Tử vi

Sưu tầm quan điểm phép lưu cung trong đoán hạn của tác giả vuivui

Di cung và lưu tứ hoá xưa như trái đất. Người nào không biết, ấy chỉ là do không có hoặc chưa có duyên với nó mà thôi. Tôi thì từ xưa tới nay, luận tử vi, lúc nào mà chả dùng đến chúng.

Nó không những đơn giản mà còn đầy khiếm khuyết, cần phải được nhiều phương pháp khác bổ trợ một cách trực tiếp. Nói một cách đơn giản nhất, sự phối hợp, chẳng hạn như: phối phép lưu cung với phép lưu thái tuế và các sao lưu.

Trước hết nói về Đại vận 10 năm.

Bạn đang xem: Sưu tầm quan điểm phép lưu cung trong đoán hạn của tác giả vuivui

Nếu không lý đến vận trình, rõ ràng cung an mệnh, đúng là cung an mệnh của lá số xác định toàn bộ cuộc đời. Nói cách khác, cung an mệnh là một cung cuộc đời. Phải chăng, cung mà đại vận 10 năm nó nhập sẽ là cái gì?. Câu trả lời sẽ rất tự nhiên, nó chính là Cung Vận đại diện cho cung an Mệnh khi Mệnh “trôi” tới đó – đó là Mệnh Vận. Vây thì, khi mệnh trôi, tức là mệnh vận dịch chuyển, thì chẳng có lý do gì ngăn cản các cung khác không dịch chuyển theo theo cái thế tương quan bắt buộc. Theo lẽ đó, khi có mệnh vận, đương nhiên tương ứng sẽ có 11 cung vận là phụ mẫu vận, phúc vận, điền vận,….

Nếu chỉ dừng tới đại vận 10 năm. Sẽ rất là đơn giản, và cũng chẳng có gì đáng phải bàn. Vấn đề sẽ phức tạp hơn ở chỗ, khi ta xét đến vận lưu niên, rồi ứng dụng nó để đoán vận. Bởi vì khi xét vận lưu niên, chúng ta có ba cung: lưu niên đại vận, lưu niên tiểu vận và cung lưu thái tuế an vị. Có câu hỏi tự nhiên bật ra: Vậy trong ba cung này, cung nào sẽ là Mệnh vận lưu niên đây?

Thực ra câu trả lời này rất dễ, và cũng rất tự nhiên. Đó chính là cung Đại vận lưu niên (= Lưu mệnh/mện vận lưu niên). Cái lý rất đơn giản, bởi vì nó được khởi từ đại vận 10 năm tính đi. Khi cung đại vận lưu niên xuất hiện, bây giờ ta gọi là mệnh vận lưu niên cũng được. Đương nhiên, các cung lưu niên cũng sẽ xuất hiện theo đó. Có người nói rằng, xem như vậy thì dường như mỗi hạn ta đều có một lá số mới chồng lên lá số cũ. Mà muốn xem tới vận lưu niên, tức là ta đã có ba lá số chồng lên nhau. Đó là các lá số: Lá số đầu tiên là lá số tổng quát, lá số thứ hai là lá số lưu đại vận 10 năm, lá số thứ ba là lá số đại vận lưu niên. Cùng với nó có tiểu vận lưu niên và cung có thái tuế nhập. Thêm bao nhiêu sao lưu nữa thì… chúng ta sẽ tá hỏa bởi chỉ mới đoán đến vận lưu niên thôi mà đã quá ư là phức tạp. Làm sao xử lý được tới ba lá số chồng đống lên nhau. Rồi các sao sẽ được an vị thế nào?. Tại sao khi lá số lưu xoay chuyển như thế mà các sao lại “đứng ỳ ra đó”, chỉ có một số sao là dịch chuyển, đó là các sao lưu mà thôi?.

Thực ra không phải như vậy. Đó là bởi vì, chúng ta đã có ý niệm sai ngay từ đầu rằng kết quả giải đoán đến vận lưu niên là đã có ba lá số chồng lên nhau. Cũng như bài toán lưu cung. Việc chứng minh hoàn toàn không đơn giản. Nhưng chúng ta có thể tạm đồng ý với nhau bởi vì những lý do sau:

– Lý, mệnh và vận phân ly. Theo ý kiến này, sự thiết lập ba lá số chồng lên nhau là tự nhiên, từ đó đương nhiên, người ta có thể xét chỉ một lá số lưu cuối cùng mà thôi. Nhưng sẽ khiên cưỡng, bởi vì từ đó phải tuyệt đối an sao lưu toàn bộ. Nhưng với những sao an theo năm thì còn có thể. Những sao an theo tháng, ngày giờ thì lấy cái gì để an đây?. Chả nhẽ lại suy từ ngũ hành của cung an mệnh vận?. Đây là điều bất khả do tính đa trị của nó, cũng như về lý rất khiên cưỡng.

– Lý, mệnh vận liên kết. Sẽ đưa tới sự lược bỏ rất lớn đối với các lá số lưu, khiến chúng ta, suy cho cùng kỳ lý – bởi sự không nắm được bản chất cấu trúc của tử vi – thì sẽ lược bỏ vô tội vạ, cuối cùng thì chẳng có một lá số lưu nào cả, hay chỉ là những cung lưu về mặt hình thức mà thôi.

Nhưng thực tế thì, cả hai lý trên đều đúng. Có điều, nghiêng hẳn bất cứ về cái lý nào, cũng đều cực đoan cả. Trong tử vi luận, khác với lý luận hay lô gíc thông thường của khoa học là khi suy luận giải các bài toán khoa học, người ta thường “làm quá” các giả thiết, hay các chứng cứ, cũng như điều kiện của bài toán để tìm ra lời giải của bài toán, thì tử vi luôn không được phép làm như vậy. Tại sao vậy. Giải thích nôm na rằng làm như vậy là vi phạm cái lý âm dương. Nhưng để hiểu được thì không đơn giản tý nào.

Quay trở lại hai lý trên, chúng ta đương nhiên phải chọn giải pháp “trung dung”. Nhưng trung dung tới mức độ nào, lại còn phụ thuộc vào trình độ của tử vi gia. Ở trình độ này, người giải sẽ phải vận dụng thêm nhiều phép phối hợp khác. Một trong các phép đó, chính là bên cạnh lưu cung còn có lưu sao ( 9 sao lưu). Nên nhớ, cung tiểu hạn lưu niên và lưu thái tuế là do tự thân nó có, chứ không phải là sự phối hợp thêm do yêu cầu của bài toán lưu cung.

Theo lý đó, tử vi gia phải thiết lập một sự phối hợp sao cho việc giải đoán các biến cố sao cho biến cố được giải đoán phải có những biến cố không được phép xảy ra nhiều lần trong đời. 

Kết luận: tiểu vận lưu niên không phải là mệnh vận lưu niên, mà chỉ có đại vận lưu niên mới là mệnh vận lưu niên mà thôi.

Vậy luận cách từ mệnh vận cho thông tin của mệnh trong vận đó, vậy thì luận cách cục từ LNTH và Thái tuế thì cho ra thông tin về cái gì?.

Đây là câu hỏi tự nhiên, nhưng là câu hỏi mang tính chất rất trừu tượng, do đó mà câu trả lời cũng không thể hy vọng có tính chất rạch ròi, như hai chia hai bằng một được. Ta nên hiểu như thế này.

Phàm những gì được giải đoán từ lá số tất thảy đều thuộc về những biến cố cuộc đời của đương số. Đoán về mệnh vận dài hạn, cũng như mệnh vận ngắn hạn. Có khi đều cho ra những biến cố cụ thể, mà những biến cố đó chỉ xảy ra trong thời gian một năm, thậm chí còn thời gian ít hơn một năm, nghĩa là chỉ vài tháng thôi. Nhưng cho dù chỉ là vài tháng, chúng ta cũng chỉ thấy nó thể hiện trong đại vận 10 năm, vậy mà trong vận một năm hay nhiều năm trong đại vận đó lại chẳng thấy nó xảy ra. Nhưng rồi trong một năm nào đó, và trong năm đó, chỉ có vài tháng là xảy ra. Chúng ta nói rộng ra cho dễ hiểu, chẳng hạn có số nào đó bị tù đày, nhìn trên số tổng quát thấy rõ là số bị tù. Nhưng trong thực tế thì người có số chỉ bị tù vài năm thôi, chứ không bị tù cả đời. Và vài năm đó chỉ xảy ra trong đại vận nhất định nào đó mà thôi. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Cho nên mới có câu hỏi: Số bị tù, nhưng khi nào mới bị tù?.

Đấy là nói về vận. Còn với LNTH và Lưu thái tuế thì hiểu thế nào?.

Trên tinh thần hiểu như trên khi nói tính tương đối của Vận, thì cái gọi là thông tin từ LNTH và LTT cũng là thông tin về Mệnh tại vận đó. Một sự tổng hợp thông tin có được từ cả ba cung đó, sẽ cho ta một bức tranh toàn diện hơn về các biến cố đối với mệnh trong bối cảnh toàn diện của các quan hệ mọi mặt của đời sống, hơn là khi mà ta chỉ khu trú, giới hạn trong việc xét thông tin mỗi một cung vận của mệnh. Vì thế, khi thấy một cách cục trong một cung, không nên võ đoán vội ra tiêu chí ngay, mà phải xem xét trên tổng thể, nếu thấy chúng xuất hiện với tần xuất nhiều lần thì tiêu chí, hay biến cố sẽ càng chắc chắn xảy ra. Thay vì chỉ có một lần xuất hiện ở một cung, mệnh vận lưu niên chẳng hạn, thì không nên vội kết luận. Điều này càng có ý nghĩa trong hóa giải. Chẳng hạn như mệnh vận lưu niên thấy tai nạn giao thông xảy ra, nhưng tiểu hạn lưu niên lại thấy được hóa giải và lưu thái tuế lại thấy chẳng hạn như vợ con yên bình thì có thể đoán quyết là tai nạn sẽ không xảy ra, mà chỉ hú hồn thôi, hoặc giả tai nạn có xảy ra nhưng nhẹ và được cứu thoát kỳ lạ,… Cho nên gặp những trường hợp đó rất khó nói ra, bởi khi nói ra rất dễ làm trò cười cho thiên hạ nghe giải đoán, hoặc lại bị cho là hù dọa lấy tiền, lấy danh,… mà không nói ra thì…đáng tiếc những trường hợp như thế lại gặp rất nhiều trong giải số.

——————————————

Tuổi Canh thì tứ hóa sẽ là: Nhật – Vũ – Âm – Đồng, mà không phải là Nhật, Vũ, Đồng, Âm. Tuổi Nhâm là Lương – Vi – Thiên phủ – Vũ khúc. chứ không phải là Lương, Vi, Tả phù, Vũ khúc.

Tứ hóa, đơn giản chỉ là Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ Khí mà thôi. Không cần thiết phải vễ vời nào là cho rằng Lộc là hóa khí của mùa xuân, quyền là hóa khí của mùa hạ, khoa là hóa khí của mùa thu, kỵ là hóa khí của mùa đông. Để rồi từ đó tìm những tính chất của bốn mùa mà ghép cho tứ hóa. Từ đó dẫn tới nhiều tính lý của tứ hóa “lạ lẫm” mà người ta cứ thản nhiên chấp nhận.

phép thái tuế nhập quái cũng thế. Có rất nhiều khuyết tật. Thực chất, muốn dùng chuẩn phép này, phải thông tỏ phép chồng số và quay số. Nếu nhìn theo quan điểm toán học, thì phép thái tuế nhập quái chỉ là phép gần đúng thô nhất có thể có của phép chồng chập lá số mà thôi. Ví như 2,6 mà làm tròn số thành 3 vậy.

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sưu tầm quan điểm phép lưu cung trong đoán hạn của tác giả vuivui

Di cung và lưu tứ hoá xưa như trái đất. Người nào không biết, ấy chỉ là do không có hoặc chưa có duyên với nó mà thôi. Tôi thì từ xưa tới nay, luận tử vi, lúc nào mà chả dùng đến chúng.

Nó không những đơn giản mà còn đầy khiếm khuyết, cần phải được nhiều phương pháp khác bổ trợ một cách trực tiếp. Nói một cách đơn giản nhất, sự phối hợp, chẳng hạn như: phối phép lưu cung với phép lưu thái tuế và các sao lưu.

Trước hết nói về Đại vận 10 năm.

Nếu không lý đến vận trình, rõ ràng cung an mệnh, đúng là cung an mệnh của lá số xác định toàn bộ cuộc đời. Nói cách khác, cung an mệnh là một cung cuộc đời. Phải chăng, cung mà đại vận 10 năm nó nhập sẽ là cái gì?. Câu trả lời sẽ rất tự nhiên, nó chính là Cung Vận đại diện cho cung an Mệnh khi Mệnh “trôi” tới đó – đó là Mệnh Vận. Vây thì, khi mệnh trôi, tức là mệnh vận dịch chuyển, thì chẳng có lý do gì ngăn cản các cung khác không dịch chuyển theo theo cái thế tương quan bắt buộc. Theo lẽ đó, khi có mệnh vận, đương nhiên tương ứng sẽ có 11 cung vận là phụ mẫu vận, phúc vận, điền vận,….

Nếu chỉ dừng tới đại vận 10 năm. Sẽ rất là đơn giản, và cũng chẳng có gì đáng phải bàn. Vấn đề sẽ phức tạp hơn ở chỗ, khi ta xét đến vận lưu niên, rồi ứng dụng nó để đoán vận. Bởi vì khi xét vận lưu niên, chúng ta có ba cung: lưu niên đại vận, lưu niên tiểu vận và cung lưu thái tuế an vị. Có câu hỏi tự nhiên bật ra: Vậy trong ba cung này, cung nào sẽ là Mệnh vận lưu niên đây?

Thực ra câu trả lời này rất dễ, và cũng rất tự nhiên. Đó chính là cung Đại vận lưu niên (= Lưu mệnh/mện vận lưu niên). Cái lý rất đơn giản, bởi vì nó được khởi từ đại vận 10 năm tính đi. Khi cung đại vận lưu niên xuất hiện, bây giờ ta gọi là mệnh vận lưu niên cũng được. Đương nhiên, các cung lưu niên cũng sẽ xuất hiện theo đó. Có người nói rằng, xem như vậy thì dường như mỗi hạn ta đều có một lá số mới chồng lên lá số cũ. Mà muốn xem tới vận lưu niên, tức là ta đã có ba lá số chồng lên nhau. Đó là các lá số: Lá số đầu tiên là lá số tổng quát, lá số thứ hai là lá số lưu đại vận 10 năm, lá số thứ ba là lá số đại vận lưu niên. Cùng với nó có tiểu vận lưu niên và cung có thái tuế nhập. Thêm bao nhiêu sao lưu nữa thì… chúng ta sẽ tá hỏa bởi chỉ mới đoán đến vận lưu niên thôi mà đã quá ư là phức tạp. Làm sao xử lý được tới ba lá số chồng đống lên nhau. Rồi các sao sẽ được an vị thế nào?. Tại sao khi lá số lưu xoay chuyển như thế mà các sao lại “đứng ỳ ra đó”, chỉ có một số sao là dịch chuyển, đó là các sao lưu mà thôi?.

Thực ra không phải như vậy. Đó là bởi vì, chúng ta đã có ý niệm sai ngay từ đầu rằng kết quả giải đoán đến vận lưu niên là đã có ba lá số chồng lên nhau. Cũng như bài toán lưu cung. Việc chứng minh hoàn toàn không đơn giản. Nhưng chúng ta có thể tạm đồng ý với nhau bởi vì những lý do sau:

– Lý, mệnh và vận phân ly. Theo ý kiến này, sự thiết lập ba lá số chồng lên nhau là tự nhiên, từ đó đương nhiên, người ta có thể xét chỉ một lá số lưu cuối cùng mà thôi. Nhưng sẽ khiên cưỡng, bởi vì từ đó phải tuyệt đối an sao lưu toàn bộ. Nhưng với những sao an theo năm thì còn có thể. Những sao an theo tháng, ngày giờ thì lấy cái gì để an đây?. Chả nhẽ lại suy từ ngũ hành của cung an mệnh vận?. Đây là điều bất khả do tính đa trị của nó, cũng như về lý rất khiên cưỡng.

– Lý, mệnh vận liên kết. Sẽ đưa tới sự lược bỏ rất lớn đối với các lá số lưu, khiến chúng ta, suy cho cùng kỳ lý – bởi sự không nắm được bản chất cấu trúc của tử vi – thì sẽ lược bỏ vô tội vạ, cuối cùng thì chẳng có một lá số lưu nào cả, hay chỉ là những cung lưu về mặt hình thức mà thôi.

Nhưng thực tế thì, cả hai lý trên đều đúng. Có điều, nghiêng hẳn bất cứ về cái lý nào, cũng đều cực đoan cả. Trong tử vi luận, khác với lý luận hay lô gíc thông thường của khoa học là khi suy luận giải các bài toán khoa học, người ta thường “làm quá” các giả thiết, hay các chứng cứ, cũng như điều kiện của bài toán để tìm ra lời giải của bài toán, thì tử vi luôn không được phép làm như vậy. Tại sao vậy. Giải thích nôm na rằng làm như vậy là vi phạm cái lý âm dương. Nhưng để hiểu được thì không đơn giản tý nào.

Quay trở lại hai lý trên, chúng ta đương nhiên phải chọn giải pháp “trung dung”. Nhưng trung dung tới mức độ nào, lại còn phụ thuộc vào trình độ của tử vi gia. Ở trình độ này, người giải sẽ phải vận dụng thêm nhiều phép phối hợp khác. Một trong các phép đó, chính là bên cạnh lưu cung còn có lưu sao ( 9 sao lưu). Nên nhớ, cung tiểu hạn lưu niên và lưu thái tuế là do tự thân nó có, chứ không phải là sự phối hợp thêm do yêu cầu của bài toán lưu cung.

Theo lý đó, tử vi gia phải thiết lập một sự phối hợp sao cho việc giải đoán các biến cố sao cho biến cố được giải đoán phải có những biến cố không được phép xảy ra nhiều lần trong đời. 

Kết luận: tiểu vận lưu niên không phải là mệnh vận lưu niên, mà chỉ có đại vận lưu niên mới là mệnh vận lưu niên mà thôi.

Vậy luận cách từ mệnh vận cho thông tin của mệnh trong vận đó, vậy thì luận cách cục từ LNTH và Thái tuế thì cho ra thông tin về cái gì?.

Đây là câu hỏi tự nhiên, nhưng là câu hỏi mang tính chất rất trừu tượng, do đó mà câu trả lời cũng không thể hy vọng có tính chất rạch ròi, như hai chia hai bằng một được. Ta nên hiểu như thế này.

Phàm những gì được giải đoán từ lá số tất thảy đều thuộc về những biến cố cuộc đời của đương số. Đoán về mệnh vận dài hạn, cũng như mệnh vận ngắn hạn. Có khi đều cho ra những biến cố cụ thể, mà những biến cố đó chỉ xảy ra trong thời gian một năm, thậm chí còn thời gian ít hơn một năm, nghĩa là chỉ vài tháng thôi. Nhưng cho dù chỉ là vài tháng, chúng ta cũng chỉ thấy nó thể hiện trong đại vận 10 năm, vậy mà trong vận một năm hay nhiều năm trong đại vận đó lại chẳng thấy nó xảy ra. Nhưng rồi trong một năm nào đó, và trong năm đó, chỉ có vài tháng là xảy ra. Chúng ta nói rộng ra cho dễ hiểu, chẳng hạn có số nào đó bị tù đày, nhìn trên số tổng quát thấy rõ là số bị tù. Nhưng trong thực tế thì người có số chỉ bị tù vài năm thôi, chứ không bị tù cả đời. Và vài năm đó chỉ xảy ra trong đại vận nhất định nào đó mà thôi. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Cho nên mới có câu hỏi: Số bị tù, nhưng khi nào mới bị tù?.

Đấy là nói về vận. Còn với LNTH và Lưu thái tuế thì hiểu thế nào?.

Trên tinh thần hiểu như trên khi nói tính tương đối của Vận, thì cái gọi là thông tin từ LNTH và LTT cũng là thông tin về Mệnh tại vận đó. Một sự tổng hợp thông tin có được từ cả ba cung đó, sẽ cho ta một bức tranh toàn diện hơn về các biến cố đối với mệnh trong bối cảnh toàn diện của các quan hệ mọi mặt của đời sống, hơn là khi mà ta chỉ khu trú, giới hạn trong việc xét thông tin mỗi một cung vận của mệnh. Vì thế, khi thấy một cách cục trong một cung, không nên võ đoán vội ra tiêu chí ngay, mà phải xem xét trên tổng thể, nếu thấy chúng xuất hiện với tần xuất nhiều lần thì tiêu chí, hay biến cố sẽ càng chắc chắn xảy ra. Thay vì chỉ có một lần xuất hiện ở một cung, mệnh vận lưu niên chẳng hạn, thì không nên vội kết luận. Điều này càng có ý nghĩa trong hóa giải. Chẳng hạn như mệnh vận lưu niên thấy tai nạn giao thông xảy ra, nhưng tiểu hạn lưu niên lại thấy được hóa giải và lưu thái tuế lại thấy chẳng hạn như vợ con yên bình thì có thể đoán quyết là tai nạn sẽ không xảy ra, mà chỉ hú hồn thôi, hoặc giả tai nạn có xảy ra nhưng nhẹ và được cứu thoát kỳ lạ,… Cho nên gặp những trường hợp đó rất khó nói ra, bởi khi nói ra rất dễ làm trò cười cho thiên hạ nghe giải đoán, hoặc lại bị cho là hù dọa lấy tiền, lấy danh,… mà không nói ra thì…đáng tiếc những trường hợp như thế lại gặp rất nhiều trong giải số.

——————————————

Tuổi Canh thì tứ hóa sẽ là: Nhật – Vũ – Âm – Đồng, mà không phải là Nhật, Vũ, Đồng, Âm. Tuổi Nhâm là Lương – Vi – Thiên phủ – Vũ khúc. chứ không phải là Lương, Vi, Tả phù, Vũ khúc.

Tứ hóa, đơn giản chỉ là Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ Khí mà thôi. Không cần thiết phải vễ vời nào là cho rằng Lộc là hóa khí của mùa xuân, quyền là hóa khí của mùa hạ, khoa là hóa khí của mùa thu, kỵ là hóa khí của mùa đông. Để rồi từ đó tìm những tính chất của bốn mùa mà ghép cho tứ hóa. Từ đó dẫn tới nhiều tính lý của tứ hóa “lạ lẫm” mà người ta cứ thản nhiên chấp nhận.

phép thái tuế nhập quái cũng thế. Có rất nhiều khuyết tật. Thực chất, muốn dùng chuẩn phép này, phải thông tỏ phép chồng số và quay số. Nếu nhìn theo quan điểm toán học, thì phép thái tuế nhập quái chỉ là phép gần đúng thô nhất có thể có của phép chồng chập lá số mà thôi. Ví như 2,6 mà làm tròn số thành 3 vậy.

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button