ thuật” đã được xuất bản rồi vậy.

————-

Một ví dụ tham khảo sau đây, NhuThangThai có tìm ra được quy luật của một CẶP SAO hay không?

+ Tại sao biết Mệnh của người này có thể gây thương tích cho người, gây áp lực kiềm chế người khác?

1)- Tuổi Giáp Kỷ

– Mệnh tọa ở Nhâm Thân, cung Điền trạch tọa ở Ất hợi có Liêm Tham (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Dậu, cung Điền trạch tọa ở Bính Tý có Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Giáp Tuất, cung Điền trạch tọa ở Đinh Sửu có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ất Hợi, cung Điền trạch tọa ở Bính Dần có Văn Khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Bính Tý, cung Điền trạch tọa ở Đinh Mão có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Đinh Sửu, cung Điền trạch tọa ở Mậu Thìn có Văn Xương (Tân hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mậu Dần, cung Điền trạch ở Kỷ Tị có Vũ khúc (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Kỷ Mão, cung Điền trạch tọa ở Canh Ngọ có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Canh Thìn, cung Điền trạch tọa ở Tân Mùi có Nhật Nguyệt (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tân Tị, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Thân có Cơ Âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Quý Dậu có Liêm Phá (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Mùi, cung Điền trạch tọa ở Giáp Tuất có Cự môn (Đinh hóa Kị)

2)- Tuổi Ất Canh

– Mệnh tọa ở Tý, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Mão, có Vũ khúc + Thất sát (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Sửu, cung Điền trạch tọa ở Canh Thìn có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Dần, cung Điền trạch tọa ở Tân Tị có Thái dương (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mão, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Ngọ có Thiên đồng + Thái âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Thìn, cung Điền trạch tọa ở Quý Mùi có Liêm trinh + Thất sát (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tị, cung Điền trạch tọa ở Giáp Thân có Thái dương + Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Ất Dậu có Thiên cơ + Cự môn (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mùi, cung Điền trạch tọa ở Bính Tuất có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Thân, cung Điền trạch tọa ở Đinh Hợi có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Dậu, cung Điền trạch tọa ở Mậu Tý có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tuất, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Sửu có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Hợi, cung Điền trạch tọa ở Mậu Dần có Văn Xương (Tân hóa Kị)

3)- Tuổi Bính Tân

– Mệnh tọa ở Tuất, cung Điền trạch tọa ở Tân Sửu có Vũ khúc Tham lang

– Mệnh tọa ở Dậu, cung Điền trạch tọa ở Canh Tý có Văn Xương

– Mệnh tọa ở Bính Thân, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Hợi có Thiên tướng

– Mệnh tọa ở Ất Mùi, cung Điền trạch tọa ở Mậu Tuất có Văn Xương

– Mệnh tọa ở Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Đinh Dậu có Thiên tướng

– Mệnh tọa ở Quý Tị, cung Điền trạch tọa ở Bính Thân có Văn Khúc

– Mệnh tọa ở Nhâm Thìn, cung Điền trạch tọa ở Ất Mùi có Thiên cơ

– Mệnh tọa ở Tân Mão, cung Điền trạch tọa ở Giáp Ngọ có Cự môn

– Mệnh tọa ở Canh Dần, cung Điền trạch tọa ở Quý Tị có Liêm Tham

– Mệnh tọa ở Tân Sửu, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Thìn có Thái âm

– Mệnh tọa ở Canh Tý, cung Điền trạch tọa ở Tân Mão có Thái dương ngộ Thiên sát

– Mệnh tọa ở Kỷ Hợi, cung Điền trạch tọa ở Canh Dần có Tham lang

4)- Tuổi Đinh Nhâm

– Mệnh tọa ở Quý Mão, cung Điền trạch tọa ở Bính Ngọ có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Giáp Thìn, cung Điền tọa ở Đinh Mùi có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ất Tị, cung Điền tọa ở Mậu Thân có Văn xương (Tân hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Bính Ngọ, cung Điền tọa ở Kỷ Dậu có Vũ khúc Thất sát (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Đinh Mùi, cung Điền tọa ở Canh Tuất có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mậu Thân, cung Điền tọa ở Tân Hợi có Vũ khúc Phá quân (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Kỷ Dậu, cung Điền tọa ở Nhâm Tý có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Canh Tuất, cung Điền tọa ở Quý Sửu có Nhật Nguyệt (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tân Hợi, cung Điền tọa ở Nhâm Dần có Thiên cơ Thái âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Tý, cung Điền tọa ở Quý Mão có Liêm trinh Phá quân (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Sửu, cung Điền tọa ở Giáp Thìn có Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Dần, cung Điền tọa ở Ất Tị có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

==========

P/s: Trong không gian 6 chiều (lục hư), thì cung Điền trạch là cung Huynh đệ của cung Quan lộc vậy !

Gặp những đối tác như thế này, khi giao lưu gặp ngày có Kình dương làm chủ thống suất Thủy cục, thì NhuThangThai càng phải cẩn thận, vì rất dễ xảy ra đánh nhau đâm chép … chỉ vì một lý do rất nhỏ phải trái (thị phi), đang vui vẻ mà chuyển thành đối đầu rất nhanh … cổ nhân thường gọi là “họa vô đơn chí” vậy.

————-

AlexPhong, on 04/10/2012 – 23:19, said:

Cụ cho cháu hỏi thêm cho rõ ý, theo trên thì can Quý thất lộ ở đâu?

Theo khảo cứu của Tôi, khởi ở Trung cung, đó là cung Mão tới Ngọ thì mất đường (thất lộ, hết đường để đi, mất đạo, mất phương hướng, vô phương …)

————-

Trước khi nghỉ hưu, cách nhìn của Tôi về mối quan hệ giữa con người và Tử vi, thì bị phiến diện, vì phần nhiều đương số ở môi trường làm việc “đầu tư công”, ăn lương theo nguồn vốn ngân sách NN, …

Khi về nghỉ, cũng là thời điểm xã hội mở ra nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì cách nhìn nhận của Tôi về cung Quan lộc (sự nghiệp) đã có thay đổi và cần phải nghiên cứu thêm, … cho nên, câu hỏi của AtMao75 về cách an Thiên sát và Địa sát, thì Tôi chưa đủ tự tin, để khảo chứng cho rõ ràng khi các sách về “Tử vi Đẩu số” được dịch thuật như vậy

Mong AtMao75 thông cảm

————-

BlackBerry, on 24/09/2012 – 10:05, said:

Ông Hà Uyên nói :khi nói về đối xung thì:

– Lấy cung Quý Dậu làm cung đối

– Lấy cung Đinh Sửu làm cung xung

Ông Hà Uyên cho cháu hỏi: Ngoài 2 trục Dần Thân và Sửu Mùi thì cổ nhân có lấy trục nào nữa không ạ?

Cảm ơn BlackBerry đã trở lời cho câu hỏi “kiến thức rất là cơ bản” ! (Tử vi đối Thiên phủ xung Tham lang, hoặc Tử vi đối Thiên phủ xung Thiên tướng, … )

Nội dung câu hỏi mà BlackBerry nêu ra, đang chỉ ra những nhận thức được cho là “kiến thức rất là cơ bản” đối với Tử vi học

Chúng ta biết tới Tử vi, phần nhiều để hướng tới “xu cát tị hung”, do vậy tùy theo “môn” theo “phái” mà bàn về “trục”, với nhận thức hạn hẹp của cá nhân Tôi, thì cho rằng: ngoài kiến thức cơ bản được thiết lập từ ngài Trần Đoàn, lấy trục Dần Thân làm “đối” cho Chính diệu (đối vi lập, xung vi hóa), và trục Sửu Mùi ra, thì Tôi căn cứ theo nguyên tắc “xu cát tị hung” mà tự cho rằng phân trục theo Thiên sát – Địa sát – Nhân sát vậy.

– Thiên sát lấy Kình dương và Đà la theo Bắc Đẩu

– Địa sát lấy Hỏa tinh và Linh tinh theo Nam đẩu

– Nhân sát lấy Địa không và Địa kiếp

Ví như, Nhân sát có tọa độ trùng với Địa sát, hoặc Nhân sát tiến với trục của Thiên sát theo Đại Tiểu vận hay Lưu niên, … đây là điều rất thú vị khi xem xét Nhân học và Tử vi học,

Như vậy, khi luận giải số Tử vi, có thể căn cứ vào 144 lá số “cơ bản” để mà định vị “trục” vậy

Anh BlackBerry tham khảo thêm kiến thức còn nhiều hạn hẹp của Tôi, cho vui cửa vui nhà.

————-

Vậy thì những gì mà đa phần các tín đồ tử vi tiếp cận thì chỉ là phần kiến thức rất là cơ bản?

Thiensa1000ff Mệnh lập tại cung Tân Mùi, khi nói về đối xung thì:

– Lấy cung Quý Dậu làm cung đối

– Lấy cung Đinh Sửu làm cung xung

Bạn Cafe cho ý kiến xác định giúp cho, Cổ nhân nói như vậy có đúng là “kiến thức rất cơ bản” không?

————-

Năm Tân Mão 2011 có Đẩu Phục Phù khống chế được Địa kiếp, gọi là có tài lộc dồi dào nhưng chỉ giới hạn trong 150 ~ 200 triệu mà thôi, phải chăng người đỡ đầu cho Thiensa10000ff làm công tác Tổ chức CB (Ban TCTW) ứng với tuổi Đinh Dậu hoặc Kỷ Dậu đang ở hàm Vụ phó

Đương số NĐK nhập hạn can Đinh chế Tân, Lộc tồn làm chủ thống suất Kim Tứ cục tại Thiên di, Thái tuế Tân Mão ứng với NĐK sinh tháng 3 nên Liêm trinh làm chủ thống suất Thổ ngũ cục tại cung Mệnh, cho nên tài – lộc của NĐK đếm bằng Tỷ với 3 chữ số. Khác với Thiensa1000ff chỉ có một hai người đỡ đầu, đương số NĐK với dàn cộng sự của mình, toàn những người có cốt cách tiên thiên và hậu thiên như Thiensa1000ff đã biết, hầu như là tinh hoa kết tụ nguồn nuôi dưỡng cho mệnh thân là vậy

Năm Tân Mão 2011 ứng với Thiensa1000ff sinh tháng 2, nên Cự Môn làm chủ thống suất Thổ Ngũ cục, thiensa1000ff nói “có được tài lộc dồi dào”, nhưng cái “thần” làm chủ thống suất toàn bộ môi trường kiếm được đồng tiền đó, lại là sao Cự Môn ngộ Kị gặp Văn Xương hóa Kị xung, … tượng của Cự Môn thì chắc Thiensa1000ff cũng đã biết, …

Thiensa1000ff khác nhau rất nhiều khi so sánh với NĐK vậy

————-

Nói về “Tử vi bắc phái” và “Tử vi nam phái”, Bắc phái có môn phái Tri thu được người đời nghe nói đến nhiều, Nam phái có môn phái Trung châu cũng được người đời xưng tụng, tại topic NHẤT DIỆP TRI THU – ĐĂNG HẠ THUẬTdo Lethanh nhi khởi xướng, khi nói về quẻ Đồng Nhân, Tôi cũng đã nói:

Về quẻ này, thì Trung Châu phái và Tri Thu phái có điểm giống nhau và có điểm khác nhau khi lập thuyết cho Môn phái

– Giống nhau là hai Môn phái đều phối Tử vi với can Kỷ và Thiên phủ với can Mậu

– Khác nhau đó là, Trung Châu phái thì phối can Nhâm với Thiên Đồng, Tri Thu phái thì phối can Nhâm với Thiên tướng

Khi ta xem xét tới can Giáp tứ Hóa, thì hai can Bính Tân đối ứng là nhân tố của Khoa và Kị, trong đó can Bính ứng Thái Dương, can Tân ứng Vũ Khúc.

Tới can Canh thì cặp thiên can Bính Tân hợp hóa Thủy, từ Khoa – Kị chuyển thành Quyền – Lộc, vấn đề ở đây khi chúng ta nhận thức thấu đáo được mối quan hệ giữa hai thiên can Giáp và Canh, số thứ tự là 1 và 7, số ngũ hành tiên thiên là 3 và 9, thì chúng ta có thể hiểu được tại sao Trung châu và Tri thu thông qua cặp thiên can hóa hợp Bính Tân đã lập thuyết như vậy.

Đi sâu thêm một bước nữa, khi tìm hiểu về Tri thu phái, học thuyết của môn phái này đề cao Thủy Hỏa (Ký tế – Vị tế), cho nên, những nguyên tắc và nguyên nhân được xây dựng lập thuyết, đều xuất phát từ Ngân thăng thuật (Hỏa) và Đăng hạ thuật (Thủy Thổ), ngũ hành của cung an mệnh để định cục và thiên can lưu cung được Tri Thu phái nghiên cứu rất sâu, mang lại nhiều kiến giải có giá trị sát hợp với thực tiễn về Tử vi học vậy.

Nói vui thêm để bạn Canh rộng đường tham khảo.

————-

@: LeThanhNhi:

LeThanhNhi có nhìn thấy không, khi NhuThangThai đang nói về CẶP SAO

Tại bài #112 và #116, thì LeThanhNhi có thể hiểu được khi nói cặp can chi Bính Tân

Ai nói gì kệ người ta.

Chúng ta thanh thản tìm hiểu xem sách sở được xuất bản, từ trước đến nay, cả Tầu lẫn Việt, xem có gì hay thì vận dụng xem sao !

Câu LeThanhNhi hỏi để chuyển sang topic khác thì thuận hơn, Ta bàn lại sau

————-

Xác định hạn “khẩu đức”:

Khi xử lý bất kỳ một sự việc nào không nên nói những lời gây tổn thương cho người khác. “Tử Vi Đẩu Số – Đăng Hạ thuật” viết: “Cho dù có tu 10 năm mà phạm vào khẩu đức, thì 10 năm tu cũng hết”

Nguyên tắc:

– Can cung Mệnh hóa Kị nhập cung Phụ mẫu

– Can cung Phụ mẫu tự hóa Kị

————-

Nội dung mà Hoa nêu ra, theo Tôi thì dùng Lục Nhâm hợp hơn, dùng Tử vi sợ rằng không thấy hết được sự biến nghĩa của Thần và Tướng

– Tuổi Ất, can Ắt về tới Mão thì Lục Hợp mới đúng vị

– Tuổi Giáp, thì Kỷ Sửu là Thiên Ất, Kỷ Mùi là Thái thường, đó là trục Sửu – Mùi, cung Mệnh của Hoa lập tại Mùi, người Ất Sửu nhập cung giao hữu với Hoa, theo sách nói “Trong cửa có Mộc” ==> Thái âm ngộ Kị can thiệp cung Huynh, theo Đăng Hạ thuật khi cung Huynh bị nhập Hóa Kị thì nguồn lợi về tiền thường chậm

– Niên chi của Hoa là Tý, giao hữu trên miền cung Tỵ được gặp Nguyệt đức, nhưng can Kỷ phối với chi Tỵ gặp Giáp Tý, thì phần nhiều Giáp Tý hay bị rối về “thần” (theo Lục Nhâm)

————-

AlexPhong, on 04/10/2012 – 20:57, said:

Cụ kính mến. Theo cụ, tam hợp cục ba cung mệnh-tài-quan đi theo thứ tự nào là thuận?

Anh AlexPhong, lại một “chìa khóa” nữa, tưởng câu hỏi là đơn giản kỳ thực thì không ! Một vài khái niệm, nên thống nhất thì tiếng nói đồng thuận sẽ mở ra thôi

– Thất lộ, có nghĩa là Thiên can tới nơi vô khí?

– Vượng khí là phương vị của Khố, nói trước mộ sau khố hay nói trước khố sau mộ? (Thiên phủ)

– Môn trung của Tam hội ứng với 3 cung Mệnh – Tài – Quan được hiểu như thế nào? Nguyên tắc xác định Môn trung? Dẫn tới nguyên nhân do bởi cái gì? thì sẽ xác định được là chiều Thuận (mệnh quan tài) hay là chiều Nghịch (mệnh tài quan) vậy

Tôi nói như vậy, có thể chưa đúng ý của AlexPhong, nếu có gì chưa vừa ý thì mong Bạn thông cảm cho.

————-

Gloria, on 30/09/2012 – 13:19, said:

Cuối cùng thì cũng đã hiểu. Cảm ơn cụ đã hướng dẫn rất cụ thể về kỹ thuật ở post 112, giải đáp cho cháu nhiều điều còn mù mờ về phi tinh. Nó tương thích với kỹ thuật cháu và cụ từng trao đổi trong topic NDTTP cách đây vài tháng về tác động của chủ cung Thiên Di và các vòng trường sinh thứ cấp tương ứng.

Khi rỗi, Gloria nên sớm quan tâm đến thiên can của Cung mà ngày sinh lưu trú, đây là khởi nguồn của “Ngân thăng thuật” vậy

Như chúng ta đã biết, về Cục chỉ có 5 cục, nhưng có 36 sao, mỗi sao phân theo cặp âm dương, làm chủ thống suất cho Cục vân hành theo vận hạn của năm tháng ngày giờ, đều mang hàm nghĩa cốt yếu rất cao khi luận giải lá số. Như khi ta đến một môi trường nào đó, cảm nhận thấy bầu không khí căng thẳng, hay khi ta đến gặp môi trường có bầu không khí u uất nhiều sát khí dẫn đến đánh nhau, hay khi ta đến gặp môi trường có bàu không khí ảm đạm, hay gặp phải trường hợp ở môi trường có bầu không khí đang vui hóa buồn cũng vậy, … những tình trạng trong bầu không khí như thế này, đều là hệ quả của sao làm chủ thống suất cho Cục gây ra

Ví như mệnh cư Hợi, lưu niên Thái tuế là Nhâm Thìn, vận hạn tháng 10 là Hỏa lục cục, có Thái dương làm chủ thống suất Hỏa cục bị Kình Đà xung kích, thì môi trường làm việc, hay môi trường giao lưu công việc, cũng như những mối quan hệ giao hữu bạn bè thường có biến động mạnh trong tháng 10, khi vào vận ngày, gặp phải ngày có lưu Cục là Linh Đà làm chủ Mộc cục, lưu can Tân tại cung Mệnh hóa Kị nhập cung Huynh thành 2 Kị xung cung Nô, thì rất nguy hiểm …

————-

Gloria, on 04/10/2012 – 20:20, said:

Tổng kết các kỹ thuật cụ sử dụng, mà ít ra lọt được vô cái đầu tối tăm của tôi, hi hi.

1-Lưu tứ hóa tác động lên trên tầng cung nguyên thủy. Hệ quả, cụ HU cũng sử dụng kỹ thuật 3 tầng tứ hóa.

2-Tứ hóa bay, được tính dựa vào địa chi của cung lưu tuế, cũng được coi dựa vào tứ hóa của thiên can cung mệnh như lý thuyết chính huyền sơn nhân.

Phiên bản này tương tự với Gấu bay, cách đây một thời gian tôi có đề xuất.

3-Lưu triệt.

4-Lưu Cục.

5-Sao thống suất. (đoạn này không được nói kỹ).

6-Sao mệnh chủ, thân chủ.

7-Tính nguyệt vận dựa theo Lưu Tuế.

8-Tương tác của cung thiên di và cung Điền.

9-Cụ có đưa ra một gợi ý nhỏ về áp dụng lý thuyết 3 trục khi các trục chồng lên nhau, nhưng thú thực là tôi chưa thực sự nắm được kỹ thuật này.

Gloria thân mến

Tranh thủ thời gian này còn ngồi được, chân yếu tay mềm sắp tới là “sụn” lưng rồi, … Tôi hy vọng gắng ngồi cho hết tháng 10 này, mong là như vậy !

Bạn đã quan tâm về Đông phương học và đã chỉ ra nhiều nội dung chuyên sâu, … Nhân học là đề tài luôn luôn “hot”, đặc biệt là cung “Quan lộc” chi phối ảnh hưởng rất lớn tới Hậu thiên, hy vọng Gloria nắm được tinh thần này !

————-

Trong nhiều bài viết của Minhgiac trên diễn đàn này, hình như Minhgiac đánh giá quá thấp về cặp sao Cô thần – Quả tú, hoặc là mối quan hệ giữa Thiên niên và Địa niên, cũng thấy Minhgiac rất ít quan tâm khi đưa ra lời bình giải cho một lá số Tử vi …

Cách nhìn nhận của Minhgiac và Tôi, về những khái niệm được cho là cơ bản theo thuyết Tử vi, hay những nguyên tắc “bất di bất dịch” của phép Hội sao, có khác nhau là như vậy !

————-

Cô thần – Quả tú được xây dựng cơ sở từ Địa mà không phải Thiên ! (chưa bàn tới nguyên lý hình thành của Cô Quả)

Đà La hội cung Thiên Di với Quả Tú, theo minhgiac thì Đà La là sao biến “nghĩa” thành may mắn, tốt đẹp?

Vậy, tác Âm Dương ở đây là cái gì??? Cổ nhân nói “Người có Cô thần Quả tú ắt chủ cô độc nghèo khó và bất hạnh”, ngày nay Minhgiac lập thuyết rằng “Người có Cô thần Quả tú ắt giầu, đó là NĐK sinh giờ Dậu” !

Cho nên, Tôi sẽ đi theo thuyết của Minhgiac vậy ! Đương số bang giao từ Bắc vào Nam, từ Việt nam cho tới Nga, Đức, Hung, … Đông Âu, … đây là thành quả của Cô thần – Quả tú ngộ Đà La trở thành may mắn, tốt đẹp => không được hiểu là cô độc nghèo khó …

————-

Địa niên Thìn:

– Tiên thiên phối số 2

– Hậu thiên phối số 4

Theo đó:

– Tiên thiên số 2 phối can Đinh

– Hậu thiên số 4 phối can Tân

Cho nên:

– Tiên thiên can Đinh phối Liêm Trinh làm sao chủ Mệnh cho tuổi Thìn

– Hậu thiên can Tân hóa Kị là sao Văn Xương làm sao chủ Thân cho tuổi Thìn

Như vậy:

– Can Đinh ngộ Không Vong

– Văn Xương cư Thiên di ==> gặp năm Tân thì NĐK không gặp hạn gì !!!

=====================

Phương pháp xem số của Minhgiac rất hay đầy sáng tạo. Tôi thuận theo phương pháp của Minhgiac – Ok nhé

====================

Minhgiac viết trên diễn đàn rằng: thường được chỉ dạy trong “giấc mơ”, Tôi đang còn mơ hồ về một việc, muốn nhờ Minhgiac xác định giúp, đó là:

– Một người cha sinh giờ Sửu ngày 18/03/1945 dương lịch, là ngày 5 tháng 2 âm lịch, mong muốn nhờ Thầy xem Tử vi xác định giúp cho việc: có người con trai cả sinh năm 1964 bị Công an bắt, trăm sự nhờ Thầy xem giúp, bao giờ Cháu nó được Công an tha tội, được về đoàn tụ xum họp với gia đình

Minhgiac xác định giúp Tôi trả lời cho trường hợp này được không?

————-

Thủy chung – có đầu thì có cuối, có nơi khởi đầu thì biết nơi kết thúc, …

Một ngày từ giờ Tý đến giờ Hợi

– Ngày Giáp – Kỷ, thì khởi đầu từ Giáp mà kết thúc ở Ất

– Ngày Ất – Canh, thì khởi đầu từ Bính mà kết thúc ở Đinh

– Ngày Bính – Tân, thì khởi đầu từ Mậu mà kết thúc ở Kỷ

– Ngày Đinh – Nhâm, thì khởi đầu từ Canh mà kết thúc ở Tân

– Ngày Mậu – Quý, thì khởi đầu từ Nhâm mà kết thúc ở Quý

Từ Tý cho đến Tị

Từ Ngọ cho đến Hợi

Theo đó nói:

– Ngày Giáp – Kỷ, Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Kim 4

– Ngày Ất – Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3

– Ngày Bính – Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5

– Ngày Đinh – Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1

– Ngày Mậu – Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

Ví như một người xuất ngày lục Bính, thì ta biết rằng sáng Hỏa chiều Thổ, Ngày và Đêm, Thái dương và Thái âm, Nhật Nguyệt vậy

Giờ trong ngày theo nguyên tắc của Thái dương.

Tháng trong năm theo nguyên tắc của Thái âm.

Ví như Năm Giáp – Kỷ, thì Nguyệt khởi ở Bính mà kết thúc ở Đinh, … tương tự đối với ngày theo giờ để biết Nguyệt từ ngoài nhập vào, thụ Nhật từ trong xuất ra, dần dần được lấp đủ không còn chỗ trống mà “điền thực”, tròn đầy mà viên mãn ở phương Giáp, rồi về phương Bính mà lụi tàn vậy.

————-

Theo dương khảo âm

Từ Giáp tới Kỷ

Theo Âm khảo dương

Từ Mậu tới Quý

Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý

..1…..2……3…….4…….5……6 (Dương chẳng có cuối)

Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý

(Âm chẳng có đầu)…….1…….2…..3…….4……..5…….6

————-

Sách viết từ thời Tống trở về trước, từ thời Tống trở về sau, … người đời sau khi đọc, khi học, khi nghiên cứu, … thường nhận thấy sự kiệm chữ kiệm lời đa nghĩa, rồi lại còn nghiêm mật, … lại thấy chú giải cho sách …

1)- Ngày Giáp – Kỷ

– Giờ Giáp Tý đến giờ Kỷ Tị ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5 => đối ứng với Thái dương

– Giờ Canh Ngọ đến giờ Ất Hợi ==> Ất Canh hóa Kim 4 ==> đối ứng với Thái âm

2)- Ngày ẤT Canh

– Giờ Bính Tý đến giờ Tân Tị ==> Bính Tân hóa Thủy 1

– Giờ Nhâm Ngọ đến giờ Đinh Hợi ==> Đinh Nhâm hóa Mộc 3

3)- Ngày Bính Tân

– Giờ Mậu Tý đến giờ Quý Tị ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

– Giờ Giáp Ngọ đến giờ Kỷ Hợi ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5

4)- Ngày Đinh Nhâm

– Giờ Canh Tý đến giờ Ất Tị ==> Ất Canh hợp hóa Kim 4

– Giờ Bính Ngọ đến giờ Tân Hợi ==> Bính Tân hợp hóa Thủy 1

5)- Ngày Mậu Quý

– Giờ Nhâm Tý đến giờ Đinh Tị ==> Đinh Nhâm hợp hóa Mộc 3

– Giờ Mậu Ngọ đến giờ Quý Hợi ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

————-

Nhất dương lai phục Mộc, Hỏa dụng nhi Thủy tàng

Nhất âm như sinh Hỏa, Thổ thịnh nhi Kim phục

Lại nói:

“Thể” chính của Dần Ngọ Tuất là Hỏa

Dần Mão Thìn là chính Phương của Hỏa

Mối quan hệ giữa cái Thể và chính phương, thông qua Ngũ hành hình thành Cô Quả

Cho nên tiên nhân nói:

Kiếp sát tại Mệnh tính tất cô

————-

Tý là ngôi nhà của Càn (Càn hộ)

Ngọ là cánh cửa của Khôn (Khôn môn)

Đối với Nhật mà nói, thì Tý là Khôn, Ngọ là Càn, Mão là Ly, Khảm là Dậu

Đối với Nguyệt mà nói, thì Tý là “khuyết”, Ngọ là Vọng, Mão là Thượng huyền, Dậu là Hạ huyền

Mỗi tháng, vào buổi sáng ngày Sóc, được biểu thị bằng quẻ Độn, buổi chiều được biểu thị bằng quẻ Mông

Sang ngày thứ 2, buổi sáng được biểu thị bằng quẻ Nhu, buổi chiều dùng quẻ Tụng để biểu thị

Sang ngày thứ 3, buổi sáng thì dùng quẻ Sư, buổi chiều thì theo quẻ Tỷ

… v.v …

Cho đến quẻ thứ 60 thì hết một tháng, mỗi ngày 02 quẻ, buổi sáng và buổi chiều trong một ngày có sự hỗ trợ, nâng đỡ cho nhau, nhưng đồng thời cũng có sự tương phản nhau. Dương động thì âm tĩnh, một cương một nhu, một Khí một Thần, một Mệnh một Tính, một biểu một lý, một tiến một thoái, âm khí lưu hành thì là dương, khi dương ngưng tụ thì là âm, .v.v …

Tháng qua đi rồi lặp lại, mỗi ngày sáng tiến chiều thoái, tạo nên một chu kỳ,… cho nên, tiền nhân dùng 2 sao để quan sát quỹ đạo của 5 chòm sao, hình thành khái niệm phương vị (Giáp Ất hay Bính Đinh, …), và hình thành lịch pháp.

————-

Lịch Thái dương:

– Ngày Giáp Kỷ = 7 hóa 9 tại Mộc, 8 hóa 6 tại Hỏa

– Ngày Ất Canh = 7 hóa 9 tại Thổ, 8 hóa 6 tại Kim

– Ngày Bính Tân = 7 hóa 9 tại Thủy, 8 hóa 6 tại Mộc

– Ngày Đinh Nhâm = 7 hóa 9 tại Hỏa, 8 hóa 6 tại Thổ

– Ngày Mậu Quý = 7 hóa 9 tại Kim, 8 hóa 6 tại Thủy

Lịch Thái âm:

————-

Trời biến Đất hóa

Dương biến Âm hóa

“Thể” biến tại 7 – 8

“Hình” hóa tại 9 – 6

————-

Gấu dựng chủ đề “Nguyên lý hình thành”, chi bằng ta dùng “lời” theo lệ của Đất Trời xem sao?

Nam Bắc tác lưỡng nghi (Năm Bắc khơi ý chỉ Phương)

Tý Ngọ thành âm dương (Tý Ngọ khơi ý chỉ Vị)

Đông Tây tác Tứ tượng

Mão Dậu thành bốn mùa

————-

“Thể”, tiên thiên hàm Khoa, hậu thiên hàm Quyền

“Hình”, tiên thiên hàm Lộc, hậu thiên hàm Kị

————-

Dụng Tượng chẳng rõ hết được Lý

Dụng Số thường không được rõ ràng

Cho nên, Khaitri cứ dần dần sẽ nắm bắt được tinh thần của cổ nhân

————-

Sinh ở nơi Tử, mà thoát ở nơi Vượng

Người được “thời”, thì có thể phát triển nhảy vọt

Người không “đắc địa”, thì khó mà thăng chức

Cho nên:

– Đắc địa mà thất thời …

– Đắc thời mà thất địa …

————-

Mậu chủ về “thể” (Thìn Tuất), mà “thể” hợp với cái cuối (can Quý)

Kỷ chủ về “hình” (Sửu Mùi), mà “hình” lại hợp với cái đầu (can Giáp)

Xuân Hạ theo nội “thể”

Thu Đông đương ngoại “dụng”

————-

Gloria, on 30/08/2012 – 11:10, said:

Thưa cụ, cháu xin phép hỏi.

Bản chất vấn đề của kỹ thuật này là nạp ngũ hành cho Âm Dương, nhưng thực sự làm sao ta sử dụng được cho luận đoán? Cụ thể hơn, cụ sử dụng để nạp cho nửa đầu và cuối của Ngày hay của Tháng hay của Năm…?

Bởi vì về bản chất thì ta có thể thực hiện với mọi miền (ở đây là miền Âm Dương), với mọi trụ (ở đây cụ dùng với trụ ngày).

Vậy thì, ngũ hành nhận được (ví dụ Ngày Giáp – Kỷ, Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5) thì có tác dụng như thế nào trong luận đoán?

Ví dụ, người sinh ngày giáp, thì Thái Cực tại Dần (MỘC), Thái Dương tại Thân (KIM), Thái Âm tại trung cung Thìn Tuất (THỔ). Người sinh vào ban ngày thì ăn mạnh vào sao Dương, và hành Kim sẽ vượng?

Có phải đến lúc đó, cụ nạp lục thân vào trong lá số tử vi, sau đó xem tương tác với Thái Âm và Thái Dương?

Chào Gloria

Nội dung vấn đề Gloria hỏi, để nắm bắt được mà không bị nhầm khi ứng dụng, phải viết ra tương đối dài, nó cũng là một phần “chìa khóa” của Kỳ Môn Độn Giáp.

Cơ sở của nội dung này, cần phải nắm bắt được các thuyết sau:

– Nơi Nguyệt quy về (gọi là Nhà)

– Nơi Nguyệt ẩn dấu

– Nơi Nguyệt u ám ngưng trệ

– Nơi Nguyệt khơi thông (phản địa)

– Hoa Giáp phối Hào

– Lôi Phong tương bác – Một Bốn hào biến

– Thủy Hỏa tương sạ – Hai Năm hào biến

– Sơn Trạch thông khí – Ba Sáu hào biến

– Hào Thần

… v . v …

Thông qua người quen gia đình của Gloria, khi có cơ hội, Tôi sẽ chuyển ít tài liệu mà Tôi soạn để Gloria đọc tham khảo thêm. (coi như không có câu này – đừng nóng ruột – dục tốc bất đạt)

————-

Gấu trắng thân mến

Gấu đã tìm hiểu nguyên nhân tại sao tiền nhân lại phân số giờ một ngày thành 100 khắc không? (giờ chính Tý ứng với 96 khắc)

Dịch – Hệ từ thượng viết:

Số cọng cỏ thi ứng với hai thiên trong Kinh là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật [ 二 篇 之 策,萬 有 一 千 五 百 二 十, 當 萬 物 之 數 也]

– Khi ta lấy số 11520 đối ứng với 12 cung, thì được số 960, số này tương đương với số khắc của 10 ngày (hào 5 quẻ Khôn được số 96)

– 64 quẻ 384 hào, mỗi hào một lần biến hóa, thì số lần của biến hóa là 768 = 384 x 2

– Thái dương 9 – Thiếu dương 7 – Thiếu âm 8 – Thái âm 6

Thái dương = 192 x 9 x 4 = 6912

Thái âm = 192 x 6 x 4 = 4608

Thiếu dương = 192 x 7 x 4 = 5376

Thiếu âm = 192 x 8 x 4 = 6144

– Thái dương + Thiếu dương = 7 + 9 = 16 = 6912 + 5374 = 12288, mối quan hệ giữa 16 và 12288 được số

12288 / 16 = 768

– Thái âm + Thiếu âm = 6 + 8 = 14 = 4608 + 6144 = 10752, mối quan hệ giữa 14 và 10752 cũng được số

10752 / 14 = 768

Số 768 kể ra cũng có vẻ đặc biệt khi kết hợp với 16 Dương (12288) hay khi kết hợp với 14 Âm (10752)

Lại nói, số sinh ra vạn vật là 11520 = 6912 + 4608 = 5376 + 6144 khi đối ứng với 384 hào, thì được số

11520 / 384 = 30, không biết số 30 này cho ta biết về điều gì đây?

Theo Lịch Thái âm, nói 14 sao, mỗi sao ứng với số 768 (Lịch Thái dương nói 16 sao) xét cũng thấy lạ !

Gấu đọc thêm cho vui cửa vui nhà

————-

Kiến thức của Tôi về toán, không thể bàn được cùng Gấu, nhưng cổ nhân, người đi trước có nói, nay kể lại để Gấu xem có khai thác thêm được gì không?

Ta phân số của Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm làm 3

– Thiếu dương = 5376 / 3 (Tý Sửu Dần) = 1792

– Thái dương = 6912 / 3 (Mão Thìn Tị) = 2304

– Thiếu âm = 6144 / 3 (Ngọ Mùi Thân) = 2048

– Thái âm = 4608 / 3 (Dậu Tuất Hợi) = 1536

Tiếp theo, ta tổ hợp “thể” chính của Hỏa và Thủy như sau:

– Hỏa = Dần + Ngọ + Tuất = 1792 + 2048 + 1536 = 5376 ==> đây chính là số của Thiếu dương

– Thủy = Thân + Tý + Thìn = 2048 + 1792 + 2304 = 6144 ==> đây chính là số của Thiếu âm

Cho nên, nói 8 sao thì được số của Thiếu âm 6144 (8 x 768), nói 6 sao thì được số của Thái âm 4608 (6 x 768)

————-

Ngày mồng 1 tết ứng với cặp can chi Quý Mùi, vào giờ Mão thì ngày 1 tết ứng quẻ Phục. Năm 2011, quẻ Phục đã cho ta biết được cái Lý của Đất. Như vậy, năm 2012 thì quẻ Phục cho ta biết cái Lý của Người, đó là sự trở về, một sự hồi sinh mới. Năm 2013 thì quẻ Phục nói cho ta biết khuôn mẫu về sự vận hành của tự nhiên.

Tính toán đã lâu rồi, nay mới thấy quẻ Phục ứng cho ngày Quý Mùi, lại là ngày khởi cho 1 năm mới:

……….Năm……….Tháng……….Ngày… …….Giờ

……Nhâm Thìn….Nhâm Dần.. ..Quý Mùi…..Ất Mão

……..Quải…………Thái………..Phục……….Tụy

Như vậy, từ ngày 2 tết cho đến ngày 11 tết, được quy định thuộc Tuần thủ Giáp Thân. Tuần thủ Giáp Thân lại không được nạp Mệnh Kim, tại sao cổ nhân lại định lệ như vậy đối với 60 hoa Giáp? Vậy thì những người thuộc Kim mệnh, thì từ ngày 2 tết đến ngày 11 tết có biến cố gì không?

Từ năm 2004 đến 2013, chẳng nhẽ sinh ra trong trời đất này, lại không có Mệnh Kim? Từ năm 2014 đến năm 2023, cũng không tồn tại Mệnh Thủy? Tại sao cổ nhân quy định như vậy?

Kể cũng lạ thật !

————-

Anh033 nói thật chí lý !

Nói rằng Thổ sinh Kim, nếu không có Kim để chứa cái sinh của Thổ, thì Thổ sinh vào đâu đây? Cũng như không có Thủy thì Kim bí bức chẳng thể sinh. Có thể tiền nhân gọi hiện tượng này là cô dương quả âm chăng?

– Giáp Tý – Giáp Ngọ: 4 – 2 – 3 – 5 – 4 (đầu cuối đều là Kim mà khuyết Thủy 1)

– Giáp Tuất – Giáp Thìn: 2 – 1 – 5 – 4 – 3

– Giáp Dần – Giáp Thân: 1 – 5 – 2 – 3 – 1 (đầu và cuối đều là Thủy mà khuyết Kim 4)

Dịch – Hệ từ viết: “Ngôn hồ Cấn” (thanh âm theo Cấn). Thứ tự của can Bính là số 3, Bính phối Cấn, Dịch là nghịch số, nghịch tượng của Cấn là Chấn, theo đó Chấn mang số 3 vậy.

————-

Đã lâu không thấy Minh An gửi bài viết, nay đọc bài viết này của Minh An thấy nghĩa thật sâu sắc.

Đúng như Sách đã viết: 動已往靜將來 = Động dĩ vãng, tĩnh tương lai.

HaUyen

————-

Cung Mệnh ngộ Tuyệt (Mệnh mộc thì cung Thân ngộ Tuyệt).

Trước đây, khi hệ thống mạng còn chưa được phổ cập như ngày nay, Tôi gặp một số trường hợp bạn bè cùng công tác, có nhờ xem số Tử vi cho con (cháu), Tôi hỏi luôn rằng: “Có phải hỏi về chuyện sinh đẻ không?”, thì đều nhận được câu trả lời “Sao anh lại biết tôi muốn hỏi cho cháu nó như vậy?”.

Nay, gặp số Tử vi của người em trai bạn HuongNguyen, cũng thấy cung Mệnh ngộ Tuyệt.

Xin chia xẻ cùng bạn

————-

Trường hợp này, tôi trả lời như sau:

– Ngày cuối tháng 30/06 âm, bệnh tiến triển như đến hồi kết, nhưng rồi lại vượt qua được (Kim cục hội giao với Mộc cục tại cung Hợi, Thân Hợi hại – Kiếp Kị Hỏa Linh Kình Hình)

– Kỳ hạn theo đến ngày 19/08 âm, là ngày Thủy cục giao hội với Mộc tại cung Tuất, Mộc cục không còn nguồn dưỡng, e rằng khó qua, khởi đi giờ Mão (phế)

————-

Chào Quangdct

Từ lá số Tử vi này, kết hợp với tuổi người Cha là Canh Dần, thì cái cần phải Giải trước là Tim và thần kinh Tim có vấn đề thuộc tiên thiên, hậu quả này ảnh hưởng đến hậu thiên cái Ách, đó là Phổi. Tại sao nói vậy? Đáp: đó là vì số 6 chứa Ngọ Thân vậy !

– Số 2 chứa Tý Dần

– Số 4 chứa Thìn Tuất (Hà Khôi – Thiên cương)

– Số 6 chứa Ngọ Thân

Đông Y thường gọi là Tâm Phế mãn !

————-

Cảm ơn Quangdct đã hồi âm và xác nhận. Tôi theo trường phái gọi tên là Giải Ách, đó là vì quan niệm bệnh thì có thể chữa được, còn tật (câm, điếc, dị tật bẩm sinh …) thì phải chịu suốt cuộc đời. Cho đến giai đoạn hiện nay, những tiến bộ của khoa học Tây Y cũng chưa có được câu trả lời về tật.

Chắc là Quangdct có nghe nói đến nhà khí công Nghiêm Tân (Trung quốc), khi sinh thời rất nhiều bệnh từ tiên thiên đến hậu thiên. Nhưng, khi được chỉ dạy đúng phương pháp điều chỉnh Huyệt đạo của Khí Công, đã khỏi bệnh và lại mang đến giá trị hữu ích, chữa được nhiều bệnh cho mọi người. Cho nên, Tôi nghĩ những dấu hiệu lâm sàng từ Quangdct nói, chúng ta vẫn có thể cải thiện được.

Tiêu chí chủ đề mở ra có ý bàn về sinh – tử, cho nên nói về Khí Công, ta bàn sau.

————-

Bạn và Tôi bình đẳng với nhau khi tham gia sinh hoạt trên diễn đàn !

Ở đây, khi Tôi dẫn câu nói trên, nhằm khơi ý trước khi nói về Mệnh, đó là nói về sự cân bằng của một lá số vậy.

Bạn có thể nội suy từ hàm nghĩa của câu trích dẫn trên, khi cổ nhân nói: “Dương lấy Âm làm ngẫu, luận về Dương không thể không có Âm. Luận về Âm không hẳn không có Dương” như sau:

“Phu thê là cái gốc của Mệnh, nhìn vào cung Phu Thê thì biết cung Tài”

Bạn chưa cần phải trả lời kết quả khi nghiệm lý theo cách thức này. Nếu bạn thấy “Tử vi học” là cần thiết đối với mình, thì nên suy ngẫm thêm thời gian về một vài cách nói như vậy.

Nguồn gốc của cách nói này, được lấy cơ sở từ câu: “Trời đất định vị trí, Khí của cái cao và cái thấp thông nhau”, ví như Bạn nhận thức cung Phúc là cái thấp ứng với “gốc” chẳng hạn, … cũng từ nguyên lý này (của Dịch) mà Quỷ Cốc Tử nói: “Trong Canh có Ất, trong Khôi phục Tân”, vậy thì ta cũng có thể suy ra với lá số này rằng: trong Mậu phục Quý, … (Tham lang sẽ phục rồi phản)

————-

Về câu mà Quỷ Cốc Tử nói: “Trong Canh có Ất, trong Khôi có Tân”, cũng cần phải có thời gian chiêm nghiệm, ở đây Tôi đang nói với Dhxd trong khái niệm “nội suy”, nghĩa là đi tìm sự cân bằng của cuộc sống khi lá số Tử vi ứng với bản thân mình, cung cấp cho ta một số thông tin …

Khi ta nội suy nói “Trong Mậu có Quý …”, Tham lang phản rồi phục, thì chữ “phản” là để chỉ về Xung, chữ “phục” là để chỉ về “Yểm”

Xung và Yểm là hai khái niệm, có thể là Tuế xung hay Tuế yểm, có thể là Nguyệt xung hay Nguyệt yểm,… hai khái niệm này cũng cần phải có thời gian, để đưa ra nội dung được hàm nghĩa, những nguyên tắc, những định lệ, … đối với hai chữ Xung và Yểm này

Khi Tham lang mang tính “xung” trước “yểm” sau, cư cung Tuất ngộ lưu Tuế phá, cư cung Phụ mẫu ngộ lưu Đà, tới đây Bạn có thể tự mình giải nghĩa được (“xung” là chỉ về cung Tuất, “yểm” là để chỉ về cung Phụ mẫu – Phụ mẫu cư Tuất – “xung” là chỉ bố mẹ bị động mà chưa rõ nguyên nhân (đà), còn khi nói “yểm” trước “xung” sau thì có nghĩa mang tính tất yếu)

————-

Chào dhxd

Từ cách nói này, Tôi có thể nội suy tới vòng Thái tuế và vòng Bác sĩ, Bạn giúp Tôi xem là đúng hay sai?

– Vòng Thái tuế nội suy

“Điêu khách là cái gốc của Bạch hổ, nhìn Bạch hổ thì biết Tuế phá”

“Tang môn là gốc của Thái tuế, nhìn Tang môn thì biết Quan phù”

Hoặc là:

“Tang môn là gốc của Quan phù, nhìn Quan phù thì biết Tuế phá”

“Điêu khách là gốc của Thái tuế, nhìn Điêu khách thì biết Bạch hổ”

Vòng Bác sĩ thì Bạn có thể làm một ví dụ, tự nội suy xem có đúng tinh thần mà chúng ta đang nói? (Ở đây, chúng ta đang nói tới số “cơ” mà chưa nói tới số “ngẫu”, số “cơ” ứng với số 1, 3, 5, 7, … số “ngẫu” ứng với số 2, 4, 6, … ví dụ ta gọi Thái tuế là 1 là số “cơ”, thì Tang môn là 3, và Quan phù là 5, … khi ta gọi Thiếu dương + Thiên không là 2 là số “ngẫu”, thì Thiếu âm là 4, và Tử phù là 6, … )

Cơ sở của cách nói này liên quan đến chữ “khí” (bài viết trước), đối với Khí thì được phân ra Thiên khí và Địa khí

Chúng ta tạm thời quy ước với nhau:

– Thiên khí đối ứng với Tý Ngọ Mão Dậu

– Địa khí đối ứng với Thìn Tuất Sửu Mùi và Dần Thân Tị Hợi.

Thông qua cách nói này, Bạn có thể nhìn thấy ở đây có một giá trị nào đó, nếu thấy hữu ích thì tham khảo còn vô ích thì bỏ qua.

————-

Tôi chưa hiểu về ý tứ mà chủ đề nêu ra, việc vận dụng khảo cứu chi Năm sinh khi phối ứng với Cửu diệu, để nói về mục đích, hay muốn nói về nguyên lý, hay muốn bàn về ý nghĩa …

Tôi cũng đã đọc một số sách, nhưng không chuyên sâu, ví như:

– 七政四余和紫微斗数有何不同 Thất chính Tứ dư hòa Tử vi đẩu số hữu hà bất đồng

– 北斗七星添油接命法 Bắc đẩu thất tinh thiêm du tiếp mệnh pháp

– 古典占星学 Cổ điển chiêm tinh học.

Theo thời gian, truyện chú thời Hán, sớ nghĩa thời Đường, nghị luận thời Tống, khi ta có thời gian đọc để tham khảo, thì xét thấy mỗi thời có một thay đổi mà tục lệ được phản ánh theo, cho nên thuyết về Cửu diệu tôi nhận thấy cũng còn nhiều phân vân, chưa tìm nắm được ý nghĩa có giá trị thật của nó.

————-

Chào anh PhapVan

Chủ đề này, Tôi nhận thấy cần được quan tâm, nhưng lại thường không được bàn đến nhiều.

Kể 1 là cung Mệnh thuận tới 8 cung thì nhập cư Ách, kể 1 là cung Mệnh nghịch tới 6 cung thì gặp Ách, thuận nghịch vãng lai, phúc đi hoạ đến, tiền mất tật mang, … hàm nghĩa của chữ giải và chữ ách nên được hiểu như thế nào đây? Cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, để có một khung dàn bài khi đọc được liền mạch? Hay đưa ra một loạt lá số Tử vi có bệnh & tật điển hình để khảo rồi quyết cho cái lý là đúng để theo? Hay làm công tác thống kê theo khoa Giải phẫu bệnh học?…. Thật nhiều câu hỏi được đặt ra?

Nên có một khung dàn bài để thấy được ý nghĩa tích cực khi mọi người tham gia. Anh PhapVan có thể phác họa qua những gạch đầu dòng chính, để mọi người cùng theo!

————-

@ Gloria:

Nguyên tắc tính thiên can cho Tiểu hạn Gloria đã biết cách tính chưa?

– Đại Hạn khởi đầu là Kỷ Hợi

– Tiểu hạn khởi đầu là Quý Sửu

– Thái tuế là Tân Dậu

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 15:47, said:

Kính thưa cụ.

Hiện nay, còn Nhân Lộc chưa ứng, vì chắc còn chờ thêm một thời gian ngắn nữa, thưa cụ.

Cụ có thể lấy lá số khác được không, bởi vì rằng hiện nay,

Cảm ơn Gloria đã hồi âm

Lấy lá số khác cũng được, nhưng đây là cách gọi là tốt nhất đối với người có tố chất “ngộ tính” cao, và phân biệt từng bước đâu là man thư, cái nào là không man thư, … đây cũng là thời điểm được cho là nhanh, phù hợp với Mệnh số, lại thêm gạn lọc khơi trong …

Hiện nay Tôi muốn thông qua Địa mệnh, chỉ ra xu hướng những nơi nào, ở chỗ nào, được cho là phù hợp với Thiên Mệnh của Gloria, được như vậy thì Tôi cho rằng Nhân mệnh của Bạn sẽ thuận, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và gia đình, sau đó là cộng đồng xã hội, những thuyết phụ trợ khác thì thời gian còn đủ dài, nghiên cứu sau … cũng có thể sau này Gloria không muốn bàn tới nữa (ví như thuyết Phiêu phiêu)

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 14:38, said:

Kính thưa cụ.

Cho cháu hỏi, cụ có quan tâm tới lý thuyết Phiêu Phiêu, còn gọi là Kỵ Truy Kỵ, Lộc Truy Kỵ, chuyển Kỵ không ạ?

Cháu đang cùng một số cộng sự work một chút về Phiêu Phiêu, nhưng vẫn thực sự chưa nắm được tinh túy của nó. Cụ có đánh giá gì về lý thuyết này không ạ?

Tôi muốn biết trước thông tin về Lộc

– Thiên lộc năm Nhâm 2012 nhập Mệnh

– Địa lộc năm Nhâm Thìn 2012 là can Đinh Thái âm hóa Lộc, ứng cung Thê cư Dậu, Địa lộc can Đinh tại Ách

– Nhân lộc năm Nhâm Thìn 2012 là can Bính Thiên đồng hóa Lộc, ứng cung Quan cư Mão, Nhân lộc can Bính tại Di

Trong tam Lộc của thiên – địa – nhân cho tới thời điểm này đã ứng chưa? Nếu chưa ứng, thì là Thiên lộc Nhâm chưa ứng? hay Địa lộc Đinh chưa ứng? hay Nhân lộc Bính chưa ứng?

Tôi hỏi như vậy là muốn kiểm lại công thức này, trước khi chúng ta bước sang lĩnh vực thuyết Phiêu Phiêu,

Nếu Gloria thấy phiền về thông tin này thì thôi

————-

Sách Tử vi Đẩu số phi tinh – Trần Đoàn thường viết “tại đẩu chủ về … tại số chủ về …”

Ví dụ như sao Vũ khúc, sách viết: “Vũ khúc thuộc Kim, tại Đẩu chủ về Thọ, tại Số chủ về Tài”

Như vậy, Gloria nên tìm hiểu hàm nghĩa của:

– Tên sách có chữ Phi tinh được hiểu như thế nào? Thứ tự phối Phi tinh và Chính tinh là có khác nhau?

– Tại Đẩu có nghĩa là gì? Tại Số có nghĩa là gì?

Phải chăng câu “tại Đẩu chủ về Thọ, tại Số chủ về Tài” có thể được hiểu là “tại Thiên chủ về Thọ, tại Địa chủ về Tài”

Khi xét tới Thiên bàn và Địa bàn của một lá số, thì có thể vẫn xảy ra trường hợp, Vũ khúc tại Địa bàn cư cung Dần, ngộ Liêm Trinh tại Thiên bàn cư cung Dần ==> Vũ Khúc và Liêm Trinh đều gặp nhau tại cung Dần

===================

Xác định Địa bàn đối với lá số có giờ sinh là Tý – Ngọ thì như thế nào? (Thân Mệnh đồng cung)

Theo tìm hiểu của Tôi, hiện có hai trường phái dùng cách thức khác nhau:

– Trường phái thứ nhất lấy cung Phu thê để lập Cục

– Trường phái thứ hai thì lấy cung Phúc đức để lập Cục

Thực tế kiểm nghiệm của cá nhân Tôi, theo cách thức như sau:

– Dương nam Âm nữ thì lấy cung Phúc đức để lập Cục,

– Âm nam Dương nữ thì lấy cung Phu thê để lập Cục

Gloria sinh giờ Tý, số có Thân Mệnh đồng cung, nên kiểm thêm độ tin cậy của thông tin như thế nào, khi lập Địa bàn cho lá số của bản thân. (trường hợp năm tháng ngày giờ sinh của Gloria có thể gọi là đặc biệt)

————-

Gloria, on 16/10/2012 – 13:31, said:

Kính thưa cụ

Thưa cụ, cháu mới hiểu được về tại số, và học theo cụ trả lời một chữ Thìn. Tại Đẩu, cháu vẫn đang nghĩ, có phải cụ dùng Mão?

Cách sử dụng thực tiễn thì cháu vẫn còn đang suy ngẫm và nghiệm lý lá số, nhưng nếu dựa vào Vũ Khúc chủ Thọ tại đẩu, chủ tài tại số, thì cháu sợ rằng tại đẩu chủ địa bàn, tại số chủ thiên bàn, vì cháu thấy ai ai nhìn vũ khúc cũng nói là sao tài.

Hoặc có lẽ cháu hiểu sai chỗ nào đấy, rất mong cụ minh giảng.

Sách Phi tinh viết:

Tử vi thuộc thổ, là tôn quân ở trên trời, chủ về nắm giữ những điều quan trọng của tạo hóa. Cai quản ngũ hành, nuôi dưỡng vạn vật. Mệnh con người lấy Tử vi để định số, an các vòng sao.

Tử vi thủ Mệnh là trung đài, trước một vị là thượng đài, sau một vị là hạ đài, cần phải xem cả tam đài có miếu vượng hay không?

Sách viết như vậy, ta nên hiểu “Tam đài” như thế nào?

==============

Thứ tự Phi tinh phối Chính diệu: (theo sách Tử vi Đẩu số phi tinh – Trần Đoàn)

NAM ĐẨU

– Thiên phủ là sao thứ nhất

– Thiên lương là sao thứ hai

– Thiên cơ là sao thứ ba

– Thiên đồng là sao thứ tư

– Thiên tướng là sao thứ năm

– Thất sát là sao thứ sáu

BẮC ĐẨU

– Tham lang là sao thứ nhất

– Cự môn là sao thứ hai

– Lộc tồn là sao thứ ba

– Vũ khúc là sao thứ tư

– Liêm trinh là sao thứ năm

– Vũ khúc là sao thứ sáu

– Phá quân là sao thứ bảy

Không thấy nói gì đến thứ tự của sao Tử vi khi phối với Phi tinh, vì sao lại như vậy? con số 13 chính diệu phối Phi tinh được hiểu như thế nào?

————-

Gloria, on 16/10/2012 – 14:05, said:

Thưa cụ, có phải cháu hiểu, đó là xem vị trí xuất thân, biến động của gia đình anh em đương sự, có đúng không ạ?

Nên xét tới đối cung và xung cung, hàm nghĩa của Sao có khác nhau,

Ví như Mệnh cư Hợi, thì “đối cung” là Tham lang đối cung với Thiên tướng + Liêm trinh, còn “xung cung” là Cự môn xung cung với Thái dương (Cục định sinh Nhật nghịch bố tử, đối cung Thiên phủ thuận lưu hành. Vi hữu Dần Thân đồng nhất vị, kỳ dư Sửu Mão hỗ an tinh)

————-

Tạo hóa cho con người ta sinh Mệnh, khi phân 60 mệnh nạp âm, ứng với ngũ hành của Mệnh theo Thiên – Địa – Nhân như thế này là được rồi, phù hợp với nguyên tắc của phép hội Sao.

————-

Điều này là cần thiết, Tôi nghĩ nên như vậy !

Tiêu chí topic nói “phi tinh” và “tứ hóa” (Mạn đàm về TV ĐS phi tinh và Phi Yến Quỳnh Lâm), mối quan hệ giữa Cửu cung phi tinh và Tử vi, ta nên khảo cứu sau.

Cổ nhân nói “Vô vận bất năng tự tạo”, con người ta sinh ra có vận, vận có thuận nghịch, khởi điểm tính thuận nghịch được xét bắt đầu từ cung Mệnh, nên từ cung Mệnh để xét tới đối cung hay để xét tới xung cung. Giả như Mệnh lập tại Hợi, là cung Tứ sinh, cung Phụ mẫu đối cung Huynh đệ, ví dụ ở đây có thể xét tới tình trạng dưỡng dục (tuổi Tân thì Hợi lập Mộc cục, dưỡng cư Tuất, Mộc dục cư Tý = dưỡng dục – dục của Mộc sẽ khác với Thổ dục, Kim dục, Thủy dục, Hỏa dục)

Tỵ Hợi được cho là Thiên môn và Địa môn, khi Cự môn nhập Thiên môn (cung Hợi) được cho là chỗ cung vượng (theo Thiệu Khang Tiết), tuổi Tân nên Thanh long động tại cung Hợi, được cho là Mệnh hợp cách thăng quan phát tài. Năm Quý thì Cự môn ngộ Đà la, là năm mà Cự môn hóa thành “ám” được gọi là “cửa đóng” (kiểm thêm ngày Quý?), lại thêm năm Quý xét tới xung cung Nô và Huynh chứa Phục bình + Tướng quân, được gọi là “phá đối hạ cục”… khi ta trọng năm Quý cưỡng không hóa “ám” cho Cự , vì Cự hóa Quyền năm Quý, tới năm Giáp lại gặp ngay phải cách “Mão đầu đới tiễn”, thì sẽ xảy ra tình trạng được cho là phá cục, … đại khái như vậy, ta nên tập trung vào mệnh bàn 12 cung trước, đối với Cửu cung phi tinh phối Tử vi nên khảo cứu sau (vì đó là mối quan hệ giữa Tử vi liên quan tới Kỳ môn và Phong thủy)

Giloria là cách Thân Mệnh đồng cung, còn Ngô Bảo Châu thì Thân cư Phúc đức, tuổi Nhâm có Lộc tồn ngộ Cự môn, thường biến cách nhân sư, nhưng Gloria được cách Trường sinh ngộ Thanh long còn Ngô Bảo Châu thì không được như vậy. (Theo “Tử vi Đẩu số – Thiệu Khang Tiết” thì Trường sinh ngộ Thanh long gọi là cách đặc biệt)

————-

– Cách đọc sách Thứ nhất nhận thấy: Trong sách “Tử vi Đẩu số”, tập 1-2-3, 03 tập đầu này do Bắc phái trấn thủ, tập 4-5-6-7 do Nam phái trấn thủ, tại 03 tập đầu quyển 2 có nói tới phép “tam tam”, có nghĩa là căn cứ vào ngày sinh, phối hợp với Cục số, kết hợp với Hóa Lộc “gốc” của Thiên mệnh, để tính Địa lộc.

– Cách đọc sách thứ hai nhận thấy: Trong sách Quả Lão tinh tông – Quyển thượng, có trình bày về nguyên tắc tính Thiên nguyên lộc, Địa nguyên lộc, Nhân nguyên lộc

Cả hai cách thức này, khi trải qua thực nghiệm với một số người sống gần 12 ~ 15 năm, lao động ở môi trường nghề nghiệp khác nhau, … đúc kết thống kê lại, để làm rõ mối quan hệ của Thiên mệnh Hóa Lộc “gốc” với cung Thân (mệnh), xác định Địa lộc một cách chính xác.

Khi Tôi hỏi Gloria, là để kiểm lại cả hai cách thức mà sách đã viết, là đúc kết cá nhân, không có giá trị phổ biến.

Mr.Anh nên theo những gì sách Tử vi đã được phổ cập sử dụng trong nhiều năm qua, khi nào sách biên dịch in ra phổ biến về Địa lộc và Nhân lộc, thì chiêm nghiêm sau, nên như vậy.

————-

Không thấy Gloria hỏi, đến hôm nay anh Vuivui lên tiếng

Tuổi Tân can Ất nhập cung Mùi, thiên có thời địa có lợi, Cơ hóa Lộc cả tài thiên và tài địa, lại nói đối với 5 cục thì không bao giờ ngày 23 có Tử vi đóng tại Mùi, nên nói lưỡng Long ngoại củng nhập Mệnh, nói động là động về tài lực

Đây nói theo Phi Yến Quỳnh Lâm, muốn cùng Gloria so sánh cung Mệnh với Ngô Bảo Châu, thiên mệnh giống nhau đều là Cự môn, nhưng có sự khác nhau, đó là Địa mệnh của Ngô Bảo Châu là Tham Liêm

Cảm ơn anh Vuivui

————-

Một người có Mệnh cư Ngọ, thiên can nhập cung Mệnh là can Canh, đương số tuổi Sửu nên thiên can Tiểu hạn là can Ất. Khi thiên can của Đại hạn và Tiểu hạn Ất Canh tương hợp, sách viết: “Đại vô bất chu, Tiểu vô bất cụ, Ngũ tinh tòng Nhật lãnh tụ chi thần cách”

Khi thiên can của Đại hạn và thiên can của Tiểu hạn tương hợp, Cổ nhân cho rằng cũng là một trong những căn cứ để xếp vào loại Mệnh tốt (đại quý)

————-

Vâng, anh Vuivui

Như anh nói: “hai cách luận giải khác nhau, có thể có chung một kết quả”. Ở đây, khi nói về lá số phân trục làm hai – với hai lá số này, Tôi nhận thấy có điểm tương đồng giống nhau, đó là giống nhau về “Thiên thủ và Thiên vỹ”,

– Tuổi Tân Văn xương hóa Kị tại cung Thê, nên Thiên thủ tại Tuất

– Tuổi Nhâm Vũ khúc hóa Kị tại cung Nô, nên Thiên thủ tại Thìn

Trục phân đôi của 2 lá số đều là Thìn Tuất, khi theo theo phép “ngũ ngũ trung phân”, thì 5 cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão hàm chứa cung Mệnh – thiên theo cánh tả, còn 5 cung Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tị thì thiên về cánh hữu. Như vậy cả hai lá số có dấu hiệu theo cánh tả, mà đặc trưng của phái theo cách tả thì anh Vuivui đã biết, chỉ khác nhau là điểm khởi đầu, đối với Gloria thì điểm khởi đầu của Thiên xuất phát từ cung Huynh kết thúc ở Nô, còn đối với Ngô Bảo Châu thì điểm khởi đầu của Thiên là cung Nô và kết thúc ở cung Huynh.

Anh Vuivui đã luận giải những hàm nghĩa thâm sâu của 2 lá số, nhưng riêng đối với Ngô Bảo Châu thì Tôi có chiều hướng nhìn nhận khác đôi phần, Tôi không theo hàm nghĩa của Thiên lương như Anh nói, mà cho rằng, tâm địa sâu thẳm của Tham Liêm cư Địa mệnh, nội hàm của nó sẽ ngấm ngầm tác họa trong đại vận tới đối với đồng nghiệp, có thể dẫn tới danh tiếng bị ảnh hưởng. Có thể nhận định này của Tôi mang tính chủ quan, … khi Tôi kiểm thêm “dư khí” của Lộc tồn theo can Năm của 2 lá số, thì “dư khí” Lộc tồn của can Nhâm Tý mang lại nhiều sự bất lợi cho Nhân bàn của NBC, thực tâm Tôi không muốn nói ra trên diễn đàn những hàm ý này, nhưng vì tính học thuật, mong được Anh và bạn đọc thông cảm cho.

————-

Năm 1981 – Tân Dậu (xác định Địa thường chính nguyệt – cách thứ nhất)

– Tháng Tám – Dậu = hào Thượng quẻ Ly + hào Sơ quẻ Đoài

– Tháng Chín – Tuất = hào Nhị quẻ Đoài + hào Tam quẻ Đoài

– Tháng Mười – Hợi = hào Tứ quẻ Đoài + hào Ngũ quẻ Đoài

===============

– Ngày mồng 1 tháng 10 âm lịch năm Tân Dậu (28/10/1981) => hào Thượng quẻ Khôn

…, …, …,

– Ngày 23 tháng 10 âm lịch (19/11 DL) => hào Tứ quẻ Phệ hạp – hào Tứ nạp can Kỷ

– Năm Tân, can Kỷ nhập cung Mệnh – Địa mệnh đắc chính.

————-

Gloria, on 20/10/2012 – 19:05, said:

Câu hỏi cho mọi người: Lý thuyết trục trong TVĐSPT và trục trong ĐA có trùng nhau hay không?

Có liên hệ gì giữa các trục này và ba trục thiên địa nhân sát trong tử vi nam phái?

Gloria có tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao Quân tử luôn luôn được ở trong, Tiểu nhân luôn phải ở ngoài không? Phải có thời của Tiểu nhân đoạt ngôi, mà Quân tử bị thất thế phải đi ra ngoài !”

Nguyên tắc “Thiên chính Địa thường” định lệ = ghi năm bắt đầu từ Tý, ghi tháng bắt đầu từ Dần

Để trả lời câu hỏi mà Gloria, thì có thể thiết lập lá số Tử vi theo nguyên tắc ngược lại, có nghĩa là ghi năm bắt đầu từ Ngọ, ghi tháng bắt đầu từ Thân.

Định lệ Kê – Mã – Trư – Long – Ngưu – Hổ, nay đổi lại thành Thố – Thử – Xà – Cẩu – Dương – Hầu (Mão – Tý – Tị – Tuất – Mùi – Thân)

Định cục theo chiều ngược kim đồng hồ, tất cả vẫn giữ nguyên, ví dụ tuổi Tân mệnh cư Hợi, thì Ngọ Mùi là Thổ cục, Tị Thìn là Tam cục, Dần Mão là Nhị cục, Tý Sửu là Kim cục, Tuất Hợi là Hỏa cục… sau đó an sao Tử vi, Mệnh cư Hợi thuộc Hỏa cục, ngày 23 thì Tử vi cư Thìn, có Thiên đồng nhập cung Mệnh, …

Giả như ta nói, Bắc bán cầu là Cự môn, Nam bán cầu là Thiên đồng có được không? Trục Tị Hợi có phải là trục phân âm dương không? Nếu không phải thì gọi trục Tị Hợi là trục gì? …

Tiêu chí của topic là Mạn đàm … nên tôi đề xuất thêm một hướng, để truy tìm câu trả lời

Gloria có thể làm thử xem sao, rồi chúng ta đưa ra câu trả lời mà Gloria đã hỏi

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 04:17, said:

Cháu đang sợ rằng cách cháu tính Cục là sai, vì nếu mệnh an tại Dần và Mão thì sẽ không ra kết quả khớp với cụ. Có thể là có gõ nhầm.

Đúng là Tôi gõ sai, (khởi từ Mùi 5, Ngọ 5, Tị 3, Thìn 3, Mão 2, Dần 2, Sửu 4 Tý 4, Hợi 6, Tuất 6, Dậu 3 Thân 3).

Người ở Bắc bán cầu và người ở Nam bán cầu, cùng năm tháng ngày giờ, cùng giới tính, chắc là phải khác nhau từ lập số cho đến luận giải số, nhận định này Tôi cũng sai, …. thôi, cho qua và không bàn tới nội dung này nữa.

Nhưng, Tôi vẫn nghĩ nhiều tới nguyên tắc: Trời có âm dương – Đất có cương nhu – Người có nhân nghĩa. Ví dụ như nói về Mệnh thuộc Kim

– Trời = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ, thủy thổ tương khắc

– Đất = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, dần mão thuộc mộc, thân dậu thuộc kim, Kim Mộc tương khắc

– Người = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = thìn tị trong bát quái ứng với Tốn, tuất hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả 2 có sự khác nhau.

Lại thêm dụ ý:

Thiên địa khai minh

Thủy Thân Mộc Hợi

Sơn Trạch thông khí

Mộc Dần Kim Dậu

————-

Tiết nhập chịu Biến, Khí nhập chịu Hóa

Nguyệt lệnh dụng phân: nội khí – ngoại tiết. Từ đây mà chính nguyệt được xác định theo nguyên tắc Thiên chính Địa thường

Khi chính nguyệt trở thành nguyên tắc lập Thân an Mệnh trong Tử vi, phải xác định rõ ngày mồng 1 của mỗi tháng trong năm, đó là ngày mồng 1 ngồi hào mấy thuộc quẻ nào, hào thuộc quẻ nào làm chủ thống suất. Đọc sách thấy nói như vậy

————-

Hiện nay Tôi muốn thông qua Địa mệnh,

Nam Đẩu hội tụ với Đế thiên tại phương Khôn, được gọi là “Đới Thiên phúc Địa”, người sinh ra vào đêm, cần xác định rõ phương vị của mặt Trăng mọc, nay mặt Trăng ở nơi hữu triền, được gọi là “hướng minh”. Gọi là “hướng minh”, có nghĩa là ở nơi sáng vẫn hướng tới nơi chỗ sáng hơn, cũng như ở nơi tối mà hướng tới nơi sáng vậy, chẳng thể ở nơi sáng mà nhìn vào nơi u tối,…

Mệnh được định cách “Đới Thiên Phúc Địa”, cho nên khi điều kiện cho phép, nên quan tâm tới Địa mệnh !

Lại nói:

Người Sinh sau Hạ chí tới trước Đông chí, mặt Trời được tính bắt đầu ở 1 độ chòm sao Tỉnh, còn đối với người sinh sau Đông chi cho tới trước Hạ chí, mặt Trời được tính ở 6 độ chòm sao Cơ, …

Vậy, hỏi rằng, Tại sao “Xuất Dần nhập Thân” thì được gọi là Quân tử thời đang thịnh trị? Xuất Thái nhập Bĩ sao?

Nay,

Gặp người ở thời “Thủ vỹ hoành thiên” (trục Thìn Tuất), Mệnh cư Hợi được định cách “Đới thiên Phúc địa”, … và như vậy cung Thân (mệnh) được xác định theo phương vị của Địa hộ, … Mệnh cư Hợi, nơi giao giới âm dương, có thể nên bắt đầu từ “Xuất Khôn nhập Càn” vậy !

==========

Bài tập: nên tìm tư liệu đọc trước, tìm hiểu về chữ “Bích” khi nói tới “Nguyệt bích”, đó là mối quan hệ giữa 12 tháng với sao Bích, được gọi là Nguyệt Bích, cung Hợi nằm ở trên Thiên môn, định lệ hàm chứa hai tú: Thất và Bích

————-

bạn đọc sách, chịu khó suy nghĩ thêm thì sẽ nhận thấy, để Định ngũ cục cho lá số Tử vi, thì định lệ căn cứ vào 5 can dương, mà không căn cứ vào 5 can âm,

Ngài Trần Đoàn nói:

Giáp Kỷ chi niên Bính Dần thủ

Ất Canh chi tuế Mậu Dần đầu

Bính Tân tiện hướng Canh Dần khởi

Đinh Nhâm, Nhâm Dần thuận hành lưu

Duy hữu Mậu Quý hà phương khởi

Giáp Dần chi thượng khứ tầm cầu

Bạn hhb có thấy không, 05 can dương Bính – Mậu – Canh – Nhâm – Giáp phối chi Dần để truy tìm trị số cục và ngũ hành cục, phối ngày sinh để tìm ngôi vị của sao Tử vi

Như vậy, ngài Trần Đoàn dùng 05 can Dương mà không dùng 05 can Âm, vì tháng Giêng là tháng Dần thuộc Dương

Tôi dùng hình tượng này, để nói về tục lệ từ xưa đến nay, vẫn không thay đổi, đó là người nam đón rước người nữ nhập trạch, ví như can Âm theo số hợp với can Dương … vì một lý do nào đó … thì người đàn ông lại có quyền đuổi người vợ ra khỏi nhà … người vợ đành trở về nhà bố mẹ đẻ … hay đi thuê khách sạn ở tạm một thời gian …

————-

Cảm ơn ChiKhanh

Về chữ “gia”, khi bố mẹ chồng đã can thiệp nói thẳng ra như vậy rồi, …

Dương đón Âm nhập “gia” như chồng đón vợ nhập trạch, cũng giống như lập cục cho 10 thiên can để tìm vị trí của sao Tử vi, chỉ căn cứ vào Can dương phối chi Dần, đối với Can âm lập Cục lại phải tùy theo số hợp với can Dương, kể cũng lạ !

————-

Trước đây, cũng đã nói sơ qua với An Khoa về xuất – nhập = hóa đến rồi hóa lại đi

An Khoa tham khảo thêm “Đăng Hạ thuật”, có nói về cái “dụng” của lá số là Cung, cái “thể” là Sao, khi nào thì cái “dụng” xuất ra và khi nào thì cái “dụng” phản ngược, trở thành nhập vào, khi vận dụng quen thì cũng thấy được nhiều giá trị ứng dụng vậy.

————-

Xuất ra, thì hoàn cảnh tạo nên cơ hội cho đương số vượt qua được việc lớn. Nhập vào thì gánh đủ

Cũng như Hóa Khoa khi xuất ra thì ít bị sai lầm, khi Hóa Khoa nhập vào thì lại thường khó gặp cơ hội để lập nên nghiệp lớn

————-

Mạch khí này 2 can phối 2 chi, khí tụ tại Dần, cũng là một chìa khóa mở tam phương Tị Dậu Sửu hội tại cung Dần. Đây là mối quan hệ đồng dạng của 4 sao an theo năm và 4 sao an theo ngày (Kiếp – Phá – Khốc – Hư <==> Thai – Tọa – Quang – Quý.)

————-

Tý Thìn Thân tam phương hội cung Tị ứng Kiếp sát

Sửu Tị Dậu tam phương hội cung Dần ứng Kiếp sát

Dần Ngọ Tuất tam phương hội cung Hợi ứng Kiếp sát

Mão Mùi Hợi tam phương hội cung Thân ứng Kiếp sát.

(Kiếp sát khởi tại cung Tị, vận hành nghịch tại 4 cung Tứ sinh: Tị Dần Hợi Thân an sao Kiếp sát – Kiếp đoạt sinh Vong)

Lại thêm, chúng ta chưa được nhìn các cạnh góc theo lối chụp ảnh nghiệp vụ của CA, cho nên cũng chưa xác định được, khi nhìn phía sau về hình dáng quai hàm có chủ ác tướng hay không.

Xin cảm ơn

————-

Tôi theo thuyết này, và xác nhận Thiên lương một khi đã ra tay, khả năng và thủ đoạn giết người rất tinh vi, 95% thường không ngờ tới. Theo cách nói của ngành CA xếp vào loại “án mờ”. Theo cách nói Ta – Địch, thì Thiên lương hợp cho ngành Tình báo về khả năng nhập vai.

————-

Dẫn thêm một số nguyên tắc cơ bản để có cách ứng xử khi chọn Giờ

先要 :

Tiên yếu :

命宫: 代表先天运势

Mệnh cung: đại biểu tiên thiên vận thế

身宫: 隐含后天的运势

Thân cung: ẩn hàm hậu thiên đích vận thế

古者 :

Cổ giả :

凡看命, 稟天地之氣, 受陰陽之精, 生其身命.

Phàm khán mệnh, bẩm thiên địa chi Khí, thụ Âm Dương chi tinh.

凡人生寓陰宮, 可忌晝生; 生寓陽宮, 可忌夜生; 二位一時

Phàm nhân sinh ngụ âm cung, khả kỵ trú sinh, sinh ngụ dương cung, khả kỵ dạ sinh, nhị vị nhất thì.

自卯至申六時為陽為晝, 自酉至寅六時為陰為夜.

Tự Mão chí Thân lục thì (giờ) vi dương vi trú, tự Dậu chí Dần lục thì (giờ) vi âm vi dạ

————-

Ý kiến của anh TracUyen cũng nên quan tâm, nếu ta coi 18/10/1993 là ngày âm, chuyển đổi sang Dương lịch: 02/12/1993, năm Quý Dậu tháng Quý Hợi ngày Đinh Tỵ

– Tháng Mười: khí và hậu biến hàn, Kim khí vào Bệnh, thế của Thủy tới cực dễ tràn lan mất định hướng, nên Kim có thể bị chìm đắm. Hỏa khí đã tuyệt, nên Thổ khí ngoài thì buốt lạnh đông cứng, nhưng trong lại ấm. Thổ chẳng thể ngăn được Thủy, để Mộc cầu được Hỏa mới thông vậy !!!

————-

Ý của Tôi muốn nói đến mối tương quan đất đứng của cung Mệnh với Cục, khi ta lựa chọn Giờ sinh.

Kẻ sát nhân tuổi Mậu – Quý, định lệ trị số Cục là 4 – 2 – 5 – 6 – 3 – 2, như vậy sự vận hành của Kim cục (Tý Sửu) trước là Thủy cục (Dần Mão), mà sau cũng là Thủy cục (Tuất Hợi).

Và như vậy, tuổi Dậu cưỡi lên Thái tuế, luôn ứng với Mộc cục tại Thân Dậu, ta có thể theo những nguyên tắc này để tham khảo thêm, khi buộc phải chọn Giờ để nghiệm lý cho vui.

————-

Chào Laido

Chắc là Tử vi chưa có định lệ về nhóm Sao nào đặc tả được tình huống: giết người trước, rồi mới cướp của sau. Vì thường là cướp của trước. Chắc tội danh là: “giết người cướp của”, mà không phải là “cướp của giết người”.

Như vậy, giết trước lộc sau, Hình trước hóa Lộc sau, sát trước hóa sau, Kiếp đoạt sinh Vong (Kiếp sát sinh Vong thần) …

Trong một hoàn cảnh nào đó (vòng Lộc tồn), tương ứng với một giai đoạn nào đó (vòng Trường sinh), thì thái độ hành vi ứng xử, ý và chí đương số được bộc lộ ra như thế nào? Những giải pháp đương số sẽ lựa chọn? (vòng Thái tuế)

Kẻ sát nhân tuổi Âm nam, Đại vận được định lệ theo dĩ vãng, cho nên thường đối đầu với vòng Thái tuế theo vị lai.

Theo Laido, thì có nhóm sao nào đặc tả không? Chúng ta nêu ra để có thể học hỏi thêm về số Tử vi

————-

Chào Quangdct

Cặp số 3 – 8 trong Hà đồ, ghép thêm hai chữ Thai – Tọa, trở thành 2 sao trong Tử vi, đó là Tam thai Bát tọa, theo Quangdct thì mang hàm nghĩa gì? Cái lý nói về gì? Vận đã đến, có nên làm hay không nên làm?

Khi nghiên cứu thời gian đủ để rút kinh nghiệm cho cá nhân, thì tôi nhận thấy điều cốt yếu rằng:

– Mối quan hệ giữa Ta và môi trường tự nhiên, được căn cứ theo sự tiêu – tức, thăng – giáng,… của 4 mùa. Quẻ được lập theo quẻ Tiêu Tức, để xác định được sự phù hợp giữa Ta với Môi trường, có nghĩa là xác định cảnh giới, quẻ này cho thấy giới hạn của Ta nên hay không nên. Không nên làm mà cứ cố làm, thì chỉ tổ rước hoạ vào thân. Xác định cảnh giới cho Ta, được căn cứ theo cách lập quẻ tháng biến

– Lý của vạn vật, được căn cứ vào ngày nào là ngày biến. Xác định Lý của vạn vật theo quẻ ngày biến.

– Nghĩa của vạn vật, được căn cứ vào Giờ nào là giờ biến. Xác định Nghĩa của vạn vật theo quẻ giờ biến.

Cho nên, luôn có 3 quẻ mang lại thông tin hữu ích: Lý – Cảnh giới – Nghĩa (tháng – ngày – giờ) đồng hành cùng quẻ Bản Mệnh ! Chỉ dùng duy nhất có một quẻ Bản Mệnh, mà suy nghĩa – lý của nhân mệnh, đó là điều Ta đã gây thêm nghiệp cho đương số, mà lẽ ra không đáng phải gánh chịu !

Chính vì vậy, bàn về Mệnh, cổ nhân lập thuyết không hề đơn giản, sơ sài và hời hợt. Thời gian khảo cứu cũng gọi là tạm đủ để có thể nói như vậy. Thú thực tôi không theo sách đã xuất bản, nói về phương pháp lập quẻ cho cuộc đời của ông Thiệu Vỹ Hoa, sách xuất bản còn thiếu xót rất nhiều kiến thức, khi bàn về Mệnh (xin nhắc lại là khi bàn về Mệnh)

Những nguyên lý này, Tôi đúc kết từ CHU DỊCH CHÚ – DỊCH VĨ THÔNG QUÁI NGHHIỆM của Trịnh Khang Thành chú giải về DỊCH LÂM của Tiêu Diên Thọ và KINH THỊ DỊCH TRUYỆN của Kinh Phòng, đều từ thời nhà Hán.

Đến đời sau Trình Di, Chu Hi, Thiệu Ung vẫn bảo tồn (Hán Tiêu thị di pháp Tống Trình Chu Thiệu tử tuân chi tường tái tam nho lý số tập 漢焦氏遺法宋程朱邵子遵之詳載三儒理數集). Duy có ngài Thiệu Ung đã “di pháp chi tường”, lập thuyết cốt yếu tại THIẾT BẢN THẦN SỐ, cái mà được bộc lộ rõ ràng tại Hoàng Cực Kinh Thế và Mai Hoa Dịch Số.

Quangdct tham khảo thêm

HaUyen

————-

Công tác ngành Ngoại giao, đó là ông Lê Mai thứ trưởng phụ trách khối tư bản, rồi đến anh Khiêm, nay là anh Phạm Bình Minh, khác nhau năm – tháng – ngày – giờ sinh nhưng đều là Thái dương thủ mệnh cư Thìn. Đây là một điều Tôi thấy rất kỳ lạ cho chúng ta khi nghiệm lý !

————-

Chào Thatsat

Bạn biện giải, đưa ra một cách nhìn giống như Cấm Thư trong Tử Cấm thành vậy.

Theo trường phái này, thì Tam – Bát (3 – 8) được cho là cốt yếu (Đế xuất), về hàm nghĩa cũng được lập thuyết riêng cho 4 sao căn cứ vào Ngày sinh (Thai Tọa Quang Quý). Giả như, vận kể năm không thể không xét về trên dưới, Chi làm Can ứng theo Địa kỳ, Can phát dụng nơi Thiên kỳ thì lại ứng làm Chi vậy.

Cũng là một thuyết để tham khảo.

HaUyen

————-

Phải chăng, chữ TRUNG trong cách Thạch trung ẩn ngọc, là một chìa khóa để mở cửa cho sự sự cân bằng giữa Mộc Hỏa và Kim Thủy. Mộc cục sinh Hỏa cục, đó là Mệnh sinh Thân. Kim cục sinh Thủy cục, đó là Quan sinh Tài.

Hàm nghĩa của TRUNG ở nơi đất Vượng là mối lo xảy ra Hối – Lận. Lịch sử cũng đã cho ta thấy cảnh thiết lập Hoàng tử, khi ta chọn nghĩa của Mộc dục là “Đoạt ngôi kháng chính”, mà không theo nghĩa “Bại địa”. Tính khí bẩm sinh đã thiên về Vượng, nay Bại đị̣a cư Di thì nói làm sao trở về đất Vượng được. Từ đây, ta có thể nhìn nhận vai trò của Thái âm ngộ Mộc dục, đã biết kết hợp tiềm lực sức mạnh nội tâm bên trong và sự mềm mỏng bên ngoài. Dẫn tới nhất Thai, nhị Thai, rồi tam Thai hóa thành Tam Môn (Môn đình)

————-

Hàm nghĩa của hai chữ đắc tuần, khi nói “đương số đắc tuần”, cũng là điều khó hiểu.

Âm nam, đại vận theo dĩ vãng, Địa không định lệ an theo dĩ vãng. Như vậy thì Tài trước Mệnh sau, Ta ở sau đã nhìn thấy từ xa những mầm mống vi tế (Thiên không Địạ không), mà tự biết phòng vệ. Những gieo mầm (nhất thai – Cáo Thư Tả Hữu) mà biết ngăn chặn từ xa. Những gieo mầm mà biết khai sáng thành đường lối chính sách lớn (nhị thai – Khôi Việt Tọa Long ). Mệnh cư Thìn, hào Lục trì thế, định tam quang khai thái (tam thai).

Đây thêm vào một cách nói chỉ để tham khảo vậy !

————-

Chào ThienA

Tôi ngờ rằng, câu nói của ThiênA không phải cách thức nghiệm lý về Tử vi !

Bạn có thể chỉ ra những Cách cục nào? những Sao nào mang hàm nghĩa: Cố gắng rất nhiều để lấy được lòng tin của mọi người? (đối với lá số này). Đại vận 43 ~ 52 những Sao nào cần phải “ẩn” để thích nghi với trình tự của Bốn mùa? Đương số có làm được không?

Cảm ơn ThienA

————-

Tôi nói vậy là vì căn cứ theo sách viết: Thập thiên lý, nhị địa tiềm 十 天 履, 二 地 潛

– Chữ lý ở đây là chữ lý tại hào Sơ quẻ Khôn

– Chữ tiềm ở đây là chữ tiềm trong hào Sơ quẻ Càn

Câu trích dẫn này cho ta hiểu về nội dung gì? Đây muốn nói về nội dung của mối quan hệ giữa 10 thiên can và 12 địa chi vậy !

Câu hỏi được nêu ra, tại sao Địa có 12 mà đây chỉ nói có 2 ứng với tiềm? Nói rằng, thiên có 10 lý mà không thể soi tỏ một cách đầy đủ tới địa, cho nên địa vẫn còn 2 để tiềm, để cất dấu, để tiềm ẩn, để tái sinh dung dưỡng cho vạn vật, .v.v…

————-

Về câu này Tôi giải số theo quẻ Tứ trụ ứng với Năm:

– Mệnh Số của CN có nguyên đạo ngồi hào 4 hậu thiên ứng quẻ Bí

– Đối với đương số hành nghề Y thì nguyên đạo ngồi hào 2 hậu thiên biến quẻ Đại hữu.

– Khi Nguyên đạo ngồi hào 4 cư Ngoại quái thì xét từ Cô tới Quả chứa 5 cung, có nghĩa là từ cung Thìn thuận đến cung Thân là 5 cung – Khi Nguyên đạo ngồi hào 2 cư Nội quái thì từ Cô tới Quả chứa 9 cung, có nghĩa là từ cung Thân thuận tới Thìn là 9 cung, thông qua định lệ này nên nói như vậy.

Về lá số này, theo cụ, chủ nhân nên hành xử thế nào để được thuận hơn. Mong cụ cho kiến giải.

Về câu này, tôi đã dùng hình tượng bối cảnh của đường sắt đang theo quy trình quy phạm tại bài viết # 84: đường sắt (đạo) trên toàn lãnh thổ VN có bề rộng ví như 1 mét, nay ý chí Ta muốn nhập khẩu toa tầu có bề rộng 1,2 mét, thì không thể vận hành được, muốn đạt được ý chí đó thì phải thay đổi toàn bộ đường sắt VN với chiều rộng 1,2m thì mới khả dĩ để nói về tốc độ nhanh hơn, hay an toàn hơn, .v.v… dùng hình tượng này dụ ý chỉ về chí lực và vật lực vậy.

Đương số nên hành xử thế nào để được thuận hơn, cũng khó tìm được câu trả lời một cách thỏa đáng trên Diễn đàn, mong An Khoa thông cảm.

————-

NEMCHUA, on 20/02/2012 – 14:58, said:

Khi Ta làm chủ tức có phải Ta khống chế đc Khách?

Ở đây Ta làm chủ có liên quan đến ngũ hành sinh khắc cục Mệnh Di hay chỉ là so sánh độ số hai Cục mệnh di với nhau?

Chúng ta đã biết, cổ nhân dùng cụm từ ngũ hành + trị số cục, ví như Hỏa lục hay Thổ ngũ, … nên Ta vẫn xét đến mối quan hệ sinh khắc Ngũ hành của Mệnh – Di

Ban chú ý đến lịch tháng có ghi: tháng đủ hay tháng thiếu, điều này cho thấy quy luật thời gian đã hé mở cho chúng ta biết một điều, đó là Hỏa Lục Cục khi gặp tháng thiếu có 29 ngày, hoặc sinh tháng Hai có 28 ngày, sách nói về trường hợp này là không đủ số, qua thời gian nghiệm lý Tôi nhận thấy sự ẩn tàng một số quy luật giữa thế giới tự nhiên và Con người rất sâu sắc, ví như với tổ hợp lá số này sinh vào tháng đủ 30 ngày, ngày sinh ở vào Tuần Hạ, mà không phải là Tuần Trung (không vọng) hay Tuần Sơ, tôi luôn coi trọng những tham số ban đầu này.

Hiện tại Tôi suy ngẫm còn chưa thấu đáo, nên chưa thuận để trình bày những kiến giải này trên diễn đàn vậy.

————-

HaUyen, on 20/02/2012 – 10:22, said:

Phải chăng, ý cụ nói về xuất thế của LTCN, mà trong một bài viết của cụ có nói: Cô Thân tại cung Thân hại Thái Dương tại Hợi?

Về câu này Tôi giải số theo quẻ Tứ trụ ứng với Năm:

– Mệnh Số của CN có nguyên đạo ngồi hào 4 hậu thiên ứng quẻ Bí

– Đối với đương số hành nghề Y thì nguyên đạo ngồi hào 2 hậu thiên biến quẻ Đại hữu.

– Khi Nguyên đạo ngồi hào 4 cư Ngoại quái thì xét từ Cô tới Quả chứa 5 cung, có nghĩa là từ cung Thìn thuận đến cung Thân là 5 cung – Khi Nguyên đạo ngồi hào 2 cư Nội quái thì từ Cô tới Quả chứa 9 cung, có nghĩa là từ cung Thân thuận tới Thìn là 9 cung, thông qua định lệ này nên nói như vậy.

Nói thêm:

Khi Nguyên đạo cư Ngoại quái thì nói “xuất ra”, khi Nguyên đạo cư Nội quái thì nói “nhập vào”. Khi xuất ra Cô thần Quả tú thì cái bên ngoài chịu, khi Cô thần Quả tú nhập vào bên trong thì cái bên trong chịu (hàm nghĩa khả năng chịu đựng). Xuất và Nhập là hai trạng thái của con người khi ứng xử đối với những người gần gũi thân cận, cũng như cộng đồng xã hội.

————-

Đây tôi đang giải Mệnh số theo quẻ Tứ trụ, còn khi nói liên quan đến phân chia Chủ – Khách của Tử vi, thì Bạn lưu ý đến trị số cục của Mệnh – Di, tuổi Kỷ mệnh cư Tý là Nhị cục, cung Di là Ngũ cục, căn cứ theo 60 giờ thì chuyển 1 Cục, tương ứng với 5 ngày, theo đó thì Mệnh tương ứng với 10 ngày, Di tương ứng với 25 ngày. Điều này khi Ta làm chủ, Ta tự biết giải số phận của mình, thì Ta sẽ biết giới hạn, biết tiên lương thời gian khi ứng xử hàng ngày vậy.

Đây ta căn cứ vào số ngày tương ứng với trị số cục:

– Nhị cục tương ứng với 1 tuần là 10 ngày

– Tam cục tương ứng 15 ngày

– Tứ cục tương ứng 20 ngày

– Ngũ cục tương ứng 25 ngày

– Lục cục tương ứng 30 (một tháng)

————-

Chiêm Mệnh số quẻ Tứ trụ được ngài Trần Đoàn đặt nền móng xây dưng và lập thuyết. Kết cấu của Mệnh số quẻ Tứ trụ căn cứ vào số thứ tự của 60 Hoa Giáp, kết hợp với tượng của 60 Hoa Giáp, và căn cứ vào số Giờ từ ngày khởi đầu của Tháng cho tới Giờ sinh của vận nhân. Ví như với đương số này, sinh ngày 27 giờ Mùi, số giờ khởi Tháng tới ngày 26 là 12 x 26 = 324 giờ, sau đó hợp với giờ sinh được số 312 + 8 = 320 giờ.

Thứ tự Số và Tượng được thiết lập như sau:

TUẦN GIÁP TÝ:

1-) 1 Giáp Tý – 2 Ất Sửu:

水 旺 金 藏 曰 海 中。 = Thủy vượng Kim tàng viết Hải Trung.

2-) 3 Bính Dần – 4 Đinh Mão:

木旺火生曰爐中。= Mộc vượng Hỏa sinh viết Lô Trung.

3-) 5 Mậu Thìn – 6 Kỷ Tị:

土 墓 木 盛 曰 大 林。 = Thổ mộ mộc thịnh viết Đại Lâm.

4-) 7 Canh Ngọ – 8 Tân Mùi:

庚 午 土 胎 曰 路 旁。 = Canh Tân (ngọ) thổ thai viết Lộ Bàng.

5-) 9 Nhâm Thân – 10 Quý Dậu:

壬 申 金 旺 曰 劍 鋒。 = Nhâm thân kim vượng viết Kiếm Phong.

TUẦN GIÁP TUẤT

1-) 11 Giáp Tuất – 12 Ất Hợi:

甲 戊 火 透 曰 山 頭。 = Giáp mậu hỏa thấu viết Sơn Đầu.

2-) 13 Bính Tý – 14 Đinh Sửu:

水 中 有 源 曰 澗 下。 = Thủy trung hữu nguyên viết Giản Hạ.

3-) 15 Mậu Dần – 16 Kỷ Mão

水 上 生 病 曰 城 頭。 = Thủy thượng sinh bệnh viết Thành Đầu.

4-) 17 Canh Thìn – 18 Tân Tị:

金 養 色 明 曰 白 蠟。 = Kim dưỡng sắc minh viết Bạch Lạp.

5-) 19 Nhâm Ngọ – 20 Quý Mùi:

木 當 茂 盛 曰 楊 柳。 = Mộc đương mậu thịnh viết Dương Liễu.

TUẦN GIÁP THÂN

1-) 21 Giáp Thân – 22 Ất Dậu:

秋 金 生 水 曰 井 泉。 = Thu kim sinh thủy viết Tỉnh Tuyền.

2-) 23 Bính Tuất – 24 Đinh Hợi:

墓 胎 土 燥 曰 屋 上。 = Mộ thai thổ táo viết Ốc Thượng.

3-) 25 Mậu Tý – 26 Kỷ Sửu:

陰 內 含 陽 曰 霹 靂。 = Âm nội hàm dương viết Phích Lịch.

4-) 27 Canh Dần – 28 Tân Mão:

庚 辛 臨 官 曰 松 柏。 = Canh Tân lâm quan viết Tùng Bách.

5-) 29 Nhâm Thìn – 30 Quý Tị:

墓 胎 東 歸 曰 長 流。 = Mộ thai đông quy viết Trường Lưu.

TUẦN GIÁP NGỌ

1-) 31 Giáp Ngọ – 32 Ất Mùi:

火 盛 金 潛 曰 沙 石。 = Hỏa thịnh Kim tiềm viết Sa Thạch.

2-) 33 Bính Thân – 34 Đinh Dậu:

丙 丁 火 病 曰 山 下。 = Bính Đinh hỏa bệnh viết Sơn Hạ.

3-) 35 Mậu Tuất – 36 Kỷ Hợi:

戊 己 木 養 曰 平 地。 = Mậu Kỷ mộc dưỡng viết Bình Địa.

4-) 37 Canh Tý – 38 Tân Sửu:

水 土 相 須 曰 壁 上。 = Thủy Thổ tương tu viết Bích Thượng.

5-) 39 Nhâm Dần – 40 Quý Mão:

木 盛 金 絕 曰 金 箔。 = Mộc thịnh Kim tuyệt viết Kim Bạc.

TUẦN GIÁP THÌN

1-) 41 Giáp Thìn – 42 Ất Tị:

土 之 掩 覆 曰 覆 燈。 = Thổ chi yểm phúc viết Phúc Đăng.

2-) 43 Bính Ngọ – 44 Đinh Mùi:

水 臨 其 上 曰 天 河。 = Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà.

3-) 45 Mậu Thân – 46 Kỷ Dậu:

戊 己 土 病 曰 大 驛。 = Mậu Kỷ thổ bệnh viết Đại Dịch.

4-) 47 Canh Tuất – 48 Tân Hợi:

庚 辛 衰 木 曰 釵 釧。 = Canh Tân suy mộc viết Thoa Xuyến.

5) 49 Nhâm Tý – 50 Quý Sửu:

一 陽 始 動 曰 扶 桑。 = Nhất dương thủy động viết Phù Tang.

TUẦN GIÁP DẦN

1-) 51 Giáp Dần – 52 Ất Mão:

乙 卯 長 生 曰 大 溪。 = Ất Mão trường sinh viết Đại Khê.

2-) 53 Bính Thìn – 54 Đinh Tị:

土 墓 不 厚 曰 沙 中。 = Thổ mộ bất hậu viết Sa Trung.

3-) 55 Mậu Ngọ – 56 Kỷ Mùi:

火 旺 上 炎 曰 天 上。 = Hỏa vượng thượng viêm viết Thiên Thượng.

4-) 57 Canh Thân – 58 Tân Dậu:

秋 旺 木 絕 曰 石 榴。 = Thu vượng Mộc tuyệt viết Thạch Lựu.

5-) 59 Nhâm Tuất – 60 Quý Hợi:

壬 癸 帶 旺 曰 大 海。 = Nhâm Quý đái vượng viết Đại Hải.

Xét, đương số:

– Sinh năm Kỷ Mùi, thuộc tuần Giáp Dần có số ứng là 51, thuận tự tới can chi Kỷ Mùi được số 56 và tượng là “Hỏa vượng thượng viêm”

– Sinh vào tháng Tân Mùi thuộc tuần Giáp Tý, thì 1 ứng Giáp Tý thuận tự tới can chi Tân Mùi được số 8, và ứng với tượng: “Canh Tân thổ thai”

– Sinh ngày Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân ứng số 21, thuận theo thứ tự tới can chi Mậu Tý được số 25, và ứng với tượng: “Âm nội hàm dương”

– Sinh giờ Kỷ Mùi thuộc tuần Giáp Dần, giống như can chi năm sinh, được số 56 và Tượng “Hỏa vượng thượng viêm”

Tổ hợp số: 56 + 8 + 25 + 56 = 145

Kết hợp số 145 và số giờ khởi Tháng cho tới khi sinh là 320, để thiết lập Mệnh số quẻ Tứ trụ

————-

@ Thatsat:

“Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành” = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

– Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch – Phúc đức – Phụ mẫu – Mệnh – Huynh đệ – Phu – Tử tôn.

– Khách: năm cung gồm: Tài bạch – Tật ách – Thiên di – Nô bộc – Quan lộc.

Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: “Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi” (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.

————-

Lời bình:

Cô dương vô chủ (Cô thần cư Thân hại Thái dương)

Mê hành số khước (Thường hay nhầm đường)

Kê nan hành lữ (Lữ khách gặp nguy)

Phối chủ bất ngộ

————-

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

– Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì “tai” chuyển biến thành “nạn”, rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, …

– Thứ hai: tôi có nói: “thiên tính bị mất đi” có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: “chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật”

– Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh – Di – Thân

————-

Tôi dẫn lại đồ hình là vì có hẹn với Thatsat một vài ngày sau trả lời tại topic “cung đối cung”. Nhưng, Tôi đã dẫn câu: “Bảy sợi ngang thuận theo độ”

Trích:

Không biết là Bác có thể thể hiện được rõ nét hơn khi mà phá quân tại tý ngộ tuần gia thiên khôi? Liệu kết luận của Bác về sự không thể tự phản lại mình, nên thiên tính bị mất đi mà còn tùy theo yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật?

Cho nên, liệu đây có phải là kết luận cua Bác không?

Về điều này, Tôi căn cứ theo sách viết: “Vi Mệnh do kỷ, biến tiền chi Thân, nhược năng phản tòng bản mệnh, cố cát tòng chi ngã” = Cái Mệnh là do mình, cái Thân trước khi biến đổi, nếu có thể làm trái với lý bản mệnh, thì cái tốt lành phải theo ta.

Tôi có dụ ý dẫn giải từ từ, để đưa tới cách nhìn về mối quan hệ Đôc tôn (con một) và Đa nguyên (từ hai con trở lên đối với cung Huynh đệ) theo mối quan hệ giưa Phụ mẫu và Huynh đệ đều là trước sau của Mệnh. Sự xung đột không bộc lộ được tính bao dung, khi mà Độc tôn phủ định Đa nguyên, lịch sử TQ đã cho Ta biết về những bối cảnh này.

Anh cho phép từ từ, vì một vài trường phái hay một quan điểm nào đó, không phải ngay từ ban đầu đã thấy được cái cuối cùng.

HaUyen

————-

Cảm ơn Diệu Bích nhiều.

– Số 25: 陰 內 含 陽 曰 霹 靂 = Âm nội hàm Dương viết Phích Lịch (Mậu Tý)

– Số 30: 墓 胎 東 歸 曰 長 流 = Mộ Thai đông quy viết Trường Lưu (Quý Tị

————-

Năm – tháng – ngày – giờ sinh tương ứng với 4 quẻ, mỗi quẻ 6 hào được số 24 hào ứng với 24 tiết – khí

– Vận nhân sinh năm Kỷ Mùi ứng quẻ Ly là một trong 4 quẻ Quân, theo đó Văn khúc ngộ hóa Kị,

– Sinh tháng Tân Mùi ứng quẻ Khôn, sinh tháng Trưởng hạ lại ứng quẻ Khôn thuộc mùa Đông tháng Mười, theo đó Văn xương ngộ hóa Kị

– Sinh ngày Mậu Tý ứng quẻ Cách, sinh ngày có Tượng: “âm nội hàm dương”, quẻ Cách thuộc tháng Ba mùa Xuân. Nói rằng: “Thiên biến tại Tứ, Địa hóa tại Bát” ( Tứ = Thìn Tuất Sửu Mùi, Bát = Hợi Tý Dần Mão Tị Ngọ Thân Dậu)”. Lại nói: “Thiên biến thì địa hóa thành. Khí biến thì Hình hóa thành”, cho nên ở vào mùa Xuân hóa Kị có muốn hóa cũng chẳng thể hóa được.

– Can chi Năm thuộc tuần Giáp Dần, mà Thiên chẳng thể tới được Tý Sửu. Can chi ngày sinh Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân, mà Thiên chẳng thể tới được Ngọ Mùi. Đây được gọi là Tứ đại không vong.

Thiên biến tại Tứ, Địa hóa tại Bát – Thiên không thể tới, thì làm sao Địa có thể Hóa được???

————-

Chào Diệu Bích

Để có Lời Bình và Lời giải về Mệnh quẻ Tứ trụ, thì định lệ cần có tuổi của người Cha và tuổi của người Mẹ, mục đích chính là để không bị trùng Mệnh số khi nhiều người có cùng năm – tháng – ngày – giờ sinh.

Diệu Bích có thể hỏi đương số về tuổi của Cha Mẹ được không? Tôi quan tâm để xác định hào động cho Trụ năm và để đối ứng tới số Tử vi.

Xin cảm ơn.

————-

Về câu: không thể bàn được gì, dụ ý của Tôi như nói về đường sắt (đạo) trên toàn lãnh thổ VN có bề rộng ví như 1 mét, nay ý chí Ta muốn nhập khẩu về toa tầu có bề rộng 1,2 mét, thì không thể vận hành được, muốn đạt được ý chí đó thì phải thay đổi toàn bộ đường sắt VN với chiều rộng 1,2m thì mới khả dĩ để nói về tốc độ nhanh hơn, hay an toàn hơn, .v.v… cho nên mới nói không phải là việc của người giải số.

Về câu: đây là việc của thiên định, câu này Tôi căn cứ vào Dịch, tượng hào Sơ quẻ Phong nói:

象 曰 : 雖 旬 無 咎 , 過 旬 災 也。

Tượng viết: Tuy tuần vô cữu, Quá tuần tai dã.

– Trường phái nghĩa – lý giảng là: “Cho dù dương đức ngang nhau, cũng không đến nỗi tai hại. Nói rõ hào Sơ và hào Tứ, nếu Dương đức không ngang nhau, nhất định dẫn tới cạnh tranh và có tai họa”. Ở đây, chữ tuần được chú giải theo hàm nghĩa là bằng nhau. Theo ngài Vương Bật chú giảng: “Tuần nghĩa là quân” (quân là đều nhau, bằng nhau).

– Trường phái tượng – số, thì ngài Trịnh Huyền và ngài Ngu Phiên chú giải là: Mười ngày gọi là 1 tuần, một Tháng có 3 tuần, từ ngày mồng một đến mồng mười là thượng tuần 上 旬, từ mười một đến hai mươi là trung tuần 中 旬, từ hai mười mốt đến ba mươi là hạ tuần 下 旬. Chu Dịch chiết trung thì Hồ Viện chú giảng: “Tuần là 10 ngày, dụ ý chỉ số nhiều doanh mãn”

Nay, can chi Năm không nạp can chi Ngày, can chi Ngày không nạp can chi Năm. Nói rằng, sự thay đổi chuyển tiếp các Mùa trong năm, cũng như Luật biến âm của thanh âm, có nghĩa là những biến hóa phát triển của âm luật, đều có những quy luật khách quan nhất định, vạn vật trong đó có con Người, đều sinh trưởng, phát dục theo những quy luật tự nhiên đó. Cho nên, âm luật của vận nhân như vậy, nên mới nói là: đây là việc của thiên định.

Tổ hợp Mệnh Số này, không thể Ngộ kỳ phối chủ 遇 其 配 主

Không phủ định thì không mở ra được lĩnh vực phát triển mới. Phủ định cũng có nghĩa là khẳng định trên một ý nghĩa nào đó, mà không phải là phủ định tất cả. Sự phát triển của Mệnh Lý thông qua từng Đại vận vẫn là sự chọn lọc “ưu hóa”, khi ở trong bầu không khí mà Mệnh xác định độc tôn (hàm nghĩa cung Huynh đệ không tồn tại, là con một), thì thường dẫn theo cái Thân trở nên sơ cứng, có thể nói rằng Mệnh lý độc tôn đã hạn chế chính cái Mệnh được sinh ra từ thế giới tự nhiên vậy.

————-

Bạn xem như một giải pháp, khi quan niệm Khúc tác động chi phối tới Chủ – Xương tác động chi phối tới Khách. Nay Xương Khúc đều cư cung Chủ (7), điều này cho thấy đây đều là tự mình, do mình. Những cặp sao đôi nên phân rõ chủ khách (Tử vi chính nghĩa).

Can ngày sinh thuộc Thổ được tiền nhân cho rằng ngộ cách Tử Phủ là thuận 順, thuận có nghĩa là theo một trình tự tất nhiên phải thế. Nhưng Thiên mệnh lại võ cách, nên nói “bất thuận”, cũng như 5 mầu sắc được phối mà không biết sắc nào là chính, không biết mầu sắc nào là chính được xem như thần sắc hoảng hốt mà khí phách rối loạn. Đây là nói về Mệnh ngũ sắc mà chưa nói tới Mệnh âm luật (nạp âm) Nên nói:

Ngũ sắc vô chủ

Thần bắt năng giải.

————-

Vấn đề An Khoa nêu ra, đi tìm câu trả lời theo hàm nghĩa cái Lý của Mệnh, kéo dài theo thời gian cho tới tận hôm nay, vẫn chưa có đáp án mang tính nguyên tắc cơ bản, để tỏ rõ mạch lạc về thuyết tính mệnh. Nên đã cấu thành rất nhiều trường phái giải Mệnh số Tử vi.

Chúng ta mở rộng một số khái niệm học thuật trên con đường trải nghiệm thực tiễn, để đi tìm đáp án cho nội dung của câu hỏi. Nói về mối quan hệ trước sau của cung Mệnh, đó là Phụ Mẫu và Huynh đệ, cha mẹ là định lệ của lưỡng nghi, Huynh đệ lại chịu sự chi phối của thuyết Càn Khôn sinh lục tử.

Mở rộng một số quan niệm: Sau khi sinh ra, do “bẩm khí” trói buộc, trong hoàn cảnh môi trường của mỗi một cá nhân, nhu cầu tồn tại cùng những ham muốn (dục), mà hình thành Nguyên đạo của mỗi cá nhân. Nguyên đạo ở đây được hiểu là 5 khí của Ngũ tạng: Tinh – Thần – Hồn – Phách – Chí, là khí hóa của “Dục” bẩm sinh nơi Hậu thiên, quy tụ lại thành cái lý “nhất” (mệnh). Cái “Nhất” dẫn đầu sự biến hóa, cái “nhất” này mà “bất nhất”, thì sự sàng lọc “ưu hóa” theo thời vận của Mệnh nảy sinh nhân tố bất thường, ảnh hưởng đến thứ tự trật tự ổn định của tính hệ thống Mệnh lý theo cơ chế lan truyền thông tin.

Cha mẹ không thể làm cho Hình Khí của cơ thể Ta theo ý muốn của Cha Mẹ, Cha Mẹ cũng không thể làm cho dung mạo của Ta được đẹp đẽ, Cha Mẹ cũng không thể làm cho Tính Khí của Ta hiền hòa nhã nhặn, Cha Mẹ cũng khó mà làm cho trí tuệ của Ta được mở mang nơi tiên thiên nhưng có thể làm cho trí tuệ Ta mở mang nơi Hậu thiên, huống hồ như trời đất bao la rộng lớn kia, làm sao mà làm được? Con người có khả năng điều chỉnh sự cám dỗ của dục vọng vật chất, để phát huy được cái lương tâm vốn có. Nếu nói tính người là ác, vốn không có lòng tốt, như vậy thì làm mất đi cái căn cứ và mục đích của việc đặt ra giáo dục. Vì cái tự nhiên của Mệnh là cái đương nhiên của nhân sự, nên vẫn gọi là giáo dục. Cho nên nói, đặt ra giáo dục là để nuôi dưỡng cái bản thiện của lương tâm con người.

Trời vận hành, bất kể là 4 mùa thay đổi, cũng như sự mọc lặn của mặt trời mặt trăng, đều có thứ tự xác định, có thời gian xác định – đó được gọi là Lý thiên. Lý trời cũng là lý văn của trời. Nhìn thiên văn mà biết được sự biến đổi thuận – nghịch, ứng theo thời theo vận mà tránh tai ương xảy ra. Lẽ thường tuân theo “ngũ thần” để mà biết cái thuận lợi, mà không để vì nó mà loạn chí (nó = ngũ thần). Cái đến thì ứng, cái cảm thì động. Yêu ghét được hình thành do sự cám dỗ từ bên ngoài, điều này được thể hiện một cách tự nhiên theo cảm xúc của mỗi người. Gần thì xét về lời nói cũng như âm luật của ngôn, âm thanh phát ra tạo nên cảm xúc, xa thì soát xét về nhiều lý. Ví như nói: “Thần nóng nảy nên tâm giao động, Tâm giao động thì Hình Thể sẽ bị tổn thương. Hình thể toàn vẹn trước hết là ở Thần Lý” (Tâm táo nhi tâm đãng, tâm đãng tắc hình thương, tương toàn kỳ hình, tiên tại lý thần). Theo đó mà tiền nhân lập ngôn cho rằng: “Nhục thể phi thăng, Hình Thần diệt Lý”.

Trở lại với nội dung mà An Khoa đề cập, đương số hành nghề Luật hay đương số hành nghề Y, tại cung Di xét theo Lý thiên, thì hóa Khoa không tới được, cung Di không Hóa Khoa là một đặc thù của tổ hợp lá số này trong từng đại hạn 10 năm theo lý thiên, hai con người ứng với lá số này, có thể nhận thấy một điểm chung khi Tuế cưỡi lên cung Dậu = Tử tôn, Phá quân cư Mệnh tự hóa theo Thiếu âm. Đó là năm 1995 Ất Dậu. Đương số hành nghề Y trong giai đoạn Tuần cư Tuất Hợi được Phụ định hướng, sau trận ốm thập tử nhất sinh của cha năm 1994 Kỵ hóa Nhật tại cung Hợi, tình cảm của người con dành cho Cha, thu hút được thần chí của con gái, nên đã hạn chế được phần nào sự kích phát nhục dục theo sinh lý tự nhiên, người Cha có được sự tham vấn về số của con gái, biết cách tác động “ngầm” đến Ban GĐ, được Ban GĐ ủng hộ lập ngôn mà người cha ngầm ẩn chỉ đạo, cho nên đương số hành nghề Y thuận theo chủ trương của Ban GĐ phân công đi học nâng cao nghiệp vụ, lấy hóa Khoa nhập Mệnh để hóa giải họa tai, nhưng lập ngôn lại từ Ban GĐ mà không phải từ người Cha. Kết quả này dẫn đến sự thay đổi mệnh số bắt đầu tại thời điểm 1995

Một số ý An Khoa tham khảo thêm.

————-

Anh TuViNut

Anh nhận định về ngoại hình sát gần với đương số, tôi không biết rõ về chiều cao là bao nhiêu, nhưng cũng tầm 1,58m ~ 1,62m gì đó, ngoại hình cao ráo là đúng, bộc lộ nét hình về tố chất nghiêng về nam tính, từ cách thức đi đứng, hành vi lộc lộ, … tôi nhận định tài nhân là phù hợp với Hình Tướng, tài nhân phù hợp nên biết tô vẽ cho cung Quan Nhân cầm dao mổ, một diễn viên đã tự biết tô vẽ cho bản thân, bằng sắc mầu khi ở vai diễn thiện (khám bệnh), khi ở vai diễn ác (mổ cứu bệnh nhân). Đây xét Mệnh quẻ Tứ trụ là khác nhau giữa hai người cùng năm – tháng – ngày – giờ sinh vậy.

Anh nhận định rất nhanh về mệnh chủ Thiên Lương, về điều này Tôi chưa được rõ phương pháp chọn sao chủ Thân, mong được nghe lời giải + lời bình của Anh về phương pháp này.

HaUyen

————-

Dịch, tượng hào Sơ quẻ Phong nói:

象 曰 : 雖 旬 無 咎 , 過 旬 災 也。

Tượng viết: Tuy tuần vô cữu, Quá tuần tai dã.

– Trường phái nghĩa – lý giảng là: “Cho dù dương đức ngang nhau, cũng không đến nỗi tai hại. Nói rõ hào Sơ và hào Tứ, nếu Dương đức không ngang nhau, nhất định dẫn tới cạnh tranh và có tai họa”. Ở đây, chữ tuần được chú giải theo hàm nghĩa là bằng nhau. Theo ngài Vương Bật chú giảng: “Tuần nghĩa là quân” (quân là đều nhau, bằng nhau).

– Trường phái tượng – số, thì ngài Trịnh Huyền và ngài Ngu Phiên chú giải là: Mười ngày gọi là 1 tuần, một Tháng có 3 tuần, từ ngày mồng một đến mồng mười là thượng tuần 上 旬, từ mười một đến hai mươi là trung tuần 中 旬, từ hai mười mốt đến ba mươi là hạ tuần 下 旬. Chu Dịch chiết trung thì Hồ Viện chú giảng: “Tuần là 10 ngày, dụ ý chỉ số nhiều doanh mãn”

– Tuần Sơ (thượng Tuần) Từ ngày mồng 1 ~ 10 tương ứng từ Nhâm Thìn đến Tân Sửu => 1 ứng với Nhâm Thìn, 5 ứng với Bính Thân

– Tuần Trung: từ ngày 11 ~ 20 tương ứng từ Nhâm Dần đến Tân Hợi ==> tương tự xét những ngày 2 Quý Mão – 4 Ất Tị – 6 Đinh Mùi – 8 Kỷ Dậu

– Tuần Mạt (tuần hạ) từ ngày 21 ~ ngày tận của tháng (29 ~ 30), tương ứng từ ngày Nhâm Tý ==> tuần mạt biến tại 3 – 7 ứng với ngày thứ 3 là Giáp Dần và ngày thứ 7 là ngày Mậu Ngọ

Anh Tuvinut tham khảo thêm cho vui cửa vui nhà

HaUyen

————-

Câu trích dẫn: “… lấy đại cục làm trọng …”, đối với lá số Tử vi của mỗi người, thì Ta nên hiểu như thế nào?

– Đương số sinh ngày 27, thuộc vào kỳ số của Hỏa Lục Cục

– Tuổi Kỷ mệnh lập tại Tý ứng Thủy Nhị Cục

Quan niệm rằng Hỏa lục là đại cục, hay Thủy nhị là đại cục?

Xét về bề mặt chữ viết, thường nói cách cục, nay mối quan hệ của cung Mệnh với ngày sinh chẳng đúng kỳ số cục, chỉ còn xét tới cách (!)

Hỏi rằng: Đại cục đã chẳng ứng với ngôi vị cung Mệnh, thì Thủy cục có phối được với cách nữa hay không? Vậy thì, Thủy cục sẽ phối hợp với cách nào để cải số đây?

————-

Chào bạn

Khi ta khảo cứu, sách nói rằng: “60 giờ tương ứng nhất cục” (5 ngày), theo đó

– Từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày mồng 10 là 1 tuần ứng với Nhị cục, kỳ số Nhị cục từ ngày mồng 5 tới ngày mồng 10

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 15 đủ số, ứng với Tam cục, kỳ số Tam cục từ ngày 11 tới ngày 15

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 20 đủ số, ứng với Tứ cục, kỳ số Tứ cục từ ngày 16 đến ngày 20

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 25 đủ số, ứng với Ngũ cục, kỳ số Ngũ cục từ ngày 21 tới ngày 25

– Từ ngày mồng 1 tới ngày cuối tháng ( 29 – 30) đủ số, ứng với Lục cục, kỳ số Lục cục từ ngày 26 tới ngày 29 tháng thiếu, hoặc ngày 30 tháng đủ. (riêng tháng Hai là 28 ngày)

Đương số sinh ngày 27, nên ứng với kỳ số của Lục cục

Đương số Mệnh cư cung Tý, bạn căn cứ định lệ năm Ất Canh thì cung Tý Sửu ứng với Lục cục, như vậy tương ứng với kỳ số Lục cục của ngày sinh.

Bạn đọc bài #6 có viết: Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007, Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về và chịu sự quản chế tại địa phương. Theo Wikipedia.

Như vậy, ngày bị bắt và ngày được thả đều nằm trong kỳ số Nhị cục (!!!)

Ở bài viết trước, Tôi có nói năm 1995, đây dụ ý lấy năm Ất Canh ứng kỳ số Lục cục, để khảo cứu kỹ hơn về tổ hợp lá số này khi xem xét tới đương số sau này làm Bác sỹ, tại thời điểm này chưa biết tới lá số LTCN. Bạn dần dần trải nghiệm sẽ nhận thấy nhiều cái lý sâu sắc tiềm ẩn ở đây.

————-

Hôm nay là ngày Canh Tý trong Tuần Giáp Ngọ, cung Thê cư Thìn hương, theo Ngân thăng thuật cho rằng: “không nên gặp người phối ngẫu” (trong 10 ngày, sau khi có vợ cũng nên tránh âm dương giao phối)

Sách viết như vậy Ta kiểm xem có đúng không? Nếu chính ta không thể cưỡng lại được, khi vẫn gặp người phối ngẫu, hay bạn gái, hay những phụ nữ chẳng hạn, tình hình bầu không khí như thế nào? ( căn cứ vào Sao ứng với “thể” còn Cung ứng với “dụng” để luận xem sao)

————-

Chào An Khoa

Nói về chữ “dục” (xét theo nghĩa ham muốn)

Khi trước chữ “dục” mà có chữ “giáo” dẫn đầu đứng trước – Khi theo sau chữ “dục” là chữ “vọng” đứng sau, (giáo dục – dục vọng)

An Khoa sẽ chọn theo giải pháp nào, khi chữ “giáo” ứng với cái “nhất”, hay khi chữ “dục” ứng với cái “nhất”?

Vọng nguyệt – cũng chỉ được duy nhất có 1 ngày theo được với Nhật trong 30 ngày “bình dân” của một tháng, để có “hình” tương ứng với Nhật, trước thì cong lên mà không thể “trực”, sau thì cong xuống mà cũng không thể “trực” vậy

————-

Hà Uyên, on 06/10/2012 – 08:18, said:

– Mệnh cư Ngọ hương

– Sinh ngày Canh Thân

Cho nên:

– Tử vi găp ngày Đinh Mão

– Thiên phủ gặp ngày Ất Sửu

Bính Quý, xuân sinh, bất vũ bất tinh chi tượng

Ất Đinh, đông sản, phi hoàn phi noãn chi thiên

Thiên niên rất kị vận hành tới hạn gặp Quả tú ! Lethanhnhi nên lưu ý ! (Ngân thăng thuật)

————-

An Khoa

Tôi vẫn “nợ” bạn mấy vấn đề: 1- ứng ra hay ứng vào (xuất nhâp) 2- Như vậy tổng Số tham hợp Mệnh Tài Quan là thấp nhất, còn Điền Huynh Tật là cao nhất, nhưng từ đó kết hợp lại với số âm luật của Mệnh và trị số Cục thế nào và chúng có mối liên hệ thế nào cháu vẫn chưa hiểu?

Chúng ta còn thời gian để nói về nội dung vấn đề này, nay tạm bảo lưu sẽ trao đổi lại sau.

Để có thể tiếp tục trao đổi học thuật cùng nhau, mang lại một giá trị nào đó, thì tối thiểu chúng ta cũng phải có một sân chơi chung. (Bóng rổ có luật của bóng rổ, bóng đá có luật của bóng đá, …), sân chơi mà Tôi đã và đang đi, thì lấy sự biến Dịch của Tượng – Số, để nhận thức về những nguyên lý “nghiêm mật” trong Huyền học, về điều này, hình như An Khoa chưa quan tâm đến nhiều !

Ví dụ như chúng ta muốn đi tiếp, khi Tôi nói số 26, rồi đến số 34, rồi đến số 54, rồi đến số 62, rồi đến số 70, rồi đến số 18

Những con số này, cổ nhân phối ứng can Kỷ với sao Tử vi, căn cứ theo nguyên tắc phối số đơn vị là 14

Tôi nói như vậy thì An Khoa sẽ thấy khó hiểu, mà có thể suy ý rằng Tôi có ý dấu không nói rõ vậy !

Nhưng thực tế, An Khoa cũng phải dành một lượng thời gian đủ để đi từ cấp 1, đến học sinh cấp 2, rồi đến học sinh cấp 3, rồi là ĐH chẳng hạn.

Người xưa chưa có đầy đủ phương tiện hỗ trợ như ngày nay, rất giản dị như muôn mặt đời thường, nhưng không thể “dục tốc bất đạt” được.

Mong An Khoa hiểu hàm ý mà Tôi muốn tâm sự cùng Bạn

————-

Một Tháng có 03 Tuần, vậy có tính được “lưu Tháng” không? Theo “Ngân Thăng thuật” thì đây là “Nhân” được quyền chủ động lựa chọn sự và việc theo thời gian vậy

(Sử Việt – Nguyễn Trãi bắt được tướng giặc phương Bắc, người Tướng này còn tính được ngày nào Nguyễn Trãi phải thực thi theo lệnh của Vua không bị chém đầu mà được thả ra )

————-

Gloria, on 11/10/2012 – 13:37, said:

Thưa cụ Hà Uyên,

Cháu xin hỏi, Thiên Can của cung An Tử Vi và Thiên Can nhận được khi khai triển từ ngày sinh (Vd về trường hợp cải số cho Lethanhnhi) có ý nghĩa khác nhau như thế nào? Liệu tứ hóa theo cái thứ 2 có thực sự có ý nghĩa hay không?

– Can của cung an Tử vi ví mình như con ếch ngồi đáy giếng – có thể tạm gọi là cái “ngã” đang không có thông tin

– “Can nhận được khi khai triển ngày sinh” ví như khi ta định làm gì, hoặc ta muốn đi đến một nơi nào đó, … việc ta định làm, hoặc nơi ta muốn đến đang ở trong hoàn cảnh như thế nào … có thông tin để mà xử lý, thông tin là hư hay thực, có lợi hay không có lợi cho ta, …

Đại khái vậy, Gloria nên chờ sách đọc

Mấy bài viết từ sáng tới giờ, Tôi nhấn mạnh tới Địa niên, nên lưu ý trước khi đọc sách, vì sách cũng không bàn đến nội dung này

“Thiên hữu thời Địa hữu lợi” (thiên có thời Địa có lợi), khi ở phương nào, ở vùng nào, ở môi trường nào có Địa niên hóa Lộc (can cung Tài hóa Lộc nhập cung Quan), … đôi khi còn tốt hơn cả Lộc tồn là lộc trời cho vậy (có thể kiểm từ lá số NĐK sinh giờ Thìn)

————-

Để có tiếng nói đồng thuận, Minhgiac bắt đầu nên (rất nên) đặt dấu “hỏi” về số Thái Huyền:

– Trời Giáp Kỷ – Đất Tý Ngọ = 9

– Trời Ất Canh – Đất Sửu Mùi = 8

– Trời Bính Tân – Đất Dần Thân = 7

– Trời Đinh Nhâm – Đất Mão Dậu = 6

– Trời Mậu Quý – Đất Thìn Tuất = 5

– Trời không – Đất Tị Hợi = 4

Mệnh tính cho Người khi xét số Tử Vi, cũng căn cứ vào số Thái Huyền, Minhgiac hãy tìm nguyên nhân tại sao Trời không lại ứng với Tị Hợi hàm chứa số 4?

————-

Cổ nhân đúc kết những tinh hoa cho người đời sau, chắc không phải là “biết thì sợ gì nữa”

– Cung tuổi và nạp âm của người phối ngẫu, Ta có thể chủ động được, sao Ta lại có thể để mất đi cái quyền chủ động này rồi lại đổ lỗi cho số phận?

– Nên sinh Con vào những năm nào? tháng nào? căn cứ theo tuổi của cha mẹ? Tinh hoa này Cổ nhân đã đúc kết từ thực tiễn, sao lại không vận dụng, khi đọc nhiều gia phả của người Việt nam đã chứng thực về kết luận này, (trích … con trai tuổi này thì nên lấy vợ ở cung tuổi này, … nên đẻ con vào những năm, …), chắc lại đổ lỗi do vì Mộc dục cư Ngọ chăng?

————-

Đơn giản thôi Minhgiac ! Hãy tự nhìn vào nội tâm, truy cứu tại sao mình có sức mạnh tinh thần như vậy?

Bài #189 – #190 – #191 chỉ để dẫn tới, nhằm làm sáng tỏ tuổi Bính, thuận tới cung Tị ngộ can Quý, theo đó Lộc Tồn (thuận) nghịch tới cung Tị, nên Mệnh số được hưởng sao Hỷ Thần vậy ! Tôi có thể hiểu được tại sao Minhgiac có khả năng, và nói rằng “học trong giấc mơ …”

Cũng từ đây, tứ Quyền bình Không Kiếp cũng phải trên một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, không thể nói chơi chơi được, phải vậy không Minhgiac? Ví như Thổ Cục, tính của Thổ hàm chứa vị ngọt, các chất ngọt lại ức chế sự sản sinh ra các chất tạo năng lượng thiên nhiên vậy.

Theo Minhgiac, tứ Quyền cần những điều kiện gì về Cục? đòi hỏi những Cách nào kèm theo? để thỏa được tính bình Không Kiếp?

————-

Anh Phù Suy

Nhị thập bát tú phối với 12 cung địa bàn, đã được một số sách nói tới, 4 cung Tứ chính ứng với 3 tú, 4 cung Tứ sinh và 4 Tứ mộ, mỗi cung ứng với 2 tú, cụ thể như sau:

+ Phương Đông:

– Cung Thìn: Giác – Cang

– Cung Mão: Đê – Phòng – Tâm

– Cung Dần: Vỹ – Cơ

+ Phương Bắc:

– Cung Sửu: Đẩu – Ngưu

– Cung Tý: Nữ – Hư – Nguy

– Cung Hợi: Thất – Bích

+ Phương Tây:

– Cung Tuất: Khuê – Lâu

– Cung Dậu: Vị – Mão – Tất

– Cung Thân: Chủy – Sâm

+ Phương Nam:

– Cung Mùi: Tỉnh – Quỷ

– Cung Ngọ: Liễu – Tinh – Trương

– Cung Tị: Dực – Chẩn.

————-

Chào Bạch.Hung.Ton.Gia

Ngôn ngữ hành văn chuyên ngành Vật lý, thì Tôi thực sự không biết gì. Bạn đã đi qua được chặng đường khó đi, có thể nói rằng nhanh hơn rất nhiều người. Tôi chỉ xin lưu ý về khái niệm tiêu chuẩn định vị, đó là nơi được tiền nhân gọi là “cố định”, “bất biến” ở phương Bắc.

Câu hỏi được đặt ra là: khi Đế không tọa tại Ngọ, mà “tọa” tại 11 cung còn lại, ví như Tử Phá cư Mùi, Tử Phủ cư Thân, …thì nơi “cố định bất biến” được lấy làm tiêu chuẩn định vị sẽ được an tại cung nào? Phải chăng là cung Tý, hay ứng với một cung khác nào đó mà không phải là cung Tý? Khi sao Tử Vi không an tại Ngọ, thì cung Tý có còn đúng là nơi “tiêu chuẩn định vị” cho Bắc Đẩu xoay quanh Bắc Cực nữa không?

Mong Bach.Hung.Ton.Gia không bàn mà tự hiểu.

Chân thành chúc mừng Bạn.

————-

Tuần Giáp Tý đối với Lethanhnhi chứa Đinh Mão và Ất Sửu

Bắc bình Nam, Tây bình Đông – can Đinh chi phối ảnh hưởng tới Bắc đẩu như thế nào? những sao nào thuộc Bắc đẩu nhưng lại được ngài Trần Đoàn phân định trực thuộc Nam đẩu? ( tương tự như vậy đối với Nam đẩu ), ví như Tham lang thuộc Bắc đẩu, nhưng lại trực thuộc sự điều hành của Nam đẩu theo Thiên phủ, … sinh Bắc dụng Nam chăng?

————-

Anh PhapVan khéo mở topic này. Nhưng, lại dự báo trước “quan điểm trái ngược”, thật hay !. Lời dự báo này, đáp ứng cho ai đây. Nếu lời dự báo này, đáp ứng cho chính mình, mà đời không hiểu, thì dù có đúng cũng vô dụng. Lời dự báo này, khi trái với sự vật, thì dù có cao siêu, cũng không thể thực hành.

Nếu không có “xung khí vi hòa”, thì lấy đâu ra 4 mùa tuần tự biến hóa, để có Khoa Quyền Lộc Kỵ. Khi anh PhapVan mở chủ đề, nói Đồng nhi Dị trong Tử vi, thì Tôi hiểu đây muốn nói về sự bất đồng giữa cảnh giới đạo đức và thế giới công lợi, như những cách cục trong Tử vi đã chỉ rõ.

“Sở dĩ ta phải lo âu nhiều, bởi vì ta có Thân. Nếu ta không có Thân, ta đâu lo lắng gì” (Lão). Mệnh Thân trong Tử vi, rồi hóa Quyền hóa Lộc. Nghĩa và Lợi chỉ là công và tư, vậy thôi. Hành vi xuất phát từ tư lợi cá nhân, là hành vi cầu lợi lộc. Hành vi vì công lợi của xã hội, là hành vi nghĩa. Cái lợi cho xã hội và cho người khác, chính là việc mỗi người buộc phải làm vô điều kiện. Đó là mục đích của hành vi nghĩa. Nghĩa chính là giá trị đạo đức của hành vi đó. Con có hiếu với Cha Mẹ, làm lợi cho Cha Mẹ vô điều kiện. Cha Mẹ thương con, làm lợi cho con vô điều kiện. Làm lợi cho cha mẹ hay cho con, là mục đích của hành vi. Sự hiếu thảo và tình thương dành cho con, là giá trị đạo đức của hành vi. Cái được gọi là Lợi (lộc), nếu là sự tư lợi cá nhân, thì nó sẽ xung đột với nghĩa. Còn nếu là công lợi của xã hội và của người khác, thì chẳng những không xung đột với nghĩa, mà còn là nội dung của nghĩa.

Đây chỉ nói về Hóa Lộc, riêng ứng với mỗi người đã thấy Đồng nhi Dị vậy.

————-

Anh PhapVan

Theo lời văn tại bài #1 này, có thể hiểu ý Anh muốn nói về mối quan hệ giữa hai bộ môn, đó là Tử vi và quẻ Dịch. Nếu hiểu ý như vậy, thì từ lá số chuyển đổi thành quẻ Dịch, không biết anh PhapVan có nghiên cứu về vấn đề này không?

Mong được nghe quan điểm của Anh về vấn đề này.

Xin cảm ơn

————-

Bốn điều kiện mà Anh nêu trên, trong chúng ta, đều có thể nêu lên tình cảnh về góc độ Xã hội của mỗi người là có khác nhau.

Nhưng, chúng ta có thể đàm đạo về cách thức tiếp cận như thế nào, để từ hai ba người hoặc nhiều người hơn, có cùng một lá số Tử vi (đồng), nhưng vẫn đọc ra được thông tin sát gần, ứng với từng đương số (dị).

Tôi không tự lập thuyết, cũng không là giám đốc tự phong. Trường phái tôi theo lấy cơ sở từ Dịch, được lập thuyết từ rất lâu rồi. Đó là căn cứ vào tuổi của Cha Mẹ (Càn Khôn – Phụ Mẫu) của đương số, áp vào lá số Tử vi của những người có ngày giờ sinh và giới tính giống nhau, để khảo chứng xác định thông tin.

Quan điểm của Tôi về phương pháp này, thì chọn lấy thuận hỷ, mà xa lìa thuận ưu. Nếu Anh thấy cuộc thanh đàm này tạo nghĩa, thì ta có thể bàn sâu thêm về phương pháp này, xem ra có đúng là tạo nghĩa không !

HaUyen

————-

Anh PhapVan

Chủ đề được mở ra, nhưng chưa có một quy chế ứng xử cho mọi người, như anh PhapVan đã viết như trên !

Vậy, chúng ta đi vào cụ thể thêm một bước nữa. Trước hết, như thế nào thì được gọi là cái Đồng cái Dị trong Tử vi.

Câu 1:

Tôi đề xuất: cái Đồng được cho là cách đếm số năm đã trải qua của vận nhân, điểm khởi đầu, đều được xuất phát tại 3 cung Dần – Ngọ – Tuất (xin nhắc lại chỉ xét tới điểm khởi đầu)

Câu 2:

Tôi đề xuất: cái Dị được cho là cách chọn nghĩa của sao, hay cách cục của chính người giải số Tử vi. Có nghĩa là, cùng một vận nhân, mỗi người chọn nghĩa giải số sẽ có đáp án khác nhau.

Anh có thể cho ý kiến, như vậy đã được gọi là Đồng là Dị chưa?

————-

Các sự dị biệt, được hợp lại, thì thành ra hòa.

Tại thời điểm cách đây hơn 2800 năm, ngài Sử Bá nước Trịnh, đời vua Hoàn Công (806-771 Tr.CN), cũng đã nói về vấn đề này. Sử Bá nói: “Hòa là do vật được sinh ra, nhưng Đồng thì không phải thế. Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật. Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra”.

Như nói: ngọt pha với chua, thì sẽ thành một vị mới. Ngọt là “cái khác” của chua. Chua là “cái khác” của ngọt. Cho nên nói “Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật”. Lại nói, nếu lấy nước thêm vào nước, thì chỉ có một vị nước. Cho nên nói “Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra”.

Cho nên, Hòa thì bao hàm cả Dị. Hợp các sự dị biệt lại thì thành ra hòa. Nhưng các dị biệt, nếu đã được hợp để thành hòa, thì chúng phải có một độ lượng nhất định, và mỗi một dị biệt, đều có độ lượng vừa vặn của nó. Không thái quá cũng không bất cập, như thế gọi là đắc trung, còn gọi là đúng mức độ.

Các dị biệt, khi đắc trung thì mới thành hòa, cho nên nói “Phát ra mà đều đúng mức độ thì gọi là Hòa”. Tình trạng cụ thể này, cũng không thể nói rằng, chỉ có như thế đã là hòa. Trong tự nhiên, “Vạn vật nuôi dưỡng nhau mà không hại nhau. Mọi nguyên tắc cùng thi hành mà không trái ngược nhau” (Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội). Đó cũng gọi là Hòa. Cho nên mới nói “Đạt tới trung và hòa, thì trời đất yên ổn trật tự, và vạn vật được nuôi dưỡng đúng đắn”.

Cho nên nói, các sự Dị biệt được hợp lại, thì thành ra hòa, cái hòa sinh ra mọi vật. Đối với đồng, thì cái mới sẽ không sinh ra.

Ta hiểu rằng: tại sao phải hòa !

————-

Trần Đoàn viết:

“Nhật, dương trung chi dương, nhân quân chi tượng dã.

Kỳ đức chí cương, kỳ thể chí kiện, kỳ hành thiên cố phân trú dạ, biệt hàn thử.

Cố nhật hữu tam đạo: Trung đạo giả, Hoàng đạo dã, Trung đạo, Nam đạo, Bắc đạo vi tam đạo dã”

“Nguyệt, dương trung chi âm, hậu phi chi tượng dã.

Kỳ đức chí nhu, nhi kỳ thể chí thuận, kỳ hành thiên cố lý thái dương.

Nghiệm chi dạ cảnh, dĩ vi tiêu tức.

Nguyệt thể vô quang, lệ nhật nhi hữu minh, dĩ bất minh chi thể ngôn chi, tắc thuần âm chi tượng Khôn, hối sóc chi thời dã”

    

————-

Càn chi nhất nhị

Khôn chi nhị tam

Thị đạo thủy nhất chí tam, thác tống nhi sinh chư số

Dĩ hợp Càn Khôn lý tải chi công

Thủy phụ mẫu nhi thành âm

Ly thiên địa tắc kiến các số

————-

Cuộc tranh luật về tự – do bị nhốt trong thế giới nhị – nguyên biệt lập. Con người tự – do tới mức nào đối với quy luật của tự nhiên và, nói chung hơn, đối với thế giới bên ngoài?

Tùy theo niềm tin hay khẩu vị của nó, con người sắp đặt tất cả hay một phần những gì không trực thuộc vào tinh – thần cô đơn của mỗi cá thể, quy luật vật lý, quy luật cuộc sống, quy luật “xã hội” như những luật và “lệ” mà loài người tạo ra, để điều hành quan hệ giữa con người với con người, trong những lĩnh vực khác nhau như luật pháp, kinh tế, tâm lý, tôn giáo, … Từ “quy luật” ở đây được dùng để gợi ý theo nghĩa sự áp chế phủ nhận tự – do của con người.

Trong tư duy đó, quan hệ giữa con người với thế giới bị khái niệm như một quan hệ loại trừ nhau! từ đây nó hiện lên như một đối kháng không thể dung hòa giữa tất yếu và tự do.

Do chính sự lựa chọn của ta từ cực này hay cực kia của quan hệ đó làm hệ quy chiếu, ta có đủ khả năng để nhận thấy mối quan hệ đó hoàn toàn là tất yếu hay hoàn toàn là tự do. Cho nên nói Mệnh chính là “nguyên thần” vậy.

————-

Thửa Mệnh xưa nay, thiên hạ chưng ấy gồm Chính mệnh – Thụ mệnh – Cải mệnh – Nhiếp mệnh !

Bốn loại Mệnh này chia ra trong 1, cũng như 1 Mùa có 90 ngày, mà chia ra chịu Khí 4 mùa vậy.

Chính Mệnh ấy là nhân mà nhân – nhân mà nhân đó là trưởng mà trưởng

Chịu Mệnh ấy là nhân mà cách – nhân mà cách đó là trưởng mà tiêu

Cải (đổi) mệnh ấy là cách mà nhân – cách mà nhân đó là tiêu mà trưởng

Nhiếp Mệnh ấy là cải mà cách – cải mà cách đó là tiêu mà tiêu

Cải mà cách, tiêu mà tiêu, đó là sự nghiệp 1 năm

Cách mà nhân, tiêu mà trưởng, đó là sự nghiệp 10 năm

Nhân mà cách, trưởng mà tiêu, đó là sự nghiệp 1 đời

Nhân mà nhân, trưởng mà trưởng, đó là sự nghiệp muôn đời

Một coi ở Mệnh, thửa Mệnh chưng Trời

Lập Mệnh duy Người mà sự nghiệp còn vậy

Cho nên, Trời thường bỏ Một, mà Đất thường còn Một ấy vậy !

Trời thường bỏ Một, Đất thường còn Một, thì làm sao phân biệt được, khi nhìn vào số Tử vi, đâu là Chính mệnh, đâu là Thụ mệnh? Làm sao để nhận biết lá số Tử vi Cải mệnh? Như thế nào thì gọi là số Tử vi Nhiếp mệnh?

————-

Đất kháng cự lại Trời, thì 先 迷 tiên mê, tại sao vậy?

Ngài Lý Hư Trung trả lời rằng:

“Đất chẳng cự lại Trời thì “cửa” mở vậy”

Lại hỏi:

Đất kháng cự lại Trời, thì 先 迷 tiên mê, tại sao vậy?

————-

Anh VoLy mở thêm lời để Topic vui “cửa” vui “nhà”

Kháng long hữu hối = Kháng Cự … môn

Đóng “cửa” không được nói, nhất dương sinh?

Mở “cửa” ………………………., nhất âm thành?

————-

Người đời sau, ngài Thiệu Ung lại “nói” khác:

“Sáng thì Mệnh ở Ly, chiều thì Thân ở Khảm” (Khi thức thì Thần ở Ly, khi ngủ thì Thần ở Khảm)

Nào biết theo ai đây?

————-

Vấn đề ở đây, nguyên nhân từ đâu mà cổ nhân đặt được chức danh và tên kèm theo cho Sao, ví dụ như Cự Môn, hay Liêm Trinh, ngoài những ý nghĩa đã được phổ cập trong sách từ trước tới nay !

————-

Chào bạn

Tôi thường lấy số ngày chia cho trị số Cục, sau đó căn cứ theo số Dư kết hợp với trị số Cục để an sao Tử vi.

Ví dụ vận nhân Mệnh tại Tị sinh ngày 25 tuổi Canh là Kim Tứ cục, ta lấy tổng số ngày sinh là 25 chia 4 được 6 dư 1, theo định lệ Kê – Mã – Trư – Long – Ngưu ứng theo Hỏa lục – Thổ ngũ – Kim tứ – Mộc tam – Thủy nhị. Biết Kim cục khởi tại Hợi, từ cung Hợi an số Dư là 1, kế tiếp từ cung Tý thuận tự 6 cung tới cung Tị, thì an sao Tử vi (số 6 là số chia hết)

————-

Không nên anh Ehem, vì như vậy sẽ dẫn tới loạn thuyết.

Cũng không có gì được gọi là hay hơn ! Chỉ bàn về cách thức vận dụng, vậy thôi. Do vì kết cấu của môn Tử vi, nói về hàm nghĩa ước lệ của Sao, đã được rất nhiều sách vở từ trước cho tới nay quy định, trở thành đường mòn định hướng cho sân chơi này. Giả như bạn được cử đi học tại TQ, người ta dạy cho bạn là Tam tọa – Bát thai, mà không nói là Tam thai – Bát tọa, với hàm nghĩa ước lệ đối lập với những gì mà kiến thức ta thu lượm được từ trong sách, mà chính họ đã xuất bản. Vậy thì Bạn sẽ vận dụng như thế nào? Cho nên, chúng ta nên: “lối cũ ta về”,

Cảm ơn Ehem đã nhìn nhận và chia sẻ vấn đề này cùng tôi.

HaUyen

————-

Cảm ơn sự góp ý của Ehem, đây cũng là vấn đề còn nhiều bất cập khi mỗi người trong chúng ta ứng dụng theo Lịch của TQ, để Dự báo cho con dân Việt nam, đang sống trên múi Giờ đã được công nhận và thừa nhận rộng rãi vậy.

Giả như, năm 1985 lịch pháp vẫn không thay đổi, thì một trường phái tại VN, căn cứ theo năm- tháng – ngày – giờ sinh của đương số, quy đổi lại theo Lịch pháp xưa cũ, cũng chỉ ra những Dự báo sát thực cho tới ngày nay, mà không cần phải ứng dụng theo Lịch của TQ.

Anh Ehem thấy phương pháp vận dụng của trường phái này là đúng hay sai? Giả như đúng thì trường phái này vẫn đang ứng dụng, giả như sai thì cũng khó thuyết phục trường phái này phải nghe theo ý kiến đóng góp của chúng ta. Vấn đề là giá trị của Dự báo, như Ehem nói: “Thấy nghiệm đúng nhiều hơn”

Tôi theo trường phái quy đổi theo Lịch pháp cũ, mà không theo Lịch pháp của TQ, do vì chính ngài Lê Quý Đôn cũng đã từng đi sứ sang TQ để điều chỉnh lại Lịch pháp vậy. Ngôn ngữ thường nói là: con người ở Đồng bằng Bắc bộ, con người ở Đồng bằng Nam bộ, mà không nói là con người ở Đại lục.

Nói như vậy, có nghĩa là từ thời Nguyễn Trãi, cho tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho tới Lê Quý Đôn, và cho tới nay, vẫn tồn tại trường phái không chấp nhận theo Lịch pháp TQ, cũng không theo Quốc Lịch đã được công bố, để vận dụng truy tìm những giá trị có ích cho con dân: Nam quốc sơn hà nam Đế … định phận thiên thư !!!

Thật vui khi cùng Ehem bàn về cách thức vận dụng “Thời gian” trong lĩnh vực Huyền học vậy !

————-

Chào anh Tân

Tôi có viết tại bài #46 là: anh ThienPhucThienQuan là đúng. Tôi chỉ là người dẫn nguồn.

Chắc tôi với anh cùng thời (1928), mong Anh thông cảm và hiểu cho Tôi rằng: khi mở topic này, Tôi học thêm được kinh nghiệm, như đã viết tại bài #46, đó là nhận định rõ thêm về “Những hạn chế còn khiếm khuyết, trong kết cấu lập thuyết của Tử vi”

Cảm ơn Anh đã quan tâm.

HaUyen

————-

Cảm ơn GiangLong,

Thông tin được nhiều người chấp nhận, có mang theo thuốc nhưng “quên” chưa uống. Khi đột ngột cơn đau tái phát, lại nể vì thư ký nằm cùng phòng đang ngủ mà không gọi. Cố vươn người lấy thuốc nhưng không được !

Sự kiện này có được cảnh báo không? Trả lời: có

– Cảnh báo thứ nhất: một phụ nữ ở Thái Nguyên (tên Hà, chuyên xem phần “âm”)

– Cảnh báo thứ hai: khi uống riệu cùng đàm đạo chuyện “thế sự”, phương pháp Dự báo là Tử vi.

Ông Bách là người không tin những chuyện này.

Tiêu đề được đặt tên là Bác sỹ Tôn Thất Bách, là do ông Bách là thành viên cốt yếu trong Ban bảo vệ sức khỏe TW, lời Ông nói “Nên gọi là Bác sỹ, gọi là Giáo sư …”. Do vậy, tocpic được đặt tên theo nguyện vọng khi Ông còn sống.

————-

Cảm ơn NgoaLong,

Khả năng cảm nhận đối tượng trong 30 phút, ứng với Thiên tướng về cư Hợi. Sau này, con người ứng với lá số này được chuyên trách 2 việc, một “mờ” một “sáng” (dẫn lời cụ Thao Thao)

Phong khí truyền đạt thông tin khi uống riệu, đúng là người Thiên tướng thủ mệnh (dẫn lời GS Vi Huyền Trác – Bv Bạch Mai)

————-

Về điều Bạn nêu, tôi chỉ sơ hiểu như sau:

Thời “bao cấp” và thời “cơ chế thị trường” đã dẫn tới những thay đổi căn bản cho con dân trăm họ. Thời “bao cấp”, thì cách nhìn nhận và định hướng Xã hội chưa chấp nhận Huyền học. Anh Ng Phúc Giác Hải, là người được ăn học theo định hướng XHCN, nhưng lại dành thời gian một cách thái quá, về việc nghiên cứu trường phái chữa bệnh của cụ Trưởng Cần. Giới cùng nghề với anh Hải cũng khó thuyết phục, lại thêm những người đang ở cương vị bảo vệ tư tưởng (an ninh văn hóa), cũng không chấp nhận tại “thời” vẫn còn chế độ bao cấp tem phiếu. Cho nên, cánh cửa lớn và cửa nhỏ (Cự môn – Tang môn) đều khép lại. Hậu quả là cơ quan, nơi công tác không chấp nhận. Đây là sự thiệt thòi của cả một đời người làm công tác khoa học. Thời gian gần đây, sau anh Ngô Đạt Tam, thì anh Chu Phác có chấp thuận nơi ngồi tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.

Nói về dòng Họ, tôi nghĩ, chỉ môi trường người chuyên nghiệp về Sử học mới có thể dẫn bàn, nên Tôi không thể đi quá giới hạn cho phép.

Cảm ơn 100dong

HaUyen

————-

Địa thủy hỏa phong thức

Nguyên lai nhất thiết không

Như vân hoàn tụ tán

Phật nhật chiếu vô cùng.

Đạo Huệ là một thiền sư, ông là người đề cập đến Thức và Không !

Tư tưởng Bản thể luận của Đạo Huệ là Không, bản thể đó thường trú bất biến ví với Phật (bản thể) như mặt Trời thường hằng luôn luôn chiếu sáng, như cành hoa bất biến trong lò lửa.

Nhận thức luận của Đạo Huệ bao gồm: Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Thức; tất cả đều là Không, giống như mây khi tụ khi tán, tức Vô Thường, còn Phật (bản thể) thì thường hằng như mặt Trời luôn luôn chiếu sáng. Không thể phân biệt đâu là Sắc Thân (hiện tượng giới), đâu là Diệu lý (bản thể)

Đạo Huệ họ Âu, người Chân Hộ ở Như Nguyệt, năm Ông 25 tuổi học Ngộ Pháp Hoa (tức Thông – Biện). Sau trụ trì chùa Quang Minh 6 năm tu Định – Tuệ, đạt tới Tam Quán Tam Ma Địa, học trò đông hơn nghìn người.

Năm 1159 được vua Lý Anh Tông mời vào cung chữa bệnh cho Hoàng phi, trụ trì tại chùa Báo Thiên.

Trước khi viên tịch, Đạo Huệ nói:

Sắc Thân dữ diệu thể

Bất hợp bất phân ly

Nhược thân yếu chân biệt

Lô trung hoa nhất chi

————-

Chủ đề của Topic lấy tên là Âm Dương gia

Sách về “Âm Dương gia” nghe nói đã thất truyền, nên Tôi lấy Đạo gia (tư tưởng) để thưa chuyện cùng anh VoLy vậy.

Cảm ơn bạn Knownot.

————-

Thư viết:

Tý dương Hợi âm, Dần dương Mão âm, chi loại như phu phụ chi đồng thể. (mối quan hệ địa chi – vợ chồng)

Giáp sinh Ất, Ất sinh Bính loại, như phụ tử tương sinh. (mối quan hệ thiên can – cha con)

Chu Hy chú:

Con người phú bẩm khí từ trời, được ban “hình” “thể” từ đất. Cái thân thể nhỏ bé của ta đứng trong đó, chính là đạo làm con vậy.

(Nhân bẩm khí ư thiên, phú hình ư địa, dĩ miểu nhiên chi thân nhi vị hồ trung, tử đạo dã)

————-

Quan Thái phó Tư Mã Phù hỏi quan xa kỵ Tạ Huyền rằng:

“Tại sao trong số sách chất đầy năm xe của Huệ Thi, lại không có một lời nói về Huyền?”

Quan xa kỵ Tạ Huyền đáp:

“Bởi vì chỗ vi diệu của Huệ Thi chưa được truyền”

Chú:

Con người khi “bước vào cõi hư vô bao la” (kinh hư thiệp khoáng) thường hay nói:

“Diệu tích kỳ trí, đại sướng huyền phong”

“Phân tích cái huyền diệu đến cùng cực, đó là phong khí huyền học lớn mạnh”

Mọi người đọc nó, không thể không trở nên siêu nhiên như thể rời khỏi trần ai và nhìn vào cõi mịt mờ tuyệt đối !

Và họ bắt đầu hiểu rằng, bên ngoài thế giới giác quan nghe nhìn, còn có những bậc thần đức huyền triết,

có thể vất bỏ thiên hạ và ở ngoài vạn vật,

những bậc xa lìa tình cảm và vui chơi trong cõi vĩnh cửu,

những bậc đi vào cõi xa xăm trong sáng dằng dặc,

lìa bỏ trần ai mà phản hồi về chốn thâm u tột cùng !

Ôi, … huyền chi hựu huyền !!! (Đã huyền rồi lại huyền)

————-

Tuân Tử có lời phê về thuyết của Huệ Thi rằng:

“Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực”

Người đời sau, trong một phạm vi nào đó, chú giải về chữ “ám” rằng: “Tình cảm của con người, ai cũng có sự che lấp, ví như trời bị che lấp nên không biết người” (Cự môn)

————-

+ Địa bàn năm Nhâm Thìn – 2012 cho lá số:

………Cự môn………….Liêm Tướng…………….Thiên lương…………..Thất sát

……..Tham lang……………………………………………………………………..Thiên đồng

……..Thái âm…………………………………………………………………………..Vũ khúc

…….Tử Phủ…………….Thiên cơ………………….Phá Quân………………Thái dương

– Thất sát cư Phúc, năm 2012 thì phúc khí suy giảm, sát khí tụ vào tháng Giêng và tháng Chín

– Tham lang ngộ Cự Môn tại cung Thìn chủ về thường gặp sự việc liên quan đến pháp lý

– Phá quân địa bàn cư Thiên di ngộ Kình, chủ về một năm đường lớn không đi, lại thích đi đường nhỏ hẹp, đường vòng

– Tài tinh ngộ Đà Kị, chủ về việc trì trệ, … thường hay bị nhỡ hẹn trong việc liên quan đến “tiền”, vận sự nghiệp trong năm không thể ổn định bền vững được.

– … v.v. …

– Tháng Giêng khởi từ cung Giáp Thìn, tháng Hai khởi cung Ất Tị, …

+ Nhân bàn

————-

Có gì đâu, dùng nhuần nhuyễn vài tháng Tam bàn: Thiên bàn – Nhân bàn – Địa bàn là quen thôi. Chỉ dùng Thiên bàn và Nhân bàn thì mức độ thông tin cũng rất tốt rồi !

Thông qua Địa bàn, có thể nhận thấy tính mất trật tự giữa Thiên và Nhân (Thiên Nhân cảm ứng), cũng có thể tạm gọi là “lỗi hệ thống”. Đây có thể coi là nhân tố đặc trưng của Địa bàn số Tử vi.

————-

Đọc kỹ quyển sách này, thì không thấy nói tới phân năm âm hay năm dương (Thái tuế). Niên can vận nhân là Dương, thì quẻ Càn chuyển thành Nhâm, quẻ Khôn chuyển thành Quý. Khi niên can của vận nhân là năm Âm, thì quẻ Càn chuyển thành Giáp, quẻ Khôn chuyển thành Ất, điều này có quan hệ mật thiết tới vòng tứ Hóa. Nên chú ý

————-

LeThanhNhi sinh tháng 10, thì trục “Nhân sát” Hình Diêu chuyển về Thân Dần, can Bính của năm sinh nhập cung Phúc rồi mà, Tôi sẽ suy nghĩ khảo cứu thêm, nhưng một điều chắc chắn rằng, mức độ không như LethanhNhi nhận định đâu !

Điều đáng lo ngại nhất của nguyệt hạn, đó là Đát Kỷ nhập cung gặp Trụ Vương (Hồng loan gặp Phá quân), dẫn tới hậu quả “tâm phiền ý loạn”. Mức độ đừng nên để bố mẹ đau lòng mà không muốn nói ra !

————-

@ LeThanhNhi: xem xét một số ý nhau sau:

– Năm 2012 – Nhâm Thìn, can Bính tới cung Mệnh hóa Lộc nhập cung Quan, có thành được cách “Hóa tinh phản quý” không?

– Theo “Trung Châu phái”, thì Thiên Lương làm chủ cung Phụ Mẫu, Thiên lương hoặc Lộc tồn có khả năng hóa giải được tính hung bạo của Phá quân. Năm 2013 Quý Tị, can Quý tới cung Nô thì Phá quân tự hóa Lộc, vậy tính hung bạo của Phá quân trong năm 2013 có được hóa giải không? Hay chỉ được xét tới năm 2012 có Lộc tồn nhập cung Nô hóa giải được tính hung bạo của Phá quân !

– Năm 2013, Huynh đệ hóa Kị nhập cung Thê ở Đông Nam, nhận định của LethanhNhi sẽ như thế nào?

————-

Về điều Anh nêu, có thể nghĩ tới trường phái Anh theo và trường phái Tôi theo có khác nhau. Theo như Tôi hiểu (có thể chưa sát ý anh), thì thông tin Anh nêu là từ sách của ông Nguyễn Mạnh Bảo. Tôi thì lại theo cách hướng dẫn từ nguồn được ăn học của “nước lớn” (có thể họ đã dạy sai), rằng: “Thái Ất phi cung hướng Đông Bắc, gặp Tuế Giáp thì Trực phù độn tại Canh”.

Cảm ơn anh TUVINUT

HaUyen

————-

Anh ThienPhucThienQuan

Tôi không hứa trước với Anh về lá số của Gs TTTùng, nguồn tư liệu này đều từ nhóm bậc đàn anh của Tôi, cụ thể là cụ Thao Thao và cụ Trần Thanh Loan. Cụ Thao thì viết cuốn “Từ điển tử vi”, cụ Thao còn nói là sưu tầm được 3 quyển tài liệu viết tay của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, khi mở quán xem số Bát Tự Hà Lạc (nay là đường Bạch Mai) . Cụ Loan nhà ở 10 Thi Sách HN, là bạn thân của ông Nguyễn Mạnh Bảo. Gia đình tư sản nhưng theo CM, nhập vai gánh hát Tuồng lang thang từ Bắc vào Nam, là người bấm số cho TT Nguyễn Văn Thiệu khi còn bé, để lại câu nói nổi tiếng nhận định về ông Thiệu. (thông tin này được Tổng cục phó TCI – BCA họ Tống xác nhận)

Nhóm các cụ nhiều nguồn tư liệu quý, nhưng các cụ đều đã đi xa. Tôi và anh Vi Huyền Trác cùng thời, nhưng anh Trác có lợi thế làm ngành Y nên được cụ Thao ưu ái. Do vậy, có thể có thông tin mà Anh đề xuất. Được hay không được thông tin, thì Tôi cũng sẽ trả lời Anh tại topic này.

Anh Ng Phúc Giác Hải thế hệ sau bọn tôi, cụ Trần Thanh Loan và cụ Thao Thao có nói một câu ngắn gọn, nhận định về số của anh Ng Phúc Giác Hải là: “Thái dương thủ Mệnh cư Tị thì làm gì có Cách Cục”. Thời gian trôi đi suốt hơn 30 năm rồi, mới thấy lời của hai Cụ thật sát thực, ứng với cuộc đời không có ghế để ngồi của anh Ng Phúc Giác Hải vậy.

Đây là hai người có thể lưu giữ thông tin mà Anh đã nói ở bài viết trên. Tôi sẽ liên hệ với anh Trác và anh Hải.

Một vài chuyện làm vui cùng Anh

HaUyen

————-

Năm 2013, Thê cung Cự môn hóa Quyền và can cung Huynh hóa Kị nhập cung Thê, vì vậy mà cung Thê tăng thời gian vận động ngoài hành lang, với mục đích làm tăng sức ảnh hưởng đối với những người xung quanh, lời nói đầy sức thuyết phục, là điểm kích tới phụ mẫu để tiến tới hôn nhân. Mặc dù, Lời nói biện giải trước hay sau thì cũng như nhau cả thôi, nhưng lợi thế của Thái âm hóa Khoa tăng sức nặng cho hôn nhân, thì lại làm mất đi thời vận của Tài cục, lại thêm Khoa ám Quyền làm tăng tính ổn định, trong khi Cơ Âm cư Tài chủ về muốn lưu động đi xa xuất ngoại, Tài cung ám hợp Phá quân hóa Quyền làm chủ thống suất Thê – Tử – Nô là điểm nhấn lưu thời gây ảnh hưởng rất lớn, bẻ ghi làm nhụt ý chí nung nấu chờ thời đi xuất ngoại của LethanhNhi.

Vậy, Lethanhnhi còn quyết tâm đi xuất ngoại không?

————-

– Tháng Kỷ vào hạn Thổ ngũ cục chứa Tử Phá hóa Quyền Văn khúc ngộ Kị, Trời đang có Thất sát ngộ Đà thống suất dẫn Thổ ngũ cục ra sát khí rất nặng

– Ngày Tân theo Trời thì đi vào Thủy nhị cục hàm Bạch Khốc Hư, theo Đất thì đi vào Thổ ngũ cục hàm Lộc Kị ám Không, là tượng mây đen kéo về phía Tây dày đặc mà không mưa

Đang ở Thời dẫn ra sát khí rất nặng, vận của ngày thì mây đen dày đặc không mưa. Chắc là không có ai đến với Tôi cho đến giờ Hợi của ngày hôm nay

————-

Trung Châu phái có nói tới can Bính phối Thiên đồng cư Tuất, thành cách “Hóa tinh phản quý”

LethanhNhi đã trải nghiệm nhiều lá số ngày chưa?

Ta nên hiểu cách “Hóa tinh phản quý” này như thế nào khi ứng với số Tử vi của Lethanhnhi?

Năm 2013 có Tham lang hóa Kị, thành cách “Tam phương củng Sát”, chủ về phát triển chậm những ý tưởng của mình, có tượng cùng một lúc thích “hai việc” nhưng thực tế chỉ làm tăng mức độ vất vả đối với công việc mà hiệu quả không được như ý muốn.

Đối với Phu thê là tượng một lúc thích “hai người”, nhưng vì Tham hóa Kị cắt giảm đáng kể hàm nghĩa “đào hoa phạm chủ” tương đối hiệu quả, vậy thì lời Lethanhnhi nói lấy vợ có trở thành thực tiễn không?

————-

LeThanhNhi dành quá ít thời gian quan tâm đến họ hàng, đây là một nhược điểm cần phải khắc phục sớm trong Đại vận 24 ~ 33

————-

Anh Trần

Kiến thức về hóa học không phải lĩnh vực chuyên ngành của tôi. Khi anh Trần đặt vấn đề khai mở mối quan hệ giữa Tử vi và bảng tuần hoàn Hóa học, thì tôi tự đặt mình vào hoàn cảnh của Anh, dựa vào thuyết của Dịch “từ xa tới gần thì dùng tượng, từ gần tới xa thì dùng số”, từ đây quy tụ lại đồ bàn 12 cung: nói về sự ngay chính của Đất (chưa xét tới sự lệch), ta đặt Tý về phương Bắc, nghịch chuyển tới Tây, rồi tới Nam, rồi tới Đông, lại về Bắc, …, vẫn theo Cổ nhân định lệ

…………………………………………Tuất

………………………………………….Ngọ

………………………………………….Dần

……………….Hợi – Mùi – Mão……..+……….Sửu – Tị – Dậu

…………………………………………..Tý

………………………………………….Thìn

………………………………………….Thân

Mối quan hệ này được xác lập căn cứ vào lời quẻ Càn: nguyên – hanh – lợi – trinh –> xuân – hạ – thu – đông –> lộc – quyền – khoa – kỵ, …

Thứ hai: chắc là một công việc tốn rất nhiều thời gian của chúng ta, đó là thứ tự Can Chi của năm trong 60 hoa Giáp, được phối với số thứ tự Chi năm trong sự tuần hoàn của 12, và phối với thứ tự chi Tháng trong năm, có nghĩa rằng, đây là định lệ từ Lão Tử: số 3 sinh vạn vật –> “nhất phân vi tam” –> “hàm tam vi nhất”. Từ đây đi tìm sự tương quan “hàm tam vi nhất” của tháng + ngày + giờ lập cung Mệnh phối sao Tử vi. Trong đó, lấy cơ sở từ số 5, đó là 5 năm thì có 60 tháng.

Tôi cũng chưa rõ phương pháp phối hợp của Anh, vì nghĩ rằng Tử vi định lệ về sự sống của con người. Đây cũng chỉ là một gợi ý, nếu không phù hợp thì Anh bỏ qua.

Anh Trần tham khảo thêm.

Hà Uyên

————-

Giá mà thông cảm được với người, khi người ta đã chọn nghề như vậy rồi… mà ở VN này, cũng chỉ có vài người theo học được ngành toán quá mới của thế giới đương đại …

Hơn nữa, người ta cũng biết thân biết phận là Cự môn thủ Mệnh, khi đọc sách Tử vi Đẩu số – tập 1 – trang 224 – dòng 3 trên xuống có nói “nếu nghiên cứu thêm cửu lưu, thì cuộc đời sẽ đỡ được vất vả” … người ta đọc sách, ứng dụng, tự mình cải số vậy

————-

Theo lá số Tử vi thì đúng là như vậy. Khi nói suy tượng, thì ở gia đình Tôi có mấy người sống tương đối sung túc, vậy mà gần 3 năm nay ngày nào cũng phải uống một đống thuốc. Cho nên, mới nói suy tượng cái thân ngồi trên đống thuốc là vậy.

————-

Ryan ghép 4 tượng sao => giải nghĩa thật cô đọng súc tích,

Tôi thường dùng 3 tượng sao để giải ý nghĩa, chủ yếu dựa vào 3 vòng Tuế – Sinh – Lộc đại diện cho 3 Hào của một quái Dịch vậy.

————-

Chào HoangHun

Chủ đề rất thú vị, Tôi tham gia cụm từ thứ nhất về ghép chữ: tả không hữu kiếp

Suy tượng:

– Kiến giải thứ nhất là: tay bên phải yếu, tay bên trái khỏe

– Kiến giải thứ hai là: trọng nhà vợ hơn trọng nhà mình

– Kiến giải thứ ba là: ngủ nằm quay lưng bên trái, không quay sang bên phải với vợ

….v.v…

Cụm từ thứ hai về ghép chữ: Mệnh chính Thân sinh (cung Tứ chính Tứ sinh)

Suy tượng:

– Kiến giải thứ nhất là: Mệnh sinh trong nhung lụa, Thân ngồi trên đống thuốc.

– Kiến giải thứ hai: Mệnh quý tòng tiện tự đạt, Thân tiện quý vị tự nguy (Mệnh quý ở môi trường vất vả tự thành đạt, Thân tiện ngồi ở nơi môi trường phú quý thì tự kéo kẻ thù đến)

…v.v…

HuangHun cho lời ghép chữ tiếp

HaUyen

————-

PhapVan có Lời giải sâu sắc, lỗ chân lông là cửa ngõ (môn) ra vào của Vinh Vệ, qua đây Tà khí nhân cơ thể hư hàn mà xâm nhập, Mệnh lại cư Dần chứa Phế kinh, thật là rõ ràng vậy !

————-

Khi đối chứng lá số Tử vi với bảng chế định từ HOÀNG ĐẾ NỘI KINH, cung Giải Ách của bạn cư Dậu tương ứng với Thận kinh, có can Quý làm chủ. Mệnh cư Dần chứa Phế kinh. Một đặc điểm của lá số này, đó là âm dương đối đãi hợp giao lại tương ứng với can Giáp ngày sinh, cung Thê chứa Đởm (mật) …

Xét theo bề mặt chữ viết trên mạng ảo này, thì cũng khó để chẩn đoán sát với bệnh cảnh được, chỉ để Bạn tham khảo thêm.

————-

Tại huyệt Chí dương, bạn chỉ tập chung tinh thần luyện ý, mà không phải dẫn khí, không cần phải theo giờ mở của Huyệt. Bạn như luôn nhìn huyệt này. Sức mạnh theo ý chí mà tự đến

Phép Tý – Ngọ cư trú ở trong sách Giáp Ất Kinh đã dịch và xuất bản tại VN (2 tập), hoặc là sách Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông tác giả Lê Văn Sửu. Bạn tìm đọc sẽ hiểu sâu và rõ ràng hơn. Trình bày trên Diễn đàn thì tôi nghĩ sẽ sơ xài, không giúp ích được gì cho bạn.

————-

Như vậy, thì tam cơ = thiên cơ + nhân cơ + thời cơ cũng khó mang lại giá trị thực gì cho mỗi chúng ta

————-

Anh PhapVan dùng động từ phải để nói về Tính và Mệnh, vấn đề là làm như thế nào để định vị được đây? Nếu đã hội đủ nhận thức và có được phương pháp để định vị, thì có thể không còn gọi là tính mệnh nữa.

Làm như thế nào? Có ai trong thiên hạ giúp Tôi biết cách phải làm như thế nào để tôi biết định vị được tính và mệnh của tôi ! Cuối cùng, là trở về với ta và ngã chăng!

Tôi nghĩ như vậy, không biết có đúng với ý của Phapvan không !

————-

LethanhNhi đọc sách, chắc cũng ít thấy sách viết về mối quan hệ giữa Cục và Cung, khi ta thống kê trong chừng mực tối thiểu, thì cũng nhận thấy có vấn đề của nó, ví như Thủy cục tuổi Canh, mà Mệnh lại cư cung Thân Dậu, chắc là phải khác với Thủy cục tuổi Bính mà Mệnh cư cung Thìn Tị, hay ví như Mộc cục tuổi Ất mà Mệnh cư cung Dần Mão, … trong khi sách chỉ viết nhìn “Cách – Cục định cao thấp” … lá số 2 này, ở ngôi vị tương đương với ông Đào An chủ tịch thành phố Hải Phòng

————-

Cũng không hẳn như vậy, học phái trong “Thâm cốc mật quyết” và phương pháp luận của cụ Thiên Lương, đều buộc phải có những nguyên tắc “mật truyền”, ví như cung Âm thì trọng “nội củng” mà cung Dương thì trọng “ngoại củng”, “nội” gặp xung thì hóa “ngoại” gặp xung thì biến … phương pháp luận của cụ Thiên Lương trọng vòng Thái tuế, cũng đã được cổ nhân viết thành sách chú giải kỹ, “luận” các phương pháp để thấy cái hay cái dở, thì cụ Thiên Lương rất minh tường

Cho nên nhờ có diễn đàn mà chúng ta được giao lưu vậy.

————-

Chào các Bạn

Năm ví dụ mẫu về số Tử vi, ứng với 5 người mà Tôi đã chuyển tải lên diễn đàn chia vui cùng anh chị em, với mong muốn cùng anh chị em từng bước soát xét câu nói: “Định cách cục phân cao thấp”, có thể chúng ta sẽ có thêm những mẫu lá số sau này tùy theo thời, nhưng đây là những ví dụ mà ta có thể tham khảo.

Cảm ơn Diệu Bích về Topic rất vui, mà Diệu Bích cũng nhiều lá số cụ thể rất cần cho nghiên cứu, Tôi đã lưu lại rồi

————-

Đừng nên mang nặng ảnh hưởng của Lý Số như vậy ! Mặc dù có thể nói, môi trường làm việc của Quandct, là nơi quy hoạch cán bộ tầm chiến lược. Nơi đây có thể mở ra cho Bạn những mối quan hệ và tầm nhìn được bao quát hơn. Nhưng, trong những trường hợp mà Quangdct biết, thì không có nghĩa, mỗi người đều được chuẩn bị sẵn chỗ Ngôi – Vị.

Trong Dịch có khái niệm “hàm nhị vi nhất” (hợp hai làm một), khi Thời và Vị được hợp làm một (Thời Vị nhất cục), ta có thể hiểu đơn giản là thời gian ngắn lại, có thể = 0, như nói 7 tuổi đã lên Ngôi Vị, mặc áo cẩm bào, quần thần vẫn đương nhiên phải quỳ lạy … Đây là nói cái Dụng của Hậu thiên, được thông qua 8 con số: 1-2-3-4-5-6-7-8, thay bằng tám chữ: Chiến – Thuyết – Kiến – Xuất – Tề – Lao – Thành – Dịch (Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, chí dịch hồ khôn, thuyết ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn). Có thể nói, đây là căn cứ lý luận của hậu thiên, để cho các Đạo gia xây dựng học thuyết của mình vậy.

Quangdct lưu ý, những chữ viết này, đều phải tuân theo thứ tự. Nếu mất đi tính trật tự này, thì tình trạng rối loạn sẽ xảy ra. Tự nhiên là như vậy ! Câu hỏi được đặt ra là, con dân trăm họ, tại sao không được vào Trường quy hoạch cán bộ, nơi Quangdct đang giảng dạy? Có phải ai ai cũng được vào học, để ứng với lá số của mỗi người, khi hóa Quyền nhập hạn? Vậy nên, ta có thể đơn giản mà hiểu rằng, “Thời” nay, nếu không có chứng chỉ của Học viện, thì hóa Quyền cũng chẳng có tác dụng gì !!!

Cho nên, ngài Trần Đoàn, hay ngài Thiệu Ung rất tôn trong quy luật này khi lập thuyết, ví như trong Mai Hoa, ngài Thiệu Ung đã lập thuyết: 1 ứng với chiến, 2 ứng với thuyết, 3 ứng với kiến, … cũng như ngài Trần Đoàn lập thuyết cho Tử vi, hợp trị số của Cục với khí Ngũ hành nguyệt kiến, định lệ dòng hợp lưu cho Sinh Mệnh của con người vậy.

Quangdct tham khảo thêm.

————-

Chào Quangdct

Gần đây, Tôi nhìn lá số hay bị bệnh phiến diện. Tại sao nói vậy?

Một bạn trẻ hiện hữu sinh năm 1981 (xin được dấu tên và ngày giờ sinh), có Bố đẻ là Phó chủ tịch tỉnh HD, có Bố vợ là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh HD, đang giữ chức Phó GĐ Sở kế hoạch đầu tư. Vậy thì Tứ hóa nào? hay Sao nào? hay cách cục nào? để cho chúng ta nghiệm lý đây !!!

Cho nên, trường hợp lá số này, chúng ta chỉ nên tham khảo thôi, rất khó để nghiệm lý vậy !

==============

P/s: bệnh phiến diện được hiểu là: ví như Tử vi hội Thiên tướng tại Thìn, vậy thì diện sẽ nhìn về cung Tuất Hợi, theo tượng chiến hồ Càn.

Đây là tính “Thấy” trong Tử vi. Trường phái trong Tử Cấm Thành gọi cách cục này là: Thời Vị Nhất cục, tiếp theo sau mới đến lượt Thủy nhị cục, Mộc tam cục, …

————-

Cảm ơn anh Ehem, cháu trai này sinh tại miền Bắc.

Anh có thấy mô hình lá số này, tính truyền tinh tương đối rõ nét, Tôi chưa nghĩ tới cung Phụ Mãu cư Mão lại ứng tới Ủy viên Bộ Chính trị. Kể cũng lạ.

Anh tham khảo, giúp thêm những sự kiện chính trong 14 tháng tới (lời giải).

Cảm ơn anh Ehem.

————-

Anh Ehem

– Số 3 phối hợp với Mộc khí, thì cái Lý của nó là: thay cũ đổi mới.

– Năm Canh, Mộc tam cục an tại cung Ngọ Mùi, Tuế cư Dần thì Sinh khí của trời đất gia cung Tý cư Di phát động Tử vi tọa Mệnh Ngọ cung. (Tứ tắc Tuần Triệt Ngọ Mùi)

Cho nên, người ứng với lá số này được quy hoạch từ năm 2010 – Canh Dần !

Anh tham khảo thêm

————-

Anh Phuc Loc

Thực ra, Tôi không lên tiếng khẳng định. Khi thấy anh Ehem đưa ra nhận xét của mình, hơn nữa anh Ehem đang định hướng một lớp học TV, cho nên Tôi cũng thuận theo, để có một ví dụ giảng dạy cụ thể, là như vậy. Nếu anh Ehem không lên tiếng, thì tôi cũng im lặng. Vì cho rằng, mỗi người có một quan điểm riêng, trong sân chơi này, để học hỏi nghiệm lý.

Chúng ta có thể nhào nặn một lá số, mà quá trình bình số và giải số, vẫn sát gần với đương số. Cũng như báo chí định hướng đương số Huệ sinh ngày 15/3, … như vậy, chúng ta có thể hiểu, tại sao cụ Tân Mão nhập vai xem bói.

————-

Số tới thềm bậc này rồi, Tôi nghĩ Tử vi khó có thể bao quát được đại cục. Một thời gian “gần lửa rát mặt”, nên Tôi hiểu như vậy.

————-

Thầy của Lethanhnhi đã định hướng rất đúng, khi nói: “Nam trưởng nam già, Nữ trưởng nữ già”, những chỉ dạy này đều có cơ sở nguyên tắc của nó:

Nhiên cố nhân luận Mệnh, phân tam chủ, định tam hạn,

Dĩ Niên chủ Nguyệt quản Sơ chủ

Nguyệt dư Nhật quản Trung chủ

Nhật dư Thời quản Mạt chủ”

Như tuổi của Tôi bây giờ chỉ phân theo Ngày và Giờ, khi sự hay việc đến đối với Sơ – Trung – Mạt vậy.

————-

Minhgiac niên can là Bính, niên chi là Dần, sinh tháng Bảy, ngày 26 al (ngày Đinh Mùi), giờ Mão, Cự môn thủ mệnh cư Tị – không phải “miếu”

Tại trang lyso.vn, mục Chuyên đề tử vi, topic Cự môn nhàn đàm do Tuetvnb khởi xướng, có trích dẫn câu trong Đẩu số toàn thư: “Cự môn cư điền thì phá tán tổ nghiệp”

Minhgiac có thể tham khảo câu trích dẫn sau, để biết được hàm nghĩa câu: “Cự môn cư điền thì phá tán tổ nghiệp” mà Đẩu số toàn thư đã dẫn:

Thần mà không có “miếu” thì không có chỗ về (Thần vô miếu vô sở quy)

Người mà không có nhà thì không có nơi ở (Nhân vô thất vô sở thê)

Mệnh mà không có Cung thì không có đất để an thân (Mệnh vô cung vô sở chủ)

————-

Tôi cũng đã nói hết tháng 10 dương lịch sẽ ít tham gia viết bài, mấy tháng trước hai ba người bạn già TQ có thư hỏi thăm, muốn xem khả năng minh mẫn của Tôi tới đâu, … cho nên hai ba tháng nay Tôi viết bài tương đối nhiều là vậy.

Năm nay, Nhâm Thìn 2012, can Ất nhập cung Huynh đệ, tháng 11 âm – thì Hóa Kị nhập cung Quan, … Nam đẩu chủ hướng nội, Bắc đẩu chủ về hướng ngoại, … Tôi cũng tiên lượng được đôi phần

Lưu niên Thái tuế 2012 đang ở tuần Giáp Thân, do vậy lưu Thiên niên của tuần Giáp Thân khởi tại cung Thìn, tương kế lưu thuận tới cung Tý thì gặp can Nhâm, cho nên Thiên niên của Tôi năm 2012 đang ở tại cung Tý gặp cách “Thử đầu đới tiễn” – hạn tháng 11 của Thiên niên nhập cung Mệnh, … bão chưa tan mà gió lại đổi chiều …

Cảm ơn anh NhanKycuc

————-

Chào DieuBich

Tổ hợp lá số này đang thực thi nhiệm kỳ “phía dưới của tảng băng” cũng thú vị, thấy cung Thê được cách “ẩn ngọc” ngộ Hỷ Thần, muốn hỏi DieuBich có biết Vợ của đương số sinh năm nào không?

————-

Cảm ơn DieuBich

Người chồng với cương vị này, dung hòa lợi ích khối EU cũng là vấn đề lớn trong thời điểm 2012 – 2015, khi phải xử lý thông tin đặc biệt từ nhóm Tả Hữu giáp Tử Phá, thường mắc lỗi bắt nguồn từ “chính Thê”, cho nên Tôi muốn tham khảo thêm tuổi của Vợ, nay lại được biết cụ thể lá số người Vợ, như DieuBich biết cũng chỉ là kinh nghiệm của chúng ta, khi đối chứng tham khảo thêm từ số Tử vi mà thôi.

————-

– Lòng tin hóa thành tranh chấp kiện tụng, tháng Tám âm lịch nên tránh cho Bố Mẹ sự kiện lao lý này, nguyệt lệnh gặp quẻ Dự cho ta biết rằng, tình và nghĩa biến đổi bất thường, có thể xảy ra đối với cả họ hàng.

– Hỏa lục cục (can Ất) gặp mùa Đông (cung Tý Sửu tháng 11 và 12), thì tình trạng thường xảy ra sự vô lễ, dẫn tới tính tình đột ngột hung hãn hiếu sát. Nguyên nhân từ Kim tứ cục (năm Nhâm) ở vào thời xuân hạ, khiến cho “tính” không chỉ lạnh lùng mà còn mang lại sự vô ơn. Thủy nhị cục (năm Nhâm) nhập cung Ngọ Mùi, thường môi trường quan hệ ở vào tình trạng xa sút về “trí”

————-

Đại vận can Ất, năm Nhâm thì can Ất xâm nhập cung Tị => mối quan hệ phải bằng tiền từ mẹ hoặc gia đình bên ngoại gánh 2 Kị giúp Minhgiac, ngờ rằng gặp tuổi Giáp Tý phá (đại vận Hợi Mão Mùi, nhật nguyệt hội vu Ngọ, xuất vu Bính, nhập viên vu Giáp)

————-

Niên can Bính, niên chi Dần:

– Tháng Bảy giờ Mão = Quý Tị

– Tháng Tám giờ Mão = Giáp Ngọ

– Tháng Chín giờ Mão = Ất Mùi = 21 ~ 32 = Tử phù + Thanh long + Kim cục ==> “dự nghĩa bất thường” = “Thắt chặt miệng túi” (Khôn, Lục tứ)

Tặng Minhgiac ngày mai lên tầu

————-

Trần Đoàn viết:

“Cố thiểu nam thiểu nữ nạp can vu Nam, dĩ Nam giả vật hóa chi địa dã. Cố Chấn Đoài tư kỳ hóa yên.

Cố trung nam trung nữ nạp can vu Bắc, dĩ Bắc giả vật thu tàng dã. Cố Khảm Ly tư kỳ nhiệm yên.

Cố trưởng nam trưởng nữ nạp can vu Tây, dĩ Tây giả vật thành chi địa dã. Cố Chấn Tốn chuyên kỳ lệnh yên”

Tôi trích dẫn câu này, với dụ ý nói tại sao Tôi lại viết tại bài #98 là: “Hành vận Nam phương chủ tự hóa,… “

Vì chủ đề của Topic là: Minhgiac trả lời …

Cho nên, chúng ta có thể trao đổi học thuật cùng nhau rằng, tại sao Tôi lại nói về số Tử vi ứng với Bạn là “Tự hóa”, nếu Lethanhnhi quan tâm đến nội dung này.

————-

Chúng ta có cùng một góc tứ Duy thiên định ở Tiên thiên, trở về với Hậu thiên hình thành một sân chơi này, cho nên Tôi và Lethanhnhi, cũng như anh chi em sinh hoạt trên diễn đàn giao lưu với nội dung minh triết phương Đông. Theo lời đề nghị của Lethanhnhi, thì sức khỏe của Tôi sáng nắng chiều mưa, ngờ rằng khó có thể đi đến đích, âu lo không giữ trọn lời hứa với nhau, có đầu mà chẳng thể có cuối vậy.

Nói về Sách học thì Tôi cũng không nhớ được, theo như tổ hợp năm tháng ngày giờ sinh ứng với Lethanhnhi, thì nói Trời 7, điều này có nghĩa là tại Bắc phương, số 1 chuyển hóa thành số 7, hình thành một trật tự là 8 – 7 – 6 (mà không phải là 8 – 1 – 6). Ngài Trần Đoàn nói rằng:

(Xin lỗi, Tôi có việc sẽ viết tiếp sau)

————-

Cảm ơn Lethanhnhi đã cung cấp thông tin

Sinh tháng đủ, ngày 12/11/1986

Lục Canh nhật sinh thời Tân Tị, Thiên quan hợp đạo tự thân sinh

Vi nhân cương nghị Thê Tài tổn, vận đáo Kim hương quý Lộc hưởng !

Hành vận Nam phương chủ tự hóa, khởi nguồn cho Mệnh từ Sửu mộ = Trực phù + Bệnh phù, khởi nguồn cho Thân = Phúc đức + Phi liêm, sinh tháng Mười = Tự hình

————-

Ý nghĩa của riêng từng sao, như Lực sỹ hay Tang môn, thì sách vở đã có chú giải, nhưng khi kết hợp tại một cung, thì tính lý của Sao sẽ biến nghĩa, ví dụ như trường hợp của Tôi, gồm Lực sỹ + Tang môn, cho ta biết hàm nghĩa:

– Thể nhu phục cương

– Đa học bất thực

– Tắc kế suy bất thâm

Cho nên, như Tôi đã nói với Minhgiac rồi, Tôi thường an trước hai vòng Thái tuế và Bác sỹ là vì vậy.

————-

Anh Lý Long Ngư Vũ đã tới đích (thị) rồi, nhanh quá.

Nói rằng: “Hung kết hợp với Cát, tất trong Hung mang Cát. Vậy thì yếu tố nào chiếm ưu thế? Vấn đề ở đây phải chăng còn phụ thuộc vào sự so sánh giữa Địa chi của “Cát và Hung”, có nghĩa là vòng Thái tuế, lại thêm kết hợp với tương sinh hay tương khắc Ngũ hành trong Mệnh cục. Nếu ngũ hành tương sinh thì Cát thắng Hung, nếu ngũ hành tương khắc thì Cát sẽ bại”

————-

Minhgiac bàn thêm về sự “đồng” và “dị” giữa cách và cục được không thông qua số Tử vi của minhgiac?

————-

Số Tử vi ứng với Tôi, thì Mệnh được khởi nguồn từ Trực phù + Phục binh (cung Mão), còn Thân được khởi nguồn từ Tử phù + Tướng quân (cung Dậu)

————-

Trực phù + Phục binh cho biết rằng hành vận không thuận, tài và đức thường chuyển hóa thành hư danh, nếu làm việc võ đoán thì phải gánh lấy sự hối hận. Lại thêm đứng ở trong môi trường đa mộc (Ất Mão), thì tính khí giữa “phải” (thị) và “không phải” (phi) thường gặp phải tình huống cố chấp. Đây là nơi khởi nguồn cho Mệnh của Tôi, trong suốt quá trình làm việc cho đến nay, kiểm nghiệm thấy sát thực.

Nơi khởi nguồn (Tử phù + Phục binh) có quan hệ như thế nào với nơi “an cư” của Mệnh (Lực sỹ + Tang môn)??? Minhgiac có thể chú giải được không?

————-

Nới “an” mệnh” của Tôi là Hỏa cục, vậy Tôi có thể nói rằng: “minh ngoại hôn nội” có được không?

Sau đó mới xét tới Lực sỹ + Tang môn

————-

Cảm ơn Lethanhnhi,

Tôi và Minhgiac đang tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa Mệnh và Thân có đồng cách cục, thì mang lại lợi ích gì khi chúng ta ứng dụng vào cuộc sồng thường ngày.

Sinh hoạt cộng đồng mạng, Lethanhnhi có thể đưa ra ý kiến của mình, chúng ta cùng tìm hiểu thêm.

————-

Đơn giản thì PMK cũng tự trả lời được, ví như sinh tháng 7 giờ Dần thì đương nhiên là Mệnh cư Ngọ.

Nói theo luận điệu trường phái Quan học trong Tử cấm thành, thì phải xác định được Tam cực của một quẻ Dịch. Ví dụ quẻ Ất tính cho năm 2012 được quẻ Vô vọng, thì Tam cực được xác định như sau:

– Quẻ Quan là quẻ Địa cực cho quẻ Vô vọng

– Quẻ Khuê là quẻ Nhân cực cho quẻ Vô vọng

– Quẻ Cách là quẻ Thiên cực cho quẻ Vô vọng

Sau khi xác định được Tam cực, thì sẽ biết được Lưỡng nghi của Tam cực. Ví dụ như xác định cho Lý Địa như sau:

Hào Sơ và Tứ của quẻ Vô vọng chứa trong lòng hào Nhị và hào Tam. Hào Nhị biến được quẻ Lý. Hào Tam biến được quẻ Đồng nhân. Từ đây mà biết được lưỡng cực cho Lý địa:

Lý <=== Quan ===> Đồng nhân

Tương tự như vậy mà xác định được đầu cuối cho Lý Thiên và Lý Nhân. Khi xác định được giới hạn của Tam cực, thì sẽ mở ra cánh cửa Lưỡng nghi, có nghĩa là có đầu và có cuối, có chung có thuỷ, tức là biết được giới hạn điểm đầu và điểm cuối của mỗi cực. Biết được Tam cực thì mới biết được sự hình thành của Khoa – Quyền – Lộc – Kỵ vậy.

————-

Vận hội này, số 1 khởi tại cung Thân (Giáp), số 9 tới cung Thìn (Nhâm). Thủy tới thì sinh, thủy đi thì tử. Theo đó, 4 chu kỳ của mặt Trăng gây nên thủy triều trong tháng, ngờ rằng ngày 3 và ngày 5 chưa ứng kỳ.

————-

Chào Htruongdinh

Bạn có thể cho biết:

– Tuổi của Cha Mẹ, đây là xét theo thuyết lưỡng nghi Cha Mẹ

– Gia đình mấy anh chị em, thứ tự của Bạn trong cung Huynh đệ, đây là xét theo thuyết Càn Khôn sinh lục tử.

Tôi muốn biết là vì, khi chúng ta nói để hiểu được Vận – Mệnh, thì đừng mong cầu vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết vậy.

Xin cảm ơn.

————-

Htruongdinh cho Tôi một số ngày để khảo cứu tổ hợp năm tháng ngày giờ sinh được kỹ lưỡng thêm.

Những đúc kết trải nghiệm cuộc sống của cá nhân Tôi, nghĩ rằng nhiều nhân tố không còn phù hợp với thời và thế hiện nay, khi thông qua lá số để khảo cứu về Nhân học.

Tổ hợp năm tháng ngày giờ của mỗi người, luôn cho chúng ta 5 động thái về cục, Bạn nên quan tâm về vấn đề này là hàng đầu, sau đó mới luận giải đến phối cục và cách, Tôi thường đi theo nguyên tắc này vậy.

————-

Chào anh Vuivui

Tôi với Anh tuy ở rất xa nhau, nhưng đều có chung một hướng nhìn đồng thuận, khi cộng đồng những người yêu thích Đông phương học đang ở trong tình trạng còn nhiều hạn chế, kể cả giới chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Ngoài tính khách quan về Hán ngữ và dịch thuật, thì nguồn tư liệu vẫn là một trong những nhân tố đang là trở ngại, đối với giới nghiên cứu, cũng như cộng đồng mọi người yêu thích lẽ “hư huyền” Đông phương.

Trước hêt, xin chân thành cảm ơn Anh, những tâm tư Anh đã gìm lòng trong trong thời gian dài, một người đi trước như Anh và Tôi, khi nhìn tới Thế hệ tương lai, nay Anh đã bộc lộ cùng Tôi và Bạn đọc. Đúng như Anh đã nói, Tôi cũng tham gia một số trang web và cũng chịu đọc những bài viết, thì nhận thấy tính say mê, yêu thích lẽ “hư huyền” Đông phương của cộng đồng là rất cao. Nhưng, ta dễ nhận thấy một điều, đó thường là tính tự phát, mà không thấy tính hệ thống của ngành sư phạm vậy. Một lần nữa, xin cảm ơn Anh sự chia sẻ này.

Tôi tự nhận thấy, về ý chí hay năng lực tư duy của bản thân, còn có thể gắng. Nhưng cái “thân” của Tôi đã bắt đầu không chịu nghe theo. Hành động đã không theo ý mình. Cho nên, điều mà Anh nói dẫn dắt hậu học, Tôi sợ rằng khó có thể đến đầu đến cuối, nên chăng để tôi đứng sau, thấy điều gì có thể đóng góp cùng cộng đồng bạn đọc, thì phù hợp với sức của tôi hơn. Anh đã gửi tới Tôi một sức mạnh tinh thần, nhưng Tôi sợ bản thân không giữ được sự dài lâu chính bền.

Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Anh.

HaUyen

————-

Tôi chuyển bài về topic này

“Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành” = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

– Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch – Phúc đức – Phụ mẫu – Mệnh – Huynh đệ – Phu – Tử tôn.

– Khách: năm cung gồm: Tài bạch – Tật ách – Thiên di – Nô bộc – Quan lộc.

Lấy ví dụ theo lá số:

Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: “Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi” (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.

=========================================

Thatsat nói: Cụ cho cháu một thời gian suy nghĩ chiêu thức Nội Đẩu Ngoại Sát này.

=====================

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

– Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì “tai” chuyển biến thành “nạn”, rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, …

– Thứ hai: tôi có nói: “thiên tính bị mất đi” có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: “chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật”

– Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh – Di – Thân.

========================

Về câu: “Thất vi thiên độ”, thì chữ độ này được hiểu như thế nào? Có nhiều cách tiếp cận để chú giải, Ta có thể đơn cử khi căn cứ vào số Luật – Lữ trong Thái Huyền Kinh.

Người xưa lập thuyết, căn cứ vào số ngày “bình dân” trong 1 tháng là 30 ngày, mỗi ngày 12 giờ, nên số Giờ trong tháng là 420 giờ, cho nên Dương Hùng nói: “Vì vậy số của Luật 42, số của Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc là Hoàn hoặc là Phủ. Khi gặp số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ”

– Ví như mỗi ngày ứng với 1 sao trong Nhị thập bát tú, thì từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày thứ 28, ta được số giờ là 336 giờ

– Từ tháng Giêng cho tới tháng Tám, cung khởi Hỏa Lục Cục, ta được số giờ là 420 x 8 = 3360 giờ

Thông qua đây, ta có thể tạm hiểu về chữ độ vậy.

————-

@ Durobi: về câu trích dẫn này, khi đọc một số sách, Tôi thường thấy các nhà Huyền Học nói về “nhân vật”, thì thường chỉ định lập ngôn về nhân tài, mà ít thấy hoặc không bao giờ nghe thấy nói là nhân quan cả. Cũng như ngài Nguyễn Trãi đã nói: “Nhân tài thời nào cũng có”, mà không nói : “Nhân quan thời nào cũng có”

Tôi cũng theo thuyết này khi xét tới tính Khách quan, là một điểm xuất phát, là một trong những nhân tố để biết từ “tai” có chuyển biến thành “họa” hay không vậy.

Tôi theo thuyết này là vì căn cứ vào Dịch nói: “trước ngày Kỷ ba ngày, sau ngày Kỷ ba ngày”, cho nên khi Ta xét tam hội ví như Thân Tý Thìn, thì từ Thân thuận tới Tuất là 3, từ Tý nghịch tới Tuất cũng là 3, thế -ứng Thìn Tuất hợp hai làm một vậy.

Bạn tham khảo thêm.

————-

Chào Minh An

Minh An đã thư tới Tôi hỏi về Dịch, nên ta nói về Dịch vậy.

Sinh ngày Canh Tuất, cho ta biết rằng ngồi tại hào 6 khi quái Chấn cư Ngoại. Quái Chấn cưỡi lên 8 nội quái, nên ngày Canh Tuất được nạp vào 8 quẻ có quái Chấn cư ngoại.

Một quẻ Dịch khi xuất cung gồm 120 biến. Một quẻ Dịch không xuất cung gồm 81 biến. Nói xuất cung là nói về động hào 6, một quẻ Dịch động hào 6 thì ngũ hành bản cung sẽ biến, cho nên gọi là xuất cung.

Ví như can Mậu là chủ can năm, được quẻ Lôi Thủy Giải, thì ngày sinh Canh Tuất nạp tại hào 6. Khi quẻ Giải động hào Sơ – Nhị – Tam – Tứ – Ngũ sẽ gồm 81 biến, ta nói quẻ Giải không xuất cung, nếu động tới hào Thượng thì gồm 120 biến, thì nói rằng quẻ Giải đã xuất cung, có nghĩa là ngày Canh Tuất sẽ biến thành một ngày sinh khác, điều này là không thể. Chính vì vậy, Cổ nhân lập thuyết về “sinh mệnh” căn cứ vào 1 quẻ 81 biến, còn khi dùng số 120 biến của 1 quẻ, là để biết được sự ảnh hưởng của Trời Đất trong thế giới tự nhiên.

Kết cấu 6 hào của một quẻ Dịch, về nguyên lý sẽ xuay quanh một quẻ Dịch nào đó, ví như tạo thành một “hố đen”, hoặc nói rằng hình thành nên một đường “trục”, hoặc nói rằng đó là “Đạo” vậy. Như quẻ Giải thì 6 hào của quẻ lấy quẻ Khuê làm Trục trung tâm, đó là nói quẻ Giải xuất cung, còn quẻ Giải không xuất cung thì lấy quẻ Đoài làm Trục trung tâm.

Nói như vậy, để Minh An hiểu quan điểm của Tôi, trả lời thư của Minh An có hỏi về mối quan hệ giữa số Tử Vi và quẻ Dịch. Kết cấu 6 hào của một quẻ nếu không có Đạo, thì hệ thống của quẻ sẽ bị phá vỡ, 6 hào của một quẻ sẽ không còn tính trật tự nữa.

HaUyen

————-

Cảnh Huynh đệ tương tàn khi thiết lập lại trật tự mới. Cảnh lựa chọn Hoàng tử kế vị, cũng đã dẫn tới nội chiến ngầm trong hậu cung. Đều để lại những hậu quả lâu dài.

Những cảnh tượng này, được cơ yếu và hội đồng quân cơ nén thông tin vào sao Mộc dục, tôi theo thuyết này được mật truyền trong Cấm Thư. Vấn đề là giải mật mã thôi !

Những điều này, lịch sử thời chế độ Phong kiến đã xảy ra. Tôi hiểu được thông tin VietMao đã dẫn giải.

Cảm ơn VietMao.

HaUyen

————-

Sau khi người bạn nói thông tin ngày sinh của đương số, tôi nghĩ nhiều tới điều gì tạo nên được sự ảnh hưởng rộng rãi như vậy.

Xét theo kết cấu lập thuyết về Tử vi, thì chỉ có 4 cung có khả năng gây ảnh sâu rộng, có tần số vang xa. Đó là 4 cung Thân – Ngọ – Thìn – Sửu. Tại sao nói vậy?

Ngày hôm nay, giới Khoa học cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của mặt Trăng đối với trái đất, khi tiệm cận tới ngày Trăng tròn hàng tháng. Còn đối với Tử vi, thì 4 cung này ứng với ngày 15 xác định vị trí của Đế tinh. Đó là:

– Thủy cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Thân

– Mộc cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Ngọ

– Thổ cục và Kim cục ngày 15 tại Thìn

– Hỏa cục tại Sửu.

Cũng không đứng trên thuyết này để khẳng định ngày sinh của đương số, nhưng cũng là một căn cứ để khảo cứu vậy.

————-

Sau khi người bạn nói thông tin ngày sinh của đương số, tôi nghĩ nhiều tới điều gì tạo nên được sự ảnh hưởng rộng rãi như vậy.

Xét theo kết cấu lập thuyết về Tử vi, thì chỉ có 4 cung có khả năng gây ảnh sâu rộng, có tần số vang xa. Đó là 4 cung Thân – Ngọ – Thìn – Sửu. Tại sao nói vậy?

Ngày hôm nay, giới Khoa học cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của mặt Trăng đối với trái đất, khi tiệm cận tới ngày Trăng tròn hàng tháng. Còn đối với Tử vi, thì 4 cung này ứng với ngày 15 xác định vị trí của Đế tinh. Đó là:

– Thủy cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Thân

– Mộc cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Ngọ

– Thổ cục và Kim cục ngày 15 tại Thìn

– Hỏa cục tại Sửu.

Cũng không đứng trên thuyết này để khẳng định ngày sinh của đương số, nhưng cũng là một căn cứ để khảo cứu vậy.

————-

Tư liệu khảo cứu những bản cổ chú về Tử vi không được nhiều. Nếu như không khảo cứu những bản cổ chú, một mình làm sao có thể biết được đâu là lẽ phải?

Khi đọc sánh sưu tầm đã được nghiên cứu rộng rãi, cốt để tìm ra cái đúng, nhưng không phải bản cổ chú nào cũng đúng cả. Phân biệt với thái độ chọn lựa cái đúng để theo, không phủ nhận khiên cưỡng, cũng không a dua phụ họa.

Như vậy, để được gọi là biết đọc sách, biết khảo cổ, thì thời gian trong một ngày thường ở vào tình trạng phải được ưu tiên rất nhiều.

Chủ đề mở ra, những nghĩa lý quán thông, rồi những cơ sở để dẫn tới độ tin cậy, … nếu lấy nghĩa thông giả của “mặt chữ”, để chú giải cho ” ý nghĩa” của Sao, để nêu rõ lẽ phải, để có công đối với việc mở rộng kinh nghĩa, … thật cũng là một việc nan nghi.

HaUyen

————-

Cảm ơn anh VuiVui đã có lời bình !

Tôi vẫn đang mong chờ anh ThatSat đưa ra những dẫn giải mới, ví như đã nói về xa – gần, trước – sau, … nay còn khái niệm trên – dưới đối với cặp Mệnh – Di, tôi đã đưa ra một số ý kiến, anh ThatSat cho lời bình thêm

Chắc là rất thú vị, khi chúng ta nhìn lại rồi đưa ra những kết luận về học thuyết của tiền nhân sẽ được hiểu là như thế nào để được gọi là đúng, và hiểu như thế nào thì gọi là sai.

————-

Anh Thasat

Tôi có nghe nói về Lập lá số âm, có nghĩa là Lập lá số dương là những lá số chúng ta đã làm quen từ trước cho tới nay. Không biết Thatsat có nghe nói về “Lá số âm” hay không? Thế hệ những người như Tôi không kịp nắm bắt những kiến thức mới, còn nhiều hạn chế, đành chấp nhận ở một góc độ nào đó. Tôi xin lắng nghe và suy ngẫm.

————-

Tôi bổ xung thêm:

Nguồn thông tin về “Lá số âm” này là từ người bạn quốc tịch TQ, cùng thời giao lưu với nhóm bọn Tôi từ thời được cử sang học ở Đường Lâm TQ, đại ý xuất phát từ quẻ 04 quẻ ứng với Tứ Trụ, mỗi quẻ 06 hào được số 24 hào ứng 24 tiết – khí, theo đó nay đã có 12 cung dương, thì đương nhiên tồn lại 12 cung âm. Tôi chuyển tải thông tin để cùng tham khảo vậy.

————-

Anh Thatsat

Quan điểm của Tôi khi bàn về Mệnh – Thân, cho rằng Mệnh ẩn Thân hiện, mọi mối quan hệ đều động xung quanh cái Thân, ngoài cặp giờ Mão Dậu ra, tôi vẫn lấy Di làm trọng. Điều này căn cứ theo nguyên tắc: làm sao tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta? …

Cũng có thể do đặc trưng nghề nghiệp “không được phép sai lầm” ảnh hưởng, lại thêm luôn phải hoạt động động lập, nhập nhiều vai diễn, …

Nay chúng ta nhìn lại xem Cổ nhân đã nói những gì về mặt Tư tưởng đối với Mệnh Di

– Trang Tử – Tắc dương 莊 子 – 則 陽 có nói: “An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau” (安 危 相 易, 禍 福 相 生。 An nguy tương dịch, họa phúc tương sinh)

– Hoài Nam Tử – Nhân gian huấn 淮 南 子 – 詮 言 訓 có nói: “Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau” (禍 與 福 同 門, 利 與 害 為 鄰。Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân.)

– Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức. (Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu – Đạo Đức Kinh – chương 50)

– Người ở chỗ vuông mà không hại ai. Tuy người ở chỗ góc cạnh mà không làm tổn thương ai. Tuy người ở nơi ngay thẳng mà chẳng khắc nghiệt với ai. Tuy người ở nơi sáng rõ mà không làm chói lòa mắt ai.

Ngày xưa gọi là “đắc chí” chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là “đắc chí” chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân mà không phải mệnh; chẳng liên quan gì đến tính mệnh của mỗi người. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được, và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được.

Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay, cái nghe của người giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng quen mùi vị thịt rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] đang là những nhân tố rủi ro theo cơ chế lan truyền. Cho đến lúc hoạn nạn đến, lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn liệu có không được? Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?

Cho nên, Trang Tử – Nhân gian thế 莊 子 – 人 間 世 có nói: “Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh. (福 輕 乎 羽, 莫 之 知 載; 禍 重 乎 地,莫 之 知 避。Phúc khinh hồ vũ,mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa,mạc chi tri tị)

Nói về Lá số âm, tôi được nghe đã lâu, nhưng chưa nắm bắt được nguyên tắc thiết lập. Mấy năm trước, Tôi có thư tới người bạn TQ, thì vấn đề chuyển thành trao đổi, Tôi muốn có được nguyên lý “Lá số âm”, thì phải đổi lại một chìa khóa của Thái Ất, cho nên Tôi cũng không thư tín nữa. Một người bạn khác có nói với tôi rằng, kết cấu của “lá số âm” được xây dựng trên nguyên tắc Thiên khắc Địa xung của từng cặp can chi Tứ trụ. Tôi có truy tìm và khảo nghiệm nhưng vẫn chưa có kết quả.

Cảm ơn Thatsat có lời chúc đầu xuân, Tôi xin gửi lời chúc an lành tới Anh cùng gia quyến.

HaUyen

————-

Ngài Trần Đoàn bảo rằng: thuyết Thái cực tổng bằng Không, theo đó những gì tốt cho người này sẽ bị xem là nguy hiểm đối với người khác, những gì tốt cho chủ thể thì bị xem là rủi ro cao cho khách thể, cặp Mệnh & di cũng vậy ! hay ví như những gì tốt cho Trung quốc sẽ bị xem là nguy hiểm đối với Mỹ, …

————-

Chào ChanVuPhong

Tổ hợp thời gian này, đương số sinh tháng nhuận, theo Tử Bình có thể gọi là đặc biệt:

…………Năm………….Tháng…………Ngày………….Giờ

……..Canh Tý……….Ất Dậu………Bính Ngọ…….Tân Mão

Theo truyền thống Tử vi Việt nam, thì Tử Sát thủ Mệnh cư Tị, theo thuyết của Phan Tử Ngư (Nhất Diệp Tri Thu), tính tháng nhuận theo tháng kế tiếp, thì Tham thủ Mệnh cư Ngọ.

1- Người này gia đình đông anh em tầm 7-8 người. Gia đình 5 anh chị em, đương số là con thứ 3 trong gia đình.

2- Người này đi bộ đội, sau làm giám đốc xây dựng, công trình nhà nước. Chính xác, đương số có đi bộ đội, nay vẫn theo quân ngũ.

3- Sinh con gái đầu lòng, con trai thứ. Con gái đầu lòng là đúng, nhưng sinh được khoảng mấy tháng thì mất, con trai thứ là đúng.

4- Vợ bị mổ sẻ. Đúng, nhưng đang mổ thì chết trên bàn mổ năm 1992

5- Lấy vợ lần 2 có thêm con gái

6- Nhà này mổ mả cực phát, bản thân cũng có tâm linh. Tôi không rõ thông tin về mồ mả, bản thân có tính tâm linh là đúng

7- Nhà người này có người bị chết đuối. Chưa xác định được thông tin này

8- Bố mẹ mất vì ung thư phổi. Thông tin này sẽ hỏi lại, đương số đang công tác tại CPC

————-

Chào Trac

Đúng như bạn nói, đối với Dịch, thì tinh – nghĩa nhập thần là để nắm được công dụng. Nắm được công dụng nhằm mục đích là để an thân, mà định được cái “đức” (năng lực thực của mỗi cá nhân). Cái lẽ biến hóa của Dịch, chỉ xét ở nơi gần, cũng đủ để có được sự bình thản ngay chính mà không bị hỗn loạn, đối với “Thần” của ta.

Trong quá trình tìm hiểu về Dịch, Tôi thường vận dụng “nghĩa” bao quát tổng thể khi gặp một quẻ để tự chiêm nghiệm, tiền nhân gọi đó là nghĩa “bao thể” của một quẻ. Thuyết “Bao thể” bao gồm 2 nguyên tắc định lệ quẻ Hỗ:

– Thứ nhất: thuyết “Bao thể” được định lệ theo thuyết Hỗ thể, hào 4 – 3 – 2 được gọi là “Nội quái thủ nhất hỗ”, hào 6 – 5 – 1 được gọi là “Ngoại quái lưu nhất hỗ”. Ví như ta gặp quẻ Đỉnh, thì ta có được “nghĩa” bao quát tổng thể từ quẻ Sơn Thiên Đại súc, hàm nghĩa sức chứa lớn – phong khí quốc gia (Đỉnh) thì phải có sức chứa lớn (Đại súc).

– Thứ hai: thuyết “Bao thể” được định lệ theo thuyết Hỗ ngôi – vị, có tác dụng xác định người chiêm quẻ có ứng hợp với quẻ hay không, được định lệ theo hào 5 – 3 – 1 và 2 – 4 – 6. Ví như ta lại gặp quẻ Đỉnh, theo thuyết hỗ ngôi – vị, thì ta được quẻ Tụng (Nhu)

Đây là những vận dụng được tán rộng thêm, góp thêm cùng lời bình giải của Trac vậy

HaUyen

————-

Một ví dụ vận toán số Hoàng Cực, đương số Minhgiac sinh giờ Mão ngày 31/08/1986

Bước 1: Lập Tứ trụ:

………..Năm…………….Tháng…………….Ngày………………Giờ

………..Bính…………….Bính……………..Đinh……………….Quý

………..Dần……………..Thân……………..Mùi…………………Mão

Bước 2: Phối số Thái Huyền theo Tứ trụ:

………….8………………….8…………………..6……………………..5

………….7………………….8…………………..8……………………..6

Bước 3: Xác định số Nguyên – Hội – Vận – Thế

– Nguyên = 8 + 7 = 15

– Hội = 8 + 8 = 16

– Vận = 6 + 8 = 14

– Thế = 5 + 6 = 11

Bước 3: Lập bản

3-1) Nguyên + Hội = 1516

3-2) Thuận + Nghịch

– Vận = 14 ==> 41

– Thế = 11 ==> 11

– Lập bản Vận + Thế = 4111

Bước 4: Số Thông thần ==> 1515 + 8000 = 9515

Bước 5: Xác định Lời thoán

– Thần số của Nguyên ==> 9515 + 800 = 10315

– Thần số của Hội ==> 9515 + 60 = 9575

– Thần số của Vận ==> 9515 + 5 = 9520

– Thần số của Thế ==> 9615 + 6 = 9521

Bước 6: Xác định ngôi – vị (hào động)

Bước 7 Định Lời thoán: Lời quẻ + Lời hào

Bước 8: Xác định Đại vận + Tiểu vận + Nguyệt vận + Nhật vận + Thời vận.

————-

Chào bạn

Bạn có biết tại sao Tôi căn cứ vào tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh của Minhgiac, để vận toán thêm một vài phương pháp mà cổ nhân đã lập thuyết không?

Tương truyền, người muốn gia nhập giới Đạo gia, thì tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh cần phải thỏa một số điều kiện nhất định.

Trong khi Minhgiac giao lưu với Tôi có nói về hai chữ “Lục Thông”, vấn đề này TanHongThuy có nhận định gì về khái niệm này?

Lục diệu pháp (sáu phương pháp kỳ diệu) là phương pháp hướng người tu tập trong giới Đạo gia, từng bước đạt tới cảnh giới thượng thừa tối cao, công lực này mang lại nhiều giá trị hữu ích, một trong những giá trị đó, là nhìn thấy đường vận hành của 12 đương Kinh trên cơ thể con người, cứu sống con người khi bệnh tật đến trong nhiều thập kỷ qua, trong khi nền tảng Tây Y chưa phát triển như bây giờ.

Lại nói, người ngộ Tử Tham cư Mão trong “cảnh giới” Hỏa cục, hoặc người mệnh gặp Tử Tham cư Dậu trong “cảnh giới” Thủy Thổ cục, có muốn gia nhập tu tập theo Đạo giáo, liệu rằng người Thầy sẽ đồng ý !!!

Nay, đương số sinh vào Hạ Huyền, muốn có cứu cánh nhưng lại “nguyệt hối”, lòng muốn giác ngộ “lục thông”, nào có ai trả lời được đây?

Tiềm năng, tiềm lực, tiềm long, tiềm … , GĐ trung tâm tiềm năng, anh Ngô Đạt Tam cũng bị +K vòm họng, người có khả năng “đặc biệt”, nào có ai đọc bệnh?

Ngài Dương Hùng lập thuyết Thái Huyền, đương số Minhgiac ứng số 3345, nào có ai giải mã số này đây ! Minhgiac giải được mật mã này, đương nhiên sẽ tiếp cận với những thuận lợi hơn.

Số Tử vi ứng với Minhgiac, cung Phúc cư Mùi, Tôi chỉ ra tương hiệp với cung Điền về “giếng”, Minhgiac trả lời rằng: “gia đình đã cho lấp giếng”, điều này cho thấy: nói về Phong Thủy tại nơi cư trú của Minhgiac, phải là người có Phúc phận lớn mới vận toán được ngũ quỷ vận Tài, nào có ai đủ Phúc để khẳng định Ngũ quỷ vận Tài đây !!! (Tỉnh – Quỷ).

Lại xét, Thái tuế cư Dần, thì Quan Phù cư Ngọ, sao Quan Phù còn có tên gọi là “Ngũ quỷ sát”, như vậy, Ngũ quỷ tài vận và Ngũ quỷ sát đứng trước và sau cung Phúc, điều này dẫn tới hệ quả gì đây ! Minhgiac xem số cho người, Tôi xem số cho Minhgiac chỉ ra “mạch khí” phong thủy tại nơi ở, chỉ để nói rằng đây là điều ảnh hưởng mà Minhgiac cần phải quan tâm.

Minhgiac muốn nói về “Lục Thông”, thì có thể số mật mã 3345 là một con đường trong nhiều con đường sẽ phải bước qua !

————-

Chào Maphuong

Tôi có thói quen đọc sách tương đối lâu, để có câu trả lời cùng Bạn chắc không thể nhanh, hơn nữa việc vận dụng Thái Huyền Kinh cũng ít được người theo, do vì kết cấu và tư tưởng của Kinh Thái Huyền rất chuyên sâu, nhiều hàm nghĩa đến nay vẫn có những chú giải chưa được thống nhất. Tôi sẽ trả lời Bạn sau.

Cảm ơn Maphuong nhiều.

HaUyen

————-

Cảm ơn Bạn

Hàng xóm láng giềng với chúng ta, đối với môn Tử Vi nói riêng, hay đối với Huyền Học cũng như minh triết phương Đông, thì hàng xóm của chúng ta đã có những bước tiến rất xa, phải nói lại một lần nữa là rất xa rồi ! Chúng ta giao lưu bắt đầu từ năm 2002 cho tới nay, đành hy vọng sao?

Nói cho vui vậy thôi !

Trở về với cội nguồn, mà cá nhân Tôi chẳng thể làm được gì, kỹ thuật số đang tiến với tốc độ quá nhanh, chúng ta đang thừa hưởng những phát minh khoa học, tất cả đều từ “kỹ thuật số”

————-

Bước 1: Lập Tứ trụ:

Đương số Minhgiac sinh giờ Mão, ngày 31/08/1986, là ngày 26/7 âm lịch, ngày 26 hàng tháng vào giờ Sửu thì mặt Trăng bắt đầu mọc, như vậy sinh sau Hạ Huyền, ánh sáng mặt Trời và mặt Trăng hợp làm một, Trăng biết mất (hối Nguyệt).

………..Năm…………….Tháng…………….Ngày………………Giờ

………..Bính…………….Bính……………..Đinh……………….Quý

………..Dần……………..Thân……………..Mùi…………………Mão

Bước 2: Can Chi Tứ trụ phối quẻ:

……….Cấn……………….Cấn………………Đoài………………Khôn

………Chấn………………Càn………………Cấn……………….Chấn

………..Di……………….Đại súc……………Hàm……………….Phục

Bước 3: Nạp giáp cho Tứ Trụ:

3.1- Nạp giáp cho Niên trụ: quẻ Di

Bính Dần = 7 + 7 = 14

Bính Tý = 7 + 9 = 16

Bính Tuất = 7 + 5 = 12

————– Tổng = 42

Canh Thìn = 8 + 5 = 13

Canh Dần = 8 + 7 = 15

Canh Tý = 8 + 9 = 17

————– Tổng = 45

3.2- Nạp giáp cho Nguyệt trụ: quẻ Đại súc

Bính Dần = 7 + 7 = 14

Bính Tý = 7 + 9 = 16

Bính Tuất = 7 + 5 = 12

————– Tổng = 42

Giáp Thìn = 9 + 5 = 14

Giáp Dần = 9 + 7 = 16

Giáp Tý = 9 + 9 = 18

———— Tổng = 48

3.3- Nạp giáp cho Nhật trụ: quẻ Hàm

Đinh Mùi = 6 + 8 = 14

Đinh Dậu = 6 + 6 = 12

Đinh Hợi = 6 + 4 = 10 (vật dụng, không tính vào số tổng, phạm Tuần Không)

————- Tổng = 26

Bính Thân = 7 + 7 = 14

Bính Ngọ = 7 + 9 = 16

Bính Thìn = 7 + 5 = 12

————- Tổng = 46

3.4- Nạp giáp cho Thời trụ: quẻ Phục

Quý Dậu = 5 + 6 = 11

Quý Hợi = 5 + 4 = 9

Quý Sửu = 5 + 8 = 13

————– Tổng = 33

Canh Thìn = 8 + 5 = 13

Canh Dần = 8 + 7 = 15

Canh Tý = 8 + 9 = 17

————– Tổng = 45

Bước 4: thiết lập Pháp số Thái Huyền

– Năm = 4245

– Tháng = 4248

– Ngày = 2646

– Giờ = 3345

Bước 5: Lời Thoán:

……………v.v……

Bước 6: thiết lập Đại vận

Bước 7: vận toán sinh – tử

————-

Anh chị em cung Minhgiac đọc thêm bài này cho vui !

VẬN TOÁN NGUYÊN – HỘI – VẬN – THẾ

Dịch cho rằng, Thái cực hóa sinh ra thiên địa vạn vật, thời gian và không gian đều là vô cùng vô tận, không gian là vũ, thời gian là trụ. Trên cơ sở này, Thiệu Ung đã coi Lịch sử (thời gian) của vũ trụ như một tiến trình tuần hoàn có bắt đầu có kết thúc, hết một vòng lại bắt đầu một vòng mới.

Hoàng Cực Kinh Thế do Thiệu Ung sáng tác, trong học thuyết của mình ông sử dụng 4 loại đơn vị đo lường thời gian là Nguyên – Hội – Vận – Thế, để khảo cứu suy đoán về thọ mệnh Lịch sử nhân loại.

Một chu kỳ của tự nhiên của vụ trụ, được Thiệu Ung thuyết pháp tương đồng với một chu kỳ lịch sử thế giới nhân loại, mỗi một vòng tuần hoàn là 1 nguyên, tương đương với đơn vị vận toán 129600, đây chỉ rõ Nguyên là đơn vị tính vận toán thời gian lớn nhất.

Thiệu Ung lập thuyết phân 12 hội trong 1 nguyên, biểu thị bằng 12 địa chi và 24 tiết khí, cụ thể:

– Hội Tý được biểu thị bằng khí Đông chí và tiết Tiểu hàn trong 24 tiết khí.

– Hội Sửu được biểu thị bằng khí Đại hàn và tiết Lập xuân.

– Hội Dần được biểu thị bằng khí Vũ thủy và tiết Kinh trập.

– Hội Mão được biểu thị bằng khí Xuân phân và tiết Thanh minh.

– Hội Thìn được biểu thị bằng khí Cốc vũ và tiết Lập hạ

– Hội Tị được biểu thị bằng khí Tiểu mãn và tiết Mang chủng.

– Hội Ngọ được biểu thị bằng khí Hạ chí và tiết Tiểu thử.

– Hội Mùi được biểu thị bằng khí Đại thử và tiết Lập thu.

– Hội Thân được biểu thị bằng khí Xử thử và tiết Bạch lộ.

– Hội Dậu được biểu thị bằng khí Thu phân và tiết Hàn lộ.

– Hội Tuất được biểu thị bằng khí Sương giáng và tiết Lập đông.

– Hội Hợi được biểu thị bằng khí Tiểu tuyết và tiết Đại tuyết.

Một Nguyên vận toán trong 12 Hội được phối hợp với 60 quẻ (bốn quẻ Càn Khôn Khảm Ly không sử dụng – tiên thiên 2 hậu thiên 2). Mỗi Hội ứng với 5 quẻ:

– Hội Tý: Phục – Di – Truân – Ích – Chấn

– Hội Sửu: Phệ hạp – Tùy – Vô vọng – Minh di – Bí

– Hội Dần: Ký tế – Gia nhân – Phong – Cách – Đồng nhân

– Hội Mão: Lâm – Tổn – Tiết – Trung phu – Quy muội

– Hội Thìn: Khuê – Đoài – Lý – Thái – Đại súc

– Hội Tị: Nhu – Tiểu súc – Đại tráng – Đại hữu – Quải

– Hội Ngọ: Cấu – Đại quá – Đỉnh – Hằng – Tốn

– Hội Mùi: Tỉnh – Cổ – Thăng – Tụng – Khốn

– Hội Thân: Vị tế – Quải – Hoán – Mông – Sư

– Hội Dậu: Độn – Hàm – Lữ – Tiểu quá – Tiệm

– Hội Tuất: Kiển – Cấn – Khiêm – Bĩ – Cách

– Hội Hợi: Tấn – Dự – Quan – Tỷ – Bác

Trong 30 Vận của mỗi Vận, đều được dùng 60 hoa Giáp để biểu thị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi dương Hội Tý – Hội Dần – Hội Thìn – Hội Ngọ – Hội Thân – Hội Tuất, thì vận toán từ Giáp Tý đến Quý Tị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi âm thì vận toán từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi.

Vận toán theo Tinh yếu cực số của Thiệu Ung, Số là đơn vị cơ bản để tạo nên hệ thống suy đoán đối với Hoàng Cực và Thiết Bản. Các bước vận toán cụ thể như sau:

1. Lập Tứ trụ

2. Phối số Thái Huyền với can chi Tứ Trụ

3. Tìm số của Nguyên – Hội – Vận – Thế

– Nguyên: số Thái Huyền của niên Can cộng với số Thái Huyền của niên Chi tìm được số của Nguyên.

– Hội: số Thái Huyền của nguyệt Can cộng với số Thái Huyền của nguyệt Chi tìm được số của Hội

– Vận: số Thái Huyền của nhật Can cộng với số Thái Huyền của nhật Chi tìm được số của Vận

– Thế: số Thái Huyền của thời Can cộng với số Thái Huyền của thời Chi tìm được số của Thế

4. Tìm số cơ bản của Nguyên Hội và số cơ bản của Vận Thế:

4.1- Dùng số của Nguyên làm 2 hàng đơn vị trước, số của Hội làm 2 hàng đơn vị sau. Như vậy sẽ được một số gồm 4 chữ số, tức là số cơ bản của Nguyên Hội.

4.2- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Vận => đảo ngược lại làm 2 số trước

4.3- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Thế => đảo ngược lại làm 2 số sau

4.4- Kết hợp 4.2 và 4.3 được một số gồm 4 chữ số, tức là tìm được số cơ bản của Vận Thế. Lấy 4.1 và 4.4 mỗi số gồm 4 chữ số để tra lời chiêm.

5. Tìm số cơ bản 1:

5.1- Số đơn vị hàng nghìn của số cơ bản Nguyên Hội cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số, lấy số này để tra lời chiêm.

5.2- Khi lời chiêm phù hợp với hoàn cảnh của vận nhân, thì sử dụng số này để tiến hành vận toán ở bước sau.

5.3- Nếu lời chiêm không phù hợp với vận nhân, thì lần lượt cộng hoặc trừ với số 30 cho tới khi tìm được lời chiêm phù hợp với đương số thì thôi. Như vậy sẽ tìm được 1 số cơ bản.

6. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 1:

6.1- Số đơn vị hàng trăm của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nguyệt Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.2- Số đơn vị hàng trục của số ca bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền thời Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm.

7. Tìm số cơ bản 2:

7.1- Số hàng nghìn của số cơ bản Vận Thế cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số. Lấy số này để tra tìm lời chiêm, nếu phù hợp với hoàn cảnh của người dự đoán, thì lấy số này làm số cơ bản để vận toán ở bước sau.

7.2- Nếu lời chiêm không phù hợp với đương số, thì lần lượt lấy số đó cộng hoặc trừ với số 30, cho tới khi tìm được lời văn thích hợp thì thôi. Như vậy sẽ tìm được số cơ bản 2

8. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 2:

8.1- Số hàng trăm của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nguyệt can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.2- Số đơn vị hàng chục của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Thời can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện

————-

Minhgiac thân mến

Khi giao lưu, với muôn mặt của đời thường Ta cũng cần có một vài thủ pháp, nhằm kiểm tra xác định thông tin của đương số, mang lại giá trị khi thông tin có độ tin cậy sát gần với đương số.

Nguyên tắc này lấy 1 giờ (= 120) phân làm 8 khắc, mỗi khắc = 15 phút, được gọi là Thời Số Bát Khắc, Minhgiac có thể tham khảo thêm, sau khoảng 6 tháng phản hồi thông tin xác định tính chính xác và độ tin cậy như thế nào?

Thời gian vận toán Thái Huyền Kinh đem 1 ngày phân thành 12 giờ, 1 giờ chia thành 8 khắc, 1 khắc chia thành 15 phân. Vậy tổng cộng 1 ngày có 96 khắc, tương ứng với 1440 phân (phút). Thời khắc sẽ hình thành hướng đi của mệnh vận, xác định khắc theo giờ để truy tìm số đối ứng, mà biết chiều hướng vận động của mệnh vận. Thời số bát khắc được định lệ theo nguyên tắc sau:

1. Giờ Tý:

– Khắc 1 = 3543 = Đèn hoa kết nhụy, hỷ sự trùng lai – ứng tuổi 73 ~ 73

– Khắc 2 = 9585 = Nhà có tang – ứng tuổi 37 ~ 38

– Khắc 3 = 7545 = Sinh con vào năm này.

– Khắc 4 = 3675 = Thủy Hỏa tương hình, bỏ mạng trong thuyền.

– Khắc 5 = 7656 = Anh em hòa hợp, lại được ra vào chốn cung cấm.

– Khắc 6 = 1907 = Tiết trời se lanh, mây trắng bay về – ứng tuổi 35 ~ 36.

– Khắc 7 = 7086 = Ngàn dặm một cánh buồm nhẹ, sóng lặng không sợ hãi – ứng tuổi 57 ~ 58.

– Khắc 8 = 1008 = Gần gũi với quý nhân nhưng vẫn không được lợi, không được ấm no – ứng tuổi 19

2. Giờ Sửu

– Khắc 1 = 5365 = Thọ tinh đêm qua hiện giữa trời, thọ 90 tuổi.

– Khắc 2 = 4003 = Lẽ phải đời này tự có, quý nhân chưa từng can dự (65 ~ 66)

– Khắc 3 = 5993 = Mùa xuân đến vạn vật tươi tốt, trong hang sâu cũng có mùa Xuân (12)

– Khắc 4 = 6374 = Bước vào con đường gập ghềnh khó khăn gian khổ (45 ~ 46)

– Khắc 5 = 6777 = Gió thổi hoa buồn lại thêm tươi, đung đưa không định.

– Khắc 6 = 6981 = Thời gian vận hành, gió xuân lại đến.

– Khắc 7 = 9665 = Mẹ sinh năm Đinh Sửu mới được hợp.

– Khắc 8 = 7086 = Ngàn dặm một cánh buồm nhẹ, sóng lặng không sợ hãi (57 ~ 58)

3. Giờ Dần

– Khắc 1 = 6349 = Bình tĩnh không có gió tuyết (7 ~ 8 tuổi)

– Khắc 2 = 6576 = Mây che ngày u ám, chớp mắt mây tan ánh sáng lại về (57 ~ 58)

– Khắc 3 = 5303 = Đề tên trên bảng vàng năm 19 tuổi

– Khắc 4 = 4867 = Một câu cần ghi nhớ: đừng đánh mất cơ hội tốt.

– Khắc 5 = 3336 =Con gái được bái thánh, đó là cảnh tượng may mắn, vẻ vang (21 ~ 22)

– Khắc 6 = 5004 = Vào viện hàn lâm rồi bái tướng, đến già áo gấm về quê

– Khắc 7 = 3657 = Thi hương đỗ đạt (27)

– Khắc 8 = 4638 = Chồng đỗ đạt (57 ~ 58)

4. Giờ Mão

– Khắc 1 = 2171 = Bất lợi bất lợi, thời vận chưa đến (11)

– Khắc 2 = 2375 = Danh lợi như chiếc khóa, khóa chặt lấy thân, thời mây đen kéo đến gió thổi bụi mờ (45 ~ 46)

– Khắc 3 = 3877 = Thời vận chưa qua, Mệnh nhiều may mắn (47 ~ 48)

– Khắc 4 = 6505 = Lại được trọng dụng, làm quan theo dõi thiên tượng gió mưa giông tố (57 ~ 58)

– Khắc 5 = 6758 = Anh em gặp hình thương, gió thu thổi hai hàng lệ

– Khắc 6 = 3768 = Ban đầu được nhậm chức Lệnh doãn

– Khắc 7 = 3568 = Vườn thượng uyển hoa nở vẻ giầu sang, trước đình hoa cỏ báo bình an

– Khắc 8 = 2506 = Trên sông thủy triều lên sớm, vì gió cùng đẩy lên

5. Giờ Thìn

– Khắc 1 = 3798 = Vợ đoạt quyền chồng, tề gia nội trợ

– Khắc 2 = 7937 = Vũ khúc chiếu mệnh, làm quan triều đình (23 ~ 24)

– Khắc 3 = 1005 = Cây cỏ tốt tươi, hoa nở báo Xuân sang, nhìn cửa sổ ánh sáng soi rèm

– Khắc 4 = 6707 = Ly biệt thế gian, lệ đẫm vạn hàng (64)

– Khắc 5 = 7056 = Đại quân xuất trận uy phong hiển hách, anh hùng nhập trận chí dương cương

– Khắc 6 = 7556 = Hoa nở trên rừng như gấm lụa làm lóa mắt

– Khắc 7 = 9565 = Chồng hơn 27 tuổi, hôn nhân định trước

– Khắc 8 = 3666 = Con cái thi cử đỗ đạt (67 ~ 68)

6. Giờ Tị

– Khắc 1 = 4435 = Năm Kim Thổ hợp vào chốn khoa cử

– Khắc 2 = 7467 = Đầu cành nụ hồng mới hé, thì biết được cảnh gió xuân sắc đẹp (17 ~ 18)

– Khắc 3 = 6186 = May mắn đến nhiều, trong nhà như có mùa xuân (69 ~ 70)

– Khắc 4 = 1857 = Vũ môn động sóng gió, sóng cuộn rồng ngâm lên (31 ~ 32)

– Khắc 5 = 6981 = Thời gian vận hành, gió xuân lại đến

– Khắc 6 = 3076 = Phật tử vác cỏ lau mà có thể vượt sông, người đeo hoa sen mà vượt qua biển (39 ~ 40)

– Khắc 7 = 2167 = Cái họa phá Tổ (25)

– Khắc 8 = 9205 = Một rừng lại một rừng, nắm vững tiền đồ lại nghỉ ngơi (49 ~ 50)

7. Giờ Ngọ

– Khắc 1 = 3037 = Gương buồm lướt biển căng gió, bỗng đâu một trận gió ập đến (39 ~ 40)

– Khắc 2 = 9526 = Hoa nở hương thơm tràn ngập, cửa thiền tính thường sáng tỏ (49 ~ 50)

– Khắc 3 = 7060 = Chẳng mong nhổ đan quế trên cung nguyệt, chỉ muốn theo Tiêu Tào để được dương danh

– Khắc 4 = 5760 = Làm quan không giống như ở nhà, trị nước không thể như dạy bảo trong nhà

– Khắc 5 = 3897 = Mẹ mất trước vào năm Kim, cha mất sau vào năm Thủy

– Khắc 6 = 1007 = Có niềm vui chợt đến, ung dung mỉm cười (35 ~ 36)

– Khắc 7 = 1069 = Vâng mệnh thiên tử thi thố tài năng

– Khắc 8 = 9706 = Vợ chồng (lại) hòa hợp

8. Giờ Mùi

– Khắc 1 = 6887 = Đã khắc con lại sinh con, tốt xấu cũng mừng

– Khắc 2 = 4778 = Được về gần gũi với người ruột thịt giúp đỡ (13 ~ 14)

– Khắc 3 = 5367 = Bốn mùa cảnh đẹp như Xuân (3 ~ 4)

– Khắc 4 = 5378 = Bơi thuyền cưỡi ngựa phòng sóng gió, nếu không người không mất thì mệnh cũng tận

– Khắc 5 = 5378 =

– Khắc 6 = 3006 = Làm quan đến chức Lại bộ, đứng trong hàng ngũ đại thần

– Khắc 7 = 1167 = Hoa nở trên rừng, gấm hoa lóa mắt

– Khắc 8 = 7786 = Cần kiệm là lẽ sống, sẽ đến lúc phát đạt hưng thịnh

9. Giờ Thân

– Khắc 1 = 3920 = Thi Lễ truyền nhà đầy sách vở, noi đạo Khổng Mạnh giúp người đời

– Khắc 2 = 8587 = Xin hỏi việc ở ngoài một đời, điều này gặp năm Ngọ là hết hạn

– Khắc 3 = 3786 = Trúc mới lên sào, lắc lư lên thẳng

– Khắc 4 = 4547 = Bình thản đón nhận tiền đồ, không nên do dự (41 ~ 42)

– Khắc 5 = 7106 = Đủ tài phò giúp vua, chẳng phải là điều Quản thị có thể ước mong được

– Khắc 6 = 6387 = Bên miếu Văn Vương có tiếng Vượn kêu, áo xanh chuyển sang áo thường dân

– Khắc 7 = 3866 = Là năm thêm vợ lẽ

– Khắc 8 =6578 = Lương thực có dư, tiền tài nhiều

(Thi Lễ = Trương Hoa 232 – 300 tự là Mậu Tiên, là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị thời Tây Hán)

10. Giờ Dậu

– Khắc 1 = 1676 = Hoàng Giáp truyền nghi, tin vui xuân vi báo về

– Khắc 2 = 6705 = Trước gương quý điểm trang, mây hồng ngày ấm thoảng đưa hương (77 ~ 78)

– Khắc 3 = 7056 = Đại quân xuất trận uy phong hiển hách, anh hùng nhập trận chí dương cương

– Khắc 4 = 5624 = Thang lầu có cao, không lấy làm sợ mà không lên được (21 ~ 22)

– Khắc 5 = 6797 = Kính cẩn làm việc, cuối cùng được hưởng phúc lành (27)

– Khắc 6 = 3333 = Năm hạn sắp được vui, mọi việc ổn thỏa (43 ~ 44)

– Khắc 7 = 4768 = Là năm sinh con (58)

– Khắc 8 = 7777 = Bên hàng rậu trúc ánh trăng sáng, trên sông nhỏ thuyền nhô lên khiến nhạn buồn

11. Giờ Tuất

– Khắc 1 = 1667 = Đừng nên hỏi về Đạo hành tàng, vì vận số cuối đời chẳng được an khang (59 ~ 60)

– Khắc 2 = 1112 = Cùng nâng dương vàng, tin vui dồn dập báo về

– Khắc 3 = 9675 = Mẹ sinh năm Kỷ Sửu mới được hợp

– Khắc 4 = 6006 = Hiểu rõ mọi sự, tự mình có thể cầu được

– Khắc 5 = 9563 = Cha sinh năm Đinh Hợi mới được hợp

– Khắc 6 = 2165 = Kết cục trời sinh

– Khắc 7 = 3000 = Thoa ở trong hộp, ngọc ở trong khuôn

– Khắc 8 = 5657 = Tài phúc đều có đủ, con cháu đầy nhà (77 ~ 78)

12. Giờ Hợi

– Khắc 1 = 2165 = Cái họa phá tổ (25)

– Khắc 2 = 5057 = Đến nơi chỗ lợi, mong sao ngày xưa được như bây giờ

– Khắc 3 = 2305 = Trên núi gặp hổ báo, sớm tối nên cẩn trọng (19 ~ 20)

– Khắc 4 = 4657 = Được mời chiêu đãi tiệc, đảm nhận chức vụ

– Khắc 5 = 3867 = Là năm thêm vợ lẽ

– Khắc 6 = 3930 = Người này mưu tính kiếm sống, bốn bể đâu cũng là nơi sinh nhai

– Khắc 7 = 6078 = Thời vận không hanh thông (5 ~ 6)

– Khắc 8 = 7608 = Số định thân trai thật xuất kỳ, vẫn không thể có được một trái kết đầu cành.

————-

thongthientri, on 10/04/2012 – 16:36, said:

Ông ơi! lần đầu tiên cháu nge tới từ “tam lao” đó ông

– Lao Tâm ==> Thất Sát

– Lao Trí ==> Tham Lang (viết là chí = lao chí???)

– Lao Lực ==> Phá Quân

Tam phương tương hội Sát – Phá – Tham, có thể gọi là “tam Lao” vậy. (lao hồ Khảm)

————-

Bạch hổ thông nghĩa nói: “Thái âm hiện ra ở cung Hợi, mạnh ở Tý, suy ở Sửu”.

Thi Tử nói: “Vạn vật tới mùa Đông, phải chịu phục (lạy, ám tàng, phủ phục) sang hèn cũng phải thế cả.”

Hiệp kỷ biện phương nói: “Nguyệt là âm, không đức, cho nên lấy đức của dương, nên cũng như dương đức”. Xét, thấy lời nói này minh bạch.

Kinh nói: “Giáp ngộ Kỷ được Thìn Tuất Sửu Mùi thì vượng tướng. Ất ngộ Canh được Tị Dậu Sửu thì cao cả mà nở rộ. Bính ngộ Tân được Thân Tý Thìn thì phát nhanh mà tự gắng để phát. Đinh ngộ Nhâm được Hợi Mão Mùi thì thanh cao. Mậu ngộ Quý được Dần Ngọ Tuất thì hiển vinh. Đó là lấy ngũ vận, ngũ cung làm chính miếu”.

Lục Nhâm đại toàn – Kinh viết: “Tuế khởi lục ngộ Mệnh cung, Nguyệt đức thắng phù phúc phận”. Xét, tuổi Dậu khởi 1 tại cung Dậu tới 6 cung gặp Mệnh, lại thêm Cơ Âm thủ Mệnh. Cho nên nói: Nguyệt đức thắng phù phúc – phận cho người ứng với lá số này

Dương Châu Thạch Thiên cơ Chuyên Gia Bảo nói: “3 Thìn, 5 Tị, 8 Ngọ. Mồng 10 mọc giờ Mùi, 13 mọc giờ Thân, 15 giờ Dậu, 18 giờ Tuất, 20 giờ Hợi, 23 giờ Tý, 26 giờ Sửu, 28 giờ Dần, cuối tháng giờ Mão. Mọc lúc trà tế, chính khoa giác lạc, vạn nghìn đời năm vẫn đúng hoài. Mỗi tháng ngày 3 Trăng mọc giờ Thìn, ngày 5 Trăng mọc giờ Tị, … cứ thế mà tìm”. Xét, thật là mạch lạc rõ ràng vậy.

————-

Về điều Bạn nêu, thì nên bắt đầu từ lá số chỉ xét tới 3 vòng Thái tuế – Trường sinh – Lộc tồn. Chỉ khảo 36 sao này thôi, không đưa tất cả Chính – Phụ tinh vào lá số.

– Phương pháp khảo cứu là 2 động – 1 tĩnh, có nghĩa là vòng Thái tuế và Lộc tồn động, còn vòng Trường sinh tĩnh.

– Khảo cứu theo hai hướng: thứ nhất là hàm nghĩa ước lệ của Sao đã được sách lưu truyền từ trước tới nay. Thứ hai là khảo cứu chỉ riêng theo “chất” Ngũ hành của Sao. Như vậy, mỗi một cung luôn có 3 sao đại diện cho 3 vòng phối với Cung

– Sau khi tìm được cơ chế phối 3 sao thuộc 3 vòng tại từng cung, tiến thêm bước nữa quy lại “tam thuộc” khi nào thì được thành “tam hợp”, khi nào thì không. Có nghĩa rằng, mối quan hệ của 3 cung Thân Tý Thìn – Dần Ngọ Tuất – Tị Dậu Sửu – Hợi Mão Mùi, khi nào thì được định lệ trở thành “tam hợp”, khi nào vẫn chỉ là “thuộc” hỏa, thuộc Kim,… Từ đây nhận định được Đại Tiểu vận nào thì được quy định là Tam hợp, Đại Tiểu vận nào chỉ là “tam thuộc”. Đến đây, thì ta có thể bàn về: Đại cục có bị phá, thay đổi?

Quan điểm của Tôi nghĩ là như vậy. Bạn thấy không phù hợp với trường phái của mình thì cho qua.

Thất sát triều đẩu tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chào DuongLuong

Đọc câu trích dẫn trên, tôi đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân gì khiến cho (hóa) Quyền không vững?

Phải chăng, câu viết này được xuất phát từ nguyên lý 3 – 8, là cặp số ở bên tả của Hà đồ. Có nghĩa rằng, cặp số Tam – Bát này, được gọi tên cho cặp sao: tam Thai – bát Tọa (?)

Khi Thái âm khởi từ bên Hữu (trăng mọc), vẩn chuyển dần sang bên Tả (trăng lặn). Ứng với lá số này, thì sự vận hành của Thái âm đang tới cung Dần, đối với môn Tử vi thì được gọi lạc hãm, cũng có thể nói rằng Thái âm cư Tả, thời điểm vận hành đã sang tới bên trái.

Bên tả chẳng phải là cái tiện dụng, ví như tay tiện dụng nhất là ở bên Hữu. Phàm bên Hữu là dùng vào công việc, nay theo bên Tả mà không ở bên Hữu, tức là cái bộc lộ ra thì nhún nhường, thuận thời mà tự xử, là cư xử rất khéo vì “thể” của nó âm nhu. Nhưng cái bên trong vẫn phải vận hành đi nghịch lại, vì Trăng sắp lặn càng ngày càng đi nghịch; Về dụ tượng này, được Tử vi dẫn theo hàm nghĩa ước ngôn, rằng: Nguyệt hãm, ứng với thời âm ám làm hại cái sáng.

Nếu hiểu như vậy, thì từ câu bạn viết: “bản thân Quyền không vững”, thì Tôi có thể hiểu ngược lại, khi hóa Quyền không vững, thì nói rằng: tam Tọa – bát Thai, ứng với Thái âm đang ở bên Tả vậy.

Tôi hiểu như vậy, không biết có đúng với ý Bạn không? Có được phép nói nghịch “Tam tọa Bát thai” không?

HaUyen

————-

Dùng tiền để chạy chức chạy quyền, việc làm này thay đổi được số phận sao?

Con người ta sinh ra, vốn đã tự có Thần Khí, cho nên mới có Cách Cục để thấy cao thấp !

Tiền có thể mua được chỗ ngồi, nhưng chẳng thể mua mổi cái Thần.

Bợ đỡ, xạo ngôn lệch sắc, lá mặt lá trái, … làm sao thay đổi được Khí.

————-

Cảm ơn DuongLuong, cách lý giải lấy cung Quan biện chứng để giải cho đương số, là một xu thế được nhiều người theo.

Giả như, một trường phái lập thuyết từ sự đối ứng hai cung Dần Thân, xét hai cặp sao Cự Nhật và Cơ Âm, thì nhận thấy con người ứng với lá số như vậy, đều có những nét đặc biệt riêng. Căn cứ vào đâu để nói là đặc biệt? Nội dung của sự đặc biệt này đề cập đến những đặc tính gì của đương số?

Nhập vai không biết gì về tử vi tướng số, sống gần gũi ân tình chia sẻ, thì nhận thấy con người ứng với lá số như vậy, quả thật có nét đặc biệt, mà chưa biết chọn Sao nào để ứng theo. Cho nên, Tôi cũng chỉ lờ mờ nhận thấy, khi Thái âm theo Tả, mà Thái dương theo Hữu, thì đương số có nét được gọi là đặt biệt. Nệ cổ mà không dám thay đổi hàm nghĩa của Sao, cứ phải theo khuôn mẫu sách đã lưu truyền từ trước tới nay là “hãm”. Nêu ra chỉ để tham khảo.

————-

Đúng vậy, nội dung mà Bạn nêu đối với tuần Giáp Dần mà không phối Triệt tại Tuất Hợi, đây lại là một điều “nghiêm mật” mà ngài Trần Đoàn thiết lập cũng theo nguyên lý của tự nhiên, Tôi và Bạn có thể bàn lại sau, vì sẽ vướng vào nhiều nguyên tắc có sự chồng chéo đan sen nhau, mong Bạn thông cảm cho

————-

Chào Vuthuong và Minh An

Vấn đề hai Bạn nêu ra, theo suy luận của Tôi, phải chăng được bắt nguồn từ Bốc phệ chính tông và Giã Hạc Lão Phu, thuyết của hai quyển sách này được phổ cập lưu hành rộng rãi và được nhiều người theo. Đây là hoàn cảnh khách quan, để lại cho giới nghiên cứu, hay những người yêu thích truy tìm thông tin bằng quẻ Dịch còn bị hạn chế, có thể do nguồn tư liệu, cũng có thể do dịch thuật, … nên những thuyết của các Dịch gia khác ít được đề cập tới.

VuThuong nói: Các quẻ Dịch được nạp Can và Chi, khi luận quẻ, người ta chỉ căn cứ vào ngũ hành của Chi, còn không thấy nói gì đến Can cả.

Hai chữ: người ta ở đây, thì Tôi hiểu là sách viết tập trung vào phối ngũ hành của Chi với từng Hào của một quẻ Dịch, mà sách chưa chú giải tới Thiên can. Điều này ta có thể hiểu rằng, đối với “học trò” của môn phái, thì người Thầy giảng giải ý nghĩa khi hành dụng thiên can, còn khi sách viết để xiển dương quảng bá cho môn phái của mình, thì lại mang tính xã hội nên nội dung học thuật thường bị lược bỏ nhiều, đôi khi còn mang tính “mật truyền” của từng môn phái. Cho nên, vấn đề mà VuThuong và Minh An nêu ra là vấn nạn chung trong giới nghiên cứu lẫn giới hành nghề Chiêm phệ.

Trở lại với nội dung chính của vấn đề, thì chúng ta cùng nhau khảo sát sự thăng giáng của âm dương, thông qua biến hóa của 6 hào trong mỗi quẻ, để có được lời chú giải một cách thỏa đáng vậy.

Cổ nhân nhận thấy, 1 hào trong quẻ, vận hành hết thăng lại giáng, hết giáng lại thăng, sau 20 lần như vậy, thì trở về tới Bản cung (nguyên quái). Kết cấu 64 quẻ 384 hào đều như vậy.

Nhưng, riêng hào Sơ và hào Nhị, trong quá trình thăng – giáng, thì hai Hào này đều trải qua 4 lần trong Nội quái rồi chuyển ra Ngoại quái. 64 quẻ thì hào Sơ và hào Nhị đều cho ta biết quy luật như vậy. Đối với hào Tam – Tứ – Ngũ – Thượng, đều trải qua 5 lần biến hóa. Mở rộng ra, quy luật này được một số Dịch gia lập thuyết cho rằng: 4 lần thăng – giáng thuộc về lý của Đất, còn 5 lần thăng – giáng của các hào 3 – 4 – 5 – 6, biến hóa thì thuộc về lý của Người và lý của Trời. Do vậy, đi sâu khai thác về cái Lý của Đất, thì tập trung vào nguồn dữ liệu ban đầu từ địa chi vậy.

Một thuyết khác, căn cứ vào nhu cầu mở rộng thông tin, lấy cơ sở Ngày làm chủ, quẻ Ngày thống suất 12 quẻ Giờ. Ví dụ: ta gặp câu hỏi của vận nhân: “Sang năm tôi định làm nhà, thì tốt hay xấu?”, như vậy có trường phái cho rằng phải căn cứ vào quẻ Năm, thì thông tin có tính chính xác và mang độ tin cậy cao hơn. Lại ví như, ta gặp câu hỏi của vận nhân: “Tháng tới tôi dự định đi du lịch Thái lan, thì tốt hay xấu?”, để trả lời, cũng có trường phái cho rằng, phải căn cứ vào quẻ Tháng để truy tìm thông tin, .v.v…

Như vậy, thiên can đã được chú trọng. Ý nghĩa đầu tiên, đó là số thứ tự của từng cặp can chi trong 60 hoa Giáp. Số thứ tự này tùy theo yêu cầu của từng thuyết, để biết được Nạp âm, hoặc bỏ tuần (10) để xác định thông tin, hoặc để thiết lập quẻ cho năm – tháng – ngày – giờ..v.v…

Ví dụ như hôm nay 08/01/2012, năm Tân Mão được số 28, tháng Tân Sửu được số 38, ngày hôn nay là Mậu Thìn được số 5, giờ Đinh Tị được số 54. Tổ hợp số được 28 + 38 + 5 + 54 = 125, từ đây thiết lập quẻ Tứ trụ như sau:

…………..Năm……………..Tháng…………….Ngày………………Giờ

……….Tân Mão………..Tân Sửu………..Mậu Thìn………….Đinh Tị

…………..Bí…………………Tiệm……………..Hàm…………….Đại súc

Theo đó, được 4 quẻ ứng với năm tháng ngày giờ, tùy theo câu hỏi của Vận nhân để xác định truy tìm thông tin từ quẻ ứng với cặp can chi Năm, hay cặp can chi Tháng mà hành dụng vậy.

Qua đây, chúng ta thấy tùy theo từng trường phái hành dụng quẻ Dịch, căn cứ theo nhu cầu của từng loại thông tin (câu hỏi) để có thể chọn lựa thuyết mà ứng dụng, khi Vuthuong và Minh An theo thuyết của Bốc phệ chính tông, thì nhu cầu thông tin cần khai thác có thể chưa chú trọng vào Thiên can là vậy.

VuThuong và Minh An thấy còn vấn đề gì cần trao đổi, thì các Bạn nêu ra, chúng ta cùng học hỏi.

HaUyen

————-

Chào VuThuong

Về câu hỏi này, có thể xảy ra 2 tình huống: 1-) Trả lời là Không. 2-) Trả lời là Có.

Khi trả lời là không, thì Ta có thể hiểu rằng chắc là chưa có điều kiện tiếp cận với những môn phái, hay những trường phái ít được phổ biến, chỉ đệ tử “chân truyền” mới được học. Cũng có thể hiểu với lý do nguồn tư liệu thuộc vào dạng “quý hiếm” (quý vật tầm quý nhân). Cũng có thể hiểu rằng, đó là do trình độ của mỗi cá nhân, khi khảo cứu về một học thuyết nào đó, có Thầy hoặc không có Thầy hướng dẫn, kèm theo vốn kiến thức về “Cổ Hán Ngữ”, những cụm từ chuyên ngành thuộc lĩnh vực Huyền học, … cho nên, cùng một cuốn sách, cùng một học thuyết, mà mỗi người đọc hay nghiên cứu, sẽ thu được những giá trị khác nhau vậy.

Khi trả lời là có, thì đòi hòi người trả lời cho câu hỏi mà Vuthuong nêu ra, một khối lượng kiến thức đủ trải rộng hơn 20 môn phái, đã từng trải nghiệm để biết “gạn lọc khơi trong”, kèm theo là thời gian đủ dài để trở thành “dân chuyên nghiệp”, với trình độ chuyên sâu, …

Để trả lời: “Có dùng Nạp âm 60 hoa Giáp để luận Hào”, thì cổ nhân đặt ra những điều kiện, những định lệ, những khuôn khổ, … buộc người hành dụng phải thông tỏ những nguyên lý mà cổ nhân đã đặt nền móng xây dựng theo suốt chiều dài của Lịch sử. Các Dịch gia thường tư biện, mỗi nhà mỗi trường phái đều có những nét đặc sắc riêng, vậy nên để nghiên cứu đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để đáp ứng cho công việc này, đôi khi là cả đời người vậy.

Lấy một ví dụ: để biết tại sao cổ nhân đã để lại nhiều định lệ như vậy? Khi nói “Tam hợp”, thì khi nào được gọi là Tam hợp và khi nào thì được gọi là Tam hội? Đối với trường phái tượng – số, Cổ nhân khảo sát quá trình thăng – giáng tiêu tức của âm dương, nhận thấy trong 64 quẻ Dịch, thì quẻ Chấn và quẻ Khôn đã bộc lộ ra mối quan hệ của địa chi, cụ thể như sau:

1-) Quẻ Chấn, một mẹ Chấn sinh ra 6 con:

– Chấn hào Sơ biến được Dự, phối ứng can chi Ất Mùi

– Chấn hào Nhị biến được quẻ Quy muội, phối ứng can chi Đinh Mão

– Chấn hào Tam biến được quẻ Phong, ứng tại thời gian can chi Kỷ Hợi

– Chấn hào Tứ biến được quẻ Phục, tại thời điểm can chi Quý Sửu

– Chấn hào Ngũ biến được quẻ Tùy, tại thời điểm ứng với can chi Đinh Dậu

– Chấn hào Thượng biến được quẻ Phệ hạp, ứng can chiKỷ Tị

Như vậy, quẻ Chấn nội quái cho ta biết 3 chi là Hợi – Mão – Mùi, còn ở ngoại quái cho ta biết 3 chi là Tị – Dậu – Sửu.

2-) Quẻ Khôn, một mẹ Khôn sinh thành 6 con như sau:

– Khôn hào Sơ biến Phục, tương ứng can chi Canh Tý

– Khôn hào Nhị biến Sư, tại thời gian can chi Mậu Thìn

– Khôn hào Tam biến Khiêm, ứng với thời điểm can chi Bính Thân

– Khôn hào Tứ biến Dự, ứng thời gian can chi Canh Ngọ

– Khôn hào Ngũ biến Tỷ, ứng với can chi Mậu Tuất

– Khôn hào Thượng biến Bác, ứng can chi Bính Dần

Như vậy, quẻ Khôn nội quái cho ta biết 3 chi là Thân – Tý – Thìn, đối với ngoại quái cho ta biết 3 chi là Dần – Ngọ – Tuất.

Đối với 3 chi Hợi Mão Mùi thuộc nội quái quẻ Chấn, tại thời gian ứng với can chi Tân Sửu và Tân Dậu, thì hào Sơ và hào Tam giao nhau, ứng với môi trường quẻ Hằng (thời). Đầu Thân và cuối Mùi giao nhau ! từ đây cổ nhân cho rằng, để được gọi là tam hợp, thì phải thỏa mãn điều kiện: trong môi trường hoàn cảnh nào? ( quẻ Hằng) và tương ứng với thời gian nào? (Tân Sửu và Tân Dậu) Khi không thỏa mãn 2 điều kiện này thì chỉ được gọi là tam hội. Đối với quẻ Khôn cũng lập luận tương tự như vậy !

Hay như quẻ Càn, một mẹ sinh 6 con, gồm Cấu, Đồng nhân, Lý, Tiểu súc, Đại hữu, Quải, thì hào Sơ của 3 quẻ Cấu – Đồng nhân – Lý, tương ứng với can chi Tân Sửu – Kỷ Sửu – Đinh Sửu; còn hào Sơ của 3 quẻ Tiểu súc – Đại hữu – Quải thì tương ứng với can chi Tân Mùi – Kỷ Mùi – Đinh Mùi. Từ đây, mà cổ nhân cho rằng, quẻ Càn đã cho ta biết về sự hình thành “trục” Sửu – Mùi, những nguyên tắc kèm theo khi hành dụng tới trục Sửu – Mùi, nguyên lý Quý nhân xuất từ trục Sửu – Mùi, .v.v…

Lại thêm một ví dụ về điều kiện ràng buộc: để trả lời là có, khái niệm về cung Tý, hay cung Sửu, thì khái niệm về cung khác nhau rất cơ bản đối với ngũ hành của chi, ví như chi Tý ngũ hành là Thủy, còn cung Tý thì khái niệm lại rất khác (?). Cho nên, đối với giới nghiên cứu, hay đối với những người yêu thích khai thác thông tin từ Dịch, thì cũng nên nắm vững những điều mà cổ nhân đã để lại. Đối với khái niệm chỉ gọi là biết chơi chơi, thì chẳng bàn làm gì, cứ theo một thuyết duy nhất, được gọi là Chính Tông thì cũng đủ rồi.

Trở lại với nội dung câu hỏi khi trả lời là có, thì những điều kiện ràng buộc gồm những nguyên tắc nào? khi nào thì ứng dụng? … để dùng ngũ hành nạp âm luận Hào. Vậy, luận Hào theo trục Sửu – Mùi, hay là theo Tam hội, hay Tam Hợp đây? … hay theo tam phương hội để chờ “thời” mà được tam hợp. Vậy chờ “thời” để làm gì? Đó là chờ “thời” để được tam hợp hóa hướng cát tránh hung vậy. Cũng có thể cho qua thời “tam hợp” để chờ “Tam hội” ! Hoặc đã được Tam hợp rồi mà không “hóa”, thì khi nào “biến” thành Tam tai? Cổ nhân đã nói “tam hợp biến tam tai” mà không nói: “tam hợp hóa tam tai”. Như vậy, khi nói Tam hợp “biến” Tam tai, thì cũng phải hội đủ điều kiện kèm theo với nó, khi đó tình trạng Tam tai mới có thể xảy ra. Cho nên nói hội hè thì đông vui mà mấy ai được hợp !

Khả năng của Tôi cũng có chừng mực, sách vở và nguồn tư liệu cũng đơn sơ mộc mạc, những khái niệm nói trên, là để Bạn hiểu thêm quan điểm của Tôi đối với câu hỏi của Bạn vậy.

HaUyen

————-

Xét về bề mặt chữ viết, thì tại trang 326 sách BMTVĐS có viết:

– Tuần Triệt có thể được giải khi gặp xung chiếu, tam hợp Thái tuế, lưu Thái tuế đến điền thực (lấp chỗ trống) tại bản cung Tuần Triệt

Như vậy, sách viết không có cụm từ “Xuất không”

————-

Tôi nói đọc cẩn thận và suy xét kỹ, là vì:

Thứ tự và trật tự của 8 quái, theo sách viết tên ngài Trần Đoàn là tác giả và nguồn tư liệu Tôi có được, thì thứ tự và trật tự đó là: Càn – Khôn – Nhật – Nguyệt – Lôi – Phong – Sơn – Trạch. (mà không phải theo như thứ tự và trật tự Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn), từ đây, khi phối 14 chính tinh với ngôn vị của quẻ Dịch, sách anh Nguyễn Đăng Quang viết ra, có khác một vài chi tiết với những gì mà Tôi biết.

Phải chăng, ta nói cùng nhau rằng:

– Trời một sinh Thuỷ, bản âm lấy Hỏa để chế nó

– Đất hai sinh Hỏa, bản âm lấy Thổ để chế nó

– Trời ba sinh Mộc, bản âm lấy Mộc để chế nó

– Đất bốn sinh Kim, bản âm lấy Kim để chế nó

– Trời năm sinh Thổ, bản âm lấy Thủy để chế nó

Điều này có nghĩa rằng, trật tự và thứ tự sinh thành của ngũ hành, sẽ không phải là trật tự và thứ tự của bản âm vậy.

Hy vọng được chia sẻ thêm cùng anh Nguyễn Đăng Quang khi Anh đọc những dòng viết này.

————-

Nguyên lý cấu tạo nên Tử vi, mà ngài Trần Đoàn đứng tên, luận bàn về lẽ huyền diệu thâm sâu của con người, có những cụm từ mà những Quan trong triều đình, chuyên trách về việc xem Sao, cũng chẳng thể nào hiệu chính những câu chữ trong đó. Đây là một khoảng cách, đối với giới nghiên cứu Huyền học thường biết rất rõ ràng vậy !

Ví như cụm từ 出 空 = xuất không, trong môi trường “Cấm cung”, được giải nghĩa là: “Trời từ trong xuất ra”, … và được chỉ dạy bắt đầu từ nguyên lý: “Trời nghiêng (tây bắc) … Đất khuyết (đông nam)… “

Chúng ta có thể biện giải: tại sao Trời lại vận hành từ trong xuất ra? Cái bên trong là cái gì? Có phải cái bên trong hàm chứa sự hỗn độn (thái cực)? Cái “hỗn độn” này có phải hàm chứa Tử – Mộ – Tuyệt không?

Khi tiền nhân phải “tàng” phải “tọa”, trả lời với đệ tử truyền môn rằng: Thái cực hàm chứa 3 cung Tử – Mộ – Tuyệt vậy.

————-

Quan Ngự Sử đài nói: “Nhật Nguyệt tượng bích, ở đầu Tháng và cuối Tháng, giống như Thái cực hỗn độn vậy. Đạo lý bên trong của nó chủ yếu là dựa vào đạo “lấy hay bỏ” (thủ xà) của tự nhiên tạo hóa mà biến thông”

Đệ tử truyền môn trả lời: “Mệnh có Hình có Chất, như vậy Mệnh thuộc âm”

————-

Tham khảo một trong những nội dung được xây dựng của Lý, với cương lĩnh “Minh tượng thủ số” như sau:

Trời ba đất nhất

Thiên địa định vị

Thượng hạ giao nhi đức nghiệp thành

Môn phái này lấy tượng quẻ Bĩ   , kết hợp với Nghĩa của quẻ Thái, vì vậy mới nói “Thiên địa định vị. Thượng hạ giao nhi đức nghiệp thành”

————-

Vấn đề Bạn nêu ra, theo Tôi có thể nói là một khái niệm rất rộng, theo trường phái mà hình thành lập thuyết riêng cho khái niệm này. Khái niệm mày bắt nguồn từ Dịch viết: Đất 2 Trời 3

Ví dụ địa bàn của Tử vi tương đương với 12 Ngày, thì số ngày dùng thực chỉ có 8 ngày, ta bắt đầu như sau

– Từ cung Tý phối Giáp là 1, đếm 8 cung tới cung Mùi, thì cung Thân – Dậu – Tuất – Hợi được cho là không dùng (tiềm long vật dụng) Triệt an tại Thân Dậu

– Từ cung Tuất phối Giáp là 1, đếm 8 cung theo thứ tự và trật tự thì đến cung Tị, thì 4 cung còn lại là Ngọ – Mùi – Thân – Dậu đối ứng với vật dụng, tương tự đếm hết cung thứ 8, thì cung kế tiếp phối Triệt lộ là Ngọ Mùi

– Tương tự cho các tuần Giáp Thân – Giáp Ngọ – Giáp Thìn – Giáp Dần

Đó được coi là sự “nghỉ”, mà cổ nhân lập thuyết nói: “Trời Đất còn chẳng dùng huống chi con người vậy”

Nguyên khởi của Triệt lộ được Cổ nhân thiết lập bắt đầu từ đây vậy.

Cũng như khái niệm một Tuần gồm 10 ngày đối ứng với 10 can, cũng được bắt nguồn từ nguyên lý Đất 2 Trời 3 như sau: từ ngày mồng 1 cho tới ngày 15 trăng tròn sáng, thì số ngày vận hành thực của mặt Trăng chỉ còn có 10 ngày (15 nhân với 2 rồi chia cho 3), số 10 ngày này tương đương với 2 Hầu được phối với “Thiên nhất sinh Thủy” vậy.

Về mặt toán học mà nói, thì cổ nhân gọi khái niệm này là Thần Số, đó chính là sự biến đổi của Âm và Dương. Tại sao nói vậy?

Dương số 216

Âm số 144

Đất 2 Trời 3

(216 x 2) / 3 = 144

(144 x 3) / 2 = 216

12 giờ của một ngày, thì số giờ dùng thực là (12 x 2) / 3 = 8 giờ

————-

Sách “Bí mật Tử vi Đẩu số” nên đọc,

Mối quan hệ giữa tính tất yếu và xu hướng phát triển của con Người với thế giới tự nhiên, cũng như giữa Tử vi học với Dịch học, được đặt vấn đề một cách khái quát cao, thông qua mối quan hệ giữa “nhất âm nhất dương” của Trời và “năm âm năm dương” của Đất, cũng được Sách đề cập đến.

Con Người, biết làm việc thì biết nghỉ ngơi. Một ngày 12 giờ thì nghỉ 4 giờ để ngủ và để tái hồi sức khỏe, thời gian 4 giờ này được cổ nhân xây dựng thành nguyên tắc, nói rằng: “Trời đất còn chẳng dùng huống chi con người”.

Vì vậy, trên bề mặt chữ viết, cổ nhân nói: “Một ngày có 12 giờ, nhưng số giờ dùng thực chỉ có 8 giờ, 4 giờ còn lại thì bỏ không dùng”. Điều này có mối liên hệ với sách “Bí mật Tử vi Đẩu số” như thế nào, mỗi người khi đọc sách, sẽ cảm nhận được ý kiến riêng của mình.

————-

NGŨ VẬN – LỤC KHÍ 2011 TÂN MÃO

NGŨ VẬN

……CHỦ VẬN………………..KHÁCH VẬN

……Mộc vận…………….Thổ vận……………..20/01/2011 —> 02/04/2011

……Hỏa vận……………..Kim vận…………….03/04/2011 —-> 13/06/2011 (Kim + Mộc hội)

……Thổ vận……………..Thủy vận…………..14/06/2011 —-> 26/08/2011

……Kim vận………………Mộc vận ……………27/08/2011 —-> 07/11/2011 (thái dương Hỏa tác động sao Kim)

……Thủy vận…………….Hỏa vận……………..08/11/2011 —–> 20/01/2012

LỤC KHÍ

…………………………..CHỦ KHÍ…………………..KHÁCH KHÍ

….Sơ khí……………Quyết âm mộc…………..Thái âm thổ

….Nhị khí……………Thiếu âm hỏa…………….Thiếu dương hỏa

….Tam khí…………..Thiếu dương hỏa……….Dương minh kim

….Tứ khí …………….Thái âm thổ ……………..Thái dương thủy

…..Ngũ khí…………..Dương minh kim………..Quyết âm mộc

….Chung khí……….Thái dương thủy…………Thiếu âm hỏa

Nhị khí: 22/3 —> 21/5 –> Tướng trên Quân (quân hỏa + tướng hỏa) –> ôn dịch

————-

Câu nói này, thật sự thú vị, suy nghĩ nhiều năm rồi mà Tôi vẫn chưa thấy rõ, đâu là câu trả lời

Nhìn lá số, khi ta duy “Lý”, chỉ nhìn vào ngũ hành được gọi tên là “Thổ”, Thổ chủ về Tín, khi nhận ra lá số có dấu hiệu bị mất đi lòng tin, … có thể thường làm cho Ta mất đi hứng thú luận giải, … mối quan hệ giữa Ta với lá số, … điều này, không biết nguyên nhân từ đâu, mà gây nên phản ứng phòng vệ trong cái “Thể” của ta, để rồi cái “dụng” của ta không còn hứng thú để luận giải cho lá số !

Ví như, gặp sao Tử vi cư Tý, lấy Tý làm cung Mệnh, trước 7 cung là cung Mùi, các sao trong cung Mùi cho ta tiết về “sức khỏe và tinh thần” của sao Tử vi, … Bắc đẩu chăng …

Ví như, sao Thiên phủ cư Thìn, lấy cung Thìn làm cung Mệnh, trước 7 cung là cung Hợi, các sao trong cung Hợi sẽ cho ta biết “sức khỏe và tinh thần” của Thiên phủ, … phải chăng sẽ nhận biết được những nguyên tắc xa gần và nguyên nhân thực hư của Nam đẩu, …

————-

Câu này đúng, nhưng duy có năm Quý đối với cung Dần, thì nên cân nhắc kỹ lưỡng thêm.

Nói vậy là vì:

– Trung chính hợp chủ về Tín, “trung” phối can Giáp, vận hành 5 cung tới chính phối can Kỷ

– Nhân nghĩa hợp chủ về Nghĩa, “nhân” phối can Ất, “nghĩa” phối can Canh

– Đa lễ hợp chủ về Lễ, “đa” phối can Mậu, “lễ” phối can Quý

Năm Quý, can Giáp phối cung Dần, khi “lễ” mà hóa Kị sợ rằng khó chế được Không Kiếp, vì “Lễ” bị tương tàn (khi sinh giờ Mão)

Tôi đã gặp tương đối nhiều trường hợp này, nên bàn thêm như vây.

————-

Những điều Quangdct nêu ra, chúng ta sẽ từng bước lý giải. Để thuận theo lối giao lưu với nhau bằng “văn viết” trên diễn đàn, Tôi sẽ nêu ra từng giả định, giả thiết, … theo đó Quangdct lập luận theo những kiến thức mình đã tích chứa được, từ các nguồn sách lưu truyền hay từ các diễn đàn.

Trước hết, Tôi muốn nói về quan điểm lập nghĩa cho Sao. Quangdct cũng đã biết, tiếng Anh thông dụng cho tới tiếng Anh chuyên ngành là cả một vấn đề chuyên sâu, có những từ ngữ theo chuyên môn riêng của từng chuyên ngành. Ví như một người chuyên ngành về Y và một người chuyên ngành về Chế tạo máy, khi giao lưu mà sử dụng ngôn ngữ riêng biệt của chuyên ngành mình, thì chẳng mang lại được hiệu quả, do vì không thể hiểu được nhau qua ngôn ngữ riêng.

Khi giả thiết rằng, hàm nghĩa của Sao trong Tử vi cũng được xây dựng lập thuyết theo một số chuyên ngành, mà không theo hàm nghĩa trong sách đã được lưu truyền từ trước cho tới nay. Ví như ngành Tội phạm học, thì sao Thiên tướng chỉ định về đặc tính, do vì theo Lý, thì ngành Tội phạm học lấy cơ sở từ sự bảo vệ từ xa, nên chặt đầu rắn là nhiệm vụ bước một. Nhưng chuyên ngành về Tổ chức cán bộ, thì hàm nghĩa của Thiên tướng là xuất tướng hay nhập tướng khi đứng cùng một cung với Tử vi, xu thế bộc lộ trong 5 năm sẽ như thế nào? … đây chỉ là giả thiết. Nhưng nếu là “cơ yếu”, thì lý thuyết này đã được xây dựng một cách hoàn chỉnh, để làm tài liệu giảng dạy. Công việc mà Quangdct đang theo, thì tài liệu giảng dạy chắc cũng được định hướng theo thời là vậy.

Nói về Đị̣a kiếp và Đại không, giả thiết như Quangdct theo thuyết 60 hoa Giáp, cùng cực của 60 hoa giáp này là Quý Hợi, từ đây Bạn định lệ rằng: Địa không theo dĩ vãng, Địa kiếp theo vị lai, có nghĩa là từ cung Hợi thì Địa không nghịch chuyển tới Tuất, rồi tới Dậu, … còn Địa kiếp thì thuận chuyển từ cung Hợi đến cung Tý, rồi đến cung Sửu, … như vậy, thì dĩ vãng và vị lai, sẽ mang những hàm nghĩa gì trước khi định lệ là “tối hung thần”?

Lại thêm một giả thiết rằng, Quangdct có năng lực phòng vệ lớn, vì nguyên lý 10 là số tới cực rồi lặp lại. Như vậy, cuối của mỗi Tuần giáp, định lệ khởi Không – Kiếp được xây dựng hàm nghĩa là “năng lực phòng vệ” cho đương số theo Thiên tạo. Ví như tuổi của đương số trong tuần Giáp Ngọ, thì cuối của tuần Giáp Ngọ là cung Mão, căn cứ theo giờ để khởi Không – Kiếp, xác định được năng lực phòng vệ của đương số an tại cung nào. Ví như lá số của Phạm Bình Minh, thì từ cung Mão, theo dĩ vãng thì tới cung Mệnh, theo vị lai thì tới cung Thân (Thân cư Dần), như vậy ta ngầm hiểu rằng, đương số có năng lực phòng vệ rất lớn vì được cả ở Mệnh và Thân.

Đây chỉ là một giả thiết, theo Quangdct thì giả thiết này như thế nào?

————-

Theo Tam nguyên, Tôi có gặp một số người có tổ hợp Sao như lá số này, nhưng đó là ở nhị nguyên 1923 – Quý Hợi ứng với can chi ngày Quý Sửu, những người mà Tôi đã gặp này hầu hết đều theo ngành Bộ đội hay Công an, vãn hồi ngoài 40t ~ 45t thường được tuyển dụng thực thi những công việc đặc biệt, kết quả bị bại lộ mà bị bắt tù đầy rồi hy sinh.

Đương số này sinh vào Hạ nguyên, theo thượng – trung – hạ mà phân, thì ứng với giai đoạn Bạch hổ – Phúc đức – Điêu khách – Trực phù, nếu đương số này có Mẹ tuổi Nhâm Dần 1962, hay cha tuổi Đinh Dậu 1957, thì khó mà gọi là lá số “đặc biệt”. Trường hợp cha mẹ trùng tuổi nhau, thì “có thể” tổ hợp lá số này ứng cho người có công năng đặc dị.

Theo dòng của Minh An có lời bàn như vậy.

————-

Anh Ehem,

Chúng ta đứng trong môi trường trao đổi học thuật, nghiệm lý về số Tử vi, nên … cho dù trái ý … thì Tôi và Anh cùng hướng tới sự thanh thản trong lòng mỗi người, không bởi một điều gì cả.

Ehem viết: theo phép chiếu âm dương. Khi đọc, tôi có thể hiểu là: Đế tinh cư Ngọ cung dương, nay xuất giá tới cung âm. Kề liền Vua là cận thần hội đồng quân cơ cung Tị ứng ngôi Thái ất. Nay vua xuất cung tay phải cầm Bảo Kiếm, một hình ảnh tượng trưng nội cảnh có biến cố đã được tính toán kỹ lưỡng của phe chống đối. Tôi hiểu như vậy có đúng ý Anh không?

Từ câu nói: phép chiếu âm dương, thì chúng ta có nên bàn về Ngũ cục: cục nào là cục âm, cục nào là cục dương, để tương ứng với phép chiếu âm dương (?)

————-

vuivui, on 12/08/2011 – 01:35, said:

Qua hàng loạt các tham luận, có thể nhận thấy được cái yếu của chúng ta chính là lý tính của sao và cách cục.

Nhận định này của anh Vuivui thật sâu sắc. Không chỉ nói những người yêu thích Tử vi tự học, tìm thầy học, … Mà cả người được tào đạo bài bản, được cử sang TQ hay Đài loan, học tới tận 6 năm, để được gọi là dân “chuyên nghiệp” về Huyền học nói chung, về Tử vi nói riêng, cũng có một vài trường hợp trong tình cảnh như anh Vuivui đã nhận định.

Tôi đã gặp một số người như vậy, ví như một anh bạn tuổi Mậu Tuất (1958), tốt nghiệp chính quy Ngoại ngữ, sau đó làm “con nuôi” trong ngàng CA. Theo anh Trần Đình Hiến, một người chuyên sâu về Cổ hán ngữ, nhận xét về Anh bạn này đủ khả năng, thế là được đi học với cái “mác” dân chuyên nghiệp. Trong một vài lần tiếp xúc, anh bạn này đưa ra những nhận định Dự báo chiến lược về “đối tượng” thông qua Huyền học và Tử vi, kết cục là sai lầm. Vừa tốn công sức và thời gian của đồng nghiệp, nhưng cái chính là “thời gian” không quay trở lại.

Cảm ơn anh Vuivui

————-

Anh Ehem

Tôi và Anh đã có điểm nhìn cùng về một hướng, cũng ví như tất cả các Sao đều hướng về phương Bắc. Vấn đề là tại sao Tôi nói là “chính yếu”, là do năm Đinh Sửu thì Tang môn nghịch, đeo bám Không Kiếp đến cùng tại cung Hợi, lại thêm cung Thân hàm chứa Thổ cục phù trợ Mệnh thổ, thế Tứ sinh khởi “động”, cho nên cánh cửa của Liên châu bắt đầu mở vậy.

Nhưng vấn đề ở đây khi Nhật thủ Mệnh mà đương số lại sinh vào đêm, nên trước khi thay đổi công việc & tăng chức, Quyền ngộ Kình đắc, chính ứng cung Nô, có tượng Đắc kỳ đại thủ (tru diệt đầu sỏ ác ôn, soán đoạt ngôi cao – hào 3 Minh di).

Vậy nên, chúng ta có thể tiến sâu thêm một bước nữa, mở rộng thông tin, khi ta tạm gọi là “chính yếu”. Anh Ehem có thêm lời giải được không?

Cảm ơn anh Ehem.

————-

Anh Đucnangthangso

Về người đàn ông Anh nói, một người bạn điện thoại tới Tôi có nói: số Cự – Kị – Long – Hà – ngộ Địa không thủ Mệnh cư Thìn gặp Tuần án.

Như vậy, CHHV sinh 02/12/1957 giờ Mùi.

Tôi rất muốn tìm hiểu lá số này, anh Đucnangthangso thấy ngày sinh này có đúng là của CHHV không?

Cảm ơn anh

HaUyen

————-

Chân tay bị gãy còn chữa trị được, nhưng xương sống thì phải được bảo vệ một cách tuyệt đối !

Có thể DieuBich chưa quan tâm đến, nhưng Tôi nhận thức được sự “bình dị” này. Tại sao nói vậy?

Anh VHP có một người bạn từ khi còn nhỏ, có thể được gọi là tri kỷ. Khi còn là Thứ trưởng, người bạn này có nhờ chuyển trường cho con gái, anh VHP nhận lời. Sau khoảng gần hai tháng, anh VHP nhận quyết định lên Bộ trưởng, thì nói với người bạn tri kỷ của mình là: không thể giúp cháu được và trả lại hồ sơ.

Càng lên cao, cái ống càng thu nhỏ lại, càng bị siết chặt lại, càng bị …

Cảm ơn DieuBich đã mở chủ đề này

HaUyen

————-

– Sinh tháng Nhuận trong năm “Đất ở trên tường”, cho nên nói Hỏa tinh thiếu lực.

– Thủy cục, ứng với giai đoạn Mộc dục ngộ Kình hãm thủ Mệnh, cho nên nói Thiên không – Hỏa tinh chỉ lo đánh lộn với nhau (ở đất bùn lầy, càng đánh càng lún sâu, để lại hậu quả thù ngầm sâu rộng )

– Tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh hội Thủy phương Hợi-Tý-Sửu, cho nên nói Mệnh thổ không phải là chủ nhân ông của anh Hỏa tinh này.

– Tuổi Canh thì Nhật – Vũ – Nguyệt – Đồng, nay Nhật Nguyệt như vậy, cho nên nói kỹ thuật “gọt” chưa tinh xảo & chưa đủ tính thuyết phục

Mạn phép anh TAMTAM, tôi có lời chú giải như vậy không biết có hợp ý Anh không (!)

HaUyen

————-

Vấn đề ở đây là sinh vào tháng Nhuận khi chiêm số Tử vi. Hiện nay cũng tồn tại một vài cách lý giải, với cá nhân tôi vẫn thấy gượng ép chưa thông. Căn cứ vào thời điểm từ ngày còn làm Kế toán viên, nay ngồi ghế Bộ trưởng, Tôi vẫn giữ quan điểm đã nói từ trước. Lấy số 39 ứng với ngày Nhâm Dần.

————-

Chào anh TUVINUT

Theo một số sách sử nói, ngài Trần Đoàn xuất Thân theo Đạo giáo. Đã xuất Thân theo Đạo giáo, thì đều lấy Tham Đồng Khế làm cương lĩnh. Đã lấy Tham Đồng Khế làm cương lĩnh, thì không xa rời phép Trinh – Hối.

Lời Thoán truyện quẻ Càn nói: “Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh” (Đứng đầu sinh ra các vật, muôn nước đều được an ninh). Từ câu nói này, người đời sau hình thành định lệ: Trinh hạ khởi Nguyên. Đây là mượn 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông để dụ ý diễn giải ý nghĩa Quái từ quẻ Càn: Nguyên Hanh Lợi Trinh – Đông hết Xuân sang – Trinh lâu rồi thì Nguyên tới, Dương mới hồi lại, để muôn vật lại bắt đầu một vòng “tham lưỡng”.

Cho nên, phép Trinh – Hối căn cứ vào hào Thượng quẻ Càn nói hữu hối, hào Tam quẻ Khôn nói khả trinh, định lệ rằng: Sinh vào buổi sáng là Trinh – Sinh vào buổi chiều là Hối. Cũng từ đây mà ngài Thiệu Ung đưa số đếm của giờ thuộc vào Hạ quái vậy.

Ở đây, đương số sinh vào giờ thuộc HỐI vậy.

Phép Trinh – Hối định giờ kể cũng lạ: căn thứ theo Hệ từ nói: Đạo của Trời là âm với dương, Đạo của Đất là cương với nhu, Đạo của người là Nhân với Nghĩa. Nói Nhân là 1 mà đếm tới 6 là Nghĩa. Từ cung Dần tới cung Mùi gồm 6 cung thuộc Trinh. Từ cung Thân tới cung Sửu gồm 6 cung thuộc Hối. (Lục Nhâm cũng đếm tới 6 cung để an Nguyệt đức).

Cùng anh TUVINUT thanh đàm, để nhìn lại những trải nghiệm học thuật của chúng ta khi ứng dụng vào thực tiễn vậy.

HaUyen

————-

Anh VDTT

Quãng thời gian đương số ra đời , tại miền Bắc cuộc sống thật sự khó khăn, để có một chiếc đồng hồ để bàn cũng là cả một vấn đề, bao cấp đến miếng ăn còn chưa xong, lại là thời điểm sau tàn dư của “cải cách ruộng đất” toàn miền Bắc, cuộc sống cơ cực khó mà hình dung nổi, chỉ nói ngay tại Hà nội thôi, vẫn dùng loa còi báo giờ từ Nhà hát lớn cho cả Thành phố, lấy đâu ra đồng hồ như ngày nay, đây chưa nói đến miền quê Nam Định điện nước không có trong tình cảnh nhà Hộ sinh thì …. nếu đương số sinh tại nhà Hộ sinh A ở Hà Nội thì còn khả dĩ. Do vậy, Giờ sinh của đương số Tôi cũng không cố “gọt”.

Có thể tiên lượng thời gian những tháng còn lại trong năm đối với cung Ách tháng Bảy và tháng Chín.

Nếu ứng nghiệm, thì ta theo

————-

Tuổi Canh song Lộc ngộ Hà

Cự Nhật đảo “thế” vì là Trường sinh

Quan cung Tuế Tướng độc hành

Coi người như rác Nô hiềm Thiên không.

Thảm đỏ trải sẵn rộng đường

Coi thường “nhân” “nghĩa” mấy hồi đường thông

————-

Tuần Giáp Tý đối với Lethanhnhi chứa Đinh Mão và Ất Sửu

Bắc bình Nam, Tây bình Đông – can Đinh chi phối ảnh hưởng tới Bắc đẩu như thế nào? những sao nào thuộc Bắc đẩu nhưng lại được ngài Trần Đoàn phân định trực thuộc Nam đẩu? ( tương tự như vậy đối với Nam đẩu ), ví như Tham lang thuộc Bắc đẩu, nhưng lại trực thuộc sự điều hành của Nam đẩu theo Thiên phủ, … sinh Bắc dụng Nam chăng?

————-

Chào ThaoLinh

Bạn cần vượt qua 03 giai đoạn:

– Giai đoạn thứ nhất: Dùng số để thiết lập quẻ, ngài Thiệu Ung noi theo phương pháp của ngài Trần Đoàn. (tham khảo lập số theo Mai Hoa)

Bạn có thể cảm nhận qua câu nói của giai đoạn thứ nhất và tự thiết lập công thức. Nếu chưa thiết lập được thì chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Gợi ý: cần phân rõ số Trời và số Đất (thiên số và địa sô)

————-

Tôi và Lethanhnhi có điểm tương đồng, đó là cung Mệnh cư Ngọ hương, vận hành nên cẩn thận khi bước vào tuần Giáp Tý thì cung Quan bị lưu Tuần, nhưng vận dụng giữa cái nên và không nên, thì có khác nhau, vấn đề ở đây là thời gian mà thôi,

Tôi tin Lethanhnhi sẽ nắm bắt được tinh thần này, để hiểu về số phận cái nào là sở trường và cái nào là sở đoạn … quan trọng hơn không phải chỉ là xem số Tử vi, mà chỉ ra ra được cái Phúc cho nhiều người vậy

————-

Bính Quý, xuân sinh, bất vũ bất tinh chi tượng

Ất Đinh, đông sản, phi hoàn phi noãn chi thiên

Thiên niên rất kị vận hành tới hạn gặp Quả tú ! Lethanhnhi nên lưu ý ! (Ngân thăng thuật)

————-

Cổ nhân đúc kết những tinh hoa cho người đời sau, chắc không phải là “biết thì sợ gì nữa”

– Cung tuổi và nạp âm của người phối ngẫu, Ta có thể chủ động được, sao Ta lại có thể để mất đi cái quyền chủ động này rồi lại đổ lỗi cho số phận?

– Nên sinh Con vào những năm nào? tháng nào? căn cứ theo tuổi của cha mẹ? Tinh hoa này Cổ nhân đã đúc kết từ thực tiễn, sao lại không vận dụng, khi đọc nhiều gia phả của người Việt nam đã chứng thực về kết luận này, (trích … con trai tuổi này thì nên lấy vợ ở cung tuổi này, … nên đẻ con vào những năm, …), chắc lại đổ lỗi do vì Mộc dục cư Ngọ chăng?

————-

LethanhNhi đã chỉ ra từng bước một, từng phần một, … về cách đặt vấn đề mà Gloria nêu ra

– Mệnh cư Ngọ hương

– Sinh ngày Canh Thân

Cho nên:

– Tử vi găp ngày Đinh Mão

– Thiên phủ gặp ngày Ất Sửu

————-

Hôm nay là ngày Canh Tý trong Tuần Giáp Ngọ, cung Thê cư Thìn hương, theo Ngân thăng thuật cho rằng: “không nên gặp người phối ngẫu” (trong 10 ngày, sau khi có vợ cũng nên tránh âm dương giao phối)

Sách viết như vậy Ta kiểm xem có đúng không? Nếu chính ta không thể cưỡng lại được, khi vẫn gặp người phối ngẫu, hay bạn gái, hay những phụ nữ chẳng hạn, tình hình bầu không khí như thế nào? ( căn cứ vào Sao ứng với “thể” còn Cung ứng với “dụng” để luận xem sao)

————-

– Can của cung an Tử vi ví mình như con ếch ngồi đáy giếng – có thể tạm gọi là cái “ngã” đang không có thông tin

– “Can nhận được khi khai triển ngày sinh” ví như khi ta định làm gì, hoặc ta muốn đi đến một nơi nào đó, … việc ta định làm, hoặc nơi ta muốn đến đang ở trong hoàn cảnh như thế nào … có thông tin để mà xử lý, thông tin là hư hay thực, có lợi hay không có lợi cho ta, …

Đại khái vậy, Gloria nên chờ sách đọc

Mấy bài viết từ sáng tới giờ, Tôi nhấn mạnh tới Địa niên, nên lưu ý trước khi đọc sách, vì sách cũng không bàn đến nội dung này

“Thiên hữu thời Địa hữu lợi” (thiên có thời Địa có lợi), khi ở phương nào, ở vùng nào, ở môi trường nào có Địa niên hóa Lộc (can cung Tài hóa Lộc nhập cung Quan), … đôi khi còn tốt hơn cả Lộc tồn là lộc trời cho vậy (có thể kiểm từ lá số NĐK sinh giờ Thìn)

————-

Một Tháng có 03 Tuần, vậy có tính được “lưu Tháng” không? Theo “Ngân Thăng thuật” thì đây là “Nhân” được quyền chủ động lựa chọn sự và việc theo thời gian vậy

(Sử Việt – Nguyễn Trãi bắt được tướng giặc phương Bắc, người Tướng này còn tính được ngày nào Nguyễn Trãi phải thực thi theo lệnh của Vua không bị chém đầu mà được thả ra )

————-

Chào Bạch.Hung.Ton.Gia

Ngôn ngữ hành văn chuyên ngành Vật lý, thì Tôi thực sự không biết gì. Bạn đã đi qua được chặng đường khó đi, có thể nói rằng nhanh hơn rất nhiều người. Tôi chỉ xin lưu ý về khái niệm tiêu chuẩn định vị, đó là nơi được tiền nhân gọi là “cố định”, “bất biến” ở phương Bắc.

Câu hỏi được đặt ra là: khi Đế không tọa tại Ngọ, mà “tọa” tại 11 cung còn lại, ví như Tử Phá cư Mùi, Tử Phủ cư Thân, …thì nơi “cố định bất biến” được lấy làm tiêu chuẩn định vị sẽ được an tại cung nào? Phải chăng là cung Tý, hay ứng với một cung khác nào đó mà không phải là cung Tý? Khi sao Tử Vi không an tại Ngọ, thì cung Tý có còn đúng là nơi “tiêu chuẩn định vị” cho Bắc Đẩu xoay quanh Bắc Cực nữa không?

Mong Bach.Hung.Ton.Gia không bàn mà tự hiểu.

Chân thành chúc mừng Bạn.

————-

Anh Phù Suy

Nhị thập bát tú phối với 12 cung địa bàn, đã được một số sách nói tới, 4 cung Tứ chính ứng với 3 tú, 4 cung Tứ sinh và 4 Tứ mộ, mỗi cung ứng với 2 tú, cụ thể như sau:

+ Phương Đông:

– Cung Thìn: Giác – Cang

– Cung Mão: Đê – Phòng – Tâm

– Cung Dần: Vỹ – Cơ

+ Phương Bắc:

– Cung Sửu: Đẩu – Ngưu

– Cung Tý: Nữ – Hư – Nguy

– Cung Hợi: Thất – Bích

+ Phương Tây:

– Cung Tuất: Khuê – Lâu

– Cung Dậu: Vị – Mão – Tất

– Cung Thân: Chủy – Sâm

+ Phương Nam:

– Cung Mùi: Tỉnh – Quỷ

– Cung Ngọ: Liễu – Tinh – Trương

– Cung Tị: Dực – Chẩn.

————-

Bộ não của con người, được thiên nhiên cấu tạo, chắc không đến nỗi bị “tẩu hỏa nhập ma”. Ngày nay, chính chúng ta biết rằng, ta mới khai thác sử dụng được một phần của bộ “não”.

Trường phái “nghĩa – lý” thì căn cứ theo Lời quẻ + Lời thoán + Lời hào + Lời tượng. Trường phái “tượng – số” thì căn cứ vào “số” để biết “tượng”, có tượng thì có nội dung (hàm nghĩa sao) ở trong đó, biết được nội dung hàm nghĩa, thì căn cứ theo “dẫn hướng” và “dẫn động” của Lý ( ví như ô tô 2 bánh trước dẫn hướng, 2 bánh sau dẫn động – đẩy). Sân chơi này cũng giản dị như vậy thôi.

Ví dụ nói về số, thứ tự số 48, rồi đến 49, cái kế tiếp là 50

Số 48 hàm nghĩa cái chứa ở trên, số 50 hàm nghĩa cái chứa ở dưới, số 49 ở giữa hàm nghĩa sự biến cách.

Đây nói về thứ tự số quẻ Đỉnh = 48, quẻ Cách = 49, quẻ Tỉnh = 50.

Câu hỏi được nêu ra, tại sao thứ tự 64 quẻ trong Dịch, cổ nhân lại thiết lập như vậy? Trên – dưới đều hàm nghĩa “chứa đựng”, nhưng giữa trên và dưới là sự biến cách?

————-

Chào An Khoa

Nói về chữ “dục” (xét theo nghĩa ham muốn)

Khi trước chữ “dục” mà có chữ “giáo” dẫn đầu đứng trước – Khi theo sau chữ “dục” là chữ “vọng” đứng sau, (giáo dục – dục vọng)

An Khoa sẽ chọn theo giải pháp nào, khi chữ “giáo” ứng với cái “nhất”, hay khi chữ “dục” ứng với cái “nhất”?

Vọng nguyệt – cũng chỉ được duy nhất có 1 ngày theo được với Nhật trong 30 ngày “bình dân” của một tháng, để có “hình” tương ứng với Nhật, trước thì cong lên mà không thể “trực”, sau thì cong xuống mà cũng không thể “trực” vậy

————-

Chào Minh An

Tổ hợp thời gian của Minh An 23/08/1988, là ngày 12/07 âm lịch, ngày 23 hồi 04:54 Xử Thử giao, được quẻ Tứ trụ

………….Năm…………………Tháng………………….Ngày……………….Giờ

……..Mậu Thìn………….Canh Thân………….Canh Tuất…………Quý Mùi

…………Càn………………….Tiệm………………..Tiểu quá…………..Truân

Sơ bộ nhận thấy: năm sinh thuộc tuần Giáp Tý không chứa chi Tuất ứng với ngày sinh.

————-

Diệu Bích thân mến

Trong con người chúng ta, đều có Vua, có Thái úy, có Tuyên úy, …

Bộ “não” của chúng ta ví như Vua

Thái úy Lý Thường Kiệt biết mệnh số ví như “Dụng nhân như dụng mộc”

Cha Tuyên úy với chức năng, ví như một phần của Ban Tổ chức Trung ương (không phải Ban TC Chính Phủ), nhưng vẫn phải lấy “thời” làm trọng, ở trong “thời” đất nước bị xâm lăng, thì không thể lấy pháp chính – phụ, nói Mệnh phạm Cô Hư, mà để loại bỏ đi người hiền tài cho dân tộc vậy.

Nói vậy, là để Diệu Bích hiểu quan điểm của Tôi, khi ở góc độ chiêm vấn số Tử vi, Tôi và Diệu Bích cùng ở Cục quân lực, thì có lẽ Bạn đồng thuận cùng Tôi, chỉ xét tới Cục và Chính tinh. Chân tay có thể gãy, nhưng xương sống thì phải tuyệt đối an toàn vậy.

Cảm ơn Diệu Bích nhiều.

————-

An Khoa

Tôi vẫn “nợ” bạn mấy vấn đề: 1- ứng ra hay ứng vào (xuất nhâp) 2- Như vậy tổng Số tham hợp Mệnh Tài Quan là thấp nhất, còn Điền Huynh Tật là cao nhất, nhưng từ đó kết hợp lại với số âm luật của Mệnh và trị số Cục thế nào và chúng có mối liên hệ thế nào cháu vẫn chưa hiểu?

Chúng ta còn thời gian để nói về nội dung vấn đề này, nay tạm bảo lưu sẽ trao đổi lại sau.

Để có thể tiếp tục trao đổi học thuật cùng nhau, mang lại một giá trị nào đó, thì tối thiểu chúng ta cũng phải có một sân chơi chung. (Bóng rổ có luật của bóng rổ, bóng đá có luật của bóng đá, …), sân chơi mà Tôi đã và đang đi, thì lấy sự biến Dịch của Tượng – Số, để nhận thức về những nguyên lý “nghiêm mật” trong Huyền học, về điều này, hình như An Khoa chưa quan tâm đến nhiều !

Ví dụ như chúng ta muốn đi tiếp, khi Tôi nói số 26, rồi đến số 34, rồi đến số 54, rồi đến số 62, rồi đến số 70, rồi đến số 18

Những con số này, cổ nhân phối ứng can Kỷ với sao Tử vi, căn cứ theo nguyên tắc phối số đơn vị là 14

Tôi nói như vậy thì An Khoa sẽ thấy khó hiểu, mà có thể suy ý rằng Tôi có ý dấu không nói rõ vậy !

Nhưng thực tế, An Khoa cũng phải dành một lượng thời gian đủ để đi từ cấp 1, đến học sinh cấp 2, rồi đến học sinh cấp 3, rồi là ĐH chẳng hạn.

Người xưa chưa có đầy đủ phương tiện hỗ trợ như ngày nay, rất giản dị như muôn mặt đời thường, nhưng không thể “dục tốc bất đạt” được.

Mong An Khoa hiểu hàm ý mà Tôi muốn tâm sự cùng Bạn

————-

Đơn giản thôi Minhgiac ! Hãy tự nhìn vào nội tâm, truy cứu tại sao mình có sức mạnh tinh thần như vậy?

Bài #189 – #190 – #191 chỉ để dẫn tới, nhằm làm sáng tỏ tuổi Bính, thuận tới cung Tị ngộ can Quý, theo đó Lộc Tồn (thuận) nghịch tới cung Tị, nên Mệnh số được hưởng sao Hỷ Thần vậy ! Tôi có thể hiểu được tại sao Minhgiac có khả năng, và nói rằng “học trong giấc mơ …”

Cũng từ đây, tứ Quyền bình Không Kiếp cũng phải trên một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, không thể nói chơi chơi được, phải vậy không Minhgiac? Ví như Thổ Cục, tính của Thổ hàm chứa vị ngọt, các chất ngọt lại ức chế sự sản sinh ra các chất tạo năng lượng thiên nhiên vậy.

Theo Minhgiac, tứ Quyền cần những điều kiện gì về Cục? đòi hỏi những Cách nào kèm theo? để thỏa được tính bình Không Kiếp?

————-

Để có tiếng nói đồng thuận, Minhgiac bắt đầu nên (rất nên) đặt dấu “hỏi” về số Thái Huyền:

– Trời Giáp Kỷ – Đất Tý Ngọ = 9

– Trời Ất Canh – Đất Sửu Mùi = 8

– Trời Bính Tân – Đất Dần Thân = 7

– Trời Đinh Nhâm – Đất Mão Dậu = 6

– Trời Mậu Quý – Đất Thìn Tuất = 5

– Trời không – Đất Tị Hợi = 4

Mệnh tính cho Người khi xét số Tử Vi, cũng căn cứ vào số Thái Huyền, Minhgiac hãy tìm nguyên nhân tại sao Trời không lại ứng với Tị Hợi hàm chứa số 4?

————-

Cung Phúc cư Mùi chịu chi phối của Tỉnh Quỷ trong nhị thập bát tú.

Để nói về Tuần Triệt tác Âm Dương, đáng ra Minhgiac nên đưa ra khái niệm này trước:

Trời Đất tác Ngũ phương

Âm Dương tác ngũ hành

Muốn khảo cứu để từng bước có nhận thức sâu rộng hơn, thì Minhgiac nên bắt đầu từ câu Trời 3 Đất 2

Nói Trời 3 đất 2, theo ngài Trần Đoàn sáng tạo nên Dịch Long Đồ, khi Dịch nói Trời 7 Đất 8, vậy thì “tổ” của số sinh thành là 5 đã được hàm chứa, cho nên số thuận nghịch có thể nói Trời 2 Đất 3

Minhgiac hiểu về điều Tôi dẫn chuyện này như thế nào? Có thể nói ra được không? Vì rằng khái niệm này Tôi vẫn rất mơ hồ vậy !

——————————————–

Các bài viết của Gia Thi và các thành viên khác:

———————————————-Cuốn sách Thế Bản được biên tập từ các tài liệu do quan sứ các nước cuối thời Chiến Quốc tích lũy, sách này được thu thập trong một thời gian dài, có đoạn viết: “Dung Thành làm lịch, Đại Nghiêu chế ra Giáp Tý”, “cả hai đều là bề tôi của Hoàng Đế. Từ đó về sau, đều dùng cách ghi này, một Giáp Tý có sáu mươi ngày”

Vì thế, có thể cho rằng, Đại Nghiêu là người sáng tạo ra Thiên can và Địa chi.

Đại Nghiêu lấy Giáp Ất đặt ngày, gọi là Can, Tý Sửu đặt tháng, gọi là Chi.

Việc liên quan tới Trời thì dùng Ngày.

Việc liên quan đến Đất thì dùng Tháng.

Trời Đất khác nhau, nên thiên can và địa chi biệt lập.

Nguồn: Ngọc Chiếu định chân kinh

————-

Niên kỷ 60 Giáp Tý

Thiên can và Địa chi phối hợp thành 60 trụ, tương truyền xuất hiện từ thời Hoàng Đế. Thời kỳ đầu sáng tạo ra Thiên can, là dùng để ghi Năm và Ngày, còn Địa chi dùng để ghi Tháng và Giờ.

Ví như, năm Giáp tháng Dần, ngày Ất, giờ Mão … Về sau, do dùng Thiên can ghi Năm, thì cứ 10 năm sau lại trùng lập, mà thiên can ghi Ngày cũng như vậy, một Tháng xuất hiện 3 ngày có Thiên can tương đồng.

Địa chi ghi Tháng và Giờ, tuy không sợ trùng lập, nhưng nó trùng lập cùng với Thiên can, thì kết quả vẫn bị đảo lộn, bất tiện.

Do đó, kết hợp thiên can thứ nhất và Địa chi thứ nhất, Thiên can thứ hai và Địa chi thứ hai, chính là số lẻ kết hợp với số lẻ, số chẵn kết hợp với số chẵn. Kết hợp hết 10 thiên can và 12 địa chi thì được 60 nhóm. Hợp thiên can địa chi thành một trụ, 60 nhóm tức có 60 trụ, mà địa chi và thiên can sau khi hợp thành Trụ, thì hợp thành Can Chi

Sáu mươi Trụ từ Giáp Tý đến Quý Hợi, được hiền nhân gọi là 60 Giáp Tý hay 60 Hoa Giáp. Mỗi thiên can phân thành 6 cách kết hợp với địa chi, như lục Giáp, lục Ất, lục Bính, lục Đinh … là chỉ ý nghĩa này. Tổ hợp can chi là số lẻ kết hợp với số lẻ, số chẵn kết hợp với số chẵn. Do đó không có sự kết hợp Giáp với Sửu, hay Ất với Dần …

Người xưa sử dụng nó để ghi năm tháng ngày giờ, như năm Giáp Tý tháng Ất Hợi ngày Bính Dần giờ Đinh Dậu. Dùng hết 60 Giáp Tý thì lại bắt đầu một Trụ mới, tuần hoàn liên tục.

Ngày Kỷ Tị tháng Giêng năm 720 Tr.CN (Lỗ Ân Công năm thứ III), Khổng Tử tu sửa sách Xuân Thu. Các nhà sử học cho rằng, đây là cuốn sách Sử thư đầu tiên dùng Can Chi ghi thời gian có tính liên tục, dùng can chi ghi Ngày và Năm, thống kê khá tỷ mỉ các sự việc từ chính trị cho đến chiến tranh, là tư liệu Sử chính xác và liên tục, có thể căn cứ vào để tra cứu, tham khảo.

==============

Nguồn: Ngọc Chiếu định chân kinh

————-

Nhịp sinh học tùy theo khả năng của mỗi người tiếp thu được, thì để nó tự nhiên tiếp nhận kiến thức, nên để nó thuộc về tự nhiên.

Thích Ca Mầu Ni từng nói rằng, ngài không hề quan tâm đến việc, ai điều khiển mũi tên, hoặc mũi tên đó bay đi đâu, đối với Ngài, điều quan trọng là trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để cứu con Người thoát khỏi tai nạn do mũi tên đó gây ra.

Thời nay, Phan Tử Ngư viết sách nói rằng: “Phàm, việc gì, không phải muốn như thế nào sẽ được như mong đợi. Mà khi gặp vấn đề Bạn cần phải biết làm gì !”

————-

Phá quân tinh

………Quả cảm………………….Làm càn……………………..Tý Ngọ

………Ổn định………………..Không ổn định………………..Sửu Mùi

……..Thuận tòng ……………..Phản kháng………………..Dần Thân

————-

Anh NguaQuaDoc có thể trình thêm,

– Thiên tướng tọa thủ ở cung độ nào trên tinh bàn, để xét ở thế “vượng”, hoặc ở thế “địa”, hoặc ở thế “miếu” …

– Thiên tướng độc tọa hay Thiên tướng phối hợp với một chủ tinh nữa?

– Khi độc tọa thì ở cung Âm – khác nhau như thế nào khi Thiên tướng đồng độ với một chủ tinh nữa ở cung Dương?

————-

Nói đến cục, là nói đến vòng tràng sinh của cục. Xưa nay bàn về cách an vòng tràng sinh đã nhiều, rút cục, chẳng ai chịu ai. Nhưng cứ xem các lời bàn của họ mà thấy thất vọng. Thì ra là bởi, họ chẳng có hiểu gì về cục cả, cũng chẳng hiểu bản chất của ngũ hành. Cách an vòng tràng sinh của cục theo Vân Đằng Thái Thứ Lang là đúng đắn, chuẩn xác nhất. Nhưng nhiều người lại cứ bi bô rằng, vòng tràng sinh phải an thuận bất kể dương nam âm nữ hay âm nam dương nữ ra sao. Rồi lại vì không hiểu tại sao tràng sinh thổ cục lại đồng cung với thủy cục. Có thể khẳng định rằng, việc an vòng tràng sinh của cục, nếu an khác VDTTL, tất sai.

Hay quá, dứt khoát khẳng định như anh vuivui,

————-

Người này theo ngành nghề đặc thù, có thẻ ngành “miễn kiểm tra – bất khả xâm phạm”, được đào tạo bài bản.

Hơn nữa,

– Theo nguyên tắc tinh quyết “Kiến tinh tầm ngụ” thì vận thế đại hạn đã được quy hoạch

– Theo nguyên tắc tinh quyết “Tinh diệu hỗ hiệp”, thì mệnh cách của người này có Địa bàn rất mạnh

————-

Mệnh và Thân đều ở vào thế “Tá tinh an cung”, cho nên rất phù hợp với ngành nghề được “trưng dụng” đào hoa mà biến cách “Mỹ nhân kế”, … Đã phải đi vay mượn Chính tinh, nhưng buộc phải gọi là Tá tinh (nhóm Tá tinh: Văn Xương Văn Khúc Thiên Mã Lộc tồn)

————-

Can.Spacy theo trường phái Trung Châu – Tam Hợp, một trong những nguyên tắc cơ bản của “Tử vi Tinh Quyết” đối với lá số này là được cách Song phi hồ điệp thức, khác nhau rất nhiều với lá số của Can.Spacy do Lethanhhi đã đưa lên diễn đàn.

————-

Mệnh cách “Kình dương đắc địa” là chưa đủ đâu Quangdct, khi xét về lá số này vẫn còn Văn khúc hóa thành sao Kị đắc địa, như vậy được thêm cách “Kị tinh thừa vượng nhập miếu”. Lại thêm đương số sinh năm Kỷ thì cung an mệnh gặp can Tân có Văn xương cũng hóa thành sao Kị, lá số này nguyên cục đã có 2 Hóa Khoa và hai Hóa Kị

————-

Nói vậy cũng đúng,

Nếu theo Tử vi Đẩu số Toàn thư mà nói, khi xét Tam thai của cung Mệnh là chưa chính cách, Thượng thai có Phụ diệu là Thiên khôi, Trung thai có Kình dương, còn Hạ thai ….

————-

Cảm ơn VietMao đã xác nhận thông tin luận đoán !

Có điều, với lá số này Thiên phủ nguyên cục đã là “kho đầy” mà không phải là “kho lộ” hay “kho trống”, thì chức năng và nhiệm vụ của Kình dương cho dù là đắc địa sẽ là gì?

84 đến 94, Thiên phủ ngộ Tuân trở thành “kho lộ” đây là giai đoạn khốn khó nhất của đương số

Sách viết chỉ cho biết tính chất của Kình dương và Đà la khi Thiên phủ là “kho lộ” hoặc “kho trống”, vậy khi Thiên phủ là “khô đầy” thì Kình dương sẽ chủ về tính chất gì đây !

————-

Tôi có xét tới những nguyên tắc hội sao mà KhuongDinh đã nêu ra. Nhưng, đối với lá số này, hay người sinh năm Đinh Kỷ an mệnh ở Mùi, đều được mệnh cách “Sát tinh đắc địa”, Tôi lấy đặc điểm này làm chủ yếu, kết hợp với nguyên tắc hội sao để luận giải, tìm ra mấu chốt đường sự nghiệp của đương số. Nếu như đương số làm những công việc không có tính chất giống như vậy, mà lại không có “Thẻ miễn kiểm tra”, ắt phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đúng sai, và cuộc đời của đương số đương nhiên không được như vậy cho tới ngày nay.

Đối với lá số có cung Mệnh vô chính diệu, theo nguyên tắc của Nam phái, cụ thể hơn là Trung Châu phái, cần phải xem, xét kỹ tới cung Tứ chính, đặc biệt đối với trường hợp cung Thân cũng Vô chính diệu. Trường hợp lá số này tương ứng như vậy. Tứ chính gồm 4 cung Mệnh – Di – Tử nữ – Điền trạch

Trong đó, cung Mệnh được cách “Minh châu xuất hải”, cung Tử nữ được cách “Thiên ất củng mệnh”, cung Điền trạch được “kho đầy”, cung Thiên di không hóa thành Sát tinh. Nhưng, khi Thiên đồng và Cự môn đồng độ ở Sửu hoặc ở Mùi, thì cả hai sao này đều ở vào thế “hãm”, lúc này bản thân Thiên đồng không đủ sức, nên không thể phát huy được cái “thuận” của mình, tức là mọi ưu điểm của Thiên đồng khó có thể phát huy. Trong khi Cự môn là sao hấp thụ ánh sáng rất yếu, lại ở vào thế “hãm”, cho nên có khả năng che đậy rất giỏi, biết che đậy tình cảm trong cảnh ngộ tàn bạo của “ám” tinh Cự môn. Hai sao Thiên đồng và Cự môn khi đồng độ, thành hệ “Thiên đồng Cự môn” cho ta biết một số tính chất đặc thù, như khả năng vận dụng khẩu tài đối với tính chất công việc như:

– Công việc cần truyền đạt thông tin

– Công việc cần biểu đạt ý kiến của mình

– Loại công việc mang tính chất cần khơi thông người với người, vật với vật, thông tin với thông tin

– Công việc cần dùng ngôn ngữ, hành vi để truyền đạt

– Công việc để mọi người thấy vui vẻ thoải mái (Thiên đồng)

– Loại công việc có tính chất nghĩ thay cho người, giúp mọi người đạt được cảm giác và hưởng thụ mà họ muốn (Thiên đồng)

Nhưng phần nhiều đều phụ thuộc vào tính chất của môi trường, như:

– Làm việc trong môi trường phức tạp nhiều người (Cự môn)

– Hoặc môi trường lớn liên quan đến truyền đạt, khơi thông (Cự môn)

– Hoặc môi trường trong cơ quan lớn có chế độ (Thiên đồng)

– Hoặc môi trường nhân viên được chăm lo trang bị công cụ lao động đặc biệt (Thiên đồng)

Tôi cho rằng, mấu chốt của lá số này là ở Thiên lương có khả năng ảnh hưởng tới Cự môn, người xưa cho rằng người ứng với lá số này có khả năng “tự tụng” (tự tranh tụng), tức là cái Tôi của ngày hôm nay thường xuyên giao tranh với cái Tôi của ngày hôm qua. Cho nên Toàn Thư nói là người nhiều suy nghĩ, có hoa mà khó kết tráí, chủ về nhiều hư danh. Là người lạc quan tích cực, thành công đến không dễ, trắc trở không ngừng, cuộc đời phát triển có giới hạn, nếu muốn dẫn đầu thì ngược lại kéo theo nhiều thị phi, là người thường ca thán tiếc thương vì cho rằng mình không gặp thời, nhưng ưu điểm của đương số là người biết vạch ra kế hoạch, biểu hiện tốt và giỏi giao tế, nhưng thường ở cảnh ngộ tri âm khó tìm, người tri thức thì ly tán ít gần.

Ví dụ là như vậy, KhuongDinh đọc cho vui

————-

Tiên sinh vuivui dẫn ví dụ của cụ Phan rất hay, đã chỉ ra những nét chính trong lá số để luận đoán.

Có điều, nên lưu ý giữa hai lá số để làm kinh nghiệm đúc kết, một lá số mà cụ Phan dẫn chuyện, một lá số VietMao đưa lên diễn đàn, hai lá số ứng cho hai con người có một số tinh chất cần chú ý:

– Xét về tính chất của công việc mà nói, tính chất công việc là “ăn cắp”, một bên thì được nhà nước cho phép và được bảo vệ, còn được đầu tư trang bị, lại còn được tạo ra nhiều tình huống có lợi thế, … một bên thì bị bắt giam về tội “ăn cắp” và bỏ tù. Mục đích một bên là “công lợi” còn một bên là “tư lợi”. Tính chất công việc loại này, phần nhiều lấy cơ sở từ hậu thiên và tính thời thế.

– Cung Tứ chính của hai lá số có điểm khác nhau, một lá số là “kho trống”, còn một lá số là “kho đầy”.

– Tính đặc thù về địa chính trị của vùng miền là có khác nhau, người sinh ra và làm việc ở phương Nam có tính năng động cao hơn so với người ở phương Bắc.

“Kho trống” và “kho đầy”, “công lợi” và “tư lợi”, khi xét mối quan hệ giữa Mệnh và Vận trong vận trình 55 ~ 64 này, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả luận đoán.

————-

Trong Đẩu Số có ba sao mang tính “hình”, đối với lá số này đều hội tụ đủ ở cung Mệnh Thân. Có thể VietMao đưa lá số này lên diễn đàn có mục đích mà chúng ta chưa rõ, nên thông tin về đương số chưa khách quan.

Sách thường viết, những cặp “sao đôi” trong Đẩu Số, khi kết cấu thành “cặp” thường sức mạnh tăng gấp đôi, đối với lá số này, có hai cặp “sao đôi”, thứ nhất là Nhật Nguyệt, thứ hai là Xương Khúc, Trung Châu phái gọi là “Song phi hồ điệp thức”.

————-

Tôi làm công việc về Tổ chức Cán bộ, ở phương diện nhân sự, có thể đây là một ưu điểm khi nhìn mối quan hệ giữa con người và lá số Tử vi. Tất nhiên, chỉ ở một góc độ nhỏ về tính chất công việc và tính chất môi trường lao động, không thể bao quát được toàn bộ các ngành nghề. Vì vậy mà có cách nhìn khác với VietMao.

Nay mới nghỉ chế độ, rảnh rỗi tham gia học hỏi thêm từ Diễn đàn. Kiến thức và kinh nghiệm còn chưa đủ, khi VietMao dùng lời “chỉ dạy”, đặt tôi vào trong tình huống khó xử. Thông cảm nhé

————-

Tôi cũng đã căn cứ vào lá số này học hỏi tập suy xét về cái được gọi là “Lá số Nhân bàn” của đương số, theo Trung Châu phái gọi là = Lá số Nhân bàn của Địa bàn.

Cảm ơn AlexPhong

————-

Tôi cũng như bạn thôi, chưa nắm vững nguyên tắc này, chúng ta cùng đọc lại một đoạn xem sao:

———————–

Trước khi kết thúc cuốn sách, xin đưa ra hai điểm sau:

Thứ nhất là quan hệ của phép “địa bàn” và “nhân bàn”. Phép này đường được xem là “Bí pháp bất truyền”, kỳ thực phương pháp này rất đơn giản.

Trước tiên dựa vào “An tinh pháp”, sắp xếp tốt trên mệnh bàn, thì mệnh bàn này được gọi là “Thiên bàn”. Đem “cung Thân biến thành cung Mệnh” của Thiên bàn, cùng can chi của cung Thân để suy định cách cục Ngũ hành, an sao Tử vi với Thiên phủ đến mệnh bàn, thì được gọi là “Địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, mà lấy cung Phúc đức của “Thiên bàn” sửa thành cung Mệnh, đồng thời dùng “can chi” của cung Phúc đức để xác định cách cục Ngũ hành và an Tử vi Thiên phủ đến Mệnh bàn, thì được gọi là “Nhân bàn”

Nếu như cung Mệnh với cung Thân đồng cung, thì Thiên bàn với Địa bàn hoàn toàn giống nhau, còn nếu cung Thân với cung Phúc đức đồng cung, thì Địa bàn với Nhân bàn hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt “Thiên bàn”, “Địa bàn”, “Nhân bàn”, chỉ có các sao ở cung Mệnh khác nhau, thì sự sắp xếp của 14 chính tinh là khác nhau, còn các sao ở các cung khác đều không thay đổi.

——

Trước tiên xét:

– Xét Địa bàn 15 phút

– Xét Nhân bàn 15 phút

– Còn lại là Thiên bàn

———————-

Tôi cũng đang học hỏi tập suy xét mối quan hệ của 3 bàn này, nên chưa có ý kiến trả trả lời câu hỏi của bạn boluclag

————-

Liêm trinh và Phá quân đồng độ ở Dậu, tính chất của hệ sao chủ về biến động, cho nên khả năng kinh doanh thường không phải là sở trường. Hệ “Liêm trinh Phá quân” chủ về khai sáng, mặc dù làm nhân viên dưới sự lãnh đạo cấp trên, nhưng được số vẫn luôn luôn đảm nhiệm công việc mang tính sáng tạo. Nếu công việc nhất thời không mang tính sáng tạo, thì dễ bị sai khiến đảm nhiệm thêm trọng trách.

Theo lá số Nhân bàn, người có hệ “Liêm trinh Phá quân” lúc nhỏ thường sức khỏe không được tốt, hơn nữa, lại chủ về không có duyên với cha mẹ, cho đến khi lập nghiệp, phải trải qua nhiều biến động gian nan mới có thành tựu, thì cũng không chăm sóc được cha mẹ. Đây là do Nhân bàn chỉ ra rằng, tính chống đối luôn sẵn sàng túc trực bộc lộ.

Lưu niên năm Bính có Liêm trinh nhập Kị, chủ về đã bị tai nạn giao thông, còn chủ về niên hạn sự nghiệp có biến động thay đổi, có khả năng mất việc hoặc thuyên chuyển công việc.

————-

Tôi chỉ nhận lời với VietMao sẽ là người kể lại, cho đến khi tìm hiểu và phân biệt rõ tính “mục đích” của 3 loại bàn Thiên Địa Nhân ứng cho mỗi người.

Hiện tôi đang học hỏi ở giai đoạn ban đầu, đó là phân biệt được nội dung từng bàn (thiên – địa – nhân) cho ta biết sự khác nhau như thế nào?

Những khái niệm cơ bản đang dần hình thành từng bước, hy vọng không để VietMao thất vọng.

————-

Như tôi đã nói, hiện tôi đang ở mức học hỏi, cho nên chưa đủ sức kham nổi những vấn đề mà NhuThangThai nói.

Có điều, theo nội dung trích dẫn có đưa ra khái niệm “bản chất”, như vậy việc đầu tiên chúng ta phải xác định là “chất” gì đã? sau đó mới có thể truy nguyên về “gốc” của nó (bản), ví dụ theo là số VietMao đưa lên diễn đàn, thì “chất” ở đây sẽ là “chất” gì?

Điều thứ hai là, NhuThangThai quan niệm như thế nào về khái niệm “vững như kiềng ba chân” và khái niệm “bốn bức tường thành vững chắc”. Giả thụ, có người cho rằng, khi nói “vững như kiềng ba chân” là dụ ý chỉ về một cá nhân, đối với khái niệm “bốn bức tường thành vững chắc” là dụ ý chỉ vè không gian quần thể không phải chỉ có một người… Điều này muốn nói về hội cung Tam phương và hội cung Tứ chính, những nguyên tắc cơ bản như thẩm thấu, cảm nhiễm… cũng như thứ tự truyền cảm nhiễm từ cung nào tới cung nào… của hội cung Tam phương; Hoặc những nguyên tắc “dẫn dụ” của chiếu xạ từ hội cung Tứ chính … những vẫn đề này, tôi nghĩ chúng ta cần phải có một số khái niệm, thì mới có thể nói chuyện với nhau về nội dung mà NhuThangThai đã nói.

————-

Hai chủ tinh một là Thiên cơ một là Thái âm đồng cung ở Dần (hoặc ở Thân), khi đồng độ cho ta biết chủ về “hướng nội”.

Đã là “hướng nội” nhưng lại mang tính “động”, đồng thời người sinh năm Bính ứng với tuổi Dần, thì tôi quan tâm nhất đến cung Điền trạch của lá số này.

Quan tâm tới cung Điền trạch là vì

– ở Trời thì mang Ấn tinh (Thiên tướng)

– ở Đất thì chở Ám tinh (Cự môn)

– ở Người thì chứa Hình tinh (Thiên lương)

Đây là một lối suy diễn, lấy tại Trung cung hàm chứa tổ hợp tinh hệ “Ấn Hình Ám” làm nguyên tắc chủ yếu luận đoán cho lá số này.

————-

Hai chủ tinh một là Thiên cơ một là Thái âm đồng cung ở Dần (hoặc ở Thân), khi đồng độ cho ta biết chủ về “hướng nội”.

Đã là “hướng nội” nhưng lại mang tính “động”, đồng thời người sinh năm Bính ứng với tuổi Dần, thì tôi quan tâm nhất đến cung Điền trạch của lá số này.

Quan tâm tới cung Điền trạch là vì

– ở Trời thì mang Ấn tinh (Thiên tướng)

– ở Đất thì chở Ám tinh (Cự môn)

– ở Người thì chứa Hình tinh (Thiên lương)

Đây là một lối suy diễn, lấy tại Trung cung hàm chứa tổ hợp tinh hệ “Ấn Hình Ám” làm nguyên tắc chủ yếu luận đoán cho lá số này.

Tôi đưa lối dẫn giải này có phần rắc rối, cũng vì lý do tiêu đề topic nói đến Thiên – Địa – Nhân, nếu chủ đề của topic không nói đến Thiên – Địa – Nhân, thì chúng ta cứ Thiên bàn mà xài, mà luận đoán, chẳng có thì phải phức tạp rắc rối làm gì.

————-

VietMao có thể tự mình giải nghĩa ba động từ “mang”, “chở”, và “chứa”

Giả dụ VM đồng thuận với quan điểm suy diễn này, trong ba tính chất Ân, Ám và Hình, thì VM quan tâm nhất đến tính chất nào?

Trong trường hợp này, tôi quan tâm nhất là Hình tinh, đó chính là quan tâm đến lá số Nhân bàn.

————-

Vậy là hai cha con đương số được nhiều người quan tâm, xưa nay người đời hay nói là có “phúc khí” chẳng thấy hai cha con đâu mà chỉ thấy duy có VietMao !

33 ~ 42 là một đại vận dài, trong 8 phần (120 phút) xét Thiên Địa Nhân, thì Thiên lấy mất 6/8, còn lại là Địa có 1/8 và Nhân là 1/8.

Nếu có thể trong đại vận Canh Tý này, niên hạn nào sẽ nhập họa “ngã biến trứng thành liệt”, nguyệt hạn nào… thì con gái của đương số cũng được hưởng phúc khí có VietMao chứng giám !

————-

Cung hạn có hệ “Vũ khúc Phá quân” đồng độ, mệnh cách “Thiên cơ Thái âm” mang đặc tính “trôi nổi” mà đến cung hạn này, sợ nhất khi gặp Tham lang Hóa Kị, phải chăng là như vậy !

————-

Bác biết thế nào cháu cũng đến vào sáng nhưng không dám vào chào Ông, tại thời điểm này cháu phải ghi nhớ: không được để Huyết áp của Ông bị dao động.

Đi tắt đón đầu cũng là một cách cháu hay vận dụng, câu hỏi này ở tình hình hiện tại là chưa phù hợp đối với cháu. Đó là vì ý nghĩa thay đổi của hội cung Tam phương, cũng như ý nghĩa của hội cung Tứ chính thay đổi qua từng đại vận hoặc lưu niên, cháu chưa được học mà lại đi hỏi những cái xa vời.

Bác lấy ví dụ lá số cô VietMao đưa lên diễn đàn, vận hành nghịch, khi cung Mệnh nguyên cục tiến vào cung Huynh đệ, thì ý nghĩa của hội cung Tam phương cũng đã thay đổi, phải nắm được bản chất ý nghĩa “quân thần ly tán” của cung hạn này, đây là tính môi trường của cung hạn, thì mới có thể đánh giá tính chất hệ “Thiên đồng Cự môn” đều ở vào thế “hãm”, mà đến cung hạn này, sẽ bị ảnh hưởng cảm nhiễm từ môi trường của cung hạn, mà chuyển hóa thành tính “biến bạn thành thù”, ví dụ như vậy… Cháu nên nghe Cụ, hoàn thành việc học cho xong.

————-

Tôi đang trong giai đoạn học hỏi, do vậy, ở trường hợp lá số của Can, nằm trong tổ hợp của “Nhóm 1”, tổ hợp này mang tính đặc trưng nhất khi bài bố tinh bàn, đó là Đế tinh ở vào thế “độc tọa”.

Năm tổ hợp “nhóm” còn lại, Đế tinh luôn luôn “đồng độ” với một sao khác, đó là:

– hệ “Tử vi Phá quân” (nhóm 2)

– hệ “Tử vi Thiên phủ” (nhóm 3)

– hệ “Tử vi Tham lang” (nhóm 4)

– hệ “Tử vi Thiên tướng” (nhóm 5)

– hệ “Tử vi Thất sát” (nhóm 6)

Trong khi đó, Thiên phủ nhập cung âm thì “độc tọa”, khi nhập cung dương thì “đồng độ”. Điều này cho thấy sự bài bố khác nhau Nam Đẩu và Bắc Đẩu.

Nói về sự khác nhau giữa Bắc và Nam, phần nhiều một số môn phái thường tập trung nghiên cứu về “Trung cung”, cho nên, nếu Can muốn có những bước dài và sâu rộng hơn về Tử vi, thì nên quan tâm kỹ lưỡng tới nhân tố “Trung cung” của tinh bàn.

————-

Trong “Toàn thư” xuất bản đời Minh có chú giải, còn sách “Tử vi Đẩu Số toàn thư” tái bản lại sau này thì không thấy chương mục này.

Trường hợp duy nhất khi Đế tinh ở vào thế “độc tọa”, thì sách chỉ ra rằng, Trung cung là ở tại (ở nơi) Tị và Hợi.

————-

Khi Can nói về một số tính chất của sao Phá toái, cho nên tôi mở rộng hàm nghĩa, nói thêm về cái “thanh trong” và cái “nặng đục” theo tinh thần của Dịch, “thanh trong” thì cao, nên xuất ra ở Thìn, “nặng đục” thì trầm xuống, nên xuất ra ở Tị, đây là tiếp theo ý của Can khi nói về sao Phá toái mà thôi.

————-

Cổ nhân chắc không thể nhầm lẫn giữa thời gian của “1 năm” và thời gian của “1 Giờ”,

Về câu tô mầu xanh, Can trải nghiệm trong cuộc sống từng Năm, đã phân biệt được tính chất của Phá toái khác nhau trong từng niên hạn chưa?

Tôi chưa đủ chủ kiến nên chưa trả lời được câu hỏi của Can.

————-

Tôi muốn học hỏi sự ứng nghiệm từ Can, bạn có thể cho biết sự ứng nghiệm này được không:

– trong lưu niên nào?

– đại vận nào?

– tính chất của công việc ứng nghiệm là gì?

– môi trường ứng nghiệm trong cảnh ngộ nào?

Được diễn giải cụ thể từ lá số của Can thì rất cụ thể và rõ ràng hơn. Cảm ơn Can trước.

————-

Trường hợp thứ hai, khi triển khai Tam bàn,

– có Thân cư Địa bàn (sinh giờ Tị Hợi)

– nếu được ngũ hành nguyên cục Thiên bàn sinh ngũ hành nguyên cục Nhân bàn (ví dụ an mệnh tại Mùi cho tuổi Giáp Kỷ là Thổ cục, lá số Nhân bàn sẽ là Kim cục), thì cuộc đời có phần đỡ vất vả hơn để có thể thành nổi sự kiện lớn, đây nói về những người đã đủ khả năng theo “chính giới”.

– Nếu bị ngũ hành nguyên cục Thiên bàn khắc chế, thì đúng là Phúc cung đã có sát tinh lại có Hóa diệu thì khẳng định là cuộc đời vất vả nổi thành sự kiện.

Cần nghiệm lý thêm với người không theo nghiệp “chính giới”, vì chưa thấy ứng nghiệm.

————-

Ngũ hành nguyên cục Nhân bàn là Thủy nhị cục (có Cự môn ở Tuất)

Ngũ hành nguyên cục Thiên bàn là Mộc tam cục (“Thái dương Cự môn” + “Thiên cơ Thái âm” = Thiên Nhân)

Ngũ hành nguyên cục Nhân bàn sinh ngũ hành cục Thiên bàn -> khác hẳn với ngũ hành cục Thiên bàn sinh ngũ hành cục Nhân bàn.

————-

Như vậy tôi hiểu chưa đúng

Tôi hiểu chưa đúng vì nghĩ rằng,

– ở nơi Tý chủ về “dụng” ở nơi Ngọ chủ về “thể” …

Vì đọc sách nói “cung” là chỉ về “việc”, cho nên quan niệm:

– ở nơi Tý là việc Quan của năm 2013, sang năm 2014 ở nơi Tý là việc về quan hệ giao hữu

Cảm ơn Can đã chia sẻ chủ kiến của mình

————-

Hàm nghĩa đầu tiên về “cung” là chỉ về “việc”, cũng như hàm nghĩa đầu tiên về lá số “Nhân bàn” mà tôi học hỏi được, đó là yếu tố “nhân hòa”

Chia sẻ với Can một ý, có thể chưa phù hợp tại thời điểm này.

————-

Câu tô mầu đỏ, tôi lại có ý hiểu khác với Can, vì chỉ có 4 chữ, đó là “nội ngoại” và “tính tình”, tôi sắp xếp thành cặp như sau:

– Nội tính

– Ngoại tình

Ra ngoài, cái “tình” mà không “cảm”, thì ở gần đôi khi còn bất lợi hơn là ở xa … nói như vậy là vì 12 cung chỉ về việc của một con người mà thôi, nên chưa dùng đến khái niệm âm dương

————-

– Thái tuế gặp Tiểu hao

– Lộc tồn gặp Phúc đức

Người Phụ nữ ứng với lá số này phần nhiều là người từ chối vai trò của người “giữ lửa”, khi tự xếp mình vào hàng phái mạnh, thích hòa vào thế giới đàn ông sòng phẳng và sôi nổi

————-

An mệnh tại Thân, vì vậy đối với câu “Chủ thể của một vấn đề trong cách luận Tử vi”, theo nguyên tắc “tinh quyết”, chọn Thiên đồng cư Tuất để luận đoán.

————-

Hai chữ “siêu nhân” ở đây, có thể nhận biết từ nguyên nhân khai thác được tiềm năng này, là do Thiếu âm đồng độ với chủ tinh Thiên lương ở Ngọ (vì vậy, lá số này phần nhiều hợp số với người khác giới có Thiên lương cư Ngọ)

————-

Thân cư Nhân bàn, có Trường sinh đi trên đất Tuyệt, lại đội trên đầu Tuyệt địa (đội 9 đạp 1), chẳng cần phải có lời thề như vậy !

————-

Tôi đang thử nghiệm nguyên tắc phối vòng “Tướng tiền thập nhị thần” với lưu Nhật trong cung viên của Nhân bàn

Tướng tinh, Phan an, Tuế dịch, Tức thần, Hoa cái, Kiếp sát, Tai sát, Thiên sát, Chỉ bối, Hàm trì, Nguyệt sát, Vong thần.

————-

Khi bạn mở chủ đề này, tôi có đọc các bài viết của bạn cho một Cụ đã không đi lại được nghe, Cụ nói rằng cách thức viết bài trả lời này, hình như giống một người mà Cụ đã giao lưu trên mạng mấy năm trước.

Nếu Vietnamconcrete đúng là người đã giao lưu, thì Cụ chuyển lời tới bạn rằng: vietnamconcrete thường ít chú ý tới quẻ “Trời Đất phiền muội” khi toán Ngày ứng quẻ Lục Nhâm.

Đối với năm tháng ngày giờ ứng với vietnamconcrete, tôi với bạn sẽ tham khảo thêm sau ngày mồng 8 tết, khi các “Thần” trở về “Thiên cung Phúc địa”

————-

Nếu chỉ bàn về Thiên bàn, thì có thể thuận theo 5 điều như đã dẫn

Nhưng, khi nói thêm về Địa và Nhân, có thể còn khuyết thiếu

Ví dụ như trường hợp:

– Nhân bàn có Thái tuế gặp Tuyệt

– Địa bàn có Tiểu hạn Tị tới Mão là tượng cực hung

– Thiên bàn có cung mệnh của Đại hạn ở Mùi gặp Hình Kị

Tam bàn cho thấy tai nguy lớn.

————-

Tôi cũng đang học hỏi theo xu hướng chỉ xét độc lập Nhân bàn, chưa phối hợp luận đoán tổng thể Tam bàn, nên có ý vị như vậy. Khi nào thuần thục, mới bắt đầu phối hợp với Địa bàn để luận đoán.

Anh QuachNgocBoi cũng đã biết, âm cục 2 – 4 – 6 được cấu tạo ứng với Sửu – Hợi – Dậu, khi xét về Địa bàn là ứng với nghịch hành, là chủ về đi sau, phần nhiều sẽ “hậu thuận đắc thường”, nếu vượt trước kẻ khác thì “tiên mê thất đạo”, nhưng dương cục thì ngược lại, … đây là điều mà tôi chưa được thông thạo khi luận giải phối hợp giữa Mệnh và Tam cục, còn cần phải thực nghiệm nhiều.

————-

Thiên thống lĩnh “nguyên khí”.

Địa thống lĩnh “nguyên hình”

Nhân thống lĩnh “nguyên thức”

Năng lực nhận thức và năng lực tư duy là cái mà riêng con Người có. Sự biến hóa thần diệu của hoạt động ý thức và của hoạt động tư duy thuộc sự biến hóa của “chủ thể”. Đó là kết quả tư duy lý tính của tam tài Thiên Địa Nhân. Tư duy lý tính của Tam tài nhấn mạnh sự biến hóa của Thiên Địa là sự biến hóa của “tinh” và “khí”, mà không phải tác dụng do “thần” làm chúa tể gây ra biến hóa.

————-

Câu hỏi của NguaQuaDoc chưa biết chữ “thời” theo Nho, hay theo Thích hay theo Đạo, vì cảnh giới tinh thần của Nho Thích Đạo thể hiện có khác nhau.

Đối với Nho gia thì “Vạn vật giai bị ư Ngã” (vạn vật đều có trong Ta) lấy Nhân bản làm cơ sở cho Thiên Nhân hợp nhất. Đối với Đạo gia thì “Nhân pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, thì lấy bản tính tự nhiên của con Người làm hạt nhân. Đối với Phật giáo thì lấy “Chúng sinh giai hữu Phật tính” làm hạt nhân.

Hơn nữa, Nho gia lại nói “Thiên Nhân tương phân”, “Thiên Nhân tương thắng”, “Tương Thiên tạo mệnh”, đây là kết quả coi trọng và đề cao việc Người. Đạo gia lại nói “Thiên tại Ngã”, tức là coi trọng kéo dài tuổi thọ con người và nâng cao tố chất thân thể con người. Phật gia thì nói “Nhất thiết duy tâm” nhấn mạnh tâm linh yên tĩnh mà nêu cao đạo đức.

Cho nên, nói “trước khi cái thời đến thì ta hành động như thế nào cho hợp lý” cũng tùy thuộc vào từng giáo phái mà có giáo lý tương ứng với chữ “thời”, cụ thể hơn cũng tùy thuộc vào từng mệnh số ứng với mỗi người mà cảm ứng theo “thời”, theo đó mà “tự tác thiên mệnh” vậy thôi.

————-

Cảm ơn anh Địa đã chỉ rõ thêm tính “nguyên lý hóa giải bại cách”

Năm Quý Tị là Thủy tự Tuyệt, gọi là dòng nước dễ bị tắc nghẽn, khô cạn. Người Bính Tuất Đinh Hợi Ốc thượng Thổ; Canh Tý Tân Sửu Bích thượng Thổ sợ rằng một năm phải đối mặt với bệnh Gan

Cổ nhân đã khám phá mối quan hệ “âm thanh” và con người … còn về mối quan hệ giữa “chữ viết” và con người vẫn tùy theo tộc tính của từng vùng miền, chắc Cổ nhân giữ lại để “bảo lưu”

————-

Để hiểu được hàm ý của nhau khi trao đổi bằng văn viết, cũng ví như “ngôn ngữ” chỉ đơn thuần là phương tiện đầu tiên mà Cổ nhân đã khai thác, để người ta hình dung bức tranh ban đầu mà thôi. Khi nói về mối quan hệ giữa “Thị tri” và “Ngôn tri”, thì tri thức tiếp thu bằng trực quan thường đầy đủ và có chất lượng hơn là “ngôn tri” (tri thức tiếp thu bằng ngôn ngữ)

Vì Tử vi quan tâm đến đại vận và lưu niên, do vậy, bạn Minh An có thể có thể thử nghiệm “âm luật” ở Thân địa phối với lưu niên xem sao, tức là

– Giáp Thân 1944 – âm luật là Vũ

– Bính Thân 1956 – âm luật là Chủy

– Mậu Thân 1968 – âm luật là Cung

– Canh Thân 1980 – âm luạt là Giốc

– Nhâm Thân 1992 – âm luật là Thương

– Giáp Thân 2004 – âm luật là Vũ

………v.v………

————-

Vì Tử vi quan tâm đến đại vận và lưu niên, do vậy, bạn Minh An có thể có thể thử nghiệm “âm luật” ở Thân địa phối với lưu niên xem sao, tức là

– Giáp Thân 1944 – âm luật là Vũ

– Bính Thân 1956 – âm luật là Chủy

– Mậu Thân 1968 – âm luật là Cung

– Canh Thân 1980 – âm luạt là Giốc

– Nhâm Thân 1992 – âm luật là Thương

– Giáp Thân 2004 – âm luật là Vũ

………v.v………

Minh An có biết, khi số của năm 1944 – 1956 – 1968 – 1980 – 1992 là số chia hết cho 12, sẽ gợi mở về hàm ý gì không? Hoặc số của năm Quý Tị là 2013 chia cho 12, thì được số dư là 9, số dư 9 này có gợi mở hàm ý gì

=========

P/s: Cụ Hà Uyên gởi lời tới Minh An cùng thân quyến lời thăm hỏi sức khỏe.

————-

Trong bài viết Đăng ký độc quyền, Tác giả có sử dụng cụm từ:

– Thổ hành nạp âm

– Mộc hành nạp âm

– Thủy hành nạp âm

– Kim hành nạp âm

– Hỏa hành nạp âm

Cụm từ này, ta nên hiểu như thế nào? Tại sao Tác giả không viết là Thổ nạp âm hoặc Thủy nạp âm … mà Tác giả có thêm một chữ hành

Phải chăng, Tác giả dụ ý chữ “hành” ở đây là “hành dụng”, là chỉ về quá trình vận động có sự tương tác lẫn nhau giữa năm nhân tố ngũ hành, mà không phải chỉ xét tới sự độc lập của một hành riêng biệt nào.

(Chép lại từ diễn đàn Tử Vi Lý Số)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sưu tầm các bài viết về Tử vi của cụ Hà Uyên

Bài viết chép lại các bình luận của cụ Hà Uyên và nhóm của cụ về huyền học.

Chào anh HLong

Như ta biết, Anh và Tôi cùng là người yêu thích, dành thời gian tìm hiểu về minh triết phương Đông, trong đó có học thuyết về Tử vi.

Trên diễn đàn, Tôi đọc gần hết những bài Anh viết, cách viết bài của Anh cho Tôi hiểu rằng, Anh không hướng tới phân ngôi cao thấp, Anh không hướng tới cái “danh”, … điều này Tôi cảm nhận được, và thấy thanh thản hòa vui tự nhiên khi giao lưu cùng nhau.

Khi chúng ta chọn lấy giờ Dậu luận giải Tử vi cho đương số, thì một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời của đương số, đó chính là sự xuất hiện cung Tử tức cho lá số được cân bằng. Cháu bé ra đời ! Hóa Khoa trở nên mất tác dụng, phản địa lại Mệnh, xô đẩy đương số buộc phải đi trên con đường khác, …

Theo anh HLong, chúng ta nên nhìn nhận “điểm cận biến hóa” này như thế nào?

Tôi nói: “Hóa Khoa trở nên mất tác dụng, phản lại Địa mệnh”, câu nói này lấy trục Nô bộc + Huynh đệ làm căn cứ, hình thành điểm giao nhau với trục Tử tức + Điền trạch

Nếu, đương số vẫn học tại Học viện KTQS ở Việt Nam mà không phải ở Hung, thì cung Phụ Mẫu – thế “tam phương” sẽ phát huy tác dụng, không để cho cung Tử tức đang từ đối ngẫu với cung Điền trạch chuyển thành đối lập “tứ chính”, điểm giao nhau của hai hệ tọa độ vuông góc này, khó có thể tiến tới “Thái cực”, xô đẩy cuộc đời của đương số chuyển hẳn sang một vận mệnh khác ! Cho nên, mới nói “phản lại Địa mệnh” ! Đây dụ ý luận về Cung trước, sau mới tới Chính tinh.

Anh HLong tham khảo thêm một hướng luận giải số Tử vi cho vui

————-

Ngày 10/09/1959 = ngày Ất Mùi tháng Quý Dậu, năm Kỷ Hợi, là ngày mồng 8 tháng 8 âm lịch. Tháng Tám, tiết Bạch lộ giao vào giờ 16:48 ngày 08/09/1959

Tháng = Quý Dậu ==> Thai nguyên = Giáp Tý

1)- Thai nguyên tượng thứ nhất:

象 曰: 潛 龍 勿 用, 陽 在 下 也。

Tượng viết: Tiềm long vật dụng. Dương tại hạ dã.

2)- Thai nguyên tượng thứ Hai:

象 曰: 豕 孚 踟 躅, 系 于 金, 柔 道 牽 也 。

Tượng viết: thỉ phu trì trục, hệ ư kim, nhu đạo khiên dã 。

3)- Thai nguyên tượng thứ Ba:

象 曰: 遁 尾 之 厲, 不 往 何 災 也。

Tượng viết: Độn vĩ chi lệ, bất vãng hà tai dã.

4)- Thai nguyên tượng thứ Tư:

象 曰: 大 人 否 亨, 不 亂 群 也。

Tượng viết: Đại nhân Bĩ hanh, bất loạn quần dã

5)- Thai nguyên tượng thứ Năm:

象 曰: 初 六 童 觀,小 人 道 也。

Tượng viết: Sơ lục đồng Quan, tiểu nhân đạo dã.

6)- Thai nguyên tượng thứ Sáu:

象 曰: 剝 床 以 足,以 滅 下 也。

Tượng viết: Bác sàng dĩ túc, dĩ diệt hạ dã.

7)- Thai nguyên tượng thứ Bảy:

象曰: 晉 如 摧 如﹔獨 行 正 也。 裕 無 咎﹔未 受 命 也。

Tượng viết: Tấn như tồi như, độc hành chính dã. Dụ vô cữu, vị thụ mệnh dã.

8)- Thai nguyên tượng thứ Tám:

象 曰: 大 有 初 九﹔ 無 交 害 也。

Tượng viết: Đại hữu Sơ cửu, vô giao hại dã.

==========

P/s: bạn Sao Mai tham khảo thêm một phương pháp của ngài Lý Hư Trung được mật truyền trong Tử Cấm Thành !

————-

Atmao75, on 29/08/2012 – 10:44, said:

Nếu theo quan điểm của ngài Tử Vân thì những cung nào do ta quyết định thì phải xem đến những yếu tố “Ta” trong lá số. Cung Điền là một cung “Ta” có thể quyết định khi lớn lên.

Lá số Tử vi chỉ là một phần mà chúng ta quan tâm, nhưng đương số có nhiều tình tiết vận hành trong cuộc sống, theo cách ngược với số TV nói riêng, hay số phận nói chung. Đây là điều chúng ta đáng quan tâm khi tìm hiểu và nghiên cứu về “Huyền học”.

Khi ta ở trong vai diễn, là nhà điều tra dấu vết thì lại gặp đối tượng có hiểu biết sâu về cách thức xóa dấu vết. Khi ta ở vai diễn một nhà phân tích tâm lý tội phạm, thì gặp phải đối tượng khó phân tích cấu trúc hành vi, khó đưa ra tiên lượng, … đây chỉ là một vài cách diễn giải, khi nói đương số vận hành trong cuộc sống, sẽ không sát gần với những lý thuyết mà Tử vi đã định lệ vậy.

————-

Cảm ơn anh Vuivui

Như vậy, tính “thủ lĩnh” của lá số theo giờ Hợi, thông qua cung Nô (giao hữu) có Nhật hóa Kị ngộ Địa Kiếp, mở ra cho người nghiên cứu một câu hỏi về: “ân và oán” trong Đại vận 43 ~ 52?

Đại vận 43 ~ 52 lưu Mệnh tới Dậu gặp Vũ khúc Thất Sát, năm Nhâm thì Vũ hóa Kị, đã cho biết về sự sập đổ, lưu Đà vào cung Nô, thành cách Nhật Kị Kiếp Đà, cho thấy người dưới quyền thực thi âm mưu bội phản theo cách mờ ám. (Đại vận này thì lưu Phụ mẫu tại cung Tuất)Theo cách phân tích của Vietbao1623, khi chúng ta sử dụng thuyết: “Quy luật phản phục của trời đất, Dương khí tự biết quay trở lại”, … mùa Xuân đã quay trở lại, … Nếu, Dương khí không tự biết quay trở lại thì sẽ dẫn tới cái gì đây? Liệu rằng sự sống của vạn vật có còn tồn tại?

Như trong Dịch dùng hình tượng “Vua ngồi tọa Bắc nhìn về hướng Nam mà cai trị”

Như nói “Tử Phủ Vũ Tướng cách”, khi Tử vi độc tọa tại Tý, thì Thiên phủ ngộ Liêm trinh tại Thìn, và Vũ khúc ngộ Thiên tướng tại Thân => có thể hiểu Tử vi dùng Tham lang mà cai trị

Hoặc:

Phá quân độc tọa tại Tý, Tham lang độc tọa tại Thìn, Thất sát độc tọa tại Thân ==> có thể hiểu Phá quân dùng Liêm trinh + Thiên tướng để cai trị, cũng như nói Phá quân biết kết hợp dùng cả Âm lẫn Dương để cai trị, cũng như biết phát huy được sức mạnh của cả Nam và Bắc (Liêm trinh thuộc Bắc đẩu + Thiên tướng thuộc Nam đẩu) – sẽ khác với Tử vi chỉ biết dùng có Tham Lang để cai trị …

Cũng như Cự Môn cư Tý Ngọ được gọi là “Thạch trung ẩn ngọc” vậy ! Tuy ở dưới một người nhưng lại đứng trên vạn người, …

Đây là nói theo thuyết của Dịch: Vua ngồi tọa Bắc nhìn về hướng Nam mà cai trị vậy !

Theo cách Vietbao1623 phân tích, thì đây gọi theo thứ tự Phá Tham Sát, Phá Tham nằm về miền Dương, Ngọ đứng đầu của Âm ứng cho Liêm Tướng, sau đó Sát cũng nằm về miền Âm

Quyền và Lực theo tố chất Thủ lĩnh, nằm trong kết cấu Tuế phá + Bệnh phù, cũng chưa phải là câu trả lời xác đáng đối với quá trình giao tế trực tiếp của đương số ! Từ Bắc vào Nam, cho tới Nga, TQ, Đức … lớn hơn tuổi và người ít tuổi hơn, … quan chức cao cấp cũng như người bình dân, … lực lượng “nổi” cũng như lực lượng “chìm”, … những thực tiễn này, đều cho thấy nguồn tin đáng tin cậy, … vậy, cung Giao hữu (Nô) theo cách Nhật hãm tại La Võng, ở trên nền Tuế phá + Bệnh phù, ngộ Hóa Kị + Địa Kiếp cần phải nhìn nhận, gợi mở thêm về mặt lý thuyết những hàm nghĩa mới !

Bang giao rộng khắp, lại thêm nhân tố: “Lạc mất Tả Hữu, thường Mệnh cô Quân”.

————-

Tôi chọn giờ Thìn – căn cứ theo cách Nhâm kỳ long bối – theo cách này thì đương số gồm tứ Thìn = năm Thìn – tháng Thìn – ngày Thìn – giờ Thìn

Tôi chọn giờ Thìn căn cứ theo thuyết của Lý Hư Trung, niên Can và niên Chi được liệt kê riêng, lấy Thai nguyên – Nguyệt – Nhật – Thời để xem xét sự mạnh – yếu, vượng – suy của Niên mệnh. Theo đó ta có tổ hợp sau:

– Xác định Thai nguyên: Nguyệt can tiến 1, Nguyệt chi tiến 3 => Mậu Thìn ~ Kỷ Mùi

……Thai……….Nguyệt……..Nhật……..Thời

……Kỷ Mùi……..Mậu Thìn……Nhâm Thìn…Giáp Thìn

Án theo cách giải của ngài Lý Hư Trung, thì chi Mùi gặp Thìn biến cách từ: “Nhâm kỳ long bối” thành cách “Nhâm kị long bối”, lại nói Giáp thì Lâm quan tại Dần, Dịch mã của địa chi Thìn tại Dần, cho nên gọi là “Lộc Mã thừa cách”, năm sinh Giáp Thìn là Phúc Đăng Hỏa hội hợp Trường sinh tại Dần, do đó được gọi là “Thủy tráng chi Hỏa”.

Từ “Long kỳ” biến thành “Long kị”, có thể ứng với vận số năm Nhâm Thìn tháng Trưởng hạ. Đây chỉ là một thuật để tham khảo cách thức trọn giờ vậy.

Theo ngài Lý Hư Trung, sinh ngày Nhâm Thìn giờ Giáp Thìn, là cách cục “Nhâm kỳ long bối”, Mệnh chủ về đại quý hiển. Nhưng khi biến thành cách “Nhậm kị long bối” thì:

Nhâm kị long bối toạn Thực thần

Thâu Kỷ tương hình thị họa “thai”

….

Tôi chọn giờ Thìn – căn cứ theo cách Nhâm kỳ long bối – theo cách này thì đương số gồm tứ Thìn = năm Thìn – tháng Thìn – ngày Thìn – giờ Thìn

————-

Tôi nói tại bài #564 rằng: “chắc còn phải kèm theo những nhân tố khác của lá số”, vậy, là những nhân tố nào?

Nhân tố thứ nhất: đó là ngày sinh của đương số

Nhân tố thứ hai: đó là sao chủ Thân và sao chủ Mệnh, ví dụ người sinh ngày 2 tháng 3 âm lịch năm 1964 Giáp Thìn

– Sao chủ Thân thì căn cứ theo niên chi, đương số sinh năm Thìn thì sao chủ Thân là Văn Xương.

– Sao chủ Mệnh thì căn cứ vào cung địa bàn nơi an Mệnh, nếu mệnh an tại Mùi thì sao chủ Mệnh là Vũ Khúc, nếu Mệnh an tại Tý thì sao chủ Mệnh là Tham Lang

Nhân tố thứ ba: đó là xác định mối quan hệ giữa ngũ hành của Cục với Chính diệu:

– Mệnh an tại Mùi là Thổ cục – lấy sao Cự Môn làm chủ cho Hậu thiên

– Mệnh an tại Tý là Thủy cục – lấy sao Phá Quân làm chủ cho Hậu thiên

Nhân tố thứ tư: đó là xác định mối quan hệ giữa Trường sinh tiên thiên với Trường sinh hậu thiên

– Trường sinh tiên thiên căn cứ vào can chi năm sinh – tuổi Giáp Thìn thì Trường sinh tiên thiên thuộc Thủy

– Trường sinh hậu thiên căn cứ vào nơi an Mệnh – nếu, Mệnh an tại Mùi thì Trường sinh hậu thiên thuộc Thổ – nếu, Mệnh an tại Tý thì Trường sinh hậu thiên thuộc Thủy.

————-

Chào Gấu trắng

Chúng ta giả thiết thông tin năm – tháng – ngày có độ tin cậy cao !

Năm Giáp ngày Nhâm, số đủ 1 – 9, Thủy tháng Trọng Quý vốn tràn trề, gặp Thổ nên sinh ra tính đề phòng rất cao, người sinh ban ngày có thể chủ về vừa phú vừa quý, sinh ban đêm phần lớn là lưu lạc

Như vậy, Ta loại bỏ được yếu tố sinh ban đêm !

Thổ hỗn tạp khiến cho Thủy đục, cho nên cái bản năng thực vật bên trong thường bị trì trệ, biểu hiện lâm sàng thường có triệu chứng tê liệt, tạo sinh cái “thần” thường hướng tới “tà dâm”. Nguyên nhân này cho Ta biết rằng, khi gặp Hỏa thì dẫn tới Thủy Hỏa tương hại lẫn nhau, khó mà tránh được kiện tụng, vướng vòng lao lý, trở thành nhân tố mất đi quyền chủ thể, cho nên gọi là tạm giam, cầm tù.

Thìn Tuất là nơi Thiên đạo vận hành, can Mậu là nơi khí dương quy tụ, dương khí động thì âm khí sẽ chìm xuống mà trời đất tự phân tách, can Mậu ngộ chi Thìn hàm ý phân tách tự chia rẽ dẫn tới thường bị rối loạn khó kiểm soát. Theo đó, mà nói tới Cung, thì cung Mậu Thìn hàm chứa Thái tuế + Thanh long và cung Bính Dần hàm Điêu khách “nội củng” Kình dương tại cung Đinh Mão, lại thêm cung Đinh Mão “ngoại củng” có Hóa Kị tác hại Phi Liêm, dẫn tới hậu quả thời gian 10 năm tại cung Đinh Nhâm này (32 ~ 41), cái “tà dâm” phát huy nhưng được ẩn dấu ngụy trang, nay nó đã tới “thời” bộc lộ ra mà phản lại Quang Quý khi “Sao” chuẩn bị đổi ngôi !!!

– Năm phối Càn Khôn

– Tháng phối Chấn Tốn

– Ngày phối Thủy Hỏa

– Giờ phối Cấn Đoài ==> thông khí

Như vậy, Gấu cùng đồng thuận lấy giờ Thìn làm giờ sinh cho đương số ! Chúng ta có thể mở rộng thêm giờ sinh xem sao?

————-

Anh TNT

Vấn đề Anh nêu ra, trong giới hạn hẹp của cá nhân Tôi, thì có thể nhận định đúng như nội dung mà Anh nói.

Nhờ có sự phát triển của khoa học, thế giới Mạng phát triển, nên chúng ta có được tầm nhìn về Tử vi học như hiện nay. Nhưng, Tôi cũng không dám kết luận, từ năm 2002 diễn đàn Tuvilyso thành lập cho tới nay, là đại diện cho một trường phái Tử vi việt nam. Nói vậy là vì, giới nghiên cứu chính thống và những học giả TQ đã bỏ xa chúng ta, khi khảo cứu và khảo luận về Tử vi bắc phái và Tử vi nam phái,… đơn cử ngài Phan Tử Ngư đã bỏ ra cả một đời người, để nghiên cứu, để tra cứu, học qua 3 ~ 4 đời Thầy, … là một minh chứng, có thể nhận xét về ngài Phan Tử Ngư là dân chuyên nghiệp và chuyên sâu. Trong khi đó, trong mỗi người như chúng ta, còn rất nhiều việc phải làm để sống và tồn tại, vợ con, … gia đình, nhà cửa, …. cơ quan, sự nghiệp, … cho nên chúng ta đến với Tử vi chỉ chơi chơi vậy thôi.

Dù là Bắc phái hay Nam phái, thì những nguyên tắc cơ bản (bí bản) mà được ngài Trần Đoàn đặt nền móng xây dựng học thuyết cho Tử vi, thông qua vũ trụ quan của Đạo giáo. Và cho đến ngày nay, thì các nhà Khoa hoc vẫn đang tiếp tục hướng vào Vũ Trụ, để có thêm nhận thức cho loài người. Cho nên mới nói Tử vi là: “Thiên hạ đệ nhất thần số”.

Một trong những nguyên tắc đó là thuyết Tứ Hóa về ngày sinh của đương số, căn cứ vào định lệ: Ngân – Đăng – Giá – Bích – Câu, ví như thuyết Ngân thăng, hay thuyết Đăng hạ, hay thuyết Giá bất dư (Kim không có dư khí) …

Vì đây là chủ đề nói về NĐK, cho nên để dịp khác ở một Topic khác, chúng ta cùng tìm hiểu thêm, về Tử vi bắc phái và Tử vi nam phái sau.

————-

Tôi nói tại bài #564 rằng: “chắc còn phải kèm theo những nhân tố khác của lá số”, vậy, là những nhân tố nào?

Nhân tố thứ nhất: đó là ngày sinh của đương số – thường lệ năm sinh có Tứ Hóa – vậy, ngày sinh có Tứ Hóa hay không? Nếu, ngày sinh có Tứ Hóa dùng để phân biệt lá số “trùng nhau”, hay dùng để xác định tính chất, ngôi vị của Tử vi, hay dùng để xác định mối quan hệ tương quan giữa cá nhân đương số và cộng đồng xã hội, (hay …) … ví dụ một người sinh ngày 2 tháng 3 âm lịch năm 1964, thì tứ Hóa theo niên can vẫn là can Giáp, nhưng sinh ngày mồng 2 – khi sao Tử vi tọa Dần thì ngày sinh Hóa theo can Bính – khi sao Tử vi tọa Hợi thì ngày sinh Hóa theo can Ất, … như vậy, Tứ Hóa theo “ngày sinh” cho ta biết thông tin gì về đương số …

Năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà vua nói quan Khâm Thiên giám chọn ngày cát – hung, để Vua tham khảo mà làm việc, do liên quan đến án hình sự của một người gây ra tội lớn, ảnh hưởng đến an nguy xã tắc, chạy trốn về Phúc Kiến, kẻ phạm tội lại biết rất thâm sâu về thuật “Tử vi Đẩu số”, tại sao lại biết chạy trốn vào ngày mà quan Khâm Thiên giám bẩm tấu lên lại có sự mâu thuẫn. Khi biết tin đối tượng đã chạy trốn, Vua tức giận ra lệnh truy nã, …

Các quan nghị sự, Vua sợ rằng những “bí bản” trong thuật “Tử vi Đẩu số” lưu truyền ra bên ngoài, nếu để những kẻ ác tâm biết được sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của xã tắc. Nhà Vua lệnh cho cận thần, cố ý đem thuật “Tử vi đẩu số”, “Thất chính Tứ dư”, ” Đăng Hạ thuật”, … tiết lộ ra bên ngoài, nhưng phần yếu quyết bị lược bỏ đi, đưa vào đó một số luận thuyết không chính xác, khiến cho người đời bị mang họa vì nhận thức sai lầm …

Đây, nói về nhân tố ngày sinh trong lá số Tử vi, để anh HLong tham khảo thêm, cho vui cửa vui nhà

————-

Tôi cũng hy vọng như anh HLong nói là “phản vi kỳ”, còn khi biện lý chắc phải cân nhắc tới Đế tinh động, tắc liệt tú bôn trì vậy

————-

Về nguyên tắc, thì phải xét về Cung trước, sau đó mới đến Chính tinh

Xét về Cung thì gồm 2 phần: niên Can phối Cung – niên Chi phối Cung. Học thuyết này, hầu như ít được nói tới (Theo Vương Đinh Chi thì vẫn mật truyền), tương tự như vòng tứ Hóa, ví như năm Giáp phối 3 Bắc 1 Nam (tứ Bắc), cũng như tuổi Giáp phối cung Mệnh cư Mùi (Mùi Thân – Tây Nam) sẽ khác với tuổi Giáp phối cung Mệnh cư Tý chính Bắc

– Năm Giáp, khi Tháng thuộc về miền Dương, thì sao Thái dương quy theo Nam

– Năm Giáp, khi Tháng thuộc về miền Âm, thì sao Thái dương quy theo Bắc

Đương số sinh tháng 3 thuộc miền Dương, cho nên nói can Giáp phối tứ Hóa là 3 Bắc 1 Nam

————-

Kính gửi anh VuiVui

Vấn đề Anh nêu ra, Tôi cũng có suy nghĩ, để nêu ra ý kiến của mình khi lòng còn gợn chuyện cũ mà tâm chưa yên, thì sợ rằng chọn từ giải nghĩa không thoát được rõ ý vậy.

Chuyện là, một vài người Bạn cùng thời ở xứ người, vẫn còn quan tâm đến nhau, vẫn hay vào diễn đàn này đọc những bài mà Tôi viết, cũng như những diễn đàn khác. Cho nên, cái danh dự giữa xứ người và xứ ta thì Tôi lấy làm trọng, mà giữa người Việt với người Việt, thì Tôi lại yên tâm không có gì phải gợn lòng.

Một vài lời qua lại, những nhận xét mang tính đại chúng, những quy kết tỏ rõ của nước lớn đối với nước nhỏ “man di” là sự man thư kiến thức trong sách xuất bản lẫn trong đào tạo trước đây và, … sự chê cười rồi kết luận mang tính thế hệ vẫn còn u mê lầm đường, mà không biết đâu là thật đâu là giả.

Nói như vậy, trước hết mong được Anh chia sẻ về thân phận còn tủi lòng, chỉ nói trong giới hạn hẹp thuyết Tử vi hay nói rộng ra là Tam thức cho tới Kinh Dịch, mà Ta vẫn còn nhiều bất cập. Thêm nữa, rồi lại chính chúng ta vấp phải chuyện chữ và nghĩa, ví dụ như sách “Thần Khê định số” được cho là trước tác của ngài Lê Quý Đôn, chữ “Cổ Hán ngữ” đa khó, các Cụ nhà ta để lại di sản chữ Nôm còn khó hơn, khi Ta có một lượng kiến thức đủ về Hán – Nôm và Tử điển chữ Nôm ở bên cạnh, đọc nguyên tác “Thần Khê định số”, thì thấy hàm nghĩa khác hẳn với sách mà ai đó đã dịch thành chữ quốc ngữ, rồi lại gò ép theo thể thơ Lục – Bát, ngày nay Ta đọc lại chỉ thấy buồn mà đành im lặng vậy.

Cho nên, trở lại vấn đề nội dung Anh nêu ra, một câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm nghĩa súc tích, tôi nghĩ mong được Anh diễn giải thì trọn vẹn được hàm nghĩa, để Tôi chú giải thì sợ còn khập khiễng, lại còn tán rộng hàm ý ra, thì thường làm mất đi cái tinh thần vốn súc tích cô đọng của cốt chuyện vậy.

————-

Can Giáp vận hành trên địa bàn:

……Kỷ………Canh……..Tân……….Nhâm

……Mậu……………………………Quý

……Đinh…………………………..Giáp

……Bính…….Đinh……..Bính………Ất

– Kê ngộ Quý

– Mã ngộ Canh

– Trư ngộ Ất

– Long ngộ Mậu

– Ngưu ngộ Đinh

– Hổ ngộ Bính.

– Phúc theo Kê hóa Kị nhập Mệnh.

– Thiên Hình ngộ Ất, ngày mồng 2 theo Ất – Cơ Lương Vi Nguyệt (ngày mồng 11 theo Nhâm, ngày 20 theo Kỷ, ngày 29 theo Canh)

– Thái tuế theo Mậu – Cơ hóa Kị (sinh ngày mồng 2 Cơ hóa Lộc)

– Đinh ngộ Kình Đà

Khí chất ngày sinh: (mồng 2 tháng 3 năm Giáp)

– Thiên Cơ hóa Lộc nơi Điền

– Thiên Lương hóa Quyền nơi chỗ Điền

– Tử vi hóa Khoa nơi Quan

– Thái âm hóa Kị tại Huynh

Bài viết này gửi tặng:

– Anh Ngọc – Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược – Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi đã hơn chục năm: “Nguyên lý ngày sinh trong Tử vi, tại sao Tứ khố toàn thư xóa đi, không cho in vào sách xuất bản”

– Anh Tuấn – Viện trưởng 198 – Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi: “Vì sao không có Nhất cục”

Khi “thuận”, thì Đà La ở Sửu, nơi quý nhân xuất.

Người xưa cho rằng, cung Thiên Di ngộ Đà la, thường không được Quý nhân ưa thích tin tưởng, trọng dụng và giúp đỡ,

Theo Ẩn Long Cư Sỹ, cổ nhân nói như vậy còn phù hợp với “thời” hiện nay không?

————-

 Gloria, on 03/09/2012 – 09:10, said:

Kính thưa cụ

Như vậy, bản chất của cái cụ làm là:

1-Nạp can cho cung.

2-Tìm vị trí an của sao Tử vi, coi nó là điểm gốc của lá số.

3-Dùng thiên can của cung có sao tử vi để đại diện cho yếu tố Nhân, thiên can của cung có Thái Tuế đại diện cho yếu tố địa.

4-Dụng kỹ thuật tuơng tự như Phi Yến Quỳnh Lâm của Phan Tử Ngư (Nhất Diệp Tri Thu Phái) để nghiên cứu tác động của nó lên lá số.

Thú thực, cháu không hiểu tại sao nó lại giải thích cho lý do không có 1 cục trong correspondence của cụ và anh Tuấn. Nguyên lý hình thành số của cục thì cháu hiểu, chứng minh được, nhưng liên hệ trực tiếp của nó với kỹ thuật Phi Yến tính từ gốc của Tài Nhân như cụ sử dụng thì cháu không hiểu.

Mong cụ minh giảng.

“Nguyên lý Tứ tượng trong trong Tử vi”, và “Nguyên lý ngày sinh trong Tử vi” đã được những bộ phận có chức năng chuyên ngành và chuyên sâu ng/c từ lâu, là tài liệu tham khảo cơ bản trong Học viên An ninh, đối với Học viên được chỉ định nghiên cứu. Cho nên, viết một bài dài, để diễn giải cho Gloria nắm bắt được tinh thần, cũng không ổn mà, Gloria cứ bình tĩnh chờ thêm.

Tôi nói như vậy, là vì:

Trong 12 vạn có lá số giống nhau, đều sinh giờ Dậu ngày 2 tháng 3 năm 1964, thì không phải ai cũng như NĐK, …

Nếu, không phải là con của anh Lung chị Nga, … nếu cha mẹ không theo sự nghiệp giáo dục, .,. , nếu NĐK không phải là con trai cả với 2 em gái, … nếu sinh giờ Dậu, thì Thái âm ngộ Hình Kị, người mẹ để thường hay đẻ mổ hay để rơi, … tại sao giáo viên chủ nhiệm của NĐK tại trường PTTT Cao Bá Quát nói: “NĐK nước da đen” vậy thì số ngộ Không Kiếp hay sao?

————-

thienma, on 24/04/2012 – 11:08, said:

Thưa cụ Hà Uyên, nếu phân theo thứ tự quan trọng Thiên > Địa> Nhân thì có thể kết luận là Mệnh > Thân > Phúc được ko ạh

Hiện nay, tại thị trường VN, thường thấy nói nhiều về số Tử Vi thiên mệnh.

Khi ThienMa quan niệm Địa là “không gian” và Nhân là “Thời gian”, phối hợp Kỳ Môn + Tử vi, thì Ta có thể nhận thấy một số tiện ích, mang lại giá trị sử dụng cao.

————-

ChanVuPhong, on 24/04/2012 – 10:29, said:

Năm 2006 cháu có nghĩ đến điều này, nhưng vì do hạn chế không có chỉ bảo, lại lo cho việc học hành tất thành, nên cháu chỉ dừng lại ở đây. Nay được cụ chỉ bảo cho thế hệ trẻ thật may mắn cho chúng cháu, khi chúng cháu cũng đang đi tìm Minh Sư để tầm sư học đạo!

– Vậy khi xét Địa và Nhân mệnh lấy cung Thân và Phúc phối cục + ngày sinh của bất kể lá số nào để tìm Địa và Nhân có phải không cụ? Mong cụ chỉ giáo thêm ạ. Đúng như vậy, khi ChanVuPhong có nhu cầu.

Đối với số Tử Vi của Tôi mệnh an tại Tứ chính, thì Tôi trọng Địa mệnh trước.

Khi Mệnh an tại Tứ mộ và Tứ sinh, thì tùy thuộc theo Chủ của Thiên mệnh là Nam đẩu hay Bắc đẩu để xét.

Khi gặp Thiên mệnh Vô chính diệu, thì xét kỹ về Nhân mệnh.

————-

Cái từ trong Tâm, manh động phát ra, gặp “sát và hình”, lại có thể có năng lực khai sáng, mà tinh thần không bị ậu lo. Nếu chỉ gặp sao “cát”, mà không gặp “sát và hình”, thì trái lại, Nhân mệnh thường dễ chìm đắm trong lạc thú, đây là tình cảnh không có người hiền can gián, dễ bị lời sàm tấu mà biến thành hôn mê. Có thể hiểu đặc tính của Thiên đồng khi phối Nhân mệnh của Minhgiac vậy.

Thân là nơi chỗ hội tụ của sướng và khổ (địa mệnh Vũ Phá), hiểu được họa hoạn do Tâm phát ra (nhân mệnh Thiên đồng), lỗi lầm là do bản thân tạo tác. Hiểu rõ một thứ, tuy vô hình nhưnh để lại tác hại rất lớn (thiên mệnh Cự môn), nhưng cũng phải nhận thức cho rõ, cái tấm thân của Ta tuy là hữu hình, nhưng không thể tự mà vận động được vậy.

Thêm một cách nói, Minhgiac tham khảo !

————-

AnKhoa chưa hiểu cách tính Địa, Nhân mệnh của cụ. Cụ có thể gợi thêm thông tin không ạ?

An Khoa noi theo:

1)- Địa mệnh: từ niên can của đương số, xét tới cung an Thân tìm trị số Cục, ví như số TV của MG, mệnh cư Tị sinh giờ Mão nên Thân cư Di xác định được Mộc cục, MG sinh ngày 26, nên Tử vi an tại Dậu ==> Vũ Phá cư Tị.

2)- Nhân mệnh: từ niên can của đương số, xét tới cung Phúc đức tìm trị số Cục, ví như số TV của MG, mệnh cư Tị cung Phúc tại Mùi gặp Kim cục, sinh ngày 26 nên Tử vi cư Tuất. ==> Thiên đồng cư Tị.

————-

ChanVuPhong, on 24/04/2012 – 11:39, said:

– Vậy tại sao ở tứ chính cụ lại coi trọng Địa mệnh?

Trên bóng mặt Trời:

– giờ Tý Ngọ Mão Dậu nằm trên cùng một đường thẳng (nhất điều tuyến)

– giờ Dần Thân Tị Hợi tạo thành một đường tròn (như kính viên)

– giờ Thìn Tuất Sửu Mùi hình thành giống hạt Táo (táo hạch tiêm)

————-

“Ôm âm cõng dương”, cụm từ này, người đi trước Tôi chú giải là: trước âm – người – sau dương ==> nên Dịch nói “Tiền mê hậu đắc chủ”, theo Địa mệnh của minhgiac, thì Vũ Phá cư Tị tại địa mệnh, cho nên dùng chữ “ôm” (đông thành tây bại), mà không dùng chữ “thủ” (đầu), để phân biệt “tại Thiên thành Tượng, tại Địa thành Hình

————-

Càng lên cao, cái ống bễ hút gió càng nhỏ lại, người ở trong đó muốn vươn lên cao nữa, hòng đạt tới đỉnh, thì ống bễ như bó chặt lấy cái thân khó bề hoạt động, thời gian kéo dài cho tới khi sức cùng lực kiệt chẳng thể cố được nữa. Hình tượng này là của Lão Tử ví von như vậy.

Ai cũng vậy thôi, 14 chủ tinh được gọi là ‘chính”, còn cái “phụ” thì chỉ có 4 (Tả Hữu Khôi Việt), chính và phụ quan hệ, nhưng cái “phụ” lại có chức năng điều chỉnh khi “âm dương bất điều hòa” … đây là kết luận được nhiều sách đã ghi nhận, …

————-

Khi nào giản hóa được mối quan hệ giữa Tháng + Giờ, thì bắt đầu nên sớm quan tâm tới mối quan hệ giữa Năm + Ngày

————-

Cảm ơn anh HLong

Tôi thường xét về Cung thông qua mối quan hệ giữa hai nhóm: Niên can + niên chi <=> chi tháng + chi giờ

Ví dụ:

Tử tức + Điền trạch = Mậu Thìn + Giáp Tuất

– Tử tức = Mậu Thìn = Thái tuế + Thanh long ==> Mậu theo Cơ ngộ Kị

– Điền trạch = Giáp Tuất = Tuế phá + Bệnh phù ==> Giáp theo Nhật ngộ Kị

– Mậu theo Cơ hóa Kị, nay Thiên Cơ lại cư Điền trạch

– Trong Mậu có Quý => theo đó năm 1981 Tân Dậu, tháng 4 là tháng Quý, cho nên tháng 4 năm 1981 thì Hóa Kị nhập vào cung Tị (chọn giờ Dậu, thì cung Tị là cung Phu Thê) => Thê chịu Cô Kiếp Kị.

– Giáp theo Nhật hóa Kị, mà Nhật lại cư Phụ mẫu, tháng 3 năm 1982 là tháng Giáp, cho nên tháng 3 năm 1982 thì Hóa Kị động ở cung Thìn (chọn giờ Dậu, thì cung Thìn là cung Tử tức), trong Giáp có Kỷ, tới tháng 8 năm 1982 thì có biến ở cung Phúc đức (Thê Phúc Di)

Như vậy, chọn giờ Dậu hay chọn giờ Hợi, thì thông tin sẽ phản ánh theo cách khác nhau, khi kết hợp với thuyết Thai nguyên để chọn giờ ưu sinh, thì có thêm sự soát xét thông tin nào sẽ ứng hợp với đương số.

Và như vậy, khi xuất hiện cháu bé ở bên Hung ra đời, cung Tử tức nhập hạn, cũng có thể tiên lượng được tháng + năm …

————-

Câu trích dẫn An Khoa viết thật thú vị !

Hai cách nói:

– Thứ nhất: Đối thủ thực sự trong Tử vi là …

– Thứ hai: Đối thủ thực sự trong Mệnh vận là …

Tại sao chưa hình thành một cách nói khác, đó là: “Mệnh lý Tiên thiên là vậy. Đối thủ thực sự của Mệnh vận tại Hậu thiên là … “

– Thiên Mệnh của MG chứa Cự môn thủ cung Tị

– Địa mệnh của MG thì lại ôm Vũ Phá cư Tị

– Nhân mệnh …

Nói thêm để An Khoa hiểu hàm ý về câu: “tại Thiên nói “thủ”, tại Địa thì nói Mệnh ôm Vũ Phá cư Tị” ==> chữ “ôm” này nói theo hàm nghĩa của Lão Tử “ôm ..cõng …”

————-

Để gợi mở theo ý của An Khoa, thì có một vài cách nói về “điểm” Thái cực.

Cách nói thứ nhất:

TAM MỆNH THÔNG HỘI – quyển 3 – tr 347 có cách nói về Thái đực điểm, nói về mối quan hệ giữa Bát Tự và Cửu cung có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa Hà đồ Lạc thư, khi dùng theo nguyên lý Lạc thư để tiến hành phân tích Mệnh lý. Quan niệm “điểm” Thái cực chính là tham số TRUNG CUNG của bát tự phân bố tại Lạc thư cửu cung.

Ví dụ tìm điểm Thái cực cho số Minhgiac như sau:

………Bính Dần……..Bính Thân………..Đinh Mùi………….Quý Mão

+ Thiên can = Bính + Bính + Đinh + Quý = 3 + 3 + 4 + 10 = 20 ==> Quý

+ Địa chi = Dần + Thân + Mùi + Mão = 3 + 9 + 8 + 4 = 24 /12 ==> Hợi

Như vậy, Thái cực điểm của Minhgiac là Quý Hợi !

Cách nói thứ hai:

Cá nhân Tôi không theo cách nói thứ nhất, mà Tôi theo ĐẠO THƯ được bổ xung thêm Thai nguyên của đương số, sau khi trải nghiệm và đối chứng thực tế, thì thấy ứng đúng, ví như bát tự của Minhgiac, thì Thai nguyên của Minhgiac là Đinh Hợi:

+ Thiên can = Đinh + Bính + Bính + Đinh + Quý = 4 + 3 + 3 + 4 + 10 = 24 ==> can Đinh

+ Địa chi = Hợi + Dần + Thân + Mùi + Mão = 12 + 3 + 9 + 8 + 4 = 36/12 ==> chi Hợi

Vậy, theo ĐẠO THƯ thì Thái cực điểm của Minhgiac là Đinh Hợi.

Nguyên lý sử dụng Thái cực điểm, giá trị và tác dụng như thế nào, tùy theo từng trường phái và từng môn phái, có thể cũng là “mật truyền” theo từng Môn phái vậy.

Đối với Tử vi, thì Thái cực điểm có nguyên lý vận toán khác, lấy cơ sở từ số Cơ và số Ngẫu, số Cơ gồm 1 số, số Ngẫu gồm 2 số ==> hợp số Cơ + Ngẫu = tổ hợp gồm 3 số = 1 âm khí + 1 dương khí + 1 Thiên = 3 (tam), khi số Tam này ứng với tam hội phương: Thân – Tý – Thìn, Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi, Tị – Dậu – Sửu, mỗi một tam hội phương này sẽ hình thành 1 điểm tiểu Thái cực, mỗi tiểu Thái cực là một cặp Can Chi, như vậy sẽ có 4 điểm tiểu Thái cực, 4 điểm tiểu thái cực này sẽ cấu thành một Thái cực điểm, ứng cho một lá số Tử vi vậy.

————-

Các Sao biết Hỷ Kị, luận giải sẽ minh tường !

Ví như:

Hỏa Linh nên ở Hỏa, gặp Thủy cục tại ương

Hóa Kị ưa Tý Sửu, gặp Hỏa cục tai ương

————-

Câu trích dẫn An Khoa viết thật thú vị !

Hai cách nói:

– Thứ nhất: Đối thủ thực sự trong Tử vi là …

– Thứ hai: Đối thủ thực sự trong Mệnh vận là …

Tại sao chưa hình thành một cách nói khác, đó là: “Mệnh lý Tiên thiên là vậy. Đối thủ thực sự của Mệnh vận tại Hậu thiên là … “

– Thiên Mệnh của MG chứa Cự môn thủ cung Tị

– Địa mệnh của MG thì lại ôm Vũ Phá cư Tị

– Nhân mệnh …

————-

Hiểu được tại sao số Tử vi lại có cung Tật Ách?

Ở vào vận hạn nào thì nhận thức của con người tự định hình được cung Tật ách của chính bản thân? Tại sao phải nói là “định” hình?

Như thế nào thì được goi là đối thủ?

Ta tự đánh Ta? Ta tự gây ra Tật Ách?

————-

Thân có 6 cung, phối với Mệnh có 12 cung

6 + 12 = 18 cung ==> 18 Phi tinh (Trần Đoàn)

————-

Dùng đến Năm + Ngày, kiến thức về lý thuyết kết hợp với thời gian trải nghiệm thực tiễn, cần phải thời gian tương đối, Tôi nghĩ như vậy. Vấn đề ở đây là dùng vào việc gì? (Tháng + Giờ = players + scope)

Bởi vậy, nhận thức được nhược điểm của bản thân, đó chính là rules !

————-

Dùng hai chữ “đối thủ” trong môn Tử vi, theo cách nói này thì 12 cung đều có “đối thủ” cả. Không chỉ riêng cung Tật Ách.

Có thể theo cách nói khác, khi nói theo cách “tụ – tán”, có nghĩa là khi nào thì “thái cực tụ”, và khi nào thì “thái cực tán”, và như vậy hai chữ Tụ – Tán có thể được thay bằng hai chữ “đối thủ” (đối đầu)

Khi nói Thái cực tụ hay tán, thì cái gì sẽ nhập vào “thiên trung”? Vậy thì, trước tiên phải tính được điểm “thái cực” cho mỗi một lá số Tử vị, điều này là cần thiết vậy.

————-

Sách Đẩu số Toàn thư và sách Đẩu số toàn tập đều chỉ rõ nguyên tắc an sao Hỏa tinh Linh tinh được căn cứ vào chi năm sinh và Giờ sinh

Giờ sinh là căn cứ để an sao Văn Xương và Văn Khúc.

Mối quan hệ giữa Xương Khúc gặp Hỏa Linh, được cho rằng, đây là mối quan hệ giữa Giờ sinh và chi Năm sinh (cả Bắc phái và Nam phái)

Vậy, mối quan hệ của can Năm sinh và giờ sinh thì như thế nào? Lộc tồn (can năm) gặp Văn khúc (giờ sinh) đồng cung, chủ về được nhiều người biết tiếng. Nếu lại gặp Sát Kị, thì đây là điều tiếng Xấu. Nếu chủ tinh đồng cung có tính dục đào hoa, sẽ chủ về vì sắc mà chuốc họa

————-

Phương pháp dùng bao nhiêu Cung thì tùy mỗi người,

Đọc sách, thường thấy sách viết chữ “thượng”, rất nhiều chữ “thượng” trong phép an sao.

Vú dụ:

– “Tuất thượng khởi Tý an Văn xương, nghịch đáo sinh thời thị quý hương. Văn khúc tinh tòng Thìn thượng khởi, thuận đáo sinh thời thị bản hương”

Hoặc:

– “Hợi thượng khởi Tý thuận an Kiếp. Nghịch khứ tiện thị Địa Không thương”

Cổ nhân để lại sách, thường viết kiệm lời, vậy mà tại sao phải dùng rất nhiều chữ “thượng”, không biết Cổ nhân có hàm ý gì!

————-

– 13 cung Thiên bàn

– 13 cung Địa bàn

– 13 cung Nhân bàn

– cung lưu Đại vận

– cung lưu Tiểu vận

– 12 cung lưu Thái tuế

Sơ qua cũng đã hơn 40 cung, chưa kể tới cung chứa sao chủ Mệnh, chủ Thân, …

————-

Anh Lý Ngư Long Vũ

Chúng ta khi đọc sách, sách thường viết hai chữ “hãm địa”

Tôi tự đặt ra câu hỏi, tại sao sách không viết là “hãm thiên”, hay sách không viết là “hãm nhân”, mà chỉ thấy nói tới hãm địa! trong thâm tâm Tôi cũng định hình được một số ý để trả lời cho câu hỏi mà mình đã tự nêu ra.

Không biết ý của anh Lý Ngư Long Vũ có suy nghĩ gì khi sách viết như vậy

————-

Tiêu chí của topci nói về cung Tật Ách, bởi vậy Tôi dụ ý nói tới mối quan hệ của tính lý và tính dục, khi mỗi người được định hình trong khuôn khổ Hãm thiên – Hãm địa – Hãm nhân, mà sách đã chỉ dẫn cho nguyên tắc như vậy

Cảm ơn anh smartkid009 cùng giao lưu cho vui cửa vui nhà

————-

Nhận định của anh smartkid009 mang đến một định hướng lớn, đó là xu thế chung của xã hội Việt nam, xin nhắc lại Tôi chỉ dám nói định hướng này xét trong phạm vi xã hội Việt nam.

Nhưng, sách Tử vi hướng dẫn rằng

– Nam, thì xét Mệnh và Phúc

– Nữ, thì xét Mệnh và Phu

Tôi nói theo sách như vậy, hy vọng có sự đồng thuận với smartkid009 !

“Sinh quê cha làm ma quê chồng”, rồi “trao Thân gửi phận”, … tục lệ này có trước “hiến pháp” và “luật pháp”…

Ôi, … phụ nữ ! Xét phúc và phận như thế nào đây?

=======

Chữ “Phúc” và chữ “đức”, hai chữ này ghép chữ với nhau, định hướng cho người nhiều hy vọng quá

– Thiên mệnh chi vị Tính

– Địa mệnh chi vị Đức

– Nhân mệnh chi vị Hòa

————-

Nguyên tắc này, người đặt nền móng xây dựng là Hoàng Thạch Công, sau truyền thừa cho Trương Lương, nguyên tắc này lấy 3 làm “kinh” = chủ đạo, và lấy 4 làm “vĩ” = phụ trợ

3 = tam, ở đây phối Thượng – Trung – Hạ thành quái

4 = tứ, ở đây tức là Thái âm, Thiếu âm, Thái dương, Thiếu dương, trong đó Thiếu âm và Thiếu dương là quan hệ ngẫu hợp, còn đối với Thái âm và Thái dương là quan hệ đối địch.

– Hào Thượng phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

– Hào Trung phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

– Hào Hạ phối hợp với Thái âm – Thái dương – Thiếu âm – Thiếu dương

Hợp thành 12 cung

Hào Trung luôn luôn phối với nhất thần (mệnh), tam hồn (phúc đức), ngũ ý (quan), thất vía (thiên di)

————-

Chào Minhgiac

Chúng ta bắt đầu với câu: “không có mục đích nào khác là muốn đi sâu hơn vấn đề cốt lõi là tử vi liệu có giá trị không?”

Về hai chữ “cốt lõi”, Tôi còn phân vân trong 5 chữ: “Thần – Hồn – Ý – Vía – Phách”, chưa biết chọn chữ nào để để làm “cốt lõi” ứng cho từng lá số Tử vi?

Năm chữ “Thần – Hồn – Ý – Vía – Phách” được phân bố như sau:

………….Nam

[………] [ Vía ] [……..] ……………………………..[ 2 ] [….] [ 1 ] [ Hồn ]… [ Ý ]… [Phách ]…………………Đông……..[….]…..[….] … Tây

[……..] [ Thần ] […….]……………………………….[ 4 ] […..] [ 3 ]

…………..Bắc

Theo Minhgiac, thì nên trọn chữ nào trong 5 chữ này !

Về số 1 – 2 – 3 – 4 thì được cổ nhân định lệ như sau:

1 = Thiếu dương

2 = Thiếu âm

3 = Thái dương

4 = Thái âm

Ví dụ chỉ phối hợp hai số thuộc Dương, là số 1 ứng Thiếu dương và số 3 ứng Thái dương, đều có hình tượng quẻ Càn gồm ba vạch liền, nhưng khi ba hào quẻ Càn phối với 4 Mùa trong một năm, thì có 7 trường hợp mà hình tượng vẫn không thay đổi, dẫn giải như sau:

1 – 1 – 1 = Tiền đồ sán lạn

1 – 1 – 3 = Giầu có thịnh vượng

1 – 3 – 1 = Thời cơ đã đến

1`- 3 – 3 = Quý nhân tương trợ

3 – 1 – 1 = Tích cực tiến thủ

3 – 1 – 3 = Phú quý trường thọ

3 – 3 – 3 = Nhiều người phò tá

Minhgiac thấy không, nhìn vào hình tượng quẻ Càn đều có 3 vạch liền, nhưng làm sao phân biệt được vạch nào là Thái dương, vạch nào là Thiếu dương, cùng là Cự môn cư Tị nhưng làm sao phân biệt được 7 lần biến hóa của Cự môn là vậy

————-

Minh An tự lập thuyết, lại đi hỏi Tôi số này có ý nghĩa gì? Cũng ví như Tôi lập thuyết mang số 2, đi ra đường hỏi mọi người số 2 này có ý nghĩa gì? Thuyết của Minh An còn mới lạ đối với Tôi.

Tôi dẫn một số tư liệu, để muốn nói rõ rằng, trong những tư liệu này, đều căn cứ vào Cung để lập quẻ, mà không căn cứ vào Sao để lập quẻ.

Chắc là Minh An vẫn còn chủ kiến của mình mà chưa nói ra,

————-

Phương pháp lập quẻ (theo nghĩa tứ Lập) có ảnh hưởng rất nhiều đến Lời bình quẻ và Lời giải quẻ, được định hướng theo thuyết Nghĩa – Lý hay thuyết Tượng – Số.

Từ thời nhà Tống cho tới nay, khi khảo cứu Thiên nguyên lịch thư, hay Bách sát kinh, hay Thiên kinh – Bối cô kích hư, … bàn về Mệnh, đều mang tính thống nhất, được căn cứ vào năm tháng ngày giờ sinh của đương số làm cơ sở, để tương thông với Dịch.

Phương pháp này cũng có nét độc đáo riêng, nhưng chưa biết Lời bình và Lời giải theo thuyết nào !

————-

Những ví dụ được trích dẫn trong Sách, cho ta điểm nhìn từng bước về con người. Vậy mà, một trường Đại học danh tiếng tại Bắc kinh, không phải tại một tỉnh lẻ như Quảng châu, lại có giáo trình Giảng dạy sau 01/10/1949 là: ngài Khổng Minh nói về số Tử vi, có Thiên lương thủ Mệnh cư Ngọ.

Điều này, làm cho những người yêu thích môn Tử vi thật nhiều bâng khuâng !

————-

Cung Thân cư Tài Bạch, thuận 4 cung tới Huynh, nghịch 4 cung tới Nô. Có thể luận rằng:

Sớm tối lo chuyện Đệ Bào

Thời gian chiếm hết bởi vì Nô cung.

————-

Lục can tác Mệnh Mộc

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc

2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc

3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc

4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc

5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc

6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc

Kỹ lưỡng thêm một bước, có thể phân:

– Mộc Thiên mệnh = 1 – 4

– Mộc Địa mệnh = 2 – 5

– Mộc Nhân mệnh = 3 – 6

Nói đến “Lục can tác mệnh”, phải chăng, có mối quan hệ đến Mệnh địa bàn và Kỳ môn, anh AlexPhong chắc đã tìm hiểu khảo cứu,

Chủ đề dùng ba chữ ” về đâu hỡi”, chắc là dụ ý nói về Dương khí, vì chỉ có Khí dương mới biết tự quay trở về… Khí dương tự biết quay trở về, chắc là muốn ám chỉ tới 3 can Nhâm – Canh – Mậu

Ba can Nhâm Canh Mậu “về đâu hỡi” khi Vũ Kị – Đồng Kị – Cơ Kị tán mà không tụ?

Nhưng, Phá Vũ Vi hình thành tam Quyền (Giáp Canh Nhâm), như vậy cần phải có Giáp “vô thực”, can Giáp vô thực có thể nên cân nhắc tới Giáp và Ất (1945) chăng! (Giáp 3 thì “Thần” là Nhâm 3)

Muốn biết “tam Kị” tán mà không tụ như thế nào, có khi phải xét tới Mệnh cực, Mệnh tới cực chỉ ra rằng, luôn tồn tại 2 nguyên nhân về cái hiện tại. Hai nguyên nhân này có phải là Tiểu hạn và Lưu niên không?

Có thể Tôi đoán bị nhầm về Đại ý của chủ đề, nếu đúng vậy AlexPhong bỏ qua cho.

————-

banghuynh, on 24/10/2012 – 10:48, said:

@Cụ Hà Uyên : cháu xin được nêu suy nghĩ về các mệnh có thể “dụng” được Thất Sát là : Kim, Thủy

Kính Cụ!

Có thể sau này, banghuynh sẽ tự mình định hình cho mình một “cơ chế” khi nói về tính “ưu – nhược” của cái “chính”. Tôi nói vậy là vì, trong mỗi người như chúng ta, cùng đọc một quyển sách về Tử vi, nhưng chọn “ngữ” để chuyển hóa thành “thần ngôn” là có khác nhau

Ví dụ với tiêu chí của Topic, khi Tôi đọc sách, thì tự định hình “cơ chế” khi nói về tính “ưu – nhược” của Thất sát như sau:

– Tính “hữu trợ” và “vô trợ” của sao Thất sát (thông qua cung Huynh để xác định)

– Tính “nhanh” hay “chậm”, “sớm” hay “muộn” của sao Thất sát (xác định “tính” này thông qua cung Phu thê)

– Tính “mạnh” hay “yếu” của sao Thất sát (thông qua cung Tật ách)

– Tính thích nghi với hoàn cảnh “đột biến” hay không có khả năng thích nghi (cung Di)

– Tính trật tự và bất trật tự, tính có kế hoạch theo thứ tự hay không theo thứ tự của sao Thất sát (thông qua cung Nô)

– Tính xu hướng phát triển theo trường phái cánh tả hay trường phái cánh hữu của sao Thất sát (Hư – Thực của cung Quan)

– Tính sở trưởng và sở đoản của sao Thất sát (cung Phúc đức)

– Là “tính” hay là “tình”, là “tình” hay là “lý” của sao Thất sát (cung Phụ mẫu)

Đại khái như vậy, khi nói về cái Ưu hay cái Nhược của cái “chính”, banghuynh đọc thêm cho vui

————-

Chủ đề An Khoa muốn bàn đến “ưu – nhược” của chính diệu, đây là vấn đề phải chăng, luôn được điều chỉnh theo “thời” đối với xã hội học

Tôi vẫn chưa bước ra khỏi tầm ảnh hưởng tư tưởng của Đạo giáo trong học thuyết của Tử vi, cho nên dụ ý mà Tôi muốn nói tới, đó là mối quan hệ giữa Thiên bàn và Địa bàn, khi chúng ta xem xét được cả Thiên (bàn) và Địa (bàn), thì có thể Ta không dùng khái niệm “ưu – nhược” để miêu tả, ví dụ như Ta nói:

– Khi Thiên bàn sinh trợ cho Địa bàn, thì được gọi là “Đạo khí”, có nghĩa là đương số thường hành động mang Phúc của mình đem cho người khác, ám chỉ sự giúp đỡ là bổn phận.

– Khi Địa bàn sinh trợ cho Thiên bàn, thì gọi là “trợ khí”, có nghĩa là đương số tự hưởng lấy Phúc phận của mình

– Khi Thiên bàn khắc Địa bàn thì gọi là “thuận”, trên khắc dưới, thì đương số bẩm khí có thiên uy, có thể tự biết phải làm như thế nào để lãnh đạo người khác

– Khi mà Địa bàn khắc Thiên bàn thì gọi là “nghịch”, dưới khắc trên, thì phần nhiều cuộc đời đương số thường trì trệ, khó để trở nên hiển quý, khi ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vương mà có đủ tài lực để phát, thì cũng không thể nhanh

An Khoa tham khảo thêm một hướng nhìn cho vui

————-

Năm Tân Mão – ngũ hành Mệnh thuộc Mộc

Mệnh ngũ hành đã thuộc Mộc, nên chăng, xét quy luật của 6 thiên can Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý, 4 can Giáp Ắt Bính Đinh không phối Mệnh nạp âm cho hành Mộc,

Phải chăng, 4 can vô thực và 6 can tác mệnh, khi phối Tứ hóa thì sức mạnh có khác nhau

Tôi nêu nhận định như vậy, An Khoa xem xét có góp ý kiến thêm cho vui

====================

Lục can tác Mệnh Mộc

1- Nhâm Tý – Quý Sửu = Tang đố mộc

2- Canh Dần – Tân Mão = Tùng bách mộc

3- Mậu Thìn – Kỷ Tị = Đại lâm mộc

4- Nhâm Ngọ – Quý Mùi = Dương liễu mộc

5- Canh Thân – Tân Dậu = Thạch lựu mộc

6- Mậu Tuất – Kỷ Hợi = Bình địa mộc

Kỹ lưỡng thêm một bước, có thể phân:

– Mộc Thiên mệnh = 1 – 4

– Mộc Địa mệnh = 2 – 5

– Mộc Nhân mệnh = 3 – 6

————-

Hôm nay là ngày Tân, khả năng điều hòa khí Âm tại cung Dần, khả năng điều hòa khí Dương tại cung Ngọ, có thể nói âm dương điều hòa tại Hỏa cục, … khi Minh An trả lời Tôi thì vẫn phải lấy dữ kiện “đầu vào” ở người thứ ba (Gloria) và thêm người thứ tư (AlexPhong). Lý do này cho Ta nhận biết thông tin gì vậy? Và “đầu ra” xác định ở hợp cục nào?

Tháng 9, thì phe của cánh Hữu trợ lực thêm cho sự điều hòa của Âm khí tại cung Dần, câu trả lời của Tôi là: Minh An đang ở hạn “tác lại nhân”.

Thông tin “đầu ra” được lưu trú tại cung Hợi và Dậu, Minh An kiểm giúp xem, Tôi ứng dụng công thức là sai hay đúng (Tôi ứng dụng theo sách Tử vi Đẩu số tân biên, kết hợp với lá số của Minh An mà Tôi đã lưu)

————-

Đúng vậy, khác nhau là vì hai chữ chính nguyệt

– Đẩu bính kiến Dần khởi chính nguyệt, …” (Tử Vi Đẩu số toàn thư – phép an Mệnh Thân)

– Chính nguyệt khởi vu Nguy, nhị Khuê, tam Vị, tứ tòng Tất, … (Giáp cát trợ tinh)

————-

Biết được con đường mình đi Quý Tả Hữu Ất cũng có thể được gọi là định mệnh, phải không Gloria?

Nói Quý Tả Hữu Ất, là dụ ý nói về hàm nghĩa “cô quân”, can Quý phù Tả phụ, can Ất phù Hữu bật, ngôi thứ 5 của Nam đẩu theo Tham Hóa Kị, ngôi thứ 7 của Bắc đẩu theo Ất hóa Kị tại Mão, đón can Mậu Hữu bật hóa Khoa. Đây nói theo phép phát huy lợi thế của Địa mệnh vậy !

————-

Dùng can tàng đối với Địa mệnh, có thể truy tìm những thông tin tiềm năng của đương số, khi mà Thiên mệnh bộc lộ chưa rõ, đặc biệt là tính dục của đương số. Thuyết Khí phù hợp với Thiên mệnh nhiều hơn, thiên về tính lý

Như trường hợp Địa mệnh Tham Liêm cư Hợi, lưu Nhân mệnh gặp Hồng loan tại Mão, chủ về tính dục khống chế tính lý, khi tính dục gây áp lực thắng thế tính lý, chủ về bộc lộ cái sâu thẳm từ tâm dục. Tính dục và tâm dục có thể nhìn thấy được, lúc này, tính lý và tâm lý chỉ còn là bề nổi.

————-

Chúng ta hướng vào nội dung chủ đề topic, đó là Ưu – Nhược của cái “chính”, An Khoa có thể nói sơ qua về Thất sát được không?

Nếu có thể phân loại, chúng ta tìm hiểu thêm

– Những loại Mệnh nào, có ngũ hành của Mệnh không “dụng” được Thất sát, mặc dù là Thất sát thủ mệnh?

– Những loại tuổi nào theo can chi Năm phối ngũ hành Cục vô hiệu hóa Thất sát không phát huy được tác dụng, mặc dù Thất sát thủ Mệnh?

– Mối quan hệ của cái “chính” khi nhập cung? Ví dụ như Cự môn nhập cung Nô thì … Cự môn nhập cung Di thì … Cự môn nhập cung Tử tức thì … hay Thất sát cư Phu thê thì … Thất sát cư Tật ách thì …

————-

Cảm ơn anh QuachNgocBoi

Viết bài trả lời anh Vuivui ngày 20/10, thì Tôi chỉ nói tới ngày 23, nhưng ba ngày sau, tức ngày 23/10, Tôi lại viết thêm ngày mồng 8 tương thích với năm Mậu Quý, nói thêm vào như vậy là vì “chính nguyệt” đối với năm Mậu Quý (Đẩu bính kiện Dần chính nguyệt khởi …) có thể phải xem xét kỹ hơn khi gặp “nhuận”, Tôi đưa thêm ngày mồng 8 vẫn còn mang thêm một số hàm ý khác

Nhưng thôi, Ta bàn lại sau, trở lại với tính Ưu – Nhược của cái “chính” trong topic này.

————-

Durobi có tìm hiểu tại sao ngày Thượng huyền và ngày Hạ huyền (ngày 8 và 23) sao Tử vi không an tại Sửu Mùi?

Bất kể là tuổi gì? bất kể là sinh vào tháng nào? cũng như Mệnh cục là Thủy cục, Mộc cục, Kim cục, Thổ cục, Hỏa cục, thì người sinh ngày 8 và ngày 23 không bao giờ sao Tử vi an tại Sửu Mùi. Chắc phải có nguyên nhân và lý do của nó !

Và tại sao Thất chính Tứ dư lại căn cứ vào Ngày sinh để xác định cung Thân? khác với Tử vi “Đẩu bính kiện Dần chính nguyệt khởi, … nghịch hồi an Mệnh thuận an Thân”

————-

Tôi muốn hiểu thêm, trên nguyên tắc nào và nguyên nhân nào, sao Thất sát được cho là “Thất sát vốn là một Tướng tinh” !

Đối với Phi tinh thì ngài Trần Đoàn xếp theo thứ tự đứng thứ 6 của Nam đẩu (1 Phủ, 2 Lương, 3 Cơ, 4 Đồng, 5 Tướng, 6 Sát). Đối với Đẩu số, khi phối thiên can, sao Thất sát phối với can Canh theo thứ tự của thiên can là số 7, … ví như những nguyên tắc này, có thể đủ để kết luận sao Thất sát là Tướng tinh !!! hay vẫn có nguyên nhân nào khác, mà chúng ta chưa đề cập đến

————-

BangHuynh để ý hai chữ “bại Cục”, trong Lục ác tinh gồm có 4 sao

– Đối với Không Kiếp căn cứ vào Giờ sinh: khi dương số sinh giờ Tị Hợi, hình thành “bại Cục” đối với 2 cung Tị Hợi, được định lệ là cung Thân cư Thê.

– Hỏa Tinh và Linh Tinh, căn cứ vào chi Năm sinh và Giờ sinh, khi “hiệp” hai cung nào đó, định lệ đều được luận là “bại Cục”

————-

Bài #842 có viết nhầm một số câu. Để rõ ý, thì ta triển khai cụ thể như sau:

– Người tuổi Giáp Kỷ hóa Thổ, cung Mệnh cần an tại Ngọ Mùi để được hưởng Thổ cục phù trợ

– Người tuổi Ất Canh hóa Kim, cung mệnh cần an tại Thìn Tị để được hưởng Kim cục phù trợ

– Người tuổi Bính Tân hóa Thủy, cung Mệnh cần an tại Thìn Tị để được hưởng Thủy cục phù trợ

– Người tuổi Đinh Nhâm hóa Mộc, cung Mệnh cần an tại Tý Sửu để được hưởng Mộc cục phù trợ

– Người tuổi Mậu Quý hóa Hỏa, cung Mệnh cần an tại Ngọ Mùi để được hưởng Hỏa cục phù trợ

4 Chính tinh trị được Không Kiếp có cần những điều kiện này không?

————-

Đã đến lúc Bạn quy tụ về mối quan hệ “thông thần” của tứ Tượng: phân loại căn cứ vào Ngũ hành của Mùa sinh (tháng):

– Dương ở trong Dương lực chỉ phát đi mà không có chức năng thu về

– Âm ở trong dương lực thu về trước, rồi mới phát đi sau

– Dương ở trong âm phát lực đi trước rồi mới thu về sau

– Âm ở trong Âm chỉ có lực thu về.

Thiên can phối theo nguyên lý trị số Cục sẽ chỉ ra những nguyên tắc này !

Hy vọng Bạn nắm bắt được tinh thần Tôi đề nghị

————-

Theo sách viết, và sự khảo cứu lẫn trải nghiệm của cá nhân Tôi, thì độ số hội phương của Ngũ hành được tính là mạnh hơn độ số Ngũ hành của Tam phương. Ví dụ như khí Ngũ hành hội tụ theo phương Hợi Tý Sửu và khí ngũ hành theo tam phương Thân Tý Thìn, đều là Thủy, thì độ số Khí ngũ hành hội tụ theo phương là mạnh hơn, theo đó mà Cổ nhân mới đặt thành cách “Tam hóa liên châu”, người đi trước cũng truyền giảng lại là Bại cục, mà không phải là Bại cung.

Hàm nghĩa của Bại cục rất sâu rộng, người mà đang phải gánh Bại cục là An Khoa trên diễn đàn này, có thể sẽ tường giải cho chúng ta biết thêm một cách cụ thể, về ý nghĩa và hàm nghĩa khi giao lưu hay giao tiếp (Nô) được luận là Bại Cục.

————-

Để trình bầy với TaeYang, về nguyên lý của Thiên Thương theo trật tự, luôn đứng trước Quan Lộc và sau Thiên Di. Thiên Sứ luôn đứng trước Thiên Di và sau Tài Bạch, cũng như tại sao Thiên Thương được ấn định luôn cư cung Nô, Thiên Sứ được ấn định luôn luôn cư cung Tật Ách, là một chủ đề có nội dung riêng, cũng không thể một vài bài viết trên DĐ mà có thể nói hết được.

Ở một topic khác, khi môi trường thuận, chúng ta sẽ đàm luận lại sau.

Mong Bạn thông cảm.

————-

Sách viết: Không Kiếp đi ngược lại “chính đạo”. Giờ Thìn Tuất, thì Không Kiếp nhập “trục” Sửu Mùi.

Anh MinhGiac có thể chú giải Không Kiếp tượng trưng cho cái gì khi nhập “trục” Sửu Mùi?

Xin cảm ơn.

————-

Cục nào cũng tương đồng giá trị như nhau, không chỉ riêng có ba cục là Thủy cục – Hỏa cục – Thổ cục. Vấn đề ở đây là: theo như Minhgiac có 4 Chính tinh trị được Không Kiếp thì cần những điều kiện gì Cục? Ví dụ:

– Người tuổi Giáp Kỷ, thì cần cung Mệnh an tại cung Ngọ Mùi?

– Người tuổi Ất Canh, điều kiện cần và đủ là cung Mệnh an tại Dần Mão và Tuất Hợi?

– Người tuổi Bính Tân, thì điều kiện kèm theo phải thỏa đó là cung Mệnh an tại Tý Sửu?

– Người tuổi Đinh Nhâm, thì cung Mệnh cần phải an tại Thân Dậu?

– Người tuổi Mậu Quý, thì cung Mệnh phải an tại Thìn Tị?

Phải chăng 4 Chính tinh trị được Không Kiếp mà Minhgiac đã nói, cần phải có những điều kiện như Tôi đã nêu trên??? Có cần phải 4 Phụ tinh Vệ – Vong – Ấn – Quyền phối triều củng hay đối xung chiếu? thì mới đầy đủ khả năng trị được Không Kiếp?

GiangLong nên theo dòng khi Minhgiac lập ngôn: còn 4 chính tinh trị được Không Kiếp, bạn nên tự đặt ra câu hỏi: 4 chính tinh này, cũng như 4 phụ tinh Tướng Quân – Thiên Hình – Quốc Ấn – Bạch Hổ (Vệ – Vong – Ấn – Văn) phải kèm theo những nguyên tắc gì, những điều kiện nào về Cục để thỏa những bộ Sao thành Cách khi nói Cách Cục?

GiangLong không cần phải đoán, mà nên thẳng thắn trao đổi cùng Minhgiac: 4 chính tinh trị được Không Kiếp là những Sao nào? Kèm theo những nguyên tắc gì? Những tuổi nào? Mệnh an tại đâu? Những Sao thành Cách có tương đồng với Cục không?

Tôi nghĩ nên như vậy !

————-

Tôi đã đọc kỹ rồi mà vẫn chưa hiểu rõ về nội dung câu hỏi mà Anh nêu ra.

Trong ba vòng Lộc tồn – Thái tuế – Trường sinh, sự phối hợp thành Cách khi ứng với từng ngôi vị của Cục, có thể cho ta biết được nhóm Sao nào, phản ánh đương số có mức độ am hiểu về thời cuộc là cao hay thấp ! Điều này “có thể” làm căn cứ khởi đầu cho câu hỏi mà anh KhongKhongKhong nêu ra.

Ví như Hỏa cục, thì Tử nhập cung Dậu, người tuổi Thìn thì Tử Phù nhập Dậu cung, nếu là tuổi Canh (thìn) thì hội Kình, như vậy anh KhongKhongKhong có thể thấy, Tử hội Tử Phù phạm Kình Lực thì sẽ cho ta hiểu đương số có mức độ am hiểu thời cuộc của bản thân đương số, khi ta coi cung tuổi sinh là Ám cung đồng luận với Mệnh vậy.

————-

Chào MinhGiac

Tôi cũng biết được dăm ba “chữ”, nhưng “nghĩa” của “chữ” thì có kẻ nhận xét về Tôi rằng: không cơ bản, cũng ví như MinhGiac đang nhập vai diễn của sao Phúc tinh vậy. Tôi chưa hiểu hết được hàm nghĩa của chữ ” tác ” giữa hai vế Tuần Triệt và Âm Dương, mà cũng nhận xét về MinhGiac là không cơ bản, thì thật là tội lỗi.

MinhGiac có thấy không, khi nhập vai Phúc tinh, đặc tính của Phúc tinh là khả năng sáng tạo không cao, khi nhập cung Quan, thì thường trở thành vô dụng, đó là vì hay nản chí mà do sự an hưởng tạo nên. Lại nói, giả như Minhgiac vào vai Phúc tinh nhập cung Tài, gặp người hành vận nghịch, thì thêm ích lợi cho họ, nên nói Phúc tinh lợi thế cho Âm nam Dương nữ, gặp người hành vận thuận, thì vai diễn Phúc tinh chẳng thêm được lợi lộc hay kiến thức gì, cho nên nói Phúc tinh hóa Tù tinh, nên Tù tinh và Tài tinh thù địch nhau vậy.

Phải chăng, Tôi hiểu về hàm nghĩa của chữ ” tác ” có khác với những gì mà Minhgiac được truyền dạy, chính vì vậy mà Tôi có lòng muốn được giao lưu học hỏi với Minhgiac, để hiểu rõ thêm những gì mình còn khiếm khuyết, khi bạn đã lấy tiêu chí và đặt tên topic là Tuần Triệt tác Âm Dương, câu này Bạn chọn đặt tiên cho chủ đề, thật là Quý (quan) mà không thể đòi hỏi Phú (tài) vậy.

MinhGiac nhập vai Trọng Do – Tử Lộ, học trò của Khổng Tử, hãy phát huy tính lý của sao Tướng quân về tính uy dũng, người sinh năm Bính Mậu thì hướng tới cung Dậu, mà lại ngộ hóa khí của Phá Quân, người sinh năm Nhâm hướng tới cung Mão mà lại gặp hóa khí của Cự môn vậy.

Hy vọng Minhgiac có thêm chủ đề mới đóng góp cho diễn đàn, cũng nên bắt đầu từ chữ tác mà bao lâu nay chưa thấy được xuất hiện.

————-

Chữ “chế” thường được dùng trong lối văn viết, khi luận về Ngũ hành.

Ví dụ như sách viết:

Dương hỏa chế Âm kim,

Dương hỏa khắc Dương kim

Ví như nói: Thiên Phủ chế tính ác của Phá Quân

————-

Chào anh MinhGiac

Tôi có một số ý kiến

– Sau khi xác định Mệnh nhập Cung nào trong 12 cung địa bàn, thì xác định được Cục. Trước khi định Đế Tọa, có cần phải thấu triệt về vượng và nhược của 12 cung Địa bàn không? Ví dụ Mệnh nhập cung Ngọ, tuổi Giáp, thì Đế Tọa an theo Thổ cục, theo đó Thai nhập Thổ cục, thu đông thì sương mù dày đặc, xuân hạ thì bụi mù hỗn loạn, đều là tượng hỗn độn mà không thể nhìn rõ được đâu là “chân” của sự việc, … như vậy, để xác định mối quan hệ “trị” và “loạn”, giữa 4 chính tinh và Không kiếp, thì có cần phải xác định vượng và nhược của 12 cung địa bàn (?)

– Từ cung Mệnh, nghịch theo Tháng thuận theo Giờ, sao Đẩu Quân luôn nhập cung Dần để xác định “Đầu Thủ” cho Tháng, theo đó mà biết sự hội phương Thân Dậu Tuất – Hợi Tý Sửu phù theo Bắc Đẩu, hội phương Dần Mão Thìn – Tị Ngọ Mùi phù theo Nam Đẩu. Sao thuộc Bắc Đẩu phù ứng cho người tuổi Thân Dậu Tuất (tây), và Hợi Tý Sửu (bắc). Sao thuộc Nam Đẩu phù ứng cho người tuổi Dần Mão Thìn (đông) và người tuổi Tị Ngọ Mùi (nam). Ví như một người sinh hướng Tây hay Bắc, mà chính tinh thủ Mệnh là Nam Đẩu ( nên là Bắc Đẩu thì thuận), hoặc một người sinh hướng Đông hay Nam, được chính tinh thủ Mệnh là Bắc Đẩu (đáng ra thì nên là Nam Đẩu), theo đó câu hỏi được nêu ra: chính tinh thủ Mệnh đã không được phù củng theo Tiên thiên, thì có đủ “lực” để “trị” được Không Khiếp tại Hậu thiên hay không?

Bàn thêm để rộng nghĩa theo tiêu chí 4 chính tinh “trị” Không Kiếp, mong được anh MinhGiac thanh đàm.

————-

Chúng ta đều là người Phương Đông, đang lấy cái “bên trong” là minh triết phương Đông để thanh đàm. Đôi khi Tôi đọc trước Anh một vài trang sách, mà ứng dụng trải nghiệm có khi không nhiều thời gian như Minhgiac.

Sách viết, và Tôi trải nghiệm, nhận thấy rằng:

– Người tuổi Thân Dậu Tuất (tây phương), và người tuổi Hợi Tý Sửu (bắc phương), khi chính tinh là Bắc Đẩu nhập Mệnh, thì được tăng độ số.

– Người tuổi Dần Mão Thìn (đông phương), và người tuổi Tị Ngọ Mùi (nam phương), khi chính tinh là Nam Đẩu nhập Mệnh, thì được tăng độ số.

– Chính tinh của Bắc Đẩu và Nam Đẩu cùng nhập Mệnh (hai Sao thủ mệnh), thì được giải số theo nguyên tắc riêng biệt, căn cứ theo Lục cát tinh và Lục ác tinh, nhằm mục đích phân định: hình – hao – táng – tụng (thiên) và cô – khắc – hình – sát (địa).

Nhận định này, nhằm đóng góp thêm vào tiêu chí mà anh MinhGiac đã nêu ra.

Cảm ơn MinhGiac

————-

Trong 12 cung, đối với cung Thiên Di, thì trước cung Thiên Di là cung “nhận lệnh” (Thiên sứ), sau cung Thiên Di là cung “truyền lệnh” (Thiên Thương). Từ đặc thù này, nơi giao tiếp để “truyền lệnh” là cung Nô bị “bại Cục”, theo sách viết là giáp Không giáp Kiếp. Trường hợp này ứng với số An Khoa (LoiThuyGiai), sự giao lưu giao tiếp khi “truyền lệnh” bị bại Cục, theo Minh An thì nên luận cung Nô là cát hay là Hung (bất luận chính tinh là đắc hay hãm)

————-

Trường hợp đương số nữ Ất Tị, nói về hoàn cảnh chết, hình như Minhgiac không lưu ý đến sao Lưu Hà nhập Mệnh

Nam ngộ Lưu Hà tha phương cầu thực

Nữ ngộ Lưu Hà nữ sản tắc vong

————-

Tôi rất vui khi cùng anh chị em và Minhgiac, chúng ta lại tiếp tục khai mở rộng đường khảo cứu về Tử Vi.

Nội dung vấn đề Minhgiac nêu ra, Tôi chưa thể đạt tới độ dùng TÂM chiêm đoán, mà vẫn phải lấy THUẬT làm trọng, đã lấy “thuật” làm trọng, thì tiêu chí thông tin ban đầu năm-tháng-ngày-giờ và giới tính cần phải có, nay thông số đầu vào chưa có, mà dùng PHỆ PHÁP thì không đúng với cái Lý mà Minhgiac nêu ra.

Tạm thời, trước tiên Tôi đề xuất giải pháp: căn cứ vào Ngày trong Tháng sinh, xét ngày sinh là trước Rằm hay sau Rằm:

– Khi Ngày sinh trước Rằm và đến ngày Rằm, (từ mồng 1 đến ngày 15), thì Thủy Mộc tác Âm Dương,

– Khi Ngày sinh từ ngày 16 cho đến ngày tận của Tháng, thì Kim – Thổ – Hỏa tác Âm Dương.

Trời Đất đổi dời, bốn Mùa mới thành được

Thủy Mộc Kim Hỏa được Thổ mà thành

Hai năm rõ mười, Địa thập ắt ngũ hư

Dương dĩ tam lập, Âm dĩ bát thông

Tam Ngũ đức tựu, (3 x 5 = 15), ngày Rằm đức thành việc !

Tai qua nạn khỏi, tác họa Tử vận bởi …

Minhgiac tham khảo thêm.

————-

Thanh đàm cùng Minhgiac

(Trích)

Sao trong Đẩu Số, mỗi Sao đều thuộc về một vấn đề nào đó – gọi là “sở thuộc”, như Phá Quân là Hao tinh, sở thuộc về tử tức con cái, Thiên Cơ là Hỷ tinh, sở thuộc về Huynh đệ anh em, Thái Dương chủ về quan chức, nam thì coi Sao này là Cha, nhưng nữ lại coi Sao này là Chồng, Thái Âm là Tài tinh, nam thì coi Sao này là Mẹ là Vợ. Do đó, không kể đương số là sang hay hèn, nếu Thiên Cơ đơn thủ tại Mệnh, phần nhiều là anh em ít. Thái Dương đơn thủ thì khắc Cha, nếu nữ mệnh phần nhiều dễ gần với nam sắc. Thái Âm đơn thủ thì phần nhiều khắc Mẹ, thường hay xa Mẹ, khắc Vợ hay thường xa Vợ. Đó là vì tính cướp đoạt sở thuộc của Sao ở bản thân.

Khảo sát kỹ về Mệnh người ta, lại thấy có rất nhiều người có ác tinh, hoặc chủ tinh lạc hãm, mà hành hạn lại gặp nhiều cát tinh hội hợp, thì phần nhiều lại có thành tựu độc đáo và nổi bật.

Trái lại, nếu cung Thân và cung Mệnh được cát tinh miếu vượng, chắc chắn là xuất thân phú quý (xuất Thân xuất Thế), mà hành hạn bỗng nhiên gặp ắc tinh xung hợp, nên bỗng nhiên gặp thất bại, hoặc tai ách, còn nhiều trường hợp nữa mà trường hợp nào cũng đúng.

Nếu đoán sai trong những trường hợp này, tất cả là do chỉ luận về cung Mệnh, mà không biết bàn về Vận. Nhất là khi gặp phải thời kỳ xã hội rối ren, rất nhiều người Nhật Nguyệt vượng địa, nhưng vẫn trắc trở bất lợi, mà người có cách “Nhật Nguyệt phản bối” tuy có gian lao vất vả, nhưng sẽ đạt thành tựu to lớn khác thường, điều này là do thời loạn và thời trị khác nhau, mà việc luận Mệnh cũng khác nhau.

Đời người, khi ta bắt đầu có thành tựu, thì đồng nghĩa khi Ta đã ở vào tuổi xế chiều. Cuộc đời vốn là một cuộc chiến đấu, đời người đáng quý là ở chỗ giành được chiến thắng và vinh quang trong trận chiến đấu ấy. Sau khi trải qua phấn đấu gian khổ, hương vị của chiến thắng mới thật là ngọt ngào

Thọ hay yểu, cũng phải nắm chắc ngày hôm nay, kiểm điểm lại ngày hôm qua (tiên thiên) và kỳ vọng ở ngày mai (hậu thiên). Như vậy, mỗi ngày sẽ sản sinh ra nguồn hy vọng mới, những cơ hội mới, những sáng tạo mới, góp phần cho cuộc đời thêm phong phú, có mục đích chính đáng khiến cho ta cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng, sau khi đã đổ mồ hôi phấn đấu. Gieo hạt, vun xới để rồi sẽ có được thu hoạch.

Tác “gia” (đình), cung Thân của người Vợ chi phối vận hạn của Chồng như thế nào đây? Theo giờ sinh mà biết an cung Thân, từ cung Thân thuận 4 cung nghịch 4 cung, câu trả lời phải chăng là ở đây?

————-

Sinh hoạt trên diễn đàn, Tôi nghĩ chúng ta dân chủ và bình đẳng, tham gia giao lưu cùng Minhgiac cũng đã tới độ (41 trang), xin nhường lại để anh chị em cùng tham gia, Minhgiac có thể từng bước chú giải những câu hỏi của bạn, anh chị em chắc đợi cũng đã lâu.

Một Cụ xuất gia tu chùa … gần khu vực Minhgiac sinh sống, có khả năng chữa bệnh “điên”, bằng phương pháp “bắt ma, đuổi ma”, rồi các bệnh … nếu Minhgiac là học trò của Cụ, thì câu trích dẫn trên của Bạn, chưa phải thời điểm để trả lời. Tôi đã lưu số ĐT của bạn.

Nếu bạn là học trò của Cụ, trong 41 trang của topic, bạn đã viết 2 câu: 1- Là “Thân trước Mệnh sau”. 2- Là … Hai câu này, đã đánh thức suy nghĩ “lãng” quên của Tôi. Tôi tự biết khi nào sẽ liên lạc với Bạn, ngõ hầu giúp ích một điều nhỏ bé tới Bạn, hy vọng mang lại giá trị thực tiễn vậy.

Thân mến.

HaUyen

————-

Chào Dieu Nhung

Khi đứng trên quan điểm trị số Cục là nơi Vượng của Ngũ hành:

– Mộc có trị số Vượng là 3 của Chấn => Mộc Tam cục

– Kim có trị số Vượng là 7 của Đoài => 7 – 3 = 4 => Kim Tứ cục

– Hỏa có trị số Vượng là 9 của Ly => 9 – 3 = 6 => Hỏa Lục cục

– Thủy có trị số Vượng là 1 của Khảm => 3 – 1 = 2 => Thủy Nhị cục.

– Thổ có trị số Vượng là 8 của Cấn => 8 – 3 = 5 => Thổ Ngũ cục.

Vòng Trường Sinh vận hành thuận theo Thời Gian

Cuối thập kỷ 19 đầu thập kỷ 20, khảo cứu rộng thêm một số sách xuất bản theo môn phái lập thuyết cho rằng, vòng Trường Sinh có thuận nghịch, tính cho đương số là dương nam âm nữ hay âm nam dương nữ.

Tôi theo thuyết vòng Trường Sinh vận hành Thuận theo Thời gian, đối với Dương nam Dương nữ hay Âm nam Âm nữ.

————-

Chào TriThanh

Năm Bính, thì can Quý trấn giữ cung Tị, Cự Môn tự hóa thành Quyền tại bản cung, theo Tam thức thuyết Lục Nhâm, thì cung Tị được gọi là Thái Ất, theo thuyết Thái Ất thì Tốn là hơi thở của Càn trời chứa Thìn Tị, giữ trị số 9 (mà không phải trị số 4).

Thể theo lời TriThanh mà nói, thì Tôi hay bất kỳ ai khác, rất khó để lý giải một cách rõ ràng về mỗi con người nói chung, hay bản thân Minhgiac nói riêng. Trong môi trường Đạo Giáo, tôi cảm nhận về Minhgiac cũng giống như trước đây, Tôi cảm nhận về bạn VinhL, thường sinh hoạt trên các Diễn đàn. Tại thời điểm đó, trên trang web lyhocphuongdong, Tôi có lời bình về VinhL sau 3 năm nữa VinhL sẽ ở một tư thế khác khi nhìn về minh triết Phương Đông. Nhận định này đến nay đã trở thành hiện thực, mặc dù đến nay Tôi chưa biết lá số nào ứng với VinhL, thông quan lối văn viết khi trao đổi học thuật mà có được cảm nhận như vậy.

Gia nhập cư dân Mạng, Tôi đọc nhiều để tự điều chỉnh với mong muốn, làm chậm lại quá trình Lão hóa của con người, khi buộc phải thuận theo Thời gian. Khi gặp Topic của Minhgiac, thông qua cách thức viết bài của Minhgiac nhận thấy, không tuân theo lối mòn, đưa ra hàng loạt câu phú như một cái thư viện, hay viết ra một đống Sao, rồi nhận định về đương số. Đối với Ngày sinh của Minhgiac tương ứng với quẻ Chấn, “đế xuất” với tiếng Sấm đầu tiên: Tuần Triệt tác Âm Dương

Hoài Nam Tử – Địa Hình Huấn viết: “Khí âm và Khí dương bức bách nhau mà sinh ra Sấm”. Theo ý nghĩa này mà luận về hàm nghĩa của Sấm, đó là uy nộ của Trời, áp dụng vào sự và việc của Người là Giáo Lệnh uy nghiêm được ban hành trong thiên hạ. Khi áp dụng vào “tại gia” thì người con trai (trưởng) nên sửa lại mình để có thể tiếp nhận trọng trách chỉ huy quân, giữ việc giám quốc. Sấm nổi lên thì không thể manh động, phát đi chính giáo huy động trăm họ, cảnh giới bên trong mà phòng vệ bên ngoài.

Chu Dịch Tập Giải – Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Trịnh Huyền nói: “Chấn là Sấm. Sấm là Khí của vạn vật khi động”. Đối với Minhgiac, Mệnh theo Nguyên đường ngồi hào Ngũ: “Khi sấm động, bất luận là đến hay đi, đều có thể nguy hiểm. Có thể giữ mãi việc tế tự” ( Chấn, vãng lai, lệ. Ức vô táng hữu sự 震 往 來 厲 . 億 無 喪 . 有 事 )

Lời hào nói rõ hào Lục ngũ, ở vào thời Chấn, âm nhu cư tôn, trên thì gặp âm là gặp ‘địch’, dưới thì cưỡi lên cương là thất thế mà có sự mất mát, nên lui tới đều nguy (lệ). Nhưng Lục ngũ vốn có đức nhu trung, biết lo sợ thận trọng giữ đạo trung, không mạo hiểm đi lại, nên không thất thố gì, giữ mãi được việc tế tự, là nghĩa ‘bất chủy xưởng’ của Lời quẻ, nên nói ‘ức vô táng, hữu sự’. Chu dịch chiết trung nói: “Việc tế tự Xuân Thu đều nói là ‘hữu sự”, nên ở đây, ‘hữu sự’ là nói việc tế tự. Lại nói: “Nhưng Nhị thì nói ‘táng bối’, mà Ngũ thì nói ‘vô táng’, vì Nhị ở dưới, vật sở hữu chỉ có ‘bối’ (tiền của) thôi, Ngũ cư tôn vị, là giữ tông miếu xã tắc. Tiền của có thể mất (bối). Tông miếu xã tắc có thể mất được không? Nên Nhị lấy ‘táng bối’ làm trung, Ngũ lấy ‘vô táng hữu sự’ làm trung. Thượng Bỉnh hòa nói: “Đi gặp địch, về gặp cương, nên đi lại đều nguy hiểm”.

Xét, hào Lục ngũ là âm nhu cư tôn, xử vào thời Chấn. Mỗi hành vi đều biết cảnh giác, lo sợ thận trọng giữ đạo trung, nên ‘vô táng, hữu sự’. Đây là nghĩa “Nguy hành, kỳ sự tại trung” của Tiểu tượng truyện. Chu dịch chiết trung dẫn lời Hùng Lương Phụ nói: “Chấn đi cũng nguy hiểm, về cũng nguy hiểm, đều lo sợ xử trí, nên được ‘vô táng, hữu sự’, là không mất những thứ đã có. Quái từ quẻ này nói ‘Bất táng chủy xưởng’, có thể làm chủ bảo khí mà làm vua thiên hạ chăng?”

Tượng viết: “Sấm động, bất luận là đến hay đi đều có nguy hiểm. Nói rõ người chiêm ứng với hào Lục Ngũ phải biết lo sợ trong lòng mà biết thận trọng khi tiến hay lui”. “Tế tự được lâu dài do biết giữ đạo trung. Chỉ rõ người chiêm ứng với hào Lục Ngũ nếu làm được như vậy thì không bị mất gì” ( Chấn vãng lai lệ. Nguy hành dã. Kỳ hung vô cữu. Úy lân giới dã. 震 往 來 厲 . 危 行 也 . 其 事 在 中 . 大 無 喪 也 )

Chu dịch tập chú – Lai Tri Đức nói: “Nguy hành có nghĩa là đi cũng nguy, mà đến cũng nguy, đi lại đều nguy. ‘Kỳ sự tại trung’ nghĩa là tuy đi có nguy hiểm, nhưng vẫn giữ được tế tự tông miếu, là vì có đức trung. Nhờ có đức trung này mà có thể ‘hữu sự’ nên không mất gì”.

Chẳng mất trung thì chẳng trái với chính, vì vậy lấy trung làm quý. Nhị và Ngũ ở các quẻ khác, thì dẫu chẳng đáng ngôi, phần nhiều lấy trung làm tốt đẹp. Tam và Tứ dẫu có đáng ngôi hoặc lấy bất trung làm quá, là vì trung thường trọng ở chính vậy. Lại nói, đã trung thì không trái với chính, đã chính bất tất phải trung. Cái lẽ trong thiên hạ chẳng gì thiện bằng trung, coi ở Lục nhị Lục ngũ thì thấy. Ngũ muốn động đi lên, nhưng vì là ‘nhu’, nên không thể ở được chỗ ‘cực động’. Ở ngôi tôn quý làm chủ sự động, mà ‘nhu’ làm chủ sự động thì chẳng được ‘hanh’. Nhị thì nói độ chừng mất của, Ngũ thì nói độ chừng chẳng mất ! Do vậy, nên tự giữ đừng để mất đức trung, có nghĩa là, chỉ nên đừng làm mất việc của mình. Chu Hy nói: “Lục ngũ thì sống ở sự lo nghĩ, mà chết ở sự yên vui”.

Nhật chủ phối Chấn, Hào Nhị thế – ứng phối Mệnh Nguyên đường, Ứng vì nguy mà làm mất bảo bối nhưng sau 7 ngày tìm lại được. Thế theo Mệnh, nguyên đường ngồi Hào Ngũ nhu trung “nguy hành” mà biết giữ vững được “tôn vị”.

Đi trên con đường lòng đầy sự sợ hãi (chấn cụ), biết thận trọng cảnh giới thì được hanh thông vậy.

Minhgiac cùng TriThanh đọc cho vui cửa vui nhà !

————-

Tôi hỏi tuổi Cha Mẹ của Minhgiac và Minhgiac là con thứ mấy trong gia đình, vì mấy hôm nay, Tôi suy nghĩ nhiều về sao Mộ, mà Bạn đã nêu ra trong topic này, với lý do: ngài Quách Phác lập thuyết trong Táng Thư ( 郭 璞 – 葬 書 ) có viết: “Chôn cất (mộ) là để giữ lại sinh-khí”, theo đó để chúng ta có thể nhận định rõ thêm về hàm nghĩa của Mộ khi đồng cung với trị số của Cục vậy.

Ví như, lá số Tử Vi ứng với Minhgiac, Thủy cục, Mộ nhập cung Thìn gặp Triệt, theo chu kỳ năm có can Âm là Tân, có khác gì so với năm có can Dương là Bính hay không? Vì năm Bính Tân thì lưu Triệt nhập cung Thìn Tị, chủ tinh của Mộ là Tham Lang, niên chi tuổi Dần, thì Hỏa tinh và Linh tinh tương hiệp cung Thìn …

Câu hỏi được đặt ra là: khi Mộ không có Chủ (tinh), có nghĩa là cung Vô chính diệu, thì tìm về phương Mộ có còn đúng như tinh thần mà Minhgiac đã nêu ra hay không?

Xin cảm ơn.

————-

KHÁN VẬN HẠN, phải chăng Minhgiac được truyền dạy căn cứ vào nguyên tắc phối can Năm sinh + Ngũ hành Cục + Trị số Cục. Nếu đúng như vậy, thì Nguyên tắc KHÁN VẬN HẠN này, chỉ được phép “mật truyền” trong TỬ CẤM THÀNH vậy.

Cảm ơn Minhgiac đã chia sẻ cho Diễn đàn một Topic hữu ích.

HaUyen

————-

Thienco, on 30/06/2011 – 11:55, said:

Cự Môn sửu là cửa đóng then cài?

Sách Tử vi đẩu số toàn thư viết: 巨门属水北斗化暗主是非 (Cự môn thuộc thủy Bắc Đẩu hóa ám thiển thị phi)

Đúng là Cự môn khi đóng cửa lại, thì tối và u ám ! Cũng như ta thường nói “mở mồm” nói, … “mở cửa” đón ánh sáng …

Lại ví như, Tôi cùng Thienco đang như cánh bèo trôi ngược dòng, trở về với ý nghĩa ban đầu của sao Cự môn trong 14 chính tinh, được lập nghĩa là Môn: đóng – mở vậy.

Trong ba vòng Lộc tồn – Trường sinh – Thái tuế, thì ta thấy vòng Thái tuế cũng đã định vị trí thuận tự của Môn (Tang môn).

Như vậy, ta có thể đặt câu hỏi trong 2 vòng Lộc tồn và Trường sinh, có Sao nào mang hàm nghĩa “ẩn” của Môn không?

(Tỷ dụ như Thanh long và Quan đới có được không?)

Chúng ta cứ từng bước từng bước, cắt lát mổ xẻ từng Sao để tìm hiểu, sau đó sẽ tổ hợp lại thì không bị rối, cũng chẳng nên viết ra một nhóm Sao làm gì, do vì ta làm chủ được thời gian vậy.

HaUyen

P/S: Tôi bị bệnh thường hay nhiễm Từ theo Dịch, nên khi Thienco đọc có gì thì bỏ qua. Cũng như ta thường nghe nói: “kháng cáo lên cấp Sơ thẩm”, thì chữ “kháng” này cũng được bắt nguồn từ Lời hào Thượng quẻ Càn: “Kháng long” vậy.

————-

Sao Cự môn đứng tại cung Quan trên lá số của Thienco. Trong môn Tử vi, có hai Sao đều dùng đến chữ “Môn”, đó là Tang môn và Cự môn.

Ta nói sơ qua về bề mặt của chữ “Môn”, Bạch Hổ thông nghĩa giảng: “Môn, có nghĩa là bế tàng, tự mình giam kín trong nhà” (Môn, dĩ bế tàng tự cố dã). Quảng nhã thích hỗ giảng: “Môn, là giữ gìn” (Môn, thủ dã). Hoài Nam Tử – Nguyên đạo viết: “Vạn vật có được cái sinh, nên duy nhất biết được cách giữ cửa” (Vạn vật hữu sở sinh độc tri thủ kỳ môn), Cao Dụ chú giảng là “Cửa là điều quan trọng bí quyết” (Môn, cấm yếu dã). Như vậy “Môn” theo ý nghĩa về “phòng thủ”.

Nay, chúng ta tán thêm ý kiến này, để từng bước tìm hiểu về mối quan hệ giữa “tổ hợp Cục” với Ngày sinh, mà tiêu chí chủ đề đã nêu ra. Thienco có thể dùng hình tượng tỷ dụ, khi Thiên phủ bước lên bậc tam cấp (nhập), hoặc bước xuống (ba cung – xuất) thì sao Thiên phủ ra khỏi “cửa” gặp Thiên tướng.

Theo đó, Tử Phủ đồng cung tại Dần ví như nói thuận, thì sao Tử vi cũng bước 3 bước (3 cung) ra khỏi “cửa” (Cự môn) gặp sao Liêm trinh tại Ngọ. Khi Tử vi cư Ngọ nói nghịch, thì sao Tử vi phải bước tới 5 cung, thì mới tới “cửa” để xuất, nhưng tại ngưỡng cửa cung Sửu thì Môn đang đóng hay là đang mở đây? Với sao Thiên phủ cư Tuất nói thuận, tượng của kho chứa tiến ba cung vẫn là nguyên tắc đặt Môn, để định vị “cửa” đưa tới tác dụng là đóng cửa hay mở cửa.

Tôi tán thêm có thể bị loạn thuyết, xét thấy không cần thiết thì Thienco cho qua.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Cảm ơn Thienco đã dành tình cảm tới Tôi và đặt vấn đề hình thành mối quan hệ “Mông sư”. Ở vào hoàn cảnh sáng nắng chiều mưa, thì tính liên tục thường không được trọn vẹn, có đầu mà chẳng có cuối. Sức khỏe của Tôi có thể là nhân tố phá vỡ mối quan hệ này. Đây là sự cảm thông giữa chúng ta dành cho nhau, khi giao lưu trên cộng đồng mạng vậy.

Tại diễn đàn cũ, topnic: Nghiệm lý số Tử vi của Thiên Cơ, tôi có nói tới bài tập luyện nhằm mục đích ổn định cho sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân khi nói về mối quan hệ Mệnh – Ách, thông qua sự trùng Cục của ngày 23 tại cung Thân, có thể nói là sự hội Cục giữa hai hành Mộc – Thổ. Khi mở rộng thêm mảnh đất nuôi dưỡng và sinh trưởng của Sao, ta thấy xuất hiện mối quan hệ nhanh – chậm (Lộc tồn – Phi liêm), và mối quan hệ Thiên – Địa, tại cung Thân thì Đất gây ra sự hao tổn, tại cung Dần thì Trời để lại sự hao hụt tổn thất, đó là Thiên hao – Địa hao. Cho nên, Tôi có nói nên quan tâm sớm đến sức khỏe của Thienco là vậy. Cung Ách chứa Địa hao, Âm thường chủ sát vậy.

Thienco tham khảo thêm.

HaUyen

————-

ĐamThùy213 để ý những bài viết ở trên, Tôi không đặt cung Nô tới mức thái quá.

Trong Hà đồ, cổ nhân xem trọng cặp số 1 – 6, đối với Tử vi, thì định lệ này được ứng cho cung Mệnh nói thuận nghịch 1 – 6, thì tới cảnh giới của Nô – Ách (Thiên thương – Thiên sứ). Người tuổi Mậu Ngọ, Mệnh cư Dần, Kim tứ cục, cung Quan đã sẵn có tài lực mang đến (Lộc tồn), nhưng Mệnh cung khi sinh, đang ở giai đoạn tình trạng hoàn cảnh bế tắc, đau ốm (Bệnh phù), thì thường dùng giải pháp trị an lòng người, bằng cách ban phát để được lòng, để lấy lòng an dân (Long đức). Phúc – hoạ thường tiềm ẩn từ sự ban phát để được lòng (Mộc dục), khi thái quá thì gặp số 13 được gọi là Thiên đức với ý nghĩa: hạ mình để được việc, rồi dẫn tới hạ mình để xin tha. (!!!)

Cổ nhân để lại những câu Phú đoán thường kiệm lời, ngay cả đối với nhóm Sát tinh, theo tôn ti trên dưới của Lễ, mà vẫn phải dùng chữ tấu (vô sát tấu), để thấy được ý nghĩa tập trung (triều củng) khi bình giải số Tử vi vậy.

Cảm ơn ĐamThuy213.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Điều mà ThienCo đặt vấn đề, thì chúng ta nên phân thành nhiều bước để cùng nhau trao đổi. Khi sự kiện đến, thường lệ chúng ta hình thành ý: Việc gì? Bởi cớ? Thời việc? Nói gì? Ở đâu?

Việc gì? đây nói về nội dung. Bởi cớ? đây nói về nguyên nhân. Nay ta bàn về Thời việc cũng như thời trao đổi công việc, chúng ta đã sơ bộ nói ở bài trước khi nào nên và không nên. Nói gì? đây là sự ứng dụng của ta về ý nghĩa những Sao tương quan cư cung Mệnh và cung Nô. Ở đâu? đây muốn chỉ về không gian địa điểm tạo lợi thế có ích, có thể hiêu rằng khi nào thì “tam nhân hành tắc tổn nhất nhân”, khi nào thì “nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu”, (không gian chứa đựng nhiều hay ít)

Năm tiêu chí nêu ra, thì tiêu chí Nói gì? mang hàm ý nghĩa tính chất của Sao được chú trọng nhiều, như cổ nhân đã nói là “tính” mệnh vậy.

Chúng ta đặt ra câu hỏi: tại sao Tử vi lại định lệ 1 tuổi xét cung Thân (sinh giờ Tý Ngọ), 2 tuổi xét cung Tài (sinh giờ Thìn Tuất), 3 tuổi xét về sự di truyền (Ách), 4 tuổi xét về cung Phu thê (sinh giờ Tị Hợi) …??? Khi câu hỏi có được lời giải, thì chúng ta nhận thức được sự sơ khai định hình tính cách của một người. Tính cách con người được định hình từ thời thơ ấu, có lẽ cổ nhân cũng hàm ý cho chúng ta hiểu được mối quan hệ “trong một có ba” – Bào Mệnh Mẫu – Phúc Mệnh Thê (hình thành gia đình mới) – Tử Mệnh Điền (muốn sinh con thì phải làm tổ) .v.v…

ThienCơ có thể cho biết quan niệm như thế nào với câu hỏi trên không?

HaUyen

————-

Theo tôi tìm hiểu, thì “cổ bản” Tử vi của ngài Trần Đoàn được bảo lưu một cách nghiêm mật. Tiền lệ này có lẽ được bắt nguồn từ thời Hán, được Đổng Trọng Thư đặt nền móng thiết lập phái Quan học, đời sau được Trương Tái viết sớ trình, lập lại phái Quan học xiển dương cho Quan học mà có sự phân biệt giai cấp.

Đến đời Vĩnh Lạc nhà Minh, thì các Sĩ ở trường làng đều không còn biết là có bản khắc cổ, có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân của man thư vậy.

Thienco tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chúng ta nêu ra khung dàn bài một số vấn đề cần trao đổi học thuật trước, mục “tính cách được hình thành từ thời thơ ấu?” chúng ta tạm gác lại bàn sau.

Trước khi an Sao vào lá số, chúng ta tìm hiểu về những nguyên tắc đã được định lệ đối với Cục và Ngày sinh trong môn Tử vi.

Nói về Ngày sinh

Thienco có thể cho biết:

– Đã có sự kiện đặc biệt nào xẩy ra vào ngày 25 đối với bản thân Thienco chưa? (từ trước cho tới nay)

– Đối với cung Nô là ngày mồng 10 hàng tháng, đã có sự kiện đặc biệt nào xảy ra chưa?

– Với Tháng đủ, đã có sự kiện đặc biệt nào xảy ra vào ngày 30 đối với Vợ của Thienco chưa? (từ trước đến nay)

– Ngày 26 đối với cung Tử tức?

– Ngày 24 đối với cung Quan của Thienco? Khi chưa mở Cty, trong quá trình học từ nhỏ cho tới nay, thì ngày 24 có ứng với một nguyện vọng mang tính đặc biệt nào không?

Đây ta chưa bàn về Đại Tiểu hạn phối cách cục với các nhóm Sao, mà chỉ bàn về mối quan hệ của Ngày sinh với Cục. (những Ngày được nêu ra đều là ngày âm lịch)

Nếu chưa có sự kiện mang tính đặc biệt (cát – hung) xảy ra, thì ThienCo cũng cho biết.

HaUyen

————-

Khi ta quan niệm CỤC trong Tử vi là hoàn cảnh môi trường, thì ta có thể thiết lập một trật tự quy luật về mối quan hệ giữa cung MỆNH và cung NÔ.

Ví dụ như số Tử vi của ThienCo, có cung Mệnh cư Sửu, cung Nô cư Ngọ được thiết lập như sau:

……………………………………………..MỆNH…………………………………………………NÔ

– Năm Giáp – Kỷ…………………..Thủy cục…………………………………………….Thổ cục

– Năm Ất – Canh…………………..Hỏa cục……………………………………………..Mộc cục

– Năm Bính – Tân………………..Thổ cục………………………………………………Kim cục

– Năm Đinh – Nhâm…………….Mộc cục……………………………………………..Thủy cục

– Năm Mậu – Quý……………….. Kim cục………………………………………………Hỏa cục

Ví như ThienCo sinh tuổi Giáp – Kỷ, thì hoàn cảnh môi trường của cung Mệnh chựu sự chi phối của cung Nô (thổ khắc thủy). Như vậy, vào những năm Bính – Tân và những năm Đinh – Nhâm, thì cung Mệnh thường được mở rộng với những yếu tố tích cực từ ảnh hưởng của cung Nô. Lại như vào những năm Mậu – Quý thì sự bộc lộ tính cá nhân (quyền lực áp đặt, nhu cầu cá nhân) của cung Mệnh tới cung Nô thường dẫn tới hai tình trạng, đó là thái quá hoặc bất cập, tại thời điểm này ta xét tới hệ thống Sao của hai cung Mệnh và Nô. Đây là vì khi ta quan niệm Cung là môi trường để cho Sao bộc lộ ra Ý – Nghĩa. Sau đó ta căn cứ theo thế đứng của cung Mệnh trong 12 cung của lá số như bài viết của anh MinhMinh ở trên, để tìm hiểu thêm nguyên nhân và xem xét giải pháp ứng xử của mỗi cá nhân.

ThienCo theo với thời gian của quá khứ tự kiểm nghiệm thêm, để có thể tiếp cận thêm một cách thức ứng xử, khi ta ứng dụng số Tử vi vào môi trường sống hằng ngày.

Tôi thường bình xét theo cách thức trên, thời gian cũng đã đủ và thấy ứng nghiệm. Đôi khi, Tôi còn căn cứ vào can Tháng và can Ngày để tự kiểm nghiệm cho cá nhân mình, thì thấy nhiều điều lý thú và rất lạ, chẳng hạn như khi Tôi có nhu cầu nhờ anh em bạn bè giúp một việc cho cá nhân Tôi, thì tôi thường căn cứ vào can Tháng và can Ngày phối hợp với số Tử vi của cá nhân Tôi để nghiệm lý.

ThienCo tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Trước đây, Tôi thường chú ý tới mối quan hệ giữa ngày sinh và Cục, rồi sinh trước Rằm hay sinh sau ngày 15, .v.v.. vì cũng hứng thú với sân trơi này. Nay nêu ra để cùng kiểm nghiệm, bao gồm 15 ngày xảy ra tình trạng trùng cục như sau:

– Ngày mồng 8 thì Kim cục trùng với Mộc cục tại cung Mão => Kim khắc Mộc

– Ngày mồng 10 thì Kim cục trùng với Thủy cục tại cung Ngọ => Kim sinh Thủy (ứng với cung Nô của ThienCo)

– Ngày 15 thì Thổ cục trùng với Kim cục tại cung Thìn => Thổ sinh Kim

– Ngày 16 thì Thủy cục trùng với Mộc cục tại cung Dậu

– Ngày 17 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Mão

– Ngày 18 thì Mộc cục trùng với Thổ cục tại cung Mùi

– Ngày 19 thì Thủy cục trùng với Mộc cục tại cung Tuất

– Ngày 23 thì Mộc cục và Thổ cục trùng tại cung Thân

– Ngày 24 thì Hỏa cục cùng Thổ cục trùng tại cung Tị ==> Hỏa sinh Thổ (ứng với cung Quan của ThienCo)

– Ngày 25 thì Thủy cục trùng với Hỏa cục tại cung Sửu => Thủy khắc Hỏa, (ứng với cung Mệnh của ThienCo)

– Ngày 26 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Tuất ==> Hỏa khắc Kim (ứng với cung Tử tức)

– Ngày 28 thì Hỏa cục trùng với Kim cục tại cung Thân

– Ngày 29 thì Thổ cục và Kim cục trùng tại cung Ngọ (ứng với cung Nô)

– Ngày 30 thì Kim cục trùng với Mộc cục tại cung Hợi ==> Kim khắc Mộc (ứng với cung Thê)

Thời khoảng 06 tháng sau, kể từ thời điểm này, Thienco trong quá trình nghiệm lý những lá số TV khác, thì quan tâm thêm đến trường hợp Tôi nêu ra, rồi chúng ta cùng thống kê, xem có thể rút ra được những ý nghĩa gì có ích không.

HaUyen

————-

ThienCo chú ý tới hai chữ triều củng đối với Đế tinh, ý nghĩa thực sự của triều củng có được bảo lưu, bảo tồn không? Khi ý nghĩa triều củng không còn tác dụng (Tử Tham cư Mão Dậu), thì Ngày sinh có tham gia vào việc hình thành cách để ứng với Cục không?

HaUyen

————-

Chúng ta tham khảo câu: 据斗運樞,順天無憂。(Cứ đấu vận xu, thuận thiên vô ưu). Câu này diễn ý: bảy ngôi sao Bắc Đẩu chuyển động xoay quanh sao Bắc Cực là quy luật của tự nhiên. Vậy thái độ của chúng ta Sống và làm việc theo quy luật tự nhiên chăng !

Thiencơ nên chăng 専一無憂 (chuyên nhất vô ưu – chuyên nhất một nghề, chuyên nhất một việc thì không có gì đáng phải lo), 長受嘉福 (trường thụ gia phúc?). Đang trong tình cảnh dụng tâm bất nhất, lòng không thể chuyên tâm, chuyên nhất, thì làm sao hưởng được phúc lâu dài !

Chính – phụ không thể lẫn, đó là trách nhiệm đối với chính bản thân. Công ty cũng là đứa con mình sinh ra, ngoài lợi ích kinh tế thì còn cả tính danh trong cộng đồng xã hội.

Việc nghiên cứu tìm hiểu Tử vi có chậm thì cũng không ảnh hưởng tới ai !

HaUyen

————-

ThienCo chú ý tới hai chữ triều củng đối với Đế tinh,

论行限分南北斗

Luận hành hạn phân nam Bắc Đẩu

阳男阴女南斗为福. 阴男阳女北斗为福.

Dương nam âm nữ Nam Đẩu vi phúc. Âm nam dương nữ Bắc Đẩu vi phúc.

————-

Chúng ta nhận thấy, các cung Tứ chính Tý – Ngọ – Mão – Dậu luôn chứa Mộc dục.

Khi thế đứng 3 cung Mệnh Tài Quan, cốt yếu là cung an Mệnh ngộ Mộc dục, thì Tôi nhận thấy sự ảnh hưởng không chỉ với Sao, mà còn gây ảnh hưởng đến cả Cung, có nghĩa là ảnh hưởng đến những cung Tứ chính. Như đã nói ở bài viết trước, đã sống gần nhau, rồi cộng tác cùng nhau, làm cùng nhau, suốt mấy trục năm, mà không phải hời hợt nhận xét một con Người, thông qua ý nghĩa của các Sao trong TV. Cho nên, giờ đây Tôi mới cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ của 3 vòng Tuế – Sinh – Lộc, mà đại diện là Thiên không – Mộc dục – Kình Đà. Chúng ta thường quan tâm đến Thiên không và Kình Đà, mà sao nhãng đến Mộc dục, những sao này đều có thế đứng trước một cung như Thiên không đứng trước Thái tuế vậy.

Tôi đã phải thay đổi cách nhìn về một con Người suốt mấy chục năm, gắng lần tới từng dấu vết để hiểu được bản chất, cắt lát đến từng chi tiết, mới minh oan được cho một vài trường hợp. Tất nhiên, Tôi chỉ thông qua Tử vi khi thấy mệnh ngộ Mộc dục mà đối chiếu với cuộc sống hiện hữu vậy.

Ngày hôm nay, thời của Mộc dục thì với nghĩa “cướp ngôi kháng chính” càng bộc lộ rõ hơn, Tôi đề xuất là như vậy, ThienCo xem xét tìm thêm được lời giải về ý nghĩa của Mộc dục thủ mệnh. Khi đứng chặn trước sự khởi đầu, thì Mộc dục có tương đương với Thiên không và Kình Đà không?

ThienCo tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chào ThienCo

Ý nghĩa và tính đặc trưng của Mộc dục khi phối hợp với thế đứng của cung Mệnh, những cách cục, … Tôi thấy rất lạ, để lại trong tôi nhiều ý tưởng không thống nhất.

ThienCo có ý kiến gì không?

————-

Theo tinh thần bài viết của anh Q33, kiểm lại một số nguồn sách, tham khảo Sao làm chủ Cung:

– Sao Phá Quân làm chủ 03 cung Phu thê, Tử tức, Nô bộc

– Cung Quan lộc thì có 05 sao: Tử vi – Thái Dương – Thiên tướng – Liêm Trinh – Thiên phủ

– Sao làm chủ cung Huynh đệ là Thiên Cơ

– Vũ Khúc làm chủ cung Tài Bạch

– Thiên Đồng làm chủ cung Phúc đức

– Thiên Phủ làm chủ cung Tài bạch – cung Điền trạch – cung Quan lộc

– Thái âm làm chủ cung Tài bạch – cung Điền trạch

– Tham lang làm chủ họa – phúc và dục vọng

– Cự môn làm chủ đúng – sai

– Thiên lương làm chủ cung Phụ mẫu – thọ – quý

– Thất sát làm chủ cho túc sát (âm khí)

————-

Số của Cục phối tứ thời là Xuân Hạ Thu Đông 3 + 6 + 4 + 2 = 15 thì Viên .

Đã Viên, thì thấy được sự tiếp tục, có nghĩa là thấy được tính tuần hoàn liên tục không bị ngừng lại, không bị đứt đoạn chia lìa, rời bỏ, đi mất …. Như vậy, có thể nói: tới số không đủ thì phải mất 6 lần, hay nói là lục nguyệt. Gấp ba lần số không đủ thì mới đạt được số đầy, hay nói là cửu nguyệt. Nói như vậy là nghĩa làm sao?

Nói đạt được số đầy là nói về cái ở trong. Cái ở trong đầy số là 270, số đã đầy thì biến. Biến trong số không đủ là 90 để hoàn MỘT (năm) thì cũng được gọi là Viên.

Số được tính là 384, thì có 192 số lục, và 192 số cửu. (192 hào dương cửu + 192 hào âm lục)

Đủ số thì sinh, hành dụng trong cái không đủ (bất cập) từ 1 cho đến 12 thì hết số thành. Con người ta đủ số thì sinh (cửu nguyệt thập nhật)

Số không đủ là số 90 (6 x 15) tại sao lại được gọi là số thành? Đó là vì số Mạnh Trọng Quý của mùa Xuân là 21 (7 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Hạ là 27 (9 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Thu là 24 (8 x 3). Số Mạnh Trọng Quý của mùa Đông là 18 (6 x 3).

Hợp số: 21 + 27 + 24 + 18 = 90

Hợp số sinh và số thành: 270 + 90 = 360. Có nghĩa là hợp số sinh thành thì Viên.

Cho nên nói, vận hành từ Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, thì được số không đủ, cũng có nghĩa là vận hành trong số thành của MỘT, đó là số 90, cửu cung vậy.

Nói về số sinh thành ứng với số Tử vi để làm gì? Phải chăng chỉ là cái học về RỖNG KHÔNG (hư vô) !!!

————-

Lý do tại sao THÂN không cư Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Tử Tức?

Chào Thoa

Câu hỏi Thoa nêu ra cũng thấy ít sách vở bàn đến, có thể nói là rất ít. Nhưng, câu hỏi này lại mang trong nó những Nội dung, mà liên quan đến hầu hết những nhận thức của Cổ nhân về thế giới tự nhiên khi lập Thuyết. Có thể nói như vậy! Câu hỏi liên quan đến rất nhiều kiến thức nền tảng.

Để có thể nắm bắt rõ hơn về Câu hỏi, có nghĩa là nội dung của câu hỏi, được xuất phát từ mối quan hệ giữa Mệnh viên – Giải Ách, Huynh đệ – Nô bộc, Điền trạch – Tử tôn, sáu mối quan hệ này được Hình Thượng Học đưa ra khái niệm đồng tâm.

Ta bắt đầu bằng 7 con số, được tượng trưng cho 7 điểm.

Theo tiền lệ, những số 1 – 3 – 5 – 7 được cho là số Cơ, số 2 – 4 – 6 được cho là số Ngẫu.

Tiếp theo, là mối quan hệ giữa Đẩu và Số. Cổ nhân nhìn thấy 7 điểm của Đẩu trên bầu trời, hình dung giống chiếc gáo có tay cầm để múc nước.

Từ hình ảnh này cổ nhân lập thuyết: 1 – 5 – 7 và 2 – 4 – 6 nói rằng: nhất ngũ thất trực như huyền, nhị tứ lục diệc đương nhiên, duy hữu tam tinh cư nhất bộ. (Một năm bảy thẳng như sợi dây đàn, hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế và song song nhau, duy có số 3 đứng một mình – Thông thiên hiểu)

Vậy, quan hệ của Đẩu với 12 cung trên lá số Tử vi như thế nào?

Ta có một điểm ví như cung mệnh kể là 1, thuận tới cung thứ 5 (quan) hay nghịch tới cung thứ 5 (tài), rồi tới cung thứ 7 (di). Cổ nhân nói: “một năm bảy thẳng như sợi dây đàn”. Đó là Mệnh Quan Di thuận hay Mệnh Tài Di nghịch, được tượng trưng bằng số cơ 1 – 5 – 7.

Kể 1 là cung Mệnh tượng trưng cho 1 điểm, thuận thì 2 là cung Phụ Mẫu, hay nghịch thì cung thứ hai là Huynh Đệ. Tiếp theo thuận thì tới cung thứ tư là Điền Trạch, hay nghịch tới cung thứ tư là Tử Tôn. Tiếp theo thuận tới cung thứ sáu là Nô Bộc, hay nghịch tới cung thứ sáu là Giải Ách. Cổ nhân nói: “Hai bốn sáu cũng đương nhiên như thế”. Theo thuận là Mẫu Điền Nô hay theo nghịch Huynh Tử Ách, được tượng trưng bằng số Ngẫu 2 – 4 – 6

Kể một tại cung Mệnh, thuận tới cung thứ 3 là cung Phúc Đức, hay nghịch tới cung thứ 3 là cung Phu Thê. Cổ nhân nói: “duy hữu tam tinh cư nhất bộ” (Chữ bộ ở đây được hiểu là 60, 875 ngày)

Đây là hình tượng của Đẩu tương quan với 12 cung trong mỗi lá số Tử Vi.

Như vậy, câu hỏi mà Thoa nêu ra, có thể được giải thích từ mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Về mối quan hệ trong ngoài, nội ngoại, trên dưới, trước sau, … thì Dịch đã cho ta biết. Ở đây, chúng ta tạm hiểu để nói về cái “bên trong” là cái đương nhiên như thế, không thế không được, đó là mối quan hệ từ số Ngẫu 2 – 4 – 6, được chứa đựng trong nó những thông tin Phụ Mẫu đối tâm Giải Ách, Huynh Đệ đối tâm với Nô Bộc, và Điền Trạch đối tâm với Tử Tôn.

Sơ qua như vậy, vì câu hỏi mà Bạn nêu ra, chính là hình ảnh của Đẩu trong lá số, từ sự thuận nghịch theo tự nhiên, để thấy được số Cơ Ngẫu tượng trưng cho Bắc Đẩu, và phép dùng số Cơ khi nói Tử Vi Đẩu Số.

Thoa tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Nói rằng: gấp 3 lần số sinh là 5 (Thổ cục), xét thấy cũng chưa được thỏa đáng. Tại sao nói vậy?

Đó là vì được số 20, là trị số hợp cục của 5 chu kỳ. Ví như: xét sự thông khí cục của hai cung Tý – Sửu

– Năm Giáp – Kỷ được trị số là 2

– Năm Ất – Canh được trị số là 6

– Năm Bính – Tân được trị số là 5

– Năm Đinh – Nhâm được trị số là 3

– Năm Mậu – Quý được trị số cục là 4

– Tổng hợp lại: 2 + 6 + 5 + 3 + 4 = 20

————-

Khi xưa, Cổ nhân nhìn bầu trời, nhận thấy, mặt trời khởi đầu mới mọc thì To, tới Ngọ thì Nhỏ. Mặt trăng cũng vậy, lúc mới xuất hiện (mới mọc) thì To, tới Vọng thì Nhỏ.

Chắc là Cổ nhân cũng Học từ tự nhiên, nhận thấy: khởi đầu thì To – tới thịnh thì Nhỏ – khi kết thúc lại To. (ba “thời”)

Mặt trời hiện thì viên (tròn). Mặt trăng tới số 15 thì viên. Sự vận hành hàng tháng, để lại ảnh hưởng hai lần thủy triều Lớn, hai lần thủy triều Nhỏ (bốn “thời”)

Nên cổ nhân nói: hai nửa vòng tròn hợp lại thì được một (tây nam), bốn nửa vòng tròn hợp lại được hai (đông nam), sáu nửa vòng tròn hợp lại được ba (tây bắc), tám nửa vòng tròn hợp lại được bốn (đông bắc)

Vậy mà, Tử vi khi lập thuyết cho Con – Người, thì tại sao lại không được viên? Nói vậy là vì: trị số Cục khi hợp ba thời chẳng đạt được số của viên (15). Ví như năm Giáp Kỷ, Tuất Hợi được trị số cục là 6, Tý Sửu được trị số cục là 2, Sửu Dần lại được trị số cục là 6, hợp lại 6 + 2 + 6 = 14. Trong khi Lạc Thư chỉ rõ số hợp là 6 + 1 + 8 = 15. Chắc là Tôi đang suy luận không đúng với ý của cổ nhân!

Cổ nhân thường kiệm lời, chẳng thấy nói gì về những con số, đây là kiến thức mà sao không thấy Sách nào ghi lại. Thêm nữa, cơ sở lập ý và nghĩa cho những Sao trong Tử vi căn cứ vào đâu, thì cổ nhân cũng im lặng?

Chúng ta nói với nhau tới đây, đành lòng tiếp tục khảo cứu vậy!

Cảm ơn ThienCo đã hồi âm trả lời.

————-

Theo nội dung của cái Lý này, thì có thể suy diễn Tử vi thời kỳ đầu gồm có 24 cung, mỗi cung tương ứng với 1 tú, thiếu 4 cung để tương ứng trọn vẹn với 28 tú,

24 tú phối với 5 tinh kết hợp với 4 tú phối với 5 tinh thật là phiền phức rắc rối, chi bằng hợp 2 tú làm một cung, 24 tú được 12 cung, 4 tú được 2 cung,

– 12 cung phối với 5 tinh thuận 60 ==> nên Tử vi có 12 cung,

– 2 cung phối với 5 tinh …. (?) 2 cung này chi bằng phối với mặt Trăng “Lộ đăng hoàng hắc”, Bạch lộ gặp Hoàng lộ chỉ có 2 điểm ở Năm và Bắc, còn dư thì Bạch đạo biến thành Hắc đạo.

————-

Vấn đề mà Ryan88 nêu ra, có thể tiền nhân chưa kịp bàn đến một cách sâu rộng, chắc tại thời đó thì nghề nghiệp chưa mở rộng, để đáp ứng theo sự phát triển chung của Xã hội. Hơn nữa, chúng ta lại không phải là dân chuyên nghiệp ở góc độ này.

Duy có mối quan hệ giữa Cục và Chính – Phụ tinh, thì có vẻ như chúng ta ít bàn tới, mà thường tập chung lý giải theo cách hội phương của các nhóm sao thì phải. Về vấn đề này, thường nên có nhóm người thực thi công tác thống kê, thì mới có thể đưa ra một cách nhìn gần với thực tiễn. Do vậy, Tôi cũng khó nói về điều Ryan88 đã nêu trên.

Hy vọng, theo thời gian chúng ta có được lời giải này.

HaUyen

————-

Tôi thường dùng cách như sau để nhớ cách lập Cục:

– Giáp – Kỷ: Nhị Lục Tam Ngũ Tứ (2 – 6 – 3 – 5 – 4)

– Ất – Canh: Lục Ngũ Tứ Tam Nhị (6 – 5 – 4 – 3 – 2)

– Bính – Tân: Ngũ Tam Nhị Tứ Lục (5 – 3 – 2 – 4 – 6)

– Đinh – Nhâm: Tam Tứ Lục Nhị Ngũ (3 – 4 – 6 – 2 – 5)

– Mậu – Quý: Tứ Nhị Ngũ Lục Tam (4 – 2 – 5 – 6 – 3)

Theo đó:

– Mỗi số ứng cho hai cung

– Số đầu tiên ứng cho cung Tý – Sửu

– Số thứ hai ứng cho bốn cung Dần Mão và Tuất Hợi

————-

Một số bộ phận đặc biệt của Mỹ rất quan tâm đến 3 cái tên: Bin – Khánh – Kính (Ngoại giao – Quân đội – Công an) nhiệm kỳ 12 năm tại Mỹ.

Ba người đàn ông này mệnh số đều đắc chính cục, thêm nữa Nội cục lại phù Ngoại cục.

————-

NhuThangThai, on 25/02/2012 – 23:18, said:

Kính thưa cụ Hà Uyên

Vậy thì có nghĩa rằng có điều kiện tương thích thì sẽ được gọi là kỳ số cục. Nhưng có cái cháu chưa hiểu, đó là điều kiện kỳ số cục này dựa vào so sánh độ lớn của cục hay dựa vào tương quan của hai cái ngũ hành cục? Bởi vì tương quan của ngũ hành cục và kỳ số cục đưa đến khá nhièu điều thú vị, và địa vị cháu là tác giả thì sẽ phát triển lý thuyết dựa trên điều này, nhưng có vẻ như cái này khác với ý của cụ.

Tiếp theo, cháu muốn hiểu, dựa vào Kỳ Số Cục để an thêm 1 sao Tử Vi nữa, vậy thì từ đó ta có thể nói về vị trí của sao Tử Vi mới này?

Còn cái ngoại cục, chắc cũng gần giống như với trường phái sử dụng tứ hóa của cung Thân, nhưng ở đây là áp dụng với ngũ hành nạp âm để đưa tới các vòng trường sinh. Có một điều cần để ý, theo quan điểm của cháu, phải sử dụng cung Thiên Di để nghiên cứu tương tác, chứ không thể sử dụng cung Thân chỉ trong trường hợp cung thân đóng ở phía bên kia của cung mệnh bởi ranh giới Điền-Tử, vì khó có thể nói ngoại cục mà sử dụng cung Thân mà bỏ qua cái quan trọng nhất là cung Thiên Di.

Kính cụ.

NhuThangThai cần một số thời gian để trả lời câu hỏi: tại sao năm Ất Canh thì trị số Cục tuân thủ theo thứ tự và trật tự 6 – 5 – 4 – 3 – 2

Ngài Trần Đoàn đã khải mở mối quan hệ của Ngày từ Nhất cục

————-

@An Khoa:

– Chính cục được căn cứ vào Can năm + cung mệnh + ngày sinh

Ví dụ:

– Người tuổi can Mậu Quý, sinh ngày 21/6 âm lịch giờ Tuất, Mệnh lập tại Dậu, ứng tam Cục, nhưng sinh ngày 21 thì kỳ số Cục là Ngũ cục, nên chưa được gọi là chính Cục, theo đó thì Tử vi cư Thân

– Khi ta gặp người tuổi can Đinh Nhâm, vẫn sinh ngày 21/6 âm lịch giờ Tuất, Mệnh cư Dậu, ứng ngũ Cục, trường hợp này được gọi là chính Cục, vì căn cứ vào ngày sinh, sinh ngày 21 thỏa được điều kiện kỳ số ngũ Cục, theo đó thì Tử vi cư Tuất.

Không chính cục luôn hướng tới chính cục, mệnh cư Dậu không chính cục có Thái âm, luôn hướng tới mệnh chính cục có Cự Cơ tọa thủ.

————-

NhuThangThai, on 25/02/2012 – 20:16, said:

Thưa cụ Hà Uyên, Nội cục và Ngoại cục ở đây chắc là ngũ hành nạp âm của tháng mà cung mệnh và cung Thiên Di rơi vào để thể hiện chủ khách, còn Kỳ Cục Số là khái niệm khác?

Nội cục là chính cục của Mệnh

Ngoại cục căn cứ vào giờ sinh xác định Thân, người Thân cư Phu Thê + Thân cư Phúc thì không có Ngoại cục, chỉ có những người Thân cư Tài Di Quan thì mới tồn tại Ngoại cục. Đây là nguyên lý tham lưỡng (3 và 2) của Dịch.

————-

Thái úy Lý Thường Kiệt tâu Vua: “Thần xin đề cử 2 quan A và B, sau khi hạ thần xem xét về Mệnh số, quan A giữ chức Cục trưởng cục đối ngoại, quan B giữ chức Cục trưởng cục hậu cần”

Vua nói: “Để trẫm cho người chuyển Mệnh số của hai người này đến mật viện, cho các quan Tuyên úy trong mật viện cho ý kiến, sau đó Trẫm sẽ phê chuẩn”

Sáu cha Tuyên úy trong mật viện, thì 4 cha Tuyên úy phê đồng ý, 2 cha Tuyên úy phê không đồng ý.

Nhận xét của sáu cha Tuyên úy được chuyển đến Vua, đọc xong Vua đồng ý phê chuẩn theo đề nghị của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Một trong hai cha Tuyên úy phê không đồng ý hỏi Vua: “Quan B giữ chức Cục trưởng cục hậu cần, xét cục số không có khả năng đối ngoại đã đành, vì Thân cư Thê, nhưng thế Chủ Khách bị phạm Cô Hư, xin Bệ hạ xem xét”.

Vua nói: “Chiến trường cũng như thị trường, Trẫm cần chính cục chuyên nhất, đạt mục đích có đầu thì có cuối, quân lương được chu đáo, hai người này vận số không có hóa Quyền, nhưng quan trọng hơn cả là đắc chính cục”

Cha Tuyên úy đã hiểu được ý Vua.

————-

NhuThangThai, on 27/02/2012 – 08:45, said:

Cuối cùng, bàn về ngày sinh/kỳ cục số, có người cho rằng Thái Âm đắc cách nếu người đó sinh vào Trung Huyền, tức là tầm giữa của tháng, vào đầu và cuối sáng thì độ số sẽ giảm đi nhiều. Tôi không biết điều này có đúng không, nhưng có cùng lập luận về việc dựa vào kỳ cục số để nghiên cứu.

Nói về kỳ số cục, thì dựa vào sách viết: số đủ thì thuận, số chưa đủ thì nghịch, câu này được hiểu như thế nào?

Đó là nói về mối quan hệ của Ngày trong Tháng – Ngày quyết định vị trí sao Tử vi. Ví như nói ngày 15 giờ Mão, xét tới ngày 14 thì số đủ, giờ Mão là nói số chưa đủ của ngày 15, hiểu đơn giản như thông lệ Tháng thuận Giờ nghịch.

Theo sách viết: “Số đủ thì thuận, số chưa đủ thì nghịch”, thuyết này đã thừa nhận nguyên lý tự nhiên, đó là Giờ chuyển tiết khí trong ngày theo Lịch pháp.

Kỳ số cục, ngoài vấn đề cho ta biết trị số tương ứng với cục, để biết Mệnh số có đắc chính cục hay không, thì còn cho ta biết 5 can tương ứng với 5 ngày kỳ số cục, điều này làm căn cứ để xét Tứ hóa trong 10 can, xác định mức độ ứng cho mỗi vận nhân.

————-

Trong 4 vấn đề mà Nhuthangthai nêu ra, đều là những vấn đề có nội dung rộng, trả lời súc tích cô đọng, hay trả lời cho xong, cũng không thể ngày một ngày hai để rõ được hàm nghĩa.

Lịch sử đã cho ta biết, người đứng đầu một “Ấp” với 300 hộ dân (theo Dịch), tối thiểu cũng phải biết đọc từ 2700 => 3000 chữ, thì mới biết mà hiểu được “chiếu chỉ” từ quan huyện, quan tỉnh, hay cao hơn nữa là Vua, lại thêm theo thời gian chữ viết cũng được thay đổi (7 lần), kèm theo đó là Lịch pháp được vua phê chuẩn theo từng “thời”. Nhưng, cái nôi văn minh vẫn là Đại lục, theo đó ta có thể nhận thấy, sự phát triển xã hội của Đài Loan so với Trung tâm văn minh Đại lục, tùy theo mỗi người mà đưa ra nhận xét của mình. Cá nhân tôi cho rằng, khả năng phát triển của phái Nhất Diệp Tri Thu, khó mà đi trước học thuyết của ngài Trần Đoàn viết sớ tâu Vua. Đây không phải là việc mà chúng ta phải đi xác minh độ tin cậy này làm gì, điều quan trọng mà Ta có thể nhận thấy, mối quan hệ giữa Thiên can và Địa chi đối với 30 ngày trong 1 tháng, để tìm hiểu về Mệnh lý thông qua Mệnh số, nền móng xây dựng học thuyết này, là từ ngài Trần Đoàn.

Sách viết, cũng như những trang mạng có nội dung về Huyền Học, vẫn chỉ đưa ra cách mà không nói cục đi kèm theo, những tinh túy được đúc kết từ thực tiễn, thông qua những câu Phú, cũng không chỉ rõ cục này thì phối với cách nào, … mà thường nói hai chữ chung chung là cách cục vậy. Hay khái niệm Tứ chính thì được hiểu như thế nào? Biện lý đến khi nào thì phải dùng đến số để khẳng định độ chính xác, sau đó lại dùng Lý suy Mệnh, rồi lại phải dùng đến khả năng của Số để dẫn giải …, nên vấn đề cục và số hình như chúng ta đang trong tình trạng còn nhiều hạn chế.

Nói ví như, Cục đường bộ và Cục đường biển thì những Cách nào đáp ứng đạt tới mục đích cuối cùng có hiệu quả và kết quả, hay Cục văn hóa dân gian và Cục trinh sát, hoặc như Cục y tế dự phòng và Cục tình báo, .v.v… vậy nên, khi nói cách cục thông qua thực tiễn cụ thể đối với từng con người trong mối quan hệ xã hội, đó là một phần giá trị Nhân học của Tử vi, mà không thể coi Tử vi như đi mua một cái gương soi, phương pháp sử dụng là soi mệt nghỉ xem Ta là ai, … mà quên mất rằng Ta đang tồn tại trong mối quan hệ tổng hòa đó. Hoặc như khi ta coi Lộc tồn tượng là “cầu”, còn Hóa Lộc tượng là “kích”, kích cầu cũng không thể xa rời quy luật 1/3, mở rộng kích cầu là điểm tựa chiến lược cho sự phát triển vận mệnh của mỗi người, cũng như của một TP hay một đất nước. Tiềm năng lớn nhất của mở rộng kích cầu là ở thành thị mà không phải ở nơi chưa được đô thị hóa, đây cũng chỉ là một quan niệm về lộc khi chúng ta đang tồn tại theo cơ chế thị trường vậy

————-

Trả lời An Khoa một vài bài viết cũng không đủ, Tôi nhớ trước đây, chỉ riêng nhóm 4 sao căn cứ vào địa chi Cô Quả Khốc Hư này, đã phải học 90 tiết, sau đó thực tập 60 tiết, phối nghĩa với cục, sau đó phối nghĩa với cách, tiếp theo là tổ hợp Nội cục + Ngoại cách hay Ngoại cục với Nội cách, sau đó viết tiểu luật về 4 sao này theo hàm nghĩa THƯ HÙNG, khi mình ở cương vị chủ hoặc khi mình ở cương vị Khách, .v.v… để được gọi là đào tạo chuyên nghiệp, rồi tới tào tạo chuyên sâu, cũng tốn nhiều tiền của vậy.

Thanh thản thấy vui, thì viết bài tham gia mà An Khoa !

————-

Cảm ơn Ngoalong về kết kuận của bạn

Tôi đang cùng Nhuthangthai nói về Thủy cục và Thổ cục gặp cách Tử Phủ Vũ Tướng, sự chia sẻ này của Tôi đã sai.

Mong Nhuthangthai thông cảm vì Tôi đã sai cơ bản, cục đường bộ và cục đường biển tuy cùng thuộc một Bộ (cung Thân -trường sinh), nhưng đã quan niệm rằng chức năng và nhiệm vụ của đường biển và đường bộ là giống nhau.

————-

Cảm ơn anh TruMeTin đã đưa ra những luận giải.

Cá nhân tôi nhận thấy 14 chính tinh được phân Âm Dương, tồn tại mối quan hệ trong một Tháng. Đó là những sao được định lệ là sao Dương, thì mức độ ảnh hưởng tăng dần từ ngày 1 => 15, đối với những sao được định lệ là sao Âm, thì mức độ ảnh hưởng được phản ánh từ ngày Vọng tới ngày Sóc. Ví như nói tới ngày 30 thì Âm cực chủ sát, hoặc tới ngày 15 thì Dương cực chủ về thần động. Điều này được phản ánh trong quá trình ứng dụng tương đối rõ nét.

Cũng từ cách đặt vấn đề này, Tôi thường quan tâm thêm tới yếu tố ngày Sinh, đó là sinh trước ngày Rằm hay là sinh sau ngày Rằm, cho ta thêm tiên lượng khi định hình về một lá số Tử vi. Khi sinh trước ngày 15 thì quan tâm đến tính chất của những sao Dương nhiều hơn, khi sinh sau ngày 15 thì quan tâm và chú ý đến mức độ ảnh hưởng của những sao Âm nhiều hơn. Điều này giúp cho cách thức loại trừ hoặc cân nhắc trước sau khi bình giải tổ hợp nhiều cách cục trong một lá số.

Thêm một ý kiến để tham khảo.

Hà Uyên

————-

@ G-R-E-E-N

Theo tôi hiểu, để xét về trục Dần – Thân, trục Tị – Hợi là để định Tứ lập, còn trục Tý – Ngọ và trục Mão – Dậu là để định Tứ Phân. Đều lấy cơ sở từ quái Càn Khôn để khảo chứng khi phối với đồ bàn:

……………………CÀN………………..PHỐI TINH………………KHÔN

………………….Dụng lục……………………………………….Dụng cửu

…..kháng…..Thượng cửu………Hỏa tinh……………..Thượng lục

………………..Cửu ngũ…………….Thổ tinh………………..Lục ngũ

…..hoặc…….Cửu tứ……………….Kim tinh……………….Lục tứ

…………………Cửu tam…………….Mộc tinh……………….Lục tam

…..tại…………Cửu nhị……………..Thủy tinh………………Lục nhị

…..tiềm………Sơ cửu……………….Địa cầu………………..Sơ lục

————-

Hai chữ tri thu cũng ví như lưỡng nghi Cha Mẹ, cùng một mục đích sinh Con, mà kết quả khác nhau, hoặc là con trai, hoặc là con gái. NhuThăngThái dần quy tụ lại trong ngoài (chủ khách) = Nội cục – Ngoại cục – Nội cách – Ngoại cách, thì nhìn nhận ngày càng rõ hơn.

Khi cục đã không chính, thì nghĩa cũng biến hóa theo (紫 微 正 義 = Tử vi chính nghĩa), ngài Trần Đoàn nói với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn như vậy.

Chính cục được hiểu như thế nào? Đó là căn cứ vào ngày sinh để biết ngôi vị của Đế tinh, theo đó kỳ số cục là một nguyên tắc chính yếu

————-

Khi tìm hiểu về trường phái Nhất Diệp Tri Thu, thì LethanhNhi lưu ý:

– Nam đẩu được cho là: chủ về hướng nội, chủ nhu – Ngoại nhu Nội cương.

– Bắc đẩu được cho là: chủ về hướng ngoại, chủ cương – Ngoại cương Nội nhu

Hàm nghĩa tinh yếu này, quyết định chi phối nguyên tắc lập tượng ==> lấy cơ sở của nguyên tắc này làm phương pháp luận xem xét sự vượng nhược của Cung, và xác định những Cung nào bị Sát tinh xung phá để đưa ra lời đoán định.

Có thể xem đây là Nguyên tắc thứ nhất của trường phái Nhất Diệp Tri Thu vậy !

————-

Ví dụ câu:

+ Phu thê hóa kị nhập quan cung

– Lá số lưu theo can Năm, thấy cung Phu thê gặp can Đinh, mà can Đinh có Cự Môn ngộ hóa Kị,

– Sau đó nhìn tới cung Quan thấy có sao Cự Môn cư Quan

– Phái Nhất Diệp Tri Thu cho rằng: can cung Phu thê hóa Kị nhập cung Quan, và đưa ra nhận định cho rằng: tình cảm vợ chồng sao nhãng, cả vợ và chồng đều thích đi ăn vụng

Trường phái này công bố nguyên tắc xem về Cung rất đáng quan tâm

————-

Gloria tham khảo thêm Địa bàn số Tử vi Sihanuk:

………..Cự môn………….Liêm Tướng……………Thiên lương…………..Thất sát

………..Tham lang…………………………………………………………………….Thiên đồng

……….Thái âm…………………………………………………………………………Vũ khúc

………..Tử Phủ…………..Thiên cơ………………….Phá quân…………….Thái dương

– Đại vận 22 ~ 31, Nhân bàn Thiên đồng cư lưu Mệnh gặp tam sát lưu niên Trực Phù, nên chọn Cự Môn làm chủ Kim cục tại cung Quan có Nhật Nguyệt hội Thiên môn

    

————-

Lethanhnhi thông qua Tử vi, đã luận giải đúng, thời trẻ Tôi hút tương đối nhiều thuốc lá

Có lẽ là do thần làm chủ thống suất Địa niên chăng?

………. 6………… 5 …………10 …………….1

………. 9………………………………………… 4

……… 2…………………………………………. 7

……… 3………. 10 …………..5……………. 8

Sách Lục Nhâm và môn Tử vi gọi tháng Dần Ngọ Tuất bằng số là 1 – 5 – 9, đối ứng với Thần làm chủ thống suất Địa niên, xét từ cung Thân tới Tý rồi tới Thìn cũng là số 1 – 5 – 9

Đây có phải là kiến thức “nền” không?

————-

Tigerstock68 căn cứ theo Trung Châu phái !

Như vậy, Trung Châu phái có sách “Tử vi tinh quyết” thông qua Vương Đình Chi đưa ra khái niệm:

– Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nền tảng

– Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, sau đó xét tới Địa bàn.

– Theo “Tử vi tinh quyết” lập Địa bàn thì, cứ theo phương pháp an sao của Mệnh bàn, Mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “Thiên bàn” đổi thành cung Mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy được thêm một bàn khác, gọi là “Địa bàn”.

Tigerstock68 có thể lập Địa bàn cho NĐK, khảo xét thêm về Địa bàn một số ngày, sau đó chúng ta cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau

————-

Tôi và Lethanhnhi đang nhìn nhận khác nhau ở nội dung này

Người sinh sống ở Bắc kinh – thủ đô, thường noi theo một là Thiên hoặc hai là Địa, không xét tới Nhân, …

Người dân tộc Choang, thì khác, thường xét tới Địa kết hợp với Nhân, có thể vì xa Trung ương chăng, …

Đây là thống kê của giới “Học giả” TQ, mà tôi đọc bằng nhiều nguồn, thấy nhiều vấn đề về Xã hội học rất đáng để suy nghĩ vậy!

————-

Có thể,

Nhưng, cơ sở để một đời người tích được “đức”, thì có lẽ phải thông qua Địa niên, nếu Địa đã mất đường, mất đạo, … thì Thiên và Nhân đứng ở ngôi vị nào để tích “đức” !

Khi sự sinh tồn đã không còn, thì tích “đức” chẳng để làm gì ! Cổ nhân nói “Thiên hữu thời, Địa hữu lợi” chắc không sai !

Một người, khi sinh ra, Thiên đã cho “đức” rồi, thì không cần phải tích “đức” chăng ! Cổ nhân đưa ra thuyết giết nhiều người thì giảm thọ, … nhưng có người giết chết hàng mấy vạn người, … mà tuổi thọ vẫn tới bách niên (ví như anh Tư Văn)

Thuyết nào đúng? Thuyết nào sai?

————-

Trước năm 1975, tài liệu nói về phương pháp xem số Tử vi của cụ Thiên Lương, thông qua anh Vũ Mạnh Bảo gửi cho bạn ở ngoài Bắc, là cụ Trần Thanh Loan, … nên Tôi đủ tài liệu và những thống kê sơ bộ, … có thể, tại thời điểm đó, cụ Thiên Lương còn thiếu 03 tập của Tử Vi bắc phái chăng?, …nên, cái dụng của Tử vi hầu như không được nói tới, … vì vậy mà cũng khó cho chúng ta đưa ra một nhận định gì cởi mở

————-

Cụ Trần Thanh Loan ở số 10 Thi Sách

Anh Đỗ Bá Hiệp không phải là học trò của cụ Loan, cụ Loan có hướng dẫn Tử vi cho giáo sư Hoàng Phương, giáo sư Trần Quốc Vượng, giáo sư Vi Huyền Trác, … đó là một vài người Tôi biết

————-

Không có gì kinh động tới Tôi đâu, Thiensa1000ff tự nhiên giao lưu

Nguyên lý 36 sao làm chủ thống suất cho Hỏa cục, Thổ cục, Kim cục, Mộc cục, Nhị cục theo Lưu Thái tuế, được căn cứ vào nguyên tắc Ngân – Đăng – Giá – Bích – Câu, xác định ngôi vị và nơi Đế tọa, thuyết này được chép tại “Bí bản Tử vi Đẩu số mật truyền” – “Ngân thăng thuật” – “Quyển 2” … hy vọng vài năm nữa sách này được dịch ra tiếng Việt để bạn đọc thêm phần tham khảo … nay “Đăng hạ thuật” đã được xuất bản rồi vậy.

————-

Một ví dụ tham khảo sau đây, NhuThangThai có tìm ra được quy luật của một CẶP SAO hay không?

+ Tại sao biết Mệnh của người này có thể gây thương tích cho người, gây áp lực kiềm chế người khác?

1)- Tuổi Giáp Kỷ

– Mệnh tọa ở Nhâm Thân, cung Điền trạch tọa ở Ất hợi có Liêm Tham (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Dậu, cung Điền trạch tọa ở Bính Tý có Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Giáp Tuất, cung Điền trạch tọa ở Đinh Sửu có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ất Hợi, cung Điền trạch tọa ở Bính Dần có Văn Khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Bính Tý, cung Điền trạch tọa ở Đinh Mão có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Đinh Sửu, cung Điền trạch tọa ở Mậu Thìn có Văn Xương (Tân hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mậu Dần, cung Điền trạch ở Kỷ Tị có Vũ khúc (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Kỷ Mão, cung Điền trạch tọa ở Canh Ngọ có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Canh Thìn, cung Điền trạch tọa ở Tân Mùi có Nhật Nguyệt (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tân Tị, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Thân có Cơ Âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Quý Dậu có Liêm Phá (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Mùi, cung Điền trạch tọa ở Giáp Tuất có Cự môn (Đinh hóa Kị)

2)- Tuổi Ất Canh

– Mệnh tọa ở Tý, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Mão, có Vũ khúc + Thất sát (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Sửu, cung Điền trạch tọa ở Canh Thìn có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Dần, cung Điền trạch tọa ở Tân Tị có Thái dương (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mão, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Ngọ có Thiên đồng + Thái âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Thìn, cung Điền trạch tọa ở Quý Mùi có Liêm trinh + Thất sát (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tị, cung Điền trạch tọa ở Giáp Thân có Thái dương + Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Ất Dậu có Thiên cơ + Cự môn (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mùi, cung Điền trạch tọa ở Bính Tuất có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Thân, cung Điền trạch tọa ở Đinh Hợi có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Dậu, cung Điền trạch tọa ở Mậu Tý có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tuất, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Sửu có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Hợi, cung Điền trạch tọa ở Mậu Dần có Văn Xương (Tân hóa Kị)

3)- Tuổi Bính Tân

– Mệnh tọa ở Tuất, cung Điền trạch tọa ở Tân Sửu có Vũ khúc Tham lang

– Mệnh tọa ở Dậu, cung Điền trạch tọa ở Canh Tý có Văn Xương

– Mệnh tọa ở Bính Thân, cung Điền trạch tọa ở Kỷ Hợi có Thiên tướng

– Mệnh tọa ở Ất Mùi, cung Điền trạch tọa ở Mậu Tuất có Văn Xương

– Mệnh tọa ở Ngọ, cung Điền trạch tọa ở Đinh Dậu có Thiên tướng

– Mệnh tọa ở Quý Tị, cung Điền trạch tọa ở Bính Thân có Văn Khúc

– Mệnh tọa ở Nhâm Thìn, cung Điền trạch tọa ở Ất Mùi có Thiên cơ

– Mệnh tọa ở Tân Mão, cung Điền trạch tọa ở Giáp Ngọ có Cự môn

– Mệnh tọa ở Canh Dần, cung Điền trạch tọa ở Quý Tị có Liêm Tham

– Mệnh tọa ở Tân Sửu, cung Điền trạch tọa ở Nhâm Thìn có Thái âm

– Mệnh tọa ở Canh Tý, cung Điền trạch tọa ở Tân Mão có Thái dương ngộ Thiên sát

– Mệnh tọa ở Kỷ Hợi, cung Điền trạch tọa ở Canh Dần có Tham lang

4)- Tuổi Đinh Nhâm

– Mệnh tọa ở Quý Mão, cung Điền trạch tọa ở Bính Ngọ có Văn khúc (Kỷ hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Giáp Thìn, cung Điền tọa ở Đinh Mùi có Thiên tướng (Canh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Ất Tị, cung Điền tọa ở Mậu Thân có Văn xương (Tân hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Bính Ngọ, cung Điền tọa ở Kỷ Dậu có Vũ khúc Thất sát (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Đinh Mùi, cung Điền tọa ở Canh Tuất có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Mậu Thân, cung Điền tọa ở Tân Hợi có Vũ khúc Phá quân (Nhâm hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Kỷ Dậu, cung Điền tọa ở Nhâm Tý có Tham lang (Quý hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Canh Tuất, cung Điền tọa ở Quý Sửu có Nhật Nguyệt (Giáp hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Tân Hợi, cung Điền tọa ở Nhâm Dần có Thiên cơ Thái âm (Ất hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Tý, cung Điền tọa ở Quý Mão có Liêm trinh Phá quân (Bính hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Quý Sửu, cung Điền tọa ở Giáp Thìn có Cự môn (Đinh hóa Kị)

– Mệnh tọa ở Nhâm Dần, cung Điền tọa ở Ất Tị có Thiên cơ (Mậu hóa Kị)

==========

P/s: Trong không gian 6 chiều (lục hư), thì cung Điền trạch là cung Huynh đệ của cung Quan lộc vậy !

Gặp những đối tác như thế này, khi giao lưu gặp ngày có Kình dương làm chủ thống suất Thủy cục, thì NhuThangThai càng phải cẩn thận, vì rất dễ xảy ra đánh nhau đâm chép … chỉ vì một lý do rất nhỏ phải trái (thị phi), đang vui vẻ mà chuyển thành đối đầu rất nhanh … cổ nhân thường gọi là “họa vô đơn chí” vậy.

————-

AlexPhong, on 04/10/2012 – 23:19, said:

Cụ cho cháu hỏi thêm cho rõ ý, theo trên thì can Quý thất lộ ở đâu?

Theo khảo cứu của Tôi, khởi ở Trung cung, đó là cung Mão tới Ngọ thì mất đường (thất lộ, hết đường để đi, mất đạo, mất phương hướng, vô phương …)

————-

Trước khi nghỉ hưu, cách nhìn của Tôi về mối quan hệ giữa con người và Tử vi, thì bị phiến diện, vì phần nhiều đương số ở môi trường làm việc “đầu tư công”, ăn lương theo nguồn vốn ngân sách NN, …

Khi về nghỉ, cũng là thời điểm xã hội mở ra nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì cách nhìn nhận của Tôi về cung Quan lộc (sự nghiệp) đã có thay đổi và cần phải nghiên cứu thêm, … cho nên, câu hỏi của AtMao75 về cách an Thiên sát và Địa sát, thì Tôi chưa đủ tự tin, để khảo chứng cho rõ ràng khi các sách về “Tử vi Đẩu số” được dịch thuật như vậy

Mong AtMao75 thông cảm

————-

BlackBerry, on 24/09/2012 – 10:05, said:

Ông Hà Uyên nói :khi nói về đối xung thì:

– Lấy cung Quý Dậu làm cung đối

– Lấy cung Đinh Sửu làm cung xung

Ông Hà Uyên cho cháu hỏi: Ngoài 2 trục Dần Thân và Sửu Mùi thì cổ nhân có lấy trục nào nữa không ạ?

Cảm ơn BlackBerry đã trở lời cho câu hỏi “kiến thức rất là cơ bản” ! (Tử vi đối Thiên phủ xung Tham lang, hoặc Tử vi đối Thiên phủ xung Thiên tướng, … )

Nội dung câu hỏi mà BlackBerry nêu ra, đang chỉ ra những nhận thức được cho là “kiến thức rất là cơ bản” đối với Tử vi học

Chúng ta biết tới Tử vi, phần nhiều để hướng tới “xu cát tị hung”, do vậy tùy theo “môn” theo “phái” mà bàn về “trục”, với nhận thức hạn hẹp của cá nhân Tôi, thì cho rằng: ngoài kiến thức cơ bản được thiết lập từ ngài Trần Đoàn, lấy trục Dần Thân làm “đối” cho Chính diệu (đối vi lập, xung vi hóa), và trục Sửu Mùi ra, thì Tôi căn cứ theo nguyên tắc “xu cát tị hung” mà tự cho rằng phân trục theo Thiên sát – Địa sát – Nhân sát vậy.

– Thiên sát lấy Kình dương và Đà la theo Bắc Đẩu

– Địa sát lấy Hỏa tinh và Linh tinh theo Nam đẩu

– Nhân sát lấy Địa không và Địa kiếp

Ví như, Nhân sát có tọa độ trùng với Địa sát, hoặc Nhân sát tiến với trục của Thiên sát theo Đại Tiểu vận hay Lưu niên, … đây là điều rất thú vị khi xem xét Nhân học và Tử vi học,

Như vậy, khi luận giải số Tử vi, có thể căn cứ vào 144 lá số “cơ bản” để mà định vị “trục” vậy

Anh BlackBerry tham khảo thêm kiến thức còn nhiều hạn hẹp của Tôi, cho vui cửa vui nhà.

————-

Vậy thì những gì mà đa phần các tín đồ tử vi tiếp cận thì chỉ là phần kiến thức rất là cơ bản?

Thiensa1000ff Mệnh lập tại cung Tân Mùi, khi nói về đối xung thì:

– Lấy cung Quý Dậu làm cung đối

– Lấy cung Đinh Sửu làm cung xung

Bạn Cafe cho ý kiến xác định giúp cho, Cổ nhân nói như vậy có đúng là “kiến thức rất cơ bản” không?

————-

Năm Tân Mão 2011 có Đẩu Phục Phù khống chế được Địa kiếp, gọi là có tài lộc dồi dào nhưng chỉ giới hạn trong 150 ~ 200 triệu mà thôi, phải chăng người đỡ đầu cho Thiensa10000ff làm công tác Tổ chức CB (Ban TCTW) ứng với tuổi Đinh Dậu hoặc Kỷ Dậu đang ở hàm Vụ phó

Đương số NĐK nhập hạn can Đinh chế Tân, Lộc tồn làm chủ thống suất Kim Tứ cục tại Thiên di, Thái tuế Tân Mão ứng với NĐK sinh tháng 3 nên Liêm trinh làm chủ thống suất Thổ ngũ cục tại cung Mệnh, cho nên tài – lộc của NĐK đếm bằng Tỷ với 3 chữ số. Khác với Thiensa1000ff chỉ có một hai người đỡ đầu, đương số NĐK với dàn cộng sự của mình, toàn những người có cốt cách tiên thiên và hậu thiên như Thiensa1000ff đã biết, hầu như là tinh hoa kết tụ nguồn nuôi dưỡng cho mệnh thân là vậy

Năm Tân Mão 2011 ứng với Thiensa1000ff sinh tháng 2, nên Cự Môn làm chủ thống suất Thổ Ngũ cục, thiensa1000ff nói “có được tài lộc dồi dào”, nhưng cái “thần” làm chủ thống suất toàn bộ môi trường kiếm được đồng tiền đó, lại là sao Cự Môn ngộ Kị gặp Văn Xương hóa Kị xung, … tượng của Cự Môn thì chắc Thiensa1000ff cũng đã biết, …

Thiensa1000ff khác nhau rất nhiều khi so sánh với NĐK vậy

————-

Nói về “Tử vi bắc phái” và “Tử vi nam phái”, Bắc phái có môn phái Tri thu được người đời nghe nói đến nhiều, Nam phái có môn phái Trung châu cũng được người đời xưng tụng, tại topic NHẤT DIỆP TRI THU – ĐĂNG HẠ THUẬTdo Lethanh nhi khởi xướng, khi nói về quẻ Đồng Nhân, Tôi cũng đã nói:

Về quẻ này, thì Trung Châu phái và Tri Thu phái có điểm giống nhau và có điểm khác nhau khi lập thuyết cho Môn phái

– Giống nhau là hai Môn phái đều phối Tử vi với can Kỷ và Thiên phủ với can Mậu

– Khác nhau đó là, Trung Châu phái thì phối can Nhâm với Thiên Đồng, Tri Thu phái thì phối can Nhâm với Thiên tướng

Khi ta xem xét tới can Giáp tứ Hóa, thì hai can Bính Tân đối ứng là nhân tố của Khoa và Kị, trong đó can Bính ứng Thái Dương, can Tân ứng Vũ Khúc.

Tới can Canh thì cặp thiên can Bính Tân hợp hóa Thủy, từ Khoa – Kị chuyển thành Quyền – Lộc, vấn đề ở đây khi chúng ta nhận thức thấu đáo được mối quan hệ giữa hai thiên can Giáp và Canh, số thứ tự là 1 và 7, số ngũ hành tiên thiên là 3 và 9, thì chúng ta có thể hiểu được tại sao Trung châu và Tri thu thông qua cặp thiên can hóa hợp Bính Tân đã lập thuyết như vậy.

Đi sâu thêm một bước nữa, khi tìm hiểu về Tri thu phái, học thuyết của môn phái này đề cao Thủy Hỏa (Ký tế – Vị tế), cho nên, những nguyên tắc và nguyên nhân được xây dựng lập thuyết, đều xuất phát từ Ngân thăng thuật (Hỏa) và Đăng hạ thuật (Thủy Thổ), ngũ hành của cung an mệnh để định cục và thiên can lưu cung được Tri Thu phái nghiên cứu rất sâu, mang lại nhiều kiến giải có giá trị sát hợp với thực tiễn về Tử vi học vậy.

Nói vui thêm để bạn Canh rộng đường tham khảo.

————-

@: LeThanhNhi:

LeThanhNhi có nhìn thấy không, khi NhuThangThai đang nói về CẶP SAO

Tại bài #112 và #116, thì LeThanhNhi có thể hiểu được khi nói cặp can chi Bính Tân

Ai nói gì kệ người ta.

Chúng ta thanh thản tìm hiểu xem sách sở được xuất bản, từ trước đến nay, cả Tầu lẫn Việt, xem có gì hay thì vận dụng xem sao !

Câu LeThanhNhi hỏi để chuyển sang topic khác thì thuận hơn, Ta bàn lại sau

————-

Xác định hạn “khẩu đức”:

Khi xử lý bất kỳ một sự việc nào không nên nói những lời gây tổn thương cho người khác. “Tử Vi Đẩu Số – Đăng Hạ thuật” viết: “Cho dù có tu 10 năm mà phạm vào khẩu đức, thì 10 năm tu cũng hết”

Nguyên tắc:

– Can cung Mệnh hóa Kị nhập cung Phụ mẫu

– Can cung Phụ mẫu tự hóa Kị

————-

Nội dung mà Hoa nêu ra, theo Tôi thì dùng Lục Nhâm hợp hơn, dùng Tử vi sợ rằng không thấy hết được sự biến nghĩa của Thần và Tướng

– Tuổi Ất, can Ắt về tới Mão thì Lục Hợp mới đúng vị

– Tuổi Giáp, thì Kỷ Sửu là Thiên Ất, Kỷ Mùi là Thái thường, đó là trục Sửu – Mùi, cung Mệnh của Hoa lập tại Mùi, người Ất Sửu nhập cung giao hữu với Hoa, theo sách nói “Trong cửa có Mộc” ==> Thái âm ngộ Kị can thiệp cung Huynh, theo Đăng Hạ thuật khi cung Huynh bị nhập Hóa Kị thì nguồn lợi về tiền thường chậm

– Niên chi của Hoa là Tý, giao hữu trên miền cung Tỵ được gặp Nguyệt đức, nhưng can Kỷ phối với chi Tỵ gặp Giáp Tý, thì phần nhiều Giáp Tý hay bị rối về “thần” (theo Lục Nhâm)

————-

AlexPhong, on 04/10/2012 – 20:57, said:

Cụ kính mến. Theo cụ, tam hợp cục ba cung mệnh-tài-quan đi theo thứ tự nào là thuận?

Anh AlexPhong, lại một “chìa khóa” nữa, tưởng câu hỏi là đơn giản kỳ thực thì không ! Một vài khái niệm, nên thống nhất thì tiếng nói đồng thuận sẽ mở ra thôi

– Thất lộ, có nghĩa là Thiên can tới nơi vô khí?

– Vượng khí là phương vị của Khố, nói trước mộ sau khố hay nói trước khố sau mộ? (Thiên phủ)

– Môn trung của Tam hội ứng với 3 cung Mệnh – Tài – Quan được hiểu như thế nào? Nguyên tắc xác định Môn trung? Dẫn tới nguyên nhân do bởi cái gì? thì sẽ xác định được là chiều Thuận (mệnh quan tài) hay là chiều Nghịch (mệnh tài quan) vậy

Tôi nói như vậy, có thể chưa đúng ý của AlexPhong, nếu có gì chưa vừa ý thì mong Bạn thông cảm cho.

————-

Gloria, on 30/09/2012 – 13:19, said:

Cuối cùng thì cũng đã hiểu. Cảm ơn cụ đã hướng dẫn rất cụ thể về kỹ thuật ở post 112, giải đáp cho cháu nhiều điều còn mù mờ về phi tinh. Nó tương thích với kỹ thuật cháu và cụ từng trao đổi trong topic NDTTP cách đây vài tháng về tác động của chủ cung Thiên Di và các vòng trường sinh thứ cấp tương ứng.

Khi rỗi, Gloria nên sớm quan tâm đến thiên can của Cung mà ngày sinh lưu trú, đây là khởi nguồn của “Ngân thăng thuật” vậy

Như chúng ta đã biết, về Cục chỉ có 5 cục, nhưng có 36 sao, mỗi sao phân theo cặp âm dương, làm chủ thống suất cho Cục vân hành theo vận hạn của năm tháng ngày giờ, đều mang hàm nghĩa cốt yếu rất cao khi luận giải lá số. Như khi ta đến một môi trường nào đó, cảm nhận thấy bầu không khí căng thẳng, hay khi ta đến gặp môi trường có bầu không khí u uất nhiều sát khí dẫn đến đánh nhau, hay khi ta đến gặp môi trường có bàu không khí ảm đạm, hay gặp phải trường hợp ở môi trường có bầu không khí đang vui hóa buồn cũng vậy, … những tình trạng trong bầu không khí như thế này, đều là hệ quả của sao làm chủ thống suất cho Cục gây ra

Ví như mệnh cư Hợi, lưu niên Thái tuế là Nhâm Thìn, vận hạn tháng 10 là Hỏa lục cục, có Thái dương làm chủ thống suất Hỏa cục bị Kình Đà xung kích, thì môi trường làm việc, hay môi trường giao lưu công việc, cũng như những mối quan hệ giao hữu bạn bè thường có biến động mạnh trong tháng 10, khi vào vận ngày, gặp phải ngày có lưu Cục là Linh Đà làm chủ Mộc cục, lưu can Tân tại cung Mệnh hóa Kị nhập cung Huynh thành 2 Kị xung cung Nô, thì rất nguy hiểm …

————-

Gloria, on 04/10/2012 – 20:20, said:

Tổng kết các kỹ thuật cụ sử dụng, mà ít ra lọt được vô cái đầu tối tăm của tôi, hi hi.

1-Lưu tứ hóa tác động lên trên tầng cung nguyên thủy. Hệ quả, cụ HU cũng sử dụng kỹ thuật 3 tầng tứ hóa.

2-Tứ hóa bay, được tính dựa vào địa chi của cung lưu tuế, cũng được coi dựa vào tứ hóa của thiên can cung mệnh như lý thuyết chính huyền sơn nhân.

Phiên bản này tương tự với Gấu bay, cách đây một thời gian tôi có đề xuất.

3-Lưu triệt.

4-Lưu Cục.

5-Sao thống suất. (đoạn này không được nói kỹ).

6-Sao mệnh chủ, thân chủ.

7-Tính nguyệt vận dựa theo Lưu Tuế.

8-Tương tác của cung thiên di và cung Điền.

9-Cụ có đưa ra một gợi ý nhỏ về áp dụng lý thuyết 3 trục khi các trục chồng lên nhau, nhưng thú thực là tôi chưa thực sự nắm được kỹ thuật này.

Gloria thân mến

Tranh thủ thời gian này còn ngồi được, chân yếu tay mềm sắp tới là “sụn” lưng rồi, … Tôi hy vọng gắng ngồi cho hết tháng 10 này, mong là như vậy !

Bạn đã quan tâm về Đông phương học và đã chỉ ra nhiều nội dung chuyên sâu, … Nhân học là đề tài luôn luôn “hot”, đặc biệt là cung “Quan lộc” chi phối ảnh hưởng rất lớn tới Hậu thiên, hy vọng Gloria nắm được tinh thần này !

————-

Trong nhiều bài viết của Minhgiac trên diễn đàn này, hình như Minhgiac đánh giá quá thấp về cặp sao Cô thần – Quả tú, hoặc là mối quan hệ giữa Thiên niên và Địa niên, cũng thấy Minhgiac rất ít quan tâm khi đưa ra lời bình giải cho một lá số Tử vi …

Cách nhìn nhận của Minhgiac và Tôi, về những khái niệm được cho là cơ bản theo thuyết Tử vi, hay những nguyên tắc “bất di bất dịch” của phép Hội sao, có khác nhau là như vậy !

————-

Cô thần – Quả tú được xây dựng cơ sở từ Địa mà không phải Thiên ! (chưa bàn tới nguyên lý hình thành của Cô Quả)

Đà La hội cung Thiên Di với Quả Tú, theo minhgiac thì Đà La là sao biến “nghĩa” thành may mắn, tốt đẹp?

Vậy, tác Âm Dương ở đây là cái gì??? Cổ nhân nói “Người có Cô thần Quả tú ắt chủ cô độc nghèo khó và bất hạnh”, ngày nay Minhgiac lập thuyết rằng “Người có Cô thần Quả tú ắt giầu, đó là NĐK sinh giờ Dậu” !

Cho nên, Tôi sẽ đi theo thuyết của Minhgiac vậy ! Đương số bang giao từ Bắc vào Nam, từ Việt nam cho tới Nga, Đức, Hung, … Đông Âu, … đây là thành quả của Cô thần – Quả tú ngộ Đà La trở thành may mắn, tốt đẹp => không được hiểu là cô độc nghèo khó …

————-

Địa niên Thìn:

– Tiên thiên phối số 2

– Hậu thiên phối số 4

Theo đó:

– Tiên thiên số 2 phối can Đinh

– Hậu thiên số 4 phối can Tân

Cho nên:

– Tiên thiên can Đinh phối Liêm Trinh làm sao chủ Mệnh cho tuổi Thìn

– Hậu thiên can Tân hóa Kị là sao Văn Xương làm sao chủ Thân cho tuổi Thìn

Như vậy:

– Can Đinh ngộ Không Vong

– Văn Xương cư Thiên di ==> gặp năm Tân thì NĐK không gặp hạn gì !!!

=====================

Phương pháp xem số của Minhgiac rất hay đầy sáng tạo. Tôi thuận theo phương pháp của Minhgiac – Ok nhé

====================

Minhgiac viết trên diễn đàn rằng: thường được chỉ dạy trong “giấc mơ”, Tôi đang còn mơ hồ về một việc, muốn nhờ Minhgiac xác định giúp, đó là:

– Một người cha sinh giờ Sửu ngày 18/03/1945 dương lịch, là ngày 5 tháng 2 âm lịch, mong muốn nhờ Thầy xem Tử vi xác định giúp cho việc: có người con trai cả sinh năm 1964 bị Công an bắt, trăm sự nhờ Thầy xem giúp, bao giờ Cháu nó được Công an tha tội, được về đoàn tụ xum họp với gia đình

Minhgiac xác định giúp Tôi trả lời cho trường hợp này được không?

————-

Thủy chung – có đầu thì có cuối, có nơi khởi đầu thì biết nơi kết thúc, …

Một ngày từ giờ Tý đến giờ Hợi

– Ngày Giáp – Kỷ, thì khởi đầu từ Giáp mà kết thúc ở Ất

– Ngày Ất – Canh, thì khởi đầu từ Bính mà kết thúc ở Đinh

– Ngày Bính – Tân, thì khởi đầu từ Mậu mà kết thúc ở Kỷ

– Ngày Đinh – Nhâm, thì khởi đầu từ Canh mà kết thúc ở Tân

– Ngày Mậu – Quý, thì khởi đầu từ Nhâm mà kết thúc ở Quý

Từ Tý cho đến Tị

Từ Ngọ cho đến Hợi

Theo đó nói:

– Ngày Giáp – Kỷ, Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Kim 4

– Ngày Ất – Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3

– Ngày Bính – Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5

– Ngày Đinh – Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1

– Ngày Mậu – Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

Ví như một người xuất ngày lục Bính, thì ta biết rằng sáng Hỏa chiều Thổ, Ngày và Đêm, Thái dương và Thái âm, Nhật Nguyệt vậy

Giờ trong ngày theo nguyên tắc của Thái dương.

Tháng trong năm theo nguyên tắc của Thái âm.

Ví như Năm Giáp – Kỷ, thì Nguyệt khởi ở Bính mà kết thúc ở Đinh, … tương tự đối với ngày theo giờ để biết Nguyệt từ ngoài nhập vào, thụ Nhật từ trong xuất ra, dần dần được lấp đủ không còn chỗ trống mà “điền thực”, tròn đầy mà viên mãn ở phương Giáp, rồi về phương Bính mà lụi tàn vậy.

————-

Theo dương khảo âm

Từ Giáp tới Kỷ

Theo Âm khảo dương

Từ Mậu tới Quý

Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý

..1…..2……3…….4…….5……6 (Dương chẳng có cuối)

Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý

(Âm chẳng có đầu)…….1…….2…..3…….4……..5…….6

————-

Sách viết từ thời Tống trở về trước, từ thời Tống trở về sau, … người đời sau khi đọc, khi học, khi nghiên cứu, … thường nhận thấy sự kiệm chữ kiệm lời đa nghĩa, rồi lại còn nghiêm mật, … lại thấy chú giải cho sách …

1)- Ngày Giáp – Kỷ

– Giờ Giáp Tý đến giờ Kỷ Tị ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5 => đối ứng với Thái dương

– Giờ Canh Ngọ đến giờ Ất Hợi ==> Ất Canh hóa Kim 4 ==> đối ứng với Thái âm

2)- Ngày ẤT Canh

– Giờ Bính Tý đến giờ Tân Tị ==> Bính Tân hóa Thủy 1

– Giờ Nhâm Ngọ đến giờ Đinh Hợi ==> Đinh Nhâm hóa Mộc 3

3)- Ngày Bính Tân

– Giờ Mậu Tý đến giờ Quý Tị ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

– Giờ Giáp Ngọ đến giờ Kỷ Hợi ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5

4)- Ngày Đinh Nhâm

– Giờ Canh Tý đến giờ Ất Tị ==> Ất Canh hợp hóa Kim 4

– Giờ Bính Ngọ đến giờ Tân Hợi ==> Bính Tân hợp hóa Thủy 1

5)- Ngày Mậu Quý

– Giờ Nhâm Tý đến giờ Đinh Tị ==> Đinh Nhâm hợp hóa Mộc 3

– Giờ Mậu Ngọ đến giờ Quý Hợi ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

————-

Nhất dương lai phục Mộc, Hỏa dụng nhi Thủy tàng

Nhất âm như sinh Hỏa, Thổ thịnh nhi Kim phục

Lại nói:

“Thể” chính của Dần Ngọ Tuất là Hỏa

Dần Mão Thìn là chính Phương của Hỏa

Mối quan hệ giữa cái Thể và chính phương, thông qua Ngũ hành hình thành Cô Quả

Cho nên tiên nhân nói:

Kiếp sát tại Mệnh tính tất cô

————-

Tý là ngôi nhà của Càn (Càn hộ)

Ngọ là cánh cửa của Khôn (Khôn môn)

Đối với Nhật mà nói, thì Tý là Khôn, Ngọ là Càn, Mão là Ly, Khảm là Dậu

Đối với Nguyệt mà nói, thì Tý là “khuyết”, Ngọ là Vọng, Mão là Thượng huyền, Dậu là Hạ huyền

Mỗi tháng, vào buổi sáng ngày Sóc, được biểu thị bằng quẻ Độn, buổi chiều được biểu thị bằng quẻ Mông

Sang ngày thứ 2, buổi sáng được biểu thị bằng quẻ Nhu, buổi chiều dùng quẻ Tụng để biểu thị

Sang ngày thứ 3, buổi sáng thì dùng quẻ Sư, buổi chiều thì theo quẻ Tỷ

… v.v …

Cho đến quẻ thứ 60 thì hết một tháng, mỗi ngày 02 quẻ, buổi sáng và buổi chiều trong một ngày có sự hỗ trợ, nâng đỡ cho nhau, nhưng đồng thời cũng có sự tương phản nhau. Dương động thì âm tĩnh, một cương một nhu, một Khí một Thần, một Mệnh một Tính, một biểu một lý, một tiến một thoái, âm khí lưu hành thì là dương, khi dương ngưng tụ thì là âm, .v.v …

Tháng qua đi rồi lặp lại, mỗi ngày sáng tiến chiều thoái, tạo nên một chu kỳ,… cho nên, tiền nhân dùng 2 sao để quan sát quỹ đạo của 5 chòm sao, hình thành khái niệm phương vị (Giáp Ất hay Bính Đinh, …), và hình thành lịch pháp.

————-

Lịch Thái dương:

– Ngày Giáp Kỷ = 7 hóa 9 tại Mộc, 8 hóa 6 tại Hỏa

– Ngày Ất Canh = 7 hóa 9 tại Thổ, 8 hóa 6 tại Kim

– Ngày Bính Tân = 7 hóa 9 tại Thủy, 8 hóa 6 tại Mộc

– Ngày Đinh Nhâm = 7 hóa 9 tại Hỏa, 8 hóa 6 tại Thổ

– Ngày Mậu Quý = 7 hóa 9 tại Kim, 8 hóa 6 tại Thủy

Lịch Thái âm:

————-

Trời biến Đất hóa

Dương biến Âm hóa

“Thể” biến tại 7 – 8

“Hình” hóa tại 9 – 6

————-

Gấu dựng chủ đề “Nguyên lý hình thành”, chi bằng ta dùng “lời” theo lệ của Đất Trời xem sao?

Nam Bắc tác lưỡng nghi (Năm Bắc khơi ý chỉ Phương)

Tý Ngọ thành âm dương (Tý Ngọ khơi ý chỉ Vị)

Đông Tây tác Tứ tượng

Mão Dậu thành bốn mùa

————-

“Thể”, tiên thiên hàm Khoa, hậu thiên hàm Quyền

“Hình”, tiên thiên hàm Lộc, hậu thiên hàm Kị

————-

Dụng Tượng chẳng rõ hết được Lý

Dụng Số thường không được rõ ràng

Cho nên, Khaitri cứ dần dần sẽ nắm bắt được tinh thần của cổ nhân

————-

Sinh ở nơi Tử, mà thoát ở nơi Vượng

Người được “thời”, thì có thể phát triển nhảy vọt

Người không “đắc địa”, thì khó mà thăng chức

Cho nên:

– Đắc địa mà thất thời …

– Đắc thời mà thất địa …

————-

Mậu chủ về “thể” (Thìn Tuất), mà “thể” hợp với cái cuối (can Quý)

Kỷ chủ về “hình” (Sửu Mùi), mà “hình” lại hợp với cái đầu (can Giáp)

Xuân Hạ theo nội “thể”

Thu Đông đương ngoại “dụng”

————-

Gloria, on 30/08/2012 – 11:10, said:

Thưa cụ, cháu xin phép hỏi.

Bản chất vấn đề của kỹ thuật này là nạp ngũ hành cho Âm Dương, nhưng thực sự làm sao ta sử dụng được cho luận đoán? Cụ thể hơn, cụ sử dụng để nạp cho nửa đầu và cuối của Ngày hay của Tháng hay của Năm…?

Bởi vì về bản chất thì ta có thể thực hiện với mọi miền (ở đây là miền Âm Dương), với mọi trụ (ở đây cụ dùng với trụ ngày).

Vậy thì, ngũ hành nhận được (ví dụ Ngày Giáp – Kỷ, Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5) thì có tác dụng như thế nào trong luận đoán?

Ví dụ, người sinh ngày giáp, thì Thái Cực tại Dần (MỘC), Thái Dương tại Thân (KIM), Thái Âm tại trung cung Thìn Tuất (THỔ). Người sinh vào ban ngày thì ăn mạnh vào sao Dương, và hành Kim sẽ vượng?

Có phải đến lúc đó, cụ nạp lục thân vào trong lá số tử vi, sau đó xem tương tác với Thái Âm và Thái Dương?

Chào Gloria

Nội dung vấn đề Gloria hỏi, để nắm bắt được mà không bị nhầm khi ứng dụng, phải viết ra tương đối dài, nó cũng là một phần “chìa khóa” của Kỳ Môn Độn Giáp.

Cơ sở của nội dung này, cần phải nắm bắt được các thuyết sau:

– Nơi Nguyệt quy về (gọi là Nhà)

– Nơi Nguyệt ẩn dấu

– Nơi Nguyệt u ám ngưng trệ

– Nơi Nguyệt khơi thông (phản địa)

– Hoa Giáp phối Hào

– Lôi Phong tương bác – Một Bốn hào biến

– Thủy Hỏa tương sạ – Hai Năm hào biến

– Sơn Trạch thông khí – Ba Sáu hào biến

– Hào Thần

… v . v …

Thông qua người quen gia đình của Gloria, khi có cơ hội, Tôi sẽ chuyển ít tài liệu mà Tôi soạn để Gloria đọc tham khảo thêm. (coi như không có câu này – đừng nóng ruột – dục tốc bất đạt)

————-

Gấu trắng thân mến

Gấu đã tìm hiểu nguyên nhân tại sao tiền nhân lại phân số giờ một ngày thành 100 khắc không? (giờ chính Tý ứng với 96 khắc)

Dịch – Hệ từ thượng viết:

Số cọng cỏ thi ứng với hai thiên trong Kinh là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật [ 二 篇 之 策,萬 有 一 千 五 百 二 十, 當 萬 物 之 數 也]

– Khi ta lấy số 11520 đối ứng với 12 cung, thì được số 960, số này tương đương với số khắc của 10 ngày (hào 5 quẻ Khôn được số 96)

– 64 quẻ 384 hào, mỗi hào một lần biến hóa, thì số lần của biến hóa là 768 = 384 x 2

– Thái dương 9 – Thiếu dương 7 – Thiếu âm 8 – Thái âm 6

Thái dương = 192 x 9 x 4 = 6912

Thái âm = 192 x 6 x 4 = 4608

Thiếu dương = 192 x 7 x 4 = 5376

Thiếu âm = 192 x 8 x 4 = 6144

– Thái dương + Thiếu dương = 7 + 9 = 16 = 6912 + 5374 = 12288, mối quan hệ giữa 16 và 12288 được số

12288 / 16 = 768

– Thái âm + Thiếu âm = 6 + 8 = 14 = 4608 + 6144 = 10752, mối quan hệ giữa 14 và 10752 cũng được số

10752 / 14 = 768

Số 768 kể ra cũng có vẻ đặc biệt khi kết hợp với 16 Dương (12288) hay khi kết hợp với 14 Âm (10752)

Lại nói, số sinh ra vạn vật là 11520 = 6912 + 4608 = 5376 + 6144 khi đối ứng với 384 hào, thì được số

11520 / 384 = 30, không biết số 30 này cho ta biết về điều gì đây?

Theo Lịch Thái âm, nói 14 sao, mỗi sao ứng với số 768 (Lịch Thái dương nói 16 sao) xét cũng thấy lạ !

Gấu đọc thêm cho vui cửa vui nhà

————-

Kiến thức của Tôi về toán, không thể bàn được cùng Gấu, nhưng cổ nhân, người đi trước có nói, nay kể lại để Gấu xem có khai thác thêm được gì không?

Ta phân số của Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm làm 3

– Thiếu dương = 5376 / 3 (Tý Sửu Dần) = 1792

– Thái dương = 6912 / 3 (Mão Thìn Tị) = 2304

– Thiếu âm = 6144 / 3 (Ngọ Mùi Thân) = 2048

– Thái âm = 4608 / 3 (Dậu Tuất Hợi) = 1536

Tiếp theo, ta tổ hợp “thể” chính của Hỏa và Thủy như sau:

– Hỏa = Dần + Ngọ + Tuất = 1792 + 2048 + 1536 = 5376 ==> đây chính là số của Thiếu dương

– Thủy = Thân + Tý + Thìn = 2048 + 1792 + 2304 = 6144 ==> đây chính là số của Thiếu âm

Cho nên, nói 8 sao thì được số của Thiếu âm 6144 (8 x 768), nói 6 sao thì được số của Thái âm 4608 (6 x 768)

————-

Ngày mồng 1 tết ứng với cặp can chi Quý Mùi, vào giờ Mão thì ngày 1 tết ứng quẻ Phục. Năm 2011, quẻ Phục đã cho ta biết được cái Lý của Đất. Như vậy, năm 2012 thì quẻ Phục cho ta biết cái Lý của Người, đó là sự trở về, một sự hồi sinh mới. Năm 2013 thì quẻ Phục nói cho ta biết khuôn mẫu về sự vận hành của tự nhiên.

Tính toán đã lâu rồi, nay mới thấy quẻ Phục ứng cho ngày Quý Mùi, lại là ngày khởi cho 1 năm mới:

……….Năm……….Tháng……….Ngày… …….Giờ

……Nhâm Thìn….Nhâm Dần.. ..Quý Mùi…..Ất Mão

……..Quải…………Thái………..Phục……….Tụy

Như vậy, từ ngày 2 tết cho đến ngày 11 tết, được quy định thuộc Tuần thủ Giáp Thân. Tuần thủ Giáp Thân lại không được nạp Mệnh Kim, tại sao cổ nhân lại định lệ như vậy đối với 60 hoa Giáp? Vậy thì những người thuộc Kim mệnh, thì từ ngày 2 tết đến ngày 11 tết có biến cố gì không?

Từ năm 2004 đến 2013, chẳng nhẽ sinh ra trong trời đất này, lại không có Mệnh Kim? Từ năm 2014 đến năm 2023, cũng không tồn tại Mệnh Thủy? Tại sao cổ nhân quy định như vậy?

Kể cũng lạ thật !

————-

Anh033 nói thật chí lý !

Nói rằng Thổ sinh Kim, nếu không có Kim để chứa cái sinh của Thổ, thì Thổ sinh vào đâu đây? Cũng như không có Thủy thì Kim bí bức chẳng thể sinh. Có thể tiền nhân gọi hiện tượng này là cô dương quả âm chăng?

– Giáp Tý – Giáp Ngọ: 4 – 2 – 3 – 5 – 4 (đầu cuối đều là Kim mà khuyết Thủy 1)

– Giáp Tuất – Giáp Thìn: 2 – 1 – 5 – 4 – 3

– Giáp Dần – Giáp Thân: 1 – 5 – 2 – 3 – 1 (đầu và cuối đều là Thủy mà khuyết Kim 4)

Dịch – Hệ từ viết: “Ngôn hồ Cấn” (thanh âm theo Cấn). Thứ tự của can Bính là số 3, Bính phối Cấn, Dịch là nghịch số, nghịch tượng của Cấn là Chấn, theo đó Chấn mang số 3 vậy.

————-

Đã lâu không thấy Minh An gửi bài viết, nay đọc bài viết này của Minh An thấy nghĩa thật sâu sắc.

Đúng như Sách đã viết: 動已往靜將來 = Động dĩ vãng, tĩnh tương lai.

HaUyen

————-

Cung Mệnh ngộ Tuyệt (Mệnh mộc thì cung Thân ngộ Tuyệt).

Trước đây, khi hệ thống mạng còn chưa được phổ cập như ngày nay, Tôi gặp một số trường hợp bạn bè cùng công tác, có nhờ xem số Tử vi cho con (cháu), Tôi hỏi luôn rằng: “Có phải hỏi về chuyện sinh đẻ không?”, thì đều nhận được câu trả lời “Sao anh lại biết tôi muốn hỏi cho cháu nó như vậy?”.

Nay, gặp số Tử vi của người em trai bạn HuongNguyen, cũng thấy cung Mệnh ngộ Tuyệt.

Xin chia xẻ cùng bạn

————-

Trường hợp này, tôi trả lời như sau:

– Ngày cuối tháng 30/06 âm, bệnh tiến triển như đến hồi kết, nhưng rồi lại vượt qua được (Kim cục hội giao với Mộc cục tại cung Hợi, Thân Hợi hại – Kiếp Kị Hỏa Linh Kình Hình)

– Kỳ hạn theo đến ngày 19/08 âm, là ngày Thủy cục giao hội với Mộc tại cung Tuất, Mộc cục không còn nguồn dưỡng, e rằng khó qua, khởi đi giờ Mão (phế)

————-

Chào Quangdct

Từ lá số Tử vi này, kết hợp với tuổi người Cha là Canh Dần, thì cái cần phải Giải trước là Tim và thần kinh Tim có vấn đề thuộc tiên thiên, hậu quả này ảnh hưởng đến hậu thiên cái Ách, đó là Phổi. Tại sao nói vậy? Đáp: đó là vì số 6 chứa Ngọ Thân vậy !

– Số 2 chứa Tý Dần

– Số 4 chứa Thìn Tuất (Hà Khôi – Thiên cương)

– Số 6 chứa Ngọ Thân

Đông Y thường gọi là Tâm Phế mãn !

————-

Cảm ơn Quangdct đã hồi âm và xác nhận. Tôi theo trường phái gọi tên là Giải Ách, đó là vì quan niệm bệnh thì có thể chữa được, còn tật (câm, điếc, dị tật bẩm sinh …) thì phải chịu suốt cuộc đời. Cho đến giai đoạn hiện nay, những tiến bộ của khoa học Tây Y cũng chưa có được câu trả lời về tật.

Chắc là Quangdct có nghe nói đến nhà khí công Nghiêm Tân (Trung quốc), khi sinh thời rất nhiều bệnh từ tiên thiên đến hậu thiên. Nhưng, khi được chỉ dạy đúng phương pháp điều chỉnh Huyệt đạo của Khí Công, đã khỏi bệnh và lại mang đến giá trị hữu ích, chữa được nhiều bệnh cho mọi người. Cho nên, Tôi nghĩ những dấu hiệu lâm sàng từ Quangdct nói, chúng ta vẫn có thể cải thiện được.

Tiêu chí chủ đề mở ra có ý bàn về sinh – tử, cho nên nói về Khí Công, ta bàn sau.

————-

Bạn và Tôi bình đẳng với nhau khi tham gia sinh hoạt trên diễn đàn !

Ở đây, khi Tôi dẫn câu nói trên, nhằm khơi ý trước khi nói về Mệnh, đó là nói về sự cân bằng của một lá số vậy.

Bạn có thể nội suy từ hàm nghĩa của câu trích dẫn trên, khi cổ nhân nói: “Dương lấy Âm làm ngẫu, luận về Dương không thể không có Âm. Luận về Âm không hẳn không có Dương” như sau:

“Phu thê là cái gốc của Mệnh, nhìn vào cung Phu Thê thì biết cung Tài”

Bạn chưa cần phải trả lời kết quả khi nghiệm lý theo cách thức này. Nếu bạn thấy “Tử vi học” là cần thiết đối với mình, thì nên suy ngẫm thêm thời gian về một vài cách nói như vậy.

Nguồn gốc của cách nói này, được lấy cơ sở từ câu: “Trời đất định vị trí, Khí của cái cao và cái thấp thông nhau”, ví như Bạn nhận thức cung Phúc là cái thấp ứng với “gốc” chẳng hạn, … cũng từ nguyên lý này (của Dịch) mà Quỷ Cốc Tử nói: “Trong Canh có Ất, trong Khôi phục Tân”, vậy thì ta cũng có thể suy ra với lá số này rằng: trong Mậu phục Quý, … (Tham lang sẽ phục rồi phản)

————-

Về câu mà Quỷ Cốc Tử nói: “Trong Canh có Ất, trong Khôi có Tân”, cũng cần phải có thời gian chiêm nghiệm, ở đây Tôi đang nói với Dhxd trong khái niệm “nội suy”, nghĩa là đi tìm sự cân bằng của cuộc sống khi lá số Tử vi ứng với bản thân mình, cung cấp cho ta một số thông tin …

Khi ta nội suy nói “Trong Mậu có Quý …”, Tham lang phản rồi phục, thì chữ “phản” là để chỉ về Xung, chữ “phục” là để chỉ về “Yểm”

Xung và Yểm là hai khái niệm, có thể là Tuế xung hay Tuế yểm, có thể là Nguyệt xung hay Nguyệt yểm,… hai khái niệm này cũng cần phải có thời gian, để đưa ra nội dung được hàm nghĩa, những nguyên tắc, những định lệ, … đối với hai chữ Xung và Yểm này

Khi Tham lang mang tính “xung” trước “yểm” sau, cư cung Tuất ngộ lưu Tuế phá, cư cung Phụ mẫu ngộ lưu Đà, tới đây Bạn có thể tự mình giải nghĩa được (“xung” là chỉ về cung Tuất, “yểm” là để chỉ về cung Phụ mẫu – Phụ mẫu cư Tuất – “xung” là chỉ bố mẹ bị động mà chưa rõ nguyên nhân (đà), còn khi nói “yểm” trước “xung” sau thì có nghĩa mang tính tất yếu)

————-

Chào dhxd

Từ cách nói này, Tôi có thể nội suy tới vòng Thái tuế và vòng Bác sĩ, Bạn giúp Tôi xem là đúng hay sai?

– Vòng Thái tuế nội suy

“Điêu khách là cái gốc của Bạch hổ, nhìn Bạch hổ thì biết Tuế phá”

“Tang môn là gốc của Thái tuế, nhìn Tang môn thì biết Quan phù”

Hoặc là:

“Tang môn là gốc của Quan phù, nhìn Quan phù thì biết Tuế phá”

“Điêu khách là gốc của Thái tuế, nhìn Điêu khách thì biết Bạch hổ”

Vòng Bác sĩ thì Bạn có thể làm một ví dụ, tự nội suy xem có đúng tinh thần mà chúng ta đang nói? (Ở đây, chúng ta đang nói tới số “cơ” mà chưa nói tới số “ngẫu”, số “cơ” ứng với số 1, 3, 5, 7, … số “ngẫu” ứng với số 2, 4, 6, … ví dụ ta gọi Thái tuế là 1 là số “cơ”, thì Tang môn là 3, và Quan phù là 5, … khi ta gọi Thiếu dương + Thiên không là 2 là số “ngẫu”, thì Thiếu âm là 4, và Tử phù là 6, … )

Cơ sở của cách nói này liên quan đến chữ “khí” (bài viết trước), đối với Khí thì được phân ra Thiên khí và Địa khí

Chúng ta tạm thời quy ước với nhau:

– Thiên khí đối ứng với Tý Ngọ Mão Dậu

– Địa khí đối ứng với Thìn Tuất Sửu Mùi và Dần Thân Tị Hợi.

Thông qua cách nói này, Bạn có thể nhìn thấy ở đây có một giá trị nào đó, nếu thấy hữu ích thì tham khảo còn vô ích thì bỏ qua.

————-

Tôi chưa hiểu về ý tứ mà chủ đề nêu ra, việc vận dụng khảo cứu chi Năm sinh khi phối ứng với Cửu diệu, để nói về mục đích, hay muốn nói về nguyên lý, hay muốn bàn về ý nghĩa …

Tôi cũng đã đọc một số sách, nhưng không chuyên sâu, ví như:

– 七政四余和紫微斗数有何不同 Thất chính Tứ dư hòa Tử vi đẩu số hữu hà bất đồng

– 北斗七星添油接命法 Bắc đẩu thất tinh thiêm du tiếp mệnh pháp

– 古典占星学 Cổ điển chiêm tinh học.

Theo thời gian, truyện chú thời Hán, sớ nghĩa thời Đường, nghị luận thời Tống, khi ta có thời gian đọc để tham khảo, thì xét thấy mỗi thời có một thay đổi mà tục lệ được phản ánh theo, cho nên thuyết về Cửu diệu tôi nhận thấy cũng còn nhiều phân vân, chưa tìm nắm được ý nghĩa có giá trị thật của nó.

————-

Chào anh PhapVan

Chủ đề này, Tôi nhận thấy cần được quan tâm, nhưng lại thường không được bàn đến nhiều.

Kể 1 là cung Mệnh thuận tới 8 cung thì nhập cư Ách, kể 1 là cung Mệnh nghịch tới 6 cung thì gặp Ách, thuận nghịch vãng lai, phúc đi hoạ đến, tiền mất tật mang, … hàm nghĩa của chữ giải và chữ ách nên được hiểu như thế nào đây? Cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu, để có một khung dàn bài khi đọc được liền mạch? Hay đưa ra một loạt lá số Tử vi có bệnh & tật điển hình để khảo rồi quyết cho cái lý là đúng để theo? Hay làm công tác thống kê theo khoa Giải phẫu bệnh học?…. Thật nhiều câu hỏi được đặt ra?

Nên có một khung dàn bài để thấy được ý nghĩa tích cực khi mọi người tham gia. Anh PhapVan có thể phác họa qua những gạch đầu dòng chính, để mọi người cùng theo!

————-

@ Gloria:

Nguyên tắc tính thiên can cho Tiểu hạn Gloria đã biết cách tính chưa?

– Đại Hạn khởi đầu là Kỷ Hợi

– Tiểu hạn khởi đầu là Quý Sửu

– Thái tuế là Tân Dậu

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 15:47, said:

Kính thưa cụ.

Hiện nay, còn Nhân Lộc chưa ứng, vì chắc còn chờ thêm một thời gian ngắn nữa, thưa cụ.

Cụ có thể lấy lá số khác được không, bởi vì rằng hiện nay,

Cảm ơn Gloria đã hồi âm

Lấy lá số khác cũng được, nhưng đây là cách gọi là tốt nhất đối với người có tố chất “ngộ tính” cao, và phân biệt từng bước đâu là man thư, cái nào là không man thư, … đây cũng là thời điểm được cho là nhanh, phù hợp với Mệnh số, lại thêm gạn lọc khơi trong …

Hiện nay Tôi muốn thông qua Địa mệnh, chỉ ra xu hướng những nơi nào, ở chỗ nào, được cho là phù hợp với Thiên Mệnh của Gloria, được như vậy thì Tôi cho rằng Nhân mệnh của Bạn sẽ thuận, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và gia đình, sau đó là cộng đồng xã hội, những thuyết phụ trợ khác thì thời gian còn đủ dài, nghiên cứu sau … cũng có thể sau này Gloria không muốn bàn tới nữa (ví như thuyết Phiêu phiêu)

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 14:38, said:

Kính thưa cụ.

Cho cháu hỏi, cụ có quan tâm tới lý thuyết Phiêu Phiêu, còn gọi là Kỵ Truy Kỵ, Lộc Truy Kỵ, chuyển Kỵ không ạ?

Cháu đang cùng một số cộng sự work một chút về Phiêu Phiêu, nhưng vẫn thực sự chưa nắm được tinh túy của nó. Cụ có đánh giá gì về lý thuyết này không ạ?

Tôi muốn biết trước thông tin về Lộc

– Thiên lộc năm Nhâm 2012 nhập Mệnh

– Địa lộc năm Nhâm Thìn 2012 là can Đinh Thái âm hóa Lộc, ứng cung Thê cư Dậu, Địa lộc can Đinh tại Ách

– Nhân lộc năm Nhâm Thìn 2012 là can Bính Thiên đồng hóa Lộc, ứng cung Quan cư Mão, Nhân lộc can Bính tại Di

Trong tam Lộc của thiên – địa – nhân cho tới thời điểm này đã ứng chưa? Nếu chưa ứng, thì là Thiên lộc Nhâm chưa ứng? hay Địa lộc Đinh chưa ứng? hay Nhân lộc Bính chưa ứng?

Tôi hỏi như vậy là muốn kiểm lại công thức này, trước khi chúng ta bước sang lĩnh vực thuyết Phiêu Phiêu,

Nếu Gloria thấy phiền về thông tin này thì thôi

————-

Sách Tử vi Đẩu số phi tinh – Trần Đoàn thường viết “tại đẩu chủ về … tại số chủ về …”

Ví dụ như sao Vũ khúc, sách viết: “Vũ khúc thuộc Kim, tại Đẩu chủ về Thọ, tại Số chủ về Tài”

Như vậy, Gloria nên tìm hiểu hàm nghĩa của:

– Tên sách có chữ Phi tinh được hiểu như thế nào? Thứ tự phối Phi tinh và Chính tinh là có khác nhau?

– Tại Đẩu có nghĩa là gì? Tại Số có nghĩa là gì?

Phải chăng câu “tại Đẩu chủ về Thọ, tại Số chủ về Tài” có thể được hiểu là “tại Thiên chủ về Thọ, tại Địa chủ về Tài”

Khi xét tới Thiên bàn và Địa bàn của một lá số, thì có thể vẫn xảy ra trường hợp, Vũ khúc tại Địa bàn cư cung Dần, ngộ Liêm Trinh tại Thiên bàn cư cung Dần ==> Vũ Khúc và Liêm Trinh đều gặp nhau tại cung Dần

===================

Xác định Địa bàn đối với lá số có giờ sinh là Tý – Ngọ thì như thế nào? (Thân Mệnh đồng cung)

Theo tìm hiểu của Tôi, hiện có hai trường phái dùng cách thức khác nhau:

– Trường phái thứ nhất lấy cung Phu thê để lập Cục

– Trường phái thứ hai thì lấy cung Phúc đức để lập Cục

Thực tế kiểm nghiệm của cá nhân Tôi, theo cách thức như sau:

– Dương nam Âm nữ thì lấy cung Phúc đức để lập Cục,

– Âm nam Dương nữ thì lấy cung Phu thê để lập Cục

Gloria sinh giờ Tý, số có Thân Mệnh đồng cung, nên kiểm thêm độ tin cậy của thông tin như thế nào, khi lập Địa bàn cho lá số của bản thân. (trường hợp năm tháng ngày giờ sinh của Gloria có thể gọi là đặc biệt)

————-

Gloria, on 16/10/2012 – 13:31, said:

Kính thưa cụ

Thưa cụ, cháu mới hiểu được về tại số, và học theo cụ trả lời một chữ Thìn. Tại Đẩu, cháu vẫn đang nghĩ, có phải cụ dùng Mão?

Cách sử dụng thực tiễn thì cháu vẫn còn đang suy ngẫm và nghiệm lý lá số, nhưng nếu dựa vào Vũ Khúc chủ Thọ tại đẩu, chủ tài tại số, thì cháu sợ rằng tại đẩu chủ địa bàn, tại số chủ thiên bàn, vì cháu thấy ai ai nhìn vũ khúc cũng nói là sao tài.

Hoặc có lẽ cháu hiểu sai chỗ nào đấy, rất mong cụ minh giảng.

Sách Phi tinh viết:

Tử vi thuộc thổ, là tôn quân ở trên trời, chủ về nắm giữ những điều quan trọng của tạo hóa. Cai quản ngũ hành, nuôi dưỡng vạn vật. Mệnh con người lấy Tử vi để định số, an các vòng sao.

Tử vi thủ Mệnh là trung đài, trước một vị là thượng đài, sau một vị là hạ đài, cần phải xem cả tam đài có miếu vượng hay không?

Sách viết như vậy, ta nên hiểu “Tam đài” như thế nào?

==============

Thứ tự Phi tinh phối Chính diệu: (theo sách Tử vi Đẩu số phi tinh – Trần Đoàn)

NAM ĐẨU

– Thiên phủ là sao thứ nhất

– Thiên lương là sao thứ hai

– Thiên cơ là sao thứ ba

– Thiên đồng là sao thứ tư

– Thiên tướng là sao thứ năm

– Thất sát là sao thứ sáu

BẮC ĐẨU

– Tham lang là sao thứ nhất

– Cự môn là sao thứ hai

– Lộc tồn là sao thứ ba

– Vũ khúc là sao thứ tư

– Liêm trinh là sao thứ năm

– Vũ khúc là sao thứ sáu

– Phá quân là sao thứ bảy

Không thấy nói gì đến thứ tự của sao Tử vi khi phối với Phi tinh, vì sao lại như vậy? con số 13 chính diệu phối Phi tinh được hiểu như thế nào?

————-

Gloria, on 16/10/2012 – 14:05, said:

Thưa cụ, có phải cháu hiểu, đó là xem vị trí xuất thân, biến động của gia đình anh em đương sự, có đúng không ạ?

Nên xét tới đối cung và xung cung, hàm nghĩa của Sao có khác nhau,

Ví như Mệnh cư Hợi, thì “đối cung” là Tham lang đối cung với Thiên tướng + Liêm trinh, còn “xung cung” là Cự môn xung cung với Thái dương (Cục định sinh Nhật nghịch bố tử, đối cung Thiên phủ thuận lưu hành. Vi hữu Dần Thân đồng nhất vị, kỳ dư Sửu Mão hỗ an tinh)

————-

Tạo hóa cho con người ta sinh Mệnh, khi phân 60 mệnh nạp âm, ứng với ngũ hành của Mệnh theo Thiên – Địa – Nhân như thế này là được rồi, phù hợp với nguyên tắc của phép hội Sao.

————-

Điều này là cần thiết, Tôi nghĩ nên như vậy !

Tiêu chí topic nói “phi tinh” và “tứ hóa” (Mạn đàm về TV ĐS phi tinh và Phi Yến Quỳnh Lâm), mối quan hệ giữa Cửu cung phi tinh và Tử vi, ta nên khảo cứu sau.

Cổ nhân nói “Vô vận bất năng tự tạo”, con người ta sinh ra có vận, vận có thuận nghịch, khởi điểm tính thuận nghịch được xét bắt đầu từ cung Mệnh, nên từ cung Mệnh để xét tới đối cung hay để xét tới xung cung. Giả như Mệnh lập tại Hợi, là cung Tứ sinh, cung Phụ mẫu đối cung Huynh đệ, ví dụ ở đây có thể xét tới tình trạng dưỡng dục (tuổi Tân thì Hợi lập Mộc cục, dưỡng cư Tuất, Mộc dục cư Tý = dưỡng dục – dục của Mộc sẽ khác với Thổ dục, Kim dục, Thủy dục, Hỏa dục)

Tỵ Hợi được cho là Thiên môn và Địa môn, khi Cự môn nhập Thiên môn (cung Hợi) được cho là chỗ cung vượng (theo Thiệu Khang Tiết), tuổi Tân nên Thanh long động tại cung Hợi, được cho là Mệnh hợp cách thăng quan phát tài. Năm Quý thì Cự môn ngộ Đà la, là năm mà Cự môn hóa thành “ám” được gọi là “cửa đóng” (kiểm thêm ngày Quý?), lại thêm năm Quý xét tới xung cung Nô và Huynh chứa Phục bình + Tướng quân, được gọi là “phá đối hạ cục”… khi ta trọng năm Quý cưỡng không hóa “ám” cho Cự , vì Cự hóa Quyền năm Quý, tới năm Giáp lại gặp ngay phải cách “Mão đầu đới tiễn”, thì sẽ xảy ra tình trạng được cho là phá cục, … đại khái như vậy, ta nên tập trung vào mệnh bàn 12 cung trước, đối với Cửu cung phi tinh phối Tử vi nên khảo cứu sau (vì đó là mối quan hệ giữa Tử vi liên quan tới Kỳ môn và Phong thủy)

Giloria là cách Thân Mệnh đồng cung, còn Ngô Bảo Châu thì Thân cư Phúc đức, tuổi Nhâm có Lộc tồn ngộ Cự môn, thường biến cách nhân sư, nhưng Gloria được cách Trường sinh ngộ Thanh long còn Ngô Bảo Châu thì không được như vậy. (Theo “Tử vi Đẩu số – Thiệu Khang Tiết” thì Trường sinh ngộ Thanh long gọi là cách đặc biệt)

————-

– Cách đọc sách Thứ nhất nhận thấy: Trong sách “Tử vi Đẩu số”, tập 1-2-3, 03 tập đầu này do Bắc phái trấn thủ, tập 4-5-6-7 do Nam phái trấn thủ, tại 03 tập đầu quyển 2 có nói tới phép “tam tam”, có nghĩa là căn cứ vào ngày sinh, phối hợp với Cục số, kết hợp với Hóa Lộc “gốc” của Thiên mệnh, để tính Địa lộc.

– Cách đọc sách thứ hai nhận thấy: Trong sách Quả Lão tinh tông – Quyển thượng, có trình bày về nguyên tắc tính Thiên nguyên lộc, Địa nguyên lộc, Nhân nguyên lộc

Cả hai cách thức này, khi trải qua thực nghiệm với một số người sống gần 12 ~ 15 năm, lao động ở môi trường nghề nghiệp khác nhau, … đúc kết thống kê lại, để làm rõ mối quan hệ của Thiên mệnh Hóa Lộc “gốc” với cung Thân (mệnh), xác định Địa lộc một cách chính xác.

Khi Tôi hỏi Gloria, là để kiểm lại cả hai cách thức mà sách đã viết, là đúc kết cá nhân, không có giá trị phổ biến.

Mr.Anh nên theo những gì sách Tử vi đã được phổ cập sử dụng trong nhiều năm qua, khi nào sách biên dịch in ra phổ biến về Địa lộc và Nhân lộc, thì chiêm nghiêm sau, nên như vậy.

————-

Không thấy Gloria hỏi, đến hôm nay anh Vuivui lên tiếng

Tuổi Tân can Ất nhập cung Mùi, thiên có thời địa có lợi, Cơ hóa Lộc cả tài thiên và tài địa, lại nói đối với 5 cục thì không bao giờ ngày 23 có Tử vi đóng tại Mùi, nên nói lưỡng Long ngoại củng nhập Mệnh, nói động là động về tài lực

Đây nói theo Phi Yến Quỳnh Lâm, muốn cùng Gloria so sánh cung Mệnh với Ngô Bảo Châu, thiên mệnh giống nhau đều là Cự môn, nhưng có sự khác nhau, đó là Địa mệnh của Ngô Bảo Châu là Tham Liêm

Cảm ơn anh Vuivui

————-

Một người có Mệnh cư Ngọ, thiên can nhập cung Mệnh là can Canh, đương số tuổi Sửu nên thiên can Tiểu hạn là can Ất. Khi thiên can của Đại hạn và Tiểu hạn Ất Canh tương hợp, sách viết: “Đại vô bất chu, Tiểu vô bất cụ, Ngũ tinh tòng Nhật lãnh tụ chi thần cách”

Khi thiên can của Đại hạn và thiên can của Tiểu hạn tương hợp, Cổ nhân cho rằng cũng là một trong những căn cứ để xếp vào loại Mệnh tốt (đại quý)

————-

Vâng, anh Vuivui

Như anh nói: “hai cách luận giải khác nhau, có thể có chung một kết quả”. Ở đây, khi nói về lá số phân trục làm hai – với hai lá số này, Tôi nhận thấy có điểm tương đồng giống nhau, đó là giống nhau về “Thiên thủ và Thiên vỹ”,

– Tuổi Tân Văn xương hóa Kị tại cung Thê, nên Thiên thủ tại Tuất

– Tuổi Nhâm Vũ khúc hóa Kị tại cung Nô, nên Thiên thủ tại Thìn

Trục phân đôi của 2 lá số đều là Thìn Tuất, khi theo theo phép “ngũ ngũ trung phân”, thì 5 cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão hàm chứa cung Mệnh – thiên theo cánh tả, còn 5 cung Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tị thì thiên về cánh hữu. Như vậy cả hai lá số có dấu hiệu theo cánh tả, mà đặc trưng của phái theo cách tả thì anh Vuivui đã biết, chỉ khác nhau là điểm khởi đầu, đối với Gloria thì điểm khởi đầu của Thiên xuất phát từ cung Huynh kết thúc ở Nô, còn đối với Ngô Bảo Châu thì điểm khởi đầu của Thiên là cung Nô và kết thúc ở cung Huynh.

Anh Vuivui đã luận giải những hàm nghĩa thâm sâu của 2 lá số, nhưng riêng đối với Ngô Bảo Châu thì Tôi có chiều hướng nhìn nhận khác đôi phần, Tôi không theo hàm nghĩa của Thiên lương như Anh nói, mà cho rằng, tâm địa sâu thẳm của Tham Liêm cư Địa mệnh, nội hàm của nó sẽ ngấm ngầm tác họa trong đại vận tới đối với đồng nghiệp, có thể dẫn tới danh tiếng bị ảnh hưởng. Có thể nhận định này của Tôi mang tính chủ quan, … khi Tôi kiểm thêm “dư khí” của Lộc tồn theo can Năm của 2 lá số, thì “dư khí” Lộc tồn của can Nhâm Tý mang lại nhiều sự bất lợi cho Nhân bàn của NBC, thực tâm Tôi không muốn nói ra trên diễn đàn những hàm ý này, nhưng vì tính học thuật, mong được Anh và bạn đọc thông cảm cho.

————-

Năm 1981 – Tân Dậu (xác định Địa thường chính nguyệt – cách thứ nhất)

– Tháng Tám – Dậu = hào Thượng quẻ Ly + hào Sơ quẻ Đoài

– Tháng Chín – Tuất = hào Nhị quẻ Đoài + hào Tam quẻ Đoài

– Tháng Mười – Hợi = hào Tứ quẻ Đoài + hào Ngũ quẻ Đoài

===============

– Ngày mồng 1 tháng 10 âm lịch năm Tân Dậu (28/10/1981) => hào Thượng quẻ Khôn

…, …, …,

– Ngày 23 tháng 10 âm lịch (19/11 DL) => hào Tứ quẻ Phệ hạp – hào Tứ nạp can Kỷ

– Năm Tân, can Kỷ nhập cung Mệnh – Địa mệnh đắc chính.

————-

Gloria, on 20/10/2012 – 19:05, said:

Câu hỏi cho mọi người: Lý thuyết trục trong TVĐSPT và trục trong ĐA có trùng nhau hay không?

Có liên hệ gì giữa các trục này và ba trục thiên địa nhân sát trong tử vi nam phái?

Gloria có tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao Quân tử luôn luôn được ở trong, Tiểu nhân luôn phải ở ngoài không? Phải có thời của Tiểu nhân đoạt ngôi, mà Quân tử bị thất thế phải đi ra ngoài !”

Nguyên tắc “Thiên chính Địa thường” định lệ = ghi năm bắt đầu từ Tý, ghi tháng bắt đầu từ Dần

Để trả lời câu hỏi mà Gloria, thì có thể thiết lập lá số Tử vi theo nguyên tắc ngược lại, có nghĩa là ghi năm bắt đầu từ Ngọ, ghi tháng bắt đầu từ Thân.

Định lệ Kê – Mã – Trư – Long – Ngưu – Hổ, nay đổi lại thành Thố – Thử – Xà – Cẩu – Dương – Hầu (Mão – Tý – Tị – Tuất – Mùi – Thân)

Định cục theo chiều ngược kim đồng hồ, tất cả vẫn giữ nguyên, ví dụ tuổi Tân mệnh cư Hợi, thì Ngọ Mùi là Thổ cục, Tị Thìn là Tam cục, Dần Mão là Nhị cục, Tý Sửu là Kim cục, Tuất Hợi là Hỏa cục… sau đó an sao Tử vi, Mệnh cư Hợi thuộc Hỏa cục, ngày 23 thì Tử vi cư Thìn, có Thiên đồng nhập cung Mệnh, …

Giả như ta nói, Bắc bán cầu là Cự môn, Nam bán cầu là Thiên đồng có được không? Trục Tị Hợi có phải là trục phân âm dương không? Nếu không phải thì gọi trục Tị Hợi là trục gì? …

Tiêu chí của topic là Mạn đàm … nên tôi đề xuất thêm một hướng, để truy tìm câu trả lời

Gloria có thể làm thử xem sao, rồi chúng ta đưa ra câu trả lời mà Gloria đã hỏi

————-

Gloria, on 22/10/2012 – 04:17, said:

Cháu đang sợ rằng cách cháu tính Cục là sai, vì nếu mệnh an tại Dần và Mão thì sẽ không ra kết quả khớp với cụ. Có thể là có gõ nhầm.

Đúng là Tôi gõ sai, (khởi từ Mùi 5, Ngọ 5, Tị 3, Thìn 3, Mão 2, Dần 2, Sửu 4 Tý 4, Hợi 6, Tuất 6, Dậu 3 Thân 3).

Người ở Bắc bán cầu và người ở Nam bán cầu, cùng năm tháng ngày giờ, cùng giới tính, chắc là phải khác nhau từ lập số cho đến luận giải số, nhận định này Tôi cũng sai, …. thôi, cho qua và không bàn tới nội dung này nữa.

Nhưng, Tôi vẫn nghĩ nhiều tới nguyên tắc: Trời có âm dương – Đất có cương nhu – Người có nhân nghĩa. Ví dụ như nói về Mệnh thuộc Kim

– Trời = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ, thủy thổ tương khắc

– Đất = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, dần mão thuộc mộc, thân dậu thuộc kim, Kim Mộc tương khắc

– Người = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = thìn tị trong bát quái ứng với Tốn, tuất hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả 2 có sự khác nhau.

Lại thêm dụ ý:

Thiên địa khai minh

Thủy Thân Mộc Hợi

Sơn Trạch thông khí

Mộc Dần Kim Dậu

————-

Tiết nhập chịu Biến, Khí nhập chịu Hóa

Nguyệt lệnh dụng phân: nội khí – ngoại tiết. Từ đây mà chính nguyệt được xác định theo nguyên tắc Thiên chính Địa thường

Khi chính nguyệt trở thành nguyên tắc lập Thân an Mệnh trong Tử vi, phải xác định rõ ngày mồng 1 của mỗi tháng trong năm, đó là ngày mồng 1 ngồi hào mấy thuộc quẻ nào, hào thuộc quẻ nào làm chủ thống suất. Đọc sách thấy nói như vậy

————-

Hiện nay Tôi muốn thông qua Địa mệnh,

Nam Đẩu hội tụ với Đế thiên tại phương Khôn, được gọi là “Đới Thiên phúc Địa”, người sinh ra vào đêm, cần xác định rõ phương vị của mặt Trăng mọc, nay mặt Trăng ở nơi hữu triền, được gọi là “hướng minh”. Gọi là “hướng minh”, có nghĩa là ở nơi sáng vẫn hướng tới nơi chỗ sáng hơn, cũng như ở nơi tối mà hướng tới nơi sáng vậy, chẳng thể ở nơi sáng mà nhìn vào nơi u tối,…

Mệnh được định cách “Đới Thiên Phúc Địa”, cho nên khi điều kiện cho phép, nên quan tâm tới Địa mệnh !

Lại nói:

Người Sinh sau Hạ chí tới trước Đông chí, mặt Trời được tính bắt đầu ở 1 độ chòm sao Tỉnh, còn đối với người sinh sau Đông chi cho tới trước Hạ chí, mặt Trời được tính ở 6 độ chòm sao Cơ, …

Vậy, hỏi rằng, Tại sao “Xuất Dần nhập Thân” thì được gọi là Quân tử thời đang thịnh trị? Xuất Thái nhập Bĩ sao?

Nay,

Gặp người ở thời “Thủ vỹ hoành thiên” (trục Thìn Tuất), Mệnh cư Hợi được định cách “Đới thiên Phúc địa”, … và như vậy cung Thân (mệnh) được xác định theo phương vị của Địa hộ, … Mệnh cư Hợi, nơi giao giới âm dương, có thể nên bắt đầu từ “Xuất Khôn nhập Càn” vậy !

==========

Bài tập: nên tìm tư liệu đọc trước, tìm hiểu về chữ “Bích” khi nói tới “Nguyệt bích”, đó là mối quan hệ giữa 12 tháng với sao Bích, được gọi là Nguyệt Bích, cung Hợi nằm ở trên Thiên môn, định lệ hàm chứa hai tú: Thất và Bích

————-

bạn đọc sách, chịu khó suy nghĩ thêm thì sẽ nhận thấy, để Định ngũ cục cho lá số Tử vi, thì định lệ căn cứ vào 5 can dương, mà không căn cứ vào 5 can âm,

Ngài Trần Đoàn nói:

Giáp Kỷ chi niên Bính Dần thủ

Ất Canh chi tuế Mậu Dần đầu

Bính Tân tiện hướng Canh Dần khởi

Đinh Nhâm, Nhâm Dần thuận hành lưu

Duy hữu Mậu Quý hà phương khởi

Giáp Dần chi thượng khứ tầm cầu

Bạn hhb có thấy không, 05 can dương Bính – Mậu – Canh – Nhâm – Giáp phối chi Dần để truy tìm trị số cục và ngũ hành cục, phối ngày sinh để tìm ngôi vị của sao Tử vi

Như vậy, ngài Trần Đoàn dùng 05 can Dương mà không dùng 05 can Âm, vì tháng Giêng là tháng Dần thuộc Dương

Tôi dùng hình tượng này, để nói về tục lệ từ xưa đến nay, vẫn không thay đổi, đó là người nam đón rước người nữ nhập trạch, ví như can Âm theo số hợp với can Dương … vì một lý do nào đó … thì người đàn ông lại có quyền đuổi người vợ ra khỏi nhà … người vợ đành trở về nhà bố mẹ đẻ … hay đi thuê khách sạn ở tạm một thời gian …

————-

Cảm ơn ChiKhanh

Về chữ “gia”, khi bố mẹ chồng đã can thiệp nói thẳng ra như vậy rồi, …

Dương đón Âm nhập “gia” như chồng đón vợ nhập trạch, cũng giống như lập cục cho 10 thiên can để tìm vị trí của sao Tử vi, chỉ căn cứ vào Can dương phối chi Dần, đối với Can âm lập Cục lại phải tùy theo số hợp với can Dương, kể cũng lạ !

————-

Trước đây, cũng đã nói sơ qua với An Khoa về xuất – nhập = hóa đến rồi hóa lại đi

An Khoa tham khảo thêm “Đăng Hạ thuật”, có nói về cái “dụng” của lá số là Cung, cái “thể” là Sao, khi nào thì cái “dụng” xuất ra và khi nào thì cái “dụng” phản ngược, trở thành nhập vào, khi vận dụng quen thì cũng thấy được nhiều giá trị ứng dụng vậy.

————-

Xuất ra, thì hoàn cảnh tạo nên cơ hội cho đương số vượt qua được việc lớn. Nhập vào thì gánh đủ

Cũng như Hóa Khoa khi xuất ra thì ít bị sai lầm, khi Hóa Khoa nhập vào thì lại thường khó gặp cơ hội để lập nên nghiệp lớn

————-

Mạch khí này 2 can phối 2 chi, khí tụ tại Dần, cũng là một chìa khóa mở tam phương Tị Dậu Sửu hội tại cung Dần. Đây là mối quan hệ đồng dạng của 4 sao an theo năm và 4 sao an theo ngày (Kiếp – Phá – Khốc – Hư <==> Thai – Tọa – Quang – Quý.)

————-

Tý Thìn Thân tam phương hội cung Tị ứng Kiếp sát

Sửu Tị Dậu tam phương hội cung Dần ứng Kiếp sát

Dần Ngọ Tuất tam phương hội cung Hợi ứng Kiếp sát

Mão Mùi Hợi tam phương hội cung Thân ứng Kiếp sát.

(Kiếp sát khởi tại cung Tị, vận hành nghịch tại 4 cung Tứ sinh: Tị Dần Hợi Thân an sao Kiếp sát – Kiếp đoạt sinh Vong)

Lại thêm, chúng ta chưa được nhìn các cạnh góc theo lối chụp ảnh nghiệp vụ của CA, cho nên cũng chưa xác định được, khi nhìn phía sau về hình dáng quai hàm có chủ ác tướng hay không.

Xin cảm ơn

————-

Tôi theo thuyết này, và xác nhận Thiên lương một khi đã ra tay, khả năng và thủ đoạn giết người rất tinh vi, 95% thường không ngờ tới. Theo cách nói của ngành CA xếp vào loại “án mờ”. Theo cách nói Ta – Địch, thì Thiên lương hợp cho ngành Tình báo về khả năng nhập vai.

————-

Dẫn thêm một số nguyên tắc cơ bản để có cách ứng xử khi chọn Giờ

先要 :

Tiên yếu :

命宫: 代表先天运势

Mệnh cung: đại biểu tiên thiên vận thế

身宫: 隐含后天的运势

Thân cung: ẩn hàm hậu thiên đích vận thế

古者 :

Cổ giả :

凡看命, 稟天地之氣, 受陰陽之精, 生其身命.

Phàm khán mệnh, bẩm thiên địa chi Khí, thụ Âm Dương chi tinh.

凡人生寓陰宮, 可忌晝生; 生寓陽宮, 可忌夜生; 二位一時

Phàm nhân sinh ngụ âm cung, khả kỵ trú sinh, sinh ngụ dương cung, khả kỵ dạ sinh, nhị vị nhất thì.

自卯至申六時為陽為晝, 自酉至寅六時為陰為夜.

Tự Mão chí Thân lục thì (giờ) vi dương vi trú, tự Dậu chí Dần lục thì (giờ) vi âm vi dạ

————-

Ý kiến của anh TracUyen cũng nên quan tâm, nếu ta coi 18/10/1993 là ngày âm, chuyển đổi sang Dương lịch: 02/12/1993, năm Quý Dậu tháng Quý Hợi ngày Đinh Tỵ

– Tháng Mười: khí và hậu biến hàn, Kim khí vào Bệnh, thế của Thủy tới cực dễ tràn lan mất định hướng, nên Kim có thể bị chìm đắm. Hỏa khí đã tuyệt, nên Thổ khí ngoài thì buốt lạnh đông cứng, nhưng trong lại ấm. Thổ chẳng thể ngăn được Thủy, để Mộc cầu được Hỏa mới thông vậy !!!

————-

Ý của Tôi muốn nói đến mối tương quan đất đứng của cung Mệnh với Cục, khi ta lựa chọn Giờ sinh.

Kẻ sát nhân tuổi Mậu – Quý, định lệ trị số Cục là 4 – 2 – 5 – 6 – 3 – 2, như vậy sự vận hành của Kim cục (Tý Sửu) trước là Thủy cục (Dần Mão), mà sau cũng là Thủy cục (Tuất Hợi).

Và như vậy, tuổi Dậu cưỡi lên Thái tuế, luôn ứng với Mộc cục tại Thân Dậu, ta có thể theo những nguyên tắc này để tham khảo thêm, khi buộc phải chọn Giờ để nghiệm lý cho vui.

————-

Chào Laido

Chắc là Tử vi chưa có định lệ về nhóm Sao nào đặc tả được tình huống: giết người trước, rồi mới cướp của sau. Vì thường là cướp của trước. Chắc tội danh là: “giết người cướp của”, mà không phải là “cướp của giết người”.

Như vậy, giết trước lộc sau, Hình trước hóa Lộc sau, sát trước hóa sau, Kiếp đoạt sinh Vong (Kiếp sát sinh Vong thần) …

Trong một hoàn cảnh nào đó (vòng Lộc tồn), tương ứng với một giai đoạn nào đó (vòng Trường sinh), thì thái độ hành vi ứng xử, ý và chí đương số được bộc lộ ra như thế nào? Những giải pháp đương số sẽ lựa chọn? (vòng Thái tuế)

Kẻ sát nhân tuổi Âm nam, Đại vận được định lệ theo dĩ vãng, cho nên thường đối đầu với vòng Thái tuế theo vị lai.

Theo Laido, thì có nhóm sao nào đặc tả không? Chúng ta nêu ra để có thể học hỏi thêm về số Tử vi

————-

Chào Quangdct

Cặp số 3 – 8 trong Hà đồ, ghép thêm hai chữ Thai – Tọa, trở thành 2 sao trong Tử vi, đó là Tam thai Bát tọa, theo Quangdct thì mang hàm nghĩa gì? Cái lý nói về gì? Vận đã đến, có nên làm hay không nên làm?

Khi nghiên cứu thời gian đủ để rút kinh nghiệm cho cá nhân, thì tôi nhận thấy điều cốt yếu rằng:

– Mối quan hệ giữa Ta và môi trường tự nhiên, được căn cứ theo sự tiêu – tức, thăng – giáng,… của 4 mùa. Quẻ được lập theo quẻ Tiêu Tức, để xác định được sự phù hợp giữa Ta với Môi trường, có nghĩa là xác định cảnh giới, quẻ này cho thấy giới hạn của Ta nên hay không nên. Không nên làm mà cứ cố làm, thì chỉ tổ rước hoạ vào thân. Xác định cảnh giới cho Ta, được căn cứ theo cách lập quẻ tháng biến

– Lý của vạn vật, được căn cứ vào ngày nào là ngày biến. Xác định Lý của vạn vật theo quẻ ngày biến.

– Nghĩa của vạn vật, được căn cứ vào Giờ nào là giờ biến. Xác định Nghĩa của vạn vật theo quẻ giờ biến.

Cho nên, luôn có 3 quẻ mang lại thông tin hữu ích: Lý – Cảnh giới – Nghĩa (tháng – ngày – giờ) đồng hành cùng quẻ Bản Mệnh ! Chỉ dùng duy nhất có một quẻ Bản Mệnh, mà suy nghĩa – lý của nhân mệnh, đó là điều Ta đã gây thêm nghiệp cho đương số, mà lẽ ra không đáng phải gánh chịu !

Chính vì vậy, bàn về Mệnh, cổ nhân lập thuyết không hề đơn giản, sơ sài và hời hợt. Thời gian khảo cứu cũng gọi là tạm đủ để có thể nói như vậy. Thú thực tôi không theo sách đã xuất bản, nói về phương pháp lập quẻ cho cuộc đời của ông Thiệu Vỹ Hoa, sách xuất bản còn thiếu xót rất nhiều kiến thức, khi bàn về Mệnh (xin nhắc lại là khi bàn về Mệnh)

Những nguyên lý này, Tôi đúc kết từ CHU DỊCH CHÚ – DỊCH VĨ THÔNG QUÁI NGHHIỆM của Trịnh Khang Thành chú giải về DỊCH LÂM của Tiêu Diên Thọ và KINH THỊ DỊCH TRUYỆN của Kinh Phòng, đều từ thời nhà Hán.

Đến đời sau Trình Di, Chu Hi, Thiệu Ung vẫn bảo tồn (Hán Tiêu thị di pháp Tống Trình Chu Thiệu tử tuân chi tường tái tam nho lý số tập 漢焦氏遺法宋程朱邵子遵之詳載三儒理數集). Duy có ngài Thiệu Ung đã “di pháp chi tường”, lập thuyết cốt yếu tại THIẾT BẢN THẦN SỐ, cái mà được bộc lộ rõ ràng tại Hoàng Cực Kinh Thế và Mai Hoa Dịch Số.

Quangdct tham khảo thêm

HaUyen

————-

Công tác ngành Ngoại giao, đó là ông Lê Mai thứ trưởng phụ trách khối tư bản, rồi đến anh Khiêm, nay là anh Phạm Bình Minh, khác nhau năm – tháng – ngày – giờ sinh nhưng đều là Thái dương thủ mệnh cư Thìn. Đây là một điều Tôi thấy rất kỳ lạ cho chúng ta khi nghiệm lý !

————-

Chào Thatsat

Bạn biện giải, đưa ra một cách nhìn giống như Cấm Thư trong Tử Cấm thành vậy.

Theo trường phái này, thì Tam – Bát (3 – 8) được cho là cốt yếu (Đế xuất), về hàm nghĩa cũng được lập thuyết riêng cho 4 sao căn cứ vào Ngày sinh (Thai Tọa Quang Quý). Giả như, vận kể năm không thể không xét về trên dưới, Chi làm Can ứng theo Địa kỳ, Can phát dụng nơi Thiên kỳ thì lại ứng làm Chi vậy.

Cũng là một thuyết để tham khảo.

HaUyen

————-

Phải chăng, chữ TRUNG trong cách Thạch trung ẩn ngọc, là một chìa khóa để mở cửa cho sự sự cân bằng giữa Mộc Hỏa và Kim Thủy. Mộc cục sinh Hỏa cục, đó là Mệnh sinh Thân. Kim cục sinh Thủy cục, đó là Quan sinh Tài.

Hàm nghĩa của TRUNG ở nơi đất Vượng là mối lo xảy ra Hối – Lận. Lịch sử cũng đã cho ta thấy cảnh thiết lập Hoàng tử, khi ta chọn nghĩa của Mộc dục là “Đoạt ngôi kháng chính”, mà không theo nghĩa “Bại địa”. Tính khí bẩm sinh đã thiên về Vượng, nay Bại đị̣a cư Di thì nói làm sao trở về đất Vượng được. Từ đây, ta có thể nhìn nhận vai trò của Thái âm ngộ Mộc dục, đã biết kết hợp tiềm lực sức mạnh nội tâm bên trong và sự mềm mỏng bên ngoài. Dẫn tới nhất Thai, nhị Thai, rồi tam Thai hóa thành Tam Môn (Môn đình)

————-

Hàm nghĩa của hai chữ đắc tuần, khi nói “đương số đắc tuần”, cũng là điều khó hiểu.

Âm nam, đại vận theo dĩ vãng, Địa không định lệ an theo dĩ vãng. Như vậy thì Tài trước Mệnh sau, Ta ở sau đã nhìn thấy từ xa những mầm mống vi tế (Thiên không Địạ không), mà tự biết phòng vệ. Những gieo mầm (nhất thai – Cáo Thư Tả Hữu) mà biết ngăn chặn từ xa. Những gieo mầm mà biết khai sáng thành đường lối chính sách lớn (nhị thai – Khôi Việt Tọa Long ). Mệnh cư Thìn, hào Lục trì thế, định tam quang khai thái (tam thai).

Đây thêm vào một cách nói chỉ để tham khảo vậy !

————-

Chào ThienA

Tôi ngờ rằng, câu nói của ThiênA không phải cách thức nghiệm lý về Tử vi !

Bạn có thể chỉ ra những Cách cục nào? những Sao nào mang hàm nghĩa: Cố gắng rất nhiều để lấy được lòng tin của mọi người? (đối với lá số này). Đại vận 43 ~ 52 những Sao nào cần phải “ẩn” để thích nghi với trình tự của Bốn mùa? Đương số có làm được không?

Cảm ơn ThienA

————-

Tôi nói vậy là vì căn cứ theo sách viết: Thập thiên lý, nhị địa tiềm 十 天 履, 二 地 潛

– Chữ lý ở đây là chữ lý tại hào Sơ quẻ Khôn

– Chữ tiềm ở đây là chữ tiềm trong hào Sơ quẻ Càn

Câu trích dẫn này cho ta hiểu về nội dung gì? Đây muốn nói về nội dung của mối quan hệ giữa 10 thiên can và 12 địa chi vậy !

Câu hỏi được nêu ra, tại sao Địa có 12 mà đây chỉ nói có 2 ứng với tiềm? Nói rằng, thiên có 10 lý mà không thể soi tỏ một cách đầy đủ tới địa, cho nên địa vẫn còn 2 để tiềm, để cất dấu, để tiềm ẩn, để tái sinh dung dưỡng cho vạn vật, .v.v…

————-

Về câu này Tôi giải số theo quẻ Tứ trụ ứng với Năm:

– Mệnh Số của CN có nguyên đạo ngồi hào 4 hậu thiên ứng quẻ Bí

– Đối với đương số hành nghề Y thì nguyên đạo ngồi hào 2 hậu thiên biến quẻ Đại hữu.

– Khi Nguyên đạo ngồi hào 4 cư Ngoại quái thì xét từ Cô tới Quả chứa 5 cung, có nghĩa là từ cung Thìn thuận đến cung Thân là 5 cung – Khi Nguyên đạo ngồi hào 2 cư Nội quái thì từ Cô tới Quả chứa 9 cung, có nghĩa là từ cung Thân thuận tới Thìn là 9 cung, thông qua định lệ này nên nói như vậy.

Về lá số này, theo cụ, chủ nhân nên hành xử thế nào để được thuận hơn. Mong cụ cho kiến giải.

Về câu này, tôi đã dùng hình tượng bối cảnh của đường sắt đang theo quy trình quy phạm tại bài viết # 84: đường sắt (đạo) trên toàn lãnh thổ VN có bề rộng ví như 1 mét, nay ý chí Ta muốn nhập khẩu toa tầu có bề rộng 1,2 mét, thì không thể vận hành được, muốn đạt được ý chí đó thì phải thay đổi toàn bộ đường sắt VN với chiều rộng 1,2m thì mới khả dĩ để nói về tốc độ nhanh hơn, hay an toàn hơn, .v.v… dùng hình tượng này dụ ý chỉ về chí lực và vật lực vậy.

Đương số nên hành xử thế nào để được thuận hơn, cũng khó tìm được câu trả lời một cách thỏa đáng trên Diễn đàn, mong An Khoa thông cảm.

————-

NEMCHUA, on 20/02/2012 – 14:58, said:

Khi Ta làm chủ tức có phải Ta khống chế đc Khách?

Ở đây Ta làm chủ có liên quan đến ngũ hành sinh khắc cục Mệnh Di hay chỉ là so sánh độ số hai Cục mệnh di với nhau?

Chúng ta đã biết, cổ nhân dùng cụm từ ngũ hành + trị số cục, ví như Hỏa lục hay Thổ ngũ, … nên Ta vẫn xét đến mối quan hệ sinh khắc Ngũ hành của Mệnh – Di

Ban chú ý đến lịch tháng có ghi: tháng đủ hay tháng thiếu, điều này cho thấy quy luật thời gian đã hé mở cho chúng ta biết một điều, đó là Hỏa Lục Cục khi gặp tháng thiếu có 29 ngày, hoặc sinh tháng Hai có 28 ngày, sách nói về trường hợp này là không đủ số, qua thời gian nghiệm lý Tôi nhận thấy sự ẩn tàng một số quy luật giữa thế giới tự nhiên và Con người rất sâu sắc, ví như với tổ hợp lá số này sinh vào tháng đủ 30 ngày, ngày sinh ở vào Tuần Hạ, mà không phải là Tuần Trung (không vọng) hay Tuần Sơ, tôi luôn coi trọng những tham số ban đầu này.

Hiện tại Tôi suy ngẫm còn chưa thấu đáo, nên chưa thuận để trình bày những kiến giải này trên diễn đàn vậy.

————-

HaUyen, on 20/02/2012 – 10:22, said:

Phải chăng, ý cụ nói về xuất thế của LTCN, mà trong một bài viết của cụ có nói: Cô Thân tại cung Thân hại Thái Dương tại Hợi?

Về câu này Tôi giải số theo quẻ Tứ trụ ứng với Năm:

– Mệnh Số của CN có nguyên đạo ngồi hào 4 hậu thiên ứng quẻ Bí

– Đối với đương số hành nghề Y thì nguyên đạo ngồi hào 2 hậu thiên biến quẻ Đại hữu.

– Khi Nguyên đạo ngồi hào 4 cư Ngoại quái thì xét từ Cô tới Quả chứa 5 cung, có nghĩa là từ cung Thìn thuận đến cung Thân là 5 cung – Khi Nguyên đạo ngồi hào 2 cư Nội quái thì từ Cô tới Quả chứa 9 cung, có nghĩa là từ cung Thân thuận tới Thìn là 9 cung, thông qua định lệ này nên nói như vậy.

Nói thêm:

Khi Nguyên đạo cư Ngoại quái thì nói “xuất ra”, khi Nguyên đạo cư Nội quái thì nói “nhập vào”. Khi xuất ra Cô thần Quả tú thì cái bên ngoài chịu, khi Cô thần Quả tú nhập vào bên trong thì cái bên trong chịu (hàm nghĩa khả năng chịu đựng). Xuất và Nhập là hai trạng thái của con người khi ứng xử đối với những người gần gũi thân cận, cũng như cộng đồng xã hội.

————-

Đây tôi đang giải Mệnh số theo quẻ Tứ trụ, còn khi nói liên quan đến phân chia Chủ – Khách của Tử vi, thì Bạn lưu ý đến trị số cục của Mệnh – Di, tuổi Kỷ mệnh cư Tý là Nhị cục, cung Di là Ngũ cục, căn cứ theo 60 giờ thì chuyển 1 Cục, tương ứng với 5 ngày, theo đó thì Mệnh tương ứng với 10 ngày, Di tương ứng với 25 ngày. Điều này khi Ta làm chủ, Ta tự biết giải số phận của mình, thì Ta sẽ biết giới hạn, biết tiên lương thời gian khi ứng xử hàng ngày vậy.

Đây ta căn cứ vào số ngày tương ứng với trị số cục:

– Nhị cục tương ứng với 1 tuần là 10 ngày

– Tam cục tương ứng 15 ngày

– Tứ cục tương ứng 20 ngày

– Ngũ cục tương ứng 25 ngày

– Lục cục tương ứng 30 (một tháng)

————-

Chiêm Mệnh số quẻ Tứ trụ được ngài Trần Đoàn đặt nền móng xây dưng và lập thuyết. Kết cấu của Mệnh số quẻ Tứ trụ căn cứ vào số thứ tự của 60 Hoa Giáp, kết hợp với tượng của 60 Hoa Giáp, và căn cứ vào số Giờ từ ngày khởi đầu của Tháng cho tới Giờ sinh của vận nhân. Ví như với đương số này, sinh ngày 27 giờ Mùi, số giờ khởi Tháng tới ngày 26 là 12 x 26 = 324 giờ, sau đó hợp với giờ sinh được số 312 + 8 = 320 giờ.

Thứ tự Số và Tượng được thiết lập như sau:

TUẦN GIÁP TÝ:

1-) 1 Giáp Tý – 2 Ất Sửu:

水 旺 金 藏 曰 海 中。 = Thủy vượng Kim tàng viết Hải Trung.

2-) 3 Bính Dần – 4 Đinh Mão:

木旺火生曰爐中。= Mộc vượng Hỏa sinh viết Lô Trung.

3-) 5 Mậu Thìn – 6 Kỷ Tị:

土 墓 木 盛 曰 大 林。 = Thổ mộ mộc thịnh viết Đại Lâm.

4-) 7 Canh Ngọ – 8 Tân Mùi:

庚 午 土 胎 曰 路 旁。 = Canh Tân (ngọ) thổ thai viết Lộ Bàng.

5-) 9 Nhâm Thân – 10 Quý Dậu:

壬 申 金 旺 曰 劍 鋒。 = Nhâm thân kim vượng viết Kiếm Phong.

TUẦN GIÁP TUẤT

1-) 11 Giáp Tuất – 12 Ất Hợi:

甲 戊 火 透 曰 山 頭。 = Giáp mậu hỏa thấu viết Sơn Đầu.

2-) 13 Bính Tý – 14 Đinh Sửu:

水 中 有 源 曰 澗 下。 = Thủy trung hữu nguyên viết Giản Hạ.

3-) 15 Mậu Dần – 16 Kỷ Mão

水 上 生 病 曰 城 頭。 = Thủy thượng sinh bệnh viết Thành Đầu.

4-) 17 Canh Thìn – 18 Tân Tị:

金 養 色 明 曰 白 蠟。 = Kim dưỡng sắc minh viết Bạch Lạp.

5-) 19 Nhâm Ngọ – 20 Quý Mùi:

木 當 茂 盛 曰 楊 柳。 = Mộc đương mậu thịnh viết Dương Liễu.

TUẦN GIÁP THÂN

1-) 21 Giáp Thân – 22 Ất Dậu:

秋 金 生 水 曰 井 泉。 = Thu kim sinh thủy viết Tỉnh Tuyền.

2-) 23 Bính Tuất – 24 Đinh Hợi:

墓 胎 土 燥 曰 屋 上。 = Mộ thai thổ táo viết Ốc Thượng.

3-) 25 Mậu Tý – 26 Kỷ Sửu:

陰 內 含 陽 曰 霹 靂。 = Âm nội hàm dương viết Phích Lịch.

4-) 27 Canh Dần – 28 Tân Mão:

庚 辛 臨 官 曰 松 柏。 = Canh Tân lâm quan viết Tùng Bách.

5-) 29 Nhâm Thìn – 30 Quý Tị:

墓 胎 東 歸 曰 長 流。 = Mộ thai đông quy viết Trường Lưu.

TUẦN GIÁP NGỌ

1-) 31 Giáp Ngọ – 32 Ất Mùi:

火 盛 金 潛 曰 沙 石。 = Hỏa thịnh Kim tiềm viết Sa Thạch.

2-) 33 Bính Thân – 34 Đinh Dậu:

丙 丁 火 病 曰 山 下。 = Bính Đinh hỏa bệnh viết Sơn Hạ.

3-) 35 Mậu Tuất – 36 Kỷ Hợi:

戊 己 木 養 曰 平 地。 = Mậu Kỷ mộc dưỡng viết Bình Địa.

4-) 37 Canh Tý – 38 Tân Sửu:

水 土 相 須 曰 壁 上。 = Thủy Thổ tương tu viết Bích Thượng.

5-) 39 Nhâm Dần – 40 Quý Mão:

木 盛 金 絕 曰 金 箔。 = Mộc thịnh Kim tuyệt viết Kim Bạc.

TUẦN GIÁP THÌN

1-) 41 Giáp Thìn – 42 Ất Tị:

土 之 掩 覆 曰 覆 燈。 = Thổ chi yểm phúc viết Phúc Đăng.

2-) 43 Bính Ngọ – 44 Đinh Mùi:

水 臨 其 上 曰 天 河。 = Thủy lâm kỳ thượng viết Thiên Hà.

3-) 45 Mậu Thân – 46 Kỷ Dậu:

戊 己 土 病 曰 大 驛。 = Mậu Kỷ thổ bệnh viết Đại Dịch.

4-) 47 Canh Tuất – 48 Tân Hợi:

庚 辛 衰 木 曰 釵 釧。 = Canh Tân suy mộc viết Thoa Xuyến.

5) 49 Nhâm Tý – 50 Quý Sửu:

一 陽 始 動 曰 扶 桑。 = Nhất dương thủy động viết Phù Tang.

TUẦN GIÁP DẦN

1-) 51 Giáp Dần – 52 Ất Mão:

乙 卯 長 生 曰 大 溪。 = Ất Mão trường sinh viết Đại Khê.

2-) 53 Bính Thìn – 54 Đinh Tị:

土 墓 不 厚 曰 沙 中。 = Thổ mộ bất hậu viết Sa Trung.

3-) 55 Mậu Ngọ – 56 Kỷ Mùi:

火 旺 上 炎 曰 天 上。 = Hỏa vượng thượng viêm viết Thiên Thượng.

4-) 57 Canh Thân – 58 Tân Dậu:

秋 旺 木 絕 曰 石 榴。 = Thu vượng Mộc tuyệt viết Thạch Lựu.

5-) 59 Nhâm Tuất – 60 Quý Hợi:

壬 癸 帶 旺 曰 大 海。 = Nhâm Quý đái vượng viết Đại Hải.

Xét, đương số:

– Sinh năm Kỷ Mùi, thuộc tuần Giáp Dần có số ứng là 51, thuận tự tới can chi Kỷ Mùi được số 56 và tượng là “Hỏa vượng thượng viêm”

– Sinh vào tháng Tân Mùi thuộc tuần Giáp Tý, thì 1 ứng Giáp Tý thuận tự tới can chi Tân Mùi được số 8, và ứng với tượng: “Canh Tân thổ thai”

– Sinh ngày Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân ứng số 21, thuận theo thứ tự tới can chi Mậu Tý được số 25, và ứng với tượng: “Âm nội hàm dương”

– Sinh giờ Kỷ Mùi thuộc tuần Giáp Dần, giống như can chi năm sinh, được số 56 và Tượng “Hỏa vượng thượng viêm”

Tổ hợp số: 56 + 8 + 25 + 56 = 145

Kết hợp số 145 và số giờ khởi Tháng cho tới khi sinh là 320, để thiết lập Mệnh số quẻ Tứ trụ

————-

@ Thatsat:

“Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành” = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

– Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch – Phúc đức – Phụ mẫu – Mệnh – Huynh đệ – Phu – Tử tôn.

– Khách: năm cung gồm: Tài bạch – Tật ách – Thiên di – Nô bộc – Quan lộc.

Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: “Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi” (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.

————-

Lời bình:

Cô dương vô chủ (Cô thần cư Thân hại Thái dương)

Mê hành số khước (Thường hay nhầm đường)

Kê nan hành lữ (Lữ khách gặp nguy)

Phối chủ bất ngộ

————-

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

– Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì “tai” chuyển biến thành “nạn”, rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, …

– Thứ hai: tôi có nói: “thiên tính bị mất đi” có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: “chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật”

– Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh – Di – Thân

————-

Tôi dẫn lại đồ hình là vì có hẹn với Thatsat một vài ngày sau trả lời tại topic “cung đối cung”. Nhưng, Tôi đã dẫn câu: “Bảy sợi ngang thuận theo độ”

Trích:

Không biết là Bác có thể thể hiện được rõ nét hơn khi mà phá quân tại tý ngộ tuần gia thiên khôi? Liệu kết luận của Bác về sự không thể tự phản lại mình, nên thiên tính bị mất đi mà còn tùy theo yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật?

Cho nên, liệu đây có phải là kết luận cua Bác không?

Về điều này, Tôi căn cứ theo sách viết: “Vi Mệnh do kỷ, biến tiền chi Thân, nhược năng phản tòng bản mệnh, cố cát tòng chi ngã” = Cái Mệnh là do mình, cái Thân trước khi biến đổi, nếu có thể làm trái với lý bản mệnh, thì cái tốt lành phải theo ta.

Tôi có dụ ý dẫn giải từ từ, để đưa tới cách nhìn về mối quan hệ Đôc tôn (con một) và Đa nguyên (từ hai con trở lên đối với cung Huynh đệ) theo mối quan hệ giưa Phụ mẫu và Huynh đệ đều là trước sau của Mệnh. Sự xung đột không bộc lộ được tính bao dung, khi mà Độc tôn phủ định Đa nguyên, lịch sử TQ đã cho Ta biết về những bối cảnh này.

Anh cho phép từ từ, vì một vài trường phái hay một quan điểm nào đó, không phải ngay từ ban đầu đã thấy được cái cuối cùng.

HaUyen

————-

Cảm ơn Diệu Bích nhiều.

– Số 25: 陰 內 含 陽 曰 霹 靂 = Âm nội hàm Dương viết Phích Lịch (Mậu Tý)

– Số 30: 墓 胎 東 歸 曰 長 流 = Mộ Thai đông quy viết Trường Lưu (Quý Tị

————-

Năm – tháng – ngày – giờ sinh tương ứng với 4 quẻ, mỗi quẻ 6 hào được số 24 hào ứng với 24 tiết – khí

– Vận nhân sinh năm Kỷ Mùi ứng quẻ Ly là một trong 4 quẻ Quân, theo đó Văn khúc ngộ hóa Kị,

– Sinh tháng Tân Mùi ứng quẻ Khôn, sinh tháng Trưởng hạ lại ứng quẻ Khôn thuộc mùa Đông tháng Mười, theo đó Văn xương ngộ hóa Kị

– Sinh ngày Mậu Tý ứng quẻ Cách, sinh ngày có Tượng: “âm nội hàm dương”, quẻ Cách thuộc tháng Ba mùa Xuân. Nói rằng: “Thiên biến tại Tứ, Địa hóa tại Bát” ( Tứ = Thìn Tuất Sửu Mùi, Bát = Hợi Tý Dần Mão Tị Ngọ Thân Dậu)”. Lại nói: “Thiên biến thì địa hóa thành. Khí biến thì Hình hóa thành”, cho nên ở vào mùa Xuân hóa Kị có muốn hóa cũng chẳng thể hóa được.

– Can chi Năm thuộc tuần Giáp Dần, mà Thiên chẳng thể tới được Tý Sửu. Can chi ngày sinh Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân, mà Thiên chẳng thể tới được Ngọ Mùi. Đây được gọi là Tứ đại không vong.

Thiên biến tại Tứ, Địa hóa tại Bát – Thiên không thể tới, thì làm sao Địa có thể Hóa được???

————-

Chào Diệu Bích

Để có Lời Bình và Lời giải về Mệnh quẻ Tứ trụ, thì định lệ cần có tuổi của người Cha và tuổi của người Mẹ, mục đích chính là để không bị trùng Mệnh số khi nhiều người có cùng năm – tháng – ngày – giờ sinh.

Diệu Bích có thể hỏi đương số về tuổi của Cha Mẹ được không? Tôi quan tâm để xác định hào động cho Trụ năm và để đối ứng tới số Tử vi.

Xin cảm ơn.

————-

Về câu: không thể bàn được gì, dụ ý của Tôi như nói về đường sắt (đạo) trên toàn lãnh thổ VN có bề rộng ví như 1 mét, nay ý chí Ta muốn nhập khẩu về toa tầu có bề rộng 1,2 mét, thì không thể vận hành được, muốn đạt được ý chí đó thì phải thay đổi toàn bộ đường sắt VN với chiều rộng 1,2m thì mới khả dĩ để nói về tốc độ nhanh hơn, hay an toàn hơn, .v.v… cho nên mới nói không phải là việc của người giải số.

Về câu: đây là việc của thiên định, câu này Tôi căn cứ vào Dịch, tượng hào Sơ quẻ Phong nói:

象 曰 : 雖 旬 無 咎 , 過 旬 災 也。

Tượng viết: Tuy tuần vô cữu, Quá tuần tai dã.

– Trường phái nghĩa – lý giảng là: “Cho dù dương đức ngang nhau, cũng không đến nỗi tai hại. Nói rõ hào Sơ và hào Tứ, nếu Dương đức không ngang nhau, nhất định dẫn tới cạnh tranh và có tai họa”. Ở đây, chữ tuần được chú giải theo hàm nghĩa là bằng nhau. Theo ngài Vương Bật chú giảng: “Tuần nghĩa là quân” (quân là đều nhau, bằng nhau).

– Trường phái tượng – số, thì ngài Trịnh Huyền và ngài Ngu Phiên chú giải là: Mười ngày gọi là 1 tuần, một Tháng có 3 tuần, từ ngày mồng một đến mồng mười là thượng tuần 上 旬, từ mười một đến hai mươi là trung tuần 中 旬, từ hai mười mốt đến ba mươi là hạ tuần 下 旬. Chu Dịch chiết trung thì Hồ Viện chú giảng: “Tuần là 10 ngày, dụ ý chỉ số nhiều doanh mãn”

Nay, can chi Năm không nạp can chi Ngày, can chi Ngày không nạp can chi Năm. Nói rằng, sự thay đổi chuyển tiếp các Mùa trong năm, cũng như Luật biến âm của thanh âm, có nghĩa là những biến hóa phát triển của âm luật, đều có những quy luật khách quan nhất định, vạn vật trong đó có con Người, đều sinh trưởng, phát dục theo những quy luật tự nhiên đó. Cho nên, âm luật của vận nhân như vậy, nên mới nói là: đây là việc của thiên định.

Tổ hợp Mệnh Số này, không thể Ngộ kỳ phối chủ 遇 其 配 主

Không phủ định thì không mở ra được lĩnh vực phát triển mới. Phủ định cũng có nghĩa là khẳng định trên một ý nghĩa nào đó, mà không phải là phủ định tất cả. Sự phát triển của Mệnh Lý thông qua từng Đại vận vẫn là sự chọn lọc “ưu hóa”, khi ở trong bầu không khí mà Mệnh xác định độc tôn (hàm nghĩa cung Huynh đệ không tồn tại, là con một), thì thường dẫn theo cái Thân trở nên sơ cứng, có thể nói rằng Mệnh lý độc tôn đã hạn chế chính cái Mệnh được sinh ra từ thế giới tự nhiên vậy.

————-

Bạn xem như một giải pháp, khi quan niệm Khúc tác động chi phối tới Chủ – Xương tác động chi phối tới Khách. Nay Xương Khúc đều cư cung Chủ (7), điều này cho thấy đây đều là tự mình, do mình. Những cặp sao đôi nên phân rõ chủ khách (Tử vi chính nghĩa).

Can ngày sinh thuộc Thổ được tiền nhân cho rằng ngộ cách Tử Phủ là thuận 順, thuận có nghĩa là theo một trình tự tất nhiên phải thế. Nhưng Thiên mệnh lại võ cách, nên nói “bất thuận”, cũng như 5 mầu sắc được phối mà không biết sắc nào là chính, không biết mầu sắc nào là chính được xem như thần sắc hoảng hốt mà khí phách rối loạn. Đây là nói về Mệnh ngũ sắc mà chưa nói tới Mệnh âm luật (nạp âm) Nên nói:

Ngũ sắc vô chủ

Thần bắt năng giải.

————-

Vấn đề An Khoa nêu ra, đi tìm câu trả lời theo hàm nghĩa cái Lý của Mệnh, kéo dài theo thời gian cho tới tận hôm nay, vẫn chưa có đáp án mang tính nguyên tắc cơ bản, để tỏ rõ mạch lạc về thuyết tính mệnh. Nên đã cấu thành rất nhiều trường phái giải Mệnh số Tử vi.

Chúng ta mở rộng một số khái niệm học thuật trên con đường trải nghiệm thực tiễn, để đi tìm đáp án cho nội dung của câu hỏi. Nói về mối quan hệ trước sau của cung Mệnh, đó là Phụ Mẫu và Huynh đệ, cha mẹ là định lệ của lưỡng nghi, Huynh đệ lại chịu sự chi phối của thuyết Càn Khôn sinh lục tử.

Mở rộng một số quan niệm: Sau khi sinh ra, do “bẩm khí” trói buộc, trong hoàn cảnh môi trường của mỗi một cá nhân, nhu cầu tồn tại cùng những ham muốn (dục), mà hình thành Nguyên đạo của mỗi cá nhân. Nguyên đạo ở đây được hiểu là 5 khí của Ngũ tạng: Tinh – Thần – Hồn – Phách – Chí, là khí hóa của “Dục” bẩm sinh nơi Hậu thiên, quy tụ lại thành cái lý “nhất” (mệnh). Cái “Nhất” dẫn đầu sự biến hóa, cái “nhất” này mà “bất nhất”, thì sự sàng lọc “ưu hóa” theo thời vận của Mệnh nảy sinh nhân tố bất thường, ảnh hưởng đến thứ tự trật tự ổn định của tính hệ thống Mệnh lý theo cơ chế lan truyền thông tin.

Cha mẹ không thể làm cho Hình Khí của cơ thể Ta theo ý muốn của Cha Mẹ, Cha Mẹ cũng không thể làm cho dung mạo của Ta được đẹp đẽ, Cha Mẹ cũng không thể làm cho Tính Khí của Ta hiền hòa nhã nhặn, Cha Mẹ cũng khó mà làm cho trí tuệ của Ta được mở mang nơi tiên thiên nhưng có thể làm cho trí tuệ Ta mở mang nơi Hậu thiên, huống hồ như trời đất bao la rộng lớn kia, làm sao mà làm được? Con người có khả năng điều chỉnh sự cám dỗ của dục vọng vật chất, để phát huy được cái lương tâm vốn có. Nếu nói tính người là ác, vốn không có lòng tốt, như vậy thì làm mất đi cái căn cứ và mục đích của việc đặt ra giáo dục. Vì cái tự nhiên của Mệnh là cái đương nhiên của nhân sự, nên vẫn gọi là giáo dục. Cho nên nói, đặt ra giáo dục là để nuôi dưỡng cái bản thiện của lương tâm con người.

Trời vận hành, bất kể là 4 mùa thay đổi, cũng như sự mọc lặn của mặt trời mặt trăng, đều có thứ tự xác định, có thời gian xác định – đó được gọi là Lý thiên. Lý trời cũng là lý văn của trời. Nhìn thiên văn mà biết được sự biến đổi thuận – nghịch, ứng theo thời theo vận mà tránh tai ương xảy ra. Lẽ thường tuân theo “ngũ thần” để mà biết cái thuận lợi, mà không để vì nó mà loạn chí (nó = ngũ thần). Cái đến thì ứng, cái cảm thì động. Yêu ghét được hình thành do sự cám dỗ từ bên ngoài, điều này được thể hiện một cách tự nhiên theo cảm xúc của mỗi người. Gần thì xét về lời nói cũng như âm luật của ngôn, âm thanh phát ra tạo nên cảm xúc, xa thì soát xét về nhiều lý. Ví như nói: “Thần nóng nảy nên tâm giao động, Tâm giao động thì Hình Thể sẽ bị tổn thương. Hình thể toàn vẹn trước hết là ở Thần Lý” (Tâm táo nhi tâm đãng, tâm đãng tắc hình thương, tương toàn kỳ hình, tiên tại lý thần). Theo đó mà tiền nhân lập ngôn cho rằng: “Nhục thể phi thăng, Hình Thần diệt Lý”.

Trở lại với nội dung mà An Khoa đề cập, đương số hành nghề Luật hay đương số hành nghề Y, tại cung Di xét theo Lý thiên, thì hóa Khoa không tới được, cung Di không Hóa Khoa là một đặc thù của tổ hợp lá số này trong từng đại hạn 10 năm theo lý thiên, hai con người ứng với lá số này, có thể nhận thấy một điểm chung khi Tuế cưỡi lên cung Dậu = Tử tôn, Phá quân cư Mệnh tự hóa theo Thiếu âm. Đó là năm 1995 Ất Dậu. Đương số hành nghề Y trong giai đoạn Tuần cư Tuất Hợi được Phụ định hướng, sau trận ốm thập tử nhất sinh của cha năm 1994 Kỵ hóa Nhật tại cung Hợi, tình cảm của người con dành cho Cha, thu hút được thần chí của con gái, nên đã hạn chế được phần nào sự kích phát nhục dục theo sinh lý tự nhiên, người Cha có được sự tham vấn về số của con gái, biết cách tác động “ngầm” đến Ban GĐ, được Ban GĐ ủng hộ lập ngôn mà người cha ngầm ẩn chỉ đạo, cho nên đương số hành nghề Y thuận theo chủ trương của Ban GĐ phân công đi học nâng cao nghiệp vụ, lấy hóa Khoa nhập Mệnh để hóa giải họa tai, nhưng lập ngôn lại từ Ban GĐ mà không phải từ người Cha. Kết quả này dẫn đến sự thay đổi mệnh số bắt đầu tại thời điểm 1995

Một số ý An Khoa tham khảo thêm.

————-

Anh TuViNut

Anh nhận định về ngoại hình sát gần với đương số, tôi không biết rõ về chiều cao là bao nhiêu, nhưng cũng tầm 1,58m ~ 1,62m gì đó, ngoại hình cao ráo là đúng, bộc lộ nét hình về tố chất nghiêng về nam tính, từ cách thức đi đứng, hành vi lộc lộ, … tôi nhận định tài nhân là phù hợp với Hình Tướng, tài nhân phù hợp nên biết tô vẽ cho cung Quan Nhân cầm dao mổ, một diễn viên đã tự biết tô vẽ cho bản thân, bằng sắc mầu khi ở vai diễn thiện (khám bệnh), khi ở vai diễn ác (mổ cứu bệnh nhân). Đây xét Mệnh quẻ Tứ trụ là khác nhau giữa hai người cùng năm – tháng – ngày – giờ sinh vậy.

Anh nhận định rất nhanh về mệnh chủ Thiên Lương, về điều này Tôi chưa được rõ phương pháp chọn sao chủ Thân, mong được nghe lời giải + lời bình của Anh về phương pháp này.

HaUyen

————-

Dịch, tượng hào Sơ quẻ Phong nói:

象 曰 : 雖 旬 無 咎 , 過 旬 災 也。

Tượng viết: Tuy tuần vô cữu, Quá tuần tai dã.

– Trường phái nghĩa – lý giảng là: “Cho dù dương đức ngang nhau, cũng không đến nỗi tai hại. Nói rõ hào Sơ và hào Tứ, nếu Dương đức không ngang nhau, nhất định dẫn tới cạnh tranh và có tai họa”. Ở đây, chữ tuần được chú giải theo hàm nghĩa là bằng nhau. Theo ngài Vương Bật chú giảng: “Tuần nghĩa là quân” (quân là đều nhau, bằng nhau).

– Trường phái tượng – số, thì ngài Trịnh Huyền và ngài Ngu Phiên chú giải là: Mười ngày gọi là 1 tuần, một Tháng có 3 tuần, từ ngày mồng một đến mồng mười là thượng tuần 上 旬, từ mười một đến hai mươi là trung tuần 中 旬, từ hai mười mốt đến ba mươi là hạ tuần 下 旬. Chu Dịch chiết trung thì Hồ Viện chú giảng: “Tuần là 10 ngày, dụ ý chỉ số nhiều doanh mãn”

– Tuần Sơ (thượng Tuần) Từ ngày mồng 1 ~ 10 tương ứng từ Nhâm Thìn đến Tân Sửu => 1 ứng với Nhâm Thìn, 5 ứng với Bính Thân

– Tuần Trung: từ ngày 11 ~ 20 tương ứng từ Nhâm Dần đến Tân Hợi ==> tương tự xét những ngày 2 Quý Mão – 4 Ất Tị – 6 Đinh Mùi – 8 Kỷ Dậu

– Tuần Mạt (tuần hạ) từ ngày 21 ~ ngày tận của tháng (29 ~ 30), tương ứng từ ngày Nhâm Tý ==> tuần mạt biến tại 3 – 7 ứng với ngày thứ 3 là Giáp Dần và ngày thứ 7 là ngày Mậu Ngọ

Anh Tuvinut tham khảo thêm cho vui cửa vui nhà

HaUyen

————-

Câu trích dẫn: “… lấy đại cục làm trọng …”, đối với lá số Tử vi của mỗi người, thì Ta nên hiểu như thế nào?

– Đương số sinh ngày 27, thuộc vào kỳ số của Hỏa Lục Cục

– Tuổi Kỷ mệnh lập tại Tý ứng Thủy Nhị Cục

Quan niệm rằng Hỏa lục là đại cục, hay Thủy nhị là đại cục?

Xét về bề mặt chữ viết, thường nói cách cục, nay mối quan hệ của cung Mệnh với ngày sinh chẳng đúng kỳ số cục, chỉ còn xét tới cách (!)

Hỏi rằng: Đại cục đã chẳng ứng với ngôi vị cung Mệnh, thì Thủy cục có phối được với cách nữa hay không? Vậy thì, Thủy cục sẽ phối hợp với cách nào để cải số đây?

————-

Chào bạn

Khi ta khảo cứu, sách nói rằng: “60 giờ tương ứng nhất cục” (5 ngày), theo đó

– Từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày mồng 10 là 1 tuần ứng với Nhị cục, kỳ số Nhị cục từ ngày mồng 5 tới ngày mồng 10

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 15 đủ số, ứng với Tam cục, kỳ số Tam cục từ ngày 11 tới ngày 15

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 20 đủ số, ứng với Tứ cục, kỳ số Tứ cục từ ngày 16 đến ngày 20

– Từ ngày mồng 1 tới ngày 25 đủ số, ứng với Ngũ cục, kỳ số Ngũ cục từ ngày 21 tới ngày 25

– Từ ngày mồng 1 tới ngày cuối tháng ( 29 – 30) đủ số, ứng với Lục cục, kỳ số Lục cục từ ngày 26 tới ngày 29 tháng thiếu, hoặc ngày 30 tháng đủ. (riêng tháng Hai là 28 ngày)

Đương số sinh ngày 27, nên ứng với kỳ số của Lục cục

Đương số Mệnh cư cung Tý, bạn căn cứ định lệ năm Ất Canh thì cung Tý Sửu ứng với Lục cục, như vậy tương ứng với kỳ số Lục cục của ngày sinh.

Bạn đọc bài #6 có viết: Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007, Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về và chịu sự quản chế tại địa phương. Theo Wikipedia.

Như vậy, ngày bị bắt và ngày được thả đều nằm trong kỳ số Nhị cục (!!!)

Ở bài viết trước, Tôi có nói năm 1995, đây dụ ý lấy năm Ất Canh ứng kỳ số Lục cục, để khảo cứu kỹ hơn về tổ hợp lá số này khi xem xét tới đương số sau này làm Bác sỹ, tại thời điểm này chưa biết tới lá số LTCN. Bạn dần dần trải nghiệm sẽ nhận thấy nhiều cái lý sâu sắc tiềm ẩn ở đây.

————-

Hôm nay là ngày Canh Tý trong Tuần Giáp Ngọ, cung Thê cư Thìn hương, theo Ngân thăng thuật cho rằng: “không nên gặp người phối ngẫu” (trong 10 ngày, sau khi có vợ cũng nên tránh âm dương giao phối)

Sách viết như vậy Ta kiểm xem có đúng không? Nếu chính ta không thể cưỡng lại được, khi vẫn gặp người phối ngẫu, hay bạn gái, hay những phụ nữ chẳng hạn, tình hình bầu không khí như thế nào? ( căn cứ vào Sao ứng với “thể” còn Cung ứng với “dụng” để luận xem sao)

————-

Chào An Khoa

Nói về chữ “dục” (xét theo nghĩa ham muốn)

Khi trước chữ “dục” mà có chữ “giáo” dẫn đầu đứng trước – Khi theo sau chữ “dục” là chữ “vọng” đứng sau, (giáo dục – dục vọng)

An Khoa sẽ chọn theo giải pháp nào, khi chữ “giáo” ứng với cái “nhất”, hay khi chữ “dục” ứng với cái “nhất”?

Vọng nguyệt – cũng chỉ được duy nhất có 1 ngày theo được với Nhật trong 30 ngày “bình dân” của một tháng, để có “hình” tương ứng với Nhật, trước thì cong lên mà không thể “trực”, sau thì cong xuống mà cũng không thể “trực” vậy

————-

Hà Uyên, on 06/10/2012 – 08:18, said:

– Mệnh cư Ngọ hương

– Sinh ngày Canh Thân

Cho nên:

– Tử vi găp ngày Đinh Mão

– Thiên phủ gặp ngày Ất Sửu

Bính Quý, xuân sinh, bất vũ bất tinh chi tượng

Ất Đinh, đông sản, phi hoàn phi noãn chi thiên

Thiên niên rất kị vận hành tới hạn gặp Quả tú ! Lethanhnhi nên lưu ý ! (Ngân thăng thuật)

————-

An Khoa

Tôi vẫn “nợ” bạn mấy vấn đề: 1- ứng ra hay ứng vào (xuất nhâp) 2- Như vậy tổng Số tham hợp Mệnh Tài Quan là thấp nhất, còn Điền Huynh Tật là cao nhất, nhưng từ đó kết hợp lại với số âm luật của Mệnh và trị số Cục thế nào và chúng có mối liên hệ thế nào cháu vẫn chưa hiểu?

Chúng ta còn thời gian để nói về nội dung vấn đề này, nay tạm bảo lưu sẽ trao đổi lại sau.

Để có thể tiếp tục trao đổi học thuật cùng nhau, mang lại một giá trị nào đó, thì tối thiểu chúng ta cũng phải có một sân chơi chung. (Bóng rổ có luật của bóng rổ, bóng đá có luật của bóng đá, …), sân chơi mà Tôi đã và đang đi, thì lấy sự biến Dịch của Tượng – Số, để nhận thức về những nguyên lý “nghiêm mật” trong Huyền học, về điều này, hình như An Khoa chưa quan tâm đến nhiều !

Ví dụ như chúng ta muốn đi tiếp, khi Tôi nói số 26, rồi đến số 34, rồi đến số 54, rồi đến số 62, rồi đến số 70, rồi đến số 18

Những con số này, cổ nhân phối ứng can Kỷ với sao Tử vi, căn cứ theo nguyên tắc phối số đơn vị là 14

Tôi nói như vậy thì An Khoa sẽ thấy khó hiểu, mà có thể suy ý rằng Tôi có ý dấu không nói rõ vậy !

Nhưng thực tế, An Khoa cũng phải dành một lượng thời gian đủ để đi từ cấp 1, đến học sinh cấp 2, rồi đến học sinh cấp 3, rồi là ĐH chẳng hạn.

Người xưa chưa có đầy đủ phương tiện hỗ trợ như ngày nay, rất giản dị như muôn mặt đời thường, nhưng không thể “dục tốc bất đạt” được.

Mong An Khoa hiểu hàm ý mà Tôi muốn tâm sự cùng Bạn

————-

Một Tháng có 03 Tuần, vậy có tính được “lưu Tháng” không? Theo “Ngân Thăng thuật” thì đây là “Nhân” được quyền chủ động lựa chọn sự và việc theo thời gian vậy

(Sử Việt – Nguyễn Trãi bắt được tướng giặc phương Bắc, người Tướng này còn tính được ngày nào Nguyễn Trãi phải thực thi theo lệnh của Vua không bị chém đầu mà được thả ra )

————-

Gloria, on 11/10/2012 – 13:37, said:

Thưa cụ Hà Uyên,

Cháu xin hỏi, Thiên Can của cung An Tử Vi và Thiên Can nhận được khi khai triển từ ngày sinh (Vd về trường hợp cải số cho Lethanhnhi) có ý nghĩa khác nhau như thế nào? Liệu tứ hóa theo cái thứ 2 có thực sự có ý nghĩa hay không?

– Can của cung an Tử vi ví mình như con ếch ngồi đáy giếng – có thể tạm gọi là cái “ngã” đang không có thông tin

– “Can nhận được khi khai triển ngày sinh” ví như khi ta định làm gì, hoặc ta muốn đi đến một nơi nào đó, … việc ta định làm, hoặc nơi ta muốn đến đang ở trong hoàn cảnh như thế nào … có thông tin để mà xử lý, thông tin là hư hay thực, có lợi hay không có lợi cho ta, …

Đại khái vậy, Gloria nên chờ sách đọc

Mấy bài viết từ sáng tới giờ, Tôi nhấn mạnh tới Địa niên, nên lưu ý trước khi đọc sách, vì sách cũng không bàn đến nội dung này

“Thiên hữu thời Địa hữu lợi” (thiên có thời Địa có lợi), khi ở phương nào, ở vùng nào, ở môi trường nào có Địa niên hóa Lộc (can cung Tài hóa Lộc nhập cung Quan), … đôi khi còn tốt hơn cả Lộc tồn là lộc trời cho vậy (có thể kiểm từ lá số NĐK sinh giờ Thìn)

————-

Để có tiếng nói đồng thuận, Minhgiac bắt đầu nên (rất nên) đặt dấu “hỏi” về số Thái Huyền:

– Trời Giáp Kỷ – Đất Tý Ngọ = 9

– Trời Ất Canh – Đất Sửu Mùi = 8

– Trời Bính Tân – Đất Dần Thân = 7

– Trời Đinh Nhâm – Đất Mão Dậu = 6

– Trời Mậu Quý – Đất Thìn Tuất = 5

– Trời không – Đất Tị Hợi = 4

Mệnh tính cho Người khi xét số Tử Vi, cũng căn cứ vào số Thái Huyền, Minhgiac hãy tìm nguyên nhân tại sao Trời không lại ứng với Tị Hợi hàm chứa số 4?

————-

Cổ nhân đúc kết những tinh hoa cho người đời sau, chắc không phải là “biết thì sợ gì nữa”

– Cung tuổi và nạp âm của người phối ngẫu, Ta có thể chủ động được, sao Ta lại có thể để mất đi cái quyền chủ động này rồi lại đổ lỗi cho số phận?

– Nên sinh Con vào những năm nào? tháng nào? căn cứ theo tuổi của cha mẹ? Tinh hoa này Cổ nhân đã đúc kết từ thực tiễn, sao lại không vận dụng, khi đọc nhiều gia phả của người Việt nam đã chứng thực về kết luận này, (trích … con trai tuổi này thì nên lấy vợ ở cung tuổi này, … nên đẻ con vào những năm, …), chắc lại đổ lỗi do vì Mộc dục cư Ngọ chăng?

————-

Đơn giản thôi Minhgiac ! Hãy tự nhìn vào nội tâm, truy cứu tại sao mình có sức mạnh tinh thần như vậy?

Bài #189 – #190 – #191 chỉ để dẫn tới, nhằm làm sáng tỏ tuổi Bính, thuận tới cung Tị ngộ can Quý, theo đó Lộc Tồn (thuận) nghịch tới cung Tị, nên Mệnh số được hưởng sao Hỷ Thần vậy ! Tôi có thể hiểu được tại sao Minhgiac có khả năng, và nói rằng “học trong giấc mơ …”

Cũng từ đây, tứ Quyền bình Không Kiếp cũng phải trên một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, không thể nói chơi chơi được, phải vậy không Minhgiac? Ví như Thổ Cục, tính của Thổ hàm chứa vị ngọt, các chất ngọt lại ức chế sự sản sinh ra các chất tạo năng lượng thiên nhiên vậy.

Theo Minhgiac, tứ Quyền cần những điều kiện gì về Cục? đòi hỏi những Cách nào kèm theo? để thỏa được tính bình Không Kiếp?

————-

Anh Phù Suy

Nhị thập bát tú phối với 12 cung địa bàn, đã được một số sách nói tới, 4 cung Tứ chính ứng với 3 tú, 4 cung Tứ sinh và 4 Tứ mộ, mỗi cung ứng với 2 tú, cụ thể như sau:

+ Phương Đông:

– Cung Thìn: Giác – Cang

– Cung Mão: Đê – Phòng – Tâm

– Cung Dần: Vỹ – Cơ

+ Phương Bắc:

– Cung Sửu: Đẩu – Ngưu

– Cung Tý: Nữ – Hư – Nguy

– Cung Hợi: Thất – Bích

+ Phương Tây:

– Cung Tuất: Khuê – Lâu

– Cung Dậu: Vị – Mão – Tất

– Cung Thân: Chủy – Sâm

+ Phương Nam:

– Cung Mùi: Tỉnh – Quỷ

– Cung Ngọ: Liễu – Tinh – Trương

– Cung Tị: Dực – Chẩn.

————-

Chào Bạch.Hung.Ton.Gia

Ngôn ngữ hành văn chuyên ngành Vật lý, thì Tôi thực sự không biết gì. Bạn đã đi qua được chặng đường khó đi, có thể nói rằng nhanh hơn rất nhiều người. Tôi chỉ xin lưu ý về khái niệm tiêu chuẩn định vị, đó là nơi được tiền nhân gọi là “cố định”, “bất biến” ở phương Bắc.

Câu hỏi được đặt ra là: khi Đế không tọa tại Ngọ, mà “tọa” tại 11 cung còn lại, ví như Tử Phá cư Mùi, Tử Phủ cư Thân, …thì nơi “cố định bất biến” được lấy làm tiêu chuẩn định vị sẽ được an tại cung nào? Phải chăng là cung Tý, hay ứng với một cung khác nào đó mà không phải là cung Tý? Khi sao Tử Vi không an tại Ngọ, thì cung Tý có còn đúng là nơi “tiêu chuẩn định vị” cho Bắc Đẩu xoay quanh Bắc Cực nữa không?

Mong Bach.Hung.Ton.Gia không bàn mà tự hiểu.

Chân thành chúc mừng Bạn.

————-

Tuần Giáp Tý đối với Lethanhnhi chứa Đinh Mão và Ất Sửu

Bắc bình Nam, Tây bình Đông – can Đinh chi phối ảnh hưởng tới Bắc đẩu như thế nào? những sao nào thuộc Bắc đẩu nhưng lại được ngài Trần Đoàn phân định trực thuộc Nam đẩu? ( tương tự như vậy đối với Nam đẩu ), ví như Tham lang thuộc Bắc đẩu, nhưng lại trực thuộc sự điều hành của Nam đẩu theo Thiên phủ, … sinh Bắc dụng Nam chăng?

————-

Anh PhapVan khéo mở topic này. Nhưng, lại dự báo trước “quan điểm trái ngược”, thật hay !. Lời dự báo này, đáp ứng cho ai đây. Nếu lời dự báo này, đáp ứng cho chính mình, mà đời không hiểu, thì dù có đúng cũng vô dụng. Lời dự báo này, khi trái với sự vật, thì dù có cao siêu, cũng không thể thực hành.

Nếu không có “xung khí vi hòa”, thì lấy đâu ra 4 mùa tuần tự biến hóa, để có Khoa Quyền Lộc Kỵ. Khi anh PhapVan mở chủ đề, nói Đồng nhi Dị trong Tử vi, thì Tôi hiểu đây muốn nói về sự bất đồng giữa cảnh giới đạo đức và thế giới công lợi, như những cách cục trong Tử vi đã chỉ rõ.

“Sở dĩ ta phải lo âu nhiều, bởi vì ta có Thân. Nếu ta không có Thân, ta đâu lo lắng gì” (Lão). Mệnh Thân trong Tử vi, rồi hóa Quyền hóa Lộc. Nghĩa và Lợi chỉ là công và tư, vậy thôi. Hành vi xuất phát từ tư lợi cá nhân, là hành vi cầu lợi lộc. Hành vi vì công lợi của xã hội, là hành vi nghĩa. Cái lợi cho xã hội và cho người khác, chính là việc mỗi người buộc phải làm vô điều kiện. Đó là mục đích của hành vi nghĩa. Nghĩa chính là giá trị đạo đức của hành vi đó. Con có hiếu với Cha Mẹ, làm lợi cho Cha Mẹ vô điều kiện. Cha Mẹ thương con, làm lợi cho con vô điều kiện. Làm lợi cho cha mẹ hay cho con, là mục đích của hành vi. Sự hiếu thảo và tình thương dành cho con, là giá trị đạo đức của hành vi. Cái được gọi là Lợi (lộc), nếu là sự tư lợi cá nhân, thì nó sẽ xung đột với nghĩa. Còn nếu là công lợi của xã hội và của người khác, thì chẳng những không xung đột với nghĩa, mà còn là nội dung của nghĩa.

Đây chỉ nói về Hóa Lộc, riêng ứng với mỗi người đã thấy Đồng nhi Dị vậy.

————-

Anh PhapVan

Theo lời văn tại bài #1 này, có thể hiểu ý Anh muốn nói về mối quan hệ giữa hai bộ môn, đó là Tử vi và quẻ Dịch. Nếu hiểu ý như vậy, thì từ lá số chuyển đổi thành quẻ Dịch, không biết anh PhapVan có nghiên cứu về vấn đề này không?

Mong được nghe quan điểm của Anh về vấn đề này.

Xin cảm ơn

————-

Bốn điều kiện mà Anh nêu trên, trong chúng ta, đều có thể nêu lên tình cảnh về góc độ Xã hội của mỗi người là có khác nhau.

Nhưng, chúng ta có thể đàm đạo về cách thức tiếp cận như thế nào, để từ hai ba người hoặc nhiều người hơn, có cùng một lá số Tử vi (đồng), nhưng vẫn đọc ra được thông tin sát gần, ứng với từng đương số (dị).

Tôi không tự lập thuyết, cũng không là giám đốc tự phong. Trường phái tôi theo lấy cơ sở từ Dịch, được lập thuyết từ rất lâu rồi. Đó là căn cứ vào tuổi của Cha Mẹ (Càn Khôn – Phụ Mẫu) của đương số, áp vào lá số Tử vi của những người có ngày giờ sinh và giới tính giống nhau, để khảo chứng xác định thông tin.

Quan điểm của Tôi về phương pháp này, thì chọn lấy thuận hỷ, mà xa lìa thuận ưu. Nếu Anh thấy cuộc thanh đàm này tạo nghĩa, thì ta có thể bàn sâu thêm về phương pháp này, xem ra có đúng là tạo nghĩa không !

HaUyen

————-

Anh PhapVan

Chủ đề được mở ra, nhưng chưa có một quy chế ứng xử cho mọi người, như anh PhapVan đã viết như trên !

Vậy, chúng ta đi vào cụ thể thêm một bước nữa. Trước hết, như thế nào thì được gọi là cái Đồng cái Dị trong Tử vi.

Câu 1:

Tôi đề xuất: cái Đồng được cho là cách đếm số năm đã trải qua của vận nhân, điểm khởi đầu, đều được xuất phát tại 3 cung Dần – Ngọ – Tuất (xin nhắc lại chỉ xét tới điểm khởi đầu)

Câu 2:

Tôi đề xuất: cái Dị được cho là cách chọn nghĩa của sao, hay cách cục của chính người giải số Tử vi. Có nghĩa là, cùng một vận nhân, mỗi người chọn nghĩa giải số sẽ có đáp án khác nhau.

Anh có thể cho ý kiến, như vậy đã được gọi là Đồng là Dị chưa?

————-

Các sự dị biệt, được hợp lại, thì thành ra hòa.

Tại thời điểm cách đây hơn 2800 năm, ngài Sử Bá nước Trịnh, đời vua Hoàn Công (806-771 Tr.CN), cũng đã nói về vấn đề này. Sử Bá nói: “Hòa là do vật được sinh ra, nhưng Đồng thì không phải thế. Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật. Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra”.

Như nói: ngọt pha với chua, thì sẽ thành một vị mới. Ngọt là “cái khác” của chua. Chua là “cái khác” của ngọt. Cho nên nói “Cho cái này bằng cái khác thì gọi là hòa, do đó hòa sinh ra mọi vật”. Lại nói, nếu lấy nước thêm vào nước, thì chỉ có một vị nước. Cho nên nói “Nếu lấy đồng thêm vào đồng, cái mới sẽ không sinh ra”.

Cho nên, Hòa thì bao hàm cả Dị. Hợp các sự dị biệt lại thì thành ra hòa. Nhưng các dị biệt, nếu đã được hợp để thành hòa, thì chúng phải có một độ lượng nhất định, và mỗi một dị biệt, đều có độ lượng vừa vặn của nó. Không thái quá cũng không bất cập, như thế gọi là đắc trung, còn gọi là đúng mức độ.

Các dị biệt, khi đắc trung thì mới thành hòa, cho nên nói “Phát ra mà đều đúng mức độ thì gọi là Hòa”. Tình trạng cụ thể này, cũng không thể nói rằng, chỉ có như thế đã là hòa. Trong tự nhiên, “Vạn vật nuôi dưỡng nhau mà không hại nhau. Mọi nguyên tắc cùng thi hành mà không trái ngược nhau” (Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội). Đó cũng gọi là Hòa. Cho nên mới nói “Đạt tới trung và hòa, thì trời đất yên ổn trật tự, và vạn vật được nuôi dưỡng đúng đắn”.

Cho nên nói, các sự Dị biệt được hợp lại, thì thành ra hòa, cái hòa sinh ra mọi vật. Đối với đồng, thì cái mới sẽ không sinh ra.

Ta hiểu rằng: tại sao phải hòa !

————-

Trần Đoàn viết:

“Nhật, dương trung chi dương, nhân quân chi tượng dã.

Kỳ đức chí cương, kỳ thể chí kiện, kỳ hành thiên cố phân trú dạ, biệt hàn thử.

Cố nhật hữu tam đạo: Trung đạo giả, Hoàng đạo dã, Trung đạo, Nam đạo, Bắc đạo vi tam đạo dã”

“Nguyệt, dương trung chi âm, hậu phi chi tượng dã.

Kỳ đức chí nhu, nhi kỳ thể chí thuận, kỳ hành thiên cố lý thái dương.

Nghiệm chi dạ cảnh, dĩ vi tiêu tức.

Nguyệt thể vô quang, lệ nhật nhi hữu minh, dĩ bất minh chi thể ngôn chi, tắc thuần âm chi tượng Khôn, hối sóc chi thời dã”

    

————-

Càn chi nhất nhị

Khôn chi nhị tam

Thị đạo thủy nhất chí tam, thác tống nhi sinh chư số

Dĩ hợp Càn Khôn lý tải chi công

Thủy phụ mẫu nhi thành âm

Ly thiên địa tắc kiến các số

————-

Cuộc tranh luật về tự – do bị nhốt trong thế giới nhị – nguyên biệt lập. Con người tự – do tới mức nào đối với quy luật của tự nhiên và, nói chung hơn, đối với thế giới bên ngoài?

Tùy theo niềm tin hay khẩu vị của nó, con người sắp đặt tất cả hay một phần những gì không trực thuộc vào tinh – thần cô đơn của mỗi cá thể, quy luật vật lý, quy luật cuộc sống, quy luật “xã hội” như những luật và “lệ” mà loài người tạo ra, để điều hành quan hệ giữa con người với con người, trong những lĩnh vực khác nhau như luật pháp, kinh tế, tâm lý, tôn giáo, … Từ “quy luật” ở đây được dùng để gợi ý theo nghĩa sự áp chế phủ nhận tự – do của con người.

Trong tư duy đó, quan hệ giữa con người với thế giới bị khái niệm như một quan hệ loại trừ nhau! từ đây nó hiện lên như một đối kháng không thể dung hòa giữa tất yếu và tự do.

Do chính sự lựa chọn của ta từ cực này hay cực kia của quan hệ đó làm hệ quy chiếu, ta có đủ khả năng để nhận thấy mối quan hệ đó hoàn toàn là tất yếu hay hoàn toàn là tự do. Cho nên nói Mệnh chính là “nguyên thần” vậy.

————-

Thửa Mệnh xưa nay, thiên hạ chưng ấy gồm Chính mệnh – Thụ mệnh – Cải mệnh – Nhiếp mệnh !

Bốn loại Mệnh này chia ra trong 1, cũng như 1 Mùa có 90 ngày, mà chia ra chịu Khí 4 mùa vậy.

Chính Mệnh ấy là nhân mà nhân – nhân mà nhân đó là trưởng mà trưởng

Chịu Mệnh ấy là nhân mà cách – nhân mà cách đó là trưởng mà tiêu

Cải (đổi) mệnh ấy là cách mà nhân – cách mà nhân đó là tiêu mà trưởng

Nhiếp Mệnh ấy là cải mà cách – cải mà cách đó là tiêu mà tiêu

Cải mà cách, tiêu mà tiêu, đó là sự nghiệp 1 năm

Cách mà nhân, tiêu mà trưởng, đó là sự nghiệp 10 năm

Nhân mà cách, trưởng mà tiêu, đó là sự nghiệp 1 đời

Nhân mà nhân, trưởng mà trưởng, đó là sự nghiệp muôn đời

Một coi ở Mệnh, thửa Mệnh chưng Trời

Lập Mệnh duy Người mà sự nghiệp còn vậy

Cho nên, Trời thường bỏ Một, mà Đất thường còn Một ấy vậy !

Trời thường bỏ Một, Đất thường còn Một, thì làm sao phân biệt được, khi nhìn vào số Tử vi, đâu là Chính mệnh, đâu là Thụ mệnh? Làm sao để nhận biết lá số Tử vi Cải mệnh? Như thế nào thì gọi là số Tử vi Nhiếp mệnh?

————-

Đất kháng cự lại Trời, thì 先 迷 tiên mê, tại sao vậy?

Ngài Lý Hư Trung trả lời rằng:

“Đất chẳng cự lại Trời thì “cửa” mở vậy”

Lại hỏi:

Đất kháng cự lại Trời, thì 先 迷 tiên mê, tại sao vậy?

————-

Anh VoLy mở thêm lời để Topic vui “cửa” vui “nhà”

Kháng long hữu hối = Kháng Cự … môn

Đóng “cửa” không được nói, nhất dương sinh?

Mở “cửa” ………………………., nhất âm thành?

————-

Người đời sau, ngài Thiệu Ung lại “nói” khác:

“Sáng thì Mệnh ở Ly, chiều thì Thân ở Khảm” (Khi thức thì Thần ở Ly, khi ngủ thì Thần ở Khảm)

Nào biết theo ai đây?

————-

Vấn đề ở đây, nguyên nhân từ đâu mà cổ nhân đặt được chức danh và tên kèm theo cho Sao, ví dụ như Cự Môn, hay Liêm Trinh, ngoài những ý nghĩa đã được phổ cập trong sách từ trước tới nay !

————-

Chào bạn

Tôi thường lấy số ngày chia cho trị số Cục, sau đó căn cứ theo số Dư kết hợp với trị số Cục để an sao Tử vi.

Ví dụ vận nhân Mệnh tại Tị sinh ngày 25 tuổi Canh là Kim Tứ cục, ta lấy tổng số ngày sinh là 25 chia 4 được 6 dư 1, theo định lệ Kê – Mã – Trư – Long – Ngưu ứng theo Hỏa lục – Thổ ngũ – Kim tứ – Mộc tam – Thủy nhị. Biết Kim cục khởi tại Hợi, từ cung Hợi an số Dư là 1, kế tiếp từ cung Tý thuận tự 6 cung tới cung Tị, thì an sao Tử vi (số 6 là số chia hết)

————-

Không nên anh Ehem, vì như vậy sẽ dẫn tới loạn thuyết.

Cũng không có gì được gọi là hay hơn ! Chỉ bàn về cách thức vận dụng, vậy thôi. Do vì kết cấu của môn Tử vi, nói về hàm nghĩa ước lệ của Sao, đã được rất nhiều sách vở từ trước cho tới nay quy định, trở thành đường mòn định hướng cho sân chơi này. Giả như bạn được cử đi học tại TQ, người ta dạy cho bạn là Tam tọa – Bát thai, mà không nói là Tam thai – Bát tọa, với hàm nghĩa ước lệ đối lập với những gì mà kiến thức ta thu lượm được từ trong sách, mà chính họ đã xuất bản. Vậy thì Bạn sẽ vận dụng như thế nào? Cho nên, chúng ta nên: “lối cũ ta về”,

Cảm ơn Ehem đã nhìn nhận và chia sẻ vấn đề này cùng tôi.

HaUyen

————-

Cảm ơn sự góp ý của Ehem, đây cũng là vấn đề còn nhiều bất cập khi mỗi người trong chúng ta ứng dụng theo Lịch của TQ, để Dự báo cho con dân Việt nam, đang sống trên múi Giờ đã được công nhận và thừa nhận rộng rãi vậy.

Giả như, năm 1985 lịch pháp vẫn không thay đổi, thì một trường phái tại VN, căn cứ theo năm- tháng – ngày – giờ sinh của đương số, quy đổi lại theo Lịch pháp xưa cũ, cũng chỉ ra những Dự báo sát thực cho tới ngày nay, mà không cần phải ứng dụng theo Lịch của TQ.

Anh Ehem thấy phương pháp vận dụng của trường phái này là đúng hay sai? Giả như đúng thì trường phái này vẫn đang ứng dụng, giả như sai thì cũng khó thuyết phục trường phái này phải nghe theo ý kiến đóng góp của chúng ta. Vấn đề là giá trị của Dự báo, như Ehem nói: “Thấy nghiệm đúng nhiều hơn”

Tôi theo trường phái quy đổi theo Lịch pháp cũ, mà không theo Lịch pháp của TQ, do vì chính ngài Lê Quý Đôn cũng đã từng đi sứ sang TQ để điều chỉnh lại Lịch pháp vậy. Ngôn ngữ thường nói là: con người ở Đồng bằng Bắc bộ, con người ở Đồng bằng Nam bộ, mà không nói là con người ở Đại lục.

Nói như vậy, có nghĩa là từ thời Nguyễn Trãi, cho tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho tới Lê Quý Đôn, và cho tới nay, vẫn tồn tại trường phái không chấp nhận theo Lịch pháp TQ, cũng không theo Quốc Lịch đã được công bố, để vận dụng truy tìm những giá trị có ích cho con dân: Nam quốc sơn hà nam Đế … định phận thiên thư !!!

Thật vui khi cùng Ehem bàn về cách thức vận dụng “Thời gian” trong lĩnh vực Huyền học vậy !

————-

Chào anh Tân

Tôi có viết tại bài #46 là: anh ThienPhucThienQuan là đúng. Tôi chỉ là người dẫn nguồn.

Chắc tôi với anh cùng thời (1928), mong Anh thông cảm và hiểu cho Tôi rằng: khi mở topic này, Tôi học thêm được kinh nghiệm, như đã viết tại bài #46, đó là nhận định rõ thêm về “Những hạn chế còn khiếm khuyết, trong kết cấu lập thuyết của Tử vi”

Cảm ơn Anh đã quan tâm.

HaUyen

————-

Cảm ơn GiangLong,

Thông tin được nhiều người chấp nhận, có mang theo thuốc nhưng “quên” chưa uống. Khi đột ngột cơn đau tái phát, lại nể vì thư ký nằm cùng phòng đang ngủ mà không gọi. Cố vươn người lấy thuốc nhưng không được !

Sự kiện này có được cảnh báo không? Trả lời: có

– Cảnh báo thứ nhất: một phụ nữ ở Thái Nguyên (tên Hà, chuyên xem phần “âm”)

– Cảnh báo thứ hai: khi uống riệu cùng đàm đạo chuyện “thế sự”, phương pháp Dự báo là Tử vi.

Ông Bách là người không tin những chuyện này.

Tiêu đề được đặt tên là Bác sỹ Tôn Thất Bách, là do ông Bách là thành viên cốt yếu trong Ban bảo vệ sức khỏe TW, lời Ông nói “Nên gọi là Bác sỹ, gọi là Giáo sư …”. Do vậy, tocpic được đặt tên theo nguyện vọng khi Ông còn sống.

————-

Cảm ơn NgoaLong,

Khả năng cảm nhận đối tượng trong 30 phút, ứng với Thiên tướng về cư Hợi. Sau này, con người ứng với lá số này được chuyên trách 2 việc, một “mờ” một “sáng” (dẫn lời cụ Thao Thao)

Phong khí truyền đạt thông tin khi uống riệu, đúng là người Thiên tướng thủ mệnh (dẫn lời GS Vi Huyền Trác – Bv Bạch Mai)

————-

Về điều Bạn nêu, tôi chỉ sơ hiểu như sau:

Thời “bao cấp” và thời “cơ chế thị trường” đã dẫn tới những thay đổi căn bản cho con dân trăm họ. Thời “bao cấp”, thì cách nhìn nhận và định hướng Xã hội chưa chấp nhận Huyền học. Anh Ng Phúc Giác Hải, là người được ăn học theo định hướng XHCN, nhưng lại dành thời gian một cách thái quá, về việc nghiên cứu trường phái chữa bệnh của cụ Trưởng Cần. Giới cùng nghề với anh Hải cũng khó thuyết phục, lại thêm những người đang ở cương vị bảo vệ tư tưởng (an ninh văn hóa), cũng không chấp nhận tại “thời” vẫn còn chế độ bao cấp tem phiếu. Cho nên, cánh cửa lớn và cửa nhỏ (Cự môn – Tang môn) đều khép lại. Hậu quả là cơ quan, nơi công tác không chấp nhận. Đây là sự thiệt thòi của cả một đời người làm công tác khoa học. Thời gian gần đây, sau anh Ngô Đạt Tam, thì anh Chu Phác có chấp thuận nơi ngồi tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.

Nói về dòng Họ, tôi nghĩ, chỉ môi trường người chuyên nghiệp về Sử học mới có thể dẫn bàn, nên Tôi không thể đi quá giới hạn cho phép.

Cảm ơn 100dong

HaUyen

————-

Địa thủy hỏa phong thức

Nguyên lai nhất thiết không

Như vân hoàn tụ tán

Phật nhật chiếu vô cùng.

Đạo Huệ là một thiền sư, ông là người đề cập đến Thức và Không !

Tư tưởng Bản thể luận của Đạo Huệ là Không, bản thể đó thường trú bất biến ví với Phật (bản thể) như mặt Trời thường hằng luôn luôn chiếu sáng, như cành hoa bất biến trong lò lửa.

Nhận thức luận của Đạo Huệ bao gồm: Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Thức; tất cả đều là Không, giống như mây khi tụ khi tán, tức Vô Thường, còn Phật (bản thể) thì thường hằng như mặt Trời luôn luôn chiếu sáng. Không thể phân biệt đâu là Sắc Thân (hiện tượng giới), đâu là Diệu lý (bản thể)

Đạo Huệ họ Âu, người Chân Hộ ở Như Nguyệt, năm Ông 25 tuổi học Ngộ Pháp Hoa (tức Thông – Biện). Sau trụ trì chùa Quang Minh 6 năm tu Định – Tuệ, đạt tới Tam Quán Tam Ma Địa, học trò đông hơn nghìn người.

Năm 1159 được vua Lý Anh Tông mời vào cung chữa bệnh cho Hoàng phi, trụ trì tại chùa Báo Thiên.

Trước khi viên tịch, Đạo Huệ nói:

Sắc Thân dữ diệu thể

Bất hợp bất phân ly

Nhược thân yếu chân biệt

Lô trung hoa nhất chi

————-

Chủ đề của Topic lấy tên là Âm Dương gia

Sách về “Âm Dương gia” nghe nói đã thất truyền, nên Tôi lấy Đạo gia (tư tưởng) để thưa chuyện cùng anh VoLy vậy.

Cảm ơn bạn Knownot.

————-

Thư viết:

Tý dương Hợi âm, Dần dương Mão âm, chi loại như phu phụ chi đồng thể. (mối quan hệ địa chi – vợ chồng)

Giáp sinh Ất, Ất sinh Bính loại, như phụ tử tương sinh. (mối quan hệ thiên can – cha con)

Chu Hy chú:

Con người phú bẩm khí từ trời, được ban “hình” “thể” từ đất. Cái thân thể nhỏ bé của ta đứng trong đó, chính là đạo làm con vậy.

(Nhân bẩm khí ư thiên, phú hình ư địa, dĩ miểu nhiên chi thân nhi vị hồ trung, tử đạo dã)

————-

Quan Thái phó Tư Mã Phù hỏi quan xa kỵ Tạ Huyền rằng:

“Tại sao trong số sách chất đầy năm xe của Huệ Thi, lại không có một lời nói về Huyền?”

Quan xa kỵ Tạ Huyền đáp:

“Bởi vì chỗ vi diệu của Huệ Thi chưa được truyền”

Chú:

Con người khi “bước vào cõi hư vô bao la” (kinh hư thiệp khoáng) thường hay nói:

“Diệu tích kỳ trí, đại sướng huyền phong”

“Phân tích cái huyền diệu đến cùng cực, đó là phong khí huyền học lớn mạnh”

Mọi người đọc nó, không thể không trở nên siêu nhiên như thể rời khỏi trần ai và nhìn vào cõi mịt mờ tuyệt đối !

Và họ bắt đầu hiểu rằng, bên ngoài thế giới giác quan nghe nhìn, còn có những bậc thần đức huyền triết,

có thể vất bỏ thiên hạ và ở ngoài vạn vật,

những bậc xa lìa tình cảm và vui chơi trong cõi vĩnh cửu,

những bậc đi vào cõi xa xăm trong sáng dằng dặc,

lìa bỏ trần ai mà phản hồi về chốn thâm u tột cùng !

Ôi, … huyền chi hựu huyền !!! (Đã huyền rồi lại huyền)

————-

Tuân Tử có lời phê về thuyết của Huệ Thi rằng:

“Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực”

Người đời sau, trong một phạm vi nào đó, chú giải về chữ “ám” rằng: “Tình cảm của con người, ai cũng có sự che lấp, ví như trời bị che lấp nên không biết người” (Cự môn)

————-

+ Địa bàn năm Nhâm Thìn – 2012 cho lá số:

………Cự môn………….Liêm Tướng…………….Thiên lương…………..Thất sát

……..Tham lang……………………………………………………………………..Thiên đồng

……..Thái âm…………………………………………………………………………..Vũ khúc

…….Tử Phủ…………….Thiên cơ………………….Phá Quân………………Thái dương

– Thất sát cư Phúc, năm 2012 thì phúc khí suy giảm, sát khí tụ vào tháng Giêng và tháng Chín

– Tham lang ngộ Cự Môn tại cung Thìn chủ về thường gặp sự việc liên quan đến pháp lý

– Phá quân địa bàn cư Thiên di ngộ Kình, chủ về một năm đường lớn không đi, lại thích đi đường nhỏ hẹp, đường vòng

– Tài tinh ngộ Đà Kị, chủ về việc trì trệ, … thường hay bị nhỡ hẹn trong việc liên quan đến “tiền”, vận sự nghiệp trong năm không thể ổn định bền vững được.

– … v.v. …

– Tháng Giêng khởi từ cung Giáp Thìn, tháng Hai khởi cung Ất Tị, …

+ Nhân bàn

————-

Có gì đâu, dùng nhuần nhuyễn vài tháng Tam bàn: Thiên bàn – Nhân bàn – Địa bàn là quen thôi. Chỉ dùng Thiên bàn và Nhân bàn thì mức độ thông tin cũng rất tốt rồi !

Thông qua Địa bàn, có thể nhận thấy tính mất trật tự giữa Thiên và Nhân (Thiên Nhân cảm ứng), cũng có thể tạm gọi là “lỗi hệ thống”. Đây có thể coi là nhân tố đặc trưng của Địa bàn số Tử vi.

————-

Đọc kỹ quyển sách này, thì không thấy nói tới phân năm âm hay năm dương (Thái tuế). Niên can vận nhân là Dương, thì quẻ Càn chuyển thành Nhâm, quẻ Khôn chuyển thành Quý. Khi niên can của vận nhân là năm Âm, thì quẻ Càn chuyển thành Giáp, quẻ Khôn chuyển thành Ất, điều này có quan hệ mật thiết tới vòng tứ Hóa. Nên chú ý

————-

LeThanhNhi sinh tháng 10, thì trục “Nhân sát” Hình Diêu chuyển về Thân Dần, can Bính của năm sinh nhập cung Phúc rồi mà, Tôi sẽ suy nghĩ khảo cứu thêm, nhưng một điều chắc chắn rằng, mức độ không như LethanhNhi nhận định đâu !

Điều đáng lo ngại nhất của nguyệt hạn, đó là Đát Kỷ nhập cung gặp Trụ Vương (Hồng loan gặp Phá quân), dẫn tới hậu quả “tâm phiền ý loạn”. Mức độ đừng nên để bố mẹ đau lòng mà không muốn nói ra !

————-

@ LeThanhNhi: xem xét một số ý nhau sau:

– Năm 2012 – Nhâm Thìn, can Bính tới cung Mệnh hóa Lộc nhập cung Quan, có thành được cách “Hóa tinh phản quý” không?

– Theo “Trung Châu phái”, thì Thiên Lương làm chủ cung Phụ Mẫu, Thiên lương hoặc Lộc tồn có khả năng hóa giải được tính hung bạo của Phá quân. Năm 2013 Quý Tị, can Quý tới cung Nô thì Phá quân tự hóa Lộc, vậy tính hung bạo của Phá quân trong năm 2013 có được hóa giải không? Hay chỉ được xét tới năm 2012 có Lộc tồn nhập cung Nô hóa giải được tính hung bạo của Phá quân !

– Năm 2013, Huynh đệ hóa Kị nhập cung Thê ở Đông Nam, nhận định của LethanhNhi sẽ như thế nào?

————-

Về điều Anh nêu, có thể nghĩ tới trường phái Anh theo và trường phái Tôi theo có khác nhau. Theo như Tôi hiểu (có thể chưa sát ý anh), thì thông tin Anh nêu là từ sách của ông Nguyễn Mạnh Bảo. Tôi thì lại theo cách hướng dẫn từ nguồn được ăn học của “nước lớn” (có thể họ đã dạy sai), rằng: “Thái Ất phi cung hướng Đông Bắc, gặp Tuế Giáp thì Trực phù độn tại Canh”.

Cảm ơn anh TUVINUT

HaUyen

————-

Anh ThienPhucThienQuan

Tôi không hứa trước với Anh về lá số của Gs TTTùng, nguồn tư liệu này đều từ nhóm bậc đàn anh của Tôi, cụ thể là cụ Thao Thao và cụ Trần Thanh Loan. Cụ Thao thì viết cuốn “Từ điển tử vi”, cụ Thao còn nói là sưu tầm được 3 quyển tài liệu viết tay của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, khi mở quán xem số Bát Tự Hà Lạc (nay là đường Bạch Mai) . Cụ Loan nhà ở 10 Thi Sách HN, là bạn thân của ông Nguyễn Mạnh Bảo. Gia đình tư sản nhưng theo CM, nhập vai gánh hát Tuồng lang thang từ Bắc vào Nam, là người bấm số cho TT Nguyễn Văn Thiệu khi còn bé, để lại câu nói nổi tiếng nhận định về ông Thiệu. (thông tin này được Tổng cục phó TCI – BCA họ Tống xác nhận)

Nhóm các cụ nhiều nguồn tư liệu quý, nhưng các cụ đều đã đi xa. Tôi và anh Vi Huyền Trác cùng thời, nhưng anh Trác có lợi thế làm ngành Y nên được cụ Thao ưu ái. Do vậy, có thể có thông tin mà Anh đề xuất. Được hay không được thông tin, thì Tôi cũng sẽ trả lời Anh tại topic này.

Anh Ng Phúc Giác Hải thế hệ sau bọn tôi, cụ Trần Thanh Loan và cụ Thao Thao có nói một câu ngắn gọn, nhận định về số của anh Ng Phúc Giác Hải là: “Thái dương thủ Mệnh cư Tị thì làm gì có Cách Cục”. Thời gian trôi đi suốt hơn 30 năm rồi, mới thấy lời của hai Cụ thật sát thực, ứng với cuộc đời không có ghế để ngồi của anh Ng Phúc Giác Hải vậy.

Đây là hai người có thể lưu giữ thông tin mà Anh đã nói ở bài viết trên. Tôi sẽ liên hệ với anh Trác và anh Hải.

Một vài chuyện làm vui cùng Anh

HaUyen

————-

Năm 2013, Thê cung Cự môn hóa Quyền và can cung Huynh hóa Kị nhập cung Thê, vì vậy mà cung Thê tăng thời gian vận động ngoài hành lang, với mục đích làm tăng sức ảnh hưởng đối với những người xung quanh, lời nói đầy sức thuyết phục, là điểm kích tới phụ mẫu để tiến tới hôn nhân. Mặc dù, Lời nói biện giải trước hay sau thì cũng như nhau cả thôi, nhưng lợi thế của Thái âm hóa Khoa tăng sức nặng cho hôn nhân, thì lại làm mất đi thời vận của Tài cục, lại thêm Khoa ám Quyền làm tăng tính ổn định, trong khi Cơ Âm cư Tài chủ về muốn lưu động đi xa xuất ngoại, Tài cung ám hợp Phá quân hóa Quyền làm chủ thống suất Thê – Tử – Nô là điểm nhấn lưu thời gây ảnh hưởng rất lớn, bẻ ghi làm nhụt ý chí nung nấu chờ thời đi xuất ngoại của LethanhNhi.

Vậy, Lethanhnhi còn quyết tâm đi xuất ngoại không?

————-

– Tháng Kỷ vào hạn Thổ ngũ cục chứa Tử Phá hóa Quyền Văn khúc ngộ Kị, Trời đang có Thất sát ngộ Đà thống suất dẫn Thổ ngũ cục ra sát khí rất nặng

– Ngày Tân theo Trời thì đi vào Thủy nhị cục hàm Bạch Khốc Hư, theo Đất thì đi vào Thổ ngũ cục hàm Lộc Kị ám Không, là tượng mây đen kéo về phía Tây dày đặc mà không mưa

Đang ở Thời dẫn ra sát khí rất nặng, vận của ngày thì mây đen dày đặc không mưa. Chắc là không có ai đến với Tôi cho đến giờ Hợi của ngày hôm nay

————-

Trung Châu phái có nói tới can Bính phối Thiên đồng cư Tuất, thành cách “Hóa tinh phản quý”

LethanhNhi đã trải nghiệm nhiều lá số ngày chưa?

Ta nên hiểu cách “Hóa tinh phản quý” này như thế nào khi ứng với số Tử vi của Lethanhnhi?

Năm 2013 có Tham lang hóa Kị, thành cách “Tam phương củng Sát”, chủ về phát triển chậm những ý tưởng của mình, có tượng cùng một lúc thích “hai việc” nhưng thực tế chỉ làm tăng mức độ vất vả đối với công việc mà hiệu quả không được như ý muốn.

Đối với Phu thê là tượng một lúc thích “hai người”, nhưng vì Tham hóa Kị cắt giảm đáng kể hàm nghĩa “đào hoa phạm chủ” tương đối hiệu quả, vậy thì lời Lethanhnhi nói lấy vợ có trở thành thực tiễn không?

————-

LeThanhNhi dành quá ít thời gian quan tâm đến họ hàng, đây là một nhược điểm cần phải khắc phục sớm trong Đại vận 24 ~ 33

————-

Anh Trần

Kiến thức về hóa học không phải lĩnh vực chuyên ngành của tôi. Khi anh Trần đặt vấn đề khai mở mối quan hệ giữa Tử vi và bảng tuần hoàn Hóa học, thì tôi tự đặt mình vào hoàn cảnh của Anh, dựa vào thuyết của Dịch “từ xa tới gần thì dùng tượng, từ gần tới xa thì dùng số”, từ đây quy tụ lại đồ bàn 12 cung: nói về sự ngay chính của Đất (chưa xét tới sự lệch), ta đặt Tý về phương Bắc, nghịch chuyển tới Tây, rồi tới Nam, rồi tới Đông, lại về Bắc, …, vẫn theo Cổ nhân định lệ

…………………………………………Tuất

………………………………………….Ngọ

………………………………………….Dần

……………….Hợi – Mùi – Mão……..+……….Sửu – Tị – Dậu

…………………………………………..Tý

………………………………………….Thìn

………………………………………….Thân

Mối quan hệ này được xác lập căn cứ vào lời quẻ Càn: nguyên – hanh – lợi – trinh –> xuân – hạ – thu – đông –> lộc – quyền – khoa – kỵ, …

Thứ hai: chắc là một công việc tốn rất nhiều thời gian của chúng ta, đó là thứ tự Can Chi của năm trong 60 hoa Giáp, được phối với số thứ tự Chi năm trong sự tuần hoàn của 12, và phối với thứ tự chi Tháng trong năm, có nghĩa rằng, đây là định lệ từ Lão Tử: số 3 sinh vạn vật –> “nhất phân vi tam” –> “hàm tam vi nhất”. Từ đây đi tìm sự tương quan “hàm tam vi nhất” của tháng + ngày + giờ lập cung Mệnh phối sao Tử vi. Trong đó, lấy cơ sở từ số 5, đó là 5 năm thì có 60 tháng.

Tôi cũng chưa rõ phương pháp phối hợp của Anh, vì nghĩ rằng Tử vi định lệ về sự sống của con người. Đây cũng chỉ là một gợi ý, nếu không phù hợp thì Anh bỏ qua.

Anh Trần tham khảo thêm.

Hà Uyên

————-

Giá mà thông cảm được với người, khi người ta đã chọn nghề như vậy rồi… mà ở VN này, cũng chỉ có vài người theo học được ngành toán quá mới của thế giới đương đại …

Hơn nữa, người ta cũng biết thân biết phận là Cự môn thủ Mệnh, khi đọc sách Tử vi Đẩu số – tập 1 – trang 224 – dòng 3 trên xuống có nói “nếu nghiên cứu thêm cửu lưu, thì cuộc đời sẽ đỡ được vất vả” … người ta đọc sách, ứng dụng, tự mình cải số vậy

————-

Theo lá số Tử vi thì đúng là như vậy. Khi nói suy tượng, thì ở gia đình Tôi có mấy người sống tương đối sung túc, vậy mà gần 3 năm nay ngày nào cũng phải uống một đống thuốc. Cho nên, mới nói suy tượng cái thân ngồi trên đống thuốc là vậy.

————-

Ryan ghép 4 tượng sao => giải nghĩa thật cô đọng súc tích,

Tôi thường dùng 3 tượng sao để giải ý nghĩa, chủ yếu dựa vào 3 vòng Tuế – Sinh – Lộc đại diện cho 3 Hào của một quái Dịch vậy.

————-

Chào HoangHun

Chủ đề rất thú vị, Tôi tham gia cụm từ thứ nhất về ghép chữ: tả không hữu kiếp

Suy tượng:

– Kiến giải thứ nhất là: tay bên phải yếu, tay bên trái khỏe

– Kiến giải thứ hai là: trọng nhà vợ hơn trọng nhà mình

– Kiến giải thứ ba là: ngủ nằm quay lưng bên trái, không quay sang bên phải với vợ

….v.v…

Cụm từ thứ hai về ghép chữ: Mệnh chính Thân sinh (cung Tứ chính Tứ sinh)

Suy tượng:

– Kiến giải thứ nhất là: Mệnh sinh trong nhung lụa, Thân ngồi trên đống thuốc.

– Kiến giải thứ hai: Mệnh quý tòng tiện tự đạt, Thân tiện quý vị tự nguy (Mệnh quý ở môi trường vất vả tự thành đạt, Thân tiện ngồi ở nơi môi trường phú quý thì tự kéo kẻ thù đến)

…v.v…

HuangHun cho lời ghép chữ tiếp

HaUyen

————-

PhapVan có Lời giải sâu sắc, lỗ chân lông là cửa ngõ (môn) ra vào của Vinh Vệ, qua đây Tà khí nhân cơ thể hư hàn mà xâm nhập, Mệnh lại cư Dần chứa Phế kinh, thật là rõ ràng vậy !

————-

Khi đối chứng lá số Tử vi với bảng chế định từ HOÀNG ĐẾ NỘI KINH, cung Giải Ách của bạn cư Dậu tương ứng với Thận kinh, có can Quý làm chủ. Mệnh cư Dần chứa Phế kinh. Một đặc điểm của lá số này, đó là âm dương đối đãi hợp giao lại tương ứng với can Giáp ngày sinh, cung Thê chứa Đởm (mật) …

Xét theo bề mặt chữ viết trên mạng ảo này, thì cũng khó để chẩn đoán sát với bệnh cảnh được, chỉ để Bạn tham khảo thêm.

————-

Tại huyệt Chí dương, bạn chỉ tập chung tinh thần luyện ý, mà không phải dẫn khí, không cần phải theo giờ mở của Huyệt. Bạn như luôn nhìn huyệt này. Sức mạnh theo ý chí mà tự đến

Phép Tý – Ngọ cư trú ở trong sách Giáp Ất Kinh đã dịch và xuất bản tại VN (2 tập), hoặc là sách Nguyên lý thời sinh học cổ phương Đông tác giả Lê Văn Sửu. Bạn tìm đọc sẽ hiểu sâu và rõ ràng hơn. Trình bày trên Diễn đàn thì tôi nghĩ sẽ sơ xài, không giúp ích được gì cho bạn.

————-

Như vậy, thì tam cơ = thiên cơ + nhân cơ + thời cơ cũng khó mang lại giá trị thực gì cho mỗi chúng ta

————-

Anh PhapVan dùng động từ phải để nói về Tính và Mệnh, vấn đề là làm như thế nào để định vị được đây? Nếu đã hội đủ nhận thức và có được phương pháp để định vị, thì có thể không còn gọi là tính mệnh nữa.

Làm như thế nào? Có ai trong thiên hạ giúp Tôi biết cách phải làm như thế nào để tôi biết định vị được tính và mệnh của tôi ! Cuối cùng, là trở về với ta và ngã chăng!

Tôi nghĩ như vậy, không biết có đúng với ý của Phapvan không !

————-

LethanhNhi đọc sách, chắc cũng ít thấy sách viết về mối quan hệ giữa Cục và Cung, khi ta thống kê trong chừng mực tối thiểu, thì cũng nhận thấy có vấn đề của nó, ví như Thủy cục tuổi Canh, mà Mệnh lại cư cung Thân Dậu, chắc là phải khác với Thủy cục tuổi Bính mà Mệnh cư cung Thìn Tị, hay ví như Mộc cục tuổi Ất mà Mệnh cư cung Dần Mão, … trong khi sách chỉ viết nhìn “Cách – Cục định cao thấp” … lá số 2 này, ở ngôi vị tương đương với ông Đào An chủ tịch thành phố Hải Phòng

————-

Cũng không hẳn như vậy, học phái trong “Thâm cốc mật quyết” và phương pháp luận của cụ Thiên Lương, đều buộc phải có những nguyên tắc “mật truyền”, ví như cung Âm thì trọng “nội củng” mà cung Dương thì trọng “ngoại củng”, “nội” gặp xung thì hóa “ngoại” gặp xung thì biến … phương pháp luận của cụ Thiên Lương trọng vòng Thái tuế, cũng đã được cổ nhân viết thành sách chú giải kỹ, “luận” các phương pháp để thấy cái hay cái dở, thì cụ Thiên Lương rất minh tường

Cho nên nhờ có diễn đàn mà chúng ta được giao lưu vậy.

————-

Chào các Bạn

Năm ví dụ mẫu về số Tử vi, ứng với 5 người mà Tôi đã chuyển tải lên diễn đàn chia vui cùng anh chị em, với mong muốn cùng anh chị em từng bước soát xét câu nói: “Định cách cục phân cao thấp”, có thể chúng ta sẽ có thêm những mẫu lá số sau này tùy theo thời, nhưng đây là những ví dụ mà ta có thể tham khảo.

Cảm ơn Diệu Bích về Topic rất vui, mà Diệu Bích cũng nhiều lá số cụ thể rất cần cho nghiên cứu, Tôi đã lưu lại rồi

————-

Đừng nên mang nặng ảnh hưởng của Lý Số như vậy ! Mặc dù có thể nói, môi trường làm việc của Quandct, là nơi quy hoạch cán bộ tầm chiến lược. Nơi đây có thể mở ra cho Bạn những mối quan hệ và tầm nhìn được bao quát hơn. Nhưng, trong những trường hợp mà Quangdct biết, thì không có nghĩa, mỗi người đều được chuẩn bị sẵn chỗ Ngôi – Vị.

Trong Dịch có khái niệm “hàm nhị vi nhất” (hợp hai làm một), khi Thời và Vị được hợp làm một (Thời Vị nhất cục), ta có thể hiểu đơn giản là thời gian ngắn lại, có thể = 0, như nói 7 tuổi đã lên Ngôi Vị, mặc áo cẩm bào, quần thần vẫn đương nhiên phải quỳ lạy … Đây là nói cái Dụng của Hậu thiên, được thông qua 8 con số: 1-2-3-4-5-6-7-8, thay bằng tám chữ: Chiến – Thuyết – Kiến – Xuất – Tề – Lao – Thành – Dịch (Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, chí dịch hồ khôn, thuyết ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn). Có thể nói, đây là căn cứ lý luận của hậu thiên, để cho các Đạo gia xây dựng học thuyết của mình vậy.

Quangdct lưu ý, những chữ viết này, đều phải tuân theo thứ tự. Nếu mất đi tính trật tự này, thì tình trạng rối loạn sẽ xảy ra. Tự nhiên là như vậy ! Câu hỏi được đặt ra là, con dân trăm họ, tại sao không được vào Trường quy hoạch cán bộ, nơi Quangdct đang giảng dạy? Có phải ai ai cũng được vào học, để ứng với lá số của mỗi người, khi hóa Quyền nhập hạn? Vậy nên, ta có thể đơn giản mà hiểu rằng, “Thời” nay, nếu không có chứng chỉ của Học viện, thì hóa Quyền cũng chẳng có tác dụng gì !!!

Cho nên, ngài Trần Đoàn, hay ngài Thiệu Ung rất tôn trong quy luật này khi lập thuyết, ví như trong Mai Hoa, ngài Thiệu Ung đã lập thuyết: 1 ứng với chiến, 2 ứng với thuyết, 3 ứng với kiến, … cũng như ngài Trần Đoàn lập thuyết cho Tử vi, hợp trị số của Cục với khí Ngũ hành nguyệt kiến, định lệ dòng hợp lưu cho Sinh Mệnh của con người vậy.

Quangdct tham khảo thêm.

————-

Chào Quangdct

Gần đây, Tôi nhìn lá số hay bị bệnh phiến diện. Tại sao nói vậy?

Một bạn trẻ hiện hữu sinh năm 1981 (xin được dấu tên và ngày giờ sinh), có Bố đẻ là Phó chủ tịch tỉnh HD, có Bố vợ là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh HD, đang giữ chức Phó GĐ Sở kế hoạch đầu tư. Vậy thì Tứ hóa nào? hay Sao nào? hay cách cục nào? để cho chúng ta nghiệm lý đây !!!

Cho nên, trường hợp lá số này, chúng ta chỉ nên tham khảo thôi, rất khó để nghiệm lý vậy !

==============

P/s: bệnh phiến diện được hiểu là: ví như Tử vi hội Thiên tướng tại Thìn, vậy thì diện sẽ nhìn về cung Tuất Hợi, theo tượng chiến hồ Càn.

Đây là tính “Thấy” trong Tử vi. Trường phái trong Tử Cấm Thành gọi cách cục này là: Thời Vị Nhất cục, tiếp theo sau mới đến lượt Thủy nhị cục, Mộc tam cục, …

————-

Cảm ơn anh Ehem, cháu trai này sinh tại miền Bắc.

Anh có thấy mô hình lá số này, tính truyền tinh tương đối rõ nét, Tôi chưa nghĩ tới cung Phụ Mãu cư Mão lại ứng tới Ủy viên Bộ Chính trị. Kể cũng lạ.

Anh tham khảo, giúp thêm những sự kiện chính trong 14 tháng tới (lời giải).

Cảm ơn anh Ehem.

————-

Anh Ehem

– Số 3 phối hợp với Mộc khí, thì cái Lý của nó là: thay cũ đổi mới.

– Năm Canh, Mộc tam cục an tại cung Ngọ Mùi, Tuế cư Dần thì Sinh khí của trời đất gia cung Tý cư Di phát động Tử vi tọa Mệnh Ngọ cung. (Tứ tắc Tuần Triệt Ngọ Mùi)

Cho nên, người ứng với lá số này được quy hoạch từ năm 2010 – Canh Dần !

Anh tham khảo thêm

————-

Anh Phuc Loc

Thực ra, Tôi không lên tiếng khẳng định. Khi thấy anh Ehem đưa ra nhận xét của mình, hơn nữa anh Ehem đang định hướng một lớp học TV, cho nên Tôi cũng thuận theo, để có một ví dụ giảng dạy cụ thể, là như vậy. Nếu anh Ehem không lên tiếng, thì tôi cũng im lặng. Vì cho rằng, mỗi người có một quan điểm riêng, trong sân chơi này, để học hỏi nghiệm lý.

Chúng ta có thể nhào nặn một lá số, mà quá trình bình số và giải số, vẫn sát gần với đương số. Cũng như báo chí định hướng đương số Huệ sinh ngày 15/3, … như vậy, chúng ta có thể hiểu, tại sao cụ Tân Mão nhập vai xem bói.

————-

Số tới thềm bậc này rồi, Tôi nghĩ Tử vi khó có thể bao quát được đại cục. Một thời gian “gần lửa rát mặt”, nên Tôi hiểu như vậy.

————-

Thầy của Lethanhnhi đã định hướng rất đúng, khi nói: “Nam trưởng nam già, Nữ trưởng nữ già”, những chỉ dạy này đều có cơ sở nguyên tắc của nó:

Nhiên cố nhân luận Mệnh, phân tam chủ, định tam hạn,

Dĩ Niên chủ Nguyệt quản Sơ chủ

Nguyệt dư Nhật quản Trung chủ

Nhật dư Thời quản Mạt chủ”

Như tuổi của Tôi bây giờ chỉ phân theo Ngày và Giờ, khi sự hay việc đến đối với Sơ – Trung – Mạt vậy.

————-

Minhgiac niên can là Bính, niên chi là Dần, sinh tháng Bảy, ngày 26 al (ngày Đinh Mùi), giờ Mão, Cự môn thủ mệnh cư Tị – không phải “miếu”

Tại trang lyso.vn, mục Chuyên đề tử vi, topic Cự môn nhàn đàm do Tuetvnb khởi xướng, có trích dẫn câu trong Đẩu số toàn thư: “Cự môn cư điền thì phá tán tổ nghiệp”

Minhgiac có thể tham khảo câu trích dẫn sau, để biết được hàm nghĩa câu: “Cự môn cư điền thì phá tán tổ nghiệp” mà Đẩu số toàn thư đã dẫn:

Thần mà không có “miếu” thì không có chỗ về (Thần vô miếu vô sở quy)

Người mà không có nhà thì không có nơi ở (Nhân vô thất vô sở thê)

Mệnh mà không có Cung thì không có đất để an thân (Mệnh vô cung vô sở chủ)

————-

Tôi cũng đã nói hết tháng 10 dương lịch sẽ ít tham gia viết bài, mấy tháng trước hai ba người bạn già TQ có thư hỏi thăm, muốn xem khả năng minh mẫn của Tôi tới đâu, … cho nên hai ba tháng nay Tôi viết bài tương đối nhiều là vậy.

Năm nay, Nhâm Thìn 2012, can Ất nhập cung Huynh đệ, tháng 11 âm – thì Hóa Kị nhập cung Quan, … Nam đẩu chủ hướng nội, Bắc đẩu chủ về hướng ngoại, … Tôi cũng tiên lượng được đôi phần

Lưu niên Thái tuế 2012 đang ở tuần Giáp Thân, do vậy lưu Thiên niên của tuần Giáp Thân khởi tại cung Thìn, tương kế lưu thuận tới cung Tý thì gặp can Nhâm, cho nên Thiên niên của Tôi năm 2012 đang ở tại cung Tý gặp cách “Thử đầu đới tiễn” – hạn tháng 11 của Thiên niên nhập cung Mệnh, … bão chưa tan mà gió lại đổi chiều …

Cảm ơn anh NhanKycuc

————-

Chào DieuBich

Tổ hợp lá số này đang thực thi nhiệm kỳ “phía dưới của tảng băng” cũng thú vị, thấy cung Thê được cách “ẩn ngọc” ngộ Hỷ Thần, muốn hỏi DieuBich có biết Vợ của đương số sinh năm nào không?

————-

Cảm ơn DieuBich

Người chồng với cương vị này, dung hòa lợi ích khối EU cũng là vấn đề lớn trong thời điểm 2012 – 2015, khi phải xử lý thông tin đặc biệt từ nhóm Tả Hữu giáp Tử Phá, thường mắc lỗi bắt nguồn từ “chính Thê”, cho nên Tôi muốn tham khảo thêm tuổi của Vợ, nay lại được biết cụ thể lá số người Vợ, như DieuBich biết cũng chỉ là kinh nghiệm của chúng ta, khi đối chứng tham khảo thêm từ số Tử vi mà thôi.

————-

– Lòng tin hóa thành tranh chấp kiện tụng, tháng Tám âm lịch nên tránh cho Bố Mẹ sự kiện lao lý này, nguyệt lệnh gặp quẻ Dự cho ta biết rằng, tình và nghĩa biến đổi bất thường, có thể xảy ra đối với cả họ hàng.

– Hỏa lục cục (can Ất) gặp mùa Đông (cung Tý Sửu tháng 11 và 12), thì tình trạng thường xảy ra sự vô lễ, dẫn tới tính tình đột ngột hung hãn hiếu sát. Nguyên nhân từ Kim tứ cục (năm Nhâm) ở vào thời xuân hạ, khiến cho “tính” không chỉ lạnh lùng mà còn mang lại sự vô ơn. Thủy nhị cục (năm Nhâm) nhập cung Ngọ Mùi, thường môi trường quan hệ ở vào tình trạng xa sút về “trí”

————-

Đại vận can Ất, năm Nhâm thì can Ất xâm nhập cung Tị => mối quan hệ phải bằng tiền từ mẹ hoặc gia đình bên ngoại gánh 2 Kị giúp Minhgiac, ngờ rằng gặp tuổi Giáp Tý phá (đại vận Hợi Mão Mùi, nhật nguyệt hội vu Ngọ, xuất vu Bính, nhập viên vu Giáp)

————-

Niên can Bính, niên chi Dần:

– Tháng Bảy giờ Mão = Quý Tị

– Tháng Tám giờ Mão = Giáp Ngọ

– Tháng Chín giờ Mão = Ất Mùi = 21 ~ 32 = Tử phù + Thanh long + Kim cục ==> “dự nghĩa bất thường” = “Thắt chặt miệng túi” (Khôn, Lục tứ)

Tặng Minhgiac ngày mai lên tầu

————-

Trần Đoàn viết:

“Cố thiểu nam thiểu nữ nạp can vu Nam, dĩ Nam giả vật hóa chi địa dã. Cố Chấn Đoài tư kỳ hóa yên.

Cố trung nam trung nữ nạp can vu Bắc, dĩ Bắc giả vật thu tàng dã. Cố Khảm Ly tư kỳ nhiệm yên.

Cố trưởng nam trưởng nữ nạp can vu Tây, dĩ Tây giả vật thành chi địa dã. Cố Chấn Tốn chuyên kỳ lệnh yên”

Tôi trích dẫn câu này, với dụ ý nói tại sao Tôi lại viết tại bài #98 là: “Hành vận Nam phương chủ tự hóa,… “

Vì chủ đề của Topic là: Minhgiac trả lời …

Cho nên, chúng ta có thể trao đổi học thuật cùng nhau rằng, tại sao Tôi lại nói về số Tử vi ứng với Bạn là “Tự hóa”, nếu Lethanhnhi quan tâm đến nội dung này.

————-

Chúng ta có cùng một góc tứ Duy thiên định ở Tiên thiên, trở về với Hậu thiên hình thành một sân chơi này, cho nên Tôi và Lethanhnhi, cũng như anh chi em sinh hoạt trên diễn đàn giao lưu với nội dung minh triết phương Đông. Theo lời đề nghị của Lethanhnhi, thì sức khỏe của Tôi sáng nắng chiều mưa, ngờ rằng khó có thể đi đến đích, âu lo không giữ trọn lời hứa với nhau, có đầu mà chẳng thể có cuối vậy.

Nói về Sách học thì Tôi cũng không nhớ được, theo như tổ hợp năm tháng ngày giờ sinh ứng với Lethanhnhi, thì nói Trời 7, điều này có nghĩa là tại Bắc phương, số 1 chuyển hóa thành số 7, hình thành một trật tự là 8 – 7 – 6 (mà không phải là 8 – 1 – 6). Ngài Trần Đoàn nói rằng:

(Xin lỗi, Tôi có việc sẽ viết tiếp sau)

————-

Cảm ơn Lethanhnhi đã cung cấp thông tin

Sinh tháng đủ, ngày 12/11/1986

Lục Canh nhật sinh thời Tân Tị, Thiên quan hợp đạo tự thân sinh

Vi nhân cương nghị Thê Tài tổn, vận đáo Kim hương quý Lộc hưởng !

Hành vận Nam phương chủ tự hóa, khởi nguồn cho Mệnh từ Sửu mộ = Trực phù + Bệnh phù, khởi nguồn cho Thân = Phúc đức + Phi liêm, sinh tháng Mười = Tự hình

————-

Ý nghĩa của riêng từng sao, như Lực sỹ hay Tang môn, thì sách vở đã có chú giải, nhưng khi kết hợp tại một cung, thì tính lý của Sao sẽ biến nghĩa, ví dụ như trường hợp của Tôi, gồm Lực sỹ + Tang môn, cho ta biết hàm nghĩa:

– Thể nhu phục cương

– Đa học bất thực

– Tắc kế suy bất thâm

Cho nên, như Tôi đã nói với Minhgiac rồi, Tôi thường an trước hai vòng Thái tuế và Bác sỹ là vì vậy.

————-

Anh Lý Long Ngư Vũ đã tới đích (thị) rồi, nhanh quá.

Nói rằng: “Hung kết hợp với Cát, tất trong Hung mang Cát. Vậy thì yếu tố nào chiếm ưu thế? Vấn đề ở đây phải chăng còn phụ thuộc vào sự so sánh giữa Địa chi của “Cát và Hung”, có nghĩa là vòng Thái tuế, lại thêm kết hợp với tương sinh hay tương khắc Ngũ hành trong Mệnh cục. Nếu ngũ hành tương sinh thì Cát thắng Hung, nếu ngũ hành tương khắc thì Cát sẽ bại”

————-

Minhgiac bàn thêm về sự “đồng” và “dị” giữa cách và cục được không thông qua số Tử vi của minhgiac?

————-

Số Tử vi ứng với Tôi, thì Mệnh được khởi nguồn từ Trực phù + Phục binh (cung Mão), còn Thân được khởi nguồn từ Tử phù + Tướng quân (cung Dậu)

————-

Trực phù + Phục binh cho biết rằng hành vận không thuận, tài và đức thường chuyển hóa thành hư danh, nếu làm việc võ đoán thì phải gánh lấy sự hối hận. Lại thêm đứng ở trong môi trường đa mộc (Ất Mão), thì tính khí giữa “phải” (thị) và “không phải” (phi) thường gặp phải tình huống cố chấp. Đây là nơi khởi nguồn cho Mệnh của Tôi, trong suốt quá trình làm việc cho đến nay, kiểm nghiệm thấy sát thực.

Nơi khởi nguồn (Tử phù + Phục binh) có quan hệ như thế nào với nơi “an cư” của Mệnh (Lực sỹ + Tang môn)??? Minhgiac có thể chú giải được không?

————-

Nới “an” mệnh” của Tôi là Hỏa cục, vậy Tôi có thể nói rằng: “minh ngoại hôn nội” có được không?

Sau đó mới xét tới Lực sỹ + Tang môn

————-

Cảm ơn Lethanhnhi,

Tôi và Minhgiac đang tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa Mệnh và Thân có đồng cách cục, thì mang lại lợi ích gì khi chúng ta ứng dụng vào cuộc sồng thường ngày.

Sinh hoạt cộng đồng mạng, Lethanhnhi có thể đưa ra ý kiến của mình, chúng ta cùng tìm hiểu thêm.

————-

Đơn giản thì PMK cũng tự trả lời được, ví như sinh tháng 7 giờ Dần thì đương nhiên là Mệnh cư Ngọ.

Nói theo luận điệu trường phái Quan học trong Tử cấm thành, thì phải xác định được Tam cực của một quẻ Dịch. Ví dụ quẻ Ất tính cho năm 2012 được quẻ Vô vọng, thì Tam cực được xác định như sau:

– Quẻ Quan là quẻ Địa cực cho quẻ Vô vọng

– Quẻ Khuê là quẻ Nhân cực cho quẻ Vô vọng

– Quẻ Cách là quẻ Thiên cực cho quẻ Vô vọng

Sau khi xác định được Tam cực, thì sẽ biết được Lưỡng nghi của Tam cực. Ví dụ như xác định cho Lý Địa như sau:

Hào Sơ và Tứ của quẻ Vô vọng chứa trong lòng hào Nhị và hào Tam. Hào Nhị biến được quẻ Lý. Hào Tam biến được quẻ Đồng nhân. Từ đây mà biết được lưỡng cực cho Lý địa:

Lý <=== Quan ===> Đồng nhân

Tương tự như vậy mà xác định được đầu cuối cho Lý Thiên và Lý Nhân. Khi xác định được giới hạn của Tam cực, thì sẽ mở ra cánh cửa Lưỡng nghi, có nghĩa là có đầu và có cuối, có chung có thuỷ, tức là biết được giới hạn điểm đầu và điểm cuối của mỗi cực. Biết được Tam cực thì mới biết được sự hình thành của Khoa – Quyền – Lộc – Kỵ vậy.

————-

Vận hội này, số 1 khởi tại cung Thân (Giáp), số 9 tới cung Thìn (Nhâm). Thủy tới thì sinh, thủy đi thì tử. Theo đó, 4 chu kỳ của mặt Trăng gây nên thủy triều trong tháng, ngờ rằng ngày 3 và ngày 5 chưa ứng kỳ.

————-

Chào Htruongdinh

Bạn có thể cho biết:

– Tuổi của Cha Mẹ, đây là xét theo thuyết lưỡng nghi Cha Mẹ

– Gia đình mấy anh chị em, thứ tự của Bạn trong cung Huynh đệ, đây là xét theo thuyết Càn Khôn sinh lục tử.

Tôi muốn biết là vì, khi chúng ta nói để hiểu được Vận – Mệnh, thì đừng mong cầu vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết vậy.

Xin cảm ơn.

————-

Htruongdinh cho Tôi một số ngày để khảo cứu tổ hợp năm tháng ngày giờ sinh được kỹ lưỡng thêm.

Những đúc kết trải nghiệm cuộc sống của cá nhân Tôi, nghĩ rằng nhiều nhân tố không còn phù hợp với thời và thế hiện nay, khi thông qua lá số để khảo cứu về Nhân học.

Tổ hợp năm tháng ngày giờ của mỗi người, luôn cho chúng ta 5 động thái về cục, Bạn nên quan tâm về vấn đề này là hàng đầu, sau đó mới luận giải đến phối cục và cách, Tôi thường đi theo nguyên tắc này vậy.

————-

Chào anh Vuivui

Tôi với Anh tuy ở rất xa nhau, nhưng đều có chung một hướng nhìn đồng thuận, khi cộng đồng những người yêu thích Đông phương học đang ở trong tình trạng còn nhiều hạn chế, kể cả giới chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Ngoài tính khách quan về Hán ngữ và dịch thuật, thì nguồn tư liệu vẫn là một trong những nhân tố đang là trở ngại, đối với giới nghiên cứu, cũng như cộng đồng mọi người yêu thích lẽ “hư huyền” Đông phương.

Trước hêt, xin chân thành cảm ơn Anh, những tâm tư Anh đã gìm lòng trong trong thời gian dài, một người đi trước như Anh và Tôi, khi nhìn tới Thế hệ tương lai, nay Anh đã bộc lộ cùng Tôi và Bạn đọc. Đúng như Anh đã nói, Tôi cũng tham gia một số trang web và cũng chịu đọc những bài viết, thì nhận thấy tính say mê, yêu thích lẽ “hư huyền” Đông phương của cộng đồng là rất cao. Nhưng, ta dễ nhận thấy một điều, đó thường là tính tự phát, mà không thấy tính hệ thống của ngành sư phạm vậy. Một lần nữa, xin cảm ơn Anh sự chia sẻ này.

Tôi tự nhận thấy, về ý chí hay năng lực tư duy của bản thân, còn có thể gắng. Nhưng cái “thân” của Tôi đã bắt đầu không chịu nghe theo. Hành động đã không theo ý mình. Cho nên, điều mà Anh nói dẫn dắt hậu học, Tôi sợ rằng khó có thể đến đầu đến cuối, nên chăng để tôi đứng sau, thấy điều gì có thể đóng góp cùng cộng đồng bạn đọc, thì phù hợp với sức của tôi hơn. Anh đã gửi tới Tôi một sức mạnh tinh thần, nhưng Tôi sợ bản thân không giữ được sự dài lâu chính bền.

Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Anh.

HaUyen

————-

Tôi chuyển bài về topic này

“Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành” = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

– Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch – Phúc đức – Phụ mẫu – Mệnh – Huynh đệ – Phu – Tử tôn.

– Khách: năm cung gồm: Tài bạch – Tật ách – Thiên di – Nô bộc – Quan lộc.

Lấy ví dụ theo lá số:

Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: “Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi” (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.

=========================================

Thatsat nói: Cụ cho cháu một thời gian suy nghĩ chiêu thức Nội Đẩu Ngoại Sát này.

=====================

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

– Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì “tai” chuyển biến thành “nạn”, rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, …

– Thứ hai: tôi có nói: “thiên tính bị mất đi” có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: “chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật”

– Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh – Di – Thân.

========================

Về câu: “Thất vi thiên độ”, thì chữ độ này được hiểu như thế nào? Có nhiều cách tiếp cận để chú giải, Ta có thể đơn cử khi căn cứ vào số Luật – Lữ trong Thái Huyền Kinh.

Người xưa lập thuyết, căn cứ vào số ngày “bình dân” trong 1 tháng là 30 ngày, mỗi ngày 12 giờ, nên số Giờ trong tháng là 420 giờ, cho nên Dương Hùng nói: “Vì vậy số của Luật 42, số của Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc là Hoàn hoặc là Phủ. Khi gặp số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ”

– Ví như mỗi ngày ứng với 1 sao trong Nhị thập bát tú, thì từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày thứ 28, ta được số giờ là 336 giờ

– Từ tháng Giêng cho tới tháng Tám, cung khởi Hỏa Lục Cục, ta được số giờ là 420 x 8 = 3360 giờ

Thông qua đây, ta có thể tạm hiểu về chữ độ vậy.

————-

@ Durobi: về câu trích dẫn này, khi đọc một số sách, Tôi thường thấy các nhà Huyền Học nói về “nhân vật”, thì thường chỉ định lập ngôn về nhân tài, mà ít thấy hoặc không bao giờ nghe thấy nói là nhân quan cả. Cũng như ngài Nguyễn Trãi đã nói: “Nhân tài thời nào cũng có”, mà không nói : “Nhân quan thời nào cũng có”

Tôi cũng theo thuyết này khi xét tới tính Khách quan, là một điểm xuất phát, là một trong những nhân tố để biết từ “tai” có chuyển biến thành “họa” hay không vậy.

Tôi theo thuyết này là vì căn cứ vào Dịch nói: “trước ngày Kỷ ba ngày, sau ngày Kỷ ba ngày”, cho nên khi Ta xét tam hội ví như Thân Tý Thìn, thì từ Thân thuận tới Tuất là 3, từ Tý nghịch tới Tuất cũng là 3, thế -ứng Thìn Tuất hợp hai làm một vậy.

Bạn tham khảo thêm.

————-

Chào Minh An

Minh An đã thư tới Tôi hỏi về Dịch, nên ta nói về Dịch vậy.

Sinh ngày Canh Tuất, cho ta biết rằng ngồi tại hào 6 khi quái Chấn cư Ngoại. Quái Chấn cưỡi lên 8 nội quái, nên ngày Canh Tuất được nạp vào 8 quẻ có quái Chấn cư ngoại.

Một quẻ Dịch khi xuất cung gồm 120 biến. Một quẻ Dịch không xuất cung gồm 81 biến. Nói xuất cung là nói về động hào 6, một quẻ Dịch động hào 6 thì ngũ hành bản cung sẽ biến, cho nên gọi là xuất cung.

Ví như can Mậu là chủ can năm, được quẻ Lôi Thủy Giải, thì ngày sinh Canh Tuất nạp tại hào 6. Khi quẻ Giải động hào Sơ – Nhị – Tam – Tứ – Ngũ sẽ gồm 81 biến, ta nói quẻ Giải không xuất cung, nếu động tới hào Thượng thì gồm 120 biến, thì nói rằng quẻ Giải đã xuất cung, có nghĩa là ngày Canh Tuất sẽ biến thành một ngày sinh khác, điều này là không thể. Chính vì vậy, Cổ nhân lập thuyết về “sinh mệnh” căn cứ vào 1 quẻ 81 biến, còn khi dùng số 120 biến của 1 quẻ, là để biết được sự ảnh hưởng của Trời Đất trong thế giới tự nhiên.

Kết cấu 6 hào của một quẻ Dịch, về nguyên lý sẽ xuay quanh một quẻ Dịch nào đó, ví như tạo thành một “hố đen”, hoặc nói rằng hình thành nên một đường “trục”, hoặc nói rằng đó là “Đạo” vậy. Như quẻ Giải thì 6 hào của quẻ lấy quẻ Khuê làm Trục trung tâm, đó là nói quẻ Giải xuất cung, còn quẻ Giải không xuất cung thì lấy quẻ Đoài làm Trục trung tâm.

Nói như vậy, để Minh An hiểu quan điểm của Tôi, trả lời thư của Minh An có hỏi về mối quan hệ giữa số Tử Vi và quẻ Dịch. Kết cấu 6 hào của một quẻ nếu không có Đạo, thì hệ thống của quẻ sẽ bị phá vỡ, 6 hào của một quẻ sẽ không còn tính trật tự nữa.

HaUyen

————-

Cảnh Huynh đệ tương tàn khi thiết lập lại trật tự mới. Cảnh lựa chọn Hoàng tử kế vị, cũng đã dẫn tới nội chiến ngầm trong hậu cung. Đều để lại những hậu quả lâu dài.

Những cảnh tượng này, được cơ yếu và hội đồng quân cơ nén thông tin vào sao Mộc dục, tôi theo thuyết này được mật truyền trong Cấm Thư. Vấn đề là giải mật mã thôi !

Những điều này, lịch sử thời chế độ Phong kiến đã xảy ra. Tôi hiểu được thông tin VietMao đã dẫn giải.

Cảm ơn VietMao.

HaUyen

————-

Sau khi người bạn nói thông tin ngày sinh của đương số, tôi nghĩ nhiều tới điều gì tạo nên được sự ảnh hưởng rộng rãi như vậy.

Xét theo kết cấu lập thuyết về Tử vi, thì chỉ có 4 cung có khả năng gây ảnh sâu rộng, có tần số vang xa. Đó là 4 cung Thân – Ngọ – Thìn – Sửu. Tại sao nói vậy?

Ngày hôm nay, giới Khoa học cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của mặt Trăng đối với trái đất, khi tiệm cận tới ngày Trăng tròn hàng tháng. Còn đối với Tử vi, thì 4 cung này ứng với ngày 15 xác định vị trí của Đế tinh. Đó là:

– Thủy cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Thân

– Mộc cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Ngọ

– Thổ cục và Kim cục ngày 15 tại Thìn

– Hỏa cục tại Sửu.

Cũng không đứng trên thuyết này để khẳng định ngày sinh của đương số, nhưng cũng là một căn cứ để khảo cứu vậy.

————-

Sau khi người bạn nói thông tin ngày sinh của đương số, tôi nghĩ nhiều tới điều gì tạo nên được sự ảnh hưởng rộng rãi như vậy.

Xét theo kết cấu lập thuyết về Tử vi, thì chỉ có 4 cung có khả năng gây ảnh sâu rộng, có tần số vang xa. Đó là 4 cung Thân – Ngọ – Thìn – Sửu. Tại sao nói vậy?

Ngày hôm nay, giới Khoa học cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của mặt Trăng đối với trái đất, khi tiệm cận tới ngày Trăng tròn hàng tháng. Còn đối với Tử vi, thì 4 cung này ứng với ngày 15 xác định vị trí của Đế tinh. Đó là:

– Thủy cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Thân

– Mộc cục ngày 15 thì Tử vi tại cung Ngọ

– Thổ cục và Kim cục ngày 15 tại Thìn

– Hỏa cục tại Sửu.

Cũng không đứng trên thuyết này để khẳng định ngày sinh của đương số, nhưng cũng là một căn cứ để khảo cứu vậy.

————-

Tư liệu khảo cứu những bản cổ chú về Tử vi không được nhiều. Nếu như không khảo cứu những bản cổ chú, một mình làm sao có thể biết được đâu là lẽ phải?

Khi đọc sánh sưu tầm đã được nghiên cứu rộng rãi, cốt để tìm ra cái đúng, nhưng không phải bản cổ chú nào cũng đúng cả. Phân biệt với thái độ chọn lựa cái đúng để theo, không phủ nhận khiên cưỡng, cũng không a dua phụ họa.

Như vậy, để được gọi là biết đọc sách, biết khảo cổ, thì thời gian trong một ngày thường ở vào tình trạng phải được ưu tiên rất nhiều.

Chủ đề mở ra, những nghĩa lý quán thông, rồi những cơ sở để dẫn tới độ tin cậy, … nếu lấy nghĩa thông giả của “mặt chữ”, để chú giải cho ” ý nghĩa” của Sao, để nêu rõ lẽ phải, để có công đối với việc mở rộng kinh nghĩa, … thật cũng là một việc nan nghi.

HaUyen

————-

Cảm ơn anh VuiVui đã có lời bình !

Tôi vẫn đang mong chờ anh ThatSat đưa ra những dẫn giải mới, ví như đã nói về xa – gần, trước – sau, … nay còn khái niệm trên – dưới đối với cặp Mệnh – Di, tôi đã đưa ra một số ý kiến, anh ThatSat cho lời bình thêm

Chắc là rất thú vị, khi chúng ta nhìn lại rồi đưa ra những kết luận về học thuyết của tiền nhân sẽ được hiểu là như thế nào để được gọi là đúng, và hiểu như thế nào thì gọi là sai.

————-

Anh Thasat

Tôi có nghe nói về Lập lá số âm, có nghĩa là Lập lá số dương là những lá số chúng ta đã làm quen từ trước cho tới nay. Không biết Thatsat có nghe nói về “Lá số âm” hay không? Thế hệ những người như Tôi không kịp nắm bắt những kiến thức mới, còn nhiều hạn chế, đành chấp nhận ở một góc độ nào đó. Tôi xin lắng nghe và suy ngẫm.

————-

Tôi bổ xung thêm:

Nguồn thông tin về “Lá số âm” này là từ người bạn quốc tịch TQ, cùng thời giao lưu với nhóm bọn Tôi từ thời được cử sang học ở Đường Lâm TQ, đại ý xuất phát từ quẻ 04 quẻ ứng với Tứ Trụ, mỗi quẻ 06 hào được số 24 hào ứng 24 tiết – khí, theo đó nay đã có 12 cung dương, thì đương nhiên tồn lại 12 cung âm. Tôi chuyển tải thông tin để cùng tham khảo vậy.

————-

Anh Thatsat

Quan điểm của Tôi khi bàn về Mệnh – Thân, cho rằng Mệnh ẩn Thân hiện, mọi mối quan hệ đều động xung quanh cái Thân, ngoài cặp giờ Mão Dậu ra, tôi vẫn lấy Di làm trọng. Điều này căn cứ theo nguyên tắc: làm sao tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta? …

Cũng có thể do đặc trưng nghề nghiệp “không được phép sai lầm” ảnh hưởng, lại thêm luôn phải hoạt động động lập, nhập nhiều vai diễn, …

Nay chúng ta nhìn lại xem Cổ nhân đã nói những gì về mặt Tư tưởng đối với Mệnh Di

– Trang Tử – Tắc dương 莊 子 – 則 陽 có nói: “An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau” (安 危 相 易, 禍 福 相 生。 An nguy tương dịch, họa phúc tương sinh)

– Hoài Nam Tử – Nhân gian huấn 淮 南 子 – 詮 言 訓 có nói: “Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau” (禍 與 福 同 門, 利 與 害 為 鄰。Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân.)

– Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức. (Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu – Đạo Đức Kinh – chương 50)

– Người ở chỗ vuông mà không hại ai. Tuy người ở chỗ góc cạnh mà không làm tổn thương ai. Tuy người ở nơi ngay thẳng mà chẳng khắc nghiệt với ai. Tuy người ở nơi sáng rõ mà không làm chói lòa mắt ai.

Ngày xưa gọi là “đắc chí” chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là “đắc chí” chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân mà không phải mệnh; chẳng liên quan gì đến tính mệnh của mỗi người. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được, và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được.

Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay, cái nghe của người giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng quen mùi vị thịt rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] đang là những nhân tố rủi ro theo cơ chế lan truyền. Cho đến lúc hoạn nạn đến, lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn liệu có không được? Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?

Cho nên, Trang Tử – Nhân gian thế 莊 子 – 人 間 世 có nói: “Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh. (福 輕 乎 羽, 莫 之 知 載; 禍 重 乎 地,莫 之 知 避。Phúc khinh hồ vũ,mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa,mạc chi tri tị)

Nói về Lá số âm, tôi được nghe đã lâu, nhưng chưa nắm bắt được nguyên tắc thiết lập. Mấy năm trước, Tôi có thư tới người bạn TQ, thì vấn đề chuyển thành trao đổi, Tôi muốn có được nguyên lý “Lá số âm”, thì phải đổi lại một chìa khóa của Thái Ất, cho nên Tôi cũng không thư tín nữa. Một người bạn khác có nói với tôi rằng, kết cấu của “lá số âm” được xây dựng trên nguyên tắc Thiên khắc Địa xung của từng cặp can chi Tứ trụ. Tôi có truy tìm và khảo nghiệm nhưng vẫn chưa có kết quả.

Cảm ơn Thatsat có lời chúc đầu xuân, Tôi xin gửi lời chúc an lành tới Anh cùng gia quyến.

HaUyen

————-

Ngài Trần Đoàn bảo rằng: thuyết Thái cực tổng bằng Không, theo đó những gì tốt cho người này sẽ bị xem là nguy hiểm đối với người khác, những gì tốt cho chủ thể thì bị xem là rủi ro cao cho khách thể, cặp Mệnh & di cũng vậy ! hay ví như những gì tốt cho Trung quốc sẽ bị xem là nguy hiểm đối với Mỹ, …

————-

Chào ChanVuPhong

Tổ hợp thời gian này, đương số sinh tháng nhuận, theo Tử Bình có thể gọi là đặc biệt:

…………Năm………….Tháng…………Ngày………….Giờ

……..Canh Tý……….Ất Dậu………Bính Ngọ…….Tân Mão

Theo truyền thống Tử vi Việt nam, thì Tử Sát thủ Mệnh cư Tị, theo thuyết của Phan Tử Ngư (Nhất Diệp Tri Thu), tính tháng nhuận theo tháng kế tiếp, thì Tham thủ Mệnh cư Ngọ.

1- Người này gia đình đông anh em tầm 7-8 người. Gia đình 5 anh chị em, đương số là con thứ 3 trong gia đình.

2- Người này đi bộ đội, sau làm giám đốc xây dựng, công trình nhà nước. Chính xác, đương số có đi bộ đội, nay vẫn theo quân ngũ.

3- Sinh con gái đầu lòng, con trai thứ. Con gái đầu lòng là đúng, nhưng sinh được khoảng mấy tháng thì mất, con trai thứ là đúng.

4- Vợ bị mổ sẻ. Đúng, nhưng đang mổ thì chết trên bàn mổ năm 1992

5- Lấy vợ lần 2 có thêm con gái

6- Nhà này mổ mả cực phát, bản thân cũng có tâm linh. Tôi không rõ thông tin về mồ mả, bản thân có tính tâm linh là đúng

7- Nhà người này có người bị chết đuối. Chưa xác định được thông tin này

8- Bố mẹ mất vì ung thư phổi. Thông tin này sẽ hỏi lại, đương số đang công tác tại CPC

————-

Chào Trac

Đúng như bạn nói, đối với Dịch, thì tinh – nghĩa nhập thần là để nắm được công dụng. Nắm được công dụng nhằm mục đích là để an thân, mà định được cái “đức” (năng lực thực của mỗi cá nhân). Cái lẽ biến hóa của Dịch, chỉ xét ở nơi gần, cũng đủ để có được sự bình thản ngay chính mà không bị hỗn loạn, đối với “Thần” của ta.

Trong quá trình tìm hiểu về Dịch, Tôi thường vận dụng “nghĩa” bao quát tổng thể khi gặp một quẻ để tự chiêm nghiệm, tiền nhân gọi đó là nghĩa “bao thể” của một quẻ. Thuyết “Bao thể” bao gồm 2 nguyên tắc định lệ quẻ Hỗ:

– Thứ nhất: thuyết “Bao thể” được định lệ theo thuyết Hỗ thể, hào 4 – 3 – 2 được gọi là “Nội quái thủ nhất hỗ”, hào 6 – 5 – 1 được gọi là “Ngoại quái lưu nhất hỗ”. Ví như ta gặp quẻ Đỉnh, thì ta có được “nghĩa” bao quát tổng thể từ quẻ Sơn Thiên Đại súc, hàm nghĩa sức chứa lớn – phong khí quốc gia (Đỉnh) thì phải có sức chứa lớn (Đại súc).

– Thứ hai: thuyết “Bao thể” được định lệ theo thuyết Hỗ ngôi – vị, có tác dụng xác định người chiêm quẻ có ứng hợp với quẻ hay không, được định lệ theo hào 5 – 3 – 1 và 2 – 4 – 6. Ví như ta lại gặp quẻ Đỉnh, theo thuyết hỗ ngôi – vị, thì ta được quẻ Tụng (Nhu)

Đây là những vận dụng được tán rộng thêm, góp thêm cùng lời bình giải của Trac vậy

HaUyen

————-

Một ví dụ vận toán số Hoàng Cực, đương số Minhgiac sinh giờ Mão ngày 31/08/1986

Bước 1: Lập Tứ trụ:

………..Năm…………….Tháng…………….Ngày………………Giờ

………..Bính…………….Bính……………..Đinh……………….Quý

………..Dần……………..Thân……………..Mùi…………………Mão

Bước 2: Phối số Thái Huyền theo Tứ trụ:

………….8………………….8…………………..6……………………..5

………….7………………….8…………………..8……………………..6

Bước 3: Xác định số Nguyên – Hội – Vận – Thế

– Nguyên = 8 + 7 = 15

– Hội = 8 + 8 = 16

– Vận = 6 + 8 = 14

– Thế = 5 + 6 = 11

Bước 3: Lập bản

3-1) Nguyên + Hội = 1516

3-2) Thuận + Nghịch

– Vận = 14 ==> 41

– Thế = 11 ==> 11

– Lập bản Vận + Thế = 4111

Bước 4: Số Thông thần ==> 1515 + 8000 = 9515

Bước 5: Xác định Lời thoán

– Thần số của Nguyên ==> 9515 + 800 = 10315

– Thần số của Hội ==> 9515 + 60 = 9575

– Thần số của Vận ==> 9515 + 5 = 9520

– Thần số của Thế ==> 9615 + 6 = 9521

Bước 6: Xác định ngôi – vị (hào động)

Bước 7 Định Lời thoán: Lời quẻ + Lời hào

Bước 8: Xác định Đại vận + Tiểu vận + Nguyệt vận + Nhật vận + Thời vận.

————-

Chào bạn

Bạn có biết tại sao Tôi căn cứ vào tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh của Minhgiac, để vận toán thêm một vài phương pháp mà cổ nhân đã lập thuyết không?

Tương truyền, người muốn gia nhập giới Đạo gia, thì tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh cần phải thỏa một số điều kiện nhất định.

Trong khi Minhgiac giao lưu với Tôi có nói về hai chữ “Lục Thông”, vấn đề này TanHongThuy có nhận định gì về khái niệm này?

Lục diệu pháp (sáu phương pháp kỳ diệu) là phương pháp hướng người tu tập trong giới Đạo gia, từng bước đạt tới cảnh giới thượng thừa tối cao, công lực này mang lại nhiều giá trị hữu ích, một trong những giá trị đó, là nhìn thấy đường vận hành của 12 đương Kinh trên cơ thể con người, cứu sống con người khi bệnh tật đến trong nhiều thập kỷ qua, trong khi nền tảng Tây Y chưa phát triển như bây giờ.

Lại nói, người ngộ Tử Tham cư Mão trong “cảnh giới” Hỏa cục, hoặc người mệnh gặp Tử Tham cư Dậu trong “cảnh giới” Thủy Thổ cục, có muốn gia nhập tu tập theo Đạo giáo, liệu rằng người Thầy sẽ đồng ý !!!

Nay, đương số sinh vào Hạ Huyền, muốn có cứu cánh nhưng lại “nguyệt hối”, lòng muốn giác ngộ “lục thông”, nào có ai trả lời được đây?

Tiềm năng, tiềm lực, tiềm long, tiềm … , GĐ trung tâm tiềm năng, anh Ngô Đạt Tam cũng bị +K vòm họng, người có khả năng “đặc biệt”, nào có ai đọc bệnh?

Ngài Dương Hùng lập thuyết Thái Huyền, đương số Minhgiac ứng số 3345, nào có ai giải mã số này đây ! Minhgiac giải được mật mã này, đương nhiên sẽ tiếp cận với những thuận lợi hơn.

Số Tử vi ứng với Minhgiac, cung Phúc cư Mùi, Tôi chỉ ra tương hiệp với cung Điền về “giếng”, Minhgiac trả lời rằng: “gia đình đã cho lấp giếng”, điều này cho thấy: nói về Phong Thủy tại nơi cư trú của Minhgiac, phải là người có Phúc phận lớn mới vận toán được ngũ quỷ vận Tài, nào có ai đủ Phúc để khẳng định Ngũ quỷ vận Tài đây !!! (Tỉnh – Quỷ).

Lại xét, Thái tuế cư Dần, thì Quan Phù cư Ngọ, sao Quan Phù còn có tên gọi là “Ngũ quỷ sát”, như vậy, Ngũ quỷ tài vận và Ngũ quỷ sát đứng trước và sau cung Phúc, điều này dẫn tới hệ quả gì đây ! Minhgiac xem số cho người, Tôi xem số cho Minhgiac chỉ ra “mạch khí” phong thủy tại nơi ở, chỉ để nói rằng đây là điều ảnh hưởng mà Minhgiac cần phải quan tâm.

Minhgiac muốn nói về “Lục Thông”, thì có thể số mật mã 3345 là một con đường trong nhiều con đường sẽ phải bước qua !

————-

Chào Maphuong

Tôi có thói quen đọc sách tương đối lâu, để có câu trả lời cùng Bạn chắc không thể nhanh, hơn nữa việc vận dụng Thái Huyền Kinh cũng ít được người theo, do vì kết cấu và tư tưởng của Kinh Thái Huyền rất chuyên sâu, nhiều hàm nghĩa đến nay vẫn có những chú giải chưa được thống nhất. Tôi sẽ trả lời Bạn sau.

Cảm ơn Maphuong nhiều.

HaUyen

————-

Cảm ơn Bạn

Hàng xóm láng giềng với chúng ta, đối với môn Tử Vi nói riêng, hay đối với Huyền Học cũng như minh triết phương Đông, thì hàng xóm của chúng ta đã có những bước tiến rất xa, phải nói lại một lần nữa là rất xa rồi ! Chúng ta giao lưu bắt đầu từ năm 2002 cho tới nay, đành hy vọng sao?

Nói cho vui vậy thôi !

Trở về với cội nguồn, mà cá nhân Tôi chẳng thể làm được gì, kỹ thuật số đang tiến với tốc độ quá nhanh, chúng ta đang thừa hưởng những phát minh khoa học, tất cả đều từ “kỹ thuật số”

————-

Bước 1: Lập Tứ trụ:

Đương số Minhgiac sinh giờ Mão, ngày 31/08/1986, là ngày 26/7 âm lịch, ngày 26 hàng tháng vào giờ Sửu thì mặt Trăng bắt đầu mọc, như vậy sinh sau Hạ Huyền, ánh sáng mặt Trời và mặt Trăng hợp làm một, Trăng biết mất (hối Nguyệt).

………..Năm…………….Tháng…………….Ngày………………Giờ

………..Bính…………….Bính……………..Đinh……………….Quý

………..Dần……………..Thân……………..Mùi…………………Mão

Bước 2: Can Chi Tứ trụ phối quẻ:

……….Cấn……………….Cấn………………Đoài………………Khôn

………Chấn………………Càn………………Cấn……………….Chấn

………..Di……………….Đại súc……………Hàm……………….Phục

Bước 3: Nạp giáp cho Tứ Trụ:

3.1- Nạp giáp cho Niên trụ: quẻ Di

Bính Dần = 7 + 7 = 14

Bính Tý = 7 + 9 = 16

Bính Tuất = 7 + 5 = 12

————– Tổng = 42

Canh Thìn = 8 + 5 = 13

Canh Dần = 8 + 7 = 15

Canh Tý = 8 + 9 = 17

————– Tổng = 45

3.2- Nạp giáp cho Nguyệt trụ: quẻ Đại súc

Bính Dần = 7 + 7 = 14

Bính Tý = 7 + 9 = 16

Bính Tuất = 7 + 5 = 12

————– Tổng = 42

Giáp Thìn = 9 + 5 = 14

Giáp Dần = 9 + 7 = 16

Giáp Tý = 9 + 9 = 18

———— Tổng = 48

3.3- Nạp giáp cho Nhật trụ: quẻ Hàm

Đinh Mùi = 6 + 8 = 14

Đinh Dậu = 6 + 6 = 12

Đinh Hợi = 6 + 4 = 10 (vật dụng, không tính vào số tổng, phạm Tuần Không)

————- Tổng = 26

Bính Thân = 7 + 7 = 14

Bính Ngọ = 7 + 9 = 16

Bính Thìn = 7 + 5 = 12

————- Tổng = 46

3.4- Nạp giáp cho Thời trụ: quẻ Phục

Quý Dậu = 5 + 6 = 11

Quý Hợi = 5 + 4 = 9

Quý Sửu = 5 + 8 = 13

————– Tổng = 33

Canh Thìn = 8 + 5 = 13

Canh Dần = 8 + 7 = 15

Canh Tý = 8 + 9 = 17

————– Tổng = 45

Bước 4: thiết lập Pháp số Thái Huyền

– Năm = 4245

– Tháng = 4248

– Ngày = 2646

– Giờ = 3345

Bước 5: Lời Thoán:

……………v.v……

Bước 6: thiết lập Đại vận

Bước 7: vận toán sinh – tử

————-

Anh chị em cung Minhgiac đọc thêm bài này cho vui !

VẬN TOÁN NGUYÊN – HỘI – VẬN – THẾ

Dịch cho rằng, Thái cực hóa sinh ra thiên địa vạn vật, thời gian và không gian đều là vô cùng vô tận, không gian là vũ, thời gian là trụ. Trên cơ sở này, Thiệu Ung đã coi Lịch sử (thời gian) của vũ trụ như một tiến trình tuần hoàn có bắt đầu có kết thúc, hết một vòng lại bắt đầu một vòng mới.

Hoàng Cực Kinh Thế do Thiệu Ung sáng tác, trong học thuyết của mình ông sử dụng 4 loại đơn vị đo lường thời gian là Nguyên – Hội – Vận – Thế, để khảo cứu suy đoán về thọ mệnh Lịch sử nhân loại.

Một chu kỳ của tự nhiên của vụ trụ, được Thiệu Ung thuyết pháp tương đồng với một chu kỳ lịch sử thế giới nhân loại, mỗi một vòng tuần hoàn là 1 nguyên, tương đương với đơn vị vận toán 129600, đây chỉ rõ Nguyên là đơn vị tính vận toán thời gian lớn nhất.

Thiệu Ung lập thuyết phân 12 hội trong 1 nguyên, biểu thị bằng 12 địa chi và 24 tiết khí, cụ thể:

– Hội Tý được biểu thị bằng khí Đông chí và tiết Tiểu hàn trong 24 tiết khí.

– Hội Sửu được biểu thị bằng khí Đại hàn và tiết Lập xuân.

– Hội Dần được biểu thị bằng khí Vũ thủy và tiết Kinh trập.

– Hội Mão được biểu thị bằng khí Xuân phân và tiết Thanh minh.

– Hội Thìn được biểu thị bằng khí Cốc vũ và tiết Lập hạ

– Hội Tị được biểu thị bằng khí Tiểu mãn và tiết Mang chủng.

– Hội Ngọ được biểu thị bằng khí Hạ chí và tiết Tiểu thử.

– Hội Mùi được biểu thị bằng khí Đại thử và tiết Lập thu.

– Hội Thân được biểu thị bằng khí Xử thử và tiết Bạch lộ.

– Hội Dậu được biểu thị bằng khí Thu phân và tiết Hàn lộ.

– Hội Tuất được biểu thị bằng khí Sương giáng và tiết Lập đông.

– Hội Hợi được biểu thị bằng khí Tiểu tuyết và tiết Đại tuyết.

Một Nguyên vận toán trong 12 Hội được phối hợp với 60 quẻ (bốn quẻ Càn Khôn Khảm Ly không sử dụng – tiên thiên 2 hậu thiên 2). Mỗi Hội ứng với 5 quẻ:

– Hội Tý: Phục – Di – Truân – Ích – Chấn

– Hội Sửu: Phệ hạp – Tùy – Vô vọng – Minh di – Bí

– Hội Dần: Ký tế – Gia nhân – Phong – Cách – Đồng nhân

– Hội Mão: Lâm – Tổn – Tiết – Trung phu – Quy muội

– Hội Thìn: Khuê – Đoài – Lý – Thái – Đại súc

– Hội Tị: Nhu – Tiểu súc – Đại tráng – Đại hữu – Quải

– Hội Ngọ: Cấu – Đại quá – Đỉnh – Hằng – Tốn

– Hội Mùi: Tỉnh – Cổ – Thăng – Tụng – Khốn

– Hội Thân: Vị tế – Quải – Hoán – Mông – Sư

– Hội Dậu: Độn – Hàm – Lữ – Tiểu quá – Tiệm

– Hội Tuất: Kiển – Cấn – Khiêm – Bĩ – Cách

– Hội Hợi: Tấn – Dự – Quan – Tỷ – Bác

Trong 30 Vận của mỗi Vận, đều được dùng 60 hoa Giáp để biểu thị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi dương Hội Tý – Hội Dần – Hội Thìn – Hội Ngọ – Hội Thân – Hội Tuất, thì vận toán từ Giáp Tý đến Quý Tị. Đối với 30 Vận ứng với sáu Hội là chi âm thì vận toán từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi.

Vận toán theo Tinh yếu cực số của Thiệu Ung, Số là đơn vị cơ bản để tạo nên hệ thống suy đoán đối với Hoàng Cực và Thiết Bản. Các bước vận toán cụ thể như sau:

1. Lập Tứ trụ

2. Phối số Thái Huyền với can chi Tứ Trụ

3. Tìm số của Nguyên – Hội – Vận – Thế

– Nguyên: số Thái Huyền của niên Can cộng với số Thái Huyền của niên Chi tìm được số của Nguyên.

– Hội: số Thái Huyền của nguyệt Can cộng với số Thái Huyền của nguyệt Chi tìm được số của Hội

– Vận: số Thái Huyền của nhật Can cộng với số Thái Huyền của nhật Chi tìm được số của Vận

– Thế: số Thái Huyền của thời Can cộng với số Thái Huyền của thời Chi tìm được số của Thế

4. Tìm số cơ bản của Nguyên Hội và số cơ bản của Vận Thế:

4.1- Dùng số của Nguyên làm 2 hàng đơn vị trước, số của Hội làm 2 hàng đơn vị sau. Như vậy sẽ được một số gồm 4 chữ số, tức là số cơ bản của Nguyên Hội.

4.2- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Vận => đảo ngược lại làm 2 số trước

4.3- Đem số hàng chục và hàng đơn vị của số Thế => đảo ngược lại làm 2 số sau

4.4- Kết hợp 4.2 và 4.3 được một số gồm 4 chữ số, tức là tìm được số cơ bản của Vận Thế. Lấy 4.1 và 4.4 mỗi số gồm 4 chữ số để tra lời chiêm.

5. Tìm số cơ bản 1:

5.1- Số đơn vị hàng nghìn của số cơ bản Nguyên Hội cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số, lấy số này để tra lời chiêm.

5.2- Khi lời chiêm phù hợp với hoàn cảnh của vận nhân, thì sử dụng số này để tiến hành vận toán ở bước sau.

5.3- Nếu lời chiêm không phù hợp với vận nhân, thì lần lượt cộng hoặc trừ với số 30 cho tới khi tìm được lời chiêm phù hợp với đương số thì thôi. Như vậy sẽ tìm được 1 số cơ bản.

6. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 1:

6.1- Số đơn vị hàng trăm của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nguyệt Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.2- Số đơn vị hàng trục của số ca bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can, sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền thời Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm

6.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 1 cộng với số Thái Huyền nhật Can sẽ tìm được 1 số để tra lời chiêm.

7. Tìm số cơ bản 2:

7.1- Số hàng nghìn của số cơ bản Vận Thế cộng với số Thái Huyền của niên Can sẽ được 1 số. Lấy số này để tra tìm lời chiêm, nếu phù hợp với hoàn cảnh của người dự đoán, thì lấy số này làm số cơ bản để vận toán ở bước sau.

7.2- Nếu lời chiêm không phù hợp với đương số, thì lần lượt lấy số đó cộng hoặc trừ với số 30, cho tới khi tìm được lời văn thích hợp thì thôi. Như vậy sẽ tìm được số cơ bản 2

8. Tra lời chiêm căn cứ vào số cơ bản 2:

8.1- Số hàng trăm của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nguyệt can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.2- Số đơn vị hàng chục của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.3- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Thời can sẽ được 1 số của Thoán truyện

8.4- Số hàng đơn vị của số cơ bản 2 cộng với số Thái Huyền của Nhật can sẽ được 1 số của Thoán truyện

————-

Minhgiac thân mến

Khi giao lưu, với muôn mặt của đời thường Ta cũng cần có một vài thủ pháp, nhằm kiểm tra xác định thông tin của đương số, mang lại giá trị khi thông tin có độ tin cậy sát gần với đương số.

Nguyên tắc này lấy 1 giờ (= 120) phân làm 8 khắc, mỗi khắc = 15 phút, được gọi là Thời Số Bát Khắc, Minhgiac có thể tham khảo thêm, sau khoảng 6 tháng phản hồi thông tin xác định tính chính xác và độ tin cậy như thế nào?

Thời gian vận toán Thái Huyền Kinh đem 1 ngày phân thành 12 giờ, 1 giờ chia thành 8 khắc, 1 khắc chia thành 15 phân. Vậy tổng cộng 1 ngày có 96 khắc, tương ứng với 1440 phân (phút). Thời khắc sẽ hình thành hướng đi của mệnh vận, xác định khắc theo giờ để truy tìm số đối ứng, mà biết chiều hướng vận động của mệnh vận. Thời số bát khắc được định lệ theo nguyên tắc sau:

1. Giờ Tý:

– Khắc 1 = 3543 = Đèn hoa kết nhụy, hỷ sự trùng lai – ứng tuổi 73 ~ 73

– Khắc 2 = 9585 = Nhà có tang – ứng tuổi 37 ~ 38

– Khắc 3 = 7545 = Sinh con vào năm này.

– Khắc 4 = 3675 = Thủy Hỏa tương hình, bỏ mạng trong thuyền.

– Khắc 5 = 7656 = Anh em hòa hợp, lại được ra vào chốn cung cấm.

– Khắc 6 = 1907 = Tiết trời se lanh, mây trắng bay về – ứng tuổi 35 ~ 36.

– Khắc 7 = 7086 = Ngàn dặm một cánh buồm nhẹ, sóng lặng không sợ hãi – ứng tuổi 57 ~ 58.

– Khắc 8 = 1008 = Gần gũi với quý nhân nhưng vẫn không được lợi, không được ấm no – ứng tuổi 19

2. Giờ Sửu

– Khắc 1 = 5365 = Thọ tinh đêm qua hiện giữa trời, thọ 90 tuổi.

– Khắc 2 = 4003 = Lẽ phải đời này tự có, quý nhân chưa từng can dự (65 ~ 66)

– Khắc 3 = 5993 = Mùa xuân đến vạn vật tươi tốt, trong hang sâu cũng có mùa Xuân (12)

– Khắc 4 = 6374 = Bước vào con đường gập ghềnh khó khăn gian khổ (45 ~ 46)

– Khắc 5 = 6777 = Gió thổi hoa buồn lại thêm tươi, đung đưa không định.

– Khắc 6 = 6981 = Thời gian vận hành, gió xuân lại đến.

– Khắc 7 = 9665 = Mẹ sinh năm Đinh Sửu mới được hợp.

– Khắc 8 = 7086 = Ngàn dặm một cánh buồm nhẹ, sóng lặng không sợ hãi (57 ~ 58)

3. Giờ Dần

– Khắc 1 = 6349 = Bình tĩnh không có gió tuyết (7 ~ 8 tuổi)

– Khắc 2 = 6576 = Mây che ngày u ám, chớp mắt mây tan ánh sáng lại về (57 ~ 58)

– Khắc 3 = 5303 = Đề tên trên bảng vàng năm 19 tuổi

– Khắc 4 = 4867 = Một câu cần ghi nhớ: đừng đánh mất cơ hội tốt.

– Khắc 5 = 3336 =Con gái được bái thánh, đó là cảnh tượng may mắn, vẻ vang (21 ~ 22)

– Khắc 6 = 5004 = Vào viện hàn lâm rồi bái tướng, đến già áo gấm về quê

– Khắc 7 = 3657 = Thi hương đỗ đạt (27)

– Khắc 8 = 4638 = Chồng đỗ đạt (57 ~ 58)

4. Giờ Mão

– Khắc 1 = 2171 = Bất lợi bất lợi, thời vận chưa đến (11)

– Khắc 2 = 2375 = Danh lợi như chiếc khóa, khóa chặt lấy thân, thời mây đen kéo đến gió thổi bụi mờ (45 ~ 46)

– Khắc 3 = 3877 = Thời vận chưa qua, Mệnh nhiều may mắn (47 ~ 48)

– Khắc 4 = 6505 = Lại được trọng dụng, làm quan theo dõi thiên tượng gió mưa giông tố (57 ~ 58)

– Khắc 5 = 6758 = Anh em gặp hình thương, gió thu thổi hai hàng lệ

– Khắc 6 = 3768 = Ban đầu được nhậm chức Lệnh doãn

– Khắc 7 = 3568 = Vườn thượng uyển hoa nở vẻ giầu sang, trước đình hoa cỏ báo bình an

– Khắc 8 = 2506 = Trên sông thủy triều lên sớm, vì gió cùng đẩy lên

5. Giờ Thìn

– Khắc 1 = 3798 = Vợ đoạt quyền chồng, tề gia nội trợ

– Khắc 2 = 7937 = Vũ khúc chiếu mệnh, làm quan triều đình (23 ~ 24)

– Khắc 3 = 1005 = Cây cỏ tốt tươi, hoa nở báo Xuân sang, nhìn cửa sổ ánh sáng soi rèm

– Khắc 4 = 6707 = Ly biệt thế gian, lệ đẫm vạn hàng (64)

– Khắc 5 = 7056 = Đại quân xuất trận uy phong hiển hách, anh hùng nhập trận chí dương cương

– Khắc 6 = 7556 = Hoa nở trên rừng như gấm lụa làm lóa mắt

– Khắc 7 = 9565 = Chồng hơn 27 tuổi, hôn nhân định trước

– Khắc 8 = 3666 = Con cái thi cử đỗ đạt (67 ~ 68)

6. Giờ Tị

– Khắc 1 = 4435 = Năm Kim Thổ hợp vào chốn khoa cử

– Khắc 2 = 7467 = Đầu cành nụ hồng mới hé, thì biết được cảnh gió xuân sắc đẹp (17 ~ 18)

– Khắc 3 = 6186 = May mắn đến nhiều, trong nhà như có mùa xuân (69 ~ 70)

– Khắc 4 = 1857 = Vũ môn động sóng gió, sóng cuộn rồng ngâm lên (31 ~ 32)

– Khắc 5 = 6981 = Thời gian vận hành, gió xuân lại đến

– Khắc 6 = 3076 = Phật tử vác cỏ lau mà có thể vượt sông, người đeo hoa sen mà vượt qua biển (39 ~ 40)

– Khắc 7 = 2167 = Cái họa phá Tổ (25)

– Khắc 8 = 9205 = Một rừng lại một rừng, nắm vững tiền đồ lại nghỉ ngơi (49 ~ 50)

7. Giờ Ngọ

– Khắc 1 = 3037 = Gương buồm lướt biển căng gió, bỗng đâu một trận gió ập đến (39 ~ 40)

– Khắc 2 = 9526 = Hoa nở hương thơm tràn ngập, cửa thiền tính thường sáng tỏ (49 ~ 50)

– Khắc 3 = 7060 = Chẳng mong nhổ đan quế trên cung nguyệt, chỉ muốn theo Tiêu Tào để được dương danh

– Khắc 4 = 5760 = Làm quan không giống như ở nhà, trị nước không thể như dạy bảo trong nhà

– Khắc 5 = 3897 = Mẹ mất trước vào năm Kim, cha mất sau vào năm Thủy

– Khắc 6 = 1007 = Có niềm vui chợt đến, ung dung mỉm cười (35 ~ 36)

– Khắc 7 = 1069 = Vâng mệnh thiên tử thi thố tài năng

– Khắc 8 = 9706 = Vợ chồng (lại) hòa hợp

8. Giờ Mùi

– Khắc 1 = 6887 = Đã khắc con lại sinh con, tốt xấu cũng mừng

– Khắc 2 = 4778 = Được về gần gũi với người ruột thịt giúp đỡ (13 ~ 14)

– Khắc 3 = 5367 = Bốn mùa cảnh đẹp như Xuân (3 ~ 4)

– Khắc 4 = 5378 = Bơi thuyền cưỡi ngựa phòng sóng gió, nếu không người không mất thì mệnh cũng tận

– Khắc 5 = 5378 =

– Khắc 6 = 3006 = Làm quan đến chức Lại bộ, đứng trong hàng ngũ đại thần

– Khắc 7 = 1167 = Hoa nở trên rừng, gấm hoa lóa mắt

– Khắc 8 = 7786 = Cần kiệm là lẽ sống, sẽ đến lúc phát đạt hưng thịnh

9. Giờ Thân

– Khắc 1 = 3920 = Thi Lễ truyền nhà đầy sách vở, noi đạo Khổng Mạnh giúp người đời

– Khắc 2 = 8587 = Xin hỏi việc ở ngoài một đời, điều này gặp năm Ngọ là hết hạn

– Khắc 3 = 3786 = Trúc mới lên sào, lắc lư lên thẳng

– Khắc 4 = 4547 = Bình thản đón nhận tiền đồ, không nên do dự (41 ~ 42)

– Khắc 5 = 7106 = Đủ tài phò giúp vua, chẳng phải là điều Quản thị có thể ước mong được

– Khắc 6 = 6387 = Bên miếu Văn Vương có tiếng Vượn kêu, áo xanh chuyển sang áo thường dân

– Khắc 7 = 3866 = Là năm thêm vợ lẽ

– Khắc 8 =6578 = Lương thực có dư, tiền tài nhiều

(Thi Lễ = Trương Hoa 232 – 300 tự là Mậu Tiên, là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị thời Tây Hán)

10. Giờ Dậu

– Khắc 1 = 1676 = Hoàng Giáp truyền nghi, tin vui xuân vi báo về

– Khắc 2 = 6705 = Trước gương quý điểm trang, mây hồng ngày ấm thoảng đưa hương (77 ~ 78)

– Khắc 3 = 7056 = Đại quân xuất trận uy phong hiển hách, anh hùng nhập trận chí dương cương

– Khắc 4 = 5624 = Thang lầu có cao, không lấy làm sợ mà không lên được (21 ~ 22)

– Khắc 5 = 6797 = Kính cẩn làm việc, cuối cùng được hưởng phúc lành (27)

– Khắc 6 = 3333 = Năm hạn sắp được vui, mọi việc ổn thỏa (43 ~ 44)

– Khắc 7 = 4768 = Là năm sinh con (58)

– Khắc 8 = 7777 = Bên hàng rậu trúc ánh trăng sáng, trên sông nhỏ thuyền nhô lên khiến nhạn buồn

11. Giờ Tuất

– Khắc 1 = 1667 = Đừng nên hỏi về Đạo hành tàng, vì vận số cuối đời chẳng được an khang (59 ~ 60)

– Khắc 2 = 1112 = Cùng nâng dương vàng, tin vui dồn dập báo về

– Khắc 3 = 9675 = Mẹ sinh năm Kỷ Sửu mới được hợp

– Khắc 4 = 6006 = Hiểu rõ mọi sự, tự mình có thể cầu được

– Khắc 5 = 9563 = Cha sinh năm Đinh Hợi mới được hợp

– Khắc 6 = 2165 = Kết cục trời sinh

– Khắc 7 = 3000 = Thoa ở trong hộp, ngọc ở trong khuôn

– Khắc 8 = 5657 = Tài phúc đều có đủ, con cháu đầy nhà (77 ~ 78)

12. Giờ Hợi

– Khắc 1 = 2165 = Cái họa phá tổ (25)

– Khắc 2 = 5057 = Đến nơi chỗ lợi, mong sao ngày xưa được như bây giờ

– Khắc 3 = 2305 = Trên núi gặp hổ báo, sớm tối nên cẩn trọng (19 ~ 20)

– Khắc 4 = 4657 = Được mời chiêu đãi tiệc, đảm nhận chức vụ

– Khắc 5 = 3867 = Là năm thêm vợ lẽ

– Khắc 6 = 3930 = Người này mưu tính kiếm sống, bốn bể đâu cũng là nơi sinh nhai

– Khắc 7 = 6078 = Thời vận không hanh thông (5 ~ 6)

– Khắc 8 = 7608 = Số định thân trai thật xuất kỳ, vẫn không thể có được một trái kết đầu cành.

————-

thongthientri, on 10/04/2012 – 16:36, said:

Ông ơi! lần đầu tiên cháu nge tới từ “tam lao” đó ông

– Lao Tâm ==> Thất Sát

– Lao Trí ==> Tham Lang (viết là chí = lao chí???)

– Lao Lực ==> Phá Quân

Tam phương tương hội Sát – Phá – Tham, có thể gọi là “tam Lao” vậy. (lao hồ Khảm)

————-

Bạch hổ thông nghĩa nói: “Thái âm hiện ra ở cung Hợi, mạnh ở Tý, suy ở Sửu”.

Thi Tử nói: “Vạn vật tới mùa Đông, phải chịu phục (lạy, ám tàng, phủ phục) sang hèn cũng phải thế cả.”

Hiệp kỷ biện phương nói: “Nguyệt là âm, không đức, cho nên lấy đức của dương, nên cũng như dương đức”. Xét, thấy lời nói này minh bạch.

Kinh nói: “Giáp ngộ Kỷ được Thìn Tuất Sửu Mùi thì vượng tướng. Ất ngộ Canh được Tị Dậu Sửu thì cao cả mà nở rộ. Bính ngộ Tân được Thân Tý Thìn thì phát nhanh mà tự gắng để phát. Đinh ngộ Nhâm được Hợi Mão Mùi thì thanh cao. Mậu ngộ Quý được Dần Ngọ Tuất thì hiển vinh. Đó là lấy ngũ vận, ngũ cung làm chính miếu”.

Lục Nhâm đại toàn – Kinh viết: “Tuế khởi lục ngộ Mệnh cung, Nguyệt đức thắng phù phúc phận”. Xét, tuổi Dậu khởi 1 tại cung Dậu tới 6 cung gặp Mệnh, lại thêm Cơ Âm thủ Mệnh. Cho nên nói: Nguyệt đức thắng phù phúc – phận cho người ứng với lá số này

Dương Châu Thạch Thiên cơ Chuyên Gia Bảo nói: “3 Thìn, 5 Tị, 8 Ngọ. Mồng 10 mọc giờ Mùi, 13 mọc giờ Thân, 15 giờ Dậu, 18 giờ Tuất, 20 giờ Hợi, 23 giờ Tý, 26 giờ Sửu, 28 giờ Dần, cuối tháng giờ Mão. Mọc lúc trà tế, chính khoa giác lạc, vạn nghìn đời năm vẫn đúng hoài. Mỗi tháng ngày 3 Trăng mọc giờ Thìn, ngày 5 Trăng mọc giờ Tị, … cứ thế mà tìm”. Xét, thật là mạch lạc rõ ràng vậy.

————-

Về điều Bạn nêu, thì nên bắt đầu từ lá số chỉ xét tới 3 vòng Thái tuế – Trường sinh – Lộc tồn. Chỉ khảo 36 sao này thôi, không đưa tất cả Chính – Phụ tinh vào lá số.

– Phương pháp khảo cứu là 2 động – 1 tĩnh, có nghĩa là vòng Thái tuế và Lộc tồn động, còn vòng Trường sinh tĩnh.

– Khảo cứu theo hai hướng: thứ nhất là hàm nghĩa ước lệ của Sao đã được sách lưu truyền từ trước tới nay. Thứ hai là khảo cứu chỉ riêng theo “chất” Ngũ hành của Sao. Như vậy, mỗi một cung luôn có 3 sao đại diện cho 3 vòng phối với Cung

– Sau khi tìm được cơ chế phối 3 sao thuộc 3 vòng tại từng cung, tiến thêm bước nữa quy lại “tam thuộc” khi nào thì được thành “tam hợp”, khi nào thì không. Có nghĩa rằng, mối quan hệ của 3 cung Thân Tý Thìn – Dần Ngọ Tuất – Tị Dậu Sửu – Hợi Mão Mùi, khi nào thì được định lệ trở thành “tam hợp”, khi nào vẫn chỉ là “thuộc” hỏa, thuộc Kim,… Từ đây nhận định được Đại Tiểu vận nào thì được quy định là Tam hợp, Đại Tiểu vận nào chỉ là “tam thuộc”. Đến đây, thì ta có thể bàn về: Đại cục có bị phá, thay đổi?

Quan điểm của Tôi nghĩ là như vậy. Bạn thấy không phù hợp với trường phái của mình thì cho qua.

Thất sát triều đẩu tham khảo thêm.

HaUyen

————-

Chào DuongLuong

Đọc câu trích dẫn trên, tôi đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân gì khiến cho (hóa) Quyền không vững?

Phải chăng, câu viết này được xuất phát từ nguyên lý 3 – 8, là cặp số ở bên tả của Hà đồ. Có nghĩa rằng, cặp số Tam – Bát này, được gọi tên cho cặp sao: tam Thai – bát Tọa (?)

Khi Thái âm khởi từ bên Hữu (trăng mọc), vẩn chuyển dần sang bên Tả (trăng lặn). Ứng với lá số này, thì sự vận hành của Thái âm đang tới cung Dần, đối với môn Tử vi thì được gọi lạc hãm, cũng có thể nói rằng Thái âm cư Tả, thời điểm vận hành đã sang tới bên trái.

Bên tả chẳng phải là cái tiện dụng, ví như tay tiện dụng nhất là ở bên Hữu. Phàm bên Hữu là dùng vào công việc, nay theo bên Tả mà không ở bên Hữu, tức là cái bộc lộ ra thì nhún nhường, thuận thời mà tự xử, là cư xử rất khéo vì “thể” của nó âm nhu. Nhưng cái bên trong vẫn phải vận hành đi nghịch lại, vì Trăng sắp lặn càng ngày càng đi nghịch; Về dụ tượng này, được Tử vi dẫn theo hàm nghĩa ước ngôn, rằng: Nguyệt hãm, ứng với thời âm ám làm hại cái sáng.

Nếu hiểu như vậy, thì từ câu bạn viết: “bản thân Quyền không vững”, thì Tôi có thể hiểu ngược lại, khi hóa Quyền không vững, thì nói rằng: tam Tọa – bát Thai, ứng với Thái âm đang ở bên Tả vậy.

Tôi hiểu như vậy, không biết có đúng với ý Bạn không? Có được phép nói nghịch “Tam tọa Bát thai” không?

HaUyen

————-

Dùng tiền để chạy chức chạy quyền, việc làm này thay đổi được số phận sao?

Con người ta sinh ra, vốn đã tự có Thần Khí, cho nên mới có Cách Cục để thấy cao thấp !

Tiền có thể mua được chỗ ngồi, nhưng chẳng thể mua mổi cái Thần.

Bợ đỡ, xạo ngôn lệch sắc, lá mặt lá trái, … làm sao thay đổi được Khí.

————-

Cảm ơn DuongLuong, cách lý giải lấy cung Quan biện chứng để giải cho đương số, là một xu thế được nhiều người theo.

Giả như, một trường phái lập thuyết từ sự đối ứng hai cung Dần Thân, xét hai cặp sao Cự Nhật và Cơ Âm, thì nhận thấy con người ứng với lá số như vậy, đều có những nét đặc biệt riêng. Căn cứ vào đâu để nói là đặc biệt? Nội dung của sự đặc biệt này đề cập đến những đặc tính gì của đương số?

Nhập vai không biết gì về tử vi tướng số, sống gần gũi ân tình chia sẻ, thì nhận thấy con người ứng với lá số như vậy, quả thật có nét đặc biệt, mà chưa biết chọn Sao nào để ứng theo. Cho nên, Tôi cũng chỉ lờ mờ nhận thấy, khi Thái âm theo Tả, mà Thái dương theo Hữu, thì đương số có nét được gọi là đặt biệt. Nệ cổ mà không dám thay đổi hàm nghĩa của Sao, cứ phải theo khuôn mẫu sách đã lưu truyền từ trước tới nay là “hãm”. Nêu ra chỉ để tham khảo.

————-

Đúng vậy, nội dung mà Bạn nêu đối với tuần Giáp Dần mà không phối Triệt tại Tuất Hợi, đây lại là một điều “nghiêm mật” mà ngài Trần Đoàn thiết lập cũng theo nguyên lý của tự nhiên, Tôi và Bạn có thể bàn lại sau, vì sẽ vướng vào nhiều nguyên tắc có sự chồng chéo đan sen nhau, mong Bạn thông cảm cho

————-

Chào Vuthuong và Minh An

Vấn đề hai Bạn nêu ra, theo suy luận của Tôi, phải chăng được bắt nguồn từ Bốc phệ chính tông và Giã Hạc Lão Phu, thuyết của hai quyển sách này được phổ cập lưu hành rộng rãi và được nhiều người theo. Đây là hoàn cảnh khách quan, để lại cho giới nghiên cứu, hay những người yêu thích truy tìm thông tin bằng quẻ Dịch còn bị hạn chế, có thể do nguồn tư liệu, cũng có thể do dịch thuật, … nên những thuyết của các Dịch gia khác ít được đề cập tới.

VuThuong nói: Các quẻ Dịch được nạp Can và Chi, khi luận quẻ, người ta chỉ căn cứ vào ngũ hành của Chi, còn không thấy nói gì đến Can cả.

Hai chữ: người ta ở đây, thì Tôi hiểu là sách viết tập trung vào phối ngũ hành của Chi với từng Hào của một quẻ Dịch, mà sách chưa chú giải tới Thiên can. Điều này ta có thể hiểu rằng, đối với “học trò” của môn phái, thì người Thầy giảng giải ý nghĩa khi hành dụng thiên can, còn khi sách viết để xiển dương quảng bá cho môn phái của mình, thì lại mang tính xã hội nên nội dung học thuật thường bị lược bỏ nhiều, đôi khi còn mang tính “mật truyền” của từng môn phái. Cho nên, vấn đề mà VuThuong và Minh An nêu ra là vấn nạn chung trong giới nghiên cứu lẫn giới hành nghề Chiêm phệ.

Trở lại với nội dung chính của vấn đề, thì chúng ta cùng nhau khảo sát sự thăng giáng của âm dương, thông qua biến hóa của 6 hào trong mỗi quẻ, để có được lời chú giải một cách thỏa đáng vậy.

Cổ nhân nhận thấy, 1 hào trong quẻ, vận hành hết thăng lại giáng, hết giáng lại thăng, sau 20 lần như vậy, thì trở về tới Bản cung (nguyên quái). Kết cấu 64 quẻ 384 hào đều như vậy.

Nhưng, riêng hào Sơ và hào Nhị, trong quá trình thăng – giáng, thì hai Hào này đều trải qua 4 lần trong Nội quái rồi chuyển ra Ngoại quái. 64 quẻ thì hào Sơ và hào Nhị đều cho ta biết quy luật như vậy. Đối với hào Tam – Tứ – Ngũ – Thượng, đều trải qua 5 lần biến hóa. Mở rộng ra, quy luật này được một số Dịch gia lập thuyết cho rằng: 4 lần thăng – giáng thuộc về lý của Đất, còn 5 lần thăng – giáng của các hào 3 – 4 – 5 – 6, biến hóa thì thuộc về lý của Người và lý của Trời. Do vậy, đi sâu khai thác về cái Lý của Đất, thì tập trung vào nguồn dữ liệu ban đầu từ địa chi vậy.

Một thuyết khác, căn cứ vào nhu cầu mở rộng thông tin, lấy cơ sở Ngày làm chủ, quẻ Ngày thống suất 12 quẻ Giờ. Ví dụ: ta gặp câu hỏi của vận nhân: “Sang năm tôi định làm nhà, thì tốt hay xấu?”, như vậy có trường phái cho rằng phải căn cứ vào quẻ Năm, thì thông tin có tính chính xác và mang độ tin cậy cao hơn. Lại ví như, ta gặp câu hỏi của vận nhân: “Tháng tới tôi dự định đi du lịch Thái lan, thì tốt hay xấu?”, để trả lời, cũng có trường phái cho rằng, phải căn cứ vào quẻ Tháng để truy tìm thông tin, .v.v…

Như vậy, thiên can đã được chú trọng. Ý nghĩa đầu tiên, đó là số thứ tự của từng cặp can chi trong 60 hoa Giáp. Số thứ tự này tùy theo yêu cầu của từng thuyết, để biết được Nạp âm, hoặc bỏ tuần (10) để xác định thông tin, hoặc để thiết lập quẻ cho năm – tháng – ngày – giờ..v.v…

Ví dụ như hôm nay 08/01/2012, năm Tân Mão được số 28, tháng Tân Sửu được số 38, ngày hôn nay là Mậu Thìn được số 5, giờ Đinh Tị được số 54. Tổ hợp số được 28 + 38 + 5 + 54 = 125, từ đây thiết lập quẻ Tứ trụ như sau:

…………..Năm……………..Tháng…………….Ngày………………Giờ

……….Tân Mão………..Tân Sửu………..Mậu Thìn………….Đinh Tị

…………..Bí…………………Tiệm……………..Hàm…………….Đại súc

Theo đó, được 4 quẻ ứng với năm tháng ngày giờ, tùy theo câu hỏi của Vận nhân để xác định truy tìm thông tin từ quẻ ứng với cặp can chi Năm, hay cặp can chi Tháng mà hành dụng vậy.

Qua đây, chúng ta thấy tùy theo từng trường phái hành dụng quẻ Dịch, căn cứ theo nhu cầu của từng loại thông tin (câu hỏi) để có thể chọn lựa thuyết mà ứng dụng, khi Vuthuong và Minh An theo thuyết của Bốc phệ chính tông, thì nhu cầu thông tin cần khai thác có thể chưa chú trọng vào Thiên can là vậy.

VuThuong và Minh An thấy còn vấn đề gì cần trao đổi, thì các Bạn nêu ra, chúng ta cùng học hỏi.

HaUyen

————-

Chào VuThuong

Về câu hỏi này, có thể xảy ra 2 tình huống: 1-) Trả lời là Không. 2-) Trả lời là Có.

Khi trả lời là không, thì Ta có thể hiểu rằng chắc là chưa có điều kiện tiếp cận với những môn phái, hay những trường phái ít được phổ biến, chỉ đệ tử “chân truyền” mới được học. Cũng có thể hiểu với lý do nguồn tư liệu thuộc vào dạng “quý hiếm” (quý vật tầm quý nhân). Cũng có thể hiểu rằng, đó là do trình độ của mỗi cá nhân, khi khảo cứu về một học thuyết nào đó, có Thầy hoặc không có Thầy hướng dẫn, kèm theo vốn kiến thức về “Cổ Hán Ngữ”, những cụm từ chuyên ngành thuộc lĩnh vực Huyền học, … cho nên, cùng một cuốn sách, cùng một học thuyết, mà mỗi người đọc hay nghiên cứu, sẽ thu được những giá trị khác nhau vậy.

Khi trả lời là có, thì đòi hòi người trả lời cho câu hỏi mà Vuthuong nêu ra, một khối lượng kiến thức đủ trải rộng hơn 20 môn phái, đã từng trải nghiệm để biết “gạn lọc khơi trong”, kèm theo là thời gian đủ dài để trở thành “dân chuyên nghiệp”, với trình độ chuyên sâu, …

Để trả lời: “Có dùng Nạp âm 60 hoa Giáp để luận Hào”, thì cổ nhân đặt ra những điều kiện, những định lệ, những khuôn khổ, … buộc người hành dụng phải thông tỏ những nguyên lý mà cổ nhân đã đặt nền móng xây dựng theo suốt chiều dài của Lịch sử. Các Dịch gia thường tư biện, mỗi nhà mỗi trường phái đều có những nét đặc sắc riêng, vậy nên để nghiên cứu đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để đáp ứng cho công việc này, đôi khi là cả đời người vậy.

Lấy một ví dụ: để biết tại sao cổ nhân đã để lại nhiều định lệ như vậy? Khi nói “Tam hợp”, thì khi nào được gọi là Tam hợp và khi nào thì được gọi là Tam hội? Đối với trường phái tượng – số, Cổ nhân khảo sát quá trình thăng – giáng tiêu tức của âm dương, nhận thấy trong 64 quẻ Dịch, thì quẻ Chấn và quẻ Khôn đã bộc lộ ra mối quan hệ của địa chi, cụ thể như sau:

1-) Quẻ Chấn, một mẹ Chấn sinh ra 6 con:

– Chấn hào Sơ biến được Dự, phối ứng can chi Ất Mùi

– Chấn hào Nhị biến được quẻ Quy muội, phối ứng can chi Đinh Mão

– Chấn hào Tam biến được quẻ Phong, ứng tại thời gian can chi Kỷ Hợi

– Chấn hào Tứ biến được quẻ Phục, tại thời điểm can chi Quý Sửu

– Chấn hào Ngũ biến được quẻ Tùy, tại thời điểm ứng với can chi Đinh Dậu

– Chấn hào Thượng biến được quẻ Phệ hạp, ứng can chiKỷ Tị

Như vậy, quẻ Chấn nội quái cho ta biết 3 chi là Hợi – Mão – Mùi, còn ở ngoại quái cho ta biết 3 chi là Tị – Dậu – Sửu.

2-) Quẻ Khôn, một mẹ Khôn sinh thành 6 con như sau:

– Khôn hào Sơ biến Phục, tương ứng can chi Canh Tý

– Khôn hào Nhị biến Sư, tại thời gian can chi Mậu Thìn

– Khôn hào Tam biến Khiêm, ứng với thời điểm can chi Bính Thân

– Khôn hào Tứ biến Dự, ứng thời gian can chi Canh Ngọ

– Khôn hào Ngũ biến Tỷ, ứng với can chi Mậu Tuất

– Khôn hào Thượng biến Bác, ứng can chi Bính Dần

Như vậy, quẻ Khôn nội quái cho ta biết 3 chi là Thân – Tý – Thìn, đối với ngoại quái cho ta biết 3 chi là Dần – Ngọ – Tuất.

Đối với 3 chi Hợi Mão Mùi thuộc nội quái quẻ Chấn, tại thời gian ứng với can chi Tân Sửu và Tân Dậu, thì hào Sơ và hào Tam giao nhau, ứng với môi trường quẻ Hằng (thời). Đầu Thân và cuối Mùi giao nhau ! từ đây cổ nhân cho rằng, để được gọi là tam hợp, thì phải thỏa mãn điều kiện: trong môi trường hoàn cảnh nào? ( quẻ Hằng) và tương ứng với thời gian nào? (Tân Sửu và Tân Dậu) Khi không thỏa mãn 2 điều kiện này thì chỉ được gọi là tam hội. Đối với quẻ Khôn cũng lập luận tương tự như vậy !

Hay như quẻ Càn, một mẹ sinh 6 con, gồm Cấu, Đồng nhân, Lý, Tiểu súc, Đại hữu, Quải, thì hào Sơ của 3 quẻ Cấu – Đồng nhân – Lý, tương ứng với can chi Tân Sửu – Kỷ Sửu – Đinh Sửu; còn hào Sơ của 3 quẻ Tiểu súc – Đại hữu – Quải thì tương ứng với can chi Tân Mùi – Kỷ Mùi – Đinh Mùi. Từ đây, mà cổ nhân cho rằng, quẻ Càn đã cho ta biết về sự hình thành “trục” Sửu – Mùi, những nguyên tắc kèm theo khi hành dụng tới trục Sửu – Mùi, nguyên lý Quý nhân xuất từ trục Sửu – Mùi, .v.v…

Lại thêm một ví dụ về điều kiện ràng buộc: để trả lời là có, khái niệm về cung Tý, hay cung Sửu, thì khái niệm về cung khác nhau rất cơ bản đối với ngũ hành của chi, ví như chi Tý ngũ hành là Thủy, còn cung Tý thì khái niệm lại rất khác (?). Cho nên, đối với giới nghiên cứu, hay đối với những người yêu thích khai thác thông tin từ Dịch, thì cũng nên nắm vững những điều mà cổ nhân đã để lại. Đối với khái niệm chỉ gọi là biết chơi chơi, thì chẳng bàn làm gì, cứ theo một thuyết duy nhất, được gọi là Chính Tông thì cũng đủ rồi.

Trở lại với nội dung câu hỏi khi trả lời là có, thì những điều kiện ràng buộc gồm những nguyên tắc nào? khi nào thì ứng dụng? … để dùng ngũ hành nạp âm luận Hào. Vậy, luận Hào theo trục Sửu – Mùi, hay là theo Tam hội, hay Tam Hợp đây? … hay theo tam phương hội để chờ “thời” mà được tam hợp. Vậy chờ “thời” để làm gì? Đó là chờ “thời” để được tam hợp hóa hướng cát tránh hung vậy. Cũng có thể cho qua thời “tam hợp” để chờ “Tam hội” ! Hoặc đã được Tam hợp rồi mà không “hóa”, thì khi nào “biến” thành Tam tai? Cổ nhân đã nói “tam hợp biến tam tai” mà không nói: “tam hợp hóa tam tai”. Như vậy, khi nói Tam hợp “biến” Tam tai, thì cũng phải hội đủ điều kiện kèm theo với nó, khi đó tình trạng Tam tai mới có thể xảy ra. Cho nên nói hội hè thì đông vui mà mấy ai được hợp !

Khả năng của Tôi cũng có chừng mực, sách vở và nguồn tư liệu cũng đơn sơ mộc mạc, những khái niệm nói trên, là để Bạn hiểu thêm quan điểm của Tôi đối với câu hỏi của Bạn vậy.

HaUyen

————-

Xét về bề mặt chữ viết, thì tại trang 326 sách BMTVĐS có viết:

– Tuần Triệt có thể được giải khi gặp xung chiếu, tam hợp Thái tuế, lưu Thái tuế đến điền thực (lấp chỗ trống) tại bản cung Tuần Triệt

Như vậy, sách viết không có cụm từ “Xuất không”

————-

Tôi nói đọc cẩn thận và suy xét kỹ, là vì:

Thứ tự và trật tự của 8 quái, theo sách viết tên ngài Trần Đoàn là tác giả và nguồn tư liệu Tôi có được, thì thứ tự và trật tự đó là: Càn – Khôn – Nhật – Nguyệt – Lôi – Phong – Sơn – Trạch. (mà không phải theo như thứ tự và trật tự Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn), từ đây, khi phối 14 chính tinh với ngôn vị của quẻ Dịch, sách anh Nguyễn Đăng Quang viết ra, có khác một vài chi tiết với những gì mà Tôi biết.

Phải chăng, ta nói cùng nhau rằng:

– Trời một sinh Thuỷ, bản âm lấy Hỏa để chế nó

– Đất hai sinh Hỏa, bản âm lấy Thổ để chế nó

– Trời ba sinh Mộc, bản âm lấy Mộc để chế nó

– Đất bốn sinh Kim, bản âm lấy Kim để chế nó

– Trời năm sinh Thổ, bản âm lấy Thủy để chế nó

Điều này có nghĩa rằng, trật tự và thứ tự sinh thành của ngũ hành, sẽ không phải là trật tự và thứ tự của bản âm vậy.

Hy vọng được chia sẻ thêm cùng anh Nguyễn Đăng Quang khi Anh đọc những dòng viết này.

————-

Nguyên lý cấu tạo nên Tử vi, mà ngài Trần Đoàn đứng tên, luận bàn về lẽ huyền diệu thâm sâu của con người, có những cụm từ mà những Quan trong triều đình, chuyên trách về việc xem Sao, cũng chẳng thể nào hiệu chính những câu chữ trong đó. Đây là một khoảng cách, đối với giới nghiên cứu Huyền học thường biết rất rõ ràng vậy !

Ví như cụm từ 出 空 = xuất không, trong môi trường “Cấm cung”, được giải nghĩa là: “Trời từ trong xuất ra”, … và được chỉ dạy bắt đầu từ nguyên lý: “Trời nghiêng (tây bắc) … Đất khuyết (đông nam)… “

Chúng ta có thể biện giải: tại sao Trời lại vận hành từ trong xuất ra? Cái bên trong là cái gì? Có phải cái bên trong hàm chứa sự hỗn độn (thái cực)? Cái “hỗn độn” này có phải hàm chứa Tử – Mộ – Tuyệt không?

Khi tiền nhân phải “tàng” phải “tọa”, trả lời với đệ tử truyền môn rằng: Thái cực hàm chứa 3 cung Tử – Mộ – Tuyệt vậy.

————-

Quan Ngự Sử đài nói: “Nhật Nguyệt tượng bích, ở đầu Tháng và cuối Tháng, giống như Thái cực hỗn độn vậy. Đạo lý bên trong của nó chủ yếu là dựa vào đạo “lấy hay bỏ” (thủ xà) của tự nhiên tạo hóa mà biến thông”

Đệ tử truyền môn trả lời: “Mệnh có Hình có Chất, như vậy Mệnh thuộc âm”

————-

Tham khảo một trong những nội dung được xây dựng của Lý, với cương lĩnh “Minh tượng thủ số” như sau:

Trời ba đất nhất

Thiên địa định vị

Thượng hạ giao nhi đức nghiệp thành

Môn phái này lấy tượng quẻ Bĩ   , kết hợp với Nghĩa của quẻ Thái, vì vậy mới nói “Thiên địa định vị. Thượng hạ giao nhi đức nghiệp thành”

————-

Vấn đề Bạn nêu ra, theo Tôi có thể nói là một khái niệm rất rộng, theo trường phái mà hình thành lập thuyết riêng cho khái niệm này. Khái niệm mày bắt nguồn từ Dịch viết: Đất 2 Trời 3

Ví dụ địa bàn của Tử vi tương đương với 12 Ngày, thì số ngày dùng thực chỉ có 8 ngày, ta bắt đầu như sau

– Từ cung Tý phối Giáp là 1, đếm 8 cung tới cung Mùi, thì cung Thân – Dậu – Tuất – Hợi được cho là không dùng (tiềm long vật dụng) Triệt an tại Thân Dậu

– Từ cung Tuất phối Giáp là 1, đếm 8 cung theo thứ tự và trật tự thì đến cung Tị, thì 4 cung còn lại là Ngọ – Mùi – Thân – Dậu đối ứng với vật dụng, tương tự đếm hết cung thứ 8, thì cung kế tiếp phối Triệt lộ là Ngọ Mùi

– Tương tự cho các tuần Giáp Thân – Giáp Ngọ – Giáp Thìn – Giáp Dần

Đó được coi là sự “nghỉ”, mà cổ nhân lập thuyết nói: “Trời Đất còn chẳng dùng huống chi con người vậy”

Nguyên khởi của Triệt lộ được Cổ nhân thiết lập bắt đầu từ đây vậy.

Cũng như khái niệm một Tuần gồm 10 ngày đối ứng với 10 can, cũng được bắt nguồn từ nguyên lý Đất 2 Trời 3 như sau: từ ngày mồng 1 cho tới ngày 15 trăng tròn sáng, thì số ngày vận hành thực của mặt Trăng chỉ còn có 10 ngày (15 nhân với 2 rồi chia cho 3), số 10 ngày này tương đương với 2 Hầu được phối với “Thiên nhất sinh Thủy” vậy.

Về mặt toán học mà nói, thì cổ nhân gọi khái niệm này là Thần Số, đó chính là sự biến đổi của Âm và Dương. Tại sao nói vậy?

Dương số 216

Âm số 144

Đất 2 Trời 3

(216 x 2) / 3 = 144

(144 x 3) / 2 = 216

12 giờ của một ngày, thì số giờ dùng thực là (12 x 2) / 3 = 8 giờ

————-

Sách “Bí mật Tử vi Đẩu số” nên đọc,

Mối quan hệ giữa tính tất yếu và xu hướng phát triển của con Người với thế giới tự nhiên, cũng như giữa Tử vi học với Dịch học, được đặt vấn đề một cách khái quát cao, thông qua mối quan hệ giữa “nhất âm nhất dương” của Trời và “năm âm năm dương” của Đất, cũng được Sách đề cập đến.

Con Người, biết làm việc thì biết nghỉ ngơi. Một ngày 12 giờ thì nghỉ 4 giờ để ngủ và để tái hồi sức khỏe, thời gian 4 giờ này được cổ nhân xây dựng thành nguyên tắc, nói rằng: “Trời đất còn chẳng dùng huống chi con người”.

Vì vậy, trên bề mặt chữ viết, cổ nhân nói: “Một ngày có 12 giờ, nhưng số giờ dùng thực chỉ có 8 giờ, 4 giờ còn lại thì bỏ không dùng”. Điều này có mối liên hệ với sách “Bí mật Tử vi Đẩu số” như thế nào, mỗi người khi đọc sách, sẽ cảm nhận được ý kiến riêng của mình.

————-

NGŨ VẬN – LỤC KHÍ 2011 TÂN MÃO

NGŨ VẬN

……CHỦ VẬN………………..KHÁCH VẬN

……Mộc vận…………….Thổ vận……………..20/01/2011 —> 02/04/2011

……Hỏa vận……………..Kim vận…………….03/04/2011 —-> 13/06/2011 (Kim + Mộc hội)

……Thổ vận……………..Thủy vận…………..14/06/2011 —-> 26/08/2011

……Kim vận………………Mộc vận ……………27/08/2011 —-> 07/11/2011 (thái dương Hỏa tác động sao Kim)

……Thủy vận…………….Hỏa vận……………..08/11/2011 —–> 20/01/2012

LỤC KHÍ

…………………………..CHỦ KHÍ…………………..KHÁCH KHÍ

….Sơ khí……………Quyết âm mộc…………..Thái âm thổ

….Nhị khí……………Thiếu âm hỏa…………….Thiếu dương hỏa

….Tam khí…………..Thiếu dương hỏa……….Dương minh kim

….Tứ khí …………….Thái âm thổ ……………..Thái dương thủy

…..Ngũ khí…………..Dương minh kim………..Quyết âm mộc

….Chung khí……….Thái dương thủy…………Thiếu âm hỏa

Nhị khí: 22/3 —> 21/5 –> Tướng trên Quân (quân hỏa + tướng hỏa) –> ôn dịch

————-

Câu nói này, thật sự thú vị, suy nghĩ nhiều năm rồi mà Tôi vẫn chưa thấy rõ, đâu là câu trả lời

Nhìn lá số, khi ta duy “Lý”, chỉ nhìn vào ngũ hành được gọi tên là “Thổ”, Thổ chủ về Tín, khi nhận ra lá số có dấu hiệu bị mất đi lòng tin, … có thể thường làm cho Ta mất đi hứng thú luận giải, … mối quan hệ giữa Ta với lá số, … điều này, không biết nguyên nhân từ đâu, mà gây nên phản ứng phòng vệ trong cái “Thể” của ta, để rồi cái “dụng” của ta không còn hứng thú để luận giải cho lá số !

Ví như, gặp sao Tử vi cư Tý, lấy Tý làm cung Mệnh, trước 7 cung là cung Mùi, các sao trong cung Mùi cho ta tiết về “sức khỏe và tinh thần” của sao Tử vi, … Bắc đẩu chăng …

Ví như, sao Thiên phủ cư Thìn, lấy cung Thìn làm cung Mệnh, trước 7 cung là cung Hợi, các sao trong cung Hợi sẽ cho ta biết “sức khỏe và tinh thần” của Thiên phủ, … phải chăng sẽ nhận biết được những nguyên tắc xa gần và nguyên nhân thực hư của Nam đẩu, …

————-

Câu này đúng, nhưng duy có năm Quý đối với cung Dần, thì nên cân nhắc kỹ lưỡng thêm.

Nói vậy là vì:

– Trung chính hợp chủ về Tín, “trung” phối can Giáp, vận hành 5 cung tới chính phối can Kỷ

– Nhân nghĩa hợp chủ về Nghĩa, “nhân” phối can Ất, “nghĩa” phối can Canh

– Đa lễ hợp chủ về Lễ, “đa” phối can Mậu, “lễ” phối can Quý

Năm Quý, can Giáp phối cung Dần, khi “lễ” mà hóa Kị sợ rằng khó chế được Không Kiếp, vì “Lễ” bị tương tàn (khi sinh giờ Mão)

Tôi đã gặp tương đối nhiều trường hợp này, nên bàn thêm như vây.

————-

Những điều Quangdct nêu ra, chúng ta sẽ từng bước lý giải. Để thuận theo lối giao lưu với nhau bằng “văn viết” trên diễn đàn, Tôi sẽ nêu ra từng giả định, giả thiết, … theo đó Quangdct lập luận theo những kiến thức mình đã tích chứa được, từ các nguồn sách lưu truyền hay từ các diễn đàn.

Trước hết, Tôi muốn nói về quan điểm lập nghĩa cho Sao. Quangdct cũng đã biết, tiếng Anh thông dụng cho tới tiếng Anh chuyên ngành là cả một vấn đề chuyên sâu, có những từ ngữ theo chuyên môn riêng của từng chuyên ngành. Ví như một người chuyên ngành về Y và một người chuyên ngành về Chế tạo máy, khi giao lưu mà sử dụng ngôn ngữ riêng biệt của chuyên ngành mình, thì chẳng mang lại được hiệu quả, do vì không thể hiểu được nhau qua ngôn ngữ riêng.

Khi giả thiết rằng, hàm nghĩa của Sao trong Tử vi cũng được xây dựng lập thuyết theo một số chuyên ngành, mà không theo hàm nghĩa trong sách đã được lưu truyền từ trước cho tới nay. Ví như ngành Tội phạm học, thì sao Thiên tướng chỉ định về đặc tính, do vì theo Lý, thì ngành Tội phạm học lấy cơ sở từ sự bảo vệ từ xa, nên chặt đầu rắn là nhiệm vụ bước một. Nhưng chuyên ngành về Tổ chức cán bộ, thì hàm nghĩa của Thiên tướng là xuất tướng hay nhập tướng khi đứng cùng một cung với Tử vi, xu thế bộc lộ trong 5 năm sẽ như thế nào? … đây chỉ là giả thiết. Nhưng nếu là “cơ yếu”, thì lý thuyết này đã được xây dựng một cách hoàn chỉnh, để làm tài liệu giảng dạy. Công việc mà Quangdct đang theo, thì tài liệu giảng dạy chắc cũng được định hướng theo thời là vậy.

Nói về Đị̣a kiếp và Đại không, giả thiết như Quangdct theo thuyết 60 hoa Giáp, cùng cực của 60 hoa giáp này là Quý Hợi, từ đây Bạn định lệ rằng: Địa không theo dĩ vãng, Địa kiếp theo vị lai, có nghĩa là từ cung Hợi thì Địa không nghịch chuyển tới Tuất, rồi tới Dậu, … còn Địa kiếp thì thuận chuyển từ cung Hợi đến cung Tý, rồi đến cung Sửu, … như vậy, thì dĩ vãng và vị lai, sẽ mang những hàm nghĩa gì trước khi định lệ là “tối hung thần”?

Lại thêm một giả thiết rằng, Quangdct có năng lực phòng vệ lớn, vì nguyên lý 10 là số tới cực rồi lặp lại. Như vậy, cuối của mỗi Tuần giáp, định lệ khởi Không – Kiếp được xây dựng hàm nghĩa là “năng lực phòng vệ” cho đương số theo Thiên tạo. Ví như tuổi của đương số trong tuần Giáp Ngọ, thì cuối của tuần Giáp Ngọ là cung Mão, căn cứ theo giờ để khởi Không – Kiếp, xác định được năng lực phòng vệ của đương số an tại cung nào. Ví như lá số của Phạm Bình Minh, thì từ cung Mão, theo dĩ vãng thì tới cung Mệnh, theo vị lai thì tới cung Thân (Thân cư Dần), như vậy ta ngầm hiểu rằng, đương số có năng lực phòng vệ rất lớn vì được cả ở Mệnh và Thân.

Đây chỉ là một giả thiết, theo Quangdct thì giả thiết này như thế nào?

————-

Theo Tam nguyên, Tôi có gặp một số người có tổ hợp Sao như lá số này, nhưng đó là ở nhị nguyên 1923 – Quý Hợi ứng với can chi ngày Quý Sửu, những người mà Tôi đã gặp này hầu hết đều theo ngành Bộ đội hay Công an, vãn hồi ngoài 40t ~ 45t thường được tuyển dụng thực thi những công việc đặc biệt, kết quả bị bại lộ mà bị bắt tù đầy rồi hy sinh.

Đương số này sinh vào Hạ nguyên, theo thượng – trung – hạ mà phân, thì ứng với giai đoạn Bạch hổ – Phúc đức – Điêu khách – Trực phù, nếu đương số này có Mẹ tuổi Nhâm Dần 1962, hay cha tuổi Đinh Dậu 1957, thì khó mà gọi là lá số “đặc biệt”. Trường hợp cha mẹ trùng tuổi nhau, thì “có thể” tổ hợp lá số này ứng cho người có công năng đặc dị.

Theo dòng của Minh An có lời bàn như vậy.

————-

Anh Ehem,

Chúng ta đứng trong môi trường trao đổi học thuật, nghiệm lý về số Tử vi, nên … cho dù trái ý … thì Tôi và Anh cùng hướng tới sự thanh thản trong lòng mỗi người, không bởi một điều gì cả.

Ehem viết: theo phép chiếu âm dương. Khi đọc, tôi có thể hiểu là: Đế tinh cư Ngọ cung dương, nay xuất giá tới cung âm. Kề liền Vua là cận thần hội đồng quân cơ cung Tị ứng ngôi Thái ất. Nay vua xuất cung tay phải cầm Bảo Kiếm, một hình ảnh tượng trưng nội cảnh có biến cố đã được tính toán kỹ lưỡng của phe chống đối. Tôi hiểu như vậy có đúng ý Anh không?

Từ câu nói: phép chiếu âm dương, thì chúng ta có nên bàn về Ngũ cục: cục nào là cục âm, cục nào là cục dương, để tương ứng với phép chiếu âm dương (?)

————-

vuivui, on 12/08/2011 – 01:35, said:

Qua hàng loạt các tham luận, có thể nhận thấy được cái yếu của chúng ta chính là lý tính của sao và cách cục.

Nhận định này của anh Vuivui thật sâu sắc. Không chỉ nói những người yêu thích Tử vi tự học, tìm thầy học, … Mà cả người được tào đạo bài bản, được cử sang TQ hay Đài loan, học tới tận 6 năm, để được gọi là dân “chuyên nghiệp” về Huyền học nói chung, về Tử vi nói riêng, cũng có một vài trường hợp trong tình cảnh như anh Vuivui đã nhận định.

Tôi đã gặp một số người như vậy, ví như một anh bạn tuổi Mậu Tuất (1958), tốt nghiệp chính quy Ngoại ngữ, sau đó làm “con nuôi” trong ngàng CA. Theo anh Trần Đình Hiến, một người chuyên sâu về Cổ hán ngữ, nhận xét về Anh bạn này đủ khả năng, thế là được đi học với cái “mác” dân chuyên nghiệp. Trong một vài lần tiếp xúc, anh bạn này đưa ra những nhận định Dự báo chiến lược về “đối tượng” thông qua Huyền học và Tử vi, kết cục là sai lầm. Vừa tốn công sức và thời gian của đồng nghiệp, nhưng cái chính là “thời gian” không quay trở lại.

Cảm ơn anh Vuivui

————-

Anh Ehem

Tôi và Anh đã có điểm nhìn cùng về một hướng, cũng ví như tất cả các Sao đều hướng về phương Bắc. Vấn đề là tại sao Tôi nói là “chính yếu”, là do năm Đinh Sửu thì Tang môn nghịch, đeo bám Không Kiếp đến cùng tại cung Hợi, lại thêm cung Thân hàm chứa Thổ cục phù trợ Mệnh thổ, thế Tứ sinh khởi “động”, cho nên cánh cửa của Liên châu bắt đầu mở vậy.

Nhưng vấn đề ở đây khi Nhật thủ Mệnh mà đương số lại sinh vào đêm, nên trước khi thay đổi công việc & tăng chức, Quyền ngộ Kình đắc, chính ứng cung Nô, có tượng Đắc kỳ đại thủ (tru diệt đầu sỏ ác ôn, soán đoạt ngôi cao – hào 3 Minh di).

Vậy nên, chúng ta có thể tiến sâu thêm một bước nữa, mở rộng thông tin, khi ta tạm gọi là “chính yếu”. Anh Ehem có thêm lời giải được không?

Cảm ơn anh Ehem.

————-

Anh Đucnangthangso

Về người đàn ông Anh nói, một người bạn điện thoại tới Tôi có nói: số Cự – Kị – Long – Hà – ngộ Địa không thủ Mệnh cư Thìn gặp Tuần án.

Như vậy, CHHV sinh 02/12/1957 giờ Mùi.

Tôi rất muốn tìm hiểu lá số này, anh Đucnangthangso thấy ngày sinh này có đúng là của CHHV không?

Cảm ơn anh

HaUyen

————-

Chân tay bị gãy còn chữa trị được, nhưng xương sống thì phải được bảo vệ một cách tuyệt đối !

Có thể DieuBich chưa quan tâm đến, nhưng Tôi nhận thức được sự “bình dị” này. Tại sao nói vậy?

Anh VHP có một người bạn từ khi còn nhỏ, có thể được gọi là tri kỷ. Khi còn là Thứ trưởng, người bạn này có nhờ chuyển trường cho con gái, anh VHP nhận lời. Sau khoảng gần hai tháng, anh VHP nhận quyết định lên Bộ trưởng, thì nói với người bạn tri kỷ của mình là: không thể giúp cháu được và trả lại hồ sơ.

Càng lên cao, cái ống càng thu nhỏ lại, càng bị siết chặt lại, càng bị …

Cảm ơn DieuBich đã mở chủ đề này

HaUyen

————-

– Sinh tháng Nhuận trong năm “Đất ở trên tường”, cho nên nói Hỏa tinh thiếu lực.

– Thủy cục, ứng với giai đoạn Mộc dục ngộ Kình hãm thủ Mệnh, cho nên nói Thiên không – Hỏa tinh chỉ lo đánh lộn với nhau (ở đất bùn lầy, càng đánh càng lún sâu, để lại hậu quả thù ngầm sâu rộng )

– Tổ hợp năm – tháng – ngày – giờ sinh hội Thủy phương Hợi-Tý-Sửu, cho nên nói Mệnh thổ không phải là chủ nhân ông của anh Hỏa tinh này.

– Tuổi Canh thì Nhật – Vũ – Nguyệt – Đồng, nay Nhật Nguyệt như vậy, cho nên nói kỹ thuật “gọt” chưa tinh xảo & chưa đủ tính thuyết phục

Mạn phép anh TAMTAM, tôi có lời chú giải như vậy không biết có hợp ý Anh không (!)

HaUyen

————-

Vấn đề ở đây là sinh vào tháng Nhuận khi chiêm số Tử vi. Hiện nay cũng tồn tại một vài cách lý giải, với cá nhân tôi vẫn thấy gượng ép chưa thông. Căn cứ vào thời điểm từ ngày còn làm Kế toán viên, nay ngồi ghế Bộ trưởng, Tôi vẫn giữ quan điểm đã nói từ trước. Lấy số 39 ứng với ngày Nhâm Dần.

————-

Chào anh TUVINUT

Theo một số sách sử nói, ngài Trần Đoàn xuất Thân theo Đạo giáo. Đã xuất Thân theo Đạo giáo, thì đều lấy Tham Đồng Khế làm cương lĩnh. Đã lấy Tham Đồng Khế làm cương lĩnh, thì không xa rời phép Trinh – Hối.

Lời Thoán truyện quẻ Càn nói: “Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh” (Đứng đầu sinh ra các vật, muôn nước đều được an ninh). Từ câu nói này, người đời sau hình thành định lệ: Trinh hạ khởi Nguyên. Đây là mượn 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông để dụ ý diễn giải ý nghĩa Quái từ quẻ Càn: Nguyên Hanh Lợi Trinh – Đông hết Xuân sang – Trinh lâu rồi thì Nguyên tới, Dương mới hồi lại, để muôn vật lại bắt đầu một vòng “tham lưỡng”.

Cho nên, phép Trinh – Hối căn cứ vào hào Thượng quẻ Càn nói hữu hối, hào Tam quẻ Khôn nói khả trinh, định lệ rằng: Sinh vào buổi sáng là Trinh – Sinh vào buổi chiều là Hối. Cũng từ đây mà ngài Thiệu Ung đưa số đếm của giờ thuộc vào Hạ quái vậy.

Ở đây, đương số sinh vào giờ thuộc HỐI vậy.

Phép Trinh – Hối định giờ kể cũng lạ: căn thứ theo Hệ từ nói: Đạo của Trời là âm với dương, Đạo của Đất là cương với nhu, Đạo của người là Nhân với Nghĩa. Nói Nhân là 1 mà đếm tới 6 là Nghĩa. Từ cung Dần tới cung Mùi gồm 6 cung thuộc Trinh. Từ cung Thân tới cung Sửu gồm 6 cung thuộc Hối. (Lục Nhâm cũng đếm tới 6 cung để an Nguyệt đức).

Cùng anh TUVINUT thanh đàm, để nhìn lại những trải nghiệm học thuật của chúng ta khi ứng dụng vào thực tiễn vậy.

HaUyen

————-

Anh VDTT

Quãng thời gian đương số ra đời , tại miền Bắc cuộc sống thật sự khó khăn, để có một chiếc đồng hồ để bàn cũng là cả một vấn đề, bao cấp đến miếng ăn còn chưa xong, lại là thời điểm sau tàn dư của “cải cách ruộng đất” toàn miền Bắc, cuộc sống cơ cực khó mà hình dung nổi, chỉ nói ngay tại Hà nội thôi, vẫn dùng loa còi báo giờ từ Nhà hát lớn cho cả Thành phố, lấy đâu ra đồng hồ như ngày nay, đây chưa nói đến miền quê Nam Định điện nước không có trong tình cảnh nhà Hộ sinh thì …. nếu đương số sinh tại nhà Hộ sinh A ở Hà Nội thì còn khả dĩ. Do vậy, Giờ sinh của đương số Tôi cũng không cố “gọt”.

Có thể tiên lượng thời gian những tháng còn lại trong năm đối với cung Ách tháng Bảy và tháng Chín.

Nếu ứng nghiệm, thì ta theo

————-

Tuổi Canh song Lộc ngộ Hà

Cự Nhật đảo “thế” vì là Trường sinh

Quan cung Tuế Tướng độc hành

Coi người như rác Nô hiềm Thiên không.

Thảm đỏ trải sẵn rộng đường

Coi thường “nhân” “nghĩa” mấy hồi đường thông

————-

Tuần Giáp Tý đối với Lethanhnhi chứa Đinh Mão và Ất Sửu

Bắc bình Nam, Tây bình Đông – can Đinh chi phối ảnh hưởng tới Bắc đẩu như thế nào? những sao nào thuộc Bắc đẩu nhưng lại được ngài Trần Đoàn phân định trực thuộc Nam đẩu? ( tương tự như vậy đối với Nam đẩu ), ví như Tham lang thuộc Bắc đẩu, nhưng lại trực thuộc sự điều hành của Nam đẩu theo Thiên phủ, … sinh Bắc dụng Nam chăng?

————-

Chào ThaoLinh

Bạn cần vượt qua 03 giai đoạn:

– Giai đoạn thứ nhất: Dùng số để thiết lập quẻ, ngài Thiệu Ung noi theo phương pháp của ngài Trần Đoàn. (tham khảo lập số theo Mai Hoa)

Bạn có thể cảm nhận qua câu nói của giai đoạn thứ nhất và tự thiết lập công thức. Nếu chưa thiết lập được thì chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Gợi ý: cần phân rõ số Trời và số Đất (thiên số và địa sô)

————-

Tôi và Lethanhnhi có điểm tương đồng, đó là cung Mệnh cư Ngọ hương, vận hành nên cẩn thận khi bước vào tuần Giáp Tý thì cung Quan bị lưu Tuần, nhưng vận dụng giữa cái nên và không nên, thì có khác nhau, vấn đề ở đây là thời gian mà thôi,

Tôi tin Lethanhnhi sẽ nắm bắt được tinh thần này, để hiểu về số phận cái nào là sở trường và cái nào là sở đoạn … quan trọng hơn không phải chỉ là xem số Tử vi, mà chỉ ra ra được cái Phúc cho nhiều người vậy

————-

Bính Quý, xuân sinh, bất vũ bất tinh chi tượng

Ất Đinh, đông sản, phi hoàn phi noãn chi thiên

Thiên niên rất kị vận hành tới hạn gặp Quả tú ! Lethanhnhi nên lưu ý ! (Ngân thăng thuật)

————-

Cổ nhân đúc kết những tinh hoa cho người đời sau, chắc không phải là “biết thì sợ gì nữa”

– Cung tuổi và nạp âm của người phối ngẫu, Ta có thể chủ động được, sao Ta lại có thể để mất đi cái quyền chủ động này rồi lại đổ lỗi cho số phận?

– Nên sinh Con vào những năm nào? tháng nào? căn cứ theo tuổi của cha mẹ? Tinh hoa này Cổ nhân đã đúc kết từ thực tiễn, sao lại không vận dụng, khi đọc nhiều gia phả của người Việt nam đã chứng thực về kết luận này, (trích … con trai tuổi này thì nên lấy vợ ở cung tuổi này, … nên đẻ con vào những năm, …), chắc lại đổ lỗi do vì Mộc dục cư Ngọ chăng?

————-

LethanhNhi đã chỉ ra từng bước một, từng phần một, … về cách đặt vấn đề mà Gloria nêu ra

– Mệnh cư Ngọ hương

– Sinh ngày Canh Thân

Cho nên:

– Tử vi găp ngày Đinh Mão

– Thiên phủ gặp ngày Ất Sửu

————-

Hôm nay là ngày Canh Tý trong Tuần Giáp Ngọ, cung Thê cư Thìn hương, theo Ngân thăng thuật cho rằng: “không nên gặp người phối ngẫu” (trong 10 ngày, sau khi có vợ cũng nên tránh âm dương giao phối)

Sách viết như vậy Ta kiểm xem có đúng không? Nếu chính ta không thể cưỡng lại được, khi vẫn gặp người phối ngẫu, hay bạn gái, hay những phụ nữ chẳng hạn, tình hình bầu không khí như thế nào? ( căn cứ vào Sao ứng với “thể” còn Cung ứng với “dụng” để luận xem sao)

————-

– Can của cung an Tử vi ví mình như con ếch ngồi đáy giếng – có thể tạm gọi là cái “ngã” đang không có thông tin

– “Can nhận được khi khai triển ngày sinh” ví như khi ta định làm gì, hoặc ta muốn đi đến một nơi nào đó, … việc ta định làm, hoặc nơi ta muốn đến đang ở trong hoàn cảnh như thế nào … có thông tin để mà xử lý, thông tin là hư hay thực, có lợi hay không có lợi cho ta, …

Đại khái vậy, Gloria nên chờ sách đọc

Mấy bài viết từ sáng tới giờ, Tôi nhấn mạnh tới Địa niên, nên lưu ý trước khi đọc sách, vì sách cũng không bàn đến nội dung này

“Thiên hữu thời Địa hữu lợi” (thiên có thời Địa có lợi), khi ở phương nào, ở vùng nào, ở môi trường nào có Địa niên hóa Lộc (can cung Tài hóa Lộc nhập cung Quan), … đôi khi còn tốt hơn cả Lộc tồn là lộc trời cho vậy (có thể kiểm từ lá số NĐK sinh giờ Thìn)

————-

Một Tháng có 03 Tuần, vậy có tính được “lưu Tháng” không? Theo “Ngân Thăng thuật” thì đây là “Nhân” được quyền chủ động lựa chọn sự và việc theo thời gian vậy

(Sử Việt – Nguyễn Trãi bắt được tướng giặc phương Bắc, người Tướng này còn tính được ngày nào Nguyễn Trãi phải thực thi theo lệnh của Vua không bị chém đầu mà được thả ra )

————-

Chào Bạch.Hung.Ton.Gia

Ngôn ngữ hành văn chuyên ngành Vật lý, thì Tôi thực sự không biết gì. Bạn đã đi qua được chặng đường khó đi, có thể nói rằng nhanh hơn rất nhiều người. Tôi chỉ xin lưu ý về khái niệm tiêu chuẩn định vị, đó là nơi được tiền nhân gọi là “cố định”, “bất biến” ở phương Bắc.

Câu hỏi được đặt ra là: khi Đế không tọa tại Ngọ, mà “tọa” tại 11 cung còn lại, ví như Tử Phá cư Mùi, Tử Phủ cư Thân, …thì nơi “cố định bất biến” được lấy làm tiêu chuẩn định vị sẽ được an tại cung nào? Phải chăng là cung Tý, hay ứng với một cung khác nào đó mà không phải là cung Tý? Khi sao Tử Vi không an tại Ngọ, thì cung Tý có còn đúng là nơi “tiêu chuẩn định vị” cho Bắc Đẩu xoay quanh Bắc Cực nữa không?

Mong Bach.Hung.Ton.Gia không bàn mà tự hiểu.

Chân thành chúc mừng Bạn.

————-

Anh Phù Suy

Nhị thập bát tú phối với 12 cung địa bàn, đã được một số sách nói tới, 4 cung Tứ chính ứng với 3 tú, 4 cung Tứ sinh và 4 Tứ mộ, mỗi cung ứng với 2 tú, cụ thể như sau:

+ Phương Đông:

– Cung Thìn: Giác – Cang

– Cung Mão: Đê – Phòng – Tâm

– Cung Dần: Vỹ – Cơ

+ Phương Bắc:

– Cung Sửu: Đẩu – Ngưu

– Cung Tý: Nữ – Hư – Nguy

– Cung Hợi: Thất – Bích

+ Phương Tây:

– Cung Tuất: Khuê – Lâu

– Cung Dậu: Vị – Mão – Tất

– Cung Thân: Chủy – Sâm

+ Phương Nam:

– Cung Mùi: Tỉnh – Quỷ

– Cung Ngọ: Liễu – Tinh – Trương

– Cung Tị: Dực – Chẩn.

————-

Bộ não của con người, được thiên nhiên cấu tạo, chắc không đến nỗi bị “tẩu hỏa nhập ma”. Ngày nay, chính chúng ta biết rằng, ta mới khai thác sử dụng được một phần của bộ “não”.

Trường phái “nghĩa – lý” thì căn cứ theo Lời quẻ + Lời thoán + Lời hào + Lời tượng. Trường phái “tượng – số” thì căn cứ vào “số” để biết “tượng”, có tượng thì có nội dung (hàm nghĩa sao) ở trong đó, biết được nội dung hàm nghĩa, thì căn cứ theo “dẫn hướng” và “dẫn động” của Lý ( ví như ô tô 2 bánh trước dẫn hướng, 2 bánh sau dẫn động – đẩy). Sân chơi này cũng giản dị như vậy thôi.

Ví dụ nói về số, thứ tự số 48, rồi đến 49, cái kế tiếp là 50

Số 48 hàm nghĩa cái chứa ở trên, số 50 hàm nghĩa cái chứa ở dưới, số 49 ở giữa hàm nghĩa sự biến cách.

Đây nói về thứ tự số quẻ Đỉnh = 48, quẻ Cách = 49, quẻ Tỉnh = 50.

Câu hỏi được nêu ra, tại sao thứ tự 64 quẻ trong Dịch, cổ nhân lại thiết lập như vậy? Trên – dưới đều hàm nghĩa “chứa đựng”, nhưng giữa trên và dưới là sự biến cách?

————-

Chào An Khoa

Nói về chữ “dục” (xét theo nghĩa ham muốn)

Khi trước chữ “dục” mà có chữ “giáo” dẫn đầu đứng trước – Khi theo sau chữ “dục” là chữ “vọng” đứng sau, (giáo dục – dục vọng)

An Khoa sẽ chọn theo giải pháp nào, khi chữ “giáo” ứng với cái “nhất”, hay khi chữ “dục” ứng với cái “nhất”?

Vọng nguyệt – cũng chỉ được duy nhất có 1 ngày theo được với Nhật trong 30 ngày “bình dân” của một tháng, để có “hình” tương ứng với Nhật, trước thì cong lên mà không thể “trực”, sau thì cong xuống mà cũng không thể “trực” vậy

————-

Chào Minh An

Tổ hợp thời gian của Minh An 23/08/1988, là ngày 12/07 âm lịch, ngày 23 hồi 04:54 Xử Thử giao, được quẻ Tứ trụ

………….Năm…………………Tháng………………….Ngày……………….Giờ

……..Mậu Thìn………….Canh Thân………….Canh Tuất…………Quý Mùi

…………Càn………………….Tiệm………………..Tiểu quá…………..Truân

Sơ bộ nhận thấy: năm sinh thuộc tuần Giáp Tý không chứa chi Tuất ứng với ngày sinh.

————-

Diệu Bích thân mến

Trong con người chúng ta, đều có Vua, có Thái úy, có Tuyên úy, …

Bộ “não” của chúng ta ví như Vua

Thái úy Lý Thường Kiệt biết mệnh số ví như “Dụng nhân như dụng mộc”

Cha Tuyên úy với chức năng, ví như một phần của Ban Tổ chức Trung ương (không phải Ban TC Chính Phủ), nhưng vẫn phải lấy “thời” làm trọng, ở trong “thời” đất nước bị xâm lăng, thì không thể lấy pháp chính – phụ, nói Mệnh phạm Cô Hư, mà để loại bỏ đi người hiền tài cho dân tộc vậy.

Nói vậy, là để Diệu Bích hiểu quan điểm của Tôi, khi ở góc độ chiêm vấn số Tử vi, Tôi và Diệu Bích cùng ở Cục quân lực, thì có lẽ Bạn đồng thuận cùng Tôi, chỉ xét tới Cục và Chính tinh. Chân tay có thể gãy, nhưng xương sống thì phải tuyệt đối an toàn vậy.

Cảm ơn Diệu Bích nhiều.

————-

An Khoa

Tôi vẫn “nợ” bạn mấy vấn đề: 1- ứng ra hay ứng vào (xuất nhâp) 2- Như vậy tổng Số tham hợp Mệnh Tài Quan là thấp nhất, còn Điền Huynh Tật là cao nhất, nhưng từ đó kết hợp lại với số âm luật của Mệnh và trị số Cục thế nào và chúng có mối liên hệ thế nào cháu vẫn chưa hiểu?

Chúng ta còn thời gian để nói về nội dung vấn đề này, nay tạm bảo lưu sẽ trao đổi lại sau.

Để có thể tiếp tục trao đổi học thuật cùng nhau, mang lại một giá trị nào đó, thì tối thiểu chúng ta cũng phải có một sân chơi chung. (Bóng rổ có luật của bóng rổ, bóng đá có luật của bóng đá, …), sân chơi mà Tôi đã và đang đi, thì lấy sự biến Dịch của Tượng – Số, để nhận thức về những nguyên lý “nghiêm mật” trong Huyền học, về điều này, hình như An Khoa chưa quan tâm đến nhiều !

Ví dụ như chúng ta muốn đi tiếp, khi Tôi nói số 26, rồi đến số 34, rồi đến số 54, rồi đến số 62, rồi đến số 70, rồi đến số 18

Những con số này, cổ nhân phối ứng can Kỷ với sao Tử vi, căn cứ theo nguyên tắc phối số đơn vị là 14

Tôi nói như vậy thì An Khoa sẽ thấy khó hiểu, mà có thể suy ý rằng Tôi có ý dấu không nói rõ vậy !

Nhưng thực tế, An Khoa cũng phải dành một lượng thời gian đủ để đi từ cấp 1, đến học sinh cấp 2, rồi đến học sinh cấp 3, rồi là ĐH chẳng hạn.

Người xưa chưa có đầy đủ phương tiện hỗ trợ như ngày nay, rất giản dị như muôn mặt đời thường, nhưng không thể “dục tốc bất đạt” được.

Mong An Khoa hiểu hàm ý mà Tôi muốn tâm sự cùng Bạn

————-

Đơn giản thôi Minhgiac ! Hãy tự nhìn vào nội tâm, truy cứu tại sao mình có sức mạnh tinh thần như vậy?

Bài #189 – #190 – #191 chỉ để dẫn tới, nhằm làm sáng tỏ tuổi Bính, thuận tới cung Tị ngộ can Quý, theo đó Lộc Tồn (thuận) nghịch tới cung Tị, nên Mệnh số được hưởng sao Hỷ Thần vậy ! Tôi có thể hiểu được tại sao Minhgiac có khả năng, và nói rằng “học trong giấc mơ …”

Cũng từ đây, tứ Quyền bình Không Kiếp cũng phải trên một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, không thể nói chơi chơi được, phải vậy không Minhgiac? Ví như Thổ Cục, tính của Thổ hàm chứa vị ngọt, các chất ngọt lại ức chế sự sản sinh ra các chất tạo năng lượng thiên nhiên vậy.

Theo Minhgiac, tứ Quyền cần những điều kiện gì về Cục? đòi hỏi những Cách nào kèm theo? để thỏa được tính bình Không Kiếp?

————-

Để có tiếng nói đồng thuận, Minhgiac bắt đầu nên (rất nên) đặt dấu “hỏi” về số Thái Huyền:

– Trời Giáp Kỷ – Đất Tý Ngọ = 9

– Trời Ất Canh – Đất Sửu Mùi = 8

– Trời Bính Tân – Đất Dần Thân = 7

– Trời Đinh Nhâm – Đất Mão Dậu = 6

– Trời Mậu Quý – Đất Thìn Tuất = 5

– Trời không – Đất Tị Hợi = 4

Mệnh tính cho Người khi xét số Tử Vi, cũng căn cứ vào số Thái Huyền, Minhgiac hãy tìm nguyên nhân tại sao Trời không lại ứng với Tị Hợi hàm chứa số 4?

————-

Cung Phúc cư Mùi chịu chi phối của Tỉnh Quỷ trong nhị thập bát tú.

Để nói về Tuần Triệt tác Âm Dương, đáng ra Minhgiac nên đưa ra khái niệm này trước:

Trời Đất tác Ngũ phương

Âm Dương tác ngũ hành

Muốn khảo cứu để từng bước có nhận thức sâu rộng hơn, thì Minhgiac nên bắt đầu từ câu Trời 3 Đất 2

Nói Trời 3 đất 2, theo ngài Trần Đoàn sáng tạo nên Dịch Long Đồ, khi Dịch nói Trời 7 Đất 8, vậy thì “tổ” của số sinh thành là 5 đã được hàm chứa, cho nên số thuận nghịch có thể nói Trời 2 Đất 3

Minhgiac hiểu về điều Tôi dẫn chuyện này như thế nào? Có thể nói ra được không? Vì rằng khái niệm này Tôi vẫn rất mơ hồ vậy !

——————————————–

Các bài viết của Gia Thi và các thành viên khác:

———————————————-Cuốn sách Thế Bản được biên tập từ các tài liệu do quan sứ các nước cuối thời Chiến Quốc tích lũy, sách này được thu thập trong một thời gian dài, có đoạn viết: “Dung Thành làm lịch, Đại Nghiêu chế ra Giáp Tý”, “cả hai đều là bề tôi của Hoàng Đế. Từ đó về sau, đều dùng cách ghi này, một Giáp Tý có sáu mươi ngày”

Vì thế, có thể cho rằng, Đại Nghiêu là người sáng tạo ra Thiên can và Địa chi.

Đại Nghiêu lấy Giáp Ất đặt ngày, gọi là Can, Tý Sửu đặt tháng, gọi là Chi.

Việc liên quan tới Trời thì dùng Ngày.

Việc liên quan đến Đất thì dùng Tháng.

Trời Đất khác nhau, nên thiên can và địa chi biệt lập.

Nguồn: Ngọc Chiếu định chân kinh

————-

Niên kỷ 60 Giáp Tý

Thiên can và Địa chi phối hợp thành 60 trụ, tương truyền xuất hiện từ thời Hoàng Đế. Thời kỳ đầu sáng tạo ra Thiên can, là dùng để ghi Năm và Ngày, còn Địa chi dùng để ghi Tháng và Giờ.

Ví như, năm Giáp tháng Dần, ngày Ất, giờ Mão … Về sau, do dùng Thiên can ghi Năm, thì cứ 10 năm sau lại trùng lập, mà thiên can ghi Ngày cũng như vậy, một Tháng xuất hiện 3 ngày có Thiên can tương đồng.

Địa chi ghi Tháng và Giờ, tuy không sợ trùng lập, nhưng nó trùng lập cùng với Thiên can, thì kết quả vẫn bị đảo lộn, bất tiện.

Do đó, kết hợp thiên can thứ nhất và Địa chi thứ nhất, Thiên can thứ hai và Địa chi thứ hai, chính là số lẻ kết hợp với số lẻ, số chẵn kết hợp với số chẵn. Kết hợp hết 10 thiên can và 12 địa chi thì được 60 nhóm. Hợp thiên can địa chi thành một trụ, 60 nhóm tức có 60 trụ, mà địa chi và thiên can sau khi hợp thành Trụ, thì hợp thành Can Chi

Sáu mươi Trụ từ Giáp Tý đến Quý Hợi, được hiền nhân gọi là 60 Giáp Tý hay 60 Hoa Giáp. Mỗi thiên can phân thành 6 cách kết hợp với địa chi, như lục Giáp, lục Ất, lục Bính, lục Đinh … là chỉ ý nghĩa này. Tổ hợp can chi là số lẻ kết hợp với số lẻ, số chẵn kết hợp với số chẵn. Do đó không có sự kết hợp Giáp với Sửu, hay Ất với Dần …

Người xưa sử dụng nó để ghi năm tháng ngày giờ, như năm Giáp Tý tháng Ất Hợi ngày Bính Dần giờ Đinh Dậu. Dùng hết 60 Giáp Tý thì lại bắt đầu một Trụ mới, tuần hoàn liên tục.

Ngày Kỷ Tị tháng Giêng năm 720 Tr.CN (Lỗ Ân Công năm thứ III), Khổng Tử tu sửa sách Xuân Thu. Các nhà sử học cho rằng, đây là cuốn sách Sử thư đầu tiên dùng Can Chi ghi thời gian có tính liên tục, dùng can chi ghi Ngày và Năm, thống kê khá tỷ mỉ các sự việc từ chính trị cho đến chiến tranh, là tư liệu Sử chính xác và liên tục, có thể căn cứ vào để tra cứu, tham khảo.

==============

Nguồn: Ngọc Chiếu định chân kinh

————-

Nhịp sinh học tùy theo khả năng của mỗi người tiếp thu được, thì để nó tự nhiên tiếp nhận kiến thức, nên để nó thuộc về tự nhiên.

Thích Ca Mầu Ni từng nói rằng, ngài không hề quan tâm đến việc, ai điều khiển mũi tên, hoặc mũi tên đó bay đi đâu, đối với Ngài, điều quan trọng là trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để cứu con Người thoát khỏi tai nạn do mũi tên đó gây ra.

Thời nay, Phan Tử Ngư viết sách nói rằng: “Phàm, việc gì, không phải muốn như thế nào sẽ được như mong đợi. Mà khi gặp vấn đề Bạn cần phải biết làm gì !”

————-

Phá quân tinh

………Quả cảm………………….Làm càn……………………..Tý Ngọ

………Ổn định………………..Không ổn định………………..Sửu Mùi

……..Thuận tòng ……………..Phản kháng………………..Dần Thân

————-

Anh NguaQuaDoc có thể trình thêm,

– Thiên tướng tọa thủ ở cung độ nào trên tinh bàn, để xét ở thế “vượng”, hoặc ở thế “địa”, hoặc ở thế “miếu” …

– Thiên tướng độc tọa hay Thiên tướng phối hợp với một chủ tinh nữa?

– Khi độc tọa thì ở cung Âm – khác nhau như thế nào khi Thiên tướng đồng độ với một chủ tinh nữa ở cung Dương?

————-

Nói đến cục, là nói đến vòng tràng sinh của cục. Xưa nay bàn về cách an vòng tràng sinh đã nhiều, rút cục, chẳng ai chịu ai. Nhưng cứ xem các lời bàn của họ mà thấy thất vọng. Thì ra là bởi, họ chẳng có hiểu gì về cục cả, cũng chẳng hiểu bản chất của ngũ hành. Cách an vòng tràng sinh của cục theo Vân Đằng Thái Thứ Lang là đúng đắn, chuẩn xác nhất. Nhưng nhiều người lại cứ bi bô rằng, vòng tràng sinh phải an thuận bất kể dương nam âm nữ hay âm nam dương nữ ra sao. Rồi lại vì không hiểu tại sao tràng sinh thổ cục lại đồng cung với thủy cục. Có thể khẳng định rằng, việc an vòng tràng sinh của cục, nếu an khác VDTTL, tất sai.

Hay quá, dứt khoát khẳng định như anh vuivui,

————-

Người này theo ngành nghề đặc thù, có thẻ ngành “miễn kiểm tra – bất khả xâm phạm”, được đào tạo bài bản.

Hơn nữa,

– Theo nguyên tắc tinh quyết “Kiến tinh tầm ngụ” thì vận thế đại hạn đã được quy hoạch

– Theo nguyên tắc tinh quyết “Tinh diệu hỗ hiệp”, thì mệnh cách của người này có Địa bàn rất mạnh

————-

Mệnh và Thân đều ở vào thế “Tá tinh an cung”, cho nên rất phù hợp với ngành nghề được “trưng dụng” đào hoa mà biến cách “Mỹ nhân kế”, … Đã phải đi vay mượn Chính tinh, nhưng buộc phải gọi là Tá tinh (nhóm Tá tinh: Văn Xương Văn Khúc Thiên Mã Lộc tồn)

————-

Can.Spacy theo trường phái Trung Châu – Tam Hợp, một trong những nguyên tắc cơ bản của “Tử vi Tinh Quyết” đối với lá số này là được cách Song phi hồ điệp thức, khác nhau rất nhiều với lá số của Can.Spacy do Lethanhhi đã đưa lên diễn đàn.

————-

Mệnh cách “Kình dương đắc địa” là chưa đủ đâu Quangdct, khi xét về lá số này vẫn còn Văn khúc hóa thành sao Kị đắc địa, như vậy được thêm cách “Kị tinh thừa vượng nhập miếu”. Lại thêm đương số sinh năm Kỷ thì cung an mệnh gặp can Tân có Văn xương cũng hóa thành sao Kị, lá số này nguyên cục đã có 2 Hóa Khoa và hai Hóa Kị

————-

Nói vậy cũng đúng,

Nếu theo Tử vi Đẩu số Toàn thư mà nói, khi xét Tam thai của cung Mệnh là chưa chính cách, Thượng thai có Phụ diệu là Thiên khôi, Trung thai có Kình dương, còn Hạ thai ….

————-

Cảm ơn VietMao đã xác nhận thông tin luận đoán !

Có điều, với lá số này Thiên phủ nguyên cục đã là “kho đầy” mà không phải là “kho lộ” hay “kho trống”, thì chức năng và nhiệm vụ của Kình dương cho dù là đắc địa sẽ là gì?

84 đến 94, Thiên phủ ngộ Tuân trở thành “kho lộ” đây là giai đoạn khốn khó nhất của đương số

Sách viết chỉ cho biết tính chất của Kình dương và Đà la khi Thiên phủ là “kho lộ” hoặc “kho trống”, vậy khi Thiên phủ là “khô đầy” thì Kình dương sẽ chủ về tính chất gì đây !

————-

Tôi có xét tới những nguyên tắc hội sao mà KhuongDinh đã nêu ra. Nhưng, đối với lá số này, hay người sinh năm Đinh Kỷ an mệnh ở Mùi, đều được mệnh cách “Sát tinh đắc địa”, Tôi lấy đặc điểm này làm chủ yếu, kết hợp với nguyên tắc hội sao để luận giải, tìm ra mấu chốt đường sự nghiệp của đương số. Nếu như đương số làm những công việc không có tính chất giống như vậy, mà lại không có “Thẻ miễn kiểm tra”, ắt phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đúng sai, và cuộc đời của đương số đương nhiên không được như vậy cho tới ngày nay.

Đối với lá số có cung Mệnh vô chính diệu, theo nguyên tắc của Nam phái, cụ thể hơn là Trung Châu phái, cần phải xem, xét kỹ tới cung Tứ chính, đặc biệt đối với trường hợp cung Thân cũng Vô chính diệu. Trường hợp lá số này tương ứng như vậy. Tứ chính gồm 4 cung Mệnh – Di – Tử nữ – Điền trạch

Trong đó, cung Mệnh được cách “Minh châu xuất hải”, cung Tử nữ được cách “Thiên ất củng mệnh”, cung Điền trạch được “kho đầy”, cung Thiên di không hóa thành Sát tinh. Nhưng, khi Thiên đồng và Cự môn đồng độ ở Sửu hoặc ở Mùi, thì cả hai sao này đều ở vào thế “hãm”, lúc này bản thân Thiên đồng không đủ sức, nên không thể phát huy được cái “thuận” của mình, tức là mọi ưu điểm của Thiên đồng khó có thể phát huy. Trong khi Cự môn là sao hấp thụ ánh sáng rất yếu, lại ở vào thế “hãm”, cho nên có khả năng che đậy rất giỏi, biết che đậy tình cảm trong cảnh ngộ tàn bạo của “ám” tinh Cự môn. Hai sao Thiên đồng và Cự môn khi đồng độ, thành hệ “Thiên đồng Cự môn” cho ta biết một số tính chất đặc thù, như khả năng vận dụng khẩu tài đối với tính chất công việc như:

– Công việc cần truyền đạt thông tin

– Công việc cần biểu đạt ý kiến của mình

– Loại công việc mang tính chất cần khơi thông người với người, vật với vật, thông tin với thông tin

– Công việc cần dùng ngôn ngữ, hành vi để truyền đạt

– Công việc để mọi người thấy vui vẻ thoải mái (Thiên đồng)

– Loại công việc có tính chất nghĩ thay cho người, giúp mọi người đạt được cảm giác và hưởng thụ mà họ muốn (Thiên đồng)

Nhưng phần nhiều đều phụ thuộc vào tính chất của môi trường, như:

– Làm việc trong môi trường phức tạp nhiều người (Cự môn)

– Hoặc môi trường lớn liên quan đến truyền đạt, khơi thông (Cự môn)

– Hoặc môi trường trong cơ quan lớn có chế độ (Thiên đồng)

– Hoặc môi trường nhân viên được chăm lo trang bị công cụ lao động đặc biệt (Thiên đồng)

Tôi cho rằng, mấu chốt của lá số này là ở Thiên lương có khả năng ảnh hưởng tới Cự môn, người xưa cho rằng người ứng với lá số này có khả năng “tự tụng” (tự tranh tụng), tức là cái Tôi của ngày hôm nay thường xuyên giao tranh với cái Tôi của ngày hôm qua. Cho nên Toàn Thư nói là người nhiều suy nghĩ, có hoa mà khó kết tráí, chủ về nhiều hư danh. Là người lạc quan tích cực, thành công đến không dễ, trắc trở không ngừng, cuộc đời phát triển có giới hạn, nếu muốn dẫn đầu thì ngược lại kéo theo nhiều thị phi, là người thường ca thán tiếc thương vì cho rằng mình không gặp thời, nhưng ưu điểm của đương số là người biết vạch ra kế hoạch, biểu hiện tốt và giỏi giao tế, nhưng thường ở cảnh ngộ tri âm khó tìm, người tri thức thì ly tán ít gần.

Ví dụ là như vậy, KhuongDinh đọc cho vui

————-

Tiên sinh vuivui dẫn ví dụ của cụ Phan rất hay, đã chỉ ra những nét chính trong lá số để luận đoán.

Có điều, nên lưu ý giữa hai lá số để làm kinh nghiệm đúc kết, một lá số mà cụ Phan dẫn chuyện, một lá số VietMao đưa lên diễn đàn, hai lá số ứng cho hai con người có một số tinh chất cần chú ý:

– Xét về tính chất của công việc mà nói, tính chất công việc là “ăn cắp”, một bên thì được nhà nước cho phép và được bảo vệ, còn được đầu tư trang bị, lại còn được tạo ra nhiều tình huống có lợi thế, … một bên thì bị bắt giam về tội “ăn cắp” và bỏ tù. Mục đích một bên là “công lợi” còn một bên là “tư lợi”. Tính chất công việc loại này, phần nhiều lấy cơ sở từ hậu thiên và tính thời thế.

– Cung Tứ chính của hai lá số có điểm khác nhau, một lá số là “kho trống”, còn một lá số là “kho đầy”.

– Tính đặc thù về địa chính trị của vùng miền là có khác nhau, người sinh ra và làm việc ở phương Nam có tính năng động cao hơn so với người ở phương Bắc.

“Kho trống” và “kho đầy”, “công lợi” và “tư lợi”, khi xét mối quan hệ giữa Mệnh và Vận trong vận trình 55 ~ 64 này, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả luận đoán.

————-

Trong Đẩu Số có ba sao mang tính “hình”, đối với lá số này đều hội tụ đủ ở cung Mệnh Thân. Có thể VietMao đưa lá số này lên diễn đàn có mục đích mà chúng ta chưa rõ, nên thông tin về đương số chưa khách quan.

Sách thường viết, những cặp “sao đôi” trong Đẩu Số, khi kết cấu thành “cặp” thường sức mạnh tăng gấp đôi, đối với lá số này, có hai cặp “sao đôi”, thứ nhất là Nhật Nguyệt, thứ hai là Xương Khúc, Trung Châu phái gọi là “Song phi hồ điệp thức”.

————-

Tôi làm công việc về Tổ chức Cán bộ, ở phương diện nhân sự, có thể đây là một ưu điểm khi nhìn mối quan hệ giữa con người và lá số Tử vi. Tất nhiên, chỉ ở một góc độ nhỏ về tính chất công việc và tính chất môi trường lao động, không thể bao quát được toàn bộ các ngành nghề. Vì vậy mà có cách nhìn khác với VietMao.

Nay mới nghỉ chế độ, rảnh rỗi tham gia học hỏi thêm từ Diễn đàn. Kiến thức và kinh nghiệm còn chưa đủ, khi VietMao dùng lời “chỉ dạy”, đặt tôi vào trong tình huống khó xử. Thông cảm nhé

————-

Tôi cũng đã căn cứ vào lá số này học hỏi tập suy xét về cái được gọi là “Lá số Nhân bàn” của đương số, theo Trung Châu phái gọi là = Lá số Nhân bàn của Địa bàn.

Cảm ơn AlexPhong

————-

Tôi cũng như bạn thôi, chưa nắm vững nguyên tắc này, chúng ta cùng đọc lại một đoạn xem sao:

———————–

Trước khi kết thúc cuốn sách, xin đưa ra hai điểm sau:

Thứ nhất là quan hệ của phép “địa bàn” và “nhân bàn”. Phép này đường được xem là “Bí pháp bất truyền”, kỳ thực phương pháp này rất đơn giản.

Trước tiên dựa vào “An tinh pháp”, sắp xếp tốt trên mệnh bàn, thì mệnh bàn này được gọi là “Thiên bàn”. Đem “cung Thân biến thành cung Mệnh” của Thiên bàn, cùng can chi của cung Thân để suy định cách cục Ngũ hành, an sao Tử vi với Thiên phủ đến mệnh bàn, thì được gọi là “Địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, mà lấy cung Phúc đức của “Thiên bàn” sửa thành cung Mệnh, đồng thời dùng “can chi” của cung Phúc đức để xác định cách cục Ngũ hành và an Tử vi Thiên phủ đến Mệnh bàn, thì được gọi là “Nhân bàn”

Nếu như cung Mệnh với cung Thân đồng cung, thì Thiên bàn với Địa bàn hoàn toàn giống nhau, còn nếu cung Thân với cung Phúc đức đồng cung, thì Địa bàn với Nhân bàn hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt “Thiên bàn”, “Địa bàn”, “Nhân bàn”, chỉ có các sao ở cung Mệnh khác nhau, thì sự sắp xếp của 14 chính tinh là khác nhau, còn các sao ở các cung khác đều không thay đổi.

——

Trước tiên xét:

– Xét Địa bàn 15 phút

– Xét Nhân bàn 15 phút

– Còn lại là Thiên bàn

———————-

Tôi cũng đang học hỏi tập suy xét mối quan hệ của 3 bàn này, nên chưa có ý kiến trả trả lời câu hỏi của bạn boluclag

————-

Liêm trinh và Phá quân đồng độ ở Dậu, tính chất của hệ sao chủ về biến động, cho nên khả năng kinh doanh thường không phải là sở trường. Hệ “Liêm trinh Phá quân” chủ về khai sáng, mặc dù làm nhân viên dưới sự lãnh đạo cấp trên, nhưng được số vẫn luôn luôn đảm nhiệm công việc mang tính sáng tạo. Nếu công việc nhất thời không mang tính sáng tạo, thì dễ bị sai khiến đảm nhiệm thêm trọng trách.

Theo lá số Nhân bàn, người có hệ “Liêm trinh Phá quân” lúc nhỏ thường sức khỏe không được tốt, hơn nữa, lại chủ về không có duyên với cha mẹ, cho đến khi lập nghiệp, phải trải qua nhiều biến động gian nan mới có thành tựu, thì cũng không chăm sóc được cha mẹ. Đây là do Nhân bàn chỉ ra rằng, tính chống đối luôn sẵn sàng túc trực bộc lộ.

Lưu niên năm Bính có Liêm trinh nhập Kị, chủ về đã bị tai nạn giao thông, còn chủ về niên hạn sự nghiệp có biến động thay đổi, có khả năng mất việc hoặc thuyên chuyển công việc.

————-

Tôi chỉ nhận lời với VietMao sẽ là người kể lại, cho đến khi tìm hiểu và phân biệt rõ tính “mục đích” của 3 loại bàn Thiên Địa Nhân ứng cho mỗi người.

Hiện tôi đang học hỏi ở giai đoạn ban đầu, đó là phân biệt được nội dung từng bàn (thiên – địa – nhân) cho ta biết sự khác nhau như thế nào?

Những khái niệm cơ bản đang dần hình thành từng bước, hy vọng không để VietMao thất vọng.

————-

Như tôi đã nói, hiện tôi đang ở mức học hỏi, cho nên chưa đủ sức kham nổi những vấn đề mà NhuThangThai nói.

Có điều, theo nội dung trích dẫn có đưa ra khái niệm “bản chất”, như vậy việc đầu tiên chúng ta phải xác định là “chất” gì đã? sau đó mới có thể truy nguyên về “gốc” của nó (bản), ví dụ theo là số VietMao đưa lên diễn đàn, thì “chất” ở đây sẽ là “chất” gì?

Điều thứ hai là, NhuThangThai quan niệm như thế nào về khái niệm “vững như kiềng ba chân” và khái niệm “bốn bức tường thành vững chắc”. Giả thụ, có người cho rằng, khi nói “vững như kiềng ba chân” là dụ ý chỉ về một cá nhân, đối với khái niệm “bốn bức tường thành vững chắc” là dụ ý chỉ vè không gian quần thể không phải chỉ có một người… Điều này muốn nói về hội cung Tam phương và hội cung Tứ chính, những nguyên tắc cơ bản như thẩm thấu, cảm nhiễm… cũng như thứ tự truyền cảm nhiễm từ cung nào tới cung nào… của hội cung Tam phương; Hoặc những nguyên tắc “dẫn dụ” của chiếu xạ từ hội cung Tứ chính … những vẫn đề này, tôi nghĩ chúng ta cần phải có một số khái niệm, thì mới có thể nói chuyện với nhau về nội dung mà NhuThangThai đã nói.

————-

Hai chủ tinh một là Thiên cơ một là Thái âm đồng cung ở Dần (hoặc ở Thân), khi đồng độ cho ta biết chủ về “hướng nội”.

Đã là “hướng nội” nhưng lại mang tính “động”, đồng thời người sinh năm Bính ứng với tuổi Dần, thì tôi quan tâm nhất đến cung Điền trạch của lá số này.

Quan tâm tới cung Điền trạch là vì

– ở Trời thì mang Ấn tinh (Thiên tướng)

– ở Đất thì chở Ám tinh (Cự môn)

– ở Người thì chứa Hình tinh (Thiên lương)

Đây là một lối suy diễn, lấy tại Trung cung hàm chứa tổ hợp tinh hệ “Ấn Hình Ám” làm nguyên tắc chủ yếu luận đoán cho lá số này.

————-

Hai chủ tinh một là Thiên cơ một là Thái âm đồng cung ở Dần (hoặc ở Thân), khi đồng độ cho ta biết chủ về “hướng nội”.

Đã là “hướng nội” nhưng lại mang tính “động”, đồng thời người sinh năm Bính ứng với tuổi Dần, thì tôi quan tâm nhất đến cung Điền trạch của lá số này.

Quan tâm tới cung Điền trạch là vì

– ở Trời thì mang Ấn tinh (Thiên tướng)

– ở Đất thì chở Ám tinh (Cự môn)

– ở Người thì chứa Hình tinh (Thiên lương)

Đây là một lối suy diễn, lấy tại Trung cung hàm chứa tổ hợp tinh hệ “Ấn Hình Ám” làm nguyên tắc chủ yếu luận đoán cho lá số này.

Tôi đưa lối dẫn giải này có phần rắc rối, cũng vì lý do tiêu đề topic nói đến Thiên – Địa – Nhân, nếu chủ đề của topic không nói đến Thiên – Địa – Nhân, thì chúng ta cứ Thiên bàn mà xài, mà luận đoán, chẳng có thì phải phức tạp rắc rối làm gì.

————-

VietMao có thể tự mình giải nghĩa ba động từ “mang”, “chở”, và “chứa”

Giả dụ VM đồng thuận với quan điểm suy diễn này, trong ba tính chất Ân, Ám và Hình, thì VM quan tâm nhất đến tính chất nào?

Trong trường hợp này, tôi quan tâm nhất là Hình tinh, đó chính là quan tâm đến lá số Nhân bàn.

————-

Vậy là hai cha con đương số được nhiều người quan tâm, xưa nay người đời hay nói là có “phúc khí” chẳng thấy hai cha con đâu mà chỉ thấy duy có VietMao !

33 ~ 42 là một đại vận dài, trong 8 phần (120 phút) xét Thiên Địa Nhân, thì Thiên lấy mất 6/8, còn lại là Địa có 1/8 và Nhân là 1/8.

Nếu có thể trong đại vận Canh Tý này, niên hạn nào sẽ nhập họa “ngã biến trứng thành liệt”, nguyệt hạn nào… thì con gái của đương số cũng được hưởng phúc khí có VietMao chứng giám !

————-

Cung hạn có hệ “Vũ khúc Phá quân” đồng độ, mệnh cách “Thiên cơ Thái âm” mang đặc tính “trôi nổi” mà đến cung hạn này, sợ nhất khi gặp Tham lang Hóa Kị, phải chăng là như vậy !

————-

Bác biết thế nào cháu cũng đến vào sáng nhưng không dám vào chào Ông, tại thời điểm này cháu phải ghi nhớ: không được để Huyết áp của Ông bị dao động.

Đi tắt đón đầu cũng là một cách cháu hay vận dụng, câu hỏi này ở tình hình hiện tại là chưa phù hợp đối với cháu. Đó là vì ý nghĩa thay đổi của hội cung Tam phương, cũng như ý nghĩa của hội cung Tứ chính thay đổi qua từng đại vận hoặc lưu niên, cháu chưa được học mà lại đi hỏi những cái xa vời.

Bác lấy ví dụ lá số cô VietMao đưa lên diễn đàn, vận hành nghịch, khi cung Mệnh nguyên cục tiến vào cung Huynh đệ, thì ý nghĩa của hội cung Tam phương cũng đã thay đổi, phải nắm được bản chất ý nghĩa “quân thần ly tán” của cung hạn này, đây là tính môi trường của cung hạn, thì mới có thể đánh giá tính chất hệ “Thiên đồng Cự môn” đều ở vào thế “hãm”, mà đến cung hạn này, sẽ bị ảnh hưởng cảm nhiễm từ môi trường của cung hạn, mà chuyển hóa thành tính “biến bạn thành thù”, ví dụ như vậy… Cháu nên nghe Cụ, hoàn thành việc học cho xong.

————-

Tôi đang trong giai đoạn học hỏi, do vậy, ở trường hợp lá số của Can, nằm trong tổ hợp của “Nhóm 1”, tổ hợp này mang tính đặc trưng nhất khi bài bố tinh bàn, đó là Đế tinh ở vào thế “độc tọa”.

Năm tổ hợp “nhóm” còn lại, Đế tinh luôn luôn “đồng độ” với một sao khác, đó là:

– hệ “Tử vi Phá quân” (nhóm 2)

– hệ “Tử vi Thiên phủ” (nhóm 3)

– hệ “Tử vi Tham lang” (nhóm 4)

– hệ “Tử vi Thiên tướng” (nhóm 5)

– hệ “Tử vi Thất sát” (nhóm 6)

Trong khi đó, Thiên phủ nhập cung âm thì “độc tọa”, khi nhập cung dương thì “đồng độ”. Điều này cho thấy sự bài bố khác nhau Nam Đẩu và Bắc Đẩu.

Nói về sự khác nhau giữa Bắc và Nam, phần nhiều một số môn phái thường tập trung nghiên cứu về “Trung cung”, cho nên, nếu Can muốn có những bước dài và sâu rộng hơn về Tử vi, thì nên quan tâm kỹ lưỡng tới nhân tố “Trung cung” của tinh bàn.

————-

Trong “Toàn thư” xuất bản đời Minh có chú giải, còn sách “Tử vi Đẩu Số toàn thư” tái bản lại sau này thì không thấy chương mục này.

Trường hợp duy nhất khi Đế tinh ở vào thế “độc tọa”, thì sách chỉ ra rằng, Trung cung là ở tại (ở nơi) Tị và Hợi.

————-

Khi Can nói về một số tính chất của sao Phá toái, cho nên tôi mở rộng hàm nghĩa, nói thêm về cái “thanh trong” và cái “nặng đục” theo tinh thần của Dịch, “thanh trong” thì cao, nên xuất ra ở Thìn, “nặng đục” thì trầm xuống, nên xuất ra ở Tị, đây là tiếp theo ý của Can khi nói về sao Phá toái mà thôi.

————-

Cổ nhân chắc không thể nhầm lẫn giữa thời gian của “1 năm” và thời gian của “1 Giờ”,

Về câu tô mầu xanh, Can trải nghiệm trong cuộc sống từng Năm, đã phân biệt được tính chất của Phá toái khác nhau trong từng niên hạn chưa?

Tôi chưa đủ chủ kiến nên chưa trả lời được câu hỏi của Can.

————-

Tôi muốn học hỏi sự ứng nghiệm từ Can, bạn có thể cho biết sự ứng nghiệm này được không:

– trong lưu niên nào?

– đại vận nào?

– tính chất của công việc ứng nghiệm là gì?

– môi trường ứng nghiệm trong cảnh ngộ nào?

Được diễn giải cụ thể từ lá số của Can thì rất cụ thể và rõ ràng hơn. Cảm ơn Can trước.

————-

Trường hợp thứ hai, khi triển khai Tam bàn,

– có Thân cư Địa bàn (sinh giờ Tị Hợi)

– nếu được ngũ hành nguyên cục Thiên bàn sinh ngũ hành nguyên cục Nhân bàn (ví dụ an mệnh tại Mùi cho tuổi Giáp Kỷ là Thổ cục, lá số Nhân bàn sẽ là Kim cục), thì cuộc đời có phần đỡ vất vả hơn để có thể thành nổi sự kiện lớn, đây nói về những người đã đủ khả năng theo “chính giới”.

– Nếu bị ngũ hành nguyên cục Thiên bàn khắc chế, thì đúng là Phúc cung đã có sát tinh lại có Hóa diệu thì khẳng định là cuộc đời vất vả nổi thành sự kiện.

Cần nghiệm lý thêm với người không theo nghiệp “chính giới”, vì chưa thấy ứng nghiệm.

————-

Ngũ hành nguyên cục Nhân bàn là Thủy nhị cục (có Cự môn ở Tuất)

Ngũ hành nguyên cục Thiên bàn là Mộc tam cục (“Thái dương Cự môn” + “Thiên cơ Thái âm” = Thiên Nhân)

Ngũ hành nguyên cục Nhân bàn sinh ngũ hành cục Thiên bàn -> khác hẳn với ngũ hành cục Thiên bàn sinh ngũ hành cục Nhân bàn.

————-

Như vậy tôi hiểu chưa đúng

Tôi hiểu chưa đúng vì nghĩ rằng,

– ở nơi Tý chủ về “dụng” ở nơi Ngọ chủ về “thể” …

Vì đọc sách nói “cung” là chỉ về “việc”, cho nên quan niệm:

– ở nơi Tý là việc Quan của năm 2013, sang năm 2014 ở nơi Tý là việc về quan hệ giao hữu

Cảm ơn Can đã chia sẻ chủ kiến của mình

————-

Hàm nghĩa đầu tiên về “cung” là chỉ về “việc”, cũng như hàm nghĩa đầu tiên về lá số “Nhân bàn” mà tôi học hỏi được, đó là yếu tố “nhân hòa”

Chia sẻ với Can một ý, có thể chưa phù hợp tại thời điểm này.

————-

Câu tô mầu đỏ, tôi lại có ý hiểu khác với Can, vì chỉ có 4 chữ, đó là “nội ngoại” và “tính tình”, tôi sắp xếp thành cặp như sau:

– Nội tính

– Ngoại tình

Ra ngoài, cái “tình” mà không “cảm”, thì ở gần đôi khi còn bất lợi hơn là ở xa … nói như vậy là vì 12 cung chỉ về việc của một con người mà thôi, nên chưa dùng đến khái niệm âm dương

————-

– Thái tuế gặp Tiểu hao

– Lộc tồn gặp Phúc đức

Người Phụ nữ ứng với lá số này phần nhiều là người từ chối vai trò của người “giữ lửa”, khi tự xếp mình vào hàng phái mạnh, thích hòa vào thế giới đàn ông sòng phẳng và sôi nổi

————-

An mệnh tại Thân, vì vậy đối với câu “Chủ thể của một vấn đề trong cách luận Tử vi”, theo nguyên tắc “tinh quyết”, chọn Thiên đồng cư Tuất để luận đoán.

————-

Hai chữ “siêu nhân” ở đây, có thể nhận biết từ nguyên nhân khai thác được tiềm năng này, là do Thiếu âm đồng độ với chủ tinh Thiên lương ở Ngọ (vì vậy, lá số này phần nhiều hợp số với người khác giới có Thiên lương cư Ngọ)

————-

Thân cư Nhân bàn, có Trường sinh đi trên đất Tuyệt, lại đội trên đầu Tuyệt địa (đội 9 đạp 1), chẳng cần phải có lời thề như vậy !

————-

Tôi đang thử nghiệm nguyên tắc phối vòng “Tướng tiền thập nhị thần” với lưu Nhật trong cung viên của Nhân bàn

Tướng tinh, Phan an, Tuế dịch, Tức thần, Hoa cái, Kiếp sát, Tai sát, Thiên sát, Chỉ bối, Hàm trì, Nguyệt sát, Vong thần.

————-

Khi bạn mở chủ đề này, tôi có đọc các bài viết của bạn cho một Cụ đã không đi lại được nghe, Cụ nói rằng cách thức viết bài trả lời này, hình như giống một người mà Cụ đã giao lưu trên mạng mấy năm trước.

Nếu Vietnamconcrete đúng là người đã giao lưu, thì Cụ chuyển lời tới bạn rằng: vietnamconcrete thường ít chú ý tới quẻ “Trời Đất phiền muội” khi toán Ngày ứng quẻ Lục Nhâm.

Đối với năm tháng ngày giờ ứng với vietnamconcrete, tôi với bạn sẽ tham khảo thêm sau ngày mồng 8 tết, khi các “Thần” trở về “Thiên cung Phúc địa”

————-

Nếu chỉ bàn về Thiên bàn, thì có thể thuận theo 5 điều như đã dẫn

Nhưng, khi nói thêm về Địa và Nhân, có thể còn khuyết thiếu

Ví dụ như trường hợp:

– Nhân bàn có Thái tuế gặp Tuyệt

– Địa bàn có Tiểu hạn Tị tới Mão là tượng cực hung

– Thiên bàn có cung mệnh của Đại hạn ở Mùi gặp Hình Kị

Tam bàn cho thấy tai nguy lớn.

————-

Tôi cũng đang học hỏi theo xu hướng chỉ xét độc lập Nhân bàn, chưa phối hợp luận đoán tổng thể Tam bàn, nên có ý vị như vậy. Khi nào thuần thục, mới bắt đầu phối hợp với Địa bàn để luận đoán.

Anh QuachNgocBoi cũng đã biết, âm cục 2 – 4 – 6 được cấu tạo ứng với Sửu – Hợi – Dậu, khi xét về Địa bàn là ứng với nghịch hành, là chủ về đi sau, phần nhiều sẽ “hậu thuận đắc thường”, nếu vượt trước kẻ khác thì “tiên mê thất đạo”, nhưng dương cục thì ngược lại, … đây là điều mà tôi chưa được thông thạo khi luận giải phối hợp giữa Mệnh và Tam cục, còn cần phải thực nghiệm nhiều.

————-

Thiên thống lĩnh “nguyên khí”.

Địa thống lĩnh “nguyên hình”

Nhân thống lĩnh “nguyên thức”

Năng lực nhận thức và năng lực tư duy là cái mà riêng con Người có. Sự biến hóa thần diệu của hoạt động ý thức và của hoạt động tư duy thuộc sự biến hóa của “chủ thể”. Đó là kết quả tư duy lý tính của tam tài Thiên Địa Nhân. Tư duy lý tính của Tam tài nhấn mạnh sự biến hóa của Thiên Địa là sự biến hóa của “tinh” và “khí”, mà không phải tác dụng do “thần” làm chúa tể gây ra biến hóa.

————-

Câu hỏi của NguaQuaDoc chưa biết chữ “thời” theo Nho, hay theo Thích hay theo Đạo, vì cảnh giới tinh thần của Nho Thích Đạo thể hiện có khác nhau.

Đối với Nho gia thì “Vạn vật giai bị ư Ngã” (vạn vật đều có trong Ta) lấy Nhân bản làm cơ sở cho Thiên Nhân hợp nhất. Đối với Đạo gia thì “Nhân pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, thì lấy bản tính tự nhiên của con Người làm hạt nhân. Đối với Phật giáo thì lấy “Chúng sinh giai hữu Phật tính” làm hạt nhân.

Hơn nữa, Nho gia lại nói “Thiên Nhân tương phân”, “Thiên Nhân tương thắng”, “Tương Thiên tạo mệnh”, đây là kết quả coi trọng và đề cao việc Người. Đạo gia lại nói “Thiên tại Ngã”, tức là coi trọng kéo dài tuổi thọ con người và nâng cao tố chất thân thể con người. Phật gia thì nói “Nhất thiết duy tâm” nhấn mạnh tâm linh yên tĩnh mà nêu cao đạo đức.

Cho nên, nói “trước khi cái thời đến thì ta hành động như thế nào cho hợp lý” cũng tùy thuộc vào từng giáo phái mà có giáo lý tương ứng với chữ “thời”, cụ thể hơn cũng tùy thuộc vào từng mệnh số ứng với mỗi người mà cảm ứng theo “thời”, theo đó mà “tự tác thiên mệnh” vậy thôi.

————-

Cảm ơn anh Địa đã chỉ rõ thêm tính “nguyên lý hóa giải bại cách”

Năm Quý Tị là Thủy tự Tuyệt, gọi là dòng nước dễ bị tắc nghẽn, khô cạn. Người Bính Tuất Đinh Hợi Ốc thượng Thổ; Canh Tý Tân Sửu Bích thượng Thổ sợ rằng một năm phải đối mặt với bệnh Gan

Cổ nhân đã khám phá mối quan hệ “âm thanh” và con người … còn về mối quan hệ giữa “chữ viết” và con người vẫn tùy theo tộc tính của từng vùng miền, chắc Cổ nhân giữ lại để “bảo lưu”

————-

Để hiểu được hàm ý của nhau khi trao đổi bằng văn viết, cũng ví như “ngôn ngữ” chỉ đơn thuần là phương tiện đầu tiên mà Cổ nhân đã khai thác, để người ta hình dung bức tranh ban đầu mà thôi. Khi nói về mối quan hệ giữa “Thị tri” và “Ngôn tri”, thì tri thức tiếp thu bằng trực quan thường đầy đủ và có chất lượng hơn là “ngôn tri” (tri thức tiếp thu bằng ngôn ngữ)

Vì Tử vi quan tâm đến đại vận và lưu niên, do vậy, bạn Minh An có thể có thể thử nghiệm “âm luật” ở Thân địa phối với lưu niên xem sao, tức là

– Giáp Thân 1944 – âm luật là Vũ

– Bính Thân 1956 – âm luật là Chủy

– Mậu Thân 1968 – âm luật là Cung

– Canh Thân 1980 – âm luạt là Giốc

– Nhâm Thân 1992 – âm luật là Thương

– Giáp Thân 2004 – âm luật là Vũ

………v.v………

————-

Vì Tử vi quan tâm đến đại vận và lưu niên, do vậy, bạn Minh An có thể có thể thử nghiệm “âm luật” ở Thân địa phối với lưu niên xem sao, tức là

– Giáp Thân 1944 – âm luật là Vũ

– Bính Thân 1956 – âm luật là Chủy

– Mậu Thân 1968 – âm luật là Cung

– Canh Thân 1980 – âm luạt là Giốc

– Nhâm Thân 1992 – âm luật là Thương

– Giáp Thân 2004 – âm luật là Vũ

………v.v………

Minh An có biết, khi số của năm 1944 – 1956 – 1968 – 1980 – 1992 là số chia hết cho 12, sẽ gợi mở về hàm ý gì không? Hoặc số của năm Quý Tị là 2013 chia cho 12, thì được số dư là 9, số dư 9 này có gợi mở hàm ý gì

=========

P/s: Cụ Hà Uyên gởi lời tới Minh An cùng thân quyến lời thăm hỏi sức khỏe.

————-

Trong bài viết Đăng ký độc quyền, Tác giả có sử dụng cụm từ:

– Thổ hành nạp âm

– Mộc hành nạp âm

– Thủy hành nạp âm

– Kim hành nạp âm

– Hỏa hành nạp âm

Cụm từ này, ta nên hiểu như thế nào? Tại sao Tác giả không viết là Thổ nạp âm hoặc Thủy nạp âm … mà Tác giả có thêm một chữ hành

Phải chăng, Tác giả dụ ý chữ “hành” ở đây là “hành dụng”, là chỉ về quá trình vận động có sự tương tác lẫn nhau giữa năm nhân tố ngũ hành, mà không phải chỉ xét tới sự độc lập của một hành riêng biệt nào.

(Chép lại từ diễn đàn Tử Vi Lý Số)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button